MỤC LỤC
MỤC LỤC . .1
DANH MỤC HÌNH . .5
DANH MỤC BẢNG BIỂU . .7
MỞ ĐẦU . .8
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI . .10
I.1. Giới thiệu . 10
I.2. Lý do chọn đề tài . 11
I.3. Thực trạng nghiên cứu . .11
I.4. Mục tiêu của đề tài . .12
I.5. Giải pháp và ý tưởng . 13
CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT . .16
II.1. Khái quát về đề tài . 16
II.1.1. Phòng Nhân sự . 17
a) Chức năng - nhiệm vụ . .17
b) Mối quan hệ với phòng Kế toán . .17
II.1.2. Phòng Kỹ thuật . 18
a) Chức năng - nhiệm vụ . .18
b) Mối quan hệ với phòng Kế toán . .18
II.1.3. Phòng Kinh doanh . .19
a) Chức năng - nhiệm vụ . .19
b) Mối quan hệ với phòng Kế toán . .19
II.1.4. Ban giám đốc . 20
a) Chức năng - nhiệm vụ . .20
b) Mối quan hệ với phòng Kế toán . .20
II.1.5. Bộ phận Sản xuất . .20
a) Chức năng - nhiệm vụ . .20
b) Mối quan hệ với phòng Kế toán . .21
II.1.6. Phòng Quản lý chất lượng (QC) . 21
a) Chức năng - nhiệm vụ . .21
b) Mối quan hệ với phòng Kế toán . .21
II.1.7. Phòng Kế hoạch . .22
a) Chức năng - nhiệm vụ . .22
b) Mối quan hệ với phòng Kế toán . .22
II.1.8. Phòng Mua hàng . 23
a) Chức năng - nhiệm vụ . .23
b) Mối quan hệ với phòng Kế toán . .23
II.1.9. Phòng Kế toán . .23
II.2. Quy trình mô phỏng . 24
II.2.1. Quy trình nhập . .24
II.2.2. Quy trình xuất . .37
II.3. Kế toán nhập xuất nguyên vật tư . .46
II.3.1. Khái niệm . .46
II.3.2. Đặc điểm . 46
II.4. Hiện trạng tin học . .46
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG . .48
III.1. Phân tích thiết kế thành phần dữ liệu ở mức quan niệm . .48
III.1.1. Từ điển dữ liệu . .48
III.1.2. Mô hình khái niệm về thực thể . .50
a) Mô hình các thực thể và thuộc tính . 50
b) Mô tả các mối kết hợp . .53
III.2. Thành phần dữ liệu ở mức lôgic . .54
III.2.1. Mô hình thực thể kết hợp . .54
III.2.2. Chuyển đổi mô hình thực thể kết hợp sang quan hệ . .55
III.2.3. Mô hình quan hệ . .57
III.2.4. Ràng buộc toàn vẹn . 58
a) Ràng buộc liên bộ . 58
b) Ràng buộc liên quan hệ . 60
c) Ràng buộc miền giá trị . .61
CHƯƠNG IV. THỰC HIỆN ĐỀ TÀI . 62
IV.1. Giới thiệu về chương trình . .62
IV.1.1. Menu của chương trình . .63
IV.1.2. Giao diện chính . .67
IV.2. Các phòng ban . .70
IV.2.1. Phòng Kế Hoạch . .70
IV.2.2. Phòng Kế Toán . .70
IV.2.3. Phòng Mua hàng . .70
IV.2.4. Bộ phận Kho . .71
IV.2.5. Bộ phận QC . 71
IV.2.6. Bộ phận Xưởng . .71
IV.2.7. Phòng Giám đốc . .71
IV.3. Các phiếu, biểu mẫu . .79
KẾT LUẬN . .80
TÀI LIỆU THAM KHẢO . .83
MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh nền kinh tế đang trên đà hội nhập. Các công ty, doanh
nghiệp trong và ngoài nước ồ ạt chuyển hướng đầu tư và định hướng lâu dài để
thích nghi, khai thác thị trường màu mỡ của nước ta.
Cùng với việc tăng đột biến về nguồn vốn, sự phát triển về hạ tầng, trang
thiết bị sản xuất là tất yếu nên guồn lao động có tay nghề và kinh nghiệm rất cấp
thiết.
Song với sự thiếu hụt trầm trọng nguồn lao động trí thức khó có thể đáp
ứng đà phát triển vượt bậc về khoa học kỹ thuật.
Một thực trạng vốn đã tồn lại từ rất lâu là đội ngũ lao động vừa tốt nghiệp
đa số thiếu kinh nghiệm thực hành, thiếu tự tin khi đi tìm việc và thực tế không
có kiến thức thực tế để nắm bắt ngay công việc được giao. Bên cạnh đó, các
doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản kinh phí và thời gian để đào tạo lại các sinh
viên, rất tốn kém.
Đòi hỏi phải có một lưc lượng lao động đúng nghĩa có tay nghề và kinh
nghiệm vốn là điểm yếu của sinh viên nước ta nói chung và sinh viên trường ta
nói riêng.
Sở dĩ có vấn đề như vậy là do chương trình đào tạo hiện nay của các
trường đại học nói chung còn mang tính lý thuyết, hàn lâm mà chưa chú trọng
hoặc chưa có khả năng để nâng cao tính thực hành ở giai đoạn chuyên ngành.
Vấn đề này có muôn ngàn lý do, ai cũng nhìn thấy và nhận biết được nhưng vẫn
chưa tìm ra được hướng giải quyết.
Ngày nay Công nghệ thông tin đã phát triển nhanh chóng và trở thành một
ngành khoa học mũi nhọn. Việc áp dụng những thành tựu Công nghệ thông tin
vào mọi lĩnh vực của cuộc sống cũng đang ngày càng phát triển cả về chiều rộng
lẫn chiều sâu, làm thay đổi diện mạo cũng như cách thức làm việc và làm giảm
gánh nặng của việc lưu trữ hàng khối hồ sơ giấy tờ đã từng đè nặng lên con
người. Qua đó đã đóng góp to lớn cho sự phát triển của xã hội.
Xuất phát từ nhu cầu và sự đòi hỏi của thị trường lao động, sự kiểm
nghiệm khắc nghiệt của xã hội về chất lượng đào tạo ở các trường đại học, nên
cần phải có một chương trình mô phỏng để sinh viên có thể thực hiện các nghiệp
vụ thuộc chuyên ngành của họ đang học giúp cho sinh viên tự tin hơn khi ra
trường.
Đề tài sẽ tập trung xây dựng một môi trường mô phỏng sát với thực tế ở
mức tối đa có thể. Khi sử dụng chương trình, người dùng sẽ được thực hiện tất cả
các quy trình, nghiệp vụ kế toán như bên ngoài thực tế mà họ sẽ gặp phải khi làm
việc. Sau khi sử dụng chương trình, người dùng sẽ được trang bị những kiến thức
cần thiết để bắt tay vào công việc ngay mà không cần phải tốn một khoảng thời
gian làm quen với công việc.
84 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7344 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xây dựng chương trình mô phỏng quy trình nhập xuất nguyên vật liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.15 Ràng buộc miền giá trị Gia
16 BẢNG III.16 Ràng buộc miền giá trị SLuong
MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh nền kinh tế đang trên đà hội nhập. Các công ty, doanh
nghiệp trong và ngoài nước ồ ạt chuyển hướng đầu tư và định hướng lâu dài để
thích nghi, khai thác thị trường màu mỡ của nước ta.
Cùng với việc tăng đột biến về nguồn vốn, sự phát triển về hạ tầng, trang
thiết bị sản xuất là tất yếu nên guồn lao động có tay nghề và kinh nghiệm rất cấp
thiết.
Song với sự thiếu hụt trầm trọng nguồn lao động trí thức khó có thể đáp
ứng đà phát triển vượt bậc về khoa học kỹ thuật.
Một thực trạng vốn đã tồn lại từ rất lâu là đội ngũ lao động vừa tố nghiệp
đa số thiếu kinh nghiệm thực hành, thiếu tự tin khi đi tìm việc và thực tế không
có kiến thức thực tế để nắm bắt ngay công việc được giao. Bên cạnh đó, các
doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản kinh phí và thời gian để đào tạo lại các sinh
viên, rất tốn kém.
Đòi hỏi phải có một lưc lượng lao động đúng nghĩa có tay nghề và kinh
nghiệm vốn là điểm yếu của sinh viên nước ta nói chung và sinh viên trường ta
nói riêng.
Sở dĩ có vấn đề như vậy là do chương trình đào tạo hiện nay của các
trường đại học nói chung còn mang tính lý thuyết, hàn lâm mà chưa chú trọng
hoặc chưa có khả năng để nâng cao tính thực hành ở giai đoạn chuyên ngành.
Vấn đề này có muôn ngàn lý do, ai cũng nhìn thấy và nhận biết được nhưng vẫn
chưa tìm ra được hướng giải quyết.
Ngày nay Công nghệ thông tin đã phát triển nhanh chóng và trở thành một
ngành khoa học mũi nhọn. Việc áp dụng những thành tựu Công nghệ thông tin
vào mọi lĩnh vực của cuộc sống cũng đang ngày càng phát triển cả về chiều rộng
lẫn chiều sâu, làm thay đổi diện mạo cũng như cách thức làm việc và làm giảm
gánh nặng của việc lưu trữ hàng khối hồ sơ giấy tờ đã từng đè nặng lên con
người. Qua đó đã đóng góp to lớn cho sự phát triển của xã hội.
