Xây dựng một quan hệ nghĩa vụ dân sự về tài sản. Hãy chỉ ra và phân tích sự kiện đó trong quan hệ đã được xây dựng để chứng minh Nghĩa vụ dân sự là một quan hệ pháp luật
KHÁI NIỆM ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT DÂN SỰ, NGHĨA VỤ DÂN SỰ VÀ CĂN CỨ LÀM PHÁT SINH NGHĨA VỤ DÂN SỰ
Đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự
Đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự là các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân phát sinh giữa các chủ thể của Luật Dân sự, nhằm đáp ứng những lợi ích vật chất hoặc tinh thần cho chính chủ thể tham gia quan hệ đó cũng như các chủ thể khác. Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài sẽ chỉ tập trung nghiên cứu đối tượng điều chỉnh là quan hệ tài sản.
Quan hệ tài sản là quan hệ giữa chủ thể này với chủ thể khác có liên quan đến tài sản. Khái niệm tài sản được liệt kê tại Điều 163, BLDS 2005, theo đó: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”.
4 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4148 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng một quan hệ nghĩa vụ dân sự về tài sản. Hãy chỉ ra và phân tích sự kiện đó trong quan hệ đã được xây dựng để chứng minh Nghĩa vụ dân sự là một quan hệ pháp luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHÁI NIỆM ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT DÂN SỰ, NGHĨA VỤ DÂN SỰ VÀ CĂN CỨ LÀM PHÁT SINH NGHĨA VỤ DÂN SỰ
Đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự
Đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự là các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân phát sinh giữa các chủ thể của Luật Dân sự, nhằm đáp ứng những lợi ích vật chất hoặc tinh thần cho chính chủ thể tham gia quan hệ đó cũng như các chủ thể khác. Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài sẽ chỉ tập trung nghiên cứu đối tượng điều chỉnh là quan hệ tài sản.
Quan hệ tài sản là quan hệ giữa chủ thể này với chủ thể khác có liên quan đến tài sản. Khái niệm tài sản được liệt kê tại Điều 163, BLDS 2005, theo đó: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”.
Khái niệm nghĩa vụ dân sự, nghĩa vụ dân sự về tài sản
Nghĩa vụ là một quan hệ pháp luật dân sự, trong đó một bên chủ thể phải làm hoặc không được làm một hoặc một số công việc nhất định vì lợi ích của chủ thể bên kia (gọi là bên có nghĩa vụ), bên được hưởng lợi ích có quyền yêu cầu bên kia thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc nào đó vì quyền lợi của mình (gọi là bên có quyền).
Nghĩa vụ về tài sản là nghĩa vụ dân sự có đối tượng là tài sản. Tùy theo tính chất của từng loại tài sản cụ thể trong quan hệ nghĩa vụ dân sự mà các bên thỏa thuận để xác định nội dung của quan hệ nghĩa vụ.
Các căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự
Các căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự bao gồm:
Hợp đồng dân sự tuân thủ các điều kiện mà pháp luật quy định đối với một hợp đồng.
Hành vi pháp lý đơn phương với ý chí của một bên thể hiện trong đó không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Đồng thời nếu sự thể hiện ý chí đó có kèm theo một số điều kiện nhất định thì chỉ khi nào những người khác thực hiện đúng các điều kiện đó mới làm phát sinh nghĩa vụ giữa các bên.
Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật: Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của người khác. Nghĩa vụ này còn gọi là
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Sự chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật. Nghĩa vụ hoàn trả do được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật phát sinh kể từ khi người được lợi có khoản lợi đó trong tay.
Thực hiện công việc không có ủy quyền.
Những căn cứ khác do pháp luật quy định, bao gồm: Nghĩa vụ phát sinh từ quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, quyết định của Tòa án...
XÂY DỰNG MỘT QUAN HỆ NGHĨA VỤ VỀ TÀI SẢN
Từ những vấn đề lý luận trên, ta có thể xây dựng một quan hệ nghĩa vụ về tài sản như sau:
Anh A tiết kiệm được 2 tỷ đồng. Vì đam mê ôtô nên khi điều kiện kinh tế cho phép, anh quyết định trích số tiền mình tiết kiệm được để mua lại chiếc ôtô Mercedes C100 cũ của người bạn cùng cơ quan tên B. Ngày 1/3/2010, anh A đến nhà anh B để xem xe, rất hài lòng về chiếc xe này nên đồng ý mua với giá 1 tỷ đồng, việc mua bán được lập thành hợp đồng theo đúng quy định của pháp luật. Để có thời gian làm thủ tục chuyển nhượng, anh B hẹn ngày 1/5/2010 anh A đến nhận xe và giấy tờ tại nhà anh B và yêu cầu anh A đặt cọc 20 triệu, có giấy tờ chứng nhận việc đặt cọc.
