Xây dựng trang trại trồng cà chua với công nghệthủy sinh không cần đất

Trong trường hợp rủi ro có khả năng xảy ra đối với dựán: lãi suất vay tăng, cung cầu thị trường của các yếu tố đầu vào và đầu ra biến động không có lợi dự án Dựa vào việc phân tích rủi ro thường xảy ra đối với các dự án tương tự và dự báo ảnh hưởng của chúng trong tương lai cho thấy: -Doanh thu của dựán có thể giảm xuống 5%. -Chi phí dựán có thểtăng 5% -Lãi suất vay tín dụng tăng làm tỷsuất của dựán tăng lên 18,2%/năm Trong trường hợp rủi ro này, các chỉtiêu hiệu quảcủa dựán chỉ đạt được nhưsau: -Gía trịhiện tại của thu nhập thuần(NPV): 612,578 triệu đồng. -Tỷsuất hoàn vốn nội bộ(IRR) :18.78% -Thời gian thu hồi vốn nội bộ(T) : 7 năm 2,7 tháng

pdf59 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3653 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xây dựng trang trại trồng cà chua với công nghệthủy sinh không cần đất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ia đình ở các khu trung cư,diện tích không quá lớn,nên sẽ không mất nhiều công vận chuyển,có thể miễn phí phí vận chuyển,và có những quà tặng kèm theo cho khách hàng đặt hàng dài hạn. - Phân phối tại các siêu thị lớn Metro,bigC,fivimart. - Phân phối cho các khách sạn. - Bán tại các cửa hàng bán rau sạch có sẵn ở các khu đô thị trên Hà Nội: khu Mỹ Đình,khu Định Công,Trung Hòa Nhân Chính,và Nam Trung Yên. Các trung gian này sẽ hưởng hoa hồng tính bằng % doanh thu bán hàng và sẽ chịu trách nhiệm quản lí trực tiếp sản phẩm của công ty . Hệ thống phân phối của công ty sẽ được thiết lập dưới hình thức kênh 1cấp . Các siêu thị và cửa hàng sẽ nhập rau an toàn của công ty trên địa bàn thành phố Hà Nội với quy mô cụ thể sau 23 Hệ thống các siêu thị và cửa hàng bán rau an toàn Người tiêu dùng rau an toàn ở địa bàn thành phố Hà Nội 6.Nghiên cứu khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường sản phẩm của dự án 6.1.Khả năng cạnh tranh và các tiêu chí đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm cà chua *Chất lượng sản phẩm Là đặc trưng của sản phẩm. Dự án trồng rau bằng phương pháp thủy canh sẽ cho ra sản phẩm thực sự đảm bảo về chất lượng. Chất lượng sẽ được quảng bá thông qua tiếp xúc khách hàng,hình ảnh in trên balo ap phích rất đẹp và rõ ràng,với những hình ảnh về quy trình tạo sản phẩm cà chua cũng như chứng nhận của Sở khoa học công nghệ và môi trường Hà Nội. *Giá cả sản phẩm Cà chua sẽ bán với giá 24000/1kg,khá cao so với mức giá 7000/1kg ngoài chợ. Tuy nhiên chúng tôi chọn mức giá này vì: -Khi điều tra chọn mẫu ở các khu đô thị mới,người tiêu dùng sẵn sang trả giá như vậy. -Hơn nữa,với định hướng cho sản phẩm là một loại gia vị chất lượng cao,giá cả cao sẽ tạo tâm lý cho khách hàng đây là sản phẩm thực sự chất lượng. *Nhãn hiệu sản phẩm: -Tên gọi: Cachuha -Dấu hiệu: Biểu tương quả cà chua đỏ cách điệu bên cạnh một người phụ nữ cách điệu hình chữ S. 6.2.Nghiên cứu khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường của dự án *Các đối thủ cạnh tranh: Khu vực sản xuất cà chua 24 -Rau quả từ Trung Quốc đang tràn ngập thị trường Hà Nội. Tại các chợ đầu mối như chợ Long Biên,chợ đầu mối Đền Lừ…luôn nhộn nhịp các xe hàng từ Trung Quốc. Cà chua Trung Quốc bóng đẹp,giá hợp lý,để được lâu nên rất được các nhà buôn ở chợ lựa chọn để bán,tỷ trọng cà chua Trung Quôc chiếm đến 40- 50%,thậm chí vào mùa lũ năm 2008,tỷ trọng rau quả Trung Quốc tràn vào Hà Nội đến 90%. Cà chua Trung Quốc còn được tập kết đưa đi tiêu thụ ở những nơi khác. Tại chợ đầu mối giá cà chua Trung Quốc 3.500 đồng – 5.500 đồng/kg (cao hơn cà chua Đà Lạt 500 đồng – 1.500 đồng/kg). Ở các chợ bán lẻ, cà chua Trung Quốc cũng bán chạy hơn so với hàng trong nước, giá cà chua TQ từ 5.500 đồng – 7.000 đồng/kg. Đánh giá: Cà chua Trung Quốc chiếm số lượng lớn trên thị trường nhưng không phải đối thủ chính của chúng ta,vì thị trường tiêu thụ chủ yếu là người dân thu nhâp trung bình và thấp. - Ở các vùng lân cận Hà Nội,theo Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội: thành phố hiện có hơn 3.000 ha rau an toàn trồng ở các huyện ngoại thành. Tuy nhiên, tại nhiều vùng sản xuất tập trung, cho sản lượng rau an toàn lớn như Văn Đức( (Gia Lâm), Thuỵ Hương( Chương Mỹ)...việc tiêu thụ rau an toàn vẫn chưa ổn định, gặp nhiều khó khăn. Lượng rau tiêu thụ được thấp, không đảm bảo chi phí sản xuất do người tiêu dùng chưa “mặn mà” với rau an toàn, giá thành thuê mở cửa hàng để giới thiệu và bán rau ở những địa điểm thuận lợi quá cao.Nhiều siêu thị trong thành phố dù đã có quầy rau an toàn song nhìn chung, sản lượng tiêu thụ thấp, lợi nhuận ít nên các siêu thị vẫn ít quan tâm, đầu tư cho ngành hàng này. Một số doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn Thủ đô như công ty TNHH Hương Cảnh, công ty Phú Tam Nông, Tôn Kin... đều đang gặp không ít khó khăn về nguồn vốn, mặt bằng sản xuất và xây dựng xưởng bảo quản, sơ chế rau an toàn. Chưa kể,một số doanh nghiệp khi đưa rau an toàn vào siêu thị vẫn phải chấp nhận hình thức bán ”ký gửi”, không ổn định và phải sau một thời gian mới được thanh toán tiền bán rau việc đảm bảo nguồn kinh phí để tái đầu tư, mở rộng sản xuấtdo đó còn hạn chế. Đánh giá: Các doanh nghiệp kinh doanh rau sạch hiện nay có tác động đến thói quen mua rau sạch của người dân,nhưng chưa thực sự đủ. Trong số 60% rau thành phố tự cung cấp chỉ có 18% rau được chứng nhận là đảm bảo. Các doanh nghiệp này có điểm mạnh là đã đi trước và có cơ sở ổn định. Song vẫn còn thiếu sót về đầu tư cho quảng cáo để thay đổi tập quán người tiêu dùng. Dự án của chúng ta chuyên về cà chua,sẽ tiếp cận sâu hơn vào thị trường. -Theo số liệu của cuộc điều tra dân số năm 2009, toàn thành phố Hà Nội có 2.632.087 cư dân thành thị, chiếm 41,1% Mỗi năm dân số Hà Nội thêm 200 nghìn người Từ năm 2001 đến 2009, tại Hà Nội trung bình có hơn 100.000 trẻ ra đời, tỷ lệ người nhập cư về Hà Nội trung bình khoảng 100.000 người/năm. Như vậy, mỗi 25 năm quy mô dân số Hà Nội dự kiến tăng thêm tương đương dân số 1 huyện lớn với khoảng 200.000 người.