MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Được xác định là một ngành rất quan trọng trong phát triển kinh tế của Việt Nam, trong thời gian qua, ngành công nghiệp ô tô đã nhận được nhiều ưu đãi của Chính phủ. Các chính sách và giải pháp hỗ trợ cũng đã được đưa ra, trong đó, không thể không kể đến các chính sách bảo hộ hết sức mạnh mẽ và kéo dài.
Bảo hộ là không thể tránh khỏi khi các nước xây dựng một ngành công nghiệp non trẻ.
Tuy nhiên, cho đến nay, các chính sách bảo hộ của Việt Nam vẫn chưa khẳng định được vai trò của mình trong mục tiêu phát triển ngành công nghiệp ô tô trong khi xã hội lại đang phải gánh chịu những chi phí rất lớn để đánh đổi cho mục tiêu này. Rõ ràng, việc đánh giá lại một cách đúng đắn hiệu quả của bảo hộ đối với ngành công nghiệp ô tô trong thời gian qua để từ đó xây
dựng một chính sách bảo hộ hợp lý sẽ là rất quan trọng. Nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Xây dựng chính sách bảo hộ ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế”.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam với lịch sử phát triển gần hai mươi năm qua, được xác định là lĩnh vực quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước và luôn là trọng tâm của những chính sách ưu đãi, bảo hộ từ phía Chính phủ. Với tính chất quan trọng như vậy, đây là đề tài thu hút sự chú ý của nhiều học giả trong và ngoài nước. Có rất nhiều bài nghiên
cứu về tác động của những chính sách bảo hộ của Chính phủ đồng thời đề xuất những hướng đi mới cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Một số bài nghiên cứu có giá trị cao là: Timothy J. Sturgeon với “The automotive industry in Vietnam: prospects for development in a globalizing economy” viết năm 1998 là một bài nghiên cứu khá toàn diện và sâu sắc với các khuyến nghị rất hợp lý và có ý nghĩa ngay tại thời điểm này như: phát triển hạ tầng giao thông, xây dựng một cơ chế chính sách ổn định và minh bạch, thiết lập chuỗi cung ứng và tăng cường hợp tác quốc tế. Tuy nhiên, do được viết vào năm 1998 nên bài nghiên cứu đã không lường trước được các thay đổi chính sách cũng như nhiều vấn đề phát sinh đối với ngành công nghiệp ô tô đến nay.
Các bài nghiên cứu của Kenichi Ohno ( Nhật Bản) như “Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, Những việc cần làm để triển khai thực hiện Quy hoạch ngành” ( viết chung với Mai Thế Cường năm 2004) và “Xây dựng ngành công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam” năm 2007, . là những bài viết rất sắc sảo, thể hiện những đánh giá sâu sắc về ngành công nghiệp ô tô Việt Nam cùng những chia sẻ kinh nghiệm hữu ích. Tuy nhiên, sự thiếu phối hợp đồng bộ giữa các chính sách ở Việt Nam là nguyên nhân khiến các khuyến nghị của Kenichi Ohno chưa có ý nghĩa thực tiễn.
Nguyễn Bích Thủy với “Industrial policy as determinant localisation: the case of Vietnamese automobile industry” (năm 2008) cung cấp các số liệu điều tra thực tế về thực trạng nội địa hóa của các hãng xe tại Việt Nam. Bài nghiên cứu đi đến kết luận rằng chính sách của chính phủ, thị trường và công nghiệp hỗ trợ là ba yếu tố quyết định đến thành công của chính sách nội địa hóa. Do vậy, chỉ khi tác động vào 3 yếu tố này mới phá vỡ được sự yếu kém trong ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Tuy nhiên, trong phạm vi nhằm cung cấp các số liệu sơ cấp về tỷ lệ nội địa hóa và tìm kiếm nhân tố tác động mạnh nhất, bài viết chưa đưa ra các công cụ chính sách cụ thể.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm đưa ra các đề xuất cụ thể và khả thi trong việc hoạch định chính sách bảo hộ và phát triển ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chính sách bảo hộ đối với ngành công nghiệp ô tô.
Phạm vi nghiên cứu là các chính sách bảo hộ ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, từ khi ngành này ra đời (đầu những năm 90) cho đến nay (7/2010)
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là: phương pháp đối chiếu, so sánh, suy luận, kết hợp giữa phân tích định tính và định lượng, phương pháp phân tích, tổng hợp thông tin dựa trên điều tra thực tế và các tài liệu thu thập từ: sách, báo, các báo cáo kinh tế, các bài nghiên cứu và website.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo, tóm tắt nội dung đề tài nghiên cứu và phụ lục, đề tài gồm 3 phần chính:
Chương I: Lý thuyết về bảo hộ và kinh nghiệm bảo hộ ngành công nghiệp ô tô của Thái Lan và Trung Quốc
Chương II: Giới thiệu ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, các chính sách bảo hộ và tác động của bảo hộ
Chương III: Khuyến nghị các giải pháp hoàn thiện chính sách bảo hộ ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
98 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3921 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xây dựng chính sách bảo hộ ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
doanh nghiệp cần phải đánh giá một cách chân thực và chính xác điểm yếu
của mình. Nếu các doanh nghiệp có ý định lừa dối về khả năng sản xuất hay trình độ khoa học
của mình, khi bị phát hiện, khách hàng sẽ không bao giờ trở lại mua sản phẩm của họ nữa.
Cuối cùng, cam kết về chất lƣợng là điều không thể thiếu. Hầu hết các doanh nghiệp sản
xuất, đặc biệt là các doanh nghiệp nƣớc ngoài rất lo ngại về chất lƣợng, bởi chất lƣợng kém có
thể hủy hoại uy tín của họ trên thị trƣờng thế giới.
d. Phát triển nguồn nhân lực
Một trong số những yếu tố quan trọng cho sự phát triển lâu dài của ngành công nghiệp hỗ
trợ là nguồn lao động có trình độ cao. Để phát triển nguồn nhân lực, cần chú ý các vấn đề sau:
Thứ nhất, việc giáo dục đào tạo kĩ sƣ thực hành cần đƣợc tăng cƣờng ở các trƣờng phổ
thông, các trƣờng cao đẳng công nghiệp và các trƣờng đại học. Nhà nƣớc sẽ hỗ trợ kinh phí từ
nguồn vốn ngân sách hoặc vốn ODA cho các khoa chuyên ngành của trƣờng đại học và cao đẳng
để đào tạo nguồn lực cho ngành công nghiệp hỗ trợ, trƣớc hết là đổi mới trang thiết bị, chƣơng
trình đào tạo. Nhà nƣớc cũng lựa chọn một vài cơ sở đào tạo chính nhằm xúc tiến mạnh mẽ công
nghiệp hỗ trợ đồng thời ƣu đãi và tạo điều kiện gắn kết các cơ sở đào tạo với các hoạt động của
doanh nghiệp. Theo ý kiến của nhiều doanh nghiệp, các vị trí cơ bản nhƣng có nhu cầu cao trong
sản xuất là kỹ sƣ sản xuất, quản lý nhà máy cần đƣợc chú trọng.
Thứ hai, Chính phủ cần hỗ trợ các chƣơng trình đào tạo do các công ty tổ chức. Dự thảo
Quy hoạch tổng thể về Phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam năm 2007 đã đề xuất
mức hỗ trợ 50% các chi phí liên quan đến các hoạt động đào tạo của các công ty. Tuy nhiên,
Chính phủ cần làm rõ hơn các chi phí liên quan đến hoạt động đào tạo của các công ty bao gồm
những chi phí nào, liệu có phải tất cả các hoạt động đào tạo, kể cả nội bộ hay bên ngoài đều đƣợc
hỗ trợ hay không và dù hỗ trợ dƣới hình thức nào cũng nhất thiết phải minh bạch hóa [5, tr.14]
Thứ ba, bản thân doanh nghiệp phải tự chủ, sáng tạo trong việc đào tạo nguồn nhân lực
cho doanh nghiệp mình hơn nữa, chứ không chỉ trông chờ, ỷ lại vào những chính sách của Chính
phủ. Các doanh nghiệp có thể gửi lao động của mình sang nƣớc ngoài để đào tạo, phổ biến nhất
lxx
là sang Thái Lan, Malaysia và Nhật Bản, các khu vực có ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô phát triển
và thƣờng xuyên có những chƣơng trình hợp tác liên kết phát triển đào tạo với Việt Nam. Các
công ty có thể tự tổ chức những cuộc thị nội bộ, ví dụ nhƣ Thi kiểm tra chất lƣợng hoặc thi tay
nghề, để lao động cùng nhóm kinh doanh ở các nƣớc khác có thể tham gia thi; hoặc công ty cử
ngƣời sang tham gia các cuộc thi nhƣ vậy ở những nƣớc có nền công nghiệp hỗ trợ tiên tiến
Thứ tƣ, Chính phủ cần thành lập một hệ thống các khuyến khích và chứng nhận lao động
trình độ cao của Việt Nam. Có thể học tập kinh nghiệm này từ hệ thống Meister của Nhật Bản.
