Xác định tỷ lệ lysine /me thích hợp trong thức ăn hỗn hợp cho lợn 5 máu ngoại giai đoạn 18 – 50 kg nuôi tại Thái Nguyên

- Đã có sự ảnh hưởng tương tác giữa các hàm lượng lysine/ME và tỷ lệ protein thô trong khẩu phần đến khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt của lợn 5 máu ngoại. - Khẩu phần có protein thô 18% với mức lysine/ME là 11g/Mcal cho tăng trọng tốt nhất đối với lợn lai 5 máu ngoại (723,33 g/con/ngày) và tiêu tốn thức ăn thấp nhất (1,752 kg thức ăn /kg tăng khối lượng) ở lô I.1. Tuy nhiên, chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng ở lô I.2 thấp hơn. Trong khuôn khổ thí nghiệm này chúng tôi có thể kết luận là bổ sung lysine trong khẩu phần thức ăn hỗn hợp với tỷ lệ 3,12 g/Mcal ME là hợp lý, kết quả tiêu tốn lysine/kg tăng khối lượng là 17,99 g. - Hàm lượng lysine/ME và protein thô khẩu phần không ảnh hưởng rõ đến tỷ lệ móc hàm và tỷ lệ thịt xẻ của lợn nhưng có ảnh hưởng đến tỷ lệ thịt nạc, tỷ lệ mỡ. Tuy nhiên ảnh hưởng này là không lớn.

pdf92 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2815 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xác định tỷ lệ lysine /me thích hợp trong thức ăn hỗn hợp cho lợn 5 máu ngoại giai đoạn 18 – 50 kg nuôi tại Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
54 So sánh (%) 100 98,10 99,21 Kết quả ở bảng 3.4a cho thấy tiêu thụ thức ăn/ngày của lợn thí nghiệm ở cả 3 lô thí nghiệm 1 đều tăng dần qua các giai đoạn tuổi. Tiêu thụ thức ăn sau 15 ngày thí nghiệm của lô I.3. là thấp nhất (0,927 kg/con/ngày) và lô I.2 là cao nhất (0,967 kg/con/ngày). Tuy nhiên, ở giai đoạn 31 đến 45 ngày sau thí nghiệm thì lô I.1 cao nhất (1,609 kg/con/ngày), còn lô I.3 thấp nhất (1,534 kg/con/ngày). Lƣợng thức ăn tiêu thụ/ngày giữa các lô thí nghiệm có sự khác nhau. Điều này cho thấy khi bổ sung tỷ lệ lysine/ME khác nhau liên quan đến tiêu thụ thức ăn/ngày của lợn. Khi giảm tỷ lệ lysine/ME từ 3,44 – 3,12 – 2,81 g/Mcal ME thì thức ăn tiêu thụ/ngày ở các lô TN I.1; I.2; I.3 có xu hƣớng giảm dần từ 1,267 – 1,249 – 1,234 kg/con. Nhƣ vậy, rõ ràng bổ sung lysine vào trong thức ăn thì lợn ăn đƣợc nhiều hơn. Qua bảng 3.4b cho thấy tiêu thụ thức ăn/ngày của lợn thí nghiệm ở cả 3 lô thí nghiệm 2 đều tăng dần qua các giai đoạn tuổi. Tiêu thụ thức ăn sau 15 ngày thí nghiệm của lô II.1. là thấp nhất (0,927 kg/con/ngày) và lô II.2 là cao nhất (0,944 kg/con/ngày). Tuy nhiên, ở giai đoạn 31 đến 45 ngày sau thí Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 61 nghiệm thì lô II.1 cao nhất (1,638 kg/con/ngày) còn lô II.2 thấp nhất (1,525 kg/con/ngày). Lƣợng thức ăn tiêu thụ/ngày giữa các lô thí nghiệm có sự khác nhau. Điều này cho thấy khi bổ sung tỷ lệ lysine/ME khác nhau liên quan đến tiêu thụ thức ăn/ngày của lợn. Khi giảm tỷ lệ lysine/ME từ 3,44 – 3,12 – 2,81 g/Mcal ME thì thức ăn tiêu thụ/ngày giảm xuống từ 1,264 – 1,240 – 1,254 kg/con. Nhƣ vậy, rõ ràng bổ sung lysine vào trong thức ăn với tỷ lệ khác nhau thì tính ngon miệng của thức ăn cũng khác nhau, do đó thức ăn tiêu thụ của lô II.1 cao hơn lô II.2. Tiêu thụ thức ăn/ngày của lợn thí nghiệm ở thí nghiệm 1 (với mức protein 18%) lớn hơn so với so với ở thí nghiệm 2 (với mức protein 17%) là do hàm lƣợng protein trong khẩu phần cao hơn nên kích thích tính thèm ăn của lợn. Do vậy, lợn ăn đƣợc nhiều hơn. Bảng 3.5a Tiêu tốn thức ăn và năng lƣợng trao đối/kg tăng khối lƣợng của lợn thí nghiệm khi cho ăn thức ăn có tỷ lệ protein 18% Lô TN Ngày nuôi TN I.1 TN I.2 TN I.3 TĂ (kg) ME (Kcal) TĂ (kg) ME (Kcal) TĂ (kg) ME (Kcal) 1 - 15 1,382 4423 1,462 4678 1,495 4784 16 - 30 1,775 5680 1,876 6003 1,927 6166 31 - 45 2,053 6569 2,025 6480 2,026 6483 Trung bình 1,752 5606 1,799 5757 1,832 5862 So sánh 100 102,68 104,57 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 62 Bảng 3.5 b Tiêu tốn thức ăn và năng lƣợng trao đối/kg tăng khối lƣợng của lợn thí nghiệm khi cho ăn thức ăn có tỷ lệ protein 17% Lô TN Ngày nuôi TN II.1 TN II.2 TN II.3 TA (kg) ME (Kcal) TA (kg) ME (Kcal) TA (kg) ME (Kcal) 1 – 15 1,390 4448 1,514 48454 1,623 5194 16 - 30 1,761 5635 1,883 6026 1,972 6310 31 - 45 2,170 6944 2,041 6531 2,178 6970 Trung bình 1,790 5728 1,827 58468 1,946 6227 So sánh 100 102,07 108,72 Kết quả ở bảng 3.5a cho thấy: tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng diễn biến tƣơng tự nhau ở cả 3 lô thí nghiệm 1 và đều tăng dần qua các giai đoạn tuổi. Trung bình tiêu tốn thức ăn toàn kỳ của lô I.1. là thấp nhất (1,752 kg) và lô I.3 là cao nhất (1,832 kg). Tiêu tốn thức ăn của lợn tăng dần qua các giai đoạn thí nghiệm. Điều này phù hợp với quy luật sinh trƣởng chung. Khi cơ thể sinh trƣởng mạnh thì cần cung cấp lƣợng thức ăn tăng dần. Khi bổ sung lysine vào thành phần thức ăn hỗn hợp với tỷ lệ lysine/ME khác nhau đã có ảnh hƣởng đến tiêu tốn thức ăn của lợn thí nghiệm. Các mức lysine/ME lần lƣợt là 3,44 – 3,12 – 2,81 g/Mcal ME thì tiêu tốn thức ăn lần lƣợt là 1,752 – 1,799 – 1,832. Nhƣ vậy khi giảm mức bổ sung lysine/ME vào khẩu phần thì tiêu tốn thức ăn lại có xu hƣớng tăng lên. Sự chênh lệch giữa lô thí nghiệm I.1 và I.2 là 0,047kg, nhƣng sự chênh lệch giữa lô I.1 và I.3 lại lớn hơn 0,08 kg. Điều này cho thấy lô I.2 sử dụng thức ăn có hiệu quả, mang lại sinh trƣởng cao. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 63 Tiêu tốn năng lƣợng trao đổi/kg tăng khối lƣợng ở cả 3 lô thí nghiệm 1 cũng tăng dần theo tuổi. Trung bình toàn kỳ tiêu tốn năng lƣợng trao đổi ở lô I.1 thấp nhất (5606Kcal/kg tăng khối lƣợng) lô I.3 tiêu thụ cao nhất (5862 Kcal/kg tăng khối lƣợng) Qua bảng 3.5 b cho thấy tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng diễn biến tƣơng tự nhau ở cả 3 lô thí nghiệm 2 và đều tăng dần qua các giai đoạn tuổi. Trung bình tiêu tốn thức ăn toàn kỳ của lô II.1 là thấp nhất (1,790 kg) và lô II.3 là cao nhất (1,946 kg). Tiêu tốn thức ăn của lợn tăng dần qua các giai đoạn thí nghiệm. Điều này phù hợp với quy luật sinh trƣởng chung. Khi cơ thể sinh trƣởng mạnh thì cần cung cấp lƣợng thức ăn tăng dần. Khi bổ sung lysine vào thành phần thức ăn hỗn hợp với tỷ lệ lysine/ME khác nhau đã có ảnh hƣởng đến tiêu tốn thức ăn của lợn thí nghiệm. Các mức lysine/ME lần lƣợt là 3,44 – 3,12 – 2,81 g/Mcal ME thì tiêu tốn thức ăn tƣơng ứng là 1,790 – 1,827 – 1,946. Nhƣ vậy khi giảm mức bổ sung lysine/ME vào khẩu phần thì tiêu tốn thức ăn lại có xu hƣớng tăng lên. Sự chênh lệch giữa lô thí nghiệm II.1 và II.2 là 0,037 kg nhƣng sự chênh lệch giữa lô II.1 và II.3 lại lớn hơn 0,156 kg. Điều này cho thấy lô II.2 sử dụng thức ăn có hiệu quả hơn, vì tiêu tốn thức ăn thấp hơn nhƣng sinh trƣởng cao hơn. Tiêu tốn năng lƣợng trao đổi/kg tăng khối lƣợng ở cả 3 lô thí nghiệm 2 cũng tăng dần theo tuổi. Trung bình toàn kỳ tiêu tốn năng lƣợng trao đổi ở lô II.1 thấp nhất (5728 Kcal/kg tăng khối lƣợng) lô II.3 tiêu thụ cao nhất (6227 Kcal/kg tăng khối lƣợng) Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lƣợng của lợn ở các lô thí nghiệm dao động từ 1,752 – 1,946 kg/kg tăng khối lƣợng, thấp nhất ở lô I.1 (1,752 kg/kg tăng khối lƣợng) và cao nhất ở lô II.3 (1,946 kg/kg tăng khối lƣợng). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 64 Có sự sai khác giữa các lô thí nghiệm là do có sự khác nhau về các mức lysine/ME trong cùng một mức protein trong khẩu phần, đồng thời cũng có sự khác nhau về lƣợng thức ăn tiêu tốn trong cùng mức lysine/ME nhƣng khác mức protein khẩu phần. Bình quân lƣợng tiêu thụ thức ăn trong suốt thời gian nuôi ở các lô thí nghiệm là khác nhau không nhiều. Cao nhất ở lô I.1(1,280 kg/ngày) và thấp nhất ở lô I.3 (1,234 kg/ngày). Kết quả cho thấy khẩu phần chứa 17% và 18% protein thô và các mức lysine/ME tƣơng tự nhau ở các lô thí nghiệm thì lƣợng thức ăn tiêu thụ có sự sai khác ít. Khi so sánh tiêu tốn thức ăn giữa 2 thí nghiệm với nhau rõ ràng thấy rằng ở thí nhiệm 1 mức tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng thấp hơn so với thí nghiệm 2 tƣơng ứng. Tuy nhiên sự sai khác này là không đáng kể (khoảng 1%). Theo kết quả nghiên cứu của Lê Thanh Hải và Cs [5] nghiên cứu trên đối tƣợng lợn ngoại (5 máu), nuôi từ giai đoạn 25 kg đến 90 kg bằng thức ăn hồn hợp cho thấy tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng đạt 2,59 kg/kg tăng khối lƣợng. Bảng 3.6a Tiêu tốn protein và lysine/kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm khi cho ăn thức ăn có tỷ lệ protein 18% Lô TN Ngày nuôi TN I.1 TN I.2 TN I.3 Protein (g/kgP) Lysine (g/kgP Protein (g/kgP) Lysine (g/kgP) Protein (g/kgP Lysine (g/kgP) 1 - 15 248,82 15,21 263,10 14,62 269,03 13,45 16 - 30 319,55 19,53 337,75 18,76 346,94 17,35 31 - 45 369,49 22,58 364,63 20,25 364,76 18,24 Trung bình 315,43 19,28 323,77 17,99 329,76 16,49 So sánh 100 100 102,64 93,31 104,54 85,53 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 65 Bảng 3.6b Tiêu tốn protein và lysine/kg tăng khối lƣợng của lợn thí nghiệm khi cho ăn thức ăn có tỷ lệ protein 17% Lô TN Ngày nuôi TN II.1 TN II.2 TN II.3 Protein (g/kgP) Lysine (g/kgP Protein (g/kgP Lysine (g/kgP) Protein (g/kgP Lysine (g/kgP) 1 – 15 236,30 15,29 257,36 15,14 275,83 14,60 16 – 30 299,33 19,37 320,03 18,83 335,24 17,75 31 - 45 368,98 23,88 346,98 20,41 370,18 19,60 Trung bình 304,31 19,69 310,66 18,27 330,74 17,51 So sánh 100 100 102.09 92.79 108.69 88.93 Số liệu ở bảng 3.6a cho thấy: tiêu tốn protein/kg tăng khối lƣợng diễn biến tƣơng tự nhau ở cả 3 lô. Mức tiêu tốn protein tăng dần theo tuổi. Giai đoạn bắt đầu đến 15 ngày thí nghiệm tiêu tốn protein của lô I.1 thấp nhất (248,82 g/kg tăng khối lƣợng), lô I.3 cao nhất (269,03 g/kg tăng khối lƣợng). Giai đoạn 31 đến 45 ngày thí nghiệm thì lô I.2 lại thấp nhất (364,43 g/kg tăng khối lƣợng), còn I.1 cao nhất (369,49 g/kg tăng khối lƣợng). Trung bình cả kỳ thí nghiệm tiêu tốn protein của các lô nhƣ sau: TN I.1 là 315,43 g, TN I.2 là 323,77g, TN I.3 là 329,76 g. So sánh giữa các lô ta thấy: protein tiêu thụ của lô TNI.2 cao hơn 2,64% và lô I.3 cao hơn 4,54% so với lô I.1. Nhƣ vậy lƣợng lysine/ME thấp trong khẩu phần có xu hƣớng làm tăng lƣợng protein tiêu tốn. Số liệu ở bảng trên cho thấy: lƣợng lysine tiêu tốn/kg tăng khối lƣợng lợn thí nghiệm tăng dần theo giai đoạn tuổi. Càng về giai đoạn cuối thí nghiệm lƣợng lysine tiêu tốn càng lớn, chứng tỏ lợn có nhu cầu lớn về lysine giai đoạn sinh trƣởng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 66 Lƣợng lysine tiêu tốn trung bình qua các giai đoạn thí nghiệm lần lƣợt nhƣ sau: 19,28; 17,99; 16,49. Lƣợng lysine tiêu tốn cao nhất ở lô I.1 với 19,28g, nếu coi lƣợng lysine tiêu tốn ở lô TNI.1 là 100% thì tiêu tốn lysine của hai lô còn lại thấp: lô TN I.2 đạt 93,31 và lô TN I.3 đạt 85,53%. Tuy nhiên, nếu lƣợng lysine thấp sẽ dẫn tới giảm hiệu quả hấp thu các axit amin khác, làm tăng tiêu tốn protein/kg khối lƣợng tăng. Do vậy, khi dùng công thức TNI.3 thì sẽ tăng chi phí protein/kg tăng khối lƣợng, làm giảm hiệu quả kinh tế. Với cùng mức ME và protein, giảm lysine từ 3,14 g/Mcal xuống 2,81 g/ Mcal đã làm giảm tiêu tốn protein/kg tăng khối lƣợng từ 1,58 – 2,64% đồng thời làm giảm tiêu tốn lysine từ 6,69 đến 14,47%. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc cân đối lysine bổ sung trong khẩu phần chăn nuôi lợn. Bổ sung lysine với tỷ lệ cao quá hoặc thấp quá đều không mang lại hiệu quả cao. Trong khuôn khổ thí nghiệm này chúng tôi có thể kết luận là bổ sung lysine trong khẩu phần thức ăn hỗn hợp với tỷ lệ 3,12 g/Mcal ME là hợp lý, kết quả tiêu tốn lysine/kg tăng khối lƣợng là 17,99 g. Theo Edmond và Baker, 1987 [6] thì ở lợn sự dƣ thừa lysine có vẻ không làm tăng nhu cầu arginine nhƣ ở gia cầm. Sự mất cân bằng axit amin có thể xảy ra khi khẩu phần đƣợc bổ sung thêm một hay nhiều axit amin. Trong hầu hết các trƣờng hợp đó, lƣợng thức ăn ăn vào đều giảm. Lợn trở lại bình thƣờng nhanh chóng khi lƣợng axit amin vƣợt quá đƣợc rút bớt khỏi khẩu phần. Theo kết quả nghiên cứu của Kaji và Cs, 1987 [45] cho biết: nhu cầu lysine cần cho 1 kg tăng khối lƣợng ở lợn con và lợn đang sinh trƣởng là 20g hoặc 17,3 g lysine tiêu hoá. Nhƣ vậy, với mức lysine trong khẩu phần của lô I.1 chƣa vƣợt quá nhu cầu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 67 Kết quả ở bảng 3.6b cho thấy: tiêu tốn protein/kg tăng khối lƣợng diễn biến tƣơng tự nhau ở cả 3 lô. Mức tiêu tốn protein tăng dần theo tuổi . Giai đoạn bắt đầu đến 15 ngày thí nghiệm tiêu tốn protein của lô II.1 thấp nhất (236,30 g/kg tăng khối lƣợng), lô II.3 cao nhất (275,83 g/kg tăng khối lƣợng). Giai đoạn 31 đến 45 ngày thí nghiệm thì lô II.3 lại cao nhất (370,18), còn II.2 thấp nhất (346,90). Trung bình cả kỳ thí