Xây dựng và kiểm định mô hình lý thuyết và giả thuyết về mối quan hệ giữa các bên hữu quan chủ chốt và yếu tố môi trường đối với CSR của DNNVV ngành ma

Có thể khẳng định trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập, các tiêu chuẩn CSR ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp may Việt Nam, CSR là “giấy thông hành” đi vào thị trường thế giới của doanh nghiệp. Xét ở bình diện khác, trong ngành may mặc thời trang ngay cả DNNVV Việt Nam chỉ hoạt động ở thị trường nội địa cũng phải có cân nhắc đầu tư chiến lược CSR vì CSR là yếu tố quyết định hành vi của người tiêu dùng và là yếu tố thu hút và lưu giữ lao động chất lượng cao. Đối với mỗi doanh nghiệp, sức ép từ phía chính phủ và các bên liên quan về việc áp dụng và tuân thủ luật pháp luôn là yêu cầu tối thiểu để thực hiện CSR. Đồng thời qua các phân tích ở trên, nhận thấy sức ép đến từ khách hàng, cũng là yếu tố dẫn dắt DNNVV ngành may thực hiện CSR trong thời gian vừa qua. Bên cạnh đó, nhận thức của lãnh đạo DNNVV ngành may Việt Nam cũng đang thay đổi tích cực khi nhận thấy vai trò ngày càng quan trọng của CSR trong việc tiếp cận khách hàng và các đơn hàng lớn và thu hút lao động

pdf12 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 589 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng và kiểm định mô hình lý thuyết và giả thuyết về mối quan hệ giữa các bên hữu quan chủ chốt và yếu tố môi trường đối với CSR của DNNVV ngành ma, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 MỞ ĐẦU 1. Bối cảnh nghiên cứu Có thể nói trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập, CSR đang trở thành một trong những điều kiện trong buôn bán thương mại. Đối với các doanh nghiệp, đó là các luật chơi mới, bắt buộc doanh nghiệp phải tham gia và nếu chấp nhận cuộc chơi có khả năng đi xa hơn. Đặc biệt trong ngành may, để tìm chỗ đứng trong chuỗi cung ứng toàn cầu đòi hỏi doanh nghiệp phải nỗ lực đầu tư, nỗ lực cải tiến, nỗ lực chứng minh các tiêu chuẩn lao động và môi trường. Hay nói cách khác CSR chính là “giấy thông hành” đi vào thị trường thế giới của doanh nghiệp ngành may. Việc xây dựng và triển khai chiến lược CSR đóng vai trò quan trọng với các DNNVV ngành may Việt Nam. 2. Lý do lựa chọn đề tài 2.1. Nhu cầu thực tiễn Lý do lựa chọn đề tài trước hết xuất phát từ nhu cầu thực tiễn. Có thể nói CSR là một yếu tố quyết định hành vi của người tiêu dùng trên thị trường dệt may và quần áo. Ngày càng có nhiều sức ép đòi hỏi doanh nghiệp thực hiện CSR nhằm cân bằng các họat động kinh doanh vì lợi nhuận với các mối quan tâm với các bên hữu quan bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Thực tiễn Việt Nam cho thấy khi gia nhập WTO, Việt Nam phải thực hiện 6 hiệp định chính, trong đó có Hiệp định Hàng rào kỹ thuật thương mại mà CSR là nội dung quan trọng. Đặt trong bối cảnh ngành may, CSR là “giấy thông hành” để doanh nghiệp có vị thế cao hơn trong chuỗi cung ứng của ngành. Đồng thời đó cũng là công cụ tạo lợi thế cạnh tranh bền vững trong ngành may trong bối cảnh toàn cầu hóa. Bởi lẽ CSR không chỉ là yếu tố quyết định hành vi của người tiêu dùng mà còn là yếu tố duy trì lao động 2 chất lượng cao. Điều này rất quan trọng bởi đa phần các doanh nghiệp may Việt Nam hiện nay đang rất khó khăn trong việc thu hút và lưu giữ nhân lực. Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp vừa và nhỏ cần cân nhắc lựa chọn chiến lược CSR để xây dựng “lợi thế cạnh tranh bền vững”. 2.2. Khoảng trống lý thuyết Hơn nữa, lý do lựa chọn đề tài xuất phát từ khoảng trống lý thuyết. Có thể khẳng định rằng trên Thế giới hiện nay, nghiên cứu về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility – CSR) theo quan điểm chiến lược ngày càng được chú trọng (Mcwilliams, Siegel, và Wright, 2006). Mặc dù đây không phải là chủ đề hoàn toàn mới nhưng càng ngày càng là chủ đề “nóng” trong cộng đồng nghiên cứu và doanh nghiệp trong hơn một vài thập niên trở lại đây. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới cho thấy các nghiên cứu thực nghiệm về áp dụng trách nhiệm xã hội doanh nghiệp chiến lược cho các DNNVV khá đa dạng. Các nghiên cứu này chủ yếu về tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tới DNNVV với trọng tâm vào mối quan hệ qua lại với các hoạt động kinh doanh trong bối cảnh xây dựng và duy trì lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các bằng chứng chủ yếu đến từ các nước có nền kinh tế phát triển, các nghiên cứu doanh nghiệp ở các nền kinh tế mới nổi vẫn còn rất ít. Ở Việt Nam, các nghiên cứu về chủ đề này có rất ít, đặc biệt là CSR theo quan điểm chiến lược ở DNNVV Việt Nam vẫn còn hạn chế trong khi khái niệm này đã được đưa vào cộng đồng nghiên cứu kinh doanh gần 10 năm trở lại đây. Áp lực thực hiện CSR đang gia tăng ngày càng nhiều lên các doanh nghiệp bao gồm cả DNNVV. Việc nghiên cứu về áp dụng chiến lược CSR đối với DNNVV ngày càng trở nên quan trọng để giúp các doanh nghiệp có cơ sở xây dựng