Yêu cầu về hệ thống cho Exchange Server.
+ Trước khi cài Exchange Server 2003, đảm bảo rằng các server và network của
chúng ta phải thõa mãn những yêu cầu sau:
+ Những Domain Controller đang chạy Windows 2003 Server.
+ Hệ thống tên miền và Windows Internet Name Service được cấu hình chính xác
trong đồ án này.
1.1.2: Yêu cầu đối với từng Server cho Exchange Server.
1.1.2.1: Sau đây là những yêu cầu tối thiểu về phần cứng cho Exchange Server 2003:
Ø IntelPentium hoặc tương thích 133Mhz.
Ø RAM 256 MB, hỗ trợ 128 MB.
Ø 500 MB không gian đĩa sẵn có để cài Exchange.
Ø 200 MB không gian đĩa sẵn có trong ổ hệ thống.
Ø CD-ROM.
Ø SVGA hoặc màn hình có độ phân giải cao.
117 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4052 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xây dựng hệ thống mail exchange cho doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC VINH
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
eee & fff
Đề Tài:
Xây Dựng Hệ Thống Mail Exchange Cho Doanh Nghiệp
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : Trương Trọng Cần
SINH VIÊN THỰC HIỆN : Bùi Xuân Tuân
Trịnh Văn Tuân
Vinh 05/2010
MỤC LỤC
Chương 1: KHẢO SÁT NGHIỆP VỤ ---------------------------------------------- Trang 1
1.1: Yêu cầu của hệ thống Mail Server dùng Mail Exchange ------------------ 1
1.1.1: Yêu cầu về hệ thống cho Exchange Server--------------------------------- 1
1.1.2: Yêu cầu đối với Server cài Exchange --------------------------------------- 1
1.1.2.1: Yêu cầu về phần cứng------------------------------------------------- 1
1.1.2.2: Yêu cầu về khuôn mẫu tệp-------------------------------------------- 1
1.1.2.3: Yêu cầu về cài đặt ----------------------------------------------------- 1
1.2: Công nghệ Domain, dịch vụ DNS, dịch vụ Mail Server--------------------- 1
1.2.1: Công nghệ Domain ------------------------------------------------------------ 1
1.2.1.1: Hệ thống tên miền ----------------------------------------------------- 2
1.2.1.2: Cấu trúc của hệ thống tên miền ------------------------------------- 2
1.2.2: Dịch vụ DNS ------------------------------------------------------------------- 2
1.2.2.1: DNS Server ------------------------------------------------------------ 3
1.2.2.2: DNS Zone--------------------------------------------------------------- 5
1.2.3: Dịch vụ Mail Server --------------------------------------------------------- 5
1.3: Nâng cấp Domai và Dns trên 2003----------------------------------------- 6
Chương 2: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG --------------------- 8
2.1: Sơ đồ luận lý của hệ thống mạng ------------------------------------------ 8
2.1: Cấu hình DHCP --------------------------------------------------------------- 8
2.2: Sơ đồ thi công ------------------------------------------------------------------- 9
2.3: Các bước triển khai hệ thống Mail Exchange Offline ------------------ 9
2.3.1: Quá trình cài đặt Mail Exchange Server 2003 ----------------------------- 9
2.3.2: Tạo Email cho User và Group --------------------------------------------- 23
2.3.2.1: Tạo các OU cho từng phòng ban---------------------------------- 23
2.3.2.2: Tạo Group và MailBox cho Group-------------------------------- 26
2.3.2.3: Tạo MailBox cho User---------------------------------------------- 28
2.3.3: Quá trình gửi và nhận Mail------------------------------------------------- 31
2.3.3.1: Gửi và nhận Mail bằng Web --------------------------------------- 31
2.3.3.2: Gửi và nhận Mail bằng Outlook Express ------------------------ 34
2.3.4: Reconnect MailBox cho User ---------------------------------------------- 41
2.3.5: Public Folder ----------------------------------------------------------------- 46
2.3.6: Quản lý Mail được gửi đi của các User----------------------------------- 55
Chương 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ -----------------------------------104
3.1: Nhận xét --------------------------------------------------------------------104
3.2: Hướng phát triển-----------------------------------------------------------104
Chương 4. Kết Luận………………………………………………….85
Chương 1: KHẢO SÁT HỆ THỐNG
1.1: YÊU CẦU CỦA HỆ THỐNG MAIL SERVER DÙNG MAIL EXCHANGE.
1.1.1: Yêu cầu về hệ thống cho Exchange Server.
+ Trước khi cài Exchange Server 2003, đảm bảo rằng các server và network của
chúng ta phải thõa mãn những yêu cầu sau:
+ Những Domain Controller đang chạy Windows 2003 Server.
+ Hệ thống tên miền và Windows Internet Name Service được cấu hình chính xác
trong đồ án này.
1.1.2: Yêu cầu đối với từng Server cho Exchange Server.
1.1.2.1: Sau đây là những yêu cầu tối thiểu về phần cứng cho Exchange Server 2003:
IntelPentium hoặc tương thích 133Mhz.
RAM 256 MB, hỗ trợ 128 MB.
500 MB không gian đĩa sẵn có để cài Exchange.
200 MB không gian đĩa sẵn có trong ổ hệ thống.
CD-ROM.
SVGA hoặc màn hình có độ phân giải cao.
1.1.2.2: Yêu cầu về khuôn mẫu tệp:
+ Định dạng ổ đĩa để cài Exchange phải là NTFS và không phải là FAT 32
1.1.2.3: Yêu cầu về phần cài đặt:
Exchange2003 Setup yêu cầu những thành phần sau phải được cài đặt trước:
.NET Framework
ASP.NET
Internet Information Services ( IIS )
World Wide Web Publising Service
Simple Mail Transfer Protocol ( SMTP ) Service
Network News Transfer Protocol ( NNTP ) Service
1.2: CÔNG NGHỆ DOMAIN, DỊCH VỤ DNS, DỊCH VỤ MAILl SERVER.
1.2.1: Công nghệ Domain.
Domain là một tên miền giúp chúng ta giao tiếp trên mạng (vd:tiachop.org )thay
vì địa chỉ IP ( 192.168.x.x ) rất dài và khó nhớ.
1.2.1.1 Hệ thống tên miền.
Hệ thống tên miền bao gồm một loạt các cơ sở dữ liệu chứa địa chỉ IP và các
tên miền tương ứng của nó. Mỗi tên miền tương ứng với một địa chỉ bằng số cụ
thể. Hệ thống tên miền trên mạng Internet có nhiệm vụ chuyển đổi tên miền
sang địa chỉ IP và ngược lại từ địa chỉ IP sang tên miền.
1.2.1.2: Cấu trúc của hệ thống tên miền.
Hệ thống tên miền được sắp xếp theo cấu trúc phân cấp. Mức trên cùng được
gọi là root và ký hiệu là “.”
Tên miền ở dưới mức root được gọi là Top – Level – Domain, tên miền ở mức
này được chia thành các tên miền sau:
· Edu : tên miền này được dùng cho mục đích giáo dục.
.Com : tên miền này được dùng cho mục đích thương mại.
· Gov : tên miền này được dùng cho các tổ chức chính phủ.
· Mil : tên miền này dùng cho các tổ chức quân sự.
· Org : tên miền này dùng cho các tổ chức khác.
· Net : tên miền này dùng cho các tổ chức liên quan tới mạng máy tính.
· Int : tên miền này dùng cho các tổ chức quốc tế.
· Mã của các nước trên thế gới tham gia vào mạng internet, các mã quốc gia
này được qui định bằng hai chữ cái theo tiêu chuẩn ISO-3166 ( ví dụ .vn của Việt Nam, sg của Singapo, uk của Anh v..v).
