Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai xã Minh Khai, huyện Vũ Thư

MỞ ĐẦU A. MỤC TIÊU Đất là một bộ phận hợp thành quan trọng của môi trường sống, không chỉ là tài nguyên thiên nhiên mà còn là nền tảng để định cư và tổ chức hoạt động kinh tế, xã hội, không chỉ là đối tượng của lao động mà còn là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế trong sản xuất nông – lâm nghiệp. Chính vì vậy, sử dụng đất nông nghiệp là hợp thành của chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững và cân bằng sinh thái. Do sức ép của đô thị hoá và sự gia tăng dân số, đất nông nghiệp đang đứng trước nguy cơ suy giảm về số lượng và chất lượng. Con người đã và đang khai thác quá mức mà chưa có biện pháp hợp lý để bảo vệ đất đai. Hiện nay, việc sử dụng đất đai hợp lý, xây dựng một nền nông nghiệp sạch, sản xuất ra nhiều sản phẩm chất lượng đản bảo môi trường sinh thái ổn định và phát triển bền vững đang là vấn đề mang tính toàn cầu. Thực chất của mục tiêu này chính là vừa đem lại hiệu quả kinh tế, vừa đem lại hiệu quả xã hội và môi trường. Đứng trước thực trạng trên, nghiên cứu tiềm năng đất đai, tìm hiểu một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp, đánh giá mức độ thích hợp của các loại hình sử dụng đất đó làm cơ sở cho việc đề xuất sử dụng đất hợp lý, hiệu quả, đảm bảo sự phát triển bền vững là vấn đề có tính chiến lược và cấp thiết của Quốc gia và của từng địa phương. Minh Khai là một xã nông nghiệp năm ở cửa ngõ phía Đông Bắc của huyện Vũ Thư với tổng diện tích Nông nghiệp là 29,65 ha (theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2010), có vùng sinh thái đa dạng mang đặc thu của vùng đất đồng bằng ven biển, có điều kiện kinh tế phát triển nông nghiệp hàng hoá. Trong những năm qua, nền sản xuất nông nghiệp của huyện đã được chú trọng đầu tư phát triển mạnh theo hướng sản xuất hàng hoá. Năng suất, sản lượng không ngừng tăng lên, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện. Song trong nền sản xuất nông nghiệp của huyện còn tồn tại nhiều yếu điểm đang làm giảm sút về chất lượng do quá trình khai thác sử dụng không hợp lý: trình độ khoa học kỹ thuật, chính sách quản lý, tổ chức sản xuất còn hạn chế, tư liệu sản xuất giản đơn, kỹ thuật canh tác truyền thống, đặc biệt là việc độc canh cây lúa ở một số nơi đã không phát huy được tiềm năng đất đai mà còn có xu thế làm cho nguồn tài nguyên đất có xu hướng bị thoái hoá. Nghiên cứu đánh giá các loại hình sử dụng đất hiện tại, đánh giá đúng mức độ của các loại hình sử dụng đất để tổ chức sử dụng đất hợp lý có hiệu quả cao theo quan điểm bền vững làm cơ sở cho việc đề xuất quy hoạch sử dụng đất và định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp của xã Minh Khai là vấn đề có tính chiến lược và cấp thiết. Xuất phát từ thực tiễn trên, dưới sự hướng dẫn của TS: Luyện Hữu Cử, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai xã Minh Khai, huyện Vũ Thư ”. MỤC LỤC Nội dung Trang MỞ ĐẦU A. MỤC TIÊU 1 B. VAI TRÒ, Ý NGHĨA, TẦM QUAN TRỌNG TRONG VIỆC XÂY DỰNG ĐƠN VỊ BẢN ĐỒ ĐẤT ĐAI 2 NỘI DUNG PHẦN I: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3 I. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 3 II. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3 III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU. 4 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội. 4 3.2 Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội 5 3.2.Xác định và xây dựng các bản đồ chuyên đề 6 3.3. Xác định các LMU chồng ghép 8 3.4.Mô tả các đơn vị đất đai. 9 IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 14 PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 15 I. PHÂN TÍCH NỘI DUNG NGHIÊN CỨU. 15 II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI. 16 2.1. Xây dựng các bản đồ chuyên đề, bản đồ đơn vị đất đai. 17 2.2 Mô tả các LMU và các LUT tương ứng 21 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 22