(ông Tạ Quang Huy - Phó Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) Hà Nội cho biết) Trong vòng 10 năm qua (từ năm 1999 - 2009), Hà Nội có tỷ lệ tăng dân số bình quân là 2%, cao hơn 0,8% so với tỷ lệ bình quân cả nước.Hà Nội đã đặt mục tiêu phấn đấu đạt 1,10% - 1,15% vào năm 2015. Từ các số liệu về dân số Hà Nội như trên,có thể thấy rằng thị trường càng ngày sẽ càng được mở rộng,đất nước ngày càng phát triển,nên thu nhập sẽ tăng,đặc biệt thủ đô sẽ thể hiện được điều này rõ hơn cả. -Theo Sở Công thương Hà Nội, hiện trung bình mỗi ngày thành phố tiêu thụ khoảng 1.400 tấn rau xanh,trong đó cà chua tiêu thụ là 8 tấn/1 ngày,tức là 2880 tấn/1 năm. Xác định chỉ tiêu chủ yếu: : Dự án dự kiến sản xuất 200 tấn/năm. -Thị phần của dự án/thị phần của các đổi thủ: -Thị phần của dự án so với toàn bộ thị trường:200/2880=7% - Thị phần của dự án so với phần thị trường mục tiêu mà dự án hướng tới: -Thị phần tương đối: + Đối thủ cạnh tranh lớn nhất là cà chua tại các siêu thị và cửa hàng rau sạch hiện nay 500 tấn/năm. + Thị phần tương đối là 200/500=40% *Kết luận: Thị trường mà dự án Cachuha hướng tới sẽ là nữ giới có mức thu nhập cao ở nội thành Hà Nội,và các khách sạn lớn. Dự án sẽ chiếm 7% thị phần(riêng về thực phẩm) và đa số thị phần cà chua sạch chuyên để làm đẹp. Dự án xác định rõ điểm yếu là còn non trẻ,phải bắt đầu từ đầu,nhưng rất tự tin với dự án rõ ràng,và xác định rõ cơ cấu dành cho quảng cáo khẳng định thương hiệu nhằm vào lòng tin của khách hàng. Chương 3. Nghiên cứu khía cạnh kĩ thuật của dự án. 1.Mô tả sản phẩm: - Hàm lượng sinh tố: Khi cà chua chín, màu đỏ tươi của cà chua tạo nên vẻ đẹp rất bắt mắt trong việc trình bày món ăn. Màu đỏ của cà chua cũng cho thấy hàm lượng vitamin A thiên nhiên trong cà chua cao, trung bình 100g cà chua chín tươi sẽ đáp ứng được 13% nhu cầu hàng ngày về vitamin A, vitamin B6, vitamin C. Ngoài ra, còn có vitamin B1, B2. 26 - Chất bổ dưỡng: Đạm, đường, béo và cung cấp ít năng lượng rất thích hợp với người sợ mập. - Khoáng vi lượng: Can xi, sắt, kali, photpho, magnesium, lưu huỳnh, ni ken, co ban, iot, các axit hữu cơ dưới dạng muối citrat, malat và tuỳ môi trường trồng mà cà chua còn có đồng, molibden. Chính nhờ các yếu tố trên, cà chua được xem là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng để tiêu hoá, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Mùa hè cà chua có tỉ lệ đường/ độ chua cao nhất, được kể là 10 so với mùa xuân là 7. Lượng vitamin C thấp nhất vào mùa xuân (12mg/100g) so với 15mg đầu hè và cao nhất vào cuối hè. - Cà chua hồng: quả có hình dạng quả hồng, không chia múi. Thịt quả đặc, nhiều bột, lượng đường trong quả cao. 2.Lựa chọn hình thức đầu tư. 2.1Hinh thức đầu tư -Dự án đầu tư theo hình thức xây dựng mới . -Nội dung đầu tư bao gồm: +Xây dựng nhà vườn trồng cà chua, xây dựng nhà sơ chế , nhà kho , nhà bảo quản rau nhà điều hành. +Mua sắm các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất rau , và chuyển rau tới nơi tiêu thụ 2.2 Loại hình doanh nghiệp và phương thức kinh doanh.dự án -Dự án sẽ tiến hành dưới hình thức công ti trách nhiệm hữu hạn 4 thành viên. Loại hình doanh nghiệp này ngoài mặt có lợi cho chủ đầu tư chỉ phải chịu trách nhiệm trên phần vốn đóng góp . Nó còn rất thuận tiện trong việc tiếp nhận thành viên mới để mở rộng quy mô vốn , mở rộng sản xuất khu trồng cà chua. - Khi đi vào hoạt động dự án sẽ sử dụng hình thức kinh doanh đó là cung cấp cà chua an toàn cho các siêu thi của nội thành Hà Nội và các siêu thị của các khu đô thị xung quanh 27 3.Xác định công suất máy móc thiết bị của dự án. * Công suất khả thi của dự án -Nhu cầu thị trường Theo báo cáo của UBND Hà Nội thu nhập trung bình của người dân năm 2010 là khoảng 36- 37 triệu đồng một tháng( khoảng 1700USD) và theo Trong 5 năm tới, Hà Nội đặt mục tiêuđưa thu nhập bình quân đầu người vươn tới mức 82-86 triệu đồng, nghĩa là hơn gấp đôi so với hiện nay. Điều đó cho thấy thu nhập của khu vực Hà Nội ngày càng cao cho nên sẽ tăng nhu cầu về chi tiêu đặc biêt trong nhưng mặt hàng thực phẩm có chất lượng , thương hiệu và luôn đảm bảo nguồn gốc cũng như thuơng hiệu Trong khi đó thành phố hà nội có 6,5 triệu người mà toàn thành phố 122 cửa hàng bán rau an toàn nghĩa là trung bình một cửa hàng rau sạch phục vụ rau cho khoảng 53 nghin , và như đã từng nói thành phố chỉ đáp ứng được trên 16% nhu cầu của người tiêu dùng là khoảng 16.000 tấn mỗi năm với tổng nhu cầu rau sạch trên địa bàn Hà Nội là 2.560 Tấn nghĩa là chỉ đáp ứng 16% (nguồn baomoi.com) ,điều đó cho thấy số lượng cửa hàng bán rau sạch còn quá it so với nhu cầu của người dân . Æ Những điều trên cho thấy nguồn cung của rau an toàn cho hà nội rất thiếu , và đặc biệt là nguồn cung với những thương hiệu đảm bảo đi vào lòng tin và thói quen tiêu dùng cho người dân càng thiếu . -Khả năng chiếm lĩnh thị trường của dự án Theo thực tế thì cũng có không ít dự án làm rau sạch đã được thược thực hiện nhưng đều có khuyết điểm mấu chốt như Khâu quảng bá sản phẩm đến đông đảo đại chúng đều không tốt trong khi đó để bán được sản phẩm thì yếu tố quảng cáo là 70% bên cạnh chất lượng của bản thân của sản phẩm phải đảm bảo như trong sự quạng bá thì mói giữ được lòng tin của khách hàng Æ vậy để chiếm lĩnh được thị trường cần 2 yếu tố luôn song hành quảng bà cho sản phẩm và chất lượng sản phẩm phải đảm bảo để thương hiệu dần dần đi vào lòng tin của người tiêu dùng - Khả năng mua được công nghệ thiết bị phù hợp Trên thị trường hiện nay có nhiều người đã phát triển mô hình trồng rau thủy sinh , trong đó có trồng cà chua sạch theo công nghệ này. Việc mua và học tập công nghệ không mấy khó khăn.Các thiết bị của công nghệ thì sẵn có trên thị trường -Khả năng cung ứng các yếu tố đầu vào Yếu tố đầu vào cảu dự án là giống cây cà chua , và phân bón. Trên thị trường hiện nay nguồn cung giống cây không thiếu . Dự án sẽ lấy giống từ các nguồn như công ty xanh, Hoặc của công ty Trang nông . Phân bón có thể lấy từ nhiều nguồn có uy tin và chất lượng * Công suất thiết kế của dự án 28 Với diện tích trồng là 1ha . Sử dụng công nghệ thủy sinh không cần đất. Và dự theo các dự án trồng thử nghiệm Công suất thiết kế của dự án trồng cà chua là :250 Tấn/ha/năm + Công suất khả thi khoảng 80% năng suất thiết kế là :200 tấn /ha/năm + Công suất thực tế của dự án đạt trên :200 tấn/ha/năm Công suất dự kiến khả thi 200 tấn/năm Công suất năm 1 150(75%) tấn/năm Công suất năm 2 160(80%) tấn/năm Công suất