Mục lục
Lời cảm ơn 2
Mục lục 4
Phần I - mở đầu 5
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 5
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 7
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 7
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8
Phần II: Kết quả nghiên cứu 9
1. HỆ THỐNG HOÁ NHỮNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA VIỆC XÂY DỰNG CH THEO HƯỚNG PHÁT HUY NĂNG LỰC TỰ LỰC CỦA HỌC SINH 9
1.1 KHÁI NIỆM VỀ CÂU HỎI 9
1.2 VAI TRÒ CỦA CÂU HỎI 10
1.3 CÁC LOẠI CÂU HỎI 10
1.4 CÁC LOẠI CH PHÁT HUY NĂNG LỰC TỰ LỰC. 13
2. PHÂN TÍCH TIỀM NĂNG XÂY DỰNG CH THEO HƯỚNG PHNLTL TRONG CÁC BÀI 12, 13, 14, 16 - SH6 14
3. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CÂU HỎI. 16
3.1 CÁCH TIẾN HÀNH ĐIỀU TRA. 16
3.2 KẾT QUẢ 16
3.3 NHẬN XÉT KẾT QUẢ: 17
3.4 NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG TRÊN. 17
4. XÂY DỰNG CÂU HỎI 18
4.1 CẤU TRÚC CỦA CÂU HỎI 18
4.2 YÊU CẦU SƯ PHẠM CỦA CÂU HỎI 19
4.3 QUY TRÌNH XÂY DỰNG CÂU HỎI THEO HƯỚNG PHNLTL CỦA HS 19
5. XÂY DỰNG CÂU HỎI ĐỂ DẠY BÀI 12, 13, 14, 16. 22
5.1 XÂY DỰNG CÁC CÂU HỎI ĐỂ DẠY BÀI 12 - BIẾN DẠNG CỦA RỄ. 22
5.2 CÁC CÂU HỎI ĐỂ DẠY BÀI 13 - CẤU TẠO NGOÀI CỦA THÂN . 25
5.3 CÁC CÂU HỎI ĐỂ DẠY BÀI 14 - THÂN DÀI RA DO ĐÂU ? 26
5.4 CÁC CÂU HỎI ĐỂ DẠY BÀI 16 - THÂN TO RA DO ĐÂU ? 22
6. XÁC ĐỊNH HIỆU QUẢ CỦA NHỮNG CÂU HỎI ĐÃ ĐỀ XUẤT 26
6.1 PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH. 26
6.2 KẾT QUẢ SAU KHI ĐIỀU TRA 27
6.3 LỜI BÌNH 28
Phần III: KếT LUậN Và KIếN NGHị 29
1. KẾT LUẬN: 29
2. KIẾN NGHỊ. 29
TàI liệu tham khảo 31
36 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5165 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xây dựng câu hỏi theo hướng phát huy năng lực của học sinh trong dạy học các bài 12, 13, 14, 16 - Sinh học 6 ở trường trung học cơ sở, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM I HÀ NỘI
KHOA SINH -KTNN
" XÂY DỰNG CÂU HỎI THEO HƯỚNG
PHÁT HUY NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC CÁC BÀI 12, 13, 14, 16 - SINH HỌC 6
Ở TRƯỜNG T RUNG HỌC CƠ SỞ. "
HỌ VÀ TÊN : TRẦN ANH CÔNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN : PGS.TS NGUYỄN ĐỨC THÀNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM I - HÀ NỘI
HẢI DƯƠNG, THÁNG 10 - 2005
Lời cảm ơn
Bài tập tốt nghiệp “Xây dựng câu hỏi theo hướng phát huy năng lực tự học của học sinh khi dạy học bài 12, 13, 14, 16 - Sinh học 6 - THCS” được hoàn thành dưới sự hướng dẫn nhiệt tình trực tiếp của thầy giáo PGS-TS Nguyễn Đức Thành , sự cộng tác nhiệt thành của các thầy cô giáo giảng dạy bộ môn sinh học trong huyện Kim Thành, các anh chị em sinh viên lớp đai học Sinh-KTNN khoá 2 Hải Dương và các đồng nghiệp khác. Tác giả của bài tập xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS-TS Nguyễn Đức Thành , các thầy cô giáo giảng dạy bộ môn sinh học, các anh chị em sinh viên và các đồng nghiệp khác đã tạo điều kiện giúp đỡ.
Tuy nhiên do giới hạn về thời gian, năng lực của bản thân và những điều kiện khách quan khác nên không trành khỏi những thiếu xót trong bài tập, Kính mong thầy giáo PGS-TS Nguyễn Đức Thành , các thầy cô giáo giảng dạy bộ môn sinh học, các đồng nghiệp khác tiếp tục giúp đỡ , đóng góp ý kiến để bài tập ngày càng hoàn thiện hơn nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của Đảng và nhà nước "Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài", thực hiện hoàn thành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Hải Dương, Ngày 03 tháng 10 năm 2005
Sinh viên
Trần Anh Công
Bảng chữ viết tắt:
+ Phát huy năng lực tự lực: PHNLTL.
+ Học sinh: HS.
+ Giáo viên: GV.
+ Sinh học 6: SH6.
+ Trung học cơ sở: THCS.
+ Nội dung: ND.
+ Xây dựng: XD.
+ Sư phạm: SP.
+ Câu hỏi: CH.
Mục lục
Xây dựng CH theo hướng phát huy năng lực tự lực của học sinh trong dạy học bài 12, 13, 14, 16 Sinh học 6 ở Trường Trung học cơ sở.
Phần I - mở đầu
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
1.1 XUẤT PHÁT TỪ CHỦ TRƯƠNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC.
Trong tình hình xã hội hiện nay, với sự bùng nổ của thông tin, khoa học phát triển như vũ bão đã tác động mạnh mẽ và làm thay đổi lớn lao đến các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trước yêu cầu đổi mới của thời đại, đòi hỏi phải đổi mới mục tiêu, phương pháp dạy học để giải quyết vấn đề cấp bách đặt ra. Việc cải tiến và đổi mới phương pháp dạy học luôn luôn được Đảng và nhà nước ta quan tâm. Cụ thể được khẳng định trong nghị quyết trung ương 4 khóa II, nghị quyết trung ương 2 khóa III và được pháp chế trong Điều 24.2 - luật Giáo dục
Thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng, ngành giáo dục và đào tạo nước ta đang tiến hành cuộc cách mạng cải cách giáo dục trên cả ba mặt: mục tiêu, nội dung và phương pháp. Mục tiêu của giáo dục đã thay đổi phù hợp với yêu cầu của thời đại. Nội dung và chương trình trong SGK cũng đã và đang tiếp tục được thay đổi. Trước đây luật giáo dục coi SGK là pháp lệnh, điều đó đã buộc giáo viên không pháp huy được tính tích cực, tự lực của học sinh. Hiện nay SGK, SGV … là phương tiện dạy học, giáo viên có thể thay đổi thông tin một cách hợp lí, kết hợp với phương pháp dạy học để pháp huy, năng lực tư duy sáng tạo, tích cực của học sinh, làm cho học sinh làm việc nhiều hơn, suy nghĩ tập trung hơn. Đồng thời phải tác động đến tâm tư, tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh.