Xuất phát từ nhu cầu và sự đòi hỏi của thị trường lao động, sự kiểm
nghiệm khắc nghiệt của xã hội về chất lượng đào tạo ở các trường đại học, nên
cần phải có một chương trình mô phỏng để sinh viên có thể thực hiện các nghiệp
vụ thuộc chuyên ngành của họ đang học giúp cho sinh viên tự tin hơn khi ra
trường.
Đề tài sẽ tập trung xây dựng một môi trường mô phỏng sát với thực tế ở
mức tối đa có thể. Khi sử dụng chương trình, người dùng sẽ được thực hiện tất cả
các quy trình, nghiệp vụ kế toán như bên ngoài thực tế mà họ sẽ gặp phải khi làm
việc. Sau khi sử dụng chương trình, người dùng sẽ được trang bị những kiến thức
cần thiết để bắt tay vào công việc ngay mà không cần phải tốn một khoảng thời
gian làm quen với công việc.
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
I.1. Giới thiệu
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển vượt trội của công nghệ
thông tin. Đã có nhiều ứng dụng đóng góp to lớn cho sự phát triển của nhân loại.
Việc chương trình mô phỏng lại thao tác của con người bằng máy tính thay cho
các thao tác bằng tay ở các tổ chức, công ty, cơ quan, đơn vị… đang được áp
dụng triển khai những bước đầu và là việc làm rất cần thiết để tăng tính thực tiễn
trong trường đại học. Vì thế một khối lượng khổng lồ các thao tác trong công
việc của con người liên quan đến nhiều lãnh vực khác nhau trong đời sống được
tập hợp tại các trường đai học, các viện nghiên cứu có thể mô phỏng một cách
chính xác nhất. Những thao tác trong công việc của con người là không giới hạn,
nên việc mô phỏng lại là một điều khó khăn nhất khi bắt đầu. Mặc dù có nhiều
công cụ hỗ trợ lập trình hoàn toàn có thể giúp ta thực hiện được phần lớn các
thao tác này, nhưng chúng ta vẫn yêu cầu một độ chính xác, đầy đủ nhất định về
mặt con người để có thể giải quyết được các tình huống phát sinh một cách chính
xác nhất.
Về Tài chính – Kế toán nói chung và khâu nhập xuất nguyên vật liệu nói
riêng, các thao tác hầu như đều cần phải có độ chính xác cao trong công việc, vì
liên quan đến các chứng từ sổ sách của một công ty, tổ chức, đơn vị… vì thế,
việc mô phỏng lại các thao tác này cũng cần phải đạt được độ chính xác như vậy.
Chương trình mô phỏng quy trình xuất nhập kho vật tư mô phỏng lại thao
tác của con người từ khâu nhập nguyên vật liệu, xuất nguyên vật liệu, các bước
lập phiếu, ghi sổ của các bộ phận, phòng ban trong một công ty ảo.
I.2. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, không chỉ sinh viên trường chúng ta, mà hầu như sinh viên
trong tất cả các trường đại học đều có rất ít kiến thức về thực tế. Nói riêng về
ngành Tài chính – Kế toán, khi tiếp xúc với công việc thực tế, các tân sinh viên
mới ra trường rất có thể sẽ bỡ ngỡ trước độ phức tạp của các thủ tục hành chánh.
Vấn đề đặt ra là phải làm sao nâng cao kiến thức về thực tế cho sinh viên khi còn
được đạo tạo trong trường đại học. Bên cạnh đó, khoa Tài chính – Kế toán của
trường Đại học Lạc Hồng là một trong những khoa có lượng sinh viên đông, vì
vậy ban hiệu trưởng của trường đã đề xuất ra phương án xây dựng một phòng
thực hành mô phỏng kế toán có sự liên kết giữa khoa Tài chính – Kế toán và
Công nghệ thông tin để giải quyết vấn đề trên.
Trong lĩnh vực Tài chính – Kế toán, nhận thấy khâu nhập xuất nguyên vật
liệu là một trong những khâu quan trọng. Chính vì thế, chúng em xây dựng
chương trình mô phỏng quy trình nhập xuất nguyên vật liệu nhằm mô tả một
cách chi tiết về vấn đề này, giúp sinh viên có thể nắm bắt rõ hơn về quy trình
nhập xuất nguyên vật liệu.
I.3. Thực trạng nghiên cứu
Những năm trở lại đây ở nước ta, các chương trình liên quan đến kế toán
nói chung, nhập xuất kho nói riêng thì có rất nhiều như ANSI-INVENTORY 7.0,
F.GMS, 1C:KẾ TOÁN 8, SmartWIM,… Các chương trình này quản lý vật tư theo
một qui trình xuyên suốt từ khâu nhập hàng , xuất hàng cho đến khâu thống kê báo
cáo và đánh giá tình hình tồn kho. Nhưng, hầu hết các chương trình đều dừng lại ở
mức quản lí. Chúng tôi chỉ có thể dựa vào đó để hiểu thêm các nghiệp vụ của quy
trình kế toán.
Hướng thiết kế các chương trình kế toán mô phỏng các quy trình kế toán
đang thực sự mới, có rất ít thông tin. Hiện tại, chúng em chỉ tìm hiểu sơ lượt về
hai đề tài. Đề tài “xây dựng mô hình kế toán doanh nghiệp ảo bằng phương
pháp mô phỏng trên phần mềm máy tính” - SIAC 1.0 của trường Đại học Tôn
Đức Thắng do Thạc sĩ Nguyễn Phúc Sinh của trường ĐH Tôn Đức Thắng chủ
nhiệm và đề tài “chương trình mô phỏng Tài chính – Kế toán” của trường Đại
học Văn Lang.
Hiện nay, tình hình kinh tế Việt Nam vẫn chưa hội nhập được với nền kinh
tế thế giới, vì vậy, không thế áp dụng những kinh nghiệm cũng như sản phẩm vào
thực tiễn được.
I.4. Mục tiêu của đề tài
Mô phỏng toàn bộ quy trình nhập, xuất kho vật tư.
Giúp cho sinh viên làm quen với môi trường thực tập giống như thực tế và
hình dung ra được các bước cụ thể trong quy trình, để sau khi ra trường làm việc
không gặp bỡ ngỡ và khó khăn.
Chương trình có đầy đủ các chức năng và cách thức của quá trình xuất
nhập kho thực tế.
Sinh viên phải thao tác đúng với quy trình mới được đi tiếp.
Hướng dẫn thực hành chương trình (các thao tác chung khi sử dụng
chương trình, lập báo cáo,…).
I.5. Giải pháp và ý tưởng
Từ việc tham khảo hiện trạng thực tế, qui trình làm việc, các chức năng,
nhiệm vụ cụ thể tại các phòng ban và các yêu cầu cần thiết, chúng em xây dựng
mô hình dữ liệu sau để phục vụ cho việc lưu trữ:
Hình I.1. Mô hình giải pháp ý tưởng
Từ những nhu cầu thực tế trên đã có nhiều ý tưởng và đề xuất cũng như
các ứng dụng nhằm giúp cho việc mô phỏng được chính xác và hiệu quả hơn.
Bằng cách sử dụng ngôn ngữ lập trình VB 2008 trên nền .NET sản phẩm
phần mềm của đề tài có khả năng thực thi nhanh chóng mọi mệnh lệnh, mọi yêu
cầu xử lý thông tin trong thời gian đáp ứng ngắn nhất. Đồng thời, phần mềm có
thể được cài đặt một cách dễ dàng trên nhiều hệ thống khác nhau mà không cần
phải nâng cấp hay đầu tư thêm nhiều chi phí.
Với cơ sở dữ liệu được xây dựng bằng hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft
SQL Server 2000, phần mềm có khả năng lưu trữ một khối lượng thông tin lớn
được tổ chức thành các đối tượng dữ liệu cụ thể. Mọi thông tin từ cơ sở dữ liệu sẽ
được xử lý với tốc độ cực nhanh nhờ vào phương pháp tổ chức dữ liệu theo cấu
trúc cây phân cấp. Cấu trúc này cũng đảm bảo tính bảo mật dữ liệu bằng cách
phân quyền truy xuất / xử lý thông tin trên mỗi cấp, mỗi đối tượng dữ liệu cụ thể.
Giao diện của phần mềm sử dụng tiếng Việt là theo chuẩn Unicode UTF-8.
Đây là bảng mã chuẩn toàn cầu được xây dựng và công bố bởi tổ chức quốc tế
Unicode. Với bảng mã này, phần mềm sẽ hoạt động, xử lý, sắp xếp và hiển thị
thông tin một cách chính xác trên mọi máy tính.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN LẠC HỒNG
Hình I.2. Sơ đồ công ty TNHH MTV Lạc Hồng
Phòng
Mua
hàng
Phòng
Nhân
sự
Phòng
Kế
toán
Phòng
Kinh
doanh
Phòng
Kế
hoạch
Phòng
Kỹ
thuật
Bộ
phận
sản
xuất
Bộ
phận
QC
PHÓ GIÁM ĐỐC
GIÁM ĐỐC
CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
II.1. Khái quát về đề tài
Để có thể mô phỏng được quy trình một cách chính xác nhất, nên cần phải
có một công ty và các sinh viên sẽ trở thành nhân viên của công ty này. Trong đó
sinh viên sẽ đóng nhiều vai trò như nhân viên phòng kế toán, nhân viên kho, ...
Sau khi chúng em liên hệ khoa Tài chính – Kế toán, chúng em đã được
cung cấp một mô hình công ty như hình trên.
