Xác định mục tiêu và nội dung đo đạc

Giáo dục khoa học công nghệ là một bộ phận cấu thành nội dung đào tạo trong các loại hình trường chuyên nghiệp. - Trên cơ sở xác định rõ mục tiêu và các nhiệm vụ của nhà trường trong hệ thống đào tạo, cần nghiên cứu xây dựng hệ thống tổng quát các tri thức khoa học và kỹ năng công nghệ cần thiết ở cấp độ phổ thông và chuyên ngành.Trên cơ sở đó phân hóa về mặt dung lượng và trình độ kiến thức kỹ năng phù hợp với từng lọai hình trường, từng bậc học theo quan điểm hệ thống giáo dục liên tục. -Nghiên cứu xây dựng các môn học tích hợp về các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và các chương trình tích hợp về khoa học và công nghệ nhằm giảm tải và giảm số lượng các môn học trong chương trình, đồng thời tăng cường tính ứng dụng của các kiến thức khoa học. -Mở rộng các loại sách tham khảo, đọc thêm, các môn học tự chọn về khoa học và công nghệ nhằm phát huy hứng thú và sở trường của học sinh và bổ trợ mở rộng kiến thức khoa học và công nghệ ngoài khuôn khổnội dung chương trình và sách giáo khoa của nhà trường.

pdf20 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2586 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xác định mục tiêu và nội dung đo đạc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 MỞ ĐẦU BỘ GIO DỤC V ĐO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM  XC ĐỊNH MỤC TIU & NỘI DUNG ĐO TẠO (Tiểu luận mơn: Tổ chức- quản lý qu trình gio dục đo tạo) GVHD : TS NGUYỄN TRẦN NGHĨA Học vin : TRẦN THỊ HẠNH THẢO TP.HỒ CHÍ MINH - 2006 2 Để đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo nghề nhằm đáp ứng một cách cơ bản yêu cầu của sản xuất, của thị trường lao động, đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ để có đủ khả năng tiếp cận và làm chủ công nghệ tiên tiến, thiết bị kỹ thuật hiện đại phục vụ cho sự nghiệp CNH – HĐH. Vì vậy cần phải đổi mới, hiện đại hóa nội dung chương trình đào tạo nghề phù hợp với thực tế sản xuất, công nghệ, xây dựng chương trình đào tạo nghề theo modul để tạo thuận lợi cho người học, đảm bảo liên thông trong đào tạo giữa các trình độ đào tạo nghề với các trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nội dung, chương trình chương trình đào tạo nghề cần được xây dựng theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. NỘI DUNG Chương 1: MỤC TIÊU ĐÀO TẠO. 1.1 Khái niệm. Thuật ngữ mục tiêu được giải nghĩa là: “ Đích đặt ra, cần phải đạt tới, đối với công tác nhiệm vụ”. 3 Cũng như bất cứ họat động xã hội nào, hoạt động đào tạo đều hướng tới mục tiêu đào tạo nhất định phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội, các ngành sản xuất dịch vụ, khoa học công nghệ và cá nhân. Đối tượng của các họat động đào tạo là con người và do đó mục đích đào tạo chung là hướng tới hình thành và phát triển nhân cách con người, nhân cách nghề nghiệp thích hợp với nhu cầu phát triển trong từng giai đọan lịch sử của xã hội và từng cá nhân. Trên cơ sở mục tiêu đào tạo chung hoặc mục tiêu đào tạo tổng quát sẽ hình thành các mục tiêu đào tạo cụ thể của từng bậc học, loại hình trướng và từng ngành nghề đào tạo, từng bài giảng lý thuyết hoặc thực hành. Các mục tiêu đào tạo quốc gia thông thường được xác định trong các văn bản pháp chế của nhà nước ( Luật giáo dục, Nghị định của chính phủ hoặc người đứng đầu Chính phủ. . .). Mục tiêu đào tạo quốc gia phản ánh những yêu cầu chung nhất của toàn bộ các họat động đào tạo đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách người học, đồng thời cũng định hướng cho toàn bộ các hoạt động tổ chức và quản lý đào tạo trên quy mô toàn quốc và ở mọi cấp học, mọi loại hình đào tạo. Mục tiêu của hệ thống giáo dục nghề nghiệp cũng được xác định cụ thể là: “Đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỹ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, củng cố quốc phòng an ninh”. 1.2 Các thành tố của mục tiêu đào tạo. Hệ thống giáo dục quốc dân Cấp bậc học Loại hình trường: đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, d y ngh Ngành nghề đ ào tạo Phần học, môn học Chương Mục Bài giảng lý thuyết Bài tập, thực hành, thực tập Sơ đồ cấu trúc thứ bậc tiếp cận mục tiêu đ ào tạo 4 1.2.1 Về phẩm chất đạo đức công dân: Những yêu cầu hình thành và phát triển các phẩm chất nhân cách ( về cá nhân, xã hội. Nghề nghiệp) phù hợp với các giai đọan phát triển của đời sống kinh tế xã hội và lao động nghề nghiệp, ý thức đạo đức, lối sống và các định hướng giá trị trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp. 1.2.2 Về trình độ văn hóa: Đối với các loại hình đào tạo nghề nghiệp kết hợp với đào tạo văn hóa ( đào tạo nghề có trình độ công nghệ cao, THCN tuyển học sinh trung học cơ sở, trung học nghề…, cần xác định rõ mục tiêu về trình độ văn hóa đạt chuẩn hoặc tương đương trung học cơ sở và trung học phổ thông. 