+ Đối với các quốc gia, tên miền mức hai trở xuống do quốc gia đó quản lý. Tại Việt Nam, Trung tâm thông tin mạng Internet Việt Nam (VNNIC) có chức năng quản lý tên miền dưới cấp .vn .Ở dưới tên miền .vn có 7 tên miền cấp 2 được phân thành theo từng lĩnh vực kinh tế xã hội ( com.vn, net.vn, gov.vn, edu.vn, org.vn, ac.vn, int.vn) và 4 tên miền của các ISP (vnn.vn, fpt.vn, vv..)
1.2.2: Dịch vụ DNS:
Mỗi máy tính, thiết bị mạng tham gia vào mạng Internet đều giao tiếp với nhau
bằng địa chỉ IP (Internet Protocol) . Để thuận tiện cho việc sử dụng và dễ nhớ ta dùng
tên (domain name) để xác định thiết bị đó. Hệ thống tên miền (Domain Name System)
được sử dụng để ánh xạ tên miền thành địa chỉ IP. Vì vậy, khi muốn liên hệ tới các
máy, chúng chỉ cần sử dụng chuỗi ký tự dễ nhớ (domain name) như:
www.microsoft.com, www.ibm.com..., thay vì sử dụng địa chỉ IP là một dãy số dài
khó nhớ.
Ban đầu khi DNS chưa ra đời, người ta sử dụng một file tên là Host.txt, file này
sẽ lưu thông tin tên host và địa chỉ của host của tất cả các máy tính trong mạng, file
này được lưu ở tất cả các máy để chúng có thể truy xuất đến các máy khác trong mạng.
Khi đó, nếu có bất kỳ sự thay đổi về tên host, địa chỉ IP của host thì ta phải cập nhật lại
toàn bộ file Host.txt trên tất cả các máy. Do vậy, đến năm 1984 Paul MockPetris thuộc
viện USC’s Information Sciences Institute phát triển một hệ thống quản lý tên miền
mới lấy tên là Hệ thống tên miền – Domain Name.
Hệ thống tên miền này cũng sử dụng một file tên Host.txt, lưu thông tin của tất
cả các máy tình trong mạng, nhưng chỉ đặt trên máy làm máy chủ tên miền (DNS). Khi
đó các Client trong mạng muốn truy xuẩt đến các máy khác, thì nó chỉ việc hỏi DNS.
Như vậy, mục đích của DNS là:
Phân giải địa chỉ tên máy tính thành địa chỉ IP và ngược lại.
Phân giải tên Domain
1.2.2.1: DNS Server:
Là một máy tính có nhiệm vụ DNS Server chạy dịch vụ DNS Service.
DNS Server là một cơ sở dữ liệu chứa các thông tin về vị trí của các DNS
domain và phân giải các truy vấn xuất phát từ Client.
Máy chủ quản lý DNS cấp cao nhất là Root Server do tổ chức ICANN quản lý:
Là Server quản lý toàn bộ cấu trúc của hệ thống tên miền.
Root Server không chứa dữ liệu thông tin về cấu trúc hệ thống DNS mà nó
chỉ chuyển quyền ( delegate ) quản lý xuống cho các Server cấp dưới và do
đó Root Server có khả năng định đường đến của một Domain tại bất kỳ đâu
trên mạng.
1.2.2.2: DNS Zone:
Là một tập hợp các ánh xạ từ host đến địa chỉ IP và từ IP đến host của một phần
liên tục trong một nhánh của Domain.
Thông tin của DNS Zone là những Record gồm những tên host và địa chỉ IP
được lưu trong DNS Server, DNS Server quản lý và trả lời những yêu cầu từ Client
liên quan đến DNS Zone này.
1.2.3: Dịch vụ Mail Server
. Email là gì?
Email (electronic mail) là một thuật ngữ trong tiếng Anh, dịch sang tiếng Việt có nghĩa là thư điện tử. Email là một phương tiện thông tin rất nhanh. Một mẫu thông tin (thư từ) thay vì nội dung thư của bạn được viết lên giấy và chuyển đi qua đường bưu điện thì có thể được gửi đi ở dạng mã hoá hay dạng thông thường và được chuyển qua các mạng máy tính đặc biệt là mạng Internet. Nó có thể chuyển mẫu thông tin từ một máy nguồn tới một hay rất nhiều máy nhận trong cùng lúc.
Ngày nay, email chẳng những có thể truyền gửi được chữ, nó còn có thể truyền được các dạng thông tin khác như hình ảnh, âm thanh, phim, và đặc biệt các phần mềm thư điện tử kiểu mới còn có thể hiển thị các email dạng sống động tương thích với kiểu tệp HTML.
1.2.3.2 Lợi ích của email
- Tốc độ cao: Vì email được chuyển qua đường Internet dưới dạng các tín hiệu điện nên tốc độ di chuyển của email gần như là tức thời. Với các bức thư tín bình thường, bạn có thể phải mất một vài ngày để thư có thể tới được địa chỉ cần thiết nhưng với email, sau cú click chuột vào nút gửi thư, người nhận đã có thể đọc được nội dung thư của bạn gửi cho họ.
- Chi phí rẻ: Với các thư tín bình thường, bạn phải tốn một khoản chi phí khá lớn khi gửi các bức thư của mình đi. Còn với email, bạn chỉ tốn một khoản phí rất nhỏ để kết nối internet cùng với chi phí cho dịch vụ email của bạn. Bạn cũng có thể dùng dịch vụ email miễn phí. Khi đó chi phí của bạn cho các bức thư hầu như không đáng kể.
- Không có khoảng cách: Với email, người nhận cho dù ở xa bạn nửa vòng trái đất hay ngay cùng phòng làm việc với bạn, việc gửi và nhận thư cũng đều được thực hiện gần như ngay lập tức. Và chi phí cho các bức thư đó cũng đều rẻ như nhau.
1.2.3.3 Địa chỉ e-mail
Địa chỉ E-mail (E-mail Address) là 1 định danh trên Internet cho phép người sử dụng Internet nhận biết được chính xác người cần liên hệ, giao dịch, trao đổi thông tin và ra lệnh gửi các thông điệp, tài liệu, hình ảnh (E-mail message) tới định danh này. Địa chỉ E-mail bao giờ cũng bao gồm 2 phần: - Phần tên miền quản lý địa chỉ E-mail này. Ví dụ: yahoo.com.- Phần tên chính của địa chỉ e-mail, để phân biệt với các địa chỉ E-mail khác do cùng 1 tên miền quản lý. Ví dụ: info hay support - Giữa 2 phần của địa chỉ e-mail liên kết bởi dấu @ Tên 1 địa chỉ e-mail đầy đủ sẽ là: info@yahoo.com hay surport@yahoo.com
Phần mềm thư điện tử (email software)
Phần mềm thư điện tử (email software) là loại phần mềm nhằm hỗ trợ cho người dùng việc chuyển và nhận các mẫu thông tin (thường là dạng chữ). Thông tin có thể đưa vào phần mềm thư điện tử bằng cách thông dụng nhất là gõ chữ bàn phím hay cách phương cách khác ít dùng hơn như là dùng máy quét hình (scanner), dùng máy ghi hình số (digital camera) đặc biệt là các Web cam. Phần mềm thư điện tử giúp đỡ cho việc tiến hành soạn thảo, gửi, nhận, đọc, in, xoá hay lưu giữ các (điện) thư. Có hai trường hợp phân biệt phần mềm thư điện tử là:
Loại phần mềm thư điện tử được cài đặt trên từng máy tính của người dùng gọi là email client, hay phần mềm thư điện tử (cho) máy khách. Các thí dụ loại phần mềm này bao gồm: Micorsoft Outlook, Microsoft Outlook Express, Netscape Comunicator, hay Eudora. Phần mềm thư điện tử này còn có tên là MUA (từ chữ mail user agent) tức là Tác nhân sử dụng thư. Một cách gọi tên thông dụng khác của email client là ứng dụng thư điện tử (email application) nếu không bị nhầm lẫn.
Ngược lại, loại phần mềm thư điện tử không cần phải cài đặt mà nó được cung ứng bởi các máy chủ (web server) trên Internet gọi là WebMail, hay Phần mềm thư điện tử qua Web. Để dùng được các phần mềm loại này thường các máy tính nối vào phải có một máy truy cập tương thích với sự cung ứng của WebMail. Thí dụ loại này là gmail.com, mail.Yahoo.com hay hotmail.com.
