- Với xu thế toàn cầu hóa, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các đối thủ trong nước
và các đối thủ nước ngoài cộng thêm những khó khăn đến từ nền kinh tế, để đứng
vững và phát triển đòi hòi sự nỗ lực không ngừng của t oàn thể nhân viên BIBICA .
Sự nỗ lực cùng với tầm nhìn chiến lược đúng đắn, thực hiện theo mục tiêu đề ra
nhưng có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế chính là chìa khóa dẫn
đến thành công cho BIBICA.
- BIBICA là một doanh nghiệp đã khẳng định thương hiệu vững chắc tại thị trưòng
bánh kẹo trong nước .Với chiến lược phát triển rõ ràng với hàng loạt dự án lớn đã
và đang triển khai sẽ là lực đẩy cho quá trình tăng trưởng và phát triển của BBC
trong tương lai .Đặc biệt ,với việc kí kết hợp đồng hợp tác chiến lược với công ty
Lotte Hàn quốc là một bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển của Công
ty, mở ra cơ hội rất lớn trong việc đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh,hướng đến
mục tiêu trở thành Công ty dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất bánh kẹo tại Việt N am.
43 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 8839 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xây dựng chiến lược kinh do anh công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hòa giai đoạn 2013 - 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t Nam được BVQI chứng nhận có hệ
thống quản lý chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9002:1994 năm 2000 và được chuyển
đổi phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000 năm 2004. Trong những năm tới, Bibica sẽ đầu tư
thêm dây chuyền sản xuất hiện đại để nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm cũng như phát
triển các mặt hàng cao cấp nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng vì
“Chất lượng sản phẩm là tiêu chí hàng đầu trong quy trình sản xuất của Bibica”.
Đặc biệt, trong quá trình sản xuất ra sản phẩm, mọi công nhân cũng phải tuân thủ
những quy định về an toàn vệ sinh lao động như đeo găng tay, khẩu trang, mặc bảo hộ lao
động… Công ty cũng chủ động kết hợp với Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội để thanh tra và
kiểm soát công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất.
2.3. Công suất:
Công suất thiết kế của các dây chuyền sản xuất của Bibica
Dây chuyền sản xuất Công suất (tấn/năm)
Kẹo cứng , mềm 10.000
Bánh bông lan kem 1.800
Chocolate 600
Cakes 500
Snacks 500
2.4. Địa điểm:
- Nhà máy Bibica Biên Hòa
Địa chỉ: KCN Biên Hòa 1, Tp. Biên Hòa, Đồng Nai
- Nhà máy Bibica Hà Nội
Địa chỉ: KCN Sài Đồng B, Q.Long Biên, Hà Nội
- Công ty Bibica miền Đông
Địa chỉ: Khu công nghiệp Mỹ Phước 1, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Chi phí
nguyên liệu:
Môn học: Quản lý Chiến lược GVGD: TS. Lê Thành Long
Chiến lược kinh doanh Công ty BIBICA 2013 – 2015 Trang 22/43
2.5. Chi phí nguyên liệu:
Nguyên vật liệu chính gồm: bột mì, đường, tinh bột sắn,
Nguyên liệu phụ: trứng, sữa, dầu ăn, bơ, hương liệu khác, phụ gia.
Bao bì: màng gói, túi nhựa, hộp thiếc, hộp nhựa, hộp giấy…
Chi phí nguyên liệu: chi phí nguyên vật liệu chiếm khoản 55-60% doanh thu thuần, do
đó giá cả của nguyên vật liệu sẽ ảnh hưởng lớn đến chi phí đầu vào của Công ty. Từ đầu
năm đến nay do tình hình chung giá các nguyên vật liệu chính: đường, tinh bột sắn, bột mì,
bao bì, nguyên vật liệu…tăng 10-30% buộc công ty phải điều chỉnh giá bán cho phù hợp
nhằm đảm bảo lợi nhuận bình quân đối với từng sản phẩm theo kế hoạch.
2.6. Giá thành sản phẩm:
Duy trì lợi thế cạnh tranh về giá với hàng ngoại nhập, Bibica luôn chuẩn bị trước các
đơn hàng nguyên liệu, bao bì được chốt với giá cạnh tranh ngay từ đầu năm. Công ty cũng
theo đuổi các giải pháp cải tiến qui trình công nghệ. Công ty sử dụng nhiều dây chuyền
công nghệ tiên tiến nên rút ngắn thời gian sản xuất và tiết kiệm chi phí sản xuất để có lợi
thế giảm giá thành sản phẩm.
Gía thành sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào nguyên vật liệu đầu vào, trong đó bột mì
(nhập khẩu gần như toàn bộ), đường (nhập khẩu một phần). Chính vì vậy sự biến động về
giá cả nguyên vật liệu này trên thị trường thế giới và sự biến động của tỷ giá VN/USD sẽ
gây ảnh hưởng lớn đến giá thành của bánh kẹo.
3. Tiếp thị:
3.1. Thị phần, doanh số:
Sản phẩm của Công ty được tiêu thụ chủ yếu tại thị trường trong nước. Doanh thu tiêu
thụ trong nước chiếm 96%-97% tổng doanh thu của Công ty, doanh thu từ xuất khẩu chỉ
chiếm khoảng 3%-4% tổng doanh thu với sản phẩm xuất khẩu phần lớn là các sản phẩm
mạch nha. Trong thời gian tới công ty tiếp tục định hướng phát triển theo hướng khai thác,
mở rộng thị trường nội địa.
Với doanh thu tiêu thụ năm 2011 đạt 1000 tỷ đồng, công ty hiện chiếm khoảng 8% thị
trường bánh kẹo đươc sản xuất trong nước. Ngày nay, sản phẩm công ty được tiêu thụ trên
phạm vi cả nước. Tuy nhiên thị trường chính của công ty là khu vực miền Nam chiếm 70%
doanh thu của Công ty. Khu vực Trung-Cao Nguyên và khu vực miền Bắc có tỷ trọng
doanh thu ngang nhau, mỗi khu vực chiếm 15% doanh thu của Công ty. Bên cạnh đó thị
trường tại các tỉnh thành phố, công ty đã đưa được sản phẩm của mình đến với người tiêu
dùng ở các vùng nông thôn. Doanh thu từ khu vực nông thôn đã vượt xa thành thị.
Môn học: Quản lý Chiến lược GVGD: TS. Lê Thành Long
Chiến lược kinh doanh Công ty BIBICA 2013 – 2015 Trang 23/43
Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong doanh thu của Công ty là TP.HCM, chiếm 23.76%
doanh thu, kế tiếp là Đồng Nai 8,77% và Hà Nội là 5.28% tổng doanh thu. Một số khu vực
lớn của Công ty được trình bày theo như bảng dưới đây:
3.2. Vị trí trên thị trường:
Mức độ cạnh tranh trên thị trường bánh kẹo trên thị trường Việt Nam hiện nay khá
gay gắt với khoảng 30 doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo trong đó có những tên tuổi lớn như
Kinh Đô, Bibica, bánh kẹo Hải Hà và hàng trăm cơ sở sản xuất bánh kẹo khác.Kinh Đô
hiện là công ty có thị phần lớn nhấtViệt Nam, chiếm tới khoảng 32% thị phần (xét theo
doanh thu năm 2011). Thị trường tiêu thụ của các doanh nghiệp bánh kẹo Việt Nam chủ
yếu là thị trường nội địa và hiện các doanh nghiệp bánh kẹo trong nước đang cung cấp
khoảng 80% cho nhu cầu của thị trường và 20% còn lại là bánh kẹo nhập khẩu.
3.3. Thương hiệu
Thương hiệu là yếu tố quan trọng, là tài sản vô hình rất lớn để Bibica tồn tại và phát
triển trong tình hình hội nhập và phát triển kinh tế hiện nay và trong thời gian tới. Chính vì
thế Bibica đã và đang ngày càng đầu tư mạnh xây dựng thương hiệu chính và các nhãn hiệu
sản phẩm để giữ vững vị trí của mình trên thị trường:
Công ty tập trung cho việc chuyên nghiệp hóa từ bộ phận marketing, quản lý thương
hiệu đến hệ thống phân phối.
Môn học: Quản lý Chiến lược GVGD: TS. Lê Thành Long
Chiến lược kinh doanh Công ty BIBICA 2013 – 2015 Trang 24/43
Các bộ phận từ thiết kế sản phẩm, nghiên cứu và phát triển, sản xuất, bán hang, tiếp
thị… đều thống nhất trong quá trình xây dựng thương hiệu, phối hợp chặt chẽ và đồng bộ
nhằm đảm bảo tính nhất quán việc xây dựng thương hiệu đối với khách hàng.
