Xây dựng mô hình đồng quản lý tài nguyên môi trường tại khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm Tỉnh Quảng Nam

Mô hình đồng quản lý tài nguyên môi trường đã vận động và lượng hóa được sự tham gia của cộng đồng địa phương trong các hoạt động thực tiễn ở CLC như hoạt động chính trị - xã hội, hoạt động thực nghiệm khoa học và hoạt động sản xuất vật chất. Các kết quả về bảo tồn đa dạng sinh học, hệ sinh thái và các ngành nghề sinh kế thay thế, bổ sung nhằm tăng thu nhập cho cộng đồng đã minh chứng cho sự thực thi, tuân thủ quy hoạch phân vùng và quy chế kế hoạch quản lý của KBTB mà cộng đồng đã được đóng góp ý kiến; để bảo vệ, khai thác bền vững nguồn lợi nhưng vẫn đảm bảo được sự phát triển KT-XH địa phương. Đồng thời, cơ chế tài chính bền vững của KBTB CLC cũng được xây dựng trên cơ sở phát triển du lịch. Đề tài đã tổng hợp được quá trình hình thành và phát triển của KBTB CLC.

pdf223 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2677 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xây dựng mô hình đồng quản lý tài nguyên môi trường tại khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm Tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ập thông tin từ cộng đồng. Quan điểm, ý tưởng và cam kết của các thành viên sẽ được đại diện nhóm thảo luận, trình bày trước những nhóm khác 2. II. Chọn mẫu điều tra Tổng số 622 mẫu điều tra của chương trình được trình bày trong bảng 1. Bảng 1. Số mẫu điều tra phân theo các nhóm ngành nghề và hộ gia đình 27 STT Thành phần tham gia (nhóm, hộ gia đình) Đơn vị N e / n 10% 20% 30% 40% 1 Hộ các gia đình thôn Bãi Làng Hộ 241 71 23 11 6 2 Hộ các gia đình thôn Bãi Hương Hộ 96 49 20 10 6 3 Hộ các gia đình thôn Cấm Hộ 91 48 20 10 6 4 Hộ các gia đình thôn Bãi Ông Hộ 160 62 22 10 6 5 Nhóm chế biến thủy sản Hộ 20 17 11 7 5 6 Nhóm cá khô Hộ 20 17 11 7 5 7 Nhóm thợ lặn Hộ 57 36 17 9 6 8 Nhóm quán ăn, giải khát Hộ 30 23 14 8 5 9 Nhóm nuôi - trồng, khai thác rừng Hộ 48 32 16 9 6 10 Nhóm nghề lưới gần bờ Hộ 156 61 22 10 6 11 Nhóm nghề câu Hộ 57 36 17 9 6 12 Nhóm các khách sạn Hội An Thành viên 25 20 13 8 5 13 Nhóm các công ty du lịch, lặn Thành viên 11 10 8 6 4 14 Nhóm các công ty chở khách du lịch Thành viên 12 11 8 6 4 15 Hộ các gia đình làm dịch vụ lưu trú Hộ 21 17 11 7 5 16 Hộ các gia đình chở khách du lịch Hộ 15 13 9 6 4 17 Khách du lịch Lượt khách 32.000 99 25 11 6 Tổng số mẫu điều tra 622 266 145 90 III. Triển khai công việc thu mẫu Công việc thu mẫu phục vụ cho hoạt động nghiên cứu được triển khai từ năm 2005 đến 2010 và được xen kẽ vào các nội dung truyền thông, đào tạo nâng cao năng lực trong các hoạt động cộng đồng. Tổng số mẫu điều tra được thu thập theo từng nội dung và thời gian khác nhau trong suốt quá trình ứng dụng đồng quản lý tài nguyên và môi trường ở KBTB Cù Lao Chàm, được trình bày trong bảng 2. 1. Giai đọan 2004 - 2005: Tổng số mẫu điều tra là 122 mẫu. Nguồn thông tin được thu thập trong giai đoạn này chủ yếu tập trung vào công việc lập hồ sô cộng đồng, xác định các mâu thuẫn trong quản lý, kế hoạch đồng quản lý và triển khai công tác quy hoạch phân vùng và xây dựng quy chế quản lý khu bảo tồn biển. 2. Giai đọan 2006: Tổng số mẫu điều tra là 80 mẫu. Nguồn thông tin được thu thập là tìm hiểu về ảnh hưởng của việc phân vùng đến đời sống kinh tế của cộng đồng địa phương Cù Lao Chàm. 3. Giai đọan 2007: Tổng số mẫu điều tra là 95 mẫu. Nguồn thông tin được thu thập là tìm hiểu về nhu cầu sinh kế thay thế trong cộng đồng và các giải pháp thực hiện. 4. Giai đọan 2008: Tổng số mẫu điều tra là 68 mẫu. Nguồn thông tin được thu thập là tìm hiểu về ảnh hưởng quản lý KBTB Cù Lao Chàm, các nguồn tài nguyên mục tiêu, và kế hoạch tài chính bền vững của KBTB Cù Lao Chàm. 5. Giai đọan 2009: Tổng số mẫu điều tra là 63 mẫu. Nguồn thông tin được thu thập là tìm hiểu về hoạt động quản lý rác thải tại Cù Lao Chàm, sự tham gia của người dân vào công tác bảo vệ môi trường, nói không với túi nilon. 6. Giai đọan 2010: Tổng số mẫu điều tra là 194 mẫu. Nguồn thông tin được thu thập là tìm hiểu về lợi ích cộng đồng trong hoạt động du lịch của KBTB, các giải pháp đi kèm nhằm đảm bảo được mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển kinh tế địa phương, và sự tham gia của cộng đồng . 28 Bảng 1. Phân bổ các mẫu điều tra theo nội dung và thời gian N0 Thành phần tham gia (nhóm, hộ gia đình) Đơn vị n Nội dung/thời gian/số mẫu điều tra Phân vùng (2005) Đánh giá ảnh hưởng (2006) Sinh kế (2007) Kế hoạch quản lý (2008) Rác thải (2009) Lợi ích du lịch (2010) 1 Hộ các gia đình thôn Bãi Làng Hộ 71 35 6 7 7 6 10 2 Hộ các gia đình thôn Bãi Hương Hộ 49 20 5 7 6 5 6 3 Hộ các gia đình thôn Cấm Hộ 48 20 5 6 6 5 6 4 Hộ các gia đình thôn Bãi Ông Hộ 62 25 8 7 8 6 8 5 Nhóm chế biến thủy sản Hộ 17 15 2 6 Nhóm cá khô Hộ 17 12 5 7 Nhóm thợ lặn Hộ 36 30 6 8 Nhóm quán ăn, giải khát Hộ 23 23 9 Nhóm nuôi - trồng, khai thác rừng Hộ 32 20 12 10 Nhóm nghề lưới gần bờ Hộ 61 11 10 10 10 10 10 11 Nhóm nghề câu Hộ 36 6 6 6 6 6 6 12 Nhóm các khách sạn Hội An Thành viên 20 5 5 10 13 Nhóm các công ty du lịch, lặn Thành viên 10 3 2 5 14 Nhóm các công ty chở khách du lịch Thành viên 11 2 2 7 15 Hộ các gia đình làm dịch vụ lưu trú Hộ 17 3 4 10 16 Hộ các gia đình chở khách du lịch Hộ 13 2 2 9 17 Khách du lịch Lượt khách 99 5 10 5 10 10 59 Tổng số mẫu điều tra 622 122 80 95 68 63 194 Bảng 2. Phân tích mặt cắt đánh bắt trong và ngoài vùng rạn Cù Lao Chàm Vùng trong rạn Vùng ngoài rạn Lưới 3 lớp Mành điện Lặn Mành chụp Lưới kình Lưới thanh ba Dắt mực Lưới dày Thuốc nổ Lưới trích Tàu thuyền neo đậu Lưới hai Lưới trũ Lưới thu Xây dựng công trình Lưới chuồn Du lịch tham quan Lưới quét Giẫm /đạp san hô Lưới rê Rác thải Lưới bao trũ Xúc cá nhói Pha xúc Lưới nhói Lưới căn Hộp thoại 1. Kinh nghiệm tiếp cận cộng đồng Kinh nghiệm tiếp cận cộng đồng Khi bước lên bục giảng người giáo viên biết rõ mình đang trực tiếp hướng dẫn, truyền đạt kiến thức cho đối tượng nào. Nếu là học sinh cấp hai thì chắc chắn các học sinh ấy đã cùng đạt một trình độ kiến thức nhất định của cấp một, để được truyền đạt kiến thức mới. Trong khi đó đối tượng cộng đồng của những người làm công tác bảo tồn biển phần lớn là ngư dân làng chài ven biển có thể không đồng đều nhau về các mặt: học vấn, tuổi tác, tâm