Kiến trúc và hoạt động của hệ thống thư điện tử
+ Đường đi của thư:
Mỗi một bức thư truyền thống phải đi tới các bưu cục khác nhau trên đường đến với người dùng. Tương tự thư điện tử cũng chuyển từ máy máy chủ thư điện tử này (mail server) tới máy chủ tư điện tử khác trên internet. Khi thư được chuyển đến đích thì nó được chứa tại hộp thư điện tử tại máy chủ thư điện tử cho đến khi nó được nhận bởi người nhận. Toàn bộ quá trình xử lý chỉ xẩy ra trong vài phút, do đó nó cho phép nhanh chóng liên lạc với mọi người trên toàn thế giới một cánh nhanh chóng tại bất cứ thời điểm nào dù ngày hay đêm.
+ Gửi, nhận và chuyển thư:
Để nhận được thư điện tử bạn cần phải có một tài khoản (account) thư điện tử. Nghĩa là bạn phải có một địa chỉ để nhận thư. Một trong những thuận lợi hơn với thư thông thường là bạn có thể nhận thư điện tử từ bất cứ đâu. Bạn chỉ cần kết nối vào Server thư điện tử để lấy thư về máy tính của mình.
Để gửi được thư bạn cần phải có một kết nối vào internet và truy nhập vào máy chủ thư điện tử để chuyển thư đi. Thủ tục tiêu chuẩn được sử dụng để gửi thư là SMTP (Simple Mail Transfer Protocol). Nó được kết hợp với thủ tục POP (Post Office Protocol) và IMAP để lấy thư.
+ Giới thiệu về giao thức SMTP:
Công việc phát triển các hệ thống thư điện tử (Mail System) đòi hỏi phải hình thành các chuẩn chung về thư điện tử. Điều này giúp cho việc gửi, nhận các thông điệp được đảm bảo, làm cho những người ở các nơi khác nhau có thể trao đổi thông tin cho nhau.
Có 2 chuẩn về thư điện tử quan trọng nhất và được sử dụng nhiều nhất từ trước đến nay là X.400 và SMTP (Simple Mail Transfer Protocol). SMTP thường đi kèm với chuẩn POP3. Mục đích chính của X.400 là cho phép các E-mail có thể được truyền nhận thông qua các loại mạng khác nhau bất chấp cấu hình phần cứng, hệ điều hành mạng, giao thức truyền dẫn được dùng. Còn chuẩn SMTP miêu tả cách điều khiển các thông điệp trên mạng Internet. Điều quan trọng của chuẩn SMTP là giả định máy nhận phải dùng giao thức SMTP gửi thư điện tử cho một máy chủ luôn luôn hoạt động. Sau đó, người nhận sẽ đến lấy thư từ máy chủ khi nào họ muốn dùng giao thức POP (Post Office Protocol), ngày nay POP được cải tiến thành POP3 (Post Officce Protocol vertion 3).
Thủ tục chuẩn trên Internet để nhận và gửi của thư điện tử là SMTP (Simple Mail Transport Protocol). SMTP là thủ tục phát triển ở mức ứng dụng trong mô hình 7 lớp OSI cho phép gửi các bức điện trên mạng TCP/IP. SMTP được phát triển vào năm 1982 bởi tổ chức IETF (Internet Engineering Task Force).SMTP sử dụng cổng 25 của TCP. Ngoài ra SMTP cũng có kết hợp thêm hai thủ tục khác hỗ trợ cho việc lấy thư là POP3 và IMAP4.
+ Giới thiệu về giao thức POP và IMAP
Trong những ngày tháng đầu tiên của thư điện tử, người dùng được yêu cầu truy nhập vào máy chủ thư điện tử và đọc các bức điện của họ ở đó. Các chương trình thư thường sử dụng dạng text và thiếu khả năng thân thiện với người dùng. Để giải quyết vấn đề đó một số thủ tục được phát triển để cho phép người dùng có thể lấy thư về máy của họ hoặc có các giao diện sử dụng thân thiện hơn với người dùng. Và chính điều đó đem đến sử phổ biến của thư điện tử. Có hai thủ tục được sử dụng phổ biến nhất hiện này là POP (Post Office Protocol) và IMAP (Internet Mail Access Protocol).
1.2.3.6 .Post Office Protocol (POP)
POP cho phép người dùng có account tại máy chủ thư điện tử kết nối vào MTA và lấy thư về máy tính của mình, ở đó có thể đọc và trả lời lại. POP được phát triển đầu tiên là vào năm 1984 và được nâng cấp từ bản POP2 lên POP3 vào năm 1988. Và hiện nay hầu hết người dùng sử dụng tiêu chuẩn POP3. POP3 kết nối trên nền TCP/IP để đến máy chủ thư điện tử (sử dụng cổng 110). Người dùng điền username và password. Sau khi xác thực đầu client sẽ sử dụng các lệnh của POP3 để lấy hoặc xoá thư.
1.2.3.7 .Internet Mail Access Protocol (IMAP)
Thủ tục POP3 là một thủ tục rất có ích và sử dụng rất đơn giản để lấy thư về cho người dùng. Như sự đơn giản đó cũng đem đến việc thiếu một số công dụng cần thiết. Ví dụ: POP3 chỉ làm việc với chế độ offline có nghĩa là thư được lấy về sẽ bị xoá trên server.
IMAP thì hỗ trợ những thiếu sót của POP3. IMAP được phát triển vào năm 1986 bởi trường đại học Stanford. IMAP2 phát triển vào năm 1987. IMAP4, là bản mới nhất đang được sử dụng và nó được các tổ chức tiêu chuẩn Internet chấp nhận vào năm 1994. IMAP4 được quy định bởi tiêu chuẩn RFC 2060 và nó sử dụng cổng 143 của TCP.
1.2.3.8 .So sánh POP3 và IMAP4
Có rất nhiều điểm khác nhau giữa POP3 và IMAP4. Phụ thuộc vào người dùng, MTA, và sự cần thiết , Có thể sử dụng POP3, IMAP4 hoặc cả hai.
Lợi ích của POP3 là :
Rất đơn giản.
Được hỗ trợ rất rộng
Bởi rất đơn giản nên, POP3 có rất nhiều giới hạn. Ví dụ nó chỉ hỗ trợ sử dụng một hộp thư và thư sẽ được xoá khỏi máy chủ thư điện tử khi lấy về
IMAP4 có những lợi ích khác:
Hỗ trợ xác thực rất mạnh
Hỗ trợ sử dụng nhiều hộp thư
Đặc biệt hỗ trợ cho các chế việc làm việc online, offline, hoặc không kết nối.
IMAP4 ở chế độ online thì hỗ trợ cho việc lấy tập hợp các thư từ máy chủ, tìm kiếm và lấy message cần tìm về ...IMAP4 cũng cho phép người dùng chuyển thư từ thư mục này của máy chủ sang thư mục khác hoặc xoá thư. IMAP4 hỗ trợ rất tốt cho người dùng hay phải di chuyển và phải sử dụng các máy tính khác nhau.
1.2.4: Dịch vụ Mail Server:
Mail server là máy tính chứa nội dung của các thư được gởi đến.
Có chức năng trao đổi thư giữa các máy tính trong mạng.
Phần mềm dùng làm mail server là phần mềm có chức năng quản lý cấp quyền cũng như tạo hoặc xóa các địa chỉ email.
Một số phần mềm thường dùng như: Exchange Server, Mdaemon vv…
Electronic Mail (E-mail): Thư tín điện tử.
Cơ chế giúp gửi và nhận thư qua mạng máy tính.
Dùng giao thức và (cổng) SMTP(25), POP3(110), IMAP4(143).
Địa chỉ E-mail.
