Xây dựng xưởng nuôi trồng và chế biến nấm tại phường Xuân Lập, thị xã Long Khánh - Đồng Nai

Ngoài ra, còn trộn thêm một số chất dinh dưỡng khác như cám gạo (3–5%), hột bắp hoặc cùi, thân cây bắp xay nhuyễn (3–6%), Super photphat (0,5%), phân Urê (0,1%). Tất cả các thành phần trên trộn lẫn với nhau, kiểm tra độ ẩm đạt mức 60 - 65%, thử bằng cách nắm mùn cưa trong lòng bàn tay rồi từ từ mở ra, nhìn hiện trạng mùn cưa trong tay để biết đủ ẩm hay chưa . Sau đó, ủ đống 1-3 ngày sau đó tiến hành đóng túi. Mục đích của ủ mùn cưa là để cho mùn cưa ngấm đủ nước và trương nở các tế bào gỗ.

docx51 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3471 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xây dựng xưởng nuôi trồng và chế biến nấm tại phường Xuân Lập, thị xã Long Khánh - Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợp với địa phương. - Sản xuất và đưa ra tiêu thụ ngoài thị trường một lượng lớn nấm mộc nhĩ thương phẩm. - Mở rộng nuôi trồng các loại nấm khác (nếu có thể) để đạt được số lượng thương phẩm/năm lớn hơn. 3. Giải pháp để thực hiện DA: 3.1 Đào tạo CB kĩ thuật nòng cốt: - Trong sản xuất nấm quy mô lớn phải có các CB kĩ thuật nòng cốt làm tổ trưởng hoặc phụ trách các công đoạn sản xuất như: hấp khử trùng, cấy giống nấm, chăm sóc, thu hái, chế biến sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm. 3.2. Đào tạo công nhân lành nghề tại chỗ: - Nhóm sản xuất nấm: gồm công nhân xử lí nguyên liệu từ khâu phối trộn nguyên liệu, đóng túi nấm, hấp khử trùng, cấy giống nấm đến khâu đưa vào nhà nuôi sợi. (làm trên máy móc thì số lượng nhân công sẽ giảm đi phần nào). - Chăm sóc, thu hái, chế biến nấm. - Nhóm công nhân xử lí các bã nấm thành phân hữu cơ. - Các nhóm sản xuất ít hay nhiều người tùy thuộc từng công đoạn sản xuất. Các nhóm sản xuất có nhiệm vụ tiếp thu công nghệ sản xuất, chế biến nấm. Trong DA trang trại sản xuất nấm tập trung là nơi sản xuất các bịch nấm đã được nuôi sợi nấm chỉ cần đưa ra chăm sóc để thu hái sản phẩm. 3.3. Giải pháp về kế hoạch tổ chức sản xuất: - Sản xuât và chế biến nấm ăn- nấm dược liệu . - Sản xuất, chế biến nấm tại xưởng. - Chủng loại: nấm mộc nhĩ trên mùn cưa. - Các loại sản phẩm nấm được chế biến thành các các sản phẩm nấm sấy khô để tiêu thụ. 3.4. Giải pháp về thị trường và tiêu thụ sản phẩm: - Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ nấm ngày càng tăng. Với nấm tươi, nấm khô, thị trường trong nước và xuất khẩu hàng năm tiêu thụ ngàn tấn sản phẩm. - Tiêu thụ bịch nấm: Phần lớn bịch được nuôi trồng, thu hái tại chỗ. - Sản phẩm của trang trại: Bịch mộc nhĩ Nấm: mộc nhĩ - Tiêu thụ sản phẩm phụ: sản phẩm phụ phân hữu cơ của xưởng mỗi năm dự tính là 80% khối lượng mùn cưa khô được đưa vào sản xuất hàng năm. - Việc tiêu thụ sản phẩm nấm mộc nhĩ có các PA sau: Hiện nay, thị trường nội địa và xuất khẩu không hạn chế, có thể xuất khẩu hàng ngàn tấn. Nhu cầu nội tiêu hàng trăm ngàn tấn, giá thấp nhất bán ra là 80.000đ/kg mộc nhĩ khô (nấm thu hoạch 3 lứa đầu) với số lượng không hạn chế. 3.5.Giải pháp về nguồn vốn: Vốn tự có và vốn vay với tỉ lệ 6:4 3.6. Giải pháp về quy trình công nghệ: Áp dụng quy trình công nghệ nuôi trồng nấm ăn, nấm dược liệu được chuyển giao từ Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật (Viện di truyền Nông nghiệp) - Bộ nông nghiệp và PTNT và Công ty sinh học Công Thành-tỉnh Đồng Nai. 4. Đánh giá môi trường: - Công nghệ nuôi trồng sử dụng nguyên liệu là phế phụ phẩm của các ngành nông lâm nghiệp - Không sử dụng hóa chất. - Phế thải sau khi nuôi trồng nấm được dùng làm nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ hỗn hợp. 5. Tiến độ thực hiện: Stt Nội dung Thời gian (ngày) 1 Điều tra, khảo sát-xây dựng DA 12 2 Bảo vệ hoàn thiện DA 12 3 Đào tạo chuyên gia kĩ thuật 90 4 Xây dựng nhà xưởng, hạn tầng xưởng 30-40 5 Hoàn thiện các điều kiện cho việc nuôi trống nấm 5 6 Mua sắm thiết bị, lắp đặt thiết bị 60 7 Tập huấn sản xuất cho các công nhân và tổ chức sản xuất 5 8 Đánh giá, nghiệm thu kết quả DA 2 Sản phẩm của DA: a) Sản phảm cụ thể của DA - Nấm mộc nhĩ - Sản phẩm phụ phân hữu cơ. 7. Phương án phát triển sau khi kết thúc DA - Đây là một DA mang tính xã hội sâu sắc, tạo công ăn việc làm cho các đối tượng trong xã hội, từ những nguồn phế thải nông nghiệp, công nghiệp, lâm nghiệp tạo ra những sản phẩm có gía trị hàng hóa cao phục vụ nhu cầu chung cho con người. Chính vì vậy, việc đầu tư xây dựng một xưởng sản xuất, nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ nấm là mộc nhĩ có gía trị lớn về mặt xã hội. Tạo cơ sở tiền đề về nhà xưởng, vật chất, trang thiết bị, hạ tầng cơ sở việc thực hiện DA mở ra một xưởng hạch toán kinh doanh sản xuất, chế biến nấm là cầu nối giữa người sản xuất và nhà doanh nghiệp để người dân yên tâm sản xuất, tạo việc làm cho các nông dân ở địa phương. - Sau khi kết thúc DA xưởng sán xuất nấm là một xưởng sản xuất, đầu mối thu mua nấm do DN sản xuất ra: chế biến, tiêu thụ trên thị trường. Là mô hình cho các địa phương học tập. *Xử lí bã thải nấm