Xây dựng một tình huống có đầy đủ các yếu tố của một quan hệ nghĩa vụ dân sự liên đới có đối tượng là tài sản

Xây dựng một tình huống có đầy đủ các yếu tố của một quan hệ nghĩa vụ dân sự liên đới có đối tượng là tài sản, để qua đó phân tích nội dung thực hiện nghĩa vụ liên đới của các chủ thể trong tình huống được xác định. Bài làm 1.Một số vấn đề lý luận 1.1. Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá trị, thực hiện công việc khác hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (bên có quyền). 1.2. Nghĩa vụ dân sự liên đới là loại nghĩa vụ nhiều người, trong đó, một trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nội dung của nghĩa vụ hoặc một trong số những người có quyền đều có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ. 1.3. Nội dung thực hiện nghĩa vụ dân sự a, Thực hiện đúng địa điểm b, Thực hiện nghĩa vụ dân sự đúng thời hạn c, Thực hiện đúng đối tượng d, Thực hiện nghĩa vụ đúng phương thức e, Thực hiện nghĩa vụ thong qua người thứ ba f, Thực hiện quyền yêu cầu thông qua người thứ ba. 2. Tình huống cụ thể Trong lí luận thì vấn đề trách nhiệm liên đới được quy định khá cụ thể rõ ràng song trên thực tế giải quyết các vụ án về vấn đề này lại rất phức tạp. Do đó, em xin lấy một tình huống về quan hệ dân sự liên đới để làm rõ nội dung thực hiện nghĩa vụ liên đới của các chủ thể. 2.1. Nội dung vụ việc: Chị H và chị T cùng trú tại quận Đống Đa, thành phố Hà Nội quen biết nhau đã lâu. Do thiếu tiền trong việc kinh doanh nên chị H đã hỏi vay tiền chị T. Ngày 5/5/2007, Chị H đã vay của chị T 100 triệu đồng, lãi suất thoả thuận, thời hạn 5 tháng. Chị H đã cầm cố cho chị T chiếc xe ôtô Ford cùng giấy tờ do anh K- chồng chị H đứng tên. Việc vay nợ này được lập thành hợp đồng có chữ ký của cả chị H và chị T. Tuy nhiên, khi hết thời hạn trong hợp đồng chị H vẫn không trả được gốc và lãi. Chị T đề nghị bán chiếc xe ôtô để thanh toán nợ nhưng anh K không đồng ý. Do đó, ngày 25/2/2007 chị T đã khởi kiện chị H tại Toà án nhân dân Quận Đống Đa - Hà Nội. Qua xác minh Toà án đã xác định được: + Có việc chị H đã vay chị T 100 triệu đồng, lãi suất thoả thuận, thời

doc3 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2635 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng một tình huống có đầy đủ các yếu tố của một quan hệ nghĩa vụ dân sự liên đới có đối tượng là tài sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xây dựng một tình huống có đầy đủ các yếu tố của một quan hệ nghĩa vụ dân sự liên đới có đối tượng là tài sản, để qua đó phân tích nội dung thực hiện nghĩa vụ liên đới của các chủ thể trong tình huống được xác định. Bài làm 1.     Một số vấn đề lý luận      1.1. Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá trị, thực hiện công việc khác hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (bên có quyền).     1.2.  Nghĩa vụ dân sự liên đới là loại nghĩa vụ nhiều người, trong đó, một trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nội dung của nghĩa vụ hoặc một trong số những người có quyền đều có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.     1.3. Nội dung thực hiện nghĩa vụ dân sự         a, Thực hiện đúng địa điểm         b, Thực hiện nghĩa vụ dân sự đúng thời hạn         c, Thực hiện đúng đối tượng         d, Thực hiện nghĩa vụ đúng phương thức         e, Thực hiện nghĩa vụ thong qua người thứ ba         f, Thực hiện quyền yêu cầu thông qua người thứ ba.      2. Tình huống cụ thể Trong lí luận thì vấn đề trách nhiệm liên đới được quy định khá cụ thể rõ ràng song trên thực tế giải quyết các vụ án về vấn đề này lại rất phức tạp. Do đó, em xin lấy một tình huống về quan hệ dân sự liên đới để làm rõ nội dung thực