Nguyên tắc định giá thuê công ty
- Giá trị doanh nghiệp được xác định căn cứ vào:
+ Hình thức thuê.
+ Giá thuê tối thiểu do người quyết định cho thuê qui định.
+ Giá trị thực tế của doanh nghiệp.
+ Thoả thuận trực tiếp về giá thuê giữa người cho thuê và người thuê (trường hợp cho thuê trực tiếp) hoặc giá thắng thầu (trường hợp đấu thầu), nhưng không thấp hơn mức giá thuê tối thiểu của người quyết định cho thuê qui định.
- Giá thuê tối thiểu được xác định trên nguyên tắc:
+Bảo đảm bù đắp chi phí hao mòn về tài sản cho thuê;
+ Bù đắp các chi phí hợp lý của bên cho thuê trong quá trình tổ chức, quản lý và giám sát tài sản cho thuê;
39 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3224 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xác định giá trị doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vô hình.
- Đặc biệt có cơ sở là giá trị thực của tài sản được thiết lập thông qua quá trình kiểm kê, đánh giá lại.
iNhược điểm:
Tuy có những ưu điểm trên nhưng phương pháp này cũng có những hạn chế nhất định :
- Phương pháp này tốn nhiều thời gian do có một số tiềm ẩn trong việc thực hiện vì thiếu hướng dẫn chi tiết cho việc đánh giá các tài sản hoặc tài khoản nhất định và yêu cầu giá thị trường của các tài sản .
- Hơn nữa việc xác định giá trị doanh nghiệp mới chỉ xem xét ở trạng thái tĩnh tức là giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp được xác định chủ yếu dựa trên các số liệu quá khứ và hiện tại, do đó hiển nhiên cũng không thể phản ánh được khả năng sinh lợi trong tương lai của doanh nghiệp. Vì vậy chưa tạo được sự hấp dẫn đối với những nhà đầu tư.
- Trên khía cạnh khác , phương pháp này cũng có thể không phản ánh được các nguy cơ tiềm tàng đối với doanh nghiệp trong tương lai và như thế nó có thể thổi phồng giá trị doanh nghiệp.
- Áp dụng phương pháp này sẽ dẫn đến mất vốn lớn ở các doanh nghiệp mới thành lập và ở các doanh nghiệp tạm thời hiện nay đang hoạt động thua lỗ nhưng đang có tiềm năng trong tương lai, chẳng hạn các doanh nghiệp có thị phần cao. Những doanh nghiệp này có tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn khá thấp ở thời điểm hiện tại , vì thế giá trị lợi thế của nó được đánh giá thấp.
- Phù hợp với người bán hơn là lợi ích người mua doanh nghiệp.
1.7.2 Phương pháp dòng tiền chiết khấu.
1.7.2.1 Khái niệm.
Phương pháp dũng tiền chiết khấu (DCF) là phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp trên cơ sở khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tương lai.
1.7.2.2 Đối tượng áp dụng.
Đối tượng áp dụng là các doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, ngân hàng, thương mại, tư vấn, thiết kế xây dựng, tin học và chuyển giao công nghệ, có tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn nhà nước bỡnh quõn 5 năm liền kề trước khi cổ phần hoá cao hơn lói suất của trỏi phiếu Chớnh phủ có kỳ hạn 5 năm tại thời điểm gần nhất với thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
Việc xử lý cỏc khoản dự phũng theo quy định tại Nghị định số 109/2007/NĐ-CP thực hiện tại thời điểm doanh nghiệp chính thức chuyển thành công ty cổ phần.
1.7.2.3 Căn cứ sử dụng phương pháp.
Báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong 5 năm liền kề trước khi xác định giá trị doanh nghiệp.
Phương án hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hoá từ 3 năm đến 5 năm sau khi chuyển thành công ty cổ phần.
Lói suất của trỏi phiếu Chớnh phủ cú kỳ hạn 05 năm tại thời điểm gần nhất với thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp và hệ số chiết khấu dũng tiền của doanh nghiệp.
Giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất được giao.
1.7.2.4 Cách xác định giá trị doanh nghiệp.
Giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp được xác định như sau:
Giá trị thực tế phần vốn nhà nước
=
+
+
Chờnh lệch về giỏ trị quyền sử dụng đất đó nhận giao, nhận thuờ
Trong đó:
- Chênh lệch về giá trị quyền sử dụng đất được xác định theo quy định tại theo quy định tại điểm 5 phần A Mục III Thông tư 146/2007/TT-BTC.
là Giá trị hiện tại của cổ tức năm thứ i
là Giá trị hiện tại của phần vốn Nhà nước năm thứ n
i: thứ tự các năm kế tiếp kể từ năm xác định giá trị doanh nghiệp (i: 1=> n).
Di: Khoản lợi nhuận sau thuế dùng để chia cổ tức năm thứ i.
n: Là số năm tương lai được lựa chọn (3 - 5 năm).
Pn: Giá trị phần vốn nhà nước năm thứ n và được xác định theo công thức:
Pn
=
D n+1
________
K – g
D n+1: Khoản lợi nhuận sau thuế dùng để chia cổ tức dự kiến của năm thứ n+1
K: Tỷ lệ chiết khấu hay tỷ lệ hoàn vốn cần thiết của các nhà đầu tư khi mua cổ phần và được xác định theo công thức:
K = Rf + Rp
Rf: Tỷ suất lợi nhuận thu được từ các khoản đầu tư không rủi ro được tính bằng lói suất của trỏi phiếu Chớnh phủ cú kỳ hạn 5 năm ở thời điểm gần nhất với thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
Rp: Tỷ lệ phụ phí rủi ro khi đầu tư mua cổ phần của các công ty ở Việt Nam được xác định theo bảng chỉ số phụ phí rủi ro chứng khoán quốc tế tại niên giám định giá hoặc do các công ty định giá xác định cho từng doanh nghiệp nhưng không vượt quá tỷ suất lợi nhuận thu được từ các khoản đầu tư không rủi ro (Rf).
g: tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của cổ tức và được xác định như sau:
g = b x R
Trong đó:
b là tỷ lệ lợi nhuận sau thuế để lại bổ sung vốn.
R là tỷ suất lợi nhuận sau thuế trờn vốn chủ sở hữu bỡnh quõn của cỏc năm tương lai.
1. Giá trị thực tế của doanh nghiệp tại thời điểm định giá theo phương pháp DCF được xác định như sau:
Giỏ trị
thực tế
doanh nghiệp
=
Giá trị thực tế phần vốn nhà nước
+
Nợ
thực tế phải trả
+
Số dư quỹ khen thưởng, phúc lợi
+
Nguồn kinh phớ sự nghiệp
Trong đó:
Nợ thực tế phải trả = Tổng nợ phải trả trên sổ kế toán trừ (-) Giá trị các khoản nợ không phải thanh toán cộng (+) Giá trị quyền sử dụng đất của diện tích đất được giao.
2. Chênh lệch tăng của vốn nhà nước giữa giá trị thực tế và giá trị ghi trên sổ kế toán được hạch toán như một khoản lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp, được ghi nhận là tài sản và được phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh không quá 10 năm kể từ thời điểm chính thức chuyển đổi sang công ty cổ phần.
3. Đối với Tổng công ty, các ngân hàng thương mại đủ điều kiện thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp dũng tiền chiết khấu thỡ lợi nhuận và vốn nhà nước được xác định theo quy định của pháp luật hiện hành về quản lý tài chớnh đối với Tổng công ty, ngân hàng thương mại nhà nước
1.7.2.5 Ưu nhược điểm của phương pháp.