1.2.3 Về trình độ chuyên môn kỹ thuật: Xác định yêu cầu, chuẩn mực đạt tới sau khóa học đào tạo về kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên môn ở trình độ trung cấp đối với hệ đào tạoTHCN hoặc bậc thợ đối với hệ dạy nghề đạt được theo nghề chính và các nghề có liên quan. Nếu có chuẩn quốc gia về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và nghề nghiệp thì xác định mục tiêu đào tạo theo các chuẩn này với các yêu cầu về năng lực hành nghề. 1.2.4 Về sức khỏe và trình độ quân sự phổ thông: Xác định các yêu cầu đạt được về sức khỏe nói chung và sức khỏe thích ứng với lao động nghề nghiệp nói riêng. Các chuẩn về giáo dục quốc phòng quy định chung cho các cấp học, loại hình đào tạo. 1.3 Mô hình cấu trúc của mục tiêu học tập. Mục tiêu họat động của một bài giảng hoặc một họat động học tập được xác định với ba thành tố cơ bản về: kiến thức, kỹ năng, Thái độ. Quá trình đào tạo là quá trình chuyển hóa mục tiêu thiết kế thành hiện thực và đưa đến kết quả, chất lượng đào tạo. - Đặc trưng , giá trị nhân cách, xã hội, nghề nghiệp - Giá trị sức lao động. -Năng lực hành nghề. -Trình độ chuyên môn nghề nghiệp( Kiến thức, kỹ năng…). - Năng lực thích ứng với thị trường lao động. Thái độ Kỹ năng Người tốt nghiệp Mục tiêu đ ào tạo Chất lượng đ ào tạo Quá trình đ ào tạo 5 Quan hệ giữa mục tiêu và chất lượng đào tạo Các mức mục tiêu phát triển kiến thức và kỹ năng trong quá trình đào tạo. Kiến thức Kỹ năng 1. Biết: Nhận biết các tri thức thông qua quá trình tri giác, hình thành các biểu tượng, các khái niệm ban đầu, sơ khai, thụ động. Ví dụ: mô tả được một hiện tượng, hoặc phát biểu được một định nghĩa khái niệm. 1. Bắt chước: Thực hiện các thao tác, động tác, các họat động theo mẫu chỉ dẫn máy móc. Làm việc thụ động. Ví dụ: Thực hiện các kỹ năng pha trộn vữa, đặt các hàng gạch xây tường… 2. Hiểu: Nắm được bản chất, mối quan hệ, nội hàm và ngoại diên của các khái niệm, hệ thống tri thức. Ví dụ: Người học hiểu được tính chất cơ- lý – hóa và thành phần của một loại vật liệu. Phân loại và phạm vi sử dụng chúng trong thực tế. 2. Hình thành kỹ năng cơ bản ban đầu theo chỉ dẫn chung. Các kỹ năng đã bước đầu hình thành trên cơ sở chỉ dẫn và những kiến thức, kinh nghiệm, sở trường của người học. Hình thành kỹ năng cơ bản ( thực hiện đúng và tương đối độc lập các kỹ năng) 3. Vận dụng: Có khả năng vận dụng tri thức để giải quyết một nhiệm vụ nhận thức hoặc thức tế như: Giải thích hiện tượng, lựa chọn vật liệu thích hợp, vận dụng công thức tính toán. Biến tri thức từ bên ngoài thành kiến thức bên trong của mỗi cá nhân. 3. Hình thành khả năng hoặc năng lực liên kết. Phối hợp kỹ năng trong quy trình thực hiện một công việc hoặc một sản phẩm nhất định như thiết kế một mẫu quần áo thời trang, gia công một chi tiết máy. Kỹ xảo Kỹ năng cơ bản Bắt chước thao, động tác mới Mức kỹ năng ban đầu Mức kiến thức ban đầu Biết Hiểu Vận dụng thực tế Phát triển Sáng tạo 6 4. Hình thành năng lực phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá … các vấn đề, sự vật, hiện tượng trong họat động nghề nghiệp, các kết quả học tập và lao động nghề nghiệp, thể hiện mức độ làm chủ, hiểu biến kiến thức sâu sắc. 4. Hình thành các kỹ xảo lao động nghề nghiệp từ đơn giản đến phức tạp theo trình độ được đào tạo qua quá trình luyện tập công phu trên cơ sở các kiến thức, kỹ năng đã hình thành. Ví dụ: kỹ xảo nhận dạng khuyết tật của sản phẩm, thực hiện các thao tác thành thục, tự động hóa 5. Phát triển, sáng tạo tri thức mới 5. Sáng tạo kỹ năng, kỹ xảo mới Phân mức trình độ kiến thức – kỹ năng ( dựa theo phân lọai của Blom) 1.4 Phương pháp xây dựng mục tiêu đào tạo. Tùy theo từng mức độ mục tiêu đào tạo ( Quốc gia, bậc học, loại hình trường đào tạo…) mà chúng ta có thể sử dụng nhiều phương pháp xây dựng mục tiêu khác nhau. Ở đây, chủ yếu chúng ta xem xét phương pháp xây dựng mục tiêu đào tạo củ một ngành, nghề đào tạo. 14.1 Các căn cứ xây dựng mục tiêu đào tạo. Sơ đồ cấu trúc và căn cứ xây dựng mục tiêu đào tạo. 1.4.2 Phân tích đặc điểm chuyên môn nghề: Nhu cầu nhân lực của các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ và nhu cầu xã hội. Đặc điểm chuyên môn ngành nghề Danh mục đ ào tạo quốc gia và các quy chế xây dựng mục tiêu- nội dung đ ào tạo của bộ GD và ĐT và tổng cục dạy nghề. Tiêu chuẩn cấp bậc CNKT theo các ngành, nghề hoặc các chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của các ngành ĐT THCN cục dạy nghề. Mục tiêu đ ào tạo của một ngành, nghề. Định hướng mục tiêu đ ào tạo quốc gia - Bậc học. - Loại trường. - Ngành đ ào tạo Các điều kiện đảm bảo - Cơ sở vật chất KT phục vụ ĐT - Đội ngũ giáo viên. - Tài liệu học tập. - Quản lý giáo dục- đ ào tạo 7 Là căn cứ cơ bản để xây dựng mục tiêu, nội dung đào tạo là tài liệu phân tích đặc điểm chuyên môn ngành, nghề phản ánh tính chất, đặc trưng nội dung lao động, đặc điểm tâm sinh lý nghề nghiệp và các yêu cầu về đào tạo thích ứng với các yêu cầu của trình độ nghề nghiệp và nhu cầu nhân lực ngoài xã hội. Cấu trúc tài liệu phân tích đặc điểm chuyên môn nghề: Tên ngành nghề: 1. Phạm vi họat động và ý nghĩa, vai trò của ngành nghề trong nền kinh tế quốc dân và ở từng vùng, từng địa phương. 