PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ 1
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1. Thông tin chung về xã Hương Phong 3
1.1. Tài nguyên thiên nhiên 3
1.2. Đặc điểm điều kiện kinh tế. 5
1.2.1. Tình hình chung 5
1.2.2. Tình hình đánh bắt thủy sản. 5
1.2.3. Tình hình nuôi trồng thủy sản 6
1.3. Đặc điểm về điều kiện xã hội. 6
1.3.1. Nguồn lực con người. 6
1.3.1. Nguồn lực vật chất. 6
2. Tổng quan về đối tượng giun Quế. 7
2.1 tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước. 7
2.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới. 7
2.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam. 8
2.2. Đặc điểm sinh học giun quế. 8
2.2.1. Đặc điểm hình thái cấu tạo 8
2.2.2. Đặc điểm dinh dưỡng, sinh trưởng 9
2.2.3. Đặc điểm sinh lý 10
2.2.4. Đặc điểm sinh sản 10
2.3. Một số phương pháp ủ chất nền nuôi giun. 11
2.3.1. Phương pháp ủ nóng: 11
2.3.2. Phương pháp ủ nguội: 12
2.3.3. Phương pháp ủ hỗn hợp: 12
2.4. Các mô hình nuôi giun quế phổ biến. 12
2.4.1 Nuôi trong khay chậu 12
2.4.2 Nuôi trên đồng ruộng có mái che 13
2.4.3 Nuôi trên đồng ruộng không có mái che 13
2.4.4 Nuôi trong nhà với quy mô công nghiệp và bán công nghiệp 13
2.5. Một số sản phẩm ứng dụng của giun quế. 14
2.5.1. Thức ăn tươi sống 14
2.5.2. Phân giun 14
2.5.3. Giun quế đông lạnh 15
2.5.4. Giun quế sấy khô 16
2.5.5. Bột giun Quế 16
3.Tổng quan về đối tượng giun quế. 17
3.1.Tình hình nghiên cứu về ếch. 17
3.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước. 17
3.1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước. 19
3.2. Đặc điểm sinh học 19
3.2.1. Đặc điểm phân bố. 19
3.2.2. Đặc điểm hình thái cấu tạo. 20
3.2.3. Đặc điểm dinh dưỡng. 21
3.2.4. Đặc điểm sinh trưởng. 21
3.2.5. Đặc điểm sinh sản. 22
3.3. Một số mô hình nuôi ếch phổ biến ở nước ta 23
3.3.1. Nuôi ếch trong bể xi măng 23
3.3.2. Nuôi ếch trong ao đất 24
3.3.3. Nuôi ếch trong giai hay đăng quầng 24
PHẦN III: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 26
1. Địa điểm, thời gian, đối tượng nghiên cứu. 26
2. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu. 26
3. Phương pháp nghiên cứu. 27
3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm. 27
3.1.1. Thí nghiệm 1: Thí nghiệm nuôi giun quế làm thức ăn cho các đối tượng thủy đặc sản 27
3.1.2. Thí nghiệm 2: Thí nghiệm sử dụng giun quế để nuôi vỗ ếch bố mẹ 28
3.2. Phương pháp xử lý số liệu 29
3.3. Một số công thức tính. 29
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31
1. Quy trình kỹ thuật nuôi giun quế. 31
1.1. Chọn địa điểm và xây dựng ô nuôi giun. 31
1.1.1. Chọn địa điểm 31
1.1.2. Xây dựng ô nuôi giun quế. 31
1.2. Kỹ thuật làm chất nền. 31
1.2.1. Chất nền. 31
1.2.2. Cách ủ chất nền. 32
1.3. Chọn giống, vận chuyển và thả giống. 32
1.3.1. Chọn giống. 32
1.3.2. Vận chuyển giống. 33
1.3.3. Thả giống. 33
1.4. Chăm sóc và quản lý. 33
1.4.1. Che phủ cho luống nuôi. 33
1.4.2. Giữ ẩm cho luống nuôi. 34
1.4.3. Quản lý nhiệt độ của luống nuôi. 34
1.4.4. Cách cho giun ăn. 34
1.5. Thu hoạch giun. 35
2. Đánh giá về sự tăng mật độ của giun trong luống nuôi. 36
3. Đánh giá hệ số sinh trưởng của giun quế 38
4. Đánh giá về ếch nuôi vỗ. 38
4.1. Đánh giá kết quả bể nuôi vỗ ếch cái. 38
4.2. Đánh giá kết quả bể nuôi vỗ ếch đực. 40
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 41
1. Kết luận. 41
2. Kiến nghị 41
PHẦN VI: TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
45 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 53758 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xây dựng mô hình sử dụng bã rơm đã qua trồng nấm và bèo lục bình để nuôi giun quế làm thức ăn cho ếch bố mẹ tại xã hương phong – Hương Trà – Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ốt. các cơ quan này bảo đảm cho việc bài tiết các chất thải chứa đạm dưới dạng Amoniac và Urê.
Giun không có phổi mà hô hấp qua da, nếu da bị khô thì giun sẽ chết vì vậy trong quá trình nuôi phải thường xuyên duy trì độ ẩm của chất nền. Những ngày trời mưa giun ngoi lên khỏi mặt đất vì vậy khi nuôi giun phải tránh để nước mưa rơi xuống luống. Giun là loài sợ ánh sáng vì vậy khi xây dựng chuồng trại phải đảm bảo không bị ánh sáng rọi trực tiếp và sử dụng đặc tính này trong việc thu hoạch giun.
2.2.3. Đặc điểm sinh lý
Giun quế rất nhạy cảm, chúng phản ứng mạnh với ánh sáng, nhiệt độ và biên độ nhiệt cao, độ mặn và điều kiện khô hạn. Nhiệt độ thích hợp nhất với giun quế nằm trong khoảng từ 20 – 30oC, ở nhiệt độ khoảng 30oC và độ ẩm thích hợp, chúng sinh trưởng và sinh sản rất nhanh. Ở nhiệt độ quá thấp, chúng sẽ ngừng hoạt động và có thể chết; hoặc khi nhiệt độ của luống nuôi lên quá cao giun cũng bỏ đi hoặc chết. Chúng có thể chết khi điều kiện khô và nhiều ánh sáng nhưng chúng lại có thể tồn tại trong môi trường nước có nhiều Oxy.[1]
Giun quế quế rất thích sống trong môi trường ẩm ướt và có độ pH ổn định. Qua các thí nghiệm thực hiện cho thấy chúng thích hợp nhất vào khoảng 7,0 – 7,5, nhưng chúng có khả năng chịu đựng được phổ pH khá rộng, từ 4 – 9, nếu pH quá thấp, chúng sẽ bỏ đi.
Trong tự nhiên, giun quế thích sống nơi ẩm thấp, gần cống rãnh, hoặc nơi có nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy và thối rữa như trong các đống phân động vật, các đống rác hoai mục. chúng rất ít hiện diện trên các đồng ruộng canh tác dù nơi đây có nhiều chất thải hữu cơ, có lẽ vì tỷ lệ C/N của những chất thải này thường cao, không hấp dẫn và không đảm bảo điều kiện ẩm độ thường xuyên.
2.2.4. Đặc điểm sinh sản
Giun quế sinh sản rất nhanh trong điều kiện khí hậu nhiệt đới tương đối ổn định và có độ ẩm cao. Theo nhiều tài liệu, từ một cặp ban đầu trong điều kiện sống thích hợp có thể tạo ra từ 1.000 –1.500 cá thể trong một năm.
Giun quế là sinh vật lưỡng tính (có cả bộ phận sinh dục đực và cái trên cùng một cơ thể) tuy nhiên chúng không thể tự thụ tinh mà sinh sản thông qua việc thụ tinh chéo giữa 2 cơ thể khác nhau. Chúng sinh sản quanh năm và thời gian thành thục ngắn nên sản lượng giun nuôi thu được khá cao. Chúng có đai và các lỗ sinh dục nằm ở phía đầu của cơ thể, có thể giao phối chéo với nhau để hình thành kén ở mỗi con, kén được hình thành ở đai sinh dục, trong mỗi kén mang từ 1 – 20 trứng. Kén áo hình dạng thon dài, hai đầu túm nhọn lại gần giống như hạt bông cỏ, ban đầu có màu trắng đục, sau chuyển sang xanh nhạt rồi vàng nhạt. Mỗi kén có thể nở từ 2 – 10 con.
Khi mới nở, con nhỏ như đầu kim có màu trắng, dài khoảng 2 – 3mm, sau 5 – 7 ngày cơ thể chúng sẽ chuyển dần sang màu đỏ và bắt đầu xuất hiện một vằn đỏ thẫm trên lưng. Khoảng từ 15 –30 ngày sau, chúng trưởng thành và bắt đầu xuất hiện đai sinh dục (theo Arellano, 1997); từ lúc này chúng bắt đầu có khả năng bắt cặp và sinh sản. Con trưởng thành khỏe mạnh có màu mận chín và có sắc ánh kim trên cơ thể.
2.3. Một số phương pháp ủ chất nền nuôi giun.
2.3.1. Phương pháp ủ nóng:
Xếp một lớp độn thực vật có trộn vôi bột (rơm, rạ, lá cây…) dày 20 cm, một lớp phân gia súc dày 10cm. Vừa xếp vừa tưới nước, lớp dưới tưới ít lớp trên tưới nhiều hơn để đống chất nền có hàm lượng nước độ 50-60%. Cứ làm như vậy cho đến hết nguyên liệu. Khi đánh đống không nên nén nguyên liệu quá chặt để các loại vi khuẩn hiếu khí có thể phát triển nhanh chóng. Trên cùng dùng một tấm nilon phủ kín để giữ nhiệt và độ ẩm thích hợp. Dùng một cọc tre nhọn có tiết diện 5-10 cm xuyên một lỗ thủng từ đỉnh xuống đáy để làm chổ tưới nước cho đống ủ.
