Xây dựng kênh nước thải tuần hoàn đổ ra cửa cống rồi đổ ra sông Bạch Đằng dùng chung cho hai nhà máy là một tiểu hạng mục thuộc dự án nhà máy nhiệt điện Hải Phòng 1&2

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Địa điểm thực tập: Gói thầu só 9-1: Xây dựng kênh nước thải tuần hoàn đổ ra cửa cống rồi đổ ra sông Bạch Đằng dùng chung cho hai nhà máy là một tiểu hạng mục thuộc dự án nhà máy nhiệt điện Hải Phòng 1&2. Thời gian thực tập :Từ ngày 24/1/2008 đến ngày 26/2/2008 Giáo viên hướng dẫn: Tiến Sĩ .Lê Văn Hùng Sinh viên thực tập : Nguyễn Hữu Phong 1.MỤC ĐÍCH : Thực hiện phương châm đào tạo "học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, nhà trường gắn liền với xã hội .", huy động các cơ quan ngoài trường cùng tham gia vào quá trình đào tạo;Củng cố lại kiến thức đã học, liên hệ những kiến thức đã được học với thực tiễn;Chuẩn bị tốt cả về kiến thức và tài liệu cho quá trình làm Đồ án tốt nghiệp sắp tới;Tìm hiểu cách tổ chức, điều hành và hoạt động sản xuất của một công ty, xí nghiệp thiết kế nói chung và thiết kế tổ chức thi công nói riêng. Tiếp cận với công việc thực tế tại các đơn vị sản xuất để học hỏi kinh nghiệm, làm quen với công việc, giảm bớt những bỡ ngỡ khi ra trường. 2.NHIỆM VỤ: 2.1 Thu thập tài liệu:-Vị trí,Nhiệm vụ,Quy mô,Điều kiện tự nhiên,Điều kiện giao thông - Nguồn cung cấp vật liệu, điện, nước; - Điều kiện cung cấp vật tư, thiết bị, nhân lực; - Thời gian thi công được phê duyệt; -Những khó khăn và thuận lợi trong quá trình thi công. 2.2 Đọc tài liệu và tiêu chuẩn xây dựng: Giáo trình thi công tập I và II;Giáo trình thủy công;Giáo trình thủy văn công trình;Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 285-2002, TCXDVN 371-2006, TCXDVN 296-2004, TCXDVN 305-2004, TCXDVN 313-2004 ;Quy phạm tính toán thủy lực cống dưới sâu QPTL C-1-75;Quy phạm tính toán thủy lực đập tràn QPTL C-8-76;Tiêu chuẩn thiết kế dẫn dòng trong xây dựng công trình thủy lợi 14TCN 57-88;Thủy lực chặn sông của X.V.IzBas;Giáo trình thủy lực Tập I, II và III;Sổ tay tính thủy lực P.G. KIXELEP;Tiêu chuẩn ngành 14 TCN 59-2002, 14 TCN 63-73-2002, 14 TCN 20-2004, 14 TCN 120-2002, 14 TCN 12-2002, 14 TCN 12-2002, ;Luật xây dựng;Thông tư 05/2007/TT-BXD của Bộ Xây dựng ngày 25/07/2007;Văn bản số 1751/BXD-VP “V/v Công bố Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình” ngày 14/08/2007 của Bộ xây dựng;Đơn giá Hà Nội, nơi công trình được xây dựng hiện hành;Sổ tay chọn máy thi công, máy làm đất;Định mức dự toán 24/2005/QĐ-BXD của Bộ xây dựng ngày 29/07/2005.

doc19 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2824 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng kênh nước thải tuần hoàn đổ ra cửa cống rồi đổ ra sông Bạch Đằng dùng chung cho hai nhà máy là một tiểu hạng mục thuộc dự án nhà máy nhiệt điện Hải Phòng 1&2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Địa điểm thực tập: Gói thầu só 9-1: Xây dựng kênh nước thải tuần hoàn đổ ra cửa cống rồi đổ ra sông Bạch Đằng dùng chung cho hai nhà máy là một tiểu hạng mục thuộc dự án nhà máy nhiệt điện Hải Phòng 1&2. Thời gian thực tập :Từ ngày 24/1/2008 đến ngày 26/2/2008 Giáo viên hướng dẫn: Tiến Sĩ .Lê Văn Hùng Sinh viên thực tập : Nguyễn Hữu Phong 1.MỤC ĐÍCH : Thực hiện phương châm đào tạo "học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, nhà trường gắn liền với xã hội...", huy động các cơ quan ngoài trường cùng tham gia vào quá trình đào tạo; Củng cố lại kiến thức đã học, liên hệ những kiến thức đã được học với thực tiễn; Chuẩn bị tốt cả về kiến thức và tài liệu cho quá trình làm Đồ án tốt nghiệp sắp tới; Tìm hiểu cách tổ chức, điều hành và hoạt động sản xuất của một công ty, xí nghiệp thiết kế nói chung và thiết kế tổ chức thi công nói riêng. Tiếp cận với công việc thực tế tại các đơn vị sản xuất để học hỏi kinh nghiệm, làm quen với công việc, giảm bớt những bỡ ngỡ khi ra trường. 2.NHIỆM VỤ: 2.1 Thu thập tài liệu:-Vị trí,Nhiệm vụ,Quy mô,Điều kiện tự nhiên,Điều kiện giao thông - Nguồn cung cấp vật liệu, điện, nước; - Điều kiện cung cấp vật tư, thiết bị, nhân lực; - Thời gian thi công được phê duyệt; -Những khó khăn và thuận lợi trong quá trình thi công. 2.2 Đọc tài liệu và tiêu chuẩn xây dựng: Giáo trình thi công tập I và II; Giáo trình thủy công; Giáo trình thủy văn công trình; Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 285-2002, TCXDVN 371-2006, TCXDVN 296-2004, TCXDVN 305-2004, TCXDVN 313-2004..; Quy phạm tính toán thủy lực cống dưới sâu QPTL C-1-75; Quy phạm tính toán thủy lực đập tràn QPTL C-8-76; Tiêu chuẩn thiết kế dẫn dòng trong xây dựng công trình thủy lợi 14TCN 57-88; Thủy lực chặn sông của X.V.IzBas; Giáo trình thủy lực Tập I, II và III; Sổ tay tính thủy lực P.G. KIXELEP; Tiêu chuẩn ngành 14 TCN 59-2002, 14 TCN 63-73-2002, 14 TCN 20-2004, 14 TCN 120-2002, 14 TCN 12-2002, 14 TCN 12-2002,…; Luật xây dựng; Thông tư 05/2007/TT-BXD của Bộ Xây dựng ngày 25/07/2007; Văn bản số 1751/BXD-VP “V/v Công bố Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình” ngày 14/08/2007 của Bộ xây dựng; Đơn giá Hà Nội, nơi công trình được xây dựng hiện hành; Sổ tay chọn máy thi công, máy làm đất; Định mức dự toán 24/2005/QĐ-BXD của Bộ xây dựng ngày 29/07/2005. VỊ TRÍ CÔNG TRÌNH Vị trí địa lý: Vị trí xây dựng nhiệt điện Hải Phòng nằm chủ yếu xã Tam Hưng , nằm gọn giữa tuyến đê sông Giá chảy ra sông Bạch Đằng và đoạn quốc lộ 10 sát Phà Rừng có toạ độ địa lý: X=20057’ Y=106045’ - Phía Bắc vị trí là thị trấn Minh Đức có khu công nghiệp xi măng Chinh Phong (ngăn cách bởi sông Giá), Phía Đông giáp phà Rừng, phía Nam giáp khu