Như vậy đổi mới phương pháp dạy học không chỉ đơn thuần là dạy những vấn đề gì mà còn phải dạy như thế nào. Phải dạy cho học sinh phương pháp tự học, phát huy cao độ năng lực tự học của học sinh đáp ứng được mục tiêu giáo dục đề ra. Vì vậy đổi mới phương pháp dạy học theo hướng đề cao vai trò chủ thể hoạt động của học sinh trong học tập là một vấn đề cấp thiết và hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.
1.2 XUẤT PHÁT TỪ VAI TRÒ CỦA VIỆC XÂY DỰNG CH.
Để hình thành kiến thức, kỹ năng, thái độ và phát huy năng lực tự lực (PHNLTL) tích cực của học sinh có nhiều phương pháp dạy học khác nhau và có nhiều biện pháp thực hiện. Một trong những biện pháp có hiệu quả là giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi theo hướng phát huy năng lực tự lực của học sinh. Khi soạn giáo án việc xây dựng câu hỏi được giáo viên thường xuyên tiến hành và tiến hành ở hầu hết các chương, bài với nhiều môn học khác nhau. Mang lại kết quả cao trong việc thực hiên mục tiêu của mỗi phần, mỗi bài, mỗi chương…Việc xây dựng câu hỏi trong mỗi nội dung là công cụ đắc lực, là phương tiện sư phạm hữu hiệu thúc đẩy hoạt động nhận thức của học sinh, xây dựng câu hỏi tốt, tạo điều kiện tốt để bài dạy thành công. Việc thường xuyên xây dựng và sử dụng câu hỏi sẽ đưa học sinh vào những tình huống có vấn đề cần giải quyết, mà muốn giải quyết được những vấn đề đó học sinh phải tích cực vận động linh hoạt, sáng tạo những kiến thức đã có để trả lời.
Vì vậy tăng cường xây dựng câu hỏi là việc làm cần thiết và cấp bách đối với mỗi giáo viên hiện nay.
1.3 XUẤT PHÁT TỪ TIỀM NĂNG XÂY DỰNG CH ĐỐI VỚI CÁC BÀI 12, 13, 14, 16 - SH6
Nội dung chương trình sinh học 6 nói chung. Đặc biệt là các bài12, 13, 14, 16 được trình bày theo cách tạo thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp dạy học tăng cường hoạt động tích cực của học sinh, cấu trúc bài rất chặt chẽ vừa đảm bảo tính hệ thống, vừa mang tính kế thừa, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh.
Với hệ thống kiến thức có mối liên hệ chặt chẽ như vậy giáo viên có thể xây dựng được hệ thống câu hỏi một cách phù hợp, đa dạng, phù hợp với trình độ nhận thức của nhiều đối tượng học sinh. Vì vậy để nâng cao chất lượng dạy học thì biện pháp xây dựng câu hỏi là rất phù hợp và có tiềm năng lớn, có tính khả thi cao.
1.4 XUẤT PHÁT TỪ THỰC TIỄN XÂY DỰNG CH CỦA GIÁO VIÊN HIỆN NAY.
Từ thực tiễn giảng dạy kết hợp với dự giờ của đồng nghiệp tôi nhận thấy hiện nay giáo viên đã và đang đổi mới phương pháp dạy học thể hiện ở cả khâu soạn bài và lên lớp. Tuy vậy muốn đổi mới phương pháp thì cần có những biện pháp cụ thể thì giáo viên còn lúng túng đặc biệt là biện pháp xây dựng câu hỏi, giáo viên thường sử dụng những câu hỏi có sẵn, nhiều khi chưa sát với đối tượng học sinh, không kích thích phát huy được năng lực tự lực sáng tạo của học sinh, chưa định hướng vào giải quyết các vấn đề hay, khó mới làm cho học sinh thụ động trong việc lĩnh hội kiến thức.
Từ thực tế đó với mong muốn nhỏ bé và việc tìm tòi các biện pháp thích hợp nhằm phát huy tính tích cực, năng lực tự lực, sáng tạo của học sinh là lí do tôi chọn đề tài "Xây dựng CH theo hướng phát huy năng lực tự lực của học sinh trong dạy các bài 12, 13, 14, 16 - SH6 - Trung học cơ sở"
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Mục đích nghiên cứu là xác định biện pháp (quy trình) để xây dựng câu hỏi theo hướng tự lực trong dạy các bài 12, 13, 14, 16 -SH6-trung học cơ sở
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1- Hệ thống hoá những cơ sở lý thuyết của việc xây dựng câu hỏi theo hướng phát huy năng lực tự lực của học sinh.
3.2 Phân tích nội dung các bài 12, 13, 14, 16- SH6 - trung học cơ sở làm cơ sở cho việc xây dựng câu hỏi.
3.3 Xác định thực trạng việc xây dựng câu hỏi trong dạy các bài 12, 13, 14, 16-SH6 - trung học cơ sở
3.4 Xây dựng các câu hỏi để dạy các bài 12, 13, 14, 16 - SH 6
3.5 Lấy ý kiến của các đồng nghiệp về giá trị của câu hỏi đã xây dựng cho từng bài phù hợp về kỹ thuật, chính xác về mặt khoa học chưa, có vừa sức học sinh và phát huy năng lực tự lực của học sinh không? Có đạt được những mục tiêu giáo dục đã đề ra không?
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT.
- Nghiên cứu các đề tài có liên quan đến vấn đề xây dựng câu hỏi
- Đọc những tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học
- Đọc thêm các loại sách tham khảo, sách hướng dẫn, sách nâng cao về bộ môn sinh học.
4.2 ĐIỀU TRA
- Sử dụng phiếu để điều tra gián tiếp hoặc trực tiếp trao đổi với giáo viên về việc xây dựng câu hỏi theo hướng phát huy năng lực tự lực của học sinh.
4.3 PHƯƠNG PHÁP CHUYÊN GIA.
- Lấy ý kiến của đồng nghiệp về việc xác định quy trình xây dựng câu hỏi thành công ở mức độ nào? (tốt, khá, hay chưa đạt)
- Giá trị của câu hỏi: Bao nhiêu những câu hỏi sử dụng được, bao nhiêu những câu hỏi không sử dụng được.
Phần II: Kết quả nghiên cứu
1. HỆ THỐNG HOÁ NHỮNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA VIỆC XÂY DỰNG CH THEO HƯỚNG PHÁT HUY NĂNG LỰC TỰ LỰC CỦA HỌC SINH
1.1 KHÁI NIỆM VỀ CÂU HỎI
Khái niệm về câu hỏi đã xuất hiện từ thời triết học cổ Hy Lạp Arixtot là người đầu tiên đã phân tích câu hỏi dưới góc độ logic ông cho rằng đặc trưng của câu hỏi là buộc người bị hỏi phải lựa chọn cách hiểu này hay cách hiểu khác (câu hỏi lựa chọn)
Nghiên cứu của Arixtot được cụ thể hoá theo công thức sau:
Câu hỏi = cái đã biết + cái chưa biết (cần tìm)
Câu hỏi thuộc phạm trù khả năng chứa đựng cả hai yếu tố: sự có mặt của cái không rõ và nguyện vọng nhu cầu của người muốn hỏi. Câu hỏi là một dạng cấu trúc ngôn ngữ, diễn đạt một yêu cầu, một đòi hỏi, một mệnh đề diễn đạt bằng ngôn từ nhằm yêu cầu được giải quyết.
Tuy có nhiều cách diễn đạt khác nhau về khái niệm câu hỏi nhưng đều có điểm chung làm thành đặc trưng của câu hỏi: Sự xuất hiện cái không rõ và một yêu cầu phải giải quyết.
Sự tương quan giữa cái đã biết và chưa biết thúc đẩy việc mở rộng hiểu biết của con người. Để hiểu biết thêm về vấn đề nào đó con người phải xác định rõ cái mình đã biết và cái mình chưa biết từ đó mới đặt câu hỏi: cái gì ? như thế nào ? vì sao?. . . lúc này câu hỏi thực sự trở thành nhiệm vụ của quá trình nhận thức. Câu hỏi chịu ảnh hưởng của động cơ, nhu cầu hiểu biết của con người ngày càng lớn thì việc đặt ra câu hỏi ngày càng nhiều. Vì vậy trong câu hỏi luôn chứa đựng động cơ, nhu cầu của con người muốn hỏi. Trong dạy học việc xác định những điều đã biết, chưa biết hoặc còn đang nghi ngờ để đặt ra những câu hỏi phù hợp là điều không thể thiếu.
1.2 VAI TRÒ CỦA CÂU HỎI
Câu hỏi là phương tiện dùng trong dạy và học, là nguồn để hình thành kiến thức, kỹ năng cho học sinh. Khi tìm được câu trả lời là người học đã tìm ra được kiến thức mới, rèn được kỹ năng xác định mối quan hệ, đồng thời sử dụng được những điều kiện đã cho, như vậy là vừa củng cố kiến thức, vừa nắm vững và mở rộng kiến thức. Câu hỏi là phương tiện để rèn luyện và phát triển tư duy.
Khi trả lời câu hỏi học sinh phải phân tích xác định mối quan hệ, so sánh, đối chiếu những điều đã cho và những điều cần tìm đòi hỏi phải suy nghĩ logic. Người học phải luôn luôn suy nghĩ do đó tư duy được phát triển. Cũng qua việc tìm câu trả lời mà lôi cuốn thu hút người học vào nhiệm vụ nhận thức do đó người học luôn cố gắng.
Câu hỏi phát huy năng lực tự lực nếu được giáo viên sử dụng thành công còn có tác dụng gây được hứng thú nhận thức khát vọng tìm tòi dựa trên năng lực tự lực cho học sinh. Cho phép giáo viên thu được thông tin ngược về chất lượng lĩnh hội kiến thức của học sinh. (không chỉ là chất lượng kiến thức mà cả về chất lượng tư duy). Những thông tin này giúp giáo viên điều chỉnh quá trình dạy học một cách linh hoạt.
Câu hỏi phát huy năng lực tự lực được sử dụng phổ biến thích hợp cho hầu hết các bài và thường được sử dụng phối hợp với các phương pháp dạy học khác góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
1.3 CÁC LOẠI CÂU HỎI
- Câu hỏi vô cùng đa dạng, trong dạy học câu hỏi được sử dụng trong nhiều trường hợp. Tuy nhiên trong dạy học không phải với nội dung nào của bài học đều có sẵn những câu hỏi phù hợp với mọi đối tượng học sinh. Vì vậy trong những trường hợp khác nhau giáo viên phải tự xây dựng câu hỏi để hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu để phát hiện kiến thức. Khi lựa chọn và xây dựng câu hỏi giáo viên phải nắm vững các dạng câu hỏi. Câu hỏi chỉ phát huy được tác dụng dạy học khi ta sử dụng câu hỏi phù hợp với mục tiêu bài học đồng thời vừa sức đối với học sinh.
Có những câu hỏi sau:
1.3.1- Câu hỏi để kiểm tra kết quả thực hiện mục tiêu bài học, bao gồm có những loại sau:
Câu hỏi để kiểm tra sự ghi nhớ kiến thức đã học.
Câu hỏi để kiểm tra sự nắm vững bản chất của kiến thức (nghĩa là nêu lại, giải thích nội dung kiến thức đã hội đỉnh).
Câu hỏi kiểm tra vận dụng kiến thức vào giải quyết một nhiệm vụ nhận thức mới.
Câu hỏi để kiểm tra sự nắm vững nội dung của kiến thức nghĩa là xác định được vai trò, ý nghĩa của kiến thức trong lí luận và thực tiễn.
Câu hỏi để kiểm tra thái độ, hành vi sau khi học tập một chủ đề nào đó.
1.3.2- CH để hình thành, phát triển năng lực nhận thức bao gồm nhưng loại câu hỏi sau:
Câu hỏi rèn kĩ năng quan sát.
Câu hỏi rèn kĩ năng phân tích.
Câu hỏi rèn kĩ năng tổng hợp.
Câu hỏi rèn kĩ năng so sánh.
1.3.3 Dựa vào các giai đoạn của quá trình DH để sử dụng câu hỏi bao gồm:
CH hình thành kiến thức mới: là câu hỏi phải có vấn đề yêu cầu hoạt động tư duy, hệ thống câu hỏi phải có tính logic nhất định hình thành kiến thức mới.
Câu hỏi củng cố hình thành kiến thức mới: Câu hỏi này thường có tính khái quát hướng vào vấn đề trọng tâm có tính chất khắc sâu, hệ thống hóa kiến thức.
Câu hỏi kiểm tra đánh giá: loại câu hỏi nay phải có tính tổng hợp và tập trung vào kiến thức trọng tâm.
1.3.4 Dựa vào mối quan hệ của câu hỏi, bài tập cần xác định người ta chia ra:
Câu hỏi định tính.
Câu hỏi định lượng.
1.3.5 Dựa vào cách trình bày, trả lời người ta chia ra:
Câu hỏi tự luận: loại câu hỏi này thường hỏi dễ dàng theo hướng cụ thể.
Câu hỏi trách nhiệm khách quan.
1.3.6 Dựa vào nội dung mà câu hỏi phản ánh người ta chia ra:
Câu hỏi nêu ra các sự kiện.
Câu hỏi xác định dấu hiệu bản chất.
Câu hỏi xác định mối quan hệ.
Câu hỏi xác định ý nghĩa lí luận hay thực tiễn của kiến thức.
Câu hỏi xác định cơ chế.
Câu hỏi xác định phương pháp khoa học.
Dựa vào nhiều tiêu chuẩn khác nhau để phân loại nên câu hỏi ở loại này có thể thuộc về loại khác
Trong dạy học người ta thường sử dụng các câu hỏi để người học tự hình thành và hình thành nhân cách. Do đó 6 loại câu hỏi nêu trên được sử dụng trong dạy học sinh học.
Tuy vậy: Câu hỏi để phát huy năng lực tự lực của học sinh trong dạy các bài 12, 13, 14, 16 có thể áp dụng các loại câu hỏi sau:
1.4 CÁC LOẠI CH PHÁT HUY NĂNG LỰC TỰ LỰC.
1.4.1 Câu hỏi kiểm tra kiến thức.
Mục đích của dạng câu hỏi này là kiểm tra sự ghi nhớ kiến thức đã học, nắm vững được bản chất kiến thức, giải thích và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết nhiệm vụ mới hoặc xác định ý nghĩa của kiến thức trong lí luận và trong thực tiễn.