Ủ độ 2-3 ngày thì nhiệt độ đống ủ tăng dần, sau 4-7 ngày nhiệt độ trong đống ủ có thể lên đến 70-800C. Sau đó nhiệt độ xuống 600C thì đảo đống ủ. Khoảng 15 ngày thì đảo đống ủ một lần, đảo lớp dưới lên trên và lớp trên xuống dưới. Đồng thời trộn đều và tưới thêm nước để thúc đẩy vi sinh vật phát triển, làm đống nguyên liệu mau hoai mục. Khi nhiệt độ hạ xuống, sờ tay vào đống ủ không thấy nóng tay là hoàn thành việc ủ nguyên liệu làm chất nền.
Thời gian ủ tốt từ 30 - 45 ngày hoặc hơn 90 ngày mới hoai hoàn toàn (đối với nguyên liệu còn mới). Đối với phân gia súc cũ và rơm rạ cũ chỉ cần ủ trong vòng 12 - 15 ngày cho hoai thêm và hết nóng là được. Dùng cào, xẻng phá vỡ đống ủ, làm tơi và trộn đều. Rải mỏng một lớp nơi mát để cho nguội, nhả khí độc nếu có và xua đuổi kiến và côn trùn có hại, ta sẽ có chất nền thích hợp để nuôi giun.
2.3.2. Phương pháp ủ nguội:
Phân gia súc và chất độn xếp lớp và đánh đống như đã mô tả trong phương pháp ủ nóng (không dùng vôi bột). Sau khi đánh đống xong phủ một lớp rơm, rạ mỏng và tưới nước cho ẩm. Tiếp theo lấy bùn trát kín đống ủ. Sau 3 tháng có thể đem sử dụng.
2.3.3. Phương pháp ủ hỗn hợp:
Phân chất độn xếp lớp và đánh đống như phương pháp ủ nóng. Sau 4 – 6 ngày nhiệt độ trong đống phân lên cao 70 0 C. Tưới nước cho ẩm rồi lấy bùn trát kín. Sau 2 tháng có thể đem sử dụng.
2.4. Các mô hình nuôi giun quế phổ biến.
2.4.1 Nuôi trong khay chậu
Áp dụng cho những hộ gia đình không có đất sản xuất hoặc muốn tận dụng tối đa các diện tích trống có thể sử dụng được, mô hình này có thể sử dụng các dụng cụ đơn giản và rẻ tiền như các thùng gỗ, thau chậu, thùng xô… Các thùng gỗ chỉ nên có kích thước vừa phải (vào khoảng 0,2 – 0,4 m2 với chiều cao khoảng 0,3m). Các dụng cụ này nên được đặt trên những cái khung nhiều tầng để dễ chăm sóc và tận dụng được không gian.
Các dụng cụ nuôi nên được che mưa gió, đặt nơi có ánh sáng hạn chế càng tốt. Chúng phải có lỗ thoát nước, những lỗ này cần được chặn lại bằng bông gòn, lưới… để không bị thất thoát con giống.
Mô hình nuôi này có ưu điểm là dễ thực hiện, có thể sử dụng lao động phụ trong gia đình hoặc tận dụng thời gian rãnh rỗi. Công tác chăm sóc cũng thuận tiện vì dễ quan sát và gọn nhẹ. Tuy nhiên, nó có nhược điểm là tốn nhiều thời gian hơn các mô hình khác, số lượng sản phẩm có giới hạn, việc chăm sóc cho giun phải được chú ý cẩn thận hơn.
2.4.2 Nuôi trên đồng ruộng có mái che
Thích hợp cho quy mô gia đình vừa phải hoặc mở rộng, thích hợp cho những vườn cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm có bóng râm vừa phải.
Các luống nuôi có thể đạt độ ẩm trong đất hoặc làm bằng các vật liệu nhẹ như bạt không thấm nước, gỗ…, có bề ngang từ 1 – 2m, độ sâu (hoặc cao) khoảng 30 – 40 cm, bảo đảm thoát nước được nước và thông thoáng. Mái che nên làm ở dạng cơ động để dễ di chuyển, thay đổi trong những điều kiện thời tiết khác nhau. Độ dày chất nền ban đầu và thức ăn nên được bổ sung hàng tuần. Luống nuôi cần được che phủ để giữ ẩm, kích thích hoạt động của giun và chống các địch hại.
2.4.3 Nuôi trên đồng ruộng không có mái che
Đây là phương pháp nuôi truyền thống ở các nước đã phát triển công nghệ nuôi giun như Mỹ, Úc.. và có thể thực hiện ở quy mô lớn. Luống nuôi có thể nổi hoặc âm trong mặt đất, bề ngang khoảng 1 – 2m, chiều dài thường không giới hạn mà tùy theo diện tích nuôi. Với phương pháp này, người nuôi không phải làm lán trại, có thể sử dụng các trang thiết bị cơ giới để chăm sóc và thu hoạch sản phẩm. Nếu cho lượng thức ăn ban đầu ít và bổ sung hàng tuần thì việc thu hoạch cũng khá dễ dàng. Tuy nhiên, phương pháp nuôi này bị tác động mạnh bởi các yếu tố thời tiết, có thể gây tổn hại đến giun và cần một diện tích nuôi tương đối lớn.
2.4.4 Nuôi trong nhà với quy mô công nghiệp và bán công nghiệp
Là dạng cải tiến và mở rộng của luống nuôi có mái che trên đồng ruộng và nuôi trong thau chậu. Các khung nuôi có thể được xây dựng kiên cố trên mặt đất có kích thước rộng hơn hoặc được sắp thành nhiều tầng. Việc chăm sóc có thể thực hiện bằng tay hoặc các hệ thống tự động tùy theo quy mô. Phương pháp này có nhiều ưu điểm là chủ động được điều kiện nuôi. Chăm sóc tốt, nuôi theo quy mô lớn nhưng chi phí xây dựng cơ bản và trang thiết bị cao. Hiện nay, quy mô nuôi công nghiệp với những trang thiết bị hiện đại được áp dụng khá phổ biến ở các nước phát triển như Mỹ, Úc, Canada.
2.5. Một số sản phẩm ứng dụng của giun quế.
2.5.1.Thức ăn tươi sống
Giun quế là một loại thức ăn giàu đạm cao cấp dùng cho vật nuôi, theo nhiều tài liệu, trong cơ thể giun quế hàm lượng đạm chiếm tới 70% trọng lượng khô. Đối với các loài thủy sản như các loại cá, baba, lươn, chình, ếch, giun quế là một trong những loại thức ăn tươi sống hấp dẫn nhất. Khi chưa qua giai đoạn chế biến thì toàn bộ chất dinh dưỡng của giun được giữ nguyên khi thu hoạch và cho ăn. Vì vậy, giun tươi sống là loại thức ăn tốt, giàu đạm cho các loại thủy sản. Còn đối với các loài gia súc, gia cầm thì giun quế là một loại thức ăn bổ dưỡng, việc bổ sung giun quế vào khẩu phần ăn sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trọng của vật nuôi.[12]
2.5.2. Phân giun
Phân do giun quế thải ra sau khi sử dụng các loại phân gia súc là một nguồn phân hữu cơ sạch và đồng nhất được gọi là vermicompost hay là earthwormcompost. Phân giun có thể được sử dụng làm phân bón bằng cách pha loãng với nước và tưới cho cây trồng hay sử dụng trực tiếp làm giá thể để trồng cây. Phân giun là loại phân hữu cơ tự nhiên duy nhất hiện nay có chứa đầy đủ hàm lượng các chất cần thiết cho các loại cây trồng, đặc biệt cho các loại cây ngắn ngày.[16]
Phân giun còn chứa các khoáng chất cho cây như: Nitrat, Photpho, Magie, Kali, Calci, Nitơ.... Đặc biệt là các khoáng chất này lại được cây trồng hấp thụ một cách trực tiếp; không như những loại phân hữu cơ khác phải được phân hủy trong đất trước khi cây hấp thụ.
Chất mùn trong phân giun loại trừ những độc tố, nấm có hại và vi khuẩn trong đất nên nó có thể đẩy lùi những bệnh của cây trồng.
Phân giun gia tăng khả năng giữ nước của đất vì phân giun có dạng hình khối. Phân giun còn là loại phân hữu cơ sinh học có hàm lượng dinh dưỡng cao, thích hợp cho nhiều loại cây trồng, yêu cầu cất trữ dễ dàng, đặc biệt thích hợp cho các loại hoa kiểng, làm giá thể vườn ươm và là nguồn phân thích hợp cho việc sản xuất rau sạch.
Một số ứng dụng cụ thể:
Cho sự nẩy mầm: Dùng 20 – 30 % phân giun trộn với đất, xem như một hỗn hợp nẩy mầm tốt đảm bảo cho cây phát triển không ngừng trong 3 tháng mà không cần bất cứ thức ăn nào khác. Có khả năng làm tăng tỷ lệ nẩy mầm của hạt, giúp cây con phát triển nhanh và có tỷ lệ sống cao.
