Xây dựng nền kinh tế tri thức ở Việt Nam - Lý luận, thực trạng, giải pháp

MỤC LỤC A. LỜI NÓI ĐẦU 2 B. NỘI DUNG 3 I. LÝ LUẬN CHUNG 3 1. Sự hình thành 3 2. Khái niệm 3 3. Đặc điểm 4 4. Vai trò của tri thức trong đời sông-xã hội 5 a. Vai trò của tri thức đối với Kinh tế - Kinh tế tri thức: 5 b. Vai trò tri thức đối với chính trị 8 c. Vai trò tri thức đối với văn hoá - giáo dục. 10 II, THỰC TRẠNG 10 III. giải pháp cho việc ứng dụng tốt hơn nữa tri thức vào đời sống xã hội. 12 1. Nhiệm vụ đặt ra cho nhà nước và các doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng tốt hơn nữa tri thức vào đời sống xã hội. 12 2. Để phát triển kinh tế tri thức ở nước ta cần tiến hành đồng thời và lồng ghộp nhau hai quá trình: 13 3. Phát triển kinh tế tri thức ở nước ta đũi hỏi tiến hành một cuộc đổi mới mạnh mẽ, toàn diện, sâu sắc hơn nữa - một cuộc đổi mới mới trên tất cả các lĩnh vực: 16 C. Kết luận 18 Danh mục tài liệu tham khảo: 19

doc19 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7195 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng nền kinh tế tri thức ở Việt Nam - Lý luận, thực trạng, giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC A. LỜI NÓI ĐẦU Từ những thập kỷ cuối thế kỷ 20 cho tới nay khoa học và công nghệ đó cú những bước phát triển kỳ diệu, đặc biệt là đó xuất hiện cách mạng thụng tin, cách mạng tri thức và sự bùng nổ công nghệ cao. Thành tựu nổi bật nhất là sự phát triển cực kỳ nhanh chóng của công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nanô; đó là những công nghệ cao cơ bản. Hệ thống công nghệ mới ấy đang làm biến đổi sâu sắc các quá trình sản xuất, cách thức sản xuất kinh doanh và mọi lĩnh vực của đời sống xã hội loài người. Đây không chỉ là cách mạng trong kỹ thuật, trong kinh tế mà cũn là cách mạng trong cỏc khỏi niệm, trong tư duy, trong cách sống, cách làm việc, trong các quan hệ xã hội… Đi đôi với quá trình biến đổi lực lượng sản xuất, từ kinh tế công nghiệp chuyển lờn nền kinh tế tri thức, là quá trình toàn cầu hoá; và trên thực tế đang hỡnh thành nền kinh tế tri thức toàn cầu. Đó là xu thế phát triển tất yếu khách quan, xu thế ấy lôi cuốn tất cả các quốc gia, không loại trừ ai. Hoà nhập vào dòng thác phát triển chung của nhân loại, Việt Nam đang bước vào một thời kỳ phát triển mới - thời kỳ đẩy mạnh phát triển kinh tế tri thức bên cạnh những thành tựu đạt được chúng ta còn nhiều khó khăn, hạn chế cần khắc phục . Chính vì vậy việc áp tri thức vào công cuộc đổi mới nền kinh tế nước ta là một tất yếu. Tìm hiểu về vấn đề : “Xây dựng nền kinh tế tri thức ở Việt Nam. Lý luận, thực trạng, giải pháp” em không có tham vọng đưa ra những nhận định mới mẻ mang tính phát hiện mà chỉ mong muốn được bày tỏ những hiểu biết mặc dù còn nhiều hạn chế của mình , để mong rằng thầy cô sẽ có những lời đóng góp , giúp đỡ cho em có thêm những hiểu biết về vấn đề này , cũng như giúp cho bài tiểu luận của em ngày một hoàn chỉnh , bởi vì Tri Thức là một sự học hỏi không ngừng. Cuối cùng em xin chân thành cám ơn các thầy cô. B. NỘI DUNG I. LÝ LUẬN CHUNG Sự hình thành, khái niệm và những đặc điểm và vai trò của nền kinh tế tri thức trong đời sống xã hội 1. Sự hình thành Từ thập niên 80 thế kỉ XX đến nay, do tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu… nền kinh tế thế giới đang biến đổi sâu sắc, nhanh chóng về cơ cấu, chức năng và phương pháp hoạt động. Đây là một bước ngoặt lịch sử có ý nghĩa đặc biệt: lực lượng sản xuất xã hội đang chuyển từ kinh tế tài nguyên sang kinh tế tri thức, nền văn minh loài người chuyển từ văn minh công nghiệp sang văn minh trí tuệ. 2. Khái niệm Vậy kinh tế tri thức là gỡ? Cú nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng dễ chấp nhận nhất hiện nay là định nghĩa của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OCEA) đưa ra năm 1995: kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó có sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trũ quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống. Với định nghĩa trên, có thể hiểu kinh tế tri thức là trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất xã hội, mà trong quá trình lao động của từng người lao động và toàn bộ lao động xã hội, trong từng sản phẩm và trong tổng sản phẩm quốc dõn thỡ hàm lượng lao động cơ bắp, hao phí lao động giảm đi trong khi hàm lượng tri thức, hao phí lao động trí óc tăng lên. 3. Đặc điểm Ở trình độ kinh tế tri thức những ngành dựa vào tri thức, dựa vào những thành tựu mới của khoa học, công nghệ có tác động to lớn đối với sự phát triển xã hội. Chẳng hạn như công nghệ thong tin, công nghệ sinh học…; nhưng cũng có thê là những ngành kinh tế truyền thống (như nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ) được ứng dụng khoa học công nghệ cao. Một ngành kinh tế được coi là đó trở thành ngành kinh tế ngành kinh tế tri thưc khi giá trị do tri thức tạo ra chiếm tỉ lệ áp đảo (khoảng 70%) trong tổng giá trị sản xuất của ngành đó. Một nền kinh tế được coi là đó phát triển đến trình độ kinh tế tri thức khi tổng sản phẩm các ngành kinh tế tri thức chiếm khoảng 70% tổng sản phẩm trong nước (GDP). Trên thế giới hiện nay, ở các nước thuộc Tổ chức OECD, các ngành kinh tế tri thức đó đóng góp trên 50% GDP (Mỹ 55.3%, Nhật Bản 53%, Canada 51%....). Nhiều nền kinh tế công nghiệp mới và các nước đang phát triển cũng đang hướng mạnh vào kinh tế tri thức, tập trung nố lực để phát triển nhanh chóng một số ngành kinh tế tri thức, như công nghệ thông tin, Internet, thượng mại điện tử, công nghệ phần mềm…. Qua thực tế phát triển, có thể khái quát những đăc điểm chủ yếu của nền kinh tế tri thức như sau: Trong kinh tế tri thức, tri thức trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là vốn quý nhất, là nguồn lực quan trọng hàng đầu, quyết định sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Trong kinh tế tri thức, cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động kinh tế có những biến đổi sâu sắc, nhanh chóng; trong đó các ngành kinh tế dựa vào tri thức, dựa vào các thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ ngày càng tăng và chiếm đa số. Trong nền kinh tế tri thức, công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rói trong mọi lĩnh vực và thiết lập được các mạng thông tin đa phương tiện phủ khắp đất nước, nối với hầu hết các tổ chức, các gia đình. Thụng tin trở thành tài nguyờn quan trọng nhất của nền kinh tế. Trong kinh tế tri thức, nguồn nhõn lực nhanh chúng được tri thức hóa; sự sáng tạo, đổi mới, học tập trở thành yêu cầu thường xuyên đối với mọi người và phát triển con người trở thành nhiệm vụ trung tâm của xã hội. Trong kinh tế tri thức, mọi hoạt động đều có lien quan đến vấn đề toàn cầu hóa kinh tế, có tác động tích cực hoặc tiêu cực sâu rộng tới nhiều mặt của đời sống xã hội trong mỗi quốc gia và trên toàn thế giới. Với những đặc điểm và vai trũ ngày càng to lớn của kinh tế tri thức, Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng nhấn mạnh: “Tranh thủ cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế và công nghiệp hoá, hiện đại hóa”. 4. Vai trò của tri thức trong đời sông-xã hội Tri thức đã và đang ngày càng trở lên quan trọng đối với đời sống xã hội. Nó tác động trực tiếp đến các lĩnh vực của xã hội : kinh tế,chính trị, văn hoá giáo dục. a. Vai trò của tri thức đối với Kinh tế - Kinh tế tri thức: Nền kỉnh tế tri thức là nền kinh tế trong đó quá trình thu nhận truyền bá, sử dụng, khai thác, sáng tạo tri thức trở thành thành phần chủ đạo trong quá trình tạo ra của cải. Kinh tế tri thức có nhiều đặc điểm cơ bản khác biệt so với các nền kinh tế trước đó: Tri thức khoa học-công nghệ cùng với lao động kỹ năng cao là cơ sỏ chủ yếu và phát triển rất mạnh Nguồn vốn quan trọng nhất,quý nhất là tri thức,nguồn vốn trí tuệ. Sáng tạo và đổi mới thướng xuyên là động lực chủ yếu nhất thúc đảy sụ phát triển. Nền kinh tế mang tính học tập. Nền kinh tế lấy thị trường toàn cầu là môi trường hoạt động chính. Nền kinh tế phát triển bền vững do được nuôi dưỡng bằng nguồn năng lượng vô tận và năng động là tri thức. Thực tiễn hai thập niên qua đã khẳng định,dưới tác động của cách mạng khoa học - công nghệ và toàn cầu hoá,kinh tế tri thức đang hình thành ở nhiều nước phát triển và sẽ trở thành một xu thế quốc tế lớn trong một, hai thập niên tới. - Sự xuất hiện của các hoạt động sản xuất kinh doanh dựa trên tri thức. Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế lấy sản xuất và kinh doanh tri thức làm nội dung chủ yếu. Tương lai của bất cứ doanh nghiệp nào cũng không chỉ phụ thuộc vào việc sử dụng tiền bạc, nguyên vật liệu,nguồn nhân lực và máy móc thiết bị…mà còn phụ thuộc vào việc xử lý và sử dụng những thông tin nội bộ và thông tin từ môi trường kinh doanh. Cách tốt nhất để tăng năng suất là tìm hiểu kiến thức chuyên môn mà hãng có được,sử dụng vì mục đích thương mại và những kiến thức này cần được phát triển không ngừng. Giá trị của những công ty công nghệ cao như các công ty sản xuất phần mềm và các công ty công nghệ sinh học không chỉ nằm trong những tài sản vật chất hữu hình, mà còn nằm trong những tài sản vô hình,như tri thức và các bằng sáng chế. Để trở thành một công ty được dẫn dắt bởi tri thức, các công ty phải biết nhận ra những thay đổi của tỉ trọng vốn trí tuệ trong tổng giá trị kinh doanh. Vốn trí tuệ của công ty, tri thức, bí quyết và phương pháp đội ngũ nhân viên và công nhân cũng như khả năng của công ty để liên tục hoàn thiện phương pháp sản xuất là một nguồn lợi thế cạnh tranh. Hiện có các bằng chứng đáng lưu ý chỉ ra phần giá trị vô hình của các công ty công nghệ cao và dịch vụ đã vượt xa phần giá trị hữu hình của các tài sản vật thể của các công ty đó,như các toà nhà hay thiết bị. Ví dụ như các tài sản vật thể của công ty Microsoft chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng giá trị được vốn hoá trên thị truờng của công ty này.Phần lớn là vốn trí tuệ. Sau hai mươi năm thành lập, số nhân viên công ty tăng 6 nghìn lần, thu nhập tăng 370 nghìn lần, 1/10 số nhân viên trở thành triệu phú. Nguồn vốn con người là một thành tố giá trị cơ bản trong một công ty dựa vào tri thức. Nền kinh tế tri thức sẽ ngày càng làm xuất hiện nhiều sản phẩm thông minh. Đó là những sản phẩm có khả năng gạn lọc và giải thích các thông tin để người sử dụng có thể hành động một cách hiệu quả hơn.Ngay cả một chiếc bánh kẹp thịt cũng có thể trở thành một sản phẩm mới dựa trên tri thức bằng cách làm cho khách hàng biết cách sử dụng những thông tin về dinh dưỡng.Số lượng ka-lo và chất béo được in lên hoá đơn hoặc thậm chí trình bày thông tin đó trước khi khách đặt hàng.Thậm chí có những sản phẩm thông minh vừa có thể truyền đạt thông tin về sản phẩm vừa khuyên khách hàng nên làm gì từ tình hình vừa được thông tin. - Vốn tri thức và vai trò của nó trong kinh tế tri thức + Vốn tri thức là tri thức được dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh với mục đích sinh lợi (tăng thêm giá trị). + Vốn tri thức là một yếu tố nổi bật nhất trong hàm sản xuất.Trong văn minh nông nghiệp thì sức lao động, đất đai và vốn là những yếu tố của sản xuất công nghiệp,vốn,đất đai và nhất là sức lao động trở thành hàng hoá với tư cách là những yếu tố quan trọng trong sự phát triển kinh tế-xã hội,góp phần chuyển xã hội phong kiến thành xã hội tư bản trong lịch sử.Còn trong kinh tế tri thức,yếu tố của sự phát triển nền kinh tế-xã hội không chỉ bao gồm vốn tiền tệ,đất đai và dựa trên lao động giản đơn mà chủ yếu dựa trên lao động trí tuệ gắn với tri thức.Như vốn tri thức trở thành yếu tố thứ nhất trong hàm sản xuất thay vì yếu tố sức lao động vốn tiền tệ và đất đai. + Vốn tri thức thực sự trở thành nguồn gốc động lực cho sự phát triển kinh tế-xã hội.Nước Mỹ nói riêng và các nước thuộc tổ chức OECD nói chung nhiều năm qua tăng trưởng ổn định với tốc độ cao là nhờ có sự phát triển của các ngành kinh tế dựa trên tri thức như các ngành công nghệ thông tin,viễn thông, vũ trụ,đầu tư,ngân hàng,tài chính,chứng khoán,bảo hiểm…Đồng thời chuyển đầu tư vốn tri thức từ các ngành truyền thống sang các ngành có hàm lượng tri thức cao.