1.4.2 Câu hỏi hình thành phát triển năng lực nhận thức.
Các phần nội dung bài học của SH6 đều có phần cung cấp thông tin, hoặc hướng dẫn HS thu thập các thông tin (là các sự vật hiện tượng, quá trình, các thí nghiệm. . .) GV cần xây dựng câu hỏi rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh, quy nạp. . . để phát triển năng lực nhân thức.
1.4.3 Câu hỏi hình thành kiến thức mới.
1.4.4 Câu hỏi để củng cố hoàn thiện kiến thức.
1.4.5 Câu hỏi trắc nghiệm.
1.4.6 Câu hỏi liên hệ thực tế.
Ngoài những câu hỏi trên còn có nhiều cách phân loại khác. Mỗi cách đều có ý nghĩa riêng, có vai trò khác nhau đối với quá trình dạy học. Từ cách phân loại trên ta thấy rằng câu hỏi nói chung, câu hỏi phát huy năng lực tự lực nói riêng đều có vai trò rất quan trọng đối với quá trình dạy học.
2. PHÂN TÍCH TIỀM NĂNG XÂY DỰNG CH THEO HƯỚNG PHNLTL TRONG CÁC BÀI 12, 13, 14, 16 - SH6
Bài
Nội dung
cơ bản
Câu hỏi có thể xây dựng
Bài 12: biến dạng của rễ
1- Mở đầu
- 1 Câu hỏi kiểm tra kiến thức.
- 2 Câu hỏi để hình thành kiến thức mới.
2- Quan sát ghi lại những thông tin về một số loài rễ biến dạng.
- 2 Câu hỏi hình thành phát triển năng lực nhận thức.
- 1 Câu hỏi kiểm tra kiến thức và hoàn thiện kiến thức.
- 1 Câu hỏi liên hệ thực tế.
- 1 Câu hỏi kiểm tra sự nắm vững giá trị của kiến thức (xác định vai trò của kiến thức trong lí luận và thực tiễn). Rèn luyện kĩ năng so sánh phân tích.
3- Kiểm tra đánh giá.
- 1 Câu hỏi củng cố và hoàn thiện kiến thức.
- 2 Câu hỏi trắc nghiệm củng cố kiến thức và liên hệ thực tế.
Bài
Nội dung
cơ bản
Câu hỏi có thể xây dựng
Bài 13: cấu tạo ngoài của thân.
1- Mở đầu.
- 1 Câu hỏi để kiểm tra kiến thức.
- 1 Câu hỏi để hình thành kiến thức mới.
2- Cấu tạo ngoài của thân.
- 3 Câu hỏi hình thành kiến thức mới.
- 2 Câu hỏi rèn luyện kĩ năng, phân tích, so sánh.
- 2 Câu hỏi kiểm tra sự vận dụng kiến thức và giải quyết một nhiệm vụ nhận thức mới.
3- Các loại thân.
- 3 Câu hỏi để hình thành kiến thức mới và liên hệ thực tế.
- 2 Câu hỏi kiểm tra sự nắm vững giá trị của kiến thức (xác định vai trò của kiến thức trong lí luận và thực tiễn). Rèn luyện kĩ năng so sánh phân tích.
4- kết luận và kiểm tra đánh giá.
- 1 Câu hỏi củng cố và hoàn thiện kiến thức.
- 1 Câu hỏi hệ thống kiến thức và liên hệ thực tế.
- 1 Câu hỏi trắc nghiệm.
Bài
Nội dung
cơ bản
Câu hỏi có thể xây dựng
Bài 14: thân dài ra do đâu ?
1- Sự dài ra của thân
- 1 Câu hỏi rèn luyện kỹ năng so sánh, hình thành phát triển năng lực nhận thức.
- 1 Câu hỏi xác định mối quan hệ, củng cố hoàn thiện nhận thức.
- 1 Câu hỏi phát hiện hình thành kiến thức mới.
2- Giải thích các hiện tượng thực tế
- 2 Câu hỏi hình thành phát triển năng lực nhận thức.
- 1 Câu hỏi liên hệ thực tế.
- 1 Câu hỏi rèn luyện kỹ năng, giải thích xác định vai trò của kiến thức trong lý luận và thực tiễn.
3- Kết luận và kiểm tra đánh giá
- 1 Câu hỏi củng cố và hoàn thiện kiến thức.
- 2 Câu hỏi trắc nghiệm.
Bài
Nội dung
cơ bản
Câu hỏi có thể xây dựng
Bài 16: thân to ra do đâu ?
1- Mở bài
- 1 Câu hỏi rèn luyện kĩ năng quan sát hình thành kiến thức mới.
- 1 Câu hỏi hình thành phát triển năng lực nhận thức.
2- Tầng phát sinh
- 2 Câu hỏi rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh và hình thành kiến thức mới.
- 3 Câu hỏi hình thành kiến thức mới.
3- Vòng gỗ hàng năm
- 2 Câu hỏi kiểm tra vận dụng và kiểm tra sự nắm vững bản chất của kiến thức để giải thích nội dung kiến thức đã lĩnh hội.
4- Kết luận và kiểm tra đánh giá
- 1 Câu hỏi củng cố hoàn thiện kiến thức.
- 3 Câu hỏi kiểm tra kiến thức.
- 1 Câu hỏi củng cố, hoàn thiện kiến thức và liên hệ thực tế.
3. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CÂU HỎI.
3.1 CÁCH TIẾN HÀNH ĐIỀU TRA.
Qua tiến hành khảo sát thực trạng dạy học sinh học nói chung và thực trạng xây dựng câu hỏi theo hướng PHNKTL tôi đã tiến hành điều tra, quan sát sư phạm, dự giờ trao đổi với các đồng nghiệp và tham khảo ý kiến … cuối cùng xin ý kiến đóng góp của 20 giáo viên của 10 trường THCS ở huyện Kim Thành
3.2 KẾT QUẢ
Câu hỏi 1: Khi dạy các bài 12, 13, 14, 16- SH 6 thầy(cô) đã xây dựng những dạng câu hỏi phát huy năng lực tự lực nào dưới đây:
Dạng câu hỏi
do giáo viên xây dựng
Bài 12
Bài 13
Bài 14
Bài 16
Nội dung chính
Nội dung chính
Nội dung chính
Nội dung chính
1
2
3
1
2
3
4
1
2
3
1
2
3
4
- Câu hỏi hình thành kiến thức mới
2
1
2
3
1
1
3
- Câu hỏi củng cố và hoàn thiện kiến thức mới
1
1
1
1
1
- Câu hỏi liên hệ thực tế
1
2
1
1
1
- Câu hỏi hình thành phát triển năng lực nhận thức
2
1
2
- Câu hỏi kiểm tra kiến thức
2
1
3
- Câu hỏi trắc nghiệm
2
1
2
- Câu hỏi khác
6
7
1
5
Câu hỏi 2: Xin thầy (cô) vui lòng cho biết việc xây dựng câu hỏi phát huy năng lực tự lực của học sinh có ý nghĩa như thế nào đối với quá trình dạy học
Kết quả theo bảng thống kê:
Vai trò của việc xây dựng câu hỏi
Số người
(20)
Tỷ lệ
(%)
Ghi chú
- Quan trọng
- Khá quan trọng
- Bình thường
- Không quan trọng
15
4
1
0
75, 0
20, 0
5, 0
0
Câu hỏi 3: Xin thầy cô cho biết để xây dựng câu hỏi thầy (cô) đã có những biện pháp gì?