công nghiệp đóng tàu biển Nam Triệu, Phía Tây là xí nghiệp nhựa đường Caltex. Tuyến kênh thải nước tuần hoàn được xuất phát từ nhà máy chính, chạy theo hướng chính Nam ra đến bãi thải xỉ, rồi chuyển hướng vuông góc theo hướng đông ra sông Bạch Đằng Địa điểm xây dựng: Hệ thống kênh thải nước tuần hoàn năm trên địa phận xã Tam Hưng và Phục Lễ thuộc huyện Thủy Nghuyên, Hải Phòng. Tuyến kênh theo hướng Bắc – Nam. Nằm trên cánh đồng lúa và hoa màu nông nghiệp. Điểm đầu tuyến kênh tiếp nối với bể tiêu năng của đường ống ngầm thải nước tuần hoàn từ trong nhà máy ra,tại vị trí gần tiếp giáp với đường Quốc lộ 10. Phạm vi kênh thuộc gói thầu 9-1 dài 3.175m; Điểm tiếp giáp giữa gói thầu 9-1 và gói thầu 9-2 nằm sát cống tiêu cuối cùng của trên tuyến kênh. tọa độ điểm bắt đầu tim kênh thuộc gói 9-2: (X=2315266,00; Y=682898,86), cách chân đê phía đồng của tuyến đê hữu sông Bạch Đằng khoảng 50m.Đoạn cuối kênh bê tông cốt thép cắt qua đê Bạch Đằng. Đây là tuyến đê cấp 3 do Chi Cục Phòng chống lũ lụ t và Quản lý đê điều thành phố Hải phòng quản lí . tổng chiều dài tuyến công trình thuộc phạm vi gói 9-2 là 866,25m. Khu vực xây dựng cắt ngang tuyến đê sông Bạch Đằng và khu vực rừng xú vẹt chắn sóng trên bãi sông Bạch Đằng có địa hình tương đối bằng phẳng , cắt ngang qua một số đầm nuôi tôm có mái bờ đất với độ dốc tỉ lệ xấp xỉ 1:2 . NHIỆM VỤ CÔNG TRÌNH; Kênh xả nước dùng chung cho 2 nhà máy nhiệt điện Hải Phòng 1d 2 có nhiệm vụ xả lưu lượng tối đa là 55m3 / s nước làm mát từ máy ra sông Bạch Đằng trong toàn bộ thời gian vận hành nhà máy . Quy m ô k ết c ấu h ạng m ục c ông tr ình; Cấp công trình và các chỉ tiêu thiết kế : Công trình được xác định là công trình cấp I tần suất đảm bảo chỉ tiêu 95% (do kênh bê tông thành đứng ,bắt buộc phải tiêu thoát ra sông Bạch Đằng toàn bộ lưu lượng làm mát cho cả hai nhà máy ). Không đặt vấn đề đảm bảo giao thông thủy ở đây mặc dù lòng kênh sau cống ra phía sông tương đối rộng . Không đăặt vấn đề tính toán tiêu nước mưa do thành kênh xả tuần hoàn rất cao , không thể xảy ra hiện tượng tràn nước vào kênh sau khi mưa lũ . Các thông số thiết kế chủ yếu : Hệ thống kênh thải nước tuần hoàn nằm trên địa phận xã Tam Hưng và Phục Lễ thuộc Huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng. a. Khu vực xây dựng công trình nằm trong vùng động đất cấp 7MSK. b. Do lưu lượng nước thải tuần hoàn là Q = 55m3/s, cốt mặt đê hiện tại là +4,20m và đáy kênh ở điểm đầu giới hạn ở cốt +0,712m, nên để đảm bảo khả năng thoát nước, bề rộng lòng kênh phải có b = 15,0m, và bề cao tối thiểu hmin = 3,488m (đỉnh kênh luôn ở cốt +4,2m). BẢNG TỔNG HỢP CÁC THÔNG SỐ THIẾT KẾ TT Thông số chính Đơn vị TKKT BVTC Cấp công trình I I Mức đảm bảo tiêu nước % 1% 1% Mực nước đỉnh chiều lớn nhất (p=1%) m +2,82 +2,82 Mực nước đỉnh chiều lớn nhất (p=99%) m -1,98 -1,98 Mực nước đỉnh chiều lớn nhất (p=0,1%) m +2,99 +2,99 Mực nước đỉnh chiều lớn nhất (p=1%) m +3,14 +3,14 Chiều dài kênh m 3,175 3,122 Mặt cắt kênh (Bxh) m Mặt cắt thượng lưu kênh m 15x3,5 15x3,5 Mặt cắt hạ lưu kênh m 15x4,44 15x4,44 Lưu lượng xả m3/s 55 55 Độ dốc dọc ‰ 0,3 0,3 Số lượng cầu giao thông H5 cái 03 03 Số lượng cầu giao thông H10 cái 01 01 Số lượng cầu giao thông xe thô sơ cái 01 01 Số lượng cầu giao thông cho người đi bộ cái 01 01 Số lượng cống luồn cái 07 07 Chiều dài tuyến đường dân sinh m 3.150 3.150 Bề rộng làn xe tuyến đường dân sinh m 3,5 3,5 Chiều dài tuyến đường ra bãi xỉ m 3.220 3.220 Bề rộng làn xe tuyến đường ra bãi xỉ m 5 5 Khối lượng bê tông kênh m3 37.830 37.830 Tổng diện tích chiếm đất m2 182.557 182.557 Diện tích chiếm đất vĩnh cửu m2 139.070 139.070 Diện tích chiếm đất tạm thời m2 43.488 43.488 Chiều dài kênh so với thiết kế kỹ thuật giảm đi 53m, do bước thiết kế bản vẽ thi công 53m này được thiết kế điều chỉnh gắn liền với hạng mục cửa cống qua đê, nên đoạn này được chuyển sang gói thầu cửa Cống qua đê và kênh xả ra sông Bạch Đằng Các thông số thiết kế và cấp hạng mục kỹ thuật của kênh mặt cắt ngang hình chức nhật theo tính toán là: - Lưu lượng xả của kênh: Q = 55 m3/s (Cho cả 2 nhà máy) - Độ nhám lòng kênh BTCT : n = 0,017 - Độ dốc dọc đáy kênh: I = 0,0003 - Chiều dài kênh : L = 3,122 m - Chiều rộng kênh: b = 15 m - Cấp thiết kế công trình : Cấp 1 ( Theo TTCXDVN 285 – 2002) - Kênh thải nước tuần hoàn dài 3.122m, có bề rộng lòng kênh 15,0m, độ dốc dọc đáy kênh 0,3‰. - Đỉnh thành kênh toàn tuyến ở cốt cao +4,20m, còn lòng kênh có cốt cao độ ở điểm đầu là +0,7m và ở điểm cuối là -0,24m (thành kênh có chiều cao ở điểm đầu là 3,5m và ở điểm cuối là 4,44m). - Kết cấu chính của thành và đáy kênh được làm bằng bê tông cốt thép mác 300. Dưới đáy móng, thay lớp đất cũ bằng một lớp cát trung (loại cát xây) đầm chặt, đạt hệ số k=0,95 với bề dạy ít nhất là50cm. Tại vị trí có các cầu đi qua, lớp cát đệm ở đáy kênh tăng lên độ dày là 1,0m. - Kết cấu toàn tuyến kênh chia làm 93 phân đoạn, mỗi phân đoạn dài 33,3m, (các phân đoạn 71 và 75 dài 44,4m) . Các phân đoạn được nối với nhau bằng khe nối có bề rộng 33mm, mối nối được thiết kế đảm bảo chống thấm ra ngoài thành kênh. Liên kết thành kênh và đáy kênh là bê tông đổ liền khối để đảm bảo khả năng chống thấm cao cho đáy kênh, tại vị trí điểm tạm ngừng do đổ bê tông phải được xử lý theo tiêu chuẩn khi tiếp tục đổ. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU THỦY VĂN. 4.1.5 Điều kiện tự nhiên khu vực xây dựng công trình . 