Xây dựng một tình huống có đầy đủ các yếu tố của một quan hệ nghĩa vụ dân sự liên đới có đối tượng là tài sản, để qua đó phân tích nội dung thực hiện nghĩa vụ liên đới
Đề số 3: Xây dựng một tình huống có đầy đủ các yếu tố của một quan hệ nghĩa vụ dân sự liên đới có đối tượng là tài sản, để qua đó phân tích nội dung thực hiện nghĩa vụ liên đới của các chủ thể trong tình huống được xác định.
Bài làm:
I/ Tình huống:
A, B và C cùng góp vốn thành lập công ty hợp danh M (cả 3 đều là thành viên hợp danh và không có thành viên góp vốn). Công ty M nợ ngân hàng X 10 tỷ. do làm ăn thua lỗ nên đến hạn phải trả nợ ngân hàng nhưng công ty M không có đủ khả năng trả nợ. Sau khi tuyên bố phá sản và bán toàn bộ tài sản đi thì công ty M chỉ có thể thanh toán cho ngân hàng X 7 tỷ. Theo quy định của pháp luật thì A, B và C đều có nghĩa vụ liên đới trả các khoản nợ của công ty M. Vì vậy A, B và C có trách nhiêm phải trả nốt 3 tỷ mà công ty M vẫn còn nợ của ngân hàng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình luật dân sự Việt Nam (tập 2), Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2009.
2. Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Tập 2, Lê Đình Nghị (chủ biên), Nxb.Giáo dục, Hà Nội, 2009.
3. Bộ luật dân sự Việt Nam 2005.
4. Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm.
5. Giáo trình luật thương mại Việt Nam, Trường Đại Học Luật Hà Nội, Nxb.CAND, Hà Nội, 2007.
6. Luật doanh nghiệp 2005.
4 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2993 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng một tình huống có đầy đủ các yếu tố của một quan hệ nghĩa vụ dân sự liên đới có đối tượng là tài sản, để qua đó phân tích nội dung thực hiện nghĩa vụ liên đới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề số 3: Xây dựng một tình huống có đầy đủ các yếu tố của một quan hệ nghĩa vụ dân sự liên đới có đối tượng là tài sản, để qua đó phân tích nội dung thực hiện nghĩa vụ liên đới của các chủ thể trong tình huống được xác định.
Bài làm:
I/ Tình huống:
A, B và C cùng góp vốn thành lập công ty hợp danh M (cả 3 đều là thành viên hợp danh và không có thành viên góp vốn). Công ty M nợ ngân hàng X 10 tỷ. do làm ăn thua lỗ nên đến hạn phải trả nợ ngân hàng nhưng công ty M không có đủ khả năng trả nợ. Sau khi tuyên bố phá sản và bán toàn bộ tài sản đi thì công ty M chỉ có thể thanh toán cho ngân hàng X 7 tỷ. Theo quy định của pháp luật thì A, B và C đều có nghĩa vụ liên đới trả các khoản nợ của công ty M. Vì vậy A, B và C có trách nhiêm phải trả nốt 3 tỷ mà công ty M vẫn còn nợ của ngân hàng.
II/ Phân tích nộ dung thực hiện nghĩa vụ liên đới của các chủ thể trong tình huống.
Chủ thể của một quan hệ pháp luật nói chung, là những người tham gia quan hệ pháp luật đó. Nghĩa vụ là một quan hệ pháp luật dân sự. Do vậy, chủ thể của những quan hệ này bao gồm cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình, Nhà nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các chủ thể này có những quyền và nghĩa vụ dân sự phát sinh tư quan hệ nghĩa vụ mà họ tham gia. Các chủ thể khi tham gia quan hệ nghĩa vụ sẽ thiết lập mối liên hệ pháp lý về quyền và nghĩa vụ giữa hai bên. Trong đó, một bên được gọi là bên có quyền, một bện được gọi là bên có nghĩa vụ.
Vì vậy, trong tình huống đã xây dựng ở trên thì có thể thấy được các chủ thể của quan hệ nghĩa vụ này gồm có bên có quyền là ngân hàng X và bên có nghĩa vụ gồm có A, B và C.
