Xây dựng các phiếu học tập để hệ thống hóa các kiến thức phần tiến hóa

- Dương xỉ, thạch tùng dần bị tuyệt diệt, cây hạt trần phát triển mạnh - Cá xương phát triển (ở biển ) , trên cạn bò sát phát triển mạnh .Trong kỷ này cũng xuất hiện thú đẻ trứng ( thú mỏ vịt, thú lông nhím ) - Hạt trần phát triển ưu thế, dương xỉ có hạt dần bị diệt vong - Bò sát khổng lồ chiếm ưu thế ( thằn lằn sấm, thằn lằn khổng lồ, thằn lằn bay….).Xuất hiện đại diện đầu tiên của lớp chim ( chim thủy tổ ), thú

doc24 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3825 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xây dựng các phiếu học tập để hệ thống hóa các kiến thức phần tiến hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng trong giáo dục đặc biệt là trong giáo dục trí dục trong học sinh đó là nhiệm vụ hàng đầu của mỗi thầy, cô giáo. Do đặc thù của từng bộ môn học, với từng phần kiến thức ở mỗi bậc học, cấp học thì yêu cầu về lượng kiến thức là khác nhau và luôn theo xu hướng theo hình xoáy ốc, tức là càng lên các lớp cao hơn thì kiến thức sẽ được nâng cao theo trình độ của học sinh. Là giáo viên bản thân tôi đã giảng dạy rất nhiều năm trong chương trình sinh học 12, tôi nhận thấy phần “tiến hóa” là một trong những phần khó và khá trừu tượng đối với học sinh, nên phần đa học sinh vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong việc học tập phần này. Để đáp ứng yêu cầu đó tôi cũng mạnh dạn đưa ra một vài kinh nghiệm nhỏ của mình để giới thiệu đến các quý thầy, cô là những người trực tiếp giảng dạy bộ môn Sinh Học đặc biệt là phần tiến hóa nhằm nâng cao hiệu quả học tập của học sinh, đó là “xây dựng các phiếu học tập để hệ thống hóa các kiến thức”. Tuy phương pháp này thường hay sử dụng trong quá trình giảng dạy của giáo viên, nhưng ta có thể sử dụng phương pháp này trong việc ôn tập và hệ thống hóa các kiến thức cũng rất hiệu quả, tất nhiên là hiệu quả cũng còn phụ thuộc rất nhiều trong quá trình xây dựng phiếu học tập để làm sao thể hiện các yêu cầu kiến thức trọng tâm mà học sinh cần nắm. Vì vậy tôi có ý tưởng “Xây dựng các phiếu học tập để hệ thống hóa các kiến thức phần tiến hóa” cũng nhằm mục đích giúp học sinh học tập tốt hơn, đồng thời giới thiệu đến đồng nghiệp để các đồng nghiệp tham khảo để trong quá trình giảng dạy của mình có thể linh hoạt vận dụng. Tuy đó mới là ý tưởng còn hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào các quý thầy, cô. Tôi rất mong được sự góp ý chân thành từ quý thầy cô để bản thân tôi được hoàn thiện hơn và cùng đồng nhiệp trao đổi kinh nghiệm trong giảng dạy. Đó là lý do tôi chọn đề tài này. II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI: 1.Mục Đích Nghiên Cứu: Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm giới thiệu đến các em học sinh đặc biệt là học sinh 12 về phương pháp học tập phần tiến hóa để làm sao đạt được hiệu quả cao thông qua việc sử dụng các phiếu học tập để hệ thống hóa các kiến thức. Từ đó học sinh có thể vận dụng phương pháp này cho việc học tập một số môn học khác trong quá trình học tập của bản thân. 2.Nhiệm Vụ Nghiên Cứu: Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là tập trung nghiên cứu phần tiến hóa lớp 12 – cơ bản để từ đó lên kế hoạch xây dựng các phiếu học tập phù hợp với từng nội dung kiến thức nhằm củng cố ôn tập cho học sinh hoặc giao nhiệm vụ để học sinh về nhà hoàn thiện các nội dung đã được học ở lớp. III.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Đối với phần tiến hóa trong chương trình sinh học 12 tập trung nghiên cứu về các vấn đề cơ bản như. + Nghiên cứu về nguyên nhân và cơ chế tiến hóa + Nghiên cứu về nguồn gốc sự phát sinh và phát triển của sự sống + Nghiên cứu về nguồn gốc phát sinh loài người. Vì vậy đề tài tôi giới thiệu cũng tập trung về các vấn đề cơ bản của phần tiến hóa trong chương trình sinh học 12 – cơ bản IV. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Trong chương trình sinh học ở bậc tung học phổ thông có rất kiều kiến thức với rất nhiều phần khác nhau từ sinh học tế bào, sinh học vi sinh vật, sinh học cơ thể, di tuyền và biến dị, nguyên nhân và cơ chế tiến hóa, sinh thái học. Đề tài mà tôi giới thiệu gói gọn trong phần tiến hóa ở chương trình sinh học 12 – Cơ bản. V.