doc23 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 9018 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai xã Minh Khai, huyện Vũ Thư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU A. MỤC TIÊU Đất là một bộ phận hợp thành quan trọng của môi trường sống, không chỉ là tài nguyên thiên nhiên mà còn là nền tảng để định cư và tổ chức hoạt động kinh tế, xã hội, không chỉ là đối tượng của lao động mà còn là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế trong sản xuất nông – lâm nghiệp. Chính vì vậy, sử dụng đất nông nghiệp là hợp thành của chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững và cân bằng sinh thái. Do sức ép của đô thị hoá và sự gia tăng dân số, đất nông nghiệp đang đứng trước nguy cơ suy giảm về số lượng và chất lượng. Con người đã và đang khai thác quá mức mà chưa có biện pháp hợp lý để bảo vệ đất đai. Hiện nay, việc sử dụng đất đai hợp lý, xây dựng một nền nông nghiệp sạch, sản xuất ra nhiều sản phẩm chất lượng đản bảo môi trường sinh thái ổn định và phát triển bền vững đang là vấn đề mang tính toàn cầu. Thực chất của mục tiêu này chính là vừa đem lại hiệu quả kinh tế, vừa đem lại hiệu quả xã hội và môi trường. Đứng trước thực trạng trên, nghiên cứu tiềm năng đất đai, tìm hiểu một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp, đánh giá mức độ thích hợp của các loại hình sử dụng đất đó làm cơ sở cho việc đề xuất sử dụng đất hợp lý, hiệu quả, đảm bảo sự phát triển bền vững là vấn đề có tính chiến lược và cấp thiết của Quốc gia và của từng địa phương. Minh Khai là một xã nông nghiệp năm ở cửa ngõ phía Đông Bắc của huyện Vũ Thư với tổng diện tích Nông nghiệp là 29,65 ha (theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2010), có vùng sinh thái đa dạng mang đặc thu của vùng đất đồng bằng ven biển, có điều kiện kinh tế phát triển nông nghiệp hàng hoá. Trong những năm qua, nền sản xuất nông nghiệp của huyện đã được chú trọng đầu tư phát triển mạnh theo hướng sản xuất hàng hoá. Năng suất, sản lượng không ngừng tăng lên, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện. Song trong nền sản xuất nông nghiệp của huyện còn tồn tại nhiều yếu điểm đang làm giảm sút về chất lượng do quá trình khai thác sử dụng không hợp lý: trình độ khoa học kỹ thuật, chính sách quản lý, tổ chức sản xuất còn hạn chế, tư liệu sản xuất giản đơn, kỹ thuật canh tác truyền thống, đặc biệt là việc độc canh cây lúa ở một số nơi đã không phát huy được tiềm năng đất đai mà còn có xu thế làm cho nguồn tài nguyên đất có xu hướng bị thoái hoá. Nghiên cứu đánh giá các loại hình sử dụng đất hiện tại, đánh giá đúng mức độ của các loại hình sử dụng đất để tổ chức sử dụng đất hợp lý có hiệu quả cao theo quan điểm bền vững làm cơ sở cho việc đề xuất quy hoạch sử dụng đất và định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp của xã Minh Khai là vấn đề có tính chiến lược và cấp thiết. Xuất phát từ thực tiễn trên, dưới sự hướng dẫn của TS: Luyện Hữu Cử, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai xã Minh Khai, huyện Vũ Thư ”. B. VAI TRÒ, Ý NGHĨA, TẦM QUAN TRỌNG TRONG VIỆC XÂY DỰNG ĐƠN VỊ BẢN ĐỒ ĐẤT ĐAI. 1. Vai trò của LMU - Các LMU thể hiện các điều kiện sản xuất, khả năng sản xuất, khả năng quản lý các LUT. - Các LMU thể hiện yêu cầu sử dụng đất của các LUT. 2. Ý nghĩa của LMU. - Các LMU có ý nghĩa rất quan trọng trong đánh giá, nó thể hiện rõ điều kiện tự nhiên, điều kiện môi trường sinh thái của khu vực nghiên cứu. - Các LMU là cơ sở xác định các yêu cầu sử dụng đất cho từng loại hình sử dụng đất, đồng thời cũng là cơ sở xếp hạng các yếu tố chẩn đoán và phân hạng thích hợp đất đai. 3. Tầm quan trọng. Đặc tính và tính chất đất đai rất quan trọng trong đánh giá đất nó không những đảm bảo tính chính xác của bản đồ đơn vị đất đai mà còn phản ánh đúng các nhu cầu sử dụng đất cho các loại sử dụng đất đai và điều kiện đất đai trong hệ thống sử dụng đất của LE: - Cơ sở để xác định các đơn vị bản đồ đất đâi xây dựng bản đồ đơn vị đất đâi. - Thể hiện các yêu cầu sử dụng đất của các LUT. - Là cơ sở xếp hạng các yếu tố chẩn đoán, cơ sở phân hạng thích hợp đất đai. PHẦN I ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU I. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: - Đối tượng nghiên cứu là đất nông nghiệp. - Đánh giá hiện trạng các loại hình sử dụng đất nhằm phát hiện những thuận lợi, khó khăn của việc phát triển các loại hình sử dụng đất thích hợp. - Đề xuất các giải pháp sử dụng đất nông nghiệp hợp lý xã Minh Khai, huyện Vũ Thư. - Đánh giá hiện trạng các loại hình sử dụng đất nhằm phát hiện những thuận lợi, khó khăn của việc phát triển các loại hình sử dụng đất thích hợp. - Đề xuất các giải pháp sử dụng đất nông nghiệp hợp lý xã Minh Khai, huyện Vũ Thư. - Nghiên cứu các điều kiện ảnh hưởng đến sự hình thành và phân hoá đất đai ở địa bàn nghiên cứu. - Trên cơ sở các loại bản đồ đơn tính, tiến hành lựa chọn, phân cấp các chỉ tiêu và thành lập bản đồ đơn vị đất đai. - Đánh giá, phân hạng