Xây dựng website bán thực phẩm chức năng bằng mã nguồn mở

Thương mại điện tử - CSDL: Cơ sở dữ liệu - TPCN: Thực phẩm chức năng MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Sống khỏe mạnh và trường thọ luôn là ước mơ và mục đích vươn đến của con người. Từ ăn đủ no, ăn ngon, con người còn tiến tới tầm cao hơn là ăn để phòng và trị bệnh. Trong vô số các thực phẩm để lựa chọn, những loại có tác dụng phòng chống bệnh tật đang là mối quan tâm của rất nhiều người. Bên cạnh nhiệm vụ cung cấp các chất dinh dưỡng cơ bản cho cơ thể, một số thực phẩm còn có vai trò “chức năng”, nghĩa là chức năng phòng chống bệnh tật và tăng cường sức khỏe chủ yếu nhờ vào những thành phần có tác dụng chống oxy hóa (beta-caroten, lycopen, lutein, vitamin C, vitamin E .), chất xơ và một số hoạt chất khác. “Thực phẩm chức năng (TPCN) là thực phẩm (hoặc sản phẩm) dùng để hỗ trợ (phục hồi, duy trì hoặc tăng cường) chức năng của các bộ phận trong cơ thể, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ bệnh tật” Để quảng bá tầm quan trọng cũng như một số loại thực phẩm chức năng em đã chọn đề tài “Xây dựng website bán thực phẩm chức năng bằng mã nguồn mở” nhằm đưa đến cho người tiêu dùng sản phẩm tốt nhất, chất lượng tốt nhất. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu. Ø Mục tiêu: Xây dựng hoàn thiện website bán thực phẩm chức năng Ø Nhiệm vụ: -Tìm hiểu quy trình, nghiệp vụ bán hàng tại các website khác. - Tìm hiểu về mã nguồn mở Joomla tích hợp Vituemart - Xây dựng thành công website bán hàng 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Những người có nhu cầu sử dụng sản phẩm (trên địa bàn miền Trung) - Một số website bán sản phẩm thực phẩm chức năng. 4. Phương pháp nghiên cứu. - Nghiên cứu tài liệu - Tham khảo các website về thương mại.

doc56 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3159 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xây dựng website bán thực phẩm chức năng bằng mã nguồn mở, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hành các giao dịch thương mại thông qua mạng Internet, các mạng truyền thông và các phương tiện điện tử khác” 1.1.3 Động lực thúc đẩy TMĐT phát triển Động lực kinh tế: giảm chi phí vận chuyển, lưu kho, giấy tờ, quảng cáo… Động lực thị trường: thúc đẩy thương mại điện tử nhằm nắm bắt được thị trường quốc tế lớn và nhỏ. Động lực công nghệ: sự phát triển của công nghệ- thông tin- truyền thông Các hình thức hoạt động chủ yếu của TMĐT Thư điện tử Các doanh nghiệp, các cơ quan Nhà nước, cá nhân, tổ chức, … sử dụng thư điện tử để gửi thư cho nhau một cách “trực tuyến” thông qua mạng, gọi là thư điện tử (electronic mail, viết tắt là e – mail). Thông tin trong thư điện tử không phải tuân theo một cấu trúc định trước nào. Thanh toán điện tử Thanh toán điện tử là việc thanh toán tiền thông qua phương tiện điện tử, ví dụ, trả lương bằng cách chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản, trả tiền mua hàng bằng thẻ mua hàng, thẻ tín dụng v..v thực chất đều là dạng thanh toán điện tử. Trao đổi dữ liệu điện tử Trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic Data Interchange – EDI) là việc trao đổi các dữ liệu dưới dạng “có cấu trúc”, từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác, giữa các công ty hoặc đơn vị đã thoả thuận buôn bán với nhau. Công việc trao đổi EDI trong TMĐT thường gồm các nội dung sau: Giao dịch kết nối Đặt hàng Giao dịch gửi hàng Thanh toán Truyền dữ liệu Dữ liệu là nội dung của hàng hóa số, giá trị của nó không phải trong vật mang tin mà nằm trong bản thân nội dung của nó. Hàng hoá số có thể được giao qua mạng. Mua bán hàng hoá hữu hình Đến nay, danh sách các hàng hoá bán lẻ qua mạng đã mở rộng, và xuất hiện một loại hoạt động gọi là “mua hàng điện tử”, hay “mua hàng trên mạng”; ở một số nước, Internet bắt đầu trở thành công cụ để cạnh tranh bán lẻ hàng hoá hữu hình. Tận dụng tính năng đa phương tiện của môi trường Web, người bán xây dựng trên mạng các “cửa hàng ảo”, gọi là ảo bởi vì, cửa hàng có thật nhưng ta chỉ xem toàn bộ quang cảnh cửa hàng và các hàng hoá chứa trong đó trên từng trang màn hình một. Các đặc trưng của TMĐT Vì tính chất kinh doanh trên mạng nên thương mại điện tử có các đặc trưng cơ bản khác với thương mại truyền thống như: - Các bên tham gia giao dịch trong thương mại điện tử không tiếp xúc trực tiếp với nhau: Khi giao dịch các bên tham gia trao đổi mua bán thực hiện thông qua website mà không gặp mặt trực tiếp với nhau. -Thương mại điện tử được thực hiện trong một môi trường không biên giới: Thương mại điện tử thì website luôn mở cửa 24h/ ngày và được truyền trên mạng nên ở bất kỳ nơi nào trên thế giới cũng có thể truy cập mọi lúc mọi nơi. - Trong thương mại điện tử, xuất hiện bên thứ 3 là nhà cung cấp dịch vụ mạng, cơ quan chứng thực… để đưa website lên mạng internet. - Không giống như thương mại truyền thống thương mại điện tử mạng lưới thông tin là thị trường: trên website chỉ đưa ra những hình ảnh và thông tin được xác thực để giới thiệu với khách hàng và đối tác kinh doanh. 1.1.6 Những nhân tố góp phần vào thành công của giao dịch TMĐT Người bán cần phải có những yếu tố sau: - Một trang web với khả năng thương mại điện tử (ví dụ như máy chủ giao dịch an toàn) - Một mạng nội bộ công ty để các đơn đặt hàng được xử lý theo phương pháp hiệu quả - Nhân viên với kỹ năng về CNTT để quản lý luồng thông tin và duy trì hệ thống thương mại điện tử Đối tác giao dịch bao gồm: - Các ngân hàng đưa ra những dịch vụ chứng từ thanh toán giao dịch (ví dụ xử lý thanh toán thẻ tín dụng và chuyển tiền điện tử) - Các công ty vận tải quốc gia và quốc tế có khả năng vận chuyển hàng hoá thực trong, ngoài nước. Với giao dịch doanh nghiệp tới người tiêu dùng, hệ thống này phải đưa ra những hình thức cho việc vận chuyển giảm chi phí với những gói hàng nhỏ (chẳng hạn như mua sách qua Internet thì không được đắt hơn là mua từ hiệu sách) - Cơ quan chứng thực được coi là bên thứ ba để đảm bảo tính xác thực và an toàn của giao dịch Khách hàng (trong giao dịch doanh nghiệp tới khách hàng) là người: - Hình thành nên những số đông với sự tiếp cận vào Internet và với thu nhập sẵn có cho phép dùng