· Ưu điểm
Ưu điểm của phương pháp này là nó dựa trên cơ sở xem xét hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai, nhờ đó giá trị doanh nghiệp được đánh giá trong trạng thái động và phản ánh được các cơ hội mà doanh nghiệp có thể có.
· Nhược điểm
- Đây là phương pháp phức tạp, phụ thuộc vào một số giả thiết và thông tin nhất định trong tương lai nên khó khăn cho việc xác định lợi thế và chi phí dự tính thu được hàng năm và vì vậy trong một chừng mực nào đó kết quả định giá phụ thuộc nhiều vào sự chủ quan của chuyên viên định giá.
- Khó lựa chọn được tỷ suất dùng để chiết khấu dòng thu nhập hàng năm.
- Khó lựa chọn được thời gian vốn hoá , tức là số năm trong tương lai mà các lợi ích và các chi phí của doanh nghiệp còn có ý nghĩa và còn có thể được xác định chính xác.
- Khó ước tính được giá trị thanh lý của doanh nghiệp ở thời điểm cuối năm thứ n của thời kỳ vốn hoá.
Tóm lại: Việc xác định giá trị doanh nghiệp là một công việc rất phức tạp. Có nhiều phương pháp xác định khác nhau để xác định giá trị doanh nghiệp. Mỗi phương pháp định giá doanh nghiệp đều dựa trên những căn cứ cũng như được nhìn nhận tư những góc độ khác nhau. Mỗi phương pháp đưa ra đều thích ứng với những hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp và tầm nhìn nhận của từng nhà đầu tư. Không có phương pháp nào là phù hợp trong mọi hoàn cảnh.
Vì vậy sử dụng phương pháp nào trong xác định giá trị doanh nghiệp cũng cần xem xét kỹ các mặt ưu điểm và nhược điểm của nó, phù hợp với những điều kiện cụ thể mà cả người bán và người mua doanh nghiệp có thể chấp nhận được. Sự phối hợp giữa các phương pháp để xác định giá trị doanh nghiệp với sự nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau sẽ là thông tin cần thiết giúp cho việc xác định đúng đắn giá trị doanh nghiệp trên thị trường.
Hệ thống các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp như đã nêu trên là những cơ sở lý thuyết căn bản, quan trọng và không thể thiếu được để đánh giá thực trạng của việc xác định giá trị doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam.
1.8 Xác định giá trị doanh nghiệp trong một số trường hợp.
Như đã trình bày ở phần trên định giá doanh nghiệp trong những năm qua ở Việt Nam là một đòi hỏi đang dần dần được hình thành, nhằm đáp ứng nhiều hoạt động giao dịch khác nhau. Tuy nhiên, hoạt động định giá doanh nghiệp trong thực tiễn lại trở lên sôi động và chủ yếu ở tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Đây cũng là lẽ đương nhiên, bởi hiện nay Nhà nước ta đang chủ trương cổ phần hoá phần lớn các doanh nghiệp Nhà nước, chyển đổi chủ sở hữu hay đổi mới phương thức quản lý.
1.8.1 Trong trường hợp cổ phần hoá doanh nghiệp.
1.8.1.1 Một số vấn đề về cổ phần hoá.
a. Mục tiêu, yêu cầu của việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần
- Chuyển đổi những doanh nghiệp Nhà nước mà nhà nước không cần giữ 100% vốn sang loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu; huy động vốn của cá nhân, các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội trong và ngoài nước để tăng năng lực tài chính, đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
- Đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động trong doanh nghiệp.
- Thực hiện công khai, minh bạch theo nguyên tắc thị trường; khắc phục tình trạng cổ phần hoá khép kín trong nội bộ doanh nghiệp; gắn với phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán.
b. Đối tượng áp dụng
- Công ty nhà nước độc lập thuộc các bộ, ngành, địa phương.
- Công ty mẹ của tập đoàn kinh tế ( sau đây gọi tắt là tập đoàn), tổng công ty nhà nước ( kể cả ngân hàng thương mại nhà nước).
- Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ con.
- Công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc tổng công ty do nhà nước quyết định đầu tư và thành lập.
- Đơn vị hạch toán phụ thuộc của công ty nhà nước độc lập, tập đoàn, tổng công ty nhà nước, công ty mẹ, công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
c. Điều kiện cổ phần hoá.
Các doanh nghiệp được áp dụng trên phải đảm bảo đủ hai điều kiện :
- Không thuộc diện nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Danh mục doanh nghiệp thuộc diện nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do thủ tướng chính phủ quyết định trong từng thời kỳ.
- Còn vốn nhà nước sau khi đã được xử lý tài chính và đánh giá lại doanh nghiệp.
Đối với đơn vị hạch toán phụ thuộc, ngoài điều kiện quy định trên còn phải đảm bảo điều kiện sau :
- Có đủ điều kiện hạch toán độc lập.
- Việc cổ phần hoá đơn vị hạch toán phụ thuộc không gây khó khăn hoặc ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp hoặc các bộ phận còn lại của doanh nghiệp.
- Đã xác định trong phương án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp được thủ tướng chính phủ phê duyệt
Trường hợp sau khi đã được xử lý tài chính và xác định lại giá trị doanh nghiệp theo quy định mà giá trị thực tế doanh nghiệp thấp hơn các khoản phải trả thì thực hiện chuyển sang bán hoặc giải thể, phá sản.
c. Hình thức cổ phần hoá.
- Giữ nguyên vốn nhà nước có tại doanh nghiệp, phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
- Bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán bớt một phần vốn nhà nước, vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
- Bán toàn bộ vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán toàn bộ vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
1.8.1.2 Nguyên tắc xử lý tài chính của doanh nghiệp khi cổ phần hoá
a. Kiểm kê, phân loại tài sản và xử lý tồn tại về tài chính.
- Khi nhận được quyết định cổ phần hoá của cơ quan có thẩm quyền, doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức kiểm kê, phân loại tài sản doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp cổ phần hoá có trách nhiệm thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính hằng năm theo chế độ nhà nước quy định. Trường hợp thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp không trùng với thời điểm kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp cổ phần hoá có trách nhiệm lập báo cáo tài chính tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
- Trên cơ sở kết quả kiểm kê, kiểm toán báo cáo tài chính hằng năm, doanh nghiệp cổ phần hoá có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan chủ động xử lý theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật những tồn tại về tài chính trước khi xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá.
Trường hợp có vướng mắc hoặc vượt quá thẩm quyền thì doanh nghiệp cổ phần hoá phải kịp thời báo cáo với cơ quan có thẩm quyền để xem xét, giải quyết.
Trường hợp đã báo với các cơ quan có thẩm quyền nhưng chưa được giải quyết thì phải ghi rõ những tồn tại này trong biên bản xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá để có căn cứ tiếp tục giải quyết trong giai đoạn từ khi xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần.
b. Tài sản thuê, mượn, nhận góp vốn liên doanh, liên kết, tài sản không cần dùng, tài sản được đầu tư từ quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi.
Đối với tài sản mà doanh nghiệp thuê, mượn, nhận góp vốn liên doanh, liên kết và các tài sản khác không phải của doanh nghiệp thì không tính vào giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá. Trước khi chuyển sang công ty cổ phần, doanh nghiệp cổ phần hoá phải thống nhất với chủ sở hữu tài sản để công ty cổ phần kế thừa các hợp đồng đã kí trước đây hoặc thanh lý hợp đồng.
