Xắp xếp tổ chức bộ máy cơ quan hành chính nhà nước theo hướng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực giai đoạn 2008 – 2010 tại tỉnh Khánh Hòa – Giải pháp tiếp tục nâng cao hiệu quả thực hiện

Lời mở đầu Những năm qua, để tăng cường năng lực quản lý của nhà nước trong điều kiện nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra chủ trương và giải pháp nhằm cải cách hành chính một cách mạnh mẽ, toàn diện. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính là một trong các nội dung cải cách cơ bản được xác định tại Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2001-2010 của Chính phủ. Mục tiêu của cải cách tổ chức bộ máy là nhằm xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa. Từ đó làm cho bộ máy nhà nước thực hiện tốt nhiệm vụ thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và tổ chức tốt việc điều hành, quản lý đất nước, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Đây là việc làm không đơn giản, đòi hỏi trong quá trình cải cách hành chính phải tính toán kỹ lưỡng, lựa chọn chính xác tập trung giải quyết từng bước các vấn đề để tạo sự chuyển biến vững chắc theo chiều sâu. Một trong những nguyên tắc, nhiệm vụ trọng tâm của cải cách tổ chức bộ máy hành chính là thiết kế, sắp xếp tổ chức các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện theo hướng tinh gọn đầu mối, quản lý đa ngành, đa lĩnh vực. Vấn đề trên được đặt ra và xác định về mặt lý luận cũng như tại các văn bản pháp luật có liên quan. Tuy nhiên, việc tổ chức triển khai trong thực tiễn vẫn còn những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu, làm rõ, nhất là trong quá trình triển khai tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn ở địa phương. Trên cả nước nói chung và tỉnh Khánh Hòa nói riêng, việc sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện đã được triển khai thực hiện theo Nghị định số 13/2008/NĐ-CP, Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ về tổ chức cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện. Đối với tỉnh Khánh Hòa, các cơ quan chuyên môn theo tổ chức mới đã đi vào hoạt động từ ngày 15/4/2008, từng bước thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước trên toàn diện các ngành, lĩnh vực. Đây là thực tiễn sinh động, làm cơ sở để nghiên cứu, đánh giá kết quả, hiệu quả tổ chức bộ máy đa ngành, đa lĩnh vực ở địa phương và đề ra giải pháp tiếp tục nâng cao hiệu quả thực hiện. Với vốn kiến thức có được trong quá trình học tập tại Học viện Hành Chính và thực tiễn nghiên cứu tại Sở Nội Vụ tỉnh Khánh Hòa, nhận thấy đây là vấn đề mới và có nhiều nội dung sâu sắc, em quyết định chọn đề tài: “Sắp xếp tổ chức bộ máy cơ quan hành chính nhà nước theo hướng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực giai đoạn 2008 – 2010 tại tỉnh Khánh Hòa – Giải pháp tiếp tục nâng cao hiệu quả thực hiện” để làm đề tài báo cáo thực tập.

doc43 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3451 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xắp xếp tổ chức bộ máy cơ quan hành chính nhà nước theo hướng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực giai đoạn 2008 – 2010 tại tỉnh Khánh Hòa – Giải pháp tiếp tục nâng cao hiệu quả thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h, sự nghiệp nhà nước; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua - khen thưởng. 2. Phòng Tư pháp: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; thi hành án dân sự; chứng thực; hộ tịch; trợ giúp pháp lý; hoà giải ở cơ sở và các công tác tư pháp khác. 3. Phòng Tài chính - Kế hoạch: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: tài chính, tài sản; kế hoạch và đầu tư; đăng ký kinh doanh; tổng hợp, thống nhất quản lý về kinh tế hợp tác xã, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân. 4. Phòng Tài nguyên và Môi trường: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: tài nguyên đất; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản; môi trường; khí tượng, thuỷ văn; đo đạc, bản đồ và biển (đối với những địa phương có biển). 5. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: lao động; việc làm; dạy nghề; tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội; bình đẳng giới. 6. Phòng Văn hoá và Thông tin: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: văn hoá; gia đình; thể dục, thể thao; du lịch; bưu chính, viễn thông và Internet; công nghệ thông tin, hạ tầng thông tin; phát thanh; báo chí; xuất bản. 7. Phòng Giáo dục và Đào tạo: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, bao gồm: mục tiêu, chương trình và nội dung giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo. 8. Phòng Y tế: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, gồm: y tế cơ sở; y tế dự phòng; khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng; y dược cổ truyền; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người; mỹ phẩm; vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; trang thiết bị y tế; dân số. 9. Thanh tra huyện: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. 10. Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân: tham mưu tổng hợp cho Ủy ban nhân dân về hoạt động của Ủy ban nhân dân; tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện về công tác dân tộc; tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân về chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân; cung cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các cơ quan nhà nước ở địa phương; đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Đối với cơ quan chuyên môn được tổ chức để phù hợp với từng loại hình đơn vị hành chính cấp huyện Ngoài 10 cơ quan chuyên môn được tổ chức thống nhất ở tất cả các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quy định tại Điều 7 của Nghị định này, tổ chức một số cơ quan chuyên môn để phù hợp với từng loại hình đơn vị hành chính cấp huyện như sau: 1. Ở các quận: a) Phòng Kinh tế: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiểu thủ công nghiệp; khoa học và công nghệ; công nghiệp; thương mại; b) Phòng Quản lý đô thị: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kiến trúc; quy hoạch xây dựng; phát triển đô thị; nhà ở và công sở; vật liệu xây dựng; giao thông; hạ tầng kỹ thuật đô thị (gồm: cấp, thoát nước; vệ sinh môi trường đô thị; công viên, cây xanh; chiếu sáng; rác thải; bến, bãi đỗ xe đô thị). 2. Ở các thị xã, thành phố thuộc tỉnh: a) Phòng Kinh tế: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thuỷ lợi; thuỷ sản; phát triển nông thôn; tiểu thủ công nghiệp; khoa học và công nghệ; công nghiệp; thương mại; b) Phòng Quản lý đô thị: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kiến trúc; quy hoạch xây dựng; phát triển đô thị; nhà ở và công sở; vật liệu xây dựng; giao thông; hạ tầng kỹ thuật đô thị (gồm: cấp, thoát nước; vệ sinh môi trường đô thị; công viên, cây xanh; chiếu sáng; rác thải; bến, bãi đỗ xe đô thị). 