Xây dựng một tình huống có đầy đủ các yếu tố của một quan hệ nghĩa vụ dân sự thỏa mãn điều kiện thực hiện nghĩa vụ dân sự thông qua người thứ ba

Đất nước ngày càng phát triển, con người trong xã hội cũng văn minh hơn. Nhưng bên cạnh đó, thực tế cuộc sống cho thấy cũng không ít những tình huống dân sự, hình sự phức tạp hay những tình huống dở khóc dở cười. Sau đây là một tình huống dân sự về việc thực hiện nghĩa vụ dân sự thông qua người thứ 3. Sáng ngày 22 tháng 7 năm 2008, B đến nhà riêng của A. Tại đây, B có hỏi vay của A một khoản tiền là 500 triệu đồng để làm vốn mở cửa hàng hải sản với thời gian là 2 năm, lãi suất 0,1 %/ tháng. Do sự lo ngại rằng nếu B làm ăn thua lỗ thì sẽ không có khả năng trả lại tiền cho mình nên A đã không cho B vay. Nhưng đến buổi chiều cùng ngày B đã nhờ C (giám đốc công ty vật liệu xây dựng Hoàng Vinh) cùng mình đến nhà A và nhờ C bảo lãnh cho mình để vay được số tiền 500 triệu đồng trên. Khi đó B đã vay được số tiền mình muốn với điều kiện là C cam kết với A bằng một văn bản sẽ trả nợ thay cho B khi B không có khả năng trả nợ cho A.

doc3 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2555 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng một tình huống có đầy đủ các yếu tố của một quan hệ nghĩa vụ dân sự thỏa mãn điều kiện thực hiện nghĩa vụ dân sự thông qua người thứ ba, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề số 3: Xây dựng một tình huống có đầy đủ các yếu tố của một quan hệ nghĩa vụ dân sự thỏa mãn điều kiện thực hiện nghĩa vụ dân sự thông qua người thứ ba, để qua đó phân tích mối quan hệ nghĩa vụ của các chủ thể trong tình huống được xác định. Bài làm: Tình huống: Đất nước ngày càng phát triển, con người trong xã hội cũng văn minh hơn. Nhưng bên cạnh đó, thực tế cuộc sống cho thấy cũng không ít những tình huống dân sự, hình sự phức tạp hay những tình huống dở khóc dở cười. Sau đây là một tình huống dân sự về việc thực hiện nghĩa vụ dân sự thông qua người thứ 3. Sáng ngày 22 tháng 7 năm 2008, B đến nhà riêng của A. Tại đây, B có hỏi vay của A một khoản tiền là 500 triệu đồng để làm vốn mở cửa hàng hải sản với thời gian là 2 năm, lãi suất 0,1 %/ tháng. Do sự lo ngại rằng nếu B làm ăn thua lỗ thì sẽ không có khả năng trả lại tiền cho mình nên A đã không cho B vay. Nhưng đến buổi chiều cùng ngày B đã nhờ C (giám đốc công ty vật liệu xây dựng Hoàng Vinh) cùng mình đến nhà A và nhờ C bảo lãnh cho mình để vay được số tiền 500 triệu đồng trên. Khi đó B đã vay được số tiền mình muốn với điều kiện là C cam kết với A bằng một văn bản sẽ trả nợ thay cho B khi B không có khả năng trả nợ cho A. Hai năm sau, ngày 22 tháng 7 năm 2010, thời gian vay nợ đã hết nhưng B đã không trả nợ cho A. Bởi cửa hàng hải sản của B đã làm ăn thua lỗ và B không có khả năng trả nợ cho A. Do vậy A đã yêu cầu C (người bảo lãnh cho B) trả khoản nợ mà B vay A. và C đã thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay của mình. C đã thông báo cho B về việc thực hiện nghĩa vụ thay của mình. Phân tích: Chủ thể: Bên nhận bảo lãnh: anh A Bên được bảo lãnh: anh B Bên bảo lãnh: ông C Đối tượng: Khoản tiền 500 triệu đồng Thứ nhất, theo điều 361, BLDS 2005 quy định: “Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh) nếu khi đến hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ ….”. Tình huống trên là sự bảo lãnh của C cho B với A. Biện pháp bảo lãnh này làm xuất hiện các mối quan hệ sau đây. Mối quan hệ giữa bên được bảo lãnh là B và bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) là A làm xuất hiện nghĩa vụ cần bảo đảm và cam kết về nghĩa vụ cần bảo đảm. Quan hệ giữa bên thứ ba (bên bảo lãnh) là C với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh ) là A về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh) là B nếu như đến hạn nghĩa vụ bị vi phạm. Ngoài ra trong một số trường hợp khác biện pháp bảo lãnh còn làm xuất hiện mối quan hệ giữa bên thứ ba (bên nhận bảo lãnh) với bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh) cam kết về việc bên có nghĩa vụ phải hoàn lại cho bên bảo lãnh giá trị phần nghĩa vụ mà bên bảo lãnh đã thực hiện thay mình. Trong tình huống trên quan hệ này đã không xuất hiện bởi C đã không yêu cầu B hoàn lại phần giá trị phần nghĩa vụ mà C đã thực hiện thay cho B. Thực tế B đã không có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì việc thực hiện nghĩa vu hoàn lại là khá khó khăn. Qua đây ta có thể thấy hai quan hệ đầu tồn tại song song, quan hệ thứ ba không cùng vì nó có thể được tách thành cam kết riêng giữa hai bên căn cứ vào một văn bản pháp luật cụ thể nào đó. Thứ hai, Bảo lãnh là quan hệ có tính chất đối nhân. Ở tình huống trên khi A cho B vay tiền dưới sự bảo lãnh của C thì xuất hiện nghĩa vụ cần bảo đảm, là sự bảo đảm về việc A sẽ được hoàn trả lại số tiền đã cho vay và cam kết nghĩa vụ cần bảo đảm. Đồng thời, nghĩa vụ bảo lãnh chỉ phát sinh khi bên được bảo lãnh không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của mình. Với tình huống trên, việc A yêu cầu C thực hiện nghĩa vụ thay là đúng. Do C đã cam kết với A rằng sẽ trả nợ thay cho B nếu B không có khả năng trả nợ cho A. Nghĩa là với tình huống này nghĩa vụ của C chỉ phát sinh với A khi mà B không có khả năng thực hiện nghĩa vụ và A chứng minh được rằng B không có khả năng trả nợ cho mình thì A mới có quyền yêu cầu C thực hiện nghĩa vụ thay. Cụ thể là cửa hàng của B đã làm ăn thua lỗ và B không có khả năng trả nợ cho A. Trên đây là tình huống và sự phân tích về mối quan hệ nghĩa vụ giữa các chủ thể theo tình huống xác định. Mong được sự góp ý của thầy cô.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXây dựng một tình huống có đầy đủ các yếu tố của một quan hệ nghĩa vụ dân sự thỏa mãn điều kiện thực hiện nghĩa vụ dân sự thông qua người thứ ba.doc
Luận văn liên quan