lý, nhận thức xã hội… song sự hiểu biết về nguồn lợi tài nguyên biển đặc biệt là nhận dạng các loại cá, tôm, mực và các loại hải sản khác lại trở thành những kinh nghiệm quý giá của mỗi cá nhân trong cộng đồng [48]. Trên cơ sở đó, tháng 9/2005 chúng tôi đã chọn 29 cách tiếp cận cộng đồng làng chài trong các buổi truyền thông về môi trường, tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học liên quan đến bảo tồn biển, đặc biệt là tổ chức thảo luận với cộng đồng về quy chế phân vùng của KBTB CLC. Bài học đầu tiên được khởi động khoảng15’, cộng đồng chia thành 2 nhóm ngư trường trong vùng rạn và ngoài vùng rạn để kể tên các loài sinh vật biển mà họ đánh bắt được hoặc nhìn thấy trong suốt cuộc đời đi biển, cũng như các hoạt động kinh tế xã hội bằng cách ghi vào bảng giấy. Vùng ngư trường trong rạn là vùng được cộng đồng ngư dân CLC giới hạn từ bờ đá, bờ cát trong bờ ở mức thủy triều cao nhất đi ra ngoài khơi đến tận mép ngoài của các rạn san hô, thảm cỏ biển. Ngoài ra còn có các vùng rạn ngầm là các vùng san hô đáy nằm rãi rác quanh các đảo cũng được ngư dân địa phương đồng hiểu là giới hạn của các vùng rạn. Vùng ngư trường ngoài rạn là vùng được cộng đồng ngư dân CLC giới hạn từ mép ngoài các rạn san hô của vùng rạn đi ra ngoài khơi cho đến vị trí xa nhất của ngư trường mà ngư dân địa phương đánh bắt. Bài học thứ hai là so sánh sự khác nhau của các tính sinh học, sinh thái đặc trưng của các quần xã sinh vật biển sinh sống trong và ngoài vùng rạn. Bà con ngư dân đều biết được rất rõ các đặc điểm nổi trội của các chủng loại trong vùng rạn so với các chủng loài ngoài vùng rạn như: các chủng loài sinh sống trong vùng rạn thường có màu sắc sặc sỡ và có sức sống dẻo dai hơn các chủng loài sinh sống ngoài vùng rạn. Vùng trong rạn có thành phần loài phong phú và đa dạng hơn, mật độ cá thể non nớt, trứng, cá thể trưởng thành mang trứng cũng cao hơn. Đồng thời là vùng tập trung các bãi đẻ, vùng nuôi con non, cung cấp thức ăn và là nơi ẩn núp của các cá thể non yếu, đơn lẽ. Rõ ràng, vùng trong rạn là vùng sinh trưởng và phát triển của phần lớn các chủng loài sinh vật biển. Một kết quả rất lý thú là bà con ngư dân đều nhận ra tầm quan trọng của các rạn san hô, thảm cỏ biển trong việc bảo vệ, nuôi dưỡng và tạo môi trường phát triển bền vững cho các chủng loài thủy sản. Thật là cảm động, khi nghe một bác ngư dân lão thành đã nói: “Cả cuộc đời tôi đã gắn liền với vùng biển này, thế mà bây giờ tôi mới nhận ra các rạn san hô là nhà của các loài cá biển”. Vâng! đúng là như vậy, trước đây, khi ngư trường vẫn còn rộng rãi bao la, mật độ khai thác còn thấp thì cũng chẳng mấy ai dòm ngó đến rạn san hô. Nhưng hiện nay, áp lực đánh bắt gia tăng quá mức dần dần ngư dân mà nhất là các ngư dân nghèo không đủ phương tiện vươn ra khơi xa nên phải tiến gần kiếm sống trên vùng rạn. Bài học thứ ba là tìm hiểu về ngư trường và mùa vụ đánh bắt. Trước tiên, bà con ngư dân liệt kê toàn bộ các ngành nghề đánh bắt đang hoạt động hoặc nhìn thấy bao gồm: nghề lưới, câu, lặn, sử dụng chất nổ, hóa chất. Và cũng may là chưa phát hiện trường hợp nào dùng hóa chất như xi-a-nua để đánh bắt thủy sản tại các vùng ngư trường của CLC. Ngư trường đánh bắt trong và ngoài vùng rạn được bà con ngư dân mô tả bằng các đường vẽ màu khác nhau, thể hiện các ngành nghề theo khoảng cách từ bờ cát cho đến ngoài khơi. Từ các ngành nghề cách bờ khoảng 1m như nhặt, lượm cua ốc đến cách bờ hàng chục hải lý như câu khơi, lưới vây. Nhìn chung, ngư trường đánh bắt của ngư dân CLC phủ kín vùng biển xung quanh các đảo và vươn ra xa khơi không quá vài chục giờ chạy tàu trên 30 dưới 20 sức ngựa. Các vùng ngư trường đã và đang chịu một áp lực khai thác rất lớn cả về mặt không gian lẫn thời gian. Về mặt không gian là sự có mặt của tất cả 15 nghề đánh bắt hiện đang hoạt động tùy thuộc vào độ sâu, dòng chảy và sinh cảnh của mỗi vùng mà mật độ xuất hiện của các nghề cũng khác nhau, nhất là trong vùng rạn nơi mà chúng ta cần phải bảo vệ cũng đang dày kín các loại nghề kể cả những nghề như lưới kình, dắt mực thường làm tổn thương không ít đến rạn san hô, nhất là trong các tháng mùa đông. Về mặt thời gian có lẽ chỉ trừ những ngày biển động, gió to, bão lớn thì hầu như không có ngày nào bà con ngư dân CLC vắng mặt trên biển. Sau khi bà con được hướng dẫn tự xây dựng lịch mùa vụ đánh bắt, họ mới nhận ra nguồn lợi biển đã bị khai thác đến nỗi không còn có thời gian để kịp phục hồi. Con cá, con tôm dưới biển cũng giống như con người cần có quê hương, nơi được sinh ra, lớn lên và phát triển đến lúc trưởng thành đủ mạnh cho cuộc đấu tranh sinh tồn và duy trì nòi giống của mình. Nếu con người phải trải qua 20 năm để trưởng thành, thì các sinh vật ở biển tùy theo sự khác nhau của mỗi chủng loài cũng cần có thời gian trưởng thành dài, ngắn khác nhau. Một cá thể tôm Hùm có thể cần vài năm để trưởng thành và loài cá Kình cũng cần ít nhất một năm và như vậy, các chủng loài đều cần có một thời gian nhất định để trưởng thành ít nhất là 6 tháng chứ không phải ngày một, ngày hai. Theo các nhà nghiên cứu biển về tính đa dạng sinh học trong vùng rạn của CLC thì mật độ các cá thể trưởng thành còn rất bé. Đã đến lúc chúng ta phải trả lại nhà cho các chủng loài sinh vật sống dưới biển, không những thế chúng ta còn phải bảo vệ tuyệt đối nơi cư trú ổn định vì sự sinh trưởng, phát triển của chúng và vì sự sống còn của con người. Một điều đáng mừng là bà con ngư dân CLC nhận thức được vấn đề đó và đã khai thác, sử dụng nguồn lợi theo hướng “có của ăn, của để”. Hộp thoại 2. Cộng đồng thảo luận phân vùng và xây dựng quy chế quản lý Cộng đồng thảo luận phân vùng và xây dựng quy chế quản lý Thảo luận lấy ý kiến nhân dân đươc tổ chức tại thôn Cấm, Bãi Làng, Bãi Hương và Bãi Ông và tiến hành làm 3 đợt/mỗi thôn (đợt 1:12-15/7/2005, đợt 2:19-22/7/2005, đợt 3: 25-27/7/2005). Về phía cộng đồng gồm 192 ngư dân tại 4 thôn; các bên liên quan tham gia gồm: nhóm chuyên viên các phòng ban của phòng TNMT, phòng Kinh tế, hội Phụ nữ thành phố Hội An, tiểu đoàn 70, đồn Biên phòng 276, trường học; về phía Nhà nước có đại diện UBND xã Tân Hiệp. Nhóm chuyên viên sử dụng các phương pháp làm việc với cộng đồng như: lồng ghép kiến thức khoa học vào cộng đồng và sử dụng tri thức địa phương; mô tả