mức độ thích nghi đất đai các LHSDĐĐ theo nội dung và phương pháp của FAO. - Điều tra, xác định các loại hình sử dụng đất hiện tại và đánh giá tiềm năng các loại hình sử dụng đất chính, phát hiện các yếu tố hạn chế của các các loại hình sử dụng đất hiện tại. - Trên cơ sở đánh giá yêu cầu sử dụng đất và hiệu quả của các loại hình sử dụng đất, đề xuất các giải pháp sử dụng đất nông nghiệp hợp lý xã Minh Khai, huyện Vũ Thư. II. PHẠM VI NGHIÊN CỨU. - Giới hạn phạm vi lãnh thổ: Đất nông nghiệp xã Minh Khai, huyện Vũ thư, Tỉnh Thái Bình theo đơn vị hành chính, có diện tích đất nông nghiệp chiếm 29,65 tổng diện tích tự nhiên. III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU. 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội. a. Vị trí địa lý Minh Khai nằm ở phía Bắc của huyện Vũ Thư, cách trung tâm huyện 4 km. Với tổng diện tích tự nhiên 58,55 ha, Minh Khai có vị trí địa lý như sau: - Phía Tây Bắc giáp xã Dũng Nghĩa - huyện Vũ Thư - Phía Đông Tây giáp xã Tam Quang - huyện Vũ Thư - Phía Nam giáp xã Tự Tân - huyện Vũ Thư - Phía Đông Nam giáp xã Tân Lập - huyện Vũ Thư. b. Địa hình, địa mạo Xã Minh Khai nằm trên vùng địa hình đồng bằng, độ dốc tương đối dưới 10, địa hình bằng phẳng, dốc có hướng từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Tính chất bằng phẳng của địa hình chỉ bị phá vỡ bởi các kênh mương và gò nằm rải rác. Độ cao tương đối từ 0,7 m đến 1,25 m so với mặt nước biển. Mức độ chênh lệch địa hình giữa các vùng nhỏ hơn 1m. c. Khí hậu Xã Minh Khai là xã đồng bằng chịu ảnh hưởng sâu sắc của hệ thống thời tiết gió mùa và quy luật biến động của hệ thống đó. - Nhiệt độ trung bình hàng năm 23 - 240C. - Nhiệt độ thấp nhất vào tháng mùa khô là 5 - 90C (tháng 1-tháng 2). - Nhiệt độ trung bình của tháng mùa Đông từ 16-180C. - Nhiệt độ cao nhất vào tháng mùa mưa là 38 - 390C (tháng 7, tháng 8) - Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa. Thời tiết hàng năm được chia làm 2 mùa rõ rệt : Mùa mưa: nóng ẩm mua nhiều từ tháng 4 -> tháng 10 Mùa đông: thời tiết lạnh, khô hanh từ tháng 11-> tháng 3 năm sau. - Nhiệt độ: hàng năm nhiệt độ trung bình là 23,20C. nhiệt độ cao nhất vào tháng 6,7 từ 350C đến 380C. nhiệt độ thấp vào tháng 1,2 từ 120C đến 150C. - Chế độ gió: gió theo mùa, mùa đông thướng có gió đông bắc, mùa hè có gió đông nam, vào tháng 4, 5 chịu ảnh hưởng của gió Lào - Chế độ mưa: lượng mưa trung bình từ 1500 -> 1700 (mm), tuy nhiên phân bố không đều theo không gian và thời gian. lương cao nhất thường tập chung vào tháng 7, tháng 8 và tháng 9. Lương mưa thấp nhất thường vào tháng khô hanh tháng 12, tháng 1 và tháng 2. - Độ ẩm: độ ẩm trung bình từ 80% đến 85% - Nắng: tổng số giờ nắng trong năm là:1750 giờ - Mưa: tập chung và phân hoá theo mùa, mùa mưa bị ảnh hưởng bởi lượng nước lớn cung cấp từ hệ thống Sông Hồng. - Số giờ nắng trong năm trung bình là 1.600 – 1.800 giờ. Huyện Vũ Thư nói chung và Minh Khai nói riêng chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng nên mùa lạnh thường bắt đầu từ tháng 11 và mùa nóng bắt đầu từ tháng 4. Nhận xét : nhìn chung khí hậu thời tiết thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đa dạng các loại cây trồng d. Thuỷ văn Xã có sông Đa vít, sông Kênh chảy qua nên tạo điều kiện tốt cho việc lấy nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt của nhân dân. Ngoài ra, trong các địa bàn của xã còn có hệ thống ao hồ tự nhiên và nhân tạo góp phần phục vụ tốt cho nhu cầu sản xuất và đời sống. e. Các nguồn tài nguyên * Tài nguyên đất Minh Khai có đất đai mang đặc điểm của vùng châu thổ sông Hồng, đất đai nơi đây có nguồn gốc từ phù sa sông Hồng nên khá màu mỡ. Nhìn chung, đất đai của xã là loại đất phù sa trong đê không được bồi hàng năm ít chua khá thích hợp cho việc canh tác lúa nước và các loại cây trồng hàng năm khác. Đất đai Minh Khai có độ chua thấp, thành phần cơ giới trung bình, độ phì ổn định. Theo điều tra thổ nhưỡng cho thấy đất Minh Khai có độ pH từ 5,5 đến 6,0 . Đây là ưu thế khiến cho đất đai ở đây khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nhất là thâm canh lúa nước. *Tài nguyên nước: Minh Khai có hệ thống sông Đa vít, sông Kênh, sông Song chảy qua địa phận của xã nên khá thuận lợi cho việc lấy nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Chính nhờ có hệ thống sông ngòi trong xã mà đất đai được lấy nước phù sa thêm màu mỡ, độ phì được cải thiện, năng suất cây trồng ổn định. Ngoài hệ thống sông, trong xã còn