3. Ở các huyện: a) Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thuỷ lợi; thuỷ sản; phát triển nông thôn; phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại nông thôn, kinh tế hợp tác xã nông, lâm, ngư, diêm nghiệp gắn với ngành nghề, làng nghề nông thôn trên địa bàn xã; b) Phòng Công Thương: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: công nghiệp; tiểu thủ công nghiệp; thương mại; xây dựng; phát triển đô thị; kiến trúc, quy hoạch xây dựng; vật liệu xây dựng; nhà ở và công sở; hạ tầng kỹ thuật đô thị (gồm: cấp, thoát nước; vệ sinh môi trường đô thị; công viên, cây xanh; chiếu sáng; rác thải; bến, bãi đỗ xe đô thị); giao thông; khoa học và công nghệ. Đối với các huyện có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, tốc độ đô thị hoá cao, đang có định hướng phát triển thành thị xã hoặc thành phố thuộc tỉnh thì có thể áp dụng mô hình tổ chức 02 phòng chuyên môn trên như quy định đối với các thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Việc xác định mô hình tổ chức này do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định. Đối với các cơ quan chuyên môn ở các huyện đảo 1. Căn cứ vào các điều kiện cụ thể của từng huyện đảo, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định số lượng và tên gọi các phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện đảo. 2. Số lượng cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân huyện đảo không quá 10 phòng. III. PHƯƠNG ÁN TRIỂN KHAI SẮP XẾP TỔ CHỨC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN CẤP TỈNH, CẤP HUYỆN TẠI KHÁNH HÒA Trước đây, thực hiện theo quy định tại Nghị định số 171/2004/NĐ-CP, Nghị định số 172/2004/NĐ-CP của Chính phủ, UBND tỉnh đã trình HĐND tỉnh phê chuẩn cơ cấu cơ quan chuyên môn được tổ chức thống nhất theo quy định của Chính phủ và quyết định việc thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện được tổ chức theo đặc thù của địa phương. Căn cứ Nghị quyết của HĐND tỉnh, UBND tỉnh quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Sở, ngành cấp tỉnh và hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Phòng, ban cấp huyện. Thực hiện nghị định số 13/2008/NĐ-CP, nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày của Chính phủ về tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện. UBND tỉnh Khánh Hòa đã quyết định sắp xếp các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện cụ thể như sau: A. Phương án sắp xếp tổ chức bộ máy cơ quan chuyên môn cấp tỉnh: Ở cấp tỉnh, các cơ quan được tổ chức thống nhất có 16 Sở, 3 cơ quan ngang Sở gồm: Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tư pháp, Sở Giao thông vận tải, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Thông tin và truyền thông, Thanh tra tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh, Ban Dân tộc và Sở Ngoại vụ. 1. Đối với các cơ quan được tổ chức thống nhất: 1.1. Thành lập Sở Công Thương: chuyển bộ phận phụ trách lĩnh vực thương mại từ Sở Du lịch – Thương mại vào Sở Công nghiệp và đổi tên Sở Công nghiệp thành Sở Công Thương; 1.2. Thành lập Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: hợp nhất bộ phận văn hóa của Sở Văn hóa – Thông tin, bộ phận du lịch của Sở Du lịch – Thương mại, bộ phận gia đình của Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em và Sở Thể dục Thể thao. 1.3. Thành lập Sở Thông tin và truyền thông: chuyển bộ phận thông tin (báo chí, xuất bản) của Sở Văn hóa – Thông tin vào Sở Bưu chính, Viễn thông và đổi tên Sở Bưu chính, Viễn thông thành Sở Thông tin và Truyền thông. 1.4. Hợp nhất Sở Thủy sản vào Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 1.5. Sở Tài chính: tiếp nhận lĩnh vực phân bổ vốn đầu tư phát triển từ Sở Kế hoạch và Đầu tư; 1.6. Sở Kế hoạch và Đầu tư: chuyển chức năng phân bổ vốn đầu tư phát triển sang Sở Tài chính, bổ sung chức năng tổng hợp và thống nhất quản lý về doanh nghiệp, hợp tác xã và lĩnh vực kinh tế tư nhân, 1.7. Sở Tài nguyên và Môi trường: bổ sung chức năng tổng hợp và thống nhất các vấn đề về biển đảo, 1.8. Sở Y tế: tiếp nhận bộ phận dân số từ Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em; bổ sung chức năng tham mưu quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế; 1.9. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội: tiếp nhận bộ phận trẻ em từ Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em; bổ sung chức năng quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; 1.10. Đối với Ban Thi đua – Khen thưởng thì chờ quy định cụ thể của Chính phủ. 1.11. Giữ nguyên hiện trạng tổ chức và chức năng, nhiệm vụ 7 cơ quan sau: Sở Xây dựng, Sở Tư pháp, Sở Giao thông vận tải, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Giáo dục và Đào tạo, Thanh tra tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh. 2. Đối với các cơ quan đặc thù: - Ban Dân tộc: Không thành lập (đã có). - Ban Tôn giáo: sáp nhập Ban Tôn giáo vào Sở Nội vụ. - Sở Ngoại vụ: thành lập Sở Ngoại vụ (có Khu kinh tế Vân Phong do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập) để tham mưu, giúp UBND tỉnh về công tác ngoại vụ. 3. Sau khi sắp xếp: - Các cơ quan sau đây không còn trong danh mục các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh: Sở Văn hóa – Thông tin, Sở Thể dục Thể thao, Sở Du lịch – Thương mại, Sở Công nghiệp, Sở Bưu chính, Viễn thông, Sở Thủy sản, Ban Tôn giáo, Ban Thi đua – Khen thưởng, Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em. - Ban Thi đua – khen thưởng và ban Tôn giáo sáp nhập vào Sở Nội vụ, tổng số cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Khánh Hòa sau khi sắp xếp tổ chức là: 19 cơ quan trong đó có 16 sở và 3 cơ quan ngang sở. Trước khi sắp xếp là 24 cơ quan trong đó 18 sở và 6 cơ quan ngang sở. B. Phương án sắp xếp tổ chức cơ quan chuyên môn cấp huyện, thị xã Theo dự thảo Nghị định về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện: - Các cơ quan được tổ chức thống nhất có 10 cơ quan, gồm các Phòng: Nội vụ, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, Tài chính - Kế hoạch, Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa và Thông tin, Y tế, Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp, Thanh tra, Văn phòng HĐND và UBND. - Các cơ quan tổ chức theo loại đơn vị hành chính có 2 cơ quan, cụ thể: +Quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có: Phòng Quản lý đô thị, Phòng Kinh tế; +Huyện có: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Công Thương. Riêng huyện đảo có không quá 10 cơ quan, số lượng, tên gọi cụ thể do địa phương