hiện nghĩa vụ liên đới của các chủ thể. 2.1. Nội dung vụ việc: Chị H và chị T cùng trú tại quận Đống Đa, thành phố Hà Nội quen biết nhau đã lâu. Do thiếu tiền trong việc kinh doanh nên chị H đã hỏi vay tiền chị T. Ngày 5/5/2007, Chị H đã vay của chị T 100 triệu đồng, lãi suất thoả thuận, thời hạn 5 tháng. Chị H đã cầm cố cho chị T chiếc xe ôtô Ford cùng giấy tờ do anh K- chồng chị H đứng tên. Việc vay nợ này được lập thành hợp đồng có chữ ký của cả chị H và chị T. Tuy nhiên, khi hết thời hạn trong hợp đồng chị H vẫn không trả được gốc và lãi. Chị T đề nghị bán chiếc xe ôtô để thanh toán nợ nhưng anh K không đồng ý. Do đó, ngày 25/2/2007 chị T đã khởi kiện chị H tại Toà án nhân dân Quận Đống Đa - Hà Nội. Qua xác minh Toà án đã xác định được: + Có việc chị H đã vay chị T 100 triệu đồng, lãi suất thoả thuận, thời hạn 5 tháng. + Chị H vay tiền về kinh doanh nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt của gia đình. + Chiếc xe ôtô mà chị H càm cố cho chị T là tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân của chị H và anh K. 2.2. Hướng giải quyết vụ việc Trong vụ việc này, chị T đã cho chị T vay 100 triệu đồng, lãi suất thoả thuận và thời hạn 5 tháng. Chị T có viết giấy vay nợ cho chị H. Do đó, giữa chị H và chị T đã hình thành một hợp đồng vay tài sản được quy định trong Bộ luật dân sự, với đối tượng vay là: Tiền (VNĐ). Qua đó đã xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể tham gia hợp đồng. Khi hết thời hạn hợp đồng là 5 tháng nhưng chị H đã không thực hiện đúng theo hợp đồng hay vi phạm một nội dung trong thực hiện nghĩa vụ dân sự: “thực hiện nghĩa vụ dân sự đúng thời hạn”. Nên việc chi T khởi kiện chị H là đúng theo quy định của pháp luật. Để tạo sự tin tưởng đối với chị T, chị H đã giao giấy tờ chiếc xe ôtô do anh K đứng tên để làm tin. Mặc dù ngôi nhà đứng tên chị H nhưng theo luật thì nó là tài sản chủng của 2 vợ chồng chị H –anh K. Vì căn cứ theo Điều 27 - Luật hôn nhân – gia đình: “Tài sản của vợ chồng là tài sản chung hợp nhất”. Do vậy, việc một mình chị H xác lập hợp đồng vay nợ có liên quan đến tài sản chung của vợ chồng là trái pháp luật. Toà án tuyên bố hợp đồng này bị vô hiệu. Anh K- chồng chị H không thừa nhận việc có biết về chuyện vay nợ giữa vợ mình và chị T, ông cũng không ký vào giấy vay nợ do vậy ông tuyên bố phủ nhận trách nhiệm liên quan của mình. Anh K nói vậy là không đúng với quy định của pháp luật do : việc vay nợ của chị H đựoc xác định là để kinh doanh phục vụ nhu cầu sinh hoạt gia đình. Anh K cũng nhận được lợi ích từ đó, dù anh không thừa nhận nhưng đương nhiên phải biết việc kinh doanh của chị H. Đồng thời, tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung hợp nhất của 2 vợ chồng anh K-chị H. Căn cứ Khoản 1 - Điều 298 Bộ luật Dân sự quy định việc thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới: “Nghĩa vụ dân sự liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ”. Do đó, Toà án quyết định anh K phải có nghĩa vụ chịu trách nhiệm liên đới về việc trả nợ cho chị T. Nếu chị H nhất định không chịu trả thì chị T có quyền yêu cầu anh K phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ trả nợ đối với mình dù chị T không trực tiếp xác lập hợp đồng vay nợ với anh K. 3. Kết luận Vụ việc trên đã đề cập đến việc xác định trách nhiệm liên đới vợ chồng. Việc xác định nghĩa vụ liên đới  rất có ý nghĩa trong việc bảo vệ quyền lợi của bên cho vay trong hợp đồng vay nợ khi bên vay trực tiếp không có khả năng thanh toán khoản nợ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXây dựng một tình huống có đầy đủ các yếu tố của một quan hệ nghĩa vụ dân sự liên đới có đối tượng là tài sản.doc
Luận văn liên quan