năm 3 180(90%) tấn/năm Công suất năm 4 190(95%) tấn/năm Công suất năm 5 190(95%) tấn/năm Công suất năm 6 200(100%) tấn/năm Công suất năm 7 200(100%) tấn/năm Công suất năm 8 200(100%) tấn/năm Công suất năm 9 200(100%) tấn/năm Công suất năm 10 200(100%) tấn/năm 29 4.Lựa chọn công nghệ cho dự án. 4.1.Quy trình công nghệ trồng cà chua Xây dựng được mô hình sản xuất cà chua theo phương pháp thủy canh Thủy canh là kỹ thuật trồng cây không dùng đất mà trồng trực tiếp vào dung dịch dinh dưỡng hoặc các giá thể không phải đất. Các giá thể có thể là cát, trấu, vỏ xơ dừa, than bùn, Vermiculite, Perlite... Kỷ thuật thủy canh là một trong những kỹ thuật tiến bộ của nghề làm vườn hiện đại. Chọn lựa môi trường tự nhiên thích hợp cho cây phát triển là sự sử dụng những chất thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây tránh được sự phát triển của cỏ dại, côn trùng và bệnh tật lây nhiễm từ đất.. * Ưu điểm của thủy canh - Ngày nay thủy canh có vai trò ngày càng cao trong sự phát triển của ngành nông nghiệp thế giới. Sức ép của dân số, sự thay đổi khí hậu, sự xói mòn đất, sự phân phối nước không đồng điều và sự ô nhiễm nguồn nước, đó là yếu tố ảnh hưởng đến các cách thức canh tác khác nhau. - Thủy canh đã đáp ứng được những đòi hỏi từ việc canh tác ngoài trời tới việc trồng trong nhà kính, đến việc sử dụng nguồn sáng trong việc sử dụng năng lượng nguyên tử ngầm ở đại dương đã cung cấp rau sạch cho phi hành đoàn. Đây là ngành khoa học cao đang được sử dụng tại những nước đang phát triển của thế giới thứ ba để cung cấp thức ăn cho những vùng đất khắc nghiệt, nước tưới hiếm hoi. Tóm lại những ưu điểm kỹ thuật thủy canh hiện đại là: - Không cần đất, chỉ cần không gian đặt hộp dụng cụ trồng hoặc hệ thống canh tác tự động, do vậy có thể triển khai ở những vùng đất cằn cỗi như hải đảo, vùng núi xa xôi, có thể trồng ngay trong nhà, trên sân thượng… - Không phải làm đất, không có cỏ dại, không cần tưới. 30 -Trồng được nhiều vụ, trồng được trái vụ. -Chỉ sử dụng dung dịch dinh dưỡng an toàn. Không sử dụng thuốc trừ sâu và các hóa chất độc hại khác. - Năng suất cao nhiều lần so với phương pháp canh tác thông thường. -Sản phẩm sạch, tươi ngon, an toàn với người tiêu dùng. - Không gây ô nhiễm môi trường. - Nếu có kinh phí đầu tư lắp đặt hệ thống tự động hoặc bán tự động sẽ giúp tiết kiệm được sức lao động cho con người. Nhược điểm: - Chỉ trồng các loại cây rau, quả ngắn ngày. - Giá thành sản xuất còn cao. -Nắm bắt và thực hiện đúng kỹ thuật thủy canh * Tính khả thi Ở nước ngoài - Nhật Bản là một trong những nước tiên phong trong kỹ thuật trồng rau thuỷ canh. Từ rất lâu họ đã đẩy mạnh kỹ thuật thủy canh để sản xuất rau sạch. An toàn thực phẩm là một trong những vấn đề mà người Nhật rất quan tâm, lo ngại và thận trọng đối với những phụ gia thực phẩm hay thuốc trừ sâu nông nghiệp. Hơn nữa vì diện tích đất canh tác quá hạn hẹp nên chính phủ Nhật rất khuyến khích và trợ giúp kiểu trồng này, rau sạch sản xuất bằng phương pháp này giá đắt hơn 30% so với rau trồng ở môi trường bên ngoài nhưng tiêu dùng vẫn chấp nhận. - Ở Singapore liên doanh Areo green Technology là công ty đầu tiên ở châu Á áp dụng kỹ thuật thủy canh trồng rau trong dung dịch dinh dưỡng, không cần đất và không phải dùng phân hóa học có hại để sản xuất rau với quy mô lớn. - Hàng năm Singapore tiêu thụ lượng rau trị giá 260 triệu USD. Vì đất có giới hạn nên hơn 90% rau xanh được nhập khẩu, hiện tại nông trại Areo Green ở Lim Chu Kang trị giá 5 triệu USD đang được thu hoạch khoảng 900 kg rau mỗi ngày. 31 - Trong khi đó ở các vùng khô cằn như Vịnh Ả rập, Israel, thủy canh được sử dụng rất phổ biến để trồng rau. Ở các nuớc Châu Mỹ La Tinh rau sạch cũng là sản phẩm chính của thủy canh. Hà Lan có hơn 3600 cây trồng không cần đất, Nam Phi có khoảng 400 ha. Trong nước: - Từ năm 1993, GS.Lê Đình Lương – khoa Sinh học ĐHQG Hà Nội phối hợp với viện nghiên cứu và phát triển Hồng Kông (R&D Hong Kong) đã tiến hành nghiên cứu tòan diện các khía cạnh khoa học kỹ thuật và kinh tế xã hội cho việc chuyển giao công nghệ và phát triển thủy canh tại Việt Nam. - Đến tháng 10 năm 1995 mạng lưới nghiên cứu và phát triển ờ Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Côn Đảo, Sở khoa học công nghệ và môi trường ở một số tỉnh thành. Công ty Golden Garden & Gino, nhóm sinh viên Đại học KHTN Thành Phố Hồ Chí Minh với phương pháp thủy canh vài loại rau thông dụng, cải xanh, cải ngọt, xà lách… Phân viện công nghệ sau thu hoạch, Viện Sinh học nhiệt đới cũng nghiên cứu và sản xuất. Nội dung chủ yếu là: -Thiết kế và phối hợp sản xuất các nguyên liệu dùng cho thủy canh. - Nghiên cứu trồng các lọai cây khác nhau, cấy truyền từ nuôi cấy mô vào hệ thủy canh trước khi đưa vào đất một số cây ăn quả khó trồng trực tiếp vào đất. - Triển khai thủy canh ở quy mô gia đình, thành thị và nông thôn. - Kết hợp thủy canh với dự án rau sạch của thành phố. Sản xuất rau sạch trên qui mô đại trà mức đầu tư thấp, giá thành hạ để có rau sạch cho hàng triệu người tiêu dùng thuộc mọi tầng lớp trong xã hội. Sẽ có ý nghĩa rất lớn về dịch chuyển kinh tế xã hội và môi trường 4.2. Đặc điểm kỹ thuật trồng cà chua theo phương pháp thủy canh. 4.2.1. Chọn giống Giống cà chua chọn trồng trong nhà lưới theo phương pháp thủy canh nên chọn giống có thời gian sinh trưởng vô hạn, thời gian từ trồng đến thu hoạch là 6 – 8 tháng. Nên chọn giống có kích thước trái phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng: trái 32 tròn hoặc tròn dài (giống cà chua hồng), trọng lượng khoảng 80 – 100 g/trái, màu đỏ bóng đẹp. 4.2.2 . Chuẩn bị nhà lưới - Nhà lưới được quét dọn sạch nền, xử lý vôi bột khử trùng, quạt gió để thông thoáng khí. Đường ống dẫn nước tưới và phân bón cũng được làm sạch, các vòi phun được kiểm tra, không bị ngẹt. - Dùng thêm 4kg Clorin pha với 200 lít nước phun khắp trong nhà trồng, để sát khuẩn trước khi trồng 03 - 05 ngày. - Ở xung quanh bên ngoài nhà lưới: Phun Aldrin để trừ kiến và côn trùng. 