thành phân hữu cơ hốn hợp. Nguyên liệu bã nấm để làm phân hữu cơ hỗn hợp được coi là một thành phần chính chủ yếu để xử lí thành phân hữu cơ hỗn hợp sau khi chế biến xong có giá trị 400.000 – 500.000đ/tấn. LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM, QUY MÔ VÀ HÌNH THỨC ĐẦU TƯ Vị trí địa lí: Đồng Nai phía đông giáp tỉnh Bình Thuận, Đông Bắc giáp với Lâm Đồng, phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước. Phía Nam giáp Bà Rịa -Vũng Tàu. Phái Tây giáp với thành phố Hồ Chí Minh nằm ở trung tâm kinh tế trọng điểm của phía Nam là vùng kinh tế phát triển năng động nhất Việt Nam. a. Lý do chọn địa điểm : - Đồng Nai nằm trong vùng nhiệt đới có gió mùa,khí hậu ôn hòa, ít bão lũ và thiên tai. Nhiệt độ bình quân hằng năm từ 18- 200C. Gồm 2 mùa mưa nắng. Có độ ẩm trung bình là 82- 88%. Đây là điều kiện lí tưởng cho nuôi trồng Nấm Mộc Nhĩ. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến thang 4 năm sau. - Gần ĐB sông Cửu Long, là vùng có nguồn nguyên liệu dồi dào cần thiết cho trồng nấm - Gần với thị trường mục tiêu là TP HCM, Cần Thơ và các tỉnh lân cận. => Chọn xã Xuân Lập, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai thực hiện DA. Quy mô dự án: Diện tích xây dựng: 7.500 m2 Lĩnh vực đầu tư: Nông nghiệp Sản phẩm chính: nấm mộc nhĩ khô làm 1 năm 2 vụ. Tổng vốn đầu tư: 9.026,35 triệu đồng - VCSH: 5.416,35 triệu đồng - Vốn vay: 3.610 triệu đồng Tuổi thọ dự án: 6 năm (2013- 2019, thanh lý vào cuối năm 2019) Hình thức đầu tư Dự án nuôi trồng và kinh doanh nấm Mộc Nhĩ là dự án mở trang trại tư nhân, đầu tư trong nước, thuộc lĩnh vực nuôi trồng và kinh doanh thực phẩm, trên cơ sở nguồn vốn tự có và vốn vay đầu tư trong nước. XÂY DỰNG CƠ BẢN VÀ ĐẦU TƯ Phương án xây dựng Tiêu chuẩn thiết kế: Các tiêu chuẩn Việt Nam: Quy chuẩn xây dựng Việt Nam Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/04/2008 Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng TCVN 2737-1995: tải trọng và tác động- Tiêu chuẩn quốc tế. TCXD 229-1999: Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trọng gió theo TCVN 2737-1995. TCXD 45-1978: Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình. TCVN 5760-1993: Hệ thống chữa cháy- Yêu cầu chung thiết kê lắp đặt và sử dụng. TCVN 2622-1995: PCCC cho nhà, công trình yêu cầu thiết kế. TCVN 62-1995: Hệ thống PCCC chất cháy bột, khí. TCVN 6160-1996: Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt, sử dụng hệ thống chữa cháy. TCVN 4760-1993: Hệ thống PCCC- yêu cầu chung và thiết kế. TCXD 33-1995: cấp nước- mạng lưới bên ngoài và công trình- Tiêu chuẩn thiết kế. TCVN 5576-1991: Hệ thống cấp thoát nước- Quy phạm quản lý kỹ thuật. TCXD 51-1984: Thoát nước- mạng lưới bên trong và ngoài công trình- Tiêu chuẩn thiết kế. TCVN 4474-1987: Tiêu chuẩn thiết kế hệ thống thoát nước trong nhà. TCVN 4473-1988: Tiêu chuẩn thiết kế hệ thống cấp nước bên trong. TCVN 5673-1992: Tiêu chuẩn thiết kế hệ thống cấp thoát nước bên trong. TCVN 4513-1998: cấp nươc trong nhà. TCVN 6772: tiêu chuẩn chất lượng nước và nước thải sinh hoạt. TCVN 5502: Đặc điểm kỹ thuật nước sinh hoạt. TCVN 5687-1992: Tiêu chuẩn thiết kế thông gió- điều tiết không khí- sưởi ấm. 11TCN 19-84: Đường dây điện. 11TCN 21-84: Thiết bị phân phối và trạm biến thế. TCXD 25-1991: Tiêu chuẩn đặt đường dây dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng. TCXD 27-1991: Tiêu chuẩn đặt thiết bị trong nhà ở và công trình công cộng. TCVN 46-89: Chống sét cho các công trình xây dựng. EVN: Yêu cầu của ngành điện lực Việt Nam (Electricity of Việt Nam). Quy mô xây dựng: Khu nhà hấp, khử trùng mùn cưa. Khu phòng cấy. Khu phòng ươm sợi. Khu nhà nuôi nấm. Khu sân phơi. Khu sấy nấm, đóng gói, hộp. Khu nhà kho, gồm: kho hàng hóa, sản phẩm; kho NVL; kho ủ và đóng bịch; kho máy móc, thiết bị, dụng cụ. Khu nhà làm việc, văn phòng. Các công trình phụ. Cảnh quan và đường nội bộ. Kết cấu từng hạng mục công trình: Khu nhà hấp, khử trùng mùn cưa: Kết cấu khung thép, dàn vì kèo thép lợp mái tôn chống nóng, tường có nhiều cửa sổ và ô thông khí, nền betong. Khu phòng cấy: Xây dựng theo tiêu chuẩn nhà ở nhưng chia nhỏ ra làm nhiều phòng nhỏ với diện tích mỗi phòng là 9m x 10m. Khu phòng ươm sợi: Kết cấu khung thép, dàn vì kèo thep lợp mái tôn chống nóng, có hệ thống cửa ra vào và có giàn thép cố định, mỗi giàn gồm 5 tầng, mỗi tầng cách nhau 50cm để tăng diện tích sử dụng (kiểu giàn như giàn giữ giống khoai tây), nền betong. Khu nhà nuôi nấm: Toàn bộ khu nuôi nấm cấn kín gió, ánh sáng nhẹ. Kết cấu khung thép, giàn vì kèo gỗ và tre lợp mái ngói, nền lát gạch đất nung. Xung quanh không xây tường, dùng bạt hay cót, vách lá mà dùng tre xẻ dọc ghép khít lại với nhau để nhà nuôi đồng thời được thoáng mát mà dùng được trong suốt thời gian thực hiện dự án. Trong mỗi nhà nuôi xây dựng các trụ sắt tạo từng đơn vị diện tích treo nấm, lối đi; có giàn thép để buộc dây treo nấm, mỗi m2 giàn treo được 25 dây và giàn cách mặt sàn 1,8m để dễ quan sát và chăm sóc nấm. Khu sân phơi: Nơi có cường độ chiếu sáng