TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Công ty cổ phần bột giặt Lix thuộc Tổng Công ty hóa chất Việt Nam – Bộ Công Nghiệp, hoạt động chính của Công ty là sản xuất chất tẩy rửa tổng hợp và mỹ phẩm, sản xuất kinh doanh các loại hóa chất (trừ hợp chất có tính độc hại mạnh), kinh doanh xuất nhập khẩu.
Trong quá trình thực tập tại Công ty, từ việc quan sát thực tế và tìm hiểu về công tác quản lý môi trường tại Công ty tôi đã nhìn nhận được sự cần thiết phải có một biện pháp quản lý và xử lý hiệu quả các vấn đề môi trường tại Công ty.Vì vậy tôi đã quyết định áp dụng một công cụ quản lý đó là tiêu chuẩn ISO 14001: 2004, đây là tiêu chuẩn quốc tế về bảo vệ môi trường được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Lợi ích của tiêu chuẩn này là hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản lý môi trường có hiệu quả nhất, phù hợp với các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác nhằm giúp các Công ty đạt được các mục đích về kinh tế môi trường.
Tôi thực hiện đề tài “ Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 tại Công ty cổ phần bột giặt Lix” với mục đích:
o Tìm hiểu nội dung và các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001: 2004 trong việc xây dựng Hệ thống quản lý môi trường.
o Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình triển khai áp dụng ISO 14001: 2004.
o Nhìn nhận các vấn đề môi trường tại Công ty từ đó thấy sự cần thiết phải xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001: 2004
o Xây dựng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 tại Công ty cổ phần bột giặt Lix.
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠNi
TÓM TẮT KHÓA LUẬNii
MỤC LỤCiii
DANH SÁCH PHỤ LỤCv
DANH SÁCH BẢNGvi
DANH SÁCH HÌNHvi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮTvii
Chương 1: MỞ ĐẦU1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU1
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU1
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2
1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU2
1.6 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI2
Chương 2:TỔNG QUAN VỀ ISO 14000. 3
2.1 BỘ TIÊU CHUẨN ISO 14000. 3
2.1.1 Phạm vi của tiêu chuẩn ISO 14000. 3
2.1.2 Mục đích của tiêu chuẩn ISO 14000. 3
2.2 TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 14001 : 2004. 3
2.2.1 ISO 14001 là gì?. 3
2.2.2 Mô hình quản lý môi trường theo ISO 14001. 4
2.2.3 Các lợi ích khi áp dụng hệ thống ISO 14001 : 2004. 4
2.3 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC ÁP DỤNG ISO 14001: 2004 TẠI VIỆT NAM4
2.3.1 Thuận lợi4
2.3.2 Khó khăn. 5
Chương 3:TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BỘT GIẶT LIX6
3.1 GIỚI THIỆU CHUNG CÔNG TY6
3.1.1 Sản phẩm tiêu thụ. 6
3.1.2 Thị trường tiêu thụ. 6
3.2 HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH6
3.2.1 Dây chuyền sản xuất6
3.2.2 Thiết bị phục vụ cho sản xuất8
3.2.3 Nhu cầu về nhiên vật liệu, hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất8
3.3 CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG HIỆN TẠI9
3.3.1 Các biện pháp quản lý đã thực hiện. 9
3.3.3 Các biện pháp kỹ thuật công ty đã áp dụng. 9
Chương 4:XÂY DỰNG HTQLMT THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001: 2004 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BỘT GIẶT LIX10
4.1 CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG10
4.1.1 Nội dung. 10
4.1.2 Hình thức phổ biến. 10
4.1.3 Kiểm tra. 11
4.2 LẬP KẾ HOẠCH11
4.2.1 Khía cạnh môi trường. 11
4.2.2 Yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác. 13
4.2.3 Mục tiêu, chỉ tiêu và các chương trình môi trường. 15
4.3 THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU HÀNH17
4.3.1 Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn. 17
4.3.2 Năng lực, đào tạo và nhận thức. 19
4.3.3 Thông tin liên lạc. 20
4.3.4 Hệ thống tài liệu. 21
4.3.5 Kiểm soát điều hành. 22
4.3.6 Sự chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó với tình trạng khẩn cấp. 25
4.4 KIỂM TRA27
4.4.1 Giám sát và đo. 27
4.4.2 Đánh giá mức độ tuân thủ. 29
4.4.3 Sự không phù hợp, hành động khắc phục và phòng ngừa. 29
4.4.4 Kiểm soát hồ sơ. 31
4.4.5 Đánh giá nội bộ. 31
4.5 XEM XÉT CỦA LÃNH ĐẠO32
Chương 5:KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ. 34
5.1 KẾT LUẬN34
5.2 KIẾN NGHỊ34
TÀI LIỆU THAM KHẢO36
PHỤ LỤC37
DANH SÁCH PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CÔNG TY ĐÃ ÁP DỤNG
PHỤ LỤC 2A: THỦ TỤC XÁC ĐỊNH KHÍA CẠNH MÔI TRƯỜNG
PHỤ LỤC 2B: BẢNG KHÍA CẠNH MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG TY
PHỤ LỤC 2C: BẢNG KHÍA CẠNH MÔI TRƯỜNG ĐÁNG KỂ
PHỤ LỤC 3A: THỦ TỤC XÁC ĐỊNH YC PHÁP LUẬT VÀ YC KHÁC
PHỤ LỤC 3B: DANH MỤC CÁC YÊU CẦU PHÁP LUẬT
PHỤ LỤC 3C: DANH MỤC CÁC YÊU CẦU KHÁC
PHỤ LỤC 4: MỤC TIÊU VÀ CHỈ TIÊU MÔI TRƯỜNG
PHỤ LỤC 5: THỦ TỤC QUẢN LÝ RÁC THẢI
PHỤ LỤC 6: THỦ TỤC SẴN SÀNG ỨNG PHÓ VỚI TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP
PHỤ LỤC 7: THỦ TỤC HÀNH ĐỘNG KHẮC PHỤC PHÒNG NGỪA
PHỤ LỤC 8: THỦ TỤC KIỂM SOÁT HỒ SƠ
PHỤ LỤC 9: THỦ TỤC ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ
PHỤ LỤC 10: THỦ TỤC XEM XÉT LÃNH ĐẠO
93 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 11259 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn iso 14001:2004 tại công ty cổ phần bột giặt lix, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(((((H
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BỘT GIẶT LIX
Họ và tên sinh viên: ĐINH THỊ KHA
Ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Niên khóa: 2005 - 2009
Tháng 07/2009
LỜI CẢM ƠN
Như chúng ta đã biết học đi đôi với hành, nếu chúng ta chỉ học lý thuyết suông thì chúng ta sẽ không thấy được hết thực tiễn công việc, những khó khăn và cách thức thực hiện một quy trình sản xuất, cách thức xây dựng một hệ thống xử lý như thế nào? Chính vì thế tôi đã thực hiện khóa luận “Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 tại Công ty cổ phần bột giặt LIX”.
Để hoàn thành khóa luận này bên cạnh sự nỗ lực của bản thân còn có sự giúp đỡ của thầy cô, gia đình, bạn bè…Vì thế tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
Cô Nguyễn Trần Liên Hương đã chỉ bảo tôi trong thời gian thực tập.
Cô Bùi Thị Cẩm Nhi đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình làm khóa luận.
Các Thầy Cô giáo trong khoa Môi Trường và Tài Nguyên, Trường Đại Học Nông Lâm TPHCM đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi.
Các bạn sinh viên lớp DH05MT đã chia sẻ kinh nghiệm và đóng góp những ý kiến quý báu cho tôi.
Gia đình đã tạo điều kiện, động viên và là điểm tựa tinh thần cho con trong suốt quá trình học tập.
Ban lãnh đạo Công ty cổ phần bột giặt Lix đã tạo điều kiện cho tôi thực tập tại Công ty.
Xin chân thành cám ơn!
Tp. HCM ngày 12 tháng 07 năm 2009
Sinh viên
Đinh Thị Kha
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Công ty cổ phần bột giặt Lix thuộc Tổng Công ty hóa chất Việt Nam – Bộ Công Nghiệp, hoạt động chính của Công ty là sản xuất chất tẩy rửa tổng hợp và mỹ phẩm, sản xuất kinh doanh các loại hóa chất (trừ hợp chất có tính độc hại mạnh), kinh doanh xuất nhập khẩu.