liên kết các đối tượng tài nguyên mà họ đã từng đánh bắt được; liên kết nghề, phương tiện, ngư lưới cụ đánh bắt; phân tích lịch mùa vụ; phân biệt vùng trong rạn (từ mép nước khi thủy triều cao nhất ra đến hết mép ngoài của dãi rạn san hô), vùng ngoài rạn (từ mép ngoài của dãi rạn san hô ra đến vùng ngư trường xa nhất mà cộng đồng khai thác trong phạm vi khoảng 10 hải lý); phân tích mặt cắt vùng rạn san hô bị tác động theo các hoạt động kinh tế xã hội. Trên cơ sở đó, hướng dẫn cộng đồng xác định các điểm mốc phân vùng theo tọa độ địa lý được định vị qua GPS; vẽ bản đồ phân bố các vùng rạn san hô; chọn lọc các đối tượng tài nguyên mục tiêu, các sinh cảnh quan trọng với nhiều chức năng 31 kinh tế, sinh thái, môi trường như vùng rạn san hô, thảm cỏ biẻn là bãi đẻ, vùng nuôi con non, cung cấp thức ăn, lọc nước, cố định carbon. Giới thiệu khái niệm về các vùng chức năng: vùng bảo vệ nghiêm ngặt (rạn san hô, thảm cỏ biển); vùng phục hồi sinh thái; vùng phát triển (du lịch sinh thái, khai thác hợp lý, phát triển cộng đồng). Liệt kê hoạt động của các nghề đánh bắt giới hạn trong mỗi vùng chức năng. Sau khi áp dụng các phương pháp làm việc với cộng đồng, nhóm chuyên viên hướng dẫn cộng đồng thảo luận theo mỗi lớp (3040 người); mỗi lớp được chia làm 2: nhóm trong vùng rạn và nhóm ngoài vùng rạn, mỗi nhóm (từ 1520 người) và chia làm 3 đợt/mỗi lớp; đợt 1: toàn thể các thành phần cộng đồng thảo luận chung; đợt 2: thảo luận trên cơ sở chọn lọc đối tượng nguồn lợi; đợt 3: thảo luận chung theo các nhóm nghề nghiệp như: nhóm lặn, cua Đá, nghề câu, lưới, nhà hàng, khu nghỉ mát, nhóm trung gian trục lợi, vận tải du lịch, sản xuất chế biến. Sau khi đã cơ bản định vị phạm vi và tính chất các vùng chức năng của khu bảo tồn, đại diện cộng đồng địa phương cùng các bên liên quan đã khảo sát thực địa để xác định ranh giới phân vùng. Và một dự thảo về quy chế phân vùng của KBTB CLC được xây dựng và đệ trình UBND tỉnh phê duyệt. Hộp thoại 3. Quản lý rác thải Bãi Hương Quản lý rác thải Bãi Hương Trong 2 năm 2005-2006, KBTB CLC hướng dẫn cộng đồng Bãi Hương phân loại rác tại nhà theo hướng 3R đầu tiên ở CLC. Cộng đồng được hỗ trợ 2 xe thu gom rác, 40 thùng rác 120 lít, 240 lít để chôn rác dọc đường và 103 hộ được phát thùng rác gia đình [134]. Thành lập tổ cộng đồng thu gom rác 2 người, hỗ trợ 500.000 đ/tháng/người, có nhiệm vụ gom rác khó phân hủy tập kết tại 1 góc cuối thôn vì chưa có phương tiện đem vô đất liền. Tuy nhiên, việc đốt rác vào mùa đông đã gây ảnh hưởng cộng đồng khu dân cư và không cho đổ rác nữa. Việc quản lý rác Bãi Hương xem như thất bại và cộng đồng CLC nói chung rất cần có sự hỗ trợ của Nhà nước. Vì vậy, thành phố Hội An cấp kinh phí “Xây dựng và vận hành hệ thống rác thải cho Cù Lao Chàm” kế hoạch 2008 - 2009. Hộp thoại 4. Câu lạc bộ bảo tồn biển Cù Lao Chàm Câu lạc bộ bảo tồn biển Cù Lao Chàm Câu lạc bộ bảo tồn biển là hình thức mở rộng tham gia cho các thành phần cộng đồng địa phương, ngư dân yêu thiên nhiên, tâm huyết với bảo tồn biển, sinh viên thực tập, tình nguyện viên trong và ngoài nước, các cán bộ xã, trưởng, phó thôn. Từ năm 2003 ÷ 2006 câu lạc bộ đã hỗ trợ rất nhiều cho địa phương trong Phân loại rác tại gia đình [57] Rác phân hủy  Vỏ trái cây, thức ăn thừa làm phân compost Rác khó phân hủy  Bao mì tôm, ni lông, giày da… vận chuyển vô đất liền Rác tái chế  Vỏ lon bia, đồ nhựa, lưới rách bán cho dịch vụ ve chai Rác để lại  Cát, sỏi, sành, sứ, mai mực… tâp trung 1 chỗ theo quy định của xã 32 công tác bảo tồn. Cho đến hiện nay còn có khoảng 40 thành viên tham gia. Tuy nhiên, câu lạc bộ vẫn còn nhiều hạn chế, chưa tự lực thổi bùng được phong trào.  Ưu điểm của hình thức câu lạc bộ Tạo được mối quan hệ của sự hỗ trợ bên ngoài vào địa phương. Hỗ trợ tích cực cho các nhà tài trợ, chuyên gia, nhà khoa học kịp thời nắm bắt các thông tin, yêu cầu và tồn tại trong cộng đồng . Tạo điều kiện cho các cấp chính quyền địa phương phối kết hợp tốt với các bên liên quan và cộng đồng.  Khuyết điểm của hình thức câu lạc bộ Ban chủ nhiệm câu lạc bộ là bí thư xã, chủ tịch hội Phụ nữ, hội Nông dân, nhưng do các vị này thường bận việc nên có nhiều trở ngại cho câu lạc bộ. Để thuận lợi hơn trong việc kêu gọi hoạt động bảo tồn, hiện nay các vị trí này được chuyển giao cho các thành viên đại diện của các tổ chức quần chúng, đoàn thể xã hội, đoàn thanh niên, tuy nhiên chưa kết nạp được lực lượng quần chúng ngư dân. Trước đây dự án bảo tồn biển hỗ trợ kinh phí hoạt động và thù lao cho các thành viên câu lạc bộ, hiện nay các thành viên tự nguyện đóng góp về thời gian và sự hiểu biết, kinh nghiệm địa phương của cá nhân là chính. Để duy trì sinh hoạt, câu lạc bộ cũng đang kêu gọi sự hỗ trợ từ bên ngoài vì KBTB không hỗ trợ nguồn kinh phí hoạt động. Bảng 3. Các hoạt động được tổ chức cho cộng đồng địa phương và các bên liên quan tham gia từ 10/200310/2004 [134]. STT Các hoạt động Thành phần tham gia (số lượt người) Số ngày Trung ương Tỉnh Huyện Xã Tư vấn Cộng đồng 1 Tham quan học tập 0 16 3 7 10 0 17 2 Tập huấn về BTB 0 6 2 2 16 450 24 3 Khảo sát nguồn lợi TNMT 0 16 4 0 57 2 69 4 Truyền thông môi trường 0 23 5 4 5 60 2 5 Hội thảo khoa học địa phương 18 137 75 26 85 90 12 6 Tổng cộng 18 198 89 39 173 602 124 Hộp thoại 5. Tri thức địa phương trong câu chuyện về phân vùng Tri thức địa phương trong câu chuyện về phân vùng [48] Trong quá trình quy hoạch phân vùng và xây dựng quy chế, ban đầu các khái niệm về 3 vùng chức năng: vùng lõi (vùng bảo vệ nghiêm ngặt), vùng đệm (vùng phục hồi sinh thái) và vùng chuyển tiếp (vùng phát triển) được giới thiệu để phổ cập kiến thức cho người dân địa phương. Nhưng người hướng dẫn vẫn chưa hình dung được các hoạt động đánh bắt nào của ngư dân CLC đang diễn ra trong vùng đệm để thảo luận với cộng đồng. Tuy nhiên, trên tinh thần dựa vào cộng đồng trong 3 tuần thảo luận bà con ngư dân đã đóng góp rất nhiều ý kiến phong phú: Bà con ngư dân đã kiến nghị cấm đánh bắt cá bằng phương thức giã cào là hoạt động đánh bắt của ngư dân vùng Hội An và các nơi khác trong tỉnh Quảng Nam đến CLC, làm ô nhiễm môi trường, hư hại rạn san hô, thảm cỏ biển, lôi kéo các lưới rê cản trở việc đánh bắt của ngư dân địa phương. Trên cơ sở này hoạt động giã cào đã bị cấm trong phạm vi vùng lộng chung quanh