4.2.3 Chuẩn bị gieo trồng - Cà chua trồng trong nhà lưới có thể trồng quanh năm, thường thì 1 năm có thể trồng được 2 vụ (01 vụ trồng 06 tháng). - Trồng cà chua theo thời vụ thông thường: + Vụ Hè Thu: Gieo tháng 7, tháng 8, trồng tháng 8, tháng 9, thu hoạch vào cuối tháng 10 và 12. + Vụ Thu Đông: Gieo từ giữa tháng 9 sang cuối tháng 10, trồng tháng 11 để thu hoạch vào tháng 2, tháng 3. + Vụ Đông Xuân: Gieo tháng 11, trồng tháng 12 và thu hoạch tháng 3, tháng 4. + Mấy năm gần đây, do yêu cầu của thị trường nhiều nơi còn gieo thêm cà chua vụ Xuân - Hè, gieo hạt tốt nhất từ thượng tuần tháng 1 đến trung tuần tháng 2 để cây con được trồng chậm nhất vào quãng 15 tháng 3, cho thu hoạch vào tháng 5 - 6. 4.2.4. Chuẩn bị hạt giống vườn ươm - Ngâm hạt giống: hạt giống được ngâm trong nước ấm (3 sôi 2 lạnh) trong 2 giờ, sau đó vớt ra và ủ lại trong khăn vải được vắt ráo nước trong vòng 2 ngày. Lượng giống để trồng cho 2.000 m2 là 15 – 20g (khoảng 7.000 hạt, có độ nẩy mầm trên 80%). - Hạt cà chua được gieo trong vĩ ươm (7 lỗ x 12 lỗ), mỗi ngăn chỉ bỏ 1 hạt – độ sâu từ 0,2 -0,5 cm. Giá thể ươm hạt giống được sử dụng là xơ dừa mịn đã được làm sạch - Trong thời gian này chỉ dùng nước lã có pH = 6 để tưới. - Khi tỉ lệ cây có 2 lá thật khoảng 80% số lượng thì bắt đầu tưới phân bón với EC =1,5 và pH = 6 bằng cách phun sương. - Khi cây con được 1 tuẩn tuổi thì phun thuốc Ridomin gol để ngăn ngừa một số bệnh.. 4.2.5 Chuẩn bị giá thể: - Xơ dừa đã được xử lý tiệt trùng, sạch sâu bệnh, khử chát, trộn chung một ít vôi bột. 33 - Dùng 5kg Clorin pha 1000 lít nước tưới đều vào giá thể sẽ trồng. Ngày hôm sau dùng 5m3 nước lã tưới đều vào giá thể trồng. - Mười ngày sau lại dùng 10m3 nước lã tưới đều vào giá thể mục đích giúp cho giá thể giữ được ẩm trước khi chuyển cây con từ khay ươm vào bầu giá thể trồng. 4.2.6.Trồng cây. - Trồng cây vào bầu giá thể: khoảng 15 – 16 ngày sau khi gieo ươm hạt cà chua, lúc này cây con được khoảng 4 – 5 lá thật (cao 10 – 15cm), chọn cây mập, khỏe, lông ngắn tiến hành chuyển cây ươm vào giá thể trồng. Việc chuyển cây ươm vào bầu giá thể trồng phải làm triệt để trong vòng 1 – 2 ngày để bảo đảm cây con khỏe, tỷ lệ sống của cây cao, cây đồng đều về kích thước. - Trước khi trồng 1 ngày phun thuốc Ridomin gol và thuốc trừ sâu để ngăn ngừa côn trùng bám vào khi di chuyển từ vườn ươm sang nơi trồng. - Khoảng cách trồng: 1 bầu giá thể trồng 2 cây. Các bầu giá thể được đặt trên 1 máng tôn dài 45m, rộng 45cm, khoảng cách 2 bầu trên máng là 45cm, khoảng cách 2 máng 2 máng là 1,2m (xem sơ đồ ).Máng tôn vừa có tác dụng hạn chế giá thể rơi ra mặt sàn, vừa có tác dụng giữ lại lượng nước và phân bón thừa chảy ra khi tưới giúp tiết kiệm được một lượng nước và phân bón thừa từ 10 – 20%. Khi trồng để lá mầm trên mặt xơ dừa khoảng 1cm. Ghim que tưới cách gốc 2 cm ngay sau khi trồng. - Mật độ trồng: 6.000 cây/ 2000m2 sàn nhà lưới. - Trồng dặm lại cây chết sau khi trồng 7-10 ngày để ruộng được đồng đều. Sơ đồ: Khoảng cách trồng cà chua trong nhà lưới theo phương pháp thủy canh tại Bình Dương 4.2.7. Chăm sóc. - Sau khi trồng xong tiến hành quét dọn vệ sinh trong nhà lưới vì khi trồng sẽ có một số giá thể bị rơi ra mặt nền. - Ngay sau khi trồng bắt đầu tưới nước có pha phân bón và tưới theo lập trình. + Tưới nước 34 - Khi cây còn nhỏ số lần tưới trong ngày khoảng 8 lần và không tưới vào lúc nắng nóng vì lúc ấy nước đọng lại trong đường ống rất nóng. Nước tưới lúc này có EC = 1 và pH = 6. - Lượng nước tưới tùy theo sinh trưởng của cây, nên tưới nước nhiều vào hai thời kỳ: Lúc ra quả rộ (trên 50% số cây đã có quả) và lúc phát triển mạnh. Chú ý không để bộ lá cà chua bị héo rũ trong bất kì giai đoạn nào. Đối với dự án này, phân bón và nước tưới được lập trình sẵn kết hợp tưới nước và bón phân chung với nhau. - Dinh dưỡng là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng đối với cây trồng, đặc biệt trồng cây bằng phương pháp thuỷ canh thì việc thử nghiệm chọn ra một hỗn hợp các chất dinh dưỡng để cây sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất tối ưu, chống chịu sâu bệnh là điều hết sức quan trọng. - Qua quá trình thực nghiệm phối trộn nhiều loại phân bón và nồng độ phân khác nhau, tác giả đưa ra một quy trình phối trộn tối ưu như sau: - Dự án dùng hoàn toàn là phân hóa học nên một số phân không thể hòa chung ở nồng độ cao vì sẽ gây ra phản ứng kết tủa nên phải dùng ít nhất 3 thùng để hòa tan đậm đặc phân bón. Cách phối trộn phân bón: Nếu dùng 3 thùng phân thì có 3 bộ trộn: Phân và liều lượng trộn trong 3 thùng A, B và C như sau: - Thùng A: các chất được pha trong 300 lít nước và khuấy tan đều. Thùng A - Calcium Nitrate : 18 kg - Potasium Nitrate : 2,8 kg - KH2PO4 : 2,6 kg - Thùng B: các chất được pha trong 300 lít nước và khuấy tan đều. Thùng B - K2SO4 : 8 kg - MgSO4 : 6,8 kg - FeSO4 : 400gr - H3BO3 : 80gr - MnSO4 : 60gr - ZnSO4 : 25gr - CuSO4 : 10 gr - Molypden : 2 gr - Thùng C: vì nguồn nước tưới có pH thấp (khoảng 4,2) nên phải dùng NaOH hoặc KOH để nâng pH lên 6. Theo kinh nghiệm tại nơi thực hiện dự án 40.000 lít nước sẽ được hòa với khoảng 1,5 kg KOH hoặc NaOH để nâng pH từ khoảng 4,2 lên 6. Thùng C NaOH hoặc KOH - Các chất được pha vào 600 lít nước tạo thành dung dịch phân bón đậm đặc, sau đó 35 dung dịch phân bón đậm đặc này sẽ được pha với 40.000 lít nước để tưới cho cà chua, trong vòng 7 ngày cho 2000 m2sàn. Cách bón - Trong tuần lễ đầu khi trồng mỗi ngày tưới lên 1 gốc cây khoảng 200 ml với EC =1 và pH = 6. Tưới làm 10 lần trong ngày. - Tuần thứ 2- 4 tưới tăng dần đến 800 ml/gốc và số lần tưới tăng lên khoảng 16 lần. - Tuần thứ 5 về sau tăng lượng calcium nitrat từ 18 kg lên 25 kg. Và EC = 1,5 ; pH = 6, lượng nước tưới trong 1 ngày khoảng từ 1,5 lít /gốc đến 2 lít/gốc tùy theo lượng ánh sáng và nhiệt độ và số lần tưới trong 1 ngày khoảng 20 lần. * Chú ý: Ở giai đoạn từ khi mới trồng đến 15 ngày sau khi trồng cây thường biểu hiện thiếu sắt – cần bổ sung sắt bằng cách phun trên lá chelat sắt. + Vun tỉa: Sau khi trồng 20 ngày cây cao khoảng 50 cm đã bắt đầu đổ ngã nên lúc này phải tiến hành cắm cọc (cọc dài 1,20 cm) và quấn dây ở đoạn cách mặt đất 30 - 35 cm. Trong thời gian này cây phát triển rất nhanh, mỗi ngày cây cao thêm khoảng 3cm, nên việc quấn dây phải thường xuyên để tránh đổ ngã, đồng thời hàng ngày tỉa hết nhánh bên, chỉ để hai thân chính. Tỉa bỏ cả những lá già và những lá hết khả năng quang hợp. Khi tỉa không làm bầm dập vết cắt và tỉa khi nhà lưới khô ráo. + Rung bông, thụ phấn(khoảng 