và duy trì lợi thế cạnh tranh bền vững thông qua thực hiện CSR. Đây cũng chính là lý do để tác giả thực hiện luận án này. 3 2.3. Lý do lựa chọn ngành may Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam, nghiên cứu đã giới hạn phạm vi nghiên cứu ở các DNNVV ngành may. Lý do lựa chọn nghiên cứu tình huống ngành may có thể xem xét theo ba nguyên nhân chính. Thứ nhất, trong nền kinh tế Việt Nam đây là ngành có mức độ hội nhập lớn nhất vào nền kinh tế thế giới (xét trên phương diện xuất nhập khẩu). Trong thương mại quốc tế đối với các sản phẩm may, CSR được coi là “giấy thông hành”, là các tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc các doanh nghiệp phải tuân thủ. Có quá nhiều tiêu chuẩn và quy tắc ứng xử trong ngành may do đó đòi hỏi doanh nghiệp nên xây dựng và đầu tư chiến lược CSR hơn vì ứng phó thụ động. Thứ hai, do bản chất sử dụng nhiều lao động của ngành, các doanh nghiệp trong ngành đang đối mặt với khó khăn trầm trọng về việc tuyển và lưu giữ lao động lành nghề, công nhân kỹ thuật và quản lý. Thậm chí các doanh nghiệp ngành may còn cho rằng đây là khó khăn lớn nhất hiện nay. Việc áp dụng chiến lược CSR cũng sẽ là yếu tố quan trọng để giúp các doanh nghiệp vượt qua được khó khăn này bởi các hoạt động CSR luôn gắn liền với lao động, môi trường, xã hội. Thứ ba, nghiên cứu ngành may sẽ có tác động lan tỏa lớn. Bởi lẽ như đã trình bày ở trên ngành may Việt Nam trong những năm vừa qua có những bước tiến quan trọng và đang vươn lên trở thành ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của nền kinh tế. Đây là ngành định hướng xuất khẩu và sử dụng nhiều lao động. Việc nghiên cứu các doanh nghiệp ngành may sẽ rút ra những kinh nghiệm quý báu cho doanh nghiệp các ngành khác trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới. 3. Mục tiêu nghiên cứu Luận án nhắm đến nghiên cứu kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến CSR của doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành may và trên cơ sở đó đề xuất áp dụng 4 chiến lược CSR tại các doanh nghiệp này. Nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể bao gồm: - Tổng hợp lý thuyết và luận giải cơ sở lý thuyết chiến lược CSR của DNNVV - Xây dựng và kiểm định mô hình lý thuyết và giả thuyết về mối quan hệ giữa các bên hữu quan chủ chốt và yếu tố môi trường đối với CSR của DNNVV ngành may - Dựa trên các kết quả nghiên cứu, đề xuất áp dụng chiến lược CSR tại các DNVV ngành may. 4. Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu Dựa trên các luận giải trên, đối tượng nghiên cứu là CSR của doanh nghiệp vừa và nhỏ ngành may. Quy định DNNVV theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP. Theo đó, DNNVV là doanh nghiệp có vốn< 100 tỷ đồng hoặc quy mô lao động nhỏ hơn 300 lao động. Phạm vi nghiên cứu là ngành may Việt Nam. Thời gian nghiên cứu chủ yếu là là 2008-2014. Trong đó mẫu khảo sát định lượng và định tính diễn ra trong năm 2011-2013. Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận án kết hợp phương pháp định tính và định lượng. Phương pháp định lượng được thực hiện qua điều tra khảo sát với quy mô mẫu 185 doanh nghiệp từ ba miền Bắc, Trung, Nam. Dữ liệu định lượng được xử lý thông qua phần mềm SPSS 16. 5. Những đóng góp mới của luận án Luận án có đóng góp mới như sau. Luận án phát triển các thang đo CSR của DNNVV trong bối cảnh ngành may Việt Nam. Căn cứ trên việc đánh giá CSR theo quan điểm chiến lược của Burke và Logsdon, tác giả đã phát triển các thang đo chiến lược CSR của DNNVV. 5 Luận án cung cấp các bằng chứng các yếu tố lãnh đạo doanh nghiệp, yếu tố môi trường nội bộ và môi trường bên ngoài có ảnh hưởng thuận chiều đến CSR của DNNVV ngành may. Luận án xác nhận cơ sở cho rằng CSR của các DNNVV ngành may đang ở mức ứng phó, thụ động hơn là chiến lược. Các bằng chứng này được xác nhận thông qua các phân tích định lượng. Luận án đề xuất mô hình PDCA để áp dụng chiến lược CSR tại các DNNVV ngành may Việt Nam. Mô hình này cho phép liên kết CSR vào các chủ đề chiến lược của doanh nghiệp và mang tính cải tiến liên tục. Điều này rất phù hợp với thực hiện CSR theo các giai đoạn phát triển bởi lẽ áp dụng CSR không phải là sự chuyển dịch ngay lập tức từ 0 đến 1. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và các danh mục viết tắt, bảng, hình vẽ, nội dung chính của luận án gồm 4 phần sau đây. Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu Chương 4: Kết luận và kiến nghị CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Quan niệm CSR và chiến lược CSR Thuật ngữ trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) được đề cập từ những năm đầu thế kỷ 20. CSR là: “những hành động nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh và uy tín của một công ty” (Hill, et al., 2008, p.6). Như vậy, doanh nghiệp sử dụng CSR như là công cụ chiến lược để đáp ứng sức ép từ 6 thị trường và khách hàng với các hành động vượt hơn quy định của luật pháp về môi trường, xã hội (Carroll & Shabana, 2010; Wood, 2010). Trách nhiệm xã hội là thành tố chính trong hoạch định chiến lược (theo cách tiếp cận mô hình chiến lược của Trường Kinh doanh Harvard) (Husted và Allen, 2001). Husted và Allen (2001) định nghĩa chiến lược CSR là “định vị của doanh nghiệp có quan tâm đến các chủ đề xã hội để đạt mục tiêu xã hội dài hạn và tạo lợi thế cạnh tranh”. Burke và Logsdon (1996) định nghĩa năm đặc điểm của chiến lược CSR dựa trên việc xem xét các định nghĩa về chiến lược kinh doanh như mục đích/nhiệm vụ/ mục tiêu, lợi thế cạnh tranh, kế hoạch, quá trình, hay là mô hình. Quan điểm này sẽ được sử dụng để phát triển thang đo CSR của DNNVV trong luận án này. Theo quan điểm của các tác giả này, các hoạt động CSR là chiến lược nếu chúng thỏa mãn các điều kiện sau: - Tính trung tâm theo nghĩa liên quan chặt chẽ tới nhiệm vụ và các mục tiêu của một công ty - Cụ thể: bằng cách tạo nên những lợi ích riêng biệt đối với công ty và không sản xuất hàng hóa tập thể - Chủ động hay là có kế hoạch trong việc dự đoán các xu hướng kinh tế, công nghệ, xã hội hay là chính trị - Tự nguyện và không đơn thuần chỉ là một hành động tuân thủ theo pháp luật - Có thể nhìn thấy từ bên ngoài để cho phép một công ty có được danh tiếng trong phạm vi những hoạt động CSR của họ 1.2. Các lý thuyết về chiến lược CSR Lý thuyết các bên hữu quan Xuất phát điểm cho việc nghiên cứu chiến lược CSR thường được xem xét trong lý thuyết các bên hữu quan. Theo đó, doanh nghiệp thực hiện CSR 7 vì phải thỏa mãn yêu cầu của các bên hữu quan khác nhau. Freeman (1984) cho rằng doanh nghiệp có thể đưa các các mối quan tâm về xã hội vào trong chiến lược cấp doanh nghiệp. Theo Freeman (1984) có tám bên hữu quan: đối thủ cạnh tranh, khách hàng, người lao động, chính phủ, chủ sở hữu/cổ đông, nhóm quyền lợi đặc biệt, nhà cung ứng, nhà quản trị cấp cao doanh nghiệp. Điều cần lưu ý ở đây là mối quan hệ với các bên hữu quan không phải bất biến mà mang tính chất động thay đổi theo thời gian. Lý thuyết dựa trên nguồn lực doanh nghiệp Trong hệ thống lý thuyết này, cách tiếp cận dựa trên nguồn lực của doanh nghiệp (resource based view) được coi trọng. Từ góc độ này CSR được coi là đem lại lợi ích bên trong và bên ngoài doanh nghiệp như công nghệ (know-how), văn hóa và danh tiếng của doanh nghiệp (McWilliams et al., 2006). Nguồn lực của doanh nghiệp để tạo ra lợi thế cạnh tranh phải đạt bốn yếu tố: giá trị, hiếm có, ít có khả năng bắt chước và doanh nghiệp phải phối hợp, khai thác các nguồn lực một cách có hiệu quả. Lý thuyết Porter và Kramer Cách tiếp cận của Porter và Kramer là quan điểm đầu tư xã hội trong bối cảnh cạnh tranh. Porter và Kramer (2002) được coi là những tác giả nổi tiếng theo cách tiếp cận này. Dựa trên lý thuyết về lợi thế cạnh tranh (Porter, 1980), Porter và Kramer cho rằng đầu tư trong các hoạt động mang tính xã hội là cách tốt để cải thiện bối cảnh cạnh tranh của doanh nghiệp và tạo ra giá trị xã hội. Quan điểm này nhìn nhận việc triển khai CSR mang tính chiến lược kết hợp với phân tích chuỗi giá trị và mô hình kim cương. Quan điểm này hoàn toàn khác biệt với việc quan điểm tuân thủ CSR (CSR Compliance) như thường thấy ở các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa. Tuân thủ CSR là việc doanh nghiệp áp dụng cục bộ tiêu chuẩn CSR do 8 khách hàng đưa ra, hoặc theo SA 8000, ISO 14000 hoặc gần đây là ISO 26000. Điều này được các học giả cho rằng không đem lại lợi ích lâu dài như mong đợi cho doanh nghiệp. Bởi lẽ, đó vẫn là cách ứng phó thụ động hoặc theo cơ chế cứng nhắc có thể không nhằm đến tầm nhìn chiến lược của doanh nghiệp. 1.3. Cơ sở lý thuyết về chiến lược CSR của DNNVV 1.3.1. Các giai đoạn phát triển CSR của DNNVV Theo Porter và Kramer, việc thực hiện CSR của doanh nghiệp sẽ là sự phát triển theo giai đoạn. Trong đó bao gồm hai giai đoạn chính. Một điều cần lưu ý rằng tuy phân định thành hai giai đoạn, nhưng sự phát triển CSR tại doanh nghiệp mang tính liên tục không phải là trạng thái có hoặc không. Theo đó, các doanh nghiệp sẽ chuyển giai đoạn từ “phản ứng” sang “chiến lược” nhằm đáp ứng nhu cầu đa phương của các bên hữu quan. Porter và Kramer cho rằng trên thực tế các hoạt động CSR thường đi theo kiểu quan hệ cơ cấu các bên hữu quan. Điều đó có nghĩa là bao gồm cả hoạt động CSR chiến lược và “phản ứng” liên quan đến nghĩa vụ cộng đồng và xây dựng quan hệ hoặc là giảm bớt những tác động tiêu cực do vận hành của doanh nghiệp gây nên. Tuy vậy, Porter và Kramer vẫn khẳng định CSR theo quan điểm chiến lược được coi là định vị duy nhất để cải thiện vị thế cạnh tranh. Cũng theo quan điểm về chiến lược này, các hoạt động CSR “phản ứng” có thể coi như là CSR mang tính chiến lược nếu chúng là kết quả của một quá trình lập kế hoạch chiến lược đem lại những lợi ích quan trọng cho doanh nghiệp để đảm bảo sự tồn tại trong dài hạn. Sự dịch chuyển từ CSR thụ động sang chiến lược CSR đòi hỏi doanh nghiệp phải có những thay