Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa cán vộ quản lý, giáo viên, nhân viên
Hiện tượng tâm lý của con người diễn ra rất đa dạng, phức tạp và nó có sức mạnh vô cùng to lớn đối với hoạt động của con người. Ai cũng thấy khi con người yêu thích một ai nào đó thì: “yêu nhau yêu cả lối đi, ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng” hoặc “ tam tứ núi” họ cũng trèo, “thất bát sông” họ cũng lội, “ngũ lục đèo” họ cũng qua để đến được với người mà mình yêu quý. Một cái bắt tay siết chặt, một câu hỏi han chân tình, một ánh mắt thân thiện của một Thủ trưởng có uy tín có thể làm cho con người khoẻ hẳn lên về cả sinh lực và tinh thần, do đó hiệu quả công việc của họ cao hơn hẳn. Ngược lại sự thất vọng trong công tác, một câu quở trách không đúng lúc, đúng mức của Thủ trưởng có thể làm cho người ta trở nên ủ dột , chán nản, tuyệt vọng và ảnh hưởng rất xấu tới kết quả làm việc của họ.Hơn thế nữa xây dựng một bầu không khí tâm lý trong nhà trường phải thân thiện : “ Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa CBQL, GV, NV và PHHS” tốt cũng là việc cần phải thực hiên ở một tập thể nhà trường để dẫn đến mọi người cùng đồng lòng, biết thương yêu nhau, biết chia sẻ, tương thân tương ái, dẫn đến một tập thể vững mạnh và đó cũng là tiền đề dẫn đến sự thành công trong công tác của một người Hiệu trưởng.
Nhận thấy rõ tầm quan trọng của nội dung đã nêu trên, bản thân tôi là một Hiêu trưởng của một trường MN đã được công nhận là trường MN đạt chuẩn quốc gia mức độ I tôi cần phải suy nghỉ và mạnh dạn viết SKKN với đề tài “Một số biện pháp của Hiêu trưởng để xây dựng một tập thể nữ có tâm lý tốt, quan hệ thân thiện để hoàn thành công tác tốt tại trường MG Hoa Sen huyện Krông pắc Đắc Lắc” và đây cũng là một trong những chủ đề của phong trào thi đua năm học 2009/2010 mãi cho đến năm 2013.
II/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:
Làm rõ thực tế của một số biện pháp của Hiêu trưởng để xây dựng một tập thể nữ có tâm lý tốt, quan hệ thân thiện để hoàn thành công tác tốt tại trường MG Hoa Sen huyện Krông Pắc.
Là người Hiêu trưởng phải hiểu được tâm lý của những người dưới quyền, hiểu được những hiện tượng tâm lý nãy sinh trong tập thể sư phạm sẽ giúp người Hiêu trưởng biết cách đối nhân xử thế với từng GV và tập thể sư phạm, biết cách lựa chọn và sử dụng GV, biết cách tạo ra không khí tâm lý lành mạnh trong tập thể mà ở đó mọi người thấy hạnh phúc khi được làm việc tai trường MG Hoa Sen , được cống hiến tất cả sức lực và trí tuệ của mình, biết cách tự hoàn thiện mình để quan hệ thân thiện trong một ngôi trường có môi trường tốt.
III/ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:
Trường sở là một tâp thể “ gia đình thứ hai”, một không khí vô cùng quan trọng trong đời sống hằng ngày mà không thể thiếu được đối với một CBGVNV. Thông qua hoạt động và giao tiếp với tập thể mà mổi cá nhân hình thành được những phẩm chất tâm lý của bản thân mình. Giữa tập thể và cá nhân bao giờ cũng có mối quan hệ tương hổ với nhau: cá nhân tác động đến tâp thể và ngược lại tâp thể tác động đến cá nhân. Sự tác động này có thể diễn ra tích cực hoặc tiêu cực tuỳ theo phẩm chất của từng cá nhân và tính chất của tập thể đó. Bởi thế quan tâm giáo dục từng con người để xây dựng một tâp thể có tâm lý tốt thì tập thể đó mới lao động tốt và dĩ nhiên một tập thể có tâm lý tốt thì mọi nhười mới đối xử thân thiện với nhau ở đó mọi người đoàn kết , thương yêu, thân ái với nhau, mỗi người không những trở nên tốt đẹp hơn mà còn lao động có hiệu quả hơn. Trong vấn đề này những phẩm chất, nhân cách và phong cách quản lý của người lãnh đạo có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Một nhân cách tốt của người quản lý có thể nâng tập thể lên, chắp cánh cho mỗi người bay cao và ngược lại một nhân cách thấp kém sẽ phá huỷ tập thể và không ít ảnh hưởng tiêu cực đến nhân cách của mỗi thành viên trong nhà trường.Vì vậy là người Hiệu trưởng cần phải trau dồi đạo đức, gương mẫu, thân thiện, suy nghĩ tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhất .
IV/ NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN:
Thuận lợi
- Trường có cơ sở vật chất khá đầy đủ để phục vụ cho phong trào dạy và học.
- Có đủ GV đứng lớp, đa số đều là GV trẻ , nhiệt tình , yêu nghề.
- Có đủ đội ngủ NV văn phòng và NV phục vụ.
- Trên 80% CBGVNV đã và đang theo học trình độ trên chuẩn CĐSP&ĐHSP.
- Trường đã phân công chức năng nào nhiệm vụ đó.
- Tại trường đã xây dựng được khối đoàn kết nhất trí với nhau để hoàn thành nhiệm vụ .
- Hoàn cảnh kinh tế của CBGVNV đều được ổn định
2) Khó khăn:
- Trường chỉ có một Hiêu trưởng nên việc điều hành hoạt động nhà trường còn có khăn.
- Tập thể CBGVNV độ tuổi quá chênh lệch nhau.
- Có GV mới ra trường nên việc thực hiện các hoạt động trong nhà trường còn quá mới mẻ.
- Có GV đi dạy quá xa trên 10 km
8 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 11697 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa cán vộ quản lý, giáo viên, nhân viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phaàn moät: Phaàn Chung
I/LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện tượng tâm lý của con người diễn ra rất đa dạng, phức tạp và nó có sức mạnh vô cùng to lớn đối với hoạt động của con người. Ai cũng thấy khi con người yêu thích một ai nào đó thì: “yêu nhau yêu cả lối đi, ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng” hoặc “ tam tứ núi” họ cũng trèo, “thất bát sông” họ cũng lội, “ngũ lục đèo” họ cũng qua để đến được với người mà mình yêu quý. Một cái bắt tay siết chặt, một câu hỏi han chân tình, một ánh mắt thân thiện của một Thủ trưởng có uy tín có thể làm cho con người khoẻ hẳn lên về cả sinh lực và tinh thần, do đó hiệu quả công việc của họ cao hơn hẳn. Ngược lại sự thất vọng trong công tác, một câu quở trách không đúng lúc, đúng mức của Thủ trưởng có thể làm cho người ta trở nên ủ dột , chán nản, tuyệt vọng và ảnh hưởng rất xấu tới kết quả làm việc của họ.Hơn thế nữa xây dựng một bầu không khí tâm lý trong nhà trường phải thân thiện : “ Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa CBQL, GV, NV và PHHS” tốt cũng là việc cần phải thực hiên ở một tập thể nhà trường để dẫn đến mọi người cùng đồng lòng, biết thương yêu nhau, biết chia sẻ, tương thân tương ái, dẫn đến một tập thể vững mạnh và đó cũng là tiền đề dẫn đến sự thành công trong công tác của một người Hiệu trưởng.
Nhận thấy rõ tầm quan trọng của nội dung đã nêu trên, bản thân tôi là một Hiêu trưởng của một trường MN đã được công nhận là trường MN đạt chuẩn quốc gia mức độ I tôi cần phải suy nghỉ và mạnh dạn viết SKKN với đề tài “Một số biện pháp của Hiêu trưởng để xây dựng một tập thể nữ có tâm lý tốt, quan hệ thân thiện để hoàn thành công tác tốt tại trường MG Hoa Sen huyện Krông pắc Đắc Lắc” và đây cũng là một trong những chủ đề của phong trào thi đua năm học 2009/2010 mãi cho đến năm 2013.
