PHẦN MỞ ĐẦU. 1. Tính cấp thiết của đề tài:
Nếu quan hệ giữa vợ chồng là quan hệ pháp lý hôn nhân thì quan hệ giữa cha, mẹ và con cái là quan hệ tràn đầy tình cảm yêu thương chăm sóc như một lẽ tự nhiên “cá chuối đắm đuối vì con”, nhưng lại đầy ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ trước xã hội. Có thể thấy rằng quan hệ cha, mẹ, con vừa có ý nghĩa quan trọng về mặt pháp lý vừa có ý nghĩa quan trọng về mặt xã hội.Từ những ngày còn xa xưa thì mối quan hệ giữa cha, mẹ, con đã là mối quan hệ thiêng liêng và cao cả, và cho đến ngày nay khi đất nước ngày càng phát triển về mọi mặt thì con người lại càng chú trọng và đề cao mối quan hệ trong gia đình. Quan hệ cha, mẹ, con xác lập sẽ được pháp luật và cộng đồng thừa nhận, là cơ sở để thực hiện tốt những quy định về nghĩa vụ và quyền nhân thân giữa cha, mẹ và con, nghĩa vụ và quyền về tài sản giữa cha, mẹ và con, về thừa kế tài sản . Bên cạnh đó quan hệ cha, mẹ con là điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con và của con đối với cha, mẹ. Đồng thời khi có tranh chấp xảy ra giữa các thành viên trong gia đình thì mối quan hệ này sẽ là cơ sở để giải quyết nhanh chóng và kịp thời.
Đối với xã hội, việc xác định quan hệ cha, mẹ, con sẽ tạo lập được đơn vị là gia đình, gia đình là cơ sở, là tế bào của xã hội, gia đình có vai trò sản xuất ra con người duy trì nòi giống, tái sản xuất ra sức lao động bằng việc nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho các thành viên, đồng thời giáo dục xã hội hóa con người. Cá nhân là thành viên của gia đình đồng thời là công dân của xã hội, vì vậy mỗi thành viên trong gia đình sẽ làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp và phát triển mọi mặt.
Bên cạnh ý nghĩa quan trọng về mặt pháp lý và về mặt xã hội thì hệ thống pháp luật Việt Nam quy định về vấn đề xác định quan hệ cha, mẹ, con còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập. Pháp luật việt nam quy định chưa thực sự rõ ràng, còn tản mạn và chưa đầy đủ, thủ tục chưa nhất quán, còn nhiều chồng chéo, vướng mắc dẫn đến tình trạng khi xảy ra tranh chấp thì cơ quan chức năng còn lúng túng trong vấn đề áp dụng pháp luật. Từ thực tế đó dễ dẫn đến tình trạng không tuân thủ và chấp hành pháp luật của người dân khi xác định quan hệ cha, mẹ, con. Ví dụ như thực tế giải quyết các tranh chấp về xác định cha, mẹ, con ngoài giá thú rất phức tạp gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, thủ tục và vấn đề giải quyết tranh chấp về vấn đề nuôi con nuôi cung chưa rõ ràng, chưa đầy đủ.
Hiện nay, cả nước nói chung và tại địa bàn tỉnh Nghệ An nói riêng thực trạng về xác định quan hệ, cha, mẹ, con còn phức tạp và có xu hướng tăng cao.
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
Trong đề tài niên luận này nghiên cứu vấn đề “xác định quan hệ cha, mẹ, con- Lý luận và thực tiễn áp dụng tại địa bàn tỉnh Nghệ An”. Trên cơ sở nghiên cứu và tham khảo các tài liệu Luật hôn nhân và gia đình các năm 1959, 1986, 2000; Bộ luật tố tụng dân sự 2004; các nghị định, nghị quyết, thông tư và nhiều tài liệu liên quan khác đến vấn đề xác đinh quan hệ cha, mẹ và con.
3. Phuong phap nghien cuu
4. Cơ cấu của niên luận:
Cơ cấu của niên luận ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì niên luận phần nội dung được chia ra làm hai chương:
Chương 1: Những quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề xác định quan hệ cha, mẹ, con.
Chương 2: Thực trạng xác định quan hệ cha, mẹ, con tại địa bàn tỉnh Nghệ An. Nguyên nhân và giải pháp hoàn thiện pháp luật.
MỤC LỤC:I: PHẦN MỞ ĐẦU.
1.1. Tính cấp thiết của đề tài: .
1.2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
1.3. Cơ cấu của niên luận: .
II. PHẦN NỘI DUNG.
Chương 1: Những quy định của pháp luật về vấn đề xác định quan hệ cha, mẹ, con.
1.1. Một số khái niệm cơ bản:
1.1.1. Khái niệm, ý nghĩa của quyền làm cha, mẹ: .
1.1.2. Khái niệm, ý nghĩa của quan hệ cha, mẹ, con:
1.1.3. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của việc xác định quan hệ cha, mẹ, con:
1.2. Sơ lược sự phát triển của pháp luật Việt Nam về vấn đề xác định quan hệ cha, mẹ, con: .
1.3. Vấn đề xác định quan hệ cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật hiện hành:
1.3.1. Căn cứ phát sinh quan hệ cha, mẹ, con:
1.3.2. Nguyên tắc xác định quan hệ cha, mẹ, con:
1.3.2.1. Xác định quan hệ cha, mẹ, con trong giá thú:
1.3.2.2. Xác định quan hệ cha, mẹ, con ngoài giá thú:
1.3.3. Người có quyền yêu cầu xác định quan hệ cha, mẹ, con: .
1.3.3.1. Xác định quan hệ cha, mẹ, con theo thủ tục tố tụng dân sự:
1.3.3.2. Xác định quan hệ cha, mẹ, con theo thủ tục hành chính: .
1.3.2.3 Việc thu thập chứng cứ để xác định cha, mẹ cho con rất khó khăn vì những lý do sau:
1.3.2.4. Để tiến hành việc thu thập chứng cứ được thuận lợi cũng như để giải quyết có hiệu quả việc xác định cha, mẹ cho con thì cần có những giải pháp phù hợp:
1.3.4. Thẩm quyền và trình tự thủ tục xác định quan hệ cha, mẹ, con: .
Chương 2: Thực trạng xác định quan hệ cha, mẹ, con tại Nghệ An, nguyên nhân và giải pháp hoàn thiện pháp luật:
2.1.Thực trạng xác định quan hệ cha, mẹ, con tại địa bàn tỉnh Nghệ An: .
2.1.1. Sơ lược điều kiện kinh tế - xã hội tại địa bàn tỉnh Nghệ An: .
2.1.2. Thực trạng xác định quan hệ cha, mẹ, con tại địa bàn tỉnh Nghệ An:
2.1.2.1. Thực trạng xác định quan hệ cha, mẹ, theo thủ tục hành chính: .
2.1.2.2 Thực trạng xác định quan hệ cha, mẹ, theo thủ tục tố tụng dân sự:
2.1.2.3. Nguyên nhân dẫn tới thực trạng nói trên xác định quan hệ cha ,mẹ, con nói trên: .
2.2. Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết các vụ việc về xác định quan hệ cha, mẹ, con tại địa bàn tỉnh Nghệ An:
2.3. Giải pháp kiến nghị nhằm giải quyết có hiệu quả các trường hợp xác định quan hệ cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật: .
III: PHẦN KẾT LUẬN: .
34 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5705 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xác định quan hệ cha, mẹ, con - Lý luận và thực tiễn áp dụng tại địa bàn tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điểm đăng ký nhận cha, mẹ, con và việc nhận cha, mẹ, con là tự nguyện và không có tranh chấp; người con đã thành niên hoặc người giám hộ của người con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự cũng được làm thủ tục nhận cha, mẹ, con trong trường hợp cha, mẹ đã chết nếu việc nhận cha, mẹ là tự nguyện và không có tranh chấp. Do vậy hiện nay, trong thời gian chờ văn bản của cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn cụ thể thì việc xác định quan hệ cha, mẹ, con vẫn được thực hiện thông qua hai thủ tục: thủ tục hành chính (tự nguyện nhận cha, mẹ, con không có tranh chấp) và thủ tục tố tụng dân sự (trường hợp có tranh chấp).
Quy định của pháp luật về thẩm quyền xác nhận cha, mẹ, con theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và Nghị định số 158/2005/NĐ-CP đã rõ. Nhưng chính từ quy định đã rõ này nảy sinh một vấn đề mới vô cùng phức tạp trong xã hội. Có thể sẽ là hàng loạt các trường hợp thay đổi quan hệ huyết thống: từ mối quan hệ cha mẹ con có thể thành quan hệ anh, chị em hoặc trở thành người dưng nước lã.