Đối với những tài sản không cần dùng, ứ đọng, chờ thanh lý, doanh nghiệp cổ phần hoá có trách nhiệm xử lý theo chế độ quản lý tài chính hiện hành (thanh lý, nhượng bán). Trường hợp chưa đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp mà doanh nghiệp chưa kịp xử lý thì được loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp và thực hiện chuyển giao cho các cơ quan sau :
Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp để xử lý theo quy định của pháp luật đối với các doanh nghiệp và các công ty trách nhiệm hữu hạn do nhà nước nắm giữ100% vốn điều lệ thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Tập đoàn, tổng công ty nhà nước, công ty mẹ, công ty nhà nước độc lập để xử lý theo quy định với các doanh nghiệp và các công ty trách nhiệm hữu hạn do tập đoàn, tổng công ty, công ty mẹ nắm giữ 100% vốn điều lệ.
- Đối với công trình phúc lợi : nhà trẻ, nhà mẫu giáo, bệnh xá và các tài sản phúc lợi khác thì đầu tư bằng nguồn vốn quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi thì chuyển giao cho công ty cổ phần quản lý, sử dụng để phục vụ tập thể người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hoá.
Đối với nhà ở cán bộ, công nhân viên đầu tư bằng nguồn quỹ phúc lợi của doanh nghiệp, kể cả nhà ở được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước cấp thì chuyển giao cho cơ quan nhà đất của địa phương để quản lý.
- Đối với tài sản dùng trong sản xuất, kinh doanh đầu tư bằng nguồn quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi của doanh nghiệp cổ phần hoá được tính vào giá trị doanh nghiệp và công ty cổ phần tiếp tục sử dụng trong sản xuất, kinh doanh. Phần vốn tương ứng với giá trị tài sản này doanh nghiệp cổ phần hoá có trách nhiệm hoàn trả quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi để chia cho người lao động đang làm việc ở doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
c. Các khoản nợ phải thu
- Doanh nghiệp có trách nhiệm đối chiếu, xác nhận, thu hồi và xử lý các khoản nợ phải thu trước khi cổ phần hoá theo cơ chế hiện hành. Trường hợp đến thời hạn xác định giá trị doanh nghiệp còn tồn đọng nợ phải thu khó đòi thì xử lý theo quy định hiện hành của nhà nước về xử lý tồn đọng.
- Doanh nghiẹp cổ phần hoá có trách nhiệm bàn giao các khoản công nợ không có khả năng thu hồi đã loại khỏi gía trị doanh nghiệp cổ phần hoá ( kèm theo hồ sơ, các tài liệu liên quan) cho các cơ quan liên quan .
- Đối với các khoản đã trả trước cho người cung cấp hàng hoá dịch vụ như: tiền thuê nhà, tiền thuê đất, tiền mua hàng, tiền công phải đối chiếu với hợp đồng, khối lượng hàng hoá dịch vụ cung cấp để tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá,
d. Các khoản nợ phải trả
- Nợ phải trả các tổ chức cá nhân:
Doanh nghiệp cổ phần hoá phải huy động các nguồn vốn hợp pháp để thanh toán các khoản nợ đến hạn phảI trả trước khi cổ phần hoá hoặc thoả thuận với các chủ nợ để xử lý hoặc chuyển thành vốn góp cổ phần.
Việc chuyển nợ đến hạn phảI trả tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp thành vốn góp cổ phần được thực hiện theo kết quả đấu giá thành công của chủ nợ.
- Nợ thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước: doanh nghiệp cổ phần hoá có trách nhiệm nộp thuế và các khoản nợ ngân sách nhà nước trước khi chuyển đổi, trường hợp doanh nghiệp cổ phần hoá chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì công ty cổ phần có trách nhiệm kế thừa toàn bộ.
- Trong quá trình cổ phần hoá, nếu doanh nghiệp cổ phần hoá có khó khăn về khả năng thanh toán các khoản nợ quá hạn ( vay ngân hàng thương mại nhà nước, nhân hàng phát triển Việt Nam) do kinh doanh thua lỗ thì xử lý nợ theo quy định hiện hành của nhà nước về xử lý nợ tồn đọng.
e. Các khoản dự phòng lỗ hoặc lãi.
- Các khoản dự phòng: giảm giá hàng tồn kho, nợ phải thu khó đòi, giảm giá chứng khoán, chênh lệch tỷ giá được dùng để bù đắp các tổn thất theo quy định hiện hành, nếu còn thì hạch toán tăng vốn nhà nước.
- Khoản dự phòng trợ cấp mất việc làm: doanh nghiệp cổ phần hoá có trách nhiệm trích đầy đủ theo chế độ nhà nước quy định và được sử dụng để trợ cấp cho lao động dôi dư trong quá trình cổ phần hoá, đến thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần, nếu còn thì hạch toán tăng vốn nhà nước tại thời điểm bàn giao.
- Quỹ dự phòng rủi ro, dự phòng nghiệp vụ của hệ thống ngân hàng , bảo hiểm , sau khi bù đắp tổn thất theo quy định được để lại cho doanh nghiệp cổ phần hoá nhưng phải tính vào giá khởi điểm khi phát hành cổ phiếu lần đầu.
- Quỹ dự phòng tài chính để bù lỗ (nếu có), bù đắp các khảon tài sản tổn thấy, nợ không thu hồi được sau khi đã xử lý bồi thường trách nhiệm cá nhân gây ra ( nếu có), số còn lại tính vào giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hoá.
- Các khoản lãi phát sinh để bù lỗ năm trước (nếu có) theo quy định của luật thuế thu nhập doanh nghiệp, bù đắp các khoản tổn thất về tài sản không cần dùng, chờ thanh lý, giảm giá tài sản, nợ không có khả năng thu hồi, số còn lại phân phối theo quy định hiện hành trước khi xác định giá trị doanh nghiệp.
- Các khoản lỗ tính đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá, sau khi xử lý theo các quy định nêu ra mà vẫn còn lỗ, không còn vốn nhà nước thì doanh nghiệp cổ phần hoá có trách nhiệm phối hợp với ngân hàng phát triển Việt Nam( trước là quỹ hỗ trợ phát triển) và các ngân hàng thương mại nhà nước thực hiện xoá nợ lãi vay theo quy định hiện hành của nhà nước về xử lý nợ tồn đọng.
f. Vốn đầu tư dài hạn vào doanh nghiệp khác như: góp vốn liên doanh,liên kết, góp vốn cổ phần, góp vốn thành lập các công ty trách nhiệm hữu hạn và các hình thức đầu tư dài hạn khác.
- Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hoá kế thừa vốn đã đầu tư dài hạn vào doanh nghiệp khác thì toàn bộ số vồn này được tính vào giá trị doanh nghiệp được cổ phần hoá theo nguyên tắc đã được quy định.
- Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hoá không kế thừa các khoản đầu tư dài hạn vào doanh nghiệp khác thì báo cáo cơ quan có thẩm quyền để xử lý như sau:
Chuyển giao cho doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn khác làm đối tác.
Trường hợp không chuyển giao được thì doanh nghiệp cổ phần hoá phải kế thừa để tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá theo quy định hiện hành. Số dư bằng tiền của quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi.
Số dư bằng tiền của quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi ddược chia cho người lao động đang làm việc ở doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp theo số năm công tác tại doanh nghiệp cổ phần hoá.
h. Số dư quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại doanh nghiệp.