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Trong quá trình giảng dạy của bản thân về chương trình phần tiến hóa tôi cũng đã vận dụng rất nhiều các phương pháp để khai thác và truyền đạt kiến thức đến học sinh nhằm đạt kết quả cao nhất. Vì thế mà tôi đã vận dụng rất nhiều các phương phap như giảng giải – phân tích, thuyết trình theo vấn đề, phát phiếu học tập, cho các câu hỏi định hướng trước để học sinh nghiên cứu trước, học sinh đọc sách giáo khoa để khái quát hóa thành tri thức ….Trên cơ sở đó mà đề tài tôi thực hiện đã vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp để xây dựng nên các mẫu phiếu học tập nhằm định hướng, ôn tập củng cố lại kiến thức các bài học của phần tiến hóa sao cho nội dung được liên tục, logic đồng thời cũng cô đọng được kiến thức cơ bản và trọng tâm để học sinh dễ nắm bắt, phân biệt, giải thích cơ chế……………………………………………………………………………. PHẦN NỘI DUNG I.CỞ SỞ LÍ LUẬN: Trong dạy học sinh học, giáo viên có thể sử dụng phiếu học tập để củng cố, hoàn thiện kiến thực, kĩ năng cho học sinh. Đây là một trong những biện pháp củng cố bài học mang lại hiệu quả cao. Bởi vì củng cố bài bằng phiếu học tập đòi hỏi học sinh phải hoạt động, nhằm khắc phục tình trạng một số học sinh không tập trung vào cuối tiết học, mỗi chương hoặc mỗi phần kiến thức của chương trình sinh học. Hơn nữa phiếu học tập giáo viên có thể cùng một lúc củng cố được nhiều nội dung và đánh giá được mức độ tiếp thu kiến thức bài học của học sinh một cách nhanh chóng và chính xác. II.THỰC TRẠNG: 1.Thuận Lợi – khó khăn: Thuận lợi của đề tài mà tôi nghiên cứu là phần tiến hóa trong chương trình sinh học 12 – cơ bản chỉ tập trung nghiên cứu về lí luận tiến hóa, nguyên nhân và cơ chế tiến hóa …Toàn bộ hệ thống kiến thức của đề tài chủ yếu là về lí thuyết nên sử dụng phiếu học tập để củng cố và hệ thống hóa kiến thức cho học sinh sẽ rất thuận lợi để giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức và nắm các kiến thức cơ bản của các nội dung đã học. Tuy nhiên cũng gặp những khó nhăn nhất định, đó là việc thiết kế và xây dựng các phiếu học tập cho phù hợp với từng nội dung kiến thức của bài học, của chương là không đơn giản đối với giáo viên trong quá trình giảng dạy cũng như sử dụng phiếu học tập để ôn tập hoặc hệ thống hóa kiến thức của bài học. 2.Thành công – hạn chế: Trong quá trình giảng dạy tôi đã áp dụng phương pháp sử dụng phiếu học tập để củng cố sau mỗi bài học hoặc sau mỗi chương đã mang lại những thành công nhất định đối với việc tiếp thu và học tập kiến thức của học sinh, bởi lẽ các phiếu học tập sử dụng để hệ thống hóa toàn bộ kiến thức phần tiến hóa là không nhiều mà có thể thể hiện phần lớn các kiến thức cơ bản của toàn bộ chương trình học mà học sinh cần lĩnh hội. Tuy nhiên cũng còn một số hạn chế nhất định mà trong quá trình áp dụng tôi đã nhận thấy đó là khi sử dụng phiếu học tập để hệ thống hóa kiến thức thì phần đa tự bản thân mỗi học sinh tự giải quyết các yêu cầu của phiếu học tập là không đơn giản bởi yêu cầu của kiến thức là đòi hỏi học sinh có sự tổng hợp, phân tích, so sánh, khái quát hóa các kiến thức. Muốn thực hiện được điều này cần phải có sự hoạt động theo nhóm học sinh để có thể thảo luận và hỗ trợ cho nhau, trong khi đó việc áp dụng trên lớp cũng rất khó khăn vì có thể một số học sinh sẽ dựa dẫm lẫn nhau và không chịu động não và cùng giải quyết vấn đề. Còn giao nhiệm vụ về nhà thì học sinh rất khó có thể tập hợp lại để học theo nhóm…. Đó là một số hạn chế cơ bản mà trong quá trình áp dụng tôi đã nhận thấy. 3.Mặt mạnh – mặt yếu: Trong quá trình vận dụng tôi cũng nhận thấy rằng việc sử dụng phiếu học tập để củng cố nội dung kiến thức sau mỗi bài học và mỗi chương đã mang lại hiệu quả khá cao, đó là phần đa học sinh đã tập trung vào việc giải quyết công việc được giao, đồng thời sử dụng phiếu học tập giáo viên có thể cùng một lúc củng cố được nhiều nội dung và đánh giá được mức độ tiếp thu kiến thức bài học của học sinh một cách nhanh chóng và chính xác. Đó là mặt mạnh của phiếu học tập, bên cạnh đó thì việc áp dụng trong tất cả các tiết học là không đơn giản hoặc giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh thì nhiều học sinh sẽ không đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ và có thể mượn của các bạn để chép lẫn nhau thì sẽ không mang lại hiệu quả trong quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh. 4.Các nguyên nhân, các yếu tố tác động: Trong quá trình thực hiện đề tài của mình tôi nhận thấy có các yếu tố có thể tác động đến quá trình thực hiện việc áp dụng phiếu học tập trong các tiết dạy học hoặc sử dụng phiếu học tập để củng cố ôn tập kiến thức đó là. Việc xây dựng phiếu học tập cho phù hợp với từng nội dung, kiến thức ở từng bài, mối liên hệ giữa các bài là không đơn giản. Việc áp dụng phiếu học tập trong quá trình giảng dạy ở tất cả các tiết học cũng không đơn giản vì kiến thức phần tiến hóa khá trừu tượng, để học sinh giải quyết được các công việc được giao trong các phiếu học tập và hoàn thành trong tiết học là không dễ Việc hoạt động theo nhóm để giải quyết