Phần lớn các giáo viên được hỏi đều trả lời có xây dựng câu hỏi nhưng chủ yếu dựa vào câu hỏi có sẵn. Số ít các thầy cô (thường là giáo viên giỏi) đã ít nhiều sử dụng một số biện pháp xây dựng câu hỏi.
3.3 NHẬN XÉT KẾT QUẢ:
Qua kết quả nêu trên tôi có thể nhận thấy: Phần lớn giáo viên đã có ý thức xây dựng câu hỏi theo hướng phát huy năng lực tự lực của học sinh, giáo viên đã nhận thấy vai trò to lớn của câu hỏi phát huy năng lực tự lực trong hoạt động nhận thức của học sinh.
Tuy nhiên việc xây dựng câu hỏi chỉ là hình thức, giáo viên không quan tâm biện pháp xây dựng hoặc không xây dựng được biện pháp câu hỏi, mà giáo viên xây dựng phần lớn là những câu hỏi có sẵn, chưa thực sự phù hợp với từng đối tượng → học sinh chưa thực sự phát huy năng lực tự lực của các em. Giáo viên xây dựng câu hỏi chưa có định hướng lý luận, có quy trình cụ thể nào cho nên chất lượng câu hỏi còn nhiều hạn chế.
3.4 NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG TRÊN.
Do rất nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng nguyên nhân cơ bản nhất là giáo viên chưa có cơ sở lý thuyết để chỉ đạo, giáo viên chưa nắm được quy trình, biện pháp để xây dựng câu hỏi nên hệ thống câu hỏi mà giáo viên xây dựng chất lượng chưa cao. Nếu có cơ sở chỉ đạo, có quy trình tất thì chắc chắn chất lượng các câu hỏi sẽ cao hơn.
4. XÂY DỰNG CÂU HỎI
4.1 CẤU TRÚC CỦA CÂU HỎI
Câu hỏi bao giờ cũng chứa đựng hai thành phần đó là điều đã biết và điều cần tìm.
Ví dụ: Quan sát H13.2 tìm những điểm giống nhau và khác nhau giữa chồi hoa và chồi lá.
* Điều đã biết là gì? Đó là những kiến thức mà các em đã được thu nhận trước đó. Hay cụ thể là những thông tin thể hiện thông tin thể hiện qua kênh chữ hoặc kênh hình.
Ngoài ra điều đã biết của các em còn là vốn kiến thức, vốn kinh nghiệm mà các em đã đúc kết được, quan sát được trong cuộc sống. Thế giới xung quanh chúng ta vô cùng phong phú và hấp dẫn. Cùng với sự lớn lên của các em thì kho tàng kiến thức mà các em tích luỹ được ngày càng nhiều, mở rộng những điều đã biết của các em.
* Thế nào là những điều cần tìm? Điều cần tìm chính là chính là nội dung cơ bản nhất, cần tìm là nhiệm vụ mà giáo viên đề ra cho học sinh phải giải quyết, là mối quan hệ giữa các hiện tượng hay đặc điểm bản chất, hay xác định giá trị hay kỹ năng vận dụng phương pháp luận hay nguyên nhân giải thích. Trong thực tế điều cần tìm phải vừa sức với từng đối tượng học sinh.
* Khi xây dựng câu hỏi đã cho và điều cần tìm, luôn có quan hệ chặt chẽ với nhau. Điều cần tìm chỉ thực hiện được khi dựa vào điều đã cho một các đầy đủ, nếu điều đã cho khái quát thì điều tìm được cũng khái quát, nếu điều đã cho cụ thể, chi tiết thì điều tìm được cũng cụ thể, chi tiết.
Trong thực tiễn bao giờ nguyên nhân cũng xuất hiện từ trước từ đó mới xuất hiện khái quát nhưng trong nhận thức thì dựa vào kết quả để tìm nguyên nhân. Do vậy giáo viên có thể xây dựng câu hỏi theo điều đã biết câu đó nêu điều cần tìm hoặc ngược lại.
4.2 YÊU CẦU SƯ PHẠM CỦA CÂU HỎI
Câu hỏi là phương tiện quan trọng để tổ chức các hoạt động dạy học nói chung, học sinh nói riêng, câu hỏi cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Câu hỏi là công cụ, phương tiện dạy học. Cũng như nội dung kiểm tra và tự kiểm tra kết quả học tập
- Câu hỏi phải mã hoá được lượng thông tin quan trọng đã trình bày dưới dạng thông báo phổ biến kiến thức, thành dạng nêu ra vấn đề học tập.
- Câu hỏi phải được diễn đạt gọn, súc tích, rõ ràng chứa đựng hướng trả lời.
- Câu hỏi phải diễn đạt điều cần hỏi.
- Câu hỏi phải có tác dụng kích thích tư duy phát huy năng lực tự lực của học sinh.
4.3 QUY TRÌNH XÂY DỰNG CÂU HỎI THEO HƯỚNG PHNLTL CỦA HS
4.3.1 - Nguyên tắc chung
- Câu hỏi tập trung vào vân đề nghiên cứu.
- Câu hỏi mang tích chát nêu vấn đề, buộc học sinh phải luôn ở trạng thái có vấn đề.
- Hệ thống câu hỏi - lời giải đáp thể hiện một cách logic chặt chẽ, các bước giải quyết một vấn đề lớn tạo nên nội dung trí dục chủ yếu của bài, là nguồn tri thức cho học sinh.
- Trong nhiều trường hợp giáo viên nên nêu ra nhiều câu hỏi gây sự tranh luận. Trong cả lớp, tạo điều kiện phát triển tính độc lập tư duy của học sinh, lập luận theo quan điểm riêng của mình.
4.3.2- Để thiết kế được câu hỏi nói chung và câu hỏi phát huy năng lực tự lực nói riêng cần thực hiện theo quy trình sau:
Các bước
tiến hành
Nội dung thực hiện
1
- Xác định rõ và đúng mục tiêu của câu hỏi
2
- Liệt kê những cái cần hỏi và sắp xếp những cái cần hỏi theo một trình tự phù hợp với các hoạt động học tập
3
- Diễn đạt các câu hỏi
4
- Xác định những nội dung cần trả lời
5
- Chỉnh sửa lại nội dung và hình thức diễn đạt để đưa câu hỏi vào sử dụng
4.3.3- Giải thích quy trình
4.3.3.1 Xác định rõ và đúng mục tiêu câu hỏi ?
Nghĩa là muốn học sinh trả lời ở múc độ nào về kiến thức, tư duy, kĩ năng như vậy giáo viên phải nắm vững mục tiêu bài dạy, biện pháp tổ chức thực hiện bài dạy năng lực của học sinh.
4.3.3.2 Liệt kê cái cần hỏi và sắp xếp những cái cần hỏi theo một trình tự nhất định phù hợp với các trình tự hoạt động học tập
Trong mỗi nội dung mỗi bài có nhiều thông tin kiến thức, giáo viên có thể xây dựng nhiều câu hỏi dựa vào các thông tin, kiến thức đó. Việc xây dựng và sử dụng câu hỏi phát huy năng lực tự lực chỉ có hiệu quả khi được xây dựng và đặt vào đúng vị trí với nội dung và mục đích phù hợp. Vì vậy hệ thống câu hỏi phải sắp xếp theo một trình tự logic nhất định (phù hợp với nội dung bài dạy và theo trình tự hoạt động các hoạt động học tập) để hình thành nên kiến thứ mới, rèn luyện nên các thao tác tư duy, hình thành nên kĩ năng, kĩ sảo, các câu hỏi phát huy năng lực tự lực phải có tính kế thừa hỗ trợ nhau tạo nên tri thức hoàn chỉnh.