2. Phân tích nội dung lao động: - Nguồn nguyên vật liệu ( hoặc thông tin) đầu vào. - Các thiết bị, phương tiện, công cụ lao động. - Quy trình công nghệ cơ bản. - Các sản phẩm lao động. - Các chuẩn đánh giá công nghệ và sản phẩm. - Môi trường lao động: ánh sáng, vi khí hậu, tiếng ồn. . . Sơ đồ phân tích nội dung lao động theo công nghệ 1.4.3 Hệ thống định hướng giá trị và các kiến thức, kỹ năng văn hóa- khoa học; công nghệ và nghề nghiệp: - Tùy theo từng loại hình đào tạo: cao đẳng, THCN, dạy nghề và hình thức đào tạo ( dài hạn, ngắn hạn, chính quy, tại chức) mà chúng ta có thể xác định hệ thống kiến thức, kỹ năng và các định hướng giá trị theo chương trình khung. - Các loại hình đào tạo ngắn hạn theo modul kỹ năng hành nghề được xác định bằng hệ thống kiến thức kỹ năng theo các công việc hành nghề cụ thể ở từng nghề khảo sát. 1.4.4 Đặc trưng tâm sinh lý và các chống chỉ định về bệnh nghề nghiệp. Tùy theo tính chất, đặc trưng và nội dung lao động của từng nghề mà nó đòi hỏi ở người học được đào tạo các phẩm chất về tâm, sinh lý, sức khỏe phù hợp hơn. Đặc trưng này thường được xác địng theo cấu trúc sau: - Tiêu chuẩn sức khỏe, bệnh lý. Khâu 1 Khâu 2 Khâu3 Khâu 4 Khâu n Thông tin Đầu vào Thiết bị và quy trình công nghệ Đầu ra 8 - Đặc trưng sinh lý ( hệ thống các giác quan – hệ vận động). - Đặc trưng tâm lý ( khí chất, chú ý, tính cách…). - các yêu cầu chống chỉ định về bệnh nghề nghiệp. Quá trình phân tích và xây dựng đặc điểm chuyên môn ngành, nghề là một quá trình phức tạp đòi hỏi phải tiến hành điều tra, khảo sát thực tế rất công phu và tốn kém. Các cơ sở sản xuất, dịch vụ xã hội được chọn khảo sát cần phản ánh các đặc trưng chung của nghề về phạm vi họat động, trình độ kỹ thuật, công nghệ; quy mô sản xuất, dịch vụ … đồng thời, cần có sự tham gia tích cực của các nhà sư phạm; các cán bộ quản lý, kỹ thuật, công nhân lành nghề ở các cơ sở và các cán bộ chuyên môn về tâm lý, y tế… 1.5 Ý nghĩa của việc nghiên cứu mục tiêu đào tạo. - Mục tiêu đào tạo được định hướng theo quan niệm của con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc phát triển kinh tế xã hội. Họat động giáo dục hướng tới yêu cầu: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. - Mục tiêu giáo dục là cơ sở định hướng cho toàn bộ hoạt động tổ chức và quản lý đào tạo ở mọi loại hình và phương thức đào tạo.Đồng thời là cơ sở để thiết kế nội dung chương trình đào tạo cho các ngành nghề cụ thể, phù hợp với từng loại hình trường và hệ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân. - Mục tiêu đào tạo là chuẩn đánh giá toàn bộ quá trình tổ chức đào tạo nghề ở các mức độ khác nhau Chương 2: NỘI DUNG ĐÀO TẠO. 2.1 khái niệm chung. Nội dung đào tạo là tập hợp hệ thống các kiến thức về văn hóa- xã hội, khoa học- công nghệ, các chuẩn mực thái độ nhân cách, các kỹ năng lao động chung và chuyên biệt cần thiết để hình thành những phẩm chất và năng lực nghề nghiệp phù hợp với một loại hình lao động nghề nghiệp cụ thể. Nội dung đào tạo cơ bản được phản ánh trong các chương trình khung. Chương trình khung giáo dục trung học chuyên nghiệp ban hành theo quyết định số 21/2001/QĐ – BGD và ĐT ngày 06/6/2001 bao gồm những thành phần cơ bản sau - Khối các môn học chung. Bao gồm các môn về chính trị, giáo dục pháp luật, quốc phòng, tin học, ngoại ngữ, thể dục thể thao… Các môn học này đáp ứng yêu cầu phát triển nhân cách chung của người lao động trong xã hội với từng giai đoạn lịch sử cụ thể. 9 Trong những năm gần đây, nội dung và kết cấu nội dung phần học này có sự thay đổi rất lớn. Nhiều vấn đề xã hội có tính toàn cầu và quốc qia đang được đặt ra cho mọi người như vấn đề giáo dục dân số, bảo vệ môi trường, phòng chống ma túy, tệ nạn xã hội… đã được nghiên cứu đưa vào nội dung các môn học chung với hình thức và mức độ thích hợp. Trong chương khung THCN thời gian dành cho khối này khoảng 10% thời gian đào tạo. - Khối các môn học văn hóa. Chủ yếu bao gồm các môn khoa học tự nhiên và xã hội ( toán, Lý, Sinh, Hóa, Lịch sử, Địa lý…). Các môn học được đưa vào nội dung chương trình đào tạo tùy thuộc vào đặc trưng lĩnh vực nghề nghiệp ( công nghệ, nông nghiệp, dịch vụ…) và trình độ kỹ thuật ( Thủ công, cơ khí, điện tử, tự động hóa…). Phần lớn các ngành đào tạo THCN tuyển