Số dư quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại doanh nghiệp cổ phần hoá (nếu còn) được hạch toán tăng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
1.8.1.3 Công thức xác định giá trị doanh nghiệp.
* Theo phương pháp tài sản:
Xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp:
STT
Tài sản
1
Tài sản là hiện vật
2
Tài sản bằng tiền
3
Các khoản nợ phải thu
4
Các khoản chi phí dở dang
5
Tài sản kí cược, kí quỹ ngắn và dài hạn
6
Tài sản vô hình
7
Các khoản đầu tư tài chính ngắn và dài hạn
8
Tài sản góp vốn liên doanh với nước ngoài
9
Giá trị lợi thế kinh doanh
10
Tài sản khác
1+2+3+4+5+6+7+8+9+10
Giá trị thực tế của doanh nghiệp để cổ phần hoá
Xác định giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp:
Giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp
=
Giá trị thực tế của doanh nghiệp
-
Nợ thực tế phải trả
-
Số dư quỹ khen thưởng, phúc lợi và nguồn kinh phí sự nhiệp
Nợ thực tế phải trả là tổng số các khoản nợ bao gồm nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và nợ khác của doanh nghiệp không bao gồm khoản nợ không phải trả có nguyên nhân từ phía chủ nợ như: Chủ nợ đã giải thể, phá sản, đã chết, đã bỏ trốn hoặc chủ nợ từ bỏ quyền đòi nợ.
* Theo phương pháp dòng tiền chiết khấu.
Giá trị thực tế của doanh nghiệp
=
Giá trị thực tế của phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp
+
Nợ thực tế phải trả
+
Số dư quỹ khen thưởng, phúc lợi, nguồn kinh phí sự nghiệp.
Xác định giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
Giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp ở thời điểm định giá được xác định theo công thức:
Trong đó:
Gnn: Giá trị thực tế vốn Nhà nước
Là giá trị hiện tại của cổ tức năm thứ i
Là giá trị hiện tại của vốn Nhà nước năm thứ n
i: Thứ tự các năm kế tiếp kể từ năm xác định giá trị doanh nghiệp.
Di:Khoản lợi nhuận sau thuế dùng để chia cổ tức năm thứ i.
n:Là số năm tương lai được lựa chọn(từ 3 đến 5 năm)
Pn: Giá trị phần vốn Nhà nước năm thứ n và được xác định theo công thức
Dn+1: Khoản lợi nhuận sau thuế dùng để chia cổ tức dự kiến của năm thứ n+1
K :tỷ lệ chiết khấu hay tỷ lệ hoàn vốn cần thiết của các nhà đầu tư khi mua cổ phần và dược xác định theo công thức:
K = Rf + Rp
Rf:Tỷ suất lợi nhuận thu được từ các khoản đầu tư không rủi ro được tính bằng lãi suất của trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm ở thời điểm gần nhất trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
Rp: Tỷ lệ phụ phí rủi ro khi đầu tư vào cổ phiếu của các công ty ở Việt Nam được xác định theo bảng chỉ số phụ phí rủi ro chứng khoán quốc tế tại niên giám định giá hoặc do các công ty định giá xác định cho từng doanh nghiệp nhưng không vượt quá tỷ suất lợi nhuận thu được từ các khoản đầu tư không rủi ro(Rf).
g: Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của cổ tức và được xác định như sau:
g=b*R
Trong đó:
b:Là tỷ lệ lợi nhuận sau thuế để lại bổ sung vốn
R:là tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân của các năm tương lai.
1.8.2 Trong trường hợp giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê công ty nhà nước.
Giao công ty cho tập thể người lao động là việc chuyển sở hữu công ty nhà nước và tài sản nhà nước và tài sản nhà nước tại công ty thành sở hữu của tập thể người lao động trong công ty có phân định rừ sở hữu của từng người, từng thành viên với các điều kiện ràng buộc.
Bán công ty hay bộ phận của công ty là việc chuyển đổi sở hữu có thu tiền toàn bộ công ty, bộ phận của công ty sang sở hữu tập thể, cá nhân hoặc pháp nhân khác.
Khoán công ty là phương thức quản lý doanh nghiệp mà bên nhận khoán được giao quyền quản lý doanh nghiệp, cú nghĩa vụ thực hiện một số chỉ tiờu, bảo đảm các điều kiện và được hưởng các quyền lợi theo hợp đồng khoán.
Cho thuê công ty là việc chuyển giao cho người nhận thuê quyền sử dụng tài sản và lao động trong công ty theo các điều kiện ghi trong hợp đồng thuê.
1.8.2.1 Nguyên tắc giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê công ty nhà nước.
1. Người mua, người nhận giao không được bán lại doanh nghiệp trong thời gian quy định của hợp đồng.
2. Tài sản của doanh nghiệp khi thực hiện bán, giao được tính bằng giá trị. Giá trị của doanh nghiệp thực hiện bán được tính theo giá thực tế trên thị trường. Giá trị doanh nghiệp thực hiện giao được tính theo giá trị trên sổ kế toán đó được kiểm toán.
3. Thứ tự ưu tiên trong lựa chọn phương thức bán doanh nghiệp:
a) Bán đấu giá có kế thừa công nợ;
b) Bán đấu giá không kế thừa công nợ;
c) Bỏn thỏa thuận trực tiếp cú kế thừa cụng nợ;
d) Bỏn thỏa thuận trực tiếp khụng kế thừa cụng nợ.
Ưu tiên cho tập thể người lao động trong doanh nghiệp mua nếu trả giá bằng người mua khác trong lần đấu giá cuối cùng.
4. Thực hiện việc cụng bố công khai theo quy định hiện hành.
5. Phương tiện thanh toán khi mua doanh nghiệp là tiền đồng Việt Nam. Nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu mua doanh nghiệp phải mở tài khỏan tiền gửi tại một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đang hoạt động trên lónh thổ Việt Nam và thực hiện thanh toỏn trong việc mua doanh nghiệp thụng qua tài khoản này.
6. Cỏc khoản chi phớ thực tế, hợp lý và cần thiết cho việc bỏn, giao doanh nghiệp được trừ vào vốn nhà nước hoặc nguồn thu từ bán doanh nghiệp, nếu không đủ thỡ được hỗ trợ từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp. Bộ Tài chính hướng dẫn nội dung và mức chi phí bán, giao doanh nghiệp.
1.8.2.2 Nguyên tắc xử lý tài sản, tài chính và nợ khi giao, khoán kinh doanh công ty.
Xử lý tài sản:
Việc xử lý tài sản, số dư bằng tiền của Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, chi phí xây dựng dở dang, các khoản dự phũng, lỗ hoặc lói thực hiện theo như quy định hiện hành.
Xử lý cụng nợ.
Doanh nghiệp được giao có trách nhiệm đối chiếu, xác nhận, thu hồi các khoản nợ phải thu, nợ phải trả đến hạn (bao gồm cả các khoản thuế và các khoản phải nộp ngân sách) trước khi giao; huy động các nguồn để thanh toán các khoản nợ đến hạn trả hoặc thoả thuận với các chủ nợ để xử lý trước khi giao. Đối với các khoản nợ phải trả cũn lại xử lý theo nguyờn tắc sau:
1. Đối với các khoản nợ tồn đọng vay ngân hàng thương mại nhà nước và Ngân hàng phát triển Việt Nam (gọi chung là ngân hàng cho vay), doanh nghiệp có trách nhiệm đối chiếu, phối hợp với ngân hàng cho vay xử lý theo cỏc nguyờn tắc sau:
a. Trường hợp doanh nghiệp giao bị lỗ, không cũn vốn nhà nước, không thanh toán được các khoản nợ quá hạn, doanh nghiệp có trách nhiệm làm thủ tục, hồ sơ đề nghị ngân hàng cho khoanh nợ, gión nợ, miễn giảm lói tiền vay ngõn hàng theo quy định của pháp luật hiện hành.