II/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:
Làm rõ thực tế của một số biện pháp của Hiêu trưởng để xây dựng một tập thể nữ có tâm lý tốt, quan hệ thân thiện để hoàn thành công tác tốt tại trường MG Hoa Sen huyện Krông Pắc.
Là người Hiêu trưởng phải hiểu được tâm lý của những người dưới quyền, hiểu được những hiện tượng tâm lý nãy sinh trong tập thể sư phạm sẽ giúp người Hiêu trưởng biết cách đối nhân xử thế với từng GV và tập thể sư phạm, biết cách lựa chọn và sử dụng GV, biết cách tạo ra không khí tâm lý lành mạnh trong tập thể mà ở đó mọi người thấy hạnh phúc khi được làm việc tai trường MG Hoa Sen , được cống hiến tất cả sức lực và trí tuệ của mình, biết cách tự hoàn thiện mình để quan hệ thân thiện trong một ngôi trường có môi trường tốt.
III/ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:
Trường sở là một tâp thể “ gia đình thứ hai”, một không khí vô cùng quan trọng trong đời sống hằng ngày mà không thể thiếu được đối với một CBGVNV. Thông qua hoạt động và giao tiếp với tập thể mà mổi cá nhân hình thành được những phẩm chất tâm lý của bản thân mình. Giữa tập thể và cá nhân bao giờ cũng có mối quan hệ tương hổ với nhau: cá nhân tác động đến tâp thể và ngược lại tâp thể tác động đến cá nhân. Sự tác động này có thể diễn ra tích cực hoặc tiêu cực tuỳ theo phẩm chất của từng cá nhân và tính chất của tập thể đó. Bởi thế quan tâm giáo dục từng con người để xây dựng một tâp thể có tâm lý tốt thì tập thể đó mới lao động tốt và dĩ nhiên một tập thể có tâm lý tốt thì mọi nhười mới đối xử thân thiện với nhau ở đó mọi người đoàn kết , thương yêu, thân ái với nhau, mỗi người không những trở nên tốt đẹp hơn mà còn lao động có hiệu quả hơn. Trong vấn đề này những phẩm chất, nhân cách và phong cách quản lý của người lãnh đạo có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Một nhân cách tốt của người quản lý có thể nâng tập thể lên, chắp cánh cho mỗi người bay cao và ngược lại một nhân cách thấp kém sẽ phá huỷ tập thể và không ít ảnh hưởng tiêu cực đến nhân cách của mỗi thành viên trong nhà trường.Vì vậy là người Hiệu trưởng cần phải trau dồi đạo đức, gương mẫu, thân thiện, suy nghĩ tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhất .
IV/ NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN:
Thuận lợi
- Trường có cơ sở vật chất khá đầy đủ để phục vụ cho phong trào dạy và học.
- Có đủ GV đứng lớp, đa số đều là GV trẻ , nhiệt tình , yêu nghề.
- Có đủ đội ngủ NV văn phòng và NV phục vụ.
- Trên 80% CBGVNV đã và đang theo học trình độ trên chuẩn CĐSP&ĐHSP.
- Trường đã phân công chức năng nào nhiệm vụ đó.
- Tại trường đã xây dựng được khối đoàn kết nhất trí với nhau để hoàn thành nhiệm vụ .
- Hoàn cảnh kinh tế của CBGVNV đều được ổn định
2) Khó khăn:
- Trường chỉ có một Hiêu trưởng nên việc điều hành hoạt động nhà trường còn có khăn.
- Tập thể CBGVNV độ tuổi quá chênh lệch nhau.
- Có GV mới ra trường nên việc thực hiện các hoạt động trong nhà trường còn quá mới mẻ.