Trong quá trình thực tập tại Công ty, từ việc quan sát thực tế và tìm hiểu về công tác quản lý môi trường tại Công ty tôi đã nhìn nhận được sự cần thiết phải có một biện pháp quản lý và xử lý hiệu quả các vấn đề môi trường tại Công ty.Vì vậy tôi đã quyết định áp dụng một công cụ quản lý đó là tiêu chuẩn ISO 14001: 2004, đây là tiêu chuẩn quốc tế về bảo vệ môi trường được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Lợi ích của tiêu chuẩn này là hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản lý môi trường có hiệu quả nhất, phù hợp với các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác nhằm giúp các Công ty đạt được các mục đích về kinh tế môi trường.
Tôi thực hiện đề tài “ Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 tại Công ty cổ phần bột giặt Lix” với mục đích:
Tìm hiểu nội dung và các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001: 2004 trong việc xây dựng Hệ thống quản lý môi trường.
Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình triển khai áp dụng ISO 14001: 2004.
Nhìn nhận các vấn đề môi trường tại Công ty từ đó thấy sự cần thiết phải xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001: 2004
Xây dựng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 tại Công ty cổ phần bột giặt Lix.
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN I
TÓM TẮT KHÓA LUẬN II
MỤC LỤC III
DANH SÁCH PHỤ LỤC V
DANH SÁCH BẢNG VI
DANH SÁCH HÌNH VI
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VII
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
1.6 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI 2
CHƯƠNG 2:TỔNG QUAN VỀ ISO 14000 3
2.1 BỘ TIÊU CHUẨN ISO 14000 3
2.1.1 Phạm vi của tiêu chuẩn ISO 14000 3
2.1.2 Mục đích của tiêu chuẩn ISO 14000 3
2.2 TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 14001 : 2004 3
2.2.1 ISO 14001 là gì? 3
2.2.2 Mô hình quản lý môi trường theo ISO 14001 4
2.2.3 Các lợi ích khi áp dụng hệ thống ISO 14001 : 2004 4
2.3 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC ÁP DỤNG ISO 14001: 2004 TẠI VIỆT NAM 4
2.3.1 Thuận lợi 4
2.3.2 Khó khăn 5
CHƯƠNG 3:TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BỘT GIẶT LIX 6
3.1 GIỚI THIỆU CHUNG CÔNG TY 6
3.1.1 Sản phẩm tiêu thụ 6
3.1.2 Thị trường tiêu thụ 6
3.2 HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH 6
3.2.1 Dây chuyền sản xuất 6
3.2.2 Thiết bị phục vụ cho sản xuất 8
3.2.3 Nhu cầu về nhiên vật liệu, hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất 8
3.3 CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG HIỆN TẠI 9
3.3.1 Các biện pháp quản lý đã thực hiện 9
3.3.3 Các biện pháp kỹ thuật công ty đã áp dụng 9
CHƯƠNG 4:XÂY DỰNG HTQLMT THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001: 2004 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BỘT GIẶT LIX 10
4.1 CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG 10
4.1.1 Nội dung 10
4.1.2 Hình thức phổ biến 10
4.1.3 Kiểm tra 11
4.2 LẬP KẾ HOẠCH 11
4.2.1 Khía cạnh môi trường 11
4.2.2 Yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác 13
4.2.3 Mục tiêu, chỉ tiêu và các chương trình môi trường 15
4.3 THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU HÀNH 17
4.3.1 Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn 17
4.3.2 Năng lực, đào tạo và nhận thức 19
4.3.3 Thông tin liên lạc 20
4.3.4 Hệ thống tài liệu 21
4.3.5 Kiểm soát điều hành 22
4.3.6 Sự chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó với tình trạng khẩn cấp 25
4.4 KIỂM TRA 27
4.4.1 Giám sát và đo 27
4.4.2 Đánh giá mức độ tuân thủ 29
4.4.3 Sự không phù hợp, hành động khắc phục và phòng ngừa 29
4.4.4 Kiểm soát hồ sơ 31
4.4.5 Đánh giá nội bộ 31
4.5 XEM XÉT CỦA LÃNH ĐẠO 32
CHƯƠNG 5:KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 34
5.1 KẾT LUẬN 34
5.2 KIẾN NGHỊ 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO 36
PHỤ LỤC 37
DANH SÁCH PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CÔNG TY ĐÃ ÁP DỤNG
PHỤ LỤC 2A: THỦ TỤC XÁC ĐỊNH KHÍA CẠNH MÔI TRƯỜNG
PHỤ LỤC 2B: BẢNG KHÍA CẠNH MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG TY
PHỤ LỤC 2C: BẢNG KHÍA CẠNH MÔI TRƯỜNG ĐÁNG KỂ
PHỤ LỤC 3A: THỦ TỤC XÁC ĐỊNH YC PHÁP LUẬT VÀ YC KHÁC
PHỤ LỤC 3B: DANH MỤC CÁC YÊU CẦU PHÁP LUẬT
PHỤ LỤC 3C: DANH MỤC CÁC YÊU CẦU KHÁC
PHỤ LỤC 4: MỤC TIÊU VÀ CHỈ TIÊU MÔI TRƯỜNG
PHỤ LỤC 5: THỦ TỤC QUẢN LÝ RÁC THẢI
PHỤ LỤC 6: THỦ TỤC SẴN SÀNG ỨNG PHÓ VỚI TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP
PHỤ LỤC 7: THỦ TỤC HÀNH ĐỘNG KHẮC PHỤC PHÒNG NGỪA
PHỤ LỤC 8: THỦ TỤC KIỂM SOÁT HỒ SƠ
PHỤ LỤC 9: THỦ TỤC ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ
PHỤ LỤC 10: THỦ TỤC XEM XÉT LÃNH ĐẠO
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Thiết bị phục vụ sản xuất 8
Bảng 3.2: Nhiên liệu, hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất 8
Bảng 4.1: Tình trạng của hoạt động 12
Bảng 4.2 : Các yếu tố đánh giá của từng hoạt động 12
Bảng 4.3: Bảng tổng hợp KCMT đáng kể tại Công ty CP bột giặt Lix. 13
Bảng 4.4: Kế hoạch giám sát và đo 27
Bảng 4.5: Đánh giá mức độ tuân thủ 29
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1: Mô hình quản lý môi trường theo ISO 14001. 4
Hình 3.1: Lưu đồ công nghệ sản xuất chất tẩy rửa lỏng 6
Hình 3.2: Lưu đồ công nghệ sản xuất bột giặt 7
Hình 4.1: Lưu đồ yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác 14
Hình 4.2: Lưu đồ xây dựng mục tiêu, chỉ tiêu môi trường 16
Hình 4.3: Lưu đồ nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn 17
Hình 4.4: Lưu đồ đào tạo 19
Hình 4.5: Lưu đồ hệ thống tài liệu 21
Hình 4.6: Lưu đồ kiểm soát điều hành 22
Hình 4.7: Lưu đồ kiểm soát chất thải 24
Hình 4.8: Lưu đồ sự chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với tình trạng khẩn cấp 26
Hình 4.9: Lưu đồ sự không phù hợp và hành động khắc phục, phòng ngừa 30
Hình 4.10: Lưu đồ việc kiểm soát hồ sơ 31
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATHC: An toàn hóa chất
BMT: Ban môi trường
BVQI (Bureau Veritas Quality International): Hệ thống quản lý chất lượng, an toàn, sức khỏe, môi trường
BOD: Nhu cầu oxy sinh học
COD: Nhu cầu oxy hóa học
ĐDLĐ: Đại diện lãnh đạo
ERM: Đại diện lãnh đạo về môi trường/ Người quản lý phụ trách về môi trường
HTQLMT: Hệ thống quản lý môi trường
ISO: Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế
KSTL: Kiểm soát tài liệu
PCCC: Phòng cháy chữa cháy
5S: Sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc, sẵn sàng
SS: Chất rắn lơ lửng
TPM (Total Product Maintenance): Bảo trì năng suất toàn bộ
TCVS: Tiêu chuẩn vệ sinh
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
TBMT: Trưởng ban môi trường
UKAS (United Kingdom Accreditation Service): Tổ chức chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng của Vương quốc Anh
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Như chúng ta đã biết cuộc sống ngày càng phát triển nên nhu cầu của con người tăng theo và nhu cầu về chất tẩy rửa thì lại càng không thể thiếu với mỗi gia đình và nhiều ngành công nghiệp. Chính vì thế các vấn đề liên quan đến chất tẩy rửa hiện cũng đang đặt ra yêu cầu có một hệ thống quản lý phù hợp. Điều này sẽ được giải quyết khi chúng ta áp dụng hệ thống quản lý ISO 14001:2004. Và Công ty cổ phần bột giặt Lix là một công ty như vậy, hiện đang có nhu cầu xây dựng một hệ thống quản lý môi trường. Nằm trên địa phận quận Thủ đức, thành phố Hồ Chí Minh, sản phẩm của Công ty đáp ứng cho hầu hết nhu cầu của người dân tại khu vực thành phố và một số tỉnh lân cận đồng thời xuất khẩu ra nước ngoài. Chính vì thế mà nhu cầu về một hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 14000 là rất cần thiết. Chính vì những lý do trên nên tôi đã xây dựng đề tài “ Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 tại Công ty cổ phần bột giặt Lix” nhằm góp phần quản lý các vấn đề môi trường của Công ty.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Tổng quan về các nội dung và yêu cầu của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 và ISO 14001 : 2004 trong việc xây dựng Hệ thống quản lý môi trường đối với Công ty cổ phần bột giặt Lix.
