Xây dựng và quảng bá thương hiệu huyện Củ Chi TP Hồ Chí Minh qua sản phẩm du lịch địa phương

MỤC LỤC Mục lục .iii Lời mở đầu .xii Chương 1: Lý luận về Marketing địa phương – Những bài học kinh nghiệm xây dựng và quảng bá thương hiệu địa phương trên thế giới . 01 1.1 Lý luận về Marketing địa phương .01 1.1.1 Khái niệm một địa phương 01 1.1.2 Những quan điểm của Marketing địa phương .01 1.1.3 Thị trường mục tiêu của một địa phương 03 1.1.4 Cách thức marketing địa phương 04 1.1.5 Nhà marketing địa phương 05 1.1.6 Qui trình marketing địa phương 06 1.1.7 Thương hiệu và sản phẩm của địa phương .07 1.1.8 Sản phẩm du lịch của một địa phương 09 1.1.8.1 Khái niệm 09 1.1.8.2 Thành phần của sản phẩm du lịch .09 1.2 Kinh nghiệm xây dựng và quảng bá thương hiệu của các địa phương trên thế giới .10 1.2.1 Kinh nghiệm xây dựng thương hiệu du lịch của địa phương 10 1.2.2 Kinh nghiệm quảng bá hình ảnh địa phương qua sản phẩm du lịch .13 Tóm tắt chương 1 .15 Chương 2: Thực trạng xây dựng sản phẩm du lịch huyện Củ Chi TP Hồ Chí Minh . 17 2.1 Tổng quan đặc điểm tự nhiên – kinh tế – xã hội huyện Củ Chi 17 2.1.1 Nguồn tài nguyên tự nhiên .17 2.1.1.1 Vị trí địa lý .17 2.1.1.2 Khí hậu .17 2.1.1.3 Hệ thống sông ngòi 18 2.1.2 Nguồn tài nguyên nhân văn 19 2.1.2.1 Lịch sử hình thành 19 2.1.2.2 Dân tộc .20 2.1.2.3 Tôn giáo .20 2.1.2.4 Di tích lịch sử – văn hóa 20 2.1.2.5 Bảo tàng .21 2.1.2.6 Lễ hội .21 2.1.3 Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch .21 2.1.3.1 Giao thông 21 2.1.3.2 Khu du lịch .22 2.1.3.3 Khu mua sắm .22 2.1.3.4 Nguồn nhân lực cho du lịch .22 2.1.3.5 Các vấn đề xã hội ảnh hưởng đến du lịch .23 2.2 Tình hình và chính sách phát triển du lịch của huyện Củ Chi .23 2.2.1 Tình hình phát triển du lịch của huyện Củ Chi .23 2.2.2 Tình hình du khách đến tham quan Củ Chi .25 2.3 Những định hướng phát triển Củ Chi từ nay đến năm 2010 26 3.3.1 Củ Chi trong chiến lược phát triển chung của thành phố Hồ Chí Minh .26 3.3.2 Một số định hướng lớn trong phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội đến năm 2010 .26 3.3.2.1 Trong lĩnh vực kinh tế 26 3.3.2.2 Trong lĩnh vực văn hóa – xã hội 27 Tóm tắt chương 2 .28 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu 29 3.1 Nghiên cứu định tính 29 3.1.1 Mẫu nghiên cứu định tính .29 3.1.2 Các bước nghiên cứu định tính 30 3.1.3 Kết quả nghiên cứu định tính 30 3.2 Nghiên cứu cứu định lượng 31 3.2.1 Công cụ thu thập dữ liệu .32 3.2.2 Cách thức thu thập dữ liệu 33 3.2.3 Mẫu nghiên cứu định lượng 33 3.2.3.1 Mẫu nghiên cứu khách du lịch .33 3.2.3.2 Mẫu nghiên cứu lãnh đạo 35 3.2.4 Các bước nghiên cứu định lượng .36 3.2.4.1 Mã hóa dữ liệu .36 3.2.4.2 Phân tích thống kê .37 Tóm tắt chương 3 .38 Chương 4: Kết quả nghiên cứu 39 4.1 Kết quả phân tích nhân tố 39 4.2 Kết quả nghiên cứu đối với khách du lịch 41 4.2.1 Tầm quan trọng của các yếu tố cấu thành nên sản phẩm du lịch địa phương theo quan điểm du khách 41 4.2.2 Hiện trạng du lịch Củ Chi theo nhận thức của du khách 43 4.2.3 Ảnh hưởng đặc điểm cá nhân khách khi đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố trong sản phẩm du lịch địa phương 44 4.2.3.1 Ảnh hưởng của quốc tịch .44 4.2.3.2 Ảnh hưởng của độ tuổi .46 4.2.4 Quan hệ giữa các đặc điểm cá nhân của du khách .48 4.2.4.1 Mối quan hệ giữa quốc tịch và số lần đã đến Củ Chi .48 4.2.4.2 Mối quan hệ giữa số lần đã đến Củ Chi và lời hứa quay lại .48 4.2.4.3 Mối quan hệ giữa quốc tịch và lời hứa quay lại 49 4.2.5 So sánh hiện trạng du lịch Củ Chi với yêu cầu của du khách 49 4.3 Nhận thức của lãnh đạo địa phương và ngành du lịch thành phố Hố Chí Minh .51 4.3.1 Tầm quan trọng của các yếu tố cấu thành nên sản phẩm du lịch địa phương theo quan điểm của nhà lãnh đạo .51 4.3.2 Hiện trạng du lịch Củ Chi theo quan điểm lãnh đạo 52 4.3.3 Ảnh hưởng đăïc điểm cá nhân lãnh đạo khi đánh giá tầm quan trọng các yếu tố của sản phẩm du lịch địa phương .53 4.3.3.1 Ảnh hưởng của trình độ văn hóa 53 4.3.3.2 Ảnh hưởng của lĩnh vực công tác .55 4.3.3.3 Ảnh hưởng của độ tuổi .57 4.3.4 So sánh hiện trạng du lịch Củ Chi với mong muốn của lãnh đạo .57 4.4 So sánh quan điểm của khách du lịch với lãnh đạo 59 4.4.1 So sánh quan điểm du khách với lãnh đạo trong đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố cấu thành nên sản phẩm du lịch 59 4.4.2 So sánh quan điểm du khách với lãnh đạo trong đánh giá hiện trạng du lịch Củ Chi 61 4.5 Kênh thông tin du khách biết về Củ Chi .63 Tóm tắt chương 4 .65 Chương 5: Những giải pháp xây dựng và quảng bá thương hiệu Củ Chi qua sản phẩm du lịch 67 5.1 Quan điểm xây dựng thương hiệu Củ Chi qua sản phẩm du lịch .67 5.1.1 Phát triển du lịch Củ Chi trong tổng thể của ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh và Việt Nam 67 5.1.2 Xây dựng sản phẩm du lịch Củ Chi hướng về khách hàng .68 5.2 Những mục tiêu của du lịch Củ Chi đến năm 2010 69 5.3 Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch Củ Chi 70 5.3.1 Đa dạng hóa sản phẩm du lịch Củ Chi .70 5.3.1.1 Xây dựng các điểm du lịch nhà vườn, làng nghề truyền thống .70 5.3.1.2 Xây dựng những tuyến du lịch trên sông .70 5.3.1.3 Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ tại khu địa đạo Củ Chi .71 5.3.2 Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Củ Chi .71 5.3.2.1 Xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển du lịch 71 5.3.2.2 Phát triển nguồn nhân lực cho du lịch .72 5.3.2.3 Phát triển bản sắc văn hóa – lịch sử, đặc trưng của Củ Chi 72 5.3.2.4 Xây dựng môi trường xã hội văn minh 73 5.4 Giải pháp quảng bá thương hiệu Củ Chi qua sản phẩm du lịch .74 5.4.1 Xác định thị trường mục tiêu của du lịch Củ Chi 74 5.4.2 Nội dung quảng bá 75 5.4.3 Phương tiện và kênh quảng bá với các thị trường mục tiêu .75 5.4.3.1 Đối với thị trường trong nước .76 5.4.1.2 Đối với thị trường ngoài nước 77 5.5 Kiến nghị 78 5.5.1 Đối với ngành du lịch thành phố Hồ Chí Minh .78 5.5.2 Đối với chính quyền huyện Củ Chi 78 5.5.3 Đối với các doanh nghiệp du lịch .79 5.5.4 Đối với người dân Củ Chi .79 Kết luận xviii Tài liệu tham khảo .xix Phụ lục xx

pdf104 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3757 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xây dựng và quảng bá thương hiệu huyện Củ Chi TP Hồ Chí Minh qua sản phẩm du lịch địa phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