vấn đề của học sinh nếu giáo viên không bao quát lớp có thể dẫn đến lớp sẽ rất ồn ào, đồng thời có một số học sinh dựa dẫm nhau nên thụ động và không hoạt động. Việc giao nhiệm vụ về nhà thì học sinh tập hợp lại để học theo nhóm là không dễ nên dẫn đến tình trạng nhiều học sinh sẽ không hoạt động và mượn của các bạn khác về để chép lại…. III. GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP: 1.Mục tiêu của giải pháp, biện pháp: Trên cở sở các yếu tố tác động mà tôi đã phân tích ở trên thì vấn đề đặt ra là làm thế nào để thực hiện được và thực hiện như thế nào để đem lại hiệu quả cao hơn trong quá trình giảng dạy của giáo viên trong việc sử dụng phiếu học tập. Vậy đề tài tôi giới thiệu là cách xây dựng phiếu học tập để giảng dạy cũng như ôn tập, củng cố bài học phần tiến hóa. Đây cũng là một vấn đề rất quan trọng vì phiếu học tập được thiết kế như thế nào cho hiệu quả tương ứng với nội dung các bài học cũng như thể hiện được các mối quan hệ kiến thức giữa các bài học mà yêu cầu học sinh cần phải nắm được. 2.Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp: 2.1.Phân tích các ví dụ cụ thể trong việc xây dựng phiếu học tập. Ví dụ 1: Phân biệt các bằng chứng tiến hóa. Chúng ta có thể xây dựng theo mẫu sau(Phiếu học tập số 1) Vấn đề phân biệt Bằng chứng giải phẫu so sánh Bằng chứng phôi sinh học Bằng chứng địa lí sinh vật học Bằng chứng tế bào – sinh học phân tử Nội dung cơ bản Ví dụ minh họa Ví dụ 2: Phân biệt cơ quan tương đồng, cơ quan tương tự, cơ quan thoái hóa (Phiếu học tập số 2) Vấn đề phân biệt Cơ quan tương đồng Cơ quan tương tự Cơ quan thoái hóa Khái niệm Ví dụ minh họa Ý nghĩa Ví dụ 3: Phân biệt chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo theo quan niệm của ĐacUyn (Phiếu học tập số 3) Vấn đề phân biệt Chọn lọc nhân tạo Chọn lọc tự nhiên Nguyên liệu của chọn lọc Nội dung của chọn lọc Động lực của chọn lọc Kết quả của chọn lọc Vai trò của chọn lọc Ví dụ 4: Phân biệt giữa tiến hóa lớn và tiến hóa nhỏ (Phiếu học tập số 4) Vấn đề phân biệt Tiến hóa nhỏ Tiến hóa lớn Nội dung Quy mô, thời gian Phương pháp nghiên cứu Ví dụ 5: Vai trò của các nhân tố tiến hóa trong tiến hóa nhỏ(Phiếu học tập số 5) Các nhân tố tiến hoá Vai trò trong tiến hoá Đột biến Giao phối không ngẫu nhiên Chọn lọc tự nhiên Di nhập gen Các yếu tố ngẫu nhiên Ví dụ 6: So sánh quan niệm của Đacuyn và quan niệm hiện đại về chọn lọc tự nhiên (Phiếu học tập số 6) Vấn đề phân biệt Quan niệm của Đacuyn Quan niệm hiện đại Nguyên liệu của CLTN Đơn vị tác động của CLTN Thực chất tác dụng của CLTN Kết quả của CLTN Vai trò của CLTN Ví dụ 7: So sánh thuyết tiến hóa ĐacUyn và thuyết tiến hóa hiện đại (Phiếu học tập số7) Vấn đề phân biệt Thuyết Đacuyn Thuyết hiện đại Các nhân tố tiến hóa Hình thành đặc điểm thích nghi Hình thành loài mới Chiều hướng tiến hóa Ví dụ 8: Phân biệt các cơ chế cách li giữa các loài (Phiếu học tập số 8) Mức độ cách li Các kiểu cách li Đặc điểm Ví dụ Cách li trước hợp tử Cách li nơi ở Cách li tập tính Cách li thời gian Cách li cơ học Giao tử bị chết Cách li sau hợp tử Hợp tử bị chết Con lai giảm khả năng sống Con lai sống được nhưng không có khả năn sinh sản Ví dụ 9:Phân biệt các cơ chế hình thành loài cùng khu vực địa lí(Phiếu học tập số 9) Vấn đề phân biệt Cách li tập tính Cách li sinh thái Lai xa – Đa bội hóa Nguyên nhân cách li Cơ chế hình thành loài mới Đặc điểm Ví dụ Ví dụ 10: Các đặc điểm cơ bản trong quá trình phát sinh sự sống (Phiếu học tập số 10) Vấn đề phân biệt TH hóa học TH tiền sinh học Tiến hóa sinh học Khái niệm Nhân tố tác động Đặc điểm cơ bản Kết quả Ví dụ 11: Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất (Phiếu học tập số 11) Đại Kỷ Thời gian Điều kiện môi trường Đặc điểm của sinh vật Thái Cổ Nguyên Sinh Cổ Sinh Cambri Xilua Đề vôn Than đá Pecmi Trung Sinh Tam điệp Jura Phấn trắng Tân Sinh Thứ ba Thứ tư Ví dụ 12: Đặc điểm phân biệt giữa vượn người ngày nay và người (Phiếu học tập số 12) Vấn đề phân biệt Vượn người ngày nay Người Dáng đứng Cột sống lồng ngực Xương chậu Chi (tay, chân) Thức ăn Bộ răng, xương hàm, góc quai hàm Não,vỏ não, thể tích hộp sọ Tín hiệu trao đổi Kết luận Ví dụ 13: Các dạng vượn người hóa thạch (Phiếu học tập số 13) Dạng người Đặc điểm cấu tạo Lối sống Vượn người Đriôpitec Vượn người Ổtalôpitec Người cổ Homo habilis Người cổ Homo erectus Người hiện đại Homo sapiens 2.2. Hướng dẫn đáp án các phiếu học tập: 1.