Xây dựng một tình huống thuộc trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra. phân tích các mối quan hệ pháp luật trong tình huống đó

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm dân sự mà theo đó, khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn hại cho người khác thì phải bồi thường những tổn thất mà mình gây ra. Vậy trong trường hợp người làm công gây ra thiệt hại thì xác định trách nhiệm của chủ thể bồi thường thiệt hại ra sao, sẽ được làm rõ qua tình huống ví dụ dưới đây: .

doc4 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3808 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng một tình huống thuộc trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra. phân tích các mối quan hệ pháp luật trong tình huống đó, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề số 12: Xây dựng một tình huống thuộc trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra. Phân tích các mối quan hệ pháp luật trong tình huống đó. Xác định trách nhiệm của chủ thể bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra. Bài làm: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm dân sự mà theo đó, khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn hại cho người khác thì phải bồi thường những tổn thất mà mình gây ra. Vậy trong trường hợp người làm công gây ra thiệt hại thì xác định trách nhiệm của chủ thể bồi thường thiệt hại ra sao, sẽ được làm rõ qua tình huống ví dụ dưới đây: 1. Tình huống: Vào lúc 9h sáng ngày 20 tháng 3 năm 2011, anh Dương Mạnh Hùng, chủ chiếc xe máy Exciter (trị giá 40 triệu đồng) mang biển số 20M – 1372, đi xe vào quán internet của chị Ngân chơi game. Quán internet có thuê nhân viên trông giữ xe là anh Hoàng Đạt. Anh Hùng để xe trước cửa quán. Sau khi giao xe cho nhân viên trông giữ, không phát vé xe, anh Hùng vào quán chơi game. Tới 12h trưa, khi anh Hùng ra lấy xe thì xe đã bị mất. Sau khi lập biên bản khai báo ở công an phường và tiến hành hoà giải, anh Hùng yêu cầu bồi thường số tiền là 20 triệu đồng. Song do trong hợp đồng kí với anh Đạt có nêu, nếu trong trường hợp mất xe thì anh Đạt phải chịu hoàn toàn trách nhiệm, anh Đạt từ chối bởi lý do anh không có khả năng trả khoản tiền này, còn chị Ngân chủ quán net chỉ đồng ý trả 5 triệu đồng. Do việc thoả thuận bồi thường kéo dài, không nhất trí gây khó khăn cho anh Hùng trong việc được nhận bồi thường. 2. Phân tích tình huống và xác định trách nhiệm của chủ thể bồi thường thiệt hại: Việc anh Hùng gửi xe tại quán của chị Ngân, có nhân viên trông xe là anh Đạt trông giữ và xe bị mất, ta cần xác định rõ mối quan hệ trong trường hợp này vá xác định trách nhiệm bồi thường của chủ thể. Trước hết, bởi anh Hùng gửi xe máy tại quán, nên cần làm rõ giữa anh Hùng và quán net của chị Ngân có tồn tại hợp đồng gửi giữ tài sản hay không. Theo Điều 559 Bộ luật Dân sự 2005 (BLDS) quy định: “Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, còn bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công”. Theo quy định tại khoản 1, Điều 401 BLDS về hình thức hợp đồng dân sự có quy định “Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hay bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định”. Do luật không quy định hợp đồng gửi giữ phải lập bằng văn bản, do đó việc anh Hùng gửi xe tại quán net có nhân viên trông giữ nhưng không đưa vé được coi là giữa hai bên đã xác lập hợp đồng bằng lời nói hoặc bằng hành vi cụ thể (nhân viên chỉ dẫn chỗ để xe, hành vi dắt xe, hướng dẫn…). Đồng thời, quán net có dịch vụ trông giữ xe cho khách và không có biển khuyến cáo về việc khách hàng tự trông giữ xe của mình. Qua đó chứng tỏ quan hệ gửi giữ giữa anh Hùng và nhân viên trông xe đã hình thành, và chỉ kết thúc khi anh Hùng nhận lại được xe của mình. Do đó, nhân viên trông xe có trách nhiệm trông xe cho anh. Theo khoản 2 Điều 561 BLDS nêu rõ: “Bên gửi giữ tài sản có các quyền sau đây: yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên giữ làm mất mát, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng”, và theo khoản 4 Điều 562 BLDS quy định: “Bên giữ tài sản có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại nếu làm mất mát, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng”. Với các căn cứ trên, do việc mất xe không phải trường hợp bất khả kháng nên anh Hùng hoàn toàn có quyền yêu cầu anh Đạt phải bồi thường bởi đã làm mất xe của mình, và anh Đạt có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại vì đã làm mất xe nhận trông giữ. Tuy nhiên theo quy định tại Điều 622 Bộ luật Dân sự 2005: “Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật”. Trong trường hợp này, anh Đạt là người làm công cho quán net, được trả tiền lương, giao nhiệm vụ trông xe. Do đó, chị Ngân - chủ của anh Đạt phải chịu trách nhiệm bồi thường về việc làm mất xe khi anh Hùng gửi xe tại đây. Sau đó, chị Ngân mới có quyền yêu cầu anh Đạt hoàn trả lại khoản tiền đã bồi thường cho anh Hùng. Nếu chị Ngân không đồng ý, anh Hùng có quyền khởi kiện ra Toà án có thẩm quyền yêu cầu chị Ngân bồi thường thiệt hại cho anh. 3. Kết luận, đánh giá: Trong trường hợp thiệt hại do người làm công hay người học nghề gây ra, cần làm rõ trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ thể, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị thiệt hại. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ luật Dân sự năm 2005. 2. “Giáo trình Luật dân sự Việt Nam – Tập 2”, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2008.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXây dựng một tình huống thuộc trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra Phân tích các mối quan hệ pháp luật trong tình.doc
Luận văn liên quan