4.1.5.1 Điều kiện địa hình : Khu vực nhà máy chính hiện là các nhà vườn, ruộng lúa ao hồ nuôi trồng thuỷ sản. Phần Bắc quốc lộ 10 là khu dân cư mới xây dựng không lâu 10-15 năm trước là khu ruộng nước, còn lại là ao và các hồ nuôi trông thuỷ sản cả ở trong đê và ngoài đê ( sông Giá) khu vực này khá bằng phẳng chiếm 30 ha. Hiện tại khu vực đang có dân cư sinh sống. Khu vực tuyến kênh thải nước tuần hoàn đi qua hiện tại là ruộng lúa, ao đầm thuỷ sản, hệ thống kênh mương tưới tiêu và mạng lưới đường giao thông liên thôn liên xã. Điểm đầu tuyến kênh tiếp nối với đường ống ngầm thải nước tuần hoàn từ trong nhà máy ra. Điểm cuối kênh cắt ra đê sông Bạch Đằng, kênh cấp 3 do cục đê điều quản lý. 4.1.5.2 Tình trạng đường hiện tại : Mạng lưới đường giao thông khu vực tuyến kênh đi qua hiện tại là đường giao thông liên thôn, liên xã. Đa số mặt đường là đường đất, một số đường có bề rộng mặt đường có thể cho phép xe công nông có tải trọng nhẹ đi qua. Phần lớn là đường giành cho các xe thô sơ và người đi bộ. Các công trình khác: Các công trình khác thuộc khu vực tuyến kênh thải nước tuần hoàn đi qua bao gồm: ruộng lúa ao đồng thuỷ sản, hệ thống kênh mương tưới tiêu và một số di tích mộ cổ yêu cầu không xâm phạm … Ruộng lúa ao đầm thuỷ sản thuộc phạm vi tuyến kênh đi qua, có thể được đền bù và san lấp mặt bằng. Duy nhất một số mộ cổ yêu cầu không xâm phạm thì tuyến kênh không đi qua, chỉ có hạng mục đường 2 bên tuyến kênh đi qua được xử lý nắm tuyến bánh đảm bảo không xâm phạm đên di tích. Hệ thông kênh mương tưới tiêu đồng ruộng nơi tuyến kênh đi qua được xử lý bằng các đường ống, cống ngầm và cồng xi phông đảm bảo thoát nước theo yêu cầu. 4.1.5.3 Điều kiện khí hậu thuỷ văn: - Khí hậu: Khu vực kênh thải nước tuận hoàn nặm trong vụng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết phân thành 4 mùa rõ rệt trong năm: mùa hạ nắng nóng mưa nhiều; mùa đông lạnh và khô; mùa xuân và mùa thu là giai đoạn chuyển tiếp mùa nóng và mùa lạnh, thời kỳ mưa bão thường tập trung vào khoảng từ tháng 5 đến tháng 9; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. - Đặc trưng về nhiệt độ : Nhiệt độ là yếu tố khí hậu cơ bản, hệ quả của tác động tổng hợp của bức xạ mặt trời với khả năng hấp thụ của bề mặt vùng và nguồn nhiệt do hoàn lưu khí quyển mang đi ( nhập vào ). Nhiệt độ trung bình tháng 1 là thấp nhất trong năm của khu vực Hải Phòng là 160C. Nhưng nhiệt độ thấp nhất thường xảy ra tháng 12 ( 4,50C) tháng 7 có nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm của khu vực Hải Phòng là 280C. Tuy nhiên nhiệt độ tối cao khu vực Hải Phòng là tháng 5-7. Nhiệt độ mùa đông thấp nhất và không ổn định, nhiệt độ mùa hè cao và khá ổn định. Nền nhiệt độ không khí tại Hải Phòng tăng nên rõ rệt ở thập kỷ cuối của thế kỉ 20. Nhiệt độ trung bình tháng trong năm tại Hải Phòng dao động từ 16,30C đến 28,50C, trung bình nhiều năm là 230C, tổng nhiệt độ năm dao động từ 80000C-85000C. Các đặc trưng khác của nhiệt độ như các cực trị, trung bình cực trị có sự phân hoá theo mùa. Trên khu vực Hải Phòng do ảnh hưởng của biển các cực trị nhiệt độ đều giảm so với các khu vực nằm sâu trong lục địa như Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh. Bảng đối sánh nhiệt độ khu vực nghiên cứu Đo tại trạm Phú Liễn Hải Phòng (1961-2001) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm Nhiệt độ tối thấptuyệtđối(0C) 5.9 4.5 6.1 10.4 20.0 18.4 20.3 20.4 15.6 13.7 9.0 4.9 4.5 Nhiệt độ tối cao tuyệtđối(0C) 30.4 33.3 35.0 37.4 38.7 37.8 38.5 36.9 35.7 33.7 33.1 29.3 38.7 Nhiệt độ không khí trung bình(0C) 16.3 16.7 19.2 22.9 26.5 28.1 29.4 27.8 26.9 24.6 21.4 18.1 23.1 Biên trình ngày của nhiệt độ trung bình các tháng cho ta quy luật diễn biễn tương đối ổn định của nhiệt độ hàng ngày, biên trình ngay phụ thuộc nguồn năng lượng trái đất hấp thụ được từ bức xạ mặt trời. Nhiệt độ trung bình ngày lớp bờ biển lớp bề mặt thường cao hơn nhiệt độ không khí trung bình tương ứng trên đất liền hoặc đảo lớn khoảng 10 -20 , những ngày có gió mùa đông bắc chênh lệch lớn hơn 50- 60 . Đặc trưng chế độ mưa : Huyện thuỷ nguyên Hải Phòng có lượng mưa tương đối lớn. Lương mưa trung bình năm trung bình trong khu vực này 1697 m/m tương tự ở đồng bằng Bắc Bộ, tháng có lượng mưa trung bình cao nhất là tháng 8 ( 355.2 m/m ), tháng 12 có lượng mưa thấp nhất năm (21,3 m/m). Bảng tổng lượng mưa tháng Đo tại trạm Phú Liễn từ 1961 -2001 Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tổng năm Trung bình m/m 24.1 28.4 52.6 90.3 202.4 247.7 226.8 355.2 253.2 156.2 38.7 21.3 1697.3 Mưa tập trung vào mùa hè chiếm 85.1% lượng mưa cả năm, lương mưa trung bình trong 40 năm qua các tháng mùa mưa dao động từ 200-357m. Lượng mưa còn lại các tháng mùa khô dao động từ 20-91 m/m. Trong những tháng chính của mùa mưa ( tháng 6 đến tháng 9) chịu ảnh hưởng của các nhiễu động nhiệt đới như bão, áp thấp nhiệt đới, hội tụ nhiệt đới. Độ ẩm: Độ ẩm lớn nhất : 91%. Độ ẩm trung bình nhiều năm: 85% Độ ẩm nhỏ nhất (trong năm) : 30% Chế độ gió bão: Do ví trí địa hình ở khu vực Hải Phòng cơ chế gió mùa hè là Đông Nam và Nam, ở các địa hình cao, núi đồi, tốc độ gió lớn hơn rõ rệt so với các khu vực nằm ở dưới thấp. Tốc độ gió cực đại là một cực trị khí hậu gắn với một số thiên tai gây tác hại đối với công trình tồn tại trên khu vực này. Trên khu vưc Hải Phòng gió cức đại trong các tháng mùa đông có thể do gió mùa đông bắc gây ra nhưng cũng có thể do dông và lốc gây ra. Vào các tháng mùa hè gió cực đại hàng tháng chủ yếu do lốc, dông và gió xoáy thuận nhiệt đới gây ra. Mùa xuân và thu gió cực đại ở đây chủ yếu do lốc. Bảng: Tốc độ gió (m/s). Đo tại trạm Phú Liễn Tháng tốc độ gió 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 năm Cực đại 19 24 27 31 28 33 51 44 