45 ngày sau trồng): khi cây bắt đầu ra bông, vì trong điều kiện nhà lưới không có nhiều gió như ngoài tự nhiên, đồng ruộng nên việc rung bông thụ phấn cho cà chua là rất quan trọng và công việc này được thực hiện liên tục từ thời điểm khi cà bắt đầu ra bông mỗi ngày và mỗi sáng từ 8h30’ đến 10h30’ cho đến khi thu hái hết giúp cho bông thụ phấn tốt hơn. + Kiểm soát tình hình sâu hại: * Sâu hại: - Cà chua thường gặp các sâu hại như sâu xanh, sâu khoang ăn lá, ăn cùi quả, sâu hồng đục quả và rệp. Tuy nhiên, mô hình trồng cà chua của dự án cho thấy chỉ xuất hiện con sâu khoang ăn lá vào thời gian đầu mới trồng cà chua trong nhà lưới, do chưa có kinh nghiệm xử lý giá thể, che chắn kỹ. - Kiểm soát tình hình sâu hại: bằng cách phun thuốc trừ sâu sinh học Catex 1,8EC & 3,6EC đây là loại thuốc trừ sâu tiên tiến thế hệ mới, không sử dụng hóa chất. Với hoạt chất Abamectin 1.8%, 3.6%, Catex 1.8EC & 3.6EC có tác dụng diệt trừ các loại sâu miệng nhai và nhện đã kháng thuốc, nên ngoại trừ diệt được con sâu khoang còn có thể phòng trị một số loại sâu rầy khác. - Theo khuyến cáo thì loại thuốc Catex 1.8, 3.6EC an toàn cho cây trồng, không để lại dư lượng trong nông sản, rất ít ảnh hưởng đến thiên địch, thích hợp sử dụng cho vùng rau an toàn. - Ngoài dùng thuốc sinh học thì phương pháp xử lý giá thể kỹ trước khi trồng và làm cửa ra vào hai lớp cũng đã hạn chế rất lớn loại sâu hại này. * Bệnh hại: 36 - Bệnh hại hay gặp là bệnh mốc sương (sương mai) và bệnh xoắn lá. Đối với các loại bệnh này thì chúng tôi không dùng biện pháp hóa học nào để xử lý điều trị, chỉ phòng ngừa bệnh giai đoạn đầu khi cây còn nhỏ (từ cây con đến ra hoa) bằng chế phẩm Exin, cây cà chua khi bắt đầu ra hoa về sau nhờ cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và cân đối nên sức đề kháng cao, bệnh hại ảnh hưởng đến năng suất cà chua không đáng kể. 4.2.8.Thu hoạch. - Khoảng 70 ngày sau trồng khi trái cà chua đã to, đẫy sức, vỏ quả căng và bóng láng, chuyển từ màu xanh sang trắng xanh, cành quả có những vòng nâu là lúc hạt đã phát dục đầy đủ, có thể thu hoạch để vận chuyển đi xa được an toàn, còn nếu không thì để quả chín một nửa rồi thu hoạch, thu hoạch mỗi ngày. Khi thu hoạch dùng kéo cắt nhẹ cuống quả để không làm gãy núm quả và khỏi làm ảnh hưởng đến chùm quả. - Khi tiến hành thu hái đồng thời hạ dây từ từ để cây không bị gãy, việc hạ dây với mục đích chính là ngọn việc chăm sóc, thu hoạch. 37 4.3.Danh mục trang thiết bị : STT    Tên thit b đu t   Đn  v   S  lng    Đn giá    Thành tin    A    Máy móc thit b  ch yu              1    Máy bm nc.    Cái   30   1,500,000   45,000,000   2    Máy phun thuc tr  sâu    Cái   2   200,000   400,000   3    Khóa nc     Cái   120   10,000   1,200,000   4    Vòi phun t đng    Cái   20   20,000   400,000   5    Bóng đin 25W    Cái   600   3,500   2,100,000   6    Dây đin    M   300   2,000   600,000   7    Quang gánh    Đôi   10   30,000   300,000   8    Thúng    Cái   20   20,000   400,000   9     Đòn gánh    Cái   10   10,000   100,000   10    Cân đin t            ‐     10    Cân 5kg    Cái   3   100,000   300,000   10    Cân 100kg    Cái   2   500,000   1,000,000   11    Dây thép     Kg   25   20,000   500,000   12    Xe ti     Cái   1   120,000,000   120,000,000   13    Gía th x da    Bu   15,000   7,000   105,000,000   38 14    Thùng đng phân bón           ‐     14    Thùng 3L    Cái   2   82,000   164,000   14    Thùng 22l    Cái   3   520,000   1,560,000   15    Vĩ m    Cái   360   5,000   1,800,000   16    Đào ging nc    cái   4   1,500,000   6,000,000   17    Máy n    cái   1   40,000,000   40,000,000   18    Đng ng dn nc    m   1,000   20,000   20,000,000    B    Thit b văn phòng            ‐     1    Máy tính    B   7   6,000,000   42,000,000   2    Máy in    Cái   1   2,000,000   2,000,000   3    Đin thoi    Cái   5   520,000   2,600,000   4    Qut treo tng    Cái   5   175,000   875,000       TNG CNG            394,299,000   5.Nguyên vật liệu đầu vào. Cà chua các giống ngoại nhập: Appolo, Grandeur, Tropic boy, Avanti, Summer. Các giống tại Việt Nam: T26 và T30 của công ty Xanh (Greenn Co); TN 148, TN 270, TN 480, TN 386 của Trang nông. 39 STT  Tên nguyên vt liu  Đn v  S  lng  Đn  giá  Tr giá  1  Ht ging cà chua  g  100 24000 2400000  2  Cacium Nitrate  Kg  90 10000 900000  3  Postasium Nitrate  Kg  14 15000 210000  4  KH2PO4  Kg  13 31000 403000  5  Ca(O Cl)2   Kg  25 19000 475000  6  K2SO4  Kg  40 7000 280000  7  MgSO4  Kg  34 37000 1258000  8  FeSO4  Kg  2 5000 10000 9  H3BO3  Kg  0.4 40000 16000 10  MnSO4  Kg  0.3 50000 15000 11  ZnSO4  Kg  0.125 35000 4375 12  CuSO4  Kg  0.05 12000 600 13  Molypden  Kg  0.01 25000 250 14  KOH  Kg  7.5 7000 52500     TNG CNG 6024725  6.Cơ sở hạ tầng 6.1.Năng lượng: Khả năng cung cấp điện ổn định có hệ thống cao áp của khu vực Dự án sử dụng khoảng 6000kw/h điện 1tháng với giá trung bình 1000 VND một số khoảng 6000 000 VND/tháng Dự án sử dụng máy nổ với chi phí mua và lắp đặt là 40 triệu VND tiêu hao xăng 2 lít/ h . Cả dự án sẽ tiêu thụ khoảng 7000lit xăng đơn giá 20000VNĐ tương đương khoảng 140 000 0000 đồng. 6.2.Nước. -Dự án đào 4 giếng nước để sử dụng - Mua 30 máy bơm để dẫn nước vào tưới cho cây - Do là hệ thống theo phương pháp hồi lưu nhỏ giọt nên sẽ không có nước thừa và rất tiết kiệm nước 6.3.Hệ thống đường giao thông. -Hệ thống đường giao thông: đường nhựa, bê tông đến vùng dự án, thuận lợi cho các phương tiện giao thông trên đường 40 - Có nhiều tuyến đường giao thông xây dựng nối liền với khu nội thành Hà Nội và các khu đô thị xung quanh 6.4.Nhu cầu vận tải - Dự án sẽ cần mua một xe tải ben 650 kg để trở cả chua đi đến các nơi tiêu thụ trên địa bàn Hà nội và các khu đô thị lân cận - Giá xe tải là 120 triệu VND lượng tiêu hao xăng dầu , tiêu hao 15 lít trong 100 km 7.