Xây dựng và sử dụng website hỗ trợ dạy học phần kiến thức “phương pháp tọa độ trong không gian” trong chương trình hình học nâng cao lớp 12 trường trung học phổ thông

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Toán Mã số: 60.14.10 MỤC LỤC Trang Mở đầu 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 3 3. Giả thuyết khoa học 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu . 3 5. Phương pháp nghiên cứu 4 6. Cấu trúc của để tài 4 Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn . 5 1.1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn Toán . 5 1.2. Tác động của công nghệ thông tin và truyền thông tới đổi mới phương pháp dạy học 6 1.3. Mạng máy tính, Internet và website – triển vọng ứng dụng trong dạy học . 13 1.4. Tổng quan về website dạy học . 17 1.4.1 Khái niệm website dạy học 17 1.4.2 Đặc trưng của website dạy học 19 1.4.3 Khả năng hỗ trợ của website với hoạt động dạy và học . 20 1.4.4 Một số nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng website dạy học 22 1.4.5 Các yêu cầu sư phạm và quy trình thiết kế website dạy học . 28 1.4.6 Những hạn chế và chú ý khi sử dụng website dạy học . 30 1.5. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học ở trường Trung học phổ thông 33 Kết luận chương 1 38 Chương 2: Xây dựng và sử dụng website hỗ trợ dạy học phần kiến thức Phương pháp tọa độ trong không gian trong chương trình hình học nâng cao lớp 12 trường Trung học phổ thông 39 2.1. Tổng quan về dạy học chương Phương pháp tọa độ trong không gian . 39 2.1.1 Phương pháp tọa độ trong trường phổ thông 39 2.1.2 Những trở ngại khi dạy học chương “Phương pháp tọa độ trong không gian” có thể khắc phục được với website dạy học 43 2.2. Xây dựng website hỗ trợ dạy học phần “Phương pháp tọa độ trong không gian” 46 2.2.1 Những căn cứ của việc thiết kế website dạy học phương pháp toạ độ không gian 46 2.2.2 Ý đồ sư phạm của việc sử dụng website dạy học . 48 2.2.3 Định hướng xây dựng website dạy học phương pháp toạ độ không gian 50 2.2.4 Cấu trúc website hỗ trợ dạy học phần “Phương pháp tọa độ trong không gian” 51 2.3. Tổ chức dạy học chương “Phương pháp tọa độ trong không gian” có khai thác website dạy học 61 2.3.1 Các hình thức tổ chức dạy học có thể khai thác khả năng hỗ trợ của website dạy học phương pháp toạ độ trong không gian 61 2.3.1.1 Hình thức 1: Tích hợp Website dạy học Phương pháp toạ độ trong không gian vào các giờ dạy truyền thống . 61 2.3.1.2 Hình thức 2: giúp học sinh tự học . 65 2.3.1.3 Hình thức 3: Sử dụng Website dạy học trong kiểm tra, đánh giá học sinh . 70 2.3.2 Thiết kế tiến trình dạy học một số kiến thức phần “Phương pháp tọa độ trong không gian” có khai thác Website dạy học 71 2.3.2.1 Quy trình thiết kế tiến trình dạy học 71 .3.2.2 Minh hoạ dạy học một tiết học cụ thể có khai thác website dạy học phương pháp toạ độ không gian 73 2.4. Điều kiện sử dụng website có hiệu quả 85 2.4.1 Điều kiện về cơ sở vật chất 85 2.4.2 Điều kiện phần mềm . 85 2.4.3 Yêu cầu về kĩ năng cơ bản . 85 Kết luận chương 2 87 Chương 3: Thực nghiệm sư phạm . 88 3.1. Mục đích của thực nghiệm 88 3.2. Đối tượng thực nghiệm . 88 3.3. Nhiệm vụ thực nghiệm . 89 3.4. Phương pháp thực nghiệm 89 3.5. Kết quả thực nghiệm 90 3.5.1 Nhận xét về tiến trình dạy học . 90 3.5.2 Đánh giá kết quả học tập của học sinh . 91 Kết luận chương 3 96 Kết luận . 97 Danh mục các công trình của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài luận văn 99 Tài liệu tham khảo 100 Phụ lục i

doc108 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4612 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xây dựng và sử dụng website hỗ trợ dạy học phần kiến thức “phương pháp tọa độ trong không gian” trong chương trình hình học nâng cao lớp 12 trường trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t trọn vẹn một nội dung cụ thể trong tiết học nên quỹ thời gian sử dụng website hỗ trợ dạy học có thể kéo dài từ 5 đến 10 phút. Qua việc thao tác với Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  64 các mô hình ảo được xây dựng trong website hỗ trợ dạy học giúp HS phát hiện và giải quyết trọn vẹn một vấn đề. Hình thức này ngoài việc tổ chức lớp học với số đông còn có thể tổ chức học tập theo nhóm. Hoạt động sử dụng, khai thác Website dạy học PPTĐ trong không gian được tiến hành đan xen với các hoạt động khác. c - Sử dụng Website dạy học PPTĐ trong không gian dạy trọn vẹn một tiết học Đối với một số nội dung như hệ thống lại kiến thức trong các tiết ôn tậ p chương, ôn tập cuối năm. Bài giảng trên lớp được thiết kế thành một hệ thống liên kết chặt chẽ phối hợp đan xen các hoạt động của Thầy và trò để đạt được mục đích của giờ giảng. Điều đặc biệt là bài giảng được thiết kế sao cho khai thác tối đa sự hỗ trợ Website dạy học PPTĐ trong không gian. Với hình thức này, có thể thời lượng sử dụng bảng đen sẽ không như các giờ học khác vì nội dung kiến thức được thiết kế sẵn trong Website dạy học PPTĐ trong không gian, GV cần chuẩn bị các thao tác đến nội dung đó trong website và chiếu lên màn hình trong giờ ôn tập Nội dung website đã thiết kế bao gồm các đơn vị tri thức, các bài tập từ đơn giản đến phức tạp tạo điều kiện cho việc lĩnh hội tri thức. GV cần trang bị chiến lược sư phạm để cấu trúc hoá các đơn vị tri thức có trong website thành sơ đồ giúp cho việc thao tác trên lớp được nhanh gọn. Nội dung kiến thức có trong website được GV trình chiếu trong giờ học được xác định sao cho thể hiện được tốt nhất nội dung bài giảng cũng như ý đồ sư phạm. Với chức năng siêu liên kết (Hyperlink) cho phép ta kết nối các kiến thức trọng tâm, các mô hình ảo, các câu chuyện về bác học, sổ tay toán học, tra cứu thuật ngữ hình học, các tài liệu tham khảo... thành một hệ thống . Mặt khác ta có thể kết nối hàng loạt các nguồn tài nguyên phong phú trên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  65 mạng internet với nhau thành một hệ thống hoàn chỉnh để giảng dạy một vấn đề, một chương. Tất cả những chức năng đó sẽ góp phần đa dạng hóa môi trường dạy học cho phép ta trình diễn một cách trực quan sinh động các nội dung kiến thức mà nếu không sử dụng MVT và mạng internet thì không thể nào mô tả được. Vì Website dạy học tích hợp sẵn một lượng bài tập được phân loại theo các site giúp GV ôn tập. Với Website dạy học này tiến trình lên lớp rất linh hoạt, tiến trình ôn tập có thể rẽ nhánh, triển khai đi sâu vào những nội dung chi tiết, quay lui chuyển về những nội dung đã trình bày... Hơn nữa khối lượng kiến thức được ôn tập lại trong một tiết rất lớn và GV tiết kiệm được thời gian để viết, kẻ, vẽ lên bảng. Nhờ sự hỗ trợ của máy tính và Website dạy học giờ ôn tập chương không còn là cảnh GV liệt kê lại nội dung đã học mà nó là quá trình làm việc tích cực của trò dưới sự dẫn dắt của thầy. Việc làm việc với " cây" kiến thức góp phần phát triển tư duy lô gíc, biện chứng cho HS. Tuy nhiên Website dạy học được thiết kế theo một kịch bản của người biên tập website dự định trước nên việc đưa ra các tình huống là hữu hạn, các giải pháp đáp ứng yêu cầu cố định, trong đó thực tế rất đa dạng và phong phú. Vậy GV cần phối hợp với các phương pháp, hình thức dạy học khác để phát huy tối đa tính tích cực, chủ động của người học nhằm nâng cao chất lượng dạy học. 2.3.1.2 Hình thức 2: giúp HS tự học a- Tổ chức hoạt động học tập “cộng tác”theo nhóm nhỏ HS được chia thành các nhóm nhỏ không quá 7 HS. Trang thiết bị tối thiểu mỗi nhóm có một máy tính. Hình thức này có những đặc điểm sau: - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thông qua các định hướng gợi mở hoặc các phiếu học tập. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  66 - Mỗi nhóm HS sử dụng chung một máy tính, có trách nhiệm cộng tác, chia sẻ những ý tưởng của bản thân để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm cũng như của mỗi bản thân. Kết quả của nhóm chỉ thực sự có hiệu quả khi toàn bộ các thành viên trong nhóm hoàn thành mục tiêu học tập. Như vậy mỗi thành viên đều nhận thức được rằng: không phải mỗi HS làm được gì đó mà là cả nhóm đã học được điều gì. Như vậy ba yếu tố cơ bản của hình thức này là: sự thành công của toàn nhóm, trách nhiệm của mỗi cá nhân trong nhóm và điều quan trọng là mọi thành viên trong nhóm đều có cơ hội thành công bình đẳng như nhau. So với hình thức 1, hình thức làm việc theo nhóm có những ưu việt sau: - Có nhiều cơ hội để thể hiện, trao đổi những suy nghĩ của bản thân. Thay vì chỉ một mình GV thao tác, trình bày, ở hình thức này mỗi người trong nhóm đều có thể trực tiếp làm việc với các đối tượng và cả nhóm luôn sẵn sàng đón nhận những nhận định, phán đoán của mỗi thành viên. - Mỗi cá nhân ngoài điều kiện làm việc trực tiếp với website dạy học, còn có khả năng nhận được sự hỗ trợ không chỉ ở một mình GV mà của cả nhóm, qua đó làm tăng hiệu quả học tập của cả những HS được giúp đỡ và cả những HS đi giúp đỡ các bạn. Chính vì vậy khả năng thành công của mỗi cá nhân đều tăng. - Những HS học kém sẽ có khả năng, cơ hội bày tỏ và học hỏi nhiều hơn ở chính các thành viên trong nhóm. Hình thức học “cộng tác” chỉ thực sự phát huy tác dụng nếu ta đảm bảo được các yếu tố quan trọng sau: thiết lập sự phụ thuộc tích cực giữa các thành viên trong nhóm; GV hình thành và phát triển được kỹ năng hợp tác của mỗi HS; Khẳng định rõ ràng trách nhiệm của từng cá nhân trong nhóm: tạo được Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  67 môi trường tương tác giữa các thành viên trong nhóm; hình thành kỹ năng giao tiếp, ứng xử cho HS trong học tập. Hình thức phân chia nhóm: tuỳ từng nội dung mà ta có thể chia nhóm ngẫu nhiên hay chia nhóm theo trình độ người học. Ví dụ làm việc với nội dung mới có thể sử dụng nhóm ngẫu nhiên để HS giỏi, khá có thể kèm cặp, giúp đỡ HS yếu. Nếu các giờ luyện tập, rèn luyện kỹ năng thì có thể phân chia theo trình độ người học để có thể thực hiện việc giao nhiệm vụ phù hợp phát huy được tối đa khả năng của người học . b- Tổ chức cho HS làm việc độc lập tại lớp - Mỗi HS được sử dụng một máy tính. Lớp học được tổ chức tại phòng máy tính của trường. - Nhiệm vụ của cả lớp được phân thành các nhiệm vụ nhỏ để giao cho các cá nhân (do vậy HS đều ý thức được rằng, tuy hoạt động độc lập nhưng thành công của bản thân chính là thành công của cả lớp và ngược lại) Hình thức này có các đặc điểm chính sau: HS có điều kiện phát huy hết khả năng của bản thân; trong một thời điểm có thể giải quyết nhiều bài toán khác nhau; phù hợp với việc nhận thức chênh lệch trong một lớp. Tuỳ mức độ khả năng của bản thân mà HS được khuyến khích đảm nhận những nhiệm vụ vừa sức; đòi hỏi trình độ phân tích, tổng hợp vấn đề của GV ở mức cao để đảm bảo giờ học không phân phân tán, HS nắm được nội dung kiến thức cơ bản sau mỗi giờ học. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  68 Nhiệm vụ chung  GV điều khiển Nhiệm vụ 1  Nhiệm vụ 2  HS làm  Nhiệm vụ n việc độc HS 1 Máy tính 1  HS 2 Máy tính 2 lập  HS n Máy tính n Sơ đồ 2.2 Mô hình làm việc đơn tuyến GV điều khiển Nhiệm vụ chung HS làm Nhiệm vụ 1 Nhiệm vụ 2 việc cộng Nhiệm vụ n tác HS 1 Máy tính 1 HS 2 Máy tính 2 Sơ đồ 2.3 Mô hình làm việc đa tuyến HS n Máy tính n Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  69 Trong mô hình làm việc đa tuyến, GV đóng vai trò điều khiển “từ xa” bằng cách nêu nhiệm vụ chung của cả lớp. HS trao đổi phân chia bài toán thành các bài toán con (quá trình này có thể độc lập hoặc diễn ra dưới sự tham mưu của GV). Mỗi cá nhân căn cứ vào khả năng của mình nhận thi công một mô dul. Trong quá trình làm việc, có thể có sự trao đổi giữa các HS. Kết quả của HS này có thể được HS khác sử dụng. Thậm chí một thành viên có thể yêu cầu một thành viên khác điều chỉnh kết quả theo hướng có lợi cho việc kế thừa cho các thành viên khác c- Sử dụng Website dạy học trợ giúp HS tự học Trong điều kiện nhiều HS có điều kiện trang bị máy tính tại nhà riêng thì đây là một hình thức cần được khuyến khích và khai thác sử dụng vì thời lượng HS tự học ở ngoài một phạm vi lớp học là rất lớn mặt khác nó không trói buộc HS về mặt thời gian, địa điểm. Để giúp HS tự học có những hình thức chủ yếu: + GV ra nhiệm vụ, HS sử dụng Website dạy học độc lập tìm tòi và đưa ra cách giải quyết vấn đề. GV kiểm tra, nhận định lại kết quả. + GV thiết kế nhiệm vụ học tập ghi trong các tệp tin. HS mở tệp tin, theo hướng dẫn và tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ. GV có thể thiết kế nhiệm vụ theo từng liều (được ghi trong các tệp tin khác nhau) để HS có thể tự học theo chu trình rẽ nhánh. + HS tự học không có sự hướng dẫn và giao nhiệm vụ của GV. Sử dụng toàn bộ nội dung kiến thức, ví dụ minh hoạ và bài tập được thiết kế trong Website. HS lần lượt kích chọn những nội dung cần học được trình bày dưới dạng cây thư mục ở bên trái của mỗi site. Sau khi tự chọn nội dung học phần “Bài giảng điện tử”, HS có thể tự kiểm tra phần kiến thức cơ bản cần đạt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  70 được của bài học trong site “Củng cố một số kiến thức cơ bản”. Ở site này sau khi HS lựa chọn phương án sẽ được hệ thống phản hồi hướng dẫn những sai lầm có thể mắc phải. Trong site “Bài tập yêu cầu” hệ thống bài tập cũng được chia theo từng bài trong chương, HS có thể lựa chọn ở cây thư mục bên trái của site. Sau khi giải song bài tập hoặc có khó khăn, HS có thể mở lời giải hoặc hướng dẫn để tham khảo. HS cũng có thể lựa chọn một nôi dung nhỏ và ôn tập sâu một vấn đề nào đó thì chọn site “Ôn tập theo chủ đề”. Đặc biệt để ôn luyện trước các