Ví dụ 1: Giấy khai sinh của H đã ghi rõ tên của người cha là A, người mẹ là B. Sau có thỏa thuận tự nguyện và không có tranh chấp về việc C mới thực sự là cha của H. Trong trường hợp này, các bên chỉ cần làm đơn ra ủy ban nhân dân cấp xã làm thủ tục nhận cha, mẹ con theo mục 6 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP. Căn cứ vào sự tự nguyện và thỏa thuận, không có tranh chấp, Ủy ban nhân dân sẽ ra quyết định xác nhận C là cha của H.
Việc sửa lại giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh theo thủ tục cải chính được quy định tại mục 7 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP.
Cũng theo các quy định này, hoàn toàn có thể có việc sau khi đã xác nhận C là cha của H, có thể tiếp tục có thỏa thuận giữa những người liên quan là không phải C là cha của H, mà D mới là cha của H. Nếu có sự thỏa thuận tự nguyện, không có tranh chấp thì Ủy ban nhân dân hoàn có cơ sở để lại xác định D là cha của H.
Ví dụ 2: Giấy khai sinh của T đã ghi rõ tên của cha là P, tên người mẹ là Q. Sau đó có yêu cầu của M muốn xác định mình mới là mẹ của T. Điều đáng nói là theo mối quan hệ hiện tại thì M là chị gái của T, là con của ông P và bà Q. Nói cách khác, M và T là hai chị em cùng bố, cùng mẹ. Lý do mà M dùng làm cơ sở cho yêu cầu xác định T là con mình là do M sinh con khi mới 15 tuổi. Để tránh dị nghị của làng xóm, M đã nhờ bố mẹ khai sinh cho con mình. Theo M, phải chính là M mới là mẹ của T, còn P và Q là ông bà ngoại của T. Ông P và bà Q cũng thừa nhận những điều mà con gái M của mình đề nghị là đúng và cũng có yêu cầu xác định T là con của M. T cũng công nhận mình là con gái của M và đề nghị xác nhận M là mẹ của mình.
Việc xin nhận cha, mẹ, con diễn ra ở thời điểm bên nhận, bên được nhận là cha, mẹ, con còn sống, việc nhận cha, mẹ, con là tự nguyện và không có tranh chấp nên căn cứ khoản 1 Điều 32, Điều 33 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP, đây là thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Hai ví dụ trên cho thấy theo quy định của pháp luật hiện hành, việc thay đổi quan hệ huyết thống trở nên quá dễ dàng, quá đơn giản. Nhìn ở góc độ cải cách hành chính thì dường như đây là một bước tiến. Nhưng một điều nữa cũng cần phải nói là ở ví dụ 1, mục tiêu của bố mẹ AB là muốn nhờ người bạn C đưa con mình ra nước ngoài định cư. Tương tự, trong ví dụ 2, M hiện mang quốc tịch Úc, việc chuyển mối quan hệ chị em giữa M và T thành mối quan hệ mẹ con thì việc bảo lãnh cho T đoàn tụ với mẹ là chuyện đương nhiên.
Những thực tế này cho thấy Nghị định 158/2005 có khả năng tạo ra sự thay đổi không thể tưởng tượng nổi mối quan hệ huyết thống, mối quan hệ gia đình. Chỉ cần con người thỏa thuận với nhau là các mối quan hệ cha mẹ, con cái, ông bà mang tính huyết thống được xác lập. Đây là việc làm trái tự nhiên. Mối quan hệ cha mẹ và con (đẻ) là mối quan hệ tự nhiên, do tự nhiên tạo ra, không phải là ý chí của con người theo cách thức này. Con người chỉ có thể tạo ra quan hệ nuôi dưỡng (nhận nuôi con nuôi), không thể tạo ra mối quan hệ huyết thống chỉ bằng sự thỏa thuận, không có tranh chấp. Để xác định mối quan hệ tự nhiên, yếu tố cần và đủ là phải có căn cứ về tính huyết thống. Còn sự thừa nhận của các bên chỉ là yếu tố tham khảo chứ không có tính quyết định trong việc xác nhận cha, mẹ, con, nhất là đối với trường hợp xác định lại cha, mẹ. Muốn làm được điều này, phải là một cơ quan chuyên trách trong việc xem xét và đánh giá chứng cứ do người yêu cầu phải cung cấp. Không một cơ quan nào có thể thay thế được Tòa án trong trường hợp này. Tòa án là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhiệm vụ của Tòa án là xác định sự thật khách quan, bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, của tổ chức, của nhà nước.
Điều này cũng không có nghĩa là nếu để Ủy ban nhân dân giải quyết thì không khách quan. Cũng là một cơ quan nhà nước, hoạt động của Ủy ban nhân dân cũng phải thực hiện trong khuôn khổ của pháp luật, nhưng với tư cách là một cơ quan quản lý, Ủy ban nhân dân thực hiện nhiệm vụ chung của nhà nước là quản lý chính quyền ở cơ sở. Còn Tòa án là cơ quan nhà nước có chức năng xét xử, thẩm phán là người được đào tạo kiến thức pháp luật và nghiệp vụ xét xử. Việc xét xử của Tòa án cũng có quy trình, thủ tục tố tụng để mọi vấn đề được xem xét khách quan nhất. Vì vậy, chúng tôi cho ràng dù với mục tiêu cải cách hành chính nhưng cải cách vấn đề gì, đến đâu và như thế nào lại rất cần được nghiên cứu nghiêm túc dưới góc độ khoa học. Với những lý do đó, chúng tôi cho rằng, cần quy định cho tòa án có thẩm quyền xác định cha cho con đối với trường hợp cụ thể nêu trên.
Điều này cho thấy để cải cách thủ tục hành chính, cần một cái nhìn thấu đáo, toàn diện hơn của nhà soạn thảo luật. Không thể vì tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân trong cuộc sống mà đưa ra những quy định trái với tự nhiên, tạo ra một kẽ hở lớn về mặt pháp luật, đem đến một hậu quả khó lường cho xã hội như đã phân tích quy định về thẩm quyền xác nhận cha, mẹ, con theo quy định tại Nghị định số 158/2005/NĐ-CP. Đề nghị cơ quan có thẩm quyền sẽ có những điều chỉnh vấn đề này khi chỉnh sửa Nghị định về đăng ký và quản lý hộ tịch.
Trình tự, thủ tục khai nhận quan hệ cha, mẹ và con.
Theo luật định thủ tục khai nhận quan hệ cha, mẹ và con bao gồm thủ tục hành chính và thủ tục tư pháp.
Việc xác định cha, mẹ cho con theo thủ tục hành chính thường do người cha, người mẹ hoặc cả hai người đều tự nguyện nhận con; dù quan hệ hôn nhân của cha mẹ là hợp pháp hay không hợp pháp, thong qua thủ tục đăng kí khai sinh cho con tại cơ quan hộ tịch để xác thực về mặt pháp lý quan hệ cha, mẹ và con đó. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày sinh trẻ em, cha, mẹ hoặc người than thích, nguòi có trách nhiệm phải khai sinh cho trẻ em; đối với các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, thì thời hạn trên không quá 60 ngày (theo Điều 18 Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1998 của chính phủ về đăng ký hộ tịch).
Trong giấy khai sinh của đứa trẻ, ủy ban nhân dân cơ sở ghi rõ họ tên của hai vợ chồng trong giấy chứng nhận kết hôn là cha, mẹ của đứa trẻ; hoặc ghi rõ họ tên của người mẹ sinh con ngoài giá thú, hay họ tên của người đàn ông được khai và tự nguyện nhận con, sẽ là cha của đứa trẻ ngoài giá thú đó, Theo luật định, đương nhiên coi là cha của đứa trẻ, nếu người chồng của mẹ đứa trẻ hay người đàn ông được khai là cha của đứa trẻ đó đã có mặt khi ủy ban nhân dân cơ sở khai sinh cho đứa trẻ đó.
Trường hợp mới kết hôn mà người vợ đã sinh con, cán bộ hộ tịch khi đăng ký khai sinh cho đứa trẻ không được gạn hỏi, truy bức xem đứa trẻ là con ai? Có phải là con chung của vợ chồng không? Có thể có truòng hợp người mẹ sinh con ngoài giá thú đã không muốn (hay không biết) khai rõ họ tên người cha của đứa trẻ thì phần khai về người cha trong giấy khai sinh của đứa trẻ được gạch chéo hay bỏ trống.