tốt, thông thoáng, không bị bóng râm. Chỉ đổ betong làm sân phơi (vì khi phơi để tận dụng nắng và gió chúng ta không phơi nấm trực tiếp xuống sàn mà sẽ phơi trên bạt để giữ vệ sinh cho nấm). Khu sấy nấm, đóng gói, hộp: Kết cấu khung thép, giàn vì kèo thép lợp tôn chống nóng, nền đổ bê tông. Khu nhà kho: Kết cấu móng betong cốt thép, mái lợp tôn chống nóng, xây tường xung quanh và chia làm 4 kho: Kho chứa hàng hóa và sản phẩm hoàn thành: khô thoáng, hệ thống an ninh tốt hơn. Kho chứa NVL: khô thoáng. Kho ủ và đóng bịch Kho máy móc, thiết bị, dụng cụ. Khu nhà làm việc, văn phòng: Xây dựng theo tiêu chuẩn nhà dân dụng 2 tầng. Móng, khung betong cốt thép, mái lợp tôn lạnh, tường xây bằng gạch đất nung, nền lót gạch men, cửa đi, cửa sổ kính, khung nhôm. Các công trình phụ: Nhà để xe: nhà xây theo kiểu gara, một tầng, khung sắt, nền betong, mái lợp tôn. Nhà vệ sinh: xây 2 khu nam và nữ dành cho nhân công, lợp mái tôn. Nhà ăn ca kết hợp nghỉ trưa cho công nhân: xây dựng theo kiểu nhà hàng ăn, một tầng, mái tôn chống nóng. Chốt bảo vệ: nằm ngay cạnh cổng vào. Xây theo tiêu chuẩn nhà ở, 1 gian, mái bằng. Cảnh quan và đường nội bộ: Phát động công nhân viên trồng một số cây cảnh thấp, tán nhỏ trong khuôn viên trang trại; riêng đường dọc ven tường rào bao quanh trồng cây lấy gỗ vừa đẹp cảnh quan, vừa đỡ công chăm sóc và lại có thêm thu nhập khi thanh lí dự án. Đường đi bộ lát gạch đất nung, đường vận tải đổ betong. Giải pháp cấp điện: Sử dụng nguồn điện hạ thế của hệ thống điện quốc gia. Đồng thời có thêm máy phát điện dự phòng khi xảy ra tình trạng cúp điện hay có sự cố về điện. Giải pháp chữa cháy: Công trình, trang trại nằm ở vị trí độc lập, xa khu dân cư nhưng vẫn bố trí bình cứu hỏa cầm tay để sử dụng trong một số trường hợp cần thiết. Giải pháp cấp thoát nước: Vì dự án được thực hiện ở khu vực nông thôn, hệ thống nước máy chưa phát triển nên sẽ phải xây dựng bể lọc và cung cấp nước. xây dựng bể lọc theo mô hình thủ công đơn giản. Dùng các vật liệu có sẵn như: than, cát, sỏi,... Có thể bố trí 2 hoặc 3 lớp vật liệu, tùy theo nguồn nước: Lớp dưới cùng là sỏi, tạo khoảng trống để thu gom nước. Tiếp theo là lớp than hoạt tính. Dùng loại hạt than càng nhỏ càng tốt để hấp thụ mùi, màu và các loại hóa chất hòa tan. Trên cùng là lớp cát vàng hoặc Filox (nếu muốn khử sắt, mangan và mùi tanh). Chống sét: Hệ thống chống sét được đặt tại vị trí cao nhất của tòa nhà 2 tầng khu làm việc, văn phòng. Bán kính hoạt động của kim thu sét là 300m. Ước tính chi phí giá vốn hàng bán của 1 kg nấm khô: Chi phí điện: 36 kw/h, đơn giá 2500 đ/kw/h. Định mức 1 tháng hoạt động 30 ngày. 1 ngày dùng 20h. Tổng chi phí điện: 36 kw/h*2500đ/kw/h*20h*30 ngày*12 tháng= 648 tr đồng. Chi phí nhân công trực tiếp chiếm 6% DT. SƠ ĐỒ MẶT BĂNG TỔNG THỂ KHU NUÔI TRÔNG NẤM MÁY MÓC THIẾT BỊ, CÔNG NGHỆ *Máy móc, thiết bị, dụng cụ sử dụng trong nuôi trồng và sản xuất nấm Máy đo pH để đo pH của môi trường nuôi cấy Hãng sản xuất : HANNA Loại : Cầm tay Thang đo : -2.00 đến 16.00 pH Độ chính xác : ±0.02 pH Thang đo nhiệt  độ: -5.0 to 105.0°C / 23.0 to221.0°F. Độ chính xác nhiệt độ ±0.5°C (up to 60°C), ±1°C (outside);±1.0°F (up to 140°F), ±2°F (outside). Chuẩn độ  tự  động pH Tại 1 hoặc 2 điểm với  2 điểm đệm đã được nhớ (pH 4.01 / 7.01 / 10.01 or pH 4.01 / 6.86 / 9.18) Điện cực: HI 1296D và dây cáp Kích thước (mm) : 150 x 80 x 36 Nguồn điện : Pin 3 x 1.5V AA Giá (1cái) 300.000 đồng *Xử lý nguyên liệu Máy đảo trộn mạt cưa: đảo trộn đều nguyên liệu trồng nấm Ký hiệu HDJ-1000 Dung tích thùng trộn, sàng(L) 10000 Dung tích làm việc lớn nhất (L) 750 Lượng nguyên liệu max (kg) 750 Tốc độ trục quay (rpm) 10 Công suất mô tơ (kw) 11 Kích thước ngoài (mm) 1950x2500x2400 Trọng lượng (kg) 1800 Xuất xứ Việt Nam Giá 21.000.000 đồng Máy đóng bịch phôi: đóng các bịch phôi trồng nấm tự động Model:NS-N01-3 Năng xuất: 1000 quả/ 1 giờ (1000 túi/giờ). - Công suất máy 5,5 KWh. -Nguồn điện 220v, 50 Hz - Kích thước (C x D x R) : 2m x 1m x 0,9m -Số người vận hành dây truyền 03 -Xuất xứ Công ty CP Yamaguchi Việt Nam -Giá 24.000.000 đồng Là hệ thống tạo quả nấm phục vụ quá trình trồng nấm. - Vận hành hiệu quả, tiết kiệm chi phí và nhân công. - Dây truyền gồm có 3 modun chính: Sàng bổi - trộn - đóng quả nấm. Xe kéo bịch phôi: chuyển bịch phôi đến nồi khử trùng. *Thanh trùng: Model: HV 85 Đặc tính kỹ thuật Dung tích 85 lít Khoảng nhiệt độ dùng cho hấp tiệt trùng 119-1200C Khoảng nhiệt độ để giữ ấm: 45-600C Thời gian hấp tiệt trùng: 90-120 phút. Áp suất tối đa cho phép 026Mpa Kích thước ngoài  W660  x H1000  x D650 mm. Kích thước trong  420 f x 615 D mm Nguồn điện           220 V / 50 Hz. Trọng lượng          71 kg, cung cấp 02 giỏ bằng thép không gỉ . Xuất xứ Hoa Kỳ Giá 160.000.000 đồng -Màn hình hiển thị nhiệt độ bằng điện tử. -Có chương trình cài đặt thời gian khi hấp tiệt trùng . -Hiển thị thời gian bằng điện tử. - Bình đựng bên trong làm bằng thép không gỉ - Đầu dò áp suất và nhiệt độ được cài đặt bên trong. Hệ thống khóa an toàn đảm bảo mức độ an toàn