thẻ tín dụng - Có ý định mua hàng qua Internet hơn là mua hàng thực tế Các công ty/ doanh nghiệp (trong giao dịch doanh nghiệp tới doanh nghiệp) cùng với nhau hình thành nên một số lượng công ty (đặc biệt trong chuỗi cung ứng) với sự tiếp cận Internet và khả năng đặt hàng qua Internet. Chính phủ, nhằm thiết lập: - Khung pháp lý quản lý các giao dịch thương mại điện tử (bao gồm chứng từ điện tử, chữ ký điện tử v..v) - Các thể chế pháp luật thực hiện khung pháp lý (luật và quy định) và bảo vệ người tiêu dùng và doanh nghiệp khỏi những vi phạm Và cuối cùng là Internet, việc sử dụng thành công của nó tuỳ thuộc vào những điều sau: - Hạ tầng vững chắc và đáng tin cậy của Internet - Cấu trúc giá không ngăn cản người tiêu dùng sẻ dụng thời gian vào đó và mua hàng qua Internet (ví dụ một cước phí mặt bằng hàng tháng cho cả tiếp cận ISP và các cuộc gọi nội vùng) 1.1.7 Lợi ích của TMĐT So với thương mại truyền thống thì thương mại điện tử có những lợi ích dối với tổ chức cũng như đối với khách hàng như sau: 1.1.7.1 Đối với tổ chức - Mở rộng thị trường: tìm kiếm và tiếp cận với nhà cung cấp và khách hàng và đối tác trên khắp thế giới... - Giảm chi phí: + Chi phí sản xuất, tạo lập, duy trì, phân phối, lưu trữ và sử dụng thông tin trên giấy. + Chi phí giao dịch: mặc dù khoản dịch vụ ngân hàng cho việc giao dịch bằng séc giấy là không lớn, nhưng nếu thanh toán qua internet có thể giảm đến 80% - Cải thiện hệ thống phân phối: + Giảm gánh nặng lưu trữ hàng hóa; + Giảm độ trễ trong phân phối hàng - Vượt giới hạn về thời gian: việc tự động hóa các giao dịch thông qua các website giúp hoạt động kinh doanh được thực hiện, mô hình kinh doanh mới, tăng tốc độ từng sản phẩm ra thị trường 1.1.7.2 Đối với khách hàng Có thể tìm kiếm thông tin về sản phẩm, dịch vụ và tiến hành giao dịch mà ko cần quan tâm đến thời gian. Có quyền lựa chọn nhờ khả năng chủ động về thông tin → được tiêu dùng sản phẩm với giá thấp. Vận chuyển, phân phối sản phẩm, dịch vụ với tốc độ ngày càng được cải tiến, nhất là sản phẩm số hóa Khách hàng có thể tham gia trực tuyến vào các phiên đấu giá, mua/bán, sưu tầm các món hàng quan tâm tại mọi nơi trên thế giới. Thông qua thương mại điện tử khách hàng trao đổi kinh nghiệm mua bán, giao dịch trên mạng, trong việc sử dụng những sản phẩm Trên đường đua dành lấy sự thỏa mãn của khách hàng, khi đó khách hàng sẽ có nhiều cơ hội mua được hàng hóa chất lượng, giá rẻ và chính sách khuyến mãi hấp dẫn. Hạn chế của TMĐT 1.1.8.1 Hạn chế về kỹ thuật Chưa có tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, an toàn và độ tin cậy; Tốc độ đường truyền Internet vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của người dùng, nhất là trong TMĐT; Các công cụ xây dựng phần mềm vẫn trong giai đoạn đang phát triển; Khó khăn khi kết hợp các phần mềm TMĐT với các phần mềm ứng dụng và các cơ sở dữ liệu truyền thống; Cần có các máy chủ TMĐT đặc biệt (công suất, an toàn) đòi hỏi thêm chi phí đầu tư; Chi phí truy cập Internet vẫn còn cao; Thực hiện các đơn đặt hàng trong TMĐT đòi hỏi hệ thống kho hàng tự động lớn. 1.1.8.2 Hạn chế về thương mại An ninh và riêng tư là hai cản trở về tâm lý đối với người tham gia TMĐT; Thiếu lòng tin vào TMĐT và người bán hàng trong TMĐT do không được gặp trực tiếp; Nhiều vấn đề về luật, chính sách, thuế chưa được làm rõ; Một số chính sách chưa thực sự hỗ trợ điều kiện để TMĐT phát triển; Các phương pháp đánh giá hiệu quả của TMĐT còn chưa đầy đủ, hoàn thiện; Chuyển đổi thói quen tiêu dùng từ thực đến ảo cần thời gian; Sự tin cậy đối với môi trường kinh doanh không giấy tờ, không tiếp xúc trực tiếp, giao dịch điện tử cần thời gian; Số lượng người tham gia chưa đủ lớn để đạt lợi thế về quy mô; Số lượng gian lận ngày càng tăng do đặc thù của TMĐT; Thu hút vốn đầu tư mạo hiểm khó khăn hơn sau sự sụp đổ hàng loạt của các công ty dot com. 1.1.9 Tình hình thương mại điện tử hiện nay ở Việt Nam Nếu như năm 2007 được đánh giá là năm đánh dấu sự phát triển nhanh chóng và toàn diện của thương mại điện tử thì năm 2008 là năm thương mại điện tử thực sự khởi sắc và đi vào cuộc sống. Xét doanh thu mà doanh nghiệp thu được từ thương mại điện tử cũng có chiều tích cực. 35,6% doanh nghiệp có doanh thu từ thương mại điện tử chiếm dưới 5% trong tổng doanh thu, trong đó là có tới 38,07% doanh nghiệp có doanh thu từ thương mại điện tử chiếm trên 15% trong tổng doanh thu của mình (số liệu năm 2008). Hình 1: Cơ cấu doanh thu từ thương mại điện tử năm 2008 Tóm lại, thương mại điện tử được biết đến nhử một phương thức kinh doanh có hiệu quả và phát triển cực nhanh từ khi internet hình thành và phát triển. Thuong mại điện tử tạo ra một phong cách kinh doanh, làm việc mới phù hợp với cuộc sống công nghiệp; Là một công cụ giúp các công ty vừa và nhỏ khắc phục những điểm kém lợi thế để cạnh tranh ngang bằng với những doanh nghiệp lớn. Đồng thời thương mại điện tử cũng tạo ra động lực cải cách mạnh mẽcho các cơ quan quản lý nhà nước, đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp và xã hội. 1.1.10 Hệ thống thanh toán trong TMĐT Thẻ tín dụng: Các hệ thống thẻ tín dụng cần sự an toàn xác thực, chính vì thế cần bổ sung các bước cần thiết để giúp giao dịch an toàn và xác nhận được cả người mua và người bán. Séc điện tử: Phương thức thanh toán bằng séc cũng chiếm tới 11% tổng các giao Tiền điện tử: Tiền mặt số hoá (digital cash) hoặc còn gọi tiền mặt điện tử (e – cash) là hệ thống giao dịch tiền mặt chỉ dựa trên các con số tương đương – ngoài một số vấn đề cần giải quyết liên quan đến bí mật cá nhân, là một hệ thống đơn giản và thích hợp nhất với các khoản thanh toán nhỏ, tức thời trên Internet. 1.2 Lý thuyết giỏ hàng 1.2.1 Giới thiệu về giỏ hàng (Shopping Cart) - Giỏ hàng là trái tim của web kinh doanh trực tuyến, những kiến thức cơ bản về giải pháp và thành phần của shopping cart là điều đầu tiên những người kinh doanh cần biết khi thiết kế website bán hàng qua mạng. - Giỏ hàng online để tương tác với các mã sản phẩm trưng bày, cho phép khách có thể tìm kiếm, đặt lệnh mua sản phẩm hoặc dịch vụ của nhà kinh doanh trực tuyến. Vì thế Shopping cart giỏ hàng online có ý nghĩa quan trọng trong cấu trúc một website thương mại điện tử. - Thực chất Shopping cart là một phần mềm ứng dụng chạy trên server, chức năng của nó là cho phép khách hàng thực hiện các "hành động" tương tác với website như tìm kiếm sản phẩm theo catalog, chọn sản phẩm, xóa sản phẩm khỏi danh sách chọn và đặt lệnh thanh toán (lệnh mua). 