nghiệm tiêu tốn protein của các lô nhƣ sau: lô II.1 là 304,31g; lô II.2 là 310,66 g; lô II.3 là 330,74 g. So sánh giữa các lô ta thấy: protein tiêu thụ của lô lô II.2 tăng 2,09 % và lô II.3 tăng 8,69 % so với lô II.1 (P < 0,05). Nhƣ vậy lƣợng lysine/ME thấp trong khẩu phần làm tăng lƣợng protein tiêu tốn đối với lô II.3. Qua bảng cho thấy: lƣợng lysine tiêu tốn/kg tăng khối lƣợng lợn thí nghiệm tăng dần theo giai đoạn tuổi. Càng về giai đoạn cuối thí nghiệm lƣợng lysine tiêu tốn càng lớn, chứng tỏ lợn có nhu cầu lớn về lysine ở giai đoạn sinh trƣởng. Lƣợng lysine tiêu tốn trung bình qua các giai đoạn thí nghiệm lần lƣợt nhƣ sau: 19,69; 18,27; 17,51. Lƣợng lysine tiêu tốn cao nhất ở lô II.1 với 19,69g, nếu ta nuôi bằng công thức này thì cần tính hiệu quả kinh tế, không thiết thực đối với ngƣời chăn nuôi. Tuy nhiên nếu bổ sung lƣợng lysine thấp sẽ dẫn tới giảm hiệu quả hấp thu các axit amin khác. Do vậy, khi dùng công thức lô II.3 thì sẽ tăng chi phí thức ăn/kg tăng khối lƣợng, làm giảm hiệu quả kinh tế (tƣơng tự nhƣ thí nghiệm 1). Nếu coi lƣợng lysine tiêu tốn ở lô II.1 là 100 % thì tiêu tốn lysine của hai lô còn lại thấp: lô II.2 đạt 92,79 % và lô II.3 đạt 88,93 %. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc cân đối lysine bổ sung trong khẩu phần chăn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 68 nuôi lợn. Bổ sung lysine với tỷ lệ cao quá hoặc thấp quá đều không mang lại hiệu quả cao. Bảng 3.7a Chi phí thức ăn/kg tăng khối lƣợng của lợn thí nghiệm khi cho ăn thức ăn có tỷ lệ protein 18% Diễn giải ĐV TN I.1 TN I.2 TN I.3 ∑ khối lƣợng lợn tăng Kg 325,5 312,48 303 ∑ khối lƣợng TATT Kg 570,4 562.10 555,1 Đơn giá thức ăn đồng 4619 4486 4431 ∑ chi phí thức ăn đồng 2634677,6 2521580.6 2459648,1 Chi phí TA/kg tăng KL đồng 8094,25 8069.57 8117,65 So sánh % 100,00 99,70 100,29 Bảng 3.7 b Chi phí thức ăn/kg tăng khối lƣợng của lợn thí nghiệm khi cho ăn thức ăn có tỷ lệ protein 17% Diễn giải ĐV TN II.1 TN II.2 TN II.3 ∑ khối lƣợng tăng Kg 317,7 305,3 290,1 ∑ khối lƣợng TATT Kg 568,7 557,9 564,4 Đơn giá thức ăn đồng 4588 4615 4581 ∑ chi phí thức ăn đồng 2609195,6 2574708,5 2585516,4 Chi phí TA/kg tăng KL đồng 8212,77 8433,37 8912,5 So sánh % 100 102,69 108,52 Chi phí thức ăn/kg tăng khối lƣợng là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, đánh giá hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Chi phí thức ăn phụ thuộc vào nhiều yếu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 69 tố nhƣ tỷ lệ sống, khả năng sinh trƣởng, khả năng chuyển hoá thức ăn, khả năng chuyển hoá thức ăn và giá thành thức ăn. Kết quả ở bảng 3.7a cho thấy: tổng khối lƣợng lợn tăng của ba lô thí nghiệm lần lƣợt là 325,5 kg; 312,48 kg; 303 kg. Cả hai lô I.1 và lô I.2 có tổng khối lƣợng cao. Mặc dù, khi sử dụng lysine với mức 3,12 g/kg thức ăn đã làm cho đơn giá 1 kg thức ăn tăng hơn lô I.3 là 188 đồng, nhƣng khối lƣợng tăng hơn so với lô 3 là 22,5 kg, tổng khối lƣợng tiêu tốn thức ăn hơn so với lô 3 là 15,3 kg. Chi phí thức ăn đ/kg tăng khối lƣợng thấp nhất ở lô I.2 (8.069,57 đồng) và cao nhất ở lô I.3 (8.117,65 đồng). Lô I.2 có chi phí thức ăn/kg tăng khối lƣợng thấp hơn so với lô I.1 là 0,3% , sở dĩ lô I.2 có chi phí thấp hơn là do chi phí cho giá lysine thấp hơn lô I.1 và lô I.3 tăng hơn lô I.1 là 0,29%. Kết quả này phù hợp với khuyến cáo của Hoàng Nghĩa Duyệt và Cs (2002) [3] : khi nuôi lợn với mức lysine và năng lƣợng cao trong khẩu phần đã giảm đƣợc tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lƣợng, nâng cao tỷ lệ nạc trong thân thịt và nâng cao hiệu quả kinh tế. Kết quả ở bảng 3.7b cho thấy: tổng khối lƣợng lợn tăng của ba lô thí nghiệm lần lƣợt là 317,7 kg; 366,34 kg, 290,1 kg. Cả hai lô II.1 và lô II.2 có tổng khối lƣợng tăng cao. Chi phí thức ăn đ/kg tăng khối lƣợng thấp nhất ở lô II.1 (8212,77 đồng) và cao nhất ở lô II.3 (8433,44đồng). Lô II.1 có chi phí thức ăn/kg tăng khối lƣợng thấp hơn so với lô II.2 là 2,69 % và lô II.3 là 8,52 %. Lô II.1 có chi phí thức ăn cao hơn lô II.2 và II.3 là do tỷ lệ lysine trong khẩu phần cao nhất đã làm cho giá thức ăn cao hơn hai lô còn lại. Tuy nhiên chi phí thức ăn/kg tăng khối lƣợng của lô II.1 lại thấp nhất do khả năng sinh trƣởng cao hơn lên khối lƣợng tăng thu đƣợc cao hơn. nếu lấy chi phí/kg tăn gkhối lƣợng của lô II.1 là Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 70 100% thì các lô II.2 và II.3 cao hơn tƣơng ứng là 2,69%, 8,52% . Sai khác này là có ý nghĩa thống kê toán học. Khi so sánh giữa 2 thí nghiệm với nhau ta thấy rõ ràng ở thí nghiệm 1 chi phí thức ăn/kg tăng khối lƣợng nhỏ hơn so với thí nghiệm 2 tƣơng ứng. Điều này có nghĩa là việc giảm mức protein từ 18% xuống 17% làm cho chi phí thức ăn tăng lên. Chi phí thức ăn/kg tăng khối lƣợng của lô II.1 cao hơn lô I.1 là 118,52 đồng; lô II.2 cao hợn I.2 là 365,8 đồng; giữa lô II.3 và lô I.3 là 794,85 đồng. 3.2 Nghiên cứu ảnh hƣởng của tỷ lệ lysine/ME đến năng suất và thành phần hoá học của thịt lợn ngoại giai đoạn 18 - 50 kg. 3.2.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ lysine/ME đến năng suất thịt của lợn ngoại giai đoạn 18 - 50 kg. Bảng 3.8a Kết quả mổ khảo sát năng suất thịt lợn thí nghiệm khi cho ăn thức ăn có tỷ lệ protein 18% TT Diễn giải Lô TN I.1 Lô TNI.2 Lô TNI.3 1 KL sống (kg) 49,50 49,00 48,50 2 KL móc hàm (kg) 38,90 37,20 36,71 3 TL móc hàm (%) 78,59 75,92 75,69 4 KL thịt xẻ (kg) 33,70 32,90 32,81 5 TL thịt xẻ (%) 86,.63 88,44 86,62 6 KL thịt nạc (kg) 21,60 20,50 19,40 7 TL thịt nạc (%) 64,09 62,31 61,01 8 KL mỡ (kg) 3,84 3,80 4,20 9 TL mỡ (%) 11,39 11,55 13,21 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 71 10 KL xƣơng (kg) 5,48 5,20 5,10 11 TL xƣơng (%) 16,26 15,81 16,04 12 KL da (kg) 2,80 3,00 3,00 13 TL da (%) 8,31 9,12 9,43 14 Độ dày mỡ lƣng (cm) 1,02 1,01 1,02 Bảng 3.8b Kết quả mổ khảo sát năng suất thịt lợn thí nghiệm khi cho ăn thức ăn có tỷ lệ protein 17% TT Diễn giải Lô TN II.1 Lô TN II.2 Lô TN II.3 1 KL sống (kg) 49,00 50,50 49,20 2 KL móc hàm (kg) 37,50 39,50 37,00 3 TL móc hàm (%) 76,53 78,22 75,20 4 KL thịt xẻ (kg) 32,50 34,20 32,50 5 TL thịt xẻ (%) 86,67 86,58 87,84 6 KL thịt nạc (kg) 20,20 20,80 19,60 7 TL thịt nạc (%) 62,15 60,82 60,31 8 KL mỡ (kg) 3,80 4,00 4,30 9 TL mỡ (%) 11,69 11,70 13,23 10 KL xƣơng (kg) 5,20 5,60 4,60 11 