Cấu trúc: username@maildomain
Ví dụ: kt1@tuan.com
1.3. NÂNG CẤP DOMAIN VÀ DNS TRÊN WINSERVER 2003
+ Bước 1: Từ menu Start à Run nhập vào hộp thoại là DCPROMO rồi nhấn OK
Hình 1.3.1
+ Bước 2: Hộp thoại Active Directory install Wizad xuất hiện, chọn Next chuyển đến hộp thoại tiếp theo.
Hình 1.3.2
+ Bước 3: Trong hộp thoại Domain Controller Type, chọn Domain Controller for a new domain để tạo domain mới. Nếu muốn thêm domain khác đã có thì ta chọn Additon domain controller for an existing domain.
Hình 1.3.3
Ta chọn Domain controller for a new domain rồi nhấn Next.
+ Bước 4: Create New domain:
Domain in a new forest : Tạo một miền mới trong rừng mới Child Domain in an existing Domain tree: Tạo một miền con trong cây đã có.
Hình 1.3.4
Domain tree in existing forest : Tạo một cây mới trong rừng mới. Ta chọn Domain in a new forest nhấn Next chuyển sang bước tiếp theo.
+ Bước 5: Hộp thoại New Domain Name, đặt tên của domain trong trường Full DNS name for new domain và chọn Next .
+ Bước 6: Hộp thoại NextBios Domain Name.
Hình 1.3.5
Mặc định là trùng với tên Domain, để tiếp tục chọn Next
+ Bước 7: Hộp thoại Database end Log Folders, cho phép chỉ định vị trí lưu trữ Database và các tập tin Log.
Chọn vị trí cần lưu bằng cách nhấn nút Browse….., Nhấn Next để tiếp tục..
Hình 1.3.6
+ Bước 8: Hộp thoại Share System Volume chỉ định vị trí thư mục SYSVOL (thư mục này phải nằm trên Parition có định dạng là NTFS). nếu muốn thay đổi thì nhấn Nút Browse.. , Nhấn Next để tiếp tục.
Hình 1.3.7
+ Bước 9: Hộp thoại Configure DNS chọn YES, I will config the DNS Client (Nếu muốn cấu hìn cho DNS ), No Just install and configure DNS on this computer (Nếu muốn cấu hình DNS sau này ). Ta chọn NO, Just install and Computer configure DNS on this computer, sau đó nhấn Next để tiếp tục việc cài đặt.
Hình 1.3.8
+ Bước 10: Hộp thoại Permission.
Permisssion compatible with pre- Windows 2000 Server opertion system: Nếu hệ thống là các phiên bản trước 2000 Server.
Permission compatible only with Windows Server 2000 or Windows Server 2003 Operating system: Nếu hệ thống là Windows Server 2000 hay Server 2003 trường hợp này ta chọn permission compatible only with Windows 2000 hay Windows 2003 Operating syste, Nhấn Next để tiếp tục.
Hình 1.3.9
+ Bước 11: Hộp thoại Directory Services Restore Mode Administrator PassWord:
Hình 1.3.10
Xác định mật khẩu dùng trong trường hợp vào chế độ Directory Services Restore Mode. Nhấn Next để tiếp tục.
Bước 12: Hộp thoại Sumary.
Hộp thoại này hiển thị các thông tin đã chọn ở các bước trước. Nhấn Next để tiếp tục.
Hình 1.3.11
Bước 13: Hộp thoại Active Directory Install Wizad. Quá trình cài đặt được thực hiện.
Hình 1.3.12
Bước 14: Hộp thoại Completing the Active Directory Installtion Wizad xuất hiện khi quá trình cài đặt hoàn tất. Nhấn Finish.
Hình 1.3.13
Chương 2: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG
2.1: SƠ ĐỒ LÝ LUẬN HỆ THỐNG MẠNG.
+ Hệ thống mạng của chúng ta bao gồm:
+ Một phòng của Giám Đốc.
+ Một phòng chứa Server của công ty. Máy chủ Server được cài hệ điều hành
Server 2003. Dịch vụ DHCP Server cấp phát IP cho 3 phòng với 3 Subnet
khác nhau. Dịch vụ DNS. Dịch vụ Mail Server chạy Exchange Server 2003
để quản lý mail tập trung của toàn hệ thống mạng.
+ Một Router để ra Internet.
+ 1 Switch để kết nối từ Server máy chủ tới các phòng ban khác.
+ 3 phòng ban với mỗi phòng sẽ có một Server riêng dùng chứa dữ liệu của
từng phòng và được kết nối vào Server chủ.
+ Trong đó, ở phòng ban thứ nhất sẽ có một Server làm nhiệm vụ DHCP
Replay xin cấp phát IP cho toàn phòng với Subnet A (10.0.0.x). Server
này sẽ có hai card mạng, card LAN sẽ nối vào Switch 1 với IP
(192.168.1.10). Card mạng còn lại sẽ kết nối vào Switch 2 với IP
(10.0.0.1), các máy con trong phòng này sẽ kết nối vào và xin IP động.
+ Ở phòng số 2 thì ta nối thẳng vào Switch 1, các máy con kết nối vào và
xin IP động với Subnet C.
+ Ở phòng số 3 sẽ có một Server làm nhiệm vụ DHCP Replay xin cấp phát
IP cho toàn phòng với Subnet B (17.16.5.x). Server này cũng có 2 card
mạng, card LAN nối vào Switch 1 với IP (192.168.1.11), card còn lại nối
vào Switch 4 với IP (172.16.5.1), các máy con trong phòng này sẽ kết
nối vào và xin IP động.
2.1.1 Cấu hình DHCP
+ Bước 1: Từ menu Start/ Administrator tool / DHCP. Cửa sổ DHCP xuất hiện.
+ Bước 2: Trong cửa sổ DHCP. Chọn menu Action / New Scope
+ Bước 3: Hộp thoại New Scope Wizard xuất hiện chọn Next để tiếp tục.
+ Bước 4: Hộp thoại Scope Name xuất hiệ, nhập tên và chú thích cho Scope sau đó chọn Next.
+ Bước 5: Hộp thoại IP Address Range xuất hiện. Nhập địa chỉ bắt đầu và địa chỉ kết thúc cho dãy địa chỉ cấp phát, đồng thời nhập địa chỉ Sup netMask rồi chọn Next để sang bước tiếp theo..
+ Bước 6: Hộp thoại Add Exculusions dùng để xác định dãy địa chỉ cần loại bỏ ra khỏi danh sách địa chỉ cấp phát của bước 5.
+ Bước 7: Trong hộp thoại Lease Duration, cho biết thời gian mà các máy Client có thể sử dụng các địa chỉ IP này. Mặc định thời ở đây là 8 ngày. Chọn Next để tiếo tục.
+ Bước 8: Hộp thoại Configure DHCP Option xuất hiện. Ta có thể chọn Yes, I want to configure these option now (để thiết lập them các cấu hình tuỳ chọn khác), hoặc chọn No, will configure these options later (để hoàn tất việc cấu hình cho scope ). Chọn No, I will configure these options later, nhấn Next để tiếp tục.
+ Bước 9: Trong hộp thoại Activate scope hỏi ta có muốn kích hoạt Scope này không. Vì Scope chỉ có thể cấp phát địa chỉ khi được kích hoạt, chọn Yes, I want to activate this scope now. Nhấn Next để tiếp tục.
+ Bước 10: Hộp thoại Completing the New Scope Wizard thông báo việc thiết lập cấu hình cho Scope đã hoàn tất, nhấn Finish để kết thúc.
2.2: SƠ ĐỒ THI CÔNG HỆ THỐNG MẠNG.
2.3: CÁC BƯỚC TRIỂN KHAI HỆ THỐNG MAILl EXCHANGE OFFLINE.