âng trình kiến trúc là khá quan trọng, trong khi lãnh đạo chính quyền chỉ đánh giá công trình kiến trúc ở mức cần. Lãnh đạo chính quyền Củ Chi cho rằng công trình văn hóa chỉ cần. Các yếu tố liên quan đến con người như: sự thân thiện của người dân và thái độ phục vụ của nhân viên luôn là quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp du lịch. Trong khi đó các nhà quản lý ngành và địa phương chỉ đánh giá nó ở mức cần. Lãnh đạo cần có sự thống nhất trong quan điểm xây dựng sản phẩm du lịch. 4.3.3.3 Ảnh hưởng của độ tuổi Có sự khác biệt ý nghĩa trong việc đánh giá tầm quan trọng với tiêu chí thái độ phục của nhân viên trong ngành du lịch giữa hai độ tuổi của lãnh đạo như Trang 80 sau: lãnh đạo trong độ tuổi từ 41 đến 50 cho rằng nó rất quan trọng (1.75), còn độ tuổi trên 50 cho rằng chỉ quan trọng (2.19). Bảng 4.14: Sự khác biệt về độ tuổi của lãnh đạo trong đánh giá tầm quan trọng (trích) Thái độ phục vụ của nhân viên Tuổi Tuổi Khác biệt có ý nghĩa Sai số chuẩn Độ tin cậy 41 đến 50 trên 50 -.4405(*) .16279 .028 Trên 50 41 đến 50 .4405(*) .16279 .028 4.3.4 So sánh hiện trạng du lịch Củ Chi với mong muốn của lãnh đạo Nghiên cứu hiện trạng du lịch Củ Chi với mong muốn của lãnh đạo cho thấy những khoảng cách trong quan điểm và thực tế xây dựng sản phẩm. Phần lớn các các yếu tố của du lịch Củ Chi đều chưa đạt được theo mong muốn của các cấp lãnh đạo địa phương và ngành du lịch. - Những dịch vụ phục vụ trực tiếp cho du khách tại Củ Chi chưa thỏa mãn theo mong muốn của lãnh đạo như là: địa điểm lưu trú (- 1.7755), các địa điểm du lịch (- 1.6939), các dịch vụ vui chơi giải trí (- 1.5102)… - Những nhà lãnh đạo địa phương cho rằng vị trí địa lý (- 0.6735), phong cảnh thiên nhiên (- 0.7755) và môi trường tự nhiên (- 0.7551) của Củ Chi không thuận lợi cho phát triển du lịch. Những lễ hội truyền thống của địa phương còn quá ít so với nhu cầu dùng để quảng bá cho du lịch (- 1.3673). Tuy nhiên, những nhà làm du lịch địa phương hài lòng với một số yếu tố khác của Củ Chi như: mức độ an toàn (0.5918), những tiến bộ trong đầu tư cho phương tiện giao thông (0.4694) và đặc sản địa phương (0.3878). Bảng 4.15: So sánh hiện trạng du lịch Củ Chi với mong muốn của lãnh đạo Nhóm nhân tố Tiêu chí Chênh lệch Độ lệch Sai số chuẩn Độ tin cậy Thái độ phục vụ của NV -.1020 1.00509 .14358 .481 HT thông tin liên lạc .1837 .95030 .13576 .182 Địa điểm ẩm thực -.0408 .93450 .13350 .761 Trình độ chuyên nghiệp và cơ sở vật chất của ngành du lịch Quà lưu niệm của địa .0612 .80125 .11446 .595 Trang 81 Các dịch vụ vui chơi giải -1.5102 1.12031 .16004 .000 Địa điểm du lịch -1.6939 .79593 .11370 .000 Phong cảnh thiên nhiên -.7755 .74345 .10621 .000 Thân thiện của người -.1020 .77041 .11006 .358 Môi trường tự nhiên -.7551 .85466 .12209 .000 Môi trường tự nhiên – môi trường văn hóa của địa phương Lễ hội -1.3673 .97241 .13892 .000 Mức độ an toàn .5918 .67449 .09636 .000 Giá cả sinh hoạt .0612 1.02892 .14699 .679 Môi trường kinh tế - môi trường xã hội Đặc sản địa phương .3878 .83707 .11958 .002 Phương tiện giao thông .4694 .91520 .13074 .001 HT giao thông công cộng .1633 .89784 .12826 .209 Phong tục tập quán -.2449 .85466 .12209 .051 Trình độ ngoại ngữ của -.6531 .96934 .13848 .000 Cơ sở hạ tầng cứng và cơ sở hạ tầng mềm của địa phương Tôn giáo -.4286 .81650 .11664 .001 Công trình văn hóa -.8367 1.12448 .16064 .000 Dân tộc -.1429 .81650 .11664 .227 Văn hóa – lịch sử của địa phương Di tích lịch sử .1633 .79966 .11424 .159 Địa điểm lưu trú Địa điểm lưu trú -1.7755 1.02602 .14657 .000 Vị trí địa lý Vị trí địa lý -.6735 .68883 .09840 .000 Để xóa dần những khoảng cách trong quan điểm và thực tiễn này, đòi hỏi các cấp lãnh đạo địa phương, lãnh đạo ngành du lịch Thành phố cần có những chính sách ưu tiên đầu tư phát triển cho ngành du lịch hơn nữa, bên cạnh việc tăng cường công tác kiểm tra giám sát trong từng lĩnh vực hoạt động, đặc biệt là trong đầu tư cho cơ sở hạ tầng và con người. 4.4 So sánh quan điểm của khách du lịch với lãnh đạo Để thực hiện được việc so sánh này, đề tài tiến hành so sánh kết quả nghiên cứu bảng câu hỏi 1 và kết quả nghiên cứu bảng câu hỏi 2 nhằm tìm ra những khoảng cách về quan điểm của lãnh đạo và du khách trong cách đánh giá tầm quan trọng của các tiêu chí. Từ đây, đề tài có thể đề xuất việc xây dựng sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường, xác định các lĩnh vực cần ưu tiên trong đầu tư phát triển. Trang 82 4.4.1 So sánh quan điểm du khách với lãnh đạo trong đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch Có những cách biệt ý nghĩa trong quan điểm đánh giá tầm quan trọng của các tiêu chí cấu thành nên sản phẩm du lịch giữa khách du lịch và lãnh đạo địa phương, lãnh đạo ngành và doanh nghiệp du lịch. Những chênh lệch mang dấu dương (+) cho thấy đánh giá của lãnh đạo tầm quan trọng của tiêu chí này cao hơn đánh giá của khách du lịch, chênh lệch mang dấu âm (-) ngược lại cho thấy đánh giá của khách cao hơn của lãnh đạo. - Lãnh đạo Huyện, ngành du lịch Thành phố, các doanh nghiệp du lịch đánh giá tầm quan trọng của vị trí địa lý trong du lịch cao, nhưng du khách cho rằng nó không quan trọng (chênh lệch ý nghĩa 0.9184). Cho dù cự ly từ trung tâm các thành phố đến các khu du lịch có xa, nhưng nếu tại đó hấp dẫn thì họ cũng đến. Trang 83 Bảng 4.16: Sự chênh lệch trong đánh giá tầm quan trọng các yếu tố của sản phẩm du lịch địa phương Tiêu chí Đối tượng Điểm TB Độ lệch chuẩn Sai số chuẩn Chênh lệch Độ tin cậy Khách du 1.7041 .83985 .08484 .1327 Phong cảnh thiên nhiên Lãnh đạo 1.5714 .50000 .07143 .1327 .001 Khách du 1.9286 .81544 .08237 .3776Môi trường tự nhiên Lãnh đạo 1.5510 .61445 .08778 .3776 .587 Khách du 2.5918 1.06332 .10741 .9184 Vị trí địa lý Lãnh đạo 1.6735 .47380 .06769 .9184 .000 Khách du 2.3878 .90397 .09132 .0000Công trình kiến trúc Lãnh đạo 2.3878 .70167 .10024 .0000 .091 Khách du 1.9694 .92451 .09339 -.0102 Di tích lịch sử Lãnh đạo 1.9796 .62881 .08983 -.0102 .002 Khách du 2.1122 .91812 .09274 -.1735 Công trình văn hóa Lãnh đạo 2.2857 .70711 .10102 -.1735 .047 Khách du 2.3878 1.08059 .10916 -.3673 Phong tục tập quán Lãnh đạo 2.7551 .72257 .10322 -.3673 .000 Khách du 3.0000 .86155 .08703 -1.0000 Tôn giáo Lãnh đạo 4.0000 .28868 .04124 -1.0000 .000 Khách du 2.8367 .86981 .08786 -.1224 Dân tộc Lãnh đạo 2.9592 .35114 .05016 -.1224 .000 Khách du 2.9184 .89297 .09020 -.9592 Lễ hội Lãnh đạo 3.8776 .43935 .06276 -.9592 .000 Khách du 2.1531 .98809 .09981 .2347 Thân thiện của người dân Lãnh đạo 1.9184 .27664 .03952 .2347 .000 Khách du 2.5612 .93131 .09408 .3367 Phương tiện giao thông Lãnh đạo 2.2245 .77097 .11014 .3367 .038 Khách du 2.9184 .92696 .09364 .3878HT giao thông công cộng Lãnh đạo 2.5306 .84415 .12059 .3878 .665 Khách du 2.6735 1.00284 .10130 .0000HT thông tin liên lạc Lãnh đạo 2.6735 .77427 .11061 .0000 .055 Khách du 2.5714 .95248 .09621 -1.1429 Địa điểm du lịch Lãnh đạo 3.7143 .79057 .11294 -1.1429 .003 Khách du 3.2041 .88468 .08937 -.6122Địa điểm lưu trú Lãnh đạo 3.8163 .88208 .12601 -.6122 .351 Khách du 2.9898 .81853 .08268 -.0918Địa điểm ẩm thực Lãnh đạo 3.0816 .78626 .11232 -.0918 .973 Khách du 3.3469 .86277 .08715 -.1837 Các dịch vụ vui chơi giải trí Lãnh đạo 3.5306 1.02270 .14610 -.1837 .048 Khách du 2.6224 1.11702 .11284 -.3367 Quà lưu niệm của địa phương Lãnh đạo 2.9592 .64418 .09203 -.3367 .000 Khách du 2.3367 .67264 .06795 .2959Thái độ phục vụ của NV Lãnh đạo 2.0408 .73482 .10497 .2959 .314 Khách du 2.6633 .92996 .09394 -.0918Trình độ ngoại ngữ của NV Lãnh đạo 2.7551 .77810 .11116 -.0918 .295 Khách du 2.2653 .90304 .09122 .3265 Giá cả sinh hoạt Lãnh đạo 1.9388 .37684 .05383 .3265 .000 Khách du 1.6531 1.00619 .10164 -.2449 Mức độ an toàn Lãnh đạo 1.8980 .36770 .05253 -.2449 .000 Trang 84 Ngược lại, khách du lịch quan tâm nhiều hơn đến qui mô, nét đặc sắc và sự khác biệt của địa điểm du lịch (chênh lệch ý nghĩa -1.1429). Điều đó cho thấy, ngành du lịch nên đầu tư nhiều hơn cho địa điểm du lịch cả về qui mô lẫn sự khác biệt. - Một khác biệt nữa là đánh giá của du khách về tầm quan trọng của các yếu tố tài nguyên nhân văn cao hơn các nhà lãnh đạo. Họ cho rằng tôn giáo, lễ hội của địa phương rất cần thiết cho một sản phẩm du lịch. Nhìn chung, so sánh quan điểm đánh giá của du khách và của lãnh đạo về tầm quan trọng rất cần thiết cho những nhà hoạch định chiến lược phát triển du lịch địa phương trong việc chọn lựa phương án đầu tư hiệu quả. Nghiên cứu cho thấy, những giải pháp nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của thiên nhiên, vị trí địa lý chưa thực sự cần thiết đối với du lịch Củ Chi. Thay vào đó chúng ta nên tập trung đầu tư phát triển những khu du lịch có qui mô lớn tầm cỡ quốc gia và quốc tế, bên cạnh việc tăng cường các hoạt động bảo vệ an toàn tuyệt đối cho du khách. Trong xây dựng sản phẩm tập trung khai thác các đặc trưng nhân văn, làm khơi dậy các di sản văn hoá – lịch sử để thu hút du khách gần xa. 4.4.2 So sánh quan điểm du khách với lãnh đạo trong đánh giá hiện trạng du lịch Củ Chi Nhìn chung đánh giá về chất lượng dịch vụ tại Củ Chi không có cách biệt lớn giữa du khách và lãnh đạo. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu cho thấy có vài cách biệt trong đánh giá hiện trạng du lịch Củ Chi giữa khách du lịch và lãnh đạo cũng thật lý thú. Lãnh đạo địa phương và ngành cho rằng mức độ an toàn của các điểm du lịch Củ Chi trong thời gian qua là rất tốt, song khách du lịch lại đánh giá chưa thật sự tốt (chênh lệch ý nghĩa 0.6429). Trang 85 Bảng 4.17: Sự chênh lệch trong đánh giá hiện trạng du lịch Củ Chi giữa khách và lãnh đạo Tiêu chí Đối tượng Điểm TB Độ lệch chuẩn Sai số chuẩn Chênh lệch Độ tin cậy Khách du lịch 2.1633 .75565 .07633 -.1837Phong cảnh thiên nhiên Lãnh đạo 2.3469 .56092 .08013 -.1837 .237 Khách du lịch 2.3163 .81982 .08281 .0102Môi trường tự nhiên Lãnh đạo 2.3061 .50843 .07263 .0102 .001 Khách du lịch 2.4286 .79948 .08076 .0816Vị trí địa lý Lãnh đạo 2.3469 .52245 .07464 .0816 .006 Khách du lịch 2.7653 1.01332 .10236 -.1531Công trình kiến trúc Lãnh đạo 2.9184 1.07697 .15385 -.1531 .314 Khách du lịch 2.0000 1.08409 .10951 .1837Di tích lịch sử Lãnh đạo 1.8163 .44128 .06304 .1837 .000 Khách du lịch 2.3265 .93913 .09487 -.7959Công trình văn hóa Lãnh đạo 3.1224 1.01309 .14473 -.7959 .570 Khách du lịch 2.5510 .74781 .07554 -.4490Phong tục tập quán Lãnh đạo 3.0000 .35355 .05051 -.4490 .000 Khách du lịch 3.0000 .86155 .08703 -1.0000Tôn giáo Lãnh đạo 4.0000 .28868 .04124 -1.0000 .000 Khách du lịch 2.8367 .86981 .08786 -.1224Dân tộc Lãnh đạo 2.9592 .35114 .05016 -.1224 .000 Khách du lịch 2.9184 .89297 .09020 -.9592Lễ hội Lãnh đạo 3.8776 .43935 .06276 -.9592 .000 Khách du lịch 2.1531 .98809 .09981 .2347Thân thiện của người dân Lãnh đạo 1.9184 .27664 .03952 .2347 .000 Khách du lịch 2.5612 .93131 .09408 .3367Phương tiện giao thông Lãnh đạo 2.2245 .77097 .11014 .3367 .038 Khách du lịch 2.9184 .92696 .09364 .3878HT giao thông công cộng Lãnh đạo 2.5306 .84415 .12059 .3878 .665 Khách du lịch 2.6735 1.00284 .10130 .0000HT thông tin liên lạc Lãnh đạo 2.6735 .77427 .11061 .0000 .055 Khách du lịch 2.5714 .95248 .09621 -1.1429Địa điểm du lịch Lãnh đạo 3.7143 .79057 .11294 -1.1429 .003 Khách du lịch 3.2041 .88468 .08937 -.6122Địa điểm lưu trú Lãnh đạo 3.8163 .88208 .12601 -.6122 .351 Khách du lịch 2.9898 .81853 .08268 -.0918Địa điểm ẩm thực Lãnh đạo 3.0816 .78626 .11232 -.0918 .973 Khách du lịch 3.3469 .86277 .08715 -.1837Các dịch vụ vui chơi giải trí Lãnh đạo 3.5306 1.02270 .14610 -.1837 .048 Khách du lịch 2.6224 1.11702 .11284 -.3367Quà lưu niệm của địa phương Lãnh đạo 2.9592 .64418 .09203 -.3367 .000 Khách du lịch 2.3367 .67264 .06795 .2959Thái độ phục vụ của NV Lãnh đạo 2.0408 .73482 .10497 .2959 .314 Khách du lịch 2.6633 .92996 .09394 -.0918Trình độ ngoại ngữ của NV Lãnh đạo 2.7551 .77810 .11116 -.0918 .295 Khách du lịch 2.5000 .85253 .08612 .6224Giá cả sinh hoạt Lãnh đạo 1.8776 .97110 .13873 .6224 .395 Khách du lịch 1.9490 .93470 .09442 .6429Mức độ an toàn Lãnh đạo 1.3061 .50843 .07263 .6429 .002 Trang 86 Điều này có thể được lý giải trên 2 giác độ. Đối với tình hình an ninh trật tự tại Củ Chi là rất tốt không có biểu hiện của các tệ nạn xã hội, tuy nhiên những biện pháp bảo vệ an toàn cho du khách tại các điểm tham quan chưa thật sự tốt. Đây chính là vấn đề cần được các doanh nghiệp du lịch và địa phương quan tâm. Trong thời gian qua ngành du lịch chưa thật sự quan tâm nhiều đến nhu cầu được bảo đảm anh toàn của du khách. Khách du lịch cho rằng, các điểm tham quan tại Củ Chi có khả quan hơn so với đánh giá của lãnh đạo (chênh lệch ý nghĩa – 1.1429). Điều này cho thấy, sự khác biệt – một năng lực cốt lõi của Củ Chi là hệ thống các di tích địa đạo mà không một nơi nào có được, đã làm tăng lên giá trị của các khu du lịch này. Tương tự, yếu tố dân tộc và lễ hội của Củ Chi cũng được du khách đánh giá tốt hơn so với đánh giá của lãnh đạo. 4.5 Kênh thông tin du khách biết về Củ Chi - Bảng 4.18: Những kênh thông tin du khách biết đến Củ Chi Kênh thông tin Quốc tịch Tivi Sách Báo, tạp chí Internet Người thân Cty du lịch Khác 12 14 11 0 8 3 2 Việt Nam 24.00% 28.00% 22.00% 0.00% 16.00% 6.00% 4.00% 4 4 1 1 0 0 0 Châu Á 40.00% 40.00% 10.00% 10.