Địa điểm thực hiện dự án -Dự án trồng cà chua sẽ đươc thực hiện ở địa bàn xã Văn Đức, huyện Gia Lâm Với diện tích là 10200m2 - Dự án được dặt tại địa điểm này Căn cứ vào yếu tố sau +Huyện Gia Lâm có những cơ chế,chính sách cụ thể nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư nhất là đầu tưu cho trồng rau an toàn,trong khuôn khổ pháp luật nhằm khai thác các tiềm năng thế mạnh riêng của huyện trên tinh thần 2 bên cùng có lợi cụ thể +Giảm giá thuế tối đa tùy theo địa điểm và tính chất của dự án,hỗ trợ chủ đầu tư trong việc giải phóng mặt bằng,san lấp mặt bằng. +Thực hiện nghiêm túc chính sách một cửa giải quyết thủ tục nhanh nhất cho các nhà đầu tư :thẩm định dự án, triển khai dự án, cấp đất cho thuê, cấp giấy phép, tuyển lao động…Đảm bảo an toàn tài sản và người cho các nhà đầu tư. Dự án sản xuất rau sạch được triển khai tại xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, Hà Nội bên cạnh những lợi thế về điều kiện tự nhiên ,chính trị và kinh tế xã hội đây là địa điểm hết sức thuận lợi về giao thông, nguồn nhân lực và đặc biệt Gia Lâm có trường Đại học Nông Nghiệp I là nơi mà dự án có thể tiếp nhận và học hỏi các tiến 41 bộ khoa học kỹ thuật về sản xuất rau sạch cũng như cách chế biến, bảo quản rau tốt nhất . - Hiện trạng sử dụng đất : Khu đất hiện tại dụng chưa thực sự hiệu quả về mạt kinh tế. Nó được một công ti xây dưng thuê để đổ chứa vật liệu xây dựng để xây một công trình gần đó và hiện đã xây xong đồng thời ,thời gian hiệu lực của hợp đồng thuê đất đã hết hạn . khu đất không có nhà dân và cũng như công trình sản xuất hay công trình công cộng khác. vậy nên dự án sẽ không tốn kém tiền đền bù giải phóng mặt bằng. 8.Giải pháp xây dựng công trình. 8.1 Phương án bố trí tổng mặt bằng Dựa vào tình hình của dự án,bố trí dự án như sau: Nhà điều hành được bố trí để làm việc cho giám đốc, nhân viên và là nơi giao dịch với khách hàng. Khu sản xuất gồm hệ thống nhà lưới, nhà sơ chế cà chua, kho chứa vật tư và thuốc BVTT, nhà bảo quản Tất cả đều được bố trí sắp xếp phù hợp với tính chất công việc và yêu cầu của từng hạng mục. 8.2.Phương án kiến trúc xây dựng dự án 8.2.1.Nhiệm vụ thiết kế xây dựng Nhiệm vụ xây dựng phải đúng quy trình ,quy phạm,tuân thủ đúng các bước trong xây dựng cũng như phải phù hợp với dự án trồng cà chua sạch theo phương pháp thủy canh. 42 8.2.2.Sơ đồ thiết kế 8.2.2.1 Sơ đồ thiết kế hệ thống pha trộn dưỡng chất. 43 8.2.2.2.Sơ đồ thiết kế hệ thống nhà lưới. Sơ đồ thiết kế nhà lưới thủy canh cà chua 44 Sơ đồ mặt bằng nhà lưới 45 Sơ đồ tổng thể nhà lưới thủy canh cà chua 8.2.3.Các hạng mục công trình Bảng:Danh mục các hạng mục công trình Đơn vị:Đồng TT Hạng mục của dự án Đơn vị Tổng khối lượng Đơn giá(đ/m2) Thành tiền 1 Giải phóng mặt bằng m2 10 000 5 000 50 000 000 2 Nhà sơ chế rau m2 100 1 500 000 150 000 000 3 Kho chứa vật tư, m2 50 1 000 000 50 000 000 46 thuốc BVTT 4 Nhà vệ sinh m2 5 800 000 4 000 000 6 Nhà điều hành m2 35 2 000 000 70 000 000 7 Nhà bảo quản rau m2 30 2 000 000 60 000 000 Tổng cộng 384 000 000 Bảng:Công trình phục vụ dự án Đơn vị: Đồng TT Tên công trình Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền 1. Giếng khoan cái 4 1 500 000 6 000 000 2 Bể lọc nước cái 4 6 500 000 26 000 000 3 Đường điện nội bộ m 300 2 000 600 000 4 Hệ thống nhà lưới M2 10 000 136 000 1 360 000 000 Tổng 1 392 600 000 8.3.Giải pháp kết cấu xây dựng *Nhà điều hành: 47 Do tính chất của dự án nên công ty chúng tôi chỉ xây dựng một phòng điều hành có diện tích: 35m2. Được xây dựng khung bê tông cốt thép, gạch đỏ đảm bảo vững chắc. Mái lợp tôn ,trần nhựa chống nóng, nền lát gạch liên doanh cửa làm bằng gỗ công tình phụ khép kín. Đây là nơi làm việc của giám đốc, nhân viên văn phòng, kế toán. *Nhà sơ chế: Nhà sơ chế có diện tích 100 m2 khung bê tông, mái lợp tôn chống nóng, có điều hòa. Đồng thời được trang bị đầy đủ hệ thống chiếu sáng, đảm bảo điều kiện làm việc cho công nhân *Kho chứa vật tư,thuốc BVTT: có diện tích 50m2 xây bằng gạch,mái lợp tôn,ánh sáng độ ẩm vừa phải đảm bảo cho việc bảo quản.Kho được xây dựng xa nguồn nước và khu vực sơ chế rau. *Nhà vệ sinh : Có diện tích 5m2.Xây dựng bằng gạch ,tường lát gạch men trắng đảm bảo vệ sinh và dễ lau chùi,hệ thống nước thải được xây dựng đúng quy cách. *Đường điện nội bộ Dự án sử dụng trực tiếp điện sinh hoạt của địa phương,bố trí đảm bảo an toàn thuận tiện. *Nhà bảo quản rau Diện tích là 30m2 có hệ thống làm lạnh để bảo quản. 9.Đánh giá sơ bộ tác động đến môi trường 9.1 Các tác động đến môi trường 48 _ Trong quá trình xây dựng có thể nảy sinh một số nhân tố gây ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường xung quanh. Cụ thể là: + Tiếng ồn: phát sinh chủ yếu do hoạt động của các loại máy móc, thiết bị thi công cơ giới và các phương tiện vận tải. + Bụi, đất, đá và một số các chất rắn khác: có thể phát sinh trong quá trình san lấp mặt bằng, chuyên chở vật liệu và trong quá trình thi công xây dựng. + Khí thải độc hại: SO2 , NO2 , CO, CO2 ... được thải ra trong quá trình hoạt động của các phương tiện vận tải, thi công cơ giới. _ Trong quá trình hoạt động: + Nước nước thủy sinh có thể đổ ra môi trường nếu thùng chứa không tốt + Rác thải do phế phẩm của nông nghiệp 9.2.Giải pháp khắc phục - Trong quá trình xây dựng +Xe chở vật liệu, đất đá phải được bịt kín khi chuyên chở. Đường vận chuyển vào khu xây dựng phải được thường xuyên tưới nước tránh gây bụi tới các khu vực xung quanh. +Tổ chức khu ở cho cán bộ, công nhân thi công công trình một cách hợp lý, vệ sinh vừa nhằm đảm bảo sức khoẻ vừa không ảnh hưởng xấu tới môi trường. - Trong quá trình sảnh xuất + Mua thùng chứa chắc chắn đảm bảo hiệu quả + Rác thải được nhân công của dự án thu gôm mỗi ngày và đưa tới nơi tập trung rác của địa phương. 