Phân bón: Bón trực tiếp phân giun quanh gốc cây (không gây hư hại cây nếu sử dụng nhiều) bón lót cho cây, rau, quả các loại sẽ tạo ra một loại thực phẩm sạch, an toàn và đạt năng suất cao.
Có thể pha trộn với nước theo tỷ lệ 1/5, hỗn hợp chất lỏng này có thể sử dụng như một loại phân bón cao cấp và có khả năng kiểm soát sâu bọ khi phun trực tiếp vào thân, lá.
Cải tạo đất: Vì phân giun chứa đựng hàng ngàn kén giun nên khi ta bón phân giun vào đất, gặp điều kiện thuận lợi, kén giun sẽ nở ra và sinh sống trên đất canh tác, và giúp đất tơi xốp, nếu bón phân giun và tưới nước thường xuyên vào một vùng đất cằn cỗi đã được cuốc lên, thì lớp đất này sẽ được cải tạo đáng kể về độ màu mỡ (2000 – 2500 kg /ha).[16]
2.5.3. Giun quế đông lạnh.[16]
Giun quế sau khi làm sạch, được đóng gói, được tiến hành cấp đông và bảo quản trong kho lạnh
Giun quế đông lạnh là thức ăn tăng cường đạm rất tốt cho thủy, hải sản, gia súc, gia cầm.
* Ưu điểm: Thuận tiện, dễ dàng trong vận chuyển, bảo quản và cho ăn.
Bảng 2.1: Thành phần của sản phẩm giun quế đông lạnh
Đạm
Chất béo
Chất xơ
Calcium
P
12% - 17,6 %
1,4 %
1 %
0,46 %
0,23 %
2.5.4. Giun quế sấy khô.[14]
Giun được làm sạch ruột, nhưng vẫn đảm bảo con giun vẫn còn sống trước khi đem vào sấy. Sau đó, giun được sấy bằng công nghệ sấy lạnh tiên tiến để sản phẩm đạt được độ khô và sạch gần 99%, nhưng vẫn giữ được màu sắc, hàm lượng các Amino Acid, khoáng chất và Protein.... Công nghệ đóng gói rút chân không giúp cho sản phẩm bảo quản được lâu và an toàn trong vận chuyển cao nhất.
Bảng 2.2: Thành phần dinh dưỡng của giun quế sấy khô
Đạm
Chất béo
Chất xơ
Calcium
P
62% - 71,5%
2,8%
3,3%
0,88%
0,54%
2.5.5. Bột giun quế.[18]
Bột giun quế làm tăng khả năng tăng trưởng, phát triển cơ, tăng trọng, bồi đắp lượng Protein và Acid amin thiếu hụt, tăng cường khả năng giao phối, ngon miệng và làm cho thức ăn có vẻ hấp dẫn hơn đối với vật nuôi. Vì thế sẽ tránh được trường hợp thừa thải thức ăn và việc chăn nuôi có hiệu quả kinh tế cao hơn.
Bảng 2.3: Thành phần dinh dưỡng trong bột giun chế biến
Protein
65,8%
Fat
8,7%
Calcium
0,4%
Phosphorus
0,9%
Fibre
0,7%
Carbohydrate
7,6%
Total Ash
6,3%
3.Tổng quan về đối tượng ếch.
3.1.Tình hình nghiên cứu về ếch.
3.1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước.
Trong những năm qua, ếch (đặc biệt là ếch đồng) được xem là một trong những loài thủy sản nội địa có giá trị kinh tế cao ở đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung. Vì vậy, việc khai thác loài ếch bản địa đã làm nguồn lợi ếch ngày càng một cạn kiệt, nên việc nghiên cứu đầu tư quy trình sản xuất từ sinh sản nhân tạo đến nuôi ếch thương phẩm để thay thế nguồn ếch bản địa ngoài tự nhiên là hết sức cần thiết. Câu hỏi được đặt ra là: loài ếch nào là phù hợp để tham gia vào quy trình sản xuất nói trên?
Trước đây, Việt Nam đã du nhập nhiều loài ếch khác nhau từ nhiều nguồn khác nhau (như Cuba, Mexico, Brazil,…) nhưng khả năng thích nghi của các loài này kém nên không phát triển rộng rãi ở Việt Nam, vì thế mà loài ếch đồng Việt Nam vẫn tiếp tục bị khai thác mạnh mẽ. Nhưng cho đến 2 năm trở lại đây, Việt Nam đã du nhập một loài ếch mới từ Thái Lan. Theo ý kiến của ông Lê Thanh Hùng và Ban Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu sản xuất giống thủy sản An Giang cho biết, loài ếch Thái Lan này là loài thích hợp để đưa vào quy trình sản xuất hàng loạt ở An Giang nói riêng và đồng bằng sông Cửu Long nói chung, bởi đặc điểm sinh trưởng của ếch Thái Lan là rất phù hợp với điều kiện môi trường ở đây, đặc biệt là điều kiện nuôi giữ và ăn mồi tĩnh như thức ăn viên hay thức ăn tự chế.
Từ những nhu cầu ngày càng lớn của thị trường tiêu thụ ếch thương phẩm và sự thích nghi tốt của loài ếch Thái Lan này, Sở Khoa học và Công nghệ An Giang đã tiếp nhận chuyển giao quy trình sinh sản nhân tạo ếch Thái Lan từ Trường đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh cho đơn vị tiếp nhận là Trung tâm Nghiên cứu sản xuất giống thủy sản An Giang. Cho đến nay, trung tâm đã triển khai được 5 đợt bố trí thí nghiệm sinh sản nhân tạo và sản xuất giống ếch Thái Lan thành công và ổn định quy trình với 147 cặp ếch bố mẹ tham gia sinh sản và kết quả đạt được như sau: tỷ lệ sinh sản, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở và tỷ lệ sống trung bình qua 5 đợt bố trí lần lượt là 90, 80, 75, 70%. Qua kết quả đạt được cho thấy, chỉ có tỷ lệ sinh sản và tỷ lệ sống là đạt các chỉ tiêu kỹ thuật theo hợp đồng chuyển giao công nghệ sinh sản nhân tạo và sản xuất giống Thái Lan.[20]
Hiện nay, Trung tâm Sản xuất giống vẫn tiếp tục đầu tư nhập thêm 300 cặp ếch bố mẹ từ Thái Lan để tiếp cho sinh sản nhân tạo nhằm mục đích vừa cung ứng con giống cho một hộ nông dân lành nghề và vừa chọn lựa một thế hệ bố mẹ mới trong tương lai để gia tăng nguồn ếch bố mẹ chuẩn bị cho vụ sinh sản ở năm sau mà không cần phải nhập ếch bố mẹ từ Thái Lan.
Trước những kết quả đáng khích lệ như đã nói ở trên là nguồn động lực để Sở Khoa học và Công nghệ kết hợp với Trung tâm Nghiên cứu sản xuất giống thủy sản tiếp tục tiến hành thực hiện các mô hình khảo nghiệm nuôi thương phẩm ếch Thái Lan trong tương lai ở một số điểm trình diễn trong địa bàn tỉnh An Giang, với 3 mô hình nuôi như nuôi ếch trong ao đất, trong bể xi măng và trong giai hay đăng quầng, nhằm chọn ra mô hình nuôi thâm canh ếch thương phẩm hiệu quả nhất, để từ đó có thể nhân rộng sản xuất đại trà ở các hộ nông dân, giúp nông dân có thêm nguồn thu nhập mới từ giống ếch Thái Lan còn mới mẻ này.
Năm 2005 là thời điểm đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của phong trào nuôi ếch Thái Lan ở nhiều tỉnh, thành. Nếu năm 2004 tại TP.HCM chỉ lác đác một số ít hộ nuôi loại ếch này mang tính thử nghiệm, thì đến cuối năm 2005 qua thống kê sơ bộ đã có đến khoảng 300 hộ nuôi ếch Thái Lan với các qui mô khác nhau.[20]
Đây là tốc độ phát triển rất nhanh đối với loại vật nuôi còn rất mới - các nhà chuyên môn của Trung tâm Nghiên cứu khoa học kỹ thuật và khuyến nông TP.HCM nhận định. Không những vậy, phong trào nuôi ếch Thái Lan nhanh chóng lan ra nhiều tỉnh, thành cả nước và khu vực đồng bằng sông Cửu Long cũng là một trong những nơi có số lượng nuôi lớn.
Ông Đặng Ái Việt - chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản TP.HCM - cho biết chỉ trong năm 2005 lượng ếch giống nhập qua cửa khẩu TP.HCM khoảng trên 4 triệu con và ếch bố mẹ trên 8.000 con. Còn ở 17 trại ếch giống khu vực TP.HCM đã xuất bán ra thị trường khoảng 2,5 triệu con, gồm giống sản xuất tại chỗ và nhập khẩu.
3.1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước.
Trong hai thập niên cuối của thế kỉ 20 trên phạm vi toàn thế giới nuôi trồng thủy sản có mức tăng sản lượng cao nhất trong tất cả các lĩnh vực sản xuất lương thực, thực phẩm. Kể từ năm 1984 đến nay tỉ lệ tăng trưởng của ngành nuôi trồng thủy sản trung bình đạt 11% con số này của ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm chỉ là 3,1% và tăng trưởng của khai thác thủy sản chỉ tăng 0,8%. Trong thập kỉ 70, 80 của thế kỉ 20 sản lượng nuôi trồng thủy sản chỉ chiếm tỉ lệ 10% tổng sản lượng thủy sản thì đến những năm cuối thế kỉ 20 sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng lên đạt 30%.[20]
Hiện nay trên thế giới có hàng trăm đối tượng thủy sản được thuần hóa và sử dụng nuôi trồng thủy sản ở cả ba môi trường: ngọt, lợ, mặn. Trong nhóm đối tượng nuôi nước ngọt, ếch là giống dễ nuôi, mau lớn, thức ăn cho ếch công nghiệp cũng dễ kiếm nên nó là đối tượng được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng như: Ấn Độ, Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan...