Đây là một quan hệ nghĩa vụ về tài sản vì:
Thứ nhất, sau khi kí kết hợp đồng, giữa anh A và anh B hình thành một quan hệ nghĩa vụ, theo đó, anh A có nghĩa vụ trả tiền, anh B có nghĩa vụ làm thủ tục chuyển nhượng, khi thủ tục hoàn tất sẽ giao xe và giấy tờ cho anh A vào ngày 1/5/2010 tại nhà anh B. Song song với nghĩa vụ của mình, anh A có quyền yêu cầu anh B giao xe và giấy tờ chuyển nhượng, anh B có quyền yêu cầu anh A đặt cọc để bảo đảm thực hiện hợp đồng dân sự và có quyền yêu cầu anh A trả 80 triệu còn lại sau khi giao xe cùng giấy tờ chuyển nhượng.
Thứ hai, nghĩa vụ dân sự này được phát sinh từ hợp đồng được kí giữa anh A và anh B.
Thứ ba, đối tượng của nghĩa vụ là tài sản, cụ thể là chiếc ôtô Mercedes C100 cũ của anh B và số tiền 1 tỷ của anh A.
CHỨNG MINH: “NGHĨA VỤ DÂN SỰ LÀ MỘT QUAN HỆ PHÁP LUẬT” TỪ QUAN HỆ VỪA XÂY DỰNG
Khái niệm quan hệ pháp luật
Quan hệ pháp luật là dạng quan hệ xã hội đặc trưng bởi sự hiện diện và tương tác về quyền, nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể, được pháp luật quy định và được đảm bảo bằng các biện pháp nhà nước.
Cơ cấu của quan hệ pháp luật bao gồm chủ thể, khách thể và nội dung của quan hệ pháp luật. Nội dung của quan hệ pháp luật bao gồm quyền và nghĩa vụ của các chủ thể.
Chứng minh “Nghĩa vụ dân sự là một quan hệ pháp luật”
Từ khái niệm về quan hệ pháp luật và từ tình huống nêu trên, ta có thể chứng minh nghĩa vụ dân sự là một quan hệ pháp luật vì nó có đầy đủ các yếu tố của quan hệ pháp luật.
Chủ thể của quan hệ pháp luật nghĩa vụ trong tình huống là anh A và anh B, cả hai đều có năng lực chủ thể. Các chủ thể này có những quyền và nghĩa vụ dân sự phát sinh từ quan hệ mua bán mà họ tham gia.
Nội dung của quan hệ pháp luật nghĩa vụ trong tình huống bao gồm tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của anh A và anh B trong quan hệ mua bán ôtô. Cụ thể nội dung các quyền và nghĩa vụ của A và B đã được phân tích tại phần 2.
Khách thể của quan hệ pháp luật nghĩa vụ trong tình huống là những xử sự của A và B mà thông qua đó, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể được thực hiện. Khách thể đó là hành vi giao xe và giấy tờ của anh B và hành vi trả tiền của anh A. Đối tượng của nghĩa vụ ở đây là chiếc ôtô Mercedes C100 cũ của anh B và số tiền 1 tỷ của anh A.
KẾT LUẬN
Từ tình huống đã xây dựng, ta thấy rằng, nghĩa vụ dân sự có đủ ba yếu tố của quan hệ pháp luật, bao gồm chủ thể (bên mang quyền và bên mang nghĩa vụ), khách thể (sự xử sự của các bên chủ thể) và nội dung (quyền và nghĩa vụ của các chủ thể). Do đó, nghĩa vụ dân sự là một quan hệ pháp luật.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Luật Dân sự năm 2005.
TS. Lê Đình Nghị, Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam – Tập 1, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2009.
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam – Tập 2, Nxb. CAND, Hà Nội, 2010.
PGS. TS. Nguyễn Thị Hồi, những nội dung căn bản của môn học lí luận nhà nước và pháp luật, Nxb. Tư Pháp, Hà Nội, 2010.
Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật, Nxb. CAND, Hà Nội, 2003.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Xây dựng một quan hệ nghĩa vụ dân sự về tài sản Hãy chỉ ra và phân tích sự kiện đó trong quan hệ đã được xây dựng để chứng minh Nghĩa vụ dân sự là một.doc