Tất cả các nhãn hiệu của công ty hiện nay đều phân công nhân sự phụ trách chuyên
biệt.
Công ty đào tạo kiến thức về quản trị thương hiệu cũng là vấn đề hang đầu được công
ty quan tâm Các khóa học về quảng cáo, quản trị thương hiệu hiện nay (Việt Nam
Marcom). Công ty đều cử cán bộ tham gia để nâng cao trình độ và kỹ năng cho cán bộ phụ
trách nhãn hiệu.
3.4. Khả năng nghiên cứu thị trường
Các sản phẩm mới khi tung ra thị trường: Công ty đều tiến hành nghiên cứu nhu cầu,
hành vi và thị hiếu của người tiêu dùng trước khi tung chính thức ra thị trường thông qua bộ
phận nghiên cứu thị trường tại Công ty.
Các nghiên cứu xác định nhu cầu và dung lượng thị trường: Thông qua các công ty tư
vấn chuyên nghiệp nhằm mục đích xây dựng các chiến lược chuyên nghiệp nhằm mục đích
xây dựng các chiến lược marketing cho san phẩm.
Hàng năm, công ty tiến hành khảo sát sự thỏa mãn của khách hàng nhằm có các điều
chỉnh phù hợp với nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng.
Các thông tin nghiên cứu thị trường góp phần quan trọng trong việc hoạch định các
chiến lược, chiến dịch marketing cho Công ty.
3.5. Chiến lược sản phẩm:
Bibica đang nỗ lực cơ cấu lại danh mục sản phẩm, phát triển theo hướng cao cấp, với
sự hỗ trợ mạnh mẽ từ phía cổ đông chiến lược Lotte, một trong những tập đoàn bánh kẹo
lớn nhất châu Á. Chiến lược này đã bắt đầu từ giữa năm 2008 khi công ty mạnh dạn cắt bỏ
50 mặt hàng có tỷ suất lợi nhuận thấp.
Bao bì được thiết kế đẹp bắt mắt phù hợp với từng chủng loại sản phẩm. Đặc biệt sản
phẩm bánh được thiết kế theo trà đạo của Nhật Bản.
Bibica dự định tăng cường đầu tư cho R&D và tiếp thị để phát triển các dòng sản
phẩm cao cấp và có chỗ đứng tại phân khúc này. Trong nửa cuối năm 2009, Bibica tập
trung phát triển phân khúc cao cấp với việc đưa ra thị trường dòng bánh bông lan Hura Deli
và kẹo sữa cứng ExKool.
Từ Q3/2009, công ty ra mắt sản phẩm kẹo sữa cao cấp ExKool và bánh bông lan Hura
Deli, đây là dòng sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận gộp cao và đi kèm với chiến dịch quảng bá
hình ảnh mới, bước đầu được đánh giá khá thành công. Đầu năm 2010, bánh Chocopie sẽ
tiếp nối chuỗi sản phẩm cao cấp.
Bánh Chocopie là sản phẩm được kỳ vọng sẽ đóng góp đáng kể vào cơ cấu doanh thu,
dự kiến bằng với tỷ trọng của bánh bông lan. Cần phải nói thêm kỹ thuật sản xuất bánh
Chocopie khá khó. Trong khi đó Chocopie vốn là sản phẩm nối tiếng của Lotte ở thị trường
nước ngoài. Sản phẩm Chocopie do Bibica sản xuất sẽ mang thương hiệu Lotte, đồng thời
Lotte cam kết hỗ trợ BBC trong chuyển giao kỹ thuật sản xuất, vận hành dây chuyền, phân
phối sản phẩm và xuất khẩu sang thị trường nước ngoài thông qua hệ thống phân phối sẵn
có của Lotte.
Môn học: Quản lý Chiến lược GVGD: TS. Lê Thành Long
Chiến lược kinh doanh Công ty BIBICA 2013 – 2015 Trang 25/43
3.6. Chiến lược giá:
Sản phẩm bánh kẹo của công ty có nhiều chủng loại, nhiều mẫu mã, khối lượng nên
tùy thuộc vào từng loại sản phẩm mà Bibica đưa ra các chính sách giá khác nhau.
a. Bảng 2.2. Bảng báo giá của Bibica.
Sản phẩm Giá
Bánh trung thu Từ 230000 đến 400000 VNĐ
Các loại bánh khác Từ 21000 đến 100000 VNĐ
Các loại bánh hộp Từ 20000 đến 80000 VNĐ
Các loại kẹo Từ 3000 đến 40000 VNĐ
Chocobella Từ 15000 đến 50000 VNĐ
b. Bảng 2.3. Bảng báo giá của Kinh Đô.
Bánh trung thu Từ 100000 đến 500000 VNĐ
Các loại bánh hộp Từ 15000 đến 100000 VNĐ
Các loại kẹo Từ 30000 đến 60000 VNĐ
Choco-pie Từ 20000 đến 60000 VNĐ
c. Bảng 2.4. Bảng báo giá của Hải Hà.
Bánh trung thu Từ 100000 đến 300000 VNĐ
Các loại bánh hộp Từ 10000 đến 70000 VNĐ
Các loại kẹo Từ 3000 đến 35000 VNĐ
Nhìn từ các bảng báo giá trên ta có thể nhận thấy được rằng Bibica đã định giá theo
đối thủ cạnh tranh.
3.7. Hệ thống phân phối:
Mạng lưới kênh phân phối dài 2 kênh chính:
NSX NBS NBL NTD
NSX ĐL NBL NTD
Với hệ thống phân phối được xây dựng từ năm 1994 và được mở rộng dần. Công ty
hiện có 108 nhà phân phối, trong đó 13 nhà phân phối tại khu vực đồng bằng sông Cửu
Môn học: Quản lý Chiến lược GVGD: TS. Lê Thành Long
Chiến lược kinh doanh Công ty BIBICA 2013 – 2015 Trang 26/43
Long, 42 nhà phân phối tại khu vực Đông Nam Bộ, 23 nhà phân phối tại khu vực miền
Trung và 30 nhà phân phối tại khu vực miền Bắc. Đến nay, sản phẩm của Công ty đã được
tiêu thụ trên phạm vi cả nước.
Hình 2.4. Hình vẽ sơ đồ phân phối sản phẩm
Bibica cung cấp sản phẩm qua các kênh bán lẽ, siêu thị, metro, nhà sách, cửa hàng giới
thiệu sản phẩm, chào hàng trực tiếp và xuất khẩu. Trong đó kênh bán lẻ chiếm tỷ trọng lớn
nhất.
Bibica hiện có khoảng 40.000 điểm bán lẻ trải dài 62/64 tỉnh thành cả nước, tiêu thụ
khoảng 80% sản phẩm, khoảng 15% tiêu thụ qua hệ thống siêu thị và 5% xuất khẩu. Công
ty có định hướng sẽ gia tăng số điểm bán lẻ từ 10-15% mỗi năm.
Bibica đã xuất khẩu sản phẩm sang M ỹ, Nhật, Philippines, Đài Loan, Hồng Kông
(Trung Quốc), Campuchia, Singapore, Nam Phi, Ả Rập Saudi, Bangladesh...
Song song với việc phát triển sản phẩm mới thì Công ty còn đẩy mạnh công tác tiếp
thị và mở rộng hệ thống phân phối để đạt được mục tiêu tăng trưởng.
NHÀ MÁY BIBICA HÀ NỘI
ĐC: KCN Sài Đồng B, Q.Long Biên, Hà Nội.
ĐẠI LÝ
Nam ViệtPlaza
ĐC: Nhà A52-
TT17, Khu đô
thị Văn Quán,
Hà Đông, Hà
Nội.
ĐẠI LÝ
Bánh trung thu
ĐC: C6 Kim
Liên, Quận Đống
Đa, Hà Nội.
ĐẠI LÝ
Đại lý bánh trung
thu Kinh Đô, Hữu
Nghị, Bibica và Hà
Nội.
ĐC: Nhà 27 phố
Nguyễn Hiền, Bách
Khoa, Hà Nội
N
B
N
B
N
B
N
B
N
B
N
B
NGƯỜI TIÊU DÙNG
Môn học: Quản lý Chiến lược GVGD: TS. Lê Thành Long
Chiến lược kinh doanh Công ty BIBICA 2013 – 2015 Trang 27/43
Ngoài ra, Công ty cổ phần Bibica sẽ chính thức triển khai Chương trình bán hàng qua
mạng có tên: Cùng Bibica “Niềm vui nhân 3” trên toàn quốc, từ ngày 20 tháng 12 năm
2008 đến hết ngày 22 tháng 1 năm 2009.