có hệ thống các ao hồ tự nhiên và nhân tạo. Đây là nơi cung cấp nước tưới cục bộ, giải quyết nước sinh hoạt cho nhân dân. Mặt khác hệ thống ao hồ cũng góp phần cải thiện khí hậu cục bộ trong khu dân cư những ngày nóng nực, đem lại cảnh quan tươi đẹp cho làng xã. *Tài nguyên nhân văn: Xã Minh Khai là một xã có truyền thống lịch sử lâu đời với nhiều công trình đền, chùa được công nhận là di tích lịch sử văn hoá như chùa Phượng Vũ thôn Thọ Lộc, chùa Hạc thôn Khê Kiều được công nhận di tích cấp tỉnh... Các tục lệ như hiếu hỷ, lễ tết thờ tổ tiên ông bà, trình độ dân trí so với trong huyện ở mức cao. Hiện nay, xã đang có một làng nghề thêu ren thôn Nguyệt Lãng, ngoài ra nhân dân trong xã còn làm nhiều nghề phụ như mộc, nề, cơ khí sửa chữa nhỏ, may mặc, sản xuất vật liệu xây dựng... Là một địa phương giàu truyền thống cách mạng, người dân cần cù chịu khó. Xã có đội ngũ cán bộ trẻ, có trình độ, năng động nhiệt tình, đủ năng lực để lãnh đạo các mặt chính trị, kinh tế xã hội, xây dựng xã Minh Khai trở thành một xã giàu mạnh. g. Thực trạng môi trường Làng quê xã Minh Khai do mới được hình thành từ những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 không có những nét đặc trưng của làng cổ Việt Nam như cây đa, giếng nước, sân đình, nhưng dân cư sống thành làng khá tập trung, ở những vùng đất cao, vàn cao khá thuận tiện cho đi lại và trồng lúa nước, đường giao thông nông thôn chủ yếu là đã được cứng hoá, việc đi lại rất thuận tiện. Trong những năm qua, việc sản xuất của nhân dân trong xã chủ yếu dựa vào trồng lúa và các loại cây hoa màu ngắn ngày theo hình thức thâm canh nên sử dụng khá nhiều phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật. Tuy nhiên, mức phổ biến chưa vượt ngưỡng trung bình của đồng bằng Bắc Bộ, hiện tại chưa gây ô nhiễm cho đất đai và không khí. 3.2 Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội a.Tăng trưởng kinh tế Những năm gần đây, thực hiện việc đổi mới nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Minh Khai phát triển không ngừng, đã đạt được mức độ tăng trưởng kinh tế đáng kể. Cùng với việc phát triển kinh tế nông nghiệp, trong những năm gần đây Minh Khai cũng luôn chú trọng đến phát triển ngành nghề, dịch vụ thương mại với mục đích theo kịp sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Chính điều này đã góp phần nâng cao thu nhập cho bà con nói riêng và cho toàn xã lên một cách nhanh chóng. Năm 2010, GDP toàn xã đạt 73,9 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2009. Nhịp độ phát triển kinh tế bình quân tăng 7%/năm. GDP bình quân đầu người đạt 9,6 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế của xã năm 2010 là nông nghiệp chiếm 41%, công nghiệp chiếm 28%, dịch vụ thương mại chiếm 31%, tăng trưởng của các ngành kinh tế đạt 6%. Là một xã có nghề thủ công truyền thống nên nhiều năm qua kinh tế của xã tăng trưởng khá nhanh và đồng đều, khu vực kinh tế dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong GDP toàn xã. Đây có thể coi là một mũi nhọn phát triển kinh tế xã hội của xã hiện tại và trong tương lai. b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Hiện tại, cơ cấu kinh tế của xã đã có bước chuyển mạnh mẽ, từ nền kinh tế nặng về nông nghiệp nay chuyển sang mạnh về công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Trong những năm qua, việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp cũng đã có sự chuyển biến rõ rệt, nâng cao hệ số sử dụng đất, nhưng do một số điều kiện khách quan như: địa hình, hệ thống thuỷ lợi... nên nhiều vị trí chuyển dịch cơ cấu cây trồng vẫn chưa thực sự đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Trong thời gian tới, dự kiến tiếp tục đưa một số vị trí ở các xứ đồng sử dụng chưa hiệu quả để chuyển đổi cơ cấu cây trồng. c. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế Khu vực kinh tế nông nghiệp Năm 2010, năng suất lúa đạt 11.5 tấn/ha/năm, tổng sản lượng lương thực quy thóc đạt trên 4933 tấn. Sản lượng lương thực bình quân đầu người đạt 719 kg/người/năm. Do có sản lượng lương thực lớn nên ngoài chi dùng nội bộ, hàng năm xã có hàng nghìn tấn thóc hàng hoá bán ra thị trường góp phần tăng thu nhập cho người dân. Ngoài lúa, xã còn có nhiều loại cây hoa màu khác như đậu tương đông với năng suất 2,5 tấn/ha. Ngành chăn nuôi cũng đạt được sự tăng trưởng đáng kể. Năm 2010 tổng giá trị sản xuất chăn nuôi đạt 8,56 tỷ đồng, chiếm 40% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Số