Đáp án phiếu học tập số 1: Vấn đề phân biệt Bằng chứng giải phẫu so sánh Bằng chứng phôi sinh học Bằng chứng địa lí sinh vật học Bằng chứng tế bào – sinh học phân tử Nội dung cơ bản - Cơ quan tương đồng: là những cơ quan tương ứng trên cơ thể có cùng nguồn gốc từ 1 cơ quan ở loài tổ tiên, ở các loài khác nhau có thể thực hiện những chức năng khác nhau. - Cơ quan tương tự: là những cơ quan thực hiện các chức năng như nhau ở các loài khác nhau nhưng không được bắt nguồn từ một nguồn gốc chung. - Cơ quan thoái hóa: là cơ quan tương đồng vì chúng được bắt nguồn từ 1 cơ quan ở 1 loài tổ tiên nhưng nay không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm. Nghiên cứu quá trình phát triển phôi của nhiều động vật có xương sống đã nhận thấy các loài có các đặc điểm ở giai đoạn trưởng thành rất khác nhau lại có các giai đoạn phát triển phôi rất giống nhau Đacuyn là người đầu tiên nhận ra rằng: - Điều kiện địa lí gần nhau các loài thường có nhiều điểm giống nhau hơn (so với điều kiện địa lí xa nhau) . Sự gần gũi về địa lí giúp các loài dễ phát tán con cháu của mình. - Điều kiện địa lí xa nhau nhưng khí hậu,... giống nhau tạo các loài SV giống nhau về đặc điểm thích nghi nhưng khác nhau về nguồn gốc - Những loài có quan hệ họ hàng càng gần thì trình tự các axit amin hay trình tự Nu có xu hướng giống nhau và ngược lại - Mọi cơ thể sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào. Các tế bào đều có thành phần hóa học và nhiều đặc điểm cấu trúc giống nhau Ví dụ minh họa -Tuyến nọc độc của rắn với truyến nước bọt của các ĐV khác - Cánh sâu bọ và cánh dơi, mang cá và mang tôm…. Quá trình phát triển phôi của nhiều ĐV và con người đều trải qua giai đoạn khe mang, tim phôi lúc đầu 2 ngăn sau 4 ngăn, có đuôi…. Sự sai khác về các axitamin trong chuỗi hemoglobin giữa người và tinh tinh là không…. 2.Đáp án phiếu học tập số 2: Vấn đề phân biệt Cơ quan tương đồng Cơ quan tương tự Cơ quan thoái hóa Khái niệm Là những cơ quan tương ứng trên cơ thể có cùng nguồn gốc từ 1 cơ quan ở loài tổ tiên, ở các loài khác nhau có thể thực hiện những chức năng khác nhau. - Là những cơ quan thực hiện các chức năng như nhau ở các loài khác nhau nhưng không được bắt nguồn từ một nguồn gốc chung. -Là cơ quan tương đồng vì chúng được bắt nguồn từ 1 cơ quan ở 1 loài tổ tiên nhưng nay không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm. Ví dụ minh họa + Tuyến nọc độc của rắn với truyến nước bọt của các ĐV khác + Vòi vút của bướm, với đôi hàm dưới của các sâu bọ khác + Gai xương rồng và tua cuốn của đậu Halan là biến dạng của lá….. + Cánh sâu bọ và cánh dơi, mang cá và mang tôm, chân chuột chũi và chân dế chũi, gai hoàng liên(biến dị lá) và gai hoa hồng(biến dị biểu bì thân)….. + Xương cùng, ruột thừa, răng khôn... được xem là cơ quan thoái hoá + Ở loài trăn 2 bên lỗ huyệt còn 2 mấu xương hính vuốt nối với xương chậu + Trong hoa đu đủ đực có 10 nhị, ở giữa vẫn còn di tích của nhụy…. Ý nghĩa Cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hóa đồng quy. Cơ quan tương tự phản ánh sự tiến hóa phân li. Cơ quan thoái hóa chứng tỏ nguồn gốc động vật của loài người 3.Đáp án phiếu học tập số 3: Vấn đề phân biệt Chọn lọc nhân tạo Chọn lọc tự nhiên Nguyên liệu của chọn lọc Tính biến dị và di truyền của sinh vật. Tính biến dị và di truyền của sinh vật. Nội dung của chọn lọc Đào thải các biến dị bất lợi, tích luỹ các biến dị có lợi phù hợp với mục tiêu của con người. Đào thải các biến dị bất lợi, tích luỹ các biến dị có lợi cho sinh vật. Động lực của chọn lọc Nhu cầu về kinh tế và thị hiếu của con người. Đấu tranh sinh tồn của sinh vật. Kết quả của chọn lọc Vật nuôi, cây trồng phát triển theo hướng có lợi cho con người. Phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể. Vai trò của chọn lọc - Nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi, cây trồng. - Giải thích vì sao mỗi giống vật nuôi, cây trồng đều thích nghi cao độ với nhu cầu xác định của con người. Nhân tố chính quy định chiều hướng, tốc độ biến đổi của sinh vật, trên quy mô rộng lớn và lịch sử lâu dài, tạo ra sự phân li tính trạng, dẫn tới hình thành niều loài mới qua nhiều dạng trung gian từ một loài ban đầu. 4.Đáp án phiếu học tập số 4: Vấn đề phân biệt Tiến hóa nhỏ Tiến hóa lớn Nội dung Là quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể gốc đưa đến hình thành loài mới. Là quá trình hình thành các đơn vị trên loài như: chi, họ, bộ, lớp, ngành. Quy mô, thời gian Phạm vi phân bố tương đối hẹp, thời gian lịch sử tương đối ngắn. Quy mô lớn, thời gian địa chất rất dài. Phương pháp nghiên cứu Có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm. Thường được nghiên cứu gián tiếp qua các bằng chứng tiến hoá. 5.