Đối với một tổ chức kinh tế, bộ máy quản lý thường được chia làm nhiều
phòng ban, mỗi phòng ban đều có một chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng chúng
có quan hệ tác động qua lại lẫn nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh và cấu
thành nên bộ máy quản lý chặt chẽ của tổ chức. Tùy vào từng đặc điểm, quy mô
kinh doanh của các tổ chức mà có thể chia bộ máy quản lý của tổ chức ra làm các
phòng ban đáp ứng nhu cầu điều hành và quản lý. Đối với Công ty TNHH một
thành viên Lạc Hồng thì chúng em tổ chức phân chia bộ máy quản lý thành các
phòng ban như sơ đồ trên.
Trong tất cả các phòng ban, phòng kế toán được coi là trung tâm của các
phòng ban vì phòng kế toán có quan hệ với tất cả các phòng ban còn lại trong tổ
chức và liên quan trực tiếp đến mọi giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh
và quản lý.
Hình II.1. Mối quan hệ của phòng Kế toán với các phòng ban khác
II.1.1. Phòng Nhân sự
a) Chức năng – nhiệm vụ
Phòng Nhân sự quản lý nguồn nhân lực. Đóng vai trò quan trọng trong việc sắp
xếp, tuyển dụng lao động cho công ty, chấm công cho nhân viên, đôn đốc nhân
viên chấp hành tốt các nội quy, điều lệ của công ty, cũng như thực hiện các chính
sách an toàn lao động. Giải quyết các mâu thuẫn trong công việc giữa người lao
động và ban giám đốc, lưu trữ các văn thư…
b) Mối quan hệ với phòng Kế toán
Phòng Kế toán và phòng Nhân sự có quan hệ qua lại nhau trong các vấn
đề về tiền lương, các khoản phụ cấp, Bảo hiểm và công đoàn.
Hàng ngày bộ phận nhân sự theo dõi chấm công cho tất cả các cán bộ
công nhân viên mọi phòng ban. Cuối tháng bộ phận nhân sự lập bảng tính lương,
các khoản trích theo lương, các khoản phụ cấp rồi gửi bảng tính qua Phòng kế
Phòng
Kế toán
Bộ phận
Sản xuất
Phòng
Mua Hàng
Phòng
Nhân sự
Phòng
Kỹ thuật
Phòng
Kinh doanh
Ban
giám đốc
Phòng
Kế hoạch
Bộ phận
QC
toán (Bộ phận kế toán thanh toán lương sẽ nhận bảng tính này). Dựa vào bảng
tính lương, kế toán lập phiếu chi lương, trình ký rồi gửi uỷ nhiệm chi lương tới
ngân hàng chuyển khoản chi trả lương (nếu trả lương qua hệ thống tài khoản
ngân hàng) hoặc chuyển tiền cho bộ phận nhân sự phát lương kèm theo phiếu
tính lương (thông thường trả lương vào ngày 05 hàng tháng).
Khi phát sinh mua thẻ bảo hiểm y tế bắt buộc, bộ phận nhân sự lập danh
sách các cán bộ công nhân viên được mua thẻ bảo y tế gửi lên Bệnh viện có yêu
cầu đồng thời lập bảng kê có đầy đủ chữ ký duyệt gửi bộ phận kế toán lập phiếu
chi mua thẻ bảo hiểm y tế.
Bộ phận nhân sự tính ra các khoản chi về kinh phí công đoàn phục vụ cho
công nhân viên trình duyệt và gửi bộ phận kế toán làm phiếu chi về các khoản
liên quan đến kinh phí công đoàn.
II.1.2. Phòng Kỹ thuật
a) Chức năng – nhiệm vụ
Phòng Kỹ thuật chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về kỹ thuật chế tạo
sản phẩm; kiểm tra các xưởng sản xuất; quản lý tài sản, máy móc thiết bị, nhà
xưởng, nguyên vật liệu theo đúng mục đích, chặt chẽ và tiết kiệm.
b) Mối quan hệ với phòng Kế toán
Phòng Kế toán và phòng Kỹ thuật có quan hệ với nhau thông qua bản vẽ
kỹ thuật chi tiết về sản phẩm giúp Bộ phận kế toán tính giá thành sản phẩm dễ
dàng và chính xác hơn.
Phòng kỹ thuật thiết kế sản phẩm mới, đưa ra định mức chi của sản phẩm
trên bản vẽ kỹ thuật của mình. Sau khi hoàn thành bản vẽ, Phòng kỹ thuật trình
ký rồi phô tô gửi bộ phận kế toán tính giá thành. Dựa vào bản vẽ, bộ phận kế
toán tính giá thành tính ra giá thành kế hoạch của sản phẩm và tính ra giá bán để
báo giá cho nhà cung cấp. Chú ý rằng giá thành cũng là giá nhập kho của sản
phẩm hoàn thành.
Bộ phận kỹ thuật có trách nhiệm giải thích rõ ràng mọi chi tiết của sản
phẩm giúp bộ phận kế toán tính toán dễ dàng và chính xác hơn.
II.1.3. Phòng Kinh doanh
a) Chức năng – nhiệm vụ
Phòng Kinh doanh tiếp nhận đơn đặt hàng của khách hàng, thiết lập phiếu
chi tiết chuyển giao đến các bộ phận liên quan để tiến hành sản xuất.
Nghiên cứu thị trường, tổ chức tìm kiếm thị trường mới, củng cố phát
triển thị trường hiện tại và tương lai. Phân tích lợi thế cạnh tranh về xây dựng
chiến lược kinh doanh ngắn và dài hạn để đảm bảo hoàn thành kế hoạch được
giao. Thực hiện marketing tiêu thụ sản phẩm; quản lý sản phẩm.
b) Mối quan hệ với phòng Kế toán
Phòng Kế toán và phòng Kinh doanh có quan hệ về thông tin xuất hàng,
kế hoạch xuất hàng và thu hồi công nợ.
Khi nhận được đơn đặt hàng (PO – Purchase Order), hoặc dựa vào bảng
báo giá sản phẩm (PI – Proformua Invoice) được khách hàng chấp thuận, bộ phận
kinh doanh phô tô một bản gửi bộ phận kế toán làm căn cứ theo dõi thông tin
xuất hàng và thu tiền.
Sau khi đã có đủ hàng, dựa vào đơn đặt hàng lập phiếu xuất hàng trình ký
gửi phòng kế toán (bộ phận kế toán thành phẩm). Kế toán thành phẩm lập phiếu
xuất kho đồng thời gửi một liên cho kế toán doanh thu tiến hành ghi nhận doanh
thu, theo dõi công nợ.
Bộ phận kinh doanh thông báo ngày trả tiền của khách hàng cho bộ phận
kế toán lập kế hoạch thu tiền vào và cân đối dòng tiền vào.
Kế toán theo dõi các khoản phải thu và thông báo cho bộ phận kinh doanh
thúc đẩy khách hàng thanh toán tiền hàng đúng hạn.
II.1.4. Ban giám đốc
a) Chức năng – nhiệm vụ
Giám đốc là người đại diện cao nhất của doanh nghiệp, điều hành mọi
hoạt động sản xuất kinh doanh, có quyền quyết định tổ chức bộ máy quản lý,
tuyển chọn lao động theo đúng yêu cầu sản xuất, quyết định khen thưởng, khiển
trách đối với lao động trong doanh nghiệp. Chịu trách nhiệm trước nhà nước và
tập thể lao động về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Phó Giám Đốc là người tham mưu công việc cho giám đốc, chịu trách
nhiệm trước giám đốc về toàn bộ phần việc được phân công. Được giám đốc ủy
quyền trực tiếp phụ trách một số lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ hoặc công việc
cụ thể khác theo yêu cầu của giám đốc.
b) Mối quan hệ với phòng Kế toán
Phòng Kế toán và ban giám đốc liên quan với nhau chủ yếu về việc trình
ký các chứng từ kế toán. Khi nhân viên phòng kế toán lập các chứng từ kế toán
(phiếu thu, chi, phiếu nhập kho-xuất kho,…) sau khi nhân viên kế toán trình kế
toán trưởng ký xong, mang các chứng từ này lên ban giám đốc trình ký. Các
chứng từ trình ký phải được sắp sếp theo thứ tự, kẹp theo files của phòng mình
riêng tránh việc ban giám đốc phải tìm, soạn lại chứng từ trình ký. Đối với các
chứng từ thanh toán gấp thì nhân nhân viên kế toán phải trình ký trực tiếp ngay
khi được lập. Ngoài ra Phòng kế toán khi có khó khăn hay vấn đề gì cần sự can
thiệp của ban giám đốc thì phòng kế toán lập giao dịch nội bộ trình trưởng phòng
ký và gửi lên ban giám đốc chờ giải quyết.
II.1.5. Bộ phận Sản xuất
a) Chức năng – nhiệm vụ
Bộ phận sản xuất tổ chức sản xuất theo đúng kế hoạch đã đề ra nhằm đáp
ứng kịp thời các mặt hàng theo yêu cầu của thị trường. Đảm bảo thực hiện đúng
quy trình sản xuất, và tự chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm và bán thành
phẩm tại các khâu trong quá trình sản xuất.
b) Mối quan hệ với phòng Kế toán
Phòng Kế toán và bộ phận Sản xuất có mối quan hệ mật thiết với nhau
trong quá trình trực tiếp sản xuất sản phẩm. Giúp doanh nghiệp quản lý được chi
phí tốt hơn và tính giá thành sản phẩm chính xác hơn.