1.2.2 Nội dung một giỏ hàng (shopping cart) Cơ sở dữ liệu: việc sử dụng giải pháp nào còn tùy theo những lựa chọn về hệ thống, về server cho trang web của bạn. Giao diện: Thể hiện thông tin sản phẩm, bạn cần chú ý những tính năng sau: Catalog đơn hàng dễ dàng truy cập, và thể hiện thông tin sản phẩm rõ ràng vừa dễ hiểu vừa có hiệu quả thu hút khách hàng. Tính năng tìm kiếm cho phép khách hàng tìm ngay được sản phẩm muốn tìm. Càng có nhiều các tính năng lọc, phân loại sản phẩm càng tốt (ví dụ như theo giá, theo nhãn hiệu .v.v.). Khu vực quản lý khách hàng cần thiết kế cho khách dễ quản lý thông tin các đơn hàng trong quá khứ của mình, thông tin cá nhân và quản lý mật khẩu. Có trang riêng dành cho khách hàng tìm kiếm những sản phẩm đang bán, những serie sản phẩm cùng một nhãn hiệu. Giao diện quản lý: Thiết kế dễ dàng quản lý các thuộc tính chung cho phù hợp với điều kiện địa phương: như đơn vị tiền tệ VND, ngày giờ địa phương, số lượng sản phẩm hiển thị trong một trang. Cần có module quản lý và tạo mới những sản phẩm theo những thư mục hàng hóa định sẵn. Cần thiết kế dễ quản lý màu sắc mô tả và giá cả sản phẩm để thuận lợi cho những chiến dịch khuyến mại, giảm giá. Thiết kế cho phép người kinh doanh trực tuyến đưa ra nhiều cách thức chuyển hàng khách nhau, nhiều lựa chọn trong phương thức thanh toán, thời gian thanh toán. - Cần có module quản lý trạng thái những đơn hàng đã giao dịch (đã thanh toán, đang vận chuyển, đã giao hàng v.v.). 1.3 Lý thuyết về hệ quản trị cơ sở dữ liệu Mysql 1.3.1 Khái niệm Hệ cơ sở dữ liệu qua hệ là phần mềm hay hệ thống được thiết kế để quản lý cơ sở dữ liệu. Các chương trình thuộc loại này hỗ trợ khả năng lưu trữ, sửa chữa, xóa các thông tin trong một cơ sở dữ liệu (CSDL). Có rất nhiều loại hệ cơ sở dữ liệu khác nhau từ phần mềm nhỏ chạy trên máy tính cá nhân cho đến những hệ quản trị phức tạp chạy trên nhiều siêu máy tính. Tuy nhiên, Đa số hệ quản trị cơ sở dữ liệu trên thị trường đều có một đặc điểm chung là sử dụng ngôn ngữ theo cấu trúc. Các hệ cơ sở dữ liệu được nhiều người biết đến như: MySQL, Oracle, SQL server….. 1.3.2 Ưu điểm của MySql 1.3.2.1. Khái niệm MySQL là hệ quản trị cơ sở dữ dữ liệu mã nguồn mở miễn phí, được tích hợp sử dụng chung với apache, PHP. MySQL là một phần mềm quản trị CSDL dạng server-based (gần tương đương với SQL Server của Microsoft). MySQL quản lý dữ liệu thông qua các cơ sở dữ liệu, mỗi cơ sở dữ liệu có thể có nhiều bảng quan hệ chứa dữ liệu. MySQL có cơ chế phân quyền người sử dụng riêng, mỗi người dùng có thể được quản lý một hoặc nhiều CSDL khác nhau, mỗi người dùng có một tên truy cập (user name) và mật khẩu tương ứng để truy xuất đến CSDL. Khi ta truy vấn tới cơ sở dữ liệu MySQL, ta phải cung cấp tên truy cập và mật khẩu của tài khoản có quyền sử dụng cơ sở dữ liệu đó. Nếu không, chúng ta sẽ không làm được gì cả. 1.3.2.2 Ưu điểm của Mysql Tốc độ: MySQL rất nhanh. Những nhà phát triển cho rằng MySQL là cơ sở dữ liệu nhanh nhất mà bạn có thể có. Dễ sử dụng: MySQL tuy có tính năng cao nhưng thực sự là một hệ thống cơ sở dữ liệu rất đơn giản và ít phức tạp khi cài đặt và quản trị hơn các hệ thống lớn Giá thành: MySQL là miễn phí cho hầu hết các việc sử dụng trong một tổ chức. Hỗ trợ ngôn ngữ truy vấn: MySQL hiểu SQL, là ngôn ngữ của sự chọn lựa cho tất cả các hệ thống cơ sở dữ liệu hiện đại. Bạn cũng có thể truy cập MySQL bằng cách sử dụng các ứng dụng mà hỗ trợ ODC (Open Database Connectivity -một giao thức giao tiếp cơ sở dữ liệu được phát triển bởi Microsoft). Năng lực: Nhiều client có thể truy cập đến server trong cùng một thời gian. Các client có thể sử dụng nhiều cơ sở dữ liệu một cách đồng thời. Bạn có thể truy cập MySQL tương tác với sử dụng một vài giao diện để bạn có thể đưa vào các truy vấn và xem các kết quả: các dòng yêu cầu của khách hàng, các trình duyệt Web… Kết nối và bảo mật: MySQL được nối mạng một cách đầy đủ, các cơ sở dữ liệu có thể được truy cập từ bất kỳ nơi nào trên Internet do đó bạn có thể chia sẽ dữ liệu của bạn với bất kỳ ai, bất kỳ nơi nào. Nhưng MySQL kiểm soát quyền truy cập cho nên người mà không nên nhìn thấy dữ liệu của bạn thì không thể nhìn được. Tính linh động: MySQL chạy trên nhiều hệ thống UNIX cũng như không phải UNIX chẳng hạn như Windows. MySQL chạy được các với mọi phần cứng từ các máy PC ở nhà cho đến các máy server Sự phân phối rộng: MySQL rất dễ dàng đạt được, chỉ cần sử dụng trình duyệt web của bạn. Nếu bạn không hiểu làm thế nào mà nó làm việc hay tò mò về thuật toán, bạn có thể lấy mã nguồn và tìm tòi nó. Nếu bạn không thích một vài cái, bạn có thể thay đổi nó. Sự hỗ trợ: Bạn có thể tìm thấy các tài nguyên có sẵn mà MySQL hỗ trợ. Cộng đồng MySQL rất có trách nhiệm. Họ trả lời các câu hỏi trên mailing list thường chỉ trong vài phút. Khi lỗi được phát hiện, các nhà phát triển sẽ đưa ra cách khắc phục trong vài ngày, thậm chí có khi trong vài giờ và cách khắc phục đó sẽ ngay lập tức có sẵn trên Internet. 