Hiện nay, Internet không chỉ đáp ứng nhu cầu tìm kiếm thông tin, giải trí mà còn thực sự trở thành phương tiện giúp con người trao đổi, mua bán hàng hóa. Điều này thực sự có ý nghĩa, nó giúp giảm bớt các chi phí trong kinh doanh như giảm chi phí vận chuyển trung gian, chi phí giao dịch và đặt biệt giúp là giúp tiết kiệm thời gian để con người đầu tư vào các hoạt động khác. Do đó, lợi nhuận con người kiếm được gia tăng gấp bội. Giờ đây, con người có thể ngồi ở nhà để mua sắm mọi thứ theo ý muốn. Hơn thế, mỗi người còn có thể tham gia đấu giá các mặt hàng mà mình
ưa thích qua các hệ thống đấu giá trực tuyến.
Một trong những lý do khiến đấu giá trực tuyến trở nên ngày càng phổ biến là việc đơn giản trong giao dịch. Điều đó có nghĩa là thật dễ dàng để tham gia đấu giá, điều này tạo nên một khởi đầu tốt, tạo điều kiện để những người tham gia tiến đến một thoả thuận chung. Dù đơn giản nhưng đấu giá đưa ra vô số những vấn đề để nghiên cứu và là một công cụ mạnh mẽ cho những người tham gia có thể tự động mua hàng hoá, chủ động với công việc và khai thác tài nguyên.
Nội dung:
Chương 1: Giới thiệu mô hình đấu giá, đấu giá điện tử.
Chương 2: Phân tích thiết hệ thống.
2.1. Khảo sát yêu cầu để triển khai hệ thống đấu giá điện tử trực tuyến ở Việt Nam
2.2. Xác định yêu cầu bài toán
2.3. Đặc tả chi tiết các UC
2.4. Phân tích hệ thống
2.5. Lược đồ cơ sở dữ liệu
2.6. Chi tiết các bảng dữ liệu của hệ thống.
Chương 3: Triển khai hệ thống.
3.1. Miêu tả các chức năng chính của hệ thống.
3.2. Phần người dùng.
3.3. Phần quản trị .
3.3. Đánh giá hệ thống.
89 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3707 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xây dựng hệ thống đấu giá trực tuyến cho công ty AHT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ại số lượng lớn các người bán sẽ làm tăng số lượng
người đấu giá. Càng có nhiều hoạt động thì hệ thống càng lớn mạnh, và mô hình
kinh doanh càng trở nên có giá trị cho những người tham gia.
Đấu giá là một hình thức rõ rệt nhất của sự chênh lệch giá: Vì vậy, họ cố
gắng chuyển một phần thặng dư của khách hàng thành thặng dự hàng hóa. Đấu giá
trên mạng là một hình mẫu hiệu quả của sự chênh lệch giá.
25
1.5.3. Các thành phần tham gia đấu giá điện tử
Các nhân tố như người chủ trì cuộc đấu giá (auctioneer) có chức năng
tạo điều kiện cho những nhà cung cấp hàng (supplier hay seller) gặp gỡ với khách
hàng (buyer hay bidder) bên trong một quy trình đấu giá tổng thể và hơn thế nữa là
các mặt hàng đưa ra đấu giá (trade objects) hay các luật (rule Base) thì cần thiết áp
dụng trong suốt quá trình giao dịch, điều này thì tương tự như trong mô hình chung
của đấu giá truyền thống. Tuy nhiên điểm khác là toàn bộ quy trình đấu giá được
thực hiện với công nghệ thông tin trên môi trường web.
Sự ảnh hưởng của web lên quy trình đấu giá điện tử là đáng kể , nó tạo ra tính
đặc thù của hình thức thương mại này. Theo Klein, đấu giá điện tử sẽ hưởng những
lợi ích sau:
Cơ sở hạ tầng chung với hàng triệu người sử dụng tiềm năng, triển vọng tăng
trưởng là rất cao với các cuộc đấu giá bởi trong điều kiện số lượng người mua và
các nhà cung cấp cũng như số lượng mặt hàng, loại mặt hàng tiềm năng là rất lớn.
Giao thức siêu văn bản được chuẩn hóa cho phép hiển thị trực quan hàng hóa
làm tăng tính khả thi về mặt kinh tế của đấu giá điện tử.
Sự phát triển của các chức năng tìm kiếm giúp người cung cấp và khách hàng
dễ dàng tìm đến với nhau.
Các chuẩn bảo mật trong vấn đề thanh toán (ví dụ như SSL và SET), sẽ khuyến
khích các nhà cung cấp và các khách hàng thực sự sử dụng web làm môi trường
giao dịch thương mại.
1.5.4. Quy trình hoạt động chung
Để đưa hàng lên bán tại một trang web đấu giá, người chủ hàng hóa phải là chủ
trang web hoặc phải trả một khoản phí nhất định cho một đối tác thứ ba cung
cấp dịch vụ này. Những mặt hàng được lựa chọn đem đấu giá thường được đi
kèm với các thông tin liên quan và tuân thủ những nguyên tắc nhất định để có
thể bán đấu giá được như số lượng, tính độc đáo, tính lịch sử, văn hóa hoặc
26
tính cá nhân của sản phẩm. Để mua được hàng tại các trang web đấu giá, trước
hết người mua sẽ lựa chọn các mặt hàng mình muốn theo danh mục các mặt
hàng đã được trình bày rõ ràng tại các trang web. Sau khi lựa chọn mặt hàng
muốn mua, người mua sẽ phải tham gia đấu giá với những người mua khác
bằng cách cung cấp một số thông tin như đặt giá cho mặt hàng muốn mua và số
lượng muốn mua đối với mặt hàng đó. Trang web sẽ tự động làm việc và khi
thời hạn đấu giá kết thúc, hệ thống sẽ thông báo kết quả đấu giá đến cho những
người có liên quan.
1.5.5. Các luật trong đấu giá điện tử
Trong thương mại điện tử, cũng tùy vào từng sàn giao dịch mà có các ràng
buộc khác nhau, các nguyên tắc phải tuân thủ khác nhau, và mọi họat động trong
lĩnh vực này đều phải tuân theo pháp luật về thương mại điện tử. Tuy nhiên có một
số quy định mà hầu như tất cả các sàn giao dịch đấu giá điện tử đều tuân thủ như
sau:
– Thời hạn kết thúc đấu giá với mặt hàng: Để tránh tình trạng có quá nhiều mặt
hàng tồn đọng trên trang web, khi một mặt hàng được đưa lên bán đấu giá, chủ
hàng phải xác định thời hạn chấm dứt đấu giá. Thời hạn hàng càng lưu trên trang
web lâu, mức phí chủ hàng phải trả cho chủ web càng lớn. Ví dụ, nếu mặt hàng
đó chỉ được đưa lên trang đầu tháng 12/2005, chủ hàng sẽ có thông báo rằng hàng
đó chỉ được đấu giá đến ngày 30/1/2006, nếu muốn để mặt hàng được đấu giá đến
tháng 2/2006, chủ hàng phải trả thêm một khoản phí nữa cho chủ website.
Một phát sinh là nếu đến thời hạn chót, mặt hàng lại đang được đấu giá sôi nổi
thì khi nào sẽ được chọn là thời điểm dừng cuộc đấu giá? Về vấn đề này, mỗi
website có một chính sách riêng. Thông thường, các website tuân theo luật sau: nếu
10 phút trước thời hạn quy định, mặt hàng đó sẽ được coi là đấu giá xong với giá
cuối cùng nếu sau đó 10 phút không còn đơn đấu giá nào nữa. Giai đoạn đi đến mức
giá cuối cùng của đấu giá được gọi là “going, going, gone”; tạm dịch theo cách đấu
27
giá truyền thống là “tiếp theo, một, hai, ba, đã xong”. Đó là khi chiếc búa đấu giá
được gõ và kết thúc việc bán một món hàng.