Theo điều 298, BLDS 2005 về thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới thì nghĩa vụ dân sự liên đới được hiểu là loại nghĩa vụ nhiều người trong đó, một trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nội dung của nghĩa vụ hoặc một trong số những người có quyền đều có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.
Để quyền dân sự của các chủ thể được bảo đảm, trong một số trường hợp nghĩa vụ nhiều người sẽ được xác định là nghĩa vụ liên đới nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Mục đích của việc xác định một nghĩa vụ dân sự liên đới khi có nhiều người than gia quan hệ nghĩa vụ là buộc những người có nghĩa vụ phải cùng nhau gánh vác toàn bộ nghĩa vụ nhằm bảo đảm quyền lợi cho chủ thể có quyền được trọn vẹn, kể cả khi một trong số những người có nghĩa vụ không có khả năng thực hiện nghĩa vụ.
Theo như tình huống ở trên, ta thấy nghĩa vụ phải trả nợ ngân hàng 3 tỷ của A, B và C là nghĩa vụ liên đới. A, B, C là người có nghĩa vụ liên đới. Bên có quyền ( ngân hàng X) có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ liên đới ( A, B, C) phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ. Nếu một trong số những người có nghĩa vụ thực hiện phần nghĩa vụ của họ mà những người khác chưa thực hiện thì quan hệ nghĩa vụ giữa người đã thực hiện với người có quyền vẫn chưa được coi là chấm dứt. Nghĩa là người có nghĩa vụ không những phải thực hiện phần của mình mà còn phải thực hiện thay cho những người có nghĩa vụ khác khi người đó không có khả năng thực hiên nghĩa vụ.
Nếu một người trong số những người có nghĩa vụ đã thực hiên toàn bộ nội dung của nghĩa vụ trước người có quyền thì quan hệ nghĩa vụ sẽ chấm dứt ngay cả với những người có nghĩa vụ dân sự liên đới khác. Đồng thời, sẽ phát sinh một nghĩa vụ hoàn lại trong đó người đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu những người chưa thực hiên nghĩa vụ phải thanh toán phần nghĩa vụ mà người này đã thực hiện thay cho họ. Nếu A thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng 3 tỷ thì A có quyền yêu cầu B, C phải thanh toán cho mình số tiền mà A đã thực hiện nghĩa vụ thay cho họ với ngân hàng X.
Trong trường hợp đã chỉ định một trong số những người có nghĩa vụ liên đới thực hiện toàn bộ nghĩa vụ nhưng sau đó lại miễn cho người đó thì những người còn lại cũng được miễn thực hiện nghĩa vụ, nghĩa là nghĩa vụ dân sự được chấm dứt toàn bộ. Mặt khác, nếu bên có quyên chỉ miễn việc thực hiện nghĩa vụ dân sự cho một người trong số những người có nghĩa vụ liên đới với riêng phần của họ thì những người khác vẫn phải liên đới thực hiện phần nghĩa vụ còn lại. Ta giả sử nếu ngân hàng X chỉ định A phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ trả nợ nhưng sau đó lại miễn cho A không phải thực hiện nghĩa vụ đó nữa thì nghĩa vụ trả nợ này chấm dứt hoàn toàn, B và C không phải thực hiện nghĩa vụ đối với ngân hàng nữa.Mặt khác nếu ngân hàng chỉ miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho một mình A thôi thì B và C vẫn phải liên đới thực hiện những phần nghĩa vụ còn lại.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình luật dân sự Việt Nam (tập 2), Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2009.
Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Tập 2, Lê Đình Nghị (chủ biên), Nxb.Giáo dục, Hà Nội, 2009.
Bộ luật dân sự Việt Nam 2005.
Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm.
Giáo trình luật thương mại Việt Nam, Trường Đại Học Luật Hà Nội, Nxb.CAND, Hà Nội, 2007.
Luật doanh nghiệp 2005.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Xây dựng một tình huống có đầy đủ các yếu tố của một quan hệ nghĩa vụ dân sự liên đới có đối tượng là tài sản, để qua đó phân tích nội dung thực hiện .doc