4.3.3.3.Diễn đạt cái cần hỏi
- Mỗi câu hỏi đều chứa đựng hai nội dung: Điều đã biết và điều cần tìm. Điều đã biết và điều cần tìm. Điều đã biết và điều cần tìm có quan hệ với nhau, điều đã biết và điều cần tìm là cơ sở để suy ra điều cần tìm, hay điều cần tìm là hệ quả của điều đã biết.
- Điều đã biết là những thông tin được nêu trong sách giáo khoa hay những kiến thức vẫn được thu nhận trước đó, điều đã biết thể hiện qua kênh chữ hoặc kênh hình.
- Điều cần tìm là mối quan hệ giữa các hiện tượng hay đặc điểm bản chất, hay xác định kỹ năng ứng dụng, phương pháp luận hay nguyên nhân giải thích . Dựa vào đó giáo viên có thể diễn đạt trong câu hỏi theo trình tự khác nhau: Điều đã biết - điều cần tìm hay điều ngược lại.
4.3.3.4- Xác định nội dung cần trả lời
Tìm nội dung trả lời để xác định câu hỏi có trả lời được hay không? Câu trả lời có phù hợp với trình độ của học sinh hay không? Nếu không cần sửa lại như thế nào?
4.3.3.5- Chỉnh sửa lại nội dung và hình thức diễn đạt câu hỏi để đưa vào sử dụng.
Đây là khâu cuối cùng, câu hỏi lúc này giống như viên ngọc đã được gọt rũa cẩn thận để đưa vào sử dụng nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Ví dụ minh hoạ: Xây dựng câu hỏi phát huy năng lực tự lực khi dạy mục 1 bài 13 cấu tạo ngoài của thân ta có thể làm như sau:
+ Mục tiêu xây dựng câu hỏi là:
Tìm ra những đặc điểm giống nhau giữa thân và cành của các loại thân. Từ đó rút ra kết luận về ý nghĩa của sự giống nhau đó qua cấu tạo của các bộ phận của thân.
+ Liệt kê những câu hỏi và những điều đã biết.
- Cái đã biết: + Các bộ phận của thân
+ Chức năng chính của thân
+ Hình vẽ 13.1 ảnh chụp một đoạn thân.
+ Mẫu vật sống: Thân cây, cành cây, do học sinh mang đến.
- Cái cần hỏi: + Thân mang những bộ phận nào?
+ Những điểm giống nhau giữa thân và cành?
+ Vị trí của chồi nách?
+ Chồi ngọn phát triển thành bộ phận nào của cây
+ Diễn đạt cái cần hỏi
- Quan sát các bộ phận của thân trong H13.1 hoặc mẫu vật các em mang đến lớp.
→ Nhận xét hình dạng, kích thức màu sắc của thân, lá, tỉ lệ kích thước các bộ phận trên thân hoặc trên cành?
CH: Thân và cành có đặc điểm gì giống nhau?
Câu hỏi: Những đặc điểm đó có tác dụng gì đối với việc mang các bộ phận của nó?
+ Xác định nội cần trả lời cho từng câu hỏi
- Thân cây có màu lục, hình trụ hình dạng và kích thước mỗi loài có khác nhau. Phần gốc cây thường lớn hơn phần ngọn.
- Những điểm giống nhau giữa thân và cành là đề mang các bộ phận: chồi ngọn, chồi nách, lá.
+ Chỉnh sửa lại câu hỏi và ý trả lời
5. XÂY DỰNG CÂU HỎI ĐỂ DẠY BÀI 12, 13, 14, 16.
5.1 CÁC CÂU HỎI ĐỂ DẠY BÀI 12 - BIẾN DẠNG CỦA RỄ
ND1 – Mở bài
5.1.1. Rễ có chức năng và hình dạng như thế nào?
5.1.2. Rễ biến dạng là gì? Có mấy loại rễ biến dạng?
5.1.3. Các rễ biến dạng có chức năng như thế nào?
ND2 – Quan sát và ghi lại những thông tin về một số loại rễ biến dạng
5.1.4. Căn cứ vào đặc điểm giống nhau và khác nhau của rễ, hãy phân chia mẫu vật thành các nhóm khác nhau ?
5.1.5. Mỗi nhóm đó có tên gọi là gì? Chức năng của từng nhóm?
5.1.6. Ngoài những nhóm trên thì còn những loại rễ biến dạng nào khác ? Chúng có chức năng như thế nào?
5.1.7. Với mỗi loại rễ biến dạng, hãy kể tên một số loài cây đại diện?
5.1.8. Quan sát H12.1. Đọc những câu dưới đây và điền tiếp:
- Cây sắn có rễ ......................................
- Cây bụt mọc có rễ ......................................
- Cây trầu không có rễ ......................................
- Cây tầm gửi có rễ ......................................
ND3 - Kiểm tra đánh giá
5.1.9. Có mấy loại rễ biến dạng? Mỗi loại có chức năng như thế nào?
5.1.10. Chọn nội dung cột B phù hợp với nội dung cột A?
Cột A
Cột B
1. Rễ củ
a, Lấy thức ăn từ cây chủ
2. Rễ móc
b, Chứa chất dự trữ cho cây khi cây ra hoa ,tạo quả
3. Rễ thở
c, Giúp cây leo lên
4. Giác mút
d, Lấy Oxi cung cấp cho các phần rễ dưới đất
5.1.11. Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ (...)
- Cây khoai lang có rễ ... gọi là rễ ...
- Cây vạn niên thanh có ...mọc ra từ ... và ...trên mặt, móc vào ...
- Cây bần có rễ ... lên trên mặt đất để lấy ... cho các phần rễ bên dưói.
- Cây tơ hồng có rễ biến đổi thành ... đâm vào ... hoặc ... của ... để lấy chất dinh dưỡng.
5.2 XÂY DỰNG CÁC CÂU HỎI ĐỂ DẠY BÀI 13: CẤU TẠO NGOÀI CỦA THÂN.
ND1- Mở bài:
5.2.1. Thân gồm những bộ phận nào?
5.2.2. Có thể chia than làm mấy loại?
ND2 - Cấu tạo ngoài của thân
Quan sát H13.1 hoặc 1 cành cây
5.2.3. Thân mang những bộ phận nào?
5.2.4. Những đặc điểm giống nhau giữa thân và cành.
5.2.5. Vị trí của chồi ngọn trên thân và cành.
5.2.6. Vị trí của chồi nách.
5.2.7. Chồi ngọn sẽ phát triển thành bộ phận nào của thân.
Quan sát H13.2
5.2.8. Tìm sự giống nhau và khác nhau về cấu tạo giữa chồi hoa và chồi lá.
5.2.9. Chồi hoa và chồi lá sẽ phát triển thành bộ phận nào của thân.
ND3- Các loại thân
Quan sát H13.3
5.2.10. Theo vị trí của thân trên mặt đất có thể chia thân làm mấy loại?
5.2.11. Thân đứng có đặc điểm gì?
5.2.12. Thân leo có những đặc điểm gì?
5.2.13. Thân lá có đặc điểm gì?
5.2.14. So sánh và phân biệt những đặc điểm khác nhau giữa 3 loại thân.
ND4- Kết luận và kiểm tra đánh giá
5.2.15. Qua bài học em rút ra được những điều gì?
5.2.16. Thân gồm những bộ phận nào?
5.2.17. Sự khác nhau giữa chồi hoa và chồi lá
5.2.18. Có mấy loại thân? kể tên 1 số cây có những loại thân đó.
5.2.19. Đánh dấu (x) vào ô vuông dấu câu hỏi đúng.
a- 8 - Thân cây dừa, cây dừa, cây cọ là thân cột.
b- 8 - Thân cây bạch đàn, cây gỗ lim, cây cà phê là thân gỗ.
c- 8 - Thân cây lúa, cây cải là thân cỏ.
d- 8 - Thân cây đậu ván, cây bìm bìm, cây mướp là thân leo.