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0 9 6 2 1 2 0 Châu Âu 0.00% 45.00% 30.00% 10.00% 5.00% 10.00% 0.00% 2 4 1 0 0 4 0 Châu Mỹ 18.20% 36.40% 9.10% 0.00% 0.00% 36.40% 0.00% 1 2 0 0 0 0 0 Châu Phi 33.30% 66.70% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 1 2 0 0 1 0 0 Châu Úc 25.00% 50.00% 0.00% 0.00% 25.00% 0.00% 0.00% 20 35 19 3 10 9 2 Tổng cộng 20.40% 35.70% 19.40% 3.10% 10.20% 9.20% 2.00% Trang 87 Việc xác định các kênh thông tin nào để khách du lịch trong ngoài nước biết đến Củ Chi có ý nghĩa quan trọng cho việc đề xuất các giải pháp quảng bá địa phương. Theo kết quả phân tích cho thấy qua các kênh thông tin được gợi ý như: tivi, sách, báo tạp chí, Internet, các công ty du lịch, người thân…cho chúng ta những nhận xét như sau: Nhóm các phương tiện thông tin đại chúng như: sách, báo tạp chí, truyền hình… vẫn là những nguồn thông tin chính (chiếm 75,5%) để du khách trong và ngoài nước biết đến Củ Chi. Cái tên Củ Chi đã xuất hiện nhiều trong những quyển sách, tạp chí chuyên ngành, đặc biệt là sách viết về lịch sử chiến tranh Việt Nam. Các kênh truyền hình quốc tế trong thời gian gần đây cũng công bố những bộ phim tư liệu về chiến tranh Việt Nam trên toàn thế giới (TV5 của Pháp) đã có ít nhiều ảnh hưởng đến sự quan tâm của du khách, đặc biệt là giới trẻ gây cho họ sự tò mò muốn được một lần đến và chứng kiến tận mắt những điều họ thấy trên màn ảnh. Người thân cũng là một kênh thông tin đáng được quan tâm, 10,2% người đến tham quan Củ Chi qua lời giới thiệu của người thân. Quảng bá bằng truyền miệng cũng có giá trị cao. Người giới thiệu có thể là người Củ Chi, họ muốn giới thiệu đến bạn bạn bè, người thân của mình về địa đạo như một “đặc sản” của quê hương. Có thể họ là người đã một lần tham quan Củ Chi và khi nghĩ lại nó với một tình cảm sâu sắc. Vấn đề đặt ra là sản phẩm ấy phải được hài lòng người giới thiệu như thế nào, con số 10,2% cũng là điều đáng cho chúng ta suy nghĩ. Chiếm 9,1% là các công ty du lịch, cho thấy vai trò của họ khá lớn góp phần quảng bá cho địa phương. Các hãng lữ hành trong ngoài nước luôn là khách hàng mục tiêu của địa phương, thu hút họ như thế nào? là một nghệ thuật trong cạnh tranh của du lịch địa phương. Ngày nay, Internet là Trang 88 hệ thống thông tin toàn cầu, hàng tỷ người trên thế giới truy cập mỗi ngày, vậy mà chỉ có 3,1% du khách biết đến Củ Chi qua Internet thì thật là đáng buồn. Những nhà marketing địa phương cần phải lưu ý vấn đề chất lượng và số lượng các Website giới thiệu về Củ Chi như thế nào. Không thể phủ nhận rằng, ngày nay trên thế giới Internet là công cụ quảng bá nhanh chóng, rộng rãi nhất. Đối với du khách trong nước, đặc biệt là thanh thiếu niên, họ biết Củ Chi nhờ qua giáo dục truyền thống của nhà trường và các tổ chức Đoàn – Hội – Đội. Tóm tắt chương 4 Trong chương này, bắt đầu từ những kết quả nghiên cứu định tính cho phép xác định những tiêu chí quan trọng cấu thành nên một sản phẩm du lịch của địa phương. Các tiêu chí được sắp xếp theo nhóm các nhân tố hợp lý có mối tương quan chặt chẽ với nhau. Đề tài phân tích những quan điểm của du khách và lãnh đạo trong việc đánh giá tầm quan trọng các tiêu chí cấu thành nên sản phẩm du lịch địa phương, làm cơ sở cho những đề xuất xây dựng sản phẩm hướng về khách hàng. Nghiên cứu cho thấy, những giải pháp nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của thiên nhiên, vị trí địa lý… chưa thực sự cần thiết đối với du lịch Củ Chi. Thay vào đó chúng ta nên tập trung đầu tư phát triển những khu du lịch có qui mô lớn. Trong xây dựng sản phẩm tập trung khai thác các đặc trưng nhân văn, làm khơi dậy các di sản văn hoá – lịch sử để thu hút du khách. Đề tài cũng đã phân tích nhận thức của du khách và lãnh đạo trong đánh giá hiện trạng du lịch Củ Chi. Từ đó phát hiện điểm chưa phù hợp của du lịch Củ Chi với yêu cầu của du khách, để có những thay đổi, khắc phục kịp thời như: vấn đề bảo vệ an toàn tuyệt đối cho du khách, vấn đề trình độ ngoại ngữ của nhân viên ngành du lịch hay qui mô của điểm du lịch. Bên cạnh đó nghiên cứu cho thấy, những đặc điểm của du lịch Củ Chi được du khách đánh giá cao cần phát Trang 89 huy đó là hệ thống các di tích lịch sử địa đạo. Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các thuộc tính cá nhân du khách và lãnh đạo giúp đề tài đề xuất những giải pháp trong thống nhất quan điểm xây dựng sản phẩm hướng về từng thị trường mục tiêu đã chọn. Nghiên cứu cho những kết quả quan trọng, khác biệt trong quan điểm đánh giá tầm quan trọng cũng như hiện trạng du lịch Củ Chi theo từng tiêu chí. Sự khác biệt này tùy theo từng đặc điểm cá nhân của khách như: quốc tịch, độ tuổi, trình độ và số lần đã đến Củ Chi. Phần thứ hai của nghiên cứu thuộc tính cá nhân là tìm ra những khác biệt trong đánh giá tầm quan trọng và hiện trạng của các tiêu chí dưới con mắt những nhà lãnh đạo địa phương, lãnh đạo ngành du lịch và doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Khác biệt này cũng được phân tích theo các thuộc tính cá nhân của lãnh đạo như: trình độ, tuổi tác và lĩnh vực công tác. Nghiên cứu mối quan hệ giữa các thuộc tính cá nhân của du khách, đề tài chỉ ra những thị trường triển vọng, cũng như xác định động cơ đi du lịch các nhóm khách hàng khác nhau. Nghiên cứu các tần suất kênh thông tin giúp tìm ra những kênh thông tin quan trọng cho việc quảng bá. Trang 90 CHƯƠNG 5 NHỮNG GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU CỦ CHI QUA SẢN PHẨM DU LỊCH Trên cơ sở thu thập dữ liệu thực tế đối với du khách và lãnh đạo, phân tích cơ sở lý luận về marketing địa phương, sản phẩm du lịch và các mô hình kinh nghiệm xây dựng, quảng bá sản phẩm du lịch của các địa phương trên thế giới, đề tài đưa ra những quan điểm, mục tiêu và giải pháp xây