– Thắng lợi trong đấu giá: Không phải khi nào việc đấu giá cũng cho kết quả rõ
ràng người thắng, người thua. Vì thế, việc xác định người nào thắng trong đấu giá
cũng được các sàn đấu giá xây dựng thành luật một cách kỹ lưỡng. Nói vắn tắt,
quy định về người thắng trong đấu giá là “giá cả trước, số lượng sau và thời gian
sau cùng”. Cũng giống như trong đấu giá truyền thống, mỗi mặt hàng khi được
đấu giá trên mạng sẽ được đặt mức giá tối thiểu (reserve price). Đơn đấu giá nào
có mức giá cao nhất và vượt mức tối thiểu sẽ là đơn chiến thắng. Trong trường
hợp hai hay nhiều đơn đấu giá có cùng mức giá, đơn nào mua số lượng hàng lớn
hơn sẽ là đơn chiến thắng. Nếu các đơn cùng đặt mức giá và số lượng như nhau,
đơn đặt hàng sớm hơn sẽ là đơn chiến thắng. Thứ tự bán hàng cho các đơn chiến
thắng sẽ là người thắng lợi được quyền mua hàng theo đơn. Sau khi quá trình đấu
giá kết thúc, hàng sẽ được bán cho người thắng lợi trong đấu giá. Với khả năng
sau đơn mua hàng của người thắng đầu tiên, chủ hàng vẫn còn hàng; hàng sẽ
được bán cho người chiến thắng trong số những người còn lại (cũng được xác
định theo luật trên) và tiếp tục như vậy, hàng sẽ được bán cho đến hết hoặc đến
đơn đấu giá cuối cùng vượt mức giá tối thiểu. Như vậy, người chiến thắng cuối
cùng có thể không mua đủ số lượng hàng như mong muốn.
Trong trường hợp không có đơn đấu giá nào vượt mức tối thiểu, cuộc đấu giá
vẫn được coi là thàng công mà không có người mua hàng.
1.5.6. Thanh toán
Rất nhiều trong số những người tham gia đưa hàng lên các website đấu giá
thuộc loại "không chuyên nghiệp". Từ "không chuyên nghiệp" nhằm để chỉ những
đối tượng có thể vẫn đi làm tại các công ty, cơ quan như bình thường; họ chỉ dành
khoảng thời gian rỗi rãi ít ỏi của mình để khám phá khả nǎng kinh doanh của mình
mà không phải tốn kém quá nhiều: Đưa các mặt hàng mình lựa chọn từ một cơ sở
28
sản xuất nào đó lên mạng để bán đấu giá. Như vậy, việc thanh toán giữa người mua
với người bán là một vấn đề cần được giải quyết.
Lẽ dĩ nhiên, nền thương mại điện tử phát triển phải đáp ứng được các yêu cầu
tối thiểu là thanh toán bằng thẻ, trực tiếp qua mạng. Tuy nhiên, không phải khách
hàng sẽ tin vào bất kỳ một website thương mại nào và sẵn sàng khai chính xác chi
tiết các thông số cá nhân của mình. Do vậy, một số công ty trung gian ra đời với vai
trò là cầu nối giữa người bán với người mua. Những công ty này đủ lớn và có uy tín
để khách hàng sẵn sàng khai báo các thông tin cá nhân và thẻ thanh toán của mình.
Do vậy, việc thanh toán giữa người mua với người bán qua mạng sẽ được thực hiện
gián tiếp bằng đường "người mua" - "công ty trung gian" - người bán. Các công ty
trung gian này lấy khoản hoa hồng trong thanh toán giữa người bán với người mua
là nguồn tài chính để tồn tại và phát triển. Đổi lại, các website nhỏ lại nhờ cậy vào
uy tín của các công ty tài chính lớn để tǎng cường sự tin cậy cuả khách hàng đối với
website. Ngoại trừ một số website lớn có hệ thống thanh toán của riêng mình như
Yahoo!; eBay..., các website khác đều thông qua các cổng thanh toán khác như
PayPal...
Các hệ thống thanh toán điện tử trao quyền hợp pháp cho khách hàng theo một
số cách mà tiền mặt và séc không thể làm được. Các hệ thống thanh toán cũng cung
cấp khả năng điều khiển thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ qua thời gian bằng
cách cho phép người mua trả tiền ngay, trả tiền sau hay trả tiền trước. Thẻ tín dụng
cung cấp khả năng thanh toán bằng tiền mặt qua tính sẵn sàng cho phép hoãn tiền
việc trả tiền hàng hóa và dịch vụ (tín dụng) đã được phê chuẩn trước. Có nhiều tiêu
chí để phân biệt phương thức thanh toán điện tử, một trong các tiêu chí đó là sự
chênh lệch khác biệt giữa thời điểm bên trả tiền trao chứng từ ủy nhiệm cho bên
được trả và thời điểm trả tiền thực sự xuất tiền khỏi tài khoản của người mua. Với
tiêu chí này thì phương thức thanh toán điện tử có thể phân loại thành hai mô hình
chính như sau: mô hình trả sau và mô hình trả trước. Trong mô hình trả sau, thời
điểm bên trả tiền trao chứng từ ủy thác cho bên được trả xảy ra trước thời điểm trả
tiền thực sự (xuất tiền khỏi tài khoản của người mua để trả cho người bán). Còn
29
trong mô hình trả trước thì hai thời điểm này lại diễn ra theo thứ tự ngược lại, tức là
người mua phải trả tiền thực sự trước khi chứng từ ủy nhiệm được sử dụng vào
trong các giao dịch mua bán.
Mô hình trả sau:
Với mô hình trả sau, thời điểm tiền mặt được rút ra khỏi tài khoản bên mua để
chuyển sang bên bán xảy ra ngay (pay-now) hoặc sau (pay-later) giao dịch mua bán.
Hoạt động của hệ thống trên dựa trên nguyên tắc tín dụng (credit crendental) nào đó
có tác dụng giống như séc (cheque). Bên bán có hai cách lựa chọn: hoặc là chấp
nhận giá trị thay thế của tín dụng đó và chỉ liên lạc chuyển khoản với ngân hàng của
mình sau này (pay-later) hoặc liên lạc với ngân hàng của mình khi quá trình mua
bán đang diễn ra việc chuyển khoản xảy ra ngay trong quá trình giao dịch. Với pha
chuyển khoản (chearing process), người được thanh toán sẽ yêu cầu chuyển khoản
với ngân hàng đại diện của mình (Acquirer) để thực hiện liên lạc với ngân hàng đại
diện của người thanh toán, thực hiện kiểm tra/chấp nhận chứng từ tín dụng, khi đó
việc chuyển tiền thực sự sẽ diễn ra giữa tài khoản của người thanh toán và người
được thanh toán. Kết thúc quá trình này, ngân hàng đại diện của bên thanh toán sẽ
gửi một thông báo lưu ý sự chuyển khoản đó cho khách hàng của mình
(notification). Mô hình thanh toán này tương tự như phương thức thanh toán bằng
séc nên thường được gọi là mô hình mô phỏng séc (cheque-like model).
30
Hình 1.5.6.1 Mô hình phỏng séc (Cheque-like Payment System)
Tất nhiên pha chuyển tiền thực sự này nếu được làm ngay trong giao dịch thì
an toàn nhất. Nhưng như vậy thì tốc độ xử lý giao dịch sẽ chậm, chi phí truyền tin
và xử lý dữ liệu trực tuyến trên các máy chủ ở các nhà băng sẽ cao. Vì vậy, mô hình
pay-later cần được ưu tiên sử dụng khi số tiền thanh toán là không lớn.
Mô hình trả trước:
Trong mô hình trả trước, khách hàng sẽ liên hệ với ngân hàng (hay một công ty
môi giới – broker) để có được một loại chứng từ do ngân hàng phát hành (chứng từ
hay đồng tiền số này mang dấu ấn của ngân hàng), được đảm bảo bởi ngân hàng và
do đó có thể dùng ở bất cứ nơi nào đã có xác lập hệ thống thanh toán với ngân hàng
này. Để đổi lấy chứng từ của ngân hàng, tài khoản của khách hàng sẽ bị triết khấu đi
tương ứng với giá trị của chứng từ đó. Như vậy, khách hàng đã thực sự trả tiền trước
khi có thể sử dụng chứng từ này để mua hàng và thanh toán. Chứng từ ở đây không
phải do khách hàng tạo ra, không phải dành cho một cuộc mua bán cụ thể mà do
ngân hàng phát hành và có thể sử dụng vào mọi mục đích thanh toán. Vì nó có thể
sử dụng giống như tiền mặt và do đó mô hình còn được gọi là mô hình mô phỏng
tiền mặt (cash-like model).
31
Hình 1.5.6.2: Mô hình phỏng tiền mặt (Cash-like Payment System)
Khi khác hàng mua hàng tại một cửa hàng nào đó và thanh toán bằng chứng từ
này, cửa hàng sẽ tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của chúng dựa trên những thông tin
đặc biệt do ngân hàng tạo ra trên đó. Sau đó, cửa hàng có thể chọn một trong hai
cách: thứ nhất là liên hệ với ngân hàng để chuyển vào tài khoản của mình ngay
trước khi chấp nhận giao hàng (deposit-now), thứ hai là chấp nhận và liên hệ chuyển
tiền sau vào thời gian thích hợp (deposit-later). Một trường hợp riêng phổ biến của
mô hình mô phỏng tiền mặt là mô hình tiền điện tử (electronic cash).
