Xây dựng tình huống môn luật hình sự, đại học luật Hà Nội

XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG Ông A và bà B là vợ chồng hợp pháp kết hôn với nhau vào năm 1965, sinh được hai người con chung là C vào năm 1966 và D vào năm 1969. C kết hôn với H vào năm 1990 và sinh được 3 người con chung là E ( năm 1991), F ( năm 1996) và G (năm 2000). D kết hôn với K năm 1995 và sinh được hai người con chung là Q (năm 1996) và N ( năm 1999). Gỉa sử thời điểm mở thừa kế của A, B, C, D là năm 2010 và khi chết tài sản của mỗi người A, B, C, D đều có 960 triệu đồng. Hãy chia tài sản trong các trường hợp sau:

docx4 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2835 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng tình huống môn luật hình sự, đại học luật Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG Ông A và bà B là vợ chồng hợp pháp kết hôn với nhau vào năm 1965, sinh được hai người con chung là C vào năm 1966 và D vào năm 1969. C kết hôn với H vào năm 1990 và sinh được 3 người con chung là E ( năm 1991), F ( năm 1996) và G (năm 2000). D kết hôn với K năm 1995 và sinh được hai người con chung là Q (năm 1996) và N ( năm 1999). Gỉa sử thời điểm mở thừa kế của A, B, C, D là năm 2010 và khi chết tài sản của mỗi người A, B, C, D đều có 960 triệu đồng. Hãy chia tài sản trong các trường hợp sau: A chết, lập di chúc không cho bà B thừa kế gì và cho C hưởng toàn bộ tài sản. B và C cùng chết. B chết không để lại di chúc. C chết, lập di chúc để lại toàn bộ di sản cho vợ là H và con trai lớn là E và mỗi người có phần bằng nhau. D chết, để lại di chúc, chia đều di sản của mình cho A, K, Q, N. ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT ĐỂ CHIA DI SẢN THỪA KẾ A chết lập di chúc không cho vợ là bà B hưởng thừa kế và cho C hưởng toàn bộ tài sản. Trong trường hợp này ta sẽ chia tài sản thừa kế của ông A là 960 triệu đồng như sau: Ông A chết có để lại di chúc nên sẽ tiến hành chia thừa kế theo di chúc tuy nhiên còn có bà B là vợ nên Tòa án sẽ áp dụng điều 669 BLDS năm 2005 về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc để chia thừa kế cho bà B. Điều 669 quy định: “ Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 điều 643 bộ luật này” 1, Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng. 2, Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.” Như vậy C và D đều đã thành niên nên chỉ còn bà B là người sẽ được hưởng di sản không phụ thuộc vào di chúc nên bà B sẽ được hưởng hai phần ba của một suất của một người hưởng thừa kế và bà B sã được chia tài sản là: B = 960.000.000 đồng  : 3 x 2/3 = 213.333.000 đồng. Còn lại tài sản sau khi đã chia cho bà B sẽ thuộc về C là: 960.000.000_213.333.000 = 746.667.000 đồng. 2, B và C cùng chết. Chia di sản của B Điểm a khoản 1 điều 676 BLDS năm 2005 quy định: “ Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết” ta xác định được hàng thừa kế thứ nhất của củ B gồm A, C, D. Đồng thời theo tại khoản 2 điều 676 BLDS quy định: “Những người thừa kế cùng hàngđược hưởng di sản bằng nhau” . Nên A, C, D sẽ đều được chia di sản bằng nhau và bằng: A = C = D = 960.000.000 : 3 = 320.000.000 đồng. Điều 677 về thừa kế kế vị quy định: “Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống...”