Khi có lệnh sản xuất, dựa vào phiếu yêu cầu xuất kho, lệnh cấp nguyên
vật liệu, bộ phận kế toán lập phiếu xuất kho nguyên vật liệu. In phiếu xuất kho
làm 3 liên, liên 1 lưu, liên 2 gửi cho bộ phận kho để xuất kho, liên 3 gửi bộ phận
sản xuất. Dựa vào phiếu xuất kho bộ phận sản xuất tiến hành nhận số lượng
nguyên liệu và đưa vào sản xuất. Bộ phận sản xuất có trách nhiệm thống kê lại số
lượng nguyên vật liệu thừa thông báo cho kế toán tiến hành nhập kho trở lại trên
sổ sách.
Khi sản phẩm sản xuất hoàn thành, bộ phận sản xuất có trách nhiệm lập
phiếu báo nhập kho về số lượng sản phẩm hoàn thành, trình ký và gửi phiếu báo
nhập kho thành phẩm cho bộ phận kế toán (kế toán hàng tồn kho), Bộ phận kế
toán tiến hành nhập kho sau khi đã nhận đủ giấy tờ nhập kho.
Bộ phận sản xuất có trách nhiệm thống kê lại số sản phẩm dở dang khi bộ
phận có toán có yêu cầu được ban giám đốc chấp thuận để phục vụ cho việc tính
giá thành.
II.1.6. Phòng Quản lý chất lượng (QC)
a) Chức năng – nhiệm vụ
Quản lý chất lượng sản phẩm, nguyên phụ liệu, vật tư từ giai đoạn đầu tới
giai đoạn cuối (nhập kho, xuất kho).
Lập bản kiểm kê về chất lượng vật tư, nguyên vật liệu, sản phẩm.
Giám sát quá trình sản xuất của các phân xưởng.
b) Mối quan hệ với phòng Kế toán
Phòng quản lý chất lượng có chức năng kiểm tra chất lượng hàng mua vào
nhập kho và sản phẩm sản xuất hoàn thành nhập kho.
Khi mua hàng về nhập kho bộ phận kiểm tra chất lượng phải kiểm tra chất
lượng hàng mua vào và phải trình bày bằng tài liệu kết quả kiểm tra “Biên bản
kiểm tra chất lượng vật tư –nguyên liệu” sau đó giao cho kế toán làm căn cứ
nhập kho.
Khi sản phẩm sản xuất hoàn thành, Phòng quản lý chất lượng cũng phải
kiểm tra lại tiêu chuẩn kỹ thuật, quy cách của sản phẩm và cũng phải trình bày
bằng tài liệu về ý kiến của mình để kế toán có căn cứ nhập kho thành phẩm.
II.1.7. Phòng Kế hoạch
a) Chức năng – nhiệm vụ
Phòng Kế hoạch lập kế hoạch cung cấp nguyên vật liệu, vật tư kịp thời
cho sản xuất, đề ra biện pháp quản lý, theo dõi, giám sát việc sử dụng vật tư,
nguyên vật liệu, công cụ, phụ tùng, …Phối hợp với phòng Quản lý chất lượng và
bộ phận phân xưởng để xây dựng các định mức tiêu hao nguyên vật liệu, chịu
trách nhiệm chính trong việc theo dõi, sử dụng vật tư, nguyên vật liệu.
b) Mối quan hệ với phòng Kế toán
Phòng Kế hoạch có chức năng lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch xuất hàng,
lập dự toán cân đối nguyên vật liệu để sản xuất, báo cáo kế hoạch hoàn thành sản
xuất. Để có thể cân đối được lượng nguyên vật liệu đảm bảo cho quá trình sản
xuất diễn ra bình thường thì phòng kế hoạch phải cân đối giữa lượng nguyên liệu
hiện có và lượng nguyên liệu cần cho quá trình sản xuất. Phòng kế toán có nhiệm
vụ lập báo cáo tồn kho nguyên liệu trình ký và gửi cho phòng kế hoạch. Khi xét
thấy lượng nguyên vật liệu tồn không đủ và không đảm bảo tiến độ sản xuất thì
phòng kế hoạch sẽ làm đề nghị mua nguyên vật liệu. Phòng kế hoạch lập lệnh
cấp nguyên vật liệu cho từng lệnh sản xuất cụ thể và kiểm soát tình hình nguyên
vật liệu cung cấp cho bộ phận sản xuất. Khi bộ phận sản xuất lập phiếu đề nghị
cấp nguyên vật liệu cho sản xuất thì phải chuyển cho bộ phận kế hoạch kiểm soát.
II.1.8. Phòng Mua hàng
a) Chức năng – nhiệm vụ
Phòng mua hàng lập kế hoạch thu mua, triển khai kế hoạch mua hàng; liên
hệ trực tiếp với khách hàng để điều chỉnh nếu hàng hóa ko đúng yêu cầu.
b) Mối quan hệ với phòng Kế toán
Khi nguyên vật liệu, hàng hoá về, Phòng mua hàng thông báo cho phòng
kế toán biết thời gian, để phòng kế toán cho nhân viên kho bãi tổ chức chuan bị
kho bãi chứa hàng.
Phòng Mua hàng giao bộ chứng mua hàng, nhập hàng đầy đủ (gồm: Hoá
đơn đỏ, Phiếu xuất kho của bên bán, biên bản giao nhận hàng hoá,.. có đủ chữ ký,
đóng dấu của người có thẩm quyền) cho Phòng kế toán tiến hành nhập kho.
Sau khi tiến hành kiểm tra và nhập kho, Kế toán lập bộ chứng từ thanh
toán tiền hàng cho nhà cung cấp trình ban giám đốc ký duyệt và lập phiếu chi.
Phòng mua hàng có trách nhiệm thông báo về thời gian, phương thức thanh toán
cho nhà cung cấp biết khi họ có yêu cầu.
Phòng Kế toán khi phát hiện ra hàng thiếu chất lượng, số lượng lập biên
bản trình Ban giám đốc ký rồi thông báo bằng văn bản cho Phòng mua hàng về
số lượng hàng thiếu, hàng giảm giá, hàng trả lại. Phòng mua hàng có trách nhiệm
làm việc với nhà cung cấp để giải quyết, đưa ra phương pháp xử lý rồi thông báo
lại bằng văn bản cho Phòng kế toán để xử lý lượng hàng thiếu, kém chất lượng.
II.1.9. Phòng Kế toán
Tổ chức thực hiện công tác kế toán theo đúng quy định của pháp lệnh về
kế toán thống kê và những nguyên tắc chế độ quy định trong điều lệ tổ chức kế
toán nhà nước.
Thực hiện vai trò kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty thông qua đồng tiền nhằm mục tiêu sử dụng vốn có hiệu quả , bảo
toàn và phát triển vốn sản xuất kinh doanh.
Tham mưu cho giám đốc trong công tác quản trị tài chính, hoạch định
doanh lợi, dự toán và kiểm soát tài chính để có quyết định đầu tư đúng đắn.
II.2. Quy trình mô phỏng
II.2.1. Quy trình nhập
Hình II.2. Quy trình nhập về mặt l ý thuyết
(1a, 1b)- Phòng Kế hoạch căn cứ đơn đặt hàng của khách hàng, kế hoạch
sản xuất để lập phiếu đề nghị mua vật tư, phiếu này do trưởng phòng Kế hoạch
ký duyệt, sau đó nhân viên phòng Kế hoạch sẽ mang lên phòng giám đốc chờ ký
duyệt. Sau khi ban giám đốc ký duyệt, phiếu đề nghi mua vật tư được nhân viên
mang về phòng.
(2)- Khi phiếu đề nghị cấp vật tư đã được ban giám đốc ký duyệt, phòng
Kế hoạch chuyển phiếu đề nghị cấp vật tư cho phòng Mua hàng và lưu lại một
bản.
Nhà
cung cấp
Phòng
Mua hàng
Ban
Giám đốc
Kho
Phòng
Kế toán
Bộ phận
QC
Phòng
Kế hoạch
1a 1b
2
3a 3b
5b
8a
7a
4
5a
7b
6
8b 9a 9b
(3a, 3b)- Phòng Mua hàng căn cứ theo phiếu đề nghị cấp vật tư của phòng
Kế hoạch tiến hành chọn nhà cung cấp và ký kết hợp đồng hoặc đơn đặt hàng.
Sau đó, nhân viên phòng mua hàng mang đơn đặt hàng hoặc hợp đồng lên phòng
giám đốc để chờ ký duyệt. Sau khi ban giám đốc ký duyệt, đơn đặt hàng hoặc
hợp đồng được nhân viên mang về phòng.
(4)- Sau khi ban giám đốc đã ký duyệt đơn đặt hàng hoặc hợp đồng, phòng
Mua hàng chuyển đơn đặt hàng hoặc hợp đồng cho nhà cung cấp được chọn để
ký kết hợp đồng. Ký kết xong, một bản được nhân viên mang về phòng, một bản
nhà cung cấp giữ và sẽ căn cứ đơn đặt hàng hoặc hợp đồng để giao hàng đúng
ngày giao hàng.
(5a, 5b)- Sau khi ký kết hợp đồng, phòng Mua hàng chuyển bản gốc cho
phòng Kế toán, một bản sao cho bộ phận QC, và lưu lại một bản sao.
(6, 7a)- Khi hàng đến công ty, phòng Mua hàng sẽ nhận hóa đơn mua
hàng (hóa đơn giá trị gia tăng) và liên hệ với bộ phận QC, bộ phận Kho tiến hành
kiểm tra và nhận hàng.