Người đăng ký khai sinh nộp giấy chứng sinh cho cơ sở y tế nơi trẻ em sinh ra cáp và xuất trình các giấy tờ sau:
Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu có).
Sổ hộ khẩu gia đình hoặc giấy đăng ký tạm trú của người mẹ.
Chứng minh nhân dân của người đến đăng ký khai sinh.
Trong trường hợp không có đầy đủ các loại giấy tờ nêu trên thì phải có các loại giấy tờ hợp lệ để thay thế.
Nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng hoặc của người chỉ huy, người điều khiển phương tiện giao thông nếu sinh con trên các phương tiện giao thông
Nếu có đủ giấy tờ hợp lệ thì chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp ngay một bản chính giaáy khai sinh cho trẻ em, cán bộ hộ tịch tư pháp ghi vào sổ đăng ký khai sinh. Bản sao và số lượng bản sao giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh.
Trong trường hợp đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú, phàn khai về cha, mẹ khi chưa xác định được thì trong giấy khai sinh và trong sổ đăng ký khai sinh để trống. Nếu có người nhận làm ch, mẹ của trẻ em thì căn cứ vào quyết định công nhận việc ch, mẹ nhận con của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà ghi tên của người được công nhận là cha, mẹ vào phần khai về cha, mẹ trong giấy khai sinh và trong sổ khai sinh của người con( Điều 19 Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1998 của Chính phủ về đăng ký hộ tịch). Đối với trường hợp trẻ em sinh ra sống được 24 giờ trở lên rồi mới chết thì cũng phải đăng ký khai sinh theo quy định chung, nếu chết trước khi sinh hoạc sinh ra mà sống chưa được 24 giờ thì không phải đăng ký khai sinh( Điều 20 Nghị định 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1998 của Chính phủ về đăng kyý hộ tịch). Đối với trường hợp trẻ sơ sinh bị bỏ rơi thì người phát hiện trẻ sơ sinh bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ em đó và báo ngay cho ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an nhân dân cơ sở nơi gần nhất để lập biên bản xác nhận tình trạng trẻ sơ sinh bị bỏ rơi. Ủy ban nhân dân tìm người hoạc tổ chức nhận nuôi dưỡng trẻ em đó.
Ủy ban nhân dân cấp xã hoạc công an cơ sở nơi có trẻ em sơ sinh bị bỏ rơi phải thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để tìm cha, mẹ đẻ cho trẻ em đó. Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi phát hiện trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, nếu không tìm được cha, mẹ đẻ thì cá nhân hoặc tổ chức nhận nuôi dưỡng phải khai sinh cho trẻ em đó tại ủy ban nhân dân cấp xá nơi lập biên bản.
Khi khai sinh cho trẻ em, người đi khai sinh phải nộp biên bản xác nhận tình trạnh trẻ sơ sinh bị bỏ rơi và xuất trình hộ khẩu gia đình và giấy tờ hợp lệ thay thế.
Khi đăng ký khai sinh cho trẻ sơ sinh bị bỏ rơi nếu không có cơ sở để xác định ngày sinh và nơi sinh thì ngày phát hiện trẻ em bị bỏ rơi là ngày sinh, nơi sinh là nơi lập biên bản xác nhận tình trạng trẻ em bị bỏ rơi. Phần khai vè cha, mẹ của trẻ em trong giày khai sinh và trong sổ đăng ký khai sinh được để trống. Trong trường hợp có người nhận trẻ em làm con nuôi thì căn cứ vào quyết định công nhận việc nuôi con nuôi của ủy ban cấp xã, cán bộ hộ tịch tư pháp ghi tên của người được công nhận là cha, mẹ nuôi vào phần khai vè cha, mẹ trong giấy khai sinh của con nuôi , nhưng phần ghi chú trong sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ “cha, mẹ nuôi”. Nội dung ghi chú này phải được bảo đảm bí mật tuyệt đối, chỉ những người có thẩm quyền mới có quyền khai thác và sử dụng thông tin này (Điều 21 Nghị đinh 83/1998 NĐ-CP ngày 10/10/1998 của Chính phủ về đăng hý hộ tịch).
Việc xác định cha, mẹ, con theo thủ tục tư pháp dựa trên phán quyết của Tòa án. Quyền nhận con, nhận cha, mẹ của đương sự được pháp luật tôn trọng và bảo hộ (Điều 64 và 65 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000). Quyền yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc xác định con cho cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự bao gồm:
1.“Mẹ, cha của người giám hộ theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền tự mình yêu cầu Tòa án hoặc Viện kiểm sát yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc xác định co cho cha, mẹ mất năng lực hành vi dân sự.
2. Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự có quyền yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.
3. Cơ quan, tổ chức sau đây theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền tự mình yêu cầu Tòa an hoặc đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc xác định co cho cha, mẹ mất năng lực hành vi dân sự.
Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em
Hội liên hiệp phụ nữ
Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có quyền đề nghị Viện kiểm sát xem xét, yêu cầu Tòa án xác định cha, me cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc xác định con cho cha, mẹ mất năng lực hành vi dân sự (Điều 66 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000)
Trường hợp người con đã thành niên thì tự mình đứng nguyên đơn, yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ của mình.
Trường hợp yêu cầu xác định một người đã chết là cha, mẹ của mình thì chỉ có nguyên đơn, không có bị đơn (đã chết) nhưng vợ chồng và con của người đã chết được tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền và lợi ích lien quan đến vụ kiện.
Chương 2: Thực trạng xác định quan hệ cha, mẹ, con tại địa bàn tỉnh Nghệ An. Nguyên nhân và giải pháp hoàn thiện pháp luật.
2.1.Thực trạng xác định quan hệ cha, mẹ, con tại địa bàn tỉnh Nghệ An.
2.1.1. Sơ lược điều kiện kinh tế - xã hội tại địa bàn tỉnh Nghệ An.
Nghệ An là một tỉnh thuộc Duyên hải miền trung có diện tích rộng lớn trong cả nước, có một thành phố, hai thị xã, và mười bảy huyện. Nghệ An có đầy đủ tiềm năng về kinh tế và xã hội, nền kinh tế đang trên đà phát triển theo nhịp độ phát triển của thời đại. Nghệ An là một tỉnh nằm trên trục giao thông quan trọng của cả nước, giáp với Lào, trong tỉnh có đầy đủ các tài nguyên để phát triển kinh tế như: tài nguyên đất, nước, rừng, biển, khoáng sản….. tạo điều kiện thuận lợi về nhiều mặt để phát triển kinh tế. Nền kinh tế ngầy càng được mở rộng, đa nghành, đa lĩnh vực, có nhiều khả năng để thu hút sự đầu tư của những nước phát triển khác. Cơ cấu nghành của tỉnh cũng có những chuyển biến đáng kể trong những năm gần đây, sự chuyển dịch của công nghiệp sang nông nghiệp đang ngày càng rõ nét, công nghiệp có nhiều nghành rất đa dạng. Là một tỉnh có dân số trẻ, tỉ lệ trong độ tuổi lao là phần lớn, thu nhập bình quân cũng đạt tỷ lệ so với cả nước. Cơ sở hạ tầng cũng như các công trình ngày càng được nâng cấp hiện đại và được trang bị đầy đủ… Tất cả tạo điều kiện thuận lợi để phát triển một nên kinh tế toàn diện, đa nghành, đa lĩnh vực. Bên cạnh sự phát triển về kinh tế thì Nghệ An cũng có tình hình xã hội khá ổn định trong cả nước. Là tỉnh có dân số khá đông, trong đó phần lớn là dân số trẻ, có các cơ quan hành chính: ủy ban nhân dân, các sở, ban, nghành…. Đặc biệt, đây cũng là nới có truyền thống về giáo dục, nghành giáo dục phát triển và có nhiều thành tích trong học tập cũng như trong công tác. Nhìn chung tình hình xã hội Nghệ A khá ổn định, người ,dân sống và làm việc theo quy định của pháp luật, am hiểu pháp luật và đọi ngũ cán bộ cũng được trang bị đầy đủ những kinh nghiệm.