2.3.1: Quá trình cài đặt Mail Exchange:
Cài đặt Mail Exchange server 2003
Sau khi có AD, chúng ta tiến hành cài đặt Mail Exchange server 2003:
Bước 1: Cài các thành phần cần thiết:Để cài được Mail Exchange 2003, chúng ta cần chắc chắn rằng những thành phần và dịch vụ sau đây đã được cài đặt và enable:
+ NET Framework + ASP.NET + Internet Information Services (IIS) + World Wide Web Publishing Service + Simple Mail Transfer Protocol (SMTP) service + Network News Transfer Protocol (NNTP) service* Mặc định chúng chưa được thiết lập khi cài đặt Windows Server 2003, ta phải tiến hành cài đặt các dịch vụ này:1. Cho đĩa cài Windows Server 2003 vào máy.Vào Start -> Control Panel, tìm đến Add or Remove Programs.2. Trong Add or Remove Programs, chọn Add/Remove Windows Components.
Chọn Application Server -> Details.4. Chọn ASP.NET5. Chọn Internet Information Services (IIS) -> Details.
6. Trong Internet Information Services (IIS), chọn các thành phần: NNTP Service, SMTP Service, và World Wide Web Service -> OK
7. Nhấn tiếp OK để tiến hành cài đặt. Chú ý: Không chọn E-mail Services.8. Next -> Finish.9. Thực hiện việc enable ASP.NET: a. Vào Start -> Administrative Tools, chọn Internet Information Services (IIS) Manager.
b. Mở local computer, chọn Web Service Extensions.
10. Click ASP.NET, và chọn Allow.
Bước 2: Cài đặt Microsoft Exchange Server 20031. Cho đĩa cài Exchange Server 2003 vào ổ CDROM.
Hình 2.3.1.1: Chạy file Setup.exe
Để bắt đầu cài đặt exchange yêu cầu máy tính đã cài đặt dns, active directory hoàn chỉnh rồi. Cho đĩa cd cài đặt microsoft exchange server 2003 vào CD ROM và chạy file setup.exe.
Chạy file setup.exe xuất hiện cửa sổ sau: chọn exchange deployment tools để bắt đầu quá trình cài đặt. Trong cửa sổ này bạn hoàn toàn có thể xem các hướng dẫn về exchange server phía bên trái cửa sổ từ phiên bản, các thư viện, các công cụ …
Hình 2.3.1.2: Bắt đầu quá trình cài đặt
Nhấn vào deployment tools được cửa sổ sau: chọn deploy the first exchange 2003 server. Chọn options install exchange 2003 on additions server khi muốn cài một máy chủ exchange khác có vai trò tương tự như máy chủ đầu tiên. cái này vai trò tương tự như additions của máy chủ domain controller. Trong phần này chọn options đầu tiên cài đặt máy chủ exchange đầu tiên để bắt đầu cài đặt.
Hình 2.3.1.3: Cài Exchange cho máy chủ đầu
Sau khi chọn deploy the first exchange 2003 server được cửa sổ dưới đây. Trong cửa sổ này hệ thống cho phép bạn lựa chọn các thuộc tính:
- Hệ thống sẽ làm việc với phiên bản exchange 5.5
- Hệ thống sẽ làm việc với exchange 5.5, exchange 2000
- Hay update một hệ thống exchange 2000 lên exchange 2003- cài đặt một hệ thống exchange 2003 mới hoàn toàn.
Hình2.3.1.4: Cài hệ thống Exchange mới
Sau khi chọn options new exchange 2003 installation được cửa sổ dưới đây. Đây chính là cửa sổ yêu cầu các thành phần cần phải cài đặt trước khi cài đặt microsoft exchange 2003.
1. Windows yêu cầu phải là windows mới hơn windows server 2000.
2. Cài đặt các component như: iis, nntp, smtp, asp.net.
3. Cài đặt một số công cụ hỗ trợ cho hệ thống như: DCDiag (Domain Controler Diagnostics) tiện ích chuẩn đoán Domain Controler. NetDiag (Network Connectivity Tester) tiện ích kiểm tra kết nối mạng mạng.
Hình 2.3.1.5: Các bước cài đặt
4. Chạy tiện ích NetDiag (Network Connectivity Tester) để kiểm tra kết nối mạng mạng và hệ thống phân giải tên miền DNS.
5. Tương tự như bước 4.
6. forestprep mở rộng active directory để hỗ trợ exchange server 2003.
Chọn Brower và chọn đến file setup.exe rồi nhấn run forestprep now.
Exchange2003 ForestPrep để mở rộng giản đồ Active Directory bao gồm các lớp và thuộc tính đặc biệt của Exchange. ForestPrep cũng tạo ra đối tượng chứa Exchange organization trong Active Directory.Sự mở rộng giản đồ cung cấp cho Exchange2003. Tài khoản dùng để chạy ForestPrep phải là một thành viên của Enterprise Administrator và nhóm Schma Administrator.
Hình 2.3.1.6: Cài ForestPrep
Chọn đúng đường dẫn vào file Setup.exe trong thư mục Setup\I386\Setup.exe
Hình 2.3.1.7: Chọn đường dẫn tới file Setup.exe
Sau khi nhấn run forestprep now sẽ xuất hiện 1 cửa sổ, nhấn next để bắt đầu quá trình cài đặt.
Hình 2.3.1.9: Next để tiếp tục cài đặt Forestprep
- Chọn I agree - đồng ý chọn next để tiếp tục cài đặt.
Hình 2.3.1.11 Next để hệ thống mở rộng Active Directory
- Nhấn next để hệ thống bắt đầu mở rộng active directory
Hình 2.3.1.12: Hệ thống đang chạy quá trình ForestPrep
7.Sau khi hoàn thành forestprep chạy domainprep trong quá trình cài đặt exchange 2003. Làm tương tự như thiết lập forestprep. Tài khoản dùng để chạy DomainPrep phải là một thành viên của Domain Administrators và nhóm local computer administrator.
Hình 2.3.1.13: Chạy Run DomainPrep
+ Sau khi nhấn nút Run DomainPrep now ta được màn hình kế tiếp và chọn Next
+ Sau khi click Next ta được màn hình sau
Hình 2.3.1.16: Đồng ý với các điều khoản mà hệ thống yêu cầu
+ Chọn I agree để đồng ý với các điều khoản của hệ thống è Next để tiếp tục
+ Ta sẽ được màn hình tiếp theo và chọn Next để hệ thống bắt đầu mở rông
Active Directory
Hình 2.3.1.17: Quá trình mở rộng Active Directory
+ Sau khi quá trình cài đặt chạy xong, chúng ta chọn Finish để kết thúc quá trình
cài đặt Run DomainPrep
Hình 2.3.1.18: Kết thúc quá trình cài đặt
8. Bước thứ 7 đã được hoàn thành, bây giờ chúng ta tiến hành bước số 8, đây là bước quan trọng nhất trong quá trình cài đặt Exchange Server.
.+ Ta check vào ô số 8 và chọn Browse và tìm đến đường dẫn
SETUP\I386\Setup.exe
Hình 2.3.1.20: Run Setup now để bắt đầu cài Exchange
+ Bấm Run Setup now ta sẽ được màn hình Welcom to the Microsoft Exchange
Installation Wizard -> Next để tiếp tục
Hình 2.3.1.15: Next để tiếp tục cài đặt
Để mặc định là Typical. Chọn next để hệ thống bắt đầu quá trình cài đặt.
Hình 2.3.1.22: Lựa chọn Option phù hợp với mục đích
+ + Chọn I agree I have read and will………-> Next để tiếp tục
Hình 2.3.1.23: Đồng ý để tiếp tục cài Exchange
Chọn option đầu tiên create a new exchange organization, option thứ hai để chúng ta join máy chủ vào một hệ thống exchange 5.5 đã có sẵn.Chọn option đầu tiên nhấn next để tiếp tục quá trình cài đặt.