CLC. 33 Kết quả: Huy động được cộng đồng thực hiện chống lại phương thức khai thác giã cào. Việc làm này đã bảo vệ được ngư dân địa phương với các nghề lưới thanh hai, thanh ba và thực tế trong mùa mưa của các năm 2007, 2008 ngư dân CLC đã trúng mùa cá Liệt, cá Sơn và ghẹ đánh bắt được trong vùng lộng. Ngư dân địa phương đã vươn được nghề đánh bắt của họ ra xa vùng lõi [24]. Bảng 4. Danh sách hỗ trợ ngư dân và mức độ bị ảnh hưởng đến doanh thu của hoạt động khai thác thủy sản do quy hoạch phân vùng bảo tồn biển [52]. STT Họ và tên hộ gia đình ngư dân bị ảnh hưởng do phân vùng Địa chỉ Mức độ (%) bị ảnh hưởng đến doanh thu đánh bắt 1 Lê Minh Huân Thôn Bãi Hương 59,5 2 Lê Minh Vinh Thôn Bãi Hương 40,4 3 Nguyễn Tấn Thêm Thôn Cấm 36,1 4 Lê Văn Phụ Thôn Cấm 33,1 5 Trần Quốc Ngào Thôn Bãi Ông 29,0 6 Nguyễn Mười Thôn Cấm 28,5 7 Lê Trọng Thôn Bãi Làng 26,3 8 Ngô Văn Ba Thôn Cấm 24,6 9 Đỗ Hữu Chinh Thôn Bãi Làng 24,3 10 Lê Đối Thôn Bãi Ông 24,0 11 Trần Luyện Thôn Cấm 23,0 12 Trần Láng Thôn Bãi Làng 22,9 13 Trần Chúng Thôn Bãi Làng 22,5 14 Phạm Văn Nghiêm Thôn Cấm 21,7 15 Nguyễn Văn Bảy Thôn Bãi Làng 21,6 16 Lê Tài Thôn Bãi Ông 20,5 17 Nguyễn Rân Thôn Bãi Làng 20,0 18 Trần Đức Thôn Bãi Làng 19,7 19 Nguyễn Được Thôn Bãi Ông 19,6 20 Nguyễn Duy Minh Thôn Bãi Làng 19,5 21 Huỳnh Giang Thôn Bãi Ông 19,4 22 Trần Văn Anh Thôn Cấm 16,3 23 Trần Biên Thôn Cấm 16,2 24 Trần Ngọc Thanh Thôn Bãi Ông 15,5 25 Trần Xá Thôn Bãi Làng 15,4 26 Đinh Minh Đạo Thôn Bãi Ông 15,4 27 Trần Mưa Thôn Bãi Ông 14,2 28 Trần Tấn Sỹ Thôn Bãi Làng 13,8 29 Bùi Dũng Thôn Bãi Hương 13,7 30 Trần Hiên Thôn Cấm 13,5 31 Nguyễn Văn Hương Thôn Bãi Làng 11,9 32 Dương Văn Mài Thôn Cấm 11,7 33 Trần Công Thôn Cấm 11,4 34 Trần Quà Thôn Cấm 10,8 35 Trần Văn Châu Thôn Cấm 9,7 36 Trần Hùng Thôn Bãi Ông 8,3 37 Mai Năm Thôn Bãi Làng 8,0 38 Trần Năm Thôn Bãi Hương 7,7 39 NguyễnVăn Hương Thôn Bãi Ông 1,9 40 Bùi Đấu Thôn Bãi Hương 0,5 Bảng 5. Các hoạt động được tổ chức cho cộng đồng địa phương và các bên liên quan tham gia từ 10/2004  10/2006 [134]. STT Các hoạt động Thành phần tham gia (số lượt người) Số ngày 34 Trung ương Tỉnh Huyện Xã Tư vấn Cộng đồng 1 Tham quan học tập 0 5 8 23 13 15 60 2 Tập huấn về BTB 0 30 37 44 70 649 321 3 Khảo sát nguồn lợi TNMT 0 13 25 32 56 195 206 4 Truyền thông môi trường 0 22 19 46 61 2.760 57 5 Hội thảo khoa học địa phương 12 105 74 54 141 310 52 6 Tổng cộng 12 175 163 199 341 3.929 696 Hộp thoại 6. Ban Bảo tồn thôn Cù Lao Chàm Ban Bảo tồn thôn Cù Lao Chàm Theo quyết định thành lập của UBND xã Tân Hiệp, mỗi thôn có một ban bảo tồn thôn gồm một đại diện thôn trưởng hoặc thôn phó, các thành viên trong chi hội phụ nữ và mặt trận tổ quốc thôn 83. Có nhiệm vụ hướng dẫn, giám sát, vận động cộng đồng tham gia các hoạt động bảo tồn biển ở CLC; nhằm gia tăng sự tham gia của các cấp chính quyền địa phương vào các hoạt động cộng đồng. Hộp thoại 7. Công tác tuần tra bảo tồn biển Tuần tra bảo tồn biển Đội tuần tra bảo tồn biển ra đời sau khi KBTB CLC chính thức thành lập, được trang bị các dụng cụ hỗ trợ cho công tác tuần tra, giám sát trên biển; đã ngăn chận được nhiều tàu đánh bắt giã cào và không hợp lý trong phạm vi vùng cấm. Tuy nhiên, những ngày đầu đội tuần tra đã gặp phải khó khăn khi đối diện với thực tế trước những trường hợp vi phạm quy định của ngư dân các vùng lân cận như: Duy Xuyên, Thăng Bình, Núi Thành, Đà Nẵng, Lý Sơn và đặc biệt là ngư dân CLC khiến nhiều lúc đội tuần tra phải lùi bước trước sức mạnh của sự quen biết. Mặc khác cũng do BTB chưa triển khai giải quyết được sinh kế thay thế bền vững cho ngư dân địa phương. Nhưng cuối cùng cộng đồng CLC cũng dần dần hiểu được ý nghĩa, lợi ích của việc bảo vệ vùng ngư trường nhạy cảm đã đề nghị tăng cường hoạt động tuần tra ở những khu vực này và đồng thuận hưởng ứng. Hộp thoại 8. Phê chuẩn kế hoạch quản lý Phê chuẩn kế hoạch quản lý Trong lịch sử non trẻ của bảo tồn biển Việt Nam. KBTB Hòn Mun - vịnh Nha Trang được thành lập đầu tiên. Nhưng kế hoạch quản lý xây dựng từ năm 2002 của khu bảo tồn này chưa được UBND tỉnh Khánh Hòa phê chuẩn. Trong khi đó kế hoạch quản lý của KBTB Cù Lao Chàm xây dựng từ nâm 2007 đã được UBND tỉnh Quảng Nam phê chuẩn tháng 12/2008. Tổ công tác được thành lập như một nhân tố hướng dẫn, vận động tích cực các hoạt động dựa vào cộng đồng đã tạo nên sự khác biệt này. Vào tháng 10/2007 UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch quản lý và thành lập một tổ công tác được tập huấn kỹ thuật để hỗ trợ và phối hợp với chuyên gia hướng dẫn cộng đồng xây dựng kế hoạch quản lý. Kế hoạch quản lý này được ban hành thực hiện từ tháng 1/2009. Hộp thoại 9. Các bãi biển Cù Lao Chàm Các bãi biển Cù Lao Chàm Cù Lao Chàm có 10 bãi biển: Bãi Ông, Bãi Bấc, Bãi Làng, Bãi Xếp, Bãi 35 Chồng, Bãi Bìm, Bãi Hương, Bãi Nần, Bãi Ruộng, Bãi Tra đều tập trung ở mạn Tây Hòn Lao. Trong đó, những bãi biển đẹp nhất được cộng đồng lựa chọn: Bãi Chồng, Bãi Bìm, Bãi Nần, Bãi Ông, Bãi Bấc và Bãi Xếp. Các bãi biển chưa được sạch vì rác thải nhiều là Bãi Làng, Bãi Hương. Các bãi biển bị khai thác cát để xây dựng nhà là Bãi Ông, Bãi Chồng. Đặc biệt ở Bãi Làng khi bão đưa cát lên bờ, lẽ ra phải đổ lại xuống biển thì người dân chở cát về nhà làm cho bãi biển ngày càng hẹp lại. Ngoài ra, tình trạng đổ, chôn rác thải, phân gia súc và rác thải từ trong đất liền, dầu luyn từ các tàu hàng hải, tàu thuyền đánh cá giặt lưới, xả cá chết theo sóng trôi dạt vào các bãi biển vẫn thường diễn ra. Các công trình xây dựng cầu cảng, mở đường ở Bãi Bấc, Bãi Làng, Bãi Hương, Bãi Bìm cũng đã và đang để lại nhiều ảnh hưởng đế môi trường biển [7]. Theo cộng đồng, bãi biển gần khu dân cư như Bãi Ông nên dành riêng cho cộng đồng quản lý, khai thác dịch vụ du lịch; còn các bãi biển khác thì chính quyền địa phương cần phải nổ lực tuyên truyền về bảo vệ và vệ sinh môi trường biển; hỗ trợ thành lập các tổ bảo vệ bãi biển, ban hành các quy định chung về sử dụng tài nguyên trong những hoạt động thủy sản, du lịch, vận tải biển ở vùng nước gần bờ quanh đảo phải được giám sát về mặt môi trường. Hộp thoại 10. Các thảm cỏ biển Cù Lao Chàm Các thảm cỏ biển Cù Lao Chàm Các thảm cỏ biển thường được tìm thấy tại các khu vực Bãi Làng, Bãi Ông , Bãi Hương, Bãi Bìm, Bãi Chồng, Bãi Nần, Hòn Dài, Hòn Tai và