10.Lịch trình thực hiện dự án. Sử dụng phương pháp sơ đồ GANT 49 Chương 4.Tổ chức và quản lý nhân sự 1.Tổ chức quản lý dự án trong giai đoạn thực hiện đầu tư + Dự án tổ chức quản lý dự án căn cứ vào + Lượng vốn đầu tư: 4,37 tỷ VNĐ trên quy mô 1 ha + Thời gian tiến độ thực hiện dự án 10 năm + Công nghệ sử dụng: thủy canh bằng dung dịch hữu cơ + Căn cứ vào nguồn lực của chủ đầu tư Dự án được tổ chức quản lý theo mô hình; chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án. Đây là mô hình phù hợp, đơn giản tiết kiệm chi phí mang lại hiệu quả. + Chủ đầu tư : trực tiếp quản lý dự án, cử 1 người là trưởng ban quản lý dự án. Chuyên gia quản lý dự án 2 người có thể thuê ngoài, thực hiện việc tư vấn 1 người + Bộ phận tài chính: Mở và theo dõi tài khoản cho dự án, đảm bảo huy động vốn đúng tiến độ cho dự án, lập dự đoán phân bổ, giám sát việc sử dụng các chi phí • Chịu trách nhiệm các hoạt động liên quan tới kế toán, thông kê và quản lý hoạt động tài chính của dự án. Chủ đầu tư chủ dự án Tổ chức thực hiện Chuyên gia quản lý dự án Bộ phận tài chính Thiết kế kỹ thuật Bộ phận thi công Bộ phận mua sắm máy móc thiết bị Bộ phận đào tạo 50 • Chịu trách nhiệm thực hiện các công việc hành chính, quan hệ với các cơ quan có thẩm quyền địa phương. + Bộ phận thiết kế kĩ thuật • Thiết kế nhà lưới để trồng cà chua, • thiết kế văn phòng cho các kỹ thuật viên làm việc • thiết kế nhà sơ chế , nhà kho giữ hoa quả… • Bố trí và lắp đặt các thiết bị máy móc của dự án 1 cách hợp lý. Cụ thế là máy móc thiết bị và các thiết bị văn phòng + Bộ phận tổ chức thi công • Chủ đầu tư lựa chọn đơn vị thi công. Căn cứ vào thiết kế, kế hoạch thực hiện dự án, tổ chức giám sát việc thi công công trình đảm bảo tiến độ, chất lượng và chi phí hợp lý + Bộ phận mưa sắm máy móc thiết bị • Đưa các phương án kế hoạch mưa sắm máy móc thiết bị cho dự án. Lựa chọn máy móc, thiết bị hiện đại, đồng bộ chi phí hợp lý, đảm bảo tiến độ, các điều kiện thanh toán và các tiêu chuẩn khá. Lựa chọn nhà cung cấp + Bộ phận đào tạo và tuyển chọn nhân viên : Xây dựng kế hoạch nhân sự, kế hoạch và trương trình đào tạo về: quản lý, điều hành, hành chính, nhân dự, kĩ thuật bảo trì, bảo dưỡng… Việc tuyển dụng nhân sự của dự án được trực tiếp thực hiện thông qua Giám Đốc. Khi dự án bắt đầu xây dựng công ty sẽ tuyển chọn lao động tại địa phương và các trường công nhân kỹ thuật theo cơ cấu ở bảng cơ cấu nhân viên. Phương thức lựa chọn dựa trên nguyên tắc tự nguyện, cùng với sự lựa chọn cho phù hợp với trình độ và tay nghề của từng người, có hợp đồng lao động, lương và các quyền lợi khác trả trực tiếp cho người lao động, tôn trọng các điều khoản trong hợp đồng đã ký kết về 51 việc tuyển dụng và cho thôi việc. ưu tiên tuyển dụng công nhân lao động là người tại địa phương. Công nhân mới được tuyển dụng vào công ty đều phải tham gia các khóa huấn luyện về: ¾ Chấp hành các nội quy công ty. ¾ Nội quy bảo vệ môi trường ¾ Kỹ thuật về quy trình sản xuất. ¾ Bí mật công nghệ và thông tin. Tùy theo nhiệm vụ tại từng bộ phận mà từng nhóm người phải học thêm các chu trình công nghệ và công việc được giao, hoặc được gửi đi đâo tạo thêm về trình độ chuyên môn nghề nghiệp tại các cơ sở trong nước. Cụ thể là: ¾ Kế toán, thủ quỹ: tôt nghiệp Cao Đẳng trên lên, ưu tiên người sử dụng thành thạo máy vi tính. ¾ Nhân viên kinh doanh: tôt nghiệp ĐH . ¾ Kỹ sư: Tốt nghiệp ĐH Nông Nghiệp, ưu tiên người đã có kinh nghiệm. 2. Tổ chức quản lý dự án trong giai đoạn vận hành khai thác 2.1.Sơ đồ thực hiện cấu trúc dự án 52 2.2. Chức năng và nhiệm vụ của mỗi bộ phận: + Ban giám đốc sẽ có trách nhiệm quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh hàng ngày của dự án. Ban giám đốc dự án sẽ bao gồm: một giám đốc dự án, một kế toán và một thủ quỹ. ¾ Giám đốc dự án: trách nhiệm quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh. ¾ Kế toán, thủ quỹ: Lên sổ sách chứng từ, ngân sách của công ty. - Ban giám đốc dự án: Sẽ có trách nhiệm đối với các vấn đề sau đây dưới sự chỉ đạo ủy quyền và giám sát toàn bộ của chủ đầu tư: ¾ Đảm bảo rằng dự án và các nhân vên của dự án tuân thủ tất cả các luật và quy định có liên quan của chính quyền địa phương cũng như của nhà nước. ¾ Đảm bảo rằng hoạt động hằng ngày của dự án dược thực hiện phù hợp với chỉ thị, kế hoạch ngân sách, trình tự chính sách và nghị quyết do chủ đầu tư đề ra. ¾ Báo cáo kết quả kinh doanh của dự án cho chủ đầu tư Ban Giám Đốc Phòng Tài Chính Kế Toán Phòng Kinh Doanh Phòng Sản Xuất 53 + Phòng tài chính kế toán: Quản lý điều hành công tác kinh tế tài chính và hạch toán kế toán, xúc tiến huy động tài chính và quản lý công tác đầu tư tài chính, thực hiện và theo dõi công tác tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập, chi trả theo chế độ, chính sách đối với người lao động trong công ty, thanh quyết toán các chi phí hoạt động, chi phí phục vụ sản xuất kinh doanh và chi phí đầu tư dự án theo quy định. Kế toán:có 1 kế toán trưởng phụ trách chung ,1 kế toán làm về mảng chi phí sản xuất dự án,1 kế toán làm về mảng tiêu thụ sản phẩm của dự án và 1 kế toán về công tác lương thưởng đối với từng bộ phận, từng cá nhân. + Phòng kinh doanh : • Thực hiện những giao dịch với khách hàng, marketing, bảo trì bảo dưỡng các cơ sở vật chất, các hoạt động văn phòng, bảo vệ an toàn tài sản. • Chịu trách nhiệm có liên quan tới cung ứng vật tư, hàng hóa, vật phẩm để sử dụng và tiêu thụ trong khu dự án. + Phòng sản xuất : Chịu trách nhiệm trong quá trình trồng và sản xuất và chăm sóc cà chua từ giai đoạn chọn giống, trồng, chăm sóc cho đến khi thu hoạch. Cơ cấu và chi phí nhân sự của dự án STT Lao ®éng Sè l−îng 1 Gi¸m ®èc 1 ng−êi 2 KÕ to¸n 1 ng−êi 3 Thủ quỹ 1 ng−êi 4 Nhân viên kinh doanh 5 ng−êi 5 Bảo vệ 2 ng−êi 6 C¸n bé kü thuËt trồng cây 5 ng−êi 7 Lái xe 1 ng−êi 8 C«ng nh©n chăm sóc cây 20 ng−êi Tæng céng 36 ng−êi Nguồn lao động 54 • Đối với các vị trí quan trọng, đòi hỏi trình độ như Giám đốc, Phó giám đốc được tuyển chọn từ các công ty thuộc chủ đầu tư, lao động địa phương có trình độ, hoặc lao động có trình độ tại các vùng lân cận. • Đối với các lao động khác, tuyển dụng từ lao động địa phương. • Bên cạnh đó dự án sẽ tuyển một số lao động là sinh viên xuất sắc hoặc giỏi tại các trường đại học xây dựng, kinh tế quốc dân. Đào tạo và chi phí tuyển dụng đào tạo Sẽ triển khai đào tạo cho người lao động ngay khi dự án đi vào hoạt động và đào tạo thêm tùy vào sự phát triển và mở rộng của dự án. − Đào tạo chung cho toàn bộ lao động Nội dung: nội quy, kỷ luật, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ Chi phí đào tạo dự kiến là 150 triệu đồng − Đào tạo chuyên môn: + Chi phí =2% tổng quỹ lương. + Nội dung đào tạo: Quản lý điều hành chung Quản lý điều hành khu máy móc thiết bị, điều hành nhân công, .. Kỹ thuật vận hành, bảo dưỡng sửa chữa máy móc thiết bị Tiếp thị, quảng cáo Kiến thức về môi trường sinh thái + Chi phí đào tạo bao gồm: Thuê người giảng dạy Thực tập Trợ giúp của chuyên gia, tư vấn: Tư vấn trong các lĩnh vực: • môi trường,ươm giống, kỹ thuật trồng cây, pha trộn dung dịch, chăm sóc cây, bảo quản. • thiết kế, thi công, xây lắp, vận hành thiết bị trong giai đoạn đầu. • huấn luyện