Nhật Bản đã có hệ thống ở cấp quốc gia, tỉnh/ thành phố và các công ty, các cấp này phối hợp với
nhau để khuyến khích lao động có trình độ kĩ thuật tốt ngày càng cải thiện chất lƣợng và họ đƣợc
xã hội thừa nhận. Ví dụ, một trong số các công ty hàng đầu của Nhật Bản có hệ thống nội bộ để
đánh giá trình độ lao động trong một số công đoạn. Các ứng cử viên tham gia quá trình đánh giá
do các bộ phận này đề xuất sẽ đƣợc phân loại theo thứ hạng A, B và C. Sau đó, công ty này sẽ
gửi những lao động đƣợc xếp hạng A đến các văn phòng chứng nhận lao động kĩ thuật cấp cao ở
trung ƣơng và địa phƣơng. Nếu những ngƣời này nhận đƣợc chứng nhận từ chính phủ, các công
ty này sẽ công nhận họ là Meister trong công ty và thƣởng 500.000 Yên (khoảng 4200 USD).
Công ty sẽ yêu cầu những lao động đó tham gia việc đào tạo lớp lao động kế cận trong vòng hai
năm [5, tr.15].
Thứ năm, cần khuyến khích các chƣơng trình đào tạo phối hợp giữa công ty có vốn đầu tƣ
nƣớc ngoài với các nhà cung cấp trong nƣớc. Các chƣơng trình này nhằm mục tiêu chuyển giao
kỹ thuật cho các công ty trong nƣớc, và cũng là tạo cơ hội để hai bên hiểu biết và làm việc với
nhau. Một trong những chƣơng trình thành công nhất mà Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm là
chƣơng trình đào tạo phối hợp ở Trung tâm Nâng cao Tay nghề Penang (PSDC) ở Malaysia. Tỉnh
Penang trở thành trung tâm công nghiệp điện, điện tử vào năm 1970 khi tiếp nhận nguồn FDI lớn,
tuy nhiên vào nửa cuối thập niên 1980, các doanh nghiệp FDI đã phải lâm vào hoàn cảnh khó
khăn do thiếu nguồn nhân lực chất lƣợng cao, khiến cho tiền lƣơng tăng vọt. Để đáp ứng nhu cầu
này, Chính phủ Malaysia đã thành lập PSDC vào năm 1989. Chính phủ cung cấp đất đai, một
khoản tiền trợ cấp cho việc xây dựng trụ sở và mua sắm trang thiết bị, còn các công ty FDI sẽ lo
các khoản còn lại. Điều đặc biệt ở PSDC là hệ thống quản lý trung tâm. Việc điều hành sẽ hoàn
toàn do các doanh nghiệp thành viên của PSDC, bao gồm các doanh nghiệp FDI và các doanh
nghiệp trong nƣớc quyết định, Chính phủ chỉ đóng vai trò hỗ trợ cho ban điều hành. Nhờ vậy,
trung tâm có thể điều chỉnh giáo trình cho phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp và tận dụng
lxxi
nguồn nhân lực của doanh nghiệp làm giảng viên. Họ là những ngƣời có khả năng chuyển giao
công nghệ mới nhất và kiến thức thực tế cho học viên.
Chƣơng trình đào tạo của Penang có thể chia làm hai loại chính: đào tạo cho kĩ sƣ đang
làm việc ở công ty tƣ nhân và chƣơng trình đào tạo cho những ngƣời chƣa có kĩ năng mới tốt
nghiệp từ trung học phổ thông hoặc đại học. Những ngƣời làm thuê ở công ty sẽ tham gia các
khóa học từ 1 ngày đến 4 tháng, học phí do công ty đó chi trả. Các công ty là thành viên của
PSDC sẽ đƣợc giảm giá. Chính phủ cũng có cơ chế hỗ trợ học phí cho các học viên. Ở Việt Nam
hiện tại chƣa có một trung tâm tƣơng tự, dù nhu cầu về lao động chất lƣợng cao trong các doanh
nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất linh kiện ô tô là rất lớn. Do vậy, tiền lƣơng cho lao
động chất lƣợng cao đã tăng vọt, và tình trạng nhảy việc diễn ra rất phổ biến. Chính phủ có thể
cân nhắc việc xây dựng một trung tâm nhƣ vậy, đào tạo nguồn nhân lực không chỉ ở lĩnh vực sản
xuất linh kiện ô tô, mà còn cả các lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử, xe máy, do đặc thù nguồn
nhân lực của các ngành này là tƣơng đối giống nhau.
e. Chính sách về khoa học công nghệ
Đối với bất kỳ ngành công nghiệp nào, khoa học công nghệ cũng đóng một vai trò quan
trọng. Đặc biệt đối với ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô thì khoa học công nghệ lại càng phải chú
trọng đến hơn. Với thực trạng trình độ sản xuất và khoa học công nghệ còn yếu kém nhƣ hiện
nay, việc phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam phải đƣơng đầu với rất nhiều khó khăn.
Do đó một trong những nhiệm vụ quan trọng đƣợc đặt là phải có chính sách về khoa học công
nghệ hợp lý với sự phối hợp của nhà nƣớc và bản thân các doanh nghiệp.
Thứ nhất, nhà nƣớc nên xem xét, hỗ trợ xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lƣợng sản
phẩm công nghiệp hỗ trợ phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế mà điều kiện Việt Nam có thể đáp ứng
đƣợc. Hệ thống công nghệ này ít nhất cũng phải ngang bằng với các nƣớc láng giềng ASEAN. Ví
dụ, Malaysia có JBE (Jabatan Bekalan Elektrik) và SIRIM (Standards Industrial Research
Institute), Thái Lan có TISI (Thai Industrial Standards Institute) nhƣ những tiêu chuẩn an toàn
của quốc gia. Việc không có tiêu chuẩn về an toàn và công nghệ nhƣ ở Việt Nam hiện nay đã cản
trở sự phát triển của công nghệ hỗ trợ. Nguyên nhân là do việc nhập khẩu thành phẩm công nghệ
thấp sẽ đánh bại và gây trở ngại cho các nhà lắp ráp trong nƣớc mở rộng kinh doanh vì nó làm
xói mòn thị trƣờng sản phẩm chất lƣợng cao do họ sản xuất. Hơn nữa các nhà cung cấp cũng sẽ
gặp khó khăn trong việc xây dựng tiêu chuẩn công nghệ cho riêng mình.
lxxii
Thứ hai, nhà nƣớc có thể hỗ trợ kinh phí cho hoạt động chuyển giao công nghệ của doanh
nghiệp, nhất là hoạt động chuyển giao công nghệ các sản phẩm hỗ trợ có công nghệ cao. Các hoạt
động sản xuất thử nghiệm sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ô tô, đầu tƣ phòng nghiên cứu thí
nghiệm, ứng dụng công nghệ tiên tiến của thế giới để sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong
nƣớc cũng sẽ đƣợc nhà nƣớc hỗ trợ. Các khoản hỗ trợ này có thể đƣợc trích ra từ nguồn ngân
sách của nhà nƣớc.
Thứ ba, bản thân các doanh nghiệp cũng phải chủ động học hỏi kinh nghiệm, tăng cƣờng
các hoạt động chuyển giao công nghệ giữa doanh nghiệp nƣớc ngoài với doanh nghiệp địa
phƣơng. Đồng thời cũng cần chủ động thực hiện các hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm và phát
triển các sản phẩm hỗ trợ, không nên trông chờ vào những hỗ trợ của chính phủ mới tiến hành
thực hiện.
f. Chính sách ưu đãi cơ sở hạ tầng
Muốn phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ cần phải có địa bàn hoạt động tƣơng đối rộng.