1.6. Các hình thức đấu giá trực tuyến có thể áp dụng vào
Việt Nam
Dựa vào các hình thức đấu giá trực tuyến đang phổ biến hiện nay trên thế giới
và thực trạng kinh tế xã hội của Việt Nam, cũng như tâm lý mua bán hàng hóa của
người Việt, Công ty đã chọn ra các hình thức đấu giá tối ưu nhất cho người Việt
nam, cùng với sự an hiểu về thị trường việt nam AHTsolutions
Các hình thức đấu giá sau đây đã được chọn:
32
- Đấu giá cao nhất.
- Đấu giá kiểu Hà Lan.
- Đấu giá kiểu Anh
Ngoài ra hệ thống đấu giá điện tử mà công ty AHT đang xây dựng còn hỗ trợ bán
hàng với giá cố định, quảng bá sản phẩm.
33
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG
2.1. Khảo sát yêu cầu để triển khai hệ thống đấu giá điện tử
trực tuyến ở Việt Nam
Hội đồng quản trị, các nhà đầu tư và ban lãnh đạo công ty AHT thấu hiểu rằng:
CNTT - một ngành công nghiệp trẻ nhất - và Internet - công cụ liên kết xã hội lớn
nhất trong lịch sử - đang ngày càng len sâu và đóng vai trò quan trọng hơn trong
từng ngóc ngách của đời sống xã hội; đã và sẽ đem lại những lợi ích to lớn cho con
người hơn bất kỳ nền công nghiệp truyền thống nào khác.
Công ty nhìn nhận rằng: hiện tuy chỉ là giai đoạn phát triển đầu tiên nhưng các
dịch vụ trực tuyến Internet đã cho thấy rõ sức mạnh xã hội cũng như nguồn lợi
khổng lồ mà nó có thể mang lại cho các nhà đầu tư. Vì vậy, trở thành một nhà cung
cấp dịch vụ GTGT trên nền Internet hàng đầu ở Việt Nam là chiến lược phát triển
của công ty AHT.
Phát triển các sản phẩm phần mềm với chất lượng hoàn hảo theo định hướng
ứng dụng Web 2.0 cho phép hoạt động như một dịch vụ trực tuyến, đồng thời duy trì
một bộ máy nhân lực tư vấn - sản xuất - kinh doanh giỏi theo một cơ cấu tổ chức
đặc biệt cho phép không ngừng mở rộng quy mô nhằm đáp ứng nhu cầu của thị
trường lớn trên toàn quốc là con đường để công ty AHT thực hiện thành công chiến
lược đó.
Với tham vọng trở thành Doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực Thương Mại
Điện Tử và Thanh Toán Trực Tuyến theo hình thức B2C và C2C trong nội địa Việt
Nam và kết nối Việt Nam với thế giới bằng Thương Mại Điện Tử, góp phần gia tăng
giá trị cho người Mua, người Bán và nhà sản xuất, đóng góp giá trị đáng kể vào phát
triển nền kinh tế và đưa Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế.
34
2.1.1. Yêu cầu về phần cứng và cơ sở vật chất
Công ty AHT được thành lập vào tháng 7 năm 2007, cho đến hiện nay công ty
luôn không ngừng phát triển mạnh mẽ, công ty có quan hệ đối tác với rất nhiều
khách hàng trên thế giới. Với sự phát triển không ngừng đó cộng với sự phát triển
của thương mại điện tử ở Việt Nam, công ty đã và đang đưa vào sử dụng nhiều dịch
vụ trực tuyến khác nhau trong đó có đấu giá trực tuyến.
Hiện nay công ty đã và đang trang bị thêm nhiều máy chủ lớn phục vụ cho nhu
cầu phát triển hệ thống, bên cạnh đó công ty cũng đã mở rộng.
2.1.2. Yêu cầu về phần mềm, nhân lực
Hiện nay, công ty AHT đã có một số lượng lớn cán bộ nhân viên có trình độ
học vấn cao với độ tuổi trung bình là 25, có trình độ kĩ thuật cao, am hiểu các kĩ
thuật hiện đại và niềm đam mê nghề nghiệp. Công ty đảm bảo rằng hệ thống sẽ
được đáp ứng tối đa về mặt công nghệ cũng như nhận lực phục vụ trực tiếp cho hệ
thống này.
2.1.3. Các yêu cầu cần thiết khác cần có để hệ thống hoạt động
Ngoài các yêu cầu chính hệ thống đấu giá điện tử cần phả có một hệ thống bảo
mật tốt nhất, tạo niềm tin cho người bán và người mua.
Công ty đã xét đến khả năng mua các nhà bảo mật của Mỹ để đảm bảo cho hệ
thống không bị hacker xâm nhập, đảm bảo an toàn dữ liệu trên đường truyền.
Ngoài ra công ty còn phải xây dựng một hệ thống các quy định chặt chẽ cho cả
người bán và người mua, …
Cụ thể như sau:
a. Giao dịch an toàn
An toàn khi mua bán trực tuyến là một trong những mối quan tâm hàng đầu
của người dùng. Vì vậy, chúng tôi cam kết không ngừng nổ lực xây dựng một môi
trường giao dịch thật sự an toàn, tiện ích và bình đẳng đối với mọi thành viên.
35
Hầu hết các giao dịch tại AHT auction đều thành công tốt đẹp. Tuy nhiên, vẫn
có nhiều rủi ro tiềm ẩn và để đảm bảo quyền lợi của mình khi giao dịch tại AHT
auction, bạn cần tuân thủ các hướng dẫn giao dịch an toàn dưới đây:
– Giao dịch qua NgânLượng.vn
NgânLượng.vn là cổng thanh toán mặc định được áp dụng đối với các giao
dịch thông qua AHT auction. Là người Mua, bạn được bảo vệ hoàn toàn với Chính
sách “Bảo hiểm người mua”. Đây là chương trình bồi hoàn lại toàn bộ số tiền (100%
số tiền) mà bạn đã thanh toán cho người Bán thỏa mãn các điều kiện sau:
Chọn chế độ thanh toán với phương thức “Thanh toán tạm giữ”
Người mua không nhận được sản phẩm hoặc sản phẩm không đúng như mô tả
có biên bản mở hàng và xác nhận của bưu điện hoặc đơn vị chuyển phát.
Tài khoản NgânLượng.vn của người Mua phải đã được NgânLượng.vn chứng
thực. Vui lòng tham khảo các quy định chi tiết của chương trình tại nganluong.vn.
– Giao dịch trực tiếp
Giao dịch trực tiếp với người Bán là phương thức giao dịch nhanh chóng và
tiện lợi nhưng ẩn chứa nhiều rủi ro về gian lận, lừa đảo xuất phát từ cả người mua
lẫn người bán. Trong trường hợp bạn gặp phải sự cố hay thiệt hại khi giao dịch với
đối tác, hãy nhanh chóng liên lạc với đội ngũ hỗ trợ của chúng tôi để nhận được sự
trợ giúp cần thiết.
Để có thể giảm thiểu các sự cố tiềm ẩn khi giao dịch trực tiếp, chúng tôi
khuyến cáo:
+ Đối với người mua
Đảm bảo bạn đã tìm hiểu kỹ thông tin người bán. Hãy xem xét điểm uy tín,
tham khảo các đánh giá mà những người mua trước đó đã đánh giá người bán này.
36
Ngoài ra, những danh hiệu người bán này đã đạt trước đó (như người bán Danh tín,
người bán tiêu biểu của tháng..) cũng thể hiện mức độ uy tín của người bán.
Trước khi đặt lệnh mua hoặc đấu giá, bạn cần cẩn trọng và tham thảo kỹ các
điều khoản bán hàng, tình trạng sản phẩm, điều khoản thanh toán và vận chuyển do
người bán đưa ra. Nếu cần thiết hãy đặt câu hỏi hoặc liên lạc trực tiếp với người bán
để có thông tin đầy đủ và tin cậy hơn.
Hãy cẩn trọng nếu bạn nhận được yêu cầu từ người bán yêu cầu bạn chuyển
tiền trước trước khi người bán chuyển hàng, đặc biệt khi bạn và người bán này ở 2
địa phương cách xa nhau.