ở các nước có nền kinh tế đang phát triển,đầu tư càng nhiều vốn tri thức thì mang lại giá trị gia tăng cang lớn,tỷ xuất lợi nhuận càng cao. + Vốn tri thức trong kinh tế tri thức đóng vai trò quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp.Vốn tri thức ở đây bao gồm các công nhân tri thức,các nhà quản lý có trình độ cao,các công nghệ mới. + Vốn tri thức đóng vai trò to lớn trong việc rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển.Sự xuất hiện kinh tế tri thức vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các nước kém và đang phát triển,trong đó có Việt Nam.Các quốc gia kém và đang phát triển phải nhanh chóng tiếp cận với kinh tế tri thức,thông qua tri thức hoá các ngành công nghiệp,nông nghiệp,dịch vụ,đặc biệt sớm hình thành các công nghệ cao để nhanh chóng đưa nền kinh tế đất nước đuổi kịp các nước phát triển. b. Vai trò tri thức đối với chính trị Tri thức đem lại cho con người những sự hiểu biết, kiến thức. Người có tri thức là có khả năng tư duy lý luận,khả năng phân tích tiếp cận vấn đề một cách sát thực,đúng đắn. Điều này rất quan trọng,một đất nước rất cần những con người như vây để điều hành công việc chính trị. Nó quyết định đến vận mệnh của một quốc gia. Đại hội VI của Đảng đã đánh dấu một sự chuyển hướng mạnh mẽ trong nhận thức về nguồn lực con ngươì. Đại hội nhấn mạnh: “Phát huy yếu tố con người và lấy việc phục vụ con người làm mục đích cao nhất của mọi hoạt đông” chiến lược phát triển con người đang là chiến lược cấp bách. Chúng ta cần có những giải pháp trong việc đào tạo cán bộ và hệ thống tổ chức : - Tuyển chọn những người học rộng tài cao,đức độ trung thành với mục tiêu xã hội chủ nghĩa,thuộc các lĩnh vực,tập trung đào tạo, bồi dưỡng cho họ những tri thức còn thiếu và yếu để bố trí vào các cơ quan tham mưu hoạch định đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước với những qui định cụ thể về chế độ trách nhiệm quyền hạn và lợi ích. - Sắp xếp các cơ quan nghiên cứu khoa học - công nghệ và giáo dục -đào tạo thành một hệ thống có mối liên hệ gắn kết với nhau theo liên ngành, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho hợp tác nghiên cứu và ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tĩên. Hợp nhất các viện nghiên cứu chuyên ngành vào trường đại học và gắn kết trường đại học và các công ty, xí nghiệp. Các cơ quan nghiên cứu và đào tao được nhận đề tài, chỉ tiêu đào tạo theo chương trình, kế hoạch và kinh phí dựa trên luận chứng khả thi được trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan. - Hàng năm theo định kỳ có những cuộc gặp chung giữa những người có trọng trách và các nhà khoa học đầu nganh của các cơ quan giáo dục - đào tạo và trung tâm khoa học lớn của quốc gia,liên hiệp các hội khoa học Việt Nam…với sự chủ tri của đồng trí chủ tịch,sự tham gia của các thành viên Hội đồng giáo dục - đào tạo và khoa học-công nghệ quốc gia về những ý kiến tư vấn,khuyến nghị của tập thể các nhà khoa học với Đảng và nhà nước về định hướng phát triển giáo dục - đào tạo. Phát triển khoa học - công nghệ,cách tuyển chon và giao chương trình đề tài, giới thiệu những nhà khoa học tài năng để viết giáo khoa,giáo trình,làm chủ nhiệm chương trình,đề tài và tham gia các hội đồng xét duyệt, thẩm định nghiệm thu các chương trình,đề tài khoa học cấp Nhà nước. - Liên hiệp các hội khoa học Việt Nam cần thường xuyên và phát huy trí tuệ của các nhà khoa học, dân chủ thảo luận để đưa ra được những ý kiến tư vấn,những khuyến nghị xác thực có giá trị với Đảng, Nhà nước và động viên tập hợp lực lượng các hội viên tiến quân mạnh mẽ vào các lĩnh vực khoa học và công nghệ mà đất nước đang mong chờ để sớm thoát