dựng thương hiệu Củ Chi thông qua sản phẩm du lịch. 5.1 Quan điểm xây dựng thương hiệu Củ Chi qua sản phẩm du lịch Qua nghiên cứu ở chương 4, kết hợp với Chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2006 – 2010 và Chương trình phát triển du lịch thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2006– 2010. Đề tài đề xuất việc xây dựng sản phẩm du lịch Củ Chi theo 2 hướng quan điểm. 5.1.1 Phát triển du lịch Củ Chi trong tổng thể của ngành du lịch thành phố Hồ Chí Minh và Việt Nam Theo quan điểm phát triển của ngành Du lịch Việt Nam và thành phố Hồ Chí Minh. Phát triển sản phẩm du lịch phải dựa trên cơ sở: “Nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ; Nâng cao vị thế cạnh tranh của du lịch Việt Nam trên thị trường quốc tế; Phát triển du lịch bền vững”26. “Phát triển du lịch phải lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm mục tiêu chính, giữ vững an ninh trật tự, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi sinh môi trường”27. Xuất phát từ quan điểm này, ngành du lịch Củ Chi cần: “Xây dựng sản phẩm du lịch phong phú, độc đáo, mang sắc thái riêng của Củ Chi gắn liền với các di tích lịch sử cách 26 Chính phủ (2006), Chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2006 – 2010. 27 Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh (2005), Chương trình phát triển du lịch TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2006 – 2010. Trang 91 mạng. Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm chú trọng đến sản phẩm du lịch văn hóa – lịch sử và sinh thái”. Theo quan điểm này, ngành du lịch Củ Chi cần xây dựng sản phẩm trên cơ sở làm phong phú các loại hình dịch vụ, có sự kết hợp những nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn và thế mạnh khác của địa phương để tạo thành một sản phẩm du lịch đặc thù của Huyện. Xây dựng du lịch Củ Chi thành một sản phẩm tổng hợp qua sự liên kết của nhiều ngành, nhiều doanh nghiệp theo chiến lược tổng thể của ngành du lịch Việt Nam và thành phố Hồ Chí Minh tạo thành một sức mạnh tổng hợp có sự phát triển cộng hưởng. Xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch phải gắn với việc bảo vệ tôn tạo tài nguyên, môi trường đảm bảo cho sự phát triển bền vững. 5.1.2 Xây dựng sản phẩm du lịch Củ Chi hướng về khách hàng Qua nghiên cứu ở chương 4 cho ta thấy, có những khác biệt trong nhận thức của du khách và lãnh đạo địa phương như: thứ nhất, trong đánh giá tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng và các dịch vụ phục vụ thì khách quan tâm nhất, ngược lại với lãnh đạo địa phương cho rằng vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên quan trọng. Thứ hai, lãnh đạo địa phương cho rằng nguồn tài nguyên nhân văn kém quan trọng nhưng ngược lại du khách thì cho rằng yếu tố này rất quan trọng trong sản phẩm du lịch. Thứ ba, lãnh đạo địa phương cho rằng vấn đề an toàn và tình hình an ninh trật tự như hiện nay là tốt, nhưng nhu cầu của khách du lịch khẳng định rằng chưa tốt cần quan tâm hơn. Cuối cùng, lãnh đạo địa phương quan tâm nhiều đến cơ sở hạ tầng chung của địa phương, nhưng du khách chỉ quan tâm đến hạ tầng phục vụ trực tiếp cho du lịch. Đánh giá về di tích lịch sử có tầm quan trọng như nhau giữa khách và lãnh đạo. Trang 92 Như vậy, đứng về quan điểm xây dựng sản phẩm theo nhu cầu của du khách thì vấn đề cơ sở hạ tầng phục vụ ngành du lịch rất quan trọng. Chính quyền địa phương và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch phải có ưu tiên đầu tư vào lĩnh vực này. Sản phẩm du lịch cần thể hiện nét đặc trưng nhân văn của địa phương qua: tôn giáo, tập quán, lễ hội… An toàn cho du khách là vấn đề cần phải được ưu tiên hàng đầu. Ngành du lịch Củ Chi cần: “Xây dựng sản phẩm đậm đà bản sắc nhân văn, trên cơ sở phát triển cơ sở hạ tầng ngành du lịch và xây dựng môi trường an ninh trật tự bảo đảm an toàn tuyệt đối cho du khách”. 5.2 Những mục tiêu của ngành du lịch Củ Chi đến năm 2010 Xuất phát từ 2 quan điểm trên, ngành du lịch Củ Chi có những mục tiêu cụ thể đến năm 2010 như sau: - Xây dựng sản phẩm du lịch phong phú, độc đáo mang sắc thái riêng của Củ Chi. Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm chú trọng đến các sản phẩm du lịch văn hóa – lịch sử và sinh thái. - Đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá thu hút du khách trong và ngoài nước. Phối hợp nỗ lực của chính quyền Huyện, các doanh nghiệp và sự hỗ trợ của ngành du lịch thành phố Hồ Chí Minh để tổ chức quảng bá có hiệu quả và tập trung vào các thị trường mục tiêu. - Nâng cao vai trò quản lý nhà nước nhằm định hướng chiến lược cho doanh nghiệp trong việc xác định thị trường mục tiêu và liên kết xây dựng sản phẩm tạo đà cho sự phát triển cộng hưởng. - Thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế để xây dựng, nâng cấp, mở rộng và hiện đại hóa các cơ sở vật chất phục vụ du lịch. - Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới trong du lịch. Trang 93 - Xây dựng môi trường an ninh trật tự và đảm bảo an toàn cho du khách. Từ những mục tiêu cụ thể đối với ngành du lịch Củ Chi từ nay đến năm 2010, đề tài đề xuất 2 nhóm giải pháp nhằm thực hiện những mục tiêu trên. 5.3 Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch Củ Chi 5.3.1 Đa dạng hóa sản phẩm du lịch Củ Chi Ngành du lịch Củ Chi cần xây dựng một sản phẩm độc đáo trên cơ sở kết hợp những nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân tạo và đặc trưng nhân văn. Đặc điểm địa lý Củ Chi vừa mang nét đặc trưng của vùng sông nước miền Tây, một mặt vừa có nét của vùng cao miền Đông Nam Bộ. Cho phép chúng ta xây dựng sản phẩm kết hợp việc khai thác các dịch vụ trên sông nước với những vùng cây ăn trái ven tuyến sông Sài Gòn, Vàm Cỏ Đông. Lịch sử để lại cho Củ Chi những di tích gắn với hai cuộc chiến tranh hào hùng của dân tộc – hệ thống đường hầm nằm sâu trong lòng đất là một công trình nhân tạo vĩ đại thể hiện ý chí quật cường của các thế hệ người dân Củ Chi. Cho dù chiến tranh đã đi qua hơn 30 năm, nhưng khi nhắc đến Củ Chi mọi người đều mang trong lòng niềm tôn kính với một biểu tượng của tinh thần quật khởi của cả dân tộc. Hệ thống các khu di tích địa đạo là “cái cốt lõi” trong sản phẩm du lịch của Huyện. Đề tài gợi ý xây dựng những mô hình du lịch cụ thể như sau: 5.3.1.1 Xây dựng các điểm du lịch nhà vườn, làng nghề truyền thống Huyện cần hình thành mạng lưới các nhà vườn trồng cây ăn trái và có kiến trúc tiêu biểu của nhà vườn Nam Bộ. Sắp xếp hệ thống dịch vụ du lịch đảm bảo tiện nghi cho du khách trong và ngoài nước. Có thể kết hợp các phương tiện giao thông thủy – bộ để làm loại hình tham quan thêm phong phú. 5.3.1.2 Xây dựng những tuyến du lịch trên sông Hình thành tuyến du lịch trên sông Sài Gòn xuất phát từ cầu Phú Cường (ranh giới tỉnh Bình Dương) đến các khu di tích địa đạo Bến Đình – Bến Dược, kết hợp Trang 94 tham quan các làng nghề thủ công ven sông. Với loại hình này cần chú ý tạo cảnh quan hai bên bờ sông và xử lý tốt môi trường. 