WTO đấu tranh chống chủ nghĩa bảo hộ như thế nào
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đấu tranh chống chủ nghĩa bảo hộ bằng nhiều cách. Các nước thành viên đã đồng ý tuân theo các quy tắc thương mại của WTO nhằm đấu tranh chống lại chủ nghĩa bảo hộ. Đôi khi họ đã cố gắng đàm phán thêm nhiều hiệp định và các quy tắc để tiến tới xóa bỏ những rào cản bảo hộ gây trở ngại cho hoạt động thương mại quốc tế. Họ sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO để cưỡng chế thực hiện các hiệp định và các quy tắc này. Và họ phải chắc chắn rằng các thành viên mới sẽ phải bắt đầu với việc cam kết từ bỏ bảo hộ.
Tổ chức Thương mại Thế giới không chỉ có một nhiệm vụ đơn giản là điều tiết thương mại toàn cầu. Nó còn có nhiệm vụ thúc đẩy tự do hóa thương mại và đấu tranh chống lại chủ nghĩa bảo hộ thông qua:
- các nguyên tắc và các điều luật
- các vòng đàm phán thương mại
- cơ chế giải quyết tranh chấp
- tiến trình gia nhập
Cả 4 yếu tố này đồng thời khiến cho WTO trở thành thể chế thành công nhất trong số các thể chế đa phương sau chiến tranh và là đấu sĩ sung sức nhất trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa bảo hộ.
5 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2747 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu WTO đấu tranh chống chủ nghĩa bảo hộ như thế nào, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
WTO đấu tranh chống chủ nghĩa bảo hộ như thế nào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đấu tranh chống chủ nghĩa bảo hộ bằng nhiều cách. Các nước thành viên đã đồng ý tuân theo các quy tắc thương mại của WTO nhằm đấu tranh chống lại chủ nghĩa bảo hộ. Đôi khi họ đã cố gắng đàm phán thêm nhiều hiệp định và các quy tắc để tiến tới xóa bỏ những rào cản bảo hộ gây trở ngại cho hoạt động thương mại quốc tế. Họ sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO để cưỡng chế thực hiện các hiệp định và các quy tắc này. Và họ phải chắc chắn rằng các thành viên mới sẽ phải bắt đầu với việc cam kết từ bỏ bảo hộ.Tổ chức Thương mại Thế giới không chỉ có một nhiệm vụ đơn giản là điều tiết thương mại toàn cầu. Nó còn có nhiệm vụ thúc đẩy tự do hóa thương mại và đấu tranh chống lại chủ nghĩa bảo hộ thông qua:- các nguyên tắc và các điều luật- các vòng đàm phán thương mại- cơ chế giải quyết tranh chấp- tiến trình gia nhậpCả 4 yếu tố này đồng thời khiến cho WTO trở thành thể chế thành công nhất trong số các thể chế đa phương sau chiến tranh và là đấu sĩ sung sức nhất trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa bảo hộ.Các quy tắc thương mạiHiện nay, WTO quản lý hoạt động thương mại thông qua 400 trang giấy chứa các hiệp định thương mại chi tiết, bao gồm Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu dịch (GATT), Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (GATS), cùng với 22.000 trang lịch trình cam kết của 150 quốc gia thành viên.Khi GATT được đàm phán vào cuối những năm 1940, nó đã đề ra các quy định và nguyên tắc để điều tiết hoạt động thương mại quốc tế. Trong đó, có hai nguyên tắc cơ bản về khong phân biệt đối xử có vị trí trung tâm: nguyên tắc đối xử quốc gia và nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc (MFN).Nguyên tắc đối xử quốc gia yêu cầu các thành viên WTO phải đối xử với hàng hóa và dịch vụ của các thành viên WTO khác giống như với các hàng hóa và dịch vụ tương tự được sản xuất trong nước.Nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc yêu cầu các thành viên WTO phải dành những ưu đãi (ví dụ như mức thuế nhập khẩu thấp) với tất cả các thành viên giống như ưu đãi quốc gia này đã dành cho một thành viên khác của WTO.Cam kết thực hiện hai nguyên tắc chủ đạo này sẽ giúp cho các thị trường quốc tế luôn ở trạng thái mở. Nguyên tắc đối xử quốc gia có nghĩa là một quốc gia không thể cấm vận nhập khẩu hàng hóa nếu nó cho phép sản xuất và bán trên thị trường chính loại hàng hóa đó nhưng được sản xuất trong nước. Và nguyên tắc đối xử tối huệ quốc có nghĩa là khi một thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới đồng ý cắt giảm thuế nhập khẩu từ một thành viên WTO khác