đổi căn bản. Đó là chia sẻ tầm nhìn, chia sẻ giá trị và sau đó là chuyển dạng chuỗi giá trị kết hợp với lực đòn bảy khía cạnh 9 xã hội của môi trường kinh doanh. Nội dung của chiến lược CSR theo các chủ đề đã trình bày ở trên. 1.3.2. Vai trò của chiến lược CSR đối với DNNVV Thực tiễn cho thấy chiến lược CSR có ảnh hưởng to lớn đối với sự phát triển của DNNVV trên nhiều phương diện (Jenkins, 2006). Do đó, chiến lược CSR là cần thiết đối với DNNVV trên những phương diện sau đây. Chiến lược CSR giúp DNNVV nâng cao sức cạnh tranh (Mandl, 2009). Udayasnakar (2008) cho rằng có bằng chứng cho thấy chiến lược CSR giúp DNNVV tạo nên lợi thế dựa trên khác biệt hóa và tăng lợi thế để tiếp cận nguồn lực. Vyakarnam và cộng sự (1997) cho rằng DNNVV thực hiện CSR nhằm cải thiện uy tín, hình ảnh và tăng sự tự tin cũng như sự trung thành. Điều này có thể duy trì sự ổn định lực lượng lao động và mối quan hệ với các tổ chức tài chính (Murillo & Lozano, 2006). Nghiên cứu về trách nhiệm môi trường của DNNVV, Masurel (2006) cho rằng động lực chính xuất phát từ nắm bắt cơ hội thị trường hoặc/và chấp hành luật pháp. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập, chiến lược CSR có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Trước hết, bởi lẽ các tiêu chuẩn CSR đang trở thành một trong những điều kiện trong buôn bán thương mại. Đối với các doanh nghiệp, đó là các luật chơi mới, bắt buộc doanh nghiệp phải áp dụng và triển khai CSR nếu muốn đi xa hơn. Trong những ngành có đặc trưng bởi chuỗi cung ứng toàn cầu do khách hàng dẫn dắt như ngành may thì chiến lược CSR càng có ý nghĩa quan trọng. Các DNNVV cần có CSR để tìm và duy trì chỗ đứng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Hay nói cách khác, CSR chính là “giấy thông hành” đi vào thị trường thế giới của doanh nghiệp ngành may. 10 1.3.3. Nội dung chiến lược CSR của DNNVV Dựa trên lý thuyết các bên hữu quan, chiến lược CSR có gồm ba nhóm chính: môi trường, xã hội và lao động. Đây là ba nội dung lớn của chiến lược CSR. Nếu chia nhỏ hơn thì có thể chia thành 7 nội dung cơ bản. Đây không phải là tiêu chuẩn mang tính bắt buộc mà là những chỉ dẫn chiến lược mang tính nguyên tắc mang tính chất tự nguyện hướng doanh nghiệp đến sự phát triển bền vững. Theo đó, chiến lược CSR là sự cam kết chiến lược mạnh mẽ từ lãnh đạo doanh nghiệp về bảy chủ đề cơ bản. DNNVV do nguồn lực hạn chế nên có thể không áp dụng đồng đều tất cả các nội dung chiến lược này mà lựa chọn những yếu tố cấu thành trọng yếu để xây dựng chiến lược. 1.4. Tổng quan nghiên cứu, mô hình và giả thuyết nghiên cứu 1.4.1. Tổng quan nghiên cứu Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết phân tích tổng quan các yếu tố ảnh hưởng đến CSR của DNNVV. Các DNNVV khác biệt nhau về phạm vi kinh doanh, sứ mệnh, quy mô do đó các cam kết về chiến lược CSR cũng rất khác biệt nhau. Hay nói cách khác là có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định và cam kết chiến lược CSR của DNNVV. Tổng quan nghiên cứu cho thấy các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài, môi trường nội bộ doanh nghiệp, yếu tố nhà lãnh đạo có tác động đến áp dụng chiến lược CSR của DNNVV. Các yếu tố này sẽ được phát triển ở các phần kế tiếp của luận án để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu trong bối cảnh DNNVV ngành may Việt Nam. 1.4.2. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu Luận án sẽ có bốn nhóm nhân tố là bốn biến độc lập: (i) lãnh đạo doanh nghiệp; (ii) môi trường nội bộ doanh nghiệp; (iii) môi trường cạnh tranh; 11 (iv) môi trường vĩ mô. Biến phụ thuộc là chiến lược trách nhiệm xã hội doanh nghiệp. Hoạt động CSR nêu trên của DNNVV ngành may sẽ được đánh giá theo các đặc điểm của chiến lược CSR – lý thuyết được đề xuất bởi Burke và Logsdon (1996). Các biến kiểm soát được đưa vào nhằm bảo đảm sự chặt chẽ của mô hình bao gồm: số năm hoạt động doanh nghiệp, và quy mô doanh nghiệp. Các biến kiểm soát này được đưa vào dựa theo kết luận của các nghiên cứu thực nghiệm trước đó. Các biến và mối quan hệ giữa các biến được thể hiện trong mô hình sau đây. Nguồn: Đề xuất của tác giả Hình: Mô hình nghiên cứu đề xuất CSR Môi trường DN Môi trường cạnh tranh Môi trường vĩ mô H1 Biến kiểm soát H2 H3 Lãnh đạo DN H4 12 Các biến được sử dụng thang đo đã được phát triển trong các nghiên cứu trước đây. Điều này được thể hiện bằng các câu hỏi và các tuyên bố xoanh xung quanh nội hàm của các biến để người trả lời đưa ra nhận định và quan điểm của họ. Thang đo Likert được sử dụng từ mức độ 1 đến 4. Theo Kline (1998, 2006) thì thang đo 4 mức độ là tối ưu. Hơn nữa, theo kinh nghiệm của tác giả thì bản chất người Việt Nam hay do dự khi trả lời do đó tác giả chọn thang đo chẵn với kỳ vọng nhận được câu trả lời rõ ràng. Các giả thuyết nghiên cứu được đưa ra dựa trên cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu ở trên được trình bày như sau. Giả thuyết H1: Hiểu biết CSR và mong muốn