Trong đó, một trong những việc cần làm là phải thực hiện quy hoạch vùng công nghiệp sản xuất
phụ tùng linh kiện. Để làm đƣợc việc này, chính phủ cần phải có những chính sách ƣu đãi về đất
đai, các điều kiện cơ sở hạ tầng nhƣ đƣờng xá, điện, nƣớc... có thể đƣợc cụ thể hóa nhƣ sau:
Chính phủ phải ƣu tiên xem xét dành các quỹ đất cho các dự án phát triển các khu, cụm
sản xuất linh kiện hỗ trợ.
Xây dựng các công trình nguyên phụ liệu cho các nhà sản xuất linh kiện, đồng thời hỗ trợ
đầu tƣ xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở nhƣ đƣờng giao thông, hệ thống cấp thoát nƣớc, hệ
thống xử lý nƣớc thải phục vụ cho các dự án sản xuất công nghiệp hỗ trợ nằm ngoài các khu, cụm
công nghiệp hỗ trợ
Các dự án phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô cần đƣợc hƣởng mức ƣu đãi cao nhất về tiền
thuê đất và tiền thuê mặt nƣớc theo Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2005
của Chính phủ về tiền thuê mặt đất, mặt nƣớc. Chẳng hạn nhƣ đƣợc miễn giảm 50% tiền thuê đất
hoặc thuê mặt nƣớc; hoặc cũng có thể áp dụng mức giá thuê đất và thuê mặt nƣớc giảm chỉ bằng
50% so với mức giá hiện hành trên thị trƣờng đối với các dự án sản xuất linh kiện ô tô.
Thái Lan đã phải mất khoảng 15 năm để hình thành đƣợc ngành công nghiệp hỗ trợ lớn
mạnh nhƣ ngày nay. Việt Nam có thể rút ngắn một nửa khoảng thời gian này chỉ trong vòng 8
năm trƣớc khi cam kết với WTO và AFTA đƣợc thực hiện. Việc này không phải không làm đƣợc
lxxiii
nhƣng nó đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ các chính sách nêu trên cộng với những nỗ lực của bản
thân các doanh nghiệp và các cơ quan chức năng.
3.2.4. Xây dựng cơ sở hạ tầng và giải quyết vấn đề bãi đỗ xe
Nhu cầu sử dụng xe ô tô, đặc biệt là tại các thành phố lớn đang ngày một tăng lên. Do
vậy, việc cần làm ngay trƣớc mắt là xây dựng các bãi đỗ xe và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng
giao thông. Đƣơng nhiên, việc xây dựng cơ sở hạ tầng đủ đáp ứng nhu cầu đi lại tại các thành phố
lớn không đơn giản, đặc biệt tại các khu dân cƣ đông đúc nhƣ Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, ...
Quy hoạch phát triển hạ tầng giao thông tại các thành phố lớn ở Việt Nam từ nay đến
2020 đã đƣợc triển khai thực hiện, trong đó có tính toán đến số lƣợng các phƣơng tiện giao thông
gia tăng, đặc biệt là ô tô. Tuy nhiên, quy hoạch và quản lý bãi đỗ xe còn chƣa đồng bộ. Do vậy,
trong phần này, tác giả tổng kết kinh nghiệm quản lý việc đỗ xe tại các đô thị đông nhất trên thế
giới có thể áp dụng tại Việt Nam (bảng 3.3)
Bảng 3.3: Các giải pháp tổ chức quản lý đỗ xe ở một số đô thị điển hình
Giải pháp Nội dung Đô thị áp dụng
Hạn chế đỗ xe
trên đƣờng phố
Quy định về việc đỗ xe trên đƣờng phố: cho
phép đỗ xe trên đƣờng phố đối với một vài
đối tƣợng, khu vực xếp dỡ hàng, hạn chế thời
gian đỗ xe, các điều khoản ƣu đãi đối với các
phƣơng tiện sử dụng chung
Besanco, Geneva.
Gothenbung, London,
Madison, Washington DC,
Singapore, Nottingham,
Ottawa, Nagoya
Thu phí đỗ xe
trên đƣờng phố
theo mức độ sử
dụng
Một giải pháp điển hình sử dụng để quản lý
đỗ xe trên đƣờng phố bằng cách cài đặt đồng
hồ tính tiền để thu phí đỗ xe theo mức độ sử
dụng
Washington DC,
Gothenbung, London,
Singapore, Nottingham,
Paris, Copenhagen
Quản lý đỗ xe
bằng cách tạo
thuận lợi hoặc
gây cản trở trong
khu vực buôn
bán trung tâm
Ƣu tiên đối với những ngƣời đỗ xe thời gian
ngắn. Đối với cƣ dân ở khu vực trung tâm
nên có những dịch vụ đỗ xe ở ngay gần đó.
Đối với những trƣờng hợp có nhu cầu đỗ xe
xa, chẳng hạn đối với những ngƣời làm việc
ở khu vực trung tâm phải đƣợc cung cấp dịch
vụ đỗ xe ở khu vực vòng ngoài của khu vực
buôn bán trung tâm
Copenhagen, Munich,
Groningen, Delft,
Uppsala, London
lxxiv
Hạn chế đỗ xe
tại khu vực cƣ
dân
Hạn chế đỗ xe trên đƣờng phố để giảm tai
nạn giao thông, đặc biệt là khu vực cƣ dân
Washington DC,
Cambridge, Arlington
Phí đỗ xe khác
nhau
Các phí đỗ xe khác nhau với từng thời kì và
các khu vực
Singapore, Munich,
Gothenburg, London,
Madison, Nottingham,
Ottawa, Portland
Đỗ xe và chuyển
sang vận tải hành
khách công cộng
Cung cấp các dịch vụ đỗ xe thuận lợi phía
ngoài khu buôn bán trung tâm để hành khách
có thể đỗ xe và chuyển sang phƣơng thức
vận tải hành khách công cộng
Connecticut, San
Francisco
Thuế đỗ xe
Áp dụng thuế đỗ xe toàn bộ đối với thành
phố, đối với tất cả các dịch vụ đỗ xe và thay
đổi theo từng khu vực, thời kì
San Francisco
Quản lý phí đỗ
xe với ô tô cá
nhân
Quản lý phí đỗ xe cá nhân. Quản lý nhu cầu
và các nguồn cung cấp dịch vụ đỗ xe Singapore, Seoul
Hạn chế đỗ xe
bằng cách sử
dụng các chặn
bánh xe
Sử dụng kẹp kim loại ngăn cản xe cá nhân
vào các khu vực cấm đỗ xe Jerusalem, Tel Aviv,
Amsterdam, Bangkok
Đỗ xe từ xa
Tổ chức chạy xe buýt liên tục và thuận lợi
giữa các khu vực đỗ xe ở xa nhau để giải
quyết vấn đề đỗ xe và giảm chuyến đi bằng
phƣơng tiện cá nhân
Evanston, Illinois,
Berkeley, Singapore
Sử dụng phƣơng
tiện chung
Cung cấp không gian đỗ xe miễn phí đối với
những lái xe có bằng lái phƣơng tiện chung
Portland, Bellevue
lxxv
Quản lý các khu
vực đỗ xe đối
với ô tô cá nhân
tại khu vực buôn
bán trung tâm
Khuyến khích sử dụng vận tải hành khách
công cộng qua việc quản lý số lƣợng đỗ xe,
giới hạn tỉ lệ đỗ xe nhất định, cấm xây dựng
các công trình không có không gian đỗ xe Portland, Bellevue
Đỗ xe ổn định
(vé tháng)
Cung cấp dịch vụ đỗ xe ổn định (vé tháng)
cho các ô tô, xe thƣơng mại dùng chung và
các dịch vụ chuyển tải từ ô tô cá nhân sang
vận tải hành khách công cộng
Kansan City
Hạn chế đỗ xe
tại khuôn viên
Hạn chế đỗ xe qua việc tăng chi phí đỗ xe,
giới hạn đỗ, khuyến khích sử dụng các dịch
vụ chuyển tại các trƣờng học, công sở
Amhert, Berkeley
Bãi bỏ giới hạn
phí đỗ xe
Bỏ quy định giới hạn phí đỗ xe để khuyến
khích phát triển điểm đỗ xe tƣ
Seoul
Giảm thuế đối
với các điểm đỗ
xe ô tô cá nhân
Giảm nhiều loại thuế và quy định thuận lợi
cho các điểm đỗ xe cá nhân
Seoul, Nagoya
3.2.5. Nâng cấp tiêu chuẩn môi trường đối với xe ô tô
Việt Nam hiện nay đang áp dụng tiêu chuẩn môi trƣờng Euro II đối với các loại xe nhập
khẩu và sử dụng tại Việt Nam. Tuy nhiên, tiêu chuẩn này đã quá lạc hậu trên thế giới. Hầu hết
các loại xe trên thế giới hiện nay đã đạt tiêu chuẩn Euro II, Euro III và khu vực châu Âu hiện nay
sử dụng tiêu chuẩn Euro IV. Tiêu chuẩn thấp đã không khuyến khích các nhà sản xuất đầu tƣ
công nghệ, đƣa kỹ thuật tiên tiến vào trong nƣớc và biến Việt Nam thành một nơi tiêu thụ công
nghệ lạc hậu. Đó cũng là thời cơ để xe cũ tràn vào Việt Nam bởi đa số xe sử dụng trong vòng 5
năm ở Mỹ, châu Âu đều đáp ứng Euro II, Euro III. Lƣợng xe nhập quá dễ đã tác động xấu tới
công nghệ xe hơi trong nƣớc, các hãng xe đi theo hƣớng nhập xe cũ mà không chú trọng tới sản
xuất. Do vậy, việc nâng cấp yêu cầu kỹ thuật với xe hơi là cần thiết để hạn chế mức độ ô nhiễm
môi trƣờng đồng thời nhập khẩu có chọn lọc, không biến Việt Nam trở thành “bãi rác công nghệ”
của thế giới.