học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở có nội dung đào tạo văn hóa 4 môn với thời lượng khoảng 30% thời gian dành cho khóa học. Nội dung đào tạo các môn văn hóa được thiết kế trên cơ sở các môn học tương ứng ở trường phổ thông trung học có điều chỉnh cho phủ hợp với mục tiêu đào tạo của trường THCN và dạy nghề. - Khối các môn cơ sở. Bao gồm các môn học về cơ sở kỹ thuật – công nghệ, kinh tế và quản lý… cho một ngành, nghề hoặc một nhóm ngành, nghề đào tạo có liên quan. Khối kiến thức này không chỉ làm nền tảng để học sinh có khả năng tiếp thu kiến thức chuyên môn nghề nghiệp ( lý thuyết và thực hành) mà đồng thời có ý nghĩa quan trọng trong quá trình mở rộng và nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp cho người lao động trong thực tiễn. Đối với một số nghề có trình độ kỹ thuật cao như điện tử, tin học, tự động hóa… các kiến thức kỷ thuật cơ sở trỏ Các môn học chung Cấu trúc nội dung đ ào tạo Văn hóa phổ thông 30% Kỹ thuật cơ sở 10% - 15% Chuyên môn ( Lý thuyết chuyên môn, Thực hành cơ bản 40% - 45% Thực tập SX 5% - 10% Mối quan hệ trực tiếp Mối quan hệ gián tiếp Cấu trúc khung chương trình đ ào tạo Ra trường 10 thành những kiến thức chuyên môn nghề nghiệp trực tiếp. Tỷ lệ khối này khoảng 10 – 15% tổng thời gian đào tạo. - Khối các môn chuyên môn- nghề nghiệp. Thông thường có hai phần cơ bản: phần lý thuyết và phần thực hành cơ bản. Phần lý thuyết bao gồm các kiến thức về công nghệ – kỹ thuật của một ngành nghề hoặc chuyên ngành cụ thể. Phần thực hành cơ bản bao gồm nhiều bài tập thực hành cơ bản để hình thành ở học sinh những kỹ năng lao động cơ bản, cần thiết theo nhu cầu mục tiêu đào tạo. Tỷ lệ thời gian giành cho khối này trong kế hoạch đào tạo khoảng 40% - 45%. - Phần thực tập Thông qua quá trình thực tập trực tiếp ở các cơ sở sản xuất - dịch vụ để củng cố và hoàn thiện các kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp thích ứng với những loại hình công việc thực tế ở các cơ sở sản xuất. Thời gian dành cho phần này khoảng 5 – 10% thời gian đào tạo. Chương trình đào tạo nêu trên được cấu trúc chủ yếu từ các môn học tương ứng với từng lĩnh vực khoa học hoặc công nghệ – kỹ thuật cụ thể cho nên còn đựợc gọi là chương trình môn học. Loại chương trình này có một số ưu điểm sau: + Bảo đảm tính logic của hệ thống các kiến thức, kỹ năng của từng môn học vàtừng khối môn học. + Mục tiêu đào tạo toàn diện được thực hiện qua từng môn học, khối môn học và mối liên hệ giữa chúng. + Dễ xây dựng và điều chỉnh chương trình do có nhiều kinh nghiệm và tài liệu tham khảo. Tuy nhiên kiểu chương trình môn học này đã bộc lộ một số nhược điểm sau: + Thời gian học kéo dài, liên tục từ 12 đến 24 tháng đối với hệ đào tạo nghề từ 24 đến 36 tháng đối với hệ THCN nên không thuận tiện cho nhiều đối tượng muốn học. + quá trình đào tạo chỉ tập trung hướng vào mục tiêu cuối cùng, không có những mục tiêu trung gian về kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cần thiết trong từng giai đọan ( theo quy trình cứng). Vì vậy người học không nhận được kết quả học tập theo từng giai đoạn. Theo sự phát triển của khoa học - công nghệ, kiến thức khoa học và kỹ năng lao động ngày càng tăng, dẫn đến tăng nhanh số môn học trong chương trình đào tạo và nội dung đào tạo từng môn học gây quá tải cho nội dung đào tạo. Để khắc phục một bước những nhược điểm trên, người ta đang nghiên cứu cấu trúc lại nội dung đào tạo nghề nghiệp cho phù hợp với nhu cầu chuẩn bị đội ngũ nhân lực lao động kỹ thuật trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần. Đáng chú ý làphương hướng mềm hóa chương trình và modul hóa chương trình đào tạo, đặc biệt là đối với các chương trình đào tạo nghề ngắn hạn. Mềm hóa chương trình đào tạo hướng vào việc phân hóa hợp lý quá trình đào tạo nghề dài hạn thành nhiều giai đọan theo chiều hướng phát triển và trình độ chủ yếu đối với phần đào tạo chuyên môn – kỹ thuật (lý thuyết và thực hành). Có thể đối với phần đào tạo kỹ thuật cơ sở nếu khối kiến thức và thời gian đào 11 tạo dành cho khối này khá lớn. Mỗi giai đoạn đào tạo đều hướng đến một mục đích cụ thể về kiến thức, trình độ kỹ năng lao động nghề nghiệp cần thiết để học sinh có khả năng thực hiện một số công việc hoặc chức năng lao động trong thực tế. Thông thường quá trình đào tạo chuyên môn kỹ thuật ( lý thuyết, thực hành cơ bản) được phân hóa từ 2 – 4 giai đọan đào tạo từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp và mở rộng dần lảnh vực hoạt động nghề nghiệp phù hợp với khả năng người học và yêu cầu thực tế về nhân lực lao động. Sau mỗi thời gian đào tạo, người học được cấp chứng chỉ trình độ nghề nghiệp tương lai và có thể đi làm nếu không có điều kiện tiếp tục học ở giai đọan sau. Nôi dung chương trình