- Xây dựng mô hình cụ thể về Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 : 2004 tại Công ty cổ phần bột giặt Lix.
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu gồm những nội dung sau:
- Tổng quan về công ty cổ phần bột giặt Lix
- Nghiên cứu các nội dung và yêu cầu của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 và ISO 14001:2004 trong việc xây dựng hệ thống quản lý môi trường đối với công ty cổ phần bột giặt Lix.
- Dựa trên nội dung và yêu cầu của bộ tiêu chuẩn ISO 14000, xây dựng mô hình cụ thể về hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 đối với công ty cổ phần bột giặt Lix.
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Tham khảo các tài liệu có liên quan đến bộ tiêu chuẩn ISO 14000 qua sách, internet, thư viện…
- Khảo sát thực tế, thu thập các tài liệu, thông tin từ phía Công ty.
- Tổng hợp, phân tích và xử lý tài liệu.
1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Địa điểm: Công ty cổ phần bột giặt Lix - Phường Linh Trung - Quận Thủ Đức - TP. Hồ Chí Minh.
- Thời gian: từ 03/2009 đến 06/2009.
- Đối tượng nghiên cứu: Các hoạt động, quá trình và sản phẩm ở Công ty cổ phần bột giặt Lix có khả năng phát sinh khía cạnh môi trường.
1.6 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Thực tế Công ty chỉ kiểm soát các vấn đề môi trường theo quy định pháp luật, hiện tại vẫn chưa có một HTQLMT nào độc lập theo ISO 14000. Vì vậy hiệu lực áp dụng các quy trình quản lý môi trường được xây dựng trong bài khóa luận này chỉ là trên lý thuyết chưa có căn cứ để đánh giá và kiểm tra.
Chương 2
TỔNG QUAN VỀ ISO 14000
2.1 BỘ TIÊU CHUẨN ISO 14000
2.1.1 Phạm vi của tiêu chuẩn ISO 14000
ISO 14000 có thể áp dụng cho bất kì một tổ chức nào mong muốn:
Thực hiện, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý môi trường.
Tự đảm bảo sự phù hợp của mình với chính sách môi trường đã công bố.
Chứng minh sự phù hợp đó cho các tổ chức khác.
Được chứng nhận phù hợp cho hệ thống quản lý môi trường của mình do một tổ chức bên ngoài cấp.
Tự xác định và tuyên bố phù hợp với tiêu chuẩn này.
2.1.2 Mục đích của tiêu chuẩn ISO 14000
Mục đích tổng thể của tiêu chuẩn quốc tế này là hỗ trợ trong việc bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm đáp ứng với yêu cầu của kinh tế, xã hội.
Mục đích cơ bản của ISO 14000 là hỗ trợ các tổ chức trong việc phòng tránh các ảnh hưởng môi trường phát sinh từ hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ của tổ chức.
2.2 TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 14001 : 2004
2.2.1 ISO 14001 là gì?
Là nền tảng để quản lý các yếu tố môi trường quan trọng.
Được nhiều công ty với các quy mô khác nhau, địa điểm khác nhau trên toàn thế giới sử dụng
Là tiêu chuẩn tự nguyện
Đại diện cho cách nghĩ và thực hành chủ động
Có sự tham gia của mọi người, nhân viên các cấp xác định được vai trò của họ, ban lãnh đạo cung cấp nguồn lực, sự ủng hộ và tầm nhìn để hỗ trợ họ.
Là một hệ thống có nền tảng không phụ thuộc vào các chuyên gia riêng lẻ.
2.2.2 Mô hình quản lý môi trường theo ISO 14001
Hình 2.1: Mô hình quản lý môi trường theo ISO 14001.
(Nguồn: www iso14000.com)
2.2.3 Các lợi ích khi áp dụng hệ thống ISO 14001 : 2004
Lợi ích về thị trường.
Lợi ích về tài chính
Lợi ích về mặt luật pháp
2.3 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC ÁP DỤNG ISO 14001: 2004 TẠI VIỆT NAM
2.3.1 Thuận lợi
- Luật pháp về môi trường chặt chẽ hơn
- Sức ép từ các công ty đa quốc gia
- Sự quan tâm của cộng đồng
2.3.2 Khó khăn
- Thiếu chính sách hỗ trợ từ nhà nước
- Đưa chính sách môi trường trong chính sách phát triển chung của doanh nghiệp
- Kết hợp mục tiêu môi trường trong mục tiêu phát triển chung
- Hiệu quả công tác đánh giá nội bộ chưa cao
Chương 3
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BỘT GIẶT LIX
3.1 GIỚI THIỆU CHUNG CÔNG TY
3.1.1 Sản phẩm tiêu thụ
Sản phẩm bột giặt các loại: Bột giặt Lix Extra, Lix Siêu Sạch, Lix Compact, YES
Sản phẩm chất tẩy rửa lỏng: Nước rửa chén, Nước lau sàn, Nước xả làm mềm vải, Nước tẩy rửa Toilet, Nước lau kiếng, Nước tẩy Javel.
3.1.2 Thị trường tiêu thụ
Hiện nay, ngoài thị trường tiêu thụ nội địa (thành phố và các tỉnh lân cận) sản phẩm của công ty còn có mặt trên các nước: Nhật Bản, Đài Loan, Campuchia, Singapo, Hàn Quốc, Úc, Anh, Philippin, Irac…
3.2 HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH
3.2.1 Dây chuyền sản xuất
Hình 3.1: Lưu đồ công nghệ sản xuất chất tẩy rửa lỏng
(Nguồn: Công ty cổ phần bột giặt Lix)
Hình 3.2: Lưu đồ công nghệ sản xuất bột giặt
(Nguồn: Công ty cổ phần bột giặt Lix)
3.2.2 Thiết bị phục vụ cho sản xuất
Bảng 3.1: Thiết bị phục vụ sản xuất
Tên thiết bị
Đơn vị cái
Số lượng
Công suất (tấn/h)
Xuất xứ
Năm sản xuất
Công đoạn
TG hoạt động
(h/ngày)
Bồn khuấy
Cái
6
3
Việt nam
1999
Pha trộn
20
Bơm cao áp
“
4
3
“
“
Bơm truyền
“
Lò đốt
“
2
7
“
“
Phun sấy
“
Tháp sấy
“
2
10
Ý – Mỹ
“
Phun sấy
“
Quạt hút
“
2
10
Việt Nam
“
Phun sấy
“
Sàng rung
“
2
10
“
“
Tuyển hạt
“
Máy đóng gói
“
34
“
2003
Đóng gói
“
Bồn khuấy
“
4
2
“
1999
Nước rửa chén
“
(Nguồn: Công ty Cổ phần bột giặt Lix )
3.2.3 Nhu cầu về nhiên vật liệu, hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất
Bảng 3.2: Nhiên liệu, hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất
STT
Tên nhiên liệu, hóa chất sử dụng
Công đoạn
1
LAS 96%
Phối trộn
2
Dung dịch NaOH 32%
“
3
Polime 70%
“
4
Zeolite 95%
“
5
Soda ash 99%
“
6
Sodium Sunlphate 99%
“
7
SLESS
“
8
Perfume
“
9
Varisoft
“
10
Axid HCl 30%
“
11
Javel 10%
“
(Nguồn: Công ty Cổ phần bột giặt Lix)
3.3 CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG HIỆN TẠI
3.3.1 Các biện pháp quản lý đã thực hiện
- Lập bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường nhằm đánh giá hiện trạng môi trường, nhận diện các sự cố tiềm tàng trong quá trình hoạt động sản xuất để từ đó tìm ra hướng giải quyết phù hợp.