5.3 CÁC CÂU HỎI ĐỂ DẠY BÀI 14 - THÂN DÀI DO ĐÂU ?
ND1- Sự dài ra của thân.
Thí nghiệm làm trước 2 tuần, các nhóm báo cáo kết quả
Thí nghiệm và thảo luận các câu hỏi sau:
5.3.1. So sánh chiều cao của hai nhóm thân trong thí nghiệm ngắt ngọn và không ngắt ngọn
5.3.2. Hãy cho biết thân cây dài ra do bộ phận nào?
5.3.3. Xem lại bài 8, giải thích tại sao thân dài ra được?
ND2- Giải thích các hiện tượng thực tế.
Hoạt động theo nhóm, các nhóm thảo luận, giải thích từng hiện tượng thực tế ở sách giáo khoa theo câu hỏi.
5.3.4 Trình bày thí nghiệm thực tế để biết cây dài do bộ phận nào?
5.3.5. Bấm ngọn tỉa cành có lợi gì?
5.3.6. Những ngọn cây nào thì bấm ngọn ? những cây nào thì tỉa cành ? Cho ví dụ ?
5.3.7. Giải thích vì sao người ta lại làm như vậy.
ND3- Kết luận và kiểm tra đánh giá.
5.3.8. Qua bài học em rút ra được những điều gì?
5.3.9. Đánh dấu nhân (x) vào những thân cây dài ra nhanh.
Mồng tơi d- Đậu ván h-ổi
Mướp e- Tre i- Nhãn
Bí g- Mít k- Bạch đàn
5.3.10.Hãy đánh dấu üvào o cho ý trả lời đúng nhất của các câu sau
* Thân dài ra do :
o Sự lớn lên và phân chia tế bào.
o Chồi ngọn.
o Mô phân sinh ngọn.
o Sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn.
5.4 CÁC CÂU HỎI ĐỂ DẠY BÀI 16 - THÂN TO RA DO ĐÂU ?
ND1 - Mở bài
5.4.1. Vậy thân to ra nhờ bộ phận nào ?
5.4.2. Thân cây gỗ trưởng thành có cấu tạo như thế nào ?
ND2 - Tầng phát sinh
5.4.3. Quan sát H16.1, Cấu tạo của thân trưởng thành có gì khác với cấu tạo trong của thân non ?
5.4.4. Theo em nhờ bộ phận nào mà thân to ra được (vỏ trụ giữa , cả vỏ và trụ giữa ) ?
5.4.5. Vỏ cây to ra nhờ bộ phận nào ?
5.4.6. Trụ giữa to ra nhờ bộ phận nào ?
5.4.7. Thân cây to ra nhờ đâu ?
ND3 - Vòng gỗ hàng năm
Quan sát H16.2
5.4.8. Vòng gỗ hành năm là gì? Tại sao có vòng gỗ sẫm và vòng gỗ sáng màu?
5.4.9. Làm thế nào để đếm được tuổi cây?
ND4 – Kết luận và kiểm tra đánh giá
5.4.10. Qua bài học em rút ra những kết luận gì?
5.4.11. Cây gỗ to ra do đâu?
5.4.12. Có thể xác định tuổi của cây gỗ bằng cách nào?
5.4.13. Em hãy tìm ra sự khác nhau cơ bản giữa dác và ròng
5.4.14. Người ta thường chọn phần nào của gỗ để làm nhà, làm trụ cầu, tà vẹt, tại sao?
6. XÁC ĐỊNH HIỆU QUẢ CỦA NHỮNG CÂU HỎI ĐÃ ĐỀ XUẤT
6.1 PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH.
Sau khi xây dựng câu hỏi theo hướng phát huy năng lực tự lực, khi dạy các bài 12, 13, 14, 16 và trong khi soạn bài tôi đã xây dựng một hệ thống câu hỏi cụ thể ở các bài đó như sau:
- Bài 12 - Biến dạng của rễ: Bao gồm 11 câu hỏi.
Từ câu 5.1.1 - 5.4.11.
- Bài 13 - Cấu tạo ngoài của thân: bao gồm có 19 câu hỏi.
Từ câu 5.2.1 - 5.2.19.
- Bài 14 - Thân dài do đâu: bao gồm 10 câu hỏi.
Từ câu 5.3.1 - 5.3.10.
- Bài 16 - Thân to ra do đâu: Bao gồm 14 câu hỏi.
Từ câu 5.4.1 - 5.4.14.
Ngoài bài soạn, xây dựng hệ thống câu hỏi tôi còn tiến hành điều tra tham khảo trên tổng số 20 giáo viên ở 10 trường THCS trong huyện. Để xác định hiệu quả của những câu hỏi đã xây dựng.
Phương pháp tiến hành: Qua 10 trường của 2 khu như sau:
- Cụm khu B gồm 5 trường: Phú Thái, Kim Anh, Phúc Thành, Kim Đính, Ngũ Phúc.
- Cụm khu C gồm 5 trường: Đồng Gia, Liên Hoà, Đại Đức, Tam kỳ, Kim Tân.
*** CH chuyên gia : Xin thầy (cô) cho biết trong các câu hỏi của bài 12 (5.1.1-5.1.11), bài 13 (5.2.1-5.2.19) , bài 14 (5.3.1 -5.3.10), và bài 16 (5.4.1-5.4.14) những câu hỏi nào tốt, những câu hỏi nào khá có thể sử dụng hiệu quả trong giảng dạy, câu hỏi nào chưa tốt (do sai hay học sinh không trả lời được
6.2 KẾT QUẢ SAU KHI ĐIỀU TRA
Sau khi tham khảo ý kiến của giáo viên các trường nói trên về hiệu quả của những câu hỏi đã đề xuất, tôi tập hợp thu được kết quả của bảng thống kê dưới đây:
Bài dạy
Số CH PHNLTL
được giáo viên sử dụng
Số CH chưa tốt
Kết quả tốt
Kết quả khá
CH học sinh
không trả lời được
CH sai
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
Bài 12: Biến dạng của rễ.
9
81,8
2
18,2
0
0,0
0
0,0
Bài 13: Cấu tạo ngoài của thân.
13
68,4
5
26,3
1
5,3
0
0,0
Bài14: Thân dài do đâu.
7
70,0
3
30,0
0
0,0
0
0,0
Bài16: Thân to ra do đâu.