của lãnh đạo doanh nghiệp ảnh hưởng thuận chiều đến CSR của doanh nghiệp Giả thuyết H2: Môi trường nội bộ doanh nghiệp có sức ép ảnh hưởng thuận chiều đến CSR của doanh nghiệp Giả thuyết H3: Môi trường cạnh tranh có sức ép ảnh hưởng thuận chiều đến CSR của doanh nghiệp Giả thuyết H4: Môi trường vĩ mô có sức ép ảnh hưởng thuận chiều đến CSR của doanh nghiệp CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Thiết kế nghiên cứu Luận án dựa trên phương pháp định tính và định lượng. Theo đó, sự phối hợp giữa hai phương pháp sẽ giúp tác giả tìm được những bằng chứng định lượng và định tính để trả lời các câu hỏi nghiên cứu. 2.2. Thống kê mô tả mẫu Tổng số bảng hỏi hợp lệ thu về là 188. Sau khi làm sạch số liệu và kiểm tra chất lượng, nhận được 185 bảng hỏi đạt yêu cầu. Cơ cấu doanh 13 nghiệp khảo sát phân theo khu vực được thể hiện ở hình sau. Trong đó, doanh nghiệp ở Hà nội chiếm 25%, Đà nẵng chiếm 8% và Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 67%. CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Khái quát về CSR của DNNVV ngành may Việt Nam Phần này sẽ xem xét thực trạng CSR của doanh nghiệp khảo sát bao gồm các nội dung thực hiện CSR tại doanh nghiệp. Có 44.86% DNNVV được khảo sát trả lời rằng đã xây dựng và áp dụng bộ quy tắc ứng xử (COC). Chỉ có khoảng 47.6% doanh nghiệp đã có chứng nhận liên quan về hệ thống quản lý chất lượng hoặc liên quan tới CSR. Trong đó, tỷ lệ doanh nghiệp có chứng nhận ISO 9000 cao nhất (chiếm 16.7% so với toàn bộ doanh nghiệp khảo sát) sau đó là SA 8000 (11.9%). Tỷ lệ doanh nghiệp có ISO 14000 và OHSAS thấp hơn đáng kể (lần lượt là 6.5 và 1.6%). CSR của doanh nghiệp được coi là chiến lược CSR khi mà hoạt động CSR đều thỏa mãn 5 điều kiện nêu trên. Mức độ không thỏa mãn các điều kiện nêu trên càng cao càng chứng tỏ CSR của doanh nghiệp đó mang tính thụ động, ứng phó. Trên cơ sở đó, có thể khẳng định rằng nhìn chung CSR của doanh nghiệp không phải là chiến lược CSR mà chỉ là phản ứng thụ động. 3.2. Kiểm định thang đo 3.2.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo Kiểm định độ tin cậy của thang đo trong luận án được thực hiện thông qua hệ số Cronbach Alpha. Kết luận là sau khi điều chỉnh biến môi trường vĩ mô, các thang đo đều có hệ số Cronbach Alpha >0.7 ( thấp nhất là 0.777 14 của biến csr, các biến độc lập đều có Cronbach Alpha >0.8) do đó đều đảm bảo độ tin cậy. Hệ số tương quan biến tổng của các biến đều >0.3 và giá trị của Cronbach Alpha khi bỏ biến đều thấp hơn giá trị này của biến tổng. Điều này khẳng định thang ddo tin cậy cho các phân tích tiếp theo. 3.3.2. Kết quả phân tích EFA Mô hình nghiên cứu với bốn nhóm nhân tố với 20 biến quan sát tác động đến CSR của DNNVV. Trước hết kết quả của kiểm định KMO và Barlett với hệ số KMO = 0.912 >0.5 và sig. =0.000 – có ý nghĩa về mặt thống kê. Điều này cho thấy có cơ sở bác bỏ Ho (giả thuyết các biến không có tương quan với nhau) và phân tích nhân tố EFA là phù hợp. Tiếp đến, kết quả của ma trận nhân tố xoay cho thấy tât cả các biến thỏa mãn điều kiện hệ số tải nhân tố >0.4 (xem bảng Ma trận nhân tố xoay). Các biến trong từng nhóm nhân tố có tương quan mạnh với nhau và phù hợp với mô hình nghiên cứu đề xuất. Dựa trên các kết quả phân tích nêu trên, mô hình nghiên cứu điều chỉnh như sau. Thứ nhất vẫn giữ nguyên 4 nhân tố ảnh hưởng CSR của doanh nghiệp. Thứ hai, bỏ biến vm4 (Các hiệp hội, các tổ chức phi chính phủ ảnh hưởng đến doanh nghiệp). Như vậy các giả thuyết nghiên cứu vẫn giữ nguyên như trong đề xuất. 3.3. Kiểm định giả thuyết 3.3.1. Kiểm định tương quan giữa các biến Luận án kiểm định tương quan giữa các biến thông qua hệ số tương quan Pearson. Phương pháp này sẽ kiểm tra mối quan hệ tương quan tuyến tính giữa các biến. Các tiêu chí đánh giá bao gồm hệ số Pearson (r) và mức ý nghĩa về mặt thống kê. Bảng kết quả ma trận hệ số tương quan cho thấy tất cả các hệ số Pearson >0 và <0.8. Điều này cho thấy các biến có mối quan hệ thuận chiều, phản ánh đúng theo cơ sở lý thuyết. 15 Bảng kết quả ma trận hệ số tương quan cũng cho thấy biến phụ thuộc và các biến độc lập có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức tối thiểu 0.05. Đồng thời không có dấu hiệu bất thường. Hệ số không thể hiện dấu hiệu đa cộng tuyến. Tất cả các kết quả trên cho thấy có thể sử dụng các phân tích thống kê khác để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. 