1.3.2.3 Các công cụ trong MySql - Do mysql cung cấp: + MySQL Migration Toolkit : MySQL Migration Toolkit là một công cụ đồ họa được cung cấp bởi MySQL cho di chuyển dữ liệu từ hệ thống cơ sở dữ liệu quan hệ khác nhau để MySQL. MySQL Migration Toolkit được thiết kế để làm việc với MySQL phiên bản 5.0 và cao hơn. + MySQL Administrator : MySQL Administrator là một chương trình để thực hiện hoạt động quản trị, chẳng hạn như cấu hình máy chủ MySQL của bạn, theo dõi tình trạng và hiệu quả của nó, bắt đầu và dừng nó, quản lý người dùng và các kết nối, thực hiện sao lưu, và một số công việc quản trị khác. + MySQL Query Browser : MySQL Query Browser là một công cụ đồ họa được cung cấp bởi MySQL cho việc tạo và tối ưu hóa các truy vấn trong một môi trường đồ họa. Trường hợp MySQL Administrator được thiết kế để quản lý một máy chủ MySQL, MySQL Query Browser được thiết kế để giúp bạn truy vấn và phân tích dữ liệu được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu MySQL. - Do bên thứ 3 cung cấp: + PhpMyAdmin là một công cụ viết bằng PHP quản lí của MySQL trên Web, nó có thể tạo và thả các cơ sở dữ liệu, tạo / bỏ / thay đổi bảng, xóa / sửa / thêm các lĩnh vực, thực hiện bất kỳ câu lệnh SQL, quản lý trên mọi lĩnh vực, quản lý các đặc quyền, xuất dữ liệu vào các định dạng khác nhau và có sẵn trong 50 ngôn ngữ. + Webyog: Chỉ cần tải lên một trang PHP đến máy chủ web của bạn, bạn có thể sử dụng tất cả các tính năng mới mẻ của SQLyog.Các trang PHP exposes và API. MySQL là một tập hợp các web-dịch vụ có thể được sử dụng bởi SQLyog. Đây chính là kiến trúc mà MS khuyến cáo cho tất cả các ứng dụng mới và kêu gọi họ khách hàng. + DBManager Freeware cho MySQL : Phiên bản mới nhất của DBManager, 3.1.0, mang lại nhiều chức năng và hỗ trợ cho dòng máy chủ cơ sở dữ liệu thương mại: Oracle, MSSQL Server /MSDE, ODBC, MSAccess và Sybase.  + FreeMascon - MyCon : MyCon là thế hệ kế tiếp của MySQL GUI 3/4/5, tính năng của Mascon là kết nối đến nhiều máy chủ, thiết kế, và chỉnh sửa dữ liệu blob của bảng, SQL màu mã hóa, an ninh, tạo ra các báo cáo, các báo cáo có thể chứa văn bản và biểu đồ được tạo ra từ các dữ liệu trong cơ sở dữ liệu. + MySQL-Front : MySQL-Front là một công cụ đồ họa cho các cơ sở dữ liệu MySQL. Bởi vì nó có thể cung cấp ứng dụng cho người dùng, tinh chỉnh hơn và giao diện đẹp hơn là có thể với các hệ thống được xây dựng trên PHP và HTML. Đáp ứng được ngay lập tức, không có sự chậm trễ của nạp lại trang HTML. + WinSQL Lite : WinSQL là một tiện ích cho DBAs và lập trình viên đối phó với cơ sở dữ liệu. Nó trao quyền cho họ bằng cách cung cấp một công cụ trực quan, có thể làm việc với bất kỳ cơ sở dữ liệu thông qua ODBC. 1.4 Lý thuyết về Joomla 1.4.1 Giới thiệu về Joomla 1.4.1.1 Giới thiệu Joomla! là một hệ quản trị nội dung mã nguồn mở. Joomla! được viết bằng ngôn ngữ PHP và kết nối tới cơ sở dữ liệu MySQL, cho phép người sử dụng có thể dễ dàng xuất bản các nội dung của họ lên Internet hoặc Intranet. Joomla! có các đặc tính cơ bản là: bộ đệm trang (page caching) để tăng tốc độ hiển thị, lập chỉ mục, đọc tin RSS (RSS feeds), trang dùng để in, bản tin nhanh, blog, diễn đàn, bình chọn, lịch biểu, tìm kiếm trong site và hỗ trợ đa ngôn ngữ. Joomla! được sử dụng ở khắp mọi nơi trên thế giới, từ những website cá nhân cho tới những hệ thống website doanh nghiệp có tính phức tạp cao, cung cấp nhiều dịch vụ và ứng dụng. Joomla! có thể dễ dàng cài đặt, dễ dàng quản lý và có độ tin cậy cao. Joomla! có mã nguồn mở do đó việc sử dụng Joomla! là hoàn toàn miễn phí cho tất cả mọi người trên thế giới. 1.4.1.2 Các tính năng cơ bản của Joomla Joomla có các tính năng nổi bật như: - Bộ đệm trang (page caching) để tăng tốc độ hiển thị - Lập chỉ mục, trang dùng để in, bản tin nhanh, blog, diễn đàn, bình chọn, lịch biểu, tìm kiếm trong Site và hỗ trợ đa ngôn ngữ. - Joomla! được sử dụng ở khắp mọi nơi trên thế giới, từ những website cá nhân cho tới những hệ thống website doanh nghiệp có tính phức tạp cao, cung cấp nhiều ứng dụng. Joomla có thể dễ dàng cài đặt, dễ dàng quản lý, có độ tin cậy cao. 1.4.1.3 Các chức năng chính Bảng điều khiển trung tâm Là trung tâm điều khiển của website Joomla. Dùng giao diện tao nhã của Admin Section để xây dựng cấu trúc và biên tập, xuất bản nội dung. Admin Section được chia thành bốn vùng : Menubar – thanh menu, Toolbar – thanh công cụ, Infobar – thanh thông tin, Workspace – vùng làm việc. Để truy cập vào vùng Administration, đăng nhập (log in) bằng tài khoản người dùng với đặc quyền quản trị .(administrative) Tinh chỉnh cấu hình chung Global Configuration: Là trung tâm cấu hình chính trong Joomla. Những thay đổi thực hiện tại đây sẽ được cập nhật vô file configuration.php của bạn. File này cần được cho quyền viết lên để bạn có thể chỉnh sửa cấu hình của mình. Để làm điều này xin hãy theo chỉ dẫn phía dưới của mục này. Quản trị người dùng Joomla hỗ trợ hệ thống phân quyền người dùng mạnh mẽ với các cấp độ: Nhóm quản trị: Thành phần Chức năng Super Administrator Siêu quản trị Administrator Quản trị viên Manager Quản lý Bảng 1: Tinh chỉnh cấu hình _ Nhóm quản trị Nhóm người dùng: Thành phần Chức năng Registered Người dùng đã đăng ký Author Có quyền viết bài Editor Có quyền soạn thảo chỉnh sửa bài viết. Publisher Có quyền xuất bản bài viết. Bảng 2: Tinh chỉnh cấu hình _ Nhóm người dùng. Quản lý các Component Các component là những thành phần nội dung đặc biệt hay những ứng dụng. Joomla bao gồm một số nhân component và hỗ trợ khả năng tự tăng cường tính năng với component của các hãng thứ ba. Những component được cài sẵn bao gồm trong Joomla, là một phần của tính năng nhân. Cấu hình và trợ giúp thêm thường được cung cấp với kèm với chính component. Những component là mô phỏng tự nhiên, điềunày làm nó có khả năng tăng cường các chức năng của Joomla trong bất kì hoàn cảnh nào Một component đặc trưng giống như Menu item. Những visitor và/hay những user có thể thấy content của component bằng cách click vào liên kết của Menu item này. Nó thường được hiển thị trong vùng nội dung chính của site. Những component được bao gồm với Joomla là : Các thành phần Chức năng Banners Ô quảng cáo Contacts Liên hệ Newsfeeds Điểm tin Polls Thăm dò Web Links Liên kết web Bảng 3: Các component. Quản lý các Module Modules thường được dùng để hiển thị những thông tin khác nhau và/hoặc những tính năng tương tác trong toàn bộ site Joomla của bạn. Một Module có thể chứa hầu như bất kì thứ gì từ những văn bản đơn giản,đến HTML, đến những ứng dụng hoàn toàn độc lập của các hãng thứ ba Các Site Module khác với các Administrator Module bởi vì chúng hiển thị những nội dung trong Front-end của site trong khi nhưng Administrator Module liên quan đến các tác vụ và/hoặc những tính năng khác nhau của Administrative (hoặc Back-end). Các Module có thể được tạo bởi bạn (costom/user module) hay được tải về và cài đặt. Quản lý cac module luôn luôn làm trong Administrator (Admin Seciton). Vào Modules - ModuleManager trên thanh Menu. Ở đó bạn có thể cài đặt, tháo bỏ hay chỉnh sửa một module. Những Module sau được gói cùng với Joomla Thành phần Chức năng Archive Kho lưu Latest News Tin mới Login Form Biểu mẫu login Main Menu Menu chính Popular Ưa chuộng Newsflash Tin khẩn Who's Online Số người truy cập Polls Thăm dò ý kiến Random Image Hình ảnh ngẫu nhiên Related Items Mục liên quan Syndicate Đăng tin Sections Phân loại Statistics Thống kê User Thành viên Template Chooser Chọn template Wrapper Trình bao bọc Bảng 4: Các module được gói cùng Joomla. 