Trong thời gian tối đa 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ của doanh nghiệp, ngân hàng cho vay có ý kiến xử lý bằng văn bản thông báo cho doanh nghiệp.
Trường hợp ngân hàng không có văn bản xử lý thỡ doanh nghiệp thực hiện đúng các hợp đồng hoặc khế ước vay vốn đó ký với ngõn hàng.
b. Đối với các khoản nợ gốc, nợ lói khụng được xóa thỡ xử lý theo nguyờn tắc sau:
- Doanh nghiệp làm đầy đủ thủ tục để chuyển giao cho người nhận giao doanh nghiệp kế thừa trả nợ.
- Phối hợp với ngõn hàng cho vay thực hiện xử lý nợ theo phương thức bán nợ cho Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp và các doanh nghiệp có chức năng mua bán nợ theo giá thoả thuận.
2. Đối với khoản nợ bảo hiểm xó hội thuộc trỏch nhiệm của doanh nghiệp và của người lao động mà doanh nghiệp đó thu thỡ trước khi giao doanh nghiệp được trừ vào giá trị vốn nhà nước tại doanh nghiệp để thanh toán. Trường hợp giá trị vốn nhà nước tại doanh nghiệp không đủ để thanh toán nợ bảo hiểm xó hội mà thực tế người lao động vẫn có nguyện vọng nhận giao và có phương án góp vốn để duy trỡ hoạt động sản xuất kinh doanh thỡ phần chờnh lệch thiếu giữa vốn nhà nước và chi phí giao doanh nghiệp được hỗ trợ thanh toán từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp, cụ thể như sau:
- Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp của Tập đoàn, Tổng công ty, công ty mẹ trong trường hợp doanh nghiệp thành viên, công ty con, công ty trách nhiệm hữu hạn do công ty mẹ đầu tư 100% vốn điều lệ;
- Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong trường hợp giao doanh nghiệp 100% vốn nhà nước; công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Người nhận giao doanh nghiệp có trách nhiệm kế thừa các khoản nợ phải thu, phải trả của doanh nghiệp sau khi được xử lý.
1.8.2.3 Công thức xác định giá trị doanh nghiệp được giao, khoán kinh doanh.
Tài sản của doanh nghiệp khi thực hiện giao, khoán kinh doanh đều tính bằng giá trị và bằng đồng Việt Nam. Trong đó:
- Tài sản hiện vật: là giỏ trị cũn lại của tài sản trờn sổ kế toỏn.
- Tài sản bằng tiền gồm tiền mặt, tiền gửi và cỏc giấy tờ cú giỏ (tớn phiếu, trái phiếu ...) của doanh nghiệp được xác định theo biên bản kiểm quỹ (đối với tiền mặt), số dư đó đối chiếu với ngân hàng (đối với tiền gửi) và các giấy tờ có giá xác định theo mệnh giá của giấy tờ. Căn cứ Phương án xác định giá trị doanh nghiệp do Giám đốc và Ban đổi mới tại doanh nghiệp lập, Giám đốc doanh nghiệp tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp.
Căn cứ sổ kế toán, báo cáo tài chính đó được kiểm toán, báo cáo quyết toán thuế, báo cáo kết quả kiểm kê tại thời điểm giao;
- Cỏc khoản nợ phải thu có khả năng thu hồi, các khoản ký cược, ký quỹ ngắn hạn và dài hạn, cỏc khoản đầu tư được xác định theo số dư thực tế trên sổ kế toán đó được đối chiếu xác nhận.
- Các khoản chi phí dở dang (đầu tư xây dựng cơ bản, sản xuất kinh doanh dở dang) được xác định theo thực tế phát sinh hạch toán trên sổ kế toán.
- Giỏ trị tài sản vụ hỡnh (nếu cú) được xác định theo giá trị cũn lại đang hạch toán trên sổ kế toán. Riêng giá trị quyền sử dụng đất được xác định theo hướng dẫn tại Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số vấn đề về tài chính khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần.
Giá trị của doanh nghiệp để giao không bao gồm giá trị tài sản thuê, mượn, nhận góp vốn liên doanh, liên kết, nhận giữ hộ, bán hộ, ký gửi; tài sản được hỡnh thành từ quỹ khen thưởng, phúc lợi; tài sản là nhà ở cán bộ, công nhân viên (chuyển giao cho cơ quan quản lý nhà đất địa phương); các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi mà bên nhận giao không tiếp nhận.
Cụng thức:
* Giá trị thực tế của doanh nghiệp được xác định như ở trường hợp cổ phần hoá.
* Giá trị thực tế của phần vốn nhà nước được xác định như ở trường hợp cổ phần hoá.
* Giá giao doanh nghiệp:
Giá giao doanh nghiệp
=
Giá trị thực tế phần vốn nhà nước
-
Chi phí giao doanh nghiệp
Trường hợp sau khi xác định, nếu doanh nghiệp không cũn vốn nhà nước mà bên nhận giao vẫn đề nghị nhận giao thỡ bờn nhận giao phải cú phương án góp vốn để duy trỡ hoạt động sản xuất kinh doanh, cam kết kế thừa nợ, lỗ và phương án trả nợ vay phù hợp với phương án sản xuất kinh doanh.
Chi phớ bỏn, giao doanh nghiệp: là các khoản chi phí liên quan đến bán, giao doanh nghiệp từ thời điểm quyết định bán, giao doanh nghiệp đến thời điểm thực hiện xong việc bàn giao doanh nghiệp cho bên nhận mua, nhận giao doanh nghiệp. Trong đó:
Chi phớ bỏn doanh nghiệp bao gồm:
- Chi phí kiểm kê, xác định giá trị tài sản;
- Chi phí lập phương án bán doanh nghiệp;
- Chi phí tổ chức đại hội công nhân, viên chức doanh nghiệp để triển khai bỏn doanh nghiệp;
- Chi phí hoạt động tuyên truyền, quảng cáo, công khai thông tin;
- Chi phí tổ chức đấu giá;
- Chi phí thuê kiểm toán, tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp (nếu có);
- Chi phí cho Ban đổi mới tại doanh nghiệp;
- Cỏc chi phớ khỏc liờn quan đến bán doanh nghiệp.
Mức chi phí được xác định theo giá trị doanh nghiệp trên sổ kế toán nhưng tối đa không vượt quá 50 triệu đồng đối với doanh nghiệp có giá trị dưới 1 tỷ đồng; 100 triệu đồng đối với doanh nghiệp có giá trị từ 1 đến 5 tỷ đồng; 150 triệu đồng đối với doanh nghiệp có giá trị từ trên 5 đến 10 tỷ đồng và 200 triệu đối với doanh nghiệp có giá trị trên 10 tỷ đồng.
Chi phớ giao doanh nghiệp bao gồm:
- Chi phớ kiểm kờ tài sản;
- Chi phí lập phương án giao doanh nghiệp;
- Chi phí tổ chức đại hội công nhân, viên chức doanh nghiệp để triển khai giao doanh nghiệp;
- Chi phí hoạt động tuyên truyền, quảng cáo, công khai thông tin;
- Chi phớ thuờ kiểm toỏn;
- Chi phí cho Ban đổi mới tại doanh nghiệp;
- Cỏc chi phớ khỏc cú liờn quan đến giao doanh nghiệp.
Mức chi phí được xác định theo giá trị doanh nghiệp trên sổ kế toán nhưng tối đa không vượt quá 50 triệu đồng đối với doanh nghiệp có giá trị dưới 5 tỷ đồng; 100 triệu đồng đối với doanh nghiệp có giá trị từ trên 5 đến 10 tỷ đồng và 150 triệu đối với doanh nghiệp có giá trị trên 10 tỷ đồng.
