Xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Nhơn Trạch - Đồng Nai đến năm 2011

Đốt rác là giai đoạn xử lý cuối cùng được áp dụng cho một số rác nhất định. Đây là giai đoạn oxy hoá nhiệt cao với sự có mặt của oxy trong không khí trong đó rác độc hại đựơc chuyển hoá thành khí và các chất rắn không cháy. Năng lượng phát sinh có thể tận dụng cho các lò hơi, lò sưởi, Mỗi lò đốt phải được trang bị thêm một hệ thống xử lý hiếu khí. Tuy nhiên cần hạn chế phương pháp đốt vì khi đốt không cẩn thận thì sẽ sinh ra các chất độc hại gây ô nhiễm môi trường.

pdf47 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3262 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Nhơn Trạch - Đồng Nai đến năm 2011, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g thời tạo chuyển biến và đẩy nhanh tốc độ xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị. Đề tài: Xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Nhơn Trạch – Đồng Nai năm 2011.” Page 18 - Tiếp tục đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động và chuyển đổi cơ cấu đất đai hợp lý, bảo đảm ổn định và không ngừng nâng cao đời sống nhân dân. - Phát triển kinh tế đi đôi với tiến bộ xã hội, tăng trưởng kinh tế gắn với phát triển con người, nâng cao điều kiện sinh hoạt và sản xuất cho người lao động, giải quyết công bằng xã hội, khắc phục chênh lệch mức sống giữa các tầng lớp dân cư. - Phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ và giữ gìn môi trường sinh thái, sử dụng tiết kiệm tài nguyên, quỹ đất, đảm bảo phát triển bền vững. - Kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội với nhiệm vụ quốc phòng – an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội. 1.3.2. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu. - Định hướng tăng trưởng kinh tế. + Tốc độ tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2006-2010 là 16,5%/năm. + Tốc độ tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2010-2015 là 17%/năm + Tốc độ tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2015-2020 là 16%/năm. - GDP bình quân đầu người theo giá thực tế năm 2010 là 2.034 USD, năm 2015 là 2.136 USD và năm 2020 là 3.850 USD. - Chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế. + Cơ cấu kinh tế năm 2010: Công nghiệp –xây dựng chiếm 53-54%; Dịch vụ chiếm 34-35%; Nông, lâm nghiệp chiếm 12%. +Cơ cấu kinh tế năm 2015: Công nghiệp –xây dựng chiếm 51-52%; Dịch vụ chiếm 42-43%; Nông, lâm nghiệp chiếm 6%. +Cơ cấu kinh tế năm 2020: Công nghiệp –xây dựng chiếm 49-50%; Dịch vụ chiếm 47-48%; Nông, lâm nghiệp chiếm 3%. - Quản lý và tổ chức tốt nguồn thu ngân sách trên địa bàn huyện. Phấn đấu đảm bảo tốc độ tăng thu ngân sách của địa phương bình quân từ 20-25%/năm. - Dân số trung bình năm 2010 là 265.000 người, năm 2015 là 398.000 người, năm 2020 là 600.000 người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2010 giảm xuống dưới 1,1%. - Củng cố, duy trì kết quả phổ cập tiểu học và phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Phấn đấu đến năm 2010 hoàn thành phổ cập bậc trung học. - Duy trì trên 99% trẻ em được tiêm chủng mở rộng. Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi dưới 13% vào năm 2010; 8% vào năm 2015; 3% vào năm 2020. - Tỷ lệ hộ dùng điện đạt 98% vào năm 2010 và 100% vào giai đoạn 2011- 2015. Đề tài: Xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Nhơn Trạch – Đồng Nai năm 2011.” Page 19 - Nâng tỷ lệ che phủ của rừng và cây xanh lên 25% năm 2010; 29% năm 2015; 32% năm 2020. - Thu gom và xử lý theo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường các loại rác công nghiệp không độc hại, rác thải đô thị đạt 80% vào năm 2010 và đạt 100% vào năm 2015. Rác thải y tế 100% vào năm 2010. Chất thải rắn độc hại trên 60% vào năm 2010, trên 85% vào năm 2015 và 100% vào năm 2020. - Phòng chống ô nhiễm môi trường nước, tất cả các khu công nghiệp đều có hệ thống xử lý nước thải tập trung vào năm 2010. Nước thải đô thị được qua hệ thống xử lý tập trung trước khi tiêu thoát đạt 50% vào năm 2010, đạt 70% vào năm 2015 và 100% vào năm 2020. 1.3.3. Quy mô quy hoạch. a. Các khu dân cư. * Khu dân cư đô thị trung tâm thành phố (khu số 1). Nằm trong phạm vi phía Bắc giáp đường 25C, phía Tây Nam giáp đường cao tốc vành đai, phía Đông Nam giáp đường đi ra KCN Ông Kèo. - Quy mô diện tích khoảng : 1.500 ha. - Quy mô dân số: dự kiến đến năm 2020 : 130.000-150.000 người. - Mật độ dân số trung bình: 77 người/ha. * Khu dân cư đô thị trung tâm khu vực phía Bắc thành phố (khu số 2). Nằm dọc bên đường 25B, phía Bắc giáp đường 25C, xung quanh khu trung tâm huyện hiện hữu. - Quy mô diện tích khoảng: 1.500ha. - Quy mô dân số: dự kiến đến năm 2020: 130.000-150.000 người. - Mật độ dân số trung bình: 73 người/ha. * Khu dân cư đô thị trung tâm khu vực phía Đông Nam thành phố(khu số 3). Nằm phía Nam KCN Nhơn Trạch. - Quy mô diện tích khoảng: 1.700ha. - Quy mô dân số dự kiến đến năm 2020: 140.000-160.000 người. - Mật độ dân số trung bình: 68 người/ha. * Khu dân cư đô thị phía Bắc (khu số 4). Thuộc xã Long Tân hiện nay, nằm sát sông Đồng Nai, cặp đường cao tốc vành đai từ Quận 9 Tp. Hồ Chí Minh sang Nhơn Trạch. Đây là khu đô thị phát triển loại hình nhà ở thấp tầng, biệt thự, nhà vườn mật độ thấp. - Quy mô diện tích khoảng: 950 ha. - Quy mô dân số dự kiến đến năm 2020 : 60.000-80.000 người. - Mật độ dân số trung bình: 63 người/ha. Đề tài: Xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Nhơn Trạch – Đồng Nai năm 2011.” Page 20 * Khu dân cư Đồng Mu Rùa (cửa ngỏ Đông Nam thành phố Nhơn Trạch). Thuộc xã Phước An, nằm ở ngã tư đường vành đai ra QL51 và đường ra cảng Phước An. Phát triển loại nhà phố và chung cư thấp tầng. - Quy mô diện tích: 150 ha. - Quy mô dân số dự kiến đến năm 2020: 15.000 người. - Mật độ dân số trung bình: 100 người/ha. * Khu dân cư Hiệp Phước (cửa ngỏ phía Đông thành phố và KCN Nhơn Trạch). Thuộc xã Hiệp Phước, nằm ở ngã tư đường HL19 và đường 25B. Phát triển loại nhà phố và chung cư thấp tầng. - Quy mô diện tích: 130 ha. - Quy mô dân số dự kiến đến năm 2020: 13.000-15.000 người. - Mật độ dân số trung bình: 115 người/ha. b. Các khu (cụm ) công nghiệp. - Tiếp tục đầu tư xây dựng phát triển các khu (cụm) công