40 25 24 20 51 Trung bình 3.2 3.3 3.4 3.8 4.1 4.1 4.1 3.4 3.4 3.6 3.5 3.4 3.6 Trung bình hàng năm tại Hải Phòng chịu ảnh hưởng trực tiếp của 1 đến 2 cơn bão và còn chịu ảnh hưởng gián tiếp 4-5 cơn bão đổ bộ vào các vùng lân cận. Khi bão đổ bộ vào đất liền thường lại trùng với thời kỳ triều cường gây ra hiện tượng nước dâng cao, sóng lớn cùng gió mạnh, gây thiệt hại cho các công trình, tài sản ruộng vườn của cộng đồng của khu vực này. Những ảnh hưởng gián tiếp của bão và áp thấp nhiệt đới tuy không có gió mạnh nhưng gây ra mưa to và có thể kéo dài ngày. Khu vực Hải Phòng bão đổ bộ vào các tháng 7,8,9. Điều cân lưu ý là: vùng có gió mạnh ở phía Bắc tâm bão bao giờ cũng rộng hơn, mạnh hơn rõ rệt, vì thế cơn bão độ bộ vào miền Nam Hải Phòng hoặc Bắc Thanh hoá vẫn có thể cho gió mạnh cấp 9 đến 10 ở Hải Phòng. Tốc độ gió trong một số cơn bão đặc trưng đổ bộ vào khu vực Hải Phòng như “Wendy” năm 1968 hướng Nam, Đông Nam có tốc độ gió > 50m/s hoặc cơn bão “ Sarah” năm 1977 hướng Đông Nam có tốc độ gió 50 m/s (trạm Phú Liễm ). Biên độ nước dâng do bão tại trạm Do Nghi. Stt Ngày /tháng /năm Mực nước đỉnh triều m Biên độ nước dâng 1 13/8/1968 1.62 2.53 2 18/7/1971 2.32 3.42 3 21/7/1977 2.16 3.13 4 23/7/1980 2.16 3.65 5 22/7/1986 2.51 3.97 Đặc điểm về thuỷ văn khu vực xây dựng công trình: Khu vực xây dựng nhà máy nhiệt điện Hải Phòng nằm sát cửa sông Giá đổ ra sông Bạch Đằng và có chế độ thuỷ văn bị Chi +Các số liệu quan trắc mực nước: Mực nước lớn nhất (1968):+2,64 m Mực nước trung bình năm: +0,24m Mực nước đỉnh triều trung bình: +1,11÷1,40m Mực nước chân triều trung bình:-0,90÷0,62m +Xác định mô hình triều thiết kế : Từ kết quả tính toán xác định được các đặc trưng và luật phân phối xác xuất mực nước đỉnh triều lớn nhất trong tháng, trong năm, chân triều thấp nhất trong năm để đi đến xác định mực nước đỉnh triều và chân triều ứng với tần xuất thiết kế. Trên cơ sở phân tích chế độ thủy triều trên sông Gía-Bạch Đằng đo đạc ở trạm Do Nghi đã lựa chọn được 2 mô hình triều thiết kế,đại biểu cho 2 mùa đặc trưng, kết quả tính toán như sau: Mực nước lớn nhất (tần suất 1%) : +2,82m Mực nước thấp nhất (tần suất 99%):-1,98m Vùng cửa sông Bạch Đằng có dạng hình phễu với độ rộng lớn nên chịu ảnh hưởnh mạnh của thủy triều từ biển xâm nhập vào. Chế độ thủy triều vùng cửa sông Bạch Đằng mang tính chất nhật triều thuần nhất vịnh Bắc Bộ. Dạng quá trình mực nước gần dạng hình sin thời gian triều dâng và thời gian triều rút gần xấp xỉ bằng nhau nhưng thời gian triều dâng nhỏ hơn triều rút 1-2 giờ. Chu kì thủy triều ở đây xấp xỉ chu kì triều của Hòn Dấu (Đồ Sơn) điênt hình cho khu vực . Qua thống kê nhiều năm độ lớn thủy triều tại Hòn Dấu cao hơn cao độ dung trong báo cáo thiết kế kĩ thuật này +1,86m Mực nước biển trung bình nhiều năm : 1,9m Mực nước biển lớn nhất nhiều năm : 4,21m(22/10/85) Mực nước biển thấp nhất nhiều năm : -0.07m(21/12/64) Chênh lệch triều lớn nhất nhiều năm : 3,94m(23/12/68) Theo qui luật nhiều năm của trạm Hòn Dấu trong năm thủy triều thường cao nhất vào các tháng 9,10,11 thấp nhất vào các tháng 2,3,4 các tháng còn lại xấp xỉ trung bình toàn năm. +Nhiệt độ nước sông : Nhiệt độ nước trung bình năm :24,8˚C Nhiệt độ nước cao nhất tuyệt đối : 34,7˚C Nhiệt độ cao nhất trung bình tháng : 30,0˚C Nhiệt độ nước thấp nhất tuyệt đối : 10,5˚C Các chỉ tiêu khác của sông Bạch Đằng : Độ mặn cực đại : S = 12,1% Độ mặn cực tiểu : S = 0,04% Mùa lũ phù xa lớn nhất :Pmax=1Kg/m3 4.1.5.4 Đặc điểm địa chất công trình : Tuyến kênh này có chiều dài 3km đi qua cánh đồng lúa nước của xã Tam Hưng vá xã Phục Lễ địa hình khá bằng phẳng . Đất nền của tuyến kênh thải xỉ khá đống nhất, bao gồm các lớp từ trên xuống dưới. Lớp 1: Lớp đất trống trọt dày 0,5-2,0m á sét chặt vừa. Tính thấm bé 10-4 cm /s dễ đào lấp bằng thủ công hay cơ giới Lớp 2 :Lớp á sét dẻo chảy màu xám đen,lớp này yếu, tính nén lún lớn không đều Lớp 3: Lớp sét màu vàng, nâu đỏ , đốm trắng loang đỏ , dẻo cứng là lớp có phổ biến trên khu vực nghiên cứu , gặp thấy hầu hết ở các lỗ khoan độ sâu phân bố từ 4,5m đến 16,5m tại tuyến kênh này . Đây là lớp đất tương đối tốt cho trụ móng của đương ông . Các chỉ tiêu cơ lí : =1,81g/cm3 =1,29 g/cm3, góc ma sát trong φ=7o58’,lực kết dính C=0,1Kg/cm3 Lớp 4: Đất á sét màu xám lục xám đen trạng thái dẻo chảy chứa ít mảnh vỏ sò và tàn tích hữu cơ phân hủy tốt . Lớp 4 này chưa được cố kết phân bố không liên tục , dày mỏng khác nhau thậm chí vát nhọn mất hẳn và thường nằm ở độ sâu dưới 10m ngay dưới lớp sét loang lổ . Lớp 5: Sét màu nâu ,nâu vàng ,thường nằm dưới lớp 4 trạng thái chặt ,dẻo cứng ,độ dày biến đổi từ 2-10m phân bố không liên tục . Trong lớp á sét thường gặp các thấu kính mỏng 0,5-2m cát,á cát .Lớp 5 nhìn chung được cố kết tương đối chặt , tại tuyến kênh chỉ thấy ở phía nam từ lỗ khoan TK24 đến TK32. Lớp 6 : Cát thạch anh ,á cát nằm sâu 20, trở xuống ,độ dày 4-10m diện tích phân bố không lien tục phía Bắc tuyến kênh gặp thấy ở lỗ khoan TK3, ở giữa tuyến kênh gặp được ở lỗ khoan TK24,ở phía nam tuyến gặp được ở lỗ khoan TK33.Lớp này thường nằm trực tiếp lên bề mặt lớp đá gốc của móng uốn nếp tuổi Devon . Tính nén lún trung bình , độ chặt không đều Lớp 7 : Đới phong hóa mạnh mẽ của trầm tích lục nguyên hệ tầng Dưỡng Động (D1-2dđ) gồm cát kết bột kết xen sét kết . Độ dày lớp này tương đối lớn trên 20m tại tuyến kênh bắt gặp ở các lỗ khoan sâu trên 15m -30m như TK3, TK8 , TK9 , TK10 ,TK17 ,TK33 Điều kiện dân sinh kinh tế khu vực : Dân cư ở đây phân bố không đồng đều chủ yếu sống tập trung vùng ven quốc lộ 10. Điều kiện sống khá ổn