Xây dựng năng lực địa phương phòng chống bạo lực gia đình

Ban chủ nhiệm CLB họp hàng tháng để đảm chuẩn bị nội dung và kế hoạch sinh hoạt của Câu lạc bộ, thời gian cụ thể do Ban chủ nhiệm quyết định. - Câu lạc bộ sinh hoạt định kỳ 2 tháng 1 lần. Ngày giờ cụ thể do Ban chủ nhiệm ấn định và trong trường hợp cần thiết Ban chủ nhiệm có thể triệu tập các cuộc họp bất thường. Địa điểm Địa điểm sinh hoạt do Ban chủ nhiệm chọn, có thể tại gia đình các thành viên hoặc hội trường thôn, nhà văn hóa thôn.

doc80 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3811 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xây dựng năng lực địa phương phòng chống bạo lực gia đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ồng/năm trở lên cho công tác phòng chống bạo lực gia đình). Việc sử dụng kinh phí cấp huyện và xã chi cho hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình được tập trung vào một số hoạt động chính sau: - Tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh, phát thanh của huyện, xã. - Tập huấn nâng cao nhận thức của cán bộ huyện, xã về Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và bạo lực gia đình - Tập huấn cho đội ngũ hòa giải viên cơ sở, các địa chỉ tin cậy tại cộng đồng. - Thu thập thống kê về bạo lực gia đình 3 tháng 01 lần. 1.2. Ngân sách xã hội hóa: Trong 2 năm 2010 và 2011, UBND huyện huy động nguồn kinh phí hỗ trợ của Dự án là 392.098.000đ (Ba trăm chín mươi hai triệu không trăm chín mươi tám nghìn đồng). Kinh phí của dự án “Xây dựng năng lực địa phương phòng, chống bạo lực gia đình” được thực hiện trên địa bàn huyện và 2 xã Hải Trạch và Hoàn Trạch từ nguồn viện trợ của Đại sứ quán vương quốc Đan Mạch thông qua Trung tâm hỗ trợ giáo dục và nâng cao năng lực cho phụ nữ. Việc quản lý và chi tiêu được thực hiện theo cam kết đã ký giữa Ủy ban nhân dân huyện Bố Trạch với Trung tâm hỗ trợ giáo dục và nâng cao năng lực cho phụ nữ. Các xã, thị trấn cần tăng cường công tác xã hội hoá, khuyến khích các tổ chức, cá nhân và các doanh nghiệp, nhà hảo tâm trên địa bàn đầu tư hỗ trợ cho các hoạt động phòng chống bạo lực gia đình như hỗ trợ việc đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm tủ sách thôn, hỗ trợ các đầu sách về KHKT để trợ giúp, hướng dẫn nông dân phát triển kinh tế hộ gia đình; hỗ trợ mua sách, tài liệu hướng dẫn về phòng chống bạo lực gia đình ...cho các thôn, khu phố; hỗ trợ tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao và tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ phòng chống BLGĐ... Việc sử dụng kinh phí vận động phải đảm bảo công khai, minh bạch, theo quy định của pháp luật về tài chính hiện hành. 2. Phân công thực hiện 2.1. Phòng Văn hoá và Thông tin huyện: chủ trì phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện và các tổ chức thành viên, Hội LHPN, Phòng Tư pháp, các cơ quan, ban, ngành liên quan và UBND các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đa dạng hoá các hình thức truyền thông, phổ biến Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới đến mọi gia đình và người dân trên địa bàn thực hiện. - Tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực quản lý, chỉ đạo công tác phòng chống bạo lực gia đình cho lãnh đạo cấp uỷ, chính quyền và cán bộ làm công tác gia đình từ huyện đến cơ sở; (thông qua Dự án xây dựng năng lực địa phương phòng chống bạo lực gia đình). - Vận động cán bộ, lãnh đạo các ban, ngành đoàn thể xã, thôn, những người có uy tín trong cộng đồng đăng ký là địa chỉ tin cậy tại cộng đồng. - Chỉ đạo xây dựng các mô hình câu lạc bộ điểm về phòng, chống bạo lực gia đình, duy trì sinh hoạt, rút kinh nghiệm và nhân rộng trong toàn huyện. Thực hiện điều tra, thống kê, thu thập các thông tin, dữ liệu về gia đình và bạo lực gia đình trong toàn huyện để phục vụ công tác phòng, chống bạo lực gia đình đạt hiệu quả cao. - Tích cực chủ động tham mưu cho BCĐ phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá của huyện chỉ đạo nâng cao chất lượng các các danh hiệu gia đình văn hoá, làng văn hoá, cơ quan văn hoá, qua đó góp phần hỗ trợ việc triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đạt hiệu quả hơn. 2.2. Phòng Tư pháp: - Có trách nhiệm tham mưu cho Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật của huyện chỉ đạo đưa nội dung tuyên truyền, phổ biến Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và các văn bản hướng dẫn thi hành vào chương trình phổ biến giáo dục pháp luật hàng năm. Chỉ đạo đội ngũ cán bộ Tư pháp hộ tịch các xã, thị trấn và các Tổ hồ giải ở cơ sở thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động và đặc biệt là hồ giải các mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình, góp phần ngăn chặn có hiệu quả các vụ bạo lực gia đình phát sinh. Phối hợp với Phòng Văn hoá và Thông tin, Hội LHPN hàng năm tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và các văn bản hướng dẫn thi hành. 2.3. Phòng Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì phối hợp với Phòng Văn hoá và Thông tin huyện tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình. Chỉ đạo các trường học lồng ghép một số nội dung chương trình về phòng, chống bạo lực gia đình vào trong chương trình ngoại khó, góp phần nâng cao nhận thức của giáo viên và học sinh về bạo lực gia đình. 2.4. Phòng Y tế: Chỉ đạo các cơ sở y tế trên địa bàn huyện tổ chức tốt việc tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân, không phân biệt bệnh nhân là nạn nhân bạo lực gia đình hay không BLGĐ; xây dựng nội quy, quy định về tiếp nhận, chăm sóc bệnh nhân là nạn nhân các vụ bạo lực gia đình; chỉ đạo việc thống kê, báo cáo kịp thời số lượng bệnh nhân là nạn nhân bạo lực gia đình được khám, điều trị tại các cơ sở y tế trong huyện theo quy định của Bộ y tế tại Thông tư 16/2009/TT-BYT ngày 22/9/2009 về hướng dẫn việc tiếp nhận, chăm sóc y tế và thống kê, báo cáo đối tượng người bệnh là nạn nhân bạo lực gia đình tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. 2.5. Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội: Căn cứ tình hình thực tế của địa phương, tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo thực hiện lồng ghép các nội dung phòng chống bạo lực gia đình vào các chương trình xoá đói, giảm nghèo; đào tạo nghề, giải quyết việc làm, bảo vệ chăm sóc trẻ em và phòng chống các tệ nạn xã hội. Thực hiện việc tiếp nhận nạn nhân bạo lực gia đình vào cơ sở bảo trợ xã hội theo đúng quy định tại Thông tư 07/2009/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 3 năm 2009 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ qui định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội khi có yêu cầu 2.6. Công an huyện: Chủ trì phối hợp với Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân tham mưu giúp UBND huyện quản lý và thực thi các vụ việc liên quan đến bạo lực gia đình; phối hợp chặt chẽ với chính quyền và chỉ đạo lực lượng Công an các xã, thị trấn tăng cường các biện pháp phát hiện, ngăn chặn, điều tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nạn nhân bạo lực gia đình. 2.7. Phòng Tài chính - Kế hoạch: Là cơ quan chủ trì tham mưu cho UBND huyện xây dựng kế hoạch ngân sách cho các hoạt động phát triển kinh tế xã hội hàng năm, trong đó đưa vào kế hoạch mục chi cho các hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình và triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn; hướng dẫn các ngành chuyên môn và UBND các xã, thị trấn sử dụng kinh phí theo đúng quy định trong việc thực hiện hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình. 2.8. Đài truyền thanh huyện: Xây dựng các tin, bài, chuyên mục có nội tuyên truyền về các hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn để phát trên sóng Đài huyện (mỗi tuần 1 tiết mục). Chỉ đạo hệ thống Đài truyền thanh cơ sở tích cực tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân tham gia thực hiện tốt Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và các hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn mỗi đơn vị. 2.9. UBND các xã, thị trấn: Thành lập Ban chỉ đạo cấp xã để triển khai thực hiện Luật phòng, chống bạo lực gia đình; tổ chức tốt công tác tuyên truyền thực hiện Luật phòng, chống bạo lực gia đình đến mọi người dân trên địa bàn để từng bước đảm bảo cho Luật thực sự đi vào đời sống. Đồng thời chỉ đạo thực hiện tốt phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, trọng tâm là xây dựng gia đình văn hoá, làng, thôn, cơ quan văn hoá để tạo ra sự phối hợp chặt chẽ trong quá trình triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. 2.9. Đề nghị UBMTTQ huyện và các đoàn thể nhân dân tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của cơ quan, phối hợp với thành viên Ban điều hành Dự án huyện tham gia triển khai, giám sát quá trình thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn; kịp thời kiến nghị, đề xuất các giải pháp với UBND huyện để đảm bảo việc thực thi Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đạt hiệu quả cao trên địa bàn huyện. 3. Chế độ báo cáo và kiểm tra, đôn đốc thực hiện kế hoạch 3.1. Chế độ báo cáo - Thực hiện chế độ báo cáo tháng, quý; 6 tháng đầu năm và tổng kết năm về công tác gia đình hàng năm theo quy định cho Trưởng Ban chỉ đạo huyện: + Định kỳ 3 tháng 1 lần, Ban chỉ đạo các xã, thị trấn tổng hợp tình hình công tác gia đình, đặc biệt là các vụ vi phạm Luật phòng chống bạo lực gia đình để báo cáo về Ban chỉ đạo huyện qua cơ quan thường trực Phòng Văn hoá và Thông tin vào ngày 20 tháng thứ 3 (cuối Quý). Phòng Văn hoá và Thông tin có trách nhiệm tổng hợp báo cáo Trưởng Ban chỉ đạo huyện theo quy định. + Định kỳ 6 tháng 1 lần, Ban chỉ đạo các xã, thị trấn tổng hợp tình hình công tác gia đình trong 6 tháng đầu năm để báo cáo về Ban chỉ đạo huyện qua cơ quan thường trực Phòng Văn hoá và Thông tin vào ngày 10 tháng 6. Phòng Văn hoá và Thông tin có trách nhiệm tổng hợp báo cáo Trưởng Ban chỉ đạo huyện. + Định kỳ 01 năm 01 lần, Ban chỉ đạo các xã, thị trấn tổng hợp tình hình và kết quả công tác gia đình trong năm để báo cáo về Ban chỉ đạo huyện qua cơ quan thường trực Phòng Văn hoá và Thông tin vào ngày 20 tháng 11. Phòng Văn hoá và Thông tin có trách nhiệm tổng hợp báo cáo Trưởng Ban chỉ đạo huyện. 3.2. Kiểm tra, đôn đốc Giao Phòng Văn hoá và Thông tin có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc, kiểm tra cơ sở trong việc triển khai thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Chủ trì phối hợp với Hội Phụ nữ huyện triển khai thực hiện tốt Dự án xây dựng năng lực địa phương phòng chống bạo lực gia đình tại 2 xã điểm Hải Trạch và Hoàn Trạch. 3.3. Sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch - Tháng 02/2012, Phòng Văn hoá và Thông tin phối hợp với các cơ quan liên quan tổng hợp đánh giá tình hình và kết quả sau 2 năm triển khai Dự án xây dựng năng lực địa phương phòng chống bạo lực gia đình tại 2 xã điểm Hải Trạch và Hoàn Trạch. - Tháng 10/2015, Phòng Văn hoá và Thông tin huyện chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tổng hợp đánh giá kết quả sau 5 năm giai đoạn (2010-2015) triển khai thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn toàn huyện; báo cáo kết quả về Sở VHTTDL tỉnh. 4. Khen thưởng, kỷ luật Các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn huyện được Chủ tịch UBND huyện xem xét khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua và Khen thưởng. Các tổ chức và cá nhân vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử lý nghiêm minh theo quy định của Nghị định 110/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình. Ngoài ra nếu là cán bộ, công chức vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình còn bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. 5. Thời gian và các bước triển khai thực hiện 5.1. Giai đoạn 1 (2010-2012) Tập trung vào các hoạt động sau: - Hoàn thiện việc triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về PCBLGĐ của các cấp đến cơ sở; - Tranh thủ sự hỗ trợ của Trung tâm Nghiên cứu giới, Gia đình và phát triển cộng đồng, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Tỉnh tổ chức các lớp tập huấn về nội dung Xây dựng và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ lãnh đạo và thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành đoàn thể trong việc tham gia công tác PCBLGĐ từ huyện tới cơ sở; tập trung làm tốt từ 2 xã điểm Hải Trạch và Hoàn Trạch. - Tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền trên mọi phương tiện thông tin đại chúng nhằm phổ biến pháp luật về PCBLGĐ và các văn bản hướng dẫn thi hành luật đến người dân trên địa bàn. - Duy trì và nâng cao chất lượng mô hình các câu lạc bộ PCBLGĐ ở các xã, thị trấn, các thôn, khu phố. - Xây dựng thí điểm cơ sở tư vấn PCBLGĐ và mạng lưới “Địa chỉ tin cậy” tại cộng đồng tại 2 xã điểm Hải trạch và Hoàn Trạch. - Xây dựng ít nhất mỗi xã 5 địa chỉ tin cậy tại cộng đồng - Thu thập cơ sở dữ liệu về bạo lực gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình 5.2. Giai đoạn 2 (2012-2015) Tập trung vào các hoạt động sau: - Nhân rộng mô hình phòng, chống bạo lực gia đình trên phạm vi toàn huyện; - Tiếp tục triển khai các hoạt động của Dự án nâng cao năng lực địa phương về PCBLGĐ giai đoạn 2010-2015 trên phạm vi toàn huyện; - Củng cố và nhân rộng cơ sở tư vấn PCBLGĐ và mạng lưới Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng; - Củng cố và duy trì việc tổng hợp các dữ liệu về PCBLGĐ; - Thu thập cơ sở dữ liệu về bạo lực gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình - Tiếp tục củng cố, xây dựng mạng lưới PCBLGĐ từ huyện đến cơ sở./. 