nghiệp thành phần của KCN Nhơn Trạch (từ KCN Nhơn Trạch I đến KCN Nhơn Trạch VI) đã có quy hoạch chi tiết và dự án đầu tư, đã và đang thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư. Quy mô tổng diện tích KCN Nhơn Trạch khoảng 2700ha. - Xây dựng KCN Ông Kèo (đã có quy hoạch chung, đang có nhiều dự án đầu tư, đặc biệt là nhà máy nhiệt điện lớn). Quy mô diện tích KCN là 800 ha. - Xây dựng khu công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp địa phương phía Nam Tuy Hạ, diện tích 100 ha. c. Các khu trung tâm đô thị. - Khu trung tâm của thành phố được tập trung xây dựng tại khu dân cư đô thị trung tâm thành phố. Quy mô diện tích khoảng 600 ha. - Khu trung tâm khu vực đô thị phía Bắc thành phố trên cơ sở khu trung tâm huyện Nhơn Trạch hiện hữu. Quy mô diện tích khoảng 80-90 ha. - Hệ thống trung tâm công cộng các cấp dưới được tổ chức trong các khu dân cư (khu nhà ở) và các tiểu khu, nhóm nhà ở, phục vụ nhu cầu hằng ngày của người dân đô thị. d. Các trung tâm chuyên ngành. - Nằm ở phía Bắc thành phố, giáp sông Đồng Nai, nằm giữa sông Đồng Môn và đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh – Long Thành, quy mô diện tích khoảng 350ha. Hiện có hai dự án xin đầu tư: Dự án trường Đại học dân lập Quốc tế với quy mô diện tích dự kiến 120 ha. Và dự án trường Đại học Y dược TP.Hồ Chí Minh với quy mô diện tích dự kiên cũng khoảng 120 ha. Đề tài: Xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Nhơn Trạch – Đồng Nai năm 2011.” Page 21 - Trung tâm thương mại đầu mối thành phố: Bố trí 3 trung tâm tại 3 khu vực: + Khu phía Bắc: giáp sông Đồng Nai, thuộc xã Long Tân hiện nay. Là chợ đầu mối nông sản thực phẩm, giao lưu vận chuyển đường thủy, kết hợp kho, cảng sông. Diện tích khoảng 65 ha. + Khu phía Đông: giáp QL51, trên đường 25B. Giao lưu đường bộ. Diện tích khoảng 30-35 ha. + Khu phía Đông Nam: Đường ra cảng Phước An. Kết hợp hàng hóa vận chuyển đường bộ và đường thủy. Diện tích 30-35 ha. - Khu trung tâm thể dục thể thao: + Khu liên hợp quy mô lớn của thành phố, diện tích dự kiến khoảng 125 ha. + Khu thể dục thể thao kết hợp công viên các khu dân cư, dự kiến quy hoạch 3 khu, diện tích mỗi khu khoảng 50 ha. - Bệnh viện: + Bệnh viện huyện hiện ở ngay trung tâm huyện, sẽ nâng cấp mở rộng để phục vụ cho khu dân cư phía Bắc thành phố. + Bệnh viện khu dân cư phía Nam thành phố, dự kiến quy hoạch tại khu dân cư Phước An mở rộng, dự kiến diện tích khoảng 5 ha. + Bệnh viện thành phố, dự kiến quy hoạch tại xã Đại Phước, diện tích dự kiến khoảng 15 ha. e. Các khu (cum) đô thị nhỏ thuộc các xã (khu dân cư ngoại thị). - Khu đô thị Phước Thiền: thuộc xã Phước Thiền, nằm dọc theo đường 25A, phía Đông sát với khu công nghiệp Nhơn Trạch I, phía Tây giáp với đường cao tốc Long Thành. Phát triển loại nhà phố, chung cư thấp tầng và nhà vườn. + Quy mô diện tích : 450 ha. + Quy mô dân số dự kiến đến năm 2020: 12.000-15.000 người. + Mật độ dân số trung bình : 67 người/ha. - Khu đô thị Phú Hội: Thuộc xã Phú Hội, nằm dọc theo đường 25A, phía Đông sát với khu trung tâm Nhơn Trạch, phía Tây giáp với khu Đại Học. Phát triển loại nhà phố, chung cư thấp tầng và nhà vườn. + Quy mô diện tích: 260 ha. + Quy mô dân số dự kiến đến năm 2020: 20.000-22.000 người. + Mật độ dân số trung bình: 85 người/ha. - Khu đô thị các xã ngoại ô khác Đại Phước, Phú Đông, Vĩnh Thanh: + Các khu đô thị ngoại ô có hướng phát triển loại nhà phố và nhà vườn. + Quy mô dân số vào năm 2020 dự kiến khoảng: 75.000 người. + Mật độ dân số trung bình: 85 người/ha. Đề tài: Xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Nhơn Trạch – Đồng Nai năm 2011.” Page 22 - Quy hoạch xã Phú Hữu: Theo quy hoạch xã Phú Hữu dọc theo khu vực sông Đồng Nai đã được quy hoạch cho các cụm kho cảng, khu đô thị có hướng phát triển loại nhà phố, nhà vườn. + Quy mô dân số vào năm 2020 dự kiến vào khoảng: 75.000 người. + Mật độ dân số trung bình: 85 người/ha. - Khu đô thị du lịch sinh thái Đại Phước: thuộc xã Đại Phước, đây là Cù Lao bao bọc bởi các sông lớn như sông Đồng Nai và sông Cái. Phát triển loại nhà vườn, chung cư thấp tầng và khu vui chơi giải trí. + Quy mô diện tích: 464 ha. + Quy mô dân số vào năm 2020 dự kiến khoảng: 15.000 người. + Mật độ dân số trung bình: 35 người/ha. Đề tài: Xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Nhơn Trạch – Đồng Nai năm 2011.” Page 23 CHƯƠNG II HIỆN TRẠNG THU GOM VẬN CHUYỂN, PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN VÀ DỰ BÁO HIỆN TRẠNG PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NHƠN TRẠCH ĐẾN NĂM 2011. 2.1. Hiện trạng thu gom, vận chuyển, phát sinh chất thải rắn của huyện Nhơn Trạch. 2.1.1. Nguồn phát sinh, thành phần và khối lượng chất thải rắn đô thị. 2.1.1.1. Tình hình phát sinh chất thải rắn. Chất thải rắn sinh hoạt đang là một trong những vấn đề môi trường bức xúc hiện nay của huyện Nhơn Trạch. Qua điều tra khảo sát thực tế cho thấy, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn huyện Nhơn Trạch trong năm 2009 khoảng 100 tấn/ ngày. Bảng 2.1.Thành phần chất thải rắn trên địa bàn huyện Nhơn Trạch: TT Thành phần Thành phần phần trăm khối lượng (%) Rác sinh hoạt Chất thải hữu cơ dễ phân hủy 44,25 – 90,67 Chất thải khó/không phân hủy 9,33 – 55,75 1 Giấy 0,00 – 26,55 2 Carton 0,00 – 18,18 3 Nilon 0,00 – 25,00 4 Nhựa 0,00 – 21,05 5 Cao su 0,00 – 4,17 6 Thủy tinh 0,00 – 19,36 7 Sắt 0,00 – 8,10 8 Thiếc 0,00 – 1,53 9 Đồng, nhôm 0,00 10 Bông băng 0,00 – 13,9 11 Vải 0,00 – 9,74 12 Da 0,00 – 4,17 13 Sành sứ 0,00 – 10,00 14 Các thành phần khác 0,00 – 20,27 Độ ẩm (%) 31 – 38 Khối lượng riêng (Kg/m3) 129 – 233 Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường huyện Nhơn Trạch Đề tài: Xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Nhơn Trạch – Đồng Nai năm 2011.” Page 24 Qua khảo sát, nhìn chung rác sinh hoạt trên địa bàn huyện Nhơn Trạch có thành phần và tính chất khá tương đồng với các khu vực khác ở vùng Đông Nam Bộ. Hàm lượng chất hữu cơ dễ phân hủy trong rác sinh hoạt khá cao (đối với các hộ gia đình từ 44,25 – 90,67%, còn đối với các chợ từ 69,57 – 93,14%). Điều này cho thấy việc áp dụng biện pháp xử lý rác sinh hoạt bằng cách đổ đống tự nhiên ở bãi rác hở như hiện nay trên địa bàn huyện sẽ gây ô nhiễm môi trường rất cao do sự phân hủy nhanh chóng của các thành phần hữu cơ trong rác. 2.1.1.2. Nguồn phát sinh chất thải rắn đô thị. Các nguồn phát sinh chất thải rắn đô thị gồm có : - Chất thải rắn sinh ra từ: các khu nhà ở (biệt thự, hộ gia đình riêng lẻ, chung cư,..) - Chất thải sinh ra từ khu thương mại và dịch vụ (cửa hàng, chợ, quán ăn, nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, ...). - Chất thải sinh ra từ khu cơ quan (trường học, các cơ quan hành chánh nhà nước, văn phòng công ty,...). - Chất thải từ các hoạt động dịch vụ công cộng (quét dọn và vệ sinh đường phố, công viên, khu giải trí, tỉa cây xanh,...). - Chất thải từ sinh hoạt (ăn uống, vệ sinh, ...) của các khoa, bệnh viện không lây nhiễm, từ sinh hoạt của cán bộ, công nhân trong các cơ sở công nghiệp (khu công nghiệp, nhà máy, cơ sở sản xuất vừa và nhỏ), và từ công tác nạo vét cống rãnh thoát nước. 2.1.1.3. Đánh giá – nhận xét. Với dân số ngày càng phát triển, đi đôi với sự gia tăng dân số thì khối lượng rác phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ngày càng lớn. Hiện nay việc quản lý thu gom, vận chuyển rác và xử lý trên địa bàn huyện đang do các hợp tác xã đảm nhiệm. Tuy nhiên với sự gia tăng khối lượng rác mỗi ngày thì vấn đề hệ thống quản lý rác ngày càng quá tải và phát sinh các vấn đề khác… Sự gia tăng nhanh về số lượng chất thải rắn sinh hoạt dẫn đến thiếu hụt các phương tiện làm việc, điều kiện dịch vụ kém, không hợp vệ sinh … Ngoài sự gia tăng về khối lượng thì thành phần chất thải rắn cũng ngày càng đa dạng, chiếm tỷ lệ cao nhất vẫn là chất thải rắn hữu cơ dễ phân hủy (đối với các hộ gia đình từ 44,25 – 90,67%, còn đối với các chợ từ 69,57 – 93,14%). Đề tài: Xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Nhơn Trạch – Đồng Nai năm 2011.” Page 25 Bên cạnh sự gia tăng về khối lượng và thành phần thì vấn đề ô nhiễm nước rỉ rác từ bãi rác tạm, lượng nước rỉ rác, khí thải từ bãi rác ngày càng lớn dẫn đến việc gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng dân cư sống tại khu vực bãi rác tạm. Do vậy, để giải quyết cũng như hạn chế chất thải rắn sinh hoạt đưa vào môi trường ngày gia tăng, đáng kể nhất là chất thải rắn hữu cơ dễ phân hũy sinh học, thì đòi hỏi cần phải có biện pháp giảm thiểu ngay tại nguồn bằng công tác phân loại và xử lý ngay tại chỗ đối với những thành phần nào có thể tái chế. 2.1.2. Hiện trạng phân loại và thu gom CTR. Sơ đồ tổng quát hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị huyện Nhơn Trạch được trình bày tóm tắt trong hình 2.1 Nguồn phát sinh Lưu trữ tại nguồn Thu gom, vận chuyển Phân loại sơ bộ Bãi chôn lấp Hình 2.1. Sơ đồ tổng quát của hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị huyện Nhơn Trạch Hiện nay tại huyện Nhơn Trạch đã có hệ thống thu gom và xử lý rác. Tuy nhiên năng lực thu gom còn rất thấp so với nhu cầu thực tế, phương tiện thu gom vận chuyển rác hết sức thô sơ, hiệu quả thu gom thấp, biện pháp xử lý chủ yếu là đổ đống tự nhiên, gây ảnh hưởng lớn đến môi trường. Hiện tại trên địa bàn huyện Nhơn Trạch có các hợp tác xã (HTX) thu gom CTR trên địa bàn các xã bao gồm: Đề tài: Xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Nhơn Trạch – Đồng Nai năm 2011.” Page 26 + Hợp tác xã Hiệp Hòa thu gom 04 xã: Phú Hội, Phước Thiền, Hiệp Phước, Long Thọ và 52 công ty xí nghiệp thuộc khu công nghiệp Nhơn Trạch, khu trung tâm hành chính huyện. + Hợp tác xã Nhơn Long và hợp tác xã Nhơn Hòa thu gom xã Phú Hữu, Đại Phước, Phú Đông, Vĩnh Thanh, Phú Thạnh. + Xã Phước Khánh do hợp tác xã dịch vụ Nông Nghiệp Phước Khánh thu gom. + Các xã còn lại đều có đội thu gom riêng. Phương tiện thu gom hiện tại của các hợp tác xã gồm có: 02 xe ép rác loại 15 tấn, 01 xe ép rác loại 5 tấn, 05 xe cải tiến và 06 xe ba gác. Mặc dù lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn hiện nay là khá lớn và dự báo sẽ tiếp tục gia tăng nhanh chóng trong những năm tới khi hình thành đô thị mới Nhơn Trạch theo điều chỉnh quy hoạch chung đến năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt, tuy nhiên năng lực thu gom rác trên địa bàn huyện hiện nay còn rất hạn chế. Năng lực thu gom của các đơn vị trên địa bàn huyện chỉ đáp ứng được khoảng 42 % tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt ở các khu dân cư tập trung và khoảng 29,5% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện. Phần còn lại, tại một số nơi được dân cư vứt bỏ bừa bãi ven đường, các khu đất trống, sông suối, kênh rạch,…gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan đô thị. Một số khu vực công cộng vẫn còn chưa được trang bị thùng đựng rác. Hình thức tổ chức thu gom rác sinh hoạt trên địa bàn hiện nay chủ yếu ở dạng Hợp tác xã, không có đơn vị chuyên ngành quản lý trực tiếp. Theo phản ánh của người dân cũng như qua khảo sát thì chất lượng dịch vụ thu gom rác hiện nay còn rất thấp, mặc dù người dân nộp phí đổ rác hằng tháng, nhưng nhiều lúc vẫn không có người đến thu gom trong nhiều ngày liên tiếp, dẫn đến tình trạng ứ đọng rác, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân. Bên cạnh đó, các cơ sở thu mua phế liệu, tái sinh, tái chế và tái sử dụng đã được hình thành và hoạt động có hiệu quả đã giải quyết đáng kể một khối lượng tương đối lớn chất thải đưa vào môi trường, bên cạnh sự giảm thiểu về số lượng chất thải rắn thì vấn đề gây ô nhiễm đến môi trường sống của khu dân cư.  