định 2/3 số dân có độ tuổi từ 18-40 đều chủ yếu làm việc ở các công ty đóng tàu biển Nam Triệu , xí nghiệp nhựa đường Caltex và một số công trình xí nghiệp khác .Số còn lại phát triển nông nghiệp ,chăn nuôi và bán buôn bán lẻ . Mức sống đảm bảo chất lượng. Nguồn cung cấp vật liệu ,điên nước: Vật liệu xây dựng dự kiến được cung cấp từ các nguồn trong nước có xuất xứ ,nguốn gốc rõ rang và vật tư từ nơi sản xuất phải được cấp chứng chỉ đảm bảo chất lượng đáp ứng yêu cầu kĩ thuật theo tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành . Các loại vật tư chính bao gồm : Xi măng : xi măng được cung cấp từ các nhà máy xi măng Hoàng Thạch ,Phúc Sơn , Chính Phong –Hải Phòng … Bê tông do nhà máy tự sản xuất bằng trạm trộn có dung tích lớn đảm bảo cho công tác thi công bê tông khối lớn hoặc lấy từ nhà máy bê tông ở khu vực xây dựng . Trộn bê tông phù hợp tiêu chuẩn TCVN 2682-1989 và TCVN 6067-1995 . Gạch : được cung cấp từ các nhà máy ở khu vực Giếng Đáy ,Chí Linh , Đông Triều –Hải Dương hoặc một số nhà máy khác Cát vàng: được khai thác từ các khu vực Cầu Đầm ,Đông Triều –Quảng Ninh, Chi Linh –Hải Dương có chất lượng cao đảm bảo cho công tác bê tông Cát đen : khai thác từ các mỏ ở sông Hồng (Phú Lương-Hải Dương),Cầu Đuống (Hà Nội). Đá : được vận chuyển tới công trường từ Tràng kênh (Hải Phòng ) .Phú Thứ ,Kinh Môn , Quảng Ninh ,đá có cường độ bảo đảm kĩ thuật . Gỗ: Được khai thác từ những cơ sở chế biến tại Quảng Ninh ,Hải Phòng ,Bắc Giang. Sắt thép : Sắt thép cho các cấu kiện BTCT là loại thép có thương hiệu nước ngoài hoặc của VIệt Nam đủ tiêu chuẩn như thép Việt Hàn ,Việt Nhật ,Vinakansai hoặc Gia sàng ,VIệt Úc …. Cốt thép cho thi công cầu bao gồm các loại thép tròn và có gân thuộc CT3 và CT5. Điện : Nguông điện dùng cho sinh hoạt là nguồn điện do nhà đầu tư liên hệ với hộ dân dùng chung hoặc mua .Nguồn điện dùng cho thi công lấy từ máy phát điện 380 V- 10A công suất 3,5 -4 KW loại máy liên doanh do các nước tiên tiến trên thế giới sản xuất . Nước : Nước trộn bê tông ,vữa phải là nước sạch ,không có chất lơ lửng hoặc axit…lấy từ nhà máy nước Minh Đức đảm bảo chất lượng hay lấy từ hồ Minh đức hoặc giếng đào đảm bảo chất lượng thí nghiệm đạt yêu cầu kỹ thuật của dự án để trộn bê tông cho phù hợp yêu cầu kỹ thuật quy định trong TCXDVN 302-2004. Qua quá trình khảo sát khu vực thi công nhà thầu nhận thấy có thể sử dụng lượng nước mặt hoặc nước ngầm ở tầng nông ở xung quanh khu vực thi công ,lọc để sử dụng làm nước thi công, nhà thầu sẽ xây dựng các bể lọc ngay tại công trình thi công.Bên cạnh đó ,nhà thầu sẽ liên hệ với nhà máy đóng tàu Nam Triệu để sử dụng nước từ đừơng ống cấp nước của nhà máy chạy dọc quốc lộ 10. 4.1.2 Điều kiện cung cấp thiết bị , vật tư,nhân lực : + Bộ phận kĩ sư ,kĩ thuật tại công trường : Nhà thầu lập một ban điều hành dự án tại công trường .Địa điểm tại xóm 6 –xã Tam Hưng –huyện Thuỷ Nguyên – thành phố Hải Phòng cách vị trí công trường đang thi công là 500m . Nhân sự của ban điều hành gồm 01 chủ nhiệm công trình và 2 kĩ sư làm công tác nội nghiệp và 2 kĩ sư quản lý trực tiếp công trường ,01 kế toán công trường ,tuỳ theo yêu cầu công việc nhân sự ban điều hành sẽ được nhà thầu điều động thêm . Ban điều hành có nhiệm vụ chỉ đạo công tác thi công ,làm việc với chủ đầu tư và tư vấn giám sát trong suốt quá trình thi công…. Đội ngũ công nhân : Sử dụng đội ngũ công nhân lành nghề có tay nghề cao từ bậc 3/7 trở lên đã qua đào tạo cơ bản về các loại công tác xây dựng .Đội ngũ thợ này có ý thức kỉ luạn tốt ,có nhiều kinh nghiệm tay nghề do đã thi công nhiều các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp mà chủ đầu tư là các liên doanh với nước ngoài hoặc trong nước . Nhà thầu sẽ xây dựng các lán trai công nhân trực tiếp trên công trường cũng như thuê các nhà dân xung quanh khu vực thi công cho công nhân ở và sinh hoạt. + Trang thiết bị phục vụ cho thi công : Tại trụ sở văn phòng điều hành bố trí các phương tiện máy móc làm việc đạt hiệu quả cao như điện thoại ,fax, bộ đàm cầm tay ….Đặc biệt bố trí 04 máy tính ,01máy in laser .01 máy photocopy để phục vụ công tác hoàn công ,soạn thảo văn bản ….bằng các chương trình Word, Exel, autocad 2004,microsoft project…. Trang thiết bị các dụngcụ cầm tay phục vụ cho công việc thi công của công nhân ,nhằm đảm bảo chất lượng năng suất như : Lái xe ,lái máy trang bị cho mỗi xe một bô đồ nghề sửa chữa . Thợ nền và hoàn thiện : thước đo chiều dài ,thước nhôm L > 2m. Quả dọi , ni-vô , thước góc vuông , dây nilon ,dàn giáo thép . Thợ sắt : được trang bị tời , máy cắt ,máy uốn sắt ,máy hàn . Các thiết bị thi công dự kiến dự kiến được cung cấp : Về san nền : Khu vực san có diện tích 11 ha. Thiết bị thi công chủ yếu dự kiến gồm các loại sau : Stt Tên thiết bị Đơn vị Số lượng Ghi chú 1 Máy ủi Xe 9 1dự phòng 2 Máy xúc 1,5 m3 Xe 8 3 Ô tô tự đổ 10-12 tấn Xe 20 4 Ô tô cẩn cẩu nâng 5 tấn Xe 3 5 Máy đầm >hoặc= 16T Xe 8 6 Đầm chân cừu Bộ 2 1 bộ gồm 5 lu và 1 xe xích kéo 7 Dầm tay > hoặc = 0,25 T Cái 6 8 Ô tô tưới nước Xe 5 9 Máy bơm nước Cái 9 10 Máy cạp tự hành > hoặc = 9 m3 Xe 2 11 Lu dung tự hành Xe 2 12 Thiết bị nấu nhựa trực tiếp Bộ 3 Về thi công cấu kiện BTCT: Dự kiến thiết bị thi công BTCT gồm các loại sau : Stt Tên thiết bị Đơn vị Số lượng Ghi chú 1 Ô tô tải vật liệu 5T -10T Xe 24 2 Máy trộn bê tông V = 500l Cái 9 3 Máy trộn vữa V = 50l Cái 3 4 Ô tô chuyên dụng trở bê tông và vữa 4000l Cái 3 5 Máy đầm bàn ( loại 1,8KW) Cái 6 6 Máy đầm dùi (loại 2,2 Kg) Cái 20 7 Máy ép cọc Cái 2 + Trang thiết bị phục vụ cho công tác kiểm tra chất lượng : Sử dungj các loại máy đo đạc phục vụ cho công tác trắc địa như : máy toàn đạc điện tử ,máy thuỷ bình , thước bằng thép 100 m, mia, dọi ,dây,…. Những loại máy đã được kiểm định và cho phép sử dụng để đạt được độ chính xác cho phép trong việc đo đạc, kiểm tra chất lượng công trình . Bộ phận trắc địa hằng ngày đều có mặt tại công trường để tiến hành công tác nghiệp vụ dưới sự chỉ đạo của kĩ sư trắc địa . Bố trí các dụng cụ kiểm tra chất lượng bê tông như : côn thử độ sụt ,khuôn hình lăng trụ ,súng bắn bê tông ,máy siêu âm ,bộ sàng tiêu chuẩn ,tỉ trọng kế và thiết bị xác định độ ẩm . 