Theo đó, khách hàng có nhu cầu mua và chuyển quà Tết (là các sản phẩm bánh, kẹo
của Bibica) cho người thân, chỉ cần nhấp chuột vào website hoặc
các website do Công ty Bibica kết nối.
3.8. Chiến lược chiêu thị:
Quảng cáo truyền hình: Các chương trình quảng cáo trên các đài VTV, HTV7 và các
đài địa phương cho các nhãn hiệu mới theo các chiến lược tung sản phẩm, Công ty liên tục
áp dụng các chương trình khuyến mãi cho người tiêu dùng.
Quảng cáo qua báo chí: Công ty tập trung viết bài về giới thiệu công ty, giới thiệu sản
phẩm đưa bài viết lên báo tuổi trẻ, báo thanh niên và báo người tiêu dùng.
Quảng cáo tiếp thị tại hội chợ: Hằng năm công ty đều tham gia các kỳ hội chợ hàng
Việt Nam chất lượng cao, các hội chợ về an toàn vệ sinh thực phẩm, thực phẩm vì chất
lượng cuộc sống (Bestfood)… cũng quảng bá mạnh cho thương hiệu Bibica, được nhiều
người tiêu dùng Việt Nam biết đến.
Tài trợ Gameshow: Công ty tài trợ cho chương trình: “ Việt Nam quê hương tôi”,
“Vượt lên chính mình”, “ Trái tim nhân ái”.
Quan hệ cộng đồng: Chương trình hợp tác với viện dinh dưỡng Việt Nam về các sản
phẩm mới giúp phòng chống thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ.
Bibica là doanh nghiệp luôn quan tâm đến các công tác xã hội và từ thiện với số tiền
mỗi năm lên đến 400 triệu đồng, cụ thể:
- Nuôi dưỡng 9 bà mẹ Việt Nam anh hùng ở huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai.
- Xây dựng 8 căn nhà tình nghĩa và 19 căn nhà tình thương tại Đồng Nai.
- Qùa tặng cho các trẻ em nghèo vào các dịp lễ, tết.
Qua các hoạt động Marketing trên trong thời gian qua, hình ảnh và thương hiệu Bibica
được biết đến rộng rãi, đã và đang trở thành thương hiệu quen thuộc được nhiều người tiêu
dùng biết đến.
3.9. Ngân sách tiếp thị:
Thương hiệu là yếu tố vô cùng quan trọng là tài sản vô hình rất lớn để Bibica tồn tại và
phát triển trong tình hình hội nhập kinh tế hiện nay và trong thời gian tới. Chính vì thế mà
Bibica đã và đang đầu tư mạnh trong việc xây dựng các thương hiệu chính và các sản phẩm
riêng biệt để giữ vững vị thế của mình trên thị trường. Đi kèm theo đó là các chiến dịch
quảng cáo với chi phí 6 tháng cuối năm 2012 như sau:
Môn học: Quản lý Chiến lược GVGD: TS. Lê Thành Long
Chiến lược kinh doanh Công ty BIBICA 2013 – 2015 Trang 28/43
BẢNG NGÂN SÁCH QUẢNG CÁO 6 THÁNG CUỐI NĂM 2014
CÔNG ViỆC
CHI PHÍ
Chi phí chương trình
Tổng chi phí
các giai đoạn
Quảng cáo trên báo
chí
6/2014-31/12/2014 -
Quảng cáo 2 lần: thứ
2 tuần 1 của tháng
thứ 1 và tháng 3
Báo Tuổi trẻ (Nhật báo)
33.000.000/lần
đăng*
2 tuần=66.000.000
120.000.000 VNĐ
Báo Thanh niên
28.000.000/lần
đăng*
2 tuần=54.000.000
Quảng cáo trên
Internet
6/2014-31/12/2014 -
Quảng cáo 2 lần: tuần
1 của tháng 6 và tuần
1 của tháng 12
Zing
45.000.000/tuần*
2 =90.000.000
310.000.000 VNĐ Dân trí
50.000.000/tuần*
2=100.000.000
Vnexpress
60.000.000/tuần*
2=120.000.000
Tổ chức sự kiện
(1/6/2014-
31/7/2014) Vui hè cùng Hura 400.000.000 400.000.000 VNĐ
Tổ chức sự kiện
(1/12/2014-
31/01/2015)
Xuân may mắn
khắp mọi nhà 300.000.000 300.000.000 VNĐ
TỔNG CỘNG 1.130.000.000 VNĐ
3.10. Mức độ trung thành của khách hàng:
Sản phẩm của Bibica là sản phẩm thứ yếu, lòng trung thành khách hàng dành cho
chúng là không có. Do vậy, để tăng trưởng nhanh, phải thiết lập được hệ thống bán hàng
mạnh. Điều này là bắt buộc. Thực tế trên thị trường cho thấy một số sản phẩm có lực lượng
bán hàng yếu đã nhanh chóng bị các đối thủ chiếm hết thị trường. Bữa nay khách hàng này
có thể ăn kẹo này, ngày mai ăn kẹo khác, nhưng nếu chúng ta có nhân viên bán hàng túc
trực ở các cửa hàng thì họ chỉ bán sản phẩm của mình.
4. Nghiên cứu và phát triển:
4.1. Khả năng nghiên cứu cơ bản và kỹ thuật:
Nhằm phục vụ thị trường tiêu thụ miền Bắc và miền Trung, vào tháng 4/2002, công ty
đã khánh thành và đưa vào sử dụng Nhà Máy bánh kẹo Biên Hòa II tại khu công nghiệp Sài
Đồng B – Hà Nội.Cũng trong năm này, công ty đã được chọn là nhà cung cấp sản phẩm
bánh dinh dưỡng cho “ Chương trình hỗ trợ học đường “ do Bộ Nông nghiệp M ỹ thực hiện
tài trợ tại Việt Nam. Từ kết quả tham gia chương trình này , công ty đã có bước chuyển
hướng chiến lược là tập trung nghiên cứu, đầu tư mạnh mẽ vào các dòng sản phẩm dinh
dưỡng nhằm góp phần nâng cao cuộc sống cộng đồng và nâng cao hiệu quả kinh doanh của
công ty.
4.2. Trình độ công nghệ
Công nghệ tiên tiến là nền tảng cơ bản giúp cho sản phẩm của Bibica có chất lượng tốt
và tính cạnh tranh cao
Môn học: Quản lý Chiến lược GVGD: TS. Lê Thành Long
Chiến lược kinh doanh Công ty BIBICA 2013 – 2015 Trang 29/43
Công ty Bibica đã mạnh dạn đầu tư đến 3 triệu USD để nhập từ Anh Quốc và Hoa Kỳ
hai dây chuyền sản xuất biscuits và cookies với công nghệ mới nhất , tự động hóa hoàn toàn
từ khâu trộn bột, tạo hình, nướng đóng gói thành phẩm luôn có chất lượng ổn định .
Tương tự như vậy với với sản phẩm kẹo nhiều chủng loại, các dây chuyền sản xuất
kẹo cứng, kẹo mểm liên tục khép kín được nhập từ Châu Âu, sử dụng thiết bị nấu kẹo chân
không , hạn chế hiện tượng chuyển hóa trong quá trình nấu, tạo ra sả phẩm kẹo có chất
lượng cao. Sản phẩm kẹo được bao gói và đóng túi hoàn toàn tự động . Ngoài ra công ty
Bibica còn có dây chuyền sản xuất mạch nha với với công nghệ thủy phân bằng enzyme,
tinh luyện bằng than hoạt tính và trao đổi ion. Điều này đã giúp Bibica hoàn toàn chủ động
được nguồn nguyên liệu chính để sản xuất kẹo.
Đối với sản phẩm bánh tươi công nghiệp: Bibica là nhà sản xuất trong nước đi tiên
phong trong việc đầu tư dây chuyền thiết bị hiện đại và nắm bắt được công nghệ sản xuất
bánh bông lan kem chất lượng cao, hạn sử dụng lên đến 1 năm. Sản phẩm bánh bông lan
Hura đã góp phần đáng kể nâng Co hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty, gia tăng uy
tín thương hiệu của Bibica.
