Xây dựng tình huống phân chia di sản thừa kế phù hợp với quyết định của tòa án phân chia di sản dưới đây, chỉ ra các quy định của pháp luật mà tòa án đã áp dụng

Tương tự như di chúc của anh C, khi ông D mất, di chúc của ông là di chúc hợp pháp, có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế, số tiền bà B được thừa kế theo di chúc của ông D là 120.000.000 đồng . Tương tự như khi chia di sản của anh C, di chúc của ông A là di chúc hợp pháp, có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế. Số tài sản chung của ông A và bà B là 720.000.000 đồng,tài sản của ông A được tính bằng ½ tài sản chung của vợ chồng, tức là = 720.000.000đồng :2 = 360.000.000 đồng.Di sản của ông A = 360.000.000 +13.333.333 được thừa kế từ C=373.333.333 đồng.Ông A truất quyền thừa kế của vợ là bà B, nhưng theo Điều 669.Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc,bà B là vợ ông nên vẫn được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật.Điều 676.Người thừa kế theo pháp luật,theo đó hàng thừa kế thứ nhất bao gồm B,C,E(3 người).Vì vậy,B được thừa kế khoản tiền là 360.000.000 đồng: 3 x 2/3 = 82.962.962 đồng.

doc4 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3432 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng tình huống phân chia di sản thừa kế phù hợp với quyết định của tòa án phân chia di sản dưới đây, chỉ ra các quy định của pháp luật mà tòa án đã áp dụng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập số 3: Xây dựng một tình huống phân chia di sản thừa kế sao cho thật phù hợp với quyết định của Tòa án phân chia di sản dưới đây. Hãy chỉ ra các quy định của pháp luật mà Tòa án đã áp dụng để có quyết định như vậy. Chia di sản của C: C = 240.000.000 đồng : 2 = 120.000.000 đồng; A = B = 120.000.000 :6 x 2/3 =13.333.333 đồng; Q = K = T = H = 120.000.000 đồng – (13.333.333 đồng x 2) : 4 = 23.333.335 đồng. 2) Chia di sản của A và D: a) Chia di sản của D: B = 120.000.000 đồng. b) Chia di sản của A: A = 720.000.000 đồng : 2 = 360.000.000 đồng; A = 360.000.000 đồng + 13.333.333 đồng = 373.333.333 đồng; B = 373.333.333 : 3 x 2/3 = 82.962.962 đồng; C= E = (373.333.333 đồng – 82.962.962 đồng ) : 2 = 145.185.185 đồng; K = T = H (thế vị) =145.185.185 đồng : 3 = 48.395.061 đồng. Thừa kế là một chế định pháp luật dân sự, là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc chuyển dịch tài sản của người chết cho người khác theo di chúc hoặc theo một trình tự nhất định, đồng thời quy định phạm vi quyền, nghĩa vụ và phương thức bảo vệ các quyền và nghĩa vụ của người thừa kế. Dựa vào chế định về thừa kế, khi đã có kết quả phân chia di sản ta lại có thể đặt ra nhiều tình huống, nhiều giả thuyết cùng dẫn tới kết quả đó.Với quyết định của Tòa án phân chia di sản như đề bài (bài tập số 3),ta có thể đặt ra tình huống như sau: 1. Tình huống: Vợ chồng ông A, bà B có 2 người con là anh C và chị E . Anh C có vợ là chị Q và có 3 người con ruột là K, T, H . Ngày 13/2/2006, ông A phát hiện bà B ngoại tình. Để chăm lo cho các con, ông chấp nhận cùng bà B tiếp tục sống trên danh nghĩa vợ chồng mà không ly hôn hay ly thân. Ngày 28/2/2006, ông A lập di chúc tại phòng công chứng, với nội dung truất quyền thừa kế của bà B. Ngày 7/6/2007, Anh C lập di chúc tại phòng công chứng, nội dung di chúc là chia đều tài sản cho vợ ( chị Q) và 3 người con là K, T, H. Ngày 26/9/2008, anh C trên đường về quê thì gặp tai nạn, chết ngay tại chỗ. Anh C và chị Q khi chung sống đã tạo dựng được số tài sản chung là 240.000.000 đồng. Ngày 3/10/2008, công chứng viên công bố di chúc của anh C lập ngày 7/6/2007 trước sự có mặt của người thân trong gia đình là ông A, bà B , chị Q và 3 người con của anh C là K,T,H . Sau đó, ngày 3/4/2009, bạn thân và cũng là người chịu ơn của bà B là ông D mất, để lại di chúc đã được công chứng, trong đó để lại cho bà B số tiền là 120.000.000 đồng. Số tài sản này đã được ông A và bà B thỏa thuận là tài sản riêng của bà B. Ngày 6/8/2009, ông A mất do bị bệnh nặng, trước đó ông không sửa đổi di chúc. Số tài sản chung của ông A và bà B là 720.000.000 đồng. Ngày 13/8/2009, công chứng viên công bố di chúc của ông A lập ngày 28/2/2006 trước sự có mặt của bà B, chị E, các cháu K, T, H là con của anh C. 2. Các quy định của pháp luật : Với tình huống trên,tòa án đã áp dụng các quy định của pháp luật để đưa ra cách phân chia di sản của người chết như đề bài: Thứ nhất, việc chia di sản của anh C: Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình 2001. “Tài sản chung của vợ chồng Điều 4 Pháp lệnh thừa kế: “2- Trong trường hợp vợ hoặc chồng chết thì một nửa tài sản chung của vợ chồng thuộc về di sản của người chết.” Theo các điều khoản này thì tài sản chung của C, Q gồm khoản tiền 240.000.000 đồng nhờ lao động hợp pháp, di sản của C được tính bằng ½ tài sản chung của vợ chồng là 240.000.000 đồng : 2= 120.000.000 đồng. Như vậy di sản để chia thừa kế của anh C là 120.000.000 đồng. Theo Điều 631, BLDS , ta khẳng định anh C có quyền lập di chúc.Di chúc của anh được lập tại phòng công chứng nên cả về nội dung và hình thức của di chúc đều được đảm bảo. Như vậy, theo Điều 652,Điều 667, di chúc của anh C là di chúc hợp pháp,có hiệu lực pháp luật kể từ thời điểm mở thừa kế.Trong di chúc của anh C,không nhắc tới bố mẹ nhưng theo Điều 669. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc, ông A và bà B là bố mẹ của anh C nên vẫn được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật, theo đó hàng thừa kế thứ nhất gồm A,B,Q,K,T,H (6 người). Vì vậy,ông A và bà B được thừa kế khoản tiền bằng nhau là A=B= 120.000.000 đồng :6 x2/3 =13.333.333 đồng. Sau khi chia thừa kế cho ông A và bà B theo điều 669,phần di sản còn lại của anh C được chia theo di chúc của anh C, tức là chia đều cho vợ là chị Q và 3 con K,T,H, mỗi người được hưởng phần di sản bằng nhau : Q=K=T=H= 120.000.000 đồng- (13.333.333x2) :4 =23.333.335 đồng. Thứ hai, việc chia tài sản của A và D: Tương tự như di chúc của anh C, khi ông D mất, di chúc của ông là di chúc hợp pháp, có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế, số tiền bà B được thừa kế theo di chúc của ông D là 120.000.000 đồng . Tương tự như khi chia di sản của anh C, di chúc của ông A là di chúc hợp pháp, có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế. Số tài sản chung của ông A và bà B là 720.000.000 đồng,tài sản của ông A được tính bằng ½ tài sản chung của vợ chồng, tức là = 720.000.000đồng :2 = 360.000.000 đồng.Di sản của ông A = 360.000.000 +13.333.333 được thừa kế từ C=373.333.333 đồng.Ông A truất quyền thừa kế của vợ là bà B, nhưng theo Điều 669.Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc,bà B là vợ ông nên vẫn được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật.Điều 676.Người thừa kế theo pháp luật,theo đó hàng thừa kế thứ nhất bao gồm B,C,E(3 người).Vì vậy,B được thừa kế khoản tiền là 360.000.000 đồng: 3 x 2/3 = 82.962.962 đồng. Ông A lập di chúc nhưng chỉ để cập đến việc truất quyền thừa kế của vợ mà không có sự định đoạt đối với phần tài sản của mình. Theo Điều 675.Những trường hợp thừa kế theo pháp luật, sau khi chia thừa kế cho bà B theo di chúc và theo điều 676, phần di sản của ông được chia theo pháp luật thừa kế như sau: Chia theo hàng thừa kế, những người trong hàng thừa kế được hưởng di sản bằng nhau (điều 676): C = E = (360.000.000 đồng – 82.962.962 đồng) :2= 145.185.185 đồng. C chết trước A theo Điều 677. Thừa kế thế vị, 3 con của C là K,T,Hsẽ được hưởng thừa kế thế vị phần di sản mà C được hưởng nếu còn sống khi A chết. Vậy nên phần thừa kế của K=T=H (thế vị) =145.185.185 đồng : 3=48.395.061 đồng. Trên đây là một tình huống dẫn tới việc quyết định của tòa án phân chia di sản như đề bài. Cùng với đó là những điều khoản, những quy định của pháp luật mà Tòa án áp dụng để tiến hành phân chia.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBt cá nhân DS2- Xây dựng tình huống phân chia di sản thừa kế phù hợp với quyết định của Tòa án phân chia di sản dưới đâyChỉ ra các quy định của PL mà .doc