Không nên giao dịch với những người bán chưa có hoặc có phần trăm điểm uy
tín thấp ngoại trừ đó là Người bán đã được chứng nhận Đảm bảo từ ChợĐiệnTử
hoặc bạn đã giao dịch nhiều lần với người bán này trước đó.
Chỉ nên giao dịch trực tiếp khi bạn và người bán có thể gặp nhau trực tiếp, xem
kỹ món hàng giao dịch trước khi thanh toán tiền mua hàng.
+ Đối với người bán
Hiểu rõ người mua: điểm uy tín, tiểu sử giao dịch, các hoạt động cộng đồng
tham gia đã và đang tham gia tại AHT auction. Các thông tin này sẽ giúp bạn xác
định được mức độ tin cậy khi giao dịch với thành viên này.
Sử dụng hình thức Chuyển phát nhanh có khai giá (sản phẩm được đơn vị
chuyển phát nhanh xác nhận) nhằm tránh trường hợp người mua đã nhận hàng
nhưng phủ nhận sản phẩm đó không đúng sản phẩm mà bạn đã chuyển đi.
Hãy mô tả chi tiết và chính xác các đặc tính, hiện trạng thực tế của sản phẩm
cùng những điều khoản về thanh toán, vận chuyển, hoàn trả hàng kèm theo. Đây là
nền tảng giúp bạn giảm thiểu mọi sự cố tiềm tàng khi giao dịch với người mua đồng
thời cũng là cơ sở quan trọng giúp bạn khắc phục sự cố khi bị người mua gian lận.
Ngoài ra công ty đang xây dựng nhiều định chế tài chính cụ thể khác, nhằm
mang lại niềm tin cho khách hàng.
37
2.2. Xác định yêu cầu bài toán
Với mô hình đấu giá trực tuyến, website gồm các phần chính sau
- Thông tin hàng hóa: là cơ sở dữ liệu phân loại nhiều nhóm sản phẩm. Thông
tin về từng sản phẩm gồm: hình, giá, giới thiệu ngắn, nhóm sản phẩm, giá sàn,
thời gian kết thúc đấu giá, giá hiện tại, điều khoản khác liên quan đến việc bán
món hàng...
- Thông tin giới thiệu, hướng dẫn, gồm những thông tin như: giới thiệu chủ sở
hữu website, chính sách mua-bán, quy định tham gia đấu giá, quy định giao
hàng, trả lại hàng, hướng dẫn cách tìm kiếm hàng hóa v.v...
- Công cụ rao bán, công cụ chọn mua, công cụ hỗ trợ thanh toán, công cụ tìm
kiếm hàng hóa...
- Thành viên: để lưu thông tin thành viên tham gia mua, bán, đấu giá, phục vụ
các mục tiêu: Xác nhận tư cách tham gia, Lưu thông tin lịch sử tham gia mua,
bán, đấu giá, Phục vụ việc quản lý mối quan hệ khách hàng giữa thành viên và
website...
Ngoài ra ta cũng cần chú ý đến các thành phần không thể thiếu để tạo nên trang
Web đấu giá trực tuyến :
1. Các mối quan hệ
2. Dịch vụ
3. Nguồn hàng
4. Tài chính
38
Đánh giá mức độ rủi ro
Bảng đánh giá mức độ rủi ro
Rủi ro Mức độ
# Điều kiện Kết quả
Khả
năng
có thể
xảy ra
Sự tác
động
Khắc phục
1 Sự cố mạng
Gián đoạn
hoạt động
10% Cao
Cung cấp 3 đường truyền và
duy trì 3 server dự trữ
2 Lỗi hệ thống
Ngừng
hoạt động
Website
1% Cao Có hệ thống dự phòng
3
Hỏng, vỡ sản
phẩm đấu giá
Ko thể
đấu giá
cho sản
phẩm đó
được
5% Cao
Cẩn thận khi vận chuyển các
sản phẩm, đặc biệt các mặt
hàng dễ vỡ
4
Bị hacker
xâm nhập
hoặc virus
phá hoại
Mất kiểm
soát hệ
thống, lộ
thông tin
khách
hàng
1% Rất cao
Sử dụng các công nghệ bảo
mật như HTTPs, SSL,
Encrypt, các chương trình
firewall …
2.2.1. Xác định danh sách tác nhân và các ca sử dụng
Qua quá trình tìm hiểu và khảo sát, xem xét đến quan hệ và tác động của
bài toán đấu giá trên mạng ta xác định được các tác nhân có tương tác với hệ thống
đó là:
39
Người bán: Tác nhân này tham gia vào hệ thống để cung cấp các sản phẩm
của mình để đấu giá. Người bán phải thực hiện việc đăng ký thêm tài khoản mới
để trở thành thành viên của hệ thống, và cung cấp những thông tin về sản phẩm
đưa ra đấu giá cũng như trả lời phản hồi đối với người quản trị cũng như của
khách hàng.
Người mua: Tác nhân này tham gia vào hệ thống để duyệt các sản phẩm và
mua sản phẩm. Người mua cũng phải thực hiện việc đăng ký tài khoản để trở
thành thành viên của hệ thống, sau đó duyệt các sản phẩm và tham gia đấu giá cho
sản phẩm mình cần mua. Thực hiện việc thanh toán cũng như gửi những thông tin
phản hồi đối với người quản trị và người bán.
Quản trị đấu giá: Tác nhân này tham gia vào hệ thống để thực hiện cho sản
phẩm đó đấu giá hay không đấu giá, quản lý việc thanh toán sau khi đấu giá.
Quản trị khách hàng: Tác nhân này tham gia vào hệ thống để quản lý các
thông tin của người bán và cả người mua. Đồng thời cũng kiểm tra trạng thái,
thông tin truy nhập hệ thống của khách hàng.
Quản trị chung (Admin): Tác nhân này tham gia vào hệ thống để quản lý
các thông tin, tin tức cho trang web đồng thời trả lời các thông tin phản hồi từ
người bán và người mua. Đồng thời quản lý hồ sơ của những người sử dụng tham
gia vào hệ thống, và theo dõi hệ thống làm việc hàng ngày.
Danh sách tác nhân và ca sử dụng của mỗi tác nhân
Tác nhân Ca sử dụng (Usecase)
Nguoi_ban
(Người bán)
DangKy: Đăng ký tài khoản
DangNhap: Đăng nhập hệ thống
CungCapThongTinSP: Cung cấp thông
tin sản phẩm
QlyThongTinSP: Quản lý thông tin sản
phẩm
GuiThongTinPhanHoi: Gửi thông tin
40
phản hồi
TimKiem: Tìm kiếm
Nguoi_mua
(Người mua )
DangKy: Đăng ký tài khoản
DangNhap : Đăng nhập hệ thống
DuyetCacSP: Duyệt các sản phẩm
DauGia: Đấu giá
ThanhToan: Thanh toán
QlyThongTinCaNhan: Quản lý thông
tin cá nhân
GuiThongTinPhanHoi: Gửi thông tin
phản hồi
TimKiem: Tìm kiếm
QuanTri_DauGia
(Quản trị đấu giá)
ThucHienDauGia: Thực hiện đấu giá
QlyThanhToan: Quản lý thanh toán
QlyThongTinCaNhan: Quản lý thông
tin cá nhân
QuanTri_KhachHang
(Quản trị khách hàng)
QlyThongTinKH: Quản lý thông tin
khách hàng (mua và bán)
QlyTruyNhap: Quản lý truy nhập
QuanTriChung
(Admin)
DangNhap : Đăng nhập hệ thống
QlyCacLienKet: Quản lý các liên kết
QlyThongTinTinTuc: Quản lý thông
tin tin tức
XlyTraLoiCacPhanHoi: Xử lý trả lời
các phản hồi
QlyThongTinNguoiQuanTri: Quản lý
thông tin người quản trị
QlySanPham: Quản lý sản phẩm
41
QlyThanhVien: Quản lý thành viên
QlyDauGia: Quản lý đấu giá
2.2.2. Các mô hình UC
– Tác nhân Nguoi_ban
Hình 2.2.2.1: tác nhân người bán
42
– Tác nhân Nguoi_mua
Hình 2.2.2.2: tác nhân người mua
– Tác nhân QuanTri_DauGia
Hình 2.2.2.3: tác nhân quản trị đấu giá
43
– Tác nhân QuanTri_KhachHang
Hình 2.2.2.4: tác nhân quản trị khách hàng
– Tác nhân Admin (người quản trị)
Hình 2.2.2.5: tác nhân người quản trị (Admin)
44
2.3. Đặc tả chi tiết các UC
2.3.1. UC DangKy
– Mục đích: Chức năng cho phép người mua, người bán trở thành thành viên
của hệ thống tức là có tài khoản trong hệ thống và có tác dụng trong giao
dịch sản phẩm.