được cấu trúc lại cho phù hợp với mục tiêu đào tạo ở từng giai đọan theo hướng modul hóa các chương trình đào tạo. Khối các môn học chung như các môn giáo dục chính trị, pháp luật, quốc phòng, ngoại ngữ, tin học … thường vẫn để cấu trúc kiểu môn học riêng như hiện nay nhưng có thể lồng ghép một số nội dung giáo dục mới như lồng ghép môn giáo dục bảo vệ môi trường vào môn giáo dục pháp luật, chính trị. Các môn này có tính độc lập cao và không có tác động trực tiếp đến các phần chuyên môn. Mỗi môn học ở đây mang tính chất một modul lớn. Các môn học văn hóa phổ thông như ( toán, lý, hóa, sinh, sử, địa…) có nhiều kiểu kết cấu khác nhau. Đối với các loại hình dạy nghề trung học thông thường được xây dựng ở dạng các môn học tích hợp về toán, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội. Đối với các nghề đào tạo hiện nay – trong các chương trình đào tạo các kiến thức kỹ năng cần thiết của các môn này ( toán, lý, hóa…) thường được lồng ghép hoặc tích hợp vào chương trình kỹ thuật cơ sở hoặc chuyên môn ( thực hành cơ bản + lý thuyết) ở dạng tích hợp. Khối các môn kỹ thuật cơ sở được xây dựng ở dạng các môn học, một số học phần (unit), hoặc tích hợp với phần chuyên môn kỹ thuật ( lý thuyết và thực hành) thành các modul đào tạo. Phần chuyên môn kỹ thuật (lý thuyết + thực hành) ở từng giai đọan được thiết kế theo các modul hoặc các phần đào tạo tích hợp. Mỗi modul đào tạo bao gồm những kiến thức và kỹ năng chuyên môn cần thiết đảm bảo cho người học có khả năng hoàn thành một số công việc cụ thể nào đó trong nội dung và chức năng lao động của nghề mà họ theo học. Các modul đào tạo được thiết kế mới sử dụng những tài liệu quốc tế về đào tạo theo modul (ngân hàng dữ liệu quốc tế) nếu có sự phù hợp về đặc tính nghề đào tạo và các chuẩn nghề quốc tế và quốc gia. Khi cần thiết, có tiến hành điều chỉnh phù hợp với đặc tính của quốc gia. - Phần thực hành sản xuất. Tùy theo từng điều kiện cụ thể có thể được thực hiện riêng từng giai đọan phù hợp với phần học chuyên môn – kỹ thuật tương ứng hoặc hình thành một giai đoạn chung sau khi đã hoàn thành tất cả các giai đọan đào tạo về chuyên môn – kỹ thuật. 2.2 Hệ thống các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo trong nội dung đào tạo. 2.2.1 Hệ thống tri thức hay kiến thức nghề nghiệp. 12 Nội dung đào tạo nghề nghiệp trước hết bao gồm hệ thống các tri thức khoa học ( khoa học tự nhiên và khoa học xã hội – nhân văn, khoa học và công nghệ) phản ánh các đặc tính, thuộc tính của các sự vật hiện tượng và các mối quan hệ, các quy luật vận động và phát triển trong thế giới khách quan nói chung và trong từng lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp nói riêng. Hệ thống các tri thức khoa học và công nghệ trong nội dung đào tạo nghề nghiệp bao gồm các loại sau: - Các tri thức về sự vật, hiện tượng (tri sự) được phản ánh trong hệ thống các khái niệm, định nghĩa như các khái niệm về các loại vật liệu cơ khí, xây dựng, may mặc … cũng như các hiểu biết về cấu tạo, công dụng cũa các thiết bị, công cụ lao động chuyên môn của từng ngành nghề như động cơ điện, ô tô, máy tiện, máy may. Các kiến thức về các sản phẩm lao động nghề nghiệp như hình dạng mẫu mã, thành phần, công dụng sản phẩm. - Các tri thức về lý luận ( tri lý) về hệ thống các quan điểm, tư tưởng xã hội, học thuyết khoa học, các quy luật, định luật khoa học… như các quan điểm triết học Mác – Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh; Các quy luật, định luật về hóa học, cơ học điện; các nguyên lý họat động của các thiết bị máy móc… - Các tri thức về các quá trình công nghệ gia công, chế biến, xử lý để tạo các sản phẩm vật chất hoặc tinh thần (Tri hành) theo các ngành nghề như các quy trình gia công cắt gọt kim loại; quy trình chế biến món ăn; quy trình thiết kế sản phẩm; quy trình kế toán hoặc xử lý số liệu… - Các tri thức khác có liên quan về môi trường lao động trong đó có cả môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo, môi trường xã hội nơi diễn ra các họat động lao động nghề nghiệp và cuộc sống hàng ngày. Hệ thống tri thức trong nội dung đ ào tạo Trí lực Thể lực Tâm lực ( Hình thành qua quá trình đào tạo) Tri sự Dữ liệu Thông tin Tri thức Tri nhân Tri hành Tri lý 13 - Các tri thức khác có liên quan về môi trường lao động trong đó có cảmôi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo, môi trường xã hội nơi diễn ra các họat động lao động nghề nghiệp và cuộc sống hàng ngày. - Các tri thức hiểu biết về con người ( tri nhân) về đời sống xã hội và lao động nghề nghiệp. Thái độ và các định hướng giá trị xã hội và nghề nghiệp làm cơ sở cho việc hình thành lý tưởng, niềm tin, thái độ và trách nhiệm nghề nghiệp. Quá trình đào tạo, học hỏi là quá trình thực hiện sự phát triển