Xây dựng các tình huống về thừa kế có các chủ thể để lại di sản và các chủ thể hưởng di sản sao cho thật phù hợp với các cách phân chia di sản đã được xác định dưới đây

Xây dựng các tình huống về thừa kế có các chủ thể để lại di sản và các chủ thể hưởng di sản sao cho thật phù hợp với các cách phân chia di sản đã được xác định dưới đây. Các mục 1, 2 và 3 đều thuộc nội dung của tình huống được xây dựng. Yêu cầu: Viện dẫn các điều luật được áp dụng để có các kết quả phân chia di sản dưới đây: 1. Chia di sản của A. B = 960.000.000 đồng : 3 x 2/3 = 213.333.333 đồng; C = 746.667.000 đồng 2. a) Chia di sản của B A = C = D = 960.000.000 đồng : 3 = 320.000.000 đồng; E = F = G (thế vị) = 320.000.000 đồng : 3 = 106.666.000 đồng. 2. b) Chia di sản của C A = F = G = 960.000.000 đồng : 5 x 2/3 = 128.000.000 đồng; H = E (theo di chúc) = 576.000.000 đồng : 2 = 288.000.000 đồng. 3. Chia di sản của D B = 960.000.000 đồng : 5 x 2/3 = 128.000.000 đồng; A = K = Q = N = 832.000.000 đồng : 4 = 208.000.000 đồng.

doc5 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3708 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng các tình huống về thừa kế có các chủ thể để lại di sản và các chủ thể hưởng di sản sao cho thật phù hợp với các cách phân chia di sản đã được xác định dưới đây, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHỤ LỤC ĐỀ BÀI TẬP SỐ 3 Xây dựng các tình huống về thừa kế có các chủ thể để lại di sản và các chủ thể hưởng di sản sao cho thật phù hợp với các cách phân chia di sản đã được xác định dưới đây. Các mục 1, 2 và 3 đều thuộc nội dung của tình huống được xây dựng. Yêu cầu: Viện dẫn các điều luật được áp dụng để có các kết quả phân chia di sản dưới đây: 1. Chia di sản của A. B = 960.000.000 đồng : 3 x 2/3 = 213.333.333 đồng; C = 746.667.000 đồng 2. a) Chia di sản của B A = C = D = 960.000.000 đồng : 3 = 320.000.000 đồng; E = F = G (thế vị) = 320.000.000 đồng : 3 = 106.666.000 đồng. 2. b) Chia di sản của C A = F = G = 960.000.000 đồng : 5 x 2/3 = 128.000.000 đồng; H = E (theo di chúc) = 576.000.000 đồng : 2 = 288.000.000 đồng. 3. Chia di sản của D B = 960.000.000 đồng : 5 x 2/3 = 128.000.000 đồng; A = K = Q = N = 832.000.000 đồng : 4 = 208.000.000 đồng. Dựa trên những định hướng cụ thể, bài viết sau đây sẽ xây dựng nên các tình huống dựa trên một gia đình có mối quan hệ nhân thân cụ thể. Thông qua các giả thiết, bài viết sẽ xây dựng các tình huống riêng, hoàn toàn độc lập với nhau từ mối quan hệ nhân thân trong gia đình. Qua đó phân tích giải quyết các tình huống độc lập một cách cụ thể thông qua định hướng đã có sẵn. Mời các độc giả theo dõi cách giải quyết của bài viết sau đây: Xây dựng tình huống Ông A kết hôn với bà B năm 1972 và sinh được 2 người con trai là anh C và anh D. Năm 1992 anh C kết hôn với chị H và sinh được 3 người con E, F, G lần lượt vào các năm 1993, 1997 và 2001. Trong khi đó anh D cũng kết hôn với chị K năm 1998 và đã có 2 chị em song sinh vào năm 2001. Mô hình các mối quan hệ nhân thân giữa các chủ thể tình huống được biểu diễn như hình sau: A + B H + C D + K E F G Q N Các tình huống xảy ra như sau: ( những tình huống đưa ra hoàn toàn độc lập ) 1 . Chia di sản của A Tình huống Đến năm 2006 ông A chết và có để lại bản di chúc ghi rõ :“ Giành toàn bộ tài sản của tôi cho anh C và không cho ai khác kể cả anh D” với di sản để lại là 960 (triệu đồng). Bà B đã kiện ra tòa đòi hưởng tài sản. Giải quyết tình huống: Ðiều 669 quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc như sau: “Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Ðiều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Ðiều 643 của Bộ luật này: Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; Con đã thành niên mà không có khả năng lao động” Như vậy B sẽ được hưởng 2/3 di sản thừa kế mà ông A để lại Tài sản của B = 960(triệu) : 3 x 2/3= 213.333.333 ( đồng) Di chúc ghi rõ: để lại toàn bộ tài sản cho anh C nên đương nhiên số tài sản còn lại