– Tác nhân: Nguoi_ban, Nguoi_mua, Admin.
– Mô tả chung: Người sử dụng khi muốn tham gia vào hệ thống, tham gia
giao dịch trên website thì cần phải đăng ký làm thành viên của hệ thống.
Nếu chưa là thành viên của hệ thống thì người sử dụng có thể đăng ký qua
form đăng ký (tạo một tài khoản mới) của hệ thống.
– Luồng sự kiện:
+ Luồng sự kiện chính:
Hành động của tác nhân Phản ứng của hệ thống
1. Kích hoạt chức năng đăng ký
3.Nhập thông tin đăng ký
4.Gửi thông tin đến hệ thống
2. Hiển thị màn hình đăng ký
5. Thông báo chờ và hiển thị kết quả
+ Luồng sự kiện phụ: Một số thông tin trong form đăng ký chưa chính xác
hệ thống sẽ yêu cầu nhập lại.
– Thông tin đầu vào: Các thông tin đăng ký của người sử dụng.
45
2.3.2. UC DangNhap
– Mục đích: Đảm bảo xác thực người sử dụng và các yêu cầu về bảo mật của hệ
thống.
– Tác nhân: Nguoi_ban, Nguoi_mua, Admin.
– Mô tả chung: Khách hàng và Admin muốn sử dụng hệ thống để giao dịch,
mua bán sản phẩm thì phải đăng nhập vào hệ thống. Hệ thống sẽ kiểm tra
xem người sử dụng có đúng là thành viên của hệ thống không, nếu đúng thì
người sử dụng có thể truy cập vào hệ thống với quyền nhất định.
– Luồng sự kiện:
+ Luồng sự kiện chính:
Hành động của tác nhân Phản ứng của hệ thống
1. Chọn chức năng đăng nhập
3. Nhập thông tin đăng nhập
4. Gửi thông tin đă nhập tới hệ thống
2. Hiển thị màn hình đăng nhập
5. Kiểm tra thông tin đăng nhập, nếu
đúng thì cho phép truy cập hệ thống,
sai thì thông báo lỗi.
+ Luồng sự kiện phụ: Nếu người sử dụng dùng tên truy cập và mật khẩu
không đúng thì hệ thống sẽ yêu cầu nhập lại nhưng chỉ nhập một số lần xác
định.
– Thông tin đầu vào: Tên truy cập và mật khẩu.
– Thông tin đầu ra: Những thông tin mà người sử dụng yêu cầu.
46
2.3.3. UC CungCapThongTinSP
– Mục đích: Chức năng này cho phép người bán mô tả về sản phẩm của mình
đem đấu giá trên website.
– Tác nhân: Nguoi_ban.
– Mô tả chung: Người bán sẽ đăng nhập vào hệ thống, đăng ký sản phẩm sẽ
đấu giá và mô tả về sản phẩm của mình.
– Luồng sự kiện:
+ Luồng sự kiện chính:
Hành động của tác nhân Phản ứng của hệ thống
1. Chọn chức năng bán hàng
3. Nhập thông tin về sản phẩm
4. Gửi thông tin đă nhập tới hệ thống
2. Hiển thị màn hình chọn chức năng
bán đấu giá hay thay đổi thông tin
sản phẩm.
5. Kiểm tra thông tin vừa nhập
6. Cập nhật lại CSDL, thông báo kết
quả.
– Thông tin đầu vào: Yêu cầu chọn chức năng cung cấp thông tin về sản
phẩm tham gia đấu giá.
– Thông tin đầu ra: Thông báo kết quả.
47
2.3.4. UC QlyThongTinSP
– Mục đích: Chức năng này cho phép người bán có thể sửa đổi một số thông
tin trong sản phẩm của mình.
– Tác nhân: Nguoi_ban.
– Mô tả chung: Người bán sẽ đăng nhập vào hệ thống, chọn những sản phẩm
do mình đã đăng ký tham gia đấu giá và có thể thay đổi những thông tin về
sản phẩm đó thông qua màn hình thay đổi thông tin sản phẩm.
– Luồng sự kiện:
+ Luồng sự kiện chính:
Hành động của tác nhân Phản ứng của hệ thống
1. Chọn chức năng sửa đổi thông tin
sản phẩm
3. Nhập thông tin sửa đổi
4. Gửi thông tin đă nhập tới hệ thống
2. Hiển thị màn hình sửa đổi thông
tin
5. Kiểm tra thông tin vừa nhập
6. Cập nhật lại CSDL, thông báo kết
quả.
– Thông tin đầu vào: Người bán yêu cầu sửa đổi thông tin về sản phẩm đem
ra đấu giá.
– Thông tin đầu ra: Thông tin về sản phẩm đã được thay đổi.
48
2.3.5. UC GuiThongTinPhanHoi
– Mục đích: Chức năng này cho phép người bán và người mua có thể gửi các
thông tin phản hồi tới người quản trị web khi có một vấn đề gì đó.
– Tác nhân: Nguoi_ban, Nguoi_mua.
– Mô tả chung: Người bán và người mua sẽ đăng nhập vào hệ thống, và khi
thấy có vấn đề gì đó thì sẽ gửi thông tin phản hồi ngay tới người quản trị
website thông qua màn hình liên hệ giữa Admin và khách hàng.
– Luồng sự kiện:
+ Luồng sự kiện chính:
Hành động của tác nhân Phản ứng của hệ thống
1. Chọn chức năng liên hệ
3. Nhập thông tin phản hồi
4. Gửi thông tin đă nhập tới hệ thống
2. Hiển thị màn hình liên hệ
5. Kiểm tra thông tin và thông báo
kết quả.
– Thông tin đầu vào: Khách hàng gửi thông tin phản hồi.
– Thông tin đầu ra: Thông báo kết quả.
2.3.6. UC DuyetCacSP
– Mục đích: Chức năng này cho phép người mua, tham gia đấu giá xem trước
các thông tin về sản phẩm.
– Tác nhân: Nguoi_mua.
49
– Mô tả chung: Người mua sau khi truy cập vào website có thể duyệt các sản
phẩm theo các nhóm sản phẩm đã được phân loại trước, để xem thông tin
về sản phẩm và giá đưa ra đấu giá cũng như hiện trạng của sản phẩm.
– Luồng sự kiện:
+ Luồng sự kiện chính:
Hành động của tác nhân Phản ứng của hệ thống
1. Chọn chức năng mua hàng (duyệt
sản phẩm)
3. Chọn xem thông tin về sản phẩm
4. Gửi yêu cầu
2. Hiển thị màn hình danh sách các
mặt hàng.
5. Hiển thị màn hình đưa ra tất cả
thông tin về sản phẩm.
– Thông tin đầu vào: Người mua yêu cầu duyệt các sản phẩm có trên website.
– Thông tin đầu ra: Thông tin kết quả.
2.3.7. UC DauGia
– Mục đích: Chức năng này cho phép người mua tham gia đấu giá sản phẩm.
– Tác nhân: Nguoi_mua.
– Mô tả chung: Người mua sau khi đăng nhập vào website, duyệt các sản
phẩm theo các nhóm sản phẩm đã được phân loại trước, chọn sản phẩm để
đấu giá. Xem thông tin danh sách của những khách hàng trước đã trả giá để
đưa ra giá hợp lý để có cơ hội sở hữu sản phẩm. Giá của người mua sau
phải trả cao hơn giá khởi điểm và cao hơn người trả cuối cùng.
50
– Luồng sự kiện:
+ Luồng sự kiện chính:
Hành động của tác nhân Phản ứng của hệ thống
1. Chọn chức năng mua hàng
3. Chọn mua một sản phẩm
4. Trả giá cho sản phẩm đó và gửi
xác nhận.
2. Hiển thị màn hình danh sách các
mặt hàng.
5. Kiểm tra thông tin vừa nhập
6. Cập nhật lại CSDL, thông báo kết
quả.
– Thông tin đầu vào: Giá người mua tham gia đấu giá .
– Thông tin đầu ra: Thông báo kết quả.
2.3.8. UC QlyThongTinCaNhan
– Mục đích: Chức năng này cho phép người mua, người bán và người quản trị
có thể sửa đổi thông tin cá nhân của mình.
– Tác nhân: Nguoi_ban, Nguoi_mua, QuanTri_DauGia,
QuanTri_KhachHang.