4.3. Khả năng đổi mới sản phẩm:
Bước vảo năm 2005, thông qua sự tư vấn của Viện Dinh Dưỡng Việt Nam, công ty đã
chính thức đổi mới các sản phẩm và đưa ra thị trường các sản phẩm dinh dưỡng và các sản
phẩm chức năng, dược xem là dòng sản phẩm chủ lực cho sự phát triển vượt bậc của công
ty trong tương lai, bao gồm:
- Bột dinh dưỡng dạng bánh Growsure dành cho trẻ em ở trong độ tuổi ăn dặm từ
trên 6 tháng tuổi
- Bánh dinh dưỡng M umsure dành cho phụ nữ có thai và cho con bú
- Bánh trung thu Isomalt dành cho người ăn kiêng, người thừa cân béo phì, rối loạn
mỡ máu…
4.4. Khả năng phát triển sản phẩm
Từ sau cổ phần hóa, công ty đã có những bước phát triển mang tính đột phá trong việc
mở rộng quy mô và năng lực sản xuất. Ngoài các sản phẩm bánh kẹo, mạch nha truyền
thống công ty đầu tư vào phát triển sản phẩm mới:
- Năm 2000: Đầu tư dây chuyền sản xuất bánh Snack với nhãn hiệu “ẳn tù tì” được
người tiêu dùng ưa chuộng.
- Năm 2001: Đầu tư dây chuyền sản xuất bánh bông lan kem công nghiệp lần đầu
tiên có mặt tại Việt Nam.
- Cũng trong năm 2001, công ty cũng đã mạnh dạn đầu tư vào sản xuất socola với
nãn hiệu chocoBella, hiện đang là nhãn hiệu socola được người tiêu dùng Việt
Nam tin dùng.
5. Hệ thống thông tin:
5.1. Hệ thống thông tin quản lý (MIS):
Công ty đã áp dụng hệ thống quản trị tổng thể ERP nhằm giúp doanh nghiệp quản lý
tốt hơn nguồn lực. Công ty tính toán hiệu quả theo từng dây chuyền để đánh giá tiêu hao
nguyên vật liệu, trên cơ sở đó các phân xưởng tìm nguyên nhân khắc phục các hao hụt
nguyên vật liệu.
Môn học: Quản lý Chiến lược GVGD: TS. Lê Thành Long
Chiến lược kinh doanh Công ty BIBICA 2013 – 2015 Trang 30/43
Về quản lý, hiện nay Bibica hầu như chỉ sử dụng các công nghệ, phương pháp quản lý
hiện đại. Ví dụ ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động kinh doanh, sản xuất. Cách
đây 3 năm, Bibica đã thiết lập văn phòng điện tử, Công ty không sử dụng giấy. Phần mềm
quản lý doanh nghiệp và công nghệ kiểm soát - bán hàng trên hệ thống đã được xây dựng
xong. Chúng tôi cũng đang xây dựng mô hình sản xuất tinh gọn và quản lý nhân sự bằng
phần mềm.
5.2. Hệ thống thông tin chiến lược (S IS)
Ngày 1/10/2012, Công ty Bibica đã chính thức ký hợp đồng Triển khai nâng cấp hệ
thống quản trị doanh nghiệp ERP Oracle E-Business Suite lên phiên bản R12 với FPT IS
ERP HCM .Công ty nâng cấp các phân hệ Kế toán tài chính, Mua hàng, Bán hàng, Kho; lần
này, Bibica còn triển khai thêm phân hệ sản xuất (OPM) và hoạch định chuỗi cung ứng
(ASCP).
6. Tài chính:
6.1. Khả năng huy động vốn:
Thực tế, khi chi phí vốn vay ngân hàng quá cao, khả năng huy động vốn qua TTCK
hạn hẹp thì phát hành TPCĐ cho NĐT chiến lược là một sự lựa chọn của DN. Nhưng không
hiếm trường hợp, chính lãnh đạo DN sử dụng TPCĐ như một tấm khiên phòng thủ, dưới
danh nghĩa NĐT chiến lược để chuyển đổi, pha loãng tỷ lệ sở hữu của các cổ đông lớn nếu
cảm thấy áp lực bị san sẻ quyền lực hay chấp nhận đáo hạn trái phiếu thu tiền về nếu mọi
chuyện yên bình. Phương án phát hành trái phiếu càng dành nhiều quyền lợi ưu đãi cho trái
chủ thì thường dễ có vấn đề.
Theo các cổ đông, trên thực tế, Bibica chỉ có thể đảm bảo 100 tỷ đồng cho kế hoạch
bằng vốn tự có, còn lại dự kiến sẽ đi vay hoặc phát hành trái phiếu. Tuy nhiên, tình hình
huy động vốn sắp tới không dễ dàng chút nào. Khi đó, rất có thể Lotte sẽ đề nghị hỗ trợ tài
chính với chi phí thấp hơn thị trường. Sau đó, tập đoàn Hàn Q uốc này sẽ tạo áp lực lên ban
điều hành, hoặc đưa các khoản hỗ trợ tài chính thành vốn góp để gia tăng tỷ lệ sở hữu.
6.2. Phân bổ nguồn vốn:
Sau khi kết thúc đợt phát hành, công ty sẽ sử dụng số tiền thu được từ các nhà đầu tư
để thanh toán các hợp đồng đầu tư dự án Layer Cake và dự án phân xưởng kẹo cao cấp. Số
tiền còn lại cộng với vốn chủ sở hữu và lợi nhuận giữ lại của năm trước để đầu tư vào nhà
máy mới Bibica Hưng Yên để mở rộng sản xuất.
6.3. Chính sách cổ tức:
Công ty sẽ chi trả cổ tức cho các cổ đông khi Công ty kinh doanh có lãi và hoàn thành
các nghĩa vụ đồi với Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Tỷ lệ cổ tức cổ phiếu phổ thông sẽ được Đ ại hội đồng Cổ đông quyết định dựa trên cơ
sở đề xuất của Hội đồng Quản trị, với căn cứ kết quả hoạt động sản xuất của năm hoạt động
và phương án hoạt động sản xuất kinh doanh cả năm tới.
Tùy theo tình hình thực tế, Hội đồng Quản trị có thể tạm ứng cho các cổ đông theo quý
hoặc 06 tháng.
Năm 2011 kết quả kinh doanh đạt doanh thu thuần, lợi nhuận sau thuế, thông qua đại
hội cổ đông thường niên 2011 thống nhất chi cổ tức 12%.
Môn học: Quản lý Chiến lược GVGD: TS. Lê Thành Long
Chiến lược kinh doanh Công ty BIBICA 2013 – 2015 Trang 31/43
6.4. Mức tăng trưởng:
Công ty Bibica tương đối tốt trong ngành bánh kẹo với tốc độ tăng trưởng hàng năm
tương đối cao, biên lợi nhuận được cải thiện và tình hình tài chính lành mạnh. Sự hợp tác
với Lotte của Bibica đã tạo ra những lợi thế cho công ty về mặt nguồn vốn, công nghệ và
thương hiệu. Trong thời gian tới khi nhà máy tại HưngYên được hoàn thành sẽ nâng năng
lực sản xuất của Bibica lên gấp đôi và sẽ đóng góp vào sự tăng trưởng của Bibica.
Tốc độ tăng trưởng cao trong giai đoạn từ 2010-2013, Bibica đạt tốc độ tăng trưởng
doanh thu trung bình đạt 22%/năm và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trung bình đạt
31%/năm. Trong năm 2013, Bibica đạt tốc độ tăng trưởng doanh thu là 27% và tốc độ tăng
lợi nhuận sau thuế là 11%. Biên lợi nhuận gộp năm 2013 cũng có sự cải thiện đáng kể và
đạt mức 29% trong khi con số này chỉ đạt 26.6%
Môn học: Quản lý Chiến lược GVGD: TS. Lê Thành Long
Chiến lược kinh doanh Công ty BIBICA 2013 – 2015 Trang 32/43
6.5. Mức sinh lợi:
Mức sinh lợi của Bibica so với ngành
6.6. Khả năng thanh toán:
Trong bối cảnh nhiều DN trong các lĩnh vực khác nhau gặp khó khăn về tiếp cận
nguồn vốn hoặc phải chịu gánh nặng chi phí tài chính, thì tình hình tài chính của BBC vẫn
tương đối tốt, với tỷ lệ nợ thấp (hệ số tổng nợ phải trả/tổng tài sản cuối năm 2013 là 27%),
các hệ số về khả năng thanh toán đều ở mức an toàn.
Môn học: Quản lý Chiến lược GVGD: TS. Lê Thành Long
Chiến lược kinh doanh Công ty BIBICA 2013 – 2015 Trang 33/43
Khả năng thanh toán của Bibica so với ngành
6.7. Đòn cân nợ:
Tại thời điểm cuối năm 2013, BBC không có các khoản nợ vay dài hạn, số dư nợ ngắn
hạn chỉ là 876 triệu đồng.