5.3.2. Huyện lộc Hà UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN LỘC HÀ Số: /2010/QĐ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Lộc Hà, ngày tháng năm 2010 QUYẾT ĐỊNH ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN Ban hành Kế hoạch hành động phòng, chống bạo lực gia đình của huyện Lộc Hà giai đoạn 2010 -2015 Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ban hành ngày 26/11/2003; Căn cứ Luật phòng, chống bạo lực gia đình Căn cứ khoản 2 Điều 2 Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Căn cứ điểm 10, Chỉ thị số 16/2008/CT-TTg ngày 30/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình Căn cứ Quyết định 4415/QĐ-BVHTTDL ngày 16 tháng 10 năm 2008 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc ban hành kế hoạch hành động phòng, chống bạo lực gia đình của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giai đoạn 2008-2015; Xét đề nghị của Phòng Văn hóa, Thông tin huyện Lộc Hà và Ban điều hành dự án xây dựng năng lực địa phương phòng, chống bạo lực gia đình QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động Phòng, chống bạo lực gia đình của Ủy ban nhân dân huyện Lộc Hà giai đoạn 2010-2015. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Điều 3. Chánh Văn phòng HĐND UBND, Ban điều hành Dự án “Xây dựng năng lực địa phương phòng, chống bạo lực gia đình” huyện Lộc Hà và các đơn vị liên quan thuộc huyện Lộc Hà chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như điều 3, - Lưu TM. Ủy ban nhân dân Chủ tịch Phan Văn Dương UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN LỘC HÀ Số: /QĐ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Lộc Hà, ngày tháng năm 2010 KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG Kế hoạch phòng, chống bạo lực gia đình giai đoạn 2010 - 2015 (Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ, ngày / /2010 của UBND huyện Lộc Hà) Căn cứ pháp lý: - Căn cứ khoản 4, khoản 5, Điều 5 của Luật phòng, chống bạo lực gia đình qui định trách nhiệm của UBND các cấp - Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04/2/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình - Chỉ thị số 16/2008/CT-TTg ngày 30/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. - Căn cứ Quyết định 4415/QĐ-BVHTTDL ngày 16 tháng 10 năm 2008 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc ban hành kế hoạch hành động phòng, chống bạo lực gia đình giai đoạn 2008-2015; Căn cứ tình hình thực tiễn của huyện: Là một huyện mới được thành lập, đời sống dân sinh còn gặp nhiều khó khăn, dân số trên địa bàn toàn huyện 8,7 vạn người, với 21.930 ha, trình độ dân trí còn thấp, người dân thiếu việc làm chiếm tỷ lệ cao. Trên địa bàn huyện hiện nay, các tệ nạn xã hội đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt bạo lực gia đình gia tăng. Mặc dù, nạn bạo hành xẩy ra nhiều nhưng nhận thức của đa số người dân vẫn còn thờ ơ, bảo thủ với quan niệm “đèn nhà ai rạng nhà nấy”, “xấu chàng hổ ai” và “chuyện nhà ai nhà đó lo”. Những thuận lợi cơ bản: Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới được thông qua và có hiệu lực thi hành, bước đầu đã đi vào cuộc sống. Huyện được hưởng lợi Dự án “Xây dựng năng lực địa phương PCBLGĐ”. Khó khăn: Là huyện nghèo, đời sống nhân dân còn thấp, tình trạng đánh đập, hành hạ vợ con, uống rượu bia, đánh bạc, đề đóm, ngoại tình diễn ra nhiều nơi. Các hoạt động can thiệp ở một số địa phương chưa có hiệu quả cao. Chẳng hạn, hoạt động hồ giải chủ yếu chỉ được tiến hành đối với những trường hợp bạo lực về thể chất đã rõ ràng. Sự can thiệp của các cấp các ngành còn bị động và chậm. Việc phối hợp hoạt động ở một số địa phương còn chưa tốt, kế hoạch không cụ thể và không có sự phân công rõ ràng. Về nhận thức: Nhiều cán bộ còn coi BLGĐ là chuyện riêng của từng gia đình. Về kỹ năng: Phần lớn chưa được trang bị phương pháp, nghiệp vụ chuyên môn cần thiết cho công tác hồ giải, tư vấn và trợ giúp nạn nhân cũng như người thực hiện hành vi bạo lực. Đội ngũ cán bộ y tế cơ sở phần lớn chưa được tập huấn về kỷ năng sàng lọc phát hiện nạn nhân bạo lực, chưa đủ kiến thức để tư vấn cho nạn nhân, người thực hiện hành vi bạo lực. Các cơ sở hỗ trợ nạn nhân bị BLGĐ chưa được xây dựng. Dự án “Xây dựng năng lực địa phương phòng chống bạo lực gia đình” gồm 2 hợp phần. Hợp phần 1: Tăng cường năng lực và nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể và người dân trong PCBLG§. Hợp phần 2: Trao quyền cho phụ nữ và nâng cao trách nhiệm của nam giới trong việc PCBLG§. Mục đích của Dự án góp phần hoàn thành Kế hoạch hành động Quốc gia PCBLG§ giai đoạn 2010 - 2020. Đây là cơ hội tốt để huyện tranh thủ về nguồn lực và kinh nghiệm trong việc triển khai thi hành Luật PCBLGĐ. I. Mục tiêu 1. Mục tiêu tổng quát Huyện Lộc Hà thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình; chỉ đạo 2 xã hưởng lợi Dự án thực hiện thành công mô hình PCBLGĐ từng bước nhân rộng các địa bàn trong toàn huyện, góp phần đưa Luật Phòng, chống bạo lực vào cuộc sống. 2. Mục tiêu cụ thể 2.1. Tổ chức triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về PCBLGĐ. Chỉ báo: - Mở các lớp quán triệt Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành một số điều của Luật PCBLGĐ, Nghị định Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCBLGĐ trong năm 2008; - Xây dựng kế hoạch phối hợp liên ngành thực hiện PCBLGĐ để đưa các cơ quan hữu quan vào cuộc quyết liệt. - Trình UBND huyện phê duyệt Kế hoạch hành động PCBLGĐ và các kế hoạch năm; 2.2. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ cấp xã, cấp thôn, BCN các CLB, tổ hồ giải và đội ngũ cán bộ phụ nữ từ huyện đến cơ sở, chuyên trách dân số, cán bộ văn hoá phụ trách gia đình... về PCBLGĐ; Chỉ báo: - Từ 80%-100% đội ngũ cán bộ các cấp được tập huấn công tác quản lý nhà nước về PCBLGĐ hàng năm; - 100% BCN CLB, nhóm tư vấn, tổ hồ giải được tập huấn về tư vấn PCBLGĐ hàng năm. - Cung cấp 12 tủ sách và tài liệu về PCBLGĐ cho 2 xã và các CLB thụ hưởng Dự án. - Thành lập và duy trì đội tuyên truyền phòng chống BLGĐ cấp huyện 2.3. Thiết lập và vận hành cơ chế PCBLGĐ và trợ giúp nạn nhân BLGĐ và người thực hiện hành vi BLGĐ có hiệu quả. Chỉ báo: - Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể được thiết lập vào năm 2010 và được vận hành thường xuyên, có hiệu quả trong những năm tiếp theo; - Cơ sở dữ liệu, thống kê về BLGĐ được thiết lập và cập nhật thường xuyên; - Sáu tháng một lần, các cấp có báo cáo về tình hình PCBLGĐ ở địa phương mình gửi cấp trên; - Mỗi năm có thêm 10% nạn nhân được sự hỗ trợ, tư vấn từ các cơ sở trợ giúp BLGĐ (cơ sở tư vấn về PCBLGĐ, cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở bảo trợ xã hội, địa chỉ tin cậy); - Mỗi năm có thêm 10% những người thực hiện hành vi BLGĐ tham gia các hoạt động tư vấn và giáo dục; - Đến năm 2015, toàn huyện có một cơ sở tư vấn về PCBLGD và một cơ sở hỗ trợ nạn nhân BLGĐ. - Đến năm 2015, 5 xã thiết lập đường dây nóng - Đến năm 2015, 3 xã thiết lập mạng lưới địa chỉ tin cậy. 2.4. Thực hiện có hiệu quả dự án “Xây dựng năng lực địa phương phòng, chống bạo lực gia đình” giai đoạn 2009-2011. Chỉ báo - Thành lập và duy trì hoạt động định kỳ của ban điều hành dự án cấp huyện, cấp xã; - Thành lập CLB xây dựng gia đình phát triển bền vững, nhóm phòng, chống BLGĐ, nhóm tư vấn về gia đình và BLGĐ, thành lập địa chỉ tin cậy tại cộng đồng. - Thực hiện các mục tiêu và hoạt động của dự án - Xây dựng kế hoạch nhân rộng và duy trì mô hình chuẩn sau khi nhận bàn giao dự án từ cơ quan tài trợ. II. Giải pháp và các hoạt động Truyền thông vận động nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi về PCBLGĐ 1.1. Vận động Ban Điều hành tiến hành các hoạt động truyền thông vận động (thông qua hội nghị, hội thảo, đào tạo, xây dựng băng đĩa, bài viết tuyên truyền trờn hệ thống phương tiện thông tin đại chúng cho cán bộ lãnh đạo Đảng, chính quyền, đoàn thể và cộng đồng dân cư...) nhằm nâng cao nhận thức và tăng cường sự cam kết ủng hộ của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các đại biểu dân cử, các ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội và những người có uy tín trong cộng đồng vào công tác PCBLGĐ và tăng cường đầu tư nguồn lực cho các hoạt động này. Vận động sự tham gia tích cực, tự nguyện của các đơn vị và cá nhân. 1.2. Xây dựng chiến lược truyền thông về PCBLGĐ giai đoạn 2010-2020 a. Phối hợp với Đài PTTH huyện xây dựng chương trình tuyên truyền hàng tháng, quý, kịp thời đưa tin trên hệ thống truyền thanh truyền hình huyện và truyền thanh cơ sở để phát sóng đến tận cán bộ và cộng đồng dân cư. b. Phối hợp với Phòng văn hoá hướng dẫn hoạt động PCBLGĐ thông qua mảng văn hoá thông tin, nghiên cứu tham khảo tủ sách CLB và tổ chức trình chiếu một số buổi về phản ánh trực quan các hoạt động PCBLGĐ và xây dựng gia đình hạnh phúc. c. Tổ chức các buổi nói chuyện, toạ đàm về nội dung xây dựng gia đình hạnh phúc, nội dung phòng chống BLGĐ. Tổ chức cỏc chiến dịch truyền thụng PCBLGĐ nhân các sự kiện như Ngày Gia đỡnh Việt Nam 28/6, ngày Quốc tế về xóa bỏ bạo lực chống lại phụ nữ 25/11... d. Xây dựng, phát sóng, và phát thanh các chương trình chuyên mục (tọa đàm, phim tài liệu và phóng sự); đ. Tổ chức các hoạt động văn hóa quần chúng như hội thi sân khấu hoá các tiểu phẩm về PCBLGĐ nhằm truyền tải thông điệp PCBLGĐ đến người dân. e. Thông qua các CLBPCBLGĐ tổ chức các hoạt động văn hóa và thể thao để phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, phê phán hành vi BLGĐ, tôn trọng bình đẳng giới và các quyền cơ bản của phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi và các thành viên khác trong gia đình. Nâng cao năng lực cho cán bộ 2.1. Phối hợp với các địa phương, các đơn vị liên quan soạn thảo giáo án, thành lập các bộ phận tổ chức quán triệt, tập huấn. 2.2. Phối hợp với Phòng Văn hoá thông tin thể thao xây dựng và trình UBND huyện phê duyệt 150 băng đĩa tuyên truyền về Luật PCBLGĐ 2.3. Tập huấn cho cán bộ các cấp và cán bộ các ngành có liên quan - Huyện tổ chức các khóa tập huấn cho cán bộ ở tất cả cán bộ các cấp các ngành để họ trở thành đầu mối thực hiện quản lý nhà nước về PCBLGĐ và tham gia trực tiếp vào hoạt động PCBLGĐ. Nội dung tập huấn: Kiến thức cơ bản về BLGĐ, bình đẳng giới; quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về PCBLGĐ; kỹ năng hòa giải, tư vấn về gia đình, PCBLGĐ; kỹ năng hỗ trợ nạn nhân BLGĐ về pháp lý, tâm lý, chăm sóc sức khỏe, tự vệ PCBLGĐ; kỹ năng quản lý, giám sát các hoạt động PCBLGĐ. Các khó đào tạo sẽ sử dụng các phương pháp cùng tham gia để phát huy tính tích cực của người học, đặc biệt ở cấp cơ sở. 2.4. Xây dựng và thực hiện kế hoạch giám sát, đánh giá và hỗ trợ kỹ thuật cho hoạt động của các học viên sau những khó tập huấn Hội LHPN huyện xây dựng và tiến hành các hoạt động giám sát hỗ trợ kỹ thuật cho hoạt động của các học viên nhằm đảm bảo họ có thể sử dụng được những kiến thức thu được từ tập huấn và áp dụng kiến thức vào thực tế. 2.5. Lồng ghép nội dung PCBLGĐ vào các nhiệm vụ trọng tâm của Hội Xây dựng cơ sở dữ liệu liên quan đến nội dung BLGĐ 3.1. Xây dựng cơ sở dữ liệu, thống kê về bạo lực gia đình - Phối hợp với phòng Thống kê, Toà án nhân dân, Trung tâm Dân số huyện, Bệnh viện đa khoa và các ngành có liên quan và các địa phương tổ chức hội thảo về cơ chế phối hợp thu thập thông tin, phân tích và phổ biến dữ liệu PCBLGĐ. - Cơ sở dữ liệu, thống kê về BLGĐ cần được thu thập qua các chỉ báo: số gia đình có nguy cơ cao về BLGĐ, số nạn nhân được phát hiện và trợ giúp (về pháp luật, chăm sóc sức khỏe, tâm lý, việc làm...), số vụ BLGĐ và người gây bạo lực được xử lý đúng pháp luật, số người gây bạo lực được tư vấn giáo dục (có tiến bộ, chưa có chuyển biến), ngân sách của địa phương chi cho hoạt động PCBLGĐ 3.2. Xây dựng cơ chế cập nhật thông tin - Xây dựng cơ chế để bổ sung thường xuyên các thông tin cần thiết phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch ở địa phương về PCBLGĐ vào cuối năm 2010. - Uỷ ban chủ trì, phối hợp với Phòng thống kê huyện và một số cơ quan nghiên cứu thực hiện một số cuộc khảo sát điều tra về BLGĐ để phát hiện những xu hướng mới cũng như các biện pháp tác động có hiệu quả phòng chống BLGĐ. Thời gian thực hiện: Hai năm một lần. - Thực hiện việc thống kê thường xuyên các thông tin về BLGĐ, bình đẳng giới và các chỉ báo kinh