Đáp án phiếu học tập số 5: Các nhân tố tiến hoá Vai trò trong tiến hoá Đột biến Đột biến tạo ra nhiều alen mới àtạo nguồn nguyên liệu sơ cấp (chủ yếu là đột biến gen) cho tiến hoá và làm thay đổi nhỏ tần số alen. Tần số đột biến ở mỗi gen khoảng 10-6 đến 10-4, nhưng mỗi cá thể lại có nhiều gen và quần thể lại có rất nhiều cá thể nên đột biến tạo nên rất nhiều alen đột biến trên mỗi thế hệ là nguồn phát sinh các biến dị di truyền của quần thể. Giao phối không ngẫu nhiên -Bao gồm các kiểu tự thụ phấn, giao phối gần và giao phối có chọn lọc. Giao phối không ngẫu nhiêm làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng giảm dần tỉ lệ thể dị hợp và tăng dần thể đồng hợpà làm nghèo vốn gen của quần thể. Chọn lọc tự nhiên -CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể. Như vậy CLTN định hướng sự tiến hoá, quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi tần số tương đối của các alen trong quần thể. CLTN làm thay đổi tần số alen nhanh hay chậm tùy thuộc vào chọn lọc chống alen trội: nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể vì gen trội biểu hiện ra ngoài kiểu hình ngay cả trạng thái dị hợp tử. chọn lọc chống lại alen lặn đào thải alen lặn làm thay đổi tần số alen chậm hơn chọn lọc chống alen trội vì alen lặn chỉ bị đào thải khi ở trạng thái đồng hợp tử. Di nhập gen -Di nhập gen là hiện tượng trao đổi cá thể hoặc giao tử giữa các quần thểàlàm thay đổi tần số tương đối các alen, gây ảnh hưởng lớn tới vốn gen của quần thể, là nhân tố tiến hóa không định hướng Các yếu tố ngẫu nhiên -Làm thay đổi một cách ngẫu nhiêu về tần số alen và thành phần kiểu gen hay xảy ra với những quần thể có kích thước nhỏ. Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen không theo một chiều hướng nhất địnhàkết quả có thể dẫn đến làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền. 6.Đáp án phiếu học tập số 6: Vấn đề phân biệt Chọn lọc nhân tạo Chọn lọc tự nhiên Nguyên liệu của chọn lọc Tính biến dị và di truyền của sinh vật. Tính biến dị và di truyền của sinh vật. Nội dung của chọn lọc Đào thải các biến dị bất lợi, tích luỹ các biến dị có lợi phù hợp với mục tiêu của con người. Đào thải các biến dị bất lợi, tích luỹ các biến dị có lợi cho sinh vật. Động lực của chọn lọc Nhu cầu về kinh tế và thị hiếu của con người. Đấu tranh sinh tồn của sinh vật. Kết quả của chọn lọc Vật nuôi, cây trồng phát triển theo hướng có lợi cho con người. Phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể. Vai trò của chọn lọc - Nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi, cây trồng. - Giải thích vì sao mỗi giống vật nuôi, cây trồng đều thích nghi cao độ với nhu cầu xác định của con người. Nhân tố chính quy định chiều hướng, tốc độ biến đổi của sinh vật, trên quy mô rộng lớn và lịch sử lâu dài, tạo ra sự phân li tính trạng, dẫn tới hình thành niều loài mới qua nhiều dạng trung gian từ một loài ban đầu. 7.Đáp án phiếu học tập số 7: Vấn đề phân biệt Quan niệm của Đacuyn Quan niệm hiện đại Nguyên liệu của CLTN - Biến đổi cá thể dưới ảnh hưởng của điều kiện sống và của tập quán hoạt động. - Chủ yếu là các biến dị cá thể qua quá trình sinh sản. Đột biến và biến dị tổ hợp (thường biến chỉ có ý nghĩa gián tiếp). Đơn vị tác động của CLTN Cá thể. - Cá thể. - Ở loài giao phối, quần thể là đơn vị cơ bản. Thực chất tác dụng của CLTN Phân hóa khả năng sống sót giữa các cá thể trong loài. Phân hóa khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể. Kết quả của CLTN Sự sống sót của những cá thể thích nghi nhất. Sự phát triển và sinh sản ưu thế của những kiểu gen thích nghi hơn. Vai trò của CLTN Là nhân tố tiến hóa cơ bản nhất, xác định chiều hướng và nhịp điệu tích luỹ các biến dị. Nhân tố định hướng sự tiến hóa, quy định chiều hướng nhịp điệu thay đổi tần số tương đối của các alen, tạo ra những tổ hợp alen đảm bảo sự thích nghi với môi trường. 8.Đáp án phiếu học tập số 8: Mức độ cách li Các kiểu cách li Đặc điểm Ví dụ Cách li trước hợp tử Cách li nơi ở Mặc dù sống trong cùng khu vực địa lí nhưng ở các sinh cảnh khác nhau nên các cá thể của các loài có họ hàng gần gũi không thể giao phối với nhau Một số loài cá sông quen sống và làm tổ ở (sỏi, cát, bùn…) do đó hạn chế giao phối khác loài. Cách li tập tính Các cá thể của các loài khác nhau có thể có những tập tính giao phối riêng nên giữa chúng không giao phối với nhau Các loài ruồi dấm khác nhau có cách “ ve vãn” bạn tính khác nhau nên không giao phối với nhau Cách li thời gian Các cá thể thuộc các loài khác nhau có thể sinh sản vào những mùa khác nhau nên chúng không giao phối được với nhau Loài thông pinus radiata ra hoa vào tháng 2, loài thông pinus attenuat ra hoa vào tháng 4 vì vậy chúng không giao phấn được với nhau. Cách li cơ học Các cá thể thuộc các loài khác nhau có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên không giao phối được với nhau. Hổ, voi, khỉ, ngựa vằn … cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên không giao phối được với nhau. Giao tử bị chết Tinh trùng khác loài thời gian sống trong tử cung của con cái sẽ giảm Đưa tinh trùng vịt, ngan, ngỗng vào âm đạo vịt sau 25 giờ mổ vịt thấy tinh trùng ngan, ngỗng đều bị chết. Cách li sau hợp tử Hợp tử bị chết Thụ tinh thực hiện được nhưng hợp tử không có khả năng sống Lai Dutara stramonium với D.metel hợp tử phân chia đến giai đoạn 8 phôi thì bị chết. Con lai giảm khả năng sống Con lai khác loài thường chết ngay sau khi lọt lòng hoặc chết trước trưởng thành. Khi lai Zancheria x Z.septentrionelis , tất cả cây lai F1 đều khỏe mạnh, nhưng đại bộ phận F2 đều lùn, mọc chậm, dễ nhiễm bệnh. Con lai sống được nhưng không có khả năng sinh sản Nói chung con lai khác loài quá trình phát sinh giao tử bị trở ngại do không tương hợp bộ NST của hai loài Ở lưỡng cư, thú, phần lớn sâu bọ con đực là (XY) con cái (XX)à con lai đực thường dễ chết hay bất thụ. 9.Đáp án phiếu học tập số 9: Vấn đề phân biệt Cách li tập tính Cách li sinh thái Lai xa – Đa bội hóa Nguyên nhân cách li Do đột biến có được KG nhất định làm thay đổi 1 số đặc điểm liên quan tới tập tính giao phối Hai quần thể của cùng một loài sống trong 1 khu vực địa lí nhưng ở hai ổ sinh thái khác nhau Lai xa là phép lai giữa 2 cá thể thuộc 2 loài khác nhau Cơ chế hình thành loài mới Các cá thể của 1 quần thể do đột biến có được kiểu gen nhất định làm thay đổi 1 số đặc điểm liên quan tới tập tính giao phối thì những cá thể đó sẽ có xu hướng giao phối với nhau tạo nên quần thể cách li với quần thể gốc. - Lâu dần, sự khác biệt về vốn gen do giao phối không ngẫu nhiên cũng như các nhân tố tiến hoá khác cùng phối hợp tác động có thể sẽ dẫn đến sự cách li sinh sản và hình thành nên loài mới. Hai quần thể của cùng một loài sống trong 1 khu vực địa lí nhưng ở hai ổ sinh thái khác nhau thì lâu dần có thể dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới . Lai xa là phép lai giữa 2 cá thể thuộc 2 loài khác nhau, hầu hết cho con lai bất thụ. Do đột biến đa bội hoá (thể song nhị bội) là trường hợp con lai khác loài được đột biến làm nhân đôi toàn bộ bộ NSTà hữu thụ Đặc điểm Hình thành loài bằng con đường sinh thái là phương thức thường ở thực vật và động vật ít di động xa như thân mềm, sâu bọ. Là cơ chế hình thành loài phổ biến ở thực vật, rất ít gặp ở động vật vì ở ĐV cơ chế cách li sinh sản giữa hai loài rất phức tạp. Ví dụ 2 loài cá/Châu phi: Hình thái giống nhau màu sắc khác nhau.Trong tự nhiên, sống chung nhưng không giao phối. - Nuôi chung 1 bể + ánh sáng đơn sắc àgiao phối và sinh con Sâu/câyA -> 1số phát tán sang loài cây B (ăn được lá B do 1 số mang gen đột biến) qua SS tạo quần thể mới, giữa chúng giao phối thường xuyên hơn so với loài sống trên cây A. Lâu dần, sự khác biệt về vốn gen làm xuất hiện CLSS=> loài mới Năm 1928 kapetrenco đã lai cải bắp (Brassica) với cải củ (Raphanus) hầu hết con lai khác loài tạo ra đều bị bất thụ. Tuy nhiên một số rất ít cây lai hữu thu do ngẫu nhiên đột biến xảy ra làm tăng gấp đôi bộ NST của con lai. 10.Đáp án phiếu học tập số 10: Vấn đề phân biệt TH hóa học TH tiền sinh học Tiến hóa sinh học Khái niệm Là quá trình tiến hóa của các phân tử từ những phân tử đơn giản Là giai đoạn hình thành mầm mống những cơ thê đầu tiên (tế bào nguyên thủy sơ khai còn gọi coasecva) Là giai đoạn từ mầm mống sự sống cho đến sự đa dạng sinh giới ngày nay Nhân tố tác động Chọn lọc tự nhiên và các nguồn năng lượng trong tự nhiên Chu yếu vẫn lá tác động của chọn lọc tự nhiên Các nhân tố tiến hóa ( đột biến, giao phối, CLTN,….) Đặc điểm cơ bản Các phân tử được hình thành từ các nguyên tố C, H, O, N… cũng như các nguyên tố khác trong vũ trụ theo con đường hóa học trong tự nhiên. Có các sự kiện - Sự tạo thành các Côaxecva - Sự hình thành lớp màng phân biệt côaxecva với môi trường - Sự xuất hiện các enzim đóng vai trò xúc tác - Sự xuất hiện cơ chế tự sao chép Tiếp tục tiến hóa từ các tế bào nguyên thủy đến các cơ thể đơn bào, đa bào đơn giản, đa bào phức tạp….tạo ra sự đa dạng của sinh giới Kết quả Quá trình phức tạp hoá các hợp chất cacbon: C CH CHO CHON Tứ các hợp chất hữu cơ phức tạp hình thành nên mầm mống sự sống( tế bào nguyên thủy sơ khai) Tạo ra sự đa dạng của sinh giới như ngày nay 11.