cao nhất cho người sử dụng. - Đầu dò áp suất và nhiệt độ được cài đặt bên trong. Hệ thống khóa an toàn đảm bảo mức độ an toàn cao nhất cho người sử dụng. -Hệ thống xả hơi tự động khi quá trình hấp tiệt trùng kết thúc. - Có chế độ điều chỉnh riêng cho agar. - Có thể lập trình để máy tự động khởi động - Có thể thay đổi các thông số dữ liệu về quá trình hấp tiệt trùng, quá trình xả hơi, giữ ấm mà vẫn được bảo lưu trong bộ nhớ ngay cả khi nguồn điện bị cắt. - Tự động cắt dòng khi nhiệt độ và áp suất vượt qua giới hạn an toàn cho phép. - Hiển thị các thông số hoạt động của nồi. - Thiết bị đạt tiêu chuẩn ISO 9001 *Cấy giống: Dụng cụ cấy phôi: để cấy nấm vào trong bịch phôi Máy cấy meo nấm: Dung tích thùng chứa 30 Kg Sai số ± 3-5%. Tốc độ 20-40 lần / phút Sử dụng điện áp 1pha 220 volts ac, 50 Hz Sản xuất Việt Nam Giá 32.000.000 -Có kiểm soát tốc độ nhanh hơn hoặc máy chậm hơn. - Có lẽ áp dụng sử dụng trọng lượng và áp lực của các sản phẩm khác như: núm cửa, phoi bào, vỏ trấu, bã mía .. -Keat Nhà máy cấu trúc: Các bộ phận tiếp xúc với công việc nooc vật liệu bằng thép không gỉ 304, khung suoon sắt CT3 chính phủ sơn. -Nguyên tắc: Máy được định lượng bằng cốc, sau đó được nén để tạo ra các lỗ đường kính trái tim bên phải 16mm. Máy nén trong khuôn với ben và sau đó đẩy sản phẩm nén ở định dạng bỏ túi, như thế nào cảm hứng sẵn dưới đây. -Máy sử dụng định dạng đã được định dạng sẵn (vuông túi có EuP 3 ngược lại) Máy sấy nấm: Đặc tính kĩ thuật: Vỏ trong và ngoài inox không gỉ SUS202 dày 1.0mm Kích thước 2800X2700X2100 Kích thước phủ bì  3000X2800X2700 Khung thép cacbon định hình Nhiệt độ sấy: 50-250 độ. Điều chỉnh +-05 độ Công suất điện tiêu thụ:   70KW Nguồn điện 220V/50HZ hoặc 380V/50H Hiển thị đồng hồ số Công suât quạt Tủ Gồm 6 xe khay môi xe 15 khay Trọng lượng toàn tủ 3000kg Xuất xứ Hoa Kì Giá 95.000.000 đồng -Nguyên lý hoạt động hút thổỉ gió nóng tuần hoàn -Tủ có thể tháp lắp thuận tiện vận chuyển và lắp dựng Máy may miệng bao bằng tay Cách mạng tốc độ cao(r.p.m.) 1,700 + 200 Stitch chiều dài 8,5 mm (3 per inch) cố định Kim DNx1 -#25 Trọng lượng 6 kg (13 lbs) với chủ đề Ổ đĩa moter 90W 50/60Hz, 1-ph. 12V, 24V, 110V, 220V or 240V Giá 7.100.000 đồng Xuất xứ Việt Nam Xe tải vận chuyển: THÔNG SỐ KỸ THUẬT XE TẢI THACO KIA K3000s – 1,4 tấn  ĐỘNG CƠ Kiểu JT Loại  Diesel 4 kỳ – 4 xilanh thẳng hàng, làm mát bằng nước Dung tích xi lanh 2.957 cc Đường kính x Hành trình piston 98 x 98 Công suất cực đại/Tốc độ quay 67.5KW/4000 vòng/phút Mômen xoắn cực đại/Tốc độ quay 195/2.200 Dung tích thùng nhiên liệu 60 lít KÍCH THƯỚC Chiều dài (lọt lòng) thùng 3.413 mm Chiều rộng (lọt lòng) thùng 1.650 mm Chiều cao thùng 380 mm TRỌNG LƯỢNG Trọng lượng không tải Tải trọng 1.400 kg Trọng lượng toàn bộ ĐẶC TÌNH Khả năng leo dốc 35% Bán kính quay vòng nhỏ nhất 5,3 m Tốc độ tối đa 131 km/h Số chỗ ngồi 03 người Xuất xứ Nhật Bản Giá 320.000.000đồng CHI PHÍ ĐẦU TƯ BAN ĐẦU Xây dựng cơ sở hạ tầng Triệu đồng ĐVT: STT Hạng mục xây dựng Đơn vị Khối lượng Giá trị trước thuế Đơn giá Thành tiền 1 Hạng mục công trình Khu nhà hấp, khử trùng mùn cưa m2 60 1.8 108 2 Khu phòng cấy m2 48 1.8 86.4 3 Khu phòng ươm sợi m2 80 1.8 144 4 Khu nhà nuôi nấm m2 4500 0.45 2.025 5 Khu sân phơi m2 1 0.25 0.25 6 Khu sấy nấm, đóng gói, hộp m2 300 1.4 420 7 Khu nhà kho m2 700 1.4 980 8 Khu làm việc, văn phòng m2 600 2.5 1500 9 Nhà để xe m2 400 0.25 100 10 Nhà vệ sinh+ nhà ăn ca + chốt bảo vệ m2 340 1.5 510 11 Đường nội bộ m2 200 0.3 60 12 Hệ thống cấp điện HT 1 500 500 13 Hệ thống chữa cháy HT 1 230 230 14 Hệ thống cấp thoát nước HT 1 498 498 15 Chống sét HT 1 8.5 8.5 16 Máy phát điện Cái 1 350 350 17 Máy sàng mạt cưa Cái 1 19.5 19.5 18 Máy trộn mạt cưa Cái 1 21 21 19 máy sấy Cái 2 90 180 20 Máy đóng bịch tự động Cái 1 24 24 21 Nồi hấp triệt trùng Autoclave Cái 2 160 320 22 Máy cấy meo giống Cái 2 32 64 23 Máy may bao xuất khẩu Cái 4 7.5 30 24 Máy phun sương Cái 28 7.1 198.8 25 Quạt công nghiệp Cái 10 0.2 2 26 Cân đồng hồ 100kg Cái 5 0.5 2.5 27 Cân đồng hồ 10kg Cái 3 0.2 0.6 28 Máy đo PH Cái 1 0.3 0.3 29 Xe kéo bịch Cái 5 0.7 3.5 30 Xe tải THACO Cái 2 320 640 TỔNG 9,026.35 NHÂN CÔNG: Nhân viên Số lượng Tiền lương (Triệu đồng/người/tháng) Quản lý trang trại 1 5 Kĩ thuật viên 4 3.5 Công nhân viên 10 3 Bảo vệ 3 2.5 Đội xe 2 4 Quản lý và bán hàng 10 2.8 Tổng cộng 30 PHƯƠNG ÁN HOẠT ĐỘNG UBND tỉnh Đồng Nai đã quyết định miễn thuế thu nhập đối với các trang trại, HTX sản xuất nấm tươi, nấm sấy khô. Đối với doanh nghiệp sản xuất, chế biến, tiêu thụ nấm được miễn thuế thu nhập trong 3 năm đầu. Chỉ tiêu đặt ra là không có tồn kho NVL cũng như không có tồn kho thành phẩm. Sử dụng vốn BẢNG 1: BẢNG KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ (đvt: triệu đồng) chỉ tiêu N0 máy móc thiết bị chính 658.50 máy móc thiết bị phụ 207.70 xây dựng cơ bản 7,520.15 phương tiện vận tải 640.00 tổng vốn đầu tư 9,026.35 Khấu hao TSCĐ khấu hao theo phương pháp đường thẳng, dự án thanh lý vào đầu năm 7. Chỉ tiêu Giá trị Tuổi thọ KH trong kỳ Máy móc thiết bị