TL xƣơng (%) 16,00 16,37 14,15 12 KL da (kg) 3,00 3,20 3,10 13 TL da (%) 9,23 9,36 9,54 14 Độ dày mỡ lƣng (cm) 1,02 1,02 1,04 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 72 Kết quả mổ khảo sát đƣợc trình bày ở bảng 3.8a cho thấy: tỷ lệ thịt xẻ ở 3 lô thí nghiệm 1 có sự sai khác (86,63 – 88,44 – 86,62%). Đối với lợn thịt, tỷ lệ thịt nạc là chỉ tiêu quan trọng nhất, có giá trị nhất trong thân thịt xẻ. Tỷ lệ thịt nạc càng cao thì phẩm chất thịt xẻ càng cao, giá bán lợn thịt cao. Trong 3 lô thí nghiệm, tỷ lệ nạc ở lô I.1 cao nhất (64,09%), lô I.2 và I.3 lần lƣợt 62,31% và 61,01%. Chứng tỏ hàm lƣợng lysine trong khẩu phần có ảnh hƣởng đến tỷ lệ thịt nạc trong thân thịt của lợn thí nghiệm. Tuy nhiên, khi hàm lƣợng lysine quá cao cũng không cho tỷ lệ nạc cao hơn bởi nó còn phụ thuộc vào yếu tố di truyền. Tỷ lệ mỡ có xu hƣớng giảm khi tăng hàm lƣợng lysine trong khẩu phần, tỷ lệ mỡ ở lô I.3 là 13,2 1% nhƣng ở lô I.1 là 11,39%. Độ dày mỡ lƣng không có sự khác biệt rõ ràng Kết quả mổ khảo sát đƣợc trình bày ở bảng 3.8b cho thấy: tỷ lệ thịt xẻ ở 3 lô thí nghiệm 2 có sự sai khác (86,67– 86,58 – 87,84 %). Trong 3 lô thí nghiệm, tỷ lệ nạc ở lô II.1 cao nhất (62,15 %), lô II.2 và II.3 lần lƣợt 60,82 % và 60,31 %. Tỷ lệ mỡ có xu hƣớng giảm khi tăng hàm lƣợng lysine trong khẩu phần, tỷ lệ mỡ ở lô I.3 là 13,23 % nhƣng ở lô I.1 là 11,69 %. Tỷ lệ móc hàm đạt từ 75,20 – 78,59%, tỷ lệ thịt xẻ đạt từ 86,58 – 88,44% tƣơng ứng cao nhất ở lô I.1 và thấp nhất là lô II.3. Tỷ lệ móc hàm và tỷ lệ thịt xẻ ở các lô thí nghiệm có sự sai khác nhƣng không đáng kể, sai khác này không có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05). Cả protein khẩu phần và mức lysine đều không ảnh hƣởng đến tỷ lệ móc hàm và tỷ lệ thịt xẻ của lợn. Các tỷ lệ lysine/năng lƣợng khác nhau không ảnh hƣởng rõ rệt đến các chỉ tiêu phẩm chất thịt nhƣ tỷ lệ nạc, mỡ, xƣơng, da và tỷ lệ thịt xẻ. Kết quả này tƣơng tự nghiên cứu của Vũ Thị Lan Phƣơng và Cs [11] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 73 Theo kết quả nghiên cứu của Lê Thanh Hải và Cs [5] giết mổ lợn có khối lƣợng 90 kg thì tỷ lệ thịt móc hàm của lợn lai 4 máu ngoại là 78,63%, của lợn 5 máu ngoại là 79,90%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi là tƣơng đƣơng. Tỷ lệ nạc ở các lô thí nghiệm đạt từ 60,31 – 64,09%, cao nhất ở lô I.1 (64,09%) và thấp nhất ở lô II.3 (60,31%). Kết quả này tƣơng đƣơng với nghiên cứu của Lê Thanh Hải ở lợn 5 máu ngoại. Ở mức protein thô khẩu phần là 18%, tăng hàm lƣợng lysine tiêu hoá/ME thì tỷ lệ nạc đƣợc cải thiện. Ở mức protein thô 18%, lysine tiêu hoá/ME 11g có tỷ lệ nạc đạt cao nhất, khi giảm protein thô và lysine thì tỷ lệ nạc cũng có xu hƣớng giảm. Trần Quốc Việt, 1999 [23], Thaler và Cs, 1986 [58], Hamilton và Veum,1986 [43]. Fuller và Cs, 1986 [42]; McPhee và Cs, 1991 [48] cho biết: khi bổ sung lysine tới mức1,1 – 1,22 % trong khẩu phần, tƣơng ứng tỷ lệ lysine/DE từ 0,68 – 0,82 g/ MJ cho kết quả tăng trọng, hiệu quả sử dụng thức ăn cao, tăng cƣờng tích luỹ protein và chất lƣợng thịt xẻ đƣợc cải thiện. Tƣơng quan hồi quy giữa tỷ lệ nạc với mức lysine tiêu hoá/ME trong khẩu phần đƣợc trình bày ở đồ thị 3.2a và b. Tƣơng quan hồi quy giữa mức lysine tiêu hoá/ME khẩu phần và tỷ lệ nạc của lợn thí nghiệm đƣợc thể hiện ở đồ thị 3.2a và 3.2b: ta thấy tƣơng quan giữa hai đại lƣợng đó là tƣơng quan dƣơng, mối quan hệ giữa mức lysine với tỷ lệ nạc tuân theo phƣơng trình bậc nhất, tuyến tính : khi tăng tỷ lệ lysine/ME sẽ làm tăng tỷ lệ nạc. Hệ số tƣơng quan (R) (R = 0,992 và R = 0,9379) cho ta thấy mối quan hệ giữa 2 yếu tố là rất chặt chẽ có nghĩa là ảnh hƣởng của lysine tới tăng khối lƣợng của lợn là rõ ràng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 74 Đồ thị 3.2 a,b: Tƣơng quan giữa mức lysine/ME với TL nạc của lợn thí nghiệm Chú thích : - Đồ thị 3.2 a: Tương quan giữa mức lysine/ME với TL nạc của lợn thí nghiệm với khẩu phần chứa 18% protein - Đồ thị 3.2 b: Tương quan giữa mức lysine/ME với TL nạc của lợn thí nghiệm với khẩu phần chứa 17% protein Tƣơng quan hồi quy giữa mức lysine tiêu hoá/ME khẩu phần và tỷ lệ nạc của lợn thí nghiệm đƣợc thể hiện ở đồ thị 3.2a và 3.2b: ta thấy tƣơng quan giữa hai đại lƣợng đó là tƣơng quan dƣơng, mối quan hệ giữa mức lysine với tỷ lệ nạc tuân theo phƣơng trình bậc nhất, tuyến tính : khi tăng tỷ lệ lysine/ME sẽ làm tăng tỷ lệ nạc. Hệ số tƣơng quan (R) (R = 0,992 và R = 0,9379) cho ta thấy mối quan hệ giữa 2 yếu tố là rất chặt chẽ có nghĩa là ảnh hƣởng của lysine tới tăng khối lƣợng của lợn là rõ ràng. Tỷ lệ mỡ ở các lô thí nghiệm đạt từ 10,94 – 13,23%, thấp nhất ở lô I.1 (10,94%) và cao nhất là lô II.3 (13,23%), tƣơng đƣơng với kết quả nghiên cứu ở lợn 5 máu ngoại của Lê Thanh Hải và Cs [5]. Cả hai yếu tố lysine/ME và y = 1.54x + 47.07 R2 = 0.992 60.5 61 61.5 62 62.5 63 63.5 64 64.5 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Lysine (g) T ỷ l ệ n ạ c (% ) y = 0.92x + 51.893 R 2 = 0.9379 60 60.5 61 61.5 62 62.5 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Lysine (g) T ỷ l ệ n ạ c (% ) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 75 protein thô khẩu phần đều ảnh hƣởng đến tỷ lệ mỡ của lợn thí nghiệm, tăng protein thô và khẩu phần và lysine/ME thì làm giảm tỷ lệ mỡ. 3.2.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ lysine/ME đến thành phần hoá học của thịt lợn ngoại giai đoạn 18 - 50 kg. Bảng 3.9 a Kết quả phân tích thành phần hoá học của thịt lợn thí nghiệm khi cho ăn thức ăn có tỷ lệ protein 18% TT Diễn giải Lô I.1 Lô I.2 Lô I.3 Thịt mông Thịt vai Thịt mông Thịt vai Thịt mông Thịt vai 1 TL vật chất khô (%) 23,49 23,71 23,48 23,52 23,45 23,25 2 TL protein (%) 21.01 19,86 20,86 18,97 20,70 18,72 3 TL mỡ (%) 1.29 2,71 1,45 3,38 1,58 3,41 4 Khoáng tổng số (%) 1.19 1,14 1,17 1,17 1,17 1,12 Bảng 3.9b Kết quả phân tích thành phần hoá học của thịt lợn thí nghiệm khi cho ăn thức ăn có tỷ lệ protein 17% TT Diễn giải Lô II.1 Lô II.2 Lô II.3 Thịt mông Thịt vai Thịt mông Thịt vai Thịt mông Thịt vai 1 TL vật chất khô (%) 23,01 22,90 22,88 22,67 22,73 22,56 2 TL protein (%) 20,76 18,97 19,85 18,23 19,37 18,09 3 TL mỡ (%) 1,13 2,75 1,86 3,29 2,20 3,35 4 Khoáng tổng số (%) 1,12 1,18 1,17 1,15 1,16 1,12 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 76 Tỷ lệ protein trong thịt mông của lô I.1 cao nhất là 21,01%, tiếp đến là lô I.2 là 20,86% và thấp nhất là lô I.3 20,70%. Tỷ lệ protein của thịt vai là lô I.1 19,86 %, tiếp đến là lô I.2 18,97 %, sau cùng là lô I.3 là 18,72%. Sự chênh lệch giữa các lô thí nghiệm là không rõ ràng. ( P > 0,05) Tỷ lệ mỡ trong thịt mông cao nhất là lô I.3 (1,58%) đến lô I.2 (1,45%) và lô I.1 (1,29%). Thịt vai lô I.3 (3,41%) cao nhất đến lô I.2 (3,38%) và lô I.1 (2,71%). Sự tích luỹ mỡ giữa các lô thí nghiệm chênh lệch không đáng kể. Nhƣ vậy, sự khác biệt về thành phần hoá học của các lô thí nghiệm là không rõ ràng. Việc giảm lysine từ 3,44 – 3,12 – 2,81 không ảnh hƣởng nhiều đến thành phần hoá học của thịt. Qua bảng 3.9b ta thấy: tỷ lệ vật chất khô thịt mông, thịt vai của lô I.1 là : 23,01%; 22,90%; của lô I.2 là 22,88%; 22,67% và của lô I.3 là 22,73%; 22,56% ta thấy đƣợc tỷ lệ này là tƣơng đƣơng giữa các lô. Tỷ lệ protein trong thịt mông của lô I.1 cao nhất là 20,76%, tiếp đến là lô I.2 là 19,85% và thấp nhất là lô I.3 19,37%. Tỷ lệ protein của thịt vai là lô I.1 18,97%, tiếp đến là lô I.2 18,23%, sau cùng là lô I.3 là 18,09%. Sự chênh lệch giữa các lô thí nghiệm là không rõ ràng. (P > 0,05) Tỷ lệ mỡ trong thịt mông cao nhất là lô I.3 2,20%, đến lô I.2 1,86% và lô I.1 1,13%. Thịt vai lô I.3 3,35% cao nhất đến lô I.2 3,29% và lô I.1 2,75%. Sự tích luỹ mỡ giữa các lô thí nghiệm chênh lệch không đáng kể. Nhƣ vậy, sự khác biệt về thành phần hoá học của các lô thí nghiệm là không rõ ràng. Việc giảm lysine từ 3,44 – 3,12 – 2,81 không ảnh hƣởng nhiều đến thành phần hoá học của thịt. Và việc giảm protein thô từ 18% xƣớng còn 17% cũng không ảnh hƣởng nhiều đến thành phần hoá học của thịt. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 77 3.3 Xác định tỷ lệ lysine/ME phù hợp cho lợn ngoại giai đoạn sinh trƣởng Sau khi tiến hành 2 thí nghiệm với 6 lô thí nghiệm khác nhau, tôi đƣa ra một số kết luận sau Sự thay đổi tỷ lệ lysine có ảnh hƣởng đến sinh trƣởng của lợn. Khi thay đổi tỷ lệ lysine từ 3,44 – 3,12 – 2,81 g/Mcal (theo chiều hƣớng giảm) sẽ làm cho sinh trƣởng của lợn giảm theo. Tuy nhiên sự thay đổi này không có ý nghĩa về mặt thống kê. Cùng với tỷ lệ lysine nghiên cứu. Khi thay đổi mức protein cũng làm thay đổi sinh trƣởng của lợn. Cụ thể khi mức protein của thí nghiệm 1 là 18% giảm xuống là 17% ở thí nghiệm 2 sẽ làm giảm sinh trƣởng của lợn. Tiêu thụ thức ăn/ngày của lợn thí nghiệm với tỷ lệ lysine khác nhau là khác nhau. Cụ thể: khi giảm tỷ lệ lysine nghiên cứu thì ứng với nó lƣợng thức ăn tiêu thụ/ ngày là giảm theo điều đó có nghĩa là khi giảm tỷ lệ lysine thì lợn sẽ ăn ít thức ăn hơn. Mặt khác ứng với tỷ lệ lysine nghiên cứu, khi giảm mức protein từ 18% xuống 17% thì lƣợng thức ăn tiêu thụ có xu hƣớng giảm. Tuy nhiên sự thay đổi này không có ý nghĩa về mặt thống kê toán học. Tiêu tốn thức ăn và năng lƣợng trao đổi/kg tăng khối lƣợng có xu hƣớng tăng khi tăng tỷ lệ lysine. Khi giảm mức protein xuống (từ 18% ở thí nghiệm 1 xuống 17% ở thí nghiệm 2) thì tiêu tốn thức ăn và năng lƣợng trao đổi cũng có xu hƣớng tăng. Tiêu tốn thức ăn và năng lƣợng trao đổi thấp nhất ở lô I.1 (1,752 và 5606) và cao nhất ở lô II.3 (1,946 và 6227). Tiêu tốn protein/kg tăng khối lƣợng có xu hƣớng tăng trong khi tiêu tốn lysine có xu hƣớng giảm. Khi giảm mức protein nghiên cứu từ 18% xuống 17% thì tiêu tốn protein/kg tăng khối lƣợng giảm. Chi phí thức ăn/kg tăng khối lƣợng trong thí nghiệm 1 thì thấp nhất ở lô I.2 (8069,57) sau đó đến lô I.2 (8094.24) và cao nhất là ở lô I.3 (8117.65). Ở thí nghiệm 2 (mức protein giảm từ 18 xuống 17%) thấp nhất ở lô II.1 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 78 (8212,77) sau đó tăng lên ở lô II.2 (8433,37) và cao nhất ở lô II.3 (8912,5). Điều này có nghĩa khi giảm mức protein thì chi phí thức ăn/kg tăng khối lƣợng tăng lên và đạt cao nhất ở lô có mức protein thấp, tỷ lệ lysine thấp. Khi giảm tỷ lệ lysine trong thí nghiệm thì chi phí thức ăn/kg tăng khối lƣợng sẽ tăng lên. Sự sai khác ở lô thí nghiệm I.2 có thể giải thích là do việc tăng khối lƣợng của lợn kéo theo sự giảm chi phí thức ăn/kg tăng khối lƣợng. Kết quả mổ khảo sát cho ta thấy tỷ lệ thịt nạc giảm đi khi tỷ lệ lysine trong thí nghiệm giảm. Khi giảm mức protein (từ 18% xuống 17%) tỷ lệ thịt nạc cũng có xu hƣớng giảm. Tuy nhiên sự giảm này không có ý nghĩa về mặt thống kê toán học. Kết quả phân tích thành phần hóa học thịt thí nghiệm cho ta thấy khi tỷ lệ lysine và mức protein giảm thì kéo theo việc giảm của tỷ lệ vật chất khô, giảm tỷ lệ protein giảm tỷ lệ khoáng tổng số của thịt mông, vai nhƣng tỷ lệ mỡ lại tăng lên. Mức protein khẩu phần và hàm lƣợng lysine có ảnh hƣởng khác nhau đến kết quả thí nghiệm. Đó có thể là ảnh hƣởng đồng thời của mức protein và lysine trong các thí nghiệm hoặc là ảnh hƣởng của từng yếu tố riêng rẽ. Điều này có nghĩa là với mức lysine/ME trong khẩu phần nhƣ nhau nhƣng mức protein khác nhau thì có thể sẽ có những kết quả khác nhau giữa các thí nghiệm. Khẩu phần có protein thô 18% với mức lysine tiêu hoá/ME là 11g/Mcal cho tăng trọng tốt nhất đối với lợn lai 5 máu ngoại 723,33 g/con/ngày và tiêu tốn thức ăn thấp nhất 1,752 kg thức ăn /kg tăng khối lƣợng ở lô I.1. Tuy nhiên, chi phí thức ăn/kg tăng khối lƣợng ở lô I.2 thấp hơn, sở dĩ nhƣ vậy là do chi phí lysine ít hơn. Trong khuôn khổ thí nghiệm này chúng tôi có thể kết luận là bổ sung lysine trong khẩu phần thức ăn hỗn hợp với tỷ lệ 3,12 g/Mcal ME là hợp lý, kết quả tiêu tốn lysine/kg tăng khối lƣợng là 17,99 g. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 79 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận - Đã có sự ảnh hƣởng tƣơng tác giữa các hàm lƣợng lysine/ME và tỷ lệ protein thô trong khẩu phần đến khả năng sinh trƣởng và chất lƣợng thịt của lợn 5 máu ngoại. - Khẩu phần có protein thô 18% với mức lysine/ME là 11g/Mcal cho tăng trọng tốt nhất đối với lợn lai 5 máu ngoại (723,33 g/con/ngày) và tiêu tốn thức ăn thấp nhất (1,752 kg thức ăn /kg tăng khối lƣợng) ở lô I.1. Tuy nhiên, chi phí thức ăn/kg tăng khối lƣợng ở lô I.2 thấp hơn. Trong khuôn khổ thí nghiệm này chúng tôi có thể kết luận là bổ sung lysine trong khẩu phần thức ăn hỗn hợp với tỷ lệ 3,12 g/Mcal ME là hợp lý, kết quả tiêu tốn lysine/kg tăng khối lƣợng là 17,99 g. - Hàm lƣợng lysine/ME và protein thô khẩu phần không ảnh hƣởng rõ đến tỷ lệ móc hàm và tỷ lệ thịt xẻ của lợn nhƣng có ảnh hƣởng đến tỷ lệ thịt nạc, tỷ lệ mỡ. Tuy nhiên ảnh hƣởng này là không lớn. - Việc bổ sung các axit amin tổng hợp vào khẩu phần ăn có ảnh hƣởng tốt đến sinh trƣởng cũng nhƣ nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt 5 máu ngoại. 