2.1.2. Thực trạng xác định quan hệ cha, mẹ, con tại địa bàn tỉnh Nghệ An. Nhìn chung thực trạng xác định quan hệ cha, mẹ con tại Nghệ An còn phức tạp và có xu hướng tăng cao. Dưới đây là bảng biểu thị xu hướng xác định quan hệ cha, mẹ, con, đơn vị là trường hợp trên năm. Trong đó về xác định quan hệ cha, mẹ, con theo thủ tục tố tụng dân sự trong trường hợp có tranh chấp có xu hướng giảm xuống từ năm 2004 đến năm 2008. Năm 2004 có 5 trường hợp, đến năm 2008 giảm xuống còn 3 trường hợp. Trong khi đó việc xác định quan hệ cha, mẹ, con theo thủ tục hành chính trong trường hợp không có tranh chấp lại tăng cao từ năm 2004 đến năm 2008. Năm 2004 chỉ có 97 trường hợp, đến năm 2008 đã tăng lên 127 trường hợp.
Năm
2004
2005
2006
2007
2008
Thủ tục tố tụng dân sự
5
1
3
2
3
Thủ tục hành chính
97
127
275
329
127
Tổng số
102
128
278
331
130
2.1.2.1. Thực trạng xác định quan hệ cha, mẹ, theo thủ tục hành chính:
Năm
2004
2005
2006
2007
2008
Tổng số trường hợp yêu cầu công nhận quan hệ cha, mẹ, con
97
127
275
329
127
Cha, mẹ nhận con.
89
121
266
317
126
Con nhận cha, mẹ
8
6
9
12
1
2.1.2.2 Thực trạng xác định quan hệ cha, mẹ, theo thủ tục tố tụng dân sự:
Loại án
Ly hôn
Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
Thay đổi người nuôi con sau khi ly hôn
Xác định quan hệ cha, mẹ, con
Tranh chấp cấp dưỡng
Các tranh chấp khác
Tổng số
2004
124
0
5
5
3
2
138
2005
153
1
0
1
1
5
161
2006
256
0
0
3
0
0
268
2007
281
0
3
2
1
6
293
2008
305
3
5
3
0
5
321
2.1.2.3. Nguyên nhân dẫn tới thực trạng nói trên xác định quan hệ cha ,mẹ, con nói trên :
Do ảnh hưởng của chế độ phong kiến. Việt Nam là một nước xã hội chủ nghĩa, nhưng vẫn còn ảnh hưởng rất nhiều bởi chế độ phong kiến lạc hậu. Một trong những tư tưởng phong kiến đã lỗi thời nhưng vẫn còn tồn tại trong mỗi gia đình Việt Nam. Đó là tư tưởng sinh con trai để nối dõi tông đường. Do vậy mà nhiều gia đình mặc dù đã đông con nhưng chưa có con trai nên vẫn cố đẻ bằng được con trai dẫn đến xu hướng xác định quan hệ cha, mẹ, con ngày càng tăng cao. Với tâm lý của người xưa là “đông con đông của” cũng là một trong những nguyên nhân tăng cao của xác định quan hệ cha, mẹ, con. Bên cạnh đó tình trạng ngoại tình cũng là nguyên nhân làm cho thực trạng xác định quan hệ cha, mẹ, con có xu hướng tăng cao. Do cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao, mà nhu cầu của con người thì không dừng lại. Một số người sợ không có con trai nối dõi nên đã âm thầm ngoại tình với người khác, kết quả của cuộc ngoại tình là họ đã có con với nhau, lúc này họ có quyền được xác lập quan hệ cha, mẹ, con là điều tất yếu.
Do hoàn cảnh chiến tranh. Đất nước ta đã trải qua hai cuộc chiến tranh vô cùng ác liệt và tàn khốc, hai cuộc chiến tranh đó đã cướp đi nhiều sinh mạng vô tội, và trong cuộc chiến tranh đó đã chia lìa biết bao nhiêu gia đình. Sauk hi chiến tranh kết thúc người trở lại xác lập quan hệ ruột thịt với con cái, có người do người thân thích đã chết hoặc không trở lại, hoàn cảnh sống cô đơn một mình nên đã nhận nuôi con nuôi.
Do hiểu biết về pháp luật HNGĐ còn hạn chế . Luật hôn nhân và gia đình là một ngành luật ra đời sớm nhằm để điều chỉnh những quan hệ trong xã hội, nhưng do trình độ của người dân còn thấp, nhận thúc đúng đắn về vấn đề này là điều rất khó. Chính vì vậy hiểu biết của người dân vẫn còn rất hạn hẹp, chưa thực sự quan tâm đến vấn đề xác định quan hệ cha, mẹ, con. Ví dụ trong một thời điểm thì nhà nước ta đã ban hành quy định những trường hợp được sinh con thứ ba nhưng do người dân chưa hiểu kỹ vấn đề nên đã hiểu sai và dẫn đến tình trạng sinh con thứ ba đối với cán bộ công chức. Điều này đã làm ảnh hưởng đến việc xác định quan hệ cha, mẹ, con có chiều hướng gia tăng.
2.2. Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết các vụ việc về xác định quan hệ cha, mẹ, con tại địa bàn tỉnh Nghệ An.
Trên thực tế vấn đề xác định quan hệ cha, mẹ, con trong cả nước nói chung và tại địa bàn tỉnh Nghệ An nói riêng còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, đòi hỏi cần phải khắc phục.
Trước hết, luật hôn nhân và gia đình năm 2000 cũng như các văn bản quy định, hướng dẫn áp dụng luật (Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 của chính phủ: Nghi quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao), chủ yếu hướng dẫn về việc xác định cha, mẹ, con trong giá thú, vấn đề xác định quan hệ cha, mẹ cho con ngoài giá thú, luật mới chỉ quy định về quyền yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ, con. Điều quan trọng cần phải dự liệu những căn cứ pháp lý để xác định cha, mẹ, con.
Việc xác định cha, mẹ, con là các chủ thể trong quan hệ pháp luật này. Lâu nay chúng ta thường quan niệm chỉ xác định cha hoặc mẹ cho con, đặc biệt là con ngoài giá thú. Luật quy định khi có tranh chấp trong việc xác định cha, mẹ, con thì phải có chưng cứ và được tòa án chấp nhận. Nhưng những chứng cứ đó như thế nào thì phải được dự liệu trong pháp luật. Trong thực tế có thể xảy ra nhiều trường hợp và theo từng trường hợp mà pháp luật quy định cơ sở pháp lý để giải quyết các loại án kiện xác định cha, mẹ, con. Có thể thấy được điều đó trong một số ví dụ sau đây:
Ví dụ 1: Người chồng nghi ngờ vợ ngoại tình, có thai với người khác, không thừa nhận con do người vợ sinh ra, khi có yêu cầu, đương sự dựa vào đâu để chứng minh.