7. Nhân sự:
7.1. Nhân lực chủ chốt:
Một thách thức khác trong buổi đầu của Bibica là vấn đề nguồn nhân lực. M áy móc
thiết bị chẳng qua là công cụ dùng để vận hành, sử dụng nhằm tạo ra sản phẩm, còn việc
sản phẩm tốt hay không tốt phụ thuộc vào con người. Đối với các công ty ngành hàng tiêu
dùng, đội ngũ kỹ sư, cử nhân và cán bộ quản lý là những người tạo ra giá trị cho doanh
nghiệp, trực tiếp đảm bảo chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu người tiêu dùng. Tuy
nhiên, việc xây dựng chính sách người lao động của Bibica những năm đầu có khá nhiều
thách thức do chính sách tiền lương của ngành không thể cạnh tranh với các lĩnh vực như
công nghệ cao hay bất động sản, tài chính… Tỷ suất lợi nhuận trong ngành không cao, chỉ
khoảng 5-10%, Công ty không thể không thu hút nhân sự giỏi nếu không có chính sách đãi
ngộ hợp lý, tuy nhiên nếu thu hút nhân sự bằng mọi giá, tỷ suất lợi nhuận của Công ty sẽ
Môn học: Quản lý Chiến lược GVGD: TS. Lê Thành Long
Chiến lược kinh doanh Công ty BIBICA 2013 – 2015 Trang 34/43
giảm xuống, hiệu quả kinh doanh giảm không có lợi cho các cổ đông. Đây là bài toán
Bibica đã phải cân nhắc khá nhiều và chọn hướng giải quyết cân đối giữa nhiều lợi ích.
Hiểu được tầm quan trọng của nguồn nhân lực và đặc biệt là nhân lực chủ chốt công ty đã
có những chính sách riêng về nhà ở, chính sách về lương bổng và đặc biệt là tạo ra môi
trường cạnh tranh lành mạnh để tất cả mọi người có cơ hội thăng tiến và phát triển khả năng
lãnh đạo, nhằm tạo cho họ cảm giác yên tâm để gắn bó lâu dài với Công ty.
7.2. Trình độ tay nghề:
Công ty thường xuyên tiến hành các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao tay nghề
cho người lao động. Qũy đào tạo trung bình vào khoảng 150-200 triệu đống trên năm. Hình
thức đào tạo nhân viên chủ yếu hiện nay là mời giảng viên về giảng dạy hoặc cử cán bộ
công nhân viên tham gia các khóa học do trung tâm đào tạo tổ chức.
7.3. Trình độ chuyên môn:
Phân loại Số người Tỷ trọng (%)
Theo trình độ
Trên đại học 4 0,14
Đại học 195 15,70
Cao đẳng 92 6,80
Trung cấp, CNKT lành nghề 327 28,00
Lao động phổ thong 945 61,35
Theo tính chất công việc
Lao động trực tiếp 1046 69,90
Lao động gián tiếp 478 32,10
7.4. Mức độ ổn định:
Một số chính sách được Công ty áp dụng theo đúng Luật lao động để tạo mức độ ổn
định về việc làm cho công nhân viên công ty.
- Được ký kết hợp đồng lao động:
- Được trả lương theo đúng nội dung trong hợp đồng lao động và theo Luật Việt
Nam quy định.
- Được tạo điều kiện thuận lợi trong lao động và làm việc.
- Được bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong quá trình làm việc.
- Được quyền khiếu nại và tranh chấp trên hợp đồng lao động.
- Được quyền ưu tiên mua cổ phần khi Công ty phát hành them cổ phiếu. Bên cạnh
đó Công ty còn khen thưởng, tổ chức các buổi tham quan cho con em các cán bộ
công nhân viên trong công ty.
Môn học: Quản lý Chiến lược GVGD: TS. Lê Thành Long
Chiến lược kinh doanh Công ty BIBICA 2013 – 2015 Trang 35/43
7.5. Chính sách thu hút nguồn nhân lực:
Nhằm khuyến khích người lao động và các bộ phận hoạt động hiệu quả hơn, nâng cao
năng suất lao động, hang tháng công ty xét thưởng cho các bộ phận có tính năng động trong
kinh doanh , kết quả hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra, xét thưởng cho các cá nhân xuất
sắc. Công ty có thể thưởng bằng tiền với mức thưởng tương đương với 10-20% tháng lương
hoặc thăng chức cho các cá nhân. Tiền thưởng cuối năm căn cứ vào kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của năm đó.
8. Văn hoá công ty:
Ngoài những yếu tố văn hóa có thể nhìn thấy được như trang phục nhân viên, logo
biểu tượng công ty, màu sắc…còn có những yếu tố văn hóa không nhìn thấy, không có quy
định rõ ràng.
Văn hóa công ty là những qui tắc hành động, những suy nghĩ theo một cách giống
nhau và bất thành văn của mỗi nhân viên đối với các vấn đề được nâng lên thành cái chung
của tất cả thành viên trong công ty. Văn hoá công ty cũng thể hiện ý chí của lãnh đạo.
Vì đây là ngành về mặt hàng bánh kẹo và áp dụng rất nhiều các quy trình công nghệ
cũng như việc sử dụng các dây chuyền máy móc hiện đại, do đó kinh nghiệm trong công
việc là rất quan trọng, nên công ty đề cao việc nâng cao kiến thức, làm việc là phải hiểu,
khi hiểu rồi phải giải thích được cho người khác hiểu. Kiến thức chỉ là 30%, hiểu rõ thực tế,
chia sẽ và làm việc hiệu quả là 70%. Do đó, công ty nhấn mạnh “văn hoá hiểu và chia sẻ”.
Có một điều không bao giờ thay đổi đó là sự thay đổi. Do đó, cần phải suy nghĩ không
cũ về những vấn đề không mới.
Tất cả mọi người trong công ty xem Cienco 5 là một mái nhà chung cùng nhau xây
dựng ngôi nhà khang trang hơn vững chắc hơn.
9. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ và
ma trận hình ảnh cạnh tranh (so sánh BIBICA với Kinh đô Bánh kẹo Quãng
Ngãi).
Điểm mạnh:
Thương hiệu Bibica luôn được người tiêu dùng tín nhiệm bình chọn hàng Việt Nam
chất lượng cao trong nhiều năm liền. Thương hiệu Bibica được chọn là thương hiệu mạnh
trong top 100 thương hiệu mạnh tại Việt Nam.
Hệ thống phân phối của công ty có nhiều nhà phân phối.
Bibica được Công ty Lotte (Hàn Quốc) hỗ trợ về ngân sách marketing, công nghệ và
nghiên cứu sản phẩm.
Được bình chọn là sản phẩm có chất lượng cao từ 1997-2009.
Có nhiều nhà máy sản xuất với quy mô lớn.
Nguồn nhân lực dồi dào.
Ứng dụng được khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
Dây chuyền sản xuất hiện đại.
Vốn lớn.
Môn học: Quản lý Chiến lược GVGD: TS. Lê Thành Long
Chiến lược kinh doanh Công ty BIBICA 2013 – 2015 Trang 36/43
Điểm yếu:
Bánh kẹo không phải là nhu yếu phẩm, không phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của con
người, và cũng có rất nhiều sản phẩm khác để sử dụng thay thế, do đó sức mua của người
dân giảm tác động làm giảm doanh thu của Công ty.
Hàng năm Công ty phải nhập khẩu một số nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất như
bột mì, hương liệu, bột sữa…do vậy khi tỷ giá biến động kéo theo chí phí đầu vào thay đổi,
tác động lên kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Chưa khai thác hết được thị trường tiềm năng.
Công tác marketing chưa mạnh so với đối thủ cạnh tranh.
Công nghệ thiết bị nhìn chung vẫn còn ở mức trung bình.
Trình độ tay nghề chưa cao.
Giá hơi cao, khả năng cạnh tranh còn thấp.
Ma trận hình ảnh cạnh tranh:
Chọn 3 công ty tiêu biểu trong cùng lĩnh vực hoạt động và với sản phẩm cung cấp ra
thị trường đồng dạng. Nhóm dụng phương pháp chuyên gia để đánh giá xếp hạng cho mỗi
công ty với những tiêu chí đánh giá sau:
Bảng ma trận hình ảnh cạnh tranh
Nhận xét: Qua phân tích ma trận hình ảnh cạnh tranh chúng ta có thể thấy các chiến
lược của Bibica ứng phó tốt nhất đối với các yếu tố có vai trò thiết yếu cho sự thành công
như được biểu hiện bởi tổng số điểm quan trọng là 3.39.
