Xây dựng tình huống về thừa kế có các chủ thể để lại di sản và các chủ thể hưởng di sản sao cho phù hợp với các cách phân chia đã được xác định dưới đây
Đề số 1: Xây dựng một tình huống phân chia tài sản thừa kế sao cho thật phù hợp với quyết định của tòa án phân chia di sản dưới đây. Hãy chỉ ra các quy định của pháp luật mà tòa án đã áp dụng để có quyết định như vậy.
Ghi chú: Các mục 1) và 2) đều nằm trong một tình huống.
1) Chia tài sản của A:
Tổng tài sản của A và B = 950.000.000 đồng (đ) + 10.000.000 đồng + (360.000.000 : 2) = 1.140.000.000 đồng;
A = 1.140.000.000 đồng : 2 = 570.000.000 đồng;
A = 570.000.000 đồng – 10.000.000 đồng = 560.000.000 đồng;
B = 560.000.000 : 6 x 2/3 = 62.222.222 đồng;
C = D = E = K = T = (560.000.000 đồng – 62.000.000 đồng) : 5 = 99.555.555 đồng;
M = N (thế vị) = 99.555.555 : 2 = 49.777.777 đồng.
2) Chia tài sản của C:
C = 240.000.000 đồng : 2 = 120.000.000 đồng;
B = H = M = N = 120.000.000 đồng : 4 = 30.000.000 đồng.
5 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3494 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng tình huống về thừa kế có các chủ thể để lại di sản và các chủ thể hưởng di sản sao cho phù hợp với các cách phân chia đã được xác định dưới đây, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề số 1: Xây dựng một tình huống phân chia tài sản thừa kế sao cho thật phù hợp với quyết định của tòa án phân chia di sản dưới đây. Hãy chỉ ra các quy định của pháp luật mà tòa án đã áp dụng để có quyết định như vậy.
Ghi chú: Các mục 1) và 2) đều nằm trong một tình huống.
Chia tài sản của A:
Tổng tài sản của A và B = 950.000.000 đồng (đ) + 10.000.000 đồng + (360.000.000 : 2) = 1.140.000.000 đồng;
A = 1.140.000.000 đồng : 2 = 570.000.000 đồng;
A = 570.000.000 đồng – 10.000.000 đồng = 560.000.000 đồng;
B = 560.000.000 : 6 x 2/3 = 62.222.222 đồng;
C = D = E = K = T = (560.000.000 đồng – 62.000.000 đồng) : 5 = 99.555.555 đồng;
M = N (thế vị) = 99.555.555 : 2 = 49.777.777 đồng.
Chia tài sản của C:
C = 240.000.000 đồng : 2 = 120.000.000 đồng;
B = H = M = N = 120.000.000 đồng : 4 = 30.000.000 đồng.
Bài làm
Tình huống.
Vợ chồng ông A và bà B kết hôn hợp pháp vào năm 1960, có 5 người con chung là: anh C, anh D, chị E, anh K và chị T. Anh C có vợ là chị H và có 2 người con chung là M và N. Lúc sinh thời, ông A không có tình cảm thắm thiết với bà B nhưng ông vẫn có trách nhiệm nuôi dạy các con. Vào tháng 06/2007, trên đoạn đường từ Hà Nội đi Lạng Sơn, ông A và anh C chết cùng thời điểm do tai nạn giao thông. Trước khi chết, ông A đã để lại di chúc truất quyền thừa kế của bà B và chỉ để lại toàn bộ di sản cho anh C. Khi ông A qua đời, bà B mai táng cho ông A hết 10.000.000 đồng, từ tài sản chung hợp nhất của ông bà A, B.
Qua các sự kiện trên, bà B kiện đến Tòa án quận Q xin được chia thừa kế di sản của ông A. Tòa án xác định được:
Tài sản chung hợp nhất của ông bà A, B có: 950.000.000 đồng và 1/2 số tiền 360.000.000 đồng là tài sản chung theo phần mà ông bà A, B đã đầu tư góp vốn với bạn từ trước đó.
Tài sản chung hợp nhất của anh C và chị H có: 240.000.000 đồng.
Giải quyết tình huống.
* Chia di sản của ông A:
Theo sự kiện trên, ông A có vợ và 5 người con C, D, E, K, T. Ông A và anh c chết cùng thời điểm. Trước khi chết, ông A có để lại di chúc truất quyền thừa kế của bà B và để lại di chúc định đoạt toàn bộ tài sản cho anh C còn 4 người con còn lại thì ông A không nhắc đến.
Trước hết, theo tình huống trên, bà B mai táng cho ông A hết 10.000.000 đồng từ tài sản chung hợp nhất của vợ chồng (ông A và bà B), do vậy tài sản chung hợp nhất của vợ chồng ông A và bà B có được trong thời kì hôn nhân hợp pháp là:
950.000.000 đồng + 10.000.000 đồng + (360.000.000 : 2) đồng = 1.140.000.000 đồng.
Theo quy định của pháp luật, di sản của ông A được xác định từ tài sản chung với người khác, vậy di sản của ông A = 1.140.000.000 đồng : 2 = 570.000.000 đồng.