Ví dụ 2: Theo chị T, chị và anh C yêu thương nhau, mong muốn cùng nhau xây dựng hạnh phúc gia đình và đã nhiều lần “quan hệ”.Sau một thời gian thấy mình có thai, chị thông báo và được anh C. chở đi bệnh viên để siêu âm. Thế rồi khi thật sự biết chị mang thai thì anh C. trở mặt, từ chối nhận con và từ đó không còn quan tâm gì đến chị nữa. Sau đó, gia đình chị nhiều lần đến gia đình anh C. nói rõ chuyện này nhưng không được chấp nhận. Cực chẳng đã chị phải làm đơn gửi UBND xã nhờ giúp đỡ nhưng cũng không giải quyết được gì.Sau đó chị sinh được bé trai. Nay chị muốn TAND huyện xem xét, buộc anh C. phải chịu chi phí sinh nở và có trách nhiệm nuôi dưỡng cháu bé đến khi trưởng thành. Ngược lại, anh C. trình bày rằng anh và chị T. chỉ ở cùng thôn, chỉ là bạn bè, không hứa hẹn yêu đương gì cả và cũng chưa lần nào “quan hệ” với nhau. Việc chị T. có thai, anh hoàn toàn không biết gì. Trước UBND xã và trước tòa, anh đều khẳng định mình không phải là cha cháu bé và đề nghị tòa giải quyết dứt điểm vụ việc để “lấy lại danh dự” cho anh.Thụ lý vụ kiện, TAND huyện đã yêu cầu chị T. cung cấp chứng cứ về giám định gien. Tuy nhiên, nhà chị T. nghèo quá, không có tiền để đi giám định. Không thể đáp ứng yêu cầu của tòa, chị đề nghị tòa giúp đỡ thì tòa “làm ngơ” và đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.Tại phiên xử này, TAND huyện nhận định: Việc các đương sự phải cung cấp chứng cứ và chứng minh cho yêu cầu của mình là một trong những nguyên tắc xuất phát từ quyền tự định đoạt của các đương sự. Ở đây, chị T. đơn phương trình bày rằng mình và anh C. “quan hệ” dẫn đến có thai, sinh ra cháu bé nhưng chị lại không thực hiện được nghĩa vụ cung cấp chứng cứ là kết luận giám định gien để xác định cha cho con. Vì thế, tòa đã bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của chị T. Ngay sau đó, VKSND huyện đã kháng nghị, đề nghị TAND tỉnh xử phúc thẩm theo hướng chấp nhận đơn khởi kiện của chị T. Theo viện, tòa sơ thẩm nhận định chị T. không giao nộp bản kết luận giám định gien nên bác đơn của chị là không có cơ sở. Theo quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự, trong trường hợp đương sự không thể tự mình thu thập được chứng cứ và có yêu cầu thì thẩm phán có thể trưng cầu giám định. Ở đây, thẩm phán không ra quyết định trưng cầu giám định gien mà chỉ yêu cầu chị T. cung cấp thì làm sao chị có để cung cấp cho tòa? Mặt khác, các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ thể hiện: Trước và trong thời gian chị T. có thai, anh C. là người đàn ông duy nhất thường đi chơi với chị. Anh C. cũng thừa nhận có đưa chị T. Đi bệnh viện để siêu âm. Hơn nữa, anh C. không có chứng cứ nào chứng minh trong thời gian trên, chị T. có quan hệ tình cảm với người đàn ông khác. Ngoài ra, tòa sơ thẩm không căn cứ vào lời khai của phía chị T., nhân chứng mà chỉ dựa vào lời khai của anh C. để bác yêu cầu của chị T. là không thuyết phục. Trong vụ này, tòa sơ thẩm đã vi phạm trong việc thu thập chứng cứ, thu thập và chứng minh chứng cứ chưa đầy đủ…
Một trong những khó khăn đã làm cho cơ quan giải quyết phải bế tắc đó là trường hợp người cha đã chết và người con kiện và đòi xác nhận quan hệ cha, con. Trường hợp này nếu muốn xac định quan hệ thì phải khai quật mộ của người cha đó, mà như vậy thì sẽ trái với đạo đức xã hội, và nếu bị đơn không đồng ý nữa. Nếu không làm như vậy thì chỉ còn cách là giám định gien của anh em bị đơn, nhưng về phía anh hem của bị đơn cũng không muốn. Điều này đã gây khó xử cho phiên tòa giải quyết vì không thể giải quyêt thỏa đáng vụ án Việc quật mộ. để giám định ADN là trái đạo đức xã hội và vấp phải sự phản đối quyết liệt từ phía bị đơn. Trong khi đó, phía bị đơn lại từ chối, không chịu hợp tác để tiến hành giám định AND mà luật thì không có quy định nào cho phép tòa cưỡng chế họ cả. Chưa kể, việc giám định thông qua gien của cô chú khó có thể cho kết quả chính xác cao. Thực tế, nhiều vụ giám định ADN cha con còn cho những kết quả khác nhau, phải làm tới làm lui nhiều lần.Một thẩm phán Tòa Dân sự TAN lấy làm tiếc trước cách xử lý của tòa sơ thẩm trong vụ này. Theo ông, vụ việc ngoài tính pháp lý còn có yếu tố thiêng liêng của quan hệ cha con. Nếu khi xử sơ thẩm, tòa cho rằng không thể giám định ADN thì nên căn cứ vào lời khai của các nhân chứng để xác định ông là cha của họ. Nếu phía bị đơn không đồng ý, kháng cáo thì lên cấp phúc thẩm, họ có trách nhiệm chứng minh ngược lại là ông và họ không có quan hệ huyết thống. Lúc đó, chính họ sẽ phải chủ động đề nghị giám định ADN để có chứng cứ rõ ràng.
Bên cạnh đó Luật hôn nhân và gia đình 2000 tại các điều 64 và 65 đã công nhận : Người không được nhận là cha của một người có thể yêu cầu Toà án xác định người đó là con mình. Con có quyền xin nhận cha của mình kể cả trong trường hợp cha đã chết.
nhằm bảo đảm quyền nhận lại con của người cha hoặc quyền truy tìm nguồn gốc của đứa con.Tuy nhiên cũng cần hiểu không phải trường hợp nào các quyền trên cũng được thừa nhận.Ta hãy hình dung các trường hợp quan hệ ngoài hôn nhân dẫn đến việc sinh một đứa con như sau: Giữa hai người nam và nữ khi xác lập quan hệ xác thịt và cả hai người này không rơi vào trường hợp luật ngăn cấm kết hôn theo khoản 1 điều 10 Luật HN-GĐ (người đang có vợ hoặc chồng)- đứa con được sinh ra được gọi là con ngoài hôn nhân đối với cả hai cha lẫn mẹ; Chỉ có một trong hai người nam và nữ khi xác lập quan hệ xác thịt rơi vào trường hợp luật ngăn cấm kết hôn theo khoản 1 điều 10 Luật HN-GĐ nói trên- đứa con được sinh ra được gọi là con ngoài hôn nhân đối với người cha/mẹ độc thân, được gọi là con ngoại tình đối với người cha/mẹ đã kết hôn; Giữ hai người nam và nữ khi xác lập quan hệ xác thịt rơi vào trường hợp luật ngăn cấm kết hôn theo khoản 3 và 4 Luật HN-GĐ (giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng)- đứa con được sinh ra được gọi là con loạn luân.Với hai trường hợp đầu tiên việc xác định con hoặc hoặc xin nhận cha mẹ chắc hẳn là không gây tranh cãi nhưng nếu rơi vào trường hợp thứ ba thì luật có cho phép không?Luật HN-GĐ, các Nghị định hướng dẫn cũng như Nghị quyết HĐTP của TANDTC không thấy nêu trường hợp này.Đối chiếu với Bộ Dân lật Pháp, nhà làm Luật đã quy định tại điều 334-10 như sau "Nếu do quan hệ thân thuộc mà cha và mẹ của con ngoài giá thú không thể kết hôn được với nhau như đã quy định tại điều 161 và 162 và quan hệ cha-con hoặc mẹ-con đã được xác lại đối với một người rồi thì không được xác lập đối với người kia nữa".
Ví dụ sau đây cho thấy vấn đề về khó khăn trong việc giải quyết vụ án về xác định quan hệ cha, mẹ, con:
Cuối năm 2005, ông T. đột ngột qua đời nên hai mẹ con bà N. trở về dự đám tang. Cháu bé được bà con bên nội coi là cháu đích tôn. Họ lập biên bản xác nhận cháu là con của ông T. và hứa chia cho cháu một phần di sản thừa kế. Trên cơ sở này, bà N. xin chính quyền xác nhận ông T. là cha cháu bé. Bà nộp hồ sơ ngày 13-4-2006 và bốn ngày sau thì được UBND phường ra quyết định công nhận cha, con.
Người vợ đã ly hôn của ông T. không đồng ý với quyết định trên. Tuy nhiên, UBND phường đã bác đơn khiếu nại của bà. Thấy vậy, bà đã khởi kiện đến TAND quận để yêu cầu hủy quyết định trên. Ngày 31-7-2007, TAND quận đưa vụ án ra xét xử.
Viện dẫn khoản 2 Điều 34 Nghị định 158 ngày 27-12-2005 của Chính phủ, tòa này cho rằng UBND phường đã làm sai. Lẽ ra sau khi nhận đơn, UBND phường phải thông báo cho những người liên quan biết, nếu sau năm ngày mà không có ai tranh chấp thì mới ra quyết định công nhận cha, con.
Ngoài ra, theo khoản 1 Điều 32 Nghị định 158: “Việc nhận cha, con được thực hiện nếu bên nhận, bên được nhận là cha, con còn sống vào thời điểm đăng ký nhận cha, con và việc nhận cha, con là tự nguyện, không có tranh chấp”. Căn cứ điều khoản này, tòa cho rằng vào thời điểm bà N. gửi đơn thì ông T. đã mất nên bà N. không có đủ điều kiện để đăng ký việc nhận cha, con.
Tòa này còn cho rằng việc UBND phường chỉ căn cứ vào các giấy tờ xác nhận của người thân ông T. để xác nhận mối quan hệ cha con giữa ông T. với cháu bé là không đúng. Muốn chính xác, các bên phải giám định gien theo các điều 63, 64 Luật Hôn nhân và gia đình.