và chuyển hóa lẫn nhau giữa kiến thức ngầm và kiến thức hiện tạo nên “ đường xoáy ốc sáng tạo kiến thức” với các kiểu biến đổi sau: - Từ kiến thức ngầm thành kiến thức ngầm: Đây là quá trình chia xẻ kinh nghiệm và tri thức từ đó tạo ra và trao đổi kiến thức ngầm dưới dạng các mô hình ngầm ( trong đầu) và kỹ năng kỹ thuật. Ví dụ khi dạy một người nào đó cách sử dụng một thiết bị, máy móc. - Từ kiến thức ngầm thành kiến thức hiện: Là quá trình giải thích duy lý kiến thức ngầm và nói rõ về nó dưới dạng các khái niệm hiện và các mô hình hình thức. Ví dụ khi viết cuốn sách hướng dẫn kỹ thuật nấu ăn… - Từ kiến thức hiện thành kiến thức ngầm: là quá trình theo đó kiến thức hiện biến đổi thành bí quyết riêng của cá nhân hoặc tổ chức qua quá trình học hỏi, suy luận… Ví dụ như quá trình nghiên cứu, vận dụng sáng tạo các kiến thức để xây dựng các phần mềm chuyên dụng. - Từ kiến thức hiện thành kiến thức hiện: Là quá trình hệ thống hóa và biến đổi một hệ khái niệm hình thức hóa thành một hệ khác. Ví dụ như biên soạn một cuốn sách kỹ thuật từ việc tham khảo hàng lọat các tài liệu kỹ thuật và sách đã có để phục vụ cho một đối tượng nhất định hoặc một mục đích nào đó. 2.2.2 hệ thống các kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp. Kiến thức ngầm Kiến thức hiện Sơ đồ chuyển hóa các loại kiến thức 14 Hệ thống các kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp chung và chuyên biệt cho từng ngành nghề đào tạo là phần nội dung đào tạo quan trọng trong chương trình đào tạo của các ngành nghề. Có nhiều cách phân loại hệ thống các kỹ năng trong đó có các cách phân loại đáng chú ý sau: - Kỹ năng nhận biết. - kỹ năng cảm thụ. - kỹ năng hành động. Đây là 3 loại kỹ năng nghề nghiệp phổ biến. Tuy nhiên , đối với một số nghề như quản lý, sư phạm còn có thêm 2 kỹ năng nữa là: - Kỹ năng giao tiếp. - Kỹ năng tự học. 2.2.3 Cách mạng khoa học công nghệ với vấn đề hoàn thiện nội dung đào tạo. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra vào thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX. Cuộc cách mạng này đã làm cho nền kinh tế nông nghiệp chuyển sang kinh tế công nghiệp – Việc sản xuất máy hơi nước và nền sản xuất cơ khí là thành tựu chủ yếu của cuộc cuộc cách mạng này. Hệ thống kỹ thuật cũ có tính truyền thống của thời đại nông nghiệp (kéo dài 17 thế kỷ) đã bị thay thế. Nếu trong thời đạinông nghiệp, nguyên liệu chủ yếu là gỗ và năng lượng chủ yếu là sức mạnh cơ bắp, sức gió, sức kéo động vật… thì đến thời đại cách mạng công nghiệp, nguyên liệu mới là sắt, năng lượng mới là than đá, nguồn động lực là máy hơi nước. Tiền đề kinh tế chính của bước quá độ này là sự thắng lợi của các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, còn tiền đề khoa học là sự xuất hiện nền khoa học thực nghiệm. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra vào cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX với một hệ thống kỹ thuật mới dựa trên nguồn động lực là động cơ đốt trong, nguồn năng lượng là điện năng, dầu mỏ, khí đốt. Còn nguồn nguyên vật liệu là thép, các kim loại màu, các hóa phẩm tổng hợp… đã tạo nên tiền đề mới và những cơ sở vững chắc để nền công nghiệp phát triển ở mức cao hơn. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai được chuẩn bị bằng sự phát triển 100 năm của các lực lượng sản xuất trên cơ sở nền sản xuất đại cơ khí và bằng sự phát triển khoa học nhờ hệ thống kỹ thuật mới. Yếu tố quyết định của cuộc cách mạng này là chuyển sang sản xuất trên cơ sở điện – cơ khí và sang giai đọan tự động hóa cục bộ. Khoa học trở thành ngành lao động đặc biệt. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba hay còn gọi là cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại . Nếu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và thứ hai chỉ thay thế một phần chức năng lao động chân tay của con người bằng máy móc cơ khí hoặc tự động hóa một phần hay tự động hóa cục bộ thì cuộc cách mạng khoa học và công nghiệp hiện đại là sự thay thế phần lớn và hầu hết các chức năng của con người cả lao động chân tay lẫn trí óc bằng các thiết bị máy móc tự động hóa hoàn toàn trong quá trình sản xuất nhất định. 15 Sự phát triển và thay thế nhau một cách nhanh chóng của các tri thức đã làm cho các công nghệ ra đời với tốc độ chưa từng thấy và với vòng đời của chúng cứ rút ngắn lại dần. Hiện nay chúng ta chưa thấy có sự thống nhất về định nghĩa “ cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại”, nhưng có thể hiểu cuộc cách mạng này là sự thay đổi căn bản trong bản thân các lĩnh vực khoa học và công nghệ cũng như mối quan hệ và chức năng xã hội của chúng, khiến cho cơ cấu và động thái phát triển của các lực lượng sản xuất cũng bị thay đổi hoàn toàn. Trong đó , quan trọng nhất