khỏi tình trạng nghèo và kém phát triển. c. Vai trò tri thức đối với văn hoá - giáo dục. Tri thức cũng có vai trò rất lớn đến văn hoá - giáo dục của một quốc gia. Nó giúp con người có được khả năng tiếp cận,lĩnh hội những kiến thức ,ý thức của con người được nâng cao. Và do đó nền văn hoá ngày càng lành mạnh.Có những hiểu biết về tầm quan trọng của giáo dục. Từ đó xây dựng đất nước ngày càng lớn mạnh, phồn vinh. II, THỰC TRẠNG Qua 20 năm đổi mới, chuyển sang kinh tế thị trường và mở cửa hội nhập vào nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam đó đạt những thành tựu to lớn, tốc độ tăng trưởng thuộc loại cao nhất trên thế giới, kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội; là nước có thành tích giảm nghèo được thế giới khen ngợi; đời sống nhân dân nâng cao rừ rệt. Tuy vậy chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và tớnh cạnh tranh của nền kinh tế cũn rất thấp, cũn chứa đựng nhiều yếu tố phát triển không bền vững, và đặc biệt là đang có nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nước khác, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang chuyển tiếp từ xã hội công nghiệp sang xã hội thụng tin và tri thức. - Tỷ lệ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế chủ yếu là do vốn, với tỷ lệ là 64%; nhân tố năng suất tổng hợp (total factor productivity -TFP) chỉ đóng góp có 19%. - Cơ cấu kinh tế vẫn còn nặng về nông nghiệp và khai thác tài nguyên, trong GDP tỷ lệ nông nghiệp cũng chiếm khoảng 20%, dịch vụ chỉ đạt 38%. (Trong khi đó, tính bình quân trên toàn thế giới tỷ lệ nông nghiệp trong GDP là 5%, dịch vụ là 65%). Tỷ lệ dịch vụ thấp như thế đó núi lờn tớnh kộm hiệu quả của nền kinh tế. - Giá trị xuất khẩu tuy khá cao, nhưng hiệu quả thấp. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là nguyên liệu thô và nông sản ít qua chế biến; sản phẩm công nghệ cao không đáng kể. - Đầu tư kém hiệu quả. Hệ số ICOR trong những năm gần đây lên đến xấp xỉ 5. Cùng một tỷ lệ đầu tư trên GDP như vừa qua, nếu chính sách đầu tư đúng, có hiệu quả thỡ lẽ ra tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt hai con số. - Theo phương pháp đánh giá của Viện nghiên cứu của Ngân Hàng thế giới (WBI) chỉ số phát triển kinh tế tri thức (knowledge economy index – KEI) của Việt Nam năm 2005 là 2,9; thuộc nhóm trung bình kộm. - Tốc độ đổi mới chậm chạp, hệ thống đổi mới chưa được hỡnh thành, cỏc yếu tố trụ cột của đổi mới cũn non yếu. Đầu tư cho đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam chỉ vào khoảng 0,2 - 0,3% doanh thu, (trong khi Ấn Độ là 5%, Hàn Quốc là 10%). Theo xếp hạng chuyển giao công nghệ của WEF năm 2004, Việt Nam xếp thứ 66/104 quốc gia. Các lý do hạn chế chuyển giao công nghệ là do lạc hậu về nhận thức; khó khăn về vốn; thiếu thông tin và kiến thức, thiếu kinh nghiệm lựa chọn, mua bán công nghệ. Tỷ lệ đổi mới máy móc thiết bị của VN hằng năm chỉ đạt 8-10%, trong khi ở các nước trong khu vực thỡ tỷ lệ này đạt 15-20%. Khái quát lại, nền kinh tế VN đang cũn là nền kinh tế dựa chủ yếu vào tài nguyên và lao động, hiệu quả và chất lương tăng trưởng thấp, giá trị do tri thức tạo ra không đáng kể; chưa khơi dậy và phát huy khả năng sang tạo của con người. Sự chuyển mạnh sang hướng phát triển dựa trên tri thức trở thành yêu cầu cấp thiết, khụng thể trỡ hoón. Bỏ lỡ thời cơ lớn VN sẽ tụt hậu xã hơn và đó là hiểm họa của dân tộc. III. giải pháp cho việc ứng dụng tốt hơn nữa tri thức vào đời sống xã hội. 1. Nhiệm vụ đặt ra cho nhà nước và các doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng tốt hơn nữa tri thức vào đời sống xã hội. Báo cáo chính trị tại Đại Hội X của Đảng đó chỉ ra: "Tranh thủ cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình công nghiệp hoỏ, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Phát triển mạnh cỏc ngành và sản phẩm kinh tế cú giỏ trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức; kết hợp việc sử dụng nguồn vốn