(7b)- Sau khi kiểm tra xong, bộ phận QC sẽ lập biên bản kiểm tra chất
lượng vật tư, có ký nhận của người giao hàng, thủ kho và bộ phận QC. Mỗi bên
đều giữ một bản.
Bộ phận Kho sau khi đã kiểm đủ số lượng thì ký nhận hàng và nhập kho
vật tư.
(8a, 8b)- Bộ phận Kho tập hợp chứng từ giao phòng Kế toán (gồm biên
bản kiểm tra chất lượng vật tư và phiếu giao hàng). Đồng thời phòng Mua hàng
cũng chuyển hóa đơn gốc cho phòng Kế toán.
(9a, 9b)- Phòng Kế toán tập hợp chứng từ bao gồm: Hóa đơn mua hàng
(hóa đơn giá trị gia tăng), phiếu giao hàng và biên bản kiểm tra chất lượng vật tư.
Nếu đủ phiếu và các phiếu này hợp lệ thì phòng kế toán sẽ lập phiếu nhập kho
vật tư, có chữ ký của người giao hàng, thủ kho và kế toán trưởng.
(*)- Kết thúc quy trình nhập:
+ Bộ phận Kho lập thẻ kho và bảng tổng hợp nguyên vật liệu
+ Phòng Kế toán lưu chứng từ, ghi sổ chi tiết vật tư, theo dõi nhập xuất
tồn vật tư.
*** Định kỳ phòng Kế toán và bộ phận Kho kiểm kê định kỳ lượng tồn kho
thực tế.
Sau khi hoàn thành quy trình nhập thì
+ Phòng Kế hoạch lưu giữ: phiếu đề nghi mua vật tư.
+ Phòng Mua hàng lưu trữ: phiếu đề nghị mua vật tư, đơn đặt hàng (hợp
đồng mua hàng).
+ Bộ phận QC lưu trữ: đơn đặt hàng (hợp đồng mua hàng), biên bản kiểm
tra chất lượng vật tư.
+ Bộ phận Kho lưu trữ: biên bản kiểm tra chất lượng vật tư, phiếu giao
hàng, phiếu nhập kho, thẻ kho, bảng tổng hợp nguyên vật liệu.
+ Phòng Kế toán lưu giữ: đơn đặt hàng (hợp đồng mua hàng), hóa đơn
mua hàng, phiếu giao hàng, biên bản kiểm tra chất lượng vật tư, phiếu
nhập kho, thẻ khỏ, sổ chi tiết nguyên vật liệu, báo cáo nhập xuất tồn.
CÁC BIỂU MẪU CỦA QUY TRÌNH NHẬP
HÌNH II.3. Mẫu phiếu đề nghị mua nguyên vật liệu
HÌNH II.4. Mẫu đơn đặt hàng (1)
HÌNH II.5. Mẫu đơn đặt hàng (2)
HÌNH II.6. Mẫu hợp đồng mua nguyên vật liệu (1)
HÌNH II.7. Mẫu hợp đồng mua nguyên vật liệu (2)
HÌNH II.8. Mẫu hợp đồng mua nguyên vật liệu (3)
HÌNH II.9. Mẫu biên bản kiểm tra chất lượng vật tư
HÌNH II.10. Mẫu phiếu giao hàng
HÌNH II.11. Mẫu hóa đơn giá trị gia tăng
HÌNH II.12. Mẫu phiếu nhập kho
II.2.2. Quy trình xuất
Hình II3. Quy trình xuất về mặt l ý thuyết
(1)- Bộ phận Sản xuất lập căn cứ đơn đặt hàng của khách hàng, kế hoạch
sản xuất để lập phiếu đề nghị cấp vật tư, do quản đốc phân xưởng ký duyệt và
cho nhân viên mang lên phòng Kế hoạch chờ ký duyệt.
(2)- Khi nhận được phiếu đề nghị cấp vật tư, trưởng phòng Kế hoạch ký
duyệt và gửi cho bộ phận Kho.
(3a, 3b)- Bộ phận Kho nhận được phiếu đề nghị cấp vật tư của phòng Kế
hoạch, tiến hành xuất kho cho bộ phận Sản xuất. Và bộ phận kho lập phiếu giao
nhận vật tư có ký nhận của hai bên (bên giao và bên nhận).
(4)- Sau khi giao nhận vật tư, bộ phận kho tập hợp chứng từ và chuyển
cho phòng Kế toán gồm: Phiếu đề nghị xuất vật tư và phiếu giao nhận vật tư. Nếu
các chứng từ hợp lệ thì phòng Kế toán căn cứ vào các chứng từ này để lập phiếu
xuất kho.
Phòng
Kế hoạch
Ban
giám đốc
Kho
Bộ phận
Sản xuất
Phòng
Kế toán
1
2
3a 3b
6
5
4
8
7
(5, 6, 7, 8)- Phiếu xuất kho chuyển đến các phòng để lấy đủ các chữ ký
của bên giao (bộ phận Kho), bên nhận (bộ phận Sản xuất), kế toán trưởng và ban
giám đốc.
(*)- Kết thúc quá trình xuất:
+ Bộ phận Kho lập thẻ kho và bảng tổng hợp nguyên vật liệu
+ Phòng Kế toán lưu chứng từ, ghi sổ chi tiết vật tư, theo dõi nhập xuất
tồn vật tư.
*** Định kỳ phòng Kế toán và bộ phận Kho kiểm kê định kỳ lượng tồn kho
thực tế.
Sau khi hoàn thành quy trình xuất thì
+ bộ phận Sản xuất lưu giữ: phiếu đề nghị cấp vật tư, phiếu giao nhận,
phiếu xuất kho.
+ Phòng Kế hoạch lưu giữ: phiếu đề nghị cấp vật tư.
+ Bộ phận Kho lưu giữ: phiếu đề nghị cấp vật tư, phiếu giao nhận, phiếu
xuất kho, thẻ kho, bảng tổng hợp nguyên vật liệu.
+ Phòng Kế toán lưu giữ: phiếu đề nghị cấp vật tư, phiếu giao nhận, phiếu
xuất kho, thẻ khỏ, sổ chi tiết nguyên vật liệu, báo cáo nhập xuất tồn.
CÁC BIỂU MẪU CỦA QUY TRÌNH XUẤT
HÌNH II.14. Mẫu phiếu đề nghị cấp vật tư
HÌNH II.15. Mẫu phiếu giao nhận nguyên vật liệu
HÌNH II.16. Mẫu phiếu xuất kho
CÁC BIỂU MẪU KHÁC
HÌNH II.17. Mẫu thẻ kho
HÌNH II.18. Mẫu bảng tổng hợp chi tiết nguyên vật liệu
HÌNH II.19. Mẫu sổ chi tiết vật tư nguyên vật liệu
Trang 45
HÌNH II.20. Mẫu báo cáo nhập xuất hàng tồn kho
Trang 46
II.3. Kế toán nhập xuất nguyên vật tư
II.3.1. Khái niệm
Nguyên liệu, vật liệu của doanh nghiệp là những đối tượng lao động mua
ngoài hoặc tự chế biến dùng cho mục đích sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để
chế tạo ra sản phẩm.
Đối tượng lao động ở đây được hiểu là những vật mà lao động của con người
tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp nhu cầu của mình. Ví dụ: lốp xe được
chế biến từ mủ cao su, mủ cao su (dạng chất lỏng) qua quá trình chế biến nhờ lao
động của con người tác động vào tạo ra sản phẩm là chiếc lốp xe.
II.3.2. Đặc điểm
Chỉ tham gia một chu kỳ sản xuất nhất định và trong chu kỳ sản xuất đó vật
liệu sẽ bị tiêu hao toàn bộ hoặc bị biến đổi hình thái vật chất ban đầu để cấu thành
thực thể của sản phẩm. Ví dụ: xăng, dầu, nhớt, … bị tiêu hao toàn bộ.
Về mặt giá trị: khi tham gia vào quá trình sản xuất thì giá trị của vật liệu sẽ
được chuyển toàn bộ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
II.4. Hiện trạng tin học
Hiện nay, công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, trở
thành một trong những yếu tố quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm
bảo an ninh - quốc phòng. Phát triển mạng thông tin quốc gia phủ trên cả nước, với
thông lượng lớn, tốc độ và chất lượng cao, giá rẻ; tỷ lệ người sử dụng Internet đạt
mức trung bình thế giới. Ngành công nghiệp công nghệ thông tin trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn, có tốc độ phát triển hàng năm cao nhất so với các khu vực khác;
có tỷ lệ đóng góp cho tăng trưởng GDP của cả nước ngày càng tăng.
Trang 47
Chính những điều này đã tạo điều kiện để mọi tầng lớp xã hội ở mọi miền đất
nước có thể biết khai thác, sử dụng thông tin điện tử và ứng dụng công nghệ thông
tin, đặc biệt quan tâm hỗ trợ những người có hoàn cảnh khó khăn và khuyết tật.
Bên cạnh đó, các cơ quan thông tin đại chúng, báo chí, xuất bản và các dịch
vụ điện tử công cộng khẩn trương phát triển các loại hình thông tin điện tử, thường
xuyên tuyên truyền phổ biến, nâng cao nhận thức và kiến thức về công nghệ thông
tin cho toàn xã hội.