3.2. Đặc điểm sinh học
3.2.1. Đặc điểm phân bố.
Ếch là loài động vật có nhiều ở vùng nhiệt đới. Nhóm động vật ếch nhái trên thế giới có đến 2000 loài. Họ ếch là một trong những họ lớn nhất của lớp ếch nhái gồm 46 giống và 555 loài. Ở Việt Nam ếch cũng khá phong phú như ếch đồng, ếch xanh, ếch gai, ếch cốm, ếch Thái Lan. . .
Ếch sống ở khắp nơi đồng ruộng, ao hồ, sông ngòi, mương máng, những nơi ẩm thấp và có nguồn nước ngọt.
3.2.2 Đặc điểm hình thái cấu tạo.
Ếch là loại động vật lưỡng cư, vừa sống ở dưới nước,vừa sống trên cạn, ở nơi yên tĩnh. Ếch không chịu được rét, cửa hang của ếch không bao giờ quay hướng bắc hút gió. Hầu như suốt mùa đông, ếch ẩn nấp trong hang tránh rét. Sang mùa xuân ấm áp nó mới dám ra khỏi hang kiếm ăn về ban đêm ban ngày về hang ẩn nấp hoặc nằm ngâm mình dưới các đám bèo rau trên mặt nước.
Ếch có cơ thể ngắn, chân sau dài hơn chân trước, đùi to khỏe, bàn chân có màng bơi lội giỏi. Khi trên cạn thì chủ yếu di chuyển bằng các bước nhảy, ếch có thể nhảy liên tục hàng chục bước rất xa.
Ếch có phổi cấu tạo còn đơn giản nó không chỉ thở bằng phổi mà còn thở bằng da. Da ếch có khả năng vận chuyển 51% Oxi và 86% cacbonic. Trên da ếch có nhiều mao mạch. Oxi trong không khí hòa tan vào chất nhầy trên da ếch thấm qua da, lọt vào các mao mạch. Còn khí cacbonic được thải ra theo con đường ngược lại. Nếu da ếch thiếu nước, bị khô thì ếch sẽ chết. Da ếch còn làm nhiệm vụ lấy nước và điều tiết nước, ếch tích nước dưới da. Trên mặt da có tuyến nhày làm cho da ếch luôn ẩm. Để cho da không bị khô, ếch không dám xa rời nguồn nước. Ếch tuy có khả năng nhảy xa bờ, bơi lội giỏi, song chúng lại chỉ sống quanh quẩn ở gần nơi ở.
Mắt ếch lồi, to có mí mắt nhưng thực tế lại kém tinh. Nó chỉ nhìn rõ những con vật di động, còn những vật tĩnh ếch lại phát hiện kém.
Da ếch cũng có khả năng thay đổi màu sắc để phù hợp với môi trường sống, cũng là cách ngụy trang trốn tránh kẻ thù và rình bắt mồi.
Thính giác của ếch phát triển nghe được tiếng động trên cạn tương đương với khả năng nghe của con người. Còn khứu giác của ếch không nhạy cảm lắm nhưng qua việc nuôi ếch, cho thức ăn tĩnh chúng ta thấy ếch cũng có khả năng đánh hơi tìm mồi.
Đặc điểm dinh dưỡng.
Ếch bắt mồi thụ động thường ngồi một chỗ để quan sát những con mồi di động, khi con mồi tiến lại gần, ếch ngóc đầu lên và phóng lưỡi ra như một tia chớp dính lấy con mồi, cuốn ngay vào miệng rồi dồn sức nhắm mắt nuốt trửng con mồi. Nó có thể nuốt được cả một con cua khá to. Người ta quan sát thấy: Nó dùng bàn tay vỗ nhẹ vào lưng cua, làm cho cua sợ, rúm hết cả chân, càng lại làm cho nó có thể nuốt cua dễ dàng. Nuốt mồi xong, ếch lại tiếp tục ngồi rình con mồi mới.
Nòng nọc mới nở ra sống bằng chất dinh dưỡng dự trữ noãn hoàng, ba ngày sau noãn hoàng tiêu hết nòng nọc ăn động vật phù du như thủy trần, bo bo, giun chỉ...
Khi nòng nọc biến thái thành ếch con, chúng bắt đầu ăn mồi bằng động vật sống như: giun, tép, ốc, tôm, cua, cá con, châu chấu, cào cào,… Các côn trùng khi bay lại gần, ếch sẽ phóng lưỡi dính lấy con mồi.
Lúc thiếu thức ăn nòng nọc, ếch con ăn thịt lẫn nhau. Ếch là động vật ăn tạp, thiên về động vật, thích động vật sống. Trong quá trình nuôi, con người đã luyện cho nó ăn mồi chết và các dạng thức ăn chế biến khác.
3.2.4. Đặc điểm sinh trưởng.
Ếch Thái Lan là loài lưỡng cư, chu kỳ sống có ba giai đoạn[20]:
- Nòng nọc (từ khi nở đến khi mọc đủ 4 chân): Khoảng 21 - 28 ngày, giai đoạn này sống hoàn toàn trong môi trường nước. Ăn các loài động vật phù du có trong môi trường nước nuôi hoặc thức ăn bổ sung như bo bo, trùn chỉ, cám nhuyễn.
- Ếch giống (2 - 50 g): Thích sống trên cạn gần nơi có nước, ăn thức ăn tự nhiên: côn trùng, cá nhỏ, giun, ốc và đã sử dụng được thức ăn viên. Ở giai đoạn này ếch ăn thịt lẫn nhau khi thiếu thức ăn hoặc thức ăn không đủ đạm.
- Ếch trưởng thành (200 – 300g): Từ 4 - 6 tháng tuổi, ếch đã trưởng thành và khoảng 8 – 10 tháng tuổi có thể thành thục sinh sản.
3.2.5. Đặc điểm sinh sản.
Ếch đẻ rộ vào mùa xuân, những đêm mưa rào, chúng gọi nhau ra các đồng lúa, đồng màu để đẻ. Tiếng ếch kêu lớn nhất và liên tục là của ếch đực. Còn ếch cái chỉ kêu nhỏ và rời rạc.
Ếch đực kêu to vang vọng là nhờ có hai túi kêu mỏng thông với xoang miệng để khuếch đại âm thanh. Những tiếng kêu để cạnh tranh giữa các con đực để giành giật con cái, khiến con cái bị hấp dẫn sẽ hướng theo tiếng gọi để bắt cặp sinh sản. Chi trước của ếch đực còn có chai tay tại gốc ngón tay thứ nhất hình thành một u lồi đã hoá sừng màu xanh đen, gọi là chai sinh dục. Chai tay này có sức truyền cảm giới tính, dùng để bám vào ếch cái khi cặp đôi. Khi con đực ôm lấy con cái, con cái bị kích thích, đẻ trứng, con đực cũng kịp thời phóng tinh để thụ tinh cho trứng. Ðó là sự thụ tinh ngoài. Trứng gặp tinh trùng thụ tinh, rơi xuống nước và trương to lên dính vào nhau tạo thành màng trứng nổi trên mặt nước.
Trứng ếch hình tròn (nhỏ hơn trứng cá chép), có 2 phần trắng đen rõ rệt, một nửa hình cầu màu đen hướng lên trên, gọi là cực động vật, một nửa sau màu trắng nằm phía dưới.
Trứng ếch rời, có kích thước lớn và bám vào giá thể. Trứng nở ra nòng nọc sau 18 - 24 giờ. Nòng nọc sau 48 giờ bắt đầu ăn thức ăn ngoài.
Nòng nọc phát triển 28 - 30 ngày sau, 2 chân sau mọc ra, rồi 2 chân trước, đuôi rụng, mang teo dần rồi xuất hiện phổi, lúc đó nòng nọc biến thành ếch và sống trên cạn. Ếch 1 tuổi đã có thể tham gia sinh sản. Ếch 2 - 3 tuổi sẽ cho thế hệ con tốt hơn.
Mùa ếch đẻ từ tháng 3 - 7 âm lịch. Ếch đẻ theo từng cặp 1 đực/1 cái. Mùa vụ sinh sản chính là vào mùa mưa (tháng 5 - 11). Số lượng trứng một lần sinh sản từ 1.000 - 5.000 trứng/ếch cái và ếch có thể đẻ 3 - 4 lần trong năm, thời gian tái thành thục của ếch cái từ 3 - 4 tuần. Ếch cái đẻ năm thứ nhất từ 2.500 - 3.000 trứng. Ếch 3 - 4 tuổi đẻ 4.000 - 5.000 trứng/con.[20]
3.3. Một số mô hình nuôi ếch phổ biến ở nước ta
3.3.1. Nuôi ếch trong bể xi măng
Bể có diện tích trung bình 6 - 30m2 (2m x3m, 2m x 5m, 3m x 5m, 4m x 6m, 5m x 6m), độ cao 1,2 - 1,5m để tránh ếch nhảy ra. Đáy bể nên có độ nghiêng khoảng 5o để dễ thay nước. Nên che lưới nylon trên bể để tránh nắng trực tiếp và làm tăng nhiệt độ (có thể sử dụng lưới lan). Không nên che mát hoàn toàn bể nuôi. Mực nước trong bể khống chế ngập 1/2 - 2/3 thân ếch. Nên thường xuyên phun nước tưới ếch nhất là vào lúc trưa nắng.