tế, xã hội có liên quan ở cấp cơ sở và các cấp cao hơn. Thời gian thực hiện: hàng năm từ 2010 đến 2015. Hàng năm công bố số liệu thống kê về số lượng, loại hình, các nguyên nhân và các khía cạnh khác liên quan đến BLGĐ trong phạm vi toàn huyện và theo từng xã. Thời gian thực hiện: Bắt đầu thực hiện từ tháng 12 năm 2011. - Xây dựng bộ chỉ số thông tin về nạn nhân, cơ chế vận hành cơ sở hỗ trợ nạn nhân BLGĐ. Củng cố và xây dựng mạng lưới trợ giúp nạn nhân BLGĐ Nhân rộng mô hình PCBLGĐ tại cơ sở a. Củng cố mô hình PCBLGĐ thử nghiệm - Rà soát các hoạt động của mô hình đã thử nghiệm trên địa bàn toàn huyện và một số mô hình ở xã có hiệu quả của các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức phi chính phủ. - Bổ sung, hoàn thiện các hoạt động của mô hình. - Thời gian thực hiện: năm 2008 b. Triển khai các hoạt động của mô hình PCBLGĐ Mô hình PCBLGĐ được triển khai thành 3 giai đoạn: - Giai đoạn 1 (2010-2011): Triển khai 2/13 xã mỗi xã chọn 5 điểm để triển khai mô hình. - Giai đoạn 2 (2012-2013): Mở rộng mỗi xã 1 điểm để triển khai mô hình. - Giai đoạn 3 (2014-2015): Bằng nguồn ngân sách địa phương, mở rộng mô hình ra 80% số xã và 60% số thôn trong địa bàn. 4.1. Xây dựng cơ sở tư vấn về PCBLGĐ - Xây dựng và hỗ trợ xây dựng cơ sở tư vấn về PCBLGD. - Hình thành đội ngũ tư vấn về PCBLGĐ, xây dựng cam kết với những người khi tham gia tư vấn PCBLGĐ; - Xây dựng đường dây tư vấn qua điện thoại và tư vấn qua các phương tiện thông tin đại chúng. Xây dựng mạng lưới địa chỉ tin cậy tại cộng đồng - Phối hợp với các tổ chức chính trị-xã hội, chính quyền địa phương hình thành, phát triển mạng lưới hỗ trợ nạn nhân: Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng; xây dựng cam kết giữa các thành viên trong mạng lưới và giữa mạng lưới với chính quyền địa phương về hỗ trợ nạn nhân BLGĐ. Đến năm 2015, có 100% xã trong toàn huyện có mạng lưới địa chỉ tin cậy. - Tăng cường năng lực, kỹ năng tư vấn cho các thành viên trong mạng lưới; - Hình thành đường dây nóng, báo nhanh, xử lý, ngăn chăn kịp thời những hành vi BLGĐ. Đến năm 2015, có 30% xã trên toàn huyện có đường dây nóng. Mỗi địa chỉ tin cậy có đường dây nóng về PCBLGĐ. Xây dựng, lồng ghép nội dung PCBLGĐ vào phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” 5.1. Xây dựng, lồng ghép nội dung PCBLGĐ vào tiêu chí xét chọn gia đình văn hoá, làng văn hoá. - Xây dựng gia đình văn hóa có tiêu chí: vợ chồng bình đẳng, tôn trọng nhau, không có hành vi bạo lực, nuôi con khỏe, dạy con ngoan, đối xử công bằng với các con, không trọng nam khinh nữ, có tinh thần đoàn kết, tương trợ trong cộng đồng dân cư nơi mình sống, tích cực tham gia vào việc vận động, hòa giải những xích mích, bất đồng nhằm giảm thiểu những mầm mống của BLGĐ. - Xây dựng làng, thôn văn hóa có tiêu chí: các gia đình thực hiện tốt pháp luật của nhà nước, trong đó có Luật PCBLGĐ; đưa nội dung PCBLGĐ vào việc xây dựng và thực hiện các quy ước, hương ước của địa phương; thông báo cho cộng đồng dân cư về những hành vi BLGĐ và tạo dư luận xã hội lên án những hành vi bạo lực đó; giải quyết tốt những mối bất hòa trong các gia đình. - Xây dựng đơn vị văn hóa có tiêu chí: các gia đình thành viên thực hiện tốt pháp luật của nhà nước, trong đó có Luật PCBLGĐ; tham gia và tạo điều kiện giải quyết tốt những mối bất hòa trong các gia đình; tổ chức các hoạt động nhằm khuyến khích, biểu dương những gia đình văn hóa. 5.2. Lồng ghép nội dung PCBLGĐ vào nội dung sinh hoạt thường xuyên của gia đình văn hóa, làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa - Tiêu chí gia đình văn hóa được các gia đình văn hóa thực hiện và trở thành nếp sống thường ngày của các thành viên để tạo nên môi trường văn hóa lành mạnh trong mỗi gia đình. - Chính quyền các cấp cần bổ sung, nâng cao những tiêu chí về thực hiện Luật PCBLGĐ đối với thôn, xóm cho phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội của mỗi địa phương; đồng thời tổ chức khen thưởng, biểu dương các gia đình điển hình, tiên tiến không vi phạm Luật PCBLGĐ. III. Tổ chức thực hiện 1. Nguồn lực 1.1. Ngân sách Nhà nước: Ngân sách của huyện phân bổ là 300.000.000đ (Ba trăm triệu đồng) phân bổ trong 6 năm 2010,2011, 2012, 2013, 2014 và 2015 cho cơ quan Hội LHPN huyện, Phòng Văn hoá và phòng Tư pháp. 1.2. Ngân sách vận động/xã hội hóa: Kinh phí hỗ trợ của Dự án là 380.818.000đ (ba trăm tám mươi triệu tám trăm mười tám nghìn đồng chăn). Kinh phớ được thực hiện trên địa bàn huyện và 2 xã Thạch Bằng, Phù Lưu từ nguồn viện trợ của Đại sứ quán vương quốc Đan Mạch thông qua Trung tâm GFCD. Việc quản lý và chi tiêu được thực hiện theo cam kết ký giữa UBND huyện với Trung tâm GFCD. 2. Tổ chức thực hiện: 2.1. Hội LHPN huyện: - Chịu trách nhiệm là đầu mối, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức, triển khai thực hiện. - Tham mưu với UBND huyện ban hành một số văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện Luật và Dự án “Xây dựng năng lực địa phương PCBLGĐ”. 2.2. Phòng Văn hoá thông tin và Đài PTTH huyện: - Xây dựng băng đĩa, bài đưa tin, tuyên truyền trên các phương tiên thông tin đại chúng. - Tham mưu hỗ trợ hệ thống đài phát thanh ở các xã - Chỉ đạo cơ sở triển khai thực hiện tốt Chỉ thị 47 của Chính phủ về “Xây dựng gia đình trong thời kỳ hội nhập và phát triển” - Thiết lập “đường dây nóng” về phòng chống bạo lực gia đình. - Triển khai các đợt đánh giá, giám sát hoạt động 2.3. Phòng Y tế và Bệnh viện đa khoa: - Tiếp nhận và chăm sóc nạn nhân kịp thời. - Hướng dẫn các cơ sở khám bệnh chữa bệnh thực hiện thống kê, báo cáo số lượng bệnh nhân là nạn nhân bạo lực gia đình được khám và điều trị. 2.4. Đài phát thanh truyền hình huyện: Thực hiện hướng dẫn và định hướng thông tin đại chúng tuyên truyền, phổ biến Luật Phòng, chống BLGĐ và các văn bản hưởng dẫn thi hành Luật; tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình giữ Triển khai các đợt đánh giá, giám sát hoạt động gìn bản sắc văn hoá dân tộc. 2. 