chính 658.500 8 82.313 Máy móc thiết bị phụ 207.700 7 29.671 Xây dựng cơ bản 5497.180 10 549.72 Phương tiện vận tải 680.000 6 113.333 Tổng KH trong kỳ 775.035 Vay và trả nợ vay CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN (đvt: triệu đồng) Nguồn vốn Giá trị Tỉ trọng Chi phí sử dụng vốn Vốn chủ sở hữu 5416.35 60% 19% Vốn vay đầu tư 3610.00 40% 14% Tổng VĐT 9026.35 100% Trả nợ vay được ân hạn 1 năm đầu, trả nợ gốc đều nhau trong 4 năm tiếp theo. Lãi suất 14%, lãi trả theo lãi phát sinh hàng năm. Công suất hoạt động dự kiến BẢNG CÔNG SUẤT HOẠT ĐỘNG DỰ KIẾN N1 N2 N3 N4 N5 N6 80% 85% 91% 100% 100% 100% Sản lượng thiết kế Kg sản phẩm đơn giá(nghìn đồng/kg) Nấm khô XK 600,000 nấm khô xuất khẩu 140 Nấm khô trong nước 30,000 nấm khô trong nước 90 Giá tăng theo tỷ lệ LP: 9% phân hữu cơ 0.5 Chi phí NVL ĐVT: 1000 đồng Bảng tính chi phí nguyên vật liệu ĐVT: 1.000đ stt Tên vật tư, nguyên liệu Đvt Số lượng Đơn giá/kg Thành tiền 1 Mùn cưa cao su Tấn 14,000.00 0.60 8,400,000.0 2 Giống nấm (meo nấm) que 14,700.00 0.12 1,764.0 3 Túi Poly ethylen 20x40 Tấn 98.00 52.00 5,096,000.0 4 Vôi bột và phụ gia Tấn 48.00 6.00 288,000.0 5 Bông gòn Tấn 84.00 20.00 1,680,000.0 6 Cổ bịch nấm Tấn 93.80 8.00 750,400.0 7 Dây treo (to) Tấn 56.00 23.00 1,288,000.0 8 Giấy báo Tấn 35.00 3.00 105,000.0 9 Dây buộc cổ nút và giấy báo Tấn 3.50 20.00 70,000.0 Tổng 17,679,164.0 Giá NVL tăng theo tỉ lệ lạm phát 9% KĨ THUẬT NUÔI TRỒNG NẤM MỘC NHĨ NGUYÊN LIỆU Nấm mèo có thể nuôi trồng trên nhiều loại nguyên liệu khác nhau, như: rơm rạ, bã mía, bông thải, mạt cưa, gỗ khúc... Tuy nhiên, năng suất nấm trên các nguyên liệu gỗ vẫn cao hơn hẳn. Gỗ trồng nấm mèo thường là gỗ cây lá rộng, có nhựa, nhưng không chứa tinh dầu. Qua so sánh, cho thấy nấm mèo mọc tốt trên mạt cưa. TRỒNG NẤM MÈO BẰNG TÚI MẠT CƯA Trồng nấm mèo trong túi mạt cưa hay còn gọi là trồng trong bịch ny lông là cách trồng mới nhất vừa nhẹ nhàng, vừa ít tốn công chăm sóc, ít tốn mặt bằng và thu hoạch nhanh. Mặt khác nguyên liệu dễ tìm, nhẹ vốn vì đó là mạt cưa hay rơm rạ, và thức ăn bổ sung cho tơ nấm cũng không hiếm.  Phương pháp này sử dụng nguyên liệu chính là mạt cưa, nên dễ đóng túi theo kích thước mong muốn và có thể bổ sung thêm dinh dưỡng cần thiết cho nấm. Túi cơ chất sau đó, được thanh trùng ở nhiệt độ thích hợp, nên ít bị tạp nhiễm. Qui trình trồng trên mạt cưa có thể tóm tắt như sau: (*)  Có thể có hoặc không, nếu bổ sung thêm : N-P-K (15-30-15), Urê, DAP, SA liều lượng không quá 5%o, MgSO4 1-2%o. (**) Cần bổ sung cho nấm. Chất dinh dưỡng thêm vào, có thể là bã mía (tỉ lệ 20%) hoặc cám (tỉ lệ 6%); ngoài ra, cần thêm các thành phần đạm (N-P-K, urê...), khoáng (KH2PO4, MgSO4...) liều lượng tương tự đối với mạt cưa cao su. Sau đây ta sẽ tìm hiểu chi tiết quy trình trồng và sản xuất nấm mộc nhĩ Xử lý nguyên liệu Tiêu chuẩn nguyên liệu: Thời gian trồng mộc nhĩ tốt nhất là từ tháng 8 - tháng 9 dương lịch. Nguyên liệu gây trồng mộc nhĩ gồm: Mùn cưa các loài gỗ mềm không có tinh dầu, không bị lẫn xăng dầu, không bị mốc; cám gạo. Nhà trồng mộc nhĩ làm bằng vật liệu tre nứa, rơm rạ, đơn giản, sạch sẽ, tránh được mưa, nắng, gió lớn và thoát nước. Ta có thể trồng mộc nhĩ trên các loại mùn cưa khác nhau. Tuy nhiên không dùng mùn cưa đã bị mốc, mùn cưa các loại cây có tinh dầu hoặc các loại cây gỗ cứng. Tốt nhất là mùn cưa cây cao su hoặc mùn cưa bồ đề. Và mùn cưa các loại gỗ trồng mộc nhĩ nghiền hoặc xẻ trên thân cây gỗ trồng mộc nhĩ. Mùn cưa mới dùng ngay là tốt nhất. Nếu dùng dần phải phơi khô hoặc đóng bao rải mỏng trên nền kho sạch tránh để lên men hoặc bị ẩm, mốc gây mùn hoá làm mất chất dinh dưỡng. Ủ mùn cưa: - Nguyên liệu là mạt cưa: mạt cưa là nguyên liệu chính nhưng tốt nhất là dùng mạt cưa Cao Su. Có thể dùng mạt cưa tạp với những cây không chứa tinh dầu. Mạt cưa dễ tìm, nhưng mạt cưa tươi đem trồng nấm mèo không tốt bằng mạt cưa đã có một thời gian ủ kỹ. Khi ủ mạt cưa phải phơi khô rồi sàng để lấy phần mịn, tạo ẩm mùn cưa bằng nước sạch. Tiến hành phối trộn nguyên liệu theo tỷ lệ: Mùn cưa đã tạo ẩm            :100kg Bột nhẹ CaCO3                 : 1kg Hoặc vôi bột                      : 0,5kg Ngoài ra, còn trộn thêm một số chất dinh dưỡng khác như cám gạo (3–5%), hột bắp hoặc cùi, thân cây bắp xay nhuyễn (3–6%), Super photphat (0,5%), phân Urê (0,1%). Tất cả các thành phần trên trộn lẫn với nhau, kiểm tra độ ẩm đạt mức 60 - 65%, thử bằng cách nắm mùn cưa trong lòng bàn tay rồi từ từ mở ra, nhìn hiện trạng mùn cưa trong tay để biết đủ ẩm hay chưa . Sau đó, ủ đống 1-3 ngày sau đó tiến hành đóng túi. Mục đích của ủ mùn cưa là để cho mùn cưa ngấm đủ nước và trương nở các tế bào gỗ. Chú ý: Với loại mạt cưa gỗ mềm không tinh dầu thì lần đảo này nên thêm một lượng vôi 0,5% vào đống ủ để mau lên men. Sau đó vun đống ủ thêm 5 ngày hoặc nửa tháng nữa là dùng đuợc. Với mạt cưa gỗ cứng thì phải ủ và đảo trước sau cả chục lần mới dùng được, nghĩa là phải mất từ 3-4 tháng.  