Đối với doanh nghiệp có quy mô lớn, phức tạp, chi phí cần thiết cho việc bán, giao doanh nghiệp vượt mức khống chế tối đa; cơ quan quyết định bán, giao doanh nghiệp chủ động xem xét, quyết định mức chi phí cần thiết nhưng tối đa không vượt quá giá trị phần vốn nhà nước tại đơn vị bán, giao và chịu trách nhiệm về quyết định của mỡnh.
Tổng giám đốc hoặc giám đốc doanh nghiệp quyết định nội dung và mức chi cần thiết trong phạm vi mức khống chế tối đa để tổ chức triển khai bán, giao doanh nghiệp và chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, hợp lệ của các khoản chi này.
1.8.2.4 Nguyên tắc xử lý tài sản, tài chính và nợ khi bán công ty, bộ phận của công ty.
*** Về kiểm kờ, xử lý tài sản và Quỹ Khen thưởng, Quỹ phỳc lợi.
1. Kiểm kê, đối chiếu, phân loại tài sản và xử lý tồn tại về tài chớnh.
a. Khi nhận được quyết định bán doanh nghiệp của cơ quan có thẩm quyền, doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức kiểm kê, đối chiếu, phân loại tài sản doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
b. Doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm theo chế độ Nhà nước quy định. Trường hợp thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp không trùng với thời điểm kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp bán có trách nhiệm lập báo cáo tài chính tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
c. Trên cơ sở kết quả kiểm kê, kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp, doanh nghiệp bán có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan chủ động xử lý theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật những tồn tại về tài chính trước khi xác định giá trị doanh nghiệp bán.
Trường hợp có vướng mắc hoặc vượt quá thẩm quyền thỡ doanh nghiệp bỏn phải kịp thời báo cáo với cơ quan ra quyết định bán doanh nghiệp để xem xét, giải quyết. Nếu đó bỏo cỏo nhưng chưa được giải quyết thỡ phải ghi rừ những tồn tại này trong Biờn bản xỏc định giá trị doanh nghiệp bán để có căn cứ tiếp tục giải quyết trong giai đoạn từ khi xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm bán doanh nghiệp.
2. Xử lý tài sản.
a. Đối với tài sản thừa, thiếu, phải phân tích làm rừ nguyờn nhõn và xử lý như sau:
- Tài sản thiếu phải xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân để xử lý bồi thường trách nhiệm vật chất theo quy định hiện hành. Khoản chênh lệch giữa giá trị bồi thường của cá nhân, tập thể liên quan, tổ chức bảo hiểm (nếu có) với giá trị tổn thất thực tế được bù đắp bằng Quỹ dự phũng tài chớnh; nếu thiếu thỡ hạch toỏn vào kết quả kinh doanh; nếu doanh nghiệp vẫn bị lỗ thỡ được ghi giảm vốn nhà nước.
- Tài sản thừa, nếu không xác định được nguyên nhân và không tỡm được chủ sở hữu thỡ xử lý tăng vốn nhà nước tương ứng với giá trị thực tế của tài sản dôi thừa.
b. Đối với những tài sản không cần dùng sau khi được chấp thuận bằng văn bản của cơ quan quyết định bán doanh nghiệp, tài sản ứ đọng, tài sản chờ thanh lý được xử lý như sau:
- Thanh lý nhượng bán: Giám đốc doanh nghiệp chịu trách nhiệm chỉ đạo tổ chức thanh lý, nhượng bán tài sản theo pháp luật hiện hành.
Các khoản thu và chi phí cho hoạt động thanh lý, nhượng bán tài sản được hạch toán vào thu nhập và chi phí của doanh nghiệp.
- Đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp, những tài sản không cần dùng, tài sản ứ đọng, tài sản chờ thanh lý chưa được xử lý thỡ khụng tớnh vào giỏ trị doanh nghiệp; doanh nghiệp cú trỏch nhiệm bảo quản, thực hiện chuyển giao cho cỏc cơ quan sau:
+ Công ty Mua bán nợ và Tài sản tồn đọng của doanh nghiệp để xử lý theo quy định của pháp luật đối với các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và các công ty trách nhiệm hữu hạn do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
+ Tập đoàn, tổng công ty nhà nước, công ty mẹ, công ty nhà nước độc lập để xử lý theo quy định đối với các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và các công ty trách nhiệm hữu hạn do Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty mẹ nắm giữ 100% vốn điều lệ.
c. Đối với công trỡnh phỳc lợi: nhà trẻ, nhà mẫu giỏo, bệnh xỏ và cỏc tài sản phúc lợi khác đầu tư bằng nguồn Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi thỡ chuyển giao cho cụng ty quản lý, sử dụng để tiếp tục phục vụ tập thể người lao động trong doanh nghiệp bán. Trường hợp bán đơn vị phụ thuộc thỡ bàn giao cụng trỡnh phỳc lợi về Cụng ty mẹ để quản lý, sử dụng.
Đối với nhà ở cán bộ, công nhân viên đầu tư bằng nguồn Quỹ phúc lợi của doanh nghiệp, kể cả nhà ở được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước cấp thỡ chuyển giao cho cơ quan nhà đất của địa phương để quản lý.
Đối với tài sản dùng trong sản xuất, kinh doanh đầu tư bằng nguồn Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi của doanh nghiệp bán được tính vào giá trị doanh nghiệp và công ty tiếp tục sử dụng trong sản xuất, kinh doanh. Phần vốn tương ứng với giá trị tài sản này doanh nghiệp bán có trách nhiệm hoàn trả Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi để chia cho người lao động đang làm việc ở doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
d. Tài sản là cụng trỡnh phỳc lợi được đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước, nếu doanh nghiệp bán tiếp tục sử dụng được tính vào giỏ trị doanh nghiệp.
3. Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi.
a. Số dư bằng tiền của Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi được dùng để chia cho người lao động đang làm việc tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp theo số năm công tác tại doanh nghiệp bán. Giám đốc doanh nghiệp phối hợp với tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp để xây dựng phương án và quyết định việc phân chia.
Nguồn Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi được xác định bằng: Số dư của quỹ (không bao gồm nguồn đó cấu thành tài sản phỳc lợi) cộng (+) với giá trị tài sản thực tế của tài sản đang sử dụng cho sản xuất kinh doanh được đầu tư bằng nguồn Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi.
b. Trường hợp doanh nghiệp đó chi quỏ nguồn Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi được xử lý như sau:
- Đối với khoản đó chi trực tiếp cho người lao động có tên trong danh sách thường xuyên tại thời điểm có quyết định bán không được khấu trừ vào phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Giám đốc doanh nghiệp phối hợp với tổ chức công đoàn xử lý bằng cỏch thu hồi hoặc chuyển thành nợ phải thu để công ty sau này tiếp tục kế thừa.
- Đối với các khoản chi quá nguồn Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi mà không xác định được đối tượng để thu hồi (như chi cho người lao động đó nghỉ mất việc, thụi việc trước thời điểm quyết định bán...) thỡ Ban chỉ đạo cổ phần hoá báo cáo cơ quan quyết định giá trị doanh nghiệp xử lý như đối với khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi.
*** Xử lý cụng nợ.
Doanh nghiệp được bán hoặc có bộ phận được bán có trách nhiệm đối chiếu, xác nhận, thu hồi các khoản nợ phải thu đến hạn trước khi bán; huy động các nguồn để thanh toán các khoản nợ đến hạn trả hoặc thoả thuận với các chủ nợ để xử lý trước khi bán.