kì thi hết phổ thông nội dung site “Giải toán hình học không gian bằng phương pháp tọa độ” cung cấp và rèn luyện cho HS một phương pháp giải toán hình học không gian đó là PPTĐ. Các nội dung trong website được sắp xếp theo một quy trình học tập có các mục từ học kiến thức mới đến mục kiểm tra thể hiện trên thanh menu của website. HS tự học có thể dễ dàng lựa chọn nội dung phù hợp với mục đích học tập của mình Như vậy, hình thức này cho phép HS làm chủ hoàn toàn quá trình học của bản thân, từ thời gian, lượng kiến thức cần học cũng như thứ tự học các bài, đặc biệt là cho phép tra cứu trực tuyến những kiến thức có liên quan đến bài học một cách tức thời, tự do trao đổi về một chủ đề học tập với những HS khác thông qua mục diễn đàn, những điều mà theo cách học truyền thống khó có thể thực hiện được. Hiệu quả của quá trình này phụ thuộc hoàn toàn vào tính chủ động, tích cực và sự hướng đích rất cao của HS. 2.3.1.3 Hình thức 3: Sử dụng Website dạy học trong kiểm tra, đánh giá học sinh Hoạt động chính của nội dung này là sử dụng máy tính điện tử với Website dạy học trợ giúp HS giải bài tập, kiểm tra nhận thức của bản thân. Có thể chia nhỏ thành hai trường hợp: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  71 + HS giải bài tập: phù hợp hơn cả là tổ chức cho mỗi nhóm HS hoặc mỗi HS một máy tính. HS tự sử dụng Website dạy học để tìm tòi cách giải quyết vấn đề và hoàn thành nhiệm vụ được giao (giải được bài tập hoặc hoàn thành phiếu học tập của cá nhân, của nhóm). + Kiểm tra nhận thức HS bằng ngân hàng câu hỏi: toàn bộ ngân hàng đề kiểm tra và đáp án được thiết kế trong website. Mỗi HS được phát một mã đề kiểm tra, HS sẽ chọn phương án trả lời bằng cách sử dụng chuột hoặc bàn phím đánh dấu câu trả lời mà HS cho là đúng. Kết quả chấm điểm được máy tính tự động cập nhật và thông báo kết quả ra màn hình. Hình 2.15: Màn hình thông báo kết quả kiểm tra 2.3.2 Thiết kế tiến trình dạy học một số kiến thức phần “Phương pháp tọa độ trong không gian” có khai thác Website dạy học 2.3.2.1 Quy trình thiết kế tiến trình dạy học a/ Xác định mục tiêu bài học Nghiên cứu sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo để tìm hiểu nội dung của từng mục, từng bài để xác định mục tiêu của bài học. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  72 b/ Lựa chọn kiến thức cơ bản và trọng tâm của bài, xác định logic hình thành kiến thức Những nội dung được đưa vào chương trình và sách giáo khoa phổ thông mặc dù đã được chọn lọc một cách cẩn thận, khoa học, đảm bảo tính thực tiễn, tính giáo dục và tính phổ thông , nhưng thực tế giảng dạy mỗi GV cần phải có những điều chỉnh cơ bản để một mặt đảm bảo kiến thức cơ bản cho HS một cách vững chắc, toàn diện và một mặt phải phù hợp thực tế giảng dạy: thời gian dạy học, đối tượng dạy học, PTDH... Từ mục tiêu kiến thức cơ bản và trọng tâm của bài dạy GV xây dựng logic hình thành kiến thức. Để xây dựng được logic hình thành kiến thức, tiến hành các bước sau: - Bước 1: Phân tích nội dung bài dạy giúp GV dự kiến những PTDH cần thiết, PPDH thích hợp. - Bước 2: Sắp xếp các nội dung theo một trình tự hợp lý và dự kiến cấu trúc hình thành các nội dung đó. - Bước 3: Chọn lựa logic hình thành kiến thức một cách tối ưu nhất căn cứ trên PPDH phù hợp với trình độ HS và PTDH hiện có trong nhà trường. Thông thường, một nội dung nào đó trong dạy học có thể được hình thành bằng nhiều con đường khác nhau và trong dạy học không có PPDH nào là vạn năng. Để phù hợp với xu hướng đổi mới PPDH hiện nay, mỗi GV khi lựa chọn PPDH cần chú ý phát huy những ưu điểm và hạn chế những nhược điểm của từng phương pháp nhằm thu được kết quả khả quan nhất trong dạy học . c/ Xác định các hoạt động chủ yếu trong tiến trình dạy học Trong QTDH theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của HS thì GV là người tổ chức các hoạt động nhận thức cho HS, thông qua các hoạt động đó, HS tự mình chiếm lĩnh các tri thức theo yêu cầu đặt ra. Đối với Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  73 các bài giảng có sự hỗ trợ của CNTT&TT, GV cần xác định được với hoạt động nào trong nội dung nào có thể khai thác được sự hỗ trợ của CNTT từ đó xây dựng hình thức tổ chức dạy học thích hợp 2.3.2.2. Minh hoạ một tiết dạy cụ thể chương Phương pháp tọa độ trong không gian có khai thác Website dạy học BÀI 1: HỆ TỌA ĐỘ TRONG KHÔNG GIAN (tiết 1) I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Hiểu được hệ trục tọa độ trong không gian - Hiểu được tọa độ của véc tơ đối với hệ trục tọa độ trong không gian. - Hiểu được tính chất phép toán véc tơ trong không gian qua biểu thức tọa độ của véc tơ trong không gian 2. Về kĩ năng - Xác định được một hệ trục tọa độ trong không gian. - Biết biểu diễn một véc tơ theo 3 véc tơ không cùng phương để xác định tọa độ của véc tơ với hệ trục tọa độ. - Thực hiện đúng phép toán véc tơ trong không gian dựa trên biểu thức tọa độ 3. Về tƣ duy và thái độ - Biết được sự tương tự giữa hệ tọa độ trong mặt phẳng và trong không gian. Biết quy lạ về quen. Biết nhận xét và đánh giá làm bài của bạn cũng như tự đánh giá kết quả học tập. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  74 - Chủ động phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới. Có tinh thần hợp tác trong học tập II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên Ngoài giáo án, phấn, bảng, đồ dùng dạy học còn có - - - Phiếu học tập. Bảng phụ. Máy tính nối mạng internet ,Projector; máy chiếu Overhead 2. Chuẩn bị của học sinh Ngoài đồ dùng học tập như SGK, bút, vở,.. còn có: - Kiến thức cũ về hệ trục tọa độ trong mặt phẳng; phép toán véc tơ trong mặt phẳng, tính chất phép toán véc tơ trong mặt phẳng thông qua biểu thức tọa độ,... - Giấy trong và bút viết trên giấy trong khi trình bày kết quả hoạt động. - Máy tính cầm tay. III. PHƢƠNG PHÁP DAY HỌC Vận dụng linh hoạt các PPDH nhằm giúp HS chủ động tích cực trong phát hiện, chiếm lĩnh tri thức, như: gợi mở vấn đáp, nêu vấn đề, kết hợp trực quan, đan xen hoạt động nhóm.Trình diễn, thuyết trình, giảng giải, gợi mở vấn đáp, nêu vấn đề,... Trong đó, phương pháp chính được sử dụng là đàm thoại, gợi mở và giải quyết vấn đề. IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC 1. Ổn định tổ chức lớp Kiểm tra sĩ số; giới thiệu đại biểu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  75 2. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi 1: Em hãy nhắc lại khái niệm hệ trục tọa độ trong mặt phẳng ? Câu hỏi 2: Trong mặt phẳng, hãy nêu cách xác định tọa độ của véc tơ với hệ tọa độ đã chọn ? GV: Cho HS trong lớp nhận xét câu trả lời của bạn, chỉnh sửa, bổ sung (nếu có). Nhận xét câu trả lời của HS và cho điểm. 3. Bài mới Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  ẦN 1: HỆ TỌA ĐÔ TRONG KHÔNG GIAN HĐTP 1: Tiếp cận khái niệm Hoạt động của GV Hoạt động của HS Sử dụng Website hỗ trợ dạy học Ghi bảng - Trình chiếu - Dùng câu hỏi trong kiểm tra bài cũ để đặt vấn đề vào bài mới - Bằng cách tương tự em hãy cho biết cách xác định hệ tọa độ trong không gian - Nghe hiểu nhiệm vụ - phát biểu cách hiểu của mình về hệ tọa độ trong không gian - Nhận xét ý kiến. -Sử dụng website hỗ trợ dạy học vào site “Mô hình ảo” chọn mô hình Hệ tọa độ rồi điều chỉnh hình trong trường hợp hệ tọa độ trong mặt phẳng BÀI 1: HỆ TỌA ĐỘ TRONG KHÔNG GIAN (tiết 1) 76 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  ĐTP 2: Hình thành khái niệm Hoạt động của GV Hoạt động của HS Sử dụng Website hỗ trợ dạy học Ghi bảng - Trình chiếu - Yêu cầu HS đọc phần 1 Hệ tọa độ trong không gian trong SGK - Đứng tại chỗ đọc phần 1 Hệ trục tọa độ trong không gian (SGK) 1. Hệ trục tọa độ trong không gian - Đưa ra nhận xét chung đi đến định nghĩa như SGK - Chú ý các tên gọi và kí hiệu - Hình thành khái niệm mới (định nghĩa như SGK) - ghi nhớ các tên gọi và kí hiệu + hệ trục tọa độ + Trục tọa độ + Mặt phẳng tọa độ + Không gian tọa độ -Sử dụng website “bài giảng điện tử”/chương 3/ bài 1/ý 1 HĐTP 3: Củng cố khái niệm Hoạt động của GV Hoạt động của HS Sử dụng Website hỗ trợ dạy học Ghi bảng - Trình chiếu 77 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  Cho HS phát biểu lại cách hiểu của mình về hệ trục tọa độ trong không gian - Cho ví dụ về hệ trục tọa độ trong không gian - Phát biểu lại cách hiểu của mình về hệ trục tọa độ trong không gian - Củng cố khái niệm mới thông qua các hoạt động nhận dạng và thể hiện - Sử dụng website Thư viện / Mô hình ảo /củng cố hệ tọa độ PHẦN 2: TỌA ĐỘ CỦA VÉC TƠ HĐTP 1: Tiếp cận khái niệm Hoạt động của GV Hoạt động của HS Sử dụng Website hỗ trợ dạy học Ghi bảng - Trình chiếu - Trong hệ tọa độ Oxy hãy biểu diễn u theo véc tơ i , j - Biểu diễn u theo véc i , j tơ -Sử dụng site “mô hình ảo” chọn hình tọa độ véc tơ. GV điều chỉnh hình về mặt phẳng tọa độ Oxy 78 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  - tác động nút trong mô hình cho HS quan sát một véc tơ phân tích thành tổng 2 véc tơ - Trong hệ trục Oxyz hãy biểu u diễn theo véc tơ i , j k biểu diễn u theo véc i , j k tơ -Sử dụng site “Mô hình ảo” hoặc site “Bài giảng điện tử” cho HS quan sát véc tơ trong không gian - Tác động nút trong mô hình cho HS quan sát một véc tơ phân tích thành tổng 3 véc tơ - Cho HS phát biểu về cách thực hiện - Yêu cầu HS khác nhận xét - Phát biểu về cách thực hiện phân u tích theo 3 i , j k véc tơ - Nhận xét ý kiến 79 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  ĐTP 2: Hình thành khái niệm Hoạt động của GV Hoạt động của HS Sử dụng Website hỗ trợ dạy học Ghi bảng - Trình chiếu - Yêu cầu HS đọc phần 1: Hệ trục tọa độ trong không gian - Đưa ra nhận xét chung đi đến định nghĩa tọa độ véc tơ - Ghi nhớ các tên gọi - Nhận xét - Đọc phần 1:Hệ trục tọa độ trong không gian - Hình thành khái niệm mới (định nghĩa tọa độ véc tơ) - Ghi nhớ các tên gọi kí hiệu Hoành độ, tung độ, cao độ - Sử dụng site “Bài giảng điện tử” chọn chương 3 bài 1 mục 2: Tọa độ của véc tơ chiếu lên cho HS ghi nhớ nội dung cơ bản của phần này HĐTP 3: Củng cố khái niệm Hoạt động của GV Hoạt động của HS Sử dụng Website hỗ trợ dạy học Ghi bảng - Trình chiếu 80 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  Đưa ra bài toán củng cố khái niệm - Hướng dẫn giải - Phân tích bài toán, quan sát hình vẽ - HS giải bài toán với sự hướng dẫn của GV - Sử dụng site “Mô hình ảo” chọn “cung co cua vec to” cho HS quan sát hình vẽ - chọn nút trên mô hình cho HSghi lại lời giải sau khi GV hướng dẫn - Cho HS phát biểu về các tính chất của phép toán véc tơ trong mặt phẳng thông qua biểu thức tọa độ - Nhớ lại và phát biểu về các tính chất của phép toán véc tơ trong mặt phẳng thông qua biểu thức tọa độ Trong mặt phẳng tọa độ Oxy đã chọn, với v1 (x1; y1) và v2 (x2 ; y2 ) ta có: ìx1 =x2 1) v1 =v2 Û í y =y î 1 2 2) a v = (a x ;a y ) với a Î 1 1 1 3) av ± b v 1 2 = (a x ± b x ;a y ± b y ) 1 2 1 2 với a , b Î 4) v .v = x x + y y 1 2 1 2 1 2 2 2 2 5) v = v1 = x + y 1 1 1 x x +y y 1 2 1 2 6) cos(v ,v ) = 1 2 2 2 2 2 x +y . x +y 1 1 2 2 7) v ^ v Û v .v = 0 1 2 1 2 Û x x +y y = 0 1 2 1 2 81 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  Cho HS phát biểu về các tính chất của phép toán véc tơ trong không gian thông qua biểu thức tọa độ - Dựa vào tọa độ của véc tơ trong mặt phẳng, phát biểu về các tính chất của phép toán véc tơ trong không gian thông qua biểu thức tọa độ - Trình chiếu website phần Bài giảng điện tử/ chương 3/ bài 1 / ý1 - Hướng dẫn HS lập bảng đối chiếu giữa biểu thức tọa độ trong mặt phẳng với biểu thức tọa độ trong không gian - lập bảng đối chiếu giữa biểu thức tọa độ trong mặt phẳng với biểu thức tọa độ trong không gian 82 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  Củng cố kiến thức mới cho HS qua bài tập 1a / 80 SGK hình học nâng cao lớp 12 - Củng cố kiến thức mới thông qua bài tập có thể sử dụng website (Bài tập yêu cầu/ chương 3/ bài 1/ bài tập 1/ hướng dẫn đáp số) trình chiếu kết quả cho HS so sánh 4. Củng cố toàn bài Hoạt động của GV Hoạt động của HS Sử dụng Website hỗ trợ dạy học Ghi bảng - Trình chiếu - Cho HS phát biểu định nghĩa hệ trục tọa độ trong không gian - Phát biểu về tọa độ véc tơ đối với hệ trục tọa độ - Phát biểu các tính chất - Phát biểu định nghĩa hệ trục tọa độ trong không gian - Phát biểu về tọa độ véc tơ đối với hệ trục tọa độ - Phát biểu các tính chất về phép toán của véc tơ Qua bài học cần nắm được các kiến thức trọng tâm sau * Định nghĩa hệ trục tọa độ trong không gian Hệ gồm ba trục tọa độ Ox, Oy, Oz đôi một vuông góc được gọi là hệ trục tọa độ trong không gian * Tọa độ của véc tơ trong không gian u ( x; y; z) Û u ( x; y; z) Û u = xi + yj + zk * Các tính chất về phép toán của véc tơ trong không gian 83 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  ề phép toán của véc tơ trong không gian trong không gian Chia nhóm, yêu cầu HS vận dụng kiến thức trong bài giải quyết bài tập Vận dụng kiến thức đã học giải bài tập theo nhóm sử dụng website (thư viện/ mô hình ảo/ bài toán) - Yêu cầu đại diện nhóm trình bày lời giải. - Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có). - GV nhận xét và chính xác hoá lời - Đại diện nhóm trình bày - Nhận xét, bổ sung thêm (nếu có). - Ghi nhận Kết quả trình bày Các nhóm: 84 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  ải. kiến thức 5. Hướng dẫn HS tự học - Các em cần ôn lại để hiểu kiến trức trọng tâm trong bài hôm nay ( có thể tham khảo website www.hoctoan.net để hình dung lại bài học hôm nay) - Vận dụng làm bài tập 1, 2, 3, 4 SGK (có thể tham khảo thêm trong www.hoctoan.net phần bài tập yêu cầu ) - Nghiên cứu phần III, IV trong SGK ( có thể tham khảo www.hoctoan.net phần nội dung tương ứng). 