1.4.2 Giới thiệu về hệ thống Vituemart 1.4.2.1 Giới thiệu VirtueMart là thành phần mở rộng do Joomla phát triển trên nền tảng của Jommla cho phép mở rộng ứng dụng website bán hàng trực tuyến. Cũng như Joomla, VirtueMart cũng là mã nguồn mở, được viết bằng ngôn ngữ PHP và kết nối đến cơ sở dữ liệu MySQL và đương nhiên là VirtueMart được phát triển dựa trên nền tảng của Joomla. VirtueMart là dạng component được cài thêm vào Joomla thuộc tầng hệ thống thứ 3 Extention Tier. Chức năng chủ yếu của VirtueMart là một công cụ bao gồm tất cả các chức năng cần thiết của một website thương mại điện tử. Virtuemart cung cấp rất nhiều chức năng phục vụ cho việc quản lý sản phẩm (products), danh mục sản phẩm, phương thức vận chuyển, phương thức thanh toán... và các phương thức trình diễn sản phẩm như: danh sách danh mục sản phẩm, sản phẩm mới, sản phẩm topten, sản phẩm đặc biệt... 1.4.2.2 Các tính năng của Vituemart Quản lý số lượng sản phẩm và danh mục không giới hạn với số lượng lớn. Bán hàng qua mạng nên có thể dùng như 1 của hàng trên mạng. Tìm kiếm thông tin sản phẩm, danh mục hay nhà cung cấp 1 cách nhanh chóng. Có thể sắp xếp theo từng thuộc tính của sản phẩm nếu muốn. Đánh dấu ghi nhận là sản phẩm “đặc biệt” để thể nổi bật sản phẩm riêng biệt của từng cửa hàng. Thông báo số lượng sản phẩm còn tồn tại trong kho cho khách hàng khi lựa chọn sản phẩm. Hỗ trợ thanh toán trực tuyến người quản trị có thể nhập các hình thức thanh toán cho các loại thẻ (như authorize.net®, PayPal, 2Checkout, eWay, Worldpay, PayMate và NoChex, Visa..). Cung cấp đầy đủ các hình thức vận chuyển hàng (như: UPS, DHL, cảng…) và giá cho từng loại hình thức vận chuyển. Quản lý toàn vẹn quy trình bán hàng từ lúc đặt hàng cho đến khi đơn hàng hoàn tất. An toàn bảo mật với thuật toán mã hóa nâng cao AES và nhiều thiết lập bảo mật khác. 1.4.2.3 Các tính năng dành cho nhà quản trị Các tính năng của nhà quản trị bao gồm: Admin (quản trị) Thành phần Chức năng User Quản lý thông tin về quyền truy cập của người dùng /nhóm người dùng Countries Quản lý thông tin về thành phố trong dịch vụ vận chuyển … Currency Quản lý thông tin về các loại tiền mà webside chấp nhận thanh toán. Module Quản lý các module tích hợp mở rộng cho VirtueMart. Bảng 5: Các tính năng dành cho nhà quản trị. Quản lý kho lưu trữ: Có 3 danh mục: + Quản lý các phương thức thanh toán + Quản lý các loại thẻ tín dụng + Quản lý các module xuất nhập hàng Quản lý sản phẩm: Quản lý sản phẩm có 3 danh mục: + Quản lý danh sách sản phẩm, sản phẩm đặc biệt + Quản lý việc giảm giá từng loại sản phẩm + Quản lý category. Quản lý nhóm khách hàng: Phân loại ra hình thức khác nhau (thuế sẽ khác nhau). Admin có thể chọn nhóm cho mỗi khách hàng từ đó sẽ có cách tính thuế khác nhau trên mỗi hóa đơn cho mỗi khách hàng. Quản lý đơn hàng: Quản lý danh sách các đơn đặt hàng của khách hàng bao gồm thông tin như: số hóa đơn, tên khách hàng, trạng thái của hóa đơn, ngày tạo và tổng số tiền của hóa đơn. Tính toán được số tiền trên hóa đơn khi khách hàng chuyển đổi ngoại tệ. Quản lý nhà cung cấp: + Danh mục loại nhà cung cấp: quản lý các danh mục mà nhà cung cấp sẽ cung cấp hàng cho cửa hàng. + Danh sách nhà cung cấp: quản lý các nhà cung cấp, nhà cung cấp nào cung cấp mặt hàng nào. Thông tin bao gồm: tên nhà cung cấp, website, email, loại danh mục mà nhà cung cấp có thể cung cấp. Quản lý thuế: xác định tỷ lệ % thuế theo từng quốc gia, từng thành phố. Quản lý vận chuyển hàng: quản lý các thông tin như nhà cung cấp, cước phí… Quản lý lợi nhuận: quản lý chi tiết lợi nhuận theo từng loại mặt hàng … Quản lý nhà sản xuất: Quản lý các thông tin đơn vị sản xuất, số lượng hàng hóa mỗi đơn vị sản xuất ra… CHƯƠNG II: CÀI ĐẶT VÀ ỨNG DỤNG 2.1 Cài đặt 2.1.1 Điều kiện cài đặt Joomla là 1 CMS mã nguồn mở rất dễ sử dụng, cấu hình và khả năng phát triển linh hoạt. Nó rất thích hợp với các ứng dụng vừa và nhỏ. Điều kiện để có thể cài đặt joomla là mày tính của bạn cần được cài đặt: - Server: Apache Server 2.x - Cơ sở dữ liệu: MySQL 5.0 - PHP 5.x Ba điều kiện trên phải được cấu hình với nhau để có thể phục vụ lẫn nhau. Chúng ta có thể cài đặt riêng lẻ hoặc dùng gói chung cho cả 3 loại trên như wamp hoặc xammp. Trong đề tài này em dùng gói wamp. 2.1.2 Cài đặt 2.1.2.1 Cài WampServer Bước 1: Chạy file cài đặt WampSever 2.0. Xuất hiện màn hình Hình 2: Chạy setup Chọn yes, để tiếp tục cài đặt Bước 2: Sau khi chọn yes sẽ xuất hiện cửa sổ setup – WampServer 2.0. Hình 3: Cài đặt WampServer Chọn next. Bước 3: Tiếp tục xuất hiện cửa sổ License Agreement Hình 4: Cài đặt WampServer Kích chuột vào I accept the agreement và chọn next để bắt đầu cài đặt Bước 4: Sau khi tiếp tục chọn next sẽ xuất hiện cửa sổ sau, chọn thư mục chứa WampServer Hình 5: Chọn thư mục chứa WampServer. Ở bước này bạn sẽ chọn ổ đĩa để chứa file cài đặt. Tiếp tục chọn next. Bước 5: Thiết lập WampServer hiển thị Hình 6: Chọn hiển thị. Trước hết chúng ta có thể chọn Create a Quick Launch icon để tạo một Quick launch icon và chọn Create a Desktop icon nhằm hiển thị icon trên desktop để dễ khởi động WampServer. Tiếp tục chọn next để tiếp tục cài đặt. Bước 6: Cài đặt Hình 7 : Cài đặt file Chọn Install để cài đặt file Bước 7: Giao thức truyền tải thư tín. Hình 8: Giao thức truyền tải thư tín. Trong mục SMTP mặc định chọn localhost, mục Email mặc định chọn you@yourdomain. Sau đó chọn next Bước 9: Hoàn thành Hình 9: Bước hoàn thành Chọn Finish để kết thúc cài đặt 2.1.2.2 Cài đặt Joomla Bước 1: Giải nén file “Joomla_1.5.20-Stable-Full_Package”, cop thư mục này vào D:\wamp\www và đổi tên folder này thành “Sad”. Bước 2: Mở trình duyệt web và goc vào phần cài đặt xuất hiện Hình 10: Chọn ngôn ngữ Chọn ngôn ngữ English và chọn next Bước 3: Kiểm tra cấu hình Server Hình 11: Kiểm tra cấu hình Chọn next Bước 4: License Hình 12: Cài đặt License Chọn next Bước 5: Thiết lập cấu hình cơ sở dữ liệu Hình 13: Thiết lập cấu hình cơ sở dữ liệu Gõ vào Host Name: localhost, Username: root, Database Name: NhiNguyen, sau đó chọn next Bước 6: Thiết lập các thông số FTP. Hình 14: Thiết lập cấu hình Bước này có thể bỏ qua không cần khai báo, chọn next Bước 7: Thiết lập thông tin cho website Hình 15: Thiết lập thông tin cho website Gõ vào Site Name: www.Thucphamchucnang.com Your Email: Nguyennhivh@gmail.com Admin Password: 123456 Confirm Admin Passwword: 123456, Chọn mục Instal Defalf Sample Data để hoàn thành cài đặt, sau đó chọn next Khi màn hình cài đặt finish xuất hiện tức là bạn đã cài đặt thành công Joomla 1.5 Hình 16: Cài đặt thành công Trước khi mở trình duyệt bạn vào D:\wamp\www\Sad xóa hoặc đổi tên thư mục Installation. 