- Thực hiện đo đạc, giám sát, đánh giá chất lượng môi trường nước thải và khí thải do Trung tâm phát triển Sắc ký - khí thực hiện với tần suất 2 lần/ năm.
- Ngoài ra Công ty còn theo dõi, giám sát nội bộ, đo đạc các chỉ tiêu xả thải (pH, COD, BOD5, SS, chất hoạt động bề mặt, vi sinh ) đối với nước thải sinh hoạt với tần xuất 1 lần/ngày.
- Chất thải nguy hại với tần suất 2 - 3 lần/ năm, hợp đồng với công ty Holcim thu gom, xử lý.
- Vi khí hậu với tần suất 1 lần/ năm (hợp đồng với công ty bên ngoài thực hiện)
- Hàng năm đặt ra mục tiêu về an toàn sức khỏe và môi trường trong nội bộ Công ty. Khám sức khỏe định kì cho công nhân viên tần xuất 2 lần/năm.
- Dán thông báo về việc hướng dẫn điều chỉnh lưu lượng quạt hút bột để tránh trường hợp xảy ra các sự cố như: quạt hút mạnh làm văng bột ra ngoài, rách túi lọc.
- Đào tạo chương trình TPM, 5S, sản xuất sạch hơn hàng tháng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu việc hư hỏng máy móc, giảm thiểu việc ô nhiễm môi trường.
- Thường xuyên cập nhật thông tin về quản lý và bảo vệ môi trường, thông tin về các Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN)
3.3.3 Các biện pháp kỹ thuật công ty đã áp dụng (xem phụ lục 1)
- Đối với nước thải: Công ty đã cho xây dựng và vận hành có hiệu quả hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt với công suất 80m3/ngày đêm, nước thải sản xuất (chủ yếu là nước rửa máy móc) thì thu gom theo đường dẫn riêng tới hồ thu, chờ lắng cặn rồi đưa vào tái sử dụng.
- Đối với khí thải: Xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống xử lý khí thải cho Phân xưởng sản xuất 1 và Phân xưởng sản xuất 2.
Chương 4
XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001: 2004 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BỘT GIẶT LIX
4.1 CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG
4.1.1 Nội dung
Ban lãnh đạo Công ty cổ phần bột giặt Lix cam kết bảo vệ môi trường tại tất cả các khu vực diễn ra các hoạt động của Công ty nhằm giảm thiếu ô nhiễm môi trường và xử lý chất thải đạt Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam:
Về nồng độ bụi và điều kiện vi khí hậu trong xưởng sản xuất đảm bảo đạt tiêu chuẩn TCVS lao động ban hành kèm theo quyết định số: 3733/2002/QĐ – BYT ngày 10/10/2002 BYT.
Chất lượng khí thải ra môi trường đảm bảo đạt Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam: TCVN 5939-2005; TCVN 5937- 2005
Chất lượng nước thải sau xử lý đạt tiêu môi trường: TCVN 5945-2005
Công ty triển khai đồng bộ các biện pháp khống chế và xử lý ô nhiễm môi trường, cử cán bộ đào tạo quản lý vận hành đúng kỹ thuật, biết tự giám sát hiệu quả xử lý và điều chỉnh phù hợp đảm bảo các chỉ tiêu môi trường đầu ra đạt tiêu chuẩn quy định.
Công ty cam kết trong quá trình sản xuất nếu vi phạm các công ước Quốc tế, các Tiêu chuẩn Việt Nam và để xảy ra các sự cố gây ô nhiễm môi trường thì cơ sở hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
4.1.2 Hình thức phổ biến
Chính sách môi trường phải được lập thành văn bản, được áp dụng và duy trì, thông báo rộng rãi cho cán bộ công nhân viên và các bên liên quan bằng nhiều hình thức:
Đối với công nhân viên trong công ty:
Phổ biến chính sách môi trường cho toàn thể công nhân viên trong xưởng.
Tổ chức các buổi học nội dung chính sách chất lượng trong phân xưởng.
Dán nội dung chính sách chất lượng, biểu ngữ có nội dung môi trường tại những nơi mà tất cả nhân viên đều có thể nhìn thấy.
Cung cấp những thông tin mới về môi trường tại bản tin của xưởng.
Trong hợp đồng làm việc cần phải có cam kết “thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường”.
Đối với các bên liên quan:
Công bố chính sách môi trường rộng rãi toàn Công ty
Công bố chính sách môi trường ra cộng đồng thông qua các tài liệu quảng bá của Công ty trên báo, website
Phải cam kết thực hiện chính sách chất lượng trước khi ký hợp đồng.
4.1.3 Kiểm tra
Nhân viên môi trường của Công ty phải thường xuyên xem xét việc áp dụng chính sách môi trường của công nhân viên trong phân xưởng.
Ban Giám đốc – Đại diện lãnh đạo xem xét lại chính sách môi trường của công ty 1 lần/năm vào các kỳ họp xem xét lãnh đạo, sau khi xem xét cần phải có những biện pháp điều chỉnh cần thiết.
4.2 LẬP KẾ HOẠCH
4.2.1 Khía cạnh môi trường
4.2.1.1 Xác định khía cạnh môi trường
Thủ tục xác định khía cạnh môi trường ( xem phụ lục 2A)
Bảng khía cạnh môi trường của Công ty cổ phần bột giặt Lix ( xem phụ lục 2B)
4.2.1.2 Xác định khía cạnh môi trường đáng kể
Cách xác định KCMT đáng kể dựa vào phương pháp trọng số.
Một hoạt động có thể có 3 tình trạng sau
Bảng 4.1: Tình trạng của hoạt động
Tình trạng
Trọng số (w)
Bình thường (N – Normal)
0,5
Bất bình thường (A – Abnormal)
1
Khẩn cấp (E – Emergency)
2
Ứng với từng tình trạng của hoạt động, người thiết lập ghi trọng số vào phần“trọng số”.
Đánh giá tác động của từng hoạt động theo các yếu tố sau:
Bảng 4.2 : Các yếu tố đánh giá của từng hoạt động
Yếu tố
Đánh giá theo yếu tố
Có (1 điểm)
Không (0 điểm)
Yêu cầu pháp luật
Có yêu cầu kiểm soát
Không yêu cầu phải kiểm soát.
Yêu cầu bên hữu quan
Có yêu cầu kiểm soát
Không yêu cầu kiểm soát
Bản chất
Độc hại/nguy hiểm
Không độc hại/không nguy hiểm
Mức độ
Nghiêm trọng
Không nghiêm trọng
Tần suất
Xảy ra thường xuyên
Thỉnh thoảng xảy ra
Hoạt động nào “có” thì ta cho 1 điểm vào ô tương ứng trong phần “Đánh giá theo yếu tố”, hoạt động nào “không” thì ta để trống.
Sau khi đã xác định được phần “ Đánh giá theo yếu tố” và “Trọng số” thì khía cạnh môi trường được tính như sau:
Tổng điểm = tổng cộng * trọng số
Khía cạnh môi trường nào có tổng điểm đánh giá 2 là khía cạnh môi trường đáng kể.
Bảng khía cạnh môi trường đáng kể của Công ty CP bột giặt Lix (xem phụ lục 2C)
Bảng 4.3: Bảng tổng hợp khía cạnh môi trường đáng kể tại Công ty CP bột giặt Lix.