Hình 2.3.1.24: Chọn Next để quá trình cài đặt Exchange bắt đầu
+ Sau khi nhấn Next thì lúc này sẽ xuất hiện màn hình cài đặt, đây là bước lâu nhất trong quá trình cài Exchange Server 2003, nhưng tùy thuộc vào máy tính khác nhau thì quá trình nhanh hay chậm sẽ khác nhau
Hình 2.3.1.25: Màn hình cài đặt Exchange
Sau khi hệ thống hiển thị hoàn thành quá trình cài đặt, để khởi động các dịch vụ mail trong hệ thống bạn phải vào service của windows và bật những service liên quan tới dịch vụ gửi mail của exchange. Mặc định sau khi cài đặt exchange chỉ có một dịch vụ duy nhất được khởi động đó là dịch vụ mail qua http. Vào start\administrative tools vào service sẽ thấy một danh sách các service, khởi động các service: pop3 phục vụ mail pop3, smtp, imap4.
Hình 2.3.1.26: Khởi động các dịch vụ exchange.
Sau khi đã bật toàn bộ các service hỗ trợ cho các dịch vụ mail khác nhau của exchange vào giao diện quản trị exchange: start vào microsoft exchange vào exchange system manager để kiểm tra các dịch vụ mail có hoạt động hay không.
Hình 2.3.1.27: Kiểm tra các dịch vụ xem đã được kich hoạt chưa
+ Sau khi đợi khoảng 30phút thì quá trình cài đặt Exchange Server 2003 được
hoàn thành -> bấm Finish để kết thúc việc cài đặt
Hình 2.3.1.28: Màn hình hoàn thành quá trình cài Exchange Server
2.3.2: TẠO EMAIL CHO USER VÀ GROUP;
2.3.2.1: Tạo các Organizational Unit cho từng phòng ban:
+ Vào Start -> Program -> Microsoft Exchange -> Active Directory Users and
Computers.
+ R’Click vào tên Domain -> New -> Organizational Unit
Hình 2.3.2.1: Tạo Organizational Unit
+ Nhập nội dung cần tạo và bấm OK là xong
Hình 2.3.2.1: Nhập tên cho Organizational Unit
Hình 2.3.2.1.4: Đã tạo thành công một OU
+ Lúc này ta sẽ được một OU với tên mà chúng ta đã nhập ở màn hình trước
Hình 2.3.2.1.5 Màn hình quản lý các OU
- Tương tự như vậy ta cũng có thể tạo nhiều OU khác tùy theo nhu cầu
+ Ở màn hình quản lý các OU, ta muốn tạo Group cho phòng ban nào thì chỉ việc
R’Click lên vùng trống màu trắng của phòng ban đó và chọn New -> Group
2.3.2.2: Tạo Group và Mailbox cho Group:
+ Ở cửa sổ tiếp theo nhập tên Group mà ta muốn tạo ( tên Group nên trùng với tên
OU để dễ quản lý ) -> Next để chuyển tới màn hình kế tiếp
+ Đánh dấu check vào ô Create an Exchange e-mail address để tạo địa chỉ
email cho Group này ->Next -> Finish để hoàn thành việc tạo Group
Hình 2.3.2.2.3: Tạo Email cho Group mà ta muốn tạo
+ Sau khi hoàn thành việc tạo ta thấy ở màn hình quản lý ADUC, bây giờ
trong OU phòng kế toán đã có một Group mang tên ‘ketoan’
Hình 2.3.2.2.4: Đã có Group ‘ketoan’ trong OU ‘phongketoan’
2.3.2.3: Tạo User và Mailbox cho User:
+ Ta cũng làm tương tự như lúc tạo Group, R’Click vùng trống màu trắng -> New ->User
Hình 2.3.2.3.1: Tạo User mới
+ Ở màn hình tiếp theo, ta nhập thông tin User mà ta muốn tạo (First name và
User logon name nên trùng nhau để dể quản lý ) -> Next để tiếp tục
Hình 2.3.2.3.2: Nhập thông tin cho User muốn tạo
+ Màn hình tiếp theo yêu cầu ta đặt Password cho User. Đánh Pass muốn tạo hai
lần và đánh dấu check ở vị trí đầu tiên để User tự thay đổi Pass ngay từ lần
đăng nhập đầu tiên vào hệ thống -> Next để tiếp tục
Hình 2.3.2.3.3: Tạo Password cho User
+ Sau khi nhấn Next thì xuất hiện màn hình tiếp theo. Check vào ô Create an
Exchange mailbox để tạo Mailbox cho User -> Next -> Finish để hoàn thành
Hình 2.3.2.3.4: Tạo Mailbox cho User
+ Sau khi hoàn thành tạo User thì lúc này ta thấy ở màn hình quản lý ADUC xuất hiện một User tên kt1 nằm trong OU phongketoan
Hình 2.3.2.3.5: Hoàn thành việc tạo User
+ Tương tự như vậy thì ta có thể tạo thêm nhiều User khác tùy theo nhu cầu
Hình 2.3.2.3.6: Các User được tạo cho phòng kế toán
+ Đối với những tài khoản người dùng đã được tạo ra từ trước khi cài đặt Exchange Server thì cũng có thể tạo ra tài khoản mail cho tài khoản người dùng này.
Click vào Start, chọn Program, chọn Administrtrative Tools, sau đó chọn mục Active Directory Users and Compurters.
Cửa sổ xuất hiện, Click phải chuột tài khoản người dùng, chọn All task chọn tiếp Exchange Task…
Xuất hiện hộp thoại. Chọn next.
Hình 2.3.2.3.7 Click chọn exchange Taks
Cửa sổ Exchange Task Wizard xuất hiện. Lựa chọn Create Mailbox. Chọn tiếp Next.
Hình 2.3.2.3.8 Clcik Next để tiếp tục
Một cửa sổ mới xuất hiện, tại đây có thể chọn Server để lưu trữ mail.
Hình 2.3.2.3.8 Clcik Next để tiếp tục
2.3.3: QUÁ TRÌNH GỬI VÀ NHẬN MAIL CỦA HỆ THỐNG:
2.3.3.1: Gửi và nhận Mail bằng Web:
+ Vào trình duyệt Web IE gõ địa chỉ mail của hệ thống ( sitc.com/exchange )
Hình 2.3.3.1.1: Vào Mail Exchange của hệ thống
+ Sau khi bấm Enter sẽ xuất hiện cửa sổ đăng nhập. Ta chỉ việc nhập Username
mà ta muốn vào và Pass của User đó -> Enter
Hình 2.3.3.1.2: Màn hình đăng nhập
+ Sau khi bấm Enter thì ta được màn hình quản lý Mailbox của User kt1
Hình 2.3.3.1.3 Màn hình quản lý mailbox
+ Để gửi mail ta Click vào nút New và nhập địa chỉ Email mà mình muốn gửi đi
và soạn nội dung mà mình muốn gửi -> Send
Hình 2.3.3.1.4: Màn hình soạn thư muốn gửi
+ Bây giờ ta đăng nhập vào hệ thống mail như lúc ban đầu nhưng ở cửa sổ đăng
nhập ta nhập địa chỉ email của it1
Hình 2.3.3.1.5: Màn hình đăng nhập
+ Sau khi Enter thì màn hình quản lý Mailbox của it1 xuất hiện và ta tiến hành
kiểm tra.Như ta thấy ở hình bên dưới thì it1 đã nhận được thư gửi từ k1
Hình 2.3.3.1.6: Màn hình quản lý mailbox của User
+ Gửi mail theo 1 thuộc tính nào đó của người dùng.
Mỗi người dùng bao gồm rất nhiều thuộc tính khác nhau. Ví dụ như là phòng làm việc, công ty, địa chỉ, thành phố nào… Vì vậy người dùng có thể dựa trên các đặc tính này để gửi mail cho 1 nhóm người có cùng 1 thuộc tính như vậy. Chẳng hạn gửi mail cho tất cả người dùng có văn phòng làm việc tại thanh hóa.
Để xác định thuộc tính của người dùng, nhấp chuột phải vào người dùng, chọn Properties.
Một cửa sổ hiện ra, tại tab general có hiện đầy đủ thông tin của người dùng đó: First name, last name, office, telephone…
Đăng nhập vào tài khoản người dùng. Tạo một mail mới. Nhấp chuột vào To… Một cửa sổ xuất hiện. Ta gõ vào thuộc tính của người dùng, sau đó ấn Find. Tất cả người dùng có thuộc tính trùng với thuộc tính gõ vào sẽ được liệt kê ở phía dưới.