2.2 Ứng dụng 2.2.1 Phân tích và thiết kế hệ thống 2.2.1.1. Lược đồ Use case của Admin và khách hàng Hình 17: Lược đồ hoạt động Ues Case ứng dụng Lược đồ UesCase _khách hàng: - Một khách hàng khi tham quan cửa hàng, họ sẽ đặt vấn đề cửa hàng bán những loại sản phẩm gì, thông tin về các loại sản phẩm đó, giá cả và hình thức thanh toán. Do đó để đáp ứng những nhu cầu tối thiểu trên, cửa hàng trên Internet phải đảm bảo cung cấp nhưng thông tin cần thiết, có giá trị và hơn thế nữa là dễ thao tác. Các sản phẩn khi bán phải có hình ảnh, giá cả, và các thông tin liên quan đến sản phẩm đó. - Khách hàng có thể vào Website để tìm kiếm các sản phẩm cần mua. Khách hàng có thể tìm sản phẩm mà mình cần theo tên sản phẩm, giá cả và sản phẩm sau cùng. Đồng thời gửi thông tin liên hệ tới công ty về những thắc mắc của mình. - Mỗi khách hàng được cung cấp một giỏ mua hàng tương ứng. Khách hàng thêm những mặt hàng vào giỏ mua hàng của mình và xem giỏ hàng. Khách hàng có thể thêm sản phẩm vào giỏ hàng và xóa các sản phẩm không mua ra khỏi giỏ hàng của mình. - Khi khách hàng có quyết định mua hàng hóa thì chọn vào thanh toán lập tức website sẽ yêu cầu đăng nhập thông tin khách hàng gồm Usename và Password. Nếu là người đầu tiên mua hàng trực tuyến thì phải đang ký đầy đủ thông tin của website yêu cầu sau đó đăng nhập để tiếp tục thanh toán. Lược đồ UesCase _Admin: Để quản trị website trước hết phải đăng nhập để vào giao diện quản trị. Chức năng của quản trị gồm có các mục: - Quản lý cấu hình chung gồm có: quản lý người dùng, quản lý theo quốc gia, quản lý loại tiền. - Quản lý phương thức thanh toán gồm có quản lý các loại thẻ tín dụng. - Quản lý sản phẩm bao gồm: quản lý danh mục sản phẩm, quản lý sản phẩm giảm giá. - Quản lý khách hàng bao gồm các quản lý sau: + Quản lý đơn hàng + Quản lý nhà cung cấp + Quản lý thuế + Quản lý vận chuyển hàng + Quản lý nhà cung cấp 2.2.1.2 Xử lý thông tin dữ liệu từ phía khách hàng + Tìm kiếm theo thông tin của sản phẩm Mô tả Chức năng tìm kiếm thông tin sản phẩm theo từ khóa nhập vào. Đầu vào Thông tin sản phẩm Quá trình xử lý Kiểm tra sự tương thích tên sản phẩm được nhập vào. Kết nối cơ sở dữ liệu Tìn kiếm sản phẩm theo tên thông tin sản phẩm Đầu ra Kết quả tìm kiếm được hiển thị ra hoặc không tìm thấy điều kiện thỏa mãn. + Chức năng xem tin tức Mô tả Hiển thị thông tin về tin tức Đầu vào Các đường link, hình ảnh Quá trình xử lý Kết nối đến cơ sở dữ liệu Đầu ra Hiển thị ra thông tin bài viết + Chức năng gửi ý kiến phản hồi Mô Tả Là các quá trình gửi các ý kiến phản hồi khách hành đến ban quản trị Đầu vào + Nhập tên + Nhập email + Nhập lại + Nội dung ý kiến phản hồi của khách hàng Quá trình xử lý Kiểm tra đúng dữ liệu nhập Kết nối cơ sở dữ liệu Cập nhật ý kiến phản hồi của khách hàng Đầu ra Thông tin phản hồi của ban quản trị + Chức năng đăng ký thành viên Mô Tả Cho phép đăng ký thành viên Đầu vào Khách hàng chưa đăng ký phải điền đầy đủ các thông tin + Họ đệm +Tên +Địa chỉ +Thành Phố (Tỉnh) + Quận ( Huyện) + Mã giao dịch + Mật Khẩu + Xác Nhận mật khẩu + Email + Điện thoại + Fax Quá trình xử lý Kiểm tra tính đúng của form Kết nối cơ sở dữ liệu, kiểm tra khách hàng vừa nhập từ form đăng ký có hợp lệ trong cơ sở dữ liệu không. Cập nhật thông tin khách hàng vào trong cơ sở dữ liệu nếu đăng ký thành công. Đầu ra Thông báo về việc đăng ký thành công hay chưa. Nếu khách hàng đăng ký thành công sẽ dẫn đến trang sản phẩm. + Chức năng đăng nhập Mô Tả Form đăng nhập thành viên khi chưa đăng nhập Đầu vào Thông tin đăng nhập + Tên đăng nhập + Mật Khẩu. Quá trình xử lý Kết nối cơ sở dữ liệu thông tin đăng nhập Có trùng với 1 thành viên nào không. Đầu ra Thông báo đã đăng nhập thành công hay chưa. + Chức năng thống kê truy cập Mô Tả Hiển thị số người truy cập website Đầu vào Quá trình xử lý Đầu ra Hiển thị tổng số lượt người truy cập website + Chức năng hiển thị hình ảnh quảng cáo Mô Tả Hiển thị logo quảng cáo cho công ty Đầu vào Quá trình xử lý Mở cơ sở dữ liệu thông tin quảng cáo hiện thị lên trang Đầu ra Hiện thị lên trang web logo của công ty + Chức năng hiển thị danh sách sản phẩm Mô Tả Hiển thị danh sách sản phẩm theo từng danh mục Đầu vào Quá trình xử lý Lấy tất cả các sản phẩm có trong cơ sở dữ liệu Đầu ra Hiển thị sản phẩm lên trang web của công ty + Chức năng chi tiết một thông tin Mô Tả Hiển thị chi tiết sản phẩm Đầu vào Đường link, hình ảnh khi được kích Quá trình xử lý Khi kích vào đường link hoặc hình ảnh thì sẽ hiện thị thông tin chi tiết sản phẩm Đầu ra Hiện thị lên trang web chi tiết sản phẩm. + Giỏ hàng Mô Tả Mô phỏng giỏ hàng thực tế dùng để chứa các mặt hàng mà khách hàng đã chọn Đầu vào Các sản phẩm được khách hàng lựa chọn Quá trình xử lý Lưu số lượng thông tin các sản phẩm trong giỏ hàng Đầu ra Danh sách các sản phẩm khách hàng đã lựa chọn và tổng giá tiền của giỏ hàng. + Thanh toán giỏ hàng Mô Tả Thanh toán các sản phẩm có trong giỏ hàng Đầu vào Các thông tin sản phẩm giỏ hàng Quá trình xử lý Lấy các thông tin khách hàng đăng nhập từ cơ sở dữ liệu cho vào form Cho phép người dùng thay đổi một số thông tin Đầu ra Đưa khách hàng đến trang xác nhận đơn hàng. 2.1.1.2 Xử lý thông tin dữ liệu từ phía Admin + Chức năng quản lý tin tức (Thêm mới, xóa , sửa) Thêm mới: Mô Tả Là quá