lượng gia súc gia cầm luôn tăng, trong đó đàn lợn có 4.400 con, đàn trâu bò có trên 300 con. Đàn gia cầm năm 2010 có 6.000 con. Các khu gia trại, trang trại phát triển cũng đem lại số lượng đáng kể trong việc tăng trưởng của ngành chăn nuôi những năm qua. Ngoài chăn nuôi gia súc, gia cầm, toàn xã hiện nay có 38 ha ao hồ đang tổ chức nuôi cá các loại với sản lượng hàng năm đạt 82,7 tấn, đem lại thu nhập đạt 1,5 tỷ đồng cho người dân. Như vậy tổng thu từ ngành nông nghiệp năm 2010 là 30,76 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 41%. Khu vực kinh tế công nghiệp Là một xã có nghề thủ công truyền thống, những năm qua người dân trong xã đã nỗ lực phấn đấu phát triển mạnh ngành nghề truyền thống, mở rộng và đa dạng hoá mặt hàng, nâng cao chất lượng. Năm 2010, tổng giá trị toàn ngành tiểu thủ công nghiệp đạt 21 tỷ đồng, tăng so với năm 2009 là 12 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 28%. Đây là công việc người dân có thể tranh thủ lúc nông nhàn để tăng thêm thu nhập. Ngoài nghề mây tre đan truyền thống, xã còn có một số hộ và lao động làm nghề thêu, các hộ tư nhân làm nghề mộc, nề, cơ khí sửa chữa nhỏ, may mặc hay sản xuất vật liệu xây dựng. Khu vực kinh tế dịch vụ Khu vực kinh tế dịch vụ của xã những năm qua có nhiều chuyển biến tích cực. Chính nhờ có đời sống phát triển nên hoạt động thương mại, dịch vụ cũng trở nên nhộn nhịp hơn. Hiện nay trong xã xuất hiện nhiều loại hình dịch vụ như dịch vụ làm đất, dịch vụ hàng quán, dịch vụ tiêu thụ sản phẩm, các vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng ước tính thu từ dịch vụ 23,12 tỷ, chiếm tỷ trọng 31%. d. Dân số, lao động, việc làm Tính đến năm 2010, tổng dân số xã Minh Khai là 7935 người, với 2175 hộ. Như vậy, quy mô hộ là 3,64 người/ hộ, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,15% dân số, thường sống thành chòm xóm và được phân bố trên 5 thôn của xã là thôn Nguyệt Lãng, thôn Nội, thôn Hội, thôn Thọ lộc, thôn Khê Kiều. Tổng số lao động trong độ tuổi tính đến năm 2010 là 4554 người, chiếm 57,4% tổng dân số toàn xã. Trong đó chủ yếu là lao động nông nghiệp, lao động phi nông nghiệp chỉ có 512 người, chiếm 11,75% so với tổng số lao động. 3.2. XÁC ĐỊNH XÂY DỰNG CÁC BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ. Lựa chọn chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai: Trên cơ sở hướng dẫn của FAO trong lựa chọn yếu tố để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai, kết hợp với các tài liệu về tài nguyên khí hậu nông nghiệp, địa hình, địa mạo, thủy văn và độ phì nhiêu tầng mặt..., yêu cầu sử dụng đất của các cây trồng, chúng tôi đã lựa chọn các yếu tố sau để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai và mức độ chi tiết giới hạn ở bản đồ tỷ lệ 1:1000 : loại đất, độ dày tầng đất, độ dày tầng canh tác, thành phần cơ giới, điều kiện tưới, độ phì nhiêu, ngập úng, địa hình tương đối, điều kiện sản xuất. Riêng lượng mưa và các điều kiện khí hậu trên địa bàn tuy có khác biệt nhưng không lớn nên không đưa chỉ tiêu này vào nhóm các chỉ tiêu phân cấp. Ngoài ra, các chỉ tiêu như độ cao vị trí, hiện trạng sử dụng đất…chỉ là yếu tố tham khảo khi định hướng loại hinh sử dụng đất. 3.3. Xác định các LMU chồng ghép. Bản đồ đơn vị đất đai là bản đồ tổ hợp của các bản đồ đơn tính. Mỗi đơn vị bản đồ đất đai chứa đựng đầy đủ các thông tin thể hiện trong các bản đồ đơn lẻ và phân biệt với các đơn vị khác bởi sự sai khác của ít nhất một yếu tố. Để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai, sử dụng kỹ thuật Vector để chồng ghép các bản đồ đơn tính. Trong kỹ thuật này, thông tin của lớp các bản đồ đơn tính được lưu giữ trên các công-tua khép kín. Giá trị của các chỉ tiêu được gán vào được coi như đồng nhất trên một công tua có ranh giới xác định rõ ràng. Các lớp bản đồ đơn tính được chồng ghép theo thứ tự bằng phần mềm MICROSTATION. Quy trình xây dựng bản đồ đơn vị đất đai bao gồm: - Chuyển bộ chỉ tiêu đánh giá đất đai vào GIS - Mã hoá các chỉ tiêu để chúng có thể so sánh với nhau - Sử dụng “đại số” bản đồ xác định các đơn vị đất. Kết quả tạo ra một bản đồ tổ hợp duy nhất chứa đựng thông tin thuộc tính của tất cả các lớp. Các thông tin trên bản đồ tổ hợp được sắp xếp, thống kê, chỉnh lý để xây dựng nên bản đồ đơn vị đất đai xã Minh Khai huyện Vũ Thư tỷ lệ 1: 1000. 