lxxvi
3.3. KẾT LUẬN VỀ LỰA CHỌN CHÍNH SÁCH
Trong bài nghiên cứu này, tác giả xây dựng các chính sách quan trọng và cần thiết phải
thực hiện để có thể phát triển bền vững ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Trong đó, để cân bằng
lợi ích của ngƣời tiêu dùng, các nhà sản xuất và những ngƣời thứ ba, tác giả đã đề xuất các vấn
đề phải thực hiện và thời gian nên áp dụng. Tuy nhiên, một số vấn đề cần lƣu ý là:
Thứ nhất, bất kỳ một chính sách nào cũng đều không hoàn hảo và hàm chứa rủi ro.
Trong nhiều trƣờng hợp, một số chính sách sẽ đòi hỏi phải có sự đánh đổi lợi ích ngắn hạn giữa
các nhóm khác nhau trong nền kinh tế. Kịch bản thuế mà tác giả đã xây dựng ở trên đòi hỏi phải
tạm thời hy sinh lợi ích của ngƣời tiêu dùng. Thực tế, điều này vẫn có thể đƣợc chấp nhận nếu
sau đó Việt Nam xây dựng đƣợc ngành công nghiệp ô tô cho riêng mình. Rủi ro nằm ở chỗ, chính
phủ duy trì bảo hộ cao nhƣ vậy, nhƣng liệu doanh nghiệp có ỷ lại và ngành công nghiệp ô tô Việt
Nam có tiếp tục rơi vào tình trạng bế tắc nhƣ thời gian qua không? Do vậy, để giảm bớt rủi ro, sự
kiên quyết và dứt khoát của Chính phủ là điều kiện tiên quyết.
Thứ hai, không phải Chính phủ chỉ nên áp dụng các chính sách mà tác giả đã đƣa ra.
Trong phạm vi bài nghiên cứu này, tác giả đƣa ra những khuyến nghị cần thiết phải thực hiện
ngay trƣớc thời điểm năm 2018 và tùy từng thời điểm và hoàn cảnh cụ thể, các chính sách cũng
nên thay đổi linh hoạt để phù hợp với tình hình mới.
Thứ ba, việc lựa chọn bất kỳ một mục tiêu chính sách nào cũng sẽ có lợi ích và chi phí
riêng. Tuy nhiên, để hoàn thành mục tiêu nào cũng đều cần sự phối hợp đồng bộ, kiên quyết và
nỗ lực lớn của Chính phủ, các doanh nghiệp và các bộ ngành liên quan. Bên cạnh đó, cũng cần
một chế tài chặt chẽ hơn trong việc xử lý các doanh nghiệp không thực hiện đúng các cam kết với
Chính phủ để tránh những thất bại nhƣ thời gian qua trong ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.
lxxvii
KẾT LUẬN
Xây dựng chính sách bảo hộ hợp lý nhằm phát triển ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam
đòi hỏi một sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả của một tổ hợp các chính sách và biện pháp hỗ trợ.
Trên cơ sở mô tả các chính sách đã thực hiện tại Việt Nam, đánh giá các chính sách đó, phân tích
bài học kinh nghiệm của một số nƣớc thành công trên thế giới, đề tài đã đƣa ra một số đề xuất
chính sách cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong bối cảnh thời điểm phải thực hiện các
cam kết với khu vực và thế giới chỉ còn gần 8 năm. Sau thời điểm đó, việc bảo hộ và phát triển
ngành công nghiệp ô tô Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn thách thức hơn hiện tại rất nhiều. Các
kết quả cơ bản của đề tài bao gồm:
Một là, hệ thống hóa cơ sở lý luận về bảo hộ, các công cụ bảo hộ cũng nhƣ các lý lẽ của
bảo hộ. Đề tài cũng đã tổng kết đƣợc những kinh nghiệm của Trung Quốc và Thái Lan trong
việc bảo hộ ngành công nghiệp ô tô. Với Trung Quốc, đó là bài học về phát triển dòng xe chiến
lƣợc, xây dựng ngành công nghiệp hỗ trợ, xây dựng thƣơng hiệu và hệ thống bán hàng. Với Thái
Lan, đó là bài học về xây dựng một ngành công nghiệp hỗ trợ lớn mạnh, xác định cho mình một
mục tiêu rõ ràng và một phân khúc thị trƣờng hợp lý, thu hút đầu tƣ và chuyển giao công nghệ,
xây dựng bản kế hoạch tổng thể ngành công nghiệp ô tô.
Hai là, tổng kết các chính sách bảo hộ và phát triển ngành công nghiệp ô tô đã thực hiện
ở Việt Nam từ khi ngành này ra đời năm 1991 cho đến nay. Trên cơ sở phân tích cụ thể và tổng
quát, đề tài đã chỉ ra những thành tựu cũng nhƣ hạn chế cơ bản của các chính sách này.
Ba là, đề tài đã phân tích các cơ hội và thách thức mà ngành công nghiệp ô tô Việt Nam
sẽ phải đối diện trong thời gian tới. Trên cơ sở đó, đề tài đi đến kết luận rằng, chỉ khi phá vỡ
đƣợc vòng luẩn quẩn mà ngành công nghiệp ô tô đang gặp phải, Chính phủ mới có thể xây dựng
đƣợc hệ thống các chính sách phù hợp. Tác giả đã đề xuất các chính sách quan trọng và cần thiết
nhất mà Chính phủ cần thực hiện. Cuối cùng, tác giả khẳng định rằng, sự phối hợp đồng bộ và
nghiêm túc các chính sách là điều kiện tiên quyết để có thể phát triển bền vững ngành công
nghiệp ô tô Việt Nam.
Xây dựng chính sách bảo hộ và phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam là một vấn đề
phức tạp và không chỉ liên quan đến Chính phủ mà còn phụ thuộc vào nỗ lực của bản thân các
lxxviii
doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô hiện nay ở Việt Nam cũng nhƣ sự đồng thuận từ phía ngƣời
tiêu dùng. Trong phạm vi khả năng của mình, tác giả đã cố gắng phân tích từ cơ sở lý thuyết đến
thực tiễn để đƣa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm giải quyết các bế tắc và tranh cãi trong chính
sách phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Mặc dù đã cố gắng nhƣng những phân tích,
giải pháp và kiến nghị có thể chƣa đƣợc đầy đủ và hoàn hảo. Vì thế, tác giả đề tài rất mong nhận
đƣợc sự góp ý của các thầy cô và những ngƣời quan tâm đến lĩnh vực này nhằm hoàn thiện vấn
đề nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn.