làviệc nổi lên vai trò hàng đầu của yếu tố con người trong hệ thống lực lượng sản xuất dựa trên việc vận dụng đồng bộ các ngành công nghệ mới có hàm lượng khoa học, công nghệ cao, gọi tắt là các ngành công nghệ cao (hi- tech) như công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học… Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là sự biến đổi tận gốc lực lượng sản xuất của xã hội hiện đại, được thực hiện với vai trò dẩn đường khoa học trong toàn bộ chu trình “ khoa học – công nghệ – sản xuất – con nguời – môi trường”. Những đặc điểm lớn của cuộc cách mạng này là: 1. Đó là sự vượt lên của khoa học so với kỹ thuật và công nghệ trong quá trình diễn ra đồng thời cuộc cách mạng khoa học và cách mạng công nghệ, đã tạo điều kiện đẩy nhanh tiến bộ kỹ thuật - công nghệ. Ngược lại sự tiến bộ đó thúc đẩy khoa học phát triển nhanh hơn nữa và đưa khoa học trỏ thành lực lượng sản xuất trực tiếp. 2. Các yếu tố riêng biệt của quá trình sản xuất được kết hợp hữu cơ với nhau và được kết nối thành một hệ thống liên kết mạng trên quy mô quốc gia và quốc tế. 3. Hầu hết các chức năng lao động dần dần được thay thế từ thấp lên cao ( từ lao động chân tay sang lao động trí tuệ) trong quá trình thay đổi về chất của quá trình sản xuất, dẫn đến sự thay đổi căn bản về vai trò của con người trong sản xuất, từ chỗ bị lệ thuộc và bị trói chặt Quan hệ một chiều) vào quá trình sản xuất tiến lên làm chủ và chi phối lại quá trình sản xuất ( quan hệ hai chiều). 4. Tạo một bước ngoặc trong toàn bộ hệ thống lực lượng sản xuất, nâng cao đáng kể năng suất và hiệu quả của nền sản xuất xã hội, cũng như tác động một cách sâu sắc vàtoàn diện tới các quan hệ kinh tế đối ngoại và mọi lĩnh vực đời sống xã hội khiến phân công lao động xã hội trong phạm vi quốc gia và quốc tế ngày càng tiến bộ. Nhìn lại trong cuộc cách mạng công nghiệp nói trên, ta thấy rằng mỗi bước phát triển trong xã hội đều dựa vào tri thức . Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba đã đánh dấu một bước tiến mới của xã hội nhờ sự gia tăng nhanh chóng những tri thức. 16 Từ giữa thế kỷ XX, Đặc biệt là từ những năm 1980 đến nay, loài người đã nhờ vào khoa học và công nghệ mà đạt những thành tựu:  Những cuộc du hành vũ trụ nối tiếp nhau, hứa hẹn mang lại những hiểu biết mới so với khi loài người chưa thắng được sức hút của trái đất.  Loài người đã tìm ra được nguồn năng lượng mới: Năng lượng nguyên tử. Năng lượng này vượt xa những năng lượng đã có như than đá, dầu lửa, thủy điện…  Công nghệ sinh học đã làm thay đổi tư duy về sự sống và tiến hóa. Nếu như Darwin phát hiện ra những quy luật chọn lọc không tự nhiên của muôn loài thì giờ đây, người ta đã bắt đầu cuộc sống với quy luật chọn lọc không tự nhiên.  Hệ thống máy tính ra đời với những thế hệ nối tiếp nhau cực kỳ nhanh chóng và mạng Internet đã làm nên sự bùng nổ thông tin trên toàn cầu. Một cuộc cách mạng tri thức bắt đầu. - Thông qua giáo dục khoa học và công nghệ, cần làm cho học sinh hình thành và phát triển tư duy khoa học và trình độ kỹ năng công nghệ phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, loại hình đào tạo và trình độ phát triển của nền kinh tế xã hội. Trong điều kiện phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, các tri thức nhanh chóng bị lạc hậu, các công nghệ cũ nhanh chóng bị đào thải để thay thế bằng công nghệ mới thì yêu cầu phát triển tư duy khoa học và công nghệ càng trở nên quan trọng và cấp bách nhằm tạo điều kiện cho người học có cơ sở nhanh chóng tiếp cận tri thức và công nghệ mới hiện đại. - Trong điều kiện bùng nổ thông tin, khối lượng tri thức loài người tích lũy ngày càng lớn thì việc thiết kế nội dung đào tạo ở nhà trường theo cách tiếp cận truyền thống: Tăng môn học. Tinh giản và hiện đại hóa từng môn học tỏ ra bất cập với yêu cầu thực tiển, Do đó cần thiết phải nghiên cứu những cách tiếp cận và phương pháp mới về thiết kế nội dung chương trình đào tạo trong trường học theo hướng tích hợp và phân hóa hợp lý các nội dung GD-ĐT. - Trong điều kiện phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học và công nghệ, học tập suốt đời trở thành nhu cầu khách quan của mọi cá nhân trong xã hội. Do đó nội dung đào tạo trong nhà trường cần được thiết kế phù hợp với quan điểm giáo dục liên tục ( Liên thông qua các bậc học, ngành học và liên thông với nội dung giáo dục- đào tạo ngoài nhà trường). 2.4 Cấu trúc các ngành khoa học và công nghệ với vấn đề cấu trúc nội dung đào tạo khoa học- công nghệ trong nhà trường. Một số loại hình công nghệ cơ bản 17 Tùy thuộc vào cách tiếp cận và tiêu chí phân loại ( theo đối tượng, tính chất, trình độ tư duy, lĩnh vực hoạt động…)có nhiều phương án phân loại khoa học khác nhau, nhưng nhìn chung ngoài triết học và toán học là hai lĩnh vực đặc thù tương đối độc lập còn lại các ngành khoa học khác đều có cấu trúc đan xen lẫn nhau, trong đó nổi lên các lĩnh vực chủ yếu sau: 1. Các ngành khoa học tự nhiên. 