Môn học: Quản lý Chiến lược GVGD: TS. Lê Thành Long
Chiến lược kinh doanh Công ty BIBICA 2013 – 2015 Trang 37/43
Phần 4: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CÔNG TY BIBICA
GIAI ĐOẠN 2013-2015
1. Ma trận SWOT:
ĐIỂM MẠNH- S
1. Thương hiệu Bibica được
chọn là thương hiệu mạnh
trong top 100 thương hiệu
mạnh tại Việt Nam& Được
bình chọn là sản phẩm có chất
lượng cao từ 1997-2009
2, Hệ thống phân phối của
công ty có nhiều nhà phân
phối.
3, Bibica được Công ty Lotte
(Hàn Quốc) hỗ trợ về ngân
sách marketing, công nghệ và
nghiên cứu sản phẩm.--> Vốn
lớn.
4, Có nhiều nhà máy sản xuất
với quy mô lớn.
5, Nguồn nhân lực dồi dào.
6, Ứng dụng được khoa học kĩ
thuật vào sản xuất--> Dây
chuyền sản xuất hiện đại.
ĐIỂM YẾU- W
1, Bánh kẹo không phải là
nhu yếu phẩm, không phục
vụ cho nhu cầu thiết yếu
của con người, và cũng có
rất nhiều sản phẩm khác để
sử dụng thay thế, do đó sức
mua của người dân giảm
tác động làm giảm doanh
thu của Công ty.
2, Hàng năm Công ty phải
nhập khẩu một số nguyên
vật liệu phục vụ cho sản
xuất như bột mì, hương
liệu, bột sữa…do vậy khi
tỷ giá biến động kéo theo
chí phí đầu vào thay đổi,
tác động lên kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh
của Công ty.
3, Chưa khai thác hết được
thị trường tiềm năng.
4, Công tác marketing
chưa mạnh so với đối thủ
cạnh tranh
5, Trình độ tay nghề chưa
cao.
6, Giá hơi cao, khả năng
cạnh tranh còn thấp.
7, Thiết kế bao bì sản phẩm
kém so với các đối thủ cạnh
tranh
8, Thời gian phát triển sản
phẩm mới là q
CƠ HỘI- O
1, Nhu cầu tiêu thụ nội địa
ngày càng tăng tạo điều kiện
cho công ty phát triển sản xuất
2, Tiềm năng thị trường lớn,
cơ hội mở rộng và chiếm lĩnh
thị phần
3, Cơ hội xuất khẩu ra nước
CÁC CHIẾN LƯỢC SO
1,Chiến lược thâm nhập thị
trường (S1, S2, O1,O2): tăng
thị phần
2,Chiến lược phát triển thị
trường (S2, S3, O3): phát
triển thị trường mới
3,Chiến lược phát triển sản
CÁC CHIẾN LƯỢC WO
1, Nâng cao năng lực
cạnh tranh(O1, O2, W1,
W4,W7): tăng cường
công tác Marketing và
công tác bán hàng để
tăng sản lượng tiêu thụ
2, Đầu tư thiết bị mới
Môn học: Quản lý Chiến lược GVGD: TS. Lê Thành Long
Chiến lược kinh doanh Công ty BIBICA 2013 – 2015 Trang 38/43
ngoài khi Việt Nam đã gia
nhập WTO
4, Cơ hội được đổi mới công
nghệ
phẩm (S5, S6, O4): cải tiến
sản phẩm (chất lượng, mẫu
mã…) hiện có để tăng cường
uy tín thương hiệu
(chiều sâu) (O4, W6) để
tăng năng suất góp phần
giảm giá thành sản phẩm
3, Chiến lược cải tiến sản
phẩm (W1, O4,W8) đáp
ứng tối đa nhu cầu của
người tiêu dùng, nên tiến
hành thuê phía bên ngoài
phát triển sản phẩm mới,
dùng đội ngũ nghiên cứu
để cải tiến sản phẩm
NGUY CƠ- T
1, Cạnh tranh khốc liệt hơn do
có nhiều đối thủ trên thị
trường Nguy cơ mất thị
phần trong nước trước các đối
thủ mạnh
2, Giá nguyên vật liệu nhập
khẩu ngày càng có xu hướng
tăng, những thay đổi về thông
tư, nghị định liên quan đến
nhập khẩu sẽ dễ gây tác động
trực tiếp đến nguồn nguyên
liệu đầu vào.
3, Nền kinh tế đang ở giai
đoạn khủng hoảng và thiếu ổn
định, các doanh nghiệp gặp
nhiều khó khăn về về sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm.
CÁC CHIẾN LƯỢC ST
1,Chiến lược tích hợp theo
chiều dọc về phía sau: sở
hữu/kiểm soát NCC (S3,T2)
bằng cách tận dụng lợi thế về
vốn lớn
2, Tăng cường công tác
nghiên cứu thị trường để
nắm bắt kịp thời các xu
hướng thị trường mới, giá cả,
thị hiếu khách hàng, cung
cầu…(S3, T3)
CÁC CHIẾN LƯỢC WT
1, Tăng cường quản trị
DN, quản lý tốt nguồn
nhân lực, giảm lao động
thủ công và nhân viên
năng lực kém. (T3, W6)
2, Chiến lược liên doanh
(T1, T3, W1, W6) nhằm
tăng khả năng cạnh
tranh với các đối thủ
Qua phân tích bảng trên đối với công ty BIBICA chúng ta nên tập trung vào chiến
lược “S/O” kết hợp điểm mạnh và cơ hội:
- Chiến lược thâm nhập thị trường (S1, S2, O1,O2): tăng thị phần
- Chiến lược phát triển thị trường (S2, S3, O3): phát triển thị trường mới
- Chiến lược phát triển sản phẩm (S5, S6, O4): cải tiến sản phẩm (chất lượng, mẫu
mã…) hiện có để tăng cường uy tín thương hiệu
2. Đề xuất chiến lượt kinh doanh và phát triển đối với công ty BIBICA giai đoạn
2013-2015:
2.1. Chiến lược sản phẩm:
Đầu tư phát triển chất lượng các sản phẩm hiện có để chiếm lĩnh thị trường, tăng
doanh thu, hiệu quả. Từng bước đầu tư phát triển thêm các sản phẩm mới nhằm thực hiện
đa dạng hóa sản phẩm, tạo ra sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh, thu hút toàn bộ thị phần,
chiếm lĩnh thị trường.
Môn học: Quản lý Chiến lược GVGD: TS. Lê Thành Long
Chiến lược kinh doanh Công ty BIBICA 2013 – 2015 Trang 39/43
2.1.1. Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm thông qua đẩy mạnh hoạt động R&D
Với tầm nhìn là trở thành 1 thương hiệu mạnh trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh bánh
kẹo đứng đầu trong nước và sứ mệnh không ngừng sáng tạo sản phẩm thì các chiến lược về
sản phẩm tốt là cực kỳ quan trọng đối với BIBICA. Bằng việc phát triển nhiều dòng sản
phẩm mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước khi đời sống vật
chất và tinh thần được nâng cao. Chiến lược khác biệt hóa là một trong những chiến lược
trọng tâm để cạnh tranh với ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường đặc biệt là từ
các sản phẩm nhập ngoại mới mẫu mã và chất lượng khá tốt.
Các chiến lược về sản phẩm bao gồm việc BIBICA đang không ngừng nỗ lực cơ cấu
lại danh mục các loại sản phẩm, phát triển các dòng sản phẩm cao cấp dưới sự giúp đỡ của
đối tác là Lotte. Chiến lược này gồm có việc cắt giảm các nhãn hàng hiệu quả thấp, phát
triển các dòng sản phẩm cao cấp với thiết kế bao bì đẹp mắt, chất lượng sản phẩm cao và ý
tưởng độc đáo phù hợp với từng dòng bánh.