Hiện trạng thu mua phế liệu Đề tài: Xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Nhơn Trạch – Đồng Nai năm 2011.” Page 27 Hình 2.2. Mạng lưới thu mua tái sinh phế liệu 2.1.3. Tình hình xử lý CTR trên địa bàn huyện. a/ Đối với chất thải rắn sinh hoạt. Hiện nay vấn đề xử lý rác sinh hoạt trên địa bàn huyện đang là vấn đề bức xúc của huyện, trong khi chờ xây dựng bãi rác liên huyện xây dựng tại xã Bàu Cạn. UBND huyện sẽ sử dụng bãi xử lý rác thải sinh hoạt tạm của huyện với quy mô 2ha trên địa bàn xã Phước An để làm nơi xử lý rác thải sinh hoạt cho huyện, khối lượng rác thu gom khoảng 100 tấn/ngày, đạt 80% tổng khối lượng rác thải phát Phế liệu Phế liệu Phế liệu Chất thải rắn sinh hoạt Người nhặt rác, thu mua phế liệu từ rác Các vựa thu mua phế liệu quy mô vừa và nhỏ Đổ rác Đổ rác Phế liệu không đủ chất lượng Phế thải Các trạm, cơ sở thu mua phế liệu quy mô trung và lớn Nhà máy, Cơ sở tái chế phế liệu Sản phẩm từ nguyên liệu phế liệu Nguyên liệu phế liệu Phế liệu Đổ rác Phế thải Đề tài: Xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Nhơn Trạch – Đồng Nai năm 2011.” Page 28 sinh trên địa bàn huyện.Tuy nhiên hình thức xử lý hiện nay cũng chỉ là đổ đống tự nhiên rồi xử lý bằng vôi bột. Kết quả khảo sát hiện trạng chất lượng không khí tại bãi rác cho thấy các thông số đặc trưng cho ô nhiễm mùi hôi tại bãi rác như NH3 và H2S rất cao (NH3 = 277mg/m 3, H2S = 60mg/m 3), vượt tiêu chuẩn TCVN 5938:2005 về nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí gấp nhiều lần (tiêu chuẩn cho phép: NH3 = 0,2mg/m 3, H2S = 0,042mg/m 3). Trong thời gian tới bãi rác này sẽ qua tải so với mức độ rác thải phát sinh như hiện nay, do vậy trước mắt các hợp tác xã và các đội thu gom trên địa bàn huyện phải có các biện pháp như: cho xe ủi rác thành đống cao để tăng cường thêm diện tích sử dụng. + Phân loại các loại rác tại bãi rác thải sinh hoạt nhằm hạn chế lượng rác và tái sử dụng một phần rác thải. + Định kỳ mỗi tháng các hợp tác xã và các đội thu gom phải xử lý rác thải tạm bằng cách rải vôi bột để hạn chế ô nhiễm mùi và dịch bệnh. b/ Đối với chất thải rắn tại các KCN. Hiện nay, tại các KCN trên địa bàn huyện Nhơn Trạch đều có các đơn vị tư nhân cung ứng dịch vụ thu gom và xử lý CTRCN và CTNH có đủ chức năng về mặt pháp lý hoạt động. Tuy nhiên, mặc dù đã ký hợp đồng thu gom và xử lý chất thải rõ ràng, nhưng vẫn có hiện tượng một số đơn vị cung ứng dịch vụ đem rác thải công nghiệp đổ bỏ bừa bãi tại các bãi đất trống trên địa bàn huyện, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường xung quanh. Theo quy định tại điều 36 của luật Bảo vệ Môi trường thì chủ đầu tư cơ sở hạn tầng KCN phải trang bị đầy đủ các thiết bị, dụng cụ thu gom, tập trung chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại và đáp ứng các yêu cầu tiếp nhận chất thải đã được phân loại tại nguồn từ các cơ sở trong KCN, tuy nhiên trên thực tế hiện nay cho thấy hầu hết các KCN trên địa bàn đều không tuân thủ đúng các quy định này. Mọi thứ đều do chủ nguồn thải tự liên hệ và ký hợp đồng trực tiếp với các đơn vị cung ứng dịch vụ bên ngoài, do đó khó có thể xác định được thành phần CTRCN và CTNH thực tế phát sinh từ các KCN trên địa bàn huyện, đồng thời cũng không quản lý được lộ trình đi của lượng CTRCN và CTNH từ nơi phát sinh đến nơi sử lý. Đây cũng là thực tế khách quan không chỉ xảy ra tại huyện Nhơn Trạch mà còn xảy ra tại hầu hết các KCN hiện nay. Đề tài: Xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Nhơn Trạch – Đồng Nai năm 2011.” Page 29 CHƯƠNG III ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ, THU GOM VÀ VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN 3.1. Khái quát hệ thống quản lý nhà nước về CTR. Hệ thống quản lý CTR đô thị là một cơ cấu tổ chức quản lý chuyên trách về CTR đô thị trong cấu trúc quản lý tổng thể của một tổ chức (cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, doanh nghiệp, công ty, xí nghiệp, đơn vị sản xuất…). Hệ thống quản lý CTR đô thị là thiết yếu, có vai trò kiểm soát các vấn đề liên quan đến CTR bao gồm: 1) sự phát sinh; 2) thu gom, lưu giữ và phân loại tại nguồn; 3) thu gom tập trung; 4) trung chuyển và vận chuyển; 5) phân loại, xử lý và chế biến; 6) thải bỏ CTR, một cách hợp lý dựa trên các nguyên tắc cơ bản về bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, kinh tế, kỹ thuật, bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan, các vấn đề môi trường và dựa trên thái độ của cộng đồng. Hình 3.1. Mối liên hệ giữa các thành phần trong hệ thống quản lý CTR Đề tài: Xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Nhơn Trạch – Đồng Nai năm 2011.” Page 30 Mục đích của quản lý CTR 1. Bảo vệ sức khỏe cộng đồng. 2. Bảo vệ môi trường. 3. Sử dụng tối đa vật liệu, tiết kiệm tài nguyên và năng lượng. 4. Tái chế và sử dụng tối đa rác hữu cơ 5. Giảm thiểu CTR tại các bãi đổ. Nguồn phế thải phế liệu Bãi chôn lấp Bãi tập kết tạm thời trạm trung chuyển Xe đẩy rác tay Đường phố Thùng rác, bể chứa rác Các hộ gia đình Khách sạn Cơ quan Trường học Nhà hàng ăn uống, nhà trọ Hình 3.2. Sơ đồ mạng lưới thu gom chất thải rắn Nhóm thu gom phế liệu Nhóm thu mua phế liệu Nhóm buôn bán và sử dụng lại phế liệu Đội quân bới rác tại bãi rác Thu mua tại bãi đổ rác Đội quân nhặt rác lưu động Thu mua đồng nát tại kho chứa Các cơ sở sản xuất ngành công nghiệp Đại lý và những người buôn bán Những người mua đồng nát lưu động Hoạt động thu mua dọc đường phố Đề tài: Xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Nhơn Trạch – Đồng Nai năm 2011.” Page 31 3.2. Phân tích, đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong việc phân loại rác tại nguồn: Những thuận lợi và khó khăn trong việc phân loại rác tại nguồn. a/. Thuận lợi: Do khối lượng rác sinh ra tại hộ gia đình thường có khối lượng nhỏ, hơn nữa tính đại diện của một số thành phần có trong rác thải sinh hoạt thường chiếm tỷ lệ cao, đáng kể nhất là thành phần rác hữu cơ (thực phẩm dư thừa) chiếm tỷ lệ từ 60- 90%. Công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn có thể mang lại những lợi ích tích cực như sau : - Tạo được ý thức cho chính người phát sinh chất thải trong việc bảo vệ môi trường, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nguồn chất thải. Tránh tình trạng xử lý cuối cùng bằng biện pháp ngăn ngừa và giảm thiểu tại nguồn phát sinh. - Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chương trình xã hội hoá công tác quản lý chất thải rắn của thành phố. - Giảm đáng kể chi phí dành cho công tác quản lý chất thải rắn đô thị và giải quyết triệt để các vấn đề ô nhiễm của bãi chôn lấp. - Làm tăng hiệu quả của các quá trình tái sử dụng, tái sinh và tái chế các loại phế liệu, đồng thời làm giảm mức độ ô nhiễm tại các cơ sở phân loại tái sinh và tái chế. b/. Khó khăn: Bên cạnh những mặt thuận lợi trong quá trình phân loại nhằm phục vụ tốt cho công tác quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Tuy nhiên với những mặt thuận lợi đã đạt được, thì việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn cũng gặp không ít khó khăn như: - Thói quen của người dân sử dụng một thùng hay bao ni lông để chứa tất cả thành phần rác thải sinh hoạt. - Công đoạn phân loại và lưu trữ rác tại nguồn sẽ tăng số thùng chứa để chứa các loại rác đã tách ra. Mặc dù có sự gia tăng thùng chứa, tuy nhiên điều kiện về phát tán của các chất ô nhiễm từ rác vẫn như cũ và có thể được kiểm soát tốt hơn nên vấn đề về ô nhiễm tại nguồn không xảy ra. * Phân bố dân cư không đồng đều. Mật độ phân bố dân cư huyện Nhơn Trạch hiện nay không đồng đều, nhiều nơi dân cư còn thưa thớt. Dân cư chủ yếu sống tập trung dọc các trục đường giao thông chính trong huyện; các khu vực nằm sâu bên trong dân cư khá thưa thớt. Đề tài: Xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Nhơn Trạch – Đồng Nai năm 2011.” Page 32 Việc dân cư phân bố không đồng đều ảnh hưởng một phần không nhỏ đến việc quản lý và thu gom rác. Ở những khu đông dân cư thì mật độ thu gom phải nhiều hơn, số người quản lý cũng nhiều hơn. Còn ở những nơi dân cư thưa thớt, việc thu gom sẽ khó khăn vì thường đó là những nơi giao thông không thuận lợi, hoặc xa nơi tiếp nhận. Mặt khác ở những nơi dân cư thưa thớt, việc tuyên truyền, hướng dẫn người dân về phân loại rác tại nguồn cũng gặp nhiều khó khăn. 3.3. Đề xuất phương án quản lý chất thải rắn cho huyện Nhơn Trạch. Thu gom rác thải phát sinh, phân loại tại nguồn và xử lý tập trung các chất thải hữu cơ tại nhà máy xử lý rác tập trung của huyện, những chất không thể tái chế, xử lý thì sẽ được chôn lấp tại các bãi chôn lấp hợp vệ sinh.. Ở phương án này, tại mỗi hộ gia đình, rác sẽ được phân loại và thu gom. Những chất thãi có thể tái chế sẽ được đưa đi tái chế, những chất thải hữu cơ sẽ được đưa đến nhà máy chế biến phân, những chất vô cơ không thể tái chế sẽ được đưa đến bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh.. Sơ đồ dòng thải của phương án này được minh hoạ trong hình 3.3. Hoạt động chính của phương án này là: - Tại hộ gia đình tiến hành phân loại rác thải, để riêng rác hữu cơ có thể tái chế và rác vô cơ. - Thu gom và vận chuyển rác thải hữu cơ tới nhà máy chế biến phân compost tại mỗi xã - Chôn lấp rác thải vô cơ (đất, cát, sỏi....) tại các ô chôn lấp của các xã. - Nhà máy sản xuất phân compost trong phương án này sẽ được dựa trên nguyên tắc ủ luống thông khí tự nhiên. Phân này có thể sử dụng làm dinh dưỡng đất và phân bón trong nông nghiệp, công viên và vùng trồng cây xanh. Người dân có thể đến lấy phân miễn phí để bón cho vườn của họ. Đề tài: Xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Nhơn Trạch – Đồng Nai năm 2011.” Page 33 Hình 3.3. Quản lý rác thải ở quy mô cộng đồng Để việc thu gom và xử lý thành công, giảm thiểu ô nhiễm, đem lại hiệu quả hiện thực và bền vững, cần phải có những phương pháp như sau: 1. Nâng cao nhận thức - Có sự liên lạc giữa những người lãnh đạo các xã - Mở chiến dịch nâng cao nhận thức của cộng đồng tại các xã - Nâng cao nhận thức của người dân bằng hình thức phát trên loa phóng thanh hàng tuần. - Giáo dục các tầng lớp người dân thông qua hội thanh niên, phụ nữ, hội cựu chiến binh. Những hội này sẽ dạy cho các thành viên trong hội của họ cách thu gom, cách phân loại rác tại nguồn và cách xử lý rác... Những tổ chức này sẽ phụ trách việc thực hiện chương trình quản lý rác thải, họ sẽ kiểm soát và thúc đẩy công việc tại xã của họ. 2. Thu gom rác hữu cơ - Có bản hợp đồng giữa những người lãnh đạo, các hộ gia đình và những người thu gom. - Tổng hợp tài liệu về thu thập và xử lý rác, các tổ chức sẽ tập huấn cho các nhóm và đội thu gom rác. - Có một người phụ trách cho mỗi xã. Đề tài: Xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Nhơn Trạch – Đồng Nai năm 2011.” Page 34 - Thoả thuận về số lượng người thu gom và thời gian thu gom quy định cho mỗi xã. 3. Mối liên quan với cộng đồng - Rác thải được thu gom và phân loại ngay tại hộ gia đình - Mỗi hộ gia đình sẽ được trang bị các thùng rác, những người thu gom phải thu gom riêng từng loại. Nhóm vệ sinh sẽ thu gom và vận chuyển rác tới điểm thu gom. Bảng 3.3.Điểm thuận lợi và không thuận lợi của phương án. Thuận lợi Không thuận lợi - Mô hình thu gom và xử lý rác dựa vào cộng đồng được thực hiện. - Phụ thuộc vào sự tham gia của các hộ gia đình. - Rác thải hữu cơ được chế biến và sử dụng bởi chính các hộ dân. - Sử dụng phân compost như là nguồn dinh dưỡng đất/phân hữu cơ. - Phụ thuộc vào sự tham gia tích cực của các tổ chức xã hội như hội thanh niên, hội phụ nữ và hội cựu chiến binh và lãnh đạo các xã cũng như các hộ gia đình. - Hoạt động thu gom là cần thiết và chi phí tái chế có thể được có thông qua phí thu gom. - Phân compost sẽ được cấp miễn phí cho các làng. - Không cần những điểm trung chuyển rác - Phụ thuộc vào thái độ và nhận thức của những người tham gia 3.4. Đề xuất các tuyến thu gom phù hợp. - Hiện nay cả ba xã Phú Hội, Phước Thiền và Hiệp Phước đều đã có các tuyến đường chính lớn, thích hợp cho các xe ép rác loại lớn. tại các ngỏ hẻm, các khu dân cư tập trung đề xuất sử dụng các xe đẩy tay có kích thước nhỏ, phù hợp với địa hình khu vực. - Các xe ép rác có nhiệm vụ thu gom rác từ các xe đẩy tay để vận chuyển đến khu xử lý. - Các xe thu gom thô sơ thu gom rác từ các hộ gia đình sẽ tập trung tại các điểm tập kết dọc các tuyến đường chính để thuận lợi cho việc lấy tải của xe ép rác. Các điểm tập kết rác sẽ phải nằm cách xa khu dân cư và các khu hành chính, bệnh viện. Đề tài: Xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Nhơn Trạch – Đồng Nai năm 2011.” Page 35 - Hệ thống thu gom rác tại huyện Nhơn Trạch sẽ bao gồm 04 tuyến thu gom chính: + Tuyến 1 :Phước Thiền – Hiệp Phước – Long Thọ. + Tuyến 2: Phước Khánh - Vĩnh Thanh – Phước An. + Tuyến 3: Phú Đông – Phú Hữu – Đại Phước. + Tuyến 4: Long Tân – Phú Thạnh – Phú Hội. * Chi phí đầu tư xây dựng hệ thống thu gom tại các tuyến thu gom chính trong năm 2010 được thể hiện trên các bảng sau: a. Tuyến 1 :Phước Thiền – Hiệp Phước – Long Thọ. Bảng 3.4.Các hạng mục đầu tư của tuyến số 1. STT Các hạng mục Số lượng Đơn giá (VNĐ) Tổng cộng (VNĐ) 1 Xe đẩy thô sơ để lấy rác trong ngõ hẻm cho 3 xã 30 1.800.000 54.000.000 2 Quần áo, găng tay, ủng bảo hộ cho nhân viên thu gom 63 250.000 