5.3.1.3 Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ tại khu địa đạo Củ Chi Mở rộng khu di tích địa đạo thành nhiều khu, mỗi khu ngăn cách bởi một khoảng cây rừng nhằm ngăn cách tầm nhìn của du khách, tạo cảm giác đang lạc vào khu rừng nhiệt đới trong chiến tranh với nhiều cạm bẫy. Xây dựng nhiều đoạn đường hầm cho du khách tự khám phá địa đạo, cần lắp đặt loa phóng thanh tiếng bom đạn với âm lượng hợp lý, đưa khu vực trường bắn ra xa hơn để tạo cảm giác an toàn cho du khách lớn tuổi. Cần tổ chức thêm dịch vụ tham quan bằng máy bay lên thẳng, xe tăng đã từng dùng trong chiến tranh. Để tăng phần hấp dẫn khách, những nhà làm du lịch Huyện cần nghiên cứu tái hiện lại những trận đánh nổi tiếng của lịch sử Củ Chi với thời gian và địa điểm xác định, du khách có thể đóng vai người trong cuộc. Đây không chỉ làm tăng phần hấp dẫn của điểm tham quan mà còn là sự kiện quan trọng để quảng bá cho du lịch. 5.3.2 Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Củ Chi 5.3.2.1 Xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển du lịch Theo đánh giá của du khách đến Củ Chi, mặc dù hệ thống cơ sở hạ tầng có những chuyển biến tích cực đặc biệt là hệ thống đường xá và phương tiện giao thông công cộng, song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của khách du lịch. Một trong những yếu kém phải kể đến đó là qui mô, tính độc đáo của những khu du lịch, thứ hai là hệ thống thông tin liên lạc phục vụ du khách, thứ ba là hệ thống nhà hàng, khách sạn. Bên cạnh việc thường xuyên duy tu bảo dưỡng các di tích lịch sử, công trình kiến trúc hiện có trong các khu du lịch. Huyện cần tập trung xây dựng những khu vui chơi giải trí liên hợp với qui mô lớn, kỹ thuật hiện đại với nhiều trò chơi mới lạ, thuận tiện cho du khách. Trang 95 Xây dựng hệ thống các khách sạn, bungalow hiện đại, với tiện nghi cao cấp đáp ứng tốt nhu cầu lưu lại của khách. Nâng cấp và phát triển mới các nhà hàng đặc sản địa phương. Chỉ có như vậy mới tăng được thời gian lưu lại và chi tiêu của du khách khi đến địa phương. Hệ thống thông tin liên lạc phải được thông suốát và kết nối đến từng phòng, từng tụ điểm giải trí tạo cho du khách cảm giác không cách biệt với thế giới qua mạng Internet và Cable truyền hình, điện thoại… 5.3.2.2 Phát triển nguồn nhân lực cho du lịch Nhân tố con người đóng vai trò hết sức quan trọng trong nền công nghiệp không khói này. Nhưng đây cũng là một trong những yếu điểm chính của du lịch Củ Chi (chỉ với hơn 30% đã qua đào tạo, hơn 7% có trình độ đại học). Nguồn nhân lực này chưa chuyên nghiệp cao về nghiệp vụ, cũng như khả năng ngoại ngữ, những kiến thức văn hóa, kỹ năng giao tiếp, ứng xử còn yếu. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực phải bắt đầu từ khâu tuyển dụng, chất lượng đầu vào luôn là vấn đề quan trọng, ở đây không nên xem là vấn đề tế nhị nữa. Kế tiếp là vấn đề đào tạo, ở qui mô một huyện việc xây dựng trường chuyên đào tạo nhân lực cho du lịch là chưa cần. Song việc phối hợp với các trường, viện thường xuyên tổ chức các lớp huấn luyện nghiệp vụ là hết sức cần thiết. Các doanh nghiệp cần quan tâm tạo điều kiện cho đội ngũ quản lý, nhân viên nghiệp vụ thường xuyên có sự tiếp xúc trao đổi kinh nghiệm với những người cùng ngành ở các địa phương hay quốc gia khác thông qua các hội nghị hay lễ hội truyền thống. Một môi trường học tập nữa chính là qua du khách, khách du lịch đến địa phương với nhiều quốc gia nhiều thành phần, với nhiều nhu cầu khác nhau. Tiếp thu có chọn lọc những phản ánh của khách hàng nâng cao kiến thức là bài học bổ ích nhất. 5.3.2.3 Phát triển bản sắc văn hoá – lịch sử, đặc trưng của Củ Chi Trang 96 Một đánh giá của du khách về du lịch Củ Chi là sự nghèo nàn của các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, lễ hội, tôn giáo… Sản phẩm du lịch vốn dĩ nó mang tính chất tổng hợp và vô hình, cảm nhận chất lượng của nó không gì hơn chính là những nét độc đáo của các yếu tố nhân văn. Ngành du lịch kết hợp với ngành văn hóa thông tin thường xuyên tổ chức các lễ hội truyền thống của địa phương, kỷ niệm những ngày lịch sử hay các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử địa phương và phổ biến rộng rãi nó qua các phương tiện truyền thông. Hoạt động văn hóa nghệ thuật của địa phương cũng cần được quan tâm khai thác, chúng ta cần tổ chức các buổi biểu diễn tuồng, cải lương, dân ca… vào các ngày cuối tuần để thu hút khách đến với các điểm tham quan. 3.3.2.4 Xây dựng môi trường xã hội văn minh Một ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sản phẩm du lịch là các vấn đề xã hội của địa phương. Một khía cạnh đầu tiên cần được quan tâm đó là thái độ của người dân. Mặc dù chiến tranh đã đi qua hơn 30 năm, nhưng còn để lại bao mất mát cho người dân Củ Chi, những vết thương hằng sâu trong tim đó làm cho họ không tránh khỏi những ác cảm đối với người Phương Tây. Làm sao cho người dân hiểu và khép lại quá khứ để nở nụ cười đón chào du khách là một vấn đề khó đối với chúng ta, nhưng không thể không làm. Chính quyền địa phương cần có biện pháp tuyên truyền, giáo dục người dân về tầm quan trọng của phát triển du lịch đối với kinh tế – xã hội của địa phương mình. Cũng theo kết quả nghiên cứu cho thấy, mặc dù các nhà lãnh đạo địa phương và ngành du lịch Thành phố đánh giá rất cao về sự an toàn của Củ Chi, nhưng với du khách vẫn chưa tốt. Cái chưa tốt ở đây không phải là tình hình an ninh trật tự, mà đó chính là sự an toàn của các dịch vụ du lịch. Các doanh nghiệp, các khu du lịch cần tăng cường hơn nữa các biện pháp bảo vệ an toàn và sức khỏe cho du khách trong các dịch vụ vui chơi nguy hiểm như: bắn súng, bơi thuyền, lướt ván… Trang 97 Một mô hình các đội nhóm hướng dẫn và bảo vệ du khách cũng cần thiết được thành lập. Đây là mô hình được Thành phố thử nghiệm và có hiệu quả trong thời gian qua, sự ra đời của các đội nhóm này càng làm tăng thêm niềm tin cho du khách. Tuy rằng tại Củ Chi chưa xảy ra tình trạng mất trật tự, cũng như tệ nạn xã hội làm ảnh hưởng đến du khách tham quan, nhưng địa phương cần phải có những biện pháp phòng ngừa hữu hiệu, chuẩn bị tốt cho sự phát triển của du lịch đặc biệt trong những đợt cao điểm. Xây dựng thương hiệu Củ Chi qua sản phẩm du lịch độc đáo không chưa đủ, quảng bá nó ra bên ngoài một cách hiệu quả là việc làm quan trọng và cần thiết. 