3.3.2. Kiểm định giả thuyết Trong phần này, luận án trình bày và luận giải kết quả hồi quy kiểm định các giả thuyết. Với kết quả hồi quy tuyến tính có được, phương trình hồi quy được viết lại như sau: csr = 1.874 + 0.156ld + 0.339 nb + 0.375ct + 0.154vm + 0.002 age_ent + 0.103 lnnoemp Trong đó: - csr: biến CSR của doanh nghiệp - ld: biến lãnh đạo doanh nghiệp - nb: biến môi trường nội bộ doanh nghiệp - ct: biến môi trường cạnh tranh doanh nghiệp - age_ent: biến số năm hoạt động doanh nghiệp - lnnoemp: biến quy mô doanh nghiệp Kết quả hồi quy cho thấy các hệ số beta đều có giá trị > 0 . Hệ số R2 điều chỉnh ( Adj R squared) có giá trị =0.722 với p=0.000 (có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 0.01). Điều này phản ánh các biến độc lập trong mô hình giải thích được 72.2% sự thay đổi của biến phụ thuộc. Hệ số beta cho thấy các biến độc lập có mối quan hệ thuận chiều với biến phụ thuộc. Tất cả các biến đều có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 0.01 trừ biến về số năm hoạt động doanh nghiệp. Có thể sắp xếp các yếu tố theo mức độ giảm dần như sau: (i) môi trường cạnh tranh; (ii) môi trường nội bộ; (iii) lãnh đạo doanh nghiệp; (iv) môi trường vĩ mô. Biến quy mô có ảnh hưởng đến CSR của doanh nghiệp trong khi đó số năm thành lập không có ảnh hưởng có ý nghĩa về mặt thống kê. 16 Có thể nói các kết quả phân tích định lượng ủng hộ các giả thuyết nghiên cứu. Mức độ ảnh hưởng của biến môi trường cạnh tranh là cao nhất điều này hoàn toàn phản ánh đúng thực tế. Bởi lẽ như đã trình bày ở các phần trên, ngành may là ngành có chuỗi cung ứng toàn cầu và bị dẫn dắt bởi khách hàng. Chính các công ty mua hàng (tập đoàn đa quốc gia) áp đặt các quy tắc CSR cho toàn bộ chuỗi. Do đó, CSR được coi là giấy thông hành đi vào nhiều thị trường may trên Thế giới và trong ngành may cũng có nhiều tiêu chuẩn CSR. Biến môi trường nội bộ có ảnh hưởng lớn thứ hai. Điều này được luận giải bởi bản chất của ngành may sử dụng nhiều lao động, đặc biệt là lao động nữ. Các doanh nghiệp may Việt Nam, đặc biệt DNNVV luôn gặp khó khăn trong việc thu hút việc thu hút và duy trì lao động, đặc biệt lao động lành nghề. Điều này phù hợp với các nghiên cứu gần đây về ngành dệt may. Các nghiên cứu này cho thấy các DNNVV chịu áp lực thực hiện CSR liên quan đến lao động nhiều hơn các nội dung khác. Nghiên cứu gần đây của UNIDO (2012) chỉ ra rằng xấp xỉ 50% doanh nghiệp dệt may và da giày có thực hiện các hoạt động CSR chính thức thông qua việc cải thiện điều kiện làm việc và các tiêu chuẩn lao động. Trong khi đó con số này đối với cải thiện môi trường vật chất là 1/3, môi trường làm việc là ¼, Rất tiếc là nghiên cứu này không tách biệt con số riêng của ngành may nhưng điều này cũng cho chúng ta thấy CSR liên quan đến lao động luôn là nội dung được DNNVV ngành may quan tâm hơn. Điều này hàm ý rằng những người quản lý trong các doanh nghiệp may đang chịu áp lực của môi trường nội bộ đối với việc thực hiện CSR. Biến lãnh đạo doanh nghiệp có ảnh hưởng thuận chiều đến CSR của doanh nghiệp với mức ý nghĩa thống kê 0.01. Điều này phù hợp với cơ sở lý thuyết khẳng định rằng hiểu biết và mong muốn của nhà lãnh đạo doanh nghiệp có ảnh hưởng tới CSR của doanh nghiệp. Môi trường vĩ mô cũng có ảnh hưởng tới CSR của doanh nghiệp ở 17 mức ý nghĩa thống kê 0.01 nhưng hệ số beta không cao. Điều này hàm ý sự ảnh hưởng của môi trường vĩ mô có nhưng không lớn. Điều này phù hợp với cơ sở lý thuyết với luân giải cho rằng DNNVV với nguồn lực hạn chế không thể đáp ứng hết tất cả các bên hữu quan. Do đó, các yếu tố môi trường vĩ mô có ảnh hưởng nhưng mức độ sẽ không lớn. 3.3.3. Kiểm tra các giả định cần thiết của mô hình hồi quy Nhằm kiểm định sự phù hợp của mô hình, luận án sử dụng phân tích ANOVA. Kết quả ANOVA trình bày ở bảng sau đây cho thấy mức ý nghĩa của kiểm định F rất nhỏ. Cụ thể F =80.793 với mức ý nghĩa sig=0.000, bác bỏ giả thuyết H0 . Điều này cho thấy mô hình hồi quy trình bày trong luận án phù hợp với tập dữ liệu và có thể suy rộng cho tổng thể. Một vấn đề các mô hình hồi quy hay gặp phải là đa cộng tuyến. Về kiểm định đa cộng tuyến của mô hình, ở bảng trên về kết quả hồi quy cho thấy hệ số phóng đại phương sai (Variance Inflation Factor - VIF) của tất cả các biến đều <10. Do đó, có thể bác bỏ giả thuyết mô hình bị đa cộng tuyến. Luận án cũng kiểm định thống kê Durbin-Watson để xem xét có hiện tượng tự tương quan (auto-correlation) trong phần dư của phân tích hồi quy. Kết quả Durbin-Watson cho giá trị = 1.925 xấp xỉ 2. Do đó có thể cho rằng các phần dư độc lập với nhau, không có hiện tượng tự tương quan. 3.4. Nghiên cứu tình huống Nhằm kiểm chứng các kết quả phân tích định lượng, tác giả đã tiến hành nghiên cứu tình huống. Công ty nghiên cứu ở đây là Công ty CP Hải Nam. Công ty này được chọn làm điển hình nghiên cứu. Công ty cổ phần may Hải Nam có trụ sở chính tại thôn Lệ Hồ, xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Tại thời điểm phỏng vấn lãnh đạo công ty rất mong muốn đầu tư vào chiến lược CSR để cải thiện vị thế cạnh tranh trong chuỗi cung ứng toàn cầu. 18 Tóm lại, các kết luận rút ra từ nghiên cứu tình huống xác nhận tính đúng đắn và hợp lý của nghiên cứu định lượng dựa trên điều tra. Trước hết xác nhận rằng việc thực hiện CSR của DNNVV là quá trình thực hiện liên tục từ ứng phó thụ động sang chiến lược, tổng thể. Tiếp đến, do nguồn lực có hạn các DNNVV không thực hiện đồng đều các nội dung của CSR mà lựa chọn thực hiện từng nhóm nội dung theo tính cấp thiết đối