. C chết nhưng C có hai đứa con là E, F và G nên E, F và G sẽ được hưởng thế vị phần tài sản mà nếu C sống C sẽ được hưởng. E, F và G sẽ được hưởng thừa kế thế vị từ tài sản là: E = F = G(thế vị) = 320.000.000 đồng : 3 = 106.666.000 đồng Chia di sản của C: Trước tiên B đã chết cùng với C nên B sẽ không được hưởng di sản của C và theo điểm a khoản 1 điều 676 BLDS năm 2005 quy định: “ Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết” ta xác định được hàng thừa kế thứ nhất của C gồm có 5 người là A, H, E, F, G. C chết có để lại di chúc và để lại toàn tài sản cho vợ là H và con trai lớn là E nên ta sẽ áp dụng chia di sản theo di chúc tuy nhiên còn có cha là A và hai người con chưa thành niên là F (15 tuổi) và G (12 tuổi). Nên mặc dù C không để lại di sản cho A, F ,G nhưng theo điều 669 BLDS quy định về những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc thị họ vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba của một người thừa kế theo pháp luật. Nghĩa là tài sản của họ sẽ được chia là: A = F = G = 960.000.000 Đồng : 5 x 2/3 = 128.000.000 đồng. Mỗi người được hưởng tài sản là 128.000.000 đồng. Phần tài sản còn lại của C sau khi đã chia cho A, F, G sẽ được chia cho H và E theo nguyên tắc chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc theo quy định tại khoản 1 điều 684 BLDS năm 2005. Khoản 1 điều 684 về phân chia di sản theo di chúc quy định: “ Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. Nghĩa là tài sản của H và E là: H= E= 576.000.000 đồng : 2 = 288.000.000 đồng. 3, Chia di sản của D C chết để lại di chúc và chia đều tài sản của mình cho cha của mình cho 4 người là A, vợ là K và 2 đứa con của mình hưởng. B không được C cho hưởng tài sản theo di chúc nhưng theo quy định tại điều 669 BLDS năm 2005 về những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc thì B vẫn được hưởng hai phần ba của một suất của một người thừa kế theo pháp luật (B là mẹ của C). Tài sản của B là: B = 960.000.000 đồng : 5 x 2/3 = 128.000 đồng. Phần di sản của D còn lại sau khi đã chia cho B sẽ thuộc về những người được D chỉ định cho hưởng ở trong di chúc là A, K, Q, N. Và phần của mỗi người sẽ được chia đều bằng nhau vì D cũng quyết định trong di chúc là phân đều cho mọi người. A, K, Q, N sẽ nhận được tài sản bằng nhau và bằng: A = K = Q = N = 832.000.000 đồng : 4 = 208.000.000 đồng. MỘT VÀI NHẬN XÉT THAY CHO LỜI KẾT Quyền thừa kế là pháp luật về thừa kế, là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định trình tự dich chuyển tài sản của người chết cho người còn sống. Quyền để lại thừa kế là quyền quan trọng của công dân và được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Tuy nhiên quyền để lại di sản của người có di sản không phải là tuyệt đối mà còn được điều chỉnh bằng nhiều quy định của pháp luật nữa. Qua việc xây dựng một tình huống cụ thể và tiến hành phân chia di sản như trên hy vọng chúng ta sẽ có cái nhìn hoàn thiện và biết những nghuyên tắc khi tiến hành chia di sản để áp dụng vào thực tiễn đúng đắn hơn. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Tập I và II, Nxb. CAND, Hà Nội, 2009. Lê Đình Nghị (chủ biên), Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Tập 1, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2009. Phùng Trung Tập, Luật thừa kế Việt Nam, Nxb. Hà Nội, 2008. Phạm Văn Tuyết, Thừa kế - Quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng (Phần I và II), Nxb. CTQG, Hà Nội, 2007. Nguyễn Minh Tuấn, Pháp luật thừa kế của Việt Nam - Những vấn đề lí luận và thực tiễn, Nxb. Lao động-xã hội, Hà Nội, 2009. Bộ luật Dân Sự năm 2005. Các trang wes: - -

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxXây dựng tình huống môn Luật hình sự, đại học luật hà nội.docx
Luận văn liên quan