thì nó cũng cần phải làm như vậy đối với tất cả các thành viên còn lại.Các vòng đàm phán thương mạiCác nước sáng lập GATT không chỉ thỏa thuận với nhau về một số nguyên tắc tiến hành thương mại toàn cầu, mà còn về một số nguyên tắc nhằm từng bước tự do hóa thương mại thông qua hàng loạt các “vòng” đàm phán thương mại đa biên. Vòng đàm phán hiện nay là Nghị trình Phát triển Đôha và là vòng đàm phán thứ 9 của WTO.Từ khi GATT được thành lập năm 1947, quy chế thành viên đã mở rộng từ 23 quốc gia tham gia cắt giảm thuế đối với các hàng hóa công nghiệp cho 150 quốc gia hiện nay, với các nguyên tắc đàm phán bao trùm cả lĩnh vực nông nghiệp, hàng hóa công nghiệp, các hàng rào phi thuế quan, dịch vụ, trợ cấp và quyền sở hữu trí tuệ.Khi các quốc gia đồng ý cắt giảm thuế quan, họ cũng cam kết sẽ không tăng mức thuế quan lên cao hơn mức đã đồng ý cắt giảm, hoặc giảm mức thuế đền bù đối với một quốc gia xuất khẩu đang bị ảnh hưởng hay đang bị trả đũa bởi quốc gia này. Cho tới nay, các nước phát triển đã giảm 99% thuế nhập khẩu của họ, và các nước đang phát triển là 73%. Kết quả này là một vũ khí chống lại các hình thức bảo hộ nhờ tăng thuế quan.Các cam kết gia nhập những nguyên tắc bao trùm hoạt động thương mại toàn cầu được phần lớn các quốc gia trên thế giới thông qua đã tạo điều kiện thúc đẩy tính minh bạch, rõ ràng và có thể dự báo của thương mại quốc tế, đồng thời khiến cho xuất khẩu thế giới tăng từ 58 tỷ đô-la năm 1948 lên 8,9 nghìn tỷ đô-la năm 2004. Khối lượng thương mại toàn cầu hiện nay lớn gấp 23 lần so với năm 1948. Và việc mở cửa các thị trường trên thế giới đã làm tăng mức sống của người dân trên khắp các quốc gia.Giải quyết tranh chấpMặc dù đã có các nguyên tắc thương mại rõ ràng, các áp lực bảo hộ có thể vẫn tăng lên và dẫn đến những tranh chấp, thậm chí dẫn đến các hành vi vi phạm những nguyên tắc đã được thỏa thuận. Vì vậy, cần phải có một cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại công bằng, kịp thời, và hiệu quả.Đối với nhiều người giai đoạn sau chiến tranh, giải quyết tranh chấp chỉ đóng vai trò mờ nhạt trong hệ thống GATT. Hệ thống hòa giải tranh chấp của GATT cho phép các bên tranh chấp không thông qua vô thời hạn quyết định cuối cùng của GATT. Kết quả là các vụ tranh chấp không được giải quyết trong nhiều năm, tạo điều kiện cho chủ nghĩa bảo hộ lớn mạnh tại các quốc gia được lợi từ sự yếu kém của hệ thống giải quyết bất đồng thương mại.Trong một trường hợp vô cùng đặc biệt, Hoa Kỳ đã kiến nghị lên GATT trong suốt hơn một thập kỷ về những hình thức trợ cấp mà Cộng đồng châu Âu (EC) áp dụng cho các nhà sản xuất hạt dầu nhằm khuyến khích họ sử dụng hạt giống trong nước, vì các hình thức trợ cấp này đã làm vô hiệu hóa mức thuế nhập khẩu 0% mà EC áp dụng với các hạt dầu nhập khẩu được áp dụng từ Vòng đàm phán Dillon năm 1961. EC đã liên tục gây trở ngại cho việc thành lập một Ban hội thẩm. Cuối cùng, Quốc hội Mỹ đã thông qua một điều luật trong Bộ luật Cạnh tranh và Thương mại toàn diện năm 1988, trong đó, theo điều khoản 301 của Bộ Luật, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ có quyền đơn phương nâng mức thuế nhập khẩu đối với một lượng hàng xuất khẩu tương ứng của EC nếu tranh chấp nói trên không được giải quyết trong năm 1989. Một cuộc chiến thương mại đã được hóa giải khi EC đồng ý thành lập Ban hội thẩm mà Mỹ đã đề nghị thành lập để giải quyết vụ việc.Vào tháng 1 năm 1995, khi WTO chính thức có hiệu lực, các nước thành viên đã tăng cường sức mạnh cho cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO bằng việc bãi bỏ quyền phong tỏa thành lập Ban hội thẩm của các thành viên. Theo quy định mới, nếu tranh chấp không được giải quyết sau khi tham vấn song phương thì một Ban hội thẩm của WTO sẽ được thành lập để xem xét vụ việc và sẽ đưa ra phán xét cuối cùng trong khoảng thời gian từ 12 đến 15 tháng kể từ khi chính thức thụ lý vụ việc (kể cả thời gian kháng cáo có thể xảy ra). Một nước thành viên bị coi là đang vi phạm các nguyên tắc của WTO sẽ có nghĩa vụ phải thi hành phán quyết cuối cùng này trong khoảng thời gian thông thường là 18 tháng sau phán quyết.Hệ thống tiến bộ này đã khích lệ các nước thành viên WTO - cả những nước phát triển lẫn các nước đang phát triển - sử dụng hệ thống giải quyết tranh chấp để giải quyết các bất đồng. Từ năm 1995, hơn 55 quốc gia đã đâm đơn và hơn 120 Ban hội thẩm giải quyết tranh chấp đã được thành lập. Bởi vì tiến trình này được bắt đầu bằng các tham vấn song phương nên hàng trăm vụ tranh chấp đã được giải quyết trước khi Ban hội thẩm được thành lập. Đồng thời, hệ thống giải quyết tranh chấp hiệu quả hơn này của WTO cũng đã giúp cho các nước thành viên làm chủ các tranh chấp trong nước về các hành vi thương mại bất bình đẳng mà các thành viên WTO khác gây ra và sử dụng Ban hội thẩm của WTO để thay đổi các hành vi chưa phù hợp của họ sao cho phù hợp với các nghĩa vụ thành viên WTO.Gia nhập WTOMột cách khác mà WTO sử dụng để hạn chế bảo hộ là thông qua các cam kết gia nhập. Khi một quốc gia không phải là thành viên đệ đơn gia nhập WTO, quốc gia này phải được WTO xem xét và đánh giá về hệ thống thương mại, phải trải qua các vòng đàm phán song phương với các thành viên WTO và về các lĩnh vực mà họ quan tâm. Tiến trình này có thể mất nhiều năm. Ví dụ Trung Quốc đã mất 15 năm đàm phán song phương về các vấn đề gia nhập trước khi trở thành thành viên WTO vào năm 2001. Việt Nam, thành viên mới của WTO, cũng vừa mới hoàn tất 11 năm đàm phán song phương.Sau các cuộc đàm phán song phương, một thỏa thuận sẽ được phác thảo về những gì mà nước xin gia nhập cam kết sẽ thực hiện khi trở thành thành viên của WTO. Trong trường hợp Trung Quốc, nước này đã đồng ý xóa bỏ tất cả các hạn chế định lượng đối với sản phẩm công nghiệp; xóa bỏ một số rào cản đối với các nhà đầu tư nước ngoài (ví dụ như yêu cầu về tỷ lệ sản phẩm dành cho xuất khẩu); tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; mở cửa một số ngành dịch vụ, bao gồm cả bưu chính viễn thông và các dịch vụ tài chính, cho các nhà cung cấp nước ngoài. Việt Nam cũng đã đồng ý cắt giảm thuế quan, hạn ngạch, và trợ cấp nông nghiệp, đồng thời mở cửa một số ngành dịch vụ cho các nhà cung cấp nước ngoài.Cuối cùng, một thành viên WTO đầy đủ phải thông qua một loạt cam kết mở cửa thị trường, bao gồm hàng trăm trang giấy, và đây chính là thỏa thuận gia nhập của quốc gia này. Khi một quốc gia thành viên mới không thực hiện được những cam kết của mình, điều đó có thể tạo cơ sở để một thành viên khác chống lại họ. Trong năm 2006, Mỹ cùng với 6 thành viên khác đã lên án việc Trung Quốc áp đặt thuế đối với linh kiện ô tô nhập khẩu là đã vi phạm cam kết gia nhập của nước này.Vòng đàm phán ĐôhaThông qua các vòng đàm phán, các quy tắc, cơ chế giải quyết tranh chấp và quá trình gia nhập, WTO đã đấu tranh chống chủ nghĩa bảo hộ. Tuy nhiên, hệ thống này là chưa hoàn hảo. Vẫn chưa đạt được thỏa thuận cho các lĩnh vực quan trọng nhất. Ví dụ, chưa có thỏa thuận quốc tế về trợ cấp xuất khẩu hay hạn ngạch thuế quan - trong đó các mức thuế cấm đoán đối với hàng nhập khẩu vượt quá một hạn ngạch - trong thương mại nông nghiệp.Tất cả các vòng đàm phán thương mại đa biên mới đây đều nhằm mục đích mở rộng các cam kết của các quốc gia thành viên về mở cửa thị trường và cải tiến sự vận hành của hệ thống thương mại. Các chuyên gia tính toán rằng vòng đàm phán trước đó - Vòng Urugoay - đã tạo ra hàng trăm tỷ đô-la từ các cơ hội kinh tế mới.Một Vòng Đôha thành công (được bắt đầu từ năm 2001) lẽ ra đã có thể làm được điều đó, vì mục đích cuối cùng của nó là giảm hoặc xóa bỏ trợ cấp nông nghiệp, cắt giảm thuế đối với hàng hóa nhập khẩu, mở cửa thị trường dịch vụ, và tăng cường tính minh bạch trong hệ thống WTO (bao gồm cả hệ thống giải quyết tranh chấp). Các chuyên gia dự báo rằng một thỏa thuận như vậy có thể cứu hàng triệu người ra khỏi cảnh đói nghèo, đóng góp hàng trăm tỷ đô-la mỗi năm cho tăng trưởng toàn cầu và xóa bỏ nhiều hành vi bất bình đẳng trong hệ thống thương mại của chúng ta. Chỉ ngần ấy thôi cũng đáng để chúng ta nỗ lực thực hiện mục tiêu này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- WTO đấu tranh chống chủ nghĩa bảo hộ như thế nào.doc