Xây dựng một tình huống là căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự trong trường hợp nghĩa vụ được bù trừ
Phân tích
Ở tình huống trên ta thấy có xuất hiện căn cứ để chấm dứt nghĩa vụ dân sự trong trường hợp nghĩa vụ được bù trừ, trong đó:
- Các chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ có yêu cầu đối nhau (mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với bên kia.
Chủ thể: gồm anh X và anh B.
Anh X có nghĩa vụ phải hoàn trả lại số tiền nợ trong thời hạn 3 năm cho anh B. Còn anh B có nghĩa vụ thanh toán số tiền công khi anh X hoàn thành công việc được thuê.
2 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5584 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng một tình huống là căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự trong trường hợp nghĩa vụ được bù trừ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xây dựng một tình huống là căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự trong trường hợp nghĩa vụ được bù trừ, để qua đó phân tích làm rõ căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự theo nội dung tình huống được xây dựng.
1. Tình huống
Anh X, một thợ xây giỏi trong huyện K, năm 2008 vì hoàn cảnh gia đình khó khăn (phải thuốc men cho đứa con bị ốm triền miên), do đó đã vay 10 triệu đồng không tính lãi của anh B ( hàng xóm của anh Y, hẹn trong vòng 3 năm phải trả hết nợ). Năm 2009, anh X đã trả được 3 triệu và còn 7 triệu tiền nợ. Năm 2010, anh B xây công trình phụ (gồm bếp và nhà vệ sinh) đã thuê anh X trong ba tháng với số tiền công là 10 triệu đồng. Đồng ý nhận lời và sau khi xây xong công trình cho anh B, anh X được thay toán 3 triệu đồng (sau khi đã trừ đi khoản nợ mà anh X đã vay năm 2008).
2.Phân tích
Ở tình huống trên ta thấy có xuất hiện căn cứ để chấm dứt nghĩa vụ dân sự trong trường hợp nghĩa vụ được bù trừ, trong đó:
- Các chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ có yêu cầu đối nhau (mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với bên kia.
Chủ thể: gồm anh X và anh B.
Anh X có nghĩa vụ phải hoàn trả lại số tiền nợ trong thời hạn 3 năm cho anh B. Còn anh B có nghĩa vụ thanh toán số tiền công khi anh X hoàn thành công việc được thuê.
Nghĩa vụ của hai bên phải cùng loại (việc bù trừ chỉ được thực tiện trong trường hợp đối tượng của nghĩa vụ là tài sản cùng loại): ở đây, tài sản – đối tượng của nghĩa vụ là tiền.
Việc bù trừ nghĩa vụ chỉ được thực hiện khi thời hạn thực hiện nghĩa vụ đều đã đến (thời điểm này các bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình cho bên kia).
Sau khi anh X xây xong công trình cho anh B chính là thời điểm anh B phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền công cho anh X. Và khoảng thời gian đó, anh X cũng phải thực hiện nghĩa vụ của mình chậm nhất trong vòng 3 năm kể từ khi vay nợ. Như vậy đã thỏa mãn về điều kiện thời gian.
Từ những khái quát trên ta thấy rằng:
Anh X sau khi trả được 3 triều tiền nợ thì số tiền còn nợ anh B sẽ là:
10triệu – 3triệu = 7 triệu
Anh B phải thanh toàn cho anh X 10 triệu đồng, song anh X vẫn còn nợ 7 triệu đồng, do đó, anh B chỉ còn phải trả cho anh X là:
10 tr – 7 tr = 3 triệu đồng.
Bù trừ nghĩa vụ là căn cứ để chấm dứt nghĩa vụ trong những trường hợp cả hai bên cùng có nghĩa vụ đối với nhau và các nghĩa vụ đó có đối tượng cùng loại và đều đã đến thời hạn thực hiện. Có điểm cần lưu ý, trong trường hợp giá trị của đối tượng không tương đương với nhau, thì sau khi bù trừ các bên phải thanh toán cho nhau phần giá trị chênh lệch. Tại thời điểm thanh toán xong khoản chênh lệch, nghĩa vụ mới được chấm dứt.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Trường đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật dân sự Việt Nam, tập 2, Nxb. CAND, Hà Nội, 2009.
2. Bộ luật Dân sự năm 2005.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Xây dựng một tình huống là căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự trong trường hợp nghĩa vụ được bù trừ.doc