Đối với các khoản nợ phải thu cũn lại và nợ phải trả thỡ tựy theo điều kiện mua bán có kế thừa nợ hoặc không kế thừa nợ để xử lý theo nguyờn tắc sau:
1. Trường hợp bán có kế thừa công nợ:
Người mua có trách nhiệm thanh toán các khoản nợ phải trả và thu hồi các khoản nợ phải thu theo cam kết; việc cam kết kế thừa các khoản nợ phải thu, phải trả phải được ghi trong hợp đồng mua bán doanh nghiệp và thông báo bằng văn bản cho chủ nợ, khách nợ và các bên liên quan biết.
2. Trường hợp bán không kế thừa công nợ:
Việc xử lý khoản nợ phải thu, phải trả được thực hiện theo quy định sau:
a. Nợ phải thu:
- Đối với những khoản nợ phải thu có đủ tài liệu chứng minh không có khả năng thu hồi theo quy định hiện hành của Nhà nước về xử lý nợ tồn đọng thỡ xỏc định rừ nguyờn nhõn, trỏch nhiệm cỏ nhõn, tổ chức để xử lý bồi thường theo quy định của pháp luật hiện hành. Phần tổn thất sau khi xử lý, doanh nghiệp dựng nguồn dự phũng nợ phải thu khú đũi để bù đắp, nếu thiếu thỡ hạch toỏn vào chi phớ kinh doanh của doanh nghiệp.
- Đối với các khoản nợ phải thu quá hạn khác, doanh nghiệp phải tiếp tục đũi nợ hoặc thoả thuận bỏn nợ cho cỏc tổ chức kinh tế có chức năng kinh doanh mua bán nợ và tài sản tồn đọng, không được trực tiếp bán nợ cho khách nợ. Khoản tổn thất từ việc bán nợ được hạch toán vào chi phí kinh doanh.
- Đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp, doanh nghiệp bán có trách nhiệm bàn giao các khoản công nợ không tính vào giá trị doanh nghiệp (bao gồm cả các khoản nợ đó được xử lý bằng nguồn dự phũng nợ phải thu khú đũi, dự phũng rủi ro, dự phũng nghiệp vụ... đang được tiếp tục theo dừi ngoài bảng) cho cỏc cơ quan liên quan như sau:
+ Công ty Mua bán nợ và Tài sản tồn đọng của doanh nghiệp để xử lý theo quy định của pháp luật đối với các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và các công ty trách nhiệm hữu hạn do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
+ Tập đoàn, tổng công ty nhà nước, công ty mẹ, công ty nhà nước độc lập để xử lý theo quy định đối với các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và các công ty trách nhiệm hữu hạn do Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty mẹ nắm giữ 100% vốn điều lệ.
b. Nợ phải trả:
- Các khoản nợ phải trả nhưng không phải thanh toán được hạch toán tăng vốn nhà nước.
- Đối với khoản nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước: Doanh nghiệp có trách nhiệm kê khai và gửi báo cáo quyết toán thuế đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cho cơ quan thuế để kiểm tra, xác định số thuế cũn phải nộp theo quy định. Cơ quan thuế có trách nhiệm chủ động bố trí cán bộ thực hiện kiểm tra đối với các doanh nghiệp bán phù hợp với thời gian xác định giá trị doanh nghiệp đó được thông báo.
Trường hợp đến thời điểm tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp mà vẫn chưa hoàn thành kiểm tra thỡ doanh nghiệp được sử dụng báo cáo tài chính đó lập để làm cơ sở xác định giá trị doanh nghiệp (kể cả việc xác định các nghĩa vụ của doanh nghiệp về thuế và phân phối lợi nhuận). Các khoản chênh lệch về nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước (nếu có) sẽ được điều chỉnh ở thời điểm hoàn thành bán doanh nghiệp (thời điểm ký kết hợp đồng bán doanh nghiệp).
- Đối với các khoản nợ tồn đọng vay ngân hàng thương mại nhà nước và Ngân hàng phát triển Việt Nam (gọi chung là ngân hàng cho vay), doanh nghiệp có trách nhiệm đối chiếu, phối hợp với ngân hàng cho vay xử lý theo cỏc nguyờn tắc sau:
+ Trường hợp doanh nghiệp bỏn bị lỗ, khụng cũn vốn nhà nước, không thanh toán được các khoản nợ quá hạn, doanh nghiệp có trách nhiệm làm thủ tục, hồ sơ đề nghị khoanh nợ, gión nợ, xoỏ nợ lói vay ngõn hàng theo quy định của pháp luật hiện hành.
Trong thời gian tối đa 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ của doanh nghiệp, ngân hàng cho vay có ý kiến xử lý bằng văn bản thông báo cho doanh nghiệp.
+ Đối với các khoản nợ gốc, nợ lói khụng được xóa xử lý như sau: sử dụng nguồn thu từ bán doanh nghiệp để thanh toán các khoản nợ.
- Đối với các khoản nợ vay nước ngoài quá hạn có bảo lónh, doanh nghiệp và người bảo lónh phải đàm phán với chủ nợ để có phương án xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý vay nợ và trả nợ vay nước ngoài.
- Đối với khoản nợ bảo hiểm xó hội, nợ cán bộ công nhân viên, doanh nghiệp có trách nhiệm thanh toán dứt điểm trước khi bán để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
c. Cỏc khoản dự phũng, lỗ và lói được xử lý theo quy định sau:
- Cỏc khoản dự phũng: giảm giỏ hàng tồn kho, nợ phải thu khú đũi, giảm giá chứng khoán, chênh lệch tỷ giá được sử dụng để bù đắp các tổn thất theo quy định hiện hành, nếu cũn thỡ hạch toỏn tăng vốn nhà nước.
- Khoản dự phũng trợ cấp mất việc làm: doanh nghiệp bỏn cú trỏch nhiệm trớch lập đầy đủ theo chế độ Nhà nước quy định và được sử dụng để trợ cấp cho lao động dôi dư trong quá trỡnh bỏn; đến thời điểm bán, nếu cũn thỡ hạch toỏn tăng vốn nhà nước tại thời điểm bàn giao.
- Quỹ dự phũng rủi ro, dự phũng nghiệp vụ của hệ thống ngõn hàng, bảo hiểm, sau khi bự đắp các tổn thất theo quy định được để lại cho doanh nghiệp bán nhưng phải tính vào giá khởi điểm khi bán doanh nghiệp.
- Quỹ dự phũng tài chớnh để bù lỗ (nếu có), bù đắp các khoản tài sản tổn thất, nợ không thu hồi được sau khi đó xử lý bồi thường trách nhiệm cá nhân gây ra (nếu cú), số cũn lại tớnh vào giỏ trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp bán.
- Cỏc khoản lói phỏt sinh để bù lỗ năm trước (nếu có) theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, bù đắp các khoản tổn thất về tài sản không cần dùng, chờ thanh lý, giảm giá tài sản, nợ không có khả năng thu hồi, số cũn lại phõn phối theo quy định hiện hành trước khi xác định giá trị doanh nghiệp.
- Các khoản lỗ tính đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp bán, sau khi xử lý theo các quy định nờu trờn mà vẫn cũn lỗ, khụng cũn vốn nhà nước thỡ doanh nghiệp bỏn cú trỏch nhiệm phối hợp với Ngõn hàng Phỏt triển Việt Nam (trước đây là Quỹ hỗ trợ phát triển) và các Ngân hàng Thương mại nhà nước thực hiện xoá nợ lói vay theo quy định hiện hành của Nhà nước về xử lý nợ tồn đọng.
d. Vốn đầu tư dài hạn vào doanh nghiệp khác như: gúp vốn liờn doanh, liờn kết, gúp vốn cổ phần, gúp vốn thành lập cụng ty trỏch nhiệm hữu hạn và cỏc hỡnh thức đầu tư dài hạn khác
- Trường hợp doanh nghiệp bán kế thừa vốn đó đầu tư dài hạn vào doanh nghiệp khỏc thỡ toàn bộ số vốn này được tính vào giá trị doanh nghiệp.