5.4 Giải pháp quảng bá thương hiệu Củ Chi qua sản phẩm du lịch Trong phạm vi đề tài nghiên cứu này tác giả chọn cách thức quảng bá địa phương qua sản phẩm du lịch đặc trưng nổi bật của huyện Củ Chi. 5.4.1 Xác định thị trường mục tiêu của du lịch Củ Chi Trên sơ sở phân tích thị trường khách du lịch đến Củ Chi theo quốc tịch của đề tài cho thấy, khách du lịch nội địa chiếm 51% là một thị trường khá rộng lớn. Thị trường lớn thứ hai của du lịch Củ Chi là các quốc gia châu Âu chiếm hơn 20,4%, thứ ba là thị trường Bắc Mỹ (Hoa kỳ, Canada…) chiếm 11,2%, các nước châu Á (Đông Bắc Á, ASEAN) và Australia chiếm hơn 14%. Kết quả nghiên cứu khả năng quay lại Củ Chi của du khách cho thấy, toàn bộ 100% khách đến từ các quốc gia Bắc Mỹ đều hẹn sẽ quay lại Củ Chi khi có điều kiện. Bên cạnh đó, có đến 90% khách du lịch trong nước hứa sẽ quay lại. Qua nghiên cứu trên cho thấy ngành du lịch Củ Chi và các doanh nghiệp du lịch thành phố Hồ Chí Minh có thể xác định được thị trường mục tiêu và thị trường tiềm năng của mình. Một gợi ý của tác giả trong đề tài này về các thị trường của du lịch Củ Chi như sau: Trang 98 - Thị trường khách du lịch nội địa – là thị trường rộng lớn nhất và còn rất nhiều tiềm năng có thể khai thác. - Thị trường ngoài nước: châu Âu là thị trường rộng lớn nhất và Bắc Mỹ là thị trường còn rất nhiều tiềm năng. Từ việc phân khúc thị trường theo quốc tịch này không những giúp cho ngành và các doanh nghiệp du lịch Củ Chi có chiến lược xây dựng, phát triển sản phẩm phù hợp với nhu cầu mà nó còn giúp xác định nội dung và kênh quảng bá hiệu quả nhất. 5.4.2 Nội dung quảng bá Đối với nhiều nơi, nội dung để quảng bá hình ảnh du lịch địa phương tốt nhất vẫn là các lễ hội, nhưng đối với Củ Chi lễ hội không thể được xem là nét đặc thù của mình. Nếu như Đà Lạt tổ chức festival hoa thành công có sức quảng bá cho thành phố cao nguyên này, hay festival Huế thành công với các loại hình nghệ thuật cung đình làm hấp dẫn du khách. Thì Củ Chi sẽ chọn cho mình những nội dung quảng bá gắn liền với các sự kiện lịch sử của Huyện, của Thành phố là phù hợp nhất. Ngành du lịch Huyện phải biết tranh thủ các sự kiện như kỷ niệm ngày giải phóng miền Nam 30/4 hằng năm hay các ngày Huyện được phong anh hùng để tổ chức các hoạt động thu hút khách và nội dung tuyên truyền. Việc tái hiện lại các trận đánh nổi tiếng tại Củ Chi trong lịch sử hai cuộc chiến tranh một mặt làm phong phú, đa dạng sản phẩm du lịch, mặt khác cũng có ý nghĩa quảng bá cho địa phương đến du khách một cách hấp dẫn nhất. Tuyên truyền cho các hoạt động này là những nội dung quảng bá phù hợp nhất đối với Củ Chi. 5.4.3 Phương tiện và kênh quảng bá với các thị trường mục tiêu Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, khách du lịch biết đến Củ Chi chủ yếu qua các phương tiện truyền thông như: sách, báo, tạp chí và truyền hình… Vấn đề còn Trang 99 lại là chúng ta nên lựa chọn loại hình nào để quảng bá cho phù hợp với từng thị trường cụ thể. Đề tài đề xuất những giải pháp về phương tiện và kênh quảng bá đối với từng thị trường cụ thể như sau: 5.4.3.1 Đối với thị trường trong nước Nghiên cứu về kênh và phương tiện thông tin cho thấy, 50% du khách trong nước biết đến Củ Chi qua phương tiện sách, báo, tạp chí…24% qua truyền hình, 16% qua người thân, 8% qua các công ty du lịch và 4% qua các tổ chức Đoàn – Hội. Mặt khác có đến 90% du khách nội địa đã tham quan Củ Chi hứa sẽ quay lại khi có điều kiện. Do đó, để quảng bá du lịch Củ Chi đến thị trường trong nước một cách có hiệu quả thì ngành du lịch Thành phố, chính quyền Huyện và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cần: - Đối với ngành du lịch thành phố Hồ Chí Minh: thường xuyên tổ chức, và tham gia các hội chợ chuyên ngành du lịch qua đó quảng bá các ấn phẩm, hình ảnh du lịch Thành phố đến du khách nội địa. - Đối với chính quyền huyện Củ Chi: đầu tư ngân sách nhiều hơn cho việc đa dạng hóa các chủng loại ấn phẩm với nội dung giới thiệu sản phẩm du lịch địa phương. Huyện cần phát động các cuộc thi viết về Củ Chi có gắn kết với chủ đề lịch sử, con người Củ Chi qua các thời kỳ, thu hút nhiều cây bút nổi tiếng trong, ngoài nước (như cuộc thi viết “Bài văn bia” trước đây) và xuất bản các tác phẩm trên qua nhiều sách, báo, tạp chí trong nước. Huyện cần phối hợp với các đài truyền hình địa phương xây dựng những phim phóng sự giới thiệu về du lịch Củ Chi với thời lượng và tần suất phát sóng thích hợp. Bên cạnh việc xây dựng phim trường theo kế hoạch của Thành phố, Củ Chi cần dành những khu vực để thu hút các đoàn làm phim trong nước và quốc tế. Củ Chi với địa hình và phong cảnh thiên nhiên hoàn toàn phù hợp cho những cảnh quay của các bộ phim lịch sử. Trang 100 - Đối với các doanh nghiệp, khu du lịch tại Củ Chi: đầu tư nhiều hơn cho chất lượng và chủng loại các ấn phẩm giới thiệu đơn vị. Bên cạnh quảng cáo trên báo, đài các đơn vị cần tăng cường những bài viết giới thiệu sản phẩm dưới dạng PR, bởi vì PR luôn mang đến cho khách những thông điệp dễ dàng được chấp nhận hơn và truyền tải lượng thông tin nhiều hơn. Các doanh nghiệp du lịch cần tham gia các hội chợ do Sở Du lịch và Tổng cục Du lịch tổ chức qua đó có thể phát hành miễn phí các loại ấn phẩm và CD giới thiệu sản phẩm, dịch vụ trực tiếp đến du khách trong nước. 5.4.3.2 Đối với thị trường ngoài nước Như đã xác định ở phần trên, du lịch Củ Chi cần tập trung vào 2 thị trường quốc tế quan trọng đó là: thị trường châu Âu – thị trường rộng lớn nhất, thị trường Bắc Mỹ – thị trường nhiều tiềm năng có thể khai thác. Hơn 75% khách châu Âu biết đến Củ Chi qua sách, báo và tạp chí, 10% qua Internet, 10% qua các hãng du lịch lữ hành, còn lại gần 5% qua người thân. Còn đối với