tri thức của con người Việt Nam với tri thức mới nhất của nhân loại. Coi trọng cả số lượng và chất lượng tăng trưởng kinh tế trong mỗi bước phát triển của đất nước, ở từng vùng, từng địa phương, trong từng dự án kinh tế - xã hội." Trong thời đại kinh tế tri thức, Việt Nam có thể bỏ qua các thế hệ công nghệ trung gian để đi ngay vào các công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, không lệ thuộc vào cơ sở hạ tầng đó cú. Trong cỏc lĩnh vực công nghiệp dựa vào tri thức, nhất là công nghệ thông tin, VN chậm hơn các nước đi trước một vài thập kỷ, có thể chọn một số lĩnh vực để bứt phá lên trước. Kinh tế tri thức cho ta cơ hội để thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ cấp bách, bức xúc, cũng như những nhiệm vụ cơ bản lâu dài trong quá trình CNH, HĐH, như: - Tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo - Phát triển nông thụn, phát triển vựng sõu vựng xa - Đổi mới và phát triển các ngành sản xuất, dịch vụ - chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế - Đổi mới và phát triển cỏc doanh nghiệp - Đổi mới tổ chức quản lý, thực hiện Nhà nước của dân do dân, vỡ dõn, phát huy mọi khả năng của con người. Nhờ chính sách đổi mới của Đảng, trong những năm gần đây đó xuất hiện nhiều nhõn tố mới về cách làm ăn năng động, sáng tạo, dựa nhiều hơn vào vào tri thức: các khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, các doanh nghiệp dựa vào sáng chế, công nghệ mới, các doanh nghiệp khoa học công nghệ, kinh doanh trên internet, các doanh nghiệp công nghệ thông tin... Đó chưa phải là những ngành kinh tế tri thức, nhưng là những đơn vị biết tiếp thu những tri thức mới, năng động, sáng tạo trong đổi mới sản xuất kinh doanh, đem lại hiệu quả rừ rệt. Những nhân tố mới đó nói lên rằng, chính sách chuyển sang nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế thế giới, khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân..., đó khơi dậy mọi năng lực sáng tạo, và thực sự là động lực cho giải phóng mọi năng lực sản xuất, thúc đẩy công cuộc đổi mới, hướng tới kinh tế tri thức. Nếu tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa theo hướng đó thỡ sẽ tạo được những bứt phá ngọan mục trong phát triển kinh tế ở nước ta theo hướng kinh tế tri thức. Phát triển kinh tế tri thức ở nước ta không có nghĩa là chuyển ngay sang các ngành công nghệ cao để có cơ cấu kinh tế như các nước phát triển đó đạt tới, mà là thực thi chiến lược phát triển dựa vào tri thức, thực chất là vận dụng tri thức mới vào tất cả các ngành kinh tế, làm tăng nhanh giá trị gia tăng của sản phẩm; giảm tiêu hao nguyên liệu và lao động; tăng hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm; dịch chuyển nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hoá. Yếu tố then chốt bảo đảm thành công cho chiến lược này là phát huy năng lực sáng tạo và phát triển hệ thống đổi mới 2. Để phát triển kinh tế tri thức ở nước ta cần tiến hành đồng thời và lồng ghộp nhau hai quá trình: quá trình chuyển từ kinh tế nông nghiệp lên kinh tế công nghiệp quá trình chuyển từ kinh tế công nghiệp lên kinh tế tri thức. Trong khi đối với các nước đi trước đó là hai quá trình kế tiếp nhau. Nền kinh tế Việt nam do đó phải theo theo mô hỡnh kinh tế hai tốc độ, kết hợp các bước đi tuần tự với các bước phát triển nhảy vọt. Một mặt tận dụng lao động, cơ sở vật chất hiện có, sử dụng tri thức mới, công nghệ mới để phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập. Mặt khác đi thẳng vào hiện đại ở những khâu, những lĩnh vực, những ngành có lợi thế, phát triển các ngành, các vùng kinh tế mũi nhọn tạo thành đầu tàu có sức kéo lôi mạnh toàn bộ nền kinh tế đi lên. Nhiệm vụ trung tõm là sử dụng tri thức mới của thời đại kết hợp với sáng tạo tri thức mới để nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh các ngành công nghiệp và dịch vụ hàm lượng tri thức cao, giá trị gia tăng cao: - Đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn. Ưu