15.750.000 3 Chi phí tuyên truyền vận động 75.000.000 TỔNG CỘNG 144.750.000 Đề tài: Xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Nhơn Trạch – Đồng Nai năm 2011.” Page 36 b. Tuyến 2: Phước Khánh - Vĩnh Thanh – Phước An. Bảng 3.5. Các hạng mục đầu tư của tuyến số 2. STT Các hạng mục Số lượng Đơn giá (VNĐ) Tổng cộng (VNĐ) 1 Xe đẩy thô sơ để lấy rác trong ngõ hẻm cho 3 xã 21 1.800.000 37.800.000 2 Quần áo, găng tay, ủng bảo hộ cho nhân viên thu gom 45 250.000 11.250.000 3 Chi phí tuyên truyền vận động 75.000.000 TỔNG CỘNG 124.050.000 c. Tuyến 3: Phú Đông – Phú Hữu – Đại Phước. Bảng 3.6. Các hạng mục đầu tư của tuyến số 3 STT Các hạng mục Số lượng Đơn giá (VNĐ) Tổng cộng (VNĐ) 2 Xe đẩy thô sơ để lấy rác trong ngõ hẻm cho 3 xã 16 1.800.000 28.800.000 3 Quần áo, găng tay, ủng bảo hộ cho nhân viên thu gom 35 250.000 8.750.000 5 Chi phí tuyên truyền vận động 75.000.000 TỔNG CỘNG 112.550.000 d. Tuyến 4: Long Tân – Phú Thạnh – Phú Hội. Bảng 3.7.Các hạng mục đầu tư của tuyến 4. STT Các hạng mục Số lượng Đơn giá (VNĐ) Tổng cộng (VNĐ) 2 Xe đẩy thô sơ để lấy rác trong ngõ hẻm cho 3 xã 15 1.800.000 27.000.000 3 Quần áo, găng tay, ủng bảo hộ cho nhân viên thu gom 33 250.000 8.250.000 5 Chi phí tuyên truyền vận động 75.000.000 TỔNG CỘNG 110.250.000 Đề tài: Xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Nhơn Trạch – Đồng Nai năm 2011.” Page 37 3.5. Đề xuất phương án phân loại rác tại nguồn. 3.5.1. Đề xuất hệ thống quản lý. - Phòng TN&MT sẽ xây dựng kế hoạch phân loại rác tại nguồn. Phối hợp với UBND các xã, các đơn vị thu gom rác đề xuất với UBND huyện hỗ trợ trang thiết bị, dụng cụ thu gom rác. - Phòng TN&MT phối hợp với UBMT TQ huyện, hội Cựu chiến binh, đoàn thanh niên, hội phụ nữ tuyên truyền, hướng dẫn trong việc phân loại rác tại nguồn. 3.5.2. Phương án : Phân loại rác tại nguồn thí điểm tại các phòng ban Huyện Ủy, UBND huyện (13 phòng ban), trường học (8 trường mẫu giáo, 6 mầm non, 14 tiểu học, 10 THCS, 2 THPT ). Tại các phòng ban Huyện ủy, UBND huyện, các trường học, rác đa số là rác có thể tái chế bao gồm các bao nilong, giấy, kim loại, nhựa… Rác sẽ được thu gom vào cuối ngày đối với các cơ quan, và sau các buổi học đối với các trường học. Rác sau khi được thu gom sẽ được phân loại ngay tại cơ quan, những rác có thể tái chế sẽ được đem đi bán cho các điểm thu mua phế liệu có đầy đủ chức năng để đem đi tái chế, số rác còn lại sẽ được thu gom và vận chuyển đến nơi tập trung. Tại các cơ quan, thùng dùng để phân loại rác tại nguồn sẽ được đặt ở căn tin và ở dọc các hành lang và trong khuôn viên cơ quan. Đối với các trường học: các thùng rác sẽ được đặt ngay trong các phòng học để học sinh có thể tự thực hiện phân loại rác ngay trong lớp học. Đồng thời các thùng rác phân loại lớn cũng sẽ được đặt trong khuôn viên trường. Hàng tháng tại các trường học sẽ tổ chức các buổi tuyên truyền hướng dẫn các em học sinh phân loại rác tại nguồn, đồng thời biểu dương những lớp thực hiện tốt phong trào phân loại rác ngay trong lớp học. Bảng 3.8. Ước tính chi phí đầu tư cho giai đoạn 2010 -2011 (đơn vị: ngàn đồng) Các hạng mục 2010 2011 Thùng rác 876.960 8.785 Xe thô sơ 23.400 1.800 Đồ bảo hộ 6.500 6.750 Chi phí tuyên truyền vận động 41.000 41.000 Tổng cộng 947.860 58.585 Đề tài: Xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Nhơn Trạch – Đồng Nai năm 2011.” Page 38 Bảng 3.9.Ước tính chi phí đầu tư cho giai đoạn 2010 -2011 (đơn vị: ngàn đồng) Các hạng mục 2010 2011 Túi nilong 228.636 231.592,5 Xe thô sơ 23.400 1.800 Đồ bảo hộ 6.500 6.750 Chi phí tuyên truyền vận động 41.000 41.000 Tổng cộng 299.536 281.142,5 3.6. Quy trình thu gom chất thải rắn sinh hoạt. Công nhân viên phục vụ cho công tác thu gom chất thải rắn của huyện sẽ được phân thành các tổ như sau: - Tổ rác phố: Bao gồm các công nhân làm công việc thu gom chất thải rắn từ các hộ gia đình bằng xe đẩy tay. Thời gian hoạt động của nhóm này là từ 6h sáng đến 16h chiều. - Tổ quét đường: có nhiệm vụ thu gom quét dọn đường phố, hoạt động trong khoảng thời gian 5h sáng đến 8h sáng. - Tổ xúc: Bao gồm các nhân viên đi theo xe chuyên dụng làm nhiệm vụ chuyển rác từ xe đẩy tay sang xe chuyên dụng làm nhiệm vụ thu gom chất thải rắn tại điểm hẹn cho lên xe. Tổ này sẽ có thời gian làm việc cùng với tổ xe. - Tổ xe: có nhiệm vụ lái các xe chuyên dụng trong quá trình thu gom chất thải rắn, tổ này làm việc cùng với tổ xúc. Khoảng thời gian làm việc là từ 10h trưa đến 18h chiều cùng ngày. 3.7. Nội dung kế hoạch thực hiện. * Triển khai thí điểm và phân bố thời gian thực hiện phù hợp. - Theo kinh nghiệm từ các chương trình quản lý CTR đã được triển khai tại một số nơi, trước khi triển khai đồng loạt hoạt động phân loại rác tại nguồn trên toàn địa bàn huyện Nhơn Trạch, cần phải thực hiện chương trình thí điểm tại một số xã trong Huyện thực hiện phân loại rác tại nguồn. - Cung cấp các thiết bị phục vụ cho công tác phân loại, hướng dẫn phân loại tạo thành thói quen cho từng đối tượng. Tại các khu phố, bố trí hai thùng rác với 2 màu khác nhau để tập kết rác theo từng loại. - Ngoài việc tổ chức phân loại tại các gia đình, công sở, …., cần bố trí các thùng phân loại rác công cộng tại các khu đô thị. Đề tài: Xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Nhơn Trạch – Đồng Nai năm 2011.” Page 39 - Hoạt động chương trình nên chia thành 3 giai đoạn: + Giai đoạn 1: (6-12 tháng) Tổ chức thí điểm phân loại rác tại nguồn, phân ra 2 loại là rác hữu cơ và vô cơ ( cung cấp thùng rác hoặc túi nilong cho từng hộ dân phân theo 2 màu khác nhau tương ứng với 2 loại rác). + Giai đoạn 2: (12 tháng). Đánh giá rút kinh nghiệm, điều chỉnh giải pháp thực hiện. Xây dựng quy chế, các biện pháp quản lý nhà nước cho công tác này để tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các quy chế áp dụng đối với việc phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý rác tại nguồn trên địa bàn toàn Huyện. Mô hình thí điểm sẽ được nhân rộng cho các xã còn lại trên toàn địa bàn Huyện. + Giai đoạn 3: (Định hướng đến cuối năm 2011). Tổ chức triển khai và nhân rộng mô hình phân loại rác tại nguồn cho các xã còn lại trên địa bàn Huyện. Các bước triển khai thực hiện theo giải pháp điều chỉnh ở giai đoạn 2. * Hướng dẫn tự phân loại rác tại nguồn theo 2 loại. - Trang bị các phương tiện thu gom và lưu chất thải phù hợp ( thùng chứa hoặc bao nilong): đối với các hộ gia đình (thùng 50 lít). Các cơ quan công sở, khu vực công cộng, đường phố và khu vực chợ….