Mật độ thả nuôi:
- Tháng thứ nhất: 150 - 200 con/m2
- Tháng thứ hai: 100 - 150 con/m2
- Tháng thứ ba: 80 - 100 con/m2
Sau khi thả nuôi 7 - 10 ngày phải kiểm tra lựa nuôi riêng những con ếch lớn vượt đàn để tránh sự ăn lẫn nhau. Khi ếch đạt trọng lượng 50 – 60 g, sự ăn thịt lẫn nhau giảm. Nên thường xuyên thay nước cho ếch. Nước thay có thể là nước sông, nước giếng, nước ao nhưng phải đảm bảo sạch. Cho ăn nhiều lần trong ngày:
- Ếch giống (5 - 100g): 3 - 4 lần trong ngày. Lượng thức ăn 7 - 10% trọng lượng thân.
- Ếch lớn (100 - 250g): 2 - 3 lần/ngày. Lượng thức ăn 3 - 5% trọng lượng thân.
Ếch ăn mạnh vào chiều tối và ban đêm hơn ban ngày (lượng thức ăn vào chiều tối và ban đêm gấp 2 - 3 lượng thức ăn ban ngày). Định kỳ bổ sung Vitamin C và men tiêu hóa để giúp ếch tăng cường sức khoẻ và tiêu hoá tốt thức ăn. Có thể tận dụng các bể xi măng cũ để nuôi ếch Thái Lan.
Khi khống chế độ sâu nước 10 - 20cm (không để mực nước quá cao, ếch sẽ ngộp nếu không lên cạn được) phải sử dụng giá thể để ếch lên cạn cư trú. Giá thể cho ếch lên bờ (gỗ, tấm nhựa nổi, bè tre…). Phải bố trí đủ giá thể để tất cả ếch có chổ lên bờ (1/3 - 1/2 diện tích bể). Trường hợp giữ mực nước cao 10 - 20cm có thể không cần phải che bể.
3.3.2. Nuôi ếch trong ao đất
Ao diện tích trong khoảng 30 - 300m2 (4m x 8m, 5m x 10m, 10m x 20m). Ao không quá lớn khó quản lý. Có thể trải bạc nylon nơi ao không giữ nước. Rào chung quanh ao để tránh ếch nhảy ra. Có thể dùng lưới, tôn fibro xi măng, phên tre rào 1-1,2m. Mực nước ao khống chế 20 - 30cm, có ống thoát nước tránh chảy tràn.
Mật độ thả ếch giống nên thưa hơn nuôi trong bể ximăng 60 – 80con/m2 là tối ưu trong tháng đầu. Tạo giá thể cho ếch lên cạn ở (bè tre, gỗ, tấm nylon…). có thể dùng lục bình làm nơi cư trú cho ếch. Diện tích giá thể 50% diện tích ao nuôi (khi ao không có bờ để ếch lên ở). Thường xuyên thay nước để tránh nước bẩn, ếch dễ bị nhiễm bệnh (2 - 3 ngày/lần). Chỉ thay nước 1/3 – 1/4 tránh thay hết nước. Thức ăn viên nổi cho ăn 3 - 4 lần cho ếch giống và còn 2 - 3 lần cho ếch lớn (100g). Thức ăn thả trực tiếp trên giá thể hoặc trên cạn.
Nuôi ếch trong ao đất ít tốn chăm sóc hơn nuôi trong bể ximăng và chi phí đầu tư thấp hơn nhưng có nhược điểm là tỉ lệ sống thấp hơn nuôi trong ao do khó kiểm soát dịch bệnh, địch hại và lựa ếch vượt đàn, ao dễ bị rò rỉ, ếch đào hang để trú ẩn.
3.3.3. Nuôi ếch trong giai hay đăng quầng
Giai có kích thước 6 - 50m2, có đáy, treo trong ao (2m x 3m, 4m x 5m, 5m x 10m). Chiều cao 1 - 1,2m. Vật liệu là lưới nylon. Giai có nắp để tránh ếch nhảy ra và chim săn bắt. Tạo giá thể cho ếch lên cạn cư trú bằng cách thả bèo lục bình, bè tre, nylon nổi để làm nơi ếch lên cạn cư trú. Tổng diện tích giá thể chiếm 2/3 - 3/4 diện tích giai.Mật độ nuôi trong giai tương đương nuôi trong bể ximăng (150 – 200con/m2 trong tháng đầu).
Đăng quầng có kích thước lớn hơn giai (100 - 500m2). Dùng lưới nylon hoặc đăng tre bao quanh một diện tích trong ao để nuôi ếch. Mật độ nuôi trong đăng quầng (20 - 40 con/m2). Thả bèo lục bình, bè tre, nylon nổi để làm nơi ếch lên cạn cư trú với diện tích chiếm khoảng 3/4 diện tích đăng quầng.
PHẦN III: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Địa điểm, thời gian, đối tượng nghiên cứu.
Địa điểm: thôn An Lai – xã Hương Phong – huyện Hương Trà – tỉnh Thừa Thiên Huế.
Thời gian: Từ ngày 03/01/2010 đến ngày 06/05/2011.
Đối tượng nghiên cứu: Giun quế (Perionyx excavatus).
Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu.
Xây dựng mô hình sử dụng bã rơm đã qua trồng nấm và bèo lục bình để nuôi giun làm thức ăn cho ếch bố mẹ tại Xã Hương Phong – Hương Trà – Thừa Thiên Huế
Chỉ tiêu sinh sản của ếch bố mẹ nuôi vỗ bằng thức ăn công nghiệp
Theo dõi sự tăng sinh khối của giun quế
Theo dõi các chỉ tiêu sinh sản ếch bố mẹ khi nuôi vỗ
Chỉ tiêu sinh sản của ếch bố mẹ nuôi vỗ bằng giun quế
Sinh khối giun quế nuôi trong chất nền là bèo lục bình
Sinh khối giun quế nuôi trong chất nền là rơm đã qua trồng nấm
Hình 3.1: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp bố trí thí nghiệm.
3.1.1. Thí nghiệm 1: Thí nghiệm nuôi giun quế làm thức ăn cho các đối tượng thủy đặc sản
a/- Bố trí thí nghiệm
Giun quế được nuôi thử nghiệm với 2 loại chất nền (bèo lục bình và bã rơm thải loại từ hoạt động trồng nấm rơm) tại 4 hộ gia đình ở thôn An Lai – xã Hương Phong – Hương Trà. Mỗi hộ nuôi trên 2 luống với 2 loại chất nền khác nhau, và mỗi ô có kích thước 2m x 3 m (6m2/luống). Giun giống ban đầu của mỗi hộ là giun sinh khối, khối lượng giống sinh khối ban đầu là 5kg/luống, với lượng giun tinh khoảng 1,5kg ước tính mật độ 250g/ m2 . Cụ thể theo sơ đồ sau:
Hộ ông
Phan Trung
Hộ ông
Hồ Năm
Hộ ông
Ngô Nghịch
Hộ ông
Trương Chưởng
Bã rơm
Bã rơm
Bã rơm
Bã rơm
Bèo lục bình
Bèo lục bình
Bèo lục bình
Bèo lục bình
Hình 3.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Trong quá trình thí nghiệm, giun quế được nuôi bằng phân trâu bò với liều lượng thỏa mãn. Giun nuôi được che phủ kỹ và thường xuyên được tưới nước tạo độ ẩm cho chất nền, tạo môi trường thích hợp nhất cho giun phát triển.
b/- Phương pháp theo dõi tăng trưởng và phát triển của giun quế.
Để kiểm tra tăng trưởng của giun, định kỳ 10 ngày/lần chúng tôi thu chất nền tại 5 điểm khác nhau tại mỗi luống thí nghiệm (như hình 3.3), mỗi vị trí thu toàn bộ chất nền của môi ô (có diện tích 10cm x 10cm = 100cm2) nhặt toàn bộ số giun có trong khối chất nền đó để cân lượng giun có trong mẫu. Số liệu về tăng trưởng và phát triển của giun được lưu vào sổ ghi chép số liệu thô và chờ xử lý sau khi thí nghiệm hoàn thành.
Hình 3.3: Vị trí thu mẫu giun để kiểm tra
3.1.2. Thí nghiệm 2: Thí nghiệm sử dụng giun quế để nuôi vỗ ếch bố mẹ
a/- Bố trí thí nghiệm
Bể 1
Bể 2
Bể 3
Bể 4
Giun quế nuôi trong các lô thí nghiệm khi thu hoạch được sử dụng làm thức ăn nuôi vỗ ếch bố mẹ tại cơ sở sản xuất giống ếch ở nhà ông Trương Dũng. Ếch bố mẹ được nuôi vỗ ở 4 bể xi măng, mỗi bể với diện tích 2 m2 gồm 10 con/bể. Cách bố trí như sau:
Hình 3.4: Cách bố trí ếch bố mẹ thí nghiệm
Tiến hành cho ếch bố mẹ đẻ vào buổi tối. Số trứng đẻ ra của mỗi cặp sẽ được cho vào một thùng xốp riêng để đếm số lượng trứng và kiểm tra số lượng nòng nọc nở ra.
b/- Phương pháp thu thập số liệu ếch bố mẹ.