- Có GV đi dạy quá xa trên 10 km
Phaàn hai: Caùc Giaûi Phaùp Thöïc Hieän
Biện pháp của Hiệu trưởng để xây dựng một tập thể có tâm lý tốt, quan hệ thân thiện để hoàn thành công tác tốt tại trường MG có tầm rất quan trọng mà một trong những người Hiệu trưởng như tôi cần phải suy nghĩ để làm được. Nhận thấy tầm quan trọng trên bản thân tôi đã thực hiện những công việc như sau:
- Cần phải đảm bảo những điều kiện thiết yếu của việc dạy và học, trường học phải xanh, sạch, đẹp; phòng học đúng chuẩn; có phòng nghỉ ngơi cho GV; tổ chức điều kiện lao động đạt yêu cầu thẩm mỹ giúp cho tập thể có trạng thái thoải mái, sảng khoải, dể chịu… là tiền đề cho tâm trạng vui vẻ, phấn khởi của mọi người.
- Xây dựng được bộ máy tổ chức có hiệu lực: xác định rõ ràng bằng văn bản vai trò, vị trí, chức năng, quyền hạng của từng cá nhân và bộ phận; xây dựng các mối quan hệ phối hợp và trực thuộc thật chặt chẽ và khoa học để sao cho bộ máy vận hành nhịp nhàng, ăn khớp như một thể thống nhất, không chồng chéo hoặc cản trở lẫn nhau.
- Thường xuyên quan tâm theo dõi trình độ phát triển của tập thể để duy trì nghiêm túc hoặc điều chỉnh hợp lý các mối quan hệ chính thức trong tập thể và xây dựng phương thức quản lý phù hợp với trình độ phát triển của tập thể.
- Thường xuyên theo dõi, đánh giá đúng tính chất của các quan hệ không chính thức trong mối quan hệ không chính thức trong tập thể, kịp thời có những biện pháp tác động thích hợp nhằm giải quyết ngay những quan hệ tâm lý căng thẳng giữa các cá nhân hay các nhóm khác với nhau để cho họ gần gủi nhau hơn tạo nên sự thân thiện trong tập thể.
- Tổ chức các hoạt động sư phạm trong nhà trường một cách hợp lý, khoa học, thiết thực, đảm bảo theo kế hoạch năm học đã đưa ra.
- Tạo không khí thoải mái, thân mật, phấn khởi của tập thể đoàn kết nhất trí. Xoá bỏ không khí căng thẳng, nặng nề, u ám của một tập thể lục đục, mâu thuẩn, mất đoàn kết.
- Cần phải kịp thời phát hiện nhũng mâu thuẩn nãy sinh trong tập thể, cần phải bình tỉnh phân tích và đánh giá một cách khách quan, không nghiêng về bên nào, giải quyết phải thấu tình , đạt lý, nhầm làm cho đối tượng “tâm phục, khẩu phục”, không để các mâu thuẩn đó tồn tại lâu làm ảnh hưởng đến tâm lý các CBGVNV trong trường.
- Thực hiện dân chủ hoá các hoạt động của tập thể sư phạm thu hút tập thể hội đồng sư phạm tham gia vào các quyết định của quản lý. Điều này tác động mạnh vào tâm lý con người, tạo cho họ cảm giác được tôn trọng và từ đó họ có ý thức trách nhiệm với công việc được giao.
- Tạo ra sự cảm thông của tập thể đối với những khó khăn phức tạp của Hiệu trưởng trong khi giải quyết những nhiệm vụ của tập thể, họ sẽ hiến kế cho lãnh đạo giải quyết những vấn đề khó khăn, khiến họ cảm thấy gần gủi với Lãnh đạo, tập thể thấy Lãnh đạo là người công minh do đó uy tín của người Lãnh đạo được nâng cao.
- Đối xử công bằng , khách quan, công minh với mọi người.
- Duy trì pháp chế của tập thể, thực hiện đúng theo kế hoặch đầu năm mà Đại hội công nhân viên chức đã đưa ra.
- Thường xuyên đánh giá những phẩm chất, năng lực của từng cá nhân một cách công bằng và hết sức thận trọng.
- Không ngừng hoàn thiện nhân cách và phong cách quản lý của người lãnh đạo để đạt được yêu cầu vừa là thủ trưởng vừa là thủ lĩnh của tập thể sư phạm.