(thùng 60 – 240 lít). - Rác hữu cơ và rác tái sinh được đựng trong 2 loại túi khác nhau nhằm dễ phân biệt cho người thu gom rác. - Ở khu vực thương mại và khu vực công cộng phải bố trí khu vực để lưu chất thải, gồm 2 thùng chứa chất thải với 2 màu riêng biệt. - Đối với khu chợ, chất thải rắn của mỗi sạp sẽ do chủ sạp thu gom và phân loại tại nguồn. Các loại chất thải này sẽ được chủ sạp thu gom vào các thùng chứa và đưa về khu chứa rác. Các hoạt động thu gom chất thải rắn của các tiểu thương ở chợ sẽ được ban quản lý chợ kiểm soát chặt chẽ. * Lập kế hoạch cho công tác thu gom. Với yêu cầu giải quyết vấn đề chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Nhơn Trạch thì việc phân loại CTR cho từng nguồn phát sinh chủ yếu trên địa bàn được đề xuất. Tuy nhiên do tính tương đồng của thành phần chất thải phát sinh nên ta có thể chia thành 3 nhóm chính: - Nhóm 1: + Nhà ở, hộ gia đình: rau quả, thực phẩm dư thừa, giấy, vải, nhựa ,thủy tinh….. Đề tài: Xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Nhơn Trạch – Đồng Nai năm 2011.” Page 40 + Trường học: giấy, dụng cụ học tập, bao bì, vỏ hộp, hóa chất phòng thí nghiệm… + Cơ quan, công sở: Giấy, đồ dùng văn phòng, nhựa, bao bì, thủy tinh…… + Nhà hàng, khách sạn, quán ăn: rác thực phẩm các loại, giấy, nhựa, bao bì, vỏ hộp… + Các cơ sở sản xuất công nghiệp: rác sinh hoạt thông thường, rác công nghiệp và rác nguy hại. + Các cơ sở dịch vụ: Rác sinh hoạt thông thường, các loại chất thải tùy loại hình dịch vụ. + Trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, ….: rau quả thực phẩm, thức ăn dư thừa và các loại rác sinh hoạt thông thường khác. - Nhóm 2: + Các công trình công cộng: rác sinh hoạt, giấy, nhựa, bao bì…… + Đường phố: cành lá cây khô, xác động vật, phân gia súc, đất cát…… - Nhóm 3: Nhóm này bao gồm các cơ sở sản xuất có phát sinh chất thải nguy hại, bệnh viện, trung tâm y tế, …… + Cơ sở phát sinh chất thải nguy hại: chất thải nguy hại, CTR có thể tái chế, CTR không thể tái chế, CTR sinh hoạt, … + Bệnh viện, cơ sở y tế: rác sinh hoạt thông thường, rác y tế, các chất độc hại, … * Tổ chức thu gom: - Đơn vị thu gom phải trang bị các thùng chứa rác riêng biệt đối với từng loại rác khác nhau : Bố trí 2 xe lấy rác riêng biệt để thu 2 loại rác, hoặc sử dụng xe lấy rác có 2 ngăn riêng biệt. - Thu gom theo đúng lịch trình. + Đối với đường phố: Việc quét dọn thu gom được thực hiện bằng chổi cầm tay, rác được thu gom vào xe thô sơ. + Đối với khu vực chợ: Bố trí tầng xuất thu gom 2 lần/ngày. Bố trí các thùng rác trong các khu vực chợ, đội thu gom chịu trách nhiệm thu gom về nơi tập trung rác. * Kiểm tra, giám sát việc thực hiện: - Tổ tự quản môi trường chuyên trách tại các xã để dễ quản lý, giám sát, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc mô hình hoạt động. Đề tài: Xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Nhơn Trạch – Đồng Nai năm 2011.” Page 41 - Định kỳ họp, đánh giá tiến độ và hiệu quả của mô hình và báo cáo về UBND Huyện. Đề tài: Xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Nhơn Trạch – Đồng Nai năm 2011.” Page 42 CHƯƠNG IV MỞ RỘNG : ĐỀ XUẤT CÁC PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN Mục đích của các phương pháp xử lý chất thải rắn là: - Nâng cao hiệu quả của việc quản lý CTR, bảo đảm an toàn vệ sinh môi trường - Thu hồi vật liệu để tái sử dụng, tái chế - Thu hồi năng lượng từ rác cũng như các sản phẩm chuyển đổi Đề tài: Xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Nhơn Trạch – Đồng Nai năm 2011.” Page 43 Hình 4.1. Sơ đồ các phương án xử lý chất thải. 4.1. Lựa chọn công nghệ. Hiện tại có nhiều phương pháp xử lí chất thải rắn, mỗi phương pháp lại có những ưu nhược điểm riêng.  Phương pháp cơ học:  Tách kim loại, thủy tinh, giấy, chất dẻo ra khỏi chất thải.  Làm khô bùn để phốt ( sơ chế)  Đốt chất thải không có thu hồi nhiệt.  Lọc, tạo rắn đối với các chất thải bán lỏng. Đề tài: Xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Nhơn Trạch – Đồng Nai năm 2011.” Page 44  Phương pháp cơ lý;  Phân loại vật liệu trong chất thải;  Thủy phân;  Sử dụng chất thải như nhiên liệu;  Đúc, ép các chất thải công nghiệp để làm vật liệu xây dựng;  Công nghệ ép kiện: Được thực hiện trên cơ sở toàn bộ rác thải tập trung thu gom vào nhà máy, rác được phân loại thủ công trên băng tải, các chất trơ và các chất có thể tận dụng như giấy, nilon, thủy tinh…được thu hồi và tái chế. Những chất còn lại sẽ dùng băng tải chuyển qua hệ thống ép nén bằng thủy lực với mục đích giảm thể tích.  Phương pháp ổn định chất thải rắn bằng công nghệ hydromex: Đây là phương pháp mới nhằm xử lý rác đô thị thành các sản phẩm phục vụ xây dựng, làm vật liệu, năng lượng và sản phẩm nông nghiệp hữu ích.  Xử lý chất thải bằng phương pháp sinh học: Đây là quá trình ổn định sinh hóa các chất hữu cơ thành các chất mùn với thao tác sản xuất và kiểm soát một cách khoa học. Có 2 công nghệ ủ: - Ủ sinh học theo các đống: thực chất công nghệ này là quá trình phân giải phức tạp gluxit, lipit và protein với sự tham gia của các vi khuẩn kỵ khí và hiếu khí. Các điều kiện pH, độ ẩm thoáng khí càng tối ưu, vi sinh vật hoạt động càng mạnh và quá trình ủ xảy ra càng nhanh. - Ủ sinh học theo quy mô công nghiệp: rác tươi được chuyển về nhà máy sau đó được chuyển vào các bộ phận nạp rác và được phân loại trên hệ thống băng tải (tách các phần hữu cơ, chất vô cơ, chất tái sử dụng). Phần còn lại được đưa qua máy nghiền rác và chuyển đến khu vực trộn phân bắc để giữ ẩm. Nếu thị trường có nhu cầu phân hữu cơ cao cấp, phân hữu cơ cơ bản sẽ được trộn với thành phần dinh dưỡng NPK và một số nguyên tố hoá học vi lượng hoặc một số phụ gia kích thích tăng trưởng. Phương pháp này có nhiều ưu điểm: Sử dụng lại được 50% lượng chất hữu cơ có trong thành phần rác thải để chế biến thành phân bón phục vụ nông nghiệp theo hướng cân bằng sinh thái. Tiết kiệm đất sử dụng làm bãi chôn lấp. Vận hành đơn giản dễ bảo trì, dễ kiểm soát chất lượng sản phẩm. Loại trừ 50% lượng rác sinh hoạt bao gồm các chất hữu cơ là thành phần gây ô nhiễm môi trường đất . Giá thành tương đối thấp. Đề tài: Xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Nhơn Trạch – Đồng Nai năm 2011.” Page 45 Nhược điểm: Mức độ tự động của công nghệ chưa cao. Việc phân loại chất thải vẫn dựa vào phương pháp thủ công. Nạp liệu thủ công, năng lượng kém. Phần tinh chế chất lượng kém do tự trang tự chế Phần pha trộn và đóng bao thủ công, chất lượng phân không đồng đều.  