phân bố cách bờ trung bình từ 50-70m, có 4 loài đặc trưng: (Halophila decipiens), (Halophila ovalis), (Cymodocea rotundata) và (Halodule pinifolia) [136]. Các thảm cỏ biển có tổng diện tích khoảng 50ha. Theo ngư dân Bãi Hương phát hiện nhiều cá Liệt, cá Nục, Hải Sâm và Bàn Mai trong thảm cỏ biển. Các hình thức đánh bắt đa dạng trong vùng thảm cỏ biển là giã cào, lưới quét, lưới rùng, lưới rê, lưới ba lớp, lưới kình, lưới vây rút chỉ nhưng gây chết các thảm cỏ biển chủ yếu lại là các nghề giã cào, lưới vây. Theo ý kiến cộng đồng tuy các thảm cỏ biển thường nằm xa bờ nhưng cũng cần phải được bảo vệ vì đây là các bãi đẻ của tôm cá. Cộng đồng đề nghị Nhà nước nên tăng cường hơn nữa công tác bảo vệ. Hộp thoại 11. Các rạn san hô Cù Lao Chàm Các rạn san hô Cù Lao Chàm Theo người dân CLC có nhiều loại san hô như: san hô màu xanh, màu đỏ, màu trắng, màu đen, san hô tầng, nón, mốc, sừng nai và san hô tai bèo. Tuy mô tả theo cảm quan hình thái và màu sắc của các tập đoàn san hô, nhưng cũng phản ảnh được kiến thức dân gian về sự phong phú đa dạng của các vùng rạn này. “Theo tài liệu nghiên cứu của các nhà khoa học ở CLC có 61 loại san hô, trong đó có 6 loại được ghi nhận lần đầu tiên xuất hiện tại vùng biển Việt Nam” 63. Các nghề đánh bắt thủy sản thường hoạt động trong vùng rạn như: lưới kình, lưới mực, lưới tôm 3 lớp, lưới giã cào, nghề lặn, nghề câu đặc biệt là câu cá kình và câu mực dắt. Tình trạng ngư dân ở địa phương khác đến khai thác thủy sản bằng chất nổ trong vùng rạn CLC vẫn còn xảy ra; bên cạnh đó, việc neo đậu tàu thuyền du lịch, làm đường quốc phòng cũng trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng vùng rạn. 36 Theo quan sát của cộng đồng địa phương, một số tàu du lịch đã neo đậu quá gần thậm chí vào trong các khu vực san hô như ở Bãi Xếp; cộng đồng đề nghị các tàu này phải neo đậu bên ngoài và dùng thúng đưa du khách vào lặn, xem san hô dưới sự hướng dẫn của KBTB nhưng phải chấp hành đúng các quy định bảo vệ: không bẻ và giẫm đạp san hô. Cộng đồng đã đồng thuận đề nghị Nhà nước hỗ trợ hướng dẫn cộng đồng thảo luận, phân vùng bảo vệ nghiêm ngặt rạn mành. Đồng thời tạo nhiều cơ hội hơn cho cộng đồng được tham gia quản lý, bảo vệ và khai thác bền vững các vùng rạn san hô gần khu dân cư như Bãi Tra, Bãi Nần, Hòn Tai thuộc khu vực Bãi Hương. Lịch mùa vụ được thể hiện trong bảng 1. Bảng 1. Thời gian diễn ra các hoạt động trên vùn rạn TT Các hoạt động Tháng trong năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 Lưới mực 2 Lưới kình 3 Giã cào 4 Lưới 3 lớp 5 Lưới tôm 6 Nghề lặn 7 Tàu du lịch Hộp thoại 12. Cua Đá Cù Lao Chàm Cua Đá Cù Lao Chàm Cua Đá tuy là động vật biển nhưng lại sống trên rừng trong các hang đá, khi trưởng thành mang trứng đến mùa sinh nở theo suối tìm về các bờ đá đẻ con xuống biển; rồi từ đó cua non bò ngược lại lên rừng. Người dân cho biết mùa sinh sản của cua Đá từ tháng 5 đến tháng 8 trong năm, cũng “tương đối trùng hợp với tài liệu khoa học” 112. Đã từ lâu cua Đá gắn liền với người dân ở đây làm thức ăn hoặc quà biếu khi vào đất liền. Trước đây, người dân chỉ bắt cua Đá đến tháng 4, từ tháng 5 tháng 8 cua mang trứng người dân không bắt. Đến mùa cua Đá từ tháng 2 tháng 8, người bắt cua cho biết sản lượng ít nhất từ 1030 con/đêm/người và nhiều nhất từ 40100 con/đêm/người; nhưng khai thác tập trung nhất là từ tháng 4 tháng 8: trung bình 50 con/đêm/người. Cua lớn nhất có kích thước 17 cm, nhỏ nhất là 2 cm, kích thước bình quân khai thác từ 910 cm tính theo chiều dài mai cua. Song hiện nay do nhu cầu tiêu thụ của du khách quá lớn, nên cua Đá đang ở trong tình trạng bị khai thác quá mức, quanh năm và ở mọi kích thước vì đã trở thành một đặc sản du lịch nổi tiếng. Theo số liệu thống kê năm 2005 có khoảng 70% cua Đá được bắt ở kích cở từ 79 cm, số còn lại có kích cở lớn hơn, trung bình từ 47 cm kể cả con đang mang trứng; người dân còn tìm thấy một lượng nhỏ cua bị chuột ăn 112. Tiêu thụ cua Đá nhiều nhất là khách du lịch mua trực tiếp và các quán ăn chế biến tại chỗ 60. Bắt cua Đá đã và đang trở thành một sinh kế hằng ngày của một số người dân trên đảo, có 12/37 người thường xuyên nhất trong số người bắt cua Đá. Khi 37 được hỏi về cua Đá, có 78% số người bắt cua mong muốn thành lập nhóm cua Đá, không chỉ người đi bắt mà cả người liên quan mua bán cũng được động viên gia nhập. 95% người dân đề nghị Nhà nước hướng dẫn, xây dựng và phê chuẩn quy ước hoạt động của nhóm cua Đá cụ thể về kích thước mai cua được bắt không nhỏ hơn 5 cm và cấm bắt cua đang mang trứng để đảm bảo sinh kế bền vững cho mọi thành viên trong nhóm, đồng thời tuyên truyền rộng rãi trong cộng đồng bằng nhiều hình thức: tờ rơi, áp phích, tập huấn… để quản lý, bảo tồn và khai thác cua Đá bền vững và các nhà tài trợ bên ngoài hỗ trợ kỹ thuật, kinh phí đào tạo ngành nghề sinh kế thay thế thích hợp cho nhóm cua Đá trong mùa cấm. Cộng đồng còn đề nghị giải pháp cụ thể bảo tồn cua Đá trong các vùng chức năng và cho phép khai thác định kỳ từ 23 năm theo sự luân chuyển của vùng. Hộp thoại 13. Tôm Hùm Cù Lao Chàm Tôm Hùm Cù Lao Chàm Tôm Hùm là một động vật biển rất có giá trị không những ở Cù Lao Chàm, tôm Hùm ở đây sinh sống trong môi trường tự nhiên. Theo khảo sát của các nhà khoa học, tôm Hùm Cù Lao Chàm hiện đang được tìm thấy có 4 loài 50. Còn theo cảm quan của người dân địa phương nói chung và những người thợ lặn nói riêng thì Cù Lao Chàm có rất nhiều loại tôm như: tôm Hùm Mốc có trọng lượng từ 100g2kg, trung bình là 500g được tìm thấy ở độ sâu từ 1060 m; tôm Hùm Đá có trọng lượng từ 100g2kg, trung bình là 500g được tìm thấy ở độ sâu từ 115 m; tôm Hùm Da được tìm thấy ở độ sâu từ 115 m; tôm Hùm Bông được tìm thấy ở độ sâu từ 1060 m; tôm Hùm Mũ Ni được tìm thấy ở độ sâu từ 150 m, tôm Hùm Đỏ có trọng lượng từ 100g500g, trung bình từ 100g200g; tôm Hùm Xanh có trọng lượng từ 100g1kg, trung bình từ 200g300g và tôm Hùm Xô có trọng lượng từ 100g3kg, trung bình là 700g. Tôm Hùm sinh sống trong các vùng rạn san hô và thảm thực vật ở độ sâu từ 1050 m, xung quanh các Hòn đảo của CLC như: Hòn Lá, Hòn Khô, Hòn Dài, Hòn Lao, Hòn Tai, Hòn Mồ. Ngư dân thường đánh bắt tôm Hùm nặng từ 100g500g. Tôm Hùm trưởng thành nặng 100g mang trứng quanh năm nhưng giai đoạn sinh sản từ tháng 4tháng 7. Được đánh bắt