với doanh nghiệp. Cuối cùng, khách hàng và lao động là hai yếu tố tiên quyết dẫn dắt quá trình thực hiện CSR của doanh nghiệp. CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận Các phân tích ở trên cung cấp bằng chứng cho thấy các DNNVV ngành may đang áp dụng CSR ở mức độ ứng phó thụ động, thay vì áp dụng chiến lược CSR. Điều này thể hiện ở một số điểm sau. Thứ nhất, các DNNVV ngành may mới giảm tác động có hại của một số hoạt động trong chuỗi giá trị, hơn là cấu trúc lại toàn chuỗi theo hướng phát triển bền vững. Thứ hai, các hành động CSR mang tính bị động theo yêu cầu của bên hữu quan chủ yếu hơn là xuất phát từ tầm nhìn và năng lực lõi của doanh nghiệp. Ví dụ như chỉ kiểm tra kim gãy khi khách hàng yêu cầu. Các yếu tố hạn chế áp dụng chiến lược CSR ở các DNNVV ngành may đó là tài chính, nhân lực. Bên cạnh đó, các yếu tố bên ngoài như thiếu tổ chức trung gian tư vấn độc lập về CSR để hỗ trợ DNNVV cũng là một vấn đề quan trọng. Thứ ba, CSR của hầu hết DNNVV chưa thỏa mãn đồng thời các điều kiện của chiến lược CSR. Các nghiên cứu định lượng và định tính ở các phần trên cho thấy CSR của các DNNVV đang chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Mặc dù vậy, vai trò của các yếu tố này không hoàn toàn giống nhau. 19 Đối với mỗi doanh nghiệp, sức ép từ phía môi trường vĩ mô bao gồm chính phủ và các bên liên quan có ảnh hưởng tuy mức độ không nhiều đối với CSR của doanh nghiệp. Các nghiên cứu ở trên cho thấy ảnh hưởng của các yếu tố môi trường vĩ mô sẽ là yêu cầu tối thiểu để doanh nghiệp thực hiện CSR. Nhìn sâu hơn về khung pháp lý và các chính sách của chính phủ và các bên liên quan cho thấy sự phù hợp với các quy định và công ước quốc tế. Theo đánh giá của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) Bộ Luật lao động Việt Nam tiến bộ so với các quốc gia trong khu vực.1 Khi so sánh với các quy tắc ứng xử COCs của các tập đoàn đa quốc gia cũng có thể thấy có nhiều điểm tương đồng giữa luật pháp Việt Nam và quy định CSR của các MNCs (xem phụ lục) Đồng thời qua các phân tích ở trên cho thấy môi trường cạnh tranh có ảnh hưởng đến CSR của DNNVV. Sức ép này có mức độ lớn và có ý nghĩa về mặt thống kê. Điều này là hoàn toàn phù hợp với đặc trưng ngành may vì chuỗi cung ứng của ngành bị dẫn dắt bởi khách hàng. Các tiêu chuẩn CSR đã là các quy định bắt buộc để các DNNVV ngành may tìm chỗ đứng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Sức ép từ môi trường nội bộ cũng đóng vai trò quan trọng. Với bản chất doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, các bên hữu quan nội bộ có ảnh huwongr nhiều đến quyết định và chính sách của DNNVV ngành may. Điều này càng đặc biệt hơn trong bối cảnh Việt Nam khi mà các doanh nghiệp phải “ganh đua” để có lao động có kỹ năng. Các kết quả phân tích nêu trên cũng cho thấy rằng việc chuyển dịch giai đoạn thực hiện CSR (từ ứng phó thụ động sang chủ động chiến lược) phụ thuộc rất nhiều vào lãnh đạo doanh nghiệp. Trong khi hầu như tất cả các doanh nghiệp khảo sát đều thực hiện một phần nội dung nào đó của CSR thì chỉ có rất ít doanh nghiệp theo hướng thực hiện chiến lược CSR. 1 Báo cáo tổng kết đánh giá 13 năm thi hành Bộ Luật Lao động 2010 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội 20 Việc thực hiện CSR tuân thủ, mang tính ứng phó thụ động không đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Trong khi đó việc thực hiện chiến lược CSR sẽ đem lại lợi ích tổng thể, toàn diện và bền vững cho doanh nghiệp đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Tuy nhiên các doanh nghiệp thường viện dẫn các lý do "không có ngân sách" hay " không có thời gian để làm việc đó". Việc thiếu ngân sách thường là hậu quả của chính sách giá cạnh tranh gắt gao, sử dụng không hiệu quả các nguồn lực và vấn đề chất lương (bao gồm cả chất lượng sản phẩm và chất lượng nguồn nhân lực). Trong khi đó, việc thiếu thời gian lại là hậu quả của những sức ép tài chính - thực hiện những hợp đồng mới với thời hạn gấp rút, kế hoạch không đầy đủ hoặc các nhà cung ứng không đáng tin cậy? Tất cả những vấn đề trên gây cản trở đến hoạt động của doanh nghiệp. Và khi đó, "đối phó" trở thành cách các doanh nghiệp vận dụng trong quản lý hoạt động kinh doanh của mình. Mặc nhiên, nó trở thành cái vòng luẩn quẩn mà doanh nghiệp không thể tránh khỏi. Và để phá vỡ cái chu trình này, doanh nghiệp cần phải đầu tư thời gian và một khoản ngân sách nhỏ. Điều này một lần nữa lại nhấn mạnh đến vai trò nhận thức của lãnh đạo doanh nghiệp. Trong một thời gian dài, chi phí sản xuất thấp là yếu tố hàng đầu để đạt tới thành công của những công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu. Tuy nhiên hiện nay, CSR ngày càng trở nên vai trò quan trọng để giúp doanh nghiệp tìm chỗ đứng trên thị trường và phát triển lợi thế cạnh tranh. CSR là cả một quá trình mà nếu doanh nghiệp không thực hiện nó đúng thời điểm, rất có thể sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội và thậm chí là thất bại trong việc kinh doanh. Do vậy, CSR không chỉ là trách nhiệm của doanh nghiệp mà có ý nghĩa hơn cả, nó mang ý nghĩa là một cơ hội mà doanh nghiệp có được. Áp dụng chiến lược CSR là một quá trình cải tiến liên tục và không đòi hỏi nhiều chi phí. Thực hiện CSR đóng góp vào thành công của các doanh 21 nghiệp bắt đấu với những vấn đề cơ bản như môi trường và lao động. Việc tiết kiệm năng lượng và các tài nguyên khác giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí. Trong khi đó việc tạo dựng môi trường làm việc tốt, an toàn và bảo đảm sức khỏe cho người lao động sẽ giúp doanh nghiệp thu hút những nhân công có tay nghề cao, qua đó cải thiện hình ảnh của doanh nghiệp. Thực hiện chiến lược CSR, doanh nghiệp sẽ chuyển từ thế bị động sang chủ động. Vì thế, chính doanh nghiệp sẽ lựa chọn việc ngăn chặn những rủi ro và nắm lấy cơ hội bằng cách thực hiện chiến lược CSR. 4.2. Kiến nghị 4.2.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước Thực tiễn cho thấy vẫn cần nỗ lực của các cơ quan Chính phủ trong việc sửa đổi các quy định pháp lý không còn phù hợp và cụ thể hóa, thống nhất giữa các văn bản quy định pháp lý từ cao xuống thấp và giữa các ngành. Trên cơ sở đó, hướng tới những tiêu chuẩn tiên tiến của thế giới để tạo điều kiện hội nhập tốt hơn về CSR cho các doanh nghiệp. Các nghiên cứu ở trên cho thấy cần có sự hỗ trợ từ Chính phủ và các cơ quan quản lý vĩ mô trong việc nâng cao nhận thức và hiểu biết của xã hội nói chung và doanh nghiệp nói riêng về CSR. 4.2.2. Đề xuất áp dụng chiến lược CSR tại DNNVV ngành may Tác giả đề xuất cách tiếp cận chiến lược CSR cho các DNNVV theo phương pháp PDCA – vốn dĩ rất phổ biến trong quản trị kinh doanh. Lý do tác giả vận dụng phương pháp PDCA ở đây là bởi lẽ - PDCA là công cụ hữu hiệu, phương pháp luận khoa học để giải quyết vấn đề. Công cụ này giúp liên kết CSR vào trong các chủ đề chiến lược của doanh nghiệp. - Được thiết kế để áp dụng liên tục, nhiều lần - Bao gồm các hoạt động theo vòng khép kín 22 - Mục đích cuối cùng của chu trình PDCA là cải tiến liên tục và như vậy rất phù hợp với thực hiện CSR theo các giai đoạn phát triển bởi lẽ sự phát triển CSR như đã trình bày ở trên không phải là sự chuyển dịch từ 0 đến 1. Hình 4.1: Các bước thực hiện hiện chiến lược CSR tại DNNVV Nguồn: Đề xuất của tác giả Nói tóm lại, PDCA là công cụ hữu hiệu để liên kết CSR vào chiến lược của doanh nghiệp. Áp dụng công cụ này, DNNVV có thể xxaay dựng lộ trình triển khai chiến lược CSR một cách phù hợp với ngân sách và thực tiễn doanh nghiệp. 23 KẾT LUẬN Có thể khẳng định trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập, các tiêu chuẩn CSR ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp may Việt Nam, CSR là “giấy thông hành” đi vào thị trường thế giới của doanh nghiệp. Xét ở bình diện khác, trong ngành may mặc thời trang ngay cả DNNVV Việt Nam chỉ hoạt động ở thị trường nội địa cũng phải có cân nhắc đầu tư chiến lược CSR vì CSR là yếu tố quyết định hành vi của người tiêu dùng và là yếu tố thu hút và lưu giữ lao động chất lượng cao. Đối với mỗi doanh nghiệp, sức ép từ phía chính phủ và các bên liên quan về việc áp dụng và tuân thủ luật pháp luôn là yêu cầu tối thiểu để thực hiện CSR. Đồng thời qua các phân tích ở trên, nhận thấy sức ép đến từ khách hàng, cũng là yếu tố dẫn dắt DNNVV ngành may thực hiện CSR trong thời gian vừa qua. Bên cạnh đó, nhận thức của lãnh đạo DNNVV ngành may Việt Nam cũng đang thay đổi tích cực khi nhận thấy vai trò ngày càng quan trọng của CSR trong việc tiếp cận khách hàng và các đơn hàng lớn và thu hút lao động Các phân tích định tính và định lượng cho thấy các DNNVV ngành may đang áp dụng CSR ở mức độ ứng phó thụ động, thay vì áp dụng chiến lược CSR. Các kết quả phân tích nêu trên cũng cho thấy rằng việc chuyển dịch giai đoạn thực hiện CSR phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức của lãnh đạo doanh nghiệp. Trong khi hầu như tất cả các doanh nghiệp khảo sát đều thực hiện một phần nội dung nào đó của CSR thì chỉ có rất ít doanh nghiệp theo hướng thực hiện chiến lược CSR. Việc thực hiện CSR tuân thủ, mang tính ứng phó thụ động không đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Trong khi đó việc thực hiện chiến lược CSR sẽ đem lại lợi ích tổng thể, toàn 24 diện và bền vững cho doanh nghiệp đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Tuy nhiên các doanh nghiệp thường viện dẫn các lý do "không có ngân sách" hay " không có thời gian để thực hiện". Trên cơ sở đó tác giả khuyến nghị các quan điểm và cách tiếp cận lồng ghép và triển khai chiến lược CSR tại các DNNVV. Đó không phải là các quy định mang tính bắt buộc mà là cách tiếp cận mang tính mềm dẻo bởi lẽ việc thực hiện chiến lược CSR trước hết phụ thuộc vào cam kết của lãnh đạo và điều kiện của doanh nghiệp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfxay_dung_va_kiem_dinh_mo_hinh_ly_thuyet_va_gia_thuyet_ve_moi.pdf