4.4.2 Nhưng khó khăn và thuận lợi trong quá trình thi công : Hạng mục kênh thải nước tuần hoàn dùng chung cho 2 nhà máy HP1 và HP2 là công trình lớn (cấp 1) cấp quốc gia nên các biện pháp thi công lập dự án thiết kế đòi hỏi yêu câu kĩ thuật chính xác ,rõ ràng ,đảm bảo chất lượng ổn định công trình . Đường kênh chủ yếu nằm trên nền đất trồng trọt tương đối bằng phẳng ,nền đất yếu nên cần có biện pháp xử lý nền rất phức tạp chia nhiều giai đoạn thi công. Bên cạnh đó dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện Hải Phòng có rất nhiều hạng mục như đường dân sinh ,đường ra bãi xỉ ,các cầu cống qua kênh …Đòi hỏi biện pháp thi công thích hợp đan xen sao cho có thể sử dụng ngay hạng mục thi công để thi công các hạng mục tiếp theo. Kết cấu kênh thải nước tuần hoàn. Các thông số thiết kế và cấp hạng kĩ thuật của kênh mặt cắt ngang hình chữ nhật theo tính toán là : Lưu lượng xả của kênh : Q = 55 m3/s (cả 2 nhà máy) Độ nhám lòng kênh : n = 0,017 Chiều dài kênh : L =3,122 m. Chiều rộng kênh :b = 15m. Cấp thiết kế công trình cấp 1 ( theo TCXDVN 285-2002) Đỉnh thành kênh toàn tuyến ở cốt cao : +420 m còn long kênh có cốt cao độ ở điểm đầu là + 0,7 m và ở điểm cuối là -0,24 m ( thành kênh có chiều cao ở điểm đầu là 3,5 m và ở điểm cuối là 4,44 m) Kết cấu chính của thành và đáy kênh được làm bằng bê tông cốt thép mac 300 .Dưới đáy móng thay lớp đất cũ bằng 1lớp cát trung (loại cát xây ) đầm chặt ,đạt hệ số K = 0,95 với bề day ít nhất là 50 cm.Tại vị trí có các cầu đi qua ,lớp cát đệm ở dáy kênh tăng lên độ dày là 1,0m. Kết cấu toàn tuyến kênh chia làm 93 phân đoạn ,mỗi phân đoạn dài 33,3 m(các phân đoạn 71 và 75 dài 44,4m ) .Các phân đoạn được nối với nhau bằng khe nối có có bề rộng 33mm ,mối nối được thiết kế bảo đảm chống thấm ra ngoài thành kênh .Liên kết thành kênh và đáy kênh là bê tông đổ liền khối để đảm bảo khả năng chống thấm cao cho đáy kênh , tại vị trí điểm tạm ngừng do đổ bê tông phải xử lí theo tiêu chuẩn khi tiếp tục đổ . Giao diện kênh với bể tiêu năng tại vị trí ống xả nuớc từ trong nhà máy ra (thượng lưu kênh ) Kết cấu bể tiêu năng cũng bằng bê tông cốt thép ,có thể các kích thước chưa được xác định rõ ( thuộc gói thâu EPC) nhưng tại điểm tiếp nối vào đầu kênh phải có các kích thước về chiều cao thành và bề rộng với tiết diện mặt cắt ngang tại đầu mút phân đoạn kênh 1 (b x h = 15x3,5 m) Xử lý mối nối tại đây có kết cấu như những mối nối giữa các phân đoạn kênh và mối nối này phải được làm ngay cùng với gói thầu kênh (hoặc thuộc gói thầu EPC nếu làm trứơc) Giao diện với của cống qua đê tại vị trí cửa cống qua đê ( hạ lưu kênh ).Khoảng cách tính từ điểm cuối cùng của kênh (cuối phân đoạn 93) đến cửa cống qua đê là khoảng 53 m, đây là đoạn chuyển tiếp từ kênh đến cửa cống .Các kích thước cửa cống qua đê có thể khác kích thước của kênh ,nhưng đoạn tiếp 53 m trên phải đảm bảo tại điểm tiếp nối vào mặt cắt cuối kênh phải có các kích thước về chiều cao thành và bề rộng bằng với tiết diện của mặt cắt ngang tại điểm mút cuối phân đoạn 93 kênh (b x h =15 x 4,44 m ) .Xử lý mối nốitại đây có kết cấu tại như những mối nối này phải được làm ngay cùng với gói thầu kênh ( hoặc thuộc gói thầu cống qua đê nếu làm trước) Kết cấu đường: Đường có 3 loại sau như sau : 6.1 Đường đân sinh : chạy song song với kênh thải nước tuần hoàn ra tới bờ sông 1 đoạn cửa kênh ( giáp hố tiêu năng ống xả nước trong nhà máy ,điểm cuối là điểm cuối của phân đoạn kênh 93 .Đường này có thề sử dụng cho xe tải loại H5 phục vụ cho dân sinh .Đường có kết cấu dạng áo đường mềm làm bằng đá dăm láng nhựa loại B1 Các kích thước của đường như sau : + Chiều dài đường : 3,111 m. + Bề rộng làn xe : 3,5 m + Bề rộng mỗi bên lề : 0,75 m 6.2 Đường ra bãi xỉ : Là tuyến đường chạy song song với bờ kênh và đường ống thải xỉ , nằm bên bờ phải kênh ,sử dụng để lắp đặt và sửa chữa các ống thải xỉ ,được thiết kế theo loại đường công nghiệp . Điểm đầu của đường tiếp giáp với đường quốc lộ 10 ,điểm cuối đường tiếp giáp với mặt đê bao của bãi xỉ nhà máy . Đường này cũng thuộc loại kết cấu dạng áo đường mềm làm bằng đá dăm láng nhựa loại B1. Các kích thước chính của đường như sau : Chiều dài đường : 2924 m Bề rộng làn xe : 5,0 m Bề rộng mỗi bên lền : 0,5 m 6.3 Phần đường dẫn vào các cầu bắc qua kênh có các loại sau : - Loại dùng cho xe H10 - Loại dùng cho xe H5. Loại đường nhánh dành cho xe thô sơ. Các đường này chủ yếu là đường vượt dốc để tiếp nối lên cầu bắc ngang qua kênh. Các đường này cũng đều dùng kết cấu áo đường mềm như trên. Các kích thước chính của đường như sau: + Bề rộng lăn xe : 3,5 m + Bề rộng mỗi bên lê :0,5 m + Độ dốc dọc đường : 6% đảm bảo các phương tiện đi qua. 7. Kết cấu các cầu: Các cầu được bắc qua kênh thải nước tuần hoàn, được thiết kế theo tiêu chuẩn hiện hành của Bộ Giao thông vận tải đối với các cầu ở nông thôn. Có các loại sau: Cầu dành cho người đi bộ :01 cái Cầu dành cho xe thô sơ :01 cái Cầu dùng cho xe tải thô sơ đi qua :03 cái Cầu chính dùng cho loại xe H10 :01 cái