lxxix
MỤC LỤC
Trang
Tóm tắt nội dung đề tài nghiên cứu [1]
Mục lục [2]
Danh mục các chữ viết tắt [4]
Danh mục các bảng, biểu, sơ đồ [5]
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ ii
CHƢƠNG I ............................................................................................................. v
LÝ THUYẾT VỀ BẢO HỘ VÀ KINH NGHIỆM BẢO HỘ NGÀNH CÔNG
NGHIỆP Ô TÔ CỦA THÁI LAN VÀ TRUNG QUỐC ................................................. v
1.1. LÝ THUYẾT VỀ BẢO HỘ ............................................................................. v
1.1.1. Khái niệm bảo hộ và các công cụ bảo hộ ...................................................... v
1.1.2. Đánh giá tác động của bảo hộ ......................................................................ix
1.1.3. Các lý lẽ của bảo hộ .................................................................................. xiii
1.2. KINH NGHIỆM BẢO HỘ CỦA THÁI LAN ............................................... xv
1.2.1. Các chính sách bảo hộ ngành công nghiệp ô tô của Thái Lan ...................xvi
1.2.2. Tác động đối với ngành công nghiệp ô tô Thái Lan ..................................xix
1.2.3. Bài học kinh nghiệm của Thái Lan ............................................................. xx
1.3. KINH NGHIỆM BẢO HỘ CỦA TRUNG QUỐC .................................. xxii
1.3.1. Các chính sách bảo hộ của Trung Quốc ................................................... xxii
1.3.2.Tác động của các chính sách ...................................................................... xxv
1.3.3. Bài học kinh nghiệm của Trung Quốc ................................................... xxvii
CHƢƠNG II ........................................................................................................ xxx
GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM, CÁC CHÍNH
SÁCH BẢO HỘ VÀ ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH ..................................................... xxx
2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM ................ xxx
2.1.1. Giới thiệu ngành công nghiệp ô tô Việt Nam ........................................... xxx
2.1.2. Lý do bảo hộ .......................................................................................... xxxiv
2.2. CÁC CHÍNH SÁCH BẢO HỘ ĐỐI VỚI NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ
VIỆT NAM .............................................................................................................. xxxvi
2.2.1. Các biện pháp thuế quan ....................................................................... xxxvi
2.2.2. Các biện pháp phi thuế quan ...................................................................... xli
lxxx
2.2.3. Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô ...........................................xlv
2.3. ĐÁNH GIÁ CÁC CHÍNH SÁCH BẢO HỘ ĐỐI VỚI NGÀNH CÔNG
NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA ......................................... xlix
2.3.1. Những thành tựu đạt đƣợc ........................................................................ xlix
2.3.2. Những tồn tại và hạn chế................................................................................l
CHƢƠNG III ........................................................................................................ lvi
KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH BẢO HỘ NGÀNH
CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP ..................... lvi
3.1. PHÂN TÍCH CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÀNH CÔNG NGHIỆP
Ô TÔ VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ TRONG THỜI GIAN TỚI ......................... lvi
3.1.1. Cơ hội ......................................................................................................... lvi
3.1.2 Thách thức .................................................................................................. lvii
3.2. KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH BẢO HỘ
NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP ...... lix
3.2.1. Chính sách thuế bảo hộ hợp lý .....................................................................lx
3.2.2. Tập trung phát triển dòng xe chiến lƣợc .................................................... lxi
3.2.3. Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ..........................................................lxv
3.2.4. Xây dựng cơ sở hạ tầng và giải quyết vấn đề bãi đỗ xe ......................... lxxiii
3.3. KẾT LUẬN VỀ LỰA CHỌN CHÍNH SÁCH ......................................... lxxvi
KẾT LUẬN ..................................................................................................... lxxvii
TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung nghiên cứu các chính sách bảo hộ đối với ngành công nghiệp ô tô đã và
đang thực hiện ở Việt Nam, đánh giá hiệu quả của các chính sách đó và khuyến nghị các giải
pháp để bảo hộ hợp lý và phát triển ngành này. Một số kết luận về chính sách mà đề tài rút ra là:
Thứ nhất, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam từ khi ra đời đã đƣợc bảo hộ bởi rất
nhiều công cụ thuế quan, phi thuế quan và các chính sách hỗ trợ khác. Tuy nhiên, đến
nay, sau gần 20 năm phát triển, công nghiệp ô tô Việt Nam mới chỉ dừng ở lắp ráp hoặc
sản xuất linh kiện hết sức đơn giản, tỷ lệ nội địa hóa thấp.
lxxxi
Căn cứ vào bản quy hoạch ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm
nhìn 2020, các chính sách bảo hộ có vẻ thành công nhất với dòng xe tải và xe bus nhƣng
gần nhƣ đã thất bại với các dòng xe còn lại, đặc biệt là xe du lịch.
Một đất nƣớc không thể phát triển ngành công nghiệp ô tô chỉ qua dòng xe tải, xe
bus vì sẽ đến lúc nhu cầu với các dòng xe này bão hòa. Do vậy, trong bài nghiên cứu này,
tác giả sẽ đề xuất các giải pháp để bảo hộ và phát triển dòng xe du lịch tại Việt Nam. Căn
cứ vào vòng luẩn quẩn mà ngành công nghiệp ô tô đang gặp phải, tác giả đề xuất các
chính sách cần thực hiện theo trình tự thời gian nhƣ sau: Xây dựng chính sách thuế bảo hộ
hợp lý; Lựa chọn dòng xe chiến lƣợc; phát triển công nghiệp hỗ trợ; quy hoạch và quản lý
bãi đỗ xe; nâng cấp tiêu chuẩn môi trƣờng của xe ô tô.
Cuối cùng, tác giả đi đến kết luận rằng, việc lựa chọn chính sách là vấn đề rất phức
tạp. Tuy nhiên, xác định một mục tiêu rõ ràng và thực hiện ngay các chính sách để đạt
đƣợc mục tiêu đó là cần thiết cho dù trong ngắn hạn có thể phải đánh đổi bằng lợi ích của
một nhóm nào đó trong xã hội. Việc này là cần thiết hơn là tranh cãi cho đến lúc Việt
Nam không đƣợc phép bảo hộ ngành này nữa.
MỤC LỤC
Trang
TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............................................ lxxx
MỤC LỤC ........................................................................................................ lxxxi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................ lxxxiii
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................... lxxxiv
DANH MỤC BIỂU ........................................................................................ lxxxvi
DANH MỤC SƠ ĐỒ ..................................................................................... lxxxvi
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... ii
lxxxii
CHƢƠNG I: LÝ THUYẾT VỀ BẢO HỘ VÀ KINH NGHIỆM BẢO HỘ
NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ CỦA THÁI LAN VÀ TRUNG QUỐC ................ v
1.1. LÝ THUYẾT VỀ BẢO HỘ ........................................................................... v
1.1.1. Khái niệm bảo hộ và các công cụ bảo hộ ....................................................... v
1.1.2. Đánh giá tác động của bảo hộ ........................................................................ix
1.1.3. Các lý lẽ của bảo hộ .................................................................................... xiii
1.2. KINH NGHIỆM BẢO HỘ CỦA THÁI LAN ................................................ xv
1.2.1. Các chính sách bảo hộ ngành công nghiệp ô tô của Thái Lan ....................xvi
1.2.2. Tác động đối với ngành công nghiệp ô tô Thái Lan ....................................xix
1.2.3. Bài học kinh nghiệm của Thái Lan ............................................................... xx
1.3. KINH NGHIỆM BẢO HỘ CỦA TRUNG QUỐC ................................. xxii
1.3.1. Các chính sách bảo hộ của Trung Quốc .................................................... xxii
1.3.2.Tác động của các chính sách ....................................................................... xxv
1.3.3. Bài học kinh nghiệm của Trung Quốc ..................................................... xxvii
CHƢƠNG II: GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM,
CÁC CHÍNH SÁCH BẢO HỘ VÀ ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH .......................... xxx
2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM .......... xxx
2.1.1. Giới thiệu ngành công nghiệp ô tô Việt Nam ............................................. xxx
2.1.2. Lý do bảo hộ ........................................................................................... xxxiv
2.2. CÁC CHÍNH SÁCH BẢO HỘ ĐỐI VỚI NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ
VIỆT NAM ............................................................................................................. xxxvi
2.2.1. Các biện pháp thuế quan ................................................................ xxxvi
2.2.2. Các biện pháp phi thuế quan ....................................................................... xli
2.2.3. Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô .............................................xlv
2.3. ĐÁNH GIÁ CÁC CHÍNH SÁCH BẢO HỘ ĐỐI VỚI NGÀNH CÔNG
NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA .................................... xlix
2.3.1. Những thành tựu đạt đƣợc ......................................................................... xlix
2.3.2. Những tồn tại và hạn chế .................................................................................l
CHƢƠNG III: KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH
BẢO HỘ NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI
NHẬP lvi
lxxxiii
3.1. PHÂN TÍCH CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÀNH CÔNG
NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ TRONG THỜI GIAN TỚI ......... lvi
3.1.1. Cơ hội .......................................................................................................... lvi
3.1.2 Thách thức ..................................................................................................... 58
3.2. KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH BẢO HỘ
NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP lix
3.2.1. Chính sách thuế bảo hộ hợp lý ......................................................................lx
3.2.2. Tập trung phát triển dòng xe chiến lƣợc ...................................................... lxi
3.2.3. Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ............................................................lxv
3.2.4. Xây dựng cơ sở hạ tầng và giải quyết vấn đề bãi đỗ xe .......................... lxxiii
3.2.5. Nâng cấp tiêu chuẩn môi trƣờng đối với xe ô tô…………………………...78
3.3. KẾT LUẬN VỀ LỰA CHỌN CHÍNH SÁCH ........................................... 79
KẾT LUẬN .................................................................................................... lxxvii
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
AFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
ASEAN Hiệp hội các nƣớc Đông Nam Á
CBU Nhập khẩu nguyên chiếc
CEPT Chƣơng trình ƣu đãi thuế quan có hiệu lực chung
CKD Nhập các cụm chi tiết linh kiện về lắp ráp, mức độ rời rạc cao hơn SKD
EU Liên minh châu Âu
FDI Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
IKD Nhập một phần linh kiện, bộ phận về lắp ráp tại nhà máy địa phƣơng.