3.4.Mô tả các đơn vị đất đai. LMU1 (G1, C2, E2, D2, L2, N1, I1, F2, A2) Loại đất: Đất phù sa Thành phần cơ giới: Trung bình Địa hình: Vàn Tầng dầy của đất: Từ 50 – 100cm Độ dày tầng canh tác: Trung bình Độ phì nhiêu: Cao Điều kiện tưới: Chủ động Ngập úng: Nhẹ Điều kiện sản xuất: Rất thuận lợi LMU2 (G1, C2, E2, D2, L1, N1, I1, F2, A1) Loại đất: Đất phù sa Thành phần cơ giới: Trung bình Địa hình: Vàn Tầng dầy của đất: Từ 50 – 100cm Độ dày tầng canh tác: Dày Độ phì nhiêu: Cao Điều kiện tưới: Chủ động Ngập úng: Nhẹ Điều kiện sản xuất: Rất thuận lợi LMU3 (G1, C2, E2, D2, L2, N2, I2, F2, A2) Loại đất: Đất phù sa Thành phần cơ giới: Trung bình Địa hình: Vàn Tầng dầy của đất: Từ 50 – 100cm Độ dày tầng canh tác: Trung bình Độ phì nhiêu: Trung bình Điều kiện tưới: Tưới bán chủ động Ngập úng: Ngập nhẹ Điều kiện sản xuất: Khó thuận lợi LMU4 (G1, C2, E3, D1, L1, N1, I1, F1, A2) Loại đất: Đất phù sa Thành phần cơ giới: Trung bình Địa hình: Vàn thấp Tầng dầy của đất: > 100cm Độ dày tầng canh tác: Dày Độ phì nhiêu: Cao Điều kiện tưới: Tưới chủ động Ngập úng: Không ngập Điều kiện sản xuất: Khó thuận lợi LMU5 (G2, C1, E2, D2, L2, N2, I2, F1, A2) Loại đất: Đất thịt Thành phần cơ giới: Nhẹ Địa hình: Vàn Tầng dầy của đất: Từ 50 – 100cm Độ dày tầng canh tác: Trung bình Độ phì nhiêu: Trung bình Điều kiện tưới: Tưới bán chủ động Ngập úng: Ngập nhẹ Điều kiện sản xuất: Khó thuận lợi LMU6 (G1, C2, E2, D2, L2, N1, I2, F1, A1) Loại đất: Đất phù sa Thành phần cơ giới: Trung bình Địa hình: Vàn Tầng dầy của đất: Từ 50 – 100cm Độ dày tầng canh tác: Trung bình Độ phì nhiêu: Cao Điều kiện tưới: Tưới bán chủ động Ngập úng: Không ngập Điều kiện sản xuất: Khó thuận lợi LMU7 (G3, C1, E1, D3, L3, N3, I3, F1, A3) Loại đất: Đất pha cát Thành phần cơ giới: nhẹ Địa hình: Vàn cao Tầng dầy của đất: < 50 cm Độ dày tầng canh tác: Mỏng< 10cm Độ phì nhiêu: Thấp Điều kiện tưới: Khó khăn Ngập úng: Không ngập Điều kiện sản xuất: khó khăn LMU8 (G2, C2, E1, D1, L1, N1, I2, F1, A1) Loại đất: Đất thịt Thành phần cơ giới: Trung bình Địa hình: Vàn cao Tầng dầy của đất: > 100 cm Độ dày tầng canh tác: Dày Độ phì nhiêu: Cao Điều kiện tưới: Tưới bán chủ động Ngập úng: Không ngập Điều kiện sản xuất: Rất thuận lợi LMU9 (G2, C2, E2, D1, L2, N2, I3, F1, A1) Loại đất: Đất thịt Thành phần cơ giới: Trung bình Địa hình: Vàn Tầng dầy của đất: > 100 cm Độ dày tầng canh tác: Trung bình Độ phì nhiêu: Trung bình Điều kiện tưới: Khó khăn Ngập úng: Không ngập Điều kiện sản xuất: Rất thuận lợi LMU10 (G2, C3, E2, D1, L2, N2, I2, F2, A2) Loại đất: Đất thịt Thành phần cơ giới: Trung nặng Địa hình: Vàn Tầng dầy của đất: > 100 cm Độ dày tầng canh tác: Trung bình Độ phì nhiêu: Trung bình Điều kiện tưới: Tưới bán chủ dộng Ngập úng: Ngập nhẹ Điều kiện sản xuất: Khó thuận lợi LMU11(G1, C2, E3, D1, L2, N2, I1, F3, A1) Loại đất: Đất phù sa Thành phần cơ giới: Trung nặng Địa hình: Vàn thấp Tầng dầy của đất: > 100 cm Độ dày tầng canh tác: Trung bình Độ phì nhiêu: Trung bình Điều kiện tưới: Tưới chủ dộng Ngập úng: Ngập thường xuyên Điều kiện sản xuất: Rất thuận lợi LMU12 (G1, C3, E3, D1, L3, N2, I1, F3, A1) Loại đất: Đất phù sa Thành phần cơ giới: Trung nặng Địa hình: Vàn thấp Tầng dầy của đất: > 100 cm Độ dày tầng canh tác: Trung bình Độ phì nhiêu: Trung bình Điều kiện tưới: Tưới chủ dộng Ngập úng: Ngập thường xuyên Điều kiện sản xuất: Rất thuận lợi IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. *Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng các phương pháp: Thu thập, phân tích và xử lý tư liệu, Phương pháp so sánh địa lý, phương pháp bản đồ, phương pháp thực địa, phương pháp đánh giá đất theo FAO, phương pháp chồng xếp bản đồ đơn tính bằng phần mêm Microstation. * Phương pháp phân tích theo đơn vị lãnh thổ cơ sở:  + Phân chia lãnh thổ thành các đơn vị đất đai (đồng nhất về các chỉ tiêu: loại đất, độ dốc, độ dày tầng đất…).  + Phân tích, so sánh yêu cầu sử dụng đất đai nông nghiệp với đặc điểm của các ĐVĐĐ, xác định LHSDĐĐ phù hợp cho từng đơn vị cơ sở. * Phương pháp bản đồ: Được thực hiện qua các bước:   + Chồng xếp các bản đồ đơn tính thành lập bản đồ đơn vị đất đai.   + Liên kết bản đồ đơn vị đất đai với các bản đồ khác (thuỷ hệ, giao thông, hiện trạng sử dụng đất đai…) để xây dựng các bản đồ đánh giá, bản đồ đề xuất cho các LHSDĐĐ. * Phương pháp đánh giá đất đai theo FAO: Áp dụng trong việc đánh giá, so sánh yêu cầu sử dụng của các LHSDĐĐ với đặc điểm của các ĐVĐĐ để xác định các mức độ thích hợp. PHẦN II KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU I. PHÂN TÍCH NỘI DUNG NGHIÊN CỨU. 1. Loại đất (G): là yếu tố tổng hợp, khái quát được đặc tính chung nhất khả năng sử dụng đất. Yếu tố loại đất có thể thay thế hàng loạt các chỉ tiêu về hoá-lý tính của đất. Theo thống kê, toàn xã Minh Khai gồm 3 loai đất, được phân chia thành cấp như sau: D1: Đất phù sa: D2: Đất thịt: D3: Đất pha cát. 2.