nhiều nhất là tôm Hùm Xô, tôm Hùm Đỏ, tôm Hùm Đá, tôm Hùm Mốc có trọng lượng lớn nhất là 4kg, nhỏ nhất là 100g, trung bình từ 12kg. Thời gian đánh bắt tôm từ tháng 2tháng 11, khả năng đánh bắt nhiều nhất từ tháng 2tháng 4 và tháng 11, ít nhất từ tháng 6tháng 9 hằng năm. Hiện nay tại Bãi Làng, Bãi Ông và thôn Cấm có 37 người đánh bắt tôm Hùm bằng các nghề lặn, soi; tại Bãi Hương có 16 người đánh bắt tôm Hùm bằng lưới ba lớp, nhưng có 8 người là thường xuyên nhất. Tôm Hùm được tiêu thụ bởi người trung gian mua bán và khách du lịch. Hiện nay tôm Hùm giảm do nhiều ngư dân địa phương khác đến lặn, soi, đánh lưới, dùng hóa chất, ngay cả trong mùa cấm. 68,7% cộng đồng CLC mong muốn thành lập “nhóm tôm Hùm” để tự quản lý bảo vệ, khai thác bền vững động vật này. Nhóm tôm Hùm không chỉ là người bắt mà cả người liên quan tiêu thụ cũng được động viên gia nhập. Hơn 80% số người dân trong cộng đồng đề nghị nhóm 38 tôm Hùm cần có một quy ước hoạt động cụ thể quy định thời gian cho phép bắt tôm, không được bắt tôm trong thời kỳ đang mang trứng từ ngày 1 tháng 4 đến ngày 31 tháng 7 hằng năm, chỉ khai thác tôm có trọng lượng lớn hơn 0,1kg để đảm bảo nguồn sinh kế bền vững cho mọi thành viên trong nhóm. Cộng đồng CLC còn thống nhất đề nghị Nhà nước hướng dẫn xây dựng, phê chuẩn quy ước hoạt động của nhóm tôm Hùm và tuyên truyền rộng rãi trong cộng đồng bằng nhiều hình thức: tờ rơi, áp phích, tập huấn…để quản lý, bảo tồn và khai thác tôm Hùm bền vững; và các nhà tài trợ bên ngoài hỗ trợ kỹ thuật, kinh phí đào tạo ngành nghề sinh kế thay thế thích hợp cho nhóm tôm Hùm trong mùa cấm. Cộng đồng CLC còn góp ý tôm Hùm sinh sống trong vùng rạn, nơi đã được nghiêm cấm khai thác hải sản nên không cần phải phân vùng bảo vệ riêng. Hộp thoại 14. Ốc Vú Nàng Cù Lao Chàm Ốc Vú Nàng Cù Lao Chàm Ốc Vú Nàng có một chấm trên vỏ, có đường viền xà cừ bên trong, mùa sinh sản từ tháng 5 tháng 8. Ấu trùng sống trôi nổi hoặc bám vào những con trưởng thành. Ốc Vú Nàng trưởng thành khi 4 con đạt được 100g, chúng sống bám trên đá vùng triều ở độ sâu từ 16 m; phân bố nhiều ở Hòn Tai, Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Lá. Ốc Vú Nàng có đường kính loại lớn từ 56 cm, loại nhỏ từ 12 cm, trung bình 5 con đạt khoảng100g. Theo người dân địa phương có 2 loại: ốc Vú Nàng Hang và được khai thác nhiều nhất là ốc Vú Nàng Vú; thời gian khai thác từ tháng 2tháng 8 nhưng tập trung nhiều từ tháng 4tháng 6 và ở mọi kích thước, lớn nhất 10 cm, nhỏ nhất 1 cm, trung bình từ 56 cm được bắt nhiều nhất. Sản lượng trung bình từ 1,53 kg/người/ngày. Cù Lao Chàm có 38 người khai thác ốc vú Nàng và tập trung ở Bãi Ông, Bãi Làng, thôn Cấm [100]. Ốc Vú Nàng được tiêu thụ nhiều nhất bởi người trung gian, khách du lịch, quán ăn và cũng là một món ăn truyền thống của người dân địa phương. Hiện nay, ốc Vú Nàng bị khai thác ngày càng nhỏ lại và ít đi. Cộng đồng CLC mong muốn thành lập “nhóm ốc Vú Nàng” không chỉ người bắt mà cả người liên quan tiêu thụ cũng được động viên gia nhập để quản lý bảo vệ, khai thác bền vững động vật này. Cộng đồng đề nghị nhóm ốc Vú Nàng cần có một quy ước cụ thể khai thác ốc Vú Nàng có kích thước từ 4cm trở lên (tương đương ốc Vú Nàng Vú 25 con/kg, ốc Vú Nàng Hang 50 con/kg). Cấm tiêu thụ ốc Vú Nàng có kích thước nhỏ hơn quy định, đồng thời cũng tuyên truyền bảo vệ ốc Vú Nàng với du khách. Hộp thoại 15. Yến sào Cù Lao Chàm Yến sào Cù Lao Chàm Yến sào là tên gọi địa phương của một loại chim Yến có tên khoa học (Collocalia francica) sinh sống trong các hang đá ở bờ Đông của Hòn Lao và một số Hòn khác như: Hòn Tai, Hòn Khô, Hòn Lá và Hòn Ông. Quần thể chim Yến khoảng 100.000 con [100]. Theo cộng đồng cho biết chim Yến ăn các loại côn trùng nhỏ như các loại rầy khi bay lượn trong bầu trời. Một điều đặc biệt là chim Yến làm tổ bằng chính nước bọt của mình và đã từ lâu là một loại thực phẩm quý hiếm có giá trị dinh dưỡng cao đối với con người. Chim Yến làm tổ trên các vách núi trong những hang đá hướng ra biển mà người dân gọi là hang Yến. Hang Tò 39 Vò là hang Yến lớn nhất trên Hòn Lao. Những ngày biển lặng có thể tiếp cận và quan sát quần thể chim Yến này. Hiện tại các hang Yến đang được quản lý khai thác bởi công ty Yến sào tại Hội An, và người dân cũng có thể thu hoạch tổ Yến ở những hang nhỏ chưa được quản lý như Hòn Ông, Hòn Lá với số lượng không đáng kể. Yến sào Cù Lao Chàm đã được khai thác khoảng 400 năm trước đây là một nghề vất vả không kém phần hiểm nguy. Ngày nay, tại Bãi Hương còn có một miếu thờ những người đầu tiên khai phá nghề Yến gọi là miếu Tổ nghề Yến. Một năm 2 lần người khai thác Yến tổ chức lễ hội dâng hương cầu an, tưởng niệm tại miếu Tổ nghề Yến 51. Theo số liệu giám sát, chim Yến Cù Lao Chàm có tỷ lệ chết cao nhất vào mùa mưa bão, những cơn gió mạnh khiến chim Yến không thể vào hang, thường bị gãy cánh rơi xuống biển hoặc phơi mình trên bờ đá. Yến sào được khai thác một năm 2 lần: Vào tháng 4, tổ Yến được lấy đi trước khi chim chuẩn bị đẻ trứng sẽ cho sản lượng và chất lượng cao hơn khoảng 600 kg/mùa và vào tháng 9 sau khi chim non vừa rời tổ có sản lượng và chất lượng thấp hơn khoảng 400 kg/mùa. Tổ Yến sau khi khai thác và qua kỹ thuật chế biến sơ bộ được xuất sang Đài Loan, Hồng Kông với giá 3.000 USD/kg. Trung bình một năm nguồn tài nguyên này mang về cho Hội An khoảng chừng 3.000.000 USD. Hộp thoại 16. Cộng đồng và du lịch sinh thái Cộng đồng và du lịch sinh thái Có vài du khách tây đã ví Cù Lao Chàm như một viên kim cương; nhưng nếu chúng ta chia nó thành từng mảnh nhỏ, thì cộng đồng Cù Lao Chàm sẽ không còn có cơ hội để mài viên kim cương đó lấp lánh giữa biển khơi, vẫy gọi du khách. Cũng chưa muộn để cho cộng đồng Cù Lao Chàm liên kết lại ngăn chận các mối đe dọa, khắc phục điểm yếu và giữ gìn, phát huy thế mạnh nắm bắt cơ hội cho chính cộng đồng và địa phương Cù Lao Chàm phát triển bền vững. Trên cơ sở chiến lược “Làm thế nào để du khách tự quảng bá KDTSQ Cù Lao Chàm hộ cho mình, rồi một ngày nào đó bỗng dưng muốn quay trở lại Cù Lao Chàm một lần nữa, một lần nữa… trong hành trình du lịch của mình“, là nội dung xuyên suốt trong đợt tập huấn “Nghiên cứu việc phát triển du lịch sinh thái ở KDTSQ Cù Lao Chàm”. Sau khi liên kết các chuỗi sản phẩm du lịch, cộng đồng đã tự phân tích những