trình thêm mới một tin tức Đầu vào + Mã tin tức + Tiêu đề + Nội dung tóm tắt + Nội dung chi tiết + Ngày đăng tin Quá trình xử lý Kiểm tra dữ liệu hợp lệ, kết nối cơ sở dữ liệu thêm mới vào CSDL Xóa: Mô Tả Là quá trình xóa thông tin tin tức Đầu vào Chọn tiêu đề tin tức cần xóa Quá trình xử lý Kết nối CSDL, xóa dữ liệu đã chọn Đầu ra Hiển thị danh sách tin tức. Sửa Mô Tả Là quá trình sửa một tin tức sản phẩm Đầu vào Chọn tiêu đề tin tức cần sửa Quá trình xử lý Kiểm tra dữ liệu form có đúng không, cập nhật dữ liệu vào CSDL Đầu ra Hiển thị danh sách về tin tức + Chức năng quản lý sản phẩm (thêm mới, xóa, sửa) Thêm mới Mô Tả Dùng để thêm mới một loại sản phẩm Đầu vào + Mô tả + Danh mục + Giá + Hình ảnh Quá trình xử lý Kiểm tra dữ liệu form có đúng không Đầu ra Hiển thị danh sách về sản phẩm Xóa Mô Tả Là quá trình xóa một sản phẩm. Đầu vào Chọn tiêu đề sản phẩm cần xóa Quá trình xử lý Kết nối CSDL, xóa dữ liệu đã chọn Đầu ra Hiển thị danh sách sản phẩm Sửa Mô Tả Là quá trình sửa một sản phẩm Đầu vào Chọn tiêu đề sản phẩm cần sửa Quá trình xử lý Kiểm tra dữ liệu form có đúng không, cập nhật dữ liệu vào CSDL Đầu ra Hiển thị danh sách về sản phẩm + Chức năng quản lý khách hàng Mô Tả Liệt kê danh sách khách hàng đã đăng ký sử dụng web Đầu vào Cách thông tin khách hàng đã đăng ký từ phía người dùng. Quá trình xử lý Kết nối đến cơ sở dữ liệu Đầu ra Lấy các thông tin khách hàng hiển thị lên + Chức năng quản lý phản hồi ý kiến Mô Tả Liệt kê danh sách các ý kiến phản hồi từ phía khách hàng Đầu vào + Nội dung góp ý, phản hồi từ phía khách hàng. + Chức năng muốn sử dụng Quá trình xử lý Kết nối CSDL, thực hiện các yêu cầu Đầu ra Thông báo kết quả đã thực hiện hay chưa. + Quản lý đơn hàng - Quản lý danh mục đơn hàng Mô Tả Liệt kê danh sách các đơn hàng đặt hàng của khách hàng đã đặt Đầu vào Các sản phẩm sau khi được thanh toán trong giỏ hàng Quá trình xử lý Kết nối cơ sở dữ liệu, lấy thông tin về danh mục đơn hàng. Đầu ra Hiển thị sanh sách đơn hàng - Cập nhật tình trạng đơn hàng Mô Tả Cập nhật tình trạng đơn hàng, ngày vận chuyển Đầu vào Mã giao dịch của đơn hàng Quá trình xử lý Kết nối CSDL, lưu thông tin mới cập nhật Đầu ra Hiển thị thông tin về đơn hàng 2.2.2 Phân tích ứng dụng + Các cá thể ứng dụng Kí Hiệu/ Đối Tượng Mô Tả Hình tròn đen đậm Thể hiện trạng thái bắt đầu của hoạt động Mũi tên Thể hiện luồng hành động giữa các hoạt động khác. Hình ovan/ hình chữ nhật Thể hiện một trạng thái hành động cụ thể kim cương Thể hiện quyết định để thực hiện cách này hay cách khác. Hình đen tròn Thể hiện trạng thái kết thúc của sơ đồ. +Lược đồ tìm kiếm Nhập vào ô textbot thông tin cần tìm sau đó truy vấn vào cơ sở dữ liệu. Nếu tìm thấy sẽ hiện kết quả và kết thúc tìm kiếm hoặc tìm kiếm lại. Nếu không tìm thấy có thể tìm lại. Hình 18: Lược đồ hoạt động - tìm kiếm + Lược đồ hoạt động chọn sản phẩm vào Trước tiên cần chọn sản phẩm và thêm vào giỏ hàng, khi đó hệ thống website sẽ tính số lượng mỗi loại sản phẩm. Nếu khách hàng muốn tiếp tục mua thì chọn quay lại danh mục sản phẩm để tiếp tục mua. Nếu khách hàng đã mua đủ số lượng cần thì chọn thanh toán. Đối với những khách hàng mới mua sắm lần đầu tiên cần đăng ký tài khoản mới sau đó đăng nhập và tiếp tục xử lý thanh toán. Đối với khách hàng đã có tài khoản tại website thì đăng nhập tài khoản để tiếp tục thanh toán. Hình 19: Lược đồ hoạt động - chọn sản phẩm + Lược đồ trạng thái thanh toán Hệ thống website yêu cầu nhập thông tin thẻ và tài khoản, tiếp tục nhập thông tin hóa đơn khi đó website xử lý nghiệp vụ thanh toán. Nếu chấp nhận thanh toán sẽ xuất hiện thông báo xác nhận thanh toán. Nếu không chấp nhận thanh toán sẽ xuất hiện thông báo lỗi và kết thúc thanh toán. Hình 20: Lược đồ hoạt động - thanh toán + Lược đồ trạng thái đăng nhập sản phẩm Sau khi đăng ký xong tài khoản để đăng nhập khách hàng nhập Usename và password sau đó chọn đăng nhập. Nếu so khớp trong cơ sở dữ liệu thì đăng nhập thành công và kết thúc đăng nhập. Nếu không khớp với cơ sở dữ liệu thì đăng nhập thất bại sẽ kết thúc đăng nhập hoặc nhập lại Usename/Password. Hình 21: Lược đồ hoạt đông - đăng nhập + Lược đồ trạng thái đăng ký tài khoản Bước đầu tiên đăng ký tài khoản mới cần nhập thông tin người dùng. Nếu đồng ý với điều khoản khách hàng của website đưa ra sẽ lập tài khoản mới và kết thúc. Nếu không đồng ý thì kết thúc quá trình. Hình 22: Lược đồ hoạt động - đăng ký + Lược đồ quản lý giỏ hàng quá hạng Hình 23: Lược đồ hoạt động - quản lý giỏ hàng Hệ thống sẽ tự xóa các sản phẩm đã chọn nếu không muốn thanh toán trong thời gian nhất định. 2.2.3. Trình bày cơ sở dữ liệu Trong CSDL của Joomla và Vituemart có tất cả 127 bảng, sau đây em chỉ phân tích một số bảng tiêu biểu: Bảng product: Bảng Product là bảng đầu tiên mà bạn tạo ra bởi hệ thống sẽ tập trung vào việc hiển thị và bán các sản phẩm cá nhân Bảng 6: Bảng product Có 1 số trường như: Product-id: Trường Product-id cung cấp số nhận dạng duy nhất cho một sản phẩm cụ thể đang được bán. Trường này là khóa chính và có thuộc tính autoincrement, kiểu int và không cho phép giá trị null. Product-name: Trường ProductName lưu tên của từng sản phẩm trong bảng. Có kiểu dữ liệu là varchar (64), và cho phép có giá trị null. Product-s-desc: Trường này lưu mô tả ngắn của từng sản phẩm trong bảng. Có kiểu dữ liệu text và cho phép giá trị null. Product-desc: Trường này lưu mô tả của từng sản phẩm trong bảng. Có kiểu dữ liệu text và cho phép giá trị null. Product -thumb –image: Trường này lưu tên và cho hiển thị với kích thước nhỏ của từng sản phẩm. Có kiểu dữ liệu là varchar (255), và cho phép có giá trị null. Product -full –image: Trường này lưu tên và cho hiển thị với kích thước đầy đủ của từng sản phẩm. Có kiểu dữ liệu là varchar (255), và cho phép có giá trị null. Quantity-options: Trường này lưu sản phẩm thuộc loại sản phẩm đặc biệt có kiểu dữ liệu là char(1) và có thể chứa giá trị null. Bảng category: Bảng này sẽ là một bảng khá đơn giản, chỉ với một vài trường. Vì bảng này sẽ được biết đến như một bảng tra cứu. Nó chứa thông tin về danh mục sản phẩm bằng cách quản lý ID của từng sản phẩm Bảng 7: Bảng category Category-id: Trường Category-id dùng