Độ dày tầng đất (D): thể hiện khả năng đất đai; tạo không gian hoạt động của rể cây, giúp rễ cây có thể phát triển sâu, hút được nhiều chất dinh dưỡng và nước; giúp cây đứng vững, đặc biệt với cây trồng lâu năm, những cây trồng có hệ rễ ăn sâu. Tầng dày của đất có liên quan tới các yếu tố khác nhau như: độ dốc địa hình, lớp phủ thực vật, phương thức canh tác… của lãnh thổ. Đối với minh Khai, tầng dày đất được chia làm 3 cấp như sau: D1 : > 100 cm;  D2 : 50 – 100 cm; D3 : < 50 cm. 3. Thành phần cơ giới (C): Thành phần cơ giới của đất có liên quan đến nhiều vấn đề như: khả năng giữ nước, tiêu nước, điều kiện canh tác... Thành phần cơ giới có vai trò quan trọng đối với chất lượng đất, chúng vừa là chất dinh dưỡng của thực vật, vừa ảnh hưởng đến đặc tính lý, hoá và quá trình phát triển của đất. Thành phần cơ giới của đất ở Minh Khai được chia làm 3 cấp: C1: Nhẹ; C2: Trung bình; C3: Trung nặng. 4. Điều kiện tưới (I): Đây là chỉ tiêu quan trọng, đặc biệt là trong đánh giá loại cây trồng phải tưới. Chỉ tiêu để xác định khả năng tưới thuận lợi hay khó khăn là: khả năng xây dựng hồ, đập, khoảng cách tới nguồn nước, độ chênh cao… Dựa vào hệ thống sông, suối, ao hồ, đặc điểm thuỷ lợi trong bản đồ thuỷ hệ và dạng địa hình trên địa bàn nghiên cứu, chia thành 3 cấp như sau: chủ động (I1); bán chủ động (I2); Khó khăn (I3).          5. Độ dày tầng canh tác (L): Đây là chỉ tiêu quan trọng trong việc lụa chọn các loại cây trồng, được chia thành 3 cấp: Dày >20cm (L1); Trung bình 10 - 20 cm (L2); Mỏng < 10cm. 6. Độ phì nhiêu (N): - Độ phì nhiêu tầng đất mặt ở Minh Khai không đồng nhất giữa các vùng. Qua khảo sát tình hình canh tác thực tế, dựa vào một số chỉ tiêu nông hóa có tính quyết định về độ phì tự nhiên của đất: pHKCl, hữu cơ (OM%), dung tích hấp thu (CEC), độ bão hòa bazơ (V%) và tổng số muối tan tiến hành lấy mẫu phân tích các chỉ tiêu nông học của đất độ phì đất chia làm 3 cấp: cao (N1); Trung bình (N2); Thấp (N3). 7. Địa hình tương đối (E): Minh khai là xã đồng bằng nên địa hình được chia làm 3 cấp cụ thể như sa: Vàn cao (E1); Vàn (E2); Vàn thấp (E3). 8. Ngập úng (F): Minh khai là xã nằm giáp với hệ thống sông Hồng cho nên chế độ nước rất phong phú và được chia làm 3 cấp sau: Không ngập (F1); ngập nhẹ (F2); Ngập thường xuyên (F3). 9. Điều kiện sản xuất (A): Do Minh khai nằm trong vùng đồng bằng băc bộ cho nên điều kiện sản xuất được phân thành 3 cấp cụ thể như sau:Rất thuận lợi (A1); Ít thuận lợi (A2); Khó khăn (A3). II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI. * Mặt tích cực: Quy mô và tỷ lệ diện tích đất bố trí cho đất sản xuất nông nghiệp cao, là sự bố trí sử dụng đúng đắn, thích hợp trong điều kiện hiện tại phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế -xã hội của xã. Điều đó được thể hiện ở các mặt sau: - Khai thác tối đa quỹ đất đai vào sản xuất nông nghiệp. - Sử dụng triệt để và hiệu quả nguồn lao động tại chỗ. - Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tạo ra nhiều loại sản phẩm, với số lượng lớn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội, đồng thời tạo ra sản phẩm hàng hóa, tạo nguồn nguyên liệu, thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến. - Đất trồng lúa tương đối ổn định về quy mô diện tích, địa bàn và đang được đầu tư nâng cao về năng suất, chất lượng góp phần ổn định nguồn lương thực với mục tiêu an toàn lương thực. * Khó khăn: Minh Khai là xã đồng bằng có quỹ đất nông nghiệp lớn, tuy nhiên việc khai thác tiềm năng này chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao do chưa có chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý “ đất nào cây đó”. 