– Mô tả chung: Khách hàng cũng như người quản trị sau khi đăng nhập vào
hệ thống, có thể thay đổi thông tin cá nhân thông qua màn hình thay đổi
thông tin cá nhân.
– Luồng sự kiện:
+ Luồng sự kiện chính:
51
Hành động của tác nhân Phản ứng của hệ thống
1. Chọn chức năng sửa đổi thông tin
cá nhân
3. Nhập thông tin sửa đổi
4. Gửi thông tin đă nhập tới hệ thống
2. Hiển thị màn hình sửa đổi thông
tin
5. Kiểm tra thông tin vừa nhập
6. Cập nhật lại CSDL, thông báo kết
quả.
– Thông tin đầu vào: Người sử dụng yêu cầu sửa đổi thông tin cá nhân.
– Thông tin đầu ra: Thông tin cá nhân đã được thay đổi.
2.3.9. UC QlySanPham
– Mục đích: Chức năng này cho phép Admin quản lý (thêm, xóa) thông tin
của các sản phẩm tham gia đấu giá trên website.
– Tác nhân: Admin
– Mô tả chung: Admin có quyền bổ xung thêm sản phẩm để đấu giá vào
trong cơ sở dữ liệu, cũng như xóa một sản phẩm đang tồn tại trong cơ sở dữ
liệu.
– Luồng sự kiện:
+ Luồng sự kiện chính:
52
Hành động của tác nhân Phản ứng của hệ thống
1. Chọn chức năng quản lý sản phẩm
3. Nhập thông tin yêu cầu
4. Gửi thông tin đă nhập tới hệ thống
2. Hiển thị màn hình danh sách các
sản phẩm, hay màn hình thêm sản
phẩm mới.
5. Kiểm tra thông tin vừa nhập
6. Cập nhật lại CSDL, thông báo kết
quả.
– Thông tin đầu vào: Admin yêu cầu thêm hoặc xóa sản phẩm.
– Thông tin đầu ra: Hệ thống cập nhật, thông báo kết quả.
2.3.10. UC QlyThanhVien
– Mục đích: Chức năng này cho phép Admin quản lý (thêm, sửa, xóa) các
thành viên tham gia vào hệ thống.
– Tác nhân: Admin
– Mô tả chung: Admin có quyền bổ xung thêm thành viên vào trong cơ sở dữ
liệu nếu tài khoản mới này chưa tồn tại trong cơ sở dữ liệu, đồng thời có
quyền sửa, xóa một tài khoản đang tồn tại trong cơ sở dữ liệu.
– Luồng sự kiện:
+ Luồng sự kiện chính:
53
Hành động của tác nhân Phản ứng của hệ thống
1. Chọn chức năng quản lý thành
viên
3. Cập nhật lại thông tin thành viên.
4. Gửi thông tin đă nhập tới hệ thống
2. Hiển thị màn hình danh sách các
thành viên, hay màn hình cập nhật
thành viên (thêm, sửa, xóa ) mới.
5. Kiểm tra thông tin vừa nhập
6. Cập nhật lại CSDL, thông báo kết
quả.
– Thông tin đầu vào: Admin yêu cầu cập nhật lại thông tin thành viên.
– Thông tin đầu ra: Hệ thống cập nhật, thông báo kết quả.
2.3.11. UC QlyDauGia
– Mục đích: Chức năng này cho phép Admin quản lý (sửa, xóa) các các sản
phẩm tham gia đấu giá trên website.
– Tác nhân: Admin
– Mô tả chung: Admin sẽ quản lý được sản phẩm nào đang chờ đấu giá, đang
đấu giá và đã kết thúc đấu giá thông qua chức năng này. Mặt khác cũng có
quyền cập nhật lại việc đấu giá đối với mỗi sản phẩm. Một sản phẩm sau
khi được đăng ký với website và nhà quản trị thì chưa được đấu giá ngay.
Nếu muốn được đấu giá thì phải được quản trị của website thực hiện công
việc chuyển trạng thái của sản phẩm từ trạng thái chờ đấu giá sang trạng
thái đấu giá. Sản phẩm đấu giá được người mua đặt giá và sau khi hết thời
54
gian kết thúc đấu giá hệ thống sẽ sử dụng thuật toán tham lam để tính toán
xem sẽ bán sản phẩm đó cho người mua nào.
– Luồng sự kiện:
+ Luồng sự kiện chính:
Hành động của tác nhân Phản ứng của hệ thống
1. Chọn chức năng quản lý đấu giá
3. Cập nhật lại thông tin đấu giá
4. Gửi thông tin đă nhập tới hệ thống
2. Hiển thị màn hình danh sách các
sản phẩm theo trạng thái, và màn
hình cập nhật việc đấu giá mới với
mỗi sản phẩm.
5. Kiểm tra thông tin vừa nhập
6. Cập nhật lại CSDL, thông báo kết
quả.
– Thông tin đầu vào: Admin yêu cầu cập nhật lại thông tin đấu giá sản phẩm
– Thông tin đầu ra: Hệ thống cập nhật, thông báo kết quả.
2.3.12. UC TimKiem
– Mục đích: Chức năng này cho phép người bán và người mua tìm kiếm sản
phẩm mình mong muốn một cách nhanh nhất.
– Tác nhân: Admin
– Mô tả chung: Người sử dụng sẽ dùng chức năng tìm kiếm để tìm ra sản
phẩm một cách nhanh nhất trong số rất nhiều sản phẩm đưa ra đấu giá.
55
– Luồng sự kiện:
+ Luồng sự kiện chính:
Hành động của tác nhân Phản ứng của hệ thống
1. Chọn chức năng tìm kiếm
3. Nhập từ cần tìm kiếm
4. Gửi thông tin đă nhập tới hệ thống
2. Hiển thị màn hình tìm kiếm
5. Kiểm tra thông tin vừa nhập, tìm
kiếm trong cơ sở dữ liệu.
6. Hiển thị kết quả tìm được.
– Thông tin đầu vào: Khách hàng cần tìm nhanh một sản phẩm.
– Thông tin đầu ra: Hiển thị kết quả.
2.3.13. UC ThucHienDauGia
– Mục đích: Chức năng này cho phép sản phẩm được chuyển sang giai đoạn
đấu giá.
– Tác nhân: QuanTri_DauGia.
– Mô tả chung: Sau khi người bán giới thiệu và đưa sản phẩm lên đấu giá
trên website, thì người quản trị sẽ quyết định cho sản phẩm đó được đấu giá
hay không. Nếu được chấp nhận thì sản phẩm sẽ được chuyển từ đang chờ
đấu giá sang đấu giá.
– Thông tin đầu vào: Người quản trị quyết định cho sản phẩm bắt đầu đấu
giá.
– Thông tin đầu ra: Thông báo kết quả.
56
2.4. Phân tích hệ thống
Từ cái nhìn tổng quan về hệ thống và chi tiết từng trường hợp sử dụng (UC)
ta đưa ra biểu đồ miêu tả chúng như sau:
2.4.1. Phân tích UC DangKy
Lớp thực thể ThanhVien chứa thông tin về các thành viên trong hệ thống.
Lớp giao diện Manhinhchinh, ManhinhDKy cho phép người sử dụng nhập thông
tin đăng ký. Lớp điều khiển DKDangKy xử lý việc truy xuất dữ liệu và cập nhật
thông tin.
– Biểu đồ trình tự:
Hình 2.4.1.1: biểu đồ trình tự UC đăng ký
57
2.4.2. Phân tích UC DangNhap
Lớp thực thể ThanhVien chứa thông tin về các thành viên trong hệ thống.
Lớp giao diện Manhinhchinh, ManhinhDangNhap cho phép người sử dụng nhập
thông tin đăng nhập. Lớp điều khiển DKDangNhap xử lý việc truy xuất dữ liệu và
cập nhật thông tin.
– Biểu đồ trình tự:
Hình 2.4.2.1: biểu đồ trình tự UC đăng nhập
58
2.4.3. Phân tích UC DauGia
Lớp thực thể ThanhVien chứa thông tin về các thành viên trong hệ thống;
SanPham chứa thông tin về các sản phẩm đấu giá; DauGia chứa thông tin về giá
mà khách hàng đã trả đồng thời cho biết trạng thái của sản phẩm đó. Lớp giao diện
Manhinhchinh, ManhinhDuyetSP, ManhinhDauGia cho phép người sử dụng nhập
thông tin giá đấu. Lớp điều khiển DKDuyetSP, DKDauGia xử lý việc truy xuất dữ
liệu và cập nhật thông tin.