6. Hoạt động bổ túc kiến thức khoa học Hoạt động của GV Trình chiếu Giới thiệu một vài nét lịch sử về nhà toán học Descartes (www.hoctoan.net/thuvien/nhabachoc) 85 2.4 Điều kiện sử dụng website có hiệu quả 2.4.1 Điều kiện về cơ sở vật chất Để websie có thể đi vào thực tế hỗ trợ dạy học thì điều kiện đầu tiên là trang thiết bị của nhà trường tối thiểu phải có phòng máy tính với số lượng máy khoảng 20 bộ máy trở lên để có thể phục vụ ít nhất là một nhóm học của một lớp, các máy tính đều được kết nối mạng Internet đảm bảo có thể truy cập vào website hỗ trợ dạy học. Ngoài ra còn trang bị thêm máy chiếu Projector; máy chiếu Overhead. 2.4.2 Điều kiện phần mềm Để sử dụng được hết tài nguyên trong website cần cài đặt các phần mềm trình duyệt web là Internet Explorer hoặc Mozilla Firefox. Để việc trình diễn được đẹp thì trình duyệt phù hợp nhất là Mozilla Firefox. Ngoài ra các máy tính trong phòng học phải được cài các phần mềm sau: - Phần mềm Java để có thể tương tác được với các mô hình ảo trong bài giảng điện tử. - Phần mềm Geometer’s Sketchpad để có thể sử dụng các mô hình ảo trong thư viện. 2.4.3 Yêu cầu các kĩ năng cơ bản Website hỗ trợ dạy học là công cụ, phương tiện hỗ trợ cho GV và HS tiếp nhận, xử lý và trao đổi thông tin liên quan đến giáo dục và dạy học. Ở đây Website hỗ trợ dạy học được sử dụng như một phương tiện dạy học hiện đại hỗ trợ một số khâu trong QTDH, nên để sử dụng tốt đòi hỏi người sử dụng cần có một số kỹ năng cơ bản sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  86 − Các kỹ năng cơ bản khi sử dụng máy tính: tắt, mở đúng quy trình, biết kết nối máy tính với các thiết bị ngoại vi, thành thạo các thao tác với chuột, sử dụng tốt các phím thường dùng… − Kỹ năng sử dụng chương trình cài đặt trên máy, biết cài đặt một số phần mềm trên máy, biết cách sử dụng một số chương trình … − Khi sử dụng Website hỗ trợ dạy học và Bài giảng điện tử, phải có kỹ năng phối hợp hài hoà giữa lời nói và các thao tác trên máy sao cho nội dung trình duyệt xuất hiện đúng với tiến trình dạy học đã soạn thảo. − GV cần trang bị một số kiến thức tin học căn bản trong việc khắc phục, sửa chữa một số lỗi đơn giản, thường gặp như lỗi về font chữ, lỗi khi trình chiếu, liên kết bị sai lệch… Như vậy, để khai thác và phát huy tối đa và hiệu quả của QTDH với sự hỗ trợ của Website thì cần có sự đầu tư thời gian, công sức của GV, người GV phải thật sự say mê và tâm huyết với nghề, luôn mong muốn tìm ra PPDH tích cực. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  87 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của chương 1, trong chương 2 luận văn tập trung vào xây dựng và sử dụng website hỗ trợ dạy học phần kiến thức PPTĐ trong không gian với những kết quả nghiên cứu gồm: - Tìm hiểu vấn đề đưa PPTĐ vào trường phổ thông, những vấn đề cần lưu ý khi dạy học PPTĐ trong không gian. - Phân tích những trở ngại khi dạy học phần kiến thức “Phương pháp tọa độ trong không gian” có thể khắc phục được với website hỗ trợ dạy học. - Đưa ra ý đồ sư phạm của việc sử dụng website dạy học để từ đó đề xuất định hướng xây dựng website dạy học PPTĐ trong không gian . - Xây dựng Website dạy học Phương pháp tọa độ trong không gian với cấu trúc thẻ site gồm : Bài giảng điện tử, Bài tập, Ôn tập, Kiểm tra, Thư viện, Diễn đàn. - Đề xuất hình thức tổ chức dạy học sử dụng Website dạy học PPTĐ trong không gian. Minh họa cho một trong số các hình thức tổ chức dạy học đó chúng tôi đã thiết kế mẫu tiến trình dạy học một tiết học cụ thể có khai thác Website dạy học PPTĐ trong không gian hy vọng đó là một gợi ý về cách khai thác để GV tiếp cận và sử dụng website có hiệu quả hơn. Trong khuôn khổ là một đề tài luận văn thạc sĩ với thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế, việc xây dựng Website dạy học PPTĐ trong không gian mới chỉ là một ví dụ của Website dạy học . Việc sử dụng những kỹ thuật mới của tin học để xây dựng website nằm ngoài phạm vi nghiên cứu của đề tài này. Chúng tôi hy vọng sự vào cuộc của những kỹ thuật mới trong tin học để chỉnh lý, nâng cấp các version tiếp theo sẽ đưa đến cho Website dạy học những khả năng ứng dụng mới, đáp ứng được nhiều hơn những nhu cầu của QTDH. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  88 Chƣơng 3 THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 3.1 Mục đích của thực nghiệm sƣ phạm Mục đích của thực nghiệm sư phạm (TNSP) là kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà đề tài đặt ra, cụ thể là kiểm tra hiệu quả của việc sử dụng Website với vai trò là PTDH hiện đại hỗ trợ dạy học chương Phương pháp tọa độ trong không gian. Kết quả TNSP sẽ trả lời các câu hỏi: 1. Sử dụng website dạy học PPTĐ trong không gian làm PTDH môn toán có góp phần nâng cao hứng thú học tập và các hoạt động học tập của HS hay không? 2. Chất lượng học tập của HS trong qúa trình học tập với sự hỗ trợ của website dạy học PPTĐ trong không gian so với học tập bằng PPDH truyền thống như thế nào? 3. Các Bài giảng điện tử, các tài liệu hỗ trợ cho việc ôn tập, củng cố… xây dựng có phù hợp với thực tế giảng dạy ở trường phổ thông hay chưa? (việc phân bố thời gian, mức độ kiến thức, phương pháp trình bày,... ) Trả lời các câu hỏi trên sẽ tìm ra những thiếu sót, từ đó kịp thời chỉnh lí, bổ sung để đề tài được hoàn thiện, góp phần vào việc nâng cao chất lượng Dạy học môn toán và quá trình đổi mới PPDH ở trường phổ thông. 3.2 Đối tƣợng thực nghiệm Quá trình TNSP được tiến hành tại trường THPT Long Châu Sa – Thị trấn Lâm Thao – tỉnh Phú Thọ. - Lớp thực nghiệm chúng tôi chọn lớp 12A: 48 HS, 12B: 50 HS. Người dạy thực nghiệm là thầy giáo Nguyễn Xuân Trường. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  89 - Lớp đối chứng chúng tôi chọn lớp 12C: 50 HS , 12D: 48 HS. Người dạy thực nghiệm là thầy giáo Nguyễn Quốc Dũng. Hai thầy giáo dạy thực nghiệm có số năm công tác và kinh nghiệm giảng dạy được tổ chuyên môn đánh giá là tương đương nhau. Căn cứ vào kết quả học tập ở lớp 11 và kết quả kiểm tra khảo sát đầu năm lớp 12, lớp thực nghiệm và đối chứng có chất lượng học tập tương đương nhau. 3.3 Nhiệm vụ thực nghiệm Trong quá trình TNSP chúng tôi thực hiện các nhiệm vụ sau: ­ Tổ chức dạy học chương Phương pháp tọa độ trong không gian cho các lớp đối chứng và thực nghiệm. - Với các lớp thực nghiệm (TN): sử dụng website dạy học PPTĐ trong không gian với các Bài giảng điện và các tài liệu điện tử khác đã thiết kế, các phương tiện đi kèm là máy chiếu máy chiếu đa năng Projecter máy chiếu Overhead kết hợp với PTDH truyền thống như giáo án, bảng, phấn,... - Với các lớp đối chứng (ĐC): sử dụng PPDH truyền thống, các tiết dạy được tiến hành theo đúng tiến độ như phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. ­ So sánh, đối chiếu kết quả học tập và xử lý kết quả thu được của các lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng. 3.4 Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm Trong quá trình TNSP, tiến hành dạy song song chương Phương pháp tọa độ trong không gian ở các lớp đối chứng và thực nghiệm. Trong tất cả các giờ học ở lớp thực nghiệm chúng tôi chú ý quan sát các hoạt động, tính tích cực của HS (thông qua thái độ học tập, trạng thái tâm lý, tinh thần hăng say xây dựng bài và những ý kiến của các em sau mỗi giờ học), và mức độ hiểu bài của HS (thông qua chất lượng các câu trả lời của các em khi GV phát vấn). Kết hợp sự quan sát định tính và kết quả các bài kiểm tra của HS các lớp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  90 để đánh giá một cách khách quan nhất chất lượng các giờ học. Đồng thời chú ý, theo dõi tiến trình dạy học với sự hỗ trợ của website dạy học PPTĐ trong không gian, tổ chức trao đổi sau mỗi tiết dạy để rút kinh nghiệm cho các bài học sau. Cuối đợt TNSP, chúng tôi đã tổ chức kiểm tra cho HS ở các lớp theo hai hình thức: trắc nghiệm khách quan (TNKQ) và kiểm tra viết. Mục đích của kiểm tra: - Đánh giá mức độ tiếp thu bài giảng, khả năng hiểu, nắm vững các khái niệm cơ bản trong chương Phương pháp tọa độ trong không gian. - Đánh giá khả năng vận dụng vào một số tình huống cần có sự suy luận, sáng tạo cũng như khả năng áp dụng lý thuyết để giải các bài tập cụ thể. - Phát hiện những sai lầm phổ biến HS để kịp thời điều chỉnh. Ngoài tổ chức kiểm tra đánh giá chúng tôi còn tổ chức thăm dò, tìm hiểu ý kiến của HS các lớp thực nghiệm về việc sử dụng website dạy học PPTĐ trong không gian hỗ trợ dạy học từ đó có sự điều chỉnh phù hợp. 3.5 Kết quả thực nghiệm sƣ phạm 3.5.1 Nhận xét về tiến trình dạy học Quan sát giờ học của các lớp thực nghiệm được thực hiện theo tiến trình dạy học đã xây dựng, chúng tôi có những nhận xét sau: - Có thể tiến hành dạy học với sự hỗ trợ của Website như những tiết học bình thường. Các bài giảng điện tử xây dựng phù hợp với việc sử dụng trên lớp của giáo viên và việc tự học của HS, các site có nội dung ôn tập, hệ thống hoá kiến thức, rèn luyện kỹ năng vận dụng lý thuyết có khả năng hỗ trợ tốt cho mục đích tự học, tự nghiên cứu và thực hiện nhiệm vụ học tập do GV đề ra. Tuy nhiên hiệu quả của hoạt động dạy học sẽ cao hơn khi có sự kết hợp hài hoà với các PTDH truyền thống khác. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  91 - Khai thác triệt để khả năng hỗ trợ của Website trong tiến trình dạy học đã tạo môi trường dạy - học có sự tương tác tích cực giữa GV và HS. Thực tế triển khai đã chứng tỏ hình thức dạy học mới theo kiểu thiết kế - thi công có sự hỗ trợ của Website mang lại hiệu quả khả quan và có tính khả thi trong điều kiện hiện nay. - Sử dụng Website làm phương tiện hỗ trợ dạy học có tác dụng tích cực hoá, thu hút sự chú ý của HS vào bài học. Kết quả điều tra cho thấy sử dụng Website làm cho quá trình dạy học môn Toán trở nên sinh động và HS tỏ ra thích thú hơn với môn Toán, tự nguyện tham gia vào những hoạt động học tập, xây dựng bài sôi nổi và tích cực hơn. 3.5.2 Đánh giá kết quả học tập của học sinh Sau khi tổ chức cho HS làm bài kiểm tra chúng tôi tiến hành chấm bài và xử lí kết quả thu được theo các phương pháp thống kê toán học. Các bảng thống kê điểm số Bảng thống kê số % HS đạt diểm Xi trở xuống Vẽ đường cong tần suất luỹ tích Tính các tham số thông kê: X , S2, S, V Điểm trung bình:  X =  10 i =1  i n  i  Phương sai: S 2 =  10 i =1  i i - X n - 1  2 Độ lệch chuẩn: S = S 2  Hệ số biến thiên: V =  S X  .100% (Trong đó Xi là điểm số của HS; n là số HS tham gia bài kiểm tra) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  å n X å n (X ) 92 Thống kê kết quả kiểm tra: Bảng 3.1. Bảng thống kê điểm số kết quả các bài kiểm tra Bảng 3.2 Bảng thống kê điểm số hai bài kiểm tra Bảng 3.3 Bảng thống kê số HS đạt điểm từ Xi trở xuống Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  ài KT Lớp Số HS Điểm số Bài KT Lớp Số HS 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TNKQ TN 98 0 0 0 0 8 16 18 15 24 17 0 TNKQ ĐC 98 0 0 0 8 12 21 17 13 19 8 0 Viết TN 98 0 0 0 4 13 18 22 25 11 5 0 Viết ĐC 98 0 0 2 5 19 23 21 20 6 2 0 Lớp Số HS Số bài KT Số HS đạt điểm từ Xi trở xuống Lớp Số HS Số bài KT 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 98 196 0 0 0 4 25 59 99 139 174 196 196 ĐC 98 196 0 0 2 15 46 90 128 161 186 196 196 Lớp Số HS Số bài KT Điểm số Lớp Số HS Số bài KT 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 98 196 0 0 0 4 21 34 40 40 35 22 0 ĐC 98 196 0 0 2 13 31 44 38 33 25 10 0 93 Bảng 3.4. Bảng thống kê số % HS đạt điểm từ Xi trở xuống Từ các số liệu trong bảng 3.2 và bảng 3.4 biểu diễn đồ thị điểm số và đường cong tần suất luỹ tích của các lớp đối chứng và thực nghiệm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  ình 3.1. Đồ thị điểm số các bài kiểm tra của nhóm ĐC và TN Đồ thị điểm số 45 40 35 30 25 20 15 10 5 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Điểm số Xi Thực nghiệm Đối chứng Hình 3.2. Đồ thị đường tần suất luỹ tích của nhóm ĐC và TN Đồ thị tần suất luỹ tích 120 100 80 60 40 20 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Điểm số Xi Thực nghiệm Đối chứng Lớp Số HS Số bài KT Số % HS đạt điểm từ Xi trở xuống Lớp Số HS Số bài KT 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 98 196 0 0 0 2 12.8 30.1 51.5 70.9 88.8 100 100 ĐC 98 196 0 0 1 8.26 23.8 44.9 65.3 82.1 94.9 100 100 Số học sinh Tỷ lệ số % HS đạt điểm từ Xi trở xuống 94 Bảng 3.5 Các thông số thống kê: Từ bảng 3.5 ta thấy: điểm trung bình cộng của HS lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng, tuy nhiên chưa thể khẳng định chất lượng học tập của HS lớp thực nghiệm tốt hơn so với lớp đối chứng. Ở đây nảy sinh vấn đề: sự chênh lệch đó phải chăng do sử dụng Website trong dạy học thực sự tốt hơn dạy học thông thường hay do ngẫu nhiên mà có? Để trả lời câu hỏi đó chúng tôi tiếp tục xử lí số liệu TNSP bằng phương pháp kiểm định thống kê. Kiểm định thống kê: Giả thuyết H0: X TN = X DC giả thuyết thống kê (hai PPDH cho kết quả ngẫu nhiên, không thực chất). Giả thuyết H1: X TN > X DC đối giả thuyết thống kê (PPDH với sự hỗ trợ của MVT thực sự tốt hơn PPDH thông thường). Chọn mức ý nghĩa a = 0.05. Để kiểm định giả thuyết H1 ta sử dụng đại lượng ngẫu nhiên Z. Với Z =  X TN - X DC 2 2 + 2 n1 n2 Trong đó: n1 = 196, n2 = 196; S12 = 2.52, S 22 = 2.76 ; X TN = 6.44 ; X DC = 5.79 à Z = 3.96 Với a = 0.05 ta tìm giá trị giới hạn Zt: j (Zt ) = 1 - 2a 2  =  1 - 2.0,05 2  = 0.45 Tra bảng các giá trị Laplace ta có Zt = 1.65 