2. Tồn tại - Thí nghiệm còn chƣa đƣợc lặp lại. - Khoảng nghiên cứu của protein, lysine chƣa rộng. - Chƣa đánh giá đƣợc ảnh hƣởng của mức protein, tỷ lệ lysine đến axit amin trong cơ thịt. 3 . Đề nghị - Nên khuyến cáo việc sử dụng các axit amin tổng hợp trong việc cân bằng axit amin trong khẩu phần nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 80 - Phổ biến công thức phối trộn thức ăn hỗn hợp với tỷ lệ bổ sung lysine/ME hợp lý nhất cho ngƣời chăn nuôi. - Có những nghiên cứu tiếp để đánh giá mức protein, tỷ lệ lysine trong khẩu phần thức ăn hợp lý nhất. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 81 LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu Tiếng Việt 1. Trần Cừ, Nguyễn Khắc Khôi (1985), Cơ sở sinh học và biện pháp nâng cao năng suất của lợn, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 7- 49. 2. Cục chăn nuôi (2006),Tình hình chăn nuôi lợn ngoại giai đoạn 2001- 2005 và định hướng phát triển giai đoạn 2006-2010 và 2015”, Website: http//: www.cucchannuoi.gov.vn. 3. Hoàng Nghĩa Duyệt, Vũ Duy Giảng, Hoàng Văn Tiến, Đào Huyên (2002), “Nghiên cứu mức năng lượng và lysine, tỷ lệ lysine/năng lượng thích hợp cho lợn lai nuôi thịt F1 ( Yorkshire x Móng Cái) ở khu vực miền Trung”, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn 12/2002, tr 1091-1092. 4. Vũ Duy Giảng, Nguyễn Thị Lƣơng Hồng,Tôn Thất Sơn (1999), Dinh dưỡng và thức ăn gia súc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 30-36. 5. Lê Thanh Hải, Nguyễn Văn Đồng, Nguyễn Ngọc Phục, Khuất Văn An, Phạm Thị Thuý (2006), Khả năng sinh trưởng và cho thịt của lợn thương phẩm 3, 4 và 5 giống ngoại tại trung tâm nghiên cứu lợn Thuỵ Phương” Báo cáo khoa học Viện chăn nuôi, tr 171-176. 6. Hội đồng nghiên cứu quốc gia Hoa Kỳ, Nhu cầu dinh dưỡng của lợn, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 2000, tr. 23, 24, 25. 7. Nguyễn Ngọc Hùng, Lê Thanh Hải, Nguyễn Nghi, Đỗ Văn Quang, Nguyễn Văn Hùng, Trần Vân Khánh, Lê Phạm Đại và Kiều Minh Lực, ảnh hưởng của tỷ lệ lysine/năng lượng trong khẩu phần đến các chỉ tiêu sản xuất của lợn thịt giống Yorkshire và con lai (Yr x Thuộc Nhiêu). Báo cáo khoa học CNTY 1999 – 2000, phần thức ăn và dinh dƣỡng vật nuôi, Thành phố Hồ Chí Minh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 82 8. Lã Văn Kính, Nguyễn Nghi, Phạm Tất Thắng, Đoàn Vĩnh (1999)” Ảnh hưởng của sự bổ sung L –threonine vào khẩu phần cơ sở là tấm và cám hoặc ngô cho lợn thịt”, Báo cáo khoa học Chăn nuôi thú y 1998-1999, phần Dinh dƣỡng và thức ăn (Bộ NN và PTNT tháng 6/1999). 9. Lê Đức Ngoan (2002), Giáo trình dinh dưỡng gia súc, NXB Nông nghiệp, tr. 31, 98. 10. Lƣơng Đức Phẩm (1982), Axit amin và enzim trong chăn nuôi, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, tr. 40 - 43. 11. Vũ Thị Lan Phƣơng, Đỗ Văn Quang, Nguyễn Văn Hùng, Trần Văn Khánh (2000), “ Xác định tỷ lệ Lysine và năng lượng thích hợp cho lợn sinh trưởng và vỗ béo giống Yorkshire”, Tạp chí nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, số tháng 11/2000, tr. 491 - 492. 12. Nguyễn Thiện, Vũ Trọng Hốt, Nguyễn Khánh Quắc, Nguyễn Duy Hoan (1998), Chăn nuôi lợn (Giáo trình sau đại học), NXBNN, Hà Nội , tr147-162. 13. Tiêu chuẩn Việt Nam (1986), Thức ăn chăn nuôi, Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu, TCVN 4326 – 86 ,tr 17 – 22. 14. Tiêu chuẩn Việt Nam (1986), Thức ăn chăn nuôi, Phương pháp xác định độ ẩm, TCVN 4326 – 86 ,tr 23 – 26. 15. Tiêu chuẩn Việt Nam (1986), Thức ăn chăn nuôi, Phương pháp xác định hàm lượng nitơ và protein, TCVN 4328– 86 ,tr 32 – 35. 16. Tiêu chuẩn Việt Nam (1986), Thức ăn chăn nuôi, Phương pháp xác định hàm lượng xơ thô, TCVN 4329 – 86. 17. Tiêu chuẩn Việt Nam (1986), Thức ăn chăn nuôi, Phương pháp xác định hàm lượng lipit thô, TCVN 4331 – 86. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 83 18. Tiêu chuẩn Việt Nam (1974), Thức ăn chăn nuôi, Phương pháp xác định hàm lượng Canxi. TCVN 1526-74, tr 143 - 146. 19. Tiêu chuẩn Việt Nam (1986), Thức ăn chăn nuôi, Phương pháp xác định hàm lượng Phốtpho TCVN 1525 – 74, tr140 – 142. 20. Tiêu chuẩn Việt Nam (1997), Phương pháp xác định sinh trưởng tuyệt đối, TCVN 2-39-77. 21. Tiêu chuẩn Việt Nam (1997), Phương pháp xác định sinh trưởng tương đối, TCVN 2-40-77. 22. Phùng Thị Vân, Hoàng Hƣơng Trà, Lê Thị Kim Ngọc, Trƣơng Hữu Dũng (2001), Nghiên cứu khả năng cho thịt của lợn lai giữa hai giống (Landrace x Yorkshire, giữa 3 giống Landrace x Yorkshire x Duroc và ảnh hưởng của hai chế độ nuôi dưỡng tới khả năng cho thịt của ngoại có tỷ lệ nạc > 52%. Báo cáo Kkhoa học Chăn nuôi thú y 1999-2000, Phần chăn nuôi gia súc. 23. Trần Quốc Việt, Vũ Duy Giảng, Ninh Thị Len (1999), Mức năng lượng và tỷ lệ lysine/năng lượng thích hợp trong thức ăn hỗn hợp cho lợn con giống ngoại giai đoạn theo mẹ và sau cai sữa trong điều kiện miền Bắc Việt Nam, Kết quả nghiên cứu KHKT chăn nuôi 1998 - 1999, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr 75 – 82. B. Tài liệu tiếng nƣớc ngoài. 24. Agriculture Research Council .1981. The Nutrient requirements of pigs: Technical review. Rev. ed.Slough, England. Commomwealth Agricultural Bureaux.xii,307pp. 25. Batterham, E. S., L. M. Anderson, D. R. baigent, and E. White. (1990) Utolization of ileal digestible amino acids by growing pigs. Effect of dietary lysien concentration on effciency of lysine retention. Br.J. Nutr.64:81 – 94. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 84 26. Batterham, E.S. (1992), Availability an utilization of amino acids for growing pigs, Nutr.Res. Rev. 5:1 - 18. 27. Bikker, P., M.W.A. Verstegen, and M. W. Bosch (1994), “ Amino acid composition of growing pigs was affected by protein and energy intake, J. Nutr.124, p 1961 – 1969. 28. Bikker, P., M.W.A. Verstegen, S., Campbell, R . G.and Kemp, B (1994), “ Digestible lysine requirement of gilts with high genetic potential for lean again, in relation to the level of energy intake, J. Animal. Science. 