Dán túi Dùng túi nilon chịu được nhiệt độ cao (loại túi PP), vì phải qua khâu hấp khử trùng với nhiệt độ cao trong suốt mấy giờ liền. Túi có kích thước 20 x 40 cm, dán 2 góc rồi lộn lại, tạo thành túi có đáy vuông, phẳng. Đóng túi Nhồi giá thể vào túi ,nén chặt xuống, mỗi túi nilông này chỉ nên đựng khoảng 1,2 -1,4kg hỗn hợp này, khi cách miệng túi 10 cm thì dùng ống nhựa tròn hoặc dùng cái cổ bao làm bằng giấy cứng có đường kính 2 cm dài 3 cm luồn vào rồi gập nilon xuống, lấy dây chun nịt chặt. Dùng chiếc đũa đâm từ miệng bịch xuống đáy bịch để tạo một lối thông.Tạo lỗ thông là để khi hấp sẽ nhanh hơn và mùn cưa được khử trùng đều. Sau đó dùng bông gòn sạch đậy chặt miệng bịch lại, đậy nắp nhựa hoặc bọc giấy báo để tránh nút bông bị ướt khi hấp thanh trùng. Hấp khử trùng túi mùn cưa. Sau khi đóng túi phải hấp khử trùng túi mùn cưa. Cho vào nồi hấp cách thủy để diệt tất cả các loại bào tử, các loại vi sinh vật gây hại có nhiều cách để hấp khử trùng túi mùn cưa sau khi đóng bịch nấm, như là:                - Nồi áp suất (autoclave) hấp ở nhiệt độ ở nhiệt độ 119-1200C (áp suất đạt 1,2-1,5at) trong thời gian 90-120 phút.                - Mỗi mẻ hấp từ 600-800 túi mùn cưa, tuỳ theo thể tích của buồng hấp nhỏ hay lớn. Không nên rút ngắn thời gian hấp để đảm bảo độ tiệt trùng. Hết thời gian hấp, mở cửa lò cho nguội bớt rồi chuyển bịch ra ngoài tránh để lâu sẽ ướt nút bông, tháo bỏ chụp nilon, chuyển túi vào phòng cấy. Cấy giống và ươm túi mùn cưa                - Sau khi đã hấp chuyển túi mùn cưa ra phòng cấy giống, để nguội rồi tiến hành cấy giống Khi cấy giống cần chuẩn bị: - Phòng cấy giống rộng 2 - 4 m2 , dọn sạch sẽ, có 1 bàn cấy, nếu phòng rộng dùng nilon hoặc bạt ngăn hẹp lại. - Dụng cụ cấy gồm: dùi gỗ, que cấy, cồn 700. Cấy giống Cách 1: Nếu sử dung giống trên hạt ta dùng que sắt khều giống từ trong lọ thuỷ tinhn hoặc túi nilon sang túi mùn cưa lắc đều lên trên bề mặt túi. Tỷ lệ giống cấy 1,2% so với trọng lượng túi mùn cưa. Có nghĩa là cứ một túi mùn cưa có trọng lượng 1,2-1,4kg ta cấy 12-15g giống nấm (một chai giống cấy 30-40 túi). Cách 2: Nếu dùng giống mộc nhĩ cấy làm trên que gỗ thì khi túi giá thể nguội hẳn thì cấy giống bằng cách dùng dùi gỗ chọc 1 lỗ giữa túi sâu 12 - 15 cm (do mỗi mẻ hấp từ 600-800 túi mùn cưa nên khi lấy ra thì lối thông đã chị che lấp vì thế ta lấy dùi gỗ chui lại để tiến hành cấy meo vô), ta dùng panh vô trùng kẹp nhẹ từng que giống chuyển sang các lỗ cấy giống đã dùi trong túi mùn cưa. Mỗi túi mùn cưa lấy một que giống, đầu trên của que giống sát với lề mặt túi mùn cưa là vừ phải, đậy lại nắp bong và buộc giấy phủ nắp bông lại. Thao tác cấy giống cần nhanh, thường xuyên thanh trùng dụng cụ cấy bằng cồn. Nuôi sợi (ươm túi mùn cưa) Những bịch đã được cấy meo xong chuyển vào phòng tối (phòng ươm sợi), nơi ươm sợi tốt nhất là một phòng sạch sẽ, có hệ thống cửa ra vào và có giàn nhiều tầng để tăng diện tích sử dụng, có thể làm 4-5 tầng trên một giàn và mỗi tầng cách nhau 50cm. Kiểu giàn như giàn giữ giống khoai tây. Nhiệt độ phòng ươm sợi thích hợp nhất là 25-300 C trong suốt 3 tuần. Không cần ánh sáng. Thời gian ươm kéo dài từ 25 - 30 ngày. Ta sẽ thấy các sợi nấm màu trắng lan dần từ trên xuống hoặc từ trong ra. Tới khi nào sợi nấm lan gần kín đáy, trông túi mùn cưa có màu trắng như sợi bông là đạt yêu cầu. Sau thời gian này, cửa phòng được mở thông thoáng, vì bên trong các bịch tơ nấm đã có đủ thời gian để phát triển trắng cả bịch. Khi mộc nhĩ bắt đầu mọc, thì tháo nút bông, buộc chặt cổ túi, chuyển sang khu vực chăm sóc.   Nhà nuôi nấm mèo phải thật mát mẻ, dùng nhà lợp lá, chung quanh là vách lá hoặc cà tăng, cót là tốt nhất và nền nhà phải được quét dọn, cọ rửa sạch sẽ để ngăn ngừa các loại nấm dại, côn trùng và vi khuẩn xâm nhập phá hại nấm.  Để tận dụng diện tích và khoảng không người ta dùng dây để treo các túi mùn cưa, mỗi dây treo được 6 - 7 túi có độ cao 1,5 - 1,6m để dễ quan sát và chăm sóc. Mỗi mét vuông treo được 25 dây. Cách treo và bố trí làm sao để thuận tiện cho việc tưới nước, vệ sinh, chăm sóc và thu hái, không mở miệng túi nilon để nước tưới vào trong gây sũng nước và bị thối rửa sợi nấm. Sau đó, dùng dao sắc hoặc panh xơ lam rạch 6 - 8 đường xiên quanh thành túi nilông. Mỗi đường rạch dài 2,5 - 3 cm. chỉ sau khoảng một tuần là mộc nhĩ sẽ mọc ra chi chít tại các điểm rạch đó.                Khu vực nhà nuôi trồng cần kín gió nhưng cũng cần có ánh sáng nhẹ như trong phòng có cửa kính là vừa. Dù treo hoặc xếp các túi mùn cưa trên giàn giá, luôn phải giữ độ ẩm trong phòng đạt trên 80% để mộc nhĩ không bị khô héo. Giai đoạn thu hoạch kéo dài 30 - 45 ngày. Khoảng 20 ngày thu hái một lứa. Khi kết thúc một đợt phải dọn sạch các túi mùn cưa và làm vệ sinh khu vực nuôi trồng. Chú ý: - Khi lấy meo từ trong chai ra thì ta phải đặt ngọn lửa đèn cồn dưới cổ chai để khử trùng. Khi ươm không được để các túi chạm sát vào nhau. Khu vực nhà nuôi trồng cần kín gió nhưng cũng cần có ánh sáng nhẹ như trong phòng có cửa kính là vừa.Dù treo hoặc xếp các túi mùn cưa trên giàn giá, luôn phải giữ độ ẩm trong phòng đạt trên 80% để mộc nhĩ không bị khô héo.  Chăm sóc nấm Giữ vệ sinh nhà nuôi nấm: quét dọn sạch sẽ. Tận diệt chuột và kiến. Tạo ẩm độ cho nhà nuôi nấm bằng vài giờ lại tưới nuớc khắp nền nhà cho thật ẩm ướt.Trong tuần lễ đầu không nên tưới nước vào các bịch nấm, vì các nụ nấm non gặp nước dễ bị thúi. Chỉ 1 tuần sau khi rạch bao mộc nhĩ bắt đầu mọc (Khi thịt nấm đã hình thành ở các lỗ rạch có dạng con sâu), ta phải tưới nước và tưới liên tục. Mỗi ngày tưới 2-3 lần. Cách tưới tốt nhất là dùng bình bơm và phun sương lên mặt túi. Hạt nước nhỏ, đều sẽ tạo ẩm cho cả khu vực và ngấm dần qua vết rạch để vào túi. Lượng nước tưới nhiều hay ít phụ thuộc vào thời tiết và khả năng ra nấm. Về nguyên tắc, trời nắng nóng thì nấm ra nhiều. Lúc đó phải tưới thường xuyên hơn. Ngược lại, trong điều kiện không thuận lợi, nấm ra thưa, việc tưới nước cần vừa phải. Những bịch nào chưa có nấm xuất hiện thì mới tưới kha khá mà thôi. Nếu ẩm độ tốt thì mỗi ngày tưới 1 lần, nếu khô thì tưới 2 lần. Mộc nhĩ khi phát triển cần tăng lượng nước tưới đảm bảo luôn đọng bụi nước trên cánh mộc nhĩ. Nước tưới yêu cầu phải là nước sạch, nếu là nước máy phải để bay hết mùi clo. Thu hoạch và bảo quản:  Khoảng 1 tuần sau khi rạch bao, những nụ nấm non đã bắt đầu xuất hiện. Việc thu hái nấm mèo có thể kéo dài 30 - 45 ngày. Khoảng 10 - 15 ngày thu hái một lứa, lúc này cánh mộc nhĩ có đường kính 3 - 5 cm. Có thể hái tỉa từng cánh hoặc hái cả cụm. Đợt đầu nấm ra rất nhiều và dài ngày, có thể một vài tháng mới hết. Thu hoạch xong đợt đầu, cứ để cho bịch khô độ 1 tuần, nhưng vẫn giữ vệ sinh rồi tiếp tục tưới lại và tuần sau nấm sẽ ra đợt hai. Sau 3 - 4 lứa thấy cánh mộc nhĩ mỏng, bé thì ngừng tưới 2 - 3 tuần để khô gỗ rồi chăm sóc tiếp như lúc đầu ra giàn. Thao tác hái nhẹ nhàng, tránh làm nát tai nấm. Khi kết thúc một đợt phải dọn sạch các túi mùn cưa và làm vệ sinh khu vực nuôi trồng. Nấm mèo hái về phải lặt sạch các tạp chất, nhất là phần gốc tai nấm, nếu cần thì rửa sạch rồi đem phơi nắng cho khô. Nấm khô sẽ bảo quản được lâu. Bảo quản mộc nhĩ khô trong túi nilon, buộc chặt và để nơi khô ráo. Nấm tươi hái đúng độ tuổi_cắt gốc sạch Quy tình sơ chế và chế biến nấm: 6-8h 6 – 8h Sấy nấm ở nhiệt độ 55 – 600C Phơi sấy ở nhiệt độ 35 – 450 C Cho nấm đang sấy nóng vào túi nilon 2 lớp-buộc chặt-bảo quản MỘT SỐ BỆNH HẠI NẤM MỘC NHĨ VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG Bệnh đối với túi mùn cưa Trong quá trình trồng mộc nhĩ trên túi mùn cưa thường xuất hiện một số bệnh như mốc xanh, mốc vàng hoa cau, mốc đen. Các loại mốc này phát triển đồng thời với sợi nấm, chúng có thể làm chết hoàn toàn sợi nấm. Chúng có thể làm chết hoàn toàn sợi nấm.                Nấm mực cũng hay xuất hiện. Chúng mọc ngay trong túi nilon  và cạnh tranh chất dinh dưỡng của nấm mộc nhĩ.                Nguyên nhân bị các bệnh này chủ yếu do ta chọn và xử lý nhiệt cho nguyên liệu chưa đảm bảo. Ngoài ra nếu độ ẩm trong túi   quá cao cũng dễ bị bệnh.  Phòng bệnh - Chọn giống khoẻ - Xử  lý và khử trùng tốt nguyên liệu, hấp khử trùng. - Phòng khử trủng phải vệ sinh thường xuyên và giữ cho thoáng mát, giữ  môi trường nơi nuôi trồng thật vệ sinh. Nên rửa bịch trước khi rạch 2 giờ. - Hạn chế sử dụng thuốc sát trùng trực tiếp lên nấm. Chỉ  nên  phun  thuốc  trừ  sâu  bệnh trước và sau khi nuôi trồng.  - Nên phân lô (bịch tốt, bịch xấu) để tiện chăm sóc. - Nếu thấy bệnh xuất hiện ngay lập tức phải cách ly chúng ra khỏi khu vức nuôi trồng, nhất là trong giai đoạn ươm túi để tránh lây lan, chế độ tưới nước phải tuân thủ các điều kiện đã nêu ở trên. Có thể tóm tắt những việc nên làm vào không nên làm, khi nuôi trồng nấm mèo.  NÊN LÀM NÊN TRÁNH Chọn giống tốt Meo giống không rõ nguồn gốc Nuôi ủ tơ (bịch phôi) nơi thoáng, có ánh sáng nhẹ (không chiếu nắng). Chồng chất bịch hoặc treo dày quá khi ủ (nấm bị ngộp, nhiệt độ tăng) hay tối quá (dễ phát sinh bệnh). Nơi ươm và nuôi trồng phải sạch sẽ, thoáng mát, cao ráo, độ ẩm phù hợp. Hạn chế người vô ra trong trại nấm. Trại nấm hạn chế xây dựng ở những nơi chăn nuôi, ô nhiễm. Thêm dinh dưỡng hoặc phân bón vào nguyên liệu. Thêm hoá chất hoặc thuốc trừ sâu vào bịch phôi (để phòng bệnh) Tưới nước sau khi rạch bịch 6 giờ, để hạ nhiệt và tăng ẩm độ, kích thích nấm kết quả thể. Tưới nước ngay sau khi rạch hoặc để quá lâu (ba đến năm ngày), nấm yếu, dễ phát sinh bệnh. Bón thêm dinh dưỡng cho nấm khi ra tai, để tăng năng suất. Nấm thiếu dinh dưỡng (sẽ kéo dài quá trình ra tơ và thu hoạch) Phun thuốc phòng bệnh nhàtrồng trước và sau khi đưa nấm vào tưới. Phun thuốc bừa bãi trong lúc chăm sóc và tưới nấm, trừ khi phát sinh bệnh,  nên diệt tập trung. Bệnh ở tai nấm mộc nhĩ (mộc nhĩ) Bệnh sinh lý  Nấm mèo có thể biểu hiện một số bệnh không do nhiễm khuẩn như: tơ thưa, sợi nấm mãnh, đầu hơi uốn khúc hoặc cuộn lại; tai nấm tạo cuống dài, kết chùm bông cải, tai khô cứng, đổi màu sậm hoặc màu nhạt, mỏng manh, mau già... Các biểu hiện trên thường liên quan đến yếu tố môi trường, như nơi trồng bị yếm khí (ngộp), nước tưới bị phèn, bị chua, nhiệt độ cao, thiếu ánh sáng, bị lạnh đột ngột.. Bệnh nhiễm Phổ biến là do vi khuẩn, nấm bệnh... Tuy nhiên, côn trùng, tuyến trùng và nhện mạt (mites) cũng là đối tượng gây thất thu nặng, chúng ăn và cắn phá tơ nấm, lây nhiễm vi khuẩn, nấm mốc... Có thể diệt chúng bằng các thuốc diệt côn trùng, ruồi, muỗi, như : DDVP 2%, Azodrin 1%, nhiều nơi còn dùng Kelthan (Dicofol) 18,5%, Endosulfan (Thiodan) 2,5%, Karate 0,05- 0,07%, Trebon 10ND... Đối với tuyến trùng, sử dụng Formalin (Formol) 0,2- 0,3%, Furadan 3H, Mocap... Đối với nấm mốc ký sinh lên nấm mèo, có thể dùng các thuốc diệt, như Bennomyl (Benlate - C) 0,1-0,2%, Sulfat sắt  0,02%, Macozeb (Dithane, Maneb), Zineb (Tritofboral) 7%...  