MFN Nguyên tắc tối huệ quốc
MPV Xe đa dụng
lxxxiv
ODA Hỗ trợ phát triển chính thức
R&D Nghiên cứu và Phát triển
SKD Nhập các cụm bán tổng về lắp ráp
SUV Xe thể thao đa dụng
TTĐB Thuế Tiêu thụ đặc biệt
VAMA Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam
VAT Thuế giá trị gia tăng
WTO Tổ chức thƣơng mại thế giới
DANH MỤC BẢNG
SỐ THỨ TỰ TÊN BẢNG TRANG
Bảng 2.1
Tình hình nhập khẩu ô tô Việt Nam giai đoạn từ năm 2004
- 4/2010
33
Bảng 2.2 Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt 38
Bảng 2.3
Mức thuế trong AFTA và WTO cho bộ linh kiện CKD1
của xe chở khách
39
Bảng 2.4 Diễn biến thuế nhập khẩu CBU đánh vào xe chở khách 40
Bảng 2.5
Quy định về cấm nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng giai đoạn
2001-2005
43
Bảng 2.6 Hạn ngạch nhập khẩu ô tô Việt Nam đã áp dụng 44
Bảng 2.7 Tỷ lệ nội địa hóa mục tiêu đặt ra cho các năm 46
Bảng 2.8
Nhiệm vụ của từng doanh nghiệp trong quy hoạch phát
triển ngành công nghiệp ô tô
48
lxxxv
Bảng 2.9
Tỷ lệ nội địa hóa của các doanh nghiệp sản xuất xe tải và
xe bus
50
Bảng 2.10
Tỷ suất bảo hộ danh nghĩa (NPR) theo thời gian của xe con
nhập khẩu nguyên chiếc
53
Bảng 3.1 Hệ thống các chính sách khuyến nghị 61
Bảng 3.2 Thống kê lƣợng bán các loại xe trong năm 2009 và 2010 66
Bảng 3.3
Các giải pháp tổ chức quản lý đỗ xe ở một số đô thị điển
hình
76
lxxxvi
DANH MỤC BIỂU
SỐ THỨ TỰ TÊN BIỂU TRANG
Biểu đồ 1.1 Phân tích tác động của thuế quan nhập khẩu 09
Biểu đồ 1.2 Phân tích tác động của trợ cấp xuất khẩu 11
Biểu đồ 1.3 Xuất khẩu ô tô của Thái Lan giai đoạn 1996 – 2005 20
Biểu đồ 1.4
Tổng sản lƣợng phƣơng tiện sản xuất hàng năm của
Trung Quốc
26
Biểu đồ 1.5
Giá trị xuất khẩu của một số dòng xe chính của Trung
Quốc
27
Biểu đồ 2.1 Sản lƣợng bán của VAMA qua các năm 34
Biểu đồ 2.2
Ba vùng trọng điểm khuyến khích phát triển dự án lắp
ráp và sản xuất ô tô
47
Biểu đồ 2.3
So sánh giá xe của Việt Nam với một số nƣớc trong
Asean năm 2004
55
Biểu đồ 3.1 GDP của Việt Nam qua các năm 57
DANH MỤC SƠ ĐỒ
SỐ THỨ TỰ TÊN SƠ ĐỒ TRANG
Sơ đồ 2.1 Các giai đoạn phát triển của ngành công nghiệp ô tô 35
Sơ đồ 2.2 Vòng luẩn quẩn của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam 54
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
lxxxvi
i
1. Bùi Xuân Lƣu & Nguyễn Hữu Khải, (2007), Giáo trình Kinh tế Ngoại thƣơng, NXB
Lao động - xã hội.
2. Dƣ Quốc Thịnh, Ngô Văn Trụ, (9-12/6/2010), Hội thảo thị trƣờng ô tô 2010-Công
nghiệp hỗ trợ, hạ tầng cơ sở và nền tảng phát triển bền vững ngành công nghiệp ô tô
Việt Nam, Vietnam Auto Expo 2010.
3. Dự thảo nghị định về công nghiệp hỗ trợ tại Hội thảo “Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam,
thực tiễn và chính sách” ngày 24/07/2009.
4. Kenichi Ohno & Mai Thế Cƣờng , (28/12/2004), Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam :
Những việc cần làm để triển khai thực hiện Quy hoạch ngành, Tham luận tại Diễn
đàn Phát triển Việt Nam (VDF)
5. Kenichi Ohno (2007), Xây dựng công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam, tập 1, Diễn đàn phát
triển Việt Nam (VDF)
6. Kenichi Ohno (9/2008), Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam: Từ quy hoạch đến kế hoạch
hành động thông qua quan hệ đối tác monozukuri Việt Nam – Nhật Bản, Diễn đàn
phát triển Việt Nam (VDF)
7. Lindert, Peter H. (1991), Kinh tế học quốc tế, NXB Irwin, California, Hoa Kỳ, Bản dịch
tiếng Việt của Khoa Kinh tế Ngoại Thƣơng, ĐH Ngoại Thƣơng thực hiện năm 2008.
8. Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về tiền thuê
mặt đất, mặt nƣớc
9. Nguyễn Văn Sơn, nd., Phát triển công nghiệp ô tô: từ góc độ hội nhập, Đại học Mỏ
Địa chất Hà Nội.
10. Phan Thị Thu Hiền, (2006) Định hƣớng quy hoạch và các chính sách phát triển ngành
công nghiệp ô tô Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, luận văn thạc sỹ
kinh tế trƣờng đại học Ngoại Thƣơng, Hà Nội
11. Trung tâm Thông tin Kinh doanh và Thƣơng mại (TBIC), (3/2008), Công nghiệp hỗ trợ
ngành ô tô của Việt Nam: Thực trạng và những khuyến nghị.
12. Vietnam Development Forum, (6/2006), Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam từ góc nhìn của
các nhà sản xuất Nhật Bản, Diễn đàn phát triển Việt Nam
Tài liệu tiếng Anh:
lxxxvi
ii
13. Andrew Szamosszegi (2007), How Chinese government subsidies and market
intervention have resulted in the offshoring of U.S auto parts production: A case
study, American Iron and Steel Institute and the Steel Manufacturers Association.
14. Archanun Kohpaipon (2/2008), The Automotive Industry: Multinational Enterprises
and Global Integration, Economic Research and Training Centre, Faculty of Economic
Thammasat University.
15. Biswajit Nag; Saikat Banerjee & Rittwik Chatterjee, (7/2007), Changing Features of the
Automobile Industry in Asia: Comparison of Production, Trade and Market
Structure in Selected Countries, The Asia-Pacific Research and Training Network on
Trade
16. Chunli Lee, Takahiro Fujimoto, Jin Chen (1999), The impact of globalization on the
Chinese automobile industry: Policy assessments and typology of strategies, Actes du
GERPISA No.28
17. Development of the automotive sector in selected countries of the Escap region
(2002), Economic and social commission for Asia and the Pacific, United Nation
18. Fomal policy on Development of Automotive Industry (1994), The people’s
government of Yunnan province.
19. Harry Wisniewski, (2007), Vietnam’s Automotive Component Industry: Ready to go
global?, PricewaterhouseCoopers
20. Hua Wang (2001), Policy reforms and foreign direct investment: The case of the
Chinese automotive industry.