5. Công an huyện: Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chủ trì, phối hợp với Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân huyện và các ban, ngành liên quan có các văn bản hướng dẫn thực hiện các biện pháp phát hiện, ngăn chặn, điều tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình. 2.6. Phòng Tư pháp huyện: Hướng dẫn tư pháp các xã trong việc nâng cao nghiệp vụ người làm công tác hồ giải, đặc biệt là hồ giải ở cơ sở để đáp ứng nhiệm vụ của pháp luật về hồ giải mâu thuẫn tranh chấp giữa các thành viên gia đình, góp phần ngăn chặn BLGĐ. 2.7. Phòng Lao động - TBXH Chỉ đạo việc lồng ghép nội dung PCBLGĐ vào các chương trình giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, bảo vệ, chăm sóc trẻ em và phòng, chống tệ nạn xã hội đảm bảo bình đẳng giới. 2.8. Phòng Giáo dục - Đào tạo - Phối hợp với Phòng văn hoá, thể thao nghiên cứu bổ sung vào chương trình giáo dục nội dung về PCBLGĐ phù hợp với từng cấp học và trình độ đào tạo; - Chỉ đạo việc phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, tuyên truyền giá trị đạo đức lối sống trong gia đình và trong nhà trường. 3. Quản lý, giám sát, đánh giá các hoạt động 3.1. Kiểm tra, giám sát Kiểm tra, giám sát định kỳ Định kỳ 3 tháng 1 lần, Ban Điều hành Dự án PCBLGĐ cấp xã tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động của mô hình trên địa bàn và báo cáo với cơ quan quản lý cấp trên. Định kỳ 6 tháng, 1 năm, Hội LHPN phối hợp với Phòng Văn hoá thông tin huyện tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động của mô hình và tham mưu, báo cáo với lãnh đạo UBND huyện, đơn vị quản lý cấp trên. Kiểm tra, giám sát không định kỳ Căn cứ vào yêu cầu thực tế, BĐHDA sẽ tiến hành kiểm tra đột xuất hoạt động của các mô hình. 3.2. Đánh giá giữa kỳ Các hoạt động của Kế hoạch sẽ được đánh giá giữa kỳ vào cuối năm 2012. Tổng kết, đánh giá và đề xuất thực hiện trong giai đoạn tiếp theo Năm 2015, Kế hoạch sẽ được đánh giá độc lập và tiến hành tổng kết giai đoạn 2010-2015, đề xuất giải pháp trong giai đoạn tiếp theo. 3.4. Chế độ báo cáo - Xây dựng biểu mẫu báo cáo, chế độ báo cáo định kỳ (sáu tháng, năm, báo cáo giữa kỳ và cuối kỳ) cho các địa phương về tình hình thực hiện Kế hoạch hành động và Chương trình hành động quốc gia; 4. Lộ trình thực hiện 4.1. Giai đoạn 1 (2010-2011) Tập trung vào các hoạt động sau: - Tuyên truyền, quán triệt các văn bản Nhà nước về phòng chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới, xây dựng gia đình trong thời kỳ hội nhập và phát triển. - Thành lập và duy trì các câu lạc bộ, tổ tư vấn, hồ giải - Thiết lập đường dây nóng, địa chỉ phòng chống bị bạo lực gia đình. - Triển khai thực hiện dự án 4.2. Giai đoạn 2 (2012-2015) Tập trung vào các hoạt động sau: - Duy trì và nhân rộng mô hình PCBLGĐ do Dự án hỗ trợ xây dựng bằng nguồn kinh phí của huyện; - Củng cố và duy trì thu thập dữ liệu về PCBLGĐ; - Xây dựng mạng lưới PCBLGĐ. Nơi nhận - T/trực Huyện ủy (để báo cáo) - Ban Điều hành dự án cấp huyện - Ban ĐH dự án xã Thạch Bằng, Phù Lưu - Các ban, ngành liên quan - Lưu VP BĐH TM. Ủy ban nhân dân Chủ tịch Phan Văn Dương 5.3.3. Xã Kim Quan Ủy ban nhân dân XÃ KIM QUAN Số: 65/ KH-UBND Cộng hồ xã hội chủ nghĩa việt nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Kim Quan, ngày 20 tháng 11 năm 2011 KẾ HOẠCH Hành động Phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn xã Kim Quan giai đoạn 2011-2015 I. Những căn cứ để xây dựng kế hoạch 1. Căn cứ pháp lý Đảng và Nhà nước đã ban hành các văn bản pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ) gồm: - Luật Phòng, chống bạo lực gia đình được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 21/11/2007, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2008. - Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04/2/2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống bạo lực gia đình. - Nghị định số 110/2009/NĐ-CP ngày 10/12/2009 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình. - Chỉ thị số 16/2008/CT-TTg ngày 30/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức triển khai thi hành Luật phòng, chống bạo lực gia đình. - Quyết định 4415/QĐ-BVHTTDL ngày 16/10/2008 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc ban hành kế hoạch hành động phòng, chống bạo lực gia đình. 2. Tình hình bạo lực gia đình và công tác phòng chống BLGĐ trên địa bàn xã: - Về tình hình bạo lực gia đình trên địa bàn xã: + Số vụ bạo lực gia đình năm 2010: 13 vụ, trong đó bạo lực về thân thể 03 vụ, bạo lực về tinh thần 05 vụ, bạo lực về kinh tế 05 vụ. + Nạn nhân bạo lực gia đình chủ yếu là phụ nữ và trẻ em. + Nguyên nhân của bạo lực gia đình chủ yếu là do bất đồng về lối sống trong gia đình; kinh tế khó khăn, tệ nạn xã hội, trọng nam khinh nữ, lối sống gia trưởng, các tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc vẫn còn trong một số thành viên các hộ gia đình. + Bạo lực gia đình đã để lại những hậu quả nghiêm trọng về cả thể chất, tinh thần và làm gia tăng sự ly hôn, ly thân ở các gia đình hiện nay. Năm 2010 toàn xã đã có 13 bạo lực GĐ, so với năm 2011 giảm 7 vụ. - Những hoạt động của Ban chỉ đạo xã trong thời gian qua Trong thời gian vừa qua, Ban chỉ đạo xã đã chỉ đạo xã chỉ đạo các ban ngành đoàn thể xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức các buổi hội thảo, các hội thi tìm hiểu luật phòng, chống bạo lực gia đình; thành lập ban chỉ đạo cấp xã về phòng, chống bạo lực gia đình, thành lập các câu lạc bộ, chống bạo lực gia đình ở các thôn, trên địa bàn xã nhằm mục đích tuyên truyền đến mỗi hộ gia đình về tác hại của bạo lực gia đình thông qua đó giúp họ trao đổi tọa đàm về một số kỹ năng hòa giải khi phát hiện các thành viên trong nhóm hoặc câu lạc bộ có biểu hiện bạo lực gia đình. - Những thuận lợi khó khăn trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình của xã: + Thuận lợi: Có sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương ; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đã được cải thiện; tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững. + Khó khăn: - Trong quá trình triển khai thực hiện Luật phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn, một số thôn còn triển khai chậm; cấp ủy, chính quyền còn chưa quan tâm đầy đủ về trách nhiệm triển khai thực hiện Luật phòng, chống bạo lực gia đình ở địa phương . Công tác phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể trong việc triển khai thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình còn chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ. - Tình trạng bất bình đẳng giới trong gia đình, định kiến giới, sự suy thoái đạo đức, lối sống của một bộ phận thành viên gia đình bên cạnh những khó khăn về kinh tế, sự hạn chế về nhận thức tại các cơ sở hiện nay đã làm gia tăng tình trạng bạo lực gia đình. Ngoài những yếu tố dẫn đến bạo lực gia đình đã nêu thì quan niệm của cộng đồng và cán bộ cơ sở có lúc, có nơi còn coi bạo lực gia đình là chuyện riêng của mỗi gia đình, đây