Đối với trường hợp nhiễm khuẩn (vi khuẩn) hoặc nấm nhầy (myxomyces), có thể dùng Chlorin (Hypoclorid Ca) 0,04- 0,05%, thuốc tím (KMnO4), Formol 0,2%... Tóm lại, nấm có thể bị nhiều bệnh khác nhau, nhưng tùy trường hợp nặng, nhẹ, lây lan hay không, mà có biện pháp phòng trừ thích hợp. Tuy nhiên, biện pháp dùng hoá chất vẫn không phải là tốt nhất đối với môi trường, do đó, chỉ dùng khi nào thật cần thiết. Để tránh bệnh cho nấm, căn bản vẫn là vệ sinh môi trường, giống gốc mạnh, dinh dưỡng đầy đủ và điều kiện nuôi ủ thích hợp, thì mới thu được kết quả tốt nhất. XỬ LÝ PHẾ THẢI SAU KHI THU HOẠCH HẾT MỘC NHĨ ĐỂ TRỒNG NẤM RƠM HOẶC PHÂN BÓN. Quy trình công nghệ xử lí phế thải trồng nấm thành phân hữu cơ: Phế thải các loại nấm Ủ đống, đảo, thời gian 10-15 ngày, bổ sung thêm một số loại phân khoáng đa lượng, vi lượng. Kiểm tra nhiệt độ trong đống ủ nếu nhỏ hơn hoặc bằng 100C so với nhiệt độ không khí là được Chuyển làm phân hữu cơ Chỉnh độ ẩm 70-75%, phối trộn thêm với bột (Điều chỉnh độ pH=8%) Loại bỏ các tạp chất Làm tơi xốp               - Khi ta đã thu hết mộc nhĩ, chuyển các túi mùn cưa tập trung gọn lại. lột bỏ lớp nilon, phối trộn thêm 15-20kg vôi bột/1tấn, ủ đống 10-15 ngày, đảo lại và đem nguyên liệu này để trồng nấm rơm. Cách trồng tương tự như trồng nấm rơm trên rơm rạ.                - Nếu không dùng phế thải trên để trồng nấm rơm cần tiếp tục ủ thêm 15-20 ngày nữa sau đó mới sử dụng làm phân bón cho cây trồng Lượng bón tương đương với phân chuồng loại tốt. Hoặc bán cho các hộ nông dân ở địa phương để phục vụ cho bón phân nông nghiệp và công nghiệp NHỮNG VẤN ĐỀ XẢY RA TRONG QUÁ TRÌNH TRỒNG MỘC NHĨ Nấm chỉ xuất hiện xung quanh khu vực cấy giống:                Nguyên nhân do:                Sợi nấm chưa ăn sâu vào toàn bộ khúc gỗ, chỉ phát triển quanh miệng lỗ. Cần kiểm tra xem sợi nấm đã ăn vào thân gỗ chưa, gỗ có đảm bảo đủ độ ẩm không? Giống nấm tốt hay xấu?… Năng suất thấp do: Sợi nấm phát triển kém. Các vi sinh vật phá hoại giống nấm trước khi giống phát triển. Cần phải giữ vệ sinh thật sạch sẽ trong khi tra giống vào lỗ. Các loại nấm dại phát triển, cạnh tranh dinh dưỡng của sợi nấm thật. Các loại sâu bệnh xâm nhập vào thân gỗ từ nguồn nước tưới không đảm bảo sạch Xuất hiện một số loại nấm mốc màu trắng. Sau đó chuyển sang màu vàng có mùi hôi thối. Do nhà nuôi trồng quá ẩm thấp, vệ sinh không tốt. Các loại vi sinh vật phát triển mạnh. Rửa nền nhà  bằng nước vôi đặc, không để nước đọng trong nhà quá lâu. Xuất hiện các loại nấm lạ.  Do các bào tử nấm dại xâm nhập vào lỗ khoan (khi cấy giống). Lớp vỏ gỗ bị bong ra dễ dàng. Do khi chặt gỗ và vận chuyển bị va chạm mạnh. Thời gian thu hái đã quá lâu, các khúc gỗ bị thối mục, Nếu cần, phải để cho gỗ nghỉ (ngừng tưới nước) một thời gian, sau đó chăm sóc lại bình thường mộc nhĩ sẽ lên tốt hơn. Mộc nhĩ chỉ lên phía dưới, do tưới nước không đều. Kiến, ve, mối phá hoại:                Dùng thuốc phun để đuổi diệt chúng. Các loại thuốc thông dụng như heptachlore, malathion hoặc sevin… sau khi phun xong để gỗ nghỉ 10-15 ngày. TRỒNG NẤM MÈO NHƯ THẾ NÀO CHO CÓ NĂNG SUẤT Năng suất nấm lệ thuộc bởi nhiều yếu tố, bao gồm: - Giống nấm. - Thành phần dinh dưỡng. - Điều kiện nuôi ủ và chăm sóc. - Phòng bệnh. 1. Meo giống nấm Muốn nâng năng suất nấm mèo, trước tiên phải có nguồn giống cung cấp tin cậy, còn lại là tùy thuộc kỹ thuật người trồng. 2. Dinh dưỡng cho nấm Liên quan đến loại mạt cưa (loại gỗ) và thành phần thêm vào. Thành phần này có thể cung cấp ngay từ lúc trộn nguyên liệu, nhưng cũng có thể bổ sung thêm vào giai đoạn  phát triển của quả thể. Dinh dưỡng trộn thêm vào nguyên liệu có thể là phân bón hoá học hoặc 1%  đường ăn hoặc khoáng như  Kali, Phosphat, Magnê... .  Ngoài ra, nhiều loại phân bón lá, như  N-P-K, Komix, Bimix, HVP... đều có thể dùng để tưới bổ sung cho nấm. Urê dùng tưới nấm rất tốt, nhưng khi phát sinh bệnh, nhất là mốc, phải ngưng ngay.  Tuy nhiên, quan trọng vẫn là khâu chế biến và ủ nguyên liệu. Nguyên liệu chuẩn bị tốt năng suất chắc chắn sẽ cao. 3. Điều kiện nuôi Góp phần đáng kể trong việc nâng năng suất nấm. Nếu trong thời gian ủ tơ, nhiệt độ lên cao hoặc xuống thấp quá, cũng làm ảnh hưởng đến kết quả nuôi trồng, đặc biệt trong tình trạng thiếu oxy, tơ bị ngộp, tiết nước, năng suất giảm nhanh. Do đó, bịch nuôi ủ