Chọn tài khoản muốn gửi mail, nhấp chuột vào To, ấn close để trở về màn hình soạn thảo thư. Ấn send để gửi.
2.3.3.2: Gửi và nhận mail bằng Outlook Express:
+ Vào Start -> Programs -> Outlook Express
Hình 2.3.3.2.1: Vào Outlook Express
+ Sau khi bấm Enter, xuất hiện màn hình yêu cầu nhập tên người mà ta muốn vào.
Hình 2.3.3.2.2: Màn hình nhập tên
+ Nhấn Next xong thì màn hình yêu cầu nhập tài khoản email -> Next
Hình 2.3.3.2.3: Màn hình đăng nhập địa chỉ email
+ Ở màn hình tiếp theo ta nhập địa chỉ IP hoặc tên máy server ->Next
Hình 2.3.3.2.4: Nhập IP hoặc tên máy Server
+ Sau khi nhấn Next, ở màn hình tiếp theo chọn Next-> Finish là xong
+ Bước vào màn hình quản lý mail ta chọn Create mail để bắt đầu soạn mail và
gửi
Hình 2.3.3.2.5: Màn hình quản lý mail trong Outlook
+ Ở màn hình soạn thư ta chỉ việc nhập địa chỉ mail muốn gửi tới ( hc1 ) và nhập
nội dung rồi nhấn Send
Hình 2.3.3.2.6: Soạn nội dung thư để gửi
+ Bây giờ ta đăng nhập vào Mailbox của User hc1 ta kiểm tra xem có nhận được
thư từ GD gửi hay không ( vào IE gõ sitc.com/exchange )
Hình 2.3.3.2.7 Đăng nhập vào mailbox của hc1
+ Sau khi bấm OK thì màn hình quản lý Mailbox sẽ được hiện ra và ta nhận thấy
đã nhận được thư của Giám Đốc địa chỉ email GD@sitc.com
Hình 2.3.3.2.8: Màn hình quản lý mailbox của hc1
+ Như vậy là quá trình gửi mail từ Outlook Express đã hoàn thành, bây giờ ta
thực hiện gửi mail lại từ Web và nhận ở Outlook
+ Ở màn hình quản lý mailbox của hc1@sitc.com chọn New è Soạn nội dung
thư gửi cho GD và bấm Send
Hình 2.3.3.2.9: Màn hình soạn và gửi thư
-> Bây giờ vào lại Outlook Express của email GD để kiểm tra thì lúc này ta thấy
xuất hiện bảng thông báo lỗi. Vì ta chưa Restart dịch vụ POP3
Hình 2.3.3.2.10: Báo lỗi hệ thống
+ Để hệ thống có thể nhận mail trong Outlook thì ta vào Start -> Programs ->
Administrative Tools -> Services
Hình 2.3.3.2.11: Vào Services để khởi động các dịch vụ
+ Trong màn hình Services ta kéo thanh cuộn xuống chọn dòng Microsoft
Exchange POP3 ta thấy bên tay phải nó có dòng chữ Disabled
Hình 2.3.3.2.12: Màn hình quản lý các Services
+ Double Click vào dòng đó và chọn Automatic
Hình 2.3.3.2.13: Màn hình Restart POP3
+ Chọn Apply -> Start -> OK ngay lập tức ở màn hình quản lý email của GD ta
thấy có một thư của hc1@sitc.com lúc gửi lúc trước
Hình 2.3.3.2.14: Màn hình quản lý email GD
+ Như vậy là quá trình gửi và nhận mail bằng hai phương thức đã thực hiện xong
2.3.4: RECONNECT MAILBOX CHO USER:
+ Là quá trình sử dụng Mailbox của User đã bị xóa cho một User mới được tạo
+ Đầu tiên ta delete User kt1 trong OU phongketoan bằng cách R’Click lên kt1
+ delete
Hình 2.3.4.1: Delete User kt1
+ Ta vào System Manager để kiểm tra xem mailbox của kt1 còn hay không bằng
cách Start-> Programs -> Microsoft Exchange -> System Manager
Hình 2.3.4.2: Vào System Manager
+ Trong màn hình System Manager ta chọn theo đường dẫn như hình bên dưới để
vào mục quản lý Mailbox ta thấy hộp mail của kt1 vẫn còn è R’Click lên
Mailboxes è Run Cleanup Agent
Hình 2.3.4.3: Màn hình quản lý mailbox
+ Sau khi chọn Run Cleanup Agent thì ta thấy hộp mail của kt1 đã bị đánh dấu
check đỏ
Hình 2.3.4.4: User kt1 đã bị ngưng hoạt động
+ Bây giờ ta vào ADUC để tạo một User mới với tên newkt1
Hình 2.3.4.5: Tạo mới User
+ Sau khi nhấn Next thì màn hình tiếp theo hỏi ta có tạo hộp mail cho User mới
tạo hay không. Ở đây ta không check vào ô Create an Exchange mailbox để
không tạo mailbox cho newkt1
Hình 2.3.4.6: Màn hình tạo mailbox cho User
+ Tiếp theo bấm Finish ở màn hình kế tiếp là xong. Bây giờ ta quay trở lại với
màn hình Exchange System Manager để Reconnect mailbox cho User newkt1
+ Vào nơi quản lý mailbox R’Click lên mailbox kt1 chọn Reconnect
Hình 2.3.4.7: Reconnect mailbox cho newkt1
+ Ở màn hình tiếp theo ta nhập tên User newkt1 -> Check Names
Hình 2.3.4.8: Chọn User muốn Reconnect
+ Sau khi bấm Check names thì ở màn hình kế tiếp ta thấy xuất hiện sau newkt1
là một địa chỉ mail newkt1@sitc.com
Hình 2.3.4.9: Bấm OK để tiếp tục
+ Bấm OK ở bảng thông báo tiếp theo để kết thúc quá trình Reconnect
Hình 2.3.4.10: Thông báo thành công quá trình Reconnect
+ Ở màn hình Exchange System Manager ta thấy không còn mailbox kt1 nữa mà
đã thay vào đó là mail box với tên newkt1
Hình 2.3.4.11: Reconect mailbox cho User newkt1 đã thành công
2.3.5: PUBLIC FOLDER:
+ Để cho mỗi phòng có thể Post thông báo của riêng phòng mình lên hệ thống và
chỉ có những User nào thuộc phòng đó mới có thể xem thông báo đó.
+ Vào màn hình Exchange System Manager bằng cách Start -> Programs ->
Microsoft Exchange -> System Manager
Hình 2.3.5.1: Vào màn hình Exchange System Manager
+ Trong màn hình System Manager ta chọn theo đường dẫn Folders -> R’Click
Public Folders -> New -> Public Folde
Hình 2.3.5.2: Tạo Public Folder
+ Ở màn hình tiếp theo ta nhập tên Folder ( phongIT ) -> Apply -> OK
Hình 2.3.5.3: Nhập tên folder muốn tạo
+ Sau khi OK thì ta thấy xuất hiện một Folder tên như ta đã vừa tạo ỏ màn hình
trước.