2.1.2. Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm
Một trong các dòng bánh tiêu biểu của BIBICA theo xu hướng cao cấp là dòng bánh
bông lan cao cấp Hura Deli tung ra thị trường vào quý 3 năm 2009. (dòng bánh trung thu
cao cấp với thiết kế sang trọng đánh đúng thị hiếu của khách hàng về nhu cầu thể hiện bản
thân. Hiện nay, dòng bánh trung thu cao cấp của BIBICA đang bước đầu được biết đến và
chấp nhận từ khách hàng.)[ trong hai năm theo dòng sản phẩm này thì công không giành
được thị trường gì với Kinh Đô do sản phẩm không có gì khác biệt lắm về chất lượng đối
với đối thủ, quảng cáo không thu hút khách hàng như Kinh đô, như trong 2010-2012 slogan
Kinh Đô rất hấp dẫn”thấy tết là thấy Kinh Đô”, bao bì phía ngoài không đẹp hơn đối thủ]
Trong phân khúc bánh kẹo cao cấp hiện nay, BIBICA đang phải đối đầu với đối thủ rất
mạnh là Kinh Đô. Kinh Đô hiện nay đã có chỗ đứng nhất định nhờ vào đầu tư cho phát triển
sản phẩm bằng các dòng sản phẩm cao cấp đặc biệt là các dòng bánh cracker AFC, bánh
trung thu cao cấp của Kinh Đô hiện nay đang được ưu chuộng bởi sự sang trọng, tinh tế thể
hiện được đẳng cấp của khách hàng . BIBICA muốn chiếm được thị phần trong phân khúc
hấp dẫn này cần đầu tư vào việc khác biệt hóa sản phẩm để vượt lên chiếm lấy thị phần hiện
nay của các đối thủ lớn như Kinh Đô…. Hiện này công ty đang cải tiến sản phẩm bánh
bông lan cuốn mini swissroll thành sản phẩm bánh kẹo cao cấp, đây là sản phẩm mới ra đời
của công ty vào quý 4 năm 2010, đây là sản phẩm đang có thị phẩn tăng trưởng trong thị
trường bánh bông lan kem giúp công ty chiếm thị phần bánh bông lan lớn hơn Solite của
Kinh Đô và Salsa của Hữu Nghị
Đầu tư vào chiến lược sản phẩm đi đôi với việc đầu tư vào R&D và tiếp thị nhằm phát
triển các dòng bánh kẹo cao cấp và tìm được chỗ đứng trong phân khúc thị trường này.
2.2. Chiến lược thị trường:
Tiếp tục thâm nhập thị trường truyền thống, tăng cường công tác nghiên cứu, khảo sát
thị trường mới (thị trường xuất khẩu)
Mục tiêu chung của công ty là mở rộng qua mô và mạng lưới phân phối trong nước
cũng như xuất khẩu thì các chiến lược thị trường cũng phải phù hợp để đáp ứng nhu cầu
này.
2.2.1. Chiến lược thâm nhập thị trường
Tiếp tục chiến lược thâm nhập thị trường thông qua các dòng sản phẩm đa dạng hơn
tạo nhiều lựa chọn cho khách hàng, tăng doanh thu tại phân khúc khách hàng hiện tại.
Môn học: Quản lý Chiến lược GVGD: TS. Lê Thành Long
Chiến lược kinh doanh Công ty BIBICA 2013 – 2015 Trang 40/43
Để triển khai chiến lược thập nhập thị trường thì hiện nay BIBICA đang mở rộng các hệ
thống phân phối từ các tỉnh thành tập trung đông dân cư đến tận các vùng nông thôn miền
núi . M ạng lưới phân phối đang hướng đến 2 kênh chính:
+ Nhà sản xuất nhà bán sĩ nhà bán lẻ người tiêu dùng
+ Nhà sản xuất đại lý nhà bán lẻ người tiêu dùng.
Hỗ trợ cho chiến lược thâm nhập thị trường hiện nay, BIBICA nên đầu tư thêm vào
các chiến lược quảng bá sản phẩm và thương hiệu của mình. So với Kinh Đô, các chiến
lược về chiêu thị của BIBICA vẫn còn yếu so với đối thủ, chưa hỗ trợ đủ cho việc đưa hình
ảnh của sản phẩm và thương hiệu BIBICA đến với khách hàng. Bộ phận Sales và
Marketing của BIBICA nên quan tâm hơn đến chiến lược này để cùng hỗ trợ nhà phân phối
trong việc tiêu thụ sản phẩm, thông qua chiến lược đẩy dành cho nhà cung cấp bằng chiết
khấu cho nhà cung cấp, thông qua chiến lược kéo khách hàng bằng các hoạt động quảng
cáo, khuyến mãi…
2.2.2. Chiến lược phát triển thị trường
Cùng với chiến lược thâm nhập thị trường là phát triển thị trường mới nhằm thực hiện
mục tiêu mở rộng việc xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài. Với sự hỗ trợ của đối
tác đầu từ là Lotte, một trong những công ty sản xuất bánh kẹo hàng đầu Châu Á, BIBICA
có thể tận dụng vốn đầu tư, lợi thế về kinh nghiệm trên thị trường Châu Á để mở rộng thị
trường hiện tại,tăng hiệu quả trong hướng phát triển mở rộng thị trường ra ngoài nước.
Các chiến lược của BIBICA là tổng hòa của chiến lược thâm nhập thị trường, phát triển thị
trường và chiến lược cải tiến sản phẩm nhằm đạt được mục tiêu đề ra là tăng doanh số tại
thị trường hiện tại, mở rộng thị trường xuất khẩu thông qua chiến lược cải tiến chất lượng
mẫu mã sản phẩm tăng sự thu hút đối với khách hàng và cạnh tranh với đối thủ…
2.3. Chiến lược tài chính:
Tiếp tục xây dựng thương hiệu BIBICA. Dựa vào thương hiệu mạnh để huy động vốn:
Kêu gọi cán bộ, công nhân viên, đối tác chiến lược.
2.3.1. Thu hút nguồn vốn từ các nhà đầu tư dựa trên thế mạnh về thương hiệu và hiệu quả
đầu tư:
Thương hiệu BIBICA ngày càng được sự tin tưởng của đối tượng khách hàng trong
nước. Mặc dù hiện nay, có khá nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh đối đầu trực tiếp trong lĩnh
vực này như Kinh Đô, Hữu Nghị, Hải Hà nhưng BIBICA vẫn khẳng định được chỗ đứng
của mình trong lòng khách hàng dựa vào sự đầu tư đổi mới mẫu mã và chất lượng sản phẩm
kèm theo các chiến lược về chiêu thị. Đ ây là 1 trong những nền tảng tốt tạo sự tin tưởng của
các nhà đầu tư vào công ty. Hiện nay chiến lược tài chính của công ty có thể tập trung vào
việc thu hút các nguồn vốn như vốn đầu tư từ đối tác Lotte, từ phát hành cổ phiếu hoặc huy
động vốn từ ngân hàng. Tuy nhiên với tình hình suy thoái kinh tế hiện nay, các nhà đầu tư
đều e ngại hơn với việc cho vay vốn, ngoài ra tình hình suy thoái kinh tế cũng làm người
dân cắt giảm các chi phí không thiết yếu như mua bánh kẹo…ảnh hưởng đến doanh thu của
BIBICA. Vì vậy để vượt qua khủng hoảng và hướng tới mục tiêu của công ty, BIBICA cần
đánh giá lại hiệu quả của các hoạt động đầu tư nhằm loại bỏ các dòng sản phẩm bánh kẹo
không mang lại doanh thu và lợi nhuận cao, tập trung vào đầu tư các dòng sản phẩm có lợi
nhuận doanh thu cao hoặc có tiềm năng phát triển tốt để tạo niềm tin nơi các nhà đầu tư.
Hiện nay, việc huy động vốn từ ngân hàng và nhà đầu tư cổ phiếu là rất khó khăn do
sự mất niềm tin của nhà đầu tư cổ phiểu cũng như những khó khăn trong việc vay và giải
Môn học: Quản lý Chiến lược GVGD: TS. Lê Thành Long
Chiến lược kinh doanh Công ty BIBICA 2013 – 2015 Trang 41/43
ngân vốn vay từ ngân hàng. Vì vậy, đối với Lotte là 1 đối tác chiến lược và là 1 trong những
nhà sản xuất bánh kẹo hàng đầu Châu Á với tiềm lực về tài chính khá vững chắc, nếu
BIBICA có thể tận dụng được nguồn vốn này để phát triển các chiến lược sản phẩm, phát
triển thị trường ra nước ngoài, qua đó tạo những bước tiến vững chắc để xây dựng thương
hiệu và tiến tới trở thành người đi đầu trong lĩnh vực sản xuất bánh kẹo.
2.3.2. Quản lý tài sản, nguồn vốn và hiệu quả đầu tư, tái đầu tư
Với tình hình hiện nay, việc thu hút vốn đầu tư là cực kỳ khó khăn vì vậy sử dụng
nguồn vốn sẵn có 1 cách hiệu quả, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động đầu tư và tài đầu tư là
nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của các nhà quản trị của BIBICA.
2.3.3. Đầu tư hiệu quả đi đôi với tiết kiệm và cắt giảm các chi phí không cần thiết để vượt
qua khó khăn của tình hình khủng hoảng kinh tế:
Đi đôi với việc thu hút vốn đầu tư và đầu tư có hiệu quả là các chiến lược về chi phí.