21. Katsuhiro,(9/2008), The Globalizing Chinese Automobile Industry and Cross-Border
Production Networks: Regionalization and Globalization in East Asia, Paper prepared
for Conference on “Mapping Integration and Regionalism in a Global World: The EU and
Regional Governance Outside the EU, Bordeaux, France
22. Lily Lin Qiu, Lindsay Turner, Lindsay Smryk, (2005), A study of changes in the
Chinese automotive market, resulting from WTO entry, Association for Chinese
Economics Studies Australia.
lxxxix
23. Mai Fujita (1998), Chapter VI: Industrial Policies and Trade Liberation – The
Automotive Industry in Thailand and Malaysia – APEC Study Centre Institute of
Developing Economies.
24. Narong Puntawong (2007), Automotive Market in Thailand : Industry Overview,
Emst & Young’s Global Automotive Center.
25. Nguyen Bich Thuy, (7/2008), Industrial policy as determinant localisation: the case
of Vietnamese automobile industry, Vietnam Development Forum.
26. Nipat Vorasowharid, (October, 2007), Inter-firm transfer technology: a study on the
Thai Automotive industry, Thamasat University, Bangkok, Thailand.
27. Paul Krugman, (2003), International Economics: Theory and Policy, 6th Edition,
Boston San Francisco New York.
28. Product market study: Automobile market in China (2005), Malaysia External Trade
Development Corporation
29. Robert M. Dunn, Jr.George Washington University & John H. Mutti, Grinnell College
(2004), International Economics, 6th Edition, Taylor & Francis e-Library.
30. Royal Danish Embassy, Bangkok (2006), Sector overview the Automotive Industry in
Thailand, Danish Trade Council
31. Thailand Automotive Institute, (12/2002), Master Plan for Thai Automotive Industry
2002 – 2006, Ministry of Industry, Thailand
32. Thailand Automotive Institute, (2006), Master Plan for Thai Automotive Industry
2007-2011, Ministry of Industry, Thailand
33. Timothy J. Sturgeon, (1998), The automotive industry in Vietnam: prospects for
development in a globalizing economy, Report prepared for: Development Strategy
Institute Ministry of Planning and Investment Vietnam and Medium-Term Industrial
Strategy Project United Nations Industrial Development Organization Vietnam
34. YU Xiang, (10/2008), A Study on Enforcement of Design Protection in Chinese Auto
Market Judgment of the Similarity of Auto Designs, Huazhong University of Science
and Technology, China.
35. Zhao Min (2005), Five competitive forces in China’s automobile industry, University
of Paris I Panthéon - Sorbonne, France
xc
36. Zhuo Chen, Pengyi, Chenkai Ni, Yin Chen (2005), China’s WTO accession impacts on
domestic automobile industry – A rudimental approach from the view of scale
economy, Team Project for International Trade
37. Zsin Woon, Teoh; Santitarn Sathirathai; David Lam; Chung Han, Lai & Kriengsak
Chareonwongsak, (2007), Thailand Automotive Cluster, Microeconomics of
Competitiveness, Thailand.
xci
Phụ lục 1
Đặc điểm chủ yếu của các dạng lắp ráp
Dạng xe SKD
CKD IKD
CKD1 CKD2
Thùng xe, vỏ xe
Đã sơn hoàn chỉnh, và liên kết
với nhat. Cánh cửa, ghế, ắc
quy rời khỏi thùng, vỏ xe
Đã liên
kết với
nhau, thân
xe đã qua
sơn lót
Rời thành
từng mảng
chƣa hàn,
tán, chƣa
sơn lót
Sản xuất
trong
nƣớc
Khung xe
Đã liên kết với xe và sơn hoàn
chỉnh
Đã liên kết với nhau và chƣa sơn
Động cơ
Hoàn chỉnh và đã lắp trên
khung, vỏ xe
Hoàn chỉnh và có thể lắp liền hệ
thống truyển lực
Cầu xe
Hoàn chỉnh và đã lắp trên
khung, vỏ xe
Đã liền với trống phanh và cơ cấu
phanh
Hệ thống điện đèn
và tiện nghi
Hệ thống dây điện và bảng
điện đã lắp trên thùng, vỏ xe
Hệ thống dây điện, bóng điện, đèn
và tiện nghi trong xe để rời
Nguồn:
tinh-hinh-lap-rap-xe-o-viet-nam.html
xcii
xciii
Phụ lục 2: Bảng thuế MFN trung bình tính trên giá trị hàng hóa (%)
Mô tả hàng hóa 1996 1997 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Ô tô chuyên chở trên 10 ngƣời, sử dụng động cơ nén diesel 63 50 45 34.1 29.3 24.6 19.8 19.8 19.8 19.8
Ô tô chuyên chở trên 10 ngƣời không sử dụng động cơ nén diesel 80 63.3 56.7 44.2 37.8 31.4 25 25 25 25
Ô tô thiết kế ban đầu chở ngƣời, động cơ đánh lửa, dung tích xi lanh ≤ 3000 cm3 100 80 70 43.8 38.2 34.2 30 28 25 25
Ô tô thiết kế ban đầu chở ngƣời, động cơ đánh lửa, dung tích xi lanh > 3000 cm3 120 100 80 50.7 43 37.6 30 28 25 25
Ô tô thiết kế ban đầu chở ngƣời, động cơ nén diesel, dung tích xi lanh ≤ 2500 cm3 100 80 70 43.8 38.2 34.2 30 28 25 25
Ô tô thiết kế ban đầu chở ngƣời, động cơ nén diesel, dung tích xi lanh > 2500 cm3 120 100 80 50.7 43 37.6 30 28 25 25
Ô tô chuyên chở hàng hóa, động cơ nén diesel, trọng tải ≤ 5 tấn 50 50 50 37.5 30 29.2 25 25 25 25
Ô tô chuyên chở hàng hóa, động cơ nén diesel, trọng tải 5 đến ≤ 20 tấn 40 35 35 27 23.5 21.7 20 20 20 20
Ô tô chuyên chở hàng hóa, động cơ nén diesel, trọng tải > 20 tấn 30 30 30 21 18 15 15 15 15 15
Ô tô chuyên chở hàng hóa, động cơ đánh lửa, trọng tải ≤ 5 tấn 50 50 50 37.5 33.3 29.2 25 25 25 25
Ô tô chuyên chở hàng hóa, động cơ đánh lửa, trọng tải > 5 tấn 40 35 35 27 23.5 21.7 20 20 20 20
Bộ giảm xung và các bộ phận cho ô tô chở ≥ 10 ngƣời, chở hàng 35 35 30 21.7 18.8 15.5 12.9 10 10 10
Hệ thống giảm xóc và các bộ phận cho ô tô chở ≥ 10 ngƣời, chở hàng 50 40 35 24 20.5 17 13.5 10 10 10
Phanh, phanh tự động và các bộ phận cho ô tô chở ≥ 10 ngƣời, chở hàng 26.4 25 23.3 16.4 15.5 13.7 11.9 1.1 8.8 8.8
Bộ tản nhiệt và các bộ phận cho ô tô chở ≥ 10 ngƣời, chở hàng 35 35 30 21.7 18.8 15.5 12.9 10 10 10
Bộ giảm thanh, ống thoát khí và các bộ phận cho ô tô chở ≥ 10 ngƣời, chở hàng 35 35 30 21.7 18.8 15.5 12.9 10 10 10
Khớp ly hợp và các bộ phận cho ô tô chở ≥ 10 ngƣời, ô tô chở hàng 25 23.6 20.9 15.3 13.4 11.5 10.2 8.9 8.9 8.9
Vô lăng, cần tay lái, hộp cơ cấu lái, các bộ phận cho ô tô chở ≥ 10 ngƣời, chở hàng 28.6 25 22.3 15.5 13.4 11.7 9.7 8.9 8.9 8.9
Thắt lƣng an toàn và các bộ phận của thắt lƣng an toàn 35 35 30 21.7 18.8 15.8 12.9 10 10 10