Đối với ếch mẹ: Trong khoảng thời gian 1 tháng nuôi, liên tục quan sát, kiểm tra số lượng ếch mẹ thành thục có thể cho đẻ (bụng to căng tròn, bóng, da bụng gần chi trước hơi nhám), kiểm tra số lượng ếch mẹ tham gia đẻ, đếm số nòng nọc.
Đối với ếch bố: Sau thời gian 5 ngày kiểm tra 1 lần bằng cách tạo mưa nhân tạo và quan sát chai sinh dục của ếch. Đếm số lượng ếch có chai sinh dục đổi màu (chuyển sang màu đỏ đậm).
Số liệu được ghi vào sổ ghi chép và xử lý sau khi thí nghiệm hoàn thành.
3.2. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu được được xử lí theo phương pháp thống kê dùng trong các ngành sinh học với sự hỗ trợ của phần mềm vi tính Excel.
3.3. Một số công thức tính.
+ Tính giá trị trung bình
X =
Trong đó: X: giá trị TB
Xi: giá trị thí nghiệm lần thứ i
n: số lần thí nghiệm
+ Hệ số chỉnh lý
Trong đó: X: giá trị trung bình của mẫu
xi: giá trị trung bình của từng mẫu
n: tổng số mẫu
+ Tính phương sai
D2 =
+ Tỉ lệ thành thục (TLTT)
Số ếch thành thục
TLTT = x 100
số ếch nuôi vỗ
+ Tỉ lệ đẻ (TLD)
Số ếch tham gia đẻ
TLD = x100
Số ếch thành thục
+ Tỉ lệ nở (TLN)
Số lượng nòng nọc
TLN = x 100
Số lượng trứng
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Quy trình kỹ thuật nuôi giun quế
1.1. Chọn địa điểm và xây dựng ô nuôi giun
1.1.1. Chọn địa điểm
Chọn địa điểm không gần nguồn nước bị ô nhiễm, xa các nguồn hóa chất gây độc cho giun. Vì luống nuôi được làm ngoài trời nên chọn những nơi khô thoáng không bị ngập úng khi trời mưa, thoát nước dễ dàng và râm mát vào trời nắng, không để ánh nắng gay gắt chiếu trực tiếp xuống luống nuôi. Địa điểm nuôi không có nhiều bụi rậm, phòng ngừa các sinh vật địch hại như chuột, kiến, ếch, nhái gây ảnh hưởng đến quá trình nuôi.
1.1.2. Xây dựng ô nuôi giun quế
Ô nuôi giun quế được xây dựng ngoài trời bằng bờ lô xi măng với diện tích mỗi ô là 2m x 4m x 0,3m, mỗi hộ gồm 2 ô nằm song song với nhau và được ngăn cách với nhau bằng thành ximăng. Nền của ô nuôi giun được tạo độ nghiêng khoảng 5 – 10% nhằm thoát nước thừa và nước mưa. Mỗi ô được rào lưới chắn xung quanh, ngăn các sinh vật địch hại như chuột, ếch, nhái, gà vào ăn giun. Chuẩn bị sẵn các dụng cụ như: cây chĩa để kiểm tra giun, thùng tưới nước khi luống giun khô không đảm bảo độ ẩm, dụng cụ cho ăn và tấm bạt che phủ luống giun, che nắng và giữ độ ẩm.
1.2. Kỹ thuật làm chất nền
1.2.1. Chất nền
Chất nền là môi trường sống của giun, giúp giun tránh ánh sáng và là nơi để giun sinh trưởng, phát triển, sinh sản và tránh các yếu tố thời tiết bất lợi ảnh hưởng trong quá trình sống.
Chất nền phải đảm bảo không bị nhiễm các chất độc, tơi xốp, có khả năng giữ ẩm và giữ nhiệt độ không bị biến động quá nhiều.
Chất nền được sử dụng trong mô hình gồm có bèo lục bình và bã rơm thải loại đã qua hoạt động trồng nấm được ủ hoai mục với phân gia súc.
1.2.2. Cách ủ chất nền
Dùng rơm đã qua trồng nấm
Rơm đã qua trồng nấm đã hoai mục gần như hoàn toàn nên thời gian ủ ngắn hơn rơm rạ sản xuất nông nghiệp. Bã rơm có trộn thêm một ít vôi bột được xếp một lớp dày 20 cm tiếp phía trên là một lớp phân gia súc dày 10cm. Vừa xếp vừa tưới nước. Cứ làm như vậy cho đến hết nguyên liệu. Trên cùng dùng một tấm nilon phủ kín để giữ nhiệt và độ ẩm thích hợp. Chỉ cần ủ trong vòng 12-15 ngày cho rơm hoai thêm là được. Dùng cào, xẻng phá vỡ đống ủ, làm tơi và trộn đều. Rải mỏng một lớp nơi mát để cho nguội, nhả khí độc nếu có, xua đuổi kiến và côn trùng có hại, ta sẽ có chất nền thích hợp để nuôi giun.
Dùng bèo lục bình.
Bèo lục bình sau khi được vớt lên từ ao, hồ, sông sẽ được băm nhỏ để quá trình ủ diễn ra nhanh hơn sau đó tiến hành ủ với phân gia súc với tỉ lệ khoảng 30% bèo lục bình + 70% phân gia súc. Bèo lục bình sau khi băm nhỏ được trộn thêm một ít vôi bột. Sau đó, xếp một lớp dày khoảng 15 cm tiếp phía trên là một lớp phân gia súc dày 10cm. Cứ làm như vậy cho đến hết nguyên liệu. Đối với bèo tươi thì thời gian ủ khoảng 30 – 40 ngày. Đối với bèo đã được vớt để khô và hoai mục một phần thì thời gian có thể ngắn hơn, chỉ từ 15 – 20 ngày thì bèo đã hoai hoàn toàn.
1.3. Chọn giống, vận chuyển và thả giống
1.3.1. Chọn giống.
Giống được mua từ trại giống Thủy An, khoa Chăn nuôi – Thú y, trường Đại học Nông Lâm Huế. Giống được thuần dưỡng bao gồm giun trưởng thành, giun con và kén giun .
Giống được chọn để nuôi là giống sinh khối. Tức là bao gồm cả môi trường sống của giun, giun bố mẹ, giun con và kén giun. Chọn những con giống to khỏe, đa số đều có đai sinh dục. Đối với giun môi trường sống rất quan trọng vì nó đảm bảo cho sự thích nghi, sinh trưởng, phát triển tốt. Vì vậy, chọn giống sinh khối sẽ giúp cho giun không bị sốc khi nuôi ở môi trường mới.
1.3.2. Vận chuyển giống
Vận chuyển là một khâu quan trọng có thể gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của giun sau này. Nếu vận chuyển không tốt sẽ là cho giun bị suy yếu, nuôi chậm lớn và quá trình nuôi đạt kết quả không cao. Do quãng đường vận chuyển xa nên giun được vận chuyển bằng thùng xốp. Giống sinh khối được chứa trong thùng xốp, phía trên phủ rơm để bảo vệ cho giun.
Sau khi thu giống thì nhanh chóng vận chuyển giun đến nơi thả giống càng sớm càng tốt để đảm bảo giun không bị suy yếu và hao hụt.
1.3.3. Thả giống
Sau khi đã chuẩn bị được chất nền để nuôi giun thì ta tiến hành thả giun. Trước khi thả giun thì tiến hành kiểm tra lại độ ẩm của luống nuôi. Nếu độ ẩm khoảng từ 60 – 70% là có thể thả giun (bốc một nắm chất nền và vắt mạnh tay nếu thấy nước nhễu ra một vài giọt là vừa đủ ẩm).
Giun giống được thả vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối. Khối lượng sinh khối thả ở mỗi luống nuôi là 5 kg/luống. Ước tính mật độ giun giống trên mỗi luống là 250 g/m2 .
Cách thả: lấy sinh khối giun rãi đều khắp bề mặt luống, tiếp đó lấy rơm phủ lên bề mặt luống và tưới thêm ít nước cho giun chui xuống lớp chất nền.
1.4. Chăm sóc và quản lý
1.4.1. Che phủ cho luống nuôi
Do quá trình nuôi không xây dựng trại nên không có mái che. Vì vậy, cần có tấm bạt để che ở mỗi luống để tránh ánh nắng rọi trực tiếp và mưa xuống gây ngập úng ô nuôi.
Mỗi luống nuôi được phủ một lớp lá chuối để giữ ẩm cho luống và phía trên lớp lá chuối là tấm bạt che phủ luống. Chú ý những ngày trời nắng gắt thì nên phủ thật nhiều lá chuối để giữ ẩm, tốt nhất nên lấy các lớp trên thân cây chuối để che phủ luống nuôi sẽ giữ được độ ẩm lâu hơn.
1.4.2. Giữ ẩm cho luống nuôi
Độ ẩm tốt nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của giun là 60 – 70 %. Để giữ ẩm cho luống nuôi thì phải thường xuyên kiểm tra độ ẩm để điều chỉnh thích hợp.
Để giữ ẩm cho luống nuôi thì phải che phủ kĩ càng, tưới nước thường xuyên vào mùa khô, nắng nóng. Vào mùa mưa nên che đậy kĩ càng để nước mưa không rơi trực tiếp xuống luống nuôi làm cho độ ẩm quá cao. Nguồn nước tưới cho luống giun không được nhiễm các hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, xà phòng hoặc các chất tẩy rửa khác.