Phaàn ba: Keát Luaän
I/ KẾT QUẢ:
Bằng những việc làm của tôi, những suy nghỉ, biện pháp của mình để xây dựng một tập thể có tâm lý tốt, thân thiện với nhau. Tại trường tôi đã có những kết quả sau:
- 100% CBGVNV hoàn thành công tác khi được Hiệu trưởng giao trách nhiệm.
- Trường đã có một đội ngủ CBGVNV có chuyên môn tốt, chức năng nào nhiệm vụ ấy, giờ nào việc đó.
- Mọi người đều sống hoà đồng với nhau, đối xử với nhau một cách thân thiện, gặp nhau đều chào hỏi vào giờ bắt đầu làm việc.
- Chưa có tình huống xãy ra các nhóm không chính thức và các thủ lỉnh của nó.
- Mọi người biết tôn trọng nhau và giúp đở nhau lao động sáng tạo, làm việc một cách thoải mái.
- Trách nhiệm của mổi người trong tập thể được xác định rõ ràng, đúng đắn, mọi người ra sức làm tròn nhiệm vụ của mình.
- Không có hiện tượng CBGVNV bất mản xin chuyển công tác.
- Những người mới đến mau chóng hoà nhập được vào tập thể, cảm thấy hài lòng vì được làm việc trong tập thể trường MG Hoa sen.
- Trường nhiều năm đều đạt danh hiệu là trường “ MG tiên tiến xuất sắc”, danh hiệu “ Đơn vị văn hoá” tập thể có bằng chứng nhận của Uỷ ban nhân dân Tỉnh “Tập thể lao động xuất sắc”, liên tục nhiều năm có bằng khen của UBND Tỉnh và LĐLĐ Tỉnh.
- Có nhiều chiến sỉ thi đua cấp huyện và nhiều giáo viên giỏi cấp Huyện,Tỉnh
- Mới đây trường đã phấn đấu trở thành trường chuẩn quốc gia mức độ I ra mắt vào ngày 10/4/2009.
- Trường được công nhận là trường đạt tiêu chuẩn “ Trường học thân thiện”
- Trường bước đầu đã xây dựng được phong trào thi đua “ Xây dựng trương học thân thiện” và đó là một trong những nội dung thực hiện chủ đề năm học 2009-2010 mãi cho đến 2013.
II/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Qua những việc mà tôi đã thực hiện tai trường MG Hoa Sen , bản thân tôi đã rút ra những bài học kinh nghiệm như sau:
- Bản thân của người Hiệu trưởng phải luôn luôn trau dồi đạo đức, không ngừng hoàn thiện nhân cách , uy tín.
- Phải thực sự là một tuyên truyền viên giỏi nhưng phải gương mẫu trong mọi hoạt động, nghiêm túc trong công việc.
- Biết mình : uy tín trước tập thể, phẩm chất cá nhân , độ tuổi.
- Biết người: Nắm được nhân cách của từng người trong tập thể mà sử dụng phương pháp thuyết phục cho có hiệu quả. Có thể tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của từng cá nhân.
- Tạo nên sự tiếp xúc thoải mái giữa các thành viên và Hiệu trưởng.
- Phân công công việc cần phải dựa trên khả năng của cá nhân để họ không cho đó là áp đặt, tâm lý của họ mãn nguyện và chấp nhận khi được phân công , từ đó họ sẽ làm tốt.
- Không tự cho mình quyết định là trên hết có quyền hạng tối cao mà phải bàn bạc với các chức năng trong trường như Bí thư chi bộ , Công đoàn, Nữ công …..
- Không nên nghe từ một phía đối tượng nào mà phải biết nghe kỹ, nhìn thấu từ hai phía để đánh giá một cách công minh, tìm ra kết luận hửu hiệu nhất.
- Giải quyết sự mâu thuẩn, xung đột phải bình tỉnh, thấu tình đạt lý. Người Hiệu trưởng phải mềm dẻo, tìm hiểu thực tế của vấn đề, xem xét, suy nghĩ cần phải làm như thế nào? Nói trước tập thể như thế nào? Lường trước mọi sự việc sẽ xãy ra để đem lại sự bình yên trong tâp thể.