Công nghệ thông tin là lĩnh vực được đặc biệt khuyến khích đầu tư. Rà soát
và tháo bỏ mọi nhận thức và quy định không phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi nhất,
áp dụng mức ưu đãi hiện hành cao nhất và từng bước đạt mức ưu đãi bằng hoặc cao
hơn so với các nước trong khu vực cho việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông
tin, đi đôi với việc thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ, sử dụng có hiệu quả.
Các sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin liên tục xuất hiện và được đánh
giá cao, tạo ra nhiều biến chuyển tốt về tình hình công nghệ thông tin nước nhà. Các
doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin cũng vì thế mà dần tăng lên. Tạo
điều kiện cho ngành công nghệ thông tin ngày càng phát triển, đang dần nắm bắt kịp
cái khái niệm, công nghệ mới của ngành công nghệ thông tin thế giới.
Trang 48
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG
III.1. Phân tích thiết kế thành phần dữ liệu ở mức quan niệm
III.1.1. Từ điển dữ liệu
STT Tên tắt Diễn giải Tên loại thực thể
1 MaNhom Mã nhóm Nhom
2 TenNhom Tên Nhóm Nhom
3 MaVT Mã vật tư VatTu
4 TenVT Tên vật tư VatTu
5 QuyCach Quy cách vật tư VatTu
6 DVTinh Đơn vị tính VatTu
7 Gia Giá tồn đầu kỳ VatTu
8 MaNhom Mã nhóm VatTu
9 TaiKhoan Tài khoản VatTu
10 MaTinhHuong Mã tình huống TinhHuong
11 TenTH Tên tình huống TinhHuong
12 Loai Loại tình huống TinhHuong
13 NoiDung Nội dung TinhHuong
14 HTThanhToan Hình thức thanh toán TinhHuong
15 PhiVC Phí vận chuyển TinhHuong
16 BenThanhToan Bên thanh toán TinhHuong
17 MaTinhHuong Mã tình huống CT_TH
18 MaVT Mã vật tư CT_TH
19 SLuong Số lượng CT_TH
Trang 49
20 TonDK Tồn đầu kỳ CT_TH
21 Ghichu Ghi chú CT_TH
22 DGNhap Đơn giá nhập CT_TH
23 DGXuat Đơn giá xuất CT_TH
24 MaNCC Mã nhà cung cấp NCC
25 TenNCC Tên nhà cung cấp NCC
26 DiaChi Địa chỉ nhà cung cấp NCC
27 DienThoai Điện thoại nhà cung cấp NCC
28 Fax Số fax nhà cung cấp NCC
29 MST Mã số thuế nhà cung cấp NCC
30 SoTK Số tài khỏan NCC
31 TKTai Nơi lập tài khoản NCC
32 DaiDien Đại diện bên nhà cung cấp NCC
33 ChucVu Chức vụ của người đại diện NCC
BẢNG III.1: Từ điển dữ liệu
Trang 50
III.1.2. Mô hình khái niệm về thực thể
a) Mô hình các thực thể và thuộc tính
Thực thể Nhóm
• Tên thực thể: Nhom
• Nhom (MaNhom, TenNhom)
• Khóa chính: MaNhom
• Danh mục thuộc tính
STT Tên thuộc tính Diễn giải Kiểu dữ liệu
1 MaNhom Mã nhóm Int
2 TenNhom Tên nhóm nvarchar
BẢNG III.2: Thực thể Nhom
Thực thể Vật tư
• Tên thực thể: VatTu
• VatTu (MaVT, TenVT, QuyCach, DVTinh, Gia, TaiKhoan)
• Khóa chính: MaVT
• Danh mục thuộc tính
STT Tên thuộc tính Diễn giải Kiểu dữ liệu
1 MaVT Mã vật tư varchar
2 TenVT Tên vật tư nvarchar
3 QuyCach Quy cách nvarchar
Trang 51
4 DVTinh Đơn vị tính nvarchar
5 Gia Giá float
6 TaiKhoan Tài khoản varchar
BẢNG III.3: Thực thể VatTu
Thực thể Tình huống
• Tên thực thể: TinhHuong
• TinhHuong (MaTinhHuong, TenTH, Loai, NoiDung, HTThanhToan,
PhiVC, BenThanhToan)
• Khóa chính: MaTinhHuong
• Danh mục thuộc tính
STT Tên thuộc tính Diễn giải Kiểu dữ liệu
1 MaTinhHuong Mã tính huống int
2 TenTH Tên tình huống nvarchar
3 Loai Loại tình huống int
4 NoiDung Nội dung nvarchar
5 HTThanhToan Hình thức thanh toán nvarchar
6 PhiVC Phí vận chuyển float
7 BenThanhToan Bên thanh toán nvarchar
BẢNG III.4: Thực thể TinhHuong
Trang 52
Thực thể Nhà cung cấp
• Tên thực thể: NCC
• NCC (MaNCC, TenNCC, DiaChi, DienThoai, fax, MST, SoTK, TKTai,
DaiDien, ChucVu)
• Khóa chính: MaNCC
• Danh mục thuộc tính
STT Tên thuốc tính Diễn giải Kiểu dữ liệu
1 MaNCC Mã nhà cung cấp int
2 TenNCC Tên nhà cung cấp nvarchar
3 DiaChi Địa chỉ nhà cung cấp nvarchar
4 DienThoai Điện thoại nhà cung cấp varchar
5 Fax Số fax nhà cung cấp varchar
6 MST Mã số thuế nhà cung cấp varchar
7 SoTK Số tài khỏan varchar
8 TKTai Nơi lập tài khoản nvarchar
9 DaiDien Đại diện bên nhà cung cấp nvarchar
10 ChucVu Chức vụ của người đại diện nvarchar
BẢNG III.5: Thực thể NCC
Trang 53
b) Mô tả các mối kết hợp
Từ các thực thể trên ta mô tả các mối kết hợp, các thực thể có mối liên hệ với nhau. Qua
đó ta có thể viết lên mô hình thực thể kết hợp.
Mối kết hợp: Thuộc (Thuoc)
Thực thể tham gia: Nhóm (Nhom) với Vật tư (VatTu)
Một nhóm có trong một hoặc nhiều vật tư, một vật tư chỉ thuộc 1 nhóm.
BẢNG III.6: Mối kết hợp Thuoc
Mối kết hợp: Chi tiết tình huống (CT_TH)
Thực thể tham gia: Tình huống (TinhHuong) với Vật tư (VatTu)
Một tình huống có nhiều loại vật tư khác nhau, một vật tư có trong nhiều tình
huống.
- Số lượng nhập
- Tồn đầu kỳ
- Ghi chú
- Đơn giá nhập
- Đơn giá xuất
BẢNG III.7: Mối kết hợp CT_TH
Nhom Thuoc VatTu
(1,1) (1,n)
TinhHuong CT_TH VatTu
(1,n) (1,n)
Trang 54
III.2. Thành phần dữ liệu ở mức lôgic
III.2.1. Mô hình thực thể kết hợp
HÌNH III.1: Mô hình thực thể kế hợp
Trang 55
III.2.2. Chuyển đổi mô hình thực thể kết hợp sang quan hệ
Từ mô hình khái niệm là mô hình biểu diễn tất cả đối tượng. Mỗi đối tượng là một
thể hiện trong thể giới thực. Trong mô hình quan hệ, chúng ta xét các mối quan hệ giữa
từng đối tượng đó. Cụ thể thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Một thực thể chuyển thành một quan hệ tương ứng, đồng thời tạo khóa chính cho
quan hệ. Các quan hệ tương ứng được tạo thành là:
Quan hệ: Nhóm (Nhom)
Có các thuộc tính sau:
Nhom (MaNhom, TenNhom)
Quan hệ: Vật tư (VatTu)
Có các thuộc tính sau:
VatTu (MaVT, TenVT, QuyCach, DVTinh, Gia, TaiKhoan)
Quan hệ: Tình huống (TinhHuong)
Có các thuộc tính sau:
TinhHuong (MaTinhHuong, TenTH, Loai, NoiDung, HTThanhToan, PhiVC,
BenThanhToan)
Quan hệ: Nhà cung cấp (NCC)
Có các thuộc tính sau:
NCC (MaNCC, TenNCC, DiaChi, DienThoai, fax, MST, SoTK, TKTai, DaiDien,
ChucVu)
Bước 2: Các mối kết hợp (1,n) - (1,n) sẽ chuyển thành một quan hệ tương ứng với thuộc
tính:
Trang 56
- Thuộc tính khóa là khóa của các thực thể tham gia vào mối kết hợp.
- Những thuộc tính còn lại là các thuộc tính phát sinh của mối kết hợp này:
Mối kết hợp: chi tiết tình huống (CT_TH) tạo thành một quan hệ mới có tên là
CT_TH gồm có các thuộc tính sau: số lượng nhập (SLuong), tồn đầu kỳ (TonDK),
ghi chú (Ghichu), đơn giá nhập (DGNhap), đơn giá xuất (DGXuat). Bổ sung thêm
các thuộc tính khóa chính của hai thực thể TinhHuong và VatTu: MaTinhHuong và
MaVT vào thực thể CT_TH. Hai thuộc tính khóa: MaTinhHuong, MaVT là thuộc
tính khóa chính của CT_TH. Như vậy, quan hệ chi tiết nhập được tạo thành có các
thuộc tính sau:
CT_TH (MaTinhHuong, MaVT, SLuong, TonDK, Ghichu, DGNhap,
DGXuat)
Bước 3: các mối kết hợp (1,1) – (1,n) sẽ chuyển khóa của thực thể bên (1,n) làm thuộc tính
bên (1,1)
Mối hết hợp: Thuộc (Thuoc) sẽ bổ sung khóa chính MaNhom của thực thể Nhom
vào thực thể VatTu làm khóa ngoại, ta được:
VatTu (MaVT, TenVT, QuyCach, DVTinh, Gia, TaiKhoan, #MaNhom)
Chú thích: Dấu # là diễn tả khóa ngoại, dấu gạch dưới diễn tả khóa chính.