quyết định. Đối chiếu với dự thảo Nghị định và xuất phát từ hiện trạng tổ chức bộ máy cấp huyện, phương án sắp xếp như sau: 1. Đối với các cơ quan được tổ chức thốngnhất: 1.1. Thành lập Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội trên cơ sở hợp nhất bộ phận lao động – thương binh và xã hội của Phòng Nội vụ - Lao động Thương binh và Xã hội với bộ phận trẻ em của UB Dân số, Gia đình và Trẻ em. 1.2. Thành lập Phòng Nội vụ như sau: + Tại thành phố Nha Trang: thành lập Phòng Nội vụ trên cơ sở hợp nhất bộ phận còn lại của Phòng Nội vụ - Lao động Thương binh và Xã hội (sau khi tách bộ phận lao động – thương binh và xã hội để thành lập Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội) với Phòng Tôn giáo, đồng thời tiếp nhận lĩnh vực thi đua – khen thưởng từ Văn phòng HĐND và UBND và bổ sung lĩnh vực văn thư, lưu trữ. + Tại thị xã Cam Ranh, huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh: thành lập Phòng Nội vụ trên cơ sở hợp nhất bộ phận còn lại của Phòng Nội vụ - Lao động Thương binh và Xã hội với bộ phận tôn giáo từ Phòng Dân tộc và Tôn giáo, đồng thời tiếp nhận lĩnh vực thi đua – khen thưởng từ Văn phòng HĐND và UBND, bổ sung lĩnh vực văn thư, lưu trữ. + Tại các huyện Diên Khánh, Ninh Hòa, Vạn Ninh: thành lập Phòng Nội vụ trên cơ sở bộ phận còn lại của Phòng Nội vụ - Lao động Thương binh và Xã hội, tiếp nhận lĩnh vực thi đua – khen thưởng từ Văn phòng HĐND và UBND, bổ sung lĩnh vực văn thư, lưu trữ, tôn giáo. 1.3. Thành lập Phòng Văn hóa và Thông tin: chuyển bộ phận du lịch từ Phòng Kinh tế, bộ phận gia đình từ Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em về Phòng Văn hóa-Thông tin - Thể thao và đổi tên Phòng Văn hóa-Thông tin - Thể thao thành Phòng Văn hóa và Thông tin. 1.4. Phòng Y tế: tiếp nhận bộ phận dân số từ UB Dân số, Gia đình và Trẻ em. 1.5. Văn phòng HĐND và UBND các huyện, thị xã, thành phố chuyển giao lĩnh vực thi đua - khen thưởng sang Phòng Nội vụ. Văn phòng HĐND và UBND các huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, thị xã Cam Ranh tiếp nhận bộ phận dân tộc từ Phòng Dân tộc và Tôn giáo; Văn phòng HĐND và UBND của các đơn vị còn lại thì bổ sung lĩnh vực dân tộc. 1.6. Giữ nguyên hiện trạng 5 Phòng: Tài chính - Kế hoạch, Giáo dục và Đào tạo, Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp, Thanh tra cấp huyện. 2. Đối với các cơ quan được tổ chức theo loại hình đơn vị hành chính: a) Tại thị xã Cam Ranh và thành phố Nha Trang: - Phòng Quản lý đô thị: giữ nguyên hiện trạng tổ chức, bổ sung chức năng quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị. - Phòng Kinh tế: chuyển bộ phận quản lý du lịch sang Phòng Văn hóa và Thông tin, thực hiện tham mưu quản lý nhà nước các lĩnh vực còn lại. b) Tại các huyện: - Thành lập Phòng Công Thương: chuyển bộ phận khoa học công nghệ, công nghiệp, thương mại của Phòng Kinh tế về Phòng Hạ tầng kinh tế và đổi tên Phòng Hạ tầng kinh tế thành Phòng Công thương. - Đổi tên Phòng Kinh tế thành Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu, giúp UBND huyện quản lý nhà nước trên các lĩnh vực còn lại của Phòng Kinh tế (sau khi đã chuyển các bộ phận du lịch, thương mại, công nghiệp, khoa học và công nghệ sang Phòng Công Thương, Phòng Văn hóa và Thông tin). 3. Sau khi sắp xếp: - Trong cơ cấu cơ quan chuyên môn thuộc UBND các huyện không còn Phòng Văn hóa – Thông tin - Thể thao; Phòng Nội vụ - Lao động Thương binh và Xã hội; Phòng Kinh tế; Phòng Hạ tầng kinh tế; Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em; Phòng Dân tộc và Tôn giáo (đối với Khánh Sơn và Khánh Vĩnh); - UBND thị xã Cam Ranh không còn Phòng Văn hóa – Thông tin - Thể thao; Phòng Nội vụ - Lao động Thương binh và Xã hội; Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em; Phòng Dân tộc và Tôn giáo; - UBND thành phố Nha Trang không còn Phòng Văn hóa – Thông tin - Thể thao; Phòng Nội vụ - Lao động Thương binh và Xã hội; Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em; Phòng Tôn giáo. Tổng số cơ quan chuyên môn tại mỗi đơn vị cấp huyện là 12 phòng, ban. Hiện nay, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 12/2010/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/208/NĐ-CP. Theo Nghị định 12, Phòng Công Thương tại các huyện sẽ được đổi tên thành Phòng Kinh tế và Hạ tầng; đồng thời xem xét thành lập tổ chức làm công tác dân tộc tại một số đơn vị có đủ tiêu chí và có nhu cầu. SƠ ĐỒ VỊ TRÍ PHÁP LÝ CỦA CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN CẤP TỈNH, CẤP HUYỆN IV. QUY ĐỊNH CỤ THỂ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, CƠ CẤU TỔ CHỨC BÊN TRONG CỦA CÁC CƠ QUAN – TRIỂN KHAI QUẢN LÝ ĐA NGÀNH, ĐA LĨNH VỰC Sau khi triển khai sắp xếp cơ cấu cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện, Sở Nội vụ tiếp tục phối hợp các ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh quy định, hướng dẫn cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bên trong của từng cơ quan. Theo đó, toàn bộ các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện có hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương đã được ban hành quyết định kiện toàn tổ chức. Song song với việc quy định, hướng dẫn cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức, tỉnh cũng đã tiến hành rà soát, làm rõ và phân định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, phạm vi quản lý giữa các cơ quan trên một số lĩnh vực công tác. Qua nghiên cứu tổng hợp, Sở Nội vụ báo cáo UBND tỉnh kết quả rà soát những chồng chéo, trùng lắp trong chức năng, nhiệm vụ quản lý giữa các Sở như sau: 1. Giữa Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Tài chính về công tác xác định giá đất: a) Đối với việc xác định giá đất định kỳ hàng năm: - Theo Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BTNMT-BNV ngày 15/7/2008, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì xác định giá đất, gửi Sở Tài chính thẩm định trước khi trình UBND tỉnh quy định giá đất định kỳ hàng năm tại địa phương. - Thông tư liên tịch số 90/2009/TTLT-BTC-BNV ngày 06/5/2009 (có hiệu lực từ ngày 21/6/2009) nêu trên đã có quy định chức năng của Sở Tài chính: ‘‘Thẩm định dự thảo quyết định ban hành bảng giá các loại đất và phương án giá đất tại địa phương để Sở Tài nguyên và Môi trường trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định’’. * Như vậy, việc tham mưu xác định giá đất định kỳ hàng năm đã được hai Thông tư liên tịch quy định rõ, không có sự chồng chéo trong chức năng, nhiệm vụ giữa 02 Sở. b) Đối với việc xác định giá cho thuê mặt đất, mặt nước…: - Theo Thông tư liên tịch số 90/2009/TTLT-BTC-BNV ngày 06/5/2009 (có hiệu lực từ ngày 21/6/2009) nêu trên thì Sở Tài chính có nhiệm vụ (tại điểm b Khoản 4 Điều 2): ‘‘Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng, trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy định về thu tiền sử dụng đất, tiền cho thuê đất, tiền cho thuê mặt nước, góp vốn liên doanh bằng giá trị quyền sử dụng đất, tiền cho thuê và tiền bán nhà thuộc sở hữu nhà nước và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước trong các lĩnh vực tài sản nhà nước, đất đai, tài nguyên khoáng sản. Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện việc thực hiện chính sách, xác định đơn giá thu và mức thu tiền sử dụng đất, tiền cho thuê đất, tiền cho thuê mặt nước, góp vốn liên doanh bằng giá trị quyền sử dụng đất, tiền cho thuê và tiền bán nhà thuộc sở hữu nhà nước’’. Như vậy, khi Thông tư liên tịch số 90/2009/TTLT-BTC-BNV có hiệu lực thì nhiệm vụ tham mưu UBND tỉnh các văn bản quy định về thu tiền sử dụng đất, tiền cho thuê đất, tiền cho thuê mặt nước, góp vốn liên doanh bằng giá trị quyền sử dụng đất, tiền cho thuê và tiền bán nhà thuộc sở hữu nhà nước thuộc chức năng của Sở Tài chính. - Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BTNMT-BNV không hướng dẫn rõ việc xác định giá cho thuê mặt đất, mặt nước mà chỉ có nội dung Sở Tài nguyên và Môi trường đề xuất việc giải quyết các trường hợp vướng mắc về giá đất. Tuy nhiên, theo chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Công văn số 1649/BTNMT-TCQLĐĐ nêu trên thì Bộ đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường triển khai nhiệm vụ và thực hiện đúng theo quy định tại Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04/3/2008 của Chính phủ (Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường). Theo nội dung văn bản trên thì cơ quan tài nguyên và môi trường tại các địa phương phải thực hiện các nhiệm vụ của ngành đã được Chính phủ giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường (Chủ trì và phối hợp với các Bộ có liên quan xây dựng, trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành các cơ chế, chính sách về giá đất, về thu hồi đất, về tài chính đất đai…) và chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan tham mưu chuyên ngành khác thuộc UBND các cấp trước đây đã thực hiện những nhiệm vụ này cũng sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với việc giảm và không được giao thực hiện các nhiệm vụ này. Đồng thời, UBND tỉnh cũng đã có văn bản yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường triển khai thực hiện theo nội dung chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường (Công văn số 2679/UBND ngày 02/6/2009). * Như vậy: hiện nay giữa Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BTNMT-BNV và Thông tư liên tịch số 90/2009/TTLT-BTC-BNV còn có một số nội dung chưa rõ trong việc xác định nhiệm vụ, xác định cơ quan chủ trì, tham mưu UBND tỉnh về chính sách tài chính về đất đai, xác định giá cho thuê mặt đất, mặt nước…. Vì vậy mà khi triển khai trong thực tế gặp những khó khăn, vướng mắc. Đối với trường hợp chức năng, nhiệm vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Tài chính hiện cũng cần phải chờ hướng dẫn cụ thể của Trung ương trong việc xác định cơ quan tham mưu về cơ chế, chính sách về giá đất, thu hồi đất, tài chính về đất đai… * Tình hình thực tế tại tỉnh Khánh Hoà trước khi có Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BTNMT-BNV và Thông tư liên tịch số 90/2009/TTLT-BTC-BNV: - Việc định giá đất, nhà, vật kiến trúc, tài sản khác, UBND tỉnh giao cho Hội đồng định giá đất và nhà thuộc sở hữu nhà nước do Sở Tài chính làm Chủ tịch Hội đồng thực hiện (theo Quyết định số 1189/QĐ-UBND của UBND tỉnh thì Hội đồng định giá đất và nhà thuộc sở hữu nhà nước có nhiệm vụ tư vấn giúp UBND tỉnh quyết định về giá đất và giá nhà thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn tỉnh trong hoạt động quản lý nhà nước về tài chính đất đai và trong hoạt động giao dịch về chuyển quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà). - Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định điều chuyển nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức làm công tác định giá đất từ Sở Tài chính, Phòng Tài chính - Kế hoạch sang Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường. Do quyết định trên chỉ quy định việc chuyển giao nhiệm vụ, quyền hạn và bộ máy, nhân sự mà không quy định, hướng dẫn việc thực hiện nhiệm vụ thế nào nên đã gặp một số vướng mắc: việc định giá đất cho các trường hợp giao đất có thu tiền sử dụng đất; bồi thường, hỗ trợ về đất khi nhà nước thu hồi đất; cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước mà doanh nghiệp chọn hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất, mà giá đất công bố hàng năm không sát giá thị trường không biết thực hiện theo văn bản nào? theo Thông tư số 145/2007/TT-BTC (Sở Tài chính); Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BTNMT-BNV ngày 15/7/2008 (Sở Tài nguyên và Môi trường) hay theo Quyết định số 1189/QĐ-UBND của UBND tỉnh (Hội đồng định giá). - Ngoài ra, đối với việc định giá tài sản trong tố tụng hình sự: Tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 26/2005/NĐ-CP ngày 02/3/2005 của Chính phủ về Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự có quy định: “Hội đồng định giá tài sản ở cấp tỉnh do Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện quyết định thành lập theo đề nghị của cơ quan tài chính cùng cấp để định giá các loại tài sản theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng”. Tại điểm a Khoản 1 Điều 6 cũng của Nghị định số 26/2005/NĐ-CP nêu trên có quy định: “Một lãnh đạo của cơ quan tài chính là Chủ tịch Hội đồng”. Như vậy đối với cấp tỉnh, việc định giá tài sản (gồm nhà, đất...) trong tố tụng hình sự do Sở Tài chính làm Chủ tịch Hội đồng. c) Về nhiệm vụ thu tiền khi giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất… Tại điểm i (Khoản 4 Phần II Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BTNMT-BNV) có quy định nhiệm vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường: Tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thu tiền khi giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, phát triển quỹ đất, đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất. Tuy nhiên hiện nay, Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện nhiệm vụ đấu giá quyền sử dụng đất và thu tiền sử dụng đất đối với quỹ đất được tỉnh giao đấu giá theo kế hoạch (nhiệm vụ của Trung tâm phát triển quỹ đất trực thuộc Sở). Đối với quỹ đất được thu hồi theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhưng chưa có dự án đầu tư được nhà nước giao Trung tâm thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và tổ chức quản lý, lập kế hoạch sử dụng. Đối với quỹ đất không thuộc Trung tâm quản lý, việc tổ chức