2.1. Xây dựng các bản đồ chuyên đề, bản đồ đơn vị đất đai. *Các đặc tính và tính chất đất đai. STT Đặc tính Tính chất Kí hiệu 1 Loại đất(G) Đất phù sa G1 Đất thit G2 Đất cát pha G3 2 Thành phần cơ giới(C) Nhẹ C1 Trung bình C2 Nặng C3 3 Địa hình tương đối(E) Vàn cao E1 Vàn E2 Vàn thấp E3 4 Độ dày tầng đất(D) >100 cm D1 Từ 50 – 100 cm D2 < 50 cm D3 5 Độ dày tầng canh tác (L) Dày (>20 cm) L1 Trung bình (10 – 20 cm) L2 Mỏng (<10 cm) L3 6 Độ phì nhiêu (N) Cao N1 Trung bình N2 Thấp N3 7 Điều kiện tưới tiêu (I) Tưới chủ động I1 Tưới bán chủ động I2 Khó khăn I3 8 Ngập úng(F) Không ngập F1 Ngập nhẹ F2 Ngập thường xuyên F3 9 Điều khiện sản xuất (A) Rất thuận lợi A1 Khó thuận lợi A2 Khó khăn A3 * Phân loại cơ cấu các đặc tính đất đai trên địa bàn xã Phân loại cơ cấu loại đất STT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu diên tích (%) 1 G1 23.8 80.27 2 G2 5.3 17.88 3 G3 0.55 1.85 Phân loại cơ cấu thành phần cơ giới STT Thành phần cơ giới Diện tích (ha) Cơ cấu diên tích (%) 1 C1 9.54 2.83 2 C2 23.36 87.79 3 C3 11.67 3.64 Phân loại cơ cấu địa hình tương đối STT Cấp địa hình Diện tích (ha) Cơ cấu diên tích (%) 1 E1 1.26 4.25 2 E2 21.76 73.39 3 E3 6.63 22.36 Phân loại cơ cấu độ dày tầng đất: STT Độ dày tầng đất Diện tích(ha) Cơ cấu(%) 1 D1 9.65 32.55 2 D2 19.45 65.60 3 D3 0.55 1.85 Phân loại cơ cấu độ dày tầng canh tác: STT Độ dày tầng canh tác Diện tích(ha) Cơ cấu(%) 1 L1 8.7 29.34 2 L2 17.72 59.76 3 L3 3.25 10.96 Phân loại cơ cấu độ phì nhiêu: STT Độ phì nhiêu Diện tích(ha) Cơ cấu(%) 1 N1 17.28 58.28 2 N2 11.82 39.87 3 N3 0.55 1.85 Phân loại cơ cấu điều kiện tưới tiêu: STT Điều kiện tưới tiêu Diện tích(ha) Cơ cấu(%) 1 I1 20.14 67.93 2 I2 7.41 24.99 3 I3 2.1 7.08 Phân loại cơ cấu khả năng ngập úng: STT Khả năng ngập úng Diện tích(ha) Cơ cấu(%) 1 F1 8.15 27.49 2 F2 17.22 58.08 3 F3 4.28 14.43 Phân loại cơ cấu điều kiện sản xuất: STT Điều kiện sản xuất Diện tích(ha) Cơ cấu(%) 1 A1 20.76 70.02 2 A2 8.34 28.13 3 A3 0.55 1.85 2.2 Mô tả các LMU và các LUT tương ứng Các đặc tính, tính chất của các đơn vị đất đai và các LUT tương ứng. LMU Số khoanh đất Diện tích (ha) Đặc tính và tính chất đất đai LUT G C E D L N I F A 1 11,12,16,18,20,21,27,33,37,38 7.87 1 2 2 2 2 1 1 2 2 2 Lúa 2 5,10,13,14, 28 5.64 2 2 2 2 1 1 1 2 1 2 Lúa + vụ màu 3 23,24,26,29,32,34 2.95 1 2 2 2 2 2 2 2 2 Lúa + cá 4 31,36 2.35 1 2 3 1 1 1 1 1 2 Lúa 1 vụ 5 2,3,4,22 2.28 2 2 2 2 2 2 2 1 2 Rau màu, cây CN ngăn ngày 6 6 0.71 1 2 2 2 2 1 2 1 1 Rau màu, cây CN ngăn ngày 7 1 0.55 3 1 1 3 3 3 3 1 3 Ngô, Lạc 8 7,9 0.71 2 2 1 1 1 1 2 1 1 Cây lâu năm, cây ăn quả 9 8 1.55 2 2 2 1 2 2 3 1 1 Cây lâu năm, cây ăn quả 10 15 0.76 2 3 2 1 2 2 2 2 2 Cây lâu năm, cây ăn quả 11 17,19 1.58 1 2 3 1 2 2 1 3 1 Thủy sản 12 25,30,35 2.7 1 3 3 1 3 2 1 3 1 Thủy sản PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Minh Khai là một trong 3 xã được quy hoạch là vùng sản xuất nông nghiệp hang hóa của huyện Vũ Thư, hiện đang đứng trước những thách thức và khó khăn to lớn về cả mặt chất lượng và số lượng. Chính vì vậy việc kiểm tra, đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất là vô cùng cần thiết. Nó không những cho chúng ta thấy rõ giá trị về kinh tế mà còn giúp ta hiểu hơn, khai thác tốt hơn về môi trường đất đang sử dụng. Qua đấy ta có thể tìm ra những loại hình sử dụng đất hiệu quả gắn vùa cho giá trị kinh tế cao vừa có tác động tích cực đến việc sử dụng đất nông nghiệp một cách bền vững. Trong những năm gần đây việc đầu tư và xây dựng mô hình Nông nghiệp bền vững ngày càng được chú trọng. Để làm được điều đó không gì khác ngay từ bây giờ chúng ta phải có những quy hoạch sử dụng đất hợp lý trên cơ sở sinh thái và phát triển bền vững, kết hợp hài hoà về quyền lợi và trách nhiệm “Giữ phát triển đô thị hóa với phát triển nông nghiệp” trong công tác quản lý và khai thác nguồn tài nguyên thiêng liêng và quý giá này. MỤC LỤC Nội dung Trang MỞ ĐẦU A. MỤC TIÊU 1 B. VAI TRÒ, Ý NGHĨA, TẦM QUAN TRỌNG TRONG VIỆC XÂY DỰNG ĐƠN VỊ BẢN ĐỒ ĐẤT ĐAI 2 NỘI DUNG PHẦN I: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3 I. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 3 II. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3 III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU. 4 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội. 4 3.2 Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội 5 3.2.Xác định và xây dựng các bản đồ chuyên đề 6 3.3. Xác định các LMU chồng ghép 8 3.4.Mô tả các đơn vị đất đai. 9 IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 14 PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 15 I. PHÂN TÍCH NỘI DUNG NGHIÊN CỨU. 15 II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI. 16 2.1. Xây dựng các bản đồ chuyên đề, bản đồ đơn vị đất đai. 17 2.2 Mô tả các LMU và các LUT tương ứng 21 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 22

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXây dựng bản đồ đơn vị đất đai xã Minh Khai, huyện Vũ Thư.doc
Luận văn liên quan