9
64,4
4
28,6
1
7,0
0
0,0
Tổng
38
70,4
14
25,9
2
3,7
0
0,0
6.3 LỜI BÌNH
Từ kết quả thu được thông qua thống kê tôi nhận thấy hiệu quả của những câu hỏi phát huy năng lực tự lực đã xây dựng là rất lớn. Số câu hỏi được giáo viên đánh giá là rất tốt đem lại hiệu quả cao trong khi dạy là 70,4%. Số câu hỏi được đánh giá ở mức khá là 25,9%, số câu hỏi chưa tốt chỉ chiếm 3,7%. Song phần lớn số câu hỏi giáo viên cho là chưa tốt (những câu hỏi học sinh không trả lời được) tuy chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ song đấy cũng là thực tế. Về trình độ của học sinh hiện nay chưa thực sự đồng đều hoặc câu hỏi do giáo viên nêu ra chưa thực sự cô đọng dễ hiểu, hoặc quá khó, do vậy không phải học sinh nào cũng trả lời được.
Như vậy việc xây dựng câu hỏi theo phát huy năng lực tự lực của học sinh. Khi dạy qua các bài 12, 13, 14, 16, nói riêng và dạy Sinh Học 6 nói chung là rất cần thiết và có hiệu quả cao cần được giáo viên chúng ta quan tâm để nâng cao chất lượng bài dạy trong bộn môn sinh học hiện nay.
Phần III: KếT LUậN Và KIếN NGHị
1. KẾT LUẬN:
Sau một thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài “Xây dựng câu hỏi theo hướng phát huy năng lực tự lực của học sinh” khi dạy các bài 12, 13, 14, 16- SH 6 - THCS. Tôi đã tổng kết và rút ra những kết luận sau:
- Xác định được cơ sở lý luận và cơ sỏ thực tiễn trong quá trình giảng dạy với việc xây dựng câu hỏi phát huy năng lực tự lực làm cơ sỏ để đề xuất những biện pháp xây dựng câu hỏi.
- Phân biệt được đặc điểm cấu trúc nội dung cơ bản của các bài 12, 13, 14, 16 - SH 6.
- Xây dựng được hệ thống câu hỏi theo hướng phát huy năng lực tự lực có hiệu quả cao góp phần nâng cao chất lượng giờ học.
- Xác định được các biện pháp sử dụng câu hỏi. Trong giảng dạy sinh học 6 nói riêng và bộ môn sinh học nói chung.
- Kết quả của phương pháp chuyên gia khẳng định được hiệu quả của biện pháp xây dựng câu hỏi theo hướng phát huy năng lực tự lực của học sinh.
- Ở các trường THCS giáo viên xây dựng câu hỏi theo quy trình kiến thức chặt chẽ dựa trên cơ sỏ lý thuyết còn hạn chế. Đề tài đã định hướng cho giáo viên biện pháp xây dựng câu hỏi cụ thể có hiệu quả giúp cho giáo viên có phương pháp giảng dạy thích hợp để nâng cao chất lượng giờ học.
2. KIẾN NGHỊ.
Qua quá trình học tập nghiên cứu cơ sở lý luận dạy học nhất là chương trình Sinh học nói chung và Sinh học lớp 6 nói riêng. Để phát huy dạy học của giáo viên và năng lực nhận thức của học sinh theo hướng đổi mới phương pháp dạy học nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục. Để thực hiện mục tiêu đó trong dạy học việc xây dựng câu hỏi theo hướng phát huy năng lực tự lực của các học sinh là một vấn đề hết sức cần thiết. Tuy nhiên có sử dụng câu hỏi nhưng còn có nhiều hạn chế do giáo viên chưa có sơ lý luận để định hướng trong công việc xây dựng câu hỏi đồng thời chưa có lý thuyết chỉ đạo khi xây dựng câu hỏi nên tỷ lệ câu hỏi đạt mục tiêu chưa cao. Qua việc nghiên cứu xây dựng đề tài “Xây dựng câu hỏi theo hướng phát huy năng lực tự lực của họ sinh trong dạy bài 12, 13, 14, 16 Sinh học 6 - THCS” tôi có một số kiến nghị sau:
2.1 Việc học tập lý luận dậy học cần chuyên sâu hơn nữa trong chương trình học ở trường Đại học Sư phạm và dành quỹ thời gian cho chuyên đề này nhiều hơn nữa.
2.2 Nhà xuất bản Giáo Dục cần cho ra nhiều đầu sách nói về đổi mới phương pháp dạy học.
2.3 Các nhà trường, Phòng Giáo dục, Sở Giáo dục cần mở nhiều chuyên đề các cấp để nâng cao nghiệp vụ cho giáo viên bộ môn.
2.4 Các nhà trường phải chú trọng hơn trong việc mua sắm thiết bị dạy học, tài liệu tham khảo để phục vụ cho việc dạy học góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục.
2.5 Bản thân mỗi giáo viên phải tự nghiên cứu đi sâu tìm hiểu, đầu tư trí tuệ để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình góp phần hoàn thành mục tiêu giáo dục mà Đảng và Nhà nước đề ra.
TàI liệu tham khảo
1. Nguyễn Như Ất
“Tìm hiểu chiến lược giáo dục 2001 ¸ 2010”
Báo Giáo dục thời đại - Chủ nhật, Số 20. - 2002
2. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành
“Lý luận dạy học sinh học” phần Đại cương
NXB Giáo dục - Hà Nội, 1996.
3. Báo cáo về chủ trương đổi mới chương trình và sách giáo khoa của Giáo dục phổ thông từ 2000 ¸2020 (Chính phủ trình quốc hội khoá 9 - Kỳ họp thứ 8)
4. Nguyễn Ngọc Bảo
“Phát triển tính tích cực và tính tự lực của học sinh trong quá trình dạy học”
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên trung học phổ thông chu kỳ 1992 ¸ 1996 - Bộ Giáo dục và đào tạo - Vụ Giáo dục. 1995
5. Đảng Cộng sản Việt Nam - Văn kiện hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành TW Đảng khóa 7
NXB Chính trị Quốc gia
Hà Nội, 1994.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam - Văn kiện hội nghị lần thứ II Ban chấp hành TW Đảng khoá 8
NXB Chính trị Quốc gia
Hà Nội, 1997.
7. Trần Bá Hoành
“Đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS”
NXB Giáo dục Hà Nội - 2000
8. Trần Bá Hoành, Trịnh Nguyên Giao
“Phát triển các phương pháp dạy học tích cực” trong bộ môn sinh học”
NXB Giáo dục, Hà Nội - 2000
9. Nguyễn Đức Thành (2005)
“Chuyên đề tổ chức hoạt động học tập trong dạy học Sinh học ở trường THPT”
10. Sinh học 6 - Sách giáo viên
Nhà xuất bản Giáo dục.
11. Thiết kế bài giảng sinh học 6
Nhà xuất bản ĐH quốc gia Hà Nội.
12. Bài soạn của các giáo viên:
Nguyễn Thị Hồng Anh, Nguyễn Thị Bốn, Phạm Hữu Duynh, Nguyễn Thị Sắc, Nguyễn Thị Út, Nguyễn Thị Sinh, Nguyễn Thị Hương...
13. Sinh học 6 - Sách giáo khoa
Nhà xuất bản Giáo dục.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Xây dựng câu hỏi theo hướng phát huy năng lực của học sinh trong dạy học các bài 12, 13, 14, 16 - sinh học 6 ở trường trung học cơ sở.doc