Trang 57
III.2.3. Mô hình quan hệ
Nhom (MaNhom, TenNhom)
VatTu (MaVT, TenVT, QuyCach, DVTinh, Gia, TaiKhoan, #MaNhom)
NCC (MaNCC, TenNCC, DiaChi, DienThoai, fax, MST, SoTK, TKTai, DaiDien,
ChucVu)
TinhHuong (MaTinhHuong, TenTH, Loai, NoiDung, HTThanhToan, PhiVC,
BenThanhToan)
CT_TH (MaTinhHuong, MaVT, SLuong, TonDK, Ghichu, DGNhap, DGXuat)
HÌNH III.2: Mô hình quan hệ
Trang 58
III.2.4. Ràng buộc toàn vẹn
a) Ràng buộc liên bộ
R1: MaNhom là khóa chính của table Nhom
∀x,y ∈ Nhom : x y
R1: x[MaNhom] y[MaNhom]
Bảng tầm hưởng
R1 Thêm Xóa Sửa
Nhom + - +
BẢNG III.8: Ràng buộc liên bộ MaNhom
R2: MaVT là khóa chính của table VatTu
∀x,y ∈ VatTu : x y
R2: x[MaVT] y[MaVT]
Bảng tầm hưởng
R2 Thêm Xóa Sửa
VatTu + - +
BẢNG III.9: Ràng buộc liên bộ MaVT
R3: MaTinhHuong là khóa chính của table TinhHuong
∀x,y ∈TinhHuong: x y
R3: x[MaTinhHuong] y[MaTinhHuong]
Trang 59
Bảng tầm hưởng
R3 Thêm Xóa Sửa
TinhHuong + - +
BẢNG III.10: Ràng buộc liên bộ MaTinhHuong
R4: MaNCC là khóa chính của table NCC
∀x,y ∈TinhHuong: x y
R4: x[MaNCC] y[MaNCC]
Bảng tầm hưởng
R4 Thêm Xóa Sửa
NCC + - +
BẢNG III.11: Ràng buộc liên bộ MaNCC
R5: MaTinhHuong,MaVT là khóa chính của table CT_TH
∀x,y ∈TinhHuong: x y
R5: x[MaTinhHuong,MaVT] y[MaTinhHuong,MaVT]
Bảng tầm hưởng
R5 Thêm Xóa Sửa
CT_TH + - +
BẢNG III.12: Ràng buộc liên bộ MaTinhHuong, MaVT
Trang 60
b) Ràng buộc liên quan hệ
R6: MaNhom trong table VatTu phải tồn tại trong table Nhom
R6: VatTu[MaNhom] ⊆ Nhom[MaNhom]
Bảng tầm hưởng
R6 Thêm Xóa Sửa
Nhom - + -(*)
VatTu + - +
BẢNG III.13: Ràng buộc liên quan hệ MaNhom
R7: MaTinhHuong,MaVT trong table CT_TH phải tồn tại trong table
TinhHuong,VatTu
R7: CT_TH[MaTinhHuong] ⊆ TinhHuong[MaTinhHuong],
CT_TH[MaVT] ⊆ VatTu[MaVT]
Bảng tầm hưởng
R7 Thêm Xóa Sửa
TinhHuong - + -(*)
VatTu - + -(*)
CT_TH + - +
BẢNG III.14: Ràng buộc liên quan hệ MaTinhHuong, MaVT
Trang 61
c) Ràng buộc miền giá trị
R8: Gia trong table VatTu
R8: ∀x ⊂ VatTu: x.Gia > 0
Bảng tầm hưởng
R8 Thêm Xóa Sửa
VatTu + - +
BẢNG III.15: Ràng buộc miền giá trị Gia
R9: SLuong trong table CT_TH
R9: ∀x ⊂ CT_TH: x.SLuong > 0
Bảng tầm hưởng
R8 Thêm Xóa Sửa
CT_TH + - +
BẢNG III.16: Ràng buộc miền giá trị SLuong
Trang 62
CHƯƠNG IV. THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
IV.1. Giới thiệu về chương trình
Từ quá trình khảo sát qui trình, chúng em đã xây dựng các module tương ứng
với các chức năng nghiệp vụ tại các phòng ban nhằm mô phỏng một cách chính
xách nhất các thao tác.
Chương trình là ứng dụng dạng Form với thiết kế giao diện thân thiệt dễ sử
dụng, với nhiều chức năng hỗ trợ cho quá trình lập phiếu, ghi sổ được nhanh và
chính xác đáp ứng được các mục tiêu đề ra.
Chương trình mô phỏng nhập xuất nguyên vật liệu được xây dựng trên ngôn
ngữ lập trình Visual Basic 2008 trên nền .NET 3.5.
Thông tin chương trình cài đặt
Ngôn ngữ Visual Basic .NET
Công cụ phát triển MS Visual Studio .NET
Kiểu ứng dụng Ứng dụng Windows 32 bit
Hệ điều hành Microsoft Windows 2000, XP
Môi trường hoạt động Độc lập
Cơ sở dữ liệu Microsoft SQL Server 7, 2000
Kết nối cơ sở dữ liệu ADODB .NET
Cấu hình máy chạy (tối thiểu) PC CPU 1.2GHz, RAM 256MB, HDD 10GB…
Cấu hình đề nghị PC CPU 2.4GHz, RAM 1GB, HDD 80GB…
Trang 63
IV.1.1. Menu của chương trình
Có 4 lựa chọn:
: bắt đầu chương trình.
: xem bộ dữ liêu vật tư mẫu.
: có 2 menu con, tình huống đang thực hiện và quy trình đang
thực hiện.
: có 2 menu con, quy trình và giới thiệu, trong menu con quy
trình, có 2 menu con là quy trình nhập và quy trình xuất. Chọn quy trình nhập
hoặc xuất để xem hướng dẫn từng bước của quy trình.
Trang 64
Hình IV.1: Dữ liệu vật tư mẫu
Trang 65
Hình IV.2: Quy trình nhập
Trang 66
Hình IV.3: Quy trình xuất
Trang 67
IV.1.2. Giao diện chính
Chương trình có giao diện chính gồm 3 lựa chọn: làm tự do, theo tình huống
và giới thiệu.
Hình IV.4: Giao diện chính của chương trình
Trang 68
Người dùng có thể chọn “làm tự do” hay “theo tình huống” đế bắt đầu
chương trình. Ở màn hình tiếp theo, người dùng chọn quy trình nhập hoặc xuất để
tiếp tục.
Hình IV.5: Chọn quy trình
Trang 69
Sau khi chọn quy trình xong, thì người dùng sẽ đến với cửa sổ chọn phòng, ở
đây, sẽ có 7 phòng: phòng giám đốc, phòng kế hoạch, phòng kế toán, phòng mua
hàng, bộ phận kho, bộ phận QC và xưởng sản xuất. Với ý tưởng xây dựng một mô
hình công ty trong một khuôn viên, các phòng ban được tách riêng, thành từng tòa
nhà riêng biệt.
Hình IV.6: Chọn phòng
Trang 70
IV.2. Các phòng ban
IV.2.1. Phòng Kế Hoạch
Lập kế hoạch cung cấp nguyên vật liệu, vật tư kịp thời cho sản xuất, đề ra
biện pháp quản lý, theo dõi, giám sát việc sử dụng vật tư, nguyên vật liệu, công cụ,
phụ tùng, … Phối hợp với phòng Quản lý chất lượng và bộ phận phân xưởng để xây
dựng các định mức tiêu hao nguyên vật liệu, chịu trách nhiệm chính trong việc theo
dõi, sử dụng vật tư, nguyên vật liệu.
Phòng Kế hoạch lập phiếu đề nghị mua nguyên vật liệu
IV.2.2. Phòng Kế Toán
Tổ chức thực hiện công tác kế toán theo đúng quy định của pháp lệnh về kế
toán thống kê và những nguyên tắc chế độ quy định trong điều lệ tổ chức kế toán
nhà nước.
Thực hiện vai trò kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty thông qua đồng tiền nhằm mục tiêu sử dụng vốn có hiệu quả , bảo toàn và
phát triển vốn sản xuất kinh doanh.
Tham mưu cho giám đốc trong công tác quản trị tài chính, hoạch định doanh
lợi, dự toán và kiểm soát tài chính để có quyết định đầu tư đúng đắn.
Phòng Kế toán lập phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, sổ chi tiết nguyên vật liệu, báo
cáo nhập xuất tồn
IV.2.3. Phòng Mua hàng
Phòng Mua hàng lập kế hoạch thu mua, triển khai kế hoạch mua hàng, liên hệ
trực tiếp với khách hàng để điều chỉnh nếu hàng hóa ko đúng yêu cầu.
Phòng Mua hàng lập đơn đặt hàng hoặc hợp đồng mua nguyên vật liệu.
Trang 71
IV.2.4. Bộ phận Kho
Quản lý nguyên vật liêu của công ty, xuất những nguyên vật liệu cần thiết
cho bộ phận sản xuất khi nhận được phiếu đề nghị. Khi hàng mới về, bộ phận Kho
sẽ cùng bộ phận QC kiểm tra về chất lượng lẫn số lượng hàng mới, sau đó tiếng
hành nhập kho.