Trục lái có bộ truyền động vi sai và các bộ phận cho ô tô chở ≥ 10 ngƣời, chở hàng 25 23.6 20.9 15.3 13.4 11.5 10.2 8.9 9.2 9.2
Gầm xe ô tô tích hợp đƣợc với động cơ cho ô tô chở ≥ 10 ngƣời, chở hàng 30.7 29 25.7 20.6 18.6 16.5 14.8 13.9 13.9 13.9
Thân xe ô tô cho ô tô chở ≥ 10 ngƣời, chở hàng 50 50 40 31.4 25 22.9 18.6 14.3 10 10
Phụ tùng và thiết bị dự trữ của thân xe cho ô tô chở ≥ 10 ngƣời, chở hàng 45 45 36.7 24.4 20.4 17.5 13.8 10.3 10 10
Hộp số và các bộ phận của hộp số cho ô tô chở ≥ 10 ngƣời, chở hàng 28.6 25 25.8 18.3 15.5 13.7 11.9 10.1 9 9
Bánh xe, các bộ phận của bánh xe cho ô tô chở ≥ 10 ngƣời, chở hàng 25 23.6 20.9 15.3 13.4 11.5 10.2 8.9 8.9 8.9
Phụ tùng và thiết bị dự trữ, dùng cho ô tô chở ≥ 10 ngƣời, chở hàng 26.4 22.9 21.1 16.6 15.4 14.9 15 14.1 14.1 14.1
Nguồn:
xciv
Phụ lục 3 [13]
Các ƣu đãi đối với việc đầu tƣ vào ngành công nghiệp ô tô tại khu công nghiệp Singapore –
Trung Quốc Tô Châu năm 2004
1. Miễn giảm thuế thu nhập và hoàn thuế nếu công ty có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đáp ứng
các điều kiện nhất định về mức xuất khẩu. Cụ thể:
Ƣu đãi thuế thu nhập công ty là 15% và miễn thuế thu nhập địa phƣơng (3%)
Miễn thuế trong vòng 2 năm và giảm 50% thuế cho năm thứ ba nếu công ty có chu
kì hoạt động trên 10 năm
Thuế thu nhập ƣu đãi 10% áp dụng sau thời gian miễn thuế trƣớc đó cho các công
ty xuất khẩu đƣợc 70% sản lƣợng sản xuất
Tiếp tục giảm thuế thu nhập cho các công ty tái đầu tƣ lợi nhuận để gây quỹ huy
động vốn hoặc xây dựng mua mới trang thiết bị hoạt động đƣợc trong vòng ít nhất 5
năm
Ƣu đãi thuế 10% đối với lãi cho vay, cổ tức, tiền cho thuê đất, tiền bán bản quyền
và các khoản thu nhập khác của công ty nƣớc ngoài
2. Hoàn trả thuế VAT và miễn thuế cho các công ty nƣớc ngoài đáp ứng các điều kiện
nhất định về mức xuất khẩu:
- Miễn thuế VAT cho các công ty nƣớc ngoài xuất khẩu đƣợc 50% sản lƣợng sản xuất
- Mức hoàn thuế cao hơn cho các mặt hàng xuất khẩu (bao gồm ô tô nguyên chiếc và linh
kiện) đƣợc khuyến khích bởi chính phủ, và mức hoàn thuế sẽ không bị giảm trong năm 2004,
khi chính phủ cắt giảm việc hoàn thuế đối với các ngành công nghiệp khác do áp lực của ngân
sách.
- Ở khu công nghiệp Singapore – Trung Quốc Tô Châu, thuế VAT đƣợc miễn đối với mọi
mặt hàng xuất khẩu.
- Cục thuế Nhà nƣớc tại địa phƣơng có nghĩa vụ đảm bảo với khu công nghiệp về việc hỗ
trợ khu công nghiệp bằng các chính sách đặc biệt của mình (hoàn thuế nhập khẩu, giảm thuế,
miễn thuế…)
3. Miễn thuế quan cho các công ty nƣớc ngoài đáp ứng các điều kiện nhất định về mức
xuất khẩu:
xcv
- Chính phủ sẽ miễn thuế nhập khẩu hàng hóa hoặc các thiết bị máy móc phục vụ
cho việc sản xuất, xây dựng, và bảo trì trong khu chế xuất.
4. Hoàn thuế VAT nhiều hơn trong các khu chế xuất:
- Thuế VAT có thể đƣợc hoàn lại đối với việc mua máy móc, thiết bị, vật liệu
thô, linh kiện, phụ tùng, vật liệu xây dựng, vật liệu đóng gói nội địa
- Thuế VAT có thể đƣợc hoàn lại đối với việc tiêu thụ nƣớc, điện, ga của các
công ty sản xuất hàng để xuất khẩu.
96
Phụ lục 4
Thị phần của các thành viên VAMA qua các năm
STT Doanh nghiệp Tên nhãn hiệu
Thị phần
2007 2008 2009
1 Công ty TNHH ô tô Toyota Vietnam Toyota 25% 27.7% 27.8%
2 Công ty TNHH Ford Vietnam Ford 7.4% 6.3% 9.8%
3 Công ty Liên doanh ô tô Ngôi sao (Vinastar) Mitsubishi 5.7% 3.2% 4%
4 Công ty TNHH Isuzu Vietnam Isuzu 5.3% 2% 2.7%
5 Công ty Vietnam Suzuki (Visuco) Suzuki 3.5% 1.8% 2.7%
6 Công ty ô tô Việt Nam Daewoo (Vidamco)
Daewoo,
GM- Daewoo
9.4% 9.7% 11.1%
7 Công ty Liên doanh Mercedez-Benz Vietnam Mercedez-Benz 2.8% 1.6% 3.2%
8 Công ty TNHH Honda Vietnam Honda 5.3% 6% 3.2%
9 Công ty Liên doanh ô tô Hòa Bình (VMC) Kia, Mazda, BMW 1.2% 0.8% 0.3%
10 Công ty Liên doanh Hino Motors Vietnam Hino 1.4% 2.7% 1.8%
11 Công ty Daihatsu Vietindo (Vidanco) Daihatsu 0.2% - -
12 Công ty ô tô Mekong
Fiat, Iveco,
Ssanyong.
1% 0.7% 0.3%
13 Tổng cty cơ khí GTVT Sài Gòn (Samco ) (*) Samco 0.9% 0.6% 0.5%
14 Tổng cty công nghiệp ô tô (Vinamotor) Vinamotor, Transico 6.8% 14.2% 9%
15 Tổng cty than & khoáng sản VN (Vinacomin) Kamaz, Kraz 0.6% 0.3% 0.4%
16 Xí nghiệp tƣ doanh Xuân Kiên (Vinaxuki) Vinaxuki 9.2% 5.5% 4.4%
17 Công ty ô tô Trƣờng Hải
Kia, Daewoo, Foton,
Thaco
14.3% 16.8% 18.8%
(*) Từ 13 đến 17 là các doanh nghiệp 100% Việt Nam
97
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các Báo cáo sản lượng bán hàng hàng tháng của VAMA
Phụ lục 5
Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô kể từ 1/4/2009
Xe ô tô dƣới 24 chỗ Thuế suất (%)
a) Xe ô tô chở ngƣời từ 9 chỗ trở xuống, trừ loại quy định
tại điểm 4đ, 4e và 4g Điều này
Loại có dung tích xi lanh từ 2.000 cm3 trở xuống 45
Loại có dung tích xi lanh trên 2.000 cm3 đến 3.000 cm3 50
Loại có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3 60
b) Xe ô tô chở ngƣời từ 10 đến dƣới 16 chỗ, trừ loại quy
định tại điểm 4đ, 4e và 4g Điều này
30
c) Xe ô tô chở ngƣời từ 16 đến dƣới 24 chỗ, trừ loại quy
định tại điểm 4đ, 4e và 4g Điều này
15
d) Xe ô tô vừa chở ngƣời, vừa chở hàng, trừ loại quy định
tại điểm 4đ, 4e và 4g Điều này
15
đ) Xe ô tô chạy bằng xăng kết hợp năng lƣợng điện, năng
lƣợng sinh học, trong đó tỷ trọng xăng sử dụng không quá
70% số năng lƣợng sử dụng.
Bằng 70% mức thuế suất áp
dụng cho xe cùng loại quy
định tại điểm 4a, 4b, 4c và 4d
điều này
e) Xe ô tô chạy bằng năng lƣợng sinh học
Bằng 50% mức thuế suất áp
dụng cho xe cùng loại quy
định tại điểm 4a, 4b, 4c và 4d
điều này
g) Xe ô tô chạy bằng điện
Loại chở người từ 9 chỗ trở xuống 25
Loại chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ 15
Loại chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ 10
Loại thiết kế vừa chở người, vừa chở hàng 10
98
Nguồn: Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 27/2008/QH12
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Xây dựng chính sách bảo hộ ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.pdf