Xử lý rác bằng phương pháp đốt Đốt rác là giai đoạn xử lý cuối cùng được áp dụng cho một số rác nhất định. Đây là giai đoạn oxy hoá nhiệt cao với sự có mặt của oxy trong không khí trong đó rác độc hại đựơc chuyển hoá thành khí và các chất rắn không cháy. Năng lượng phát sinh có thể tận dụng cho các lò hơi, lò sưởi, … Mỗi lò đốt phải được trang bị thêm một hệ thống xử lý hiếu khí. Tuy nhiên cần hạn chế phương pháp đốt vì khi đốt không cẩn thận thì sẽ sinh ra các chất độc hại gây ô nhiễm môi trường. Công nghệ đốt có những ưu điểm: Xử lý triệt để các chỉ tiêu ô nhiễm của chất thải sinh hoạt. Xử lý toàn bộ chất thải sinh hoạt mà không cần có nhiều diện tích đất sử dụng làm bãi chôn lấp rác. Nhược điểm của phương pháp này: Vận hành dây chuyền phức tạp, đòi hỏi năng lực kỹ thuật và tay nghề cao. Giá thành đầu tư lớn, chi phí tiêu hao năng lượng và chi phí xử lý cao. Đốt cháy cả đống là lựa chọn khá đơn giản vì rác thải thường được đưa vào một lò đốt chuyển động với tốc độ chậm bên trong khoang đốt, với việc thổi khí qua một ống dẫn chạy qua một tuocbin, rồi qua bộ phận làm giảm bớt ô nhiễm không khí, cuối cùng là qua ống khói và bay vào khí quyển. 4.2. Đề xuất công nghệ ứng dụng cho việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Nhơn Trạch. Nhìn chung, rác sinh hoạt trên địa bàn huyện Nhơn Trạch có thành phần và tính chất khá tương đồng với các khu vực khác ở vùng Đông Nam Bộ. Hàm lượng chất hữu cơ dễ phân hủy trong rác sinh hoạt khá cao (đối với các hộ gia đình từ 44,25 – 90,67%, còn đối với các chợ từ 69,57 – 93,14%). Điều này thích hợp cho việc ứng dụng vào sản xuất phân compost. Mục đích và lợi ích của quá trình làm phân hữu cơ : Đề tài: Xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Nhơn Trạch – Đồng Nai năm 2011.” Page 46 - Ổn định chất thải : Các phản ứng sinh học xảy ra trong quá trình làm phân hữu cơ sẽ chuyển hoá chất hữu cơ dễ thối rữa sang dạng ổn định, chủ yếu là các chất vô cơ ít gây ô nhiễm môi trường khi thải ra đất và nước. - Làm mất hoạt tính của vi sinh vật gây bệnh: Nhiệt độ của chất thải sinh ra từ quá trình phân hủy sinh học có thể đạt khoảng 600C, đủ để làm mất hoạt tính của vi sinh vật gây bệnh, virut và trứng giun sán nếu như nhiệt độ này được duy trì ít nhất 1 ngày. Do đó, các sản phẩm của quá trình làm phân hữu cơ có thể thải bỏ an toàn trên đất hoặc sử dụng làm chất bổ sung dinh dưỡng cho đất. - Thu hồi dinh dưỡng và cải tạo đất: Các chất dinh dưỡng (N, P, K) có trong chất thải thường ở dạng hữu cơ phức tạp, cây trồng khó hấp thụ. Sau quá trình làm phân hữu cơ, các chất này được chuyển hoá thành các chất vô cơ như NO3 -, PO3- 4 thích hợp cho cây trồng. Sử dụng sản phẩm của quá trình chế biến phân từ chất thải rắn hữu cơ bổ sung dinh dưỡng cho đất, có khả năng làm giảm sự thất thoát dinh dưỡng do rò rỉ vì các chất dinh dưỡng vô cơ tồn tải chủ yếu dưới dạng không tan. Thêm vào đó, lớp đất trồng cũng được cải tiến nên giúp rễ cây phát triển tốt hơn. - Tăng khả năng kháng bệnh cho cây trồng: Với hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ hấp thụ và chủng loại vi sinh vật đa dạng, phân hữu cơ không những làm tăng năng suất cây trồng mà còn giảm thiểu bệnh trên cây trồng. Đối với các loại phân hoá học khác cây trồng chỉ hấp thu được một phần chất dinh dưỡng nhưng đối với phân hữu cơ cây trồng có khả năng hấp thụ hầu hết các chất dinh dưỡng, đồng thời cây trồng phát triển tốt và có khả năng kháng bệnh cao. Ứng dụng phân hữu cơ trồng cây sầu riêng do Trung Tâm Nghiên Cứu Cây Ăn Quả Miền Đông Nam Bộ thực hiện cho thấy chỉ số bệnh Phytophthora trên cây Sầu Riêng giảm đáng kể sau 2 – 3 năm bón phân hữu cơ là một ví dụ điển hình. - Những hạn chế của quá trình làm phân hữu cơ. + Hàm lượng chất dinh dưỡng trong phân hữu cơ không thoã mãn yêu cầu + Do đặc tính của chất hữu cơ có thể thay đổi rất nhiều theo thời gian, khí hậu và phương pháp thực hiện, nên tính chất của sản phẩm cũng khác nhau. Bản chất vật liệu làm phân thường làm cho sự phân bố nhiệt độ trong đống phân không đồng đều. Do đó, khả năng làm mất hoạt tính của vi sinh vật gây bệnh trong phân cũng không hoàn toàn. + Quá trình làm phân hữu cơ thường tạo mùi hôi, gây mất mỹ quan…. + Hầu hết các nhà nông vẫn thích sử dụng phân hoá học vì không quá đắt tiền, dễ sử dụng và tăng năng suất cây trồng một cách rõ ràng. Đề tài: Xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Nhơn Trạch – Đồng Nai năm 2011.” Page 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Văn Phước., Quản lý và xử lý chất thải rắn., NXB. ĐH Quốc Gia. 2. Phòng thống kê huyện Nhơn Trạch., Báo cáo thống kê huyện Nhơn Trạch năm 2009. 3. Phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện Nhơn Trạch., Báo cáo về tình hình quản lý chất thải răn sinh hoạt và phương hướng quản lý. 4. UBND Tỉnh Đồng Nai., Quyết định số 7480/QĐ-UBND ngày 26/07/2006 về phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các khu xử lý chất thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2020. 5. UBND tỉnh Đồng Nai., Quyết định số 08/2009/QĐ-UBND, ngày 27/02/2009., Quyết định sửa đổi, bổ sung quyết định số 4798/2003/QĐ-UBT ngày 15/12/2003 của UBND tỉnh Đồng Nai về phương án thu phí vệ sinh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. 6. Viện Môi trường và Tài nguyên., Báo cáo hiện trạng môi trường huyện Nhơn Trạch năm 2007-2008 và xây dựng kế hoạch quản lý môi trường huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai đến năm 2010- định hướng 2015.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfĐỀ TÀI- XÂY DỰNG HỆ THỐNG THU GOM, VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NHƠN TRẠCH - ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2011.pdf