Kết cấu các cầu BTCT M300, các mố ở hai bên cầu được tận dụng hai bên thành kênh, các mố giữa cầu cũng có kết cấu BTCT M300, được liên kết với bản đáy kênh bằng thép chờ sẵn. Liên kết bản mặt cầu vào các mố dạng kiên kết khớp cứng theo tiêu chuẩn cầu nông thôn bản BTCT. Các phân đoạn kênh có cầu được xử lý nền móng bằng cọc tre loại đường kính 60-80mm, mật độ cọc 25 cọc /m2 dưới đáy kênh. Các kích thước chính của cầu dành cho người đi bộ: + Chiều dài cầu 15m + Bề rộng cầu 1,08m Các kích thước chính cầu dùng cho xe thô sơ: + Chiều dài cầu 15m + bề rộng cầu 4,9m + bề rộng làn xe 2,5m + Bề rộng mỗi bên lề 0,75m Các kích thước chính cầu dùng cho xe H5: + Chiều dài cầu 15m + Bề rộng cầu 4,9m + Bề rộng làn xe 2,5m + Bề rộng mỗi bên là 0,75m Các kích thước chính của cầu cho xe H10: + Chiều dài cầu 15m + Bề rộng cầu 5,9m + Bề rộng làn xe 3,5m + Bề rộng mỗi bên là 0,75m 8. Kết cấu cống qua kênh: Trên toàn bộ tuyến kênh nước thải làm mát có 7 kênh tưới, tiêu thuỷ lợi lớn nhỏ đi qua, để không làm ảnh hưởng đến hệ thống thuỷ lợi trong khu vực khi xây dựng kênh dẫn nước làm mát, cần phải xây các cống luồn dưới kênh. Việc thiết kế ác công cho thuỷ lợi luồn dưới kênh làm mát có bề rộng 15m. là phức tạp, phải tăng độ sâu chôn cống, thiết kế xây dựng các hố thu ở hai đầu, đảm bảo lưu lượng dòng chảy không thay đổi và đảm bảo đủ sức chịu tải cho kênh làm mát làm bên trên. Nguyên tắc chng phục vụ cho tính toán dòng chảy: - Diện tích mặt cắt ướt kênh tương đương diện tích cống - Độ chảy đồng cống h/H=1 - Vận tốc dòng chảy v=1m/s - Độ dốc i = 0,2% - Tổn thất theo chiều dài: i x L - áp lực lớn nhất trong cống 1,2,3: p=2,9m. cột nước. Để đảm bảo được các yêu cầu về thuỷ lực được tra cứu tài liệu: “các bản tính toán thuỷ lực cống và mương thoát nước”. NXB xây dựng 2003. Trên cơ sở tra cứu hệ thống các cống luồn được thiết kế như sau: + Cống số 1: Dài x rộng x cao: 40,9 x 10,2 x 2,4m Hố thu và hố thải nước ở hai đầu : dài x rộng x cao: 10,8 x 4,1 x 5,1 kết cấu bằng BTCT liền khối đổ tại chỗ, cống có độ dày bản đáy 0,5m, thành 0,3m. Nền móng được gia cố bằng hệ cọc BTCT 200 x 200 x 4m. khoảng cách 1m/cọc. Ngoài ra phía thượng lưu còn có lưới thép chắn rác 100 x 100mm. bằng thép D12mm. hai hố thu nước ở hai đầu cống có lan can thép cao 900mm bảo vệ. + Cống số 2: Dài x rộng x cao: 33 x 3 x 2,4m, kết cấu BTCT liền khối để tại chỗ có độ dày đáy 0,5m, thành 0,3m. Nền móng được gia cố hệ cọc BTCT 200 x 200 dài 4m, khoảng cách 1m/cọc và lớp BTM100 dày 100. Hố thu và hố thải nước 2 đầu: Phần móng bằng BTCT: Dài x rộng x dày: 4,2 x 3,5 x 0,5m phần thành xây kè đá hộc dày 300VXM M100 cao 4,5m Ngoài ra phía thượng lưu còn có lưới thép chắn rác 100x100mm bằng thép D12mm.Hai hố thu nước ở hai đầu cống có lan can BT cao 900mm bảo vệ. +Cống số 3: Dài x rộng x cao 24,8x 10,2x2,4 m Hố thu và hố thải nước ở hai đầu : Dài x rộng x cao: 10,8x4,1x5,1m Kết cấu cống bằng BTCT liền khối ở tại chỗ, cống có độ dày bản đáy 0,5m thành 0,3m. Nền móng được gia cố hệ cọc BTCT 200x200 dài 4m, khoảng cách 1m/cọc. Ngoài ra phía thượng lưu còn có lưới thép chắn rác 100x100mm bằng thép D12mm. Hai hố thu ở hai đầu cống có lan can thép cao 900mm bảo vệ. + Cống số 4: Dài x rộng x cao: 9,7x1,3x1,2m. Hố thu và hố thải nước ở hai đầu :Dài x rộng x cao 1,7x1,7x1,8m. Kết cấu bằng BTCT liền khối đổ tại chỗ, cống cố độ dày bản đáy 0,2m . +Cống số 5: Dài x rộng x cao 28,4x1,2x1,4m Hố thu và hố thải nước ở hai đầu: Dài x rộng x cao 1,7x1,7x4,5m Kết cấu bằng BTCT liền khối đổ tại chỗ, cống có độ dày bản đáy 0,2m, thành 0,1m Ngoài ra phía thượng lưu còn có lưới thép chắn rác 100x100mm bằng thép D10mm Các cống số 6 và số 7 thiết kế tương tự cống số 5 9.Biện pháp thi công chỉ đạo : 9.1 Đặc điểm và biện pháp thi công các hạng mục công trình Việc thi công các hạng mục công trình phải tuân thủ nghiêm túc các tiêu chủân qui phạm về thi công và nghiệm thu của nhà nước về công tác san nền, làm đệm cát, thi công và thử nghiệm cọc móng cũng như về thi công các cấu kiện bằng gạch đá, bằng BT và BTCT; thi công về đường xá và cầu cống. Ngoài ra, với công trình này, cần chú ý đến các đặc điểm sau đây: 1) Việc san nền toàn bộ khu vực công trình kênh và đường xá phải tiến hành thi công trước tiên và ngay trong mùa khô. 2) Sau khi san nền xong, thì phải làm các cống chui qua kênh tuần hoàn và các đường xá, trước khi thi công phần đệm cát của kênh thải nước tuần hoàn. 3) Đối với việc thi công cống ngầm qua kênh tuần hoàn ( trừ ở các vị trí cống chính ) thì tại các mương có nước chảy, thì phải làm mương phụ dẫn dòng qua chỗ khác, rồi mới đào đất thi công các loại cống phụ ( các mương phụ sẽ được lấp lại lúc thi công xong cống ). Sau đó sẽ thi công phần ngầm của các cầu cống (các cọc và móng ) đồng thời với việc thi công phần đệm cát của kênh thải nước tuần hoàn. Chú ý các cọc ở đây là loại cọc ép trước và có tiết diện bé 200 x 200 mm. 4) Riêng đối với cống chính ở sát đê, ta sẽ thi công hoàn chỉnh toàn bộ cống rồi mới nắn một đoạn mương cũ và lấp phần còn lại không cần thiết của mương. 