thị trường Bắc Mỹ thì hơn 45% qua sách, báo, tạp chí mà du khách biết đến Củ Chi, 36,4% du khách biết qua giới thiệu của các công ty du lịch lữ hành, còn lại 18,2% biết qua truyền hình. Điều này cho thấy đối với thị trường ngoài nước thì sách, báo, tạp chí, truyền hình, Internet và các công ty du lịch lữ hành là những kênh quảng bá quan trọng. Do đó để quảng bá du lịch Củ Chi đến từng thị trường ngoài nước một cách có hiệu quả thì ngành du lịch Thành phố, chính quyền Huyện và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cần: - Đối với ngành du lịch thành phố Hồ Chí Minh: thường xuyên tổ chức các đoàn tham gia hội chợ, triển lãm và tổ chức các cuộc họp báo giới thiệu du lịch Thành phố với khách quốc tế. Sở Du lịch Thành phố cần tranh thủ sự hỗ trợ của các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam, các tổ chức du lịch quốc tế và các hãng du lịch lữ hành nhằm quảng bá hình ảnh du lịch Thành phố qua các ấn Trang 101 phẩm. Sở Du lịch Thành phố cần tổ chức các tour du lịch dành cho giới báo chí và đại diện của các hãng lữ hành nước ngoài (FAM Trip). - Đối với chính quyền huyện Củ Chi và doanh nghiệp du lịch: cần đầu tư các loại ấn phẩm với nhiều ngôn ngữ phù hợp với 2 thị trường chính châu Âu và Bắc Mỹ. Huyện và các doanh nghiệp cần đầu tư hơn nữa cho các website giới thiệu sản phẩm du lịch có đường liên kết (link) với các website khác có lượng người truy cập lớn, bên cạnh đó cần nâng cao chất lượng thẩm mỹ của các giao diện với các hiệu ứng âm thanh, hình ảnh hấp dẫn người truy cập. 5.5 Kiến nghị Để những giải pháp trên được thực thi thành công, đề tài xin đưa ra một kiến nghị cụ thể như sau: 5.5.1 Đối với ngành du lịch thành phố Hồ Chí Minh - Tận dụng thời cơ của du lịch Việt Nam đang được thế giới đánh giá là điểm đến thân thiện nhất để phát huy hơn nữa các hoạt động quảng bá. - Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh thường xuyên tổ chức những buổi trao đổi thông tin, hội thảo, hội nghị. Tổ chức các đoàn tham quan học hỏi các mô hình xây dựng các khu du lịch trên thế giới. Tiếp thu và phổ biến các công nghệ du lịch tiên tiến trong và ngoài nước. - Khi xây dựng sản phẩm du lịch của Thành phố có sự liên kết với các địa phương trong vùng. Phối hợp chặt chẽ với các ngành, tranh thủ sự hỗ trợ cho phát triển các hoạt động du lịch. Đẩy mạnh chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch rộng hơn nữa tiếp cận với các thị trường trọng điểm. - Sở Du lịch tăng cường hỗ trợ địa phương trong việc phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch. Trang 102 5.5.2 Đối với chính quyền huyện Củ Chi - Chính quyền huyện Củ Chi cần quan tâm hơn nữa đối với ngành công nghiệp không khói này. Huyện cần huy động mọi nguồn lực tham gia phát triển du lịch. - Huyện có những chính sách cụ thể, hấp dẫn doanh nghiệp mọi thành phần kinh tế và người tham gia phát triển hạ tầng cơ sở phục vụ du lịch – thực thi chính sách xã hội hóa du lịch địa phương. - Huyện cần xây dựng hệ thống những giải pháp nhằm bảo vệ môi trường an ninh trật tự, môi trường tự nhiên, môi trường sinh thái đảm bảo cho sự phát triển bền vững. 5.5.3 Đối với các doanh nghiệp du lịch - Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cần xác định xây dựng và quảng bá sản phẩm du lịch Củ Chi là một việc làm mang tính chiến lược của địa phương, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần có kế hoạch đầu tư lâu dài. - Các doanh nghiệp cần liên kết tạo thành một sức mạnh tổng lực, trên cơ sở có sự phân chia thị trường, tránh cạnh tranh nội bộ. 5.5.4 Đối với người dân Củ Chi Người dân Củ Chi cần nhận thức được rằng xây dựng và quảng bá thương hiệu Củ Chi qua sản phẩm du lịch là một chính sách đúng đắn. Mọi gia đình, mọi người dân phải thể hiện vai trò của mình qua chính sách xã hội hóa du lịch. Trang 103 KẾT LUẬN Xây dựng và quảng bá thương hiệu là một việc làm mang tính bức bách, mà các địa phương cần phải quan tâm để cạnh tranh hữu hiệu trong nền kinh tế hội nhập toàn cầu như hiện nay. Xác định và phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng như một năng lực cốt lõi của huyện Củ Chi chỉ là bước khởi đầu, trong một quá trình tiếp thị địa phương. Xây dựng một sản phẩm du lịch có thành công hay phát triển bền vững đều phải xuất phát theo quan điểm của người mua. Thương hiệu một địa phương có khả năng bay cao, bay xa hơn tùy thuộc vào một chương trình quảng bá khoa học, trên cơ sở xác định đúng thị trường mục tiêu, để có nội dung và phương tiện quảng bá phù hợp. Các nội dung trên đây của đề tài nhằm nêu ra những vấn đề tổng quát cho yêu cầu xây dựng và quảng bá thương hiệu Củ Chi qua sản phẩm du lịch. Trong phạm vi đề tài không đi sâu vào các giải pháp, biện pháp thực hiện của từng lĩnh vực hoạt động riêng biệt. Các nội dung thực hiện của từng lĩnh vực cụ thể cần được nghiên cứu trong các đề tài chuyên sâu. Trang 104 TÀI LIỆU THAM KHẢO A Tài liệu tiếng Việt Nam 1. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Củ Chi (2005), Củ Chi 30 năm xây dựng và phát triển. 2. Chính phủ (2006), Chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2006 – 2010. 3. Hồ Đức Hùng & ctg (2005), Marketing địa phương của TP Hồ Chí Minh, NXB Văn Hóa Sài Gòn. 4. Trần Ngọc Nam & ctg (2005), Marketing Du lịch, NXB Thành Phố Hồ Chí Minh. 5. Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh (2005), Chương trình phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2006 – 2010. 6. Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2005), Thị trường, chiến lược, cơ cấu: Cạnh tranh về giá trị gia tăng, định vị và phát triển doanh nghiệp, NXB Tổng Hợp TP Hồ Chí Minh. B Tài liệu tiếng nước ngoài 1. Aaker, D. A (1996), Branding strong brands. 2. Bennett, P. D (1995), Dictionary of Marketing Terms, LLLinnois: American Marketing Association. 3. Fred R. David (2002), Concepts of Strategic Management. 4. Kotler.P, M.A. Hamlin, I. Rein, & D.H. Haider, (1993) Marketing Asian Places, Attracting investment, industry, and tourism to cities, states, and nations, Singapore: John Wiley & Son (Asia). 5. Reddy, A. C & D. P. Campbell (1994), Marketring’s Role in Economic Development, Westport: Quorum Books.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXây dựng và quảng bá thương hiệu huyện Củ Chi TP Hồ Chí Minh qua sản phẩm du lịch địa phương.pdf