– Biểu đồ trình tự:
Hình 2.4.3.1: biểu đồ trình tự UC đấu giá
59
2.4.4. Phân tích UC ThanhToan
Lớp giao diện Manhinhchinh, ManhinhKiemTra, ManhinhThongTinGiaSP
cho phép người sử dụng kiểm tra tài khoản của mình và xem thông tin về giá sản
phẩm. Lớp điều khiển DKKiemTra, DKThanhToan xử lý việc truy xuất dữ liệu, xử lý
thanh toán, và cập nhật lại thông tin.
– Biểu đồ trình tự:
Hình 2.4.4.1: biểu đồ trình tự UC thanh toán
60
2.4.5. Phân tích UC QlyDauGia
Lớp thực thể DauGia chứa thông tin về giá mà khách hàng đã trả đồng thời
cho biết trạng thái của sản phẩm đó. Lớp giao diện ManhinhQuanTri,
ManhinhQlyDauGia, ManhinhCapNhat cho phép Admin quản lý việc đấu giá sản
phẩm của khách hàng, và cập nhật lại trạng thái của sản phẩm. Lớp điều khiển
DKDauGia xử lý việc cập nhật lại thông tin, trạng thái của sản phẩm.
– Biểu đồ trình tự:
Hình 2.4.5.1: biểu đồ trình tự UC quản lý đấu giá
61
2.4.6. Phân tích UC TimKiem
Lớp thực thể SanPham chứa thông tin về các sản phẩm đấu giá. Lớp giao
diện Manhinhchung, ManhinhTimKiem cho phép khách hàng nhập tên sản phẩm
cần tìm kiếm nhanh. Lớp điều khiển DKTimKiem xử lý việc truy xuất dữ liệu.
– Biểu đồ trình tự:
Hình 2.4.6.1: biểu đồ trình tự UC tìm kiếm
62
2.5. Lược đồ cơ sở dữ liệu
Dưới đây là quan hệ của các bảng trong cơ sở dữ liệu.
Hình 2.5.1: Lược đồ quan hệ
63
2.6. Chi tiết các bảng dữ liệu của hệ thống
Từ phân tích ở trên, có thể cho ta thấy cơ sở dữ liệu để lưu thông tin của một
phiên đấu giá cần có các bảng lưu thông tin về phiên đấu giá, các sản phẩm được
đưa ra đấu giá, số tiền đặt giá của khách tham gia đấu giá, loại tiền tệ được sử dụng
trong từng phiên đấu giá, khách hàng tham gia đấu giá.
Bảng dưới đây chỉ ra các bảng quan trọng nhất được sử dụng trong hệ thống
đấu giá
Tên bảng Mô tả Chú thích
auction_fees
Phí cho một
sản phẩm đấu giá
Quản lý các mức phí cho sản phẩm
đưa lên sàn đấu giá.
placing_item_bid Các sản phẩm
Quản lý các thông tin về các sản
phẩm được đưa ra đấu giá trong
từng phiên đấu giá
bid_increment Bước giá
Lưu lại bước giá cho một sản phẩm
đấu giá.
placing_bid_item Đặt giá
Quản lý số tiền mà khách hàng đã
đặt cho từng sản phẩm
currency_master Loại tiền
Quản lý các loại tiền được sử dụng
và thống nhất cho từng sản phẩm
được đấu giá
user_registration Người dùng Quản lý các thông tin về người dùng
membership_level
Danh tiếng khách
hàng
Quản lý danh tiếng người mua và
người bán
64
watch_list Theo dõi sản phẩm
Quản lý các sản phẩm mà
một người dùng đang theo dõi
want_it_now
Theo dõi sản phẩm
muốn mua
Quản lý trạng thái của sản phẩm mà
người dùng muốn mua
category_master Dang mục chính
Quản lý các danh mục chính mà site
đấu giá cho phép đấu giá
cat_slave Danh mục con Quản lý các danh mục con
featured_items Sản phẩm đặc biệt Quản lý các sản phẩm đặc biệt
feedback
Phản hồi của
người mua
Quản lý các phản hồi của người mua
đối với người bán
payment_gateway
Phương thức thanh
toán
Quản lý các phương thức thanh toán
pay_transaction Giao dịch
Quản lý tiền giao dịch giữa các
thành viên
save_searchresult Từ khóa tìm kiếm
Lưu lại các từ khóa tìm kiếm và sắp
xếp theo độ thông dụng
storefronts Gian hàng Quản lý gian hang của thành viên
Trên đây là những bảng chính lưu những thông tin qua trọng nhất của một
website đấu giá trực tuyến, ngoài ra hệ thống còn có một vài bảng khác lưu những
thông tin như hỗ trợ khác hang, thông tin cấu hình, bảo mật ứng dụng và ngăn chặn sự
truy cập trái phép…
65
CHƯƠNG 3: TRIỂN KHAI HỆ THỐNG
Sau một thời gian tìm hiểu nghiên cứu và ứng dụng vào thực tế, em đã hoàn
thiện được phần core của hệ thống và đang dần hoàn thiện phần giao diện của nó.
3.1. Miêu tả các chức năng chính của hệ thống
Tổng quát về hệ thống
Mô hình tổng quát về hệ thống đấu giá điện tử trực tuyến của công ty
AHT.
Hình 3.1.1: Tổng quan hệ thống
66
Các mối quan hệ
Hệ thống hoạt động hiệu quả hay không tùy thuộc vào các mối quan hệ của
công ty với các đối tác.
Hình 3.1.2: các mối quan hệ
67
Nguồn hàng
Hàng hóa có thể được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng chủ yếu
vẫn là các sản phẩm từ phía người dùng hệ thống.
Hình 3.1.3: nguồn hàng
68
Tài chính
Tài chính là một phần không thể thiếu để duy trì hoạt động của hệ thống.
Hình 3.1.4: tài chính
Dịch vụ
Công ty AHT có thể cung cấp thêm các dịch vụ đi kèm với hệ thống đấu
giá như vận chuyển hàng hóa, đánh giá sản phẩm cho khách hàng,…
Hình 3.1.5: dịch vụ
69
Website
Đây chính là hệ thống đấu giá mà công ty AHT đang xây dựng.
Hình 3.1.6: website
70
Các thành phần của website
Thành phần chính của hệ thống chính là khách hàng và sản phẩm đang
được đấu giá, ngoài ra hệ thống còn có các thành phần khác hỗ trợ cho các thành
phần chính.
Hình 3.1.7: các thành phần website
71
Chức năng của nhân viên
Chức năng của nhân viên (cũng như người quản trị) sẽ cập nhật các thông
tin trên hệ thống, trả lời các thắc mắc, quản lý khách hàng,…
Hình 3.1.8: nhân viên
72
Đăng kí tài khoản mới
Chức năng này cho phép người dùng tạo tài khoản trên hệ thống, chức
năng này sẽ yêu cầu khách hàng nhập các thông tin cần thiết.
Hình 3.1.9: đăng ký tài khoản
73
Quyền hạn của khách hàng
Với tư cách là khách hàng người dùng hệ thống có thể xem các thông tin
trên trang web, tham gia đấu giá, bán sản phẩm, thay đổi thông tin cá nhân, bình
luận về sản phẩm…
Hình 3.1.10: khách hàng
74
Chức năng tìm kiếm
Chức năng này cho phép người dùng tìm kiếm sản phẩm theo khá nhiều các
tiêu chí khác nhau như theo tên sản phẩm, loại sản phẩm, giá, ngày đấu giá, theo
têm người bán…
Hình 3.1.11: tìm kiếm
75
Các câu hỏi thường gặp – FAQs
Chức năng này sẽ giúp người sử dụng hệ thống đưa ra các câu hỏi cho ban
quản trị hoặc có thể tìm thấy câu trả lời cần thiết ngay trên chức năng này.
Hình 3.1.12: trợ giúp
76
3.2. Phần người dùng
Đây là phần mà người dùng khi truy cập vào vệ thống sẽ nhìn thấy, phần
này sẽ thể hiện toàn bộ nội dùng chính của hệ thống.
Giao diện trang chủ
Tại trang chủ người dùng sẽ nhìn thấy được tất cả các danh mục sản phẩm đấu
giá, các gian hàng tiêu biểu trên hệ thống, các sản phẩm được đấu giá nhiều nhất, sản
phẩm mới, sản phẩm sắp kết thúc đấu giá…
Hình 3.2.1: trang chủ
77
Trang đặt giá
Trang này sẽ thể hiện toàn bộ thông tin, hình ảnh của sản phẩm mà người mua
muốn đặt giá, thông tin về người bán cùng số điểm uy tín hiện có. Tùy theo ý định của
người bán mà người mua có thể đặt giá hoặc mua ngay sản phẩm tại trang này.