- Không gây sức ép quá mức, kịp thời truyền đạt quyết định.
- Đánh giá một việc gì đó hoặc đánh giá con người phải vừa tình, hợp lý không cứng nhắc quá.Không để cho sự thiện cảm hay ác cảm cá nhân chi phối sự đánh giá, “ Ưa ai thì thiên về cái tốt của họ, ghét ai thì chỉ thấy cái xấu”. Do đó công tâm là tiêu chuẩn cơ bản trong sự đánh giá.
- Không lầm lẫn hiện tượng và bản chất: Thấy người khéo ăn, khéo nói thì cho là tốt và ngược lại.
- Khen thưởng phải công khai và ý nghĩa giáo dục trong tập thể. Mức độ khen thưởng phải tương xứng với thành tích mà họ đã đạt được. Khen thưởng phải kịp thời, không nên chờ đợi một nhân dịp nào đó để khen thưởng luôn thể. Ai cũng có nhu cầu tự khẳng định nhân cách, cho nên người quản lý phải hết sức chú ý động viên khuyến khích họ.
- Tuỳ từng trường hợp mà đánh giá công khai hoặc kín (gặp riêng cá nhân)
- Phê bình là một sự đánh giá xấu, nếu thực hiện đúng sẽ có tác dụng mạnh mẽ. Khi phê bình phải chú ý đến đặc điểm tâm lý cá nhân và hoàn cảnh của họ cũng như hoàn cảnh xãy ra lổi lầm. “Khen thưởng phải kịp thời nhưng phê bình phải thận trọng”.
- Phê bình mang tính cách xây dựng.
- Không phê bình ngay khi xãy ra sự việc, phải có thời gian suy nghĩ thật chín, thật kỹ, nếu không sẽ xãy xãy ra phản ứng tiêu cực. Làm cho các nhân thấy được là họ có lỗi, làm sao để họ không oán giận mình mà để họ thấy điều đáng giận, đáng trách là họ đã mắc lổi, còn người phê bình chỉ là người giúp đở chân tình cho họ.
- Phải biết bình tỉnh , không nóng nảy để lắng nghe ý kiến góp ý của tập thể khi cấp dưới phê bình. Không định kiến hay có ý báo thù.
- Cần sử dụng có hiệu quả vai trò của thông tin đại chúng trong tập thể: lắng nghe dư luận tập thể. Sử dụng có hiệu quả vai trò của các thành viên tích cực, cốt cán trong tập thể.
- Luôn luôn chủ động tạo ra những dư luận tích cực , thống nhất của tập thể để cổ vũ, khích lệ những cá nhân, đơn vị tốt trong tập thể cũng như dùng dư luận tập thể để tác động tích cực đến các cá nhân và nhóm tiêu cực, coi đó như là biện pháp và phương tiện có sức mạnh to lớn trong việc xây dựng tập thể. Đây là cơ sở của nguyên tắc giáo dục : Giáo dục trong tập thể và bằng sức mạnh của tập thể.
III/ HƯỚNG PHÁT TRIỂN:
Với những công việc làm trên chỉ là những biện pháp và SKKN của tôi, chưa chắc nó đã là những sáng kiến hay, những biện pháp tốt cho các Hiệu trưởng khác, nhưng đây là cả quá trình thực hiện của tôi tại trường MG Hoa Sen, với công việc này từng bước đã đưa đến sự thành công trong công tác quản lý, tôi đã hiểu rõ hơn trách nhiệm của mình và tôi nghỉ rằng mình phải đầu tư suy nghỉ hơn nữa một ngày một cứng cỏi hơn có những biện pháp chính chắn hơn để xây dựng một tập thể có một tâm lý thật tốt , mọi người than thiện với nhau, đoàn kết trong các lĩnh vực công tác để dẫn đến sự thành công mỹ mản và lâu dài.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa CBQL, GV, NV và PHHS.doc