Hình 2.3.5.4: Đã tạo được Folder mà ta muốn
+ Tương tự như vậy ta cũng có thể tạo được những Folder khác ứng với từng
phòng trong công ty
Hình 2.3.5.5: Các Folder của những phòng khác cũng được tạo
+ Ta tiến hành phân quyền cho các Folder. R’Click lên Folder muốn phân quyền
và chọn Properties
Hình 2.3.5.6: Tiến hành phân quyền cho Folder
+ Ở màn hình tiếp theo ta chọn Tab Permissions -> Client permissions
Hình 2.3.5.7: Vào mục phân quyền cho Client
+ Ở màn hình kế tiếp ta remove hai mục đã được bôi đen
Hình 2.3.5.8: Remove User không cho phép
+ Sau khi Remove xong ta bấm vào nút Add và chọn những User nào thuộc
Group hanhchinh -> Add
Hình 2.3.5.9: Add những User cho phép
+ Sau khi Add các User xong ta tiếp tục phân quyền cho từng User. Ta cho phép
User hc1 có toàn quyền trên Folder public thì ta chọn vào mục Owner
Hình 2.3.5.10: Phân quyền cho từng User
+ Những User còn lại ta chỉ cho phép đọc thông tin trên Public Folder
+ Bây giờ ta đăng nhập vào hộp mail của User hc1 để test
Hình 2.3.5.11: Đăng nhập vào hộp mail của hc1
+ Trong màn hình quản lý hộp mail của hc1 ta chọn mục Public Folder
Hình 2.3.5.12: Chuẩn bị vào Public Folder
+ Sau khi chọn mục Public Folder thì ta sẽ vào được màn hình như sau. Và ở mà
hình này ta chỉ thấy được một Folder là phonghanhchinh
Hình 2.3.5.13: Màn hình quản lý Public Folder
+ Double Click vào Folder phonghanchinh để tạo một thông báo của phòng
+ Sau khi soạn nội dung xong thì ta bấm vào nút Post
Hình 2.3.5.14: Soạn nội dung để Post lên Folder
+ Bấm nút Post xong thì lúc này ở màn hình quản lý Public Folder ta sẽ thấy một
thông báo từ phòng hành chính do hc1 tạo ra
Hình 2.3.5.15: Màn hình quản lý Public Folder
+ Bây giờ ta đăng nhập vào mailbox của hc2 với đường dẫn là sitc.com/public
Hình 2.3.5.16: Đăng nhập vào hc2
+ Ở màn hình quản lý Public Folder thì User hc2 đã nhận được thông báo của
phòng hành chính do User hc1 tạo
Hình 2.3.5.17: Màn hình quản lý Public Folder
+ Bây giờ ta đăng nhập vào bằng User it2 của phòng IT xem thư có nhận được
thông báo của phòng hành chính hay không
Hình 2.3.5.18: Đăng nhập vào User it2
+ Ở màn hình quản lý Public Folder của it2 thì ta nhận thấy rằng it2 chỉ nhận thấy
Folder của phòng IT mà không thể thấy được thông báo của phòng hành chính.
2.3.6: QUẢN LÝ CÁC MAIL ĐƯỢC GỬI ĐI GIỮA CÁC USER:
+ Đây là quá trình quản lý nội dung các mail gửi đi của hệ thống mạng. Bất cứ
một User nào gửi và nhận mail thì người có thẩm quyền cao nhất cũng sẽ
nhận một nội dung y như vậy và biết được nội dung thư đó do ai gửi cho ai.
+ Vào ADUC R’Click lên User -> Properties
Hình 2.3.6.1: Quản lý User
+ Ở màn hình tiếp theo ta chọn Tab Exchange General -> Delivery Options
Hình 2.3.6.2: Quản lý tổng quát về Exchange trong hc1
+ Sau khi chọn Delivery Options, ở màn hình sau đó ta check vào mục Forward
to -> Modify
Hình 2.3.6.3: Cấu hình forward mail
+ Trong màn hình chọn User quản lý ta chọn User Giám Đốc với hộp mail
GD@sitc.com -> OK
Hình 2.3.6.4: Chọn hộp mail quản lý
+ Sau khi OK thì ta thấy ở dòng Forward to xuất hiện User GD -> Check vào
mục Delive messages to both forwarding address and mailbox -> OK
Hình 2.3.6.5: Màn hình cấu hình forward mail
+ Chọn Apply -> OK là xong quá trình cấu hình Forward mail
Hình 2.3.6.6: Màn hình quản lý tổng quát Exchange
+ Bây giờ ta đăng nhập vào mailbox của User hc1 gửi mail cho một User khác
Hình 2.3.6.7: Đăng nhập vào mailbox của hc1
+ Ở màn hình quản lý mailbox của hc1 ta chọn New để tạo một mail mới
Hình 2.3.6.8: Màn hình quản lý mailbox
+ Soạn nội dung thư và nhập địa chỉ người nhận xong rồi bấm Send
Hình 2.3.6.9: Màn hình soạn thư
+ Bây giờ ta đăng nhập vào hộp mail hc3 để kiểm tra
Hình 2.3.6.10: Đăng nhập vào mailbox của hc3
+ Ở màn hình quản lý mailbox của hc3 thì ta thấy rằng đã nhận mail từ hc1 vừa
gửi lúc trước
Hình 2.3.6.11: Màn hình quản lý mailbox
+ Việc quan trọng tiếp theo là chúng ta đăng nhập vào hộp mail GD để xem có
nhận được nội dung mail giống như mail mà hc1 gửi cho hc3 hay không. Nếu
nhận được thì quá trình quản lý việc gửi và nhận mail của hệ thống thành công
Hình 2.3.6.12: Đăng nhập vào mailbox của GD
+ Ở màn hình quản lý mailbox của GĐ chúng ta cũng nhận thấy rằng có một mail
do hc1 gửi cho hc3
Hình 2.3.6.13: Màn hình quản lý mailbox của GD
3.1: NHẬN XÉT:
+ Trong thời gian thực tập tại trường, được sự hướng dẫn cụ thể của các thầy
cô, em đã hoàn thành được phần đề tài mà mình đã chọn. Vì thời gian khá ít
nên trong phần đề tài của mình thì em đã cố gắng hoàn tất phần xây dựng cơ
bản, cấu hình, và thiết lập một số tính năng quản trị cho hệ thống Mail dùng
Mail Exchange Server 2003.
+ Ngoài việc giúp cho hệ thống Mail Local gửi Mail cho nhau thì em cũng đã
cấu hình cho hệ thống Mail Local có thể gửi và nhận Mail từ Internet.
Nhưng trong đề tài của mình thì em cũng nhận thấy rằng mình còn khá
nhiều thiếu sót, chẳng hạn như quá trình gửi và nhận Mail từ Internet,vì lý do Modem của em dùng IP động nên nội dung thư không được đi vào Inbox
mà nó bị dính vào Spam.
3.2: HƯỚNG PHÁT TRIỂN:
+ Trong trường hợp bị Spam Mail thì Modem yêu cầu được cấp IP tỉnh thì có
thể khắc phục được tình trạng này.
+ Để hệ thống Mail của chúng ta hoạt động có độ bảo mật cao hơn, chống
được Virut xâm nhập thì cần phải kết hợp với một hệ thống bức tường lửa
ISA
Chương 4. KẾT LUẬN
Tin học là công cụ đắc lực, là lĩnh vực có nhiều ứng dụng phục vụ cho nhiều ngành khác nhau trong đời sống xã hội. Cho nên việc nghiên cứu các vấn đề ứng dụng cho tin học cũng là việc nghiên cứu các ứng dụng được giải quyết như thế nào trên máy tính.
Báo cáo được hoàn thành, các kết quả đạt được trong việc tìm hiểu các vấn đề về thư điện tử, hệ thống mail nội bộ đã giúp cho chúng em hiểu biết hơn về khi làm việc với hệ thống mail nội bộ, cách cài đặt và quản trị một hệ thống mail nội bộ có quy mô từ vừa, nhỏ đến lớn. Và đây sẽ là một điều quan trọng, sẽ là những kiến thức quý giá giúp ích cho công việc sau này của mình.
Tuy nhiên do hạn chế về trình độ, thời gian không nhiều nên những kết quả đạt được vẫn chưa thật đầy đủ và có thể có nhiều sai sót. Có một số vấn đề vì một số hạn chế về thời gian nên chưa đi sâu hết được. Mặc dù vậy, các kết quả đạt được cũng đã phần nào góp phần làm sáng tỏ những ứng dụng rất quan trọng của hệ thống mail nội bộ vào trong thực tiễn của cuộc sống.
Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các Thầy giáo, Cô giáo và các bạn để báo cáo em được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Do An Tot Nghiep.doc