Hình 3.2.2: đặt giá
78
Trang đăng nhập
Khi khách hàng muốn tham gia đấu giá hoặc mua một sản phẩm, họ cần phải
đăng nhập vào hệ thống, trang đăng nhập sẽ yêu cầu người dùng nhập đúng tên đăng
nhập và mật khẩu của mình, ngoài ra hệ thống còn sử dụng thêm kĩ thuật tạo ảnh số
ngẫu nhiên người dùng cần nhập đúng các kí tự trên ảnh thì mới có thể đăng nhập
được.
Hình 3.2.3: đăng nhập
79
Trang đăng kí
Người dùng muốn đấu giá hoặc mua sản phẩm, thì họ cần phải có tên đăng
nhập và mật khẩu, vì thế họ cần phải đăng kí mở một tài khoản. Trang đăng kí sẽ yêu
cầu khách hàng cung cấp tên đầy đủ địa chỉ, số điện thoại, ngày tháng năm sinh, và
email cá nhân của mình ngoài ra họ còn phải chấp nhận các điều khoản sử dụng.
Hình 3.2.4: đăng kí
80
Trang gian hàng:
Trang này sẽ liệt kê các sản phẩm đang được đấu giá, của một người bán cụ
thể.
Hình 3.2.5: gian hàng
81
Trang bán sản phẩm-chọn phương thức đấu giá
Khi muốn đưa một sản phẩm lên sàn đấu giá, người bán cần chọn phương thức
đấu giá cho sản phẩm đó.
Hình 3.2.6: chọn phương thức đấu giá
Chọn danh mục cho sản phẩm
Chọn danh mục cho sản phẩm cần đấu giá, việc này sẽ giúp cho quá trình
tìm kiếm sản phẩm của người mua thuận lợi hơn.
Hình 3.2.7: chọn danh mục
82
Nhập thông tin sản phẩm
Người bán cần cung cấp đầy đủ các thông tin về sản phẩm như tên sản
phẩm, miêu tả, giá khởi điểm, bước giá,giá giới hạn, giá bán ngay, số ngày đấu
giá, ảnh sản phẩm, ngoài ra còn có một vài tùy chọn khác.
Hình 3.2.8: nhập thông tin
83
Chọn phương thức thanh toán và giao hàng
Sau khi đã hoàn tất quá trình nhập thông tin cho sản phẩm, người bán cần lựa
chọn cách thức thanh toán cho sản phẩm đó, cùng với phí vận chuyển, phí thanh toán.
Hình 3.2.9: chọn phương thức thanh toán
84
3.3. Phần quản trị
Đây là phần rất quan trọng của hệ thống, chỉ người quản trị mới có quyền truy
cập vào trang này, tại đây người quản trị có thể điều khiển hệ thống hoạt động theo
ý mình, cấu hình các thông tin cần thiết và quản lý toàn bộ thông tin của hệ thống.
Trang chủ quản trị:
Trang chủ phần quản trị hệ thống, ở trang này người quản trị sẽ thấy toàn bộ
các chức năng của hệ thống được mô tả bằng tên và hình đại diện của chức năng đó.
Hình 3.3.10: trang chủ quản trị
85
Trang quản trị người dùng:
Chức năng này cho phép quản trị người dùng đang hoạt động trên hệ thống.
Hình 3.3.11: quản trị thành viên
Trang quản trị đấu giá:
Chức năng này cho phép quản trị các sản phẩm đang được đấu giá, nó được
phân loại sắp xếp theo các hình thức đấu giá khác nhau và theo mức độ ưu tiên của
sản phẩm được đấu giá.
86
Hình 3.3.12: quản trị đấu giá
Trang quản trị danh tiếng thành viên:
Phần này giúp người quản trị phân cấp được danh tiếng thành viên, thông qua
đây người mua hay người bán có thể lựa chọn được sản phẩm phù hợp cho mình với
độ tin cậy cao.
Hình 3.3.13: quản trị danh tiếng thành viên
Trên đây là các chức năng chính của hệ thống, ngoài ra hệ thống còn rất
nhiều các chức năng bổ xung khác hỗ trợ cho người quản trị quản lý và duy trì
hoạt động của hệ thống.
87
3.3. Đánh giá hệ thống
3.3.1. Yêu cầu đã đạt được
Sau một thời gian tìm hiểu và khảo sát yêu cầu bài toán. Em đã xây dựng thành
công hệ thống đấu giá trực tuyến cho công ty AHT, với những yêu cầu đã đạt được
như sau:
- Xây dựng hoàn chỉnh một hệ thống đấu giá trực tuyến cho công ty cổ phần
AHT dựa trên các kiến thức đã tìm hiểu.
- Nắm bắt và hiểu khá chi tiết cặn kẽ về ngôn ngữ lập trình PHP và MySQL.
- Hiểu sâu hơn về phân tích thiết kế hệ thống.
- Thành thạo hơn trong việc lập trình hướng đối tượng trên PHP và MySQL.
- Hiểu biết hơn về các hệ thống hỗ trợ thanh toán trực tuyến như PayPal,
Moneybookers, Ngan Luong,…
3.3.2. Yêu cầu chưa đạt được
Tuy nhiên bên cạnh đó cũng còn rất nhiều mặt hạn chế như:
- Do ngân sách có hạn cho nên hệ thống chưa được đưa vào ứng dụng trong thực
tế.
- Thời gian hoàn thành đồ án hơi gấp do đó phần giao diện chưa được tối ưu hóa
như mong muốn, nhược điểm này e sẽ khắc phục sớm trong thời gian ngắn nhất.
- Site chưa hỗ trợ được Unicode, và đa ngôn ngữ tuy nhiên đây là những nhược
điểm nhỏ dễ dàng khắc phục và bổ xung.
Chắc hẳn hệ thống còn nhiều mặt hạn chế và yếu kém khác mà e không thể
kiểm tra được tất cả trong quỹ thời gian hạn hẹp.
88
KẾT LUẬN
Trong thời gian làm báo cáo thực tập tốt nghiệp vừa qua em đã được tìm hiểu
và thực hiện đề tài “Xây dựng hệ thống đấu giá trực tuyến cho công ty AHT”. Đây
là đề tài còn mới đối với em song với sự cố gắng nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ,
chỉ bảo tận tình của thầy giáo THS Lê Khánh Dương - người đã trực tiếp hướng
dẫn em làm đề tài này. Tuy vậy do thời gian và khả năng còn hạn chế, đề tài của em
chắc không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì thế em rất mong được sự đóng góp ý
kiến của các thầy cô và các bạn để chương trình của em được hoàn thiện hơn và có
thể áp dụng được vào thực tế.
– Thời gian làm đồ án tốt nghiệp vừa qua em đã đạt được một số kết quả như
sau:
+ Tìm hiểu thêm được một số chức năng mới của ngôn ngữ lập trình PHP, MySQL,
Ajax, javascript.
+ Tạo được bản phân tích thiết kế hệ thống hoàn chỉnh với nhiều tính năng ưu
việt.
+ Áp dụng nhiều kĩ thuật tiên tiến cho hệ thống để hệ thống hoạt động tốt
nhất, phục vụ khách hàng tốt nhất.
Một lần nữa em xin chân thành cám ơn thầy giáo: Lê Khánh Dương – người
đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho em hoàn thành đồ án này.
Em xin chân thành cảm ơn!
89
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Apress, Foundations of Ajax 2006 - Ryan Asleson and Nathaniel T. Schutta.
[2] An Introduction To Multi Agent Systems - M Wooldridge (John Wiley &
Sons) - 2002.
[3] Nguyễn Văn Vỵ, Phân tích thiết kế hệ thống thông tin hiện đại: Hướng cấu trúc
và hướng đối tượng, NXB Thống kê, Hà Nội, 2002.
[4] Desmond Francis D’Souza Alan Cameron Wills, Objects, Components,and
Frameworks with UML The CatalysisSM Approach.
[5] Graig Larman, Applying UML and Patterns, An Introduction to Object-
Oriented Analysis and Design, 1998.
[6] Rational Rose Corporation, Rational Unified Process.
[7] Zhiming Liu, Object-Oriented Software Development with UML.
[8] ô_Hình_Bán_Đấu_Giá_Trực_Tuyến
[9]
[10] https://www.nganluong.vn/
[11]
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Xây dựng hệ thống đấu giá trực tuyến cho công ty AHT.pdf