STT
Khía cạnh môi trường đáng kể
Tổng điểm
Bộ phận liên quan
Hoạt động liên quan
1
Sử dụng nguyên liệu/ hóa chất
2
- PXSX bột giặt
- PXSX chất tẩy rửa lỏng
- Phối trộn kem nhão
- Tuyển hạt
- Phối liệu
2
Chất thải nguy hại
3
- PXSX bột giặt
- PXSX chất tẩy rửa lỏng
- Phối trộn kem nhão
- Phối liệu
3
Tiếng ồn
2
- PXSX bột giặt
- PXSX chất tẩy rửa lỏng
- PX cơ điện
- Phối trộn kem nhão
- Phối liệu
- Vận hành máy phát điện
4
Chất thải rắn
3
- PXSX bột giặt
- Đóng gói
5
Khí thải
6
- PXSX bột giặt
- PX cơ điện
- Sấy
- Vận hành máy phát điện
6
Rò rỉ, tràn đổ hóa chất
3
- PXSX bột giặt
- PXSX chất tẩy rửa lỏng
- Kho hóa chất
- Khu vực xử lý nước thải
- Phối trộn kem nhão
- Phối liệu
- Nhập, xuất hóa chất
- Khử trùng và thải ra nguồn tiếp nhận
7
Bụi
8
- PXSX bột giặt
- Tuyển hạt
8
Nguy cơ cháy nổ
6
- PXSX bột giặt
- Khu vực nhà ăn
- Kho hóa chất
- Khu vực nhà chứa rác
- Kho thành phẩm
- Kho vật tư
- Sấy
- Chế biến thức ăn
- Nhập, xuất hóa chất
- Lưu trữ rác
- Lưu trữ thành phẩm
- Lưu trữ vật tư
9
Bùn cặn
3
- Khu vực xử lý nước thải
- Khử trùng và thải ra nguồn tiếp nhận
4.2.2 Yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác
4.2.2.1 Bảng danh mục các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác liên quan đến môi trường phải áp dụng
Thủ tục xác định yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác (xem phụ lục 3A)
Bảng danh mục các yêu cầu pháp luật (xem phụ lục 3B)
Bảng danh mục các yêu cầu khác (xem phụ lục 3C)
4.2.2.2 Lưu đồ
Hình 4.1: Lưu đồ yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác
4.2.2.3 Mô tả chi tiết
(1): Hàng quý Ban môi trường liên lạc thường xuyên với Sở Tài nguyên và Môi trường và các nguồn khác như Công ty, Cục Môi trường, Bộ TN và MT…. để thu thập các yêu cầu của luật pháp Việt Nam và các yêu cầu khác của cơ quan liên quan đến môi trường.
- Phòng Hành chính khi nhận các công văn gửi đến có liên quan đến Môi trường chuyển cho Ban môi trường.
- Các tài liệu hội thảo.
- Các cá nhân, tổ chức khác có yêu cầu về Môi trường.
(2): ĐDLĐ xem xét các yêu cầu trên có cần thiết thực hiện hay không, nếu có thì chuyển cho nhân viên kiểm soát tài liệu để cập nhật và phổ biến, nếu không thì loại bỏ.
(3): Các yêu cầu không cần thiết đối với Công ty được ĐDLĐ loại bỏ.
(4): Các yêu cầu phải áp dụng được nhân viên KSTL cập nhật và phổ biến đến các bộ phận phòng ban.
(5): Các bộ phận liên quan có trách nhiệm triển khai và áp dụng các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác đã được phổ biến.
(6),(7): Ban môi trường có trách nhiệm đánh giá mức độ tuân thủ của các yêu cầu trên. Trưởng ban môi trường có trách nhiệm xem xét lại toàn bộ kết quả việc tuân thủ các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác, thực hiện hành động khắc phục phòng ngừa khi quá trình triển khai áp dụng không đạt.
(8): Lưu hồ sơ:
- Danh mục các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác liên quan đến môi trường phải áp dụng.
- Thủ tục xác định các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác
4.2.3 Mục tiêu, chỉ tiêu và các chương trình môi trường
Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì các mục tiêu, chỉ tiêu môi trường. Trong quá trình thiết lập mục tiêu và chỉ tiêu cần lưu ý một số vấn đề:
- Các yêu cầu luật pháp và các yêu cầu khác mà công ty phải áp dụng
- Các khía cạnh môi trường đáng kể của các hoạt động, sản phẩm, dịch vụ của công ty.
- Các ý kiến về mặt kỹ thuật.
- Các yêu cầu thương mại, hoạt động và tài chính của công ty.
- Quan điểm của bên hữu quan.
4.2.3.1. Lưu đồ
Hình 4.2: Lưu đồ xây dựng mục tiêu, chỉ tiêu môi trường
4.2.3.2 Mô tả chi tiết
- Từ các KCMTĐK đã được xác định thì BMT tổ chức họp, xem xét, thiết lập mục tiêu, chỉ tiêu môi trường cho công ty.
- Giám đốc tiến hành xem xét các mục tiêu, chỉ tiêu: Nếu Giám đốc đồng ý phê duyệt thì BMT thông báo kết quả đánh giá đến các phòng ban, phân xưởng, và nếu không được phê duyệt thì BMT xác định lại mục tiêu, chỉ tiêu môi trường.
- Từ mục tiêu, chỉ tiêu môi trường đã được phê duyệt BMT tiến hành xây dựng Chương trình môi trường.
- Giám đốc phê duyệt CTMT thì BMT liên hệ với các phòng ban triển khai thực hiện, nếu không được phê duyệt thì xác định lại CTMT.
- BMT và phụ trách các phòng ban, phân xưởng phổ biến cho CBCNV tại các bộ phận về mục tiêu, chỉ tiêu và các KCMT.
- BMT và các bộ phận liên quan thực hiện các CTMT. BMT phải thường xuyên xem xét các CTMT mỗi tháng ở các bộ phận được giao để nhận được sự không phù hợp kịp thời và có các hành động KPPN.
- Lưu hồ sơ
Bảng các mục tiêu, chỉ tiêu môi trường của công ty (xem phụ lục 4)
4.3 THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU HÀNH
4.3.1 Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn
Ban lãnh đạo phải đảm bảo luôn cung cấp được các nguồn lực cần thiết cho việc thiết lập, thực hiện, duy trì và cải tiến HTQLMT. Các nguồn lực bao gồm nhân lực và các kỹ năng chuyên môn hóa, cơ sở hạ tầng của tổ chức, công nghệ và nguồn tài chính.
Cung cấp thông tin về sơ đồ cơ cấu trách nhiệm, quyền hạn của HTQLMT trên hệ thống thông tin của Công ty tại các bản tin thông báo.
4.3.1.1 Lưu đồ
Hình 4.3: Lưu đồ nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn
4.3.1.2 Mô tả chi tiết:
(1): Giám đốc Công ty
- Trực tiếp chỉ đạo chung kế hoạch thực hiện chương trình quản lý môi trường của Công ty.
- Quyết định chính sách môi trường, các mục tiêu và chỉ tiêu của Công ty.
- Phê duyệt các tài liệu, hồ sơ HTQLMT.
(2): Đại diện lãnh đạo
- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty về mọi hoạt động của HTQLMT.
- Chỉ đạo thực hiện công tác QLMT, đảm bảo sự phù hợp với tiêu chuẩn ISO 14001.
- Theo dõi việc phổ biến rộng rãi chính sách môi trường trong Công ty.
(3): Trưởng ban môi trường
- Báo cáo và nhận chỉ thị trực tiếp từ ĐDLĐ.
- Điều hành hoạt động từ Ban môi trường ( tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, đánh giá và báo cáo lên ĐDLĐ).
- Quan hệ hợp tác và trao đổi thông tin với các phòng ban, phân xưởng.
(4): Ban môi trường
- Chịu sự điều hành hoạt động từ TBMT.
- Quan hệ hợp tác và trao đổi thông tin với các phòng ban, phân xưởng.
- Thực hiện công việc theo sự phân công của ĐDLĐ và TBMT.
(5): Các phòng ban
- Quan hệ hợp tác và trao đổi thông tin với BMT.
- Thực hiện các công việc liên quan tới môi trường.
- Phân chia công việc, kiểm tra, giám sát, đánh giá và báo cáo lên ĐDLĐ và TBMT.
- Tạo điều kiện thuận lợi đảm bảo cho HTQLMT vận hành liên tục, hiệu quả.
(6): Phân xưởng
- Quan hệ hợp tác và trao đổi thông tin với Ban môi trường.
- Thực hiện các công việc liên quan đến môi trường.
- Phân chia công việc, kiểm tra, giám sát, đánh giá và báo cáo lên ĐDLĐ
- Tạo điều kiện cho Cán bộ công nhân viên của phân xưởng sản xuất được học hỏi kiến thức về Quản lý môi trường theo yêu cầu của HTQLMT.
(7): Tổ sản xuất
- Nhận chỉ đạo trực tiếp từ quản đốc và phó quản đốc phân xưởng.
- Thực hiện công việc theo sự phân công và báo cáo lên quản đốc và phó quản đốc phân xưởng.
Cơ cấu tổ chức, trách nhiệm và quyền hạn trong hệ thống iso 14000 (xem phụ lục 15)
4.3.2 Năng lực, đào tạo và nhận thức
Lưu đồ thực hiện việc đào tạo
Hình 4.4: Lưu đồ đào tạo
Để tiến hành đào tạo, ban môi trường phải lập kế hoạch, chương trình đào tạo với nội dung đào tạo như sau:
Kiến thức cơ bản:
- ISO 14001 là gì?