đấu giá, thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất thuộc chức năng của Sở Tài chính, Cục Thuế tỉnh và Kho bạc nhà nước tỉnh. Vì vậy, nhiệm vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường theo hướng dẫn tại điểm i Khoản 4 Phần II Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BTNMT-BNV trên thực tế là chưa triển khai thực hiện được (Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đã có ý kiến như trên về vấn đề này tại văn bản số 448/STNMT-ĐKTKĐĐ ngày 03/4/2009). d) Về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với các trường hợp bị thu hồi đất theo quy định của pháp luật: - Tại điểm h Khoản 4 Phần II (Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BTNMT-BNV) có quy định chức năng, nhiệm vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường: “Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các trường hợp bị thu hồi đất theo quy định của pháp luật”. - Tại điểm đ Khoản 5 Điều 2 (Thông tư liên tịch số 90/2009/TTLT-BTC-BNV ngày 06/5/2009 (có hiệu lực từ ngày 21/6/2009) có quy định chức năng, nhiệm vụ của Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương trong việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. * Như vậy, đã xác định rõ nhiệm vụ của 02 Sở về vấn đề trên. Cụ thể: Sở Tài nguyên và Môi trường có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, Sở Tài chính có nhiệm vụ phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương trong việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các trường hợp bị thu hồi đất theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, việc xác định cơ quan tham mưu UBND tỉnh các chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư còn chưa được xác định rõ, đồng thời vấn đề này có liên quan đến việc xác định giá đất định kỳ hàng năm, giá cho thuê mặt đất, mặt nước và định giá cụ thể các loại đất, thửa đất khi nhà nước giao đất… * Tình hình tại địa phương trước khi có Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BTNMT-BNV và Thông tư liên tịch số 90/2009/TTLT-BTC-BNV: Theo quy định tại Quyết định số 145/2004/QĐ-UB ngày 16/6/2004 của UBND tỉnh Khánh Hoà thì Sở Tài chính có chức năng hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức, cơ quan nhà nước ở địa phương thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, thu tiền sử dụng đất...và hiện Sở là cơ quan tham mưu UBND tỉnh trong việc xây dựng các chính sách bồi thường, giải toả, hỗ trợ, tái định cư đối với các trường hợp bị thu hồi đất theo quy định của pháp luật. Do có những chồng chéo, chưa xác định rõ về chức năng, nhiệm vụ giữa 02 Sở như trên, Sở Nội vụ đã đề xuất UBND tỉnh phương án như sau: hiện Sở Tài nguyên và Môi trường đang thực hiện việc xác định giá đất định kỳ hàng năm tại địa phương vì vậy tiếp tục giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện; Sở Tài chính thẩm định dự thảo quyết định ban hành bảng giá các loại đất và phương án giá đất tại địa phương để Sở Tài nguyên và Môi trường trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định (phù hợp với quy định tại Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BTNMT-BNV và Thông tư liên tịch số 90/2009/TTLT-BTC-BNV (khi có hiệu lực)). Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết. - Trong thời gian chờ hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương thì việc định giá đất, nhà, vật kiến trúc, tài sản khác (giá đất và giá nhà thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn tỉnh trong hoạt động quản lý nhà nước về tài chính đất đai và trong hoạt động giao dịch về chuyển quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà) thực hiện như hiện nay (do Hội đồng định giá đất và nhà thuộc sở hữu nhà nước thực hiện, Sở Tài chính làm Chủ tịch Hội đồng). Đối với việc tham mưu UBND tỉnh về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với các trường hợp bị thu hồi đất theo quy định của pháp luật, UBND tỉnh tiếp tục giao cho Sở Tài chính chủ trì thực hiện như hiện nay. 2. Giữa Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Xây dựng về công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu, sử dụng tài sản gắn liền với đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở; Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng: - Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BTNMT-BNV ngày 15/7/2008 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tài nguyên và Môi trường như sau: (tại điểm c Khoản 4 Phần II): Tổ chức thẩm định hồ sơ về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu, sử dụng tài sản gắn liền với đất… -Sở Tài nguyên và Môi trường được UBND tỉnh uỷ quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Điều 56 Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 26/10/2004. - Thông tư liên tịch số 20/2008/TTLT-BXD-BNV ngày 16/12/2008 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Xây dựng: (tại điểm e Khoản 8 Phần II): Tổ chức thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng theo quy định của pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra Uỷ ban nhân dân cấp huyện trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng theo phân cấp. Theo Điều 45 Nghị định số 90/2007/NĐ-CP ngày 25/7/2007: Sở Xây dựng là cơ quan quản lý nhà ở cấp Tỉnh, được UBND tỉnh uỷ quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho các đối tượng thuộc thẩm quyền; Cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng cho tổ chức (bao gồm tổ chức trong nước và nước ngoài) theo Điều 4 Nghị định số 95/2005/NĐ-CP ngày 15/7/2005. * Tình hình thực tế tại địa phương về vấn đề trên: đối với công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc chức năng của Sở Tài nguyên và Môi trường và hiện đang triển khai thực hiện (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có nội dung ghi nhận tài sản gắn liền trên đất); còn các loại giấy như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu, sử dụng tài sản gắn liền với đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hiện tại vẫn chưa triển khai do còn một số vướng mắc. Đối với Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (cá nhân) đã thực hiện theo phân cấp của UBND tỉnh (thẩm quyền thuộc cấp huyện) và đối với nhà ở tập thể, nhà ở cá nhân mà chủ sở hữu là người có yếu tố liên quan đến nước ngoài thì thẩm quyền thuộc cấp tỉnh. Hiện vẫn chưa triển khai thực hiện. Đối với việc cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thuộc thẩm quyền của Sở Xây dựng (hiện Sở Xây dựng đã trình UBND tỉnh quy định về công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng áp dụng tại địa phương). Như vậy, trong việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu, sử dụng tài sản gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở có những nội dung liên quan đến nhau (liên quan đến đối tượng là tài sản gắn liền với đất). Trong thực tế điều này đã gây phiền hà cho công dân. Hiện các Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường đang phối hợp giải quyết. 