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  ớp Số HS Sốbài KT X 2 S S V% TN 98 196 6.44 2.52 1.59 24.7 ĐC 98 196 5.79 2.76 1.66 28.7 S1 S 95 So sánh Z và Zt ta có: Z > Zt . Vậy với mức ý nghĩa a = 0.05, giả thuyết H0 bị bác bỏ do đó giả thuyết H1 được chấp nhận. Do vậy X TN > X DC là thực chất, không phải do ngẫu nhiên. Nghĩa là PPDH với sự hỗ trợ của Website thực sự có hiệu quả hơn so với PPDH thông thường. Đánh giá chung về thực nghiệm sư phạm: - Điểm trung bình cộng của HS lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng, đại lượng kiểm định Z > Zt chứng tỏ PPDH với Website thực sự có hiệu quả. - Hệ số biến thiên giá trị điểm số của các lớp thực nghiệm nhỏ hơn các lớp đối chứng chứng tỏ: độ phân tán về điểm số quanh điểm trung bình của lớp thực nghiệm nhỏ hơn lớp đối chứng. Điều này phản ánh thực tế ở lớp học thực nghiệm: hầu hết HS tham gia xây dựng bài một cách tích cực vì vậy đạt kết quả cao trong kiểm tra và sự chênh lệch giữa các HS trong lớp cũng ít hơn. - Đồ thị tần số luỹ tích của hai lớp cho thấy: chất lượng học của các lớp thực nghiệm thực sự tốt hơn các lớp đối chứng. Ở các lớp thực nghiệm có nhiều điểm số cao hơn các lớp đối chứng (đồ thị nằm phía dưới, dịch phải). Như vậy, sử dụng Website dạy học Phương pháp tọa độ trong không gian để giảng dạy một số bài trong chương này cho HS lớp 12 làm cho không khí học tập sôi nổi, HS học tập tích cực và kích thích được khả năng tìm tòi, sáng tạo ở các em. Về mặt định lượng, tổ chức dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực giải quyết vấn đề trong học tập của HS với Website đã đem lại hiệu quả bước đầu trong việc nâng cao chất lượng học tập. Như vậy, sử dụng Website hỗ trợ QTDH góp phần thực hiện tốt chủ trương đổi mới PPDH hiện nay, tuy nhiên để việc áp dụng thực sự có hiệu quả đòi hỏi phải có sự nỗ lực lớn từ phía GV. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  96 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 Qua đợt thực nghiệm cho thấy đề tài bước đầu có tính khả thi, học sinh hứng thú với phương pháp dạy học mới. Phương pháp này đã tăng cường tính tích cực, tự lực của học sinh trong quá trình hình thành kiến thức mới, khắc phục được một số sai lầm của học sinh khi học chương Phương pháp tọa độ trong không gian. Tuy nhiên, do điều kiện thời gian nghiên cứu còn hạn chế, với khuôn khổ của luận văn chúng tôi chỉ mới tiến hành thực nghiệm được tại một trường phổ thông với số lượng có hạn, vì vậy việc đánh giá hiệu quả của đề tài chưa mang tính khái quát. Chúng tôi hy vọng sẽ tiếp tục giải quyết vấn đề này trong thời gian tới để có thể áp dụng nó một cách đại trà ở các trường phổ thông. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  97 KẾT LUẬN Đề tài được chọn xây dựng và sử dụng Website hỗ trợ dạy học Phương pháp tọa độ trong không gian với mong muốn nghiên cứu và góp phần đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT&TT hỗ trợ dạy học. Các kết quả chính của luận văn đạt được gồm: 1. Luận văn đã góp phần làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận của việc ứng dụng CNTT&TT trong dạy học; Xác đinh những khả năng ứng dụng của website dạy học. Những khả năng ấy là hoàn toàn phù hợp với việc triển khai các PPDH hiện đại theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS. 2. Sự ra đời của mạng máy tính, Internet đã có tác động sâu sắc đến nền giáo dục của mỗi quốc gia trên thế giới, trở thành một phương tiện tìm kiếm trình diễn, trao đổi thông tin có tính phổ cập và thống nhất cao, khá quen thuộc đối với mọi người. Từ đó, trong dạy học cũng đã xuất hiện những khái niệm mới như: Website dạy học, Bài giảng điện tử, Bài tập điện tử,...nhằm mô tả các khả năng và xu hướng ứng dụng CNTT&TT. Các kết quả nghiên cứu của chúng tôi trong đề tài này một mặt cố gắng làm rõ bản chất của các khái niệm ấy về góc độ lý luận, mặt khác đi xác định các chức năng dạy học, những yêu cầu, nguyên tắc cơ bản khi thiết kế xây dựng website dạy học và những kĩ năng, lưu ý cần thiết khi sử dụng chúng làm nâng cao chất lượng dạy học môn Toán nói chung và phần kiến thức Phương pháp tọa độ nói riêng. 3. Căn cứ vào định hướng đổi mới PPDH môn Toán nhằm giải quyết những khó khăn trong tổ chức dạy học theo chương trình mới, căn cứ vào khả năng hỗ trợ dạy học của CNTT&TT chúng tôi đã tiến hành xây dựng Website dạy học PPTĐ trong không gian. Website dạy học PPTĐ trong không gian được cấu thành từ các site Bài giảng điện tử, Bài tập điện tử và các tài liệu điện tử khác hỗ trợ dạy học môn học Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  98 như SGK, SGV, Sổ tay toán cấp 3 ( thực chất là sự số hóa các tài liệu của môn toán) với việc cài đặt chức năng hỗ trợ dạy học cho mỗi site thành phần thì Website dạy học PPTĐ trong không gian sẽ là PTDH giải quyết được một số nhiệm vụ đặt ra của QTDH môn Toán. Việc sử dụng website dạy học đã được trình bày đầy đủ trong tài liệu hướng dẫn đi kèm 4. Những kết quả nghiên cứu ứng dụng CNTT&TT thông qua việc xây dựng và sử dụng Website dạy học PPTĐ trong không gian đã được chúng tôi thực nghiệm ở một số trường phổ thông thuộc địa bàn tỉnh Phú Thọ. Các bài giảng điện tử cùng các tài liệu khác trên website đã được tổ chức dạy thực nghiệm. Các kết quả kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập của HS, trao đổi, điều tra, phỏng vấn với GV &HS đã cho phép chúng tôi khẳng định rằng việc sử dụng Website dạy học PPTĐ trong không gian đã có tác dụng hỗ trợ tốt cho các hoạt động dạy học của GV và tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS đáp ứng được yêu cầu đổi mới PPDH, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học phần kiến thức Phương pháp tọa độ trong không gian trong chương trình hình học nâng cao lớp 12 THPT. 5. Website dạy học là một PTDH mới, có nhiều thế mạnh. Tuy nhiên, nó không phải là một PTDH vạn năng có thể thay thế cho toàn bộ các thiết bị dạy học truyền thống khác và càng không thể thay thế hẳn vai trò của người GV. Mọi quyết định nhằm đảm bảo thực hiện được những yêu cầu của QTDH, hiệu quả mà các phương tiện sẽ mang lại đều bắt nguồn từ phía GV. Với việc nghiên cứu đề tài, bước đầu chúng tôi đã đạt được một số kết quả nhất định cả về mặt lý luận và sản phẩm thực tiễn. Hy vọng đây sẽ là tư liệu hữu ích cho các GV trong việc triển khai ứng dụng CNTT&TT vào dạy học môn Toán ở trường THPT. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  99 Danh môc c¸c c«ng tr×nh cña t¸c gi¶ ®· c«ng bè cã liªn quan ®Õn ®Ò tµi luËn V¡N 1. TrÇn Trung, NguyÔn ThÞ Thanh Tuyªn (2009), X©y dùng vµ sö dông website hç trî d¹y häc phÇn kiÕn thøc “Ph-¬ng ph¸p to¹ ®é trong kh«ng gian” trong ch-¬ng tr×nh h×nh häc n©ng cao líp 12 THPT. T¹p chÝ D¹y vµ häc ngµy nay, sè 7-2009 (tr.24-tr.26). 