ảnh hưởng và sự hỗ trợ cũng như nhũng lợi ích đem lại được lượng hóa thành tiền, và không quy được thành tiền. Kết quả, người dân cũng đã nhận thức được vấn đề: du khách đến với Cù Lao Chàm vì điều gì? Được thể hiện ở hình1. Bác Hiền ở thôn Cấm đã phát biểu cảm tưởng “Qua đợt tập huấn này, người dân chúng tôi càng thấy được nguồn lợi Cù Lao Chàm rất dồi dào, nhưng phân tích kỹ thì cộng đồng Cù Lao Chàm chỉ mới được hưởng lợi nhiều hơn so với trước đây mà thôi và cũng còn nhiều người dân chưa có khả năng đầu tư để hưởng lợi từ các hoạt động du lịch. Vì vậy, người dân chúng tôi thì ví Cù Lao Chàm như một cô hoa hậu để có động lực giữ cô hoa hậu đó ở mãi với Cù Lao Chàm”. Một vài thông tin được ghi chép trong giờ giải lao: Với sản phẩm “Nhà hàng ăn uống” người hướng dẫn du lịch đòi chi trả 30%/xuất ăn và chỉ được phục vụ khách của họ đưa đến mà thôi. Vốn cộng đồng 40 có thể đầu tư (50%) cho sản phẩm này là 100 triệu đồng. Nếu đầu tư sản phẩm “Một ngày làm ngư dân” khoảng 30 triệu đồng để đáp ứng mọi yêu cầu của khách, mà chờ khách đến thì đói. Theo cộng đồng, nên tận dụng cơ sở cộng đồng trong đời sống sinh kế hằng ngày để kiếm thêm thu nhập; có khi “biển - nhà - rừng - san hô” lại phù hợp với kiểu du lịch sinh thái hơn. Hoặc kết hợp du khách đi theo đánh cá, không ảnh hưởng đến lịch mùa vụ của ngư dân; nên có những câu chuyện hài hước xung quanh Cù Lao Chàm để buổi đi câu thêm thú vị. Với sản phẩm “Tôm Hùm” thì người trung gian mua rẻ bán đắt, họ có tiền đầu tư thu mua, góp gió thành bão; ngư dân chỉ là gió, không thể chờ du khách mà không phải du khách nào ra Cù Lao Chàm cũng ăn tôm Hùm. Nên cộng đồng thống nhất nâng giá để bán cho du khách ngay tại Cù Lao Chàm trong mùa du lịch. Điều đó cho thấy phải thành lập “nhóm tôm Hùm” để liên kết với nhau nâng cao lợi ích cho nhóm. Bảng 6. Nhóm sản phẩm sản xuất chế biến (SXCB) được thống kê theo tần suất xuất hiện trên các mẫu điều tra Nhóm sản phẩm Sản phẩm Đơn vị Số lần xuất hiện trên tổng số phỏng vấn (194 mẫu) Tần suất xuất hiện Giá bán trung bình SXCB Cá khô Kg 12 4,27 170.833 SXCB Mắm cái Lọ 9 3,20 22.778 SXCB Mực khô Kg 9 3,20 505.556 SXCB Mực một nắng Kg 7 2,49 442.857 SXCB Rượu Bào ngư Bình 4 1,42 187.500 SXCB Nước mắm Lít 3 1,07 28.333 SXCB Rượu tắc kè Bình 2 0,71 240.000 SXCB Cá Bò nướng Kg 1 0,.36 120.000 SXCB Rượu cá Ngựa Bình 1 0,36 200.000 Mức độ phổ biến 1,90 Bảng 7. Nhóm sản phẩm khai thác biển (KTB) được thống kê theo tần suất xuất hiện trên các mẫu điều tra Nhóm sản phẩm Sản phẩm Đơn vị Số lần xuất hiện trên tổng số phỏng vấn (194 mẫu) Tần suất xuất hiện Giá bán trung bình KTB Bào ngư Kg 12 4,27 341.667 KTB Tôm Hùm Kg 12 4,27 900.000 KTB Ốc Nón Kg 11 3,91 37.727 KTB Ốc Vú Sao Kg 10 3,56 79.000 KTB Điệp quạt Kg 9 3,20 27.778 KTB Ốc Vú Nàng Kg 9 3,20 153.333 KTB Ghẹ Kg 7 2,49 128.571 KTB Mực Kg 7 2,49 125.714 KTB Cá Mú Kg 2 0,71 110.000 KTB Cá Bạc má Kg 1 0,36 120.000 KTB Cá Hồng Kg 1 0,36 90.000 KTB Hải sâm Kg 1 0,36 500.000 KTB Cầu Gai Con 1 0,36 10.000 KTB Ốc Gai Kg 1 0,36 20.000 KTB Ốc Nghệ Kg 1 0.36 25.000 Mức độ phổ biến 1,98 41 Bảng 8. Nhóm sản phẩm hàng lưu niệm (HLN) được thống kê theo tần suất xuất hiện trên các mẫu điều tra Nhóm sản phẩm Sản phẩm Đơn vị Số lần xuất hiện trên tổng số phỏng vấn (194 mẫu) Tần suất xuất hiện Giá bán trung bình HLN Quà lưu niệm Sản phẩm 8 2,85 20.000 HLN Nhánh ốc Sản phẩm 1 0,36 20.000 Mức độ phổ biến 1,60 Bảng 9. Nhóm sản phẩm dịch vụ biển (DVBI) được thống kê theo tần suất xuất hiện trên các mẫu điều tra Nhóm sản phẩm Sản phẩm Đơn vị Số lần xuất hiện trên tổng số phỏng vấn (194 mẫu) Tần suất xuất hiện Giá bán trung bình DVBI Du thuyền quanh đảo Chuyến 8 2,85 387.500 DVBI Du thuyền câu cá Chuyến 5 1,78 340.000 DVBI Du thuyền xem đảo Yến Chuyến 5 1,78 250.000 DVBI Xem san hô Người 5 1,78 92.018 DVBI Du thuyền thúng chai Chuyến 4 1,42 50.000 DVBI Cắm trại trên bãi biển Người 3 1,07 93.333 DVBI Tắm biển Người 2 0,71 22.500 DVBI Thăm suối Mơ Chuyến 2 0,71 75.000 DVBI Một ngày làm ngư dân Chuyến 1 0,36 400.000 Mức độ phổ biến 1,38 Bảng 10. Nhóm sản phẩm dịch vụ bờ (DVB) được thống kê theo tần suất xuất hiện trên các mẫu điều tra Nhóm sản phẩm Sản phẩm Đơn vị Số lần xuất hiện trên tổng số phỏng vấn (194 mẫu) Tần suất xuất hiện Giá bán trung bình DVB Bánh ít lá gai Chục 12 4,27 29.583 DVB Nhà lưu trú Người 10 3,56 65.000 DVB Xe ôm quanh đảo Chuyến 7 2,49 98.571 DVB Nhà hàng Xuất/người 5 1,78 62.000 DVB Ngủ lều Người 4 1,42 56.250 DVB Hướng dẫn du lịch Chuyến 3 1,07 93.333 DVB Nhà nghỉ Người 3 1,07 160.000 DVB Bánh phu thê Chục 2 0,71 15.000 DVB Dừa trái Trái 2 0,71 10.000 DVB Võng ngô đồng Chiếc 2 0,71 1.100.000 DVB Đạp xe quanh đảo Người 2 0,71 85.000 DVB Mũ, nón lác Chiếc 1 0,36 10.000 DVB Đi bộ Người 1 0,36 5.000 DVB Thăm vườn sinh thái Người 1 0,36 30.000 DVB Tham quan di tích Vé/người 1 0,36 15.000 Mức độ phổ biến 1,17 Bảng 11. Doanh thu các sản phẩm du lịch theo thời gian từ năm 2008 - 2010 Sản phẩm du lịch Nhóm sản phẩm Doanh thu 2008 2009 2010 Nhà lưu trú DVB 1.002.720.000 1.092.960.000 1.692.000.000 Xe ôm DVB 83.700.000 105.300.000 124.200.000 Nhà hàng DVB 1.524.000.000 1.524.000.000 1.524.000.000 Tham quan DVBI 808.800.000 986.400.000 1.557.600.000 Bánh ít SXCB 144.000.000 144.000.000 144.000.000 Cá khô các loại SXCB 489.600.000 489.600.000 489.600.000 42 Sản phẩm du lịch Nhóm sản phẩm Doanh thu 2008 2009 2010 Mực khô SXCB 540.000.000 540.000.000 540.000.000 Cá tươi các loại KTB 300.000.000 600.000.000 750.000.000 Mực tươi các loại KTB 375.000.000 375.000.000 375.000.000 Tôm Hùm KTB 351.000.000 639.000.000 927.000.000 Ốc các loại KTB 42.000.000 210.000.000 42.000.000 Cua Đá KTR 374.400.000 374.400.000 124.800.000 Rau rừng KTR 72,000,000 72.000.000 72.000.000 Lá uống KTR 18.000.000 18.000.000 18.000.000 Tổng cộng 6.125.220.000 7.170.660.000 8.380.200.000 Bảng hỏi dành cho hộ bán thủy sản/lưu niệm, rau rừng, lá thuốc, cua Đá, Tắc kè, Rắn, bánh ít…. tại Cù Lao Chàm I. Thông tin hộ gia đình Họ và tên chủ hộ bán thủy sản/lưu niệm:…………………………………………… Địa chỉ: ……………………………Số nhân khẩu trong gia đình:…………………. Nghề nghiệp trước khi bán thủy sản/lưu niệm:……………………………………… Nghề nghiệp hiện nay đồng thời với bán thủy sản/lưu niệm:………………………. Bán thủy sản/lưu niệm từ khi nào:…………………………………………………… Những