tiên phát triển công nghệ thông tin, đưa tri thức sản xuất kinh doanh, tri thức thức khoa học công nghệ về tận người dân ở nông thôn, đồng thời đẩy mạnh công tác đào tạo nhân lực, phục vụ cho đổi mới và hiệnđại hóa sản xuất nông nghiệp, tăng nhanh năng suất, hiệu quả, thay đổi bộ mặt nông thôn, chuyển lao động sang khu vực công nghiệp và dịch vụ. Xây dựng những khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao: sử dụng các công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, kỹ thuật tự động hoá để điều khiển các quá trình sản xuất nông nghiệp, đưa giá trị sản xuất hàng năm trên một ha lên nhiều trăm triệu đồng, hoặc hàng tỷ đồng. Ứng dụng các công nghệ mới, đổi mới tổ chức quản lý sản xuất ở nông thôn để phát triển mạnh công nghiệp và dich vụ nông thôn, dịch chuyển nhanh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở nông thôn. Phải khởi động ngay trong nông thôn một khu vực khác năng động và hiện đại, đó là khu vực công nghiệp. Từ một sự tích luỹ ban đầu, khu vực nầy sẽ phát triển nhanh. Đồng thời kết hợp tri thức truyền thống với tri thức hiện đại, với công nghệ mới để hiện đại hoá, phát triển các làng nghề truyền thống đó xõy dựng được một văn hóa kinh doanh lâu đời. - Đổi mới công nghệ trong các ngành công nghiệp và dịch vụ: Tăng nhanh các ngành công nghiệp chế tạo, chế biến dựa nhiều vào công nghệ mới, giá trị cao; phát triển những sản phẩm chủ bài có tính cạnh tranh cao; giảm tối thiểu các sản phẩm xuất khẩu thô, ít chế biến, mà thực chất chỉ là bán tài nguyên. Tăng giá trị xuất khẩu lên nhiều lần so với hiện nay. Các ngành hiện có tiếp tục phát triển, nhằm tận dụng cơ sở vật chất và lực lượng lao động, giải quyết việc làm, đáp ứng các nhu cầu cơ bản của nhân dân, nhưng phải tiếp thu các tri thức mới để đổi mới công nghệ, đổi mới sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Chỉ tận dụng cơ sở vật chất hiện cú chừng nào cũn hiệu quả, đồng thời chú trọng sử dụng tri thức mới. Kiên quyết xoá bỏ, chuyển đổi những cơ sở không cũn hiệu quả. Đó xõy dựng mới, là phải sử dụng công nghệ mới nhất mà ta làm chủ được. Các ngành dịch vụ: thương mại, du lịch, bưu chính, viễn thông, tài chính, ngân hàng.... là những ngành có giá trị gia tăng cao, dựa nhiều vào tri thức, cần được phát triển, hiện đại hoá nhanh trở thành những ngành kinh tế tri thức. - Tập trung các điều kiện để phát triển nhanh có chọn lọc cỏc ngành kinh tế dựa vào tri thức và công nghệ cao, nhằm tạo những bước nhảy vọt của toàn nền kinh tế. Các ngành công nghiệp mới cần đi thẳng và những công nghệ tiên tiến nhất, để cho ra các sản phẩm có tính cạnh tranh cao, chiếm lĩnh được thị trường thế giới. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, trước hết là công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông, các ngành công nghiệp sinh học, các ngành cơ điện tử, quang điện tử, các ngành vật liệu mới, năng lượng mới, công nghệ nanô. Những ngành công nghiệp công nghệ cao một khi ra đời là có thể theo kịp trình độ chung của thế giới; đó là sự nhảy vọt, tốc độ cao. Phát triển nhanh các ngành này sẽ có hai tác dụng lớn: thúc đẩy đổi mới công nghệ trong tất cả các ngành, và chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng gia tăng nhanh hàm lượng kinh tế tri thức. 3. Phát triển kinh tế tri thức ở nước ta đũi hỏi tiến hành một cuộc đổi mới mạnh mẽ, toàn diện, sâu sắc hơn nữa - một cuộc đổi mới mới trên tất cả các lĩnh vực: Đổi mới căn bản cách thức phát triển kinh tế: Chuyển đổi triệt để từ kinh tế tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường, từ dựa chủ yếu vào nguồn lực vật chất sang dựa chủ yếu vào nguồn lực trí tuệ, chuyển trọng tâm đầu tư từ đầu tư hữu hỡnh sang đầu tư vô hỡnh. Coi tri thức là nguồn vốn quan trọng nhất. Coi quyền sở hữu trớ tuệ là quan trọng nhất trong cỏc quyền sở hữu. Đổi mới các doanh nghiệp: Doanh nghiệp là chủ thể quan trọng nhất của kinh tế thị trường, doanh