2. Các ngành khoa học xã hội và nhân văn. 3. Các ngành khoa học kỹ thuật và khoa học công nghệ. Giáo dục khoa học công nghệ là một bộ phận cấu thành nội dung đào tạo trong các loại hình trường chuyên nghiệp. - Trên cơ sở xác định rõ mục tiêu và các nhiệm vụ của nhà trường trong hệ thống đào tạo, cần nghiên cứu xây dựng hệ thống tổng quát các tri thức khoa học và kỹ năng công nghệ cần thiết ở cấp độ phổ thông và chuyên ngành.Trên cơ sở đó phân hóa về mặt dung lượng và trình độ kiến thức kỹ năng phù hợp với từng lọai hình trường, từng bậc học theo quan điểm hệ thống giáo dục liên tục. - Nghiên cứu xây dựng các môn học tích hợp về các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và các chương trình tích hợp về khoa học và công nghệ nhằm giảm tải và giảm số lượng các môn học trong chương trình, đồng thời tăng cường tính ứng dụng của các kiến thức khoa học. - Mở rộng các loại sách tham khảo, đọc thêm, các môn học tự chọn về khoa học và công nghệ nhằm phát huy hứng thú và sở trường của học sinh và bổ trợ mở rộng kiến thức khoa học và công nghệ ngoài khuôn khổ nội dung chương trình và sách giáo khoa của nhà trường. 2.5 Các nguyên tắc xây dựng chương trình nội dung đào tạo. 2.5.1. Nguyên tắc khoa học: Nội dung chương trình đảm bảo tính khoa học của hệ thống các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp trong các lĩnh vực khoa học công nghệ. 2.5.2. Nguyên tắc thực tiễn: Một mặt nội dung chương trình phải đảm bảo phù hợp với các điều kiện (phương tiện, giáo viên…), bảo đảm tính khả thi của chương trình. Một mặt phải phù hợp với trình độ thực tế và dự báo phát triển kỹ thuật công nghệ của các lĩnh vực sản xuất – dịch vụ. 2.5.3. Nguyên tắc vừa sức: Nội dung chương trình phù hợp với đối tượng tuyển sinh, với yêu cầu của mục tiêu đào tạo và điều kiện đảm bảo. 2.5.4. Nguyên tắc hệ thống: 18 Đảm bảo nội dung chương trình có cấu trúc hệ thống hợp lý. Kết hợp hài hòa logic khoa học – công nghệ và logic sư phạm. Cần có phần hướng dẫn sử dụng chương trình đào tạo. 2.5.5. Nguyên tắc liên thông: Nội dung chương trình cần được thiết kế bảo đảm yêu cầu liên thông nội dung đào tạo giữa các bậc học, ngành nghề đào tạo. 2.5.6. Nguyên tắc đa kênh thông tin: Nội dung chương trình đào tạo được chọn lọc phản ánh tính đa dạng của các kênh thông tin từ các tài liệu khoa học công nghệ, kinh nghiệm thực tiễn sản xuất- dịch vụ, đời sống xã hội. KẾT LUẬN Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010 đã cụ thể hóa mục tiêu phát triển đối với dạy nghề trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa là: Đặc biệt quan tâm nâng cao chất lượng dạy nghề gắn với nâng cao ý thức kỹ luật lao động và tác phong lao động hiện đại. Gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng, với việc làm trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế , cơ cấu lao động , đáp ứng nhu cầu của các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực nông thôn, các ngành kinh tế mũi nhọn và xuất khẩu lao động. Hình thành hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, trong đó chú trọng đào tạo công nhân kỹ thuật, kỹ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ có trình độ cao. Vì vậy để xây dựng và phát triển hệ thống dạy nghề đến năm 2010 theo các định hướng và đạt các mục tiêu đề ra vấn đề cơ bản hiện nay là cần phải đổi mới nội dung và chương trình đào tạo. --------------------------//---------------------------- 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Khánh Đức. Sư phạm kỹ thuật. Nhà XB giáo dục – 2002. 2. Nguyễn minh Đường. Tổ chức và quản lý quá trình đào tạo – 1996. 3. Châu Kim lang. Tổ chức quản lý quá trình đào tạo. 4. Tài liệu bồi dưỡng kiến thức quốc tế về dạy nghề – 2005. 5. Phạm Văn Kha. Quản lý nhà nước về giáo dục – 1999. 20 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 2 NỘI DUNG . 3 Chương 1: Mục tiêu đào tạo 3 1.1 Khái niệm 3 1.2 Các thành tố mục tiêu đào tạo 4 1.3 Mô hình cấu trúc mục tiêu học tập 5 1.4 Phương pháp xây dựng mục tiêu đào tạo 7 1.5 Ý nghĩa của việc nghiên cứu mục tiêu đào tạo 9 Chương 2:Nội dung đào tạo 10 2.1 Khái niệm chung 10 2.2 Hệ thống các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo trong nội dung đào tạo 13 2.3 Cách mạng khoa học công nghệ với vấn đề hoàn thiện nội dung đào tạo 16 2.4 Cấu trúc các ngành khoa học và công nghệ với vấ đề cấu trúc nội dung đào tạo khoa học – công nghệ trong nhà trường 19 2.5 Các nguyên tắc xây dựng chương trình nội dung đào tạo 20 KẾT LUẬN 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfpplst_7684.pdf
Luận văn liên quan