Đáp án phiếu học tập số 11: Đại Kỷ Thời gian Điều kiện môi trường Đặc điểm của sinh vật Thái Cổ 3500triệu năm - Vỏ trái đất chưa ổn định, nhiều lần tạo núi và phun lửa dữ dội. Đại dương chiếm tỷ lệ lớn - Tìm thấy vết tích của tảo lục đơn bào và di tích của ruột khoang - Sự sống từ chưa có cấu tạo tế bào àđa bào nhưng vẫn tập trung ở nước Nguyên Sinh 2500 triệu năm -Những đợt tạo núi lớn phân bố lại đại lục và đại dương . - Biến đổi thành phần của khí quyển để hình thành nên sinh quyển - Thực vật đơn bào vẫn chiếm ưu thế (tảo) - Động vật không xương sống bậc thấp ở biển, hóa thạch ĐV cổ nhất Cổ Sinh Cambri 542 triệu năm - Phân bố đại lục và đại dương khác xa hiện nay, núi lửa hoạt động mạnh, khí quyển nhiều CO2 - Sự sống tập trung ở biển ( tảo lục, tảo nâu chiếm ưu thế ) - Động vật không xương sống có cả chân khớp và gia gai ( tôm 3 lá ) à cuối đại này bị tuyệt diệt. Xilua 444 triệu năm - Đất liền bị lún, nhiều biển nhỏ được tạo thành, khí hậu ẩm đến cuối kỷ khí hậu khô hơn. Có 1 đợt tạo núi làm nổi lên một đại lục lớn - Sự quang hợp của thực vật có diệp lục đã hình thành tầng ôzôn - Xuất hiện thực vật ở cạn đầu tiên (quyết trần ) - Xuất hiện động vật có xương sống ( cá giáp ), động vật có xương sống đầu tiên di cư lên cạn (nhện ) Đề vôn 416 triệu năm - Địa thế thay đổi nhiều, nhiều dãy núi lớn xuất hiện ,hình thành những sa mạc lớn - Phân hóa khí hậu, lục địa hanh khô, khí hậu miền ven biển ẩm ướt - Thực vật di cư lên cạn hàng loạt, quyết dần thay thế bởi dương xỉ, thạch tùng, mộc tặc - Phân hóa cá xương, phát sinh lưỡng cư, côn trùng… Than đá 360 triệu năm - Đầu kỉ ấm nóng, mưa nhiều đến cuối kỷ biển rút lui nhiều, khí hậu khô hơn - Đầu kỷ quyết thực vật phát triển mạnh, đến cuối kỷ xuất hiện dương xỉ có hạt - Lưỡng cư ngự trị, phát sinh bò sát Pecmi 300 triệu năm - Các đại lục liên kết với nhau, băng hà, khí hậu lạnh khô… - Dương xỉ dần bị tuyệt diệt và thay thế bởi cây hạt trần - Lưỡng cư dần bị tuyệt diệt, bò sát phát triển mạnh . Đến cuối kỷ xuất hiện một số loài thú Trung Sinh Tam điệp 250 triệu năm - Đại lục chiếm ưu thế , khí hậu khô, vào cuối kỷ biển lân sâu vào đại lục - Dương xỉ, thạch tùng dần bị tuyệt diệt, cây hạt trần phát triển mạnh - Cá xương phát triển (ở biển ) , trên cạn bò sát phát triển mạnh .Trong kỷ này cũng xuất hiện thú đẻ trứng ( thú mỏ vịt, thú lông nhím… ) Jura 200 triệu năm - Biển tiến sâu vào lục địa, khí hậu trở nên ấm hơn - Đại lục chiếm ưu thế - Hạt trần phát triển ưu thế, dương xỉ có hạt dần bị diệt vong - Bò sát khổng lồ chiếm ưu thế ( thằn lằn sấm, thằn lằn khổng lồ, thằn lằn bay….).Xuất hiện đại diện đầu tiên của lớp chim ( chim thủy tổ ), thú Phấn trắng 145 triệu năm - Biển thu hẹp, khí hậu khô và lạnh, xuất các dãy núi lớn ( hymalaya, anpơ, anđrơ… ), các đại lục liên kết với nhau - Xuất hiện cây hạt kín và phát triển mạnh - Bò sát tiếp tục thống trị , xuất hiện thú có nhau thai. Cuối kỷ khí hậu lạnh hơn bò sát có nguy cơ bị tuyệt diệt. Tân Sinh Đệ tam 65 triệu năm - Các đại lục gần giống như hiện nay, khí hậu đầu kỉ ấm áp cuối lỉ lạnh - Cây hạt kín phát triển mạnh . - Phát sinh các nhóm linh trưởng, phân hóa các lớp thứ, chim ,côn trùng… Đệ tứ 1,8 triệu năm - Trong kỷ này có những thời kỳ băng hà rất lạnh xen kẽ với những thời kỳ khí hậu lạnh khô. - Trong thời kỳ băng hà có nhừng loài thú có lông rậm chịu lạnh giỏi ( voi ma mút, tê giác lông rậm …) - Xuất hiện loài người 12.Đáp án phiếu học tập số 12: Đặc điểm so sánh Vượn người ngày nay Người Dáng đứng Có dáng đi lom khom Có dáng đi thẳng mình Cột sống Cong hình cung Cong hình chữ S lồng ngực Hẹp bề ngang, dẹp chiều hai bên Hẹp trước sau, rộng hai bên Xương chậu Xương chậu hẹp Xương chậu rộng Chi (tay, chân) Tay dài hơn chân, ngón cái không vuông góc với các ngón khác Tay ngắn hơn chân, ngón cái vuông góc với các ngón khác Thức ăn Ăn thức ăn sống, cứng Ăn thức ăn nấu chín,mềm Bộ răng, xương hàm, góc quai hàm Bộ răng thô, răng nanh phát triển, xương hàm to, góc quai hàm lớn Bộ răng bớt thô, răng nanh ít phát triển, xương hàm bé, góc quai hàm bé Não,vỏ não, thể tích hộp sọ Não vượn người bé, ít nếp nhăn, hộp sọ nhỏ khoảng 600cm3 Não người lớn, có nhiều khúc cuộn và nếp nhăn, hộp sọ lớn khoảng 1600cm3 Tín hiệu trao đổi Tín hiệu trao đổi còn nghéo nàn, có tiếng hú chưa có hệ thống tín hiệu 2 ... Có hệ thống tín hiệu 2 (chữ viết, tiếng nói phát triển) , có tư duy trừu tượng phát triển mạnh….. Kết luận Vượn người ngày nay và người là hai nhánh phát sinh từ một gốc chung là các vượn người hóa thạch và đã tiến hóa theo hai hướng khác nhau 13.Đáp án phiếu học tập số 13: Dạng người Đặc điểm cấu tạo Lối sống Vượn người Đriôpitec Tay chưa phân hoá, đi leo trèo bằng tứ chi, não bé: 350cm3 Chủ yếu sống trên cây Vượn người Ổtalôpitec Tay được giải phóng để cầm nắm, chân để đứng thẳng và đi, não lớn : 450 – 750cm3 Sống ở mặt đất, sử dụng công cụ tự nhiên ( đá, xương, gỗ) Người cổ Homo habilis Chân đi thẳng, tay chế tạo và sử dụng công cụ lao động, não lớn : 600 – 800cm3 Sống thành bầy đàn, biết chế tạo và sử dụng công cụ bằng đá… biết dùng lửa Người cổ Homo erectus Chân đi thẳng, tay chế tạo và sử dụng công cụ lao động, não lớn : 900 – 1000cm3 Sống thành xã hội ( nguyên thuỷ ), bắt đầu có tiếng nói, dùng lửa, chế tạo sử dụng công cụ lao động bằng đá, … đã có văn hoá Người hiện đại Homo sapiens Không thay đổi mấy, não > 1000cm3 Tổ chức xã hội phức tạp, tiếng nói phát triển, văn hoá khoa học kĩ thuật phát triển cao. Công cụ lao động đa dạng, phức tạp…. 