1.4.3. Quản lý nhiệt độ của luống nuôi
Giun có thể sống ở nhiệt độ từ 18 – 30o C. Nhiệt độ tối ưu cho sự sinh trưởng và phát triển của giun quế là 20 – 25o C. Vì vậy cần phải phủ thêm một lớp lá chuối phía trên luống giun, lá chuối có vai trò cách nhiệt để làm cho luống nuôi ít biến động nhiệt độ theo nhiệt độ môi trường. Đồng thời tạo môi trường thoáng khí bên trong luống bằng cách xới luống giun, giúp cho giun sinh trưởng và phát triển tốt.
Vào những đợt thời tiết lạnh rét, ngoài lớp lá chuối thì nên phủ thêm 1 lớp rơm, khi rơm thấm nước sẽ bị phân hủy và tỏa nhiệt, vì vậy rơm sẽ giữ ấm tốt hơn khi trời lạnh.
1.4.4. Cách cho giun ăn
Sau khi thả giun được một ngày thì bắt đầu cho giun ăn. Thức ăn tốt mà giun ưa thích đó là phân trâu bò tươi. Phân trâu bò được lấy từ các hộ chăn nuôi trâu bò lân cận. Phân trâu bò được hòa với nước và trộn sao cho phân có dạng sền sệt, để nơi thoáng khí trước khi cho ăn để cho nước tiểu và khí độc trong phân được bay hơi hết.
Dùng ca nhựa để rải thức ăn lên luống nuôi. Lưu ý là chỉ rải thức ăn thành một dải dài ở vị trí trung tâm của luống. Không nên phủ thức ăn toàn bộ luống nuôi khiến giun ngạt thở vì thiếu khí. Môi trường chất nền sẽ không thông thoáng và nhiệt độ luống nuôi cũng sẽ tăng lên. Sau khi rải thức ăn xong thì tưới nước lên bề mặt để thức ăn ngấm vào luống nuôi, giúp giun dễ dàng sử dụng thức ăn. Lúc đầu khi thả giun do mật độ thấp nên khối lượng thức ăn nhỏ, sau một thời gian mật độ giun sẽ tăng lên vì vậy khối lượng thức ăn và số lần cho ăn trong một tuần cũng tăng theo.
Khi cho ăn không nên cho thừa thức ăn mà nên rải 1 lớp mỏng khoảng 5 cm để giun ăn hết thức ăn rồi mới rải tiếp. Nếu cho thừa thức ăn thì giun chỉ tập trung ăn lớp phân bên dưới mà không lên bề mặt, trong khi hoạt động giao phối, sinh sản của giun chủ yếu diễn ra trên bề mặt của luống. Chính vì vậy cho thừa thức ăn sẽ làm giảm khả năng sinh sản của giun. Khi giun ăn sẽ làm cho lớp phân thành mùn tơi xốp. Kiểm tra thấy lớp phân đã xốp hoàn toàn và không còn phân tươi nữa mới bổ sung lượng thức ăn mới.
Trong trường hợp những lúc thời tiết lạnh và nhiệt độ của luống nuôi cũng hạ thấp thì có thể phủ thức ăn lên toàn bộ bề mặt của luống nuôi để làm tăng nhiệt độ của luống nuôi. Giúp cho giun chống chọi lại với thời tiết lạnh giá.
1.5. Thu hoạch giun
Phương pháp thu giun bằng ánh sáng
Lợi dụng đặc điểm sợ ánh sáng của giun nên ta có thể thu giun bằng cách trải một tấm bạt trên mặt đất, nơi có ánh sáng mạnh. Thu chất nền trong luống và để thành từng đống hình chóp trên tấm bạt. Do có ánh sáng mặt trời nên giun sẽ chui xuống dưới đáy để tránh ánh sáng. Khoảng 10 – 15 phút sau ta hốt lớp đất phía trên tiếp tục làm chất nền nuôi giun và thu giun ở lớp dưới.
Phương pháp tưới ngập
Sau khi tưới nước ngập ô nuôi thì giun sẽ chui lên trên bề mặt luống nuôi, nhanh tay thu hoạch giun rồi tháo cạn nước để tiếp tục nuôi giun.
Phương pháp thu tỉa.
Trong trường hợp thu giun với số lượng ít thu ta có thể áp dụng phương pháp thu tỉa bằng cách dở thật nhanh tấm bạt che giun và lớp lá chuối để thu giun nằm phía trên bề mặt luống.
Phương pháp thu bằng điện
Cách thu hoạch này cũng giống như cách thu hoạch bằng ánh sáng. Chỉ có khác là nguồn ánh sáng ở đây là bóng điện dây tóc 75 – 100W. Phương pháp này được dùng khi điều kiện ánh sáng mặt trời không đảm bảo do thời tiết, mùa vụ.
2. Đánh giá về sự tăng mật độ của giun trong luống nuôi
Bảng 4.1: Mật độ giun quế theo thời gian (g/m2).
chất nền
Thời gian
Sinh khối giun (g/m2)
Rơm đã qua trồng nấm
Bèo lục bình
Ban đầu
250
250
Sau 10 ngày nuôi
324,50a ± 7,04
315,25a ± 8,14
Sau 20 ngày nuôi
420,25a ± 8,77
412,25a ± 8,92
Sau 30 ngày nuôi
565,75a ± 9,97
530,25a ± 27,59
Sau 40 ngày nuôi
745,50a ± 15,32
652,75b ± 15,97
Sau 50 ngày nuôi
1137,50a ± 23,79
1023,75b ± 15,28
Sau 60 ngày nuôi
1603,75a ± 15,21
1405,75b ± 17,23
Sau 70 ngày nuôi
2283,75a ± 31,88
1908,75b ± 20,99
Ghi chú: a, b cùng hàng có sự sai khác (p < 0,05)
Biểu đồ 4.1: Mật độ giun quế trong hai loại chất nền khác nhau.
Theo kết quả từ bảng số liệu và đồ thị cho thấy trong 40 ngày đầu sinh khối của giun tăng chậm nhưng sau đó thì khối lượng giun tăng lên nhanh chóng. Nguyên nhân của sự tăng chậm này là do khi giun mới thả vào trong luống thì cần có thời gian thích nghi với môi trường sống mới. Mật độ giun bố mẹ ban đầu chưa cao nên tần suất bắt cặp sinh sản chưa cao. Thêm vào đó là điều kiện thời tiết nhiều biến động, các đợt lạnh kéo dài vào từ giữa tháng 3 đến cuối tháng đã gây nhiều biến động nhiệt độ trong luống giun, ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng và phát triển.
Từ đồ thị cũng cho thấy, trong 30 ngày đầu, sự chênh lệch về sinh khối giun trong hai loại chất nền là rất nhỏ và không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Sau đó sự chênh lệch giữa hai luống tăng dần theo thời gian và sự chênh lệch này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05), sau 70 ngày nuôi sinh khối giun có trong luống chất nền rơm đã qua trồng nấm là 2283,75 g/m2 trong khi ở luống bèo lục bình là 1908,75 g/m2. Qua số liệu sau 70 ngày nuôi cho thấy rơm đã qua trồng nấm là một loại chất nền tốt để nuôi giun.
3. Đánh giá hệ số sinh trưởng của giun quế
Bảng 4.2: Khối lượng giun tăng và hệ số sinh trưởng của giun
Chất nền
Chỉ tiêu
Rơm đã qua
trồng nấm
Bèo lục bình
Khối lượng giun ban đầu (g)
250
250
Khối lượng giun cuối kỳ (g)
2283,75
1908,75
Khối lượng giun tăng (g)
2027,75
1658,75
Hệ số sinh trưởng (%)
913,2
763,2
Từ bảng cho ta thấy với một khối lượng giun ban đầu như nhau của hai loại chất nền cho kết quả thu được ở vụ nuôi là khác nhau. Trong đó, khối lượng giun ở loại chất nền là rơm loại thải đã qua hoạt động trồng nấm cho kết quả giun thu được là 2283,75 (g) cao hơn loại chất nền bèo lục bình 1908,75 (g).
Tuy hai loại chất nền đều cho khối lượng giun tăng rất lớn, nhưng sử dụng loại chất nền là rơm loại thải đã qua hoạt động trồng nấm sẽ cho hệ số sinh trưởng 913,2(%) cao hơn loại chất nền bèo lục bình 763,2(%).
4. Đánh giá về ếch nuôi vỗ
4.1. Đánh giá kết quả bể nuôi vỗ ếch cái
Kết quả sau 1 tháng nuôi vỗ ếch bố mẹ là mỗi bể có 8 con ếch mẹ thành thục và có 7 con đã cho đẻ thành công ở mỗi bể. Số lượng trứng đẻ ra và tỉ lệ nở được thể hiện qua bảng.