Bộ phận Kho lập phiếu giao nhận nguyên vật liệu, thẻ kho, bảng tổng hợp
nguyên vật liệu.
IV.2.5. Bộ phận QC
Quản lý chất lượng sản phẩm, nguyên phụ liệu, vật tư từ giai đoạn đầu tới
giai đoạn cuối (nhập kho, xuất kho). Giám sát quá trình sản xuất của các phân
xưởng.
Bộ phận QC lập biên bản kiểm tra chất lượng vật tư, nguyên vật liệu, sản
phẩm.
IV.2.6. Bộ phận Xưởng
Tổ chức sản xuất theo đúng kế hoạch đã đề ra nhằm đáp ứng kịp thời các mặt
hàng theo yêu cầu của thị trường. Đảm bảo thực hiện đúng quy trình sản xuất, và tự
chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm và bán thành phẩm tại các khâu trong quá
trình sản xuất.
Bộ phận Xưởng lập phiếu đề nghị cấp nguyên vật liệu.
IV.2.7. Phòng Giám đốc
Điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, có quyền quyết định tổ chức
bộ máy quản lý, tuyển chọn lao động theo đúng yêu cầu sản xuất, quyết định khen
thưởng, khiển trách đối với lao động trong doanh nghiệp. Chịu trách nhiệm trước
nhà nước và tập thể lao động về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trang 72
Hình IV.7: Phòng Kế hoạch
Trang 73
Hình IV.8: Phòng Kế toán
Trang 74
Hình IV.9: Phòng Mua hàng
Trang 75
Hình IV.10: Bộ phận Kho
Trang 76
Hình IV.11: Bộ phận QC
Trang 77
Hình IV.12: Bộ phận Xưởng
Trang 78
Hình IV.13: Phòng Giám đốc
Trang 79
IV.3. Các phiếu, biểu mẫu
QUY TRÌNH NHẬP
• Phiếu đề nghị mua nguyên vật liệu
• Đơn đặt hàng
• Hợp đồng mua nguyên vật liệu
• Phiếu giao hàng
• Biên bản kiểm tra nguyên vật liệu
• Hóa đơn giá trị gia tăng
• Phiếu nhập kho
QUY TRÌNH XUẤT
• Phiếu đề nghị cấp nguyên vật liệu
• Phiếu giao nhận
• Phiếu xuất kho
KHÁC
• Thẻ kho
• Sổ chi tiết nguyên vât liệu
• Bảng tổng hợp nguyên vật liệu
• Báo cáo nhập xuất tồn
Trang 80
KẾT LUẬN
Các kết quả đạt được
Trong những năm gần đây, lĩnh vực mô phỏng lại các thao tác của con người
đã và đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của các tổ chức cũng như cá nhân các
nhà nghiên cứu. Đã có nhiều công trình nghiên cứu và ứng dụng trên nhiều lĩnh vực
được triển khai đem lại lợi ích to lớn về kinh tế, kỹ thuật… Cùng trong xu thế đó và
dựa trên nhu cầu thực tế, đề tài này mong muốn áp dụng những kiến thức về nhập
xuất kho nguyên vật liệu để xây dựng một chương trình trợ giúp cho việc thực tập
của sinh viên đạt hiệu quả cao. Để đạt được điều đó, đề tài đã tập trung giải quyết
một số vấn đề sau:
Dựa trên những kiến thức đã khoa Tài chính – Kế toán cung cấp, đề tài này
mô phỏng lại một cách chính xác nhất có thể các thao tác nhập xuất kho nguyên vật
liệu như trong thực tế.
Trong chương một, đề tài đã giới thiệu về mục đích, động cơ thực hiện đề tài,
hiện trạng, giải pháp và những đóng góp cơ bản của đề tài trong vấn đề mô phỏng
thao tác nhập xuất kho nguyên vật liệu, nhằm tìm ra hướng xây dựng tốt nhất cho
chương trình.
Chương hai trình bày tổng quan về quy trình nhập xuất và mối quan hệ, chức
năng của các phòng ban trong công ty ảo. Bên cạnh việc mô tả chính xác quy trình,
đề tài cũng đã đưa ra một số biểu mẫu sau khi đã được mô phỏng trong chương trình.
Chương ba, chương bốn tập trung đi vào sản phẩm của đề tài, về giao diện,
các chức năng chính. Cách vận hành chương trình cũng được trình bày một cách sơ
lược, dễ hiểu, giúp người đọc có thể dễ dàng nắm bắt. Ngoài ra, người dùng có thể
mở các văn bản, nghị định được ban hành của Chính phủ để có thể tham khảo thêm
đi thực hiện các quy trình.
Trang 81
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng em đã cố gắng tập trung nghiên cứu
các thao tác của công việc để thực hiện những bước trong quy trình có thể mô phỏng
một cách chính xác nhất cũng như đã tham khảo khá nhiều tài liệu liên quan. Tuy
nhiên, do thời gian và trình độ có hạn nên không tránh khỏi những hạn chế và thiếu
sót nhất định. Chúng em thật sự mong muốn nhận được những gợi ý cả về chuyên
môn lẫn cách trình bày về đề tài của quý thầy cô.
Ưu điểm:
Chương trình dễ sử dụng, các thao tác đơn giản, giao diện sinh động giúp
người dùng đỡ nhàm chán khi sử dụng.
Khi sử dụng chương trình, người dùng có thể:
• nắm rõ được quy trình nhập xuất nguyên vật liệu
• đóng từng vai trò của các bộ phận xử lý công việc của bộ phận đó trong
quá trình nhập xuất nguyên vật liệu và thực
• biết được các biễu mẫu, đơn từ trong từng công đoạn của quy trình
• có thể lập phiếu, lập các chứng từ, ghi sổ sách chi tiết, chính xác
Hạn chế:
Chương trình chỉ thực hành 1 quy trình nhập hay xuất trong 1 lần sử dụng.
Trang 82
Những kiến nghị
Ở nước ta hiện nay vẫn chỉ có một, hai chương trình mô phỏng kế toán được
ban hành, thuật ngữ mô phỏng vẫn còn khá xa lạ với mọi người. Hướng phát triển đề
tài là xây dựng một công ty có thể tham gia vào bất kỳ lĩnh vực kinh tế nào. Mô
phỏng lại tất cả các nghiệp vụ kế toán trong công ty, khi đó sinh viên tham gia sử
dụng chương trình sẽ được trang bị một kiến thức về thực tế rộng hơn, chính xác
hơn. Từ đó nâng cao chất lượng đầu ra của sinh viên.
Hướng phát triển:
Cho phép chương trình có thể thực hiện cả 2 quy trình trong 1 lần sử dụng.
Phần kiểm tra chất lượng và số lượng vật tư khi vật tư được dem tới công ty
cần được thể hiện linh động hơn. Ví dụ: khi hàng đem tới công ty với số lượng thiếu
hoặc kém chất lượng, thì người QC và bộ phận kho cùng nhà cung cấp xử lý.
Trang 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đoàn Thiện Ngân, Hoàng Đức Hải, Đoàn Thị Thanh Diễm, “Lập trình SQL căn
bản (Kèm 1 CD)” , NXB Lao động Xã hội.
[2] ThS Ngô Bá Hùng - ThS Nguyễn Công Huy , “Giáo trình lập trình truyền thông
(Giáo trình Trường Đại học Cần Thơ)”.
[3] Ths. Ngô Bá Hùng - Ths. Nguyễn Công Huy, “Giáo trình truyền thông”, NXB
Giao thông vận tải.
[4] Phương Lan, “Từng bước học lập trình Visual Basic.net”, NXB Lao động Xã hội
[5] Phạm Hữu Khang, “SQL server 2005 - Xây Dựng Ứng Dụng Quản Lý Kế Toán
Bằng C# 2005”.
[6] Phạm Hữu Khang , “SQL server 2005 lập trình thủ tục và hàm”.
[7] Phạm Hữu Khang , “Học Microsoft SQL Server 2000 trong 21”.
[8] Phạm Hữu Khang , “Lập trình ứng dụng chuyên nghiệp SQL Server 2000”.
[9] Phạm Hữu Khang , “Microsoft Visual Basic 6.0 & lập trình csdl”.
[10] Lê Trần Nhật Quỳnh, Nguyễn Ngọc Bình Phương, “Các giải pháp lập trình
Visual Basic.NET - Tập 1 (Kèm 1 CD)”, NXB Giao thông Vận tải.
[11] Hướng dẫn lập trình VB.NET –
Ebook.
[12] Ts. Phan Đức Dũng, “Kế Toán Tài Chính”, NXB: Thống kê.
[13] Ts. Phan Đức Dũng, “Bài Tập Và Bài Giải Kế Toán Tài Chính”, NXB Thống
kê.
[14] Pgs.Ts Nguyễn Thị Đông, “Kế toán công ty”.
[15] Lê Trung Hiệp, “Kế toán mô phỏng”.
Trang 84
[16] Bùi Nữ Thanh Hà, “Kế Toán Xây Dựng Cơ Bản”
[17] Ứng dụng công nghệ thông
tin vào công tác kế toán.
[18] THÔNG
TƯ Số 20/2006/TT-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính Hướng dẫn kế toán thực
hiện sáu (06) chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC
ngày 15/02/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bao_Cao_NCKH.pdf
- Bai_Bao_NCKH.pdf