Xây dựng một tình huống thuộc trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thuộc về ai
Cá nhân dân sự:
TÌNH HUỐNG
A được gia đình anh H thuê lái xe theo hợp đồng chở khách đường dài từ Nghệ An ra Hà Nội. Một lần khi đang lái xe trên đường từ Nghệ An ra Hà Nội xuống một đoạn dốc, xe của A bị đứt phanh. A đã cố gắng để kìm tốc độ của xe nhưng vì dốc quá cao xe của A đã đâm phải một xe tải đang đậu dưới dốc làm A, B đang ngồi trên xe tải và 20 hành khách trên xe bị thương xe của A cũng bị hư hỏng nặng.
GẢI QUYẾT
- Điều kiện phát sinh tách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
+, Có hoạt động gây thiệt hại trái pháp luật của nguồn nguy hiểm cao độ.
+, Nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho “người xung quanh”.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
5 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2876 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng một tình huống thuộc trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thuộc về ai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ BÀI
Xây dựng một tình huống thuộc trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thuộc về ai? Giải thích tại sao?
TÌNH HUỐNG
A được gia đình anh H thuê lái xe theo hợp đồng chở khách đường dài từ Nghệ An ra Hà Nội. Một lần khi đang lái xe trên đường từ Nghệ An ra Hà Nội xuống một đoạn dốc, xe của A bị đứt phanh. A đã cố gắng để kìm tốc độ của xe nhưng vì dốc quá cao xe của A đã đâm phải một xe tải đang đậu dưới dốc làm A, B đang ngồi trên xe tải và 20 hành khách trên xe bị thương xe của A cũng bị hư hỏng nặng.
GẢI QUYẾT
Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là loại trách nhiệm đặc biệt bởi lẽ thiệt hại xảy ra không phải do hành vi và do lỗi của con người mà do hoạt động của những sự vật mà hoạt động của chúng luôn tiềm ẩn khả năng gây thiệt hại. Mặc dù chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu nguồn nguy hiểm cao độ có thể không có lỗi đối với thiệt hại nhưng để bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho người bị thiệt hại, pháp luật vẫn buộc họ có trách nhiệm bồi thường. Pháp luật dân sự thế giới cũng như Việt Nam không có bất kỳ một khái niệm đầy đủ nào về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra nhưng có thể hiểu một cách khái quát, đó là loại trách nhiệm phát sinh cho người sở hữu, chiếm hữu nguồn nguy hiểm cao độ khi hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho môi trường và những người xung quanh.
- Điều kiện phát sinh tách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
+, Có hoạt động gây thiệt hại trái pháp luật của nguồn nguy hiểm cao độ.
Thiệt hại liên quan đến các loại nguồn nguy hiểm rất đa dạng và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, chỉ áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra khi thỏa mãn hai dấu hiệu sau:
Thứ nhất: Những sự vật được coi là nguồn nguy hiểm cao độ phải đang trong tình trạng vận hành, hoạt động như: phương tiện giao thông vận tải cơ giới đang tham gia giao thông trên đường; cháy, chập hệ thống tải điện; nhà máy công nghiệp đang hoạt động… Trường hợp thiệt hại xảy ra khi nguồn nguy hiểm cao độ đang ở trạng thái “tĩnh” – không hoạt động thì không thể coi là thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, ví dụ: xe ô tô dừng đỗ trên đỉnh dốc nhưng theo quán tính trượt xuống chân dốc gây thiệt hại; cột điện bị đổ trong lúc đang thi công, chưa có điện; thú dữ chết thối rữa gây dịch bệnh…
Thứ hai: thiệt hại phải do chính sự tác động của bản thân nguồn nguy hiểm cao độ hoặc do hoạt động nội tại của nguồn nguy hiểm gây ra.
Trong tình huống này, xe khách là phương tiện cơ giới đang hoạt động tham gia trên đường.
Thiệt hại do tự bản thân hoạt động của chiếc xe gây ra. A không có lỗi trong việc điều khiển tình huống quá bất ngờ, nằm ngoài sự kiểm soát của A. theo Điều 623 Bộ Luật Dân sự 2005, xe khách là phương tiện giao thông vận tải cơ giới, là nguồn nguy hiểm cao độ (Theo quy định tại điểm 13 Điều 3 Luật giao thông đường bộ thì phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gồm xe ô tô, máy kéo, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe tương tự, kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật.) nên đây được coi là thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
+, Nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho “người xung quanh”.
Nguồn nguy hiểm cao độ do tính chất nguy hiểm của nó có thể gây thiệt hại cho bất kỳ ai: chủ sở hữu, người đang chiếm hữu, vận hành, những người không có liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ… Có những chủ thể do mối quan hệ sở hữu, lao động mà họ trực tiếp tiếp xúc với nguồn nguy hiểm cao độ. Đối với chủ sở hữu, họ phải tự chịu mọi rủi ro đối với thiệt hại do tài sản của mình gây ra. Đối với người bị thiệt hại trong khi sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo nghĩa vụ lao động, họ sẽ được hưởng bồi thường theo chế độ bảo hiểm tai nạn lao động. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ chỉ được đặt ra khi nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho những “người xung quanh”- là những người khi xảy ra thiệt hại không có quan hệ lao động hoặc sở hữu liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ nhằm để bảo vệ quyền được bồi thường cho những người này.
Như vậy, xe khách đã gây thiệt hại về sức khỏe cho 20 hành khách trên xe, anh B và xe của anh B. Nguồn ngu hiểm cao độ là nguyên nhân tất yếu, nguyên nhân có ý nghĩa quyết định dẫn đến thiệt hại và thiệt hại xảy ra là kết quả của hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ.
Theo Điều 623 Bộ Luật Dân sự 2005 và nghị quyết số 03/2006/NQ-NHTP thì, chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phả bồi thường, trừ trường hợp có thảo thuận khác.
Trong trường hợp trên, A là người đang trực tiếp sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo hợp đồng. Gia đình anh H vẫn đang nắm giữ, quản lý, khai thác, hưởng công dụng, lợi tức từ nguồn nguy hiểm cao độ để khai thác, hưởng lợi nên gai đình anh H là chủ sở hữu của chiếc xe phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Những trường hợp sau đây chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ không phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra:
+ Trường hợp chủ sở hữu đã giao nguồn nguy hiểm cao độ cho người khác chiếm hữu, sử dụng, khai thác, như cho thuê, cho mượn, bán trả góp nhưng trong thời gian người mua chưa trả hết tiền…;
+ Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
+ Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết;
+ Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị người khác chiếm hữu, sự dụng trái pháp luật mà chủ sở hữu, sự dụng trái pháp luật.
Vậy gia đình anh H phải bồi thường thiệt hại về sức khỏe cho anh A, anh B và 20 hành khách trên xe ngoài ra phải đền bù tiền sửa chữa hư hỏng xe tải cho anh B do xe của gia đình anh H đâm vào.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Luật Dân Sự Việt Nam, nxb, Công An Nhân Dân, 2006
Bộ Luật dân sự của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nxb Lao động xã hội.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, từ quy định của pháp luật đến thưucj tiễn, TS Trần Thị Huệ - TS Vũ Thị Hải Yến, TS Vũ Thị Hồng Yến.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Xây dựng một tình huống thuộc trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn ngu.doc