nhân viên Dự kiến tổng chi phí đào tạo và chuyên gia ban đầu là 156960000 đồng. Những năm sau, khi dự án đi vào hoạt động, chi phí đào tạo hàng năm bằng 2% chi phí nhân công 55 Chương 5. Phân tích tài chính dự án đầu tư Những phân tích trong phần này được rút ra từ kết quả tính toán. Việc tính toán phân tích tài chính được thực hiện căn cứ vào số liệu trong tất cả các bảng và những số liệu cơ bản sau: Thuế thu nhập doanh nghiệp: 20% do hưởng ưu đãi đối với doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp. Khấu hao thiết bị: 5 năm Khấu hao nhà xưởng: 10 năm Khấu hao chi phí sử dụng đất và cơ sở hạ tầng: 10 năm Lãi vay đầu tư: 14,5%/năm đối với đầu tư trong nông nghiệp. Lãi suất tiền gửi:18%/năm Lái suất vay vốn lưu động: 14,5% Chi phí quản lý điều hành: 4%/ tổng doanh thu Chi phí tiếp thị quản cáo: 2%/ tổng doanh thu Tỉ lệ phế phẩm:10% Gía bán sản phẩm cà chua/1 gói:10 500VNĐ( Chưa tính thuế GTGT) Gía bán phế phẩm:20% 1.Dự tính tổng mức vốn đầu tư và nguồn vốn huy động của dự án 1.1.Dự tính tổng mức vốn đầu tư. Bảng 1. Dự tính tổng mức vốn đầu tư 56 STT Hạng mục công trình Thành tiền A Vốn cố định I Chi phí ban đầu về đất 1 Giải phóng mặt bằng 50000000 2 Tiền thuê đất 7650000 II Vốn thiết bị 394,299,000 III Chi phí xây lắp 1 Chi phí hạng mục công trình 334000000 2 Chi phí công trình phục vụ dự án 1392600000 IV Chi phí chuẩn bị 1 Chi phí quản lý điều hành 154000000 2 Chi phí tiếp thị quảng cáo 175000000 3 Chi phí nhân công 750000000 4 Chi phí nguyên vật liệu 6024725 5 Chi phí vận hành dự án 256740000 B Vốn lưu động 700000000 C Vốn dự phòng 150000000 Tổng mức vốn đầu tư 4370313725 1.2.Dự tính nguồn vốn huy động của dự án. -Chủ đầu tư và các cổ đông: 3370313725 VNĐ -Vay ngân hàng hỗ trợ sản xuất trong nông nghiệp : 1 tỷ VNĐ 1.3. Lập báo cáo tài chính và xác định dòng tiền của dự án 1.3.1. Lập báo cáo tài chính a. Dự tính doanh thu hằng năm. Doanh thu được tính dựa trên cơ sở: -Thu nhập và chi tiêu của các đối tượng khách hàng -Nhu cầu thị trường, và số liệu thống kê nghiên cứu thị trường, giá cả -Công suất tiêu thụ sản phẩm cà chua của dự án. Bảng 2. Dự tính doanh thu hằng năm 57 b.Dự tính chi phí hằng năm Chi phí hằng năm được tổng hợp từ các khoản chi phí sau: -Chi phí nguyên vật liệu. -Chi phí hệ thống cơ sở hạ tầng. -Chi phí nhân công. -Chi phí quảng cáo. -Tiền thuê đất. -Chi phí khấu hao. -Chi phí trả lãi vay vốn đầu tư: Dựa vào bảng 3.2 -Chi phí khác . -Dự phòng. Bảng 3.1. Khấu hao tài sản cố định. Bảng 3.2.Kế hoạch trả nợ (trả nợ gốc đều trong 10 năm). Bảng 3.3. Chi phí tiền lương cho công nhân Bảng 3.4.Chi phí nhân công hằng năm Tổng hợp chi phí hằng năm được tính theo bảng 3 Bảng 3. Tổng hợp chi phí hằng năm. c.Dự tính lợi nhuận thuần sau thuế hằng năm. Lợi nhuận thuần sau thuế của dự án được xác định theo : Bảng 4: Bảng dự trù lãi lỗ 1.3.2. Xác định dòng tiền của dự án Dòng tiền của dự án được xác định theo bảng 5. Bảng 5 :Xác định dòng tiền của dự án. 1.4.Xác định tỉ suất của dự án Tỷ suất của dự án được xác định dựa vào: -Chi phí cơ hội vốn tự có được xác định bằng lãi suất gửi tiết kiệm là 18%/năm 58 -Lãi vay ưu đãi tín dụng là 14,5%/năm -Tỷ suất của dự án là: 17,2%/năm (xác định theo phương pháp bình quân gia quyền) 1.5. Các chỉ tiêu cơ bản phản ánh hiệu quả tài chính của dự án -Gía trị hiện tại của thu nhập thuần (NPV): 1001.421 triệu VNĐ >0 -Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) là : 19,15%> 17,2%/năm -Thời gian thu hồi vốn đầu tư ban đầu của dự án (T): 5 năm 6,92 tháng. Các chỉ tiêu trên được tính toán với sử dụng phần mềm Excel 1.6.Đánh giá về độ an toàn về mặt tài chính của dự án a.An toàn về vốn đầu tư. - Hệ số vốn tự có/ Vốn đi vay=3370313725/1000000000=3,37 >1 -Tỷ trọng vốn tự có/Tổng mức đầu tư = 3370313725/4370313725 =77% > 50% Như vậy nguồn vốn đầu tư của dự án được đảm bảo bằng tiềm lực tài chính của chủ đầu tư. b.An toàn về khả năng trả nợ. Hằng năm nguồn trả nợ của dự án được lấy từ 20% lợi nhuận thuần, khấu hao và lãi vay để trả nợ.Nguồn trả nợ hằng năm của dự án đều lớn hơn nợ gốc và lãi phải trả hằng năm từ 3-4 lần.Điều này chứng tỏ dự án có khả năng trả nợ. -Dựa vào bảng 3.2: Kế hoạch trả nợ của dự án ( đều trong 10 năm) c.An toàn cho các chỉ tiêu hiệu quả Trong trường hợp rủi ro có khả năng xảy ra đối với dự án: lãi suất vay tăng, cung cầu thị trường của các yếu tố đầu vào và đầu ra biến động không có lợi dự án…Dựa vào việc phân tích rủi ro thường xảy ra đối với các dự án tương tự và dự báo ảnh hưởng của chúng trong tương lai cho thấy: -Doanh thu của dự án có thể giảm xuống 5%. -Chi phí dự án có thể tăng 5% -Lãi suất vay tín dụng tăng làm tỷ suất của dự án tăng lên 18,2%/năm Trong trường hợp rủi ro này, các chỉ tiêu hiệu quả của dự án chỉ đạt được như sau: -Gía trị hiện tại của thu nhập thuần(NPV): 612,578 triệu đồng. -Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) :18.78% -Thời gian thu hồi vốn nội bộ(T) : 7 năm 2,7 tháng 59 Như vậy trong trường hợp có rủi ro các chỉ tiêu trên vẫn thỏa mãn tiêu chuẩn hiệu quả Kết luận dự án có độ an toàn cao về mặt tải chính. Chương 6: Phân tích khía cạnh kinh tế xã hội của dự án Dự án ngoài tính khả thi về mặt tài chính còn mang lại nhiều hiệu quả kinh tế xã hội : 1.Đáp ứng được nhu cầu về cà chua của người dân Hà Nội và các đô thị xung quanh.Góp phần phục hồi, tái sản xuất sức lao động của người dân. 2.Góp phần tạo việc làm cho người dân địa phương.Số lao động có việc làm trực tiếp từ dự án là 36 lao động với mức lương trung bình là 2416000VNĐ. Chỉ tiêu số lao động có việc làm trực tiếp trên một đơn vị vốn đầu tư là 36/4370313725=8,24.Tức là mỗi một tỷ đồng của dự án tạo ra việc làm trực tiếp cho 8,24 người. 3.Hằng năm dự án đóng góp vào ngân sách địa phương thông qua thuế thu nhập doanh nghiệp là:247 935 000 VNĐ. Tiền thuế đất mỗi năm là 7 650 000 VNĐ. 4.Tạo điều kiện cho người dân tiếp xúc với công nghệ trồng rau bằng phương pháp thủy canh mới, đem lại hiệu quả kinh tế cao. 5.Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch không gian của tỉnh, thành phố .Đáp ứng mục tiêu chiến lược của thành phố về cung cấp rau an toàn cho tất cả người dân tại Hà Nội và các địa bàn lân cận.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbe_1_6304.pdf