- Trường hợp doanh nghiệp bán không kế thừa các khoản đầu tư dài hạn vào doanh nghiệp khác thỡ bỏo cỏo cơ quan có thẩm quyền để xử lý như sau:
+ Chuyển giao cho doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn khác làm đối tác;
+ Trường hợp không chuyển giao được thỡ doanh nghiệp bỏn phải kế thừa để tính vào giá trị doanh nghiệp bán theo quy định.
e. Đối với các khoản doanh nghiệp đó trả trước cho người cung cấp hàng hoỏ, dịch vụ như: tiền thuê nhà, tiền thuê đất, tiền mua hàng, tiền công... nếu đó hạch toỏn hết vào chi phớ kinh doanh, doanh nghiệp đối chiếu hạch toán giảm chi phí tương ứng với phần hàng hoá, dịch vụ chưa được cung cấp hoặc thời gian thuê chưa thực hiện và hạch toán tăng khoản chi phí trả trước (hoặc chi phí chờ phân bổ).
1.8.2.5 Công thức xác định giá trị doanh nghiệp khi bán công ty.
* Bỏn cú kế thừa nợ:
- GTTT(giỏ trị thực tế) doanh nghiệp giống như ở phần cổ phần hoá.
- Giỏ bỏn:
Giỏ bỏn
=
GTTT doanh nghiệp
-
Nợ thực tế phải trả
-
Số dư quỹ khen thưởng, phúc lợi,NKPSN.
* Bỏn khụng kế thừa nợ.
- GTTT(giá trị thực tế) doanh nghiệp giống như ở phần cổ phần hoá.
- Giỏ bỏn:
Giỏ bỏn
=
GTTT doanh nghiệp
-
Số dư quỹ khen thưởng, phúc lợi, NKPSN
1.8.2.6 Nguyờn tắc xử lý tài sản, tài chớnh của cụng ty khi cho thuờ.
a.Việc sử lý tài sản, tài chính và nợ khi cho thuê công ty như sau:
-Tài sản hiện có của công ty được kiểm kê xác định số lượng và thực trạng bao gồm: tài sản cố định và đầu tư dài hạn; tải sản lưu động và đầu tư ngắn hạn; tài sản đi thuê, mượn, cho thuê, giữ hộ, bán hộ, ký gửi, chiếm dụng.
Tài sản thuê, mượn, giữ hộ, nhận gia công, nhận ký gửi, chiếm dụng được kiểm kê phân loại riêng.
- Tài sản hiện có ở công ty được phân loại và xử lý như sau:
+ Tài sản cho thuê được phân loại và đánh giá giá trị thực trạng, phẩm chất, tính năng kỹ thuật và xác định giá trị thực tế.
Giá trị thực tế của tài sản cho thuê được xác định căn cứ vào sổ sách kế toán của doanh nghiệp tại thời điểm cho thuê, nhu cầu sử dụng của người thuê và giá thị trường tại thời điểm cho thuê.
Giá trị thực tế của các tài sản tại thời điểm cho thuê dùng làm căn cứ để xác định mức giá cho thuê công ty;
+ Tài sản không thuộc danh mục cho thuê phải được xử lý trước khi cho thuê theo các hình thức: điều động, thanh lý, nhượng bán hoặc nhờ bảo quản khi chưa xử lý được;
+ Tài sản lưu động do người cho thuê và người thuê thoả thuận;
+ Tài sản được hình thành từ quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi được chuyển giao tập thể cho người lao động do Công đoàn công cùng với người lao động quản lý. Đối với số dư các quỹ khen thưởng và phúc lợi (nếu có), giám đốc Ban chấp hành Công đoàn công ty có trách nhiệm lập phương án xử lý chia cho người lao động trước khi ký hợp đồng bàn giao công ty.
- Công ty có trách nhiệm giải quyết các khoản nợ phải thu, phải trả. Nếu bên thuê không kế thừa những khoản nợ phải thu, phải trả, thì bộ phận quản lý còn lại của công ty được người quyết định cho thuê bố trí để theo dõi hợp đồng thuê, có trách nhiệm tiếp tục thu hồi các khoản nợ phải thu, thanh toán các khoản phải trả.
- Trường hợp thuê công ty hoạt động: người cho thuê cùng với người thuê bàn với các bên có liên quan để thoả thuận về việc kế thừa các quyền lợi và nghĩa vụ của pháp nhân công ty cho thuê.
b. Nguyên tắc định giá thuê công ty
- Giá trị doanh nghiệp được xác định căn cứ vào:
+ Hình thức thuê.
+ Giá thuê tối thiểu do người quyết định cho thuê qui định.
+ Giá trị thực tế của doanh nghiệp.
+ Thoả thuận trực tiếp về giá thuê giữa người cho thuê và người thuê (trường hợp cho thuê trực tiếp) hoặc giá thắng thầu (trường hợp đấu thầu), nhưng không thấp hơn mức giá thuê tối thiểu của người quyết định cho thuê qui định.
- Giá thuê tối thiểu được xác định trên nguyên tắc:
+Bảo đảm bù đắp chi phí hao mòn về tài sản cho thuê;
+ Bù đắp các chi phí hợp lý của bên cho thuê trong quá trình tổ chức, quản lý và giám sát tài sản cho thuê;
+ Tính lãi trong giá cho thuê công ty, phụ thuộc vào giá trị và tình trạng tài chính tài sản, công nghệ, chất lượng sản phẩm, tình trạng và hiệu quả kinh doanh của công ty trước khi cho thuê:
1. Đối với các công ty đang kinh doanh có lãi: mức lãi trong giá thuê công ty không thấp hơn mức lợi nhuận tối thiểu đã đạt đựơc trước khi cho thuê.
2. Đối với công ty đang thua lỗ hoặc chưa có lãi: khi cho thuê không tính lợi nhuận vào trong mức giá cho thuê khởi điểm.
1.8.2.7 Công thức xác định giá trị doanh nghiệp khi cho thuê doanh nghiệp.
Giỏ trị cho thuờ
=
(
Khấu hao tài sản/ năm
+
Giá thuê đất/ năm
+
Lợi nhuận /năm
)x
Thời gian thuờ
+
Chi phớ cho thuờ, giỏm sỏt tài sản cho thuờ
Tóm lại : Giá trị doanh nghiệp là một thực tại khách quan. Nó thay đổi theo nhiều cách nhìn nhận và đánh giá của nhà đầu tư vào doanh nghiệp. Tuy nhiên, xem xét tính đặc thù khi định giá một doanh nghiệp nhà nước trong quá trình cổ phần hoá, chuyển đổi sở hữu hay đổi mới phương thức quản lý sẽ là những cơ sở quan trọng để người ta thấy được sự lựa chọn các phương pháp định giá còn phù hợp với quan điểm của các nhà đầu tư hay không. Nó góp phần quan trọng vào việc giải thích những cơ sở thực tiễn và đưa ra những đánh giá thật sự khách quan đối với việc xây dựng và lựa chọn phương pháp định giá của các nhà ban hành chính sách Nhà nước hiện nay.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tiep_chuong_1_2433_4656.doc