Sau cùng, đại diện của UBND phường đã đồng ý rút lại quyết định công nhận cha, con nêu trên. Bà Phan Ngọc Hà, cán bộ tư pháp phường giải thích: “Gần hai tháng sau khi ra quyết định công nhận cha, con thì UBND phường nhận được đơn của mẹ ông T. xin nhận cháu nội. Để tránh được những dư luận không hay, phường sẽ giải quyết lại hồ sơ theo trình tự khác”.
Trong trường hợp trên thì phường đã đúng, còn Tòa đã sai?
Do bà N. không kháng cáo và VKSND các cấp cũng không kháng nghị nên bản án sơ thẩm trên đã có hiệu lực. Song nhiều ý kiến cho rằng việc TAND quận thụ lý và giải quyết đơn kiện của người vợ cũ của ông T. là sai quy định.
Theo luật định, người khiếu nại phải là người có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan trực tiếp đến quyết định hành chính, hành vi hành chính; quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại nếu không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại sẽ không được thụ lý, giải quyết. Ở đây, quyết định công nhận cha, con của UBND phường không liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người vợ cũ ông T. Một thẩm phán tòa hành chính TAND nhận xét: “Người vợ cũ chỉ được đại diện theo pháp luật cho hai đứa con chưa thành niên, chứ không thể trực tiếp đứng ra khởi kiện. Nếu chưa ly hôn thì bà mới có tư cách khởi kiện”.
Đồng tình với quan điểm trên, một cán bộ hộ tịch Sở Tư pháp cho rằng: “Khi ra quyết định công nhận cha, mẹ, con, cán bộ tư pháp dựa trên hai nguyên tắc cơ bản là tự nguyện và không có tranh chấp. Trong trường hợp này, nếu có một người đàn ông nào đó tự nhận là cha của đứa bé thì các cơ quan chức năng mới xem xét, giải quyết”.
Đi sâu vào nội dung, cách xét xử của tòa cũng không chuẩn xác. Theo khoản 2 Điều 34 Nghị định 158, trong thời hạn năm ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng sự thật và không có tranh chấp, UBND cấp xã sẽ đăng ký việc nhận cha, mẹ, con. Trường hợp cần phải xác minh, thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá năm ngày. Nghị định này không yêu cầu phải thông báo cho những người liên quan, lại nữa người vợ cũ ông T. không được xem là người liên quan.
Được biết, cách đây hơn một tuần, bà N. lại tiếp tục gửi đơn xin nhận cha cho con. Hiện tại, UBND phường đang chờ Sở Tư pháp hướng dẫn cách thức giải quyết đối với trường hợp đặc biệt này.
Không thể giám định gien của người chết
Tìm hiểu thêm từ Viện Công nghệ sinh học (Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam), chúng tôi được biết cơ quan giám định chỉ có thể giám định xương của người chết.
Nếu đứa bé đó là con trai, ngoài các em cùng cha khác mẹ, cơ quan giám định có thể căn cứ vào kết quả giám định gien của ông nội hay chú, bác ruột của đứa bé (tức cha, anh, em trai ruột của người chết) để kết luận được mối quan hệ cha-con giữa đứa bé với người chết.
Chỉ khi không có những người thân trên thì cơ quan giám định mới áp dụng biện pháp giải mã cuối cùng là giám định xương của người chết. Bấy giờ, các chuyên gia sẽ lấy xương của người chết và mẫu của người sống (như mẫu máu, tế bào, móng tay…) để xác định quan hệ cha-con.
Một bức ảnh, một ý kiến… cũng là chứng cứ
Bà N. hoàn toàn có đủ điều kiện để đăng ký việc nhận cha, con. khoản 2 Điều 32 Nghị định 58 cho phép người con đã thành niên hoặc người giám hộ của người con chưa thành niên được làm thủ tục nhận cha, mẹ trong trường hợp cha, mẹ đã chết.
Riêng việc xác nhận cha, mẹ, con có thể nói chứng cứ xác nhận rất rộng. Đó có thể là xác nhận của chính quyền địa phương về việc người cha và người mẹ có chung sống trong khoảng thời gian đứa bé được mang thai; ảnh gia đình chụp chung; ý kiến hai bên nội, ngoại… Hiện nay không có bất kỳ văn bản pháp luật nào bắt buộc phải giám định ADN khi nhận cha, mẹ, con, ngay cả khi đương sự là người nước ngoài.
Vấn đề nuôi con nuôi và Luật nuôi con nuôi cũng có nhiều hạn chế gây khó khăn cho tỉnh trong vấn đề này.
Hiện tại Luật nuôi con nuôi đang thiếu các quy định và cơ chế thực hiện để đánh giá tính hợp lệ của việc nuôi con nuôi: như đánh giá tính hợp pháp của mục đích xin nhận nuôi con nuôi, xem xét đánh giá điều kiện nuôi con nuôi của người nhận con nuôi, xác định lợi ích tốt nhất của trẻ em được nhận làm con nuôi.
Các quy định còn tản mạn, thiếu rõ ràng, không chặt chẽ và thống nhất, tạo cơ hội cho những người trung gian lợi dụng cơ chế nhằm mục đích trục lợi, không vì mục đích bảo vệ quyền và lợi ích của trẻ em.
Ngoài ra, quy định thiếu rõ ràng khiến cho việc thực thi trong thực tế là rất khó khăn. Có thể trẻ em vẫn được nhận làm con nuôi nhưng mục đích nhận con nuôi không rõ ràng, có sự che đậy mục đích mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi đăng ký việc nuôi con nuôi không thể phát hiện ra.
Quy định hiện hành chưa tạo ra sự liên thông về quản lý nuôi con nuôi trong nước và nuôi con nuôi quốc tế, chưa có sự quản lý thống nhất, phân cấp quản lý còn bất hợp lý. Chưa có quy định về việc theo dõi và giám sát việc thực hiện nuôi con nuôi trong nước. Đối với nuôi con nuôi quốc tế, thiếu sự phối, kết hợp hiệu quả giữa các cơ quan nhà nước trong việc theo dõi và giám sát tình hình phát triển của trẻ em Việt Nam ở nước ngoài.
Một số quy định được ban hành nhưng khó khả thi, vì không phản ánh đúng thực trạng và các vấn đề hiện tại của Việt Nam. Ví dụ quy định về việc nuôi con nuôi tại các khu vực biên giới. Bên cạnh đó, pháp luật cũng chưa có quy định để giải quyết các trường hợp nuôi con nuôi thực tế (không đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền). Ngoài ra, trình tự và thủ tục cho nhận con nuôi trong nước chưa đáp ứng được tiêu chí lựa chọn những gia đình có đủ điều kiện kinh tế, tâm lý, xã hội thích hợp nhất đối với từng trường hợp trẻ em được nhận làm con nuôi.
Việt Nam hiện chưa lồng ghép đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế trong quy định về nuôi con nuôi. Ví dụ như yêu cầu minh bạch hóa tài chính trong hoạt động nuôi con nuôi quốc tế; giới thiệu trẻ em làm con nuôi người nước ngoài chưa được thực hiện theo yêu cầu của Công ước La Hay năm 1993 về bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực con nuôi quốc tế; tiêu chí lựa chọn các tổ chức con nuôi nước ngoài được.
2.3. Giải pháp kiến nghị nhằm giải quyết có hiệu quả các trường hợp xác định quan hệ cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật.
Tăng cường công tác phổ biến và tuyên truyền pháp luật về Hôn nhân và gia đình.
Đây là giải pháp quan trọng, là giải pháp quyết định nhằm giải quyết có hiệu quả các trường hợp xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật. Đất nước ta đang trên đà phát triển về mọi mặt về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, vì vậy nên cần chú trọng hơn nữa trong lĩnh vực về hôn nhân gia đình.Những người có trách nhiệm nên đẩy mạnh công tác phổ biến và tuyên truyền kiến thức luật hôn nhân và gia đình đến các vùng núi và dân tộc, đến những nơi xa xôi hẻo lánh mà con người chưa đủ điều kiện để tiếp xúc với pháp luật. Bên cạnh đó người dân cũng tăng cường học hỏi và tham khảo để hiểu sâu hơn và chính xác hơn về những quy định của pháp luật...
Được biết, theo thống kê chưa đầy đủ, hiện cả nước vẫn còn khoảng 3 triệu trẻ em sống trong các gia đình nghèo; trên 200.000 trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, khuyết tật, tàn tật; hàng ngàn trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học, nhiễm HIV /AIDS, mắc bệnh hiểm nghèo cần được chăm sóc, chữa trị.