hỗ trợ nhận được từ BTB, Phòng TMDL khi làm nhà lưu trú:…………… Tham quan học tập:……Nấu ăn..........Hướng dẫn du lịch.............Tiếng Anh:…… Vay vốn sửa nhà:………Làm mới công trình vệ sinh:….......Trang thiết bị:……... Và hỗ trợ khác:…………………………………………………………… II. Thông tin về các mặt hàng bán Các mặt hàng bán trong năm 2006, 2007, 2008, 2009 và 2010 Mục/tháng (Kg) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Cá Cơm khô Cá Hố khô Các Nục, Trích,.... Mực khô Cá tươi các loại Mực tươi các loại Tôm Hùm Ốc Cua Đá Tắc kè Rắn Hàng lưu niệm Bánh ít Rau rừng Lá thuốc III. Thông tin về doanh thu từ bán hàng thúy sản/lưu niệm Doanh thu từ bán hàng thủy sản/lưu niệm năm 2006, 2007, 2008, 2009 và 2010 Doanh thu/tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Cá khô các loại Mực khô các loại Cá tươi các loại Mực tươi các loại Tôm Hùm Cua Đá Ốc các loại 43 Tắc kè, rắn… Bánh ít Rau rừng Lá thuốc Hàng lưu niệm Bảng hỏi dành cho nhà lưu trú tại Cù Lao Chàm I. Thông tin hộ gia đình Họ và tên chủ hộ làm nhà lưu trú:………………………………………………… Địa chỉ: ……………………………Số nhân khẩu trong gia đình:…………………. Nghề nghiệp trước khi làm nhà lưu trú:………………………………………… Nghề nghiệp hiện nay đồng thời với nhà lưu trú:……………………………… Làm nhà lưu trú từ khi nào:…………………………………………………… Những hỗ trợ nhận được từ BTB, Phòng TMDL khi làm nhà lưu trú:…………… Tham quan học tập:……Nấu ăn..........Hướng dẫn du lịch.............Tiếng Anh:…… Vay vốn sửa nhà:………Làm mới công trình vệ sinh:….......Trang thiết bị:……... Và hỗ trợ khác:…………………………………………………………… II. Thông tin về số lượng du khách Số lượng khách nhận được trong năm 2006, 2007, 2008, 2009 và 2010 Mục/tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Quốc tế Việt Nam Tổng cộng Khách có được đăng ký tạm trú tạm vắng không?....................................................... Khách được đăng ký tạm trú tạm vắng như thế nào?................................................... III. Thông tin về các khoản chi phí của du khách tại homestay Các khoản chi phí khách phải trả cho chủ năm 2006, 2007, 2008, 2009 và 2010 Khoản mục Khách Việt Nam Khách quốc tế Tiền ăn sáng người/xuất Tiền ăn trưa người/xuất Tiền ăn chiều người/xuất Đưa đi thăm tổ yến Đưa đi câu cá Bảng hỏi dành cho quán ăn/giải khát tại Cù Lao Chàm I/Thông tin hộ gia đình Họ và tên chủ hộ làm quán ăn/giải khát:……………………………………………... Địa chỉ: ……………………………Số nhân khẩu trong gia đình:…………………. Nghề nghiệp trước khi làm quán ăn/giải khát:………………………………………. Nghề nghiệp hiện nay đồng thời với quán ăn/giải khát:……………………………... Làm quán ăn/giải khát từ khi nào:…………………………………………………… Những hỗ trợ nhận được từ BTB, Phòng TMDL khi làm nhà lưu trú:…………… Tham quan học tập:……Nấu ăn..........Hướng dẫn du lịch.............Tiếng Anh:…… Vay vốn sửa nhà:………Làm mới công trình vệ sinh:….......Trang thiết bị:……... Và hỗ trợ khác:…………………………………………………………… II. Thông tin về số lượng khách tiếp đón Số lượng khách nhận được trong năm 2006, 2007, 2008, 2009 và 2010 Mục/tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Quốc tế 44 Việt Nam Tổng cộng III. Thông tin về số lượng người giúp việc cho quán ăn/giải khát Số lượng người địa phương giúp việc cho quán ăn/giải khát của anh chị trong năm 2006, 2007, 2008, 2009 và 2010 Mục/tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nam Nữ Tổng cộng IV. Thông tin về mức công lao động phải trả cho người giúp việc Số lượng người địa phương giúp việc cho quán ăn/giải khát của anh chị trong năm 2006, 2007, 2008, 2009 và 2010 Công lao động người/ngày Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Nam Nữ V. Thông tin về các chi phí khách phải trả Các khoản chi phí khách phải trả cho chủ năm 2006, 2007, 2008, 2009 và 2010 Khoản mục Khách Việt Nam Khách quốc tế Tiền ăn sáng người/xuất Tiền ăn trưa người/xuất Tiền ăn chiều người/xuất Đưa đi thăm tổ yến Đưa đi câu cá Bảng hỏi dành cho thuyền đưa khách du lịch tại Cù Lao Chàm I. Thông tin hộ gia đình Họ và tên chủ hộ làm thuyền đưa du khách:…………………………………………. Địa chỉ: ……………………………Số nhân khẩu trong gia đình:…………………. Nghề nghiệp trước khi làm thuyền đưa du khách:…………………………………… Nghề nghiệp hiện nay đồng thời với thuyền đưa du khách:………………………… Làm thuyền đưa du khách từ khi nào:……………………………………………….. Những hỗ trợ nhận được từ BTB, Phòng TMDL khi làm nhà lưu trú:…………… Tham quan học tập:……Nấu ăn..........Hướng dẫn du lịch.............Tiếng Anh:…… Vay vốn sửa nhà:………Làm mới công trình vệ sinh:….......Trang thiết bị:……... Và hỗ trợ khác:…………………………………………………………… II. Thông tin về số lượng du khách Số lượng khách nhận được trong năm 2006, 2007, 2008, 2009 và 2010 Mục/tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Quốc tế Việt Nam Tổng cộng III. Thông tin về các khoản chi phí của du khách Các khoản chi phí khách phải trả cho chủ năm 2006, 2007, 2008, 2009 và 2010 Khu vực đưa đón khách Mức giá (ngàn đồng/người) Du khách quốc tế Du khách nội địa Bãi Làng - Hòn Tai Bãi Làng - Bãi Chồng Bãi Làng - Bãi Hương Bãi Làng - Bãi Ông Bãi Làng - Bãi Bấc Bãi Làng - Hang Yến (tò vò) 45 Quanh Hòn Lao Câu cá đêm Bảng hỏi dành cho hộ nghề “xe ôm” tại Cù Lao Chàm I. Thông tin hộ gia đình Họ và tên chủ hộ làm nghề “xe ôm”:………………………………………………… Địa chỉ: ……………………………Số nhân khẩu trong gia đình:…………………. Nghề nghiệp trước khi làm nghề “xe ôm”:…………………………………………... Nghề nghiệp hiện nay đồng thời với nghề “xe ôm”:………………………………… Làm nghề “xe ôm” từ khi nào:………………… Những hỗ trợ nhận được từ BTB, Phòng TMDL khi làm nhà lưu trú:…………… Tham quan học tập:……Nấu ăn..........Hướng dẫn du lịch.............Tiếng Anh:…… Vay vốn sửa nhà:………Làm mới công trình vệ sinh:….......Trang thiết bị:……... Và hỗ trợ khác:…………………………………………………………… II. Thông tin số lượng du khách sử dụng phương tiện Số lượng khách nhận được trong năm 2006, 2007, 2008, 2009 và 2010 Mục/tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Quốc tế Việt Nam Tổng cộng III. Thông tin chi phí du khách phải trả Các khoản chi phí khách phải trả cho chủ năm 2006, 2007, 2008, 2009 và 2010 Khu vực đưa đón khách Mức giá (ngàn đồng/người) Du khách quốc tế Du khách nội địa Bãi Làng - Bãi Bìm Bãi Làng - Bãi Chồng Bãi Làng - Bãi Hương Bãi Làng - Bãi Ông Xung quanh Bãi Làng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthvnu0066_895.pdf
Luận văn liên quan