- Lợi ích của việc thực hiện ISO 14001 là gì?
- Các yếu tố chủ chốt của tiêu chuẩn là gì?
- Các yếu tố quyết định thành công của hệ thống quản lý môi trường?
- Vai trò, trách nhiệm của mọi người?
- Khía cạnh môi trường là gì?
- Khía cạnh môi trường đáng kể là gì?
- Tác động như thế nào đến môi trường và sức khỏe?
Chính sách môi trường:
- Nội dung chính sách môi trường của Công ty là gì?
- Vai trò và trách nhiệm của người công nhân trong việc thực hiện chính sách đó?
Kiến thức về HTQLMT của Công ty:
- Khía cạnh môi trường của Công ty là gì?
- Yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác về môi trường mà Công ty cần phải quan tâm là gì?
- Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình về môi trường?
- Cơ cấu trách nhiệm của mọi người trong công ty nhằm đạt được mục tiêu và chỉ tiêu trên?
4.3.3 Thông tin liên lạc
4.3.3.1 Các phương pháp thông tin nội bộ
- Tại các cuộc họp cấp phòng ban hoặc họp chuyên môn để xem xét các khía cạnh môi trường đáng kể và quá trình thực hiện để đạt được mục tiêu và chỉ tiêu.
- Thông tin về các yếu tố của HTQLMT trên các bản tin của công nhân.
- Đưa lên trang Web nội bộ của Công ty.
- Báo cáo nội bộ định kỳ về tình hình thực hiện HTQLMT.
- Lập kênh thông tin nội bộ để cung cấp các thông tin về HTQLMT.
- Lập kênh thông tin liên lạc giữa các nhân viên môi trường với các cấp, phòng ban liên quan về chương trình quản lý môi trường và các nỗ lực để ngăn ngừa ô nhiễm và cải tiến liên tục.
- Thông tin khi có sự cố khẩn cấp.
4.3.3.2 Các phương pháp thông tin ra bên ngoài
- Báo cáo kết quả hoạt động môi trường ra bên ngoài.
- Thông tin liên lạc ra bên ngoài và các cổ đông.
- Tạo đường dây nóng thông tin liên lạc ra bên ngoài.
- Đưa lên các trang Web bên ngoài.
- Trình bày tại các cuộc họp của chính phủ hoặc của ngành công nghiệp về kết quả hoạt động môi trường của Công ty.
4.3.4 Hệ thống tài liệu
4.3.4.1 Lưu đồ
Hình 4.5: Lưu đồ hệ thống tài liệu
4.3.4.2 Mô tả chi tiết
Tầng (1): STMT ( Sổ tay môi trường):
Là tài liệu mô tả các thành phần cốt lõi của HTQLMT.
STMT yêu cầu các yêu cầu cần thiết của TCVN 14001:2004 và các tham chiếu của các thủ tục thuộc HTQLMT.
Tầng (2): Thủ tục, quy định:
Các thủ tục, quy định là các nguyên tắc nhằm thể hiện một hay nhiều hoạt động trong HTQLMT. Thủ tục dùng để hướng dẫn các phòng ban, nhóm, cá nhân ở các vị trí thực hiện đúng các công việc, các hoạt động phù hợp với Chính sách môi trường của Công ty và các TCVN 14001:2004
Tầng (3): Hướng dẫn công việc
Các hướng dẫn công việc là những mô tả chi tiết về cách thức thực hiện một hay nhiều hoạt động của HTQLMT
Tầng (4): Hồ sơ môi trường
Là tập hợp các dạng mẫu biểu, bảng, ghi chép biên bản, hợp đồng, giấy chứng nhận,… nhằm phục vụ và chứng thực cho các hoạt động liên quan đến HTQLMT của Công ty.
4.3.5 Kiểm soát điều hành
Công ty cần lập kế hoạch cho các hoạt động liên quan đến các khía cạnh môi trường đáng kể, nhằm nhận diện được các quy trình quan trọng cần thiết để kiểm soát.
4.3.5.1 Lưu đồ
Hình 4.6: Lưu đồ kiểm soát điều hành
4.3.5.2 Mô tả chi tiết
- Xem xét các khía cạnh môi trường do các hoạt động sản xuất gây ra, lựa chọn các khía cạnh môi trường đáng kể để kiểm soát.
- Lập chương trình hướng dẫn công việc kiểm soát điều hành.
- Vận hành kiểm soát các công việc thực hiện.
- Đánh giá hiệu quả cải tiến.
- Lưu hồ sơ.
4.3.5.3 Kiểm soát nguyên, nhiên liệu
Mục đích:
Mục đích xác định biện pháp kiểm soát để sử dụng hợp lý có hiệu quả các loại nguyên, nhiện liệu theo khuynh hướng bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất tại công ty.
Phạm vi:
Toàn bộ các vật tư, nguyên nhiên liệu được sử dụng trong hoạt động sản xuất của phân xưởng.
Người chịu trách nhiệm:
Phòng vật tư
Phương pháp thực hiện:
- Xác định các loại nguyên, nhiên liệu chính được sử dụng phục vụ cho quá trình sản xuất.
- Lưu trữ đảm bảo chất lượng, an toàn và thích hợp cho việc vận chuyển nguyên, nhiên liệu.
- Dán nhãn và ghi kí hiệu đánh dấu từng loại nguyên, nhiên liệu khác nhau.
- Nguyên, nhiên liệu để ngoài trời cần thiết phải có mái che.
- Tận dụng nguyên liệu trước khi thải bỏ (nguyên liệu rơi vãi).
4.3.5.4 Kiểm soát chất thải:
Mục đích:
Các chất thải trong quá trình sản xuất, sinh hoạt phải được phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý theo các yêu cầu pháp luật về môi trường.
Phạm vi:
Toàn bộ rác thải sinh ra do hoạt động sản xuất và sinh hoạt tại phân xưởng.
Người chịu trách nhiệm:
Ban môi trường
Phương pháp thực hiện:
Phân loại chất thải: gồm có 3 loại chất thải rắn, lỏng, khí trong đó:
- Chất thải rắn gồm chất thải rắn sinh hoạt và chất thải nguy hại được phân loại riêng rồi thu gom, lưu trữ tạm thời và ký kết với các đơn vị bên ngoài vận chuyển xử lý và tiêu hủy.
- Nước thải gồm nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất được thu gom với hai đường dẫn tới 2 khu vực xử lý riêng.
- Khí thải được xử lý bằng hệ thống xử lý khí thải.
Lưu đồ
Hình 4.7: Lưu đồ kiểm soát chất thải
Mô tả chi tiết:
(1): Chất thải phát sinh
Chất thải phát sinh từ tất cả các hoạt động trong Công ty.
(2): Phân loại
Toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công ty đều có ý thức thu gom, phân loại các chất thải phát sinh tại khu vực làm việc của mình và đổ đúng nơi quy định.
Công nhân vận hành hệ thống xử lý nước thải đúng theo quy định.
Công nhân trong các tổ sản xuất có phát sinh khí thải thì phải thực hiện quản lý khí thải theo quy định.
(3): Thu gom hoặc theo đường dẫn, (4): Khu tập kết chất thải / Nhà rác:
Nhân viên phụ trách sẽ thu gom các thùng chứa chất thải tại các phòng ban, phân xưởng vận chuyển tới nơi tập kết hay nhà rác.
Trưởng ban môi trường và các nhân viên phụ trách khu tập kết có trách nhiệm liên hệ và giám sát các nhà thầu vận chuyển, xử lý và tiêu hủy chất thải theo yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác của công ty.
(5): Xem xét
Ban môi trường lập bảng danh mục các chất thải nguy hại và không nguy hại, định kỳ xem xét, kiểm tra và đánh giá công việc kiểm soát chất thải, đề ra các biện pháp khắc phục, báo cáo lên ĐDLĐ phê duyệt, xử lý khắc phục phòng ngừa.