72, p 1744 – 1753. 29. Buraczewska, L., J.Lachowicz, S. Buraczewski (1980), “The rate of absorption of synthetic lysine and dietary protein in the upper half of the small intestine of pigs” Arch Tieremahr, 1980 Dec; 30(10-12):751 – 758. 30. Campbell R.G., and A.C Dunkin (1983), “The influence of dietary protein and energy ulitizations of pigs growing from 7 - 19”, Animal Production, 36:185 - 192. 31. Campbell, R.G., Taverner, M. R. and D. M. Curic (1985), “The influence of feeding level on the protein requirement of pigs between 20 to 45 kg live weight. Animal. Prod. 40, p 489. 32. Campbell, R.G., Taverner, M. R. and D. M. Curic (1988) “ The effects of sex and live weight on the growing pigs response to dietary protein” Animal Production, 46: 123 – 130. 33. Castell A.G.,R.L Cliplef, L.M Poste – Flynn, and G. Butler (1994), “Performance, carcass and pork characteristics of castrates andgilts sefl fed diets differing in protein content and lysine: engergy ratio”, Animal Science, 74:519 – 528. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 85 34. Chi ba L.I., Lewis A.J and Peo E. R, 1991, Amino acid and energy interrelationships in pigs weighing 20 – 50 kg: rate and efficiency of weight gain. J. Anim. Sci. 69:694 – 700. 35. Chi ba L.I (1994), “Effects of dietary amino acid content between 20 and 50kg and 50 and 100 kg live weight on the subsequent and overrall performance of pig”, Livestock Production Science, 39:213- 221. 36. Chung, T.K., and D.H. Baker (1992a), “ Maximal poriton of the yuong pig ’ s sulfur amino acid requirement that can be furnished by cytine, J.of Animal Science 70, p 1182- 1187. 37. Coelho M.B and B . Cousins (1997), “Vitamin supplementation support higher performance”, Feedstuffs, Jan 27, 1997. 38. Cole. D.J.A., 1992 Interaction between energy and amino acid nalance. 2 nd International Feed Production Conference 25 – 26. Piacenza, Italy. 39. Ettle T., D.A.Roth-Maier, J. Bartelt, and F.X.Roth (2003), “Effect of appartn ileal digestible lysine on performance of finishing pigs at different dietary metabolizable energy levels”, J. Animal Physiology and Animal Nutrition, (Berl), 8/2003, Volume 87 (7-8), 269 – 279. 40. Figueroa J.L., and co-workers (2003), “Growth, carcass traits andlasma amino acid concentration of gilts fed low-protein diets supplemented with amino acid including in histidine, isoleucine and valine”, J. Animal Science, 81 (6): 1529 - 1537. 41. Friesen K.G., J.L Nelssen, R.D. Goodband, M.D. Tokach, J.A. Unruh. D.H. Kropf, and B.J. Kerr (1994), “Influence of dietary lysine on growth and carcass composition of high – lean – growth Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 86 gilts fed from34 to 72 kilograms”, J. Animal Science, 72: 1761 – 1770. 42. Fuller, M. F., J. Wood, A. C. Brewer, K. Pennie, and R. McWilliam (1986), The responses of growing pigs to dietary lysine, as free lysine hydrochloride or in soybean meal, and the influence of food intake, Anim. Prod .43, p 477 – 484. 43. Hamilton, C.R., and T. L .Veum ( 1986), Effect of biotin and (or) lysine additons to corn-soybean meal diets on the performace and nutrient balance of growing pigs, Journal of Animal Sci 62, p155 – 162. 44. Hansen B.C., and A.J. Lewis (1993), “Effects of dietary protein concentration (corn:soybean meal ratio) on the performance on carcass characteristics of growing boar, barrows, and gilts: Mathematical decriptions”, J.Animal Science, 71:2122 – 2132. 45. Kaji, Y., Furuya and Ishibashi (1987), Lysine requirement of pigs estimated under practical feeding condition, Japanes Journal of Zootechnology Science 88, p574 – 582. 46. Lenis N.P., J.T.M. Van Diepen, P. Bikker, A.W. Jongbloed, and J.V.D. Meulen (1999), “Effect of the ratio between essential and nonessential amino acid in the diet on ulitization of nitrogen and amino acids in growing pigs” J.Animal Science, 77:1777 - 1787. 47. Marvromichalis I., D.M . Webel, J.L.Emmert, R.L. Moser, and D.H. Baker, (1998), “ Limiting order amino acids in a low – protein corn-soybean meal-whey-based diet for nursery pigs” J.Animal Science 76 (11):2833 – 2837. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 87 48. McPhee, C. P., K. C. Williams, and L.J. Danials (1991), The effect selection for rapid lean growth on the dietary lysine and energy requirements of pigs fed to scale, Livest, Prod.Sci. 27, p 185 – 198. 49. National Research Council (1988). “Nutrient requirements of swine, Ninth Edition, Washington, D. C: National Academy Press. 93pp. 50. National Rearch Council (1988), Nutrient Requirements of Swine, Ninth Editon. Washington, DC: National Academy Press. 155pp. 51. National Rearch Council (1998), Nutrient Requirements of Swine, (10 th Rev. Ed) Washington, DC: National Academy Press, 190pp. 52. Phuc B.H.N. (1994), “Effect of protein supply in sugarcane juice based diet for growing pigs”, MSv. Thesis, Swedish University of Agriculture Science, Uppsala, tr.6 - 9. 53. Rademacher M ., W.C, Sauer, and A.J.M. Jansman (1999), Standardized Ieal Digestibility of amino acids in pig, The New System Degussa – Huls, Frankfurt/Main, Germany. 54. Roth F. X., K. Eder, M. Rademacher, and M. Kirchgessner (2000), “Effect of apparent ileal digestibility lysine to ennergy ratio on performance of growing pigs at differrent dietary metabolizable energy levels., J. Animal Physiology and Animal Nutrition, 83:181- 192. 55. Smith J. W. II, M.D. Tokach, J.L. Nelssen and R.D.Goodband (1999), “ Effect of dietary energy density and lysine: calorie ratio on growth performance and carcass characteristics of growing-finishing pigs, J. Animal Science, Vol 77, Issue 11: 3007 – 30015. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 88 56. Stahly, T.S.,N. Williams, S.G. Swenson, and R,C Ewan (1995), “Dietary B vitamin needs of high and moderate lean growth pigs fed from 20 to 62 pounds body weight” ISU Swine Research Report. 57. Standing Committee on Agriculture (1987), Feeding standars for Australian livestock: PIGS. East Melbourne: CSIRO. 58. Thaler, R.C., G.W. Libal, and R.C. Wahstrom (1986), “Effect of lysine levels in pig starter diets on performance to 20 kg and on subsequent performance and carcass characteristics, J of Anim Sci 63, p139 – 144. 