nghiệp là nơi biến tri thức thành giá trị. Doanh nghiệp coi vốn tri thức là nguồn lực quan trọng nhất của mỡnh. Đổi mới giáo dục đào tạo: Cải cách triệt để nền giáo dục theo chuẩn mực quốc tế, nhằm đào tạo những con người năng động sáng tạo, thích nghi với sự phát triển kinh tế tri thức. Đổi mới các hoạt động khoa học - công nghệ: Nâng cao năng lực khoa học công nghệ quốc gia, đồng thời xây dựng hệ thống đổi mới quốc gia, gắn kết chặt chẽ khoa học, công nghệ với sản xuất kinh doanh, nhanh chóng biến tri thức thành giá trị, đẩy nhanh tốc độ đổi mới của nền kinh tế và từng doanh nghiệp. Đổi mới thể chế, chính sách, tổ chức quản lý: Tạo môi trường kinh doanh sôi động, thúc đẩy sự cạnh tranh. Chính sách, pháp luật rừ rang, công khai, minh bạch thỳc đẩy dân chủ, khuyến khích mạnh mẽ các khả năng sang tạo. Nhận thức lại vai trũ của nhà nước đối với nền kinh tế tri thức. Vai trũ của nhà nước chuyển từ chức năng điều khiển, chỉ huy sang người kiến trúc sư của nền kinh tế tri thức, định hướng phát triển, tạo môi trường thuận lợi và động viên mọi người, mọi lực lượng tham gia xõy dựng nền kinh tế tri thức. Mọi cố gắng của chính phủ, doanh nghiệp, trường đại học và các tổ chức khoa học phải nhằm thúc đẩy việc tao ra tri thức, vận dụng tri thức, biến tri thức thành giá trị; hỗ trợ đắc lực cho việc thực hiện chiến lược đổi mới công nghệ, dịch chuyển nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh các ngành dựa trên tri thức. Thể chế chính sách phải nhằm tạo lập một không gian (môi trường) thuận lợi cho các quá trình đổi mới, nói cách khác là thiết lập hệ thống đổi mới quốc gia hữu hiệu. Đó là điều kiện tối cần thiết, là khâu then chốt để đưa nền kinh tế nước ta tiến nhanh vào kinh tế tri thức. C. Kết luận Nền kinh tế tri thức thế giới đang, đã và sẽ phát triển theo xu thế toàn cầu hóa của một nền kinh tế thị trường dựa chủ yếu trên những nguồn lực rất năng động và dễ biến động, những nguồn lực gần như không chỉ tuân theo những quy kinh điển mà còn chịu nhiều tác động của những quy luật mới, những yếu tố bất định khó tiên đoán ngày càng nhiều. Yêu cầu khách quan đặt ra đối với con người hiện nay là phải tập trung đổi mới để nâng cao tiềm lực, trình độ kỹ thuật khoa học - công nghệ nhanh chóng nghiờn cứu, nắm bắt và làm chủ các thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến trên thế giới, vận dụng linh hoạt chỳng trong quản lớ sản xuất hiện đại. Đú chớnh là yếu tố đảm bảo cho con người làm chủ bản thân, làm chủ tương lai dù trong quá trình phát triển nền kinh tế việc áp dụng tri thức vẫn còn gặp nhiều khó khăn, bất cập. Nhưng chúng ta tin tưởng vào tương lai của một nền kinh tế tri thức, một xã hội tri thức sẽ được phát triển trên đất nước ta. Sự nghiệp đó, đã, đang và sẽ đặt ra những vấn đề mới đòi hỏi và thúc giục khoa học vươn lên để góp sức vào tiến bộ chung của nhân loại. Với phạm vi một bài tiểu luận, em xin kết thúc bài viết của mình ở đây, cuối cựng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hướng dẫn của PGS.TS Đào Phương Liên đó giúp em hoàn thành bài tiểu luận này. Danh mục tài liệu tham khảo: Giỏo trình kinh tế chớnh trị Mỏc – Lờnin, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, năm 2007 Văn kiện Đại hội lần thứ X của Đảng, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Kinh tế tri thức - những khái niệm , vấn đề cơ bản ( NXB Thanh Niên, 2001) Kinh tế học Internet , từ thương mại điện tử đến chính phủ điện tử (NXB trẻ, năm 2001) Ngô Quý Tùng “ kinh tế tri thức. Xu thế mới của thế kỷ XXI “ nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội, 2000 Đề tài : Phát huy năng lực sáng tạo, xây dựng hệ thống đổi mới Quốc gia để hội nhập vào xu thế phát triển tri thức toàn cầu, G.S. Đặng Hữu Tuyờn bố của Hội nghị toàn cầu về khoa học cho thế kỷ XXI - Budapest 1999,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXây dựng nền kinh tế tri thức ở VN Lý luận, thực trạng, giải pháp.DOC