2. TrÇn Trung, NguyÔn ThÞ Thanh Tuyªn (2009), C¸c yªu cÇu s- ph¹m ®èi víi website e-learning hç trî d¹y häc theo h-íng tÝch cùc ho¸ ho¹t ®éng nhËn thøc cña häc sinh. T¹p chÝ Gi¸o dôc, sè ®Æc biÖt th¸ng 9-2009 (tr.60-tr.61). 3. NguyÔn V¨n Hång, NguyÔn ThÞ Thanh Tuyªn (2009), §Ò xuÊt biÖn ph¸p båi d-ìng n¨ng lùc øng dông c«ng nghÖ th«ng tin vµo d¹y häc cho sinh viªn c¸c tr-êng s- ph¹m, T¹p chÝ Gi¸o dôc, sè ®Æc biÖt th¸ng 9-2009 (tr.34-tr.35). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  100 TÀI LIỆU THAM KHẢO A. TIẾNG VIỆT 1. Lê Hồng Đức, Đào Thiện Khải, Lê Hữu Trí (2005), Các phương pháp giải HHKG bằng phép tọa độ hóa, NXB Hà Nội. 2. Trần Văn Hạo (chủ biên)(2005), Chuyên đề luyện thi vào đại hoc hình học giải tích, NXB Giáo dục, Hà Nội. 3. Nguyễn Thanh Hưng (2004), “Ba cấp độ tri thức của PPTĐ”, Tạp chí giáo dục số 77. 4. Nguyễn Bá Kim (2004), Phương pháp dạy học môn Toán, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội. 5. Bùi Văn Nghị, Vương Dương Minh, Nguyễn Anh Tuấn (2005), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THPT chu kì III (2004 – 2007), NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. 6. Phan Trọng Ngọ (2002), “Tìm hiểu mức độ phát triển trí tuệ của học sinh THPT các tỉnh phía Bắc”, Tạp chí giáo dục số 21. 7. Đinh Tấn Phước (1996), “Vấn đề tọa độ hóa trong việc dạy học hình học hiện nay ở trường phổ thông”, Tạp chí Ngiên cứu giáo dục số 10. 8. G. Polya (1997), Sáng tạo toán học, (người dịch: Nguyễn Sỹ Tuyển, Phạm Tất Đắc, Hồ Thuần, Nguyễn Giản), NXB Giáo dục, Hà Nội. 9. G. Polya (1997), Giải một bài toán như thế nào? (người dịch Hồ Thuần, Bùi Tường), NXB Giáo dục, Hà Nội. 10.Phạm Đức Quang (2004), “Dạy học toán ở trường phổ thông theo hướng hoạt động hóa người học”, Tạp chí giáo dục số 83. 11. Phạm Đức Quang (2003), “Giúp học sinh tìm lời giải một bài tập hình học theo PPTĐ”, Tạp chí giáo dục số 72. 12. Phạm Huy Điển (2001), Sử dụng phần mềm toán học trong giảng dạy và học tập, Viện Toán học. 13. Đào Tam (2005), Phương pháp dạy học hình học ở trường THPT, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội. 14. Tô Thị Thoa (2002), “Khó khăn và sai lầm của học sinh khi học PPTĐ trong không gian và một số biện pháp khắc phục”, Tạp chí giáo dục số 22. 15. Thái Thị Anh Thư (2004), Rèn luyện kĩ năng giải bài toán HHKG bằng PPTĐ ở trường THPT, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Đại học Sư phạm Hà Nội. 16. Nguyễn Cảnh Toàn (1997), Phương pháp luận duy vật biện chứng với việc học, dạy và nghiên cứu toán học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  101 17. Nguyễn Cảnh Toàn (1998), Tập cho học sinh giỏi toán làm quen dần với nghiên cứu toán học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 18. Thái Duy Tuyên (2004), “Một số vấn đề cần thiết khi hướng dẫn học sinh tự học”, Tạp chí giáo dục số 82. 19. Phạm Gia Đức, Phạm Đức Quang (2002), Đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở trường Trung học phổ thông, Đề tài trọng điểm cấp Bộ, Mã số B2002-49-37-TĐ. 20. Nguyễn Sỹ Đức (2001), Xây dựng và sử dụng phần mềm hỗ trợ dạy học môn Toán ở tiểu học, Luận án tiến sĩ giáo dục học, Viện KHGD. 21. Phạm Minh Hạc (1992), Một số vấn đề tâm lí học, NXB Giáo dục. 22. Trịnh Thanh Hải (2006), Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Hình học lớp 7 theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, Luận án tiến sĩ giáo dục học, Trường ĐHSP Hà Nội. 23. Phạm Văn Hoàn, Nguyễn Gia Cốc, Trần Thúc Trình (1981), Giáo dục học môn Toán, NXB Giáo dục. 24. Trần Bá Hoành (2007), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa, NXB ĐHSP. 25. Trần Bá Hoành (2002), Những đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực, Tạp chí Giáo dục, số 6. 26. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức (1994), Lí luận dạy học đại học, trường đại học Sư phạm Hà Nội I. 27. Đặng Thành Hưng (2004), Thiết kế dạy học theo hướng tích cực hoá, Tạp chí Phát triển giáo dục, số 8. 28. Nguyễn Bá Kim (2002), Phương pháp dạy học môn Toán, NXB ĐHSP. 29. Nguyễn Vũ Quốc Hưng (2002), Sự phát triển của các phần mềm dạy học, các công nghệ mới và các ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục, Báo cáo tại Hội thảo quốc gia về công nghệ thông tin, Hải Phòng tháng 6/2002. 30. Trần Kiều (1995), Một vài suy nghĩ về đổi mới phương pháp dạy học trong trường phổ thông ở nước ta, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 5. 31. Nguyễn Bá Kim (1987), Hội thảo quốc tế về sử dụng kỹ thuật thông tin trong giáo dục, Thông tin khoa học giáo dục, số 9/1987. 32. Nguyễn Bá Kim, Bùi Văn Nghị, Lê Thị Hồng Phương (1997), Hình thành và xử lý công nghệ trong quá trình dạy học, Tạp chí Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, số 7. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  102 33. Nguyễn Bá Kim, Đào Thái Lai (1998), Môi trường tin học và giáo dục toán học, Báo cáo khoa học tạo Hội nghị quốc gia kỷ niệm 20 năm CNGD, tháng 4/1998. 34. Đào Thái Lai (2002), Ứng dụng công nghệ thông tin và những vấn đề cần xem xét đổi mới trong hệ thống phương pháp dạy học môn Toán, Tạp chí Giáo dục, số 9. 35. Nguyễn Bá Kim, Vũ Dương Thuỵ (2000), Phương pháp dạy học môn Toán (phần đại cương), NXB Giáo dục. 36. Nguyễn Bá Kim, Vương Dương Minh, Tôn Thân (1998), Khuyến khích môn số hoạt động trí tuệ của học sinh qua môn Toán ở trường THCS, NXB Giáo dục. 37. Kỷ yếu Hội thảo khoa học "Sử dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học", Hà Nội, 2002. 38. Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia về công ngh-ệ thông tin, "Chủ đề e-learning", Hà Nội, 2005. 39. Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia "Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục, Hà Nội, 2008. 40. Đào Thái Lai (2006), Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường phổ thông Việt Nam, Đề tài trọng điểm cấp Bộ, Mã số B2003-49-42-TĐ. 41. Đào Thái Lai (1998), Một số triển vọng đặt ra với nhà trường hiện đại trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ thông tin, Tạp chí Phát triển giáo dục, số 2. 42. Đào Thái Lai (2003), Ứng dụng công nghệ thông tin giúp học sinh tự khám phá và giải quyết vấn đề trong học toán ở trường phổ thông, Tạp chí Giáo dục, số 5. B. TIẾNG ANH 43. TranVui (1996), Using Sines and Cosines. Classroom Teacher, Jilid 1, Bil 2, September 1996, Malaysia. 44. TranVui (1996), Investigating Geometry with the Geometer's Sketchpad - A Conjecturing Approach, Malaysia. C. c¸c website 45. 46. 47. 48. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXây dựng và sử dụng website hỗ trợ dạy học phần kiến thức phương pháp tọa độ trong không gian trong chương trình hình học nâng cao lớp 12 trường trung.doc
Luận văn liên quan