(6): Lưu hồ sơ
Hồ sơ cần lưu bao gồm:
- Thủ tục quản lý rác thải (xem phụ lục 5)
4.3.6 Sự chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó với tình trạng khẩn cấp
4.3.6.1 Lưu đồ
Hình 4.8: Lưu đồ sự chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với tình trạng khẩn cấp
4.3.6.2 Mô tả chi tiết
(1): Toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty khi phát hiện sự cố hoặc tình trạng khẩn cấp thì nhanh chóng xác định vị trí sự cố, thông báo cho trưởng bộ phận để báo lên đại diện lãnh đạo về môi trường hoặc Ban môi trường. Ban môi trường sẽ nhanh chóng đánh giá mức độ nghiêm trọng và dự đoán các tình huống có thể xảy ra để có biện pháp ứng phó kịp thời.
(2): Ban môi trường chỉ định người thiết lập, xây dựng kế hoạch hành động, chuẩn bị các trang thiết bị, thành lập đội ứng phó sự cố, phân công trách nhiệm chuẩn bị ứng phó với tình trạng khẩn cấp.
(3): Ban môi trường phối hợp với phòng hành chánh và các phòng ban khác đào tạo, hướng dẫn công việc và kế hoạch hành động.
(4): Các phòng ban và các bộ phận phối hợp kiểm tra, diễn tập thường xuyên trong toàn Công ty để đánh giá mức độ phù hợp với thực tế.
(5): Ban giám đốc và đại diện lãnh đạo về môi trường kiểm tra, đánh giá mức độ phù hợp của các kế hoạch hành động và các trang thiết bị phục vụ việc ứng phó tình huống khẩn cấp. Nếu không phù hợp thì tiến hành khắc phục, phòng ngừa.
- Khi có sự thay đổi về thủ tục thì phải xem xét, nếu phù hợp thì lưu hồ sơ, không phù hợp thì quay lại bước (1).
(6): Lưu hồ sơ kết quả.
Thủ tục chuẩn bị và hành động ứng phó với tình trạng khẩn cấp (xem phụ lục 6)
Hướng dẫn công việc và hành động ứng phó với tình trạng khẩn cấp.
4.4 KIỂM TRA
4.4.1 Giám sát và đo
Bảng 4.4: Kế hoạch giám sát và đo
Các đặc trưng chủ chốt
Chương trình giám sát và đo
Nơi giám sát, đo
Người chịu trách nhiệm
Tài liệu / hồ sơ
Sử dụng nguyên, nhiên liệu
Theo dõi, đo đạc lượng nguyên, nhiên liệu sử dụng hàng tháng
Xưởng sản xuất
Bộ phận vật tư
Sổ theo dõi việc sử dụng nguyên, nhiên liệu
Khí thải
Định kì 1năm lấy mẫu khí phát thải
Lấy mẫu khí tại miệng ống khói
Trung tâm phát triển Sắc ký - khí
Hồ sơ tình trạng phát thải khí
Thải nước thải
Lấy mẫu nước thải để xác định các chỉ tiêu với tần suất 1 lần/ngày do người phụ trách trong Công ty thực hiện và định kỳ 1 năm/lần do trung tâm phân tích thực hiện
Lấy mẫu kiếm tra tại các cống xả đưa về khu xử lý và ống xả dẫn nước đã xử lý ra kênh
Ban môi trường và trung tâm phát triển Sắc ký - khí
Hồ sơ tình trạng thải nước và kết quả đo đạc
Tiếng ồn
Định kỳ đo đạc tiếng ồn 1 năm/ 1 lần do trung tâm phân tích thực hiện và 1 tháng / 1 lần do cán bộ phụ trách trong công ty thực hiện
Sử dụng thiết bị đo tiếng ồn đo tại cả 4 phân xưởng sản xuất
Ban môi trường và trung tâm phát triển Sắc ký - khí
Hồ sơ kết quả đo tiếng ồn
Rò rỉ, tràn đổ hóa chất
- Định kỳ diễn tập các biện pháp chuẩn bị sẵn sàng đáp ứng với tình trạng khẩn cấp tần suất 6 tháng / 1 lần.
- Thường xuyên kiểm tra các dụng cụ chứa đựng hóa chất.
Xưởng sản xuất
Ban môi trường
- Hồ sơ diễn tập các phương pháp sẵn sàng đáp ứng với tình trạng khẩn cấp.
- Hồ sơ kiểm tra dụng cụ đựng hóa chất
Bụi
Định kỳ lấy mẫu đo nồng độ bụi tần suất 1 năm/ 1 lần
Xưởng sản xuất bột giặt
Trung tâm phát triển Sắc ký - khí
Hồ sơ kết quả nồng độ bụi tại phân xưởng sản xuất bột giặt
Thải chất thải
- Theo dõi lượng rác sinh hoạt và rác nguy hại thải ra hàng tháng.
- Theo dõi việc thu gom và lưu trữ rác nguy hại có đúng quy cách không
Xưởng sản xuất và khu tập kết rác
Ban môi trường
Hồ sơ về việc thu gom, lưu trữ và vận chuyển chất thải
4.4.2 Đánh giá mức độ tuân thủ
Công việc đánh giá
Bằng chứng tuân thủ
Người chịu trách nhiệm
Đánh giá sự tuân thủ các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác
Xem tài liệu / hồ sơ môi trường
Ban môi trường
Đánh giá sự không phù hợp và hành động khắc phục, phòng ngừa
Hồ sơ sự không phù hợp và hành động khắc phục, phòng ngừa
Ban môi trường
Báo cáo định kỳ cho cơ quan môi trường
Hồ sơ báo cáo về môi trường
Ban môi trường
Giám sát và đo
Thủ tục dạng văn bản định kỳ đánh giá sự tuân thủ với pháp luật và các quy định
Ban môi trường
Bảng 4.5: Đánh giá mức độ tuân thủ
4.4.3 Sự không phù hợp, hành động khắc phục và phòng ngừa
4.4.3.1 Lưu đồ
Hình 4.9: Lưu đồ sự không phù hợp và hành động khắc phục, phòng ngừa
4.4.3.2 Mô tả chi tiết
- Ban môi trường có trách nhiệm đánh giá, kiểm tra, xem xét sự phù hợp để loại bỏ sự không phù hợp được xác định trong HTQLMT.
- Nếu phù hợp thì kết thúc việc xem xét và lưu hồ sơ.
- Nếu không phù hợp thì cần phải có hành động khắc phục:
Ban môi trường có trách nhiệm phân tích nguyên nhân sự không phù hợp và đề xuất các biện pháp khắc phục, phòng ngừa.
Giám đốc và ĐDLĐ Công ty phê duyệt nguồn lực và tài chính để đề xuất kế hoạch hành động.
Thông qua việc kiểm tra, nếu đạt thì lưu hồ sơ, còn không đạt thì phải tiếp tục làm lại từ bước phân tích nguyên nhân.
Thủ tục hành động khắc phục và phòng ngừa (xem phụ lục 7)
4.4.4 Kiểm soát hồ sơ
Lưu đồ thực hiện
Hình 4.10: Lưu đồ việc kiểm soát hồ sơ
Hồ sơ được lưu trữ đúng quy định: Hồ sơ được lưu trữ trong các két chống lửa, lưu trữ theo danh mục hoặc mã số.
Hồ sơ đảm bảo luôn dễ đọc, dễ nhận biết, tránh mất mát, tránh bị hư tài liệu.
Đủ cơ sở pháp lý về môi trường, đủ thông tin, dữ liệu để phân tích các sự cố và cải tiến HTQLMT.
Thủ tục kiểm soát hồ sơ ( xem phụ lục 8)
4.4.5 Đánh giá nội bộ
Phạm vi đánh giá:
Toàn bộ Công ty
Nội dung đánh giá:
- Xác định HTQLMT có phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn không.
- Kiểm soát sự không phù hợp và hành động khắc phục, phòng ngừa.
- Xem xét các KCMT đáng kể khi thiết lập, áp dụng và duy trì HTQLMT.
- Xem xét đầy đủ các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác.
- Mục tiêu và chỉ tiêu môi trường.
- Đánh giá mức độ tuân thủ.
- Thông tin liên lạc về HTQLMT trong toàn Công ty.
Tần suất đánh giá:
HTQLMT của Công ty được tiến hành đánh giá ít nhất 1 lần/ năm.
Trách nhiệm đánh giá:
Ban môi trường
Báo cáo kết quả đánh giá:
- Kết quả đánh giá sẽ được gửi lên cho Ban lãnh đạo.
- Kết quả đánh giá HTQLMT sẽ được đại diện lãnh đạo môi trường và chủ tịch hội đồng quản trị công ty xem có cần phải thay đổi phạm vi, nội dung và tần xuất đánh giá hay không.