sẽ thuộc về C = 960 (triệu) - 213.333.333 = 746.666.667 (đồng) 2. Chia di sản của B Tình huống Năm 2007 trong lúc gia đình có việc bình ga bị nổ, trong bếp lúc đó có bà B, anh C và chị K. Vụ hỏa hoạn xảy ra bà B chết ngay, chị K chỉ bị thương nhẹ còn anh C được đưa đi cấp cứu nhưng chết ngay trên đường.Với di sản là 960 (triệu đồng). trong khi bà B chưa lập di chúc để lại thì anh C đã có bản di chúc ngay từ khi nhận được thừa kế định đoạt tài sản của mình cho vợ là chị H và đứa con cả là cháu E. Ông A đã đại diện để yêu cầu tòa án giải quyết. Giải quyết tình huống: a, Khi chết bà B không kịp để lại di chúc do vậy di sản của bà B sẽ được chia theo pháp luật theo điều 675 luật này. Áp dụng với cách chia di sản điều 676 bộ luật dân sự thì di sản của Bà B sẽ chia cho hàng thừa kế thứ nhất, tức là di sản sẽ chia cho chồng ông A và hai con là anh C và anh D. Như vậy tài sản sẽ chia như sau: A = C = D = 960 (triệu) : 3 = 320 (triệu đồng) Tình huống đưa ra là anh C chết cùng mẹ là bà B trong vụ tai nạn do hỏa hoạn, do vậy tài sản của anh C không thể thuộc quyền sở hữu của anh được vì anh đã chết nhưng về mặt pháp lí tài sản phần của anh vẫn sẽ được chia cho những người kế vị (theo điều 677 luật này). Anh C có vợ là chị H và 3 người con E, F, G và như vậy tài sản của 3 người con sẽ được chia đều phần được hưởng tức là: Tài sản của E = F = G (thế vị) = 320 (triệu) : 3 = 106.666.000 (đồng) b, Với di sản là 960 (triệu đồng). Tình huống đưa ra là khi chết anh C có để lại di chúc với nguyện vọng là chia tài sản của mình cho vợ mình là chị H và đứa con cả là E. Mặc dù vậy, tài sản sẽ không thể chia cho chị H và E mỗi người ½ tài sản được vì theo tinh thần của khoản 1 điều 669 Bộ luật dân sự thì “Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng” “vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, …”. Điều đó có nghĩa là ông A và 2 đứa con của anh C là F và G cũng sẽ được hưởng thừa kế theo pháp luật do vậy tài sản của: A = F = G = 960 (triệu) : 5 x 2/3 = 128 (triệu đồng) Và tương tự như tình huống trên, số tiền chia cho H và E sẽ chia ra từ số tiền còn lại (960 triệu – 128 triệu x 3 = 576 triệu ) sau khi đã chia cho 3 người trên theo pháp luật. Như vậy số tài sản của H và E sẽ được chia đều như sau: H = E (theo di chúc) = 576 (triệu) : 2 = 288 (triệu đồng) 3. Chia di sản của D Tình huống Năm 2009 D chết do ung thư, trước đó anh D đã kịp thời viết và để lại bản di chúc chia số tài sản 960 (triệu đồng) cho bố - ông A, chị K (vợ) và Q, N (hai người con của mình). Do đã có lần bà mẹ anh D (tức bà B) đã tuyên bố khước từ anh, mâu thuẫn chưa thể giải quyết nên bản di chúc không hề nói đến quyền thừa kế của bà B. Bà B đã yêu cầu tòa giải quyết quyền lợi của mình với di sản đó. Giải quyết tình huống: Tương tự như hai tình huống đã giải quyết, bà B vẫn sẽ được hưởng quyền thừa kế theo pháp luật (mặc dù di chúc truât quyền thừa kế) theo điều 669 Bộ luật dân sự 2005. Do vậy bà B vẫn sẽ được nhận 2/3 của một xuất thừa kế chia theo pháp luật. Di sản thừa kế của Bà B = 960 (triệu) : 5 x 2/3 = 128 (triệu đồng) Phần di sản còn lại sẽ được chia đều cho 4 người theo nguyện vọng của anh D trong bản di chúc. Phần di sản đó = 960 (triệu) – 128 (triệu) = 823 (triệu đồng). Như vậy, ở tình huống này di sản của 4 người ông A, chị K và hai cháu Q, N sẽ chia đều theo di chúc, do vậy: Di sản A=K=Q=N= 823 (triệu) : 4 = 208 (triệu đồng) DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHÁO 1. GIÁO TRÌNH LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM / NXB Công An Nhân Dân Hà Nội/ 2006 ( Chương IV “Tài sản và quyền sở hữu” ) 2. BỘ LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM 2005 3. Luật thừa kế Việt Nam / NXB Hà Nội 4. Pháp lệnh thừa kế năm 1990 5. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXây dựng các tình huống về thừa kế có các chủ thể để lại di sản và các chủ thể hưởng di sản sao cho thật phù hợp với các cách phân chia di sản đã được.doc