để chứa thông tin nhận dạng duy nhất trong bảng và đóng vai trò là khóa chính. Kiểu dữ liệu là int và không cho phép chứa giá trị null. Vendor-id: Trường này chứa thông tin về kho hàng cung cấp sản phẩm. Không có giá trị null và kiểu dữ liệu int. Category- name: Trường này chứa tên của danh mục sản phẩm để hiển thị ra trang web. Không được có giá trị null và có kiểu dữ liệu varchar. Category-description: Trường Category-description chứa mô tả về danh mục sản phẩm với kiểu dữ liệu varchar và có thể có giá trị null. Category-thumb-image: Trường này chứa tên đường dẫn tới thư mục chứa ảnh của danh mục sản phẩm với kích cỡ nhỏ của sản phẩm. Có kiểu dữ liệu là varchar và có thể được nhận giá trị null. Category-full-image: Trường này chứa tên đường dẫn tới thư mục chứa ảnh của danh mục sản phẩm với kích thước hình ảnh đầy đủ. Có kiểu dữ liệu là varchar và có thể được nhận giá trị null. Category-browsepage: Cho phép người dùng tìm kiếm sản phẩm theo trang tìm kiếm nhóm hàng. Product-per-row: Cho phép hiển thị số sản phẩm trên một hàng trong danh mục sản phẩm đó. Bảng order: Bảng này là một trong những phần chính của cơ sở dữ liệu. Nó chứa tất cả các thông tin về các bản ghi một khách hàng dự định mua hàng Bảng 8: Bảng order Order-id: Trường Order-id đóng vai trò khóa chính và có thuộc tính auto-increment với kiểu là int, và không chứa giá trị null. User-id: Trường User-id đơn giản chỉ cung cấp một khóa ngoài duy nhất nhận dạng một người dùng đã đăng ký một tài khoản với công ty và cung cấp thông tin liên lạc của họ. Id này sẽ nằm trong bảng User, mà sẽ được thảo luận sau đó trong Bảng User. Trường này có kiểu dữ liệu int và không cho phép chứa giá trị null Vendor-id: Trường vendor-id đơn giản chỉ cung cấp một khóa ngoài duy nhất nhận dạng một kho cung cấp sản phẩm. Order-number: Trường này chứa số hóa đơn khi hóa dơn được lập. Nó không được có gíá trị null. Kiểu dữ liệu là varchar. Order-total: Trường order-total thể hiện tổng tiền trong mỗi hóa đơn. Không cho phép chứa giá trị null và kiểu dữ liệu decimal. Order-tax-details: Trường Order-tax-details cho biết chi tiết về thuế của từng sản phẩm trong hóa đơn. Không cho phép chứa giá trị null và kiểu dữ liệu decimal. OrderDate: Trường OrderDate đơn giản chỉ chứa ngày khi giao dịch của khách hàng. Trường này có một giá trị mặc định bằng với ngày hiện tại. Kiểu dữ liệu được sử dụng sẽ là một timestamp và không cho phép chứa giá trị null. Shipdate: Trường Shipdate lưu giữ ngày khi lệnh bán được chuyển đến khách hàng. Mục đích là lưu lại quá trình khi một trong hai người quản trị hoặc các nhu cầu của khách hàng để tìm hiểu khi đặt hàng của họ đã được vận chuyển để họ có thể đoán trước khi nó thực sự sẽ được chuyển giao. Trường cho phép giá trị null và bảng sẽ cần phải được cập nhật cho ngày này. Customer-note: Trường này chứa ghi nhận của khách hàng trước khi thanh toán tiền. Kiểu dữ liệu text và không được nhận giá trị null Bảng user: Bảng User có các thông tin liên quan đến những người dùng sẽ tương tác trong hệ thống. Những người sử dụng sẽ bao gồm từ quản trị viên cho đến khách hàng. Tất cả các thông tin này sẽ được chứa trong một bảng duy nhất. Bảng 9: Bảng user Id: Trường ID là khóa chính và có thuộc tính autoincrement. ID là duy nhất cho mỗi người dùng trong cơ sở dữ liệu. Name: Trường name chứa tên của người dùng. Có kiểu dữ liệu varchar và không được chứa giá trị null. Username: Trường này chứa tên đăng nhập của người dùng. Kiểu dữ liệu của trường này là varchar và không được null. Email: Trường email chứa tên email của người dùng. Kiểu dữ liệu varchar và không được có giá trị rỗng. Password: Trường Password chứa mật khẩu của người dùng để truy cập tài khoản sử dụng hệ thống. Dữ liệu của trường này được mã hóa để cung cấp cơ chế bảo mật. Kiểu dữ liệu là varchar(100) và không chứa giá trị null. Usertype: Trường usertype chứa kiểu của người dùng để phân biệt khách hàng hay là nhà quản trị. Kiểu dữ liệu varchar và không được có giá trị null. SendEmail: Trường sendEmail lưu các giá trị 0 hoặc 1. Giá trị này được thiết lập khi khách hàng đăng ký tài khoản mới. Tùy thuộc giá trị này mà mỗi tài khoản có thêm dịch vụ nhận tin từ nhà quản trị hay không. 2.2.4 Một số giao diện trong website Thucphamchucnang.com Giao diện trang chủ: Giao diện trang giới thiệu: Giao diện trang tin tức: Giao diện trang hỏi đáp: Giao diện trang Liên hệ: CHƯƠNG III: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN 3.1 Kết quả đạt được Kết quả đạt được: đã tìm hiểu, học hỏi cơ bản được phần mềm mã nguồn mở Joomla tích hợp Vituemart. - Đã xây dựng thành công được trang web bán thực phẩm chức năng tuy chưa hoàn chỉnh nhưng cũng phần nào đáp ứng được nhu cầu của một website Hướng phát triển: Sẽ tìm hiểu thêm một số tính năng của Joomla để phát triển website ngày càng hoàn thiện hơn - Xây dựng thêm nhiều tiêu chí tìm kiếm. - Thêm các chức năng hỗ trợ ngôn ngữ, đơn vị tiền tệ. - Chỉnh sửa giao diện cho đẹp mắt hơn 3.2 Kết luận Qua thời gian tìm hiểu và xây dựng website, em đã thu được rất nhiều kiến thức bổ ích của phần mềm này, đây là một phần mềm rất hữu dụng trong tương lai trong việc thiết kế website vì Joomla là hệ thống quản trị nội dung mã nguồn mở số 1 thế giới hiện nay. Linh hoạt, đơn giản, thanh nhã, tính tuỳ biến rất cao và cực kỳ mạnh mẽ, đó là những gì có thể nói về Joomla! Được sử dụng ở trên toàn thế giới từ những trang web đơn giản cho đến những ứng dụng phức tạp. Việc cài đặt Joomla! rất dễ dàng, đơn giản trong việc quản lý và đáng tin cậy. Do kiến thức còn hạn chế nên cũng không tránh khỏi những thiếu sót, em mong quý Thầy, Cô cùng các bạn góp ý để đồ án được hoàn thiện hơn. Em xin cảm ơn! TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Th.s Nguyễn Ngọc Huyền Trân (2009)- Giáo trình Thương mại điện tử [2] Trung tâm Tin học Trường Đại học Bách khoa, Giáo án điện tử Hệ quản trị CSDL MySQL [3] Thư viện trường cao đẳng CNTT hữu nghị Việt Hàn,2010, Một số đồ án khóa I viết về Joomla [4] [5] [6] [7] [8] [9] [10] [11] NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXây dựng website bán thực phẩm chức năng bằng mã nguồn mở.doc
Luận văn liên quan