cũng được coi là một nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này. Việc ngăn chặn các vụ bạo lực gia đình ngay tại gia đình và cộng đồng để giảm những hậu quả nghiêm trọng cần phải có sự chung tay góp sức của chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể trong thôn . II Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp 1. Mục tiêu Nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác phòng, chống bạo lực gia đình; tạo chuyển biến căn bản và mạnh mẽ trong công tác phòng ngừa bạo lực gia đình; bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; từng bước giảm thiểu tình trạng bạo lực gia đình trên địa bàn xã. - Phấn đấu giai đoạn năm 2011-2012 có 100% cán bộ chủ chốt ở xã và và thành viên cac CLB được tập huấn về Luật phòng, chống bạo lực gia đình. - Đến 2012 có 100% cán bộ làm công tác hòa giải cơ sở, các chi hội, trưởng thôn và công an viên ở địa phương được đào tạo tập huấn về kỹ năng hòa giải, tư vấn các vụ bạo lực gia đình; đến 2015 có 100% cán bộ làm công tác hòa giải ở xã, các chi hội, trưởng thôn và công an viên các xã, được tập huấn về kỹ năng hòa giải, tư vấn các vụ bạo lực gia đình. 2. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu: 2.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức quản lý: - Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền từ xã đến các thôn đối với công tác gia đình và triển khai thực hiện Luật phòng chống bạo lực gia đình. Tiếp tục quán triệt và chỉ đạo thực hiện tốt công tác gia đình theo Chỉ thị số 49-CT/TW ngày 21/2/2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng gia đình trọng thời ký công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Chỉ thị số 16/2008/CT-TTg ngày 30/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức triển khai thi hành Luật phòng chống bạo lực gia đình. - Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể xã trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện; xác định và phấn đấu thực hiện tốt các chỉ tiêu về công tác gia đình trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa phương . - Mỗi cán bộ, đảng viên phải gương mẫu xây dựng gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa và vận động mọi người trong cộng đồng dân cư thực hiện tốt phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa". Đưa tiêu chí gia đình không có bạo lực vào hướng dẫn bình xét, công nhận là gia đình văn hóa hàng năm. - Nâng cao năng lực hiệu quả công tác quản lý nhà nước về công tác gia đình; kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình từ xã đến thôn. Tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình và những người trực tiếp tham gia công tác phòng chống bạo lực gia đình trong toàn xã. Xử phạt nghiêm minh các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình. 2.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, truyền thông giáo dục vận động - Tuyên truyền vận động cán bộ và nhân dân thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về gia đình. Nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể về vị trí, vai trò của gia đình đối với xã hội; tuyên truyền giúp các gia đình hiểu biết chủ động phòng, chống sự xâm nhập các tệ nạn xã hội vào gia đình; phòng, chống bạo lực trong gia đình; phấn đấu xây dựng gia đình đạt chuẩn gia đình văn hóa. - Tổ chức các hình thức tuyên truyền giáo dục vận động phong phú, đa dạng phù hợp với từng đối tượng, khu vực và từng loại hình gia đình.Tạo điều kiện để các gia đình được tiếp cận về pháp luật, văn hóa, y tế và khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin.... qua đó giúp cho các gia đình biết bảo vệ, giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ theo bản sắc dân tộc Việt Nam ; tiếp thu có chọn lọc các giá trị tiên tiến của gia đình hiện đại. Vận động mọi gia đình thực hiện tốt các hương ước, quy ước làng văn hóa... quy chế dân chủ ở cơ sở; xây dựng tình làng nghĩa xóm đoàn kết giúp nhau trong cuộc sống. Thực hiện tốt các chủ trương, chính sách pháp luật của đảng và nhà nước, các quy định của địa phương. - Quan tâm hỗ trợ đầy đủ đến các gia đình chính sách xã hội; gia đình đặc biệt khó khăn, nhất là các gia đình đồng bào dân tộc thiểu số. Bảo vệ chăm sóc, giáo dục trẻ em; chăm sóc người cao tuổi. 2.3. Chỉ đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn huyện Tập trung chỉ đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế gia đình nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập góp phần ổn định kinh tế gia đình, ngăn chặn các hành vi bạo lực gia đình có nguyên nhân từ kinh tế gia đình không ổn định; triển khai tổ chức lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế xã hội; kết hợp với thực hiện tốt các chính sách về hôn nhân và gia đình, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe trẻ em, công tác xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm; khuyến khích các gia đình hỗ trợ nhau phát triển kinh tế (thông qua hoạt động của các CLB gia đình hạnh phúc; mô hình gia đình ít con, no ấm, tiến bộ, bình đẳng và hạnh phúc). 2.4. Tăng cường kiểm tra, xử lý các vi phạm; biểu dương kịp thời những điển hình tốt trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình và thực hiện tốt chính sách KHHGĐ. - Trong quá trình triển khai thực hiện Dự án, cấp ủy, chính quyền và các ngành thành viên Ban điều hành dự án thường xuyên chỉ đạo công tác kiểm tra trên các lĩnh vực triển khai thực hiện Luật phòng, chống bạo lực gia đình. Kịp thời phát hiện, biểu dương những tập thể, cá nhân điển hình, đồng thời phê phán những hành vi vi phạm, đảm bảo cho Luật phòng, chống bạo lực gia đình được thực hiện nghiêm túc trên địa bàn và trong cộng đồng dân cư. - Tiếp tục chỉ đạo nhân rộng mô hình CLB gia đình phát triển bền vững; phòng, chống có hiệu quả sự xâm nhập của tệ nạn xã hội và mỗi gia đình; chỉ đạo điều tra tổng hợp thường xuyên các thông tin về gia đình trên địa bàn; thực hiện tốt chế độ thông tin báo cáo về tình hình bạo lực gia đình và kết quả công tác phòng chống bạo lực gia đình về Ban điều hành huyện theo quy định. III. Tổ chức thực hiện 1. Phân công thực hiện: 1.1. Văn hóa xã: chủ trì phối hợp với ủy ban MTTQ xã và các ban ngành đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đa dạng hóa các hình thức truyền thông, phổ biến Luật phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới đến mọi gia đình và người dân trong xã thực hiện. - Tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực qản lý, chỉ đạo công tác phòng chống bạo lực gia đình cho lãnh đạo cấp ủy, chính quyền và cán bộ làm công tác gia đình từ xã đến thôn. - Vận động cán bộ lãnh đạo các ban, ngành đoàn thể xã, thôn, những người có uy tín trong cộng đồng đăng ký là địa chỉ tin cậy tại cộng đồng. - Duy trì và nhân rộng mô hình CLB phòng, chống bạo lực gia đình, duy trì sinh hoạt, rút kinh nghiệm và nhân rộng trong toàn xã. Thực hiện điều tra, thống kê, thu thập các thông tin, dữ liệu về gia đình và bạo lực gia đình trong toàn xã để phục vụ công tác phòng, chống bạo lực gia đình đạt hiệu quả cao. - Tích cực chủ động tham mưu cho BCĐ phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa của xã, chỉ đạo nâng cao chất lượng các danh hiệu gia đình văn hóa, làng văn hóa, cơ quan văn hóa, qua đó góp phần hỗ trợ việc triển khai thi hành Luật phòng, chống bạo lực gia đình đạt hiệu quả hơn. 1.2. Tư pháp: Phối hợp Văn hóa và thông tin xã, Hội LHPN tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Luật phòng, chống bạo lực gia đình 1.3. Các nhà trường. Chủ trì phối hợp với ban Văn hóa và Thông tin xã tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, lồng ghép một số nội dung chương trình về phòng, chống bạo lực gia đình vào trong chương trình ngoại khóa, góp phần nâng cao nhận thức của giáo viên và học sinh về bạo lực gia đình. 1.4. Trạm Y tế xã. Tổ chức tốt việc tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân, không phân biệt bệnh nhân là nạn nhân bạo lực gia đình hay không BLGĐ; xây dựng nội dung, quy định về tiếp nhận, chăm sóc bệnh nhân là nạn nhân các vụ bạo lực gia đình; thống kê, báo cáo kịp thời số lượng bệnh nhân là nạn nhân bạo lực gia đình được khám, điều trị tại cơ sở . 1.5. Ban Thương binh và Xã hội xã: Căn cứ tình hình thực tế của địa phương, tham mưu cho UBND xã chỉ đạo thực hiện lồng ghép các nội dung phòng chống bạo lực gia đình vào các chương trình xóa đói, giảm nghèo; đào tạo nghề, giải quyết việc làm, bảo vệ chăm sóc trẻ em và phòng chống các tệ nạn xã hội. Thực hiện việc tiếp nhận nạn nhân bạo lực gia đình vào cơ sở bảo trợ xã hội theo đúng quy định tại Thông tư 07/2009/TT-BLĐTBXH ngày 30/3/2009 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội khi có yêu cầu. 1.6. Công an xã: Phối hợp chặt chẽ với chính quyền tăng cường các biện pháp phát hiện, ngăn chặn, điều tra và xử nghiêm các hành vi vi phạm Luật phòng, chống bạo lực gia đình; bảo vệ lợi ích hợp pháp của nạn nhận bạo lực gia đình. 1.7. Đài phát thanh huyện: Thành lập BCĐ để triển khai thực hiện Luật phòng, chống bạo lực gia đình; tổ chức tốt công tác tuyên truyền thực hiện Luật phòng, chống bạo lực gia đình đến mọi người dân trên địa bàn để từng bước đảm bảo cho Luật thực sự đi vào đời sống. Đồng thời chỉ đạo thực hiện tốt phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, trọng tâm là xây dựng gia đình văn hóa, làng, thôn, cơ quan văn hóa để tao ra sự phối hợp chặt chẽ trong quá trình triển khai thi hành Luật phòng, chống bạo lực gia đình. 1.8: UBND các xã: Triển khai thực hiện Kế hoạch hành động phòng chống bạo lực gia đình trên địa bàn huyện nhằm nâng cao năng lực địa phương và gắn trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và người dân trong phòng chống bạo lực gia đình trên địa bàn xã, thị trấn. Cụ thể triển khai tổ chức các hoạt động: - Xây dựng các mô hình thí điểm để giải quyết các vụ BLGĐ. Nâng cao vai trò và trách nhiệm của chính quyền và các ngành liên quan như công an, phụ nữ, nông dân và tư pháp. - Thành lập và duy trì các câu lạc bộ Xây dựng gia đình hạnh phúc, câu lạc bộ Phòng, chống bạo lực gia đình. - Tập huấn, nâng cao kỹ năng tư vấn cho thành viên các nhóm PC.BLGĐ, thành viên Ban chủ nhiệm các câu lạc bộ PC.BLGĐ... về hòa giải, xử lý các vụ BLGĐ. - Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền, các ban, ngành, các đoàn thể chính trị xã hội ở cộng đồng trong phòng chống BLGĐ. - Thực hiện quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong việc triển khai thực hiện Luật phòng, chống bạo lực gia đình. - Thiết lập và nhân rộng các mô hình, phương pháp tiếp cận để thay đổi hành vi của cộng đồng trong công tác phòng, chống BLGĐ, làm thay đổi hành vi của nạn nhân và người gây BLGĐ. 2. Chế độ báo cáo và kiểm tra, đôn đốc thực hiện kế hoạch 2.1. Chế độ báo cáo - Thực hiện chế độ báo cáo tháng, quý; 6 tháng đầu năm và tổng kết năm về công tác gia đình hàng năm theo quy định của Sở VHTT&DL thành phố và Trưởng ban chỉ đạo huyện: + Định kỳ 3 tháng 1 lần, Ban chỉ đạo xã tổng hợp tình hình công tác gia đình, đặc biệt là các vụ vi phạm luật Phòng chống bạo lực gia đình để báo cáo về Ban chỉ đạo huyện . + Định kỳ 01 năm 01 lần, Ban chỉ đạo các xã tổng hợp tình hình và kết quả công tác gia đình trong năm để báo cáo về Ban chỉ đạo huyện 2.2. Kiểm tra, đôn đốc Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra các thôn trong việc triển khai thực hiện Luật phòng, chống bạo lực gia đình. Chủ trì phối hợp với Hội phụ nữ xã triển khai thực hiện tốt công tác phòng chống bạo lực gia đình . 4. Khen thưởng, kỷ luật: Các CLB và các cá nhân có thành tích xuất sắc trong phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn xã được Chủ tịch UBND xã xem xét khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua và khen thưởng. 5. Thời gian và các bước triển khai thực hiện: 5.1. Giai đoạn 1 (2011-2012): Tập trung vào các hoạt động sau: - Hoàn thiện việc triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về PCBLGĐ của các cấp đến cơ sở. - Tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền trên mọi phương tiện thông tin đại chúng nhằm phổ biến pháp luật về PCLGĐ và các văn bản hướng dẫn thi hành luật đến người dân trên địa bàn. - Duy trì và nâng cao chất lượng mô hình các câu lạc bộ Gia đình hạnh phúc ở các các thôn. - Xây dựng ít nhất mỗi thôn 3 địa chỉ tin cậy tại thôn. 5.2. Giai đoạn 2 (2012-2015) Tập trung vào các hoạt động sau: - Nhân rộng mô hình phòng, chống bạo lực gia đình trên phạm vi toàn xã. - Tiếp tục khai thác các hoạt động của các Dự án về PCBLGĐ giai đoạn 2011-2015 trên phạm vi toàn xã. - Củng cố và nhân rộng cơ sở tư vấn PCBLGĐ và mạng lưới địa chỉ tin cậy tại cộng đồng. - Tiếp tục củng cố, xây dựng mạng lưới PCBLGĐ từ xã đến thôn./. Nơi nhận: -BCĐ Dự án "Xây dựng năng lực địa phương PC.BLGĐ" huyện; - UBND các xã; - Lưu VP. T/M UBND XÃ Phó chủ tịch Đỗ Quốc Biểu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxay_dung_nang_luc_dia_phuong_p_6844.doc