Nền kinh tế nước ta còn khó khăn nên Nhà nước chưa đủ điều kiện bảo đảm cho trẻ em được chăm sóc, nuôi dưỡng, chữa trị bệnh thì việc cho trẻ làm con nuôi là một biện pháp thay thế có ý nghĩa quan trọng. Nhưng theo thống kê chưa đầy đủ của các địa phương thì trong hơn 5 năm (từ năm 2003 đến tháng 6-2009) chỉ có khoảng 2 vạn trẻ em được nhận làm con nuôi (hơn 1,3 vạn em trong nước và hơn 0,6 vạn em ở nước ngoài).
Một trong những nguyên nhân của tình trạng đó là pháp luật về nuôi con nuôi còn nhiều bất cập; nội dung tản mạn trong nhiều văn bản; một số quy định chồng chéo, không đồng bộ, thiếu thống nhất; còn phân biệt về nguyên tắc, điều kiện, trình tự thủ tục nuôi con nuôi trong nước và nước ngoài… Quản lý Nhà nước còn những hạn chế, nhiều trường hợp không đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền nên không có cơ sở pháp lý bảo đảm quyền và lợi ích của người được nhận làm con nuôi, của cha, mẹ nuôi; minh bạch hóa tài chính trong nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài còn chậm; hiện tượng lợi dụng làm con nuôi thương binh, người có công để hưởng quyền lợi, chế độ chính sách đã xảy ra… Chính vì vậy việc ban hành một đạo luật riêng tạo khuôn khổ pháp lý thống nhất, ổn định, có giá trị lâu dài để thu hút sự quan tâm, ủng hộ và giúp đỡ của toàn xã hội, nâng cao trách nhiệm của các ngành, các cấp, cơ quan và tổ chức và xã hội trong bảo đảm quyền của trẻ em là hết sức cần thiết. Dự thảo Luật gồm 6 chương, 57 điều.
Có nên quy định hai hình thức nuôi con nuôi: “đơn giản” và “trọn vẹn”?
Dự thảo Luật quy định hai hình thức nuôi con nuôi đơn giản và nuôi con nuôi trọn vẹn. Sự khác nhau giữa hai hình thức là: nuôi con nuôi đơn giản không chấm dứt hoàn toàn quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa người được nhận làm con nuôi với cha, mẹ đẻ; còn nuôi con nuôi trọn vẹn là chấm dứt hoàn toàn quyền, nghĩa vụ đó.
Một số ý kiến đồng tình với việc quy định hai hình thức này, làm cho pháp luật minh bạch, rõ ràng, tránh kiện tụng sau này, xác định cụ thể quyền, nghĩa vụ pháp lý của người nhận và được nhận làm con nuôi. Tuy nhiện chỉ nên giới hạn đối với trường hợp trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi không xác định được danh tính.
Nhưng lại có nhiều ý kiến băn khoăn, vì quy định như vậy là khác biệt với truyền thống pháp luật về hôn nhân và gia đình ở nước ta và pháp luật nhiều nước cũng không quy định vấn đề này. Pháp luật hiện hành còn quy định: Con nuôi có thể được xác định lại dân tộc theo cha, mẹ đẻ; nhận lại cha, mẹ đẻ; tiếp tục được hưởng quyền lợi như con đẻ trong quan hệ với cha, mẹ đẻ của mình kể cả quyền thừa kế, quyền tiếp tục hưởng quyền lợi của con liệt sĩ, con thương binh, con của người có công với cách mạng. Người Việt Nam vốn có truyền thống hướng về cội nguồn mạnh mẽ, ngay trẻ mồ côi, bị bỏ rơi khi làm con nuôi ở nước ngoài cũng luôn mong muốn tìm lại nguồn gốc, tổ tiên, gia đình mình. Trong các điều ước quốc tế về nuôi con nuôi mà Việt Nam đã ký kết cũng không quy định hình thức nuôi con nuôi. Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Trương Thị Mai đề nghị nên quy định từng trường hợp cụ thể với cách giải quyết hợp lý, nhằm để trẻ em được hưởng quyền lợi cao nhất. Nên nghiên cứu việc quy định nghĩa vụ cha, mẹ nuôi nói rõ với người được nhận làm con nuôi khi ở tuổi trưởng thành về tình trạng là con nuôi, để người đó có thể quyết định cuộc sống của mình. Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước đề nghị quy định riêng đối tượng nhận con nuôi là người Việt Nam và người nước ngoài. Các quy định cần thể hiện rõ tư duy trẻ em có quyền lựa chọn người nhận nuôi, chứ không chỉ dừng ở việc trẻ em có đồng ý hay không.
Cuộc thảo luận trở nên sôi nổi khi Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đề nghị trong phạm vi điều chỉnh của dự án Luật, làm rõ hiện tượng đang diễn ra khá phổ biến trong cuộc sống: Nhận con nuôi khởi đầu từ tình cảm, do cứu giúp sau tai nạn, quý mến nhau… dù không nuôi ngày nào nhưng vẫn có trách nhiệm với nhau.
Về những vấn đề khác, một số ý kiến cho rằng nên sớm xác lập một trật tự trong giới thiệu con nuôi nhằm khắc phục tiêu cực hiện nay do cơ sở nuôi dưỡng tiến hành công việc “3 trong 1”- vừa là nơi tiếp nhận trẻ em, vừa nhận viện trợ và giới thiệu trẻ em cho người nhận nuôi. Nhưng cũng không nên giao cho Bộ Tư pháp thẩm quyền giới thiệu trẻ em, mà quy định quyền đó cho các tổ chức xã hội. Bộ Tư pháp cần tập trung làm tốt chức năng quản lý Nhà nước và là “người gác cổng” trong lĩnh vực này. Việc hình thành hay chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi đều liên quan đến quyền và nghĩa vụ công dân, do đó phải giao cho tòa án quyết định.
Khi xây dựng Luật Nuôi con nuôi cần cân nhắc và có quy định cụ thể, hợp tình, hợp lý để giải quyết thỏa đáng những trường hợp nuôi con nuôi thực tế đã tồn tại trong quá khứ, nhằm bảo vệ được quyền, lợi ích chính đáng của các bên trong quan hệ nuôi con nuôi.
Trên cơ sở ý chí của các bên chủ thể, hiệu lực của hình thức nuôi con nuôi đơn giản hay trọn vẹn được áp dụng kể từ thời điểm quan hệ nuôi con nuôi thực tế được công nhận.
Giải quyết vấn đề nuôi con nuôi thực tế là một vấn đề phức tạp, nhưng có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, chi phối mạnh mẽ đến quyền, lợi ích của các chủ thể trong quan hệ nuôi con nuôi. Về mặt xã hội, giải quyết tốt vấn đề nuôi con nuôi thực tế còn góp phần củng cố những quan hệ xã hội tốt đẹp, thể hiện bản chất của nhà nước trong việc quan tâm bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người dân, qua đó củng cố lòng tin của nhân dân vào pháp luật của nhà nước.
Luật Hôn nhân và gia đình trước nay đều quy định việc nhận nuôi con nuôi phải được cơ quan hành chính công nhận (hoặc đăng ký) và ghi vào sổ hộ tịch. Nhưng vì không hiểu biết pháp luật kèm theo suy nghĩ đơn giản “miễn thực sự thương yêu và có trách nhiệm với nhau là đủ rồi”, nhiều người cứ nhận nuôi con nuôi mà không thực hiện các thủ tục luật định. Trừ những trường hợp mới phát sinh sau này nên có thể dễ dàng hợp lý hóa thì đối với những quan hệ đã được thiết lập từ trước giải phóng phải xử lý sao để cả cha mẹ nuôi lẫn con nuôi đều không bị thiệt vì không được hưởng di sản của nhau theo luật định?
PHẦN KẾT LUẬN.
Dựa trên sự kiện sinh đẻ, bằng hành vi của cha, mẹ đăng ký khai sinh cho con tại cơ quan hộ tịch đã hợp thức quan hệ cha, mẹ và con. Nội dung của quan hệ pháp luật giữa cha, mẹ và con bao gồm các nghĩa vụ và quyền về nhân than và tài sản của cha, mẹ và con (được quy định tại chương IV từ Điều 34 đến Điều 46 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000). Theo nguyên tắc: “ Nhà nước và xã hội không phân biệt và đối xử giữa các con, giữa con trai và con gái, con đẻ và con nuôi, con trong giá thú và con ngoài giá thú” (khoản 4 Điều 22 luật hôn nhân và gia đình năm 2000). Con ngoài giá thú được cha, mẹ nhận hay được Tòa án nhân dân cho nhận cha, mẹ có mọi quyền và nghĩa vụ như con trong giá thú.