Theo quy định tại Điều 683 Bộ luật Dân sự thì mai táng phí được trừ vào di sản của người chết. Vậy phần di sản của ông A được xác định từ tài sản chung còn lại sau khi đã trừ đi mai táng phí:
570.000.000 đồng – 10.000.000 đồng = 560.000.000 đồng.
=> Vậy tổng di sản của ông A có: 560.000.000 đồng.
Ông A qua đời có để lại di chúc truất quyền thừa kế của bà B nhưng theo quy định tại Điều 669 Bộ luật Dân sự về những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc thì bà B vẫn được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật.
B = 560.000.00 đồng : 6 x 2/3 = 62.222.222 đồng.
Sau khi đã xác định phần của bà B được hưởng không phụ thuộc vào nội dung của di chúc, phần di sản còn lại của ông liên quan đến phần di chúc cho anh C hưởng không có hiệu lực pháp luật. Vì theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 667 về di chúc không có hiệu lực, người thừa kế theo di chúc (tức anh C) đã chết cùng thời điểm với người lập di chúc (ông A). Như vậy phần di sản này sẽ được chia theo pháp luật (theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 675 BLDS). Những người thừa kế theo pháp luật tại hàng thừa kế thứ nhất nhận di sản của ông A gồm: anh C, anh D, chị E, anh K và chị T. Phần di sản còn lại của ông A được chia theo pháp luật là:
560.000.000 đồng – 62.222.222 đồng = 497.777.777 đồng.
Theo đó, phần di sản mà mỗi người con được hưởng là:
C = D = E = K = T = (560.000.000 đồng – 62.222.222 đồng) : 5 = 99.555.555 đồng.
Nhưng do ông A và anh C chết cùng một thời điểm nên theo Điều 677 Bộ luật Dân sự về thừa kế thế vị thì 2 con của anh C là cháu M và N sẽ là người thừa kế thế vị phần di sản mà ông A đã để lại cho anh C. Như vậy, M và N được hưởng phần di sản là:
M = N = 99.555.555 đồng : 2 = 49.777.777 đồng.
* Chia di sản của anh C:
Do anh C chết và không để lại di chúc nên di sản của anh C sẽ được chia theo pháp luật (theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 675) và những người thừa kế theo hang thừa kế thứ nhất của anh C gồm: bà B, chị H, cháu M và N.
Xác định phần di sản của anh C từ tài sản chung hợp nhất với chị H có: 240.000.000 đồng.
Vậy di sản của anh C = 240.000.000 đồng : 2 = 120.000.000 đồng.
Phần di sản của anh C được chia theo pháp luật như sau:
B = H = M = N = 120.000.000 đồng : 4 = 30.000.000 đồng.
Tổng kết: Phần di sản mà mỗi người được hưởng trong tình huống trên là:
Bà B = 62.222.222 đồng + 30.000.000 đồng = 92.222.222 đồng.
Anh D = chị E = anh K = chị T = 99.555.555 đồng.
Chị H = 30.000.000 đồng.
2 cháu M = N = 49.777.777 đồng + 30.000.000 đồng = 79.777.777 đồng.
Nhận xét.
Trong tình huống trên, ông A tuy để lại di chúc truất quyền thừa kế của bà B và không chỉ định làm người thừa kế đối với 4 người con còn D, E, K,T của mình nhưng bà B là vợ hợp pháp của ông A nên vẫn được hưởng di sản theo quy định tại Điều 669 Bộ luật Dân sự và suất của bà B được hưởng bằng 2/3 suất của một người thừa kế chia theo pháp luật và 4 người con còn lại của ông A vẫn được thừa kế theo pháp luật. Như vậy, người để lại di chúc truất quyền thừa kế của một hay nhiều người thì đều phải ghi rõ trong di chúc là truất quyền của ai và họ, tên của người bị truất. ngược lại, nếu người lập di chúc đã định đoạt hết tài sản cho người khác mà không chỉ định cho nhữung người thừa kế theo pháp luật được hưởng thì trường hợp này không thể hiểu là người thừa kế đã bị truất quyền thừa kế một cách gián tiếp. Vì người bị truất là người không được hưởng di sản dưới bất kì hình thức nào theo di chúc hoặc theo pháp luật; còn người không có tên trong di chúc vẫn được thừa kế theo pháp luật nếu di sản vẫn còn để chia theo pháp luật và người này thuộc hàng thừa kế được hưởng di sản. Trường hợp người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc là trường hợp đặc biệt, nếu người lập di chúc truất quyền nhận di sản của họ thì mỗi người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc vẫn được hưởng hai phần ba của một suất thừa kế chia theo pháp luật.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam (Tập 1), Đại học luật Hà Nội, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, năm 2002.
Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam (Tập 1), TS. Lê Đình Nghị (Chủ biên), Nxb. Giáo dục Việt Nam, năm 2009.
Sách chuyên khảo Luật thừa kế Việt Nam, TS. Phùng Trung Tập, Nxb. Hà Nội, năm 2008.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Xây dựng tình huống về thừa kế có các chủ thể để lại di sản và các chủ thể hưởng di sản sao cho phù hợp với các cách phân chia đã được xác định dưới đ.doc