3.Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp: Đề tài mà tôi giới thiệu đã được ứng dụng trong quá trình giảng dạy của tôi và cô Liên Oanh tại các lớp chúng tôi trực tiếp giảng dạy một phần nào đó chúng tôi đã vận dụng một cách linh hoạt trong quá trình giảng dạy và nhận thấy rằng học sinh rất hứng thú và có nhiệt huyết trong công việc mà giáo viên đã giao, đồng thời hiệu quả khi học sinh các lớp đã được vận dụng cũng có nhiều tiến bộ trong việc học tập và tiếp thu kiến thức trong phần tiến hóa. Tuy nhiên việc vận dụng đề tài chúng tôi mới chỉ thử nghiệm ở các lớp có học lực khá thì nhận thấy có hiệu quả khá tốt còn ở những lớp yếu hơn chúng tôi áp dụng chưa phổ biến. Hi vọng rằng trong thời gian tới chúng tôi có thể áp dụng phổ biến hơn ở tất cả các lớp. 4.Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp: Để thực hiện tốt hơn nữa đề tài vào giảng dạy cần phải cho học sinh làm quen với các phiếu học tập ở các lớp dưới ( lớp 10, lớp 11) thì khi lên 12 việc thực hiện đề tài trong giảng dạy hoặc ôn tập sẽ có hiệu quả cao hơn. Hơn nữa giữa các giáo viên khi sinh hoạt tổ chuyên môn có thể trao đổi, thảo luận để việc xây dựng và hoàn thiện các phiếu học tập sao cho khoa học và sáng tạo thì hiệu quả sẽ cao hơn. Đồng thời cần xây dựng nhiều kiểu mẫu phiếu học tập phù hợp với từng dạng kiến thức để phát huy hơn nữa khả năng sáng tạo và hoạt động tích cực của học sinh trong quá trình học tập. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I.KẾT LUẬN Với mong muốn giúp các em học sinh học tập tốt kiến thức đặc biệt phần tiến hóa tôi cũng mạnh dạn xây dựng đề tài này. Tuy nhiên phương pháp dùng phiếu học tập trong quá trình giảng dạy thì đã được áp dụng phổ biến trong các giờ dạy của rất nhiều giáo viên, tuy nhiên không phải tiết nào cũng có thể sử dụng phiếu học tập, vì thế mà ý tưởng tôi đưa ra là chúng ta có thể vận dụng phương pháp dùng phiếu học tập để ôn tập củng cố sau từng tiết học bằng cách giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh hoặc có thể sau một chương trong quá trình giảng dạy ta có thể giao nhiệm vụ rồi yêu cầu học sinh hoàn thiện các yêu cầu đó vào vở học hoặc vở bài tập. Tất nhiên muốn thực hiện được công việc này đòi hỏi học sinh cũng cần phải có sự đầu tư mới có thể hoàn thành được nhiệm vụ. Còn việc giải đáp những thắc mắc hoặc khó khăn của học sinh trong nhiệm vụ được giao thì giáo viên có thể hướng dẫn học sinh trong các buổi học phụ đạo hoặc tiết thực hành, ôn tập…Do thời gian có hạn nên tôi chỉ hướng dẫn phương pháp xây dựng phiếu học tập và cách vận dụng các phiếu học tập có liên quan đế phần tiến hóa đồng thời tôi nhận thấy phần này kiến thức rất trừu tượng, khối lượng kiến thức rất lớn và tổng hợp trong khi đó thời gian mỗi tiết dạy lại quá ít so với lượng kiến thức cần truyền đạt, giáo viên có thể linh hoạt trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của mình. Tuy là ý tưởng có thể không có gì mới nhưng tôi cũng hi vọng rằng một phần nào đó giúp ích cho chúng ta đạt hiệu quả trong giảng dạy cũng như hiệu quả trong học tập của học sinh. Trong nội dung đề tài có gì sai sót cũng mong được sự góp ý chân thành của các đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn. II.KIẾN NGHỊ Với sáng kiến xây dựng phiếu học tập cho phần tiến hóa trong chương trình sinh học lớp 12 – cơ bản. Chúng tôi hi vọng sẽ giới thiệu đến tất cả giáo viên trong tổ cùng góp ý xây dựng cho hoàn thiện các phiếu học tập và vận dụng vào quá trình giảng dạy, cũng như sử dụng trong ôn tập và hệ thống hóa kiến thức của các giáo viên đặc biệt với các giáo viên giảng dạy lớp 12. TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách giáo khoa sinh học 12 cơ bản – Nhà xuất bản giáo dục Một số vấn đề dạy học sinh học ở trường THPT - Nhà xuất bản giáo dục (Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT) Một số tài liệu ở trang violet.vn SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐĂK LĂK TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Y JUT ĐỀ TÀI: “ XÂY DỰNG PHIẾU HỌC TẬP ĐỂ HỆ THỐNG HÓA CÁC KIẾN THỨC PHẦN TIẾN HÓA” Giáo viên: NGUYỄN MẠNH CƯỜNG NAÊM HOÏC: 2011 - 2012

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_2011_2012_5119.doc