Những điều quy định trên đây của nhà nước ta thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa, tinh nhân đạo xã hội chủ nghĩa đối với một “hiện tượng xã hội” trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, dựa trên nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của bà mẹ và trẻ em “Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ phụ nữ và trẻ em, giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ” (khoản 6 Điều 5 luật hôn nhân và gia đình năm 2000). Quá trình xây dựng, thảo luận dự án Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 có một số ý kiến cho rằng, Luật hôn nhân và gia đình không nên sử dụng thuật ngữ “con ngoài giá thú” vì như vậy vẫn có sự phân biệt giữa con “trong” hay con “ngoài” giá thú; hoặc thừa nhận “quyền được làm mẹ của người phụ nữ” đơn thân, thừa nhận con ngoài gí thú là khuyến khích quan hệ hôn nhân trái pháp luật, không thực hiện được nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng.
Xuất phát từ tình hình thực tế các quan hệ hôn nhân và gia đình của nước ta trong nhiều năm qua và hiện nay cho thấy: Luật hôn nhân và gia đình quy định vấn đề xác định cha, mẹ, con (từ Điều 63 đến Điều 66 Luật hôn nhân và gia dình năm 2000) là phù hợp giữa lý luận và thực tiễn. Vừa thể hiện bản chất tốt đẹp của nhán nước xã hội chủ nghĩa, xóa bỏ sự phân biệt về chế độ pháp lý khắc nghiệt của Nhà nước thực dân phong kiến trước đây đối với hiện tượng “người phụ nữ không có chồng mà sinh con”, hoặc người phụ nữ có chồng nhưng có hành vi ngoại tình, thông gian và có con với người khác. Đồng thời đảm bảo được quyền yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ, con của đương sự, xác định được đúng đắn quan hệ tranh chấp, bảo đảm quyền lợi của các đương sự, nhất là quyền lợi của con ngoài giá thú-lợi ích của xã hội, hoàn toàn không phải là khuyến khích “quan hệ nam nữ phi hôn nhân”.
vấn đề nuôi con nuôi ở nước ta cũng đã được pháp luật điều chỉnh từ lâu, nhưng cho đến nay vẫn chưa được quy định thống nhất trong một văn bản pháp luật, mà quy định lồng ghép trong Luật Hôn nhân và gia đình, Bộ luật Dân sự, Nghị định của Chính phủ và các văn bản pháp luật khác. Mặc dù vậy có thể nói, pháp luật về nuôi con nuôi trong những năm qua đóng vai trò quan trọng trong công tác bảo vệ quyền trẻ em; việc thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi đã từng bước động viên, khơi dậy tinh thần nhân đạo, nhân văn của con người, góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách trong nhân dân, giúp cho nhiều trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt có được mái ấm gia đình ở trong nước và nước.
Như vậy qua sự phân tích và nghiên cứu trên đây đã cho thấy pháp luật Việt Nam đã đặt ra các quy định nhằm tạo cơ sở pháp lý về xác định quan hệ cha, mẹ, con. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 dã quy định khá chi tiết và đầy đủ về vấn đề này, đồng thời còn có những nghị định, nghị quyết hướng dẫn nhằm giúp cho việc thi hành pháp luật vê hôn nhân và gia đình nghiêm túc và đảm bảo hiệu quả.Tuy nhiên hệ thống pháp luật hiện nay quy định về vấn đề này vẫn tồn tại một số điểm bất cập, vướng mắc, thủ tục còn nhiều vấn đề chưa rõ ràng, dẫn đến tình trạng hiểu sai, hiểu nhầm pháp luật.
Thực tiễn giải quyết các trường hợp xác định quan hệ cha, mẹ, con đã đạt được những hiệu quả song còn tồn tại nhiều khó khăn, vướng mắc. Cấn phát huy ưu điểm và khắc phục những hạn chế trên góp phần ổn định đời sống gia đình nói riêng và các quan hệ xã hội nói chung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Luật hôn nhân và gia đình năm 1959.
2. Luật hôn nhân và gia đình năm 1986.
3. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.
4. Bộ luật tố tụng dân sự 2004.
5. Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, trường đại học luật Hà Nội, NXB CAND HN-2000.
6. Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23 tháng 3 năm 2000.
7. Nghị định của Chính Phủ số 158/2005/ NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch.
8. Nghị định của Chính Phủ số 70/2001/NĐ-CP ngày 3 tháng 10 năm 2001 quy định chi tiết thi hành Luật hôn nhân và gia đình.
9. Sắc lệnh số 97/ SL ngày 22 thang 5 năm 1950 của chủ tịch nước về sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật.
10. Bộ luật dân sự của nước cộng hòa Pháp.
MỤC LỤC:
I: PHẦN MỞ ĐẦU.
1.1. Tính cấp thiết của đề tài: ...........................................................................................
1.2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: ..............................................................................
1.3. Cơ cấu của niên luận: .................................................................................................
II. PHẦN NỘI DUNG.
Chương 1: Những quy định của pháp luật về vấn đề xác định quan hệ cha, mẹ, con.
1.1. Một số khái niệm cơ bản: ..................................................................................
1.1.1. Khái niệm, ý nghĩa của quyền làm cha, mẹ: .......................
1.1.2. Khái niệm, ý nghĩa của quan hệ cha, mẹ, con: ..........................................
1.1.3. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của việc xác định quan hệ cha, mẹ, con: ......
1.2. Sơ lược sự phát triển của pháp luật Việt Nam về vấn đề xác định quan hệ cha, mẹ, con: ...............................................................................................................................
1.3. Vấn đề xác định quan hệ cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật hiện hành: ............
1.3.1. Căn cứ phát sinh quan hệ cha, mẹ, con: ....................................................
1.3.2. Nguyên tắc xác định quan hệ cha, mẹ, con: ..............................................
1.3.2.1. Xác định quan hệ cha, mẹ, con trong giá thú: ................................
1.3.2.2. Xác định quan hệ cha, mẹ, con ngoài giá thú: ................................
1.3.3. Người có quyền yêu cầu xác định quan hệ cha, mẹ, con: .........................
1.3.3.1. Xác định quan hệ cha, mẹ, con theo thủ tục tố tụng dân sự: ..........
1.3.3.2. Xác định quan hệ cha, mẹ, con theo thủ tục hành chính: ...............
1.3.2.3 Việc thu thập chứng cứ để xác định cha, mẹ cho con rất khó khăn vì những lý do sau: ………………………………………………………………………..
1.3.2.4. Để tiến hành việc thu thập chứng cứ được thuận lợi cũng như để giải quyết có hiệu quả việc xác định cha, mẹ cho con thì cần có những giải pháp phù hợp:
1.3.4. Thẩm quyền và trình tự thủ tục xác định quan hệ cha, mẹ, con: ...............
Chương 2: Thực trạng xác định quan hệ cha, mẹ, con tại Nghệ An, nguyên nhân và giải pháp hoàn thiện pháp luật: ............................................................................................
2.1.Thực trạng xác định quan hệ cha, mẹ, con tại địa bàn tỉnh Nghệ An: ………...
2.1.1. Sơ lược điều kiện kinh tế - xã hội tại địa bàn tỉnh Nghệ An: …………...
2.1.2. Thực trạng xác định quan hệ cha, mẹ, con tại địa bàn tỉnh Nghệ An: …..........................................................................................................................................
2.1.2.1. Thực trạng xác định quan hệ cha, mẹ, theo thủ tục hành chính: …………………………………………………………………………………………….
2.1.2.2 Thực trạng xác định quan hệ cha, mẹ, theo thủ tục tố tụng dân sự: ……………………………………………………………………………………………..
2.1.2.3. Nguyên nhân dẫn tới thực trạng nói trên xác định quan hệ cha ,mẹ, con nói trên: ………………………………………………………………………….
2.2. Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết các vụ việc về xác định quan hệ cha, mẹ, con tại địa bàn tỉnh Nghệ An: ……………………………………..
2.3. Giải pháp kiến nghị nhằm giải quyết có hiệu quả các trường hợp xác định quan hệ cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật: ……………………………………….
III: PHẦN KẾT LUẬN: …………………………………………………………...........
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Xác định quan hệ cha, mẹ, con- Lý luận và thực tiễn áp dụng tại địa bàn tỉnh Nghệ An.doc