Đầu tư mới đi đôi với việc các giảm các hệ thống sản xuất không còn hiệu quả, tái cơ cấu
bộ máy sản xuất, quản lý và quy trình thực hiện công việc hướng tới hợp lý hóa giảm chi
phí không cần thiết phát sinh trong quá trình vận hành toàn công ty. Đầu tư có hiệu quả có
trọng điểm và cắt giảm chi phí không phù hợp là một trong những yếu tố giúp công ty vượt
qua khó khăn của tình hình khủng hoảng mà vẫn tiếp tục đi đúng hướng tới mục tiêu chung
đề ra của toàn công ty trong những năm sắp tới.
2.4. Chiến lược con người:
Thực hiện ngay công tác quản trị nguồn nhân lực, đào tạo đội ngũ công nhân chuyên
nghiệp yêu nghề, tìm ra đội ngũ quản lý phù hợp, giỏi chuyên môn, có đạo đức và tuyệt đối
trung thành với công ty.
2.4.1. Tập trung cho việc đào tạo đội ngũ nghiên cứu và phát triển
Chiến lược về con người là một trong những chiến lược trọng tâm đối với việc phát
triển lâu dài của tất cả các công ty trong đó có BIBICA.
Để thực hiện tất cả các chiến lược về sản phẩm về tài chính thì nhân tố con người là
cực kỳ quan trọng. Với mong muốn đi đầu trong ngành sản xuất bánh kẹo thông qua chiến
lược khác biệt hóa sản phẩm thì BIBICA cần chú trọng đầu tư cho bộ phận nghiên cứu và
phát triển. Trong đó, đào tạo nguồn nhân lực có đầy đủ kiến thức, khả năng sáng tạo là rất
cần thiết để tạo nên được bộ phận nghiên cứu và phát triển vững mạnh.
2.4.2. Nâng cao hiệu quả của nhà quản lý các cấp
Đầu tư máy móc, công nghệ, chiêu thị, quảng cáo và các hoạt động khác chỉ đạt được
hiệu quả tốt khi có hệ thống quản lý giỏi. Để tạo lợi thế cạnh tranh cho mình việc đào tạo
đội ngũ cán bộ quản lý giỏi, có tầm nhìn chiến lược là cực kỳ quan trọng vì họ chính là
người đi đầu trong xây dựng chiến lược và kiểm soát quá trình thực hiện chiến lược của
công ty.
2.4.3. Hướng tới xây dựng văn hóa khuyến khích sự sáng tạo, coi trọng nhân tài
Với định hướng luôn luôn không ngừng phát triển và cải tiến sản phẩm, việc xây dựng
văn hóa công ty hướng đến tôn trọng sự sáng tạo, tôn trọng và đánh giá được tài năng và
công hiến của người lao động để có thể đào tạo và bồi dưỡng họ trở thành những nhà lãnh
đạo của công ty nên được BIBICA quan tâm và chú trọng.
3. Một số vấn đề trước mắt cho việc xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh.
Môn học: Quản lý Chiến lược GVGD: TS. Lê Thành Long
Chiến lược kinh doanh Công ty BIBICA 2013 – 2015 Trang 42/43
3.1. Để thực hiện các chiến lược trên, việc đầu tiên bộ phận tiếp thị cần làm tốt hơn
nữa công tác khảo sát vùng hậu phương, nghiên cứu khách hàng, các đối thủ cạnh tranh và
các dịch vụ thay thế nhằm phân tích toàn diện thị trường, đưa ra các nhân tố ảnh hưởng, các
chính sách marketing phù hợp. Bộ phận bán hàng tiến hành công tác dự báo số lượng/
chủng loại sản phẩm tiêu thụ trong giai đoạn 2013- 2015. Ngoài ra cần có sự phối hợp giữa
các khảo sát, dự báo thị hiếu của khách hàng của bộ phận bán hàng và tiếp thị với bộ phận
nghiên cứu và phát triển nhằm đảm bảo sản phẩm mới được đầu tư sẽ có cơ hội được khách
hàng đón nhận và tạo được doanh số ấn tượng đối với dòng sản phẩm mới. Qua đó giúp cho
BIBICA nâng cao hình ảnh và thương hiệu của mình đối với khách hàng cũng như tạo niềm
tin cho các đối tác và nhà đầu tư.
Bộ phận bán hàng cũng cần tận dụng các kinh nghiệm của đối tác Lotte để xây dựng chiến
lược phát triển thị trường phù hợp mà trước mắt là đối với thị trường Đông Nam Á.
3.2. Căn cứ kế hoạch bán hàng giai đoạn 2013- 2015, trên cơ sở môi trường kinh
doanh đã phân tích, các phòng ban chức năng tiến hành xây dựng kế hoạch dài hạn: Kế
hoạch nguồn nhân lực, kế hoạch đầu tư phát triển, kế hoạch tài chính …các phòng cần đưa
ra các giải pháp, chính sách cụ thể nhằm thực hiện mục tiêu mà chức năng nhiệm vụ được
giao trong giai đoạn 2013- 2015
3.3. Trong môi trường nội bộ, hoạt động của các bộ phận chức năng phải hướng về
mục tiêu, có như vậy thì Chiến lược kinh doanh giai đoạn 2013- 2015 mới trở thành hiện
thực. Đối mặt với những khó khăn từ nên kinh tế, để toàn thể công ty có thể đạt được mục
tiêu đề ra cần phải có sự hỗ trợ và động viên phù hợp từ các cấp quản lý và nhà lãnh đạo
của BIBICA. Xây dựng văn hóa mạnh đề cao sự đoàn kết, sáng tạo, tôn trọng người tài
cũng là một trong những điểm công ty cần chú trọng để tạo nên sức mạnh tập thể cùng vượt
quá khó khăn hướng tới mục tiêu chung của toàn thể công ty.
3.3. Vấn đề văn hóa doanh nghiệp, đạo đức kinh doanh cũng phải được BIBICA quan
tâm xây dựng nhằm tạo ra môi trường làm việc bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, mọi người có
cơ hội làm việc như nhau và hợp tác trong công việc. Lãnh đạo các cấp lắng nghe ý kiến
cấp dưới, phát huy sáng kiến, sáng tạo, cấp dưới phục tùng cấp trên và cũng là người người
nghĩ thay, làm thay cấp trên trực tiếp. Tạo dựng tinh thần đồng nghiệp, các lợi ích hài hòa,
một không khí nồng ấm, lan tỏa làm cho mọi thành viên gắn bó với công ty không chỉ tiền
lương mà hưởng lợi từ các giá trị của văn hóa DN.
4. Kết luận:
- Với xu thế toàn cầu hóa, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các đối thủ trong nước
và các đối thủ nước ngoài cộng thêm những khó khăn đến từ nền kinh tế, để đứng
vững và phát triển đòi hòi sự nỗ lực không ngừng của toàn thể nhân viên BIBICA.
Sự nỗ lực cùng với tầm nhìn chiến lược đúng đắn, thực hiện theo mục tiêu đề ra
nhưng có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế chính là chìa khóa dẫn
đến thành công cho BIBICA.
- BIBICA là một doanh nghiệp đã khẳng định thương hiệu vững chắc tại thị trưòng
bánh kẹo trong nước .Với chiến lược phát triển rõ ràng với hàng loạt dự án lớn đã
và đang triển khai sẽ là lực đẩy cho quá trình tăng trưởng và phát triển của BBC
trong tương lai .Đặc biệt ,với việc kí kết hợp đồng hợp tác chiến lược với công ty
Lotte Hàn quốc là một bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển của Công
ty, mở ra cơ hội rất lớn trong việc đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh,hướng đến
mục tiêu trở thành Công ty dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất bánh kẹo tại Việt Nam.
Môn học: Quản lý Chiến lược GVGD: TS. Lê Thành Long
Chiến lược kinh doanh Công ty BIBICA 2013 – 2015 Trang 43/43
- Để M ô hình chiến lược kinh doanh phát triển BIBICA giai đoạn 2013- 2015 thành
hiện thực thì vai trò tổ chức thực hiện rất quan trọng, từ quản trị cấp cao đến cấp cơ
sở phải có chương trình hành động hướng đến hoàn thành mục tiêu nhiệm vụ được
giao. Nếu khâu tổ chức thực hiện yếu kém thì công tác hoạch định dù hay đến mấy
cũng chỉ có ý nghĩa trên lý thuyết.
------------------oOo----------------
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhom_1_cong_ty_bibica_7306.pdf