3. Giữa Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Xây dựng trong lĩnh vực quản lý tài nguyên khoáng sản với quản lý và thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu sản xuất xi măng: - Thông tư liên tịch số 20/2008/TTLT-BXD-BNV ngày 16/12/2008 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Xây dựng: (Tại điểm a Khoản 10 Phần II) ‘‘Tổ chức lập, thẩm định các quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng của tỉnh đảm bảo phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng quốc gia, quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng vùng, quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng chủ yếu; quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch sau khi được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt…’’ - Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BTNMT-BNV ngày 15/7/2008 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tài nguyên và Môi trường như sau: (Tại điểm b Khoản 4 Phần II) ‘‘Tổ chức thẩm định đề án thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn; tham gia xây dựng quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh’’. Hiện nay, các Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ xây dựng, Bộ Công Thương chưa ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về khoáng sản theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định số 160/2005/NĐ-CP: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công nghiệp, Sở Xây dựng giúp UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoáng sản; công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản. Chính vì vậy mà trong lĩnh vực quản lý tài nguyên khoáng sản với quản lý và thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu sản xuất xi măng giữa Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Xây dựng chưa được hướng dẫn để thực hiện thuận lợi. Tình hình thực tế tại địa phương: Để tập trung đầu mối về Quy hoạch các khu vực khai thác, cấm khai thác hay tạm thời cấm khai thác khoáng sản (Quy hoạch khoáng sản) trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh đã giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện (theo văn bản số 2766/UBND ngày 07/5/2007 của UBND tỉnh Khánh Hoà về việc lập quy hoạch khoáng sản). Thực hiện Quyết định số 152/2008/QĐ-TTg ngày 28/11/2008 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020, UBND tỉnh đã có chỉ đạo tại Công văn số 7828/UBND ngày 18/12/2008 giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố (địa phương có các khu vực khoáng sản nằm trong Quy hoạch) và các Sở, ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 152/2008/QĐ-TTg nêu trên Sở Xây dựng đang triển khai lập Đề án Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Khánh Hoà theo Quyết định số 2520/QĐ-UBND ngày 13/10/2008 của UBND tỉnh. Trong thực tế, về công tác Quy hoạch, quản lý chung đối với tài nguyên khoáng sản (quy hoạch chung trong lĩnh vực khoáng sản (gồm cả khoáng sản làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu sản xuất xi măng...), cấp phép hoạt động khoáng sản…) hiện do Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện. Việc xây dựng và triển khai thực hiện các quy hoạch cụ thể, thẩm định cấp phép hoạt động khoáng sản thuộc chức năng của các Sở liên quan (Sở Xây dựng đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu sản xuất xi măng; Sở Công Thương đối với các loại khoáng sản còn lại). Điều này cũng phù hợp với các quy định tại các Thông tư liên tịch hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Sở Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Công Thương. Vấn đề là việc xây dựng Quy chế phối hợp giữa các Sở trong lĩnh vực quản lý tài nguyên khoáng sản. 4. Giữa Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Công Thương về nội dung quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản và quản lý tài nguyên khoáng sản: Tại điểm d Khoản 5 Thông tư liên tịch số 07/2008/TTLT-BCT-BNV ngày 28/5/2008 có quy định chức năng, nhiệm vụ của Sở Công Thương về công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản (trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng và sản xuất xi măng): - Chủ trì tổ chức thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; - Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển ngành khai thác mỏ và chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh… Do vậy, đối với nội dung quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản và quản lý tài nguyên khoáng sản giữa các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Công Thương, Sở Nội vụ đề xuất phương án như sau: Theo Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BTNMT-BNV, Sở Tài nguyên và Môi trường có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên khoáng sản vì vậy giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì trong việc xây dựng Quy hoạch tổng thể đối với các nguồn tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh, cấp phép hoạt động khoáng sản. Đối với các Sở Xây dựng, Sở Công Thương thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo hướng dẫn tại các Thông tư liên tịch số 20/2008/TTLT-BXD-BNV ngày 16/12/2008 (Sở Xây dựng) và Thông tư liên tịch số 07/2008/TTLT-BCT-BNV ngày 28/5/2008 (Sở Công Thương). 5. Giữa Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về nội dung quản lý tài nguyên nước: - Theo Thông tư Liên tịch số 61/2008/TTLT-BNN-BNV ngày 15/5/200, tại Phần II khoản 8 có nêu chức năng, nhiệm vụ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về thuỷ lợi: Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về phân cấp quản lý các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ và chương trình mục tiêu cấp, thoát nước nông thôn trên địa bàn tỉnh… - Tại Khoản 5 Phần II Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BTNMT-BNV ngày 15/7/2008 đã quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tài nguyên và Môi trường trong đó có chức năng, nhiệm vụ quản lý về tài nguyên nước: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan lập quy hoạch, kế hoạch quản lý, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước; tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt… Như vậy về nội dung quản lý tài nguyên nước thuộc chức năng, nhiệm vụ của Sở Tài nguyên và môi trường, không có sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa 02 Sở trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, cần có hướng dẫn cụ thể hơn từ các Bộ, ngành trung ương để việc tổ chức thực hiện thuận lợi. V. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN Kết quả đạt được: Công tác sắp xếp, tổ chức bộ máy hành chính nhà nước thực hiện theo nghị định 13/2008/NĐ-CP, nghị định 14/2008/NĐ-CP của chính phủ về tổ chức cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, huyện theo hướng đa ngành đa lĩnh vực đã được Sở Nội vụ tỉnh Khánh Hòa triển khai, tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các quyết định sắp xếp lại về mặt tổ chức. Về cơ bản, quá trình sắp xếp tổ chức về bộ máy các cơ quan hành chính cấp tỉnh, cấp huyện đã làm giảm thiểu đáng kể số lượng các đầu mối cơ quan: trước năm 2008 số lượng đầu mối các cơ quan hành chính cấp tỉnh là 18 sở và 6 cơ quan ngang sở, sau khi sắp xếp lại chỉ còn 16 Sở và 3 cơ quan ngang sở, tạo sự chuyển biến lớn trong công cuộc cải cách hành chính của tỉnh. Nhìn từ góc độ Sắp xếp tổ chức: Sự di chuyển mang tính tập trung, tinh gọn đầu mối các cơ quan đưa về các cơ quan chuyên trách đã làm cho hoạt động quản lý hành chính được thực hiện hiệu quả hơn. Các phạm vi quản lý, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn được phân định rõ ràng, khắc phục về sự chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Từ đó, tạo sự chủ động cho hoạt động quản lý, làm rõ chức năng quản lý nhà nước đối với phạm vi quản lý đối với từng cơ quan. Ví dụ như hoạt động quản lý nhà nước về đất đai, trước khi sắp xếp tổ chức, Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Sở Tài chính định giá đất, Sở Xây dựng cấp quyền sở hữu về nhà ở. Sau khi tổ chức sắp xếp lại bộ máy thì đồng thời cũng cơ cấu lại nhiệm vụ quyền hạn đưa về một đầu mối là Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý. Các cơ quan tham mưu đã có nhiều cố gắng nhằm khắc phục tình trạng gia tăng số lượng đầu mối bên trong của các cơ quan, đặc biệt là một số Sở trọng điểm như Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn… Quá trình sắp xếp tổ chức cơ quan chuyên môn gắn liền với việc rà soát, phân định rành mạch chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quản lý của các cơ quan trên các lĩnh vực quản lý trọng điểm. Nhời đó, đã khắc phục cơ bản tình trạng chồng lấn, trùng lắp hoặc không rõ đầu mối quản lý, tạo sự thông suốt, đồng bộ trong hoạt động của các cơ quan, tạo thuận lợi để đẩy mạnh phân cấp và quy chế hóa các mối quan hệ công tác. Nhìn từ góc độ cải cách thủ tục hành chính: Tại tỉnh Khánh Hòa, sau khi tiến hành sắp xếp, tổ chức lại bộ máy, các thủ tục hành chính được thực hiện một cách nhanh chóng hơn, giảm thiểu thời gian, công sức và tiền bạc của người dân khi có nhu cầu thực hiện một thủ tục hành chính có liên quan. Thay vì phải đi một lúc nhiều cơ quan như trước đây, bây giờ người dân chỉ cần đến một cơ quan là có thể thực hiện xong thủ tục hành chính cần thiết cho công việc của mình. Vì vậy sự sắp xếp về mặt tổ chức bộ máy có ý nghĩa rất lớn đối với công tác cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông ở nước ta nói chung và tỉnh Khánh Hòa nói riêng. Hạn chế: Nhìn từ góc độ tổ chức bộ máy: vẫn xảy ra tình trạng chồng chéo chức năng của một số sở ngành trên một số lĩnh vực. Sau khi sắp xếp, mặc dù ở cấp Sở ngành đã được thu gọn, nhưng lại có sự gia tăng các đầu mối tổ chức bên trong dẫn đến một số lĩnh vực quản lý đang có sự phân giao trên nhiều cơ quan, hoạt động quản lý đang có sự phân tán vì thế chưa tạo được sự đồng bộ nhất quán. Như sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn từ 5 chi cục tăng lên 9 chi cục. Hay ví dụ như trong lĩnh vực giá đất: Sở Tài Nguyên - Môi trường có nhiệm vụ trình UBND tỉnh ban hành khung giá đất chung cho cả tỉnh; nhưng việc định giá một lô đất cụ thể để giao đất, cho thuê đất thì lại do Sở Tài chính quyết định. Trên một số lĩnh vực quản lý nhà nước, việc phân định chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quản lý giữa các cơ quan chưa được rành mạch, cụ thể. Các Bộ, ngành Trung ương còn chậm trong việc hướng dẫn, giải quyết các vấn đề vướng mắc thuộc thẩm quyền. Do vậy, việc triển khai ở địa phương còn gặp khó khăn, lúng túng. Việc quy chế hóa các mối quan hệ công tác giữa các cơ quan, giữa các đầu mối trực thuộc trong từng cơ quan còn chưa hiệu quả. Nhìn từ góc độ biên chế công chức thực hiện: Tình hình tại các tỉnh khác, sau khi hoạt động sắp xếp tổ chức lại bộ máy cấp tỉnh, cấp huyện được triển khai, hoạt động của cán bộ công chức có sự xáo trộn. Chẳng hạn như có tỉnh, một cơ quan sau khi giải thể và sát nhập thì bị dư ra các phó giám đốc, xảy ra tình trạng một Sở có đến 5 phó giám đốc. Tuy nhiên, tại tỉnh Khánh Hòa, sau khi sắp xếp lại tổ chức, hầu hết các sở đều không quá 03 phó giám đốc, riêng Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch có 4 phó giám đốc. Đây là kết quả tích cực trong việc thực hiện theo quy định chung của Chính phủ. Tuy nhiên, một số Sở quản lý đa ngành, đa lĩnh vực chịu trách nhiệm quản lý nhiều lĩnh vực công tác cần thiết bổ sung thêm Phó Giám đốc để bảo đảm sự chỉ đạo bao quát toàn diện các lĩnh vực, cân đối khối lượng công việc hợp lý cho các lãnh đạo Sở. Một khó khăn đang đặt ra trước mắt là trong một cơ quan hành chính, khối lượng nhiệm vụ chuyên trách tăng lên sau khi sắp xếp tổ chức lại bộ máy nhưng lại không được tăng thêm chỉ tiêu biên chế. Dẫn đến tình trạng, một cán bộ phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động chung của cơ quan. Sự phân cấp quản lý chưa tương xứng với sự phân giao quyền hạn và các nguồn lực bảo đảm tổ chức thực hiện. 3. Nguyên nhân hạn chế: - Nghị định số 13, 14 của Chính phủ đã thu gọn đáng kể số lượng đầu mối của các cơ quan chuyên môn, sắp xếp lại theo hướng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực. Tuy nhiên, đối với một số cơ quan, việc nhóm các chức năng không có mối liên hệ công tác với nhau tạo ra sự gượng ép về mặt tổ chức, không có sự gắn kết hữu cơ giữa các bộ phận trong một cơ quan với nhau (chẳng hạn đối với Sở Nội vụ). - Mặc dù các Nghị định đã khẳng định nguyên tắc sắp xếp là gọn đầu mối tổ chức, tuy nhiên hướng dẫn của các Bộ lại làm gia tăng đầu mối tổ chức bên trong các Sở, ngành, kéo theo tình trạng xé nhỏ các lĩnh vực quản lý. Để khắc phục tình trạng này cần tiếp tục có sự nghiên cứu, sắp xếp nhiều bước, đặc biệt rất cần sự chủ động, quyết liệt của địa phương và của người đứng đầu cơ quan. - Do có sự phân nhóm, sắp xếp lại các lĩnh vực quản lý trên phạm vi rộng, việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn chưa bảo đảm bao quát và sát với thực tế quản lý bước đầu sau khi sắp xếp, dẫn đến tình trạng chưa cụ thể, còn chồng chéo, trùng lắp hoặc chưa rõ đầu mối quản lý (hiện nay ở địa