- Các kết quả đánh giá phải được lưu trữ thành hồ sơ
Thủ tục đánh giá nội bộ (xem phụ lục 9)
4.5 XEM XÉT CỦA LÃNH ĐẠO
Mục đích:
- Xem xét các hoạt động của Công ty có phù hợp với yêu cầu tiêu chuẩn ISO 14001 không?
- Xem xét tính hiệu quả của hệ thống.
Thời gian:
- Lãnh đạo cao nhất của Công ty sẽ tiến hành xem xét HTQLMT của tổ chức định kỳ 1năm/1lần, sau cuộc đánh giá nội bộ hoặc sau sự cố môi trường nghiêm trọng.
Đầu vào của việc xem xét:
- Các kết quả đánh giá nội bộ, đánh giá mức độ tuân thủ các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác mà Công ty đã cam kết.
- Các thông tin liên lạc từ bên ngoài, kể cả sự than phiền.
- Kết quả hoạt động về môi trường của Công ty.
- Xem xét mức độ thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu.
- Tình trạng các hành động khắc phục, phòng ngừa.
- Xem xét các hành động tiếp theo của lần xem xét lãnh đạo trước đó.
- Hoàn cảnh thay đổi, bao gồm những phát triển trong các yêu cầu về pháp luật và các yêu cầu khác liên quan tới các khía cạnh môi trường của tổ chức.
- Các đề xuất cải tiến.
Quyết định sau khi xem xét:
- Các chương trình hành động để đạt được mục tiêu và chỉ tiêu cũng như các yếu tố khác.
- Các chương trình cải tiến.
- Các nhu cầu về nguồn lực, tài chính,…
Thực hiện:
- Các bộ phận liên quan chịu trách nhiệm thực hiện các quyết định sau khi xem xét.
- Đại diện lãnh đạo theo dõi việc thực hiện HTQLMT ISO 14001.
Thủ tục xem xét lãnh đạo (xem phụ lục 10)
Chương 5
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
5.1 KẾT LUẬN
Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước đang tiến hành quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa thì việc thực hiện và áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 cho các doanh nghiệp là rất cần thiết.
Công ty cổ phần bột giặt Lix đã nhận thấy sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và an toàn lao động bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Ban lãnh đạo Công ty cũng nhận ra việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 cũng mang lại nhiều triển vọng thương mại, đồng thời cũng mang lại cho Công ty những lợi ích:
- Lập lại việc quản lý môi trường trong Công ty.
- Tuân thủ pháp luật.
- Phát triển bền vững.
- Nâng cao hình ảnh Công ty.
- Giảm chi phí sử dụng nguyên, vật liệu và năng lượng.
- Tiếp cận mô hình quản lý quốc tế.
- Nâng cao tiềm năng xuất khẩu.
- Cải thiện sức khỏe, điều kiện làm việc.
5.2 KIẾN NGHỊ
Để xây dựng thành công HTQLMT theo ISO 14001:2004, Công ty cổ phần bột giặt Lix cần bổ sung nguồn lực có trình độ chuyên môn, có kiến thức về môi trường làm việc tại các phân xưởng.
Ban lãnh đạo Công ty cần đề ra các giải pháp nhằm:
- Nâng cao trình độ hiểu biết của tất cả cán bộ công nhân viên trong Công ty về bảo vệ môi trường, an toàn sức khỏe.
- Bổ sung thêm nguồn nhân lực về môi trường.
- Đề ra các giải pháp thiết thực nhằm giảm tối đa lượng phát thải vào môi trường.
- Bên cạnh việc trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động và có những chính sách kiểm soát việc thực hiện trang bị bảo hộ lao động.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Công ty cổ phần bột giặt Lix, 2008. Báo cáo giám sát chất lượng môi trường.
2. GS.TSKH Lê Huy Bá, 2006. Hệ quản trị môi trường ISO 14001 (Lý thuyết và thực tiễn). Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.
3. ISO, 2005.Tiêu chuẩn Việt Nam ISO 14001:2005 - Hệ thống quản lý môi trường - Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng.
4. Lê Thị Hồng Trân, 2008. Thực thi hệ thống quản lý môi trường iso 14001. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh.
5. Lâm Thị Thảo Vy, 2007. Thiết lập hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001:2004 tại Phân xưởng Cơ Khí - Công ty Cơ Điện Thủ Đức, luận văn tốt nghiệp. Trường Đại học Nông Lâm TPHCM.
6. Nguyễn Ngọc Mộng Tuyền, 2005. Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000 tại Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và chế biến thực phẩm Tân Tân, luận văn tốt nghiệp. Trường Đại học Nông Lâm TPHCM.
7. Nguyễn Thúy Hằng, 2007. Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại xí nghiệp Ắc quy Đồng Nai, luận văn tốt nghiệp. Trường Đại học Nông Lâm TPHCM.
8. Trung tâm năng suất Việt Nam, 2003. Tiêu chuẩn quốc tế ISO 14000. Nhà xuất bản thế giới.
9. TCVN. Quản lý môi trường và ISO 14000 (Trang web của Trung tâm tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam).
(25/04/2009)
10. VPC Protal. Tổ chức được chứng nhận ISO 14000.(Trang web của Trung tâm năng suất Việt Nam).
http//www.vpc.org.vn (20/06/2009)
Quacert. Hệ thống quản lý môi trường theo iso 14000.(Trang web của Trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn Quacert)
http//www.quacert.gov.vn ( 20/06/2009)
Tư vấn iso. Yêu cầu luật định của iso 14000
http//www.iso14000.com (20/06/2009)
Tổng công ty hóa chất Việt nam. Tiêu chuẩn tham khảo.
(25/06/2009)
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CÔNG TY ĐÃ ÁP DỤNG.
Lưu đồ hệ thống xử lý nước sinh hoạt và sản xuất
Lưu đồ XLKT sản xuất của PXSX 1 và PXSX 2
Lưu đồ hệ thống xử lý nước thải ( Công suất 80m3/ngd)
PHỤ LỤC 2A
THỦ TỤC XÁC ĐỊNH KHÍA CẠNH MÔI TRƯỜNG
THỦ TỤC
XÁC ĐỊNH CÁC KHÍA CẠNH MÔI TRƯỜNG
Số hiệu:
Ngày:
Số soát xét:
Trang:
I. MỤC ĐÍCH
Thủ tục này được thiết lập nhằm quy định cách thức thống nhất trong việc xác định và đánh giá các khía cạnh môi trường có ý nghĩa của Công ty.
II. PHẠM VI
Thủ tục này được áp dụng cho tất cả các hoạt động trong Công ty.
III. TRÁCH NHIỆM
Trưởng các bộ phận chịu trách nhiệm trong việc xác định các khía cạnh môi trường trong bộ phận mình.
Ban môi trường chịu trách nhiệm trong việc đánh giá và xác định các khía cạnh môi trường có ý nghĩa cho toàn Công ty.
IV. TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TCVN 14001:2004
V. NỘI DUNG
5.1. Trình tự thực hiện việc xác định các khía cạnh môi trường
Trưởng các bộ phận chịu trách nhiệm việc xác định các khía cạnh môi trường trong bộ phận của mình theo các bước sau:
Liệt kê các hoạt động tại các công đoạn thuộc sự kiểm soát của bộ phận mình dựa trên việc xem xét đầu vào và đầu ra của hoạt động, sản phẩm hay dịch vụ.
Ở mỗi hoạt động, sản phẩm hay dịch vụ phải xác định các điều kiện bình thường, khác thường và khẩn cấp.
Xác định các điều kiện bình thường, khác thường và khẩn cấp của các khía cạnh môi trường liên quan đến các hoạt động, sản phẩm hay dịch vụ trên. Để xác định các khía cạnh môi trường tại các công đoạn nên xét đến các yếu tố sau:
- Khí thải - Tiếng ồn
- Nước thải - Sử dụng nguyên liệu, tài nguyên thiên nhiên
- Chất thải
Các khía cạnh môi trường sau khi được xác định phải được đại diện lãnh đạo xem xét và phê duyệt.
5.2. Trình tự xác định các khía cạnh môi trường đáng kể
Cách xác định KCMT đáng kể dựa vào phương pháp trọng số.
Một hoạt động có thể có 3 tình trạng sau
Bảng: Tình trạng của hoạt động
Tình trạng
Trọng số (w)
Bình thường (N – Normal)
0,5
Bất bình thường (A – Abnormal)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Lan cuoi_ KHA_ IN-28.07.doc