5) Việc thi công toàn bộ hê thống kênh thải nước tuần hoàn và đường xá cầu cống cần được hoàn thiện dự kiến sau 2 năm. Chú ý việc thi công san nền và làm các công trình ngầm cần được tiến hành trong thời tiết khô ráo. 9.2 Biện pháp và các bước thi công chính Biện pháp và các bước thi công chính cho công trình được lập dựa vào qui mô, kết cấu và điều kiện địa hình tự nhiên khu vực xây dựng công trình. Trong quá trình thi công, cần được thực hiện tuân thủ theo trình tự các bước thi công sau: Bước 1 : Đào đất nền kênh và san lấp nền bằng cát thô, vừa, đầm chặt k = 0,95. + Định vị, cắm mốc tim tuyến, cắm mốc các điểm định vị mặt cắt ngang tuyến đường và kênh. Căng dây xác định kích thước hố móng đào cho nền đường. + Đào đất, san lấp nền cho đường hai bên kênh trước khi tạo đường cho thi công kênh. + Sử dụng đất đào nện đường để đắp đê bao ngăn nước hai bên suốt dọc tuyến đường và kênh, đảm bảo cho thi công kênh không bị ngập nước. Đây là biện pháp kết hợp với bố trí các bơm nước dọc tuyến để hút khô hố móng, phục vụ công tác đổ bê tông. + Thi công nền tuyến kênh : Bao gồm các phần việc như đào nền kênh, đắp cát, san nền, đóng cọc, thi công các cống luồn dưới đáy kênh. Bước 2: Thi công lớp đệm đáy kênh bằng BT M100, đá 2 x 4 dày 10 cm trước khi thi công lớp bê tông đệm đáy kênh, cần kiểm tra lại các cao độ san nền đáy kênh, độ chặt của nền. Bố trí các rãnh dọc hai bên hố móng để thu nước đến các vị trí đặt bơm và hút nước làm khô hố móng trong suốt quá trình thi công kênh, đảm bảo cho công tác bê tông và chống áp lực đẩy nổi tác dụng lên kênh. Sau khi thi công lớp bê tông đệm đáy kênh, cần làm phẳng mặt tạo đúng độ dốc, cao độ để chuẩn bị cho thi công bê tông đáy kênh. Bước 3 : Thi công BTCT đáy kênh và thành kênh, BT 300, đá 2 x 4. + Định vị tim tuyến, cắm mốc các điểm góc đầu, cuối và tim mỗi phân đoạn chuẩn bị thi công. Đo đạc chuẩn xác các cao độ điểm đầu và điểm cuối mỗi phân đoạn . + Lắp đặt cốt thép và lắp cốp pha đáy kênh theo cao độ và kích thước đã định vị. + Do yêu cầu của công tác bê tông thành kênh phải đảm bảo tính liên tục và chống thấm, nên trước khi thi công bê tông đáy kênh và thành kênh cần phải chuẩn bị dự trữ đầy đủ vật tư, vật liệu và máy móc thiết bị, nhân lực cho công tác đổ bê tông đáy kênh và thành kênh một cách liên tục trong cùng một phân đoạn. +Bê tông sử dung cho đáy kênh và thành kênh đòi hỏi phải là bê tông trạm trộn đảm bảo cung cấp liên tục trong suốt qúa trình đổ bê tông cho 1 phân đoạn. Không để xảy ra trường hợp phải để mạch ngừng trong qúa trình thi công ( trừ trường hợp mạch ngừng có thể do đổ bê tông chuyển tiếp giữa thành và đáy kênh, phải xử lý mạch ngửng theo đúng tiêu chuẩn thi công hiện hành, vị trí mạch ngừng thi công phải đảm bảo cách mặt đáy kênh >= 1 m). + Sau khi đổ xong bê tông đáy kênh cho mỗi phân đoạn, phải kiểm tra lại các kích thước, độ dốc đáy và độ cao đáy theo bản vẽ thiết kế . + Cốp pha cho thành kênh dùng cốp pha trượt, hoặc có biện pháp thi công đảm bảo cho công trình kênh được thi công liên tục, tránh các mạch ngừng do thi công. + Trong suốt qúa trình thi công kênh, phải luôn có biện pháp hút nước làm khô hố móng. Chống áp lực đẩy nổi tác dụng lên đáy kênh. Bước 4 : Đắp đất nền đường, đầm chặt k = 0,95 – Đường dân sinh và đường ra bác xỉ +Định vị tim đường, cắm mốc các điểm mép đường mỗi phân đoạn chuẩn bi thi công. Đo đạc, cắm các điểm mốc chân takuy, căng dây lên khuôn đường. + Đổ đất trong phạm vi thi công đã lên khuôn đường, lu nèn nền đường, bát mái taluy theo khuôn đường. + Khi thi công lu nèn nền đường phải lu theo phương dọc tuyến và hướng từ trong phía thành kênh ra ngoài. Chỉ được phép thu đáy thành kênh một khoảng 1,5m, tránh áp lực lên thành kênh. Trong phạm vi sát thành kênh phải sử dụng đầm cóc để đầm . +Hoàn thiện lớp kết cấu mặt đường theo thiết kế. + Trông cỏ mái dốc taluy đường. + Trong quá trình thi công đường, phải luôn dùng biện pháp hút khô nước khu vực giữa hai đường đảm bảo không gây áp lực đẩy nôỉ tác dụng lên đáy kênh. Hoặc bơm nước vào trong kênh để cân bằng áp lực. Bước 5 : Thi công hoàn thành công trình + Thi công hoàn thiện bao gồm các công việc dọn dẹp, phá bỏ đê bao hoàn trả mặt bằng thi công, các công tác phụ như lắp đặt hàng rào, thang lên xuống, biển báo hiệu trên bờ kênh. 10. Tóm tắt một số nội dung đã tìm hiểu được trong quá trình thực tập + Đi khảo sát địa hình toàn bộ khu vực tuyến kênh và cống qua đê. + Trực tiếp quan sát công tác gia công cốt thép, lắp dựng ván khuôn đáy kênh và thành kênh. +Công tác san, dải đất và đầm mặt đường ra bãi xỉ bằng các máy thi công san, đầm … + Trực tiếp tham gia tổng hợp các loại cốt thép thành và đáy kênh, cách bố trí, bổ xung cốt thép. + Đọc các tài liệu liên quan đến công trình, tài liệu địa chất, thuỷ văn, khí hậu...Các bản vẽ thiết kế, tham khảo mức dự toán và các tài liệu liên quan… 11. KẾT LUẬN Qua đợt thực tập này đã giúp em có thêm kiến thức thực tế bổ xung cho những lý thuyết đã được học trong trường. Tuy thời gian thực tập ngắn nhưng kết quả thu được giúp em tự tin hơn trước khi bước vào làm đồ án tốt nghiệp ra trường trở thành một người cử nhân giỏi. Chúng em được làm quen với phương pháp làm việc theo nhóm, được tiếp xúc với phương pháp làm việc khoa học, nghiêm túc, hiệu quả trên công trường. Qua thực tế tại công trường em thấy còn nhiều vấn đề chưa tìm hiểu chi tiết cần có thời gian dài hơn để tìm hiểu. Bản báo cáo thực tập của em còn nhiều thiếu xót do thời gian thực tập ngắn và kiến thức của em hạn chế. Vì vậy, em mong được các thầy cô góp ý và chỉ bảo thêm để em hoàn thiện bản báo cáo naỳ cũng như kiến thức của em. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Văn Hùng hướng dẫn em trong đợt thực tập này đã định hướng phương pháp và nhiệm vụ để em có đợt thực tập hiệu quả. Hà Nội, ngày 27 tháng 02 năm 2008 Sinh viên Nguyễn Hữu Phong

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực tập- Gói thầu só 9-1- Xây dựng kênh nước thải tuần hoàn đổ ra cửa cống rồi đổ ra sông Bạch Đằng dùng chung cho hai nhà máy là một tiểu hạng mục t.doc
Luận văn liên quan