59. Urynek W., L. Buraczewska (2001), “Effect of growth period at about 15 and 25 kg body weight on amino acid ileal digestibility in young pigs J. Animal Feed Science, 10 (Suppl. 2): 147 – 152. 60. Urynek W., L. Buraczewska (2003), “Effect of dietary energy concentration and apparent ileal digestible lysine: metabolizable energy ratio on nitrogen balance and growth performance of young pigs”, J. Animal Science, 81(5):1227 – 36. 61. Wang, T.C., and M. F. Fuller (1989), “ The optimum dietary amino acid pattern for growing pigs. I. Experiment by amino acid deletion, British Journal of Nutrition 62, p 155 – 164. 62. Wang, T.C., and M. F. Fuller (1990), “ The effect of the plane of nutrition on the optimum dietary amino acid pattern for growing pigs, Animal Production 50, 155 - 164. 63. Van Lunen T. A. and Cole D.J.A (1996), “ Energy amino acid interaction in model pig genotypes. In recent advances in animal nutrition (ed. J. Wiseman and P. Garnsworthy), p 233 - 261, Nottingham University Press, Nottingham. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 89 Phụ lục 1 GIÁ TRỊ DINH DƢỠNG THỨC ĂN CỦA LỢN Ở TN 1 Năng lƣợng trao đổi (kcal) 3200 3200 3200 Protein thô (%) 18,0 18,0 18,0 Tỷ lệ Lysine/ME(g/Mcal) 3,44 3,12 2,81 Lysine (g/kg TĂ) 11,00 10,00 9,00 Methionine + Cystine (g/kg TĂ) 5,68 5,40 4,84 Threonine (g/kg TĂ) 6,50 6,40 5,63 Tryptophan (g/kg TĂ) (g/kg TĂ) 2,08 1,90 1,70 Canxi (g) 10,00 8,00 8,00 Phospho (g) 8,00 6,00 6,00 Phụ lục 2 GIÁ TRỊ DINH DƢỠNG THỨC ĂN CỦA LỢN Ở TN 2 Năng lƣợng trao đổi (kcal) 3200 3200 3200 Protein thô (%) 17,0 17,0 17,0 Tỷ lệ Lysine/ME(g/Mcal) 3,44 3,12 2,81 Lysine (g/kg TĂ) 11,00 10,00 9,00 Methionine + Cystine (g/kg TĂ) 5,68 5,40 4,84 Threonine (g/kg TĂ) 6,50 6,40 5,63 Tryptophan (g/kg TĂ) (g/kg TĂ) 2,08 1,90 1,70 Canxi (g) 10,00 8,00 8,00 Phospho (g) 8,00 6,00 6,00 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 90 MỘT SỐ HÌNH ẢNH LỢN THÍ NGHIỆM Lô I.1 Lô I.2 Lô I.3 Lô II.1 Lô II.2 Lô II.3 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 91 MỔ KHẢO SÁT LỢN THÍ NGHIỆM Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 92 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1 1. Đặt vấn đề .......................................................................................................................... 8 2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................................... 10 CHƢƠNG 1 Tổng quan tài liệu ........................................................................................... 11 1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................................. 11 1.1.1. Một số vấn đề liên quan đến giống lợn ...................................................................... 11 1.1.2. Dinh dưỡng axit amin ở lợn ....................................................................................... 13 1.1.3. Cân bằng axit amin .................................................................................................... 25 1.1.4. Nhu cầu protein và Lysine của lợn choai .................................................................. 29 1.1.5. Mối quan hệ giữa Protein và năng lượng trong dinh dưỡng lợn .............................. 36 1.1.6. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng cho thịt .................................................................... 37 1.1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và khả năng cho thịt .................... 38 1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc ................................................................... 39 1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước .............................................................................. 39 1.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ............................................................................ 41 CHƢƠNG 2 Địa điểm, đối tƣợng, nội dung và phƣơng phap nghiên cứu .......................... 44 2.1. Đối tƣợng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................... 44 2.2. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................................... 44 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................................. 44 2.4. Các chỉ tiêu và phƣơng pháp theo dõi.......................................................................... 47 2.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi gồm: ......................................................................................... 47 2.4.2. Phương pháp theo dõi chỉ tiêu ................................................................................... 48 2.5. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................................ 50 CHƢƠNG 3 Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 51 3.1. Nghiên cứu ảnh hƣởng của tỷ lệ lysine/năng lƣợng trao đổi đến sinh trƣởng, khả năng sử dụng thức ăn của lợn ngoại giai đoạn 18 - 50 kg. ........................................................... 51 3.2 Nghiên cứu ảnh hƣởng của tỷ lệ lysine/ME đến năng suất và thành phần hoá học của thịt lợn ngoại giai đoạn 18 - 50 kg……………………………………………………….. 63 3.3 Xác định tỷ lệ lysine/ME phù hợp cho lợn ngoại giai đoạn sinh trƣởng .................................70 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................................. 79 1. Kết luận ............................................................................................................................ 79 2. Tồn tại .............................................................................................................................. 79 3 . Đề nghị ............................................................................................................................ 79 LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................... 81 Phụ lục 1 GIÁ TRỊ DINH DƢỠNG THỨC ĂN CỦA LỢN Ở TN 1 ................................. 89 Phụ lục 2 GIÁ TRỊ DINH DƢỠNG THỨC ĂN CỦA LỢN Ở TN 2 ................................. 89 MỘT SỐ HÌNH ẢNH LỢN THÍ NGHIỆM ........................................................................ 90

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftailieutonghop_com_doc_340_0904.pdf
Luận văn liên quan