Bảng 4.3: Kết quả ếch cái thành thục ở bể 1 và bể 2
bể 1
bể 2
số ếch thành thục
8
8
số ếch đẻ
7
7
Bảng 4.4 : Kết quả đẻ trứng của ếch nuôi vỗ bằng các loại thức ăn khác nhau
Cặp ếch đẻ
Số lượng trứng
Số trứng nở
Tỷ lệ nở
Bể 1
Bể 2
Bể 1
Bể 2
Bể 1
Bể 2
1
2150
3150
1548
2286
72,00
72,57
2
1700
2380
1170
1786
68,82
75,04
3
1925
2460
1430
1930
74,29
78,46
4
2408
2180
1860
1648
77,24
75,60
5
2180
2042
1674
1538
76,79
75,32
6
1890
2210
1350
1568
71,43
70,95
7
1980
2340
1260
1876
63,64
80,17
TB
2033,28a ± 231,56
2394,57b ± 361,14
1470,29a ± 241,88
1804,57b ± 259,64
72,03
± 4,76
75,44
± 3,16
Ghi chú: a, b cùng hàng có sự sai khác (p < 0,05)
Kết quả ở bảng số liệu trên cho thấy số lượng trứng đẻ trung bình của một ếch cái nuôi bằng giun quế là 2394,57 trứng/con, cao hơn số lượng trứng đẻ ra của ếch cái nuôi bằng thức ăn công nghiệp là 2033,28 trứng/con. Tỉ lệ nở trứng của ếch cái nuôi bằng giun quế cũng cao hơn tỉ lệ nở trứng của ếch cái nuôi bằng thức ăn công nghiệp.
Kết quả phân tích thống kê cho thấy, số lượng trứng và số trứng nở của bể 1 và bể 2 có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (p < 0,05), còn về tỷ lệ nở thì có sự khác nhau về giá trị trung bình.
Nguyên nhân có sự khác nhau về số lượng trứng và tỉ lệ nở của 2 bể trên là do giun quế có hàm lượng đạm chiếm 70% vật chất khô, cao hơn thức ăn công nghiệp chỉ chiếm 32% vật chất khô. Vì vậy, ếch nuôi vỗ bằng giun quế sẽ thành thục tốt, cho số lượng trứng nhiều hơn và chất lượng trứng tốt hơn, nhờ đó tỉ lệ nở của trứng cao hơn.
Đánh giá kết quả bể nuôi vỗ ếch đực.
Bảng 4.5 : Kết quả nuôi vỗ ếch đực bể 3 và bể 4
Thời gian kiểm tra
Bể 3
Bể 4
Sau 5 ngày
2
3
Sau 10 ngày
4
4
Sau 15 ngày
5
6
Sau 20 ngày
7
8
Sau 25 ngày
10
10
Từ bảng số liệu thu được vể ếch đực nuôi vỗ ở bể 3 và bể 4 cho thấy sau 25 ngày nuôi vỗ thì số lượng ếch bố thành thục ở 2 bể đều đạt 100 % . Kết quả không có sự khác nhau trong quá trình kiểm tra. Qua đó thấy quá trình nuôi vỗ ếch bố mẹ rất quan trọng trong khâu nuôi vỗ ếch cái. Về phần nuôi vỗ ếch đực, chỉ cần chọn ếch trưởng thành to khỏe, trong quá trình nuôi cho ăn đầy đủ thì ếch sẽ thành thục sinh dục bình thường và có khả năng sinh sản tốt.
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận.
Sau 2 tháng tiến hành đề tài “ Xây dựng mô hình sử dụng bã rơm đã qua trồng nấm và bèo lục bình để nuôi giun quế làm thức ăn cho ếch bố mẹ tại Xã Hương Phong – Hương Trà – Thừa Thiên Huế” , tôi xin đưa ra một số kết luận như sau:
Mô hình nuôi giun quế rất đơn giản, dễ nuôi, ít tốn công chăm sóc, tận dụng được các không gian trống trong vườn, tận dụng được các nguồn rơm đã loại thải qua quá trình trồng nấm và bèo lục bình đang phát triển tràn lan trên các con sông. Nuôi giun quế tốn rất ít chi phí do việc tận dụng các nguyên liệu sẵn có nên giun quế là loại thức ăn bổ sung hoặc thay thế thức ăn công nghiệp sẽ làm tăng hiệu quả kinh tế trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.
Giun quế sinh sản rất nhanh trong cả hai loại chất nền, tuy nhiên số lượng giun tăng lên ở rơm đã qua trồng nấm nhiều hơn so với chất nền làm từ bèo lục bình.
Do có hàm lượng đạm cao hơn thức ăn công nghiệp nên ếch cái nuôi bằng giun quế thành thục tốt hơn và cho số lượng trứng nhiều hơn. Ngoài ra chất lượng trứng của ếch nuôi bằng giun quế tốt hơn nên tỉ lệ nở của trứng cao hơn so với trứng của ếch nuôi bằng thức ăn công nghiệp.
Ếch đực nuôi vỗ ở cả hai loại thức ăn đề thành thục sinh dục bình thường, tuy nhiên nuôi vỗ bằng giun quế sẽ giảm được chi phí mua thức ăn.
2. Kiến nghị
Cần có thêm một số đề tài khác để ứng dụng kết hợp nuôi giun với nuôi trồng thủy sản để tính toán hiệu quả kinh tế cụ thể mà nghề nuôi giun quế mang lại, qua đó khuyến khích nhiều người dân tham gia các mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Cho thử nghiệm nuôi giun trên một số loại chất nền khác như bã mía, mùn cưa, cây họ đậu…nhằm mục đích tận dụng các nguồn phụ phế phẩm, biến chúng trở thành những nguyên liệu có ích và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Nghiên cứu một số loài giun khác có khả năng sinh sản nhanh, hàm lượng dinh dưỡng cao, nghi với môi trường trong nước để làm thức ăn trong lĩnh vự nuôi trồng thủy sản nhằm giảm chi phí thức ăn và nâng cao hiệu quả kinh tế.
PHẦN VI: TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Hoàng Xuân Thành. Kỹ thuật nuôi giun quế (Peryonyx excavatus). Trung tâm khuyến Nông Lâm Ngư.
khuyennonghue.org.vn/.../ky%20thuat%20nuoi%20giun%20que%20-%20thanh.pdf
[2]. Nguyễn Lâm Hùng, 2004. Kỹ thuật nuôi giun đất. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội.
[3]. Nguyễn Văn Chuyển, 1983. Nuôi giun đất. Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh.
[4]. Nguyễn Văn Bảy, 2005. Hướng dẫn kỹ thuật nuôi trùn đất. Nhà xuất bản nông nghiệp.
[5]. Thái Trần Bái,1898. Giá trị thực tiễn của giun đất. Tạp chí sinh học tháng 3.
[6]. Thái Trần Bái, 2007. Vấn đề sử dụng giun đất trong phủ xanh đồi núi trọc nước ta. Tạp chí lâm nghiệp tháng 6.
[7]. Trần Thúy Mùi, 1988. Nuôi giun quế. Trung tâm nghiên cứu động vật đất trường đại học sư phạm I Hà Nội.
[8]. Đặng Bùi Long, 2007. Kỹ thuật nuôi giun quế. Nhà xuất bản nông nghiệp.
[9]. Việt Chương (2006): Nuôi ếch công nghiệp. NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
[10]. Ngô Trọng Lư (2005).Kỹ thuật nuôi ếch, cua, baba, nhím, trăn. NXB Hà Nội.
[11]. Nguyễn Duy Khoát (1988): Kỹ thuật nuôi ba ba, ếch đồng, cá trê lai. NXB Nông nghiệp Hà Nội.
[12]. Giun tươi :
[13]. Giun đông lạnh :
[14]. Giun sấy khô :
[15]. Giun giống :
[16]. Phân giun :
[17]. Dược liệu từ giun:
[18]. Bột giun.
[19]. Báo điện tử Sở khoa học công nghệ Bình Định :
[20].
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 : Thành phần của sản phẩm giun Quế đông lạnh : 15
Bảng 2.2: Thành phần dinh dưỡng của giun quế sấy khô 16
Bảng 2.3: Thành phần dinh dưỡng trong bột giun chế biến 16
Bảng 4.1: Mật độ giun quế theo thời gian (g/m2). 36
Bảng 4.2: Khối lượng giun tăng và hệ số sinh trưởng của giun. 38
Bảng 4.3: Kết quả ếch cái thành thục ở bể 1 và bể 2 38
Bảng 4.4 : Kết quả đẻ trứng của ếch nuôi vỗ bằng các loại thức ăn khác nhau 39
Bảng 4.5 : Kết quả nuôi vỗ ếch đực bể 3 và bể 4 40
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Mật độ giun quế trong hai loại chất nền khác nhau. 37
Hình 3.1: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 26
Hình 3.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 27
Hình 3.3: Vị trí thu mẫu giun để kiểm tra 28
Hình 3.4: Cách bố trí ếch bố mẹ thí nghiệm 28
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ VIẾT TẮT
1. TLTT : Tỉ lệ thành thục.
2. TLD : Tỉ lệ đẻ.
3. TLN : Tỉ lệ nở.
4. TP : Thành phố.
5. TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh.
6. W : Woat - công suất bóng đèn.
7. m : Mét - đơn vị đo độ dài.
8. 0C: Độ C - đơn vị đo nhiệt độ.
9. ha: Hécta - đơn vị đo diện tích.
10. mm: Milimet - đơn vị đo chiều dài.
11. %: Phần trăm - đơn vị tính tỉ lệ.
12. g: Gam - đơn vị đo khối lượng.
13. kg: Kilôgam - đơn vị đo khối lượng.
14. kg/m2: Kilôgam trên mét vuông - đơn vị tính mật độ.
15. m2: Mét vuông - đơn vị đo diện tích.
16. cm2: Centimet vuông - đơn vị đo diện tích.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Xây dựng mô hình sử dụng bã rơm đã qua trồng nấm và bèo lục bình để nuôi giun quế làm thức ăn cho ếch bố mẹ tại Xã Hương Phong – Hương Trà – Thừa Thiê.doc