phương chưa có cơ quan tham mưu quản lý nhà nước về phòng, chống tham nhũng). - Thủ trưởng một số Sở, ngành, địa phương chưa quan tâm đúng mức đến công tác kiện toàn tổ chức bộ máy cũng như thực hiện các biện pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý trong phạm vi chức năng, thẩm quyền. PHẦN IV. KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN I. Kiến nghị - Các Bộ, ngành Trung ương cần quan tâm hướng dẫn, quy định cụ thể nhiệm vụ quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực còn chưa được quy định, hướng dẫn cụ thể hoặc có hiện tượng chồng chéo, trùng lắp; việc hướng dẫn phải bảo đảm nguyên tắc không làm tăng thêm đầu mối tổ chức bên trong. - Việc tăng thêm đầu mối, nhiệm vụ công tác đặt ra nhu cầu tăng biên chế, do vậy Bộ Nội vụ cần quan tâm bố trí biên chế phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước ở địa phương. - Sở Nội vụ cùng các Sở, ngành chức năng tiếp tục rà soát, đánh giá toàn diện tình hình triển khai quản lý đa ngành, đa lĩnh vực theo Nghị định số 13, 14 của Chính phủ; trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp tiếp tục kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy cấp tỉnh, cấp huyện, chú trọng rà soát, tinh giản cơ cấu tổ chức bên trong các cơ quan, tăng cường quy chế hóa và thực hiện nghiêm quy chế làm việc, quy chế phối hợp công tác. - Các Bộ ngành trung ương cần có sự thống nhất về thẩm quyền, cấp ban hành văn bản hướng dẫn về tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp ở địa phương. Kiến nghị Bộ Nội vụ và các Bộ ngành liên quan có thông tư liên tịch hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của tất cả các chi cục được thành lập, sớm có văn bản hướng dẫn, điều chỉnh về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các cơ quan chuyên môn còn lại (Văn phòng UBND cấp tỉnh, Ban dân tộc, Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện, các tổ chức làm công tác dân tộc cấp huyện); hướng dẫn việc kiện toàn chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy văn thư, lưu trữ tại địa phương (cấp tỉnh, cấp huyện), nhất là cấp huyện. 2. Về biên chế hành chính: Hiện nay, theo Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ số lượng Phó Giám đốc các Sở không quá 3 người. Thực tế, một số cơ quan có nhiều đầu mối đơn vị trực thuộc và quản lý trên nhiều lĩnh vực rộng lớn: Sở Tài Nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế, sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần bổ sung thêm Phó Giám đốc để bảo đảm hiệu quả công tác. Chẳng hạn, khi thực hiện việc sát nhập, Lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch gồm Giám đốc và 5 Phó giám đốc trong đó có 01 phó Giám đốc phụ trách lĩnh vực du lịch (đã nghỉ hưu theo quy định từ ngày 01/11/2008). Như vậy, hiện nay Sở thiếu 1 Phó giám đốc phụ trách lĩnh vực Du lịch. Để đảm bảo cho hoạt động của ngành, tỉnh Khánh Hòa có chủ trương điều chuyển công tác đối với 01 Phó Giám đốc phụ trách lĩnh vực Thể thao và bổ sung 01 Phó Giám đốc phụ trách lĩnh vực du lịch. Song theo chủ trương trên thì số lượng Phó Giám đốc nhiều hơn so với quy định tại Nghị định số 13/2008/NĐ-CP. Việc bổ sung thêm 01 Phó Giám đốc Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch phụ trách lĩnh vực du lịch là cần thiết. Bên cạnh đó, hàng năm, HĐND tỉnh Khánh Hòa ban hành nghị quyết về tổng biên chế hành chính của địa phương. Song biên chế hành chính do Bộ Nội vụ quyết định vẫn chưa đáp ứng được so với yêu cầu biên chế để thực hiện các nhiệm vụ ngày càng tăng của địa phương. Do đó, Nghị quyết của HĐND tỉnh trên thực tế không mang lại tính khả thi trong tổ chức thực hiện. Đề nghị Bộ Nội vụ có hướng nghiên cứu, xem xét lại vấn đề này. II. Kết luận: Qua thời gian thực tập 2 tháng tại phòng Tổ chức bộ máy và cải cách hành chính thuộc sở Nội vụ tỉnh Khánh Hòa. Tuy thời gian thực tập ngắn ngủi, thời gian không đủ để có thể nắm chi tiết hết về tình hình cơ cấu tổ chức bộ máy của Tỉnh nhưng phần nào đó đã giúp em hoàn thiện hơn rất nhiều về mặt kiến thức mà em đã học ở trường. Những kết quả mà em đã đạt được này là do sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô và anh chị hướng dẫn thuộc sở Nội vụ, từ đó tạo cho em có điều kiện rất thuận lợi trong việc tìm hiểu các vấn đề xung quanh việc sắp xếp tổ chức bộ máy, cơ cấu tổ chức của cơ quan hành chính theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực của tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn 2008 – 2010, vấn đề mà em đang chọn làm đề tài báo cáo thực tập. Tổ chức bộ máy là xương sống cho mọi hoạt động của 1 cơ quan hành chính. Chỉ khi có một bộ xương chắc chắn thì mọi hoạt động mới được thúc đẩy tiến trình một cách nhanh chóng, nhất là trong giai đoạn nước ta đang thực hiện đẩy mạnh việc cải cách hành chính trên mọi lĩnh vực mà tổ chức bộ máy là một nội dung rất quan trọng trong tiến trình hiện đại hóa nền hành chính quốc gia. Qua tìm hiểu thực tế của vấn đề này, tỉnh Khánh Hòa đã có những bước đi hợp lý với các chủ trương và nghị định của chính phủ, đồng thời tham mưu đề xuất các vấn đề còn tồn tại chưa hợp lý để tìm ra giải pháp phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương. Với vốn kiến thức ít ỏi từ những gì đã được học tại trường, một chút ít kinh nghiệm thực tế khi được tìm hiểu tại Sở Nội vụ tỉnh Khánh Hòa. Đến nay báo thực tập của em đã được hoàn thành, tuy nhiên sự thiếu sót là không thể tránh khỏi và có những điểm chưa đúng. Em rất mong nhận được sự chỉ dẫn của quý thầy cô và các cô, chú, anh, chị trong Sở Nội vụ nhằm giúp bài báo cáo của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! ====================== TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 2. Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. 3. Quyết định số 1608/QĐ-UBND ngày 24/6/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ. 4. Nghị định số 171/2004/NĐ-CP, Nghị định 172/2004/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện. 5. Nghị định số 12/2001/NĐ-CP của Chính phủ về việc tổ chức lại một số cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. 6. Quyết định 207/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khoá VIII). 7. Nghị quyết TW 8 khóa VII, Nghị quyết TW 7 khóa VIII, Nghị quyết TW 5, Nghị quyết TW 6 (2) khóa IX về thực hiện cải cách hành chính gia đoạn 2001- 2010. 8. Nghị quyết TW 5 khóa X về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nước 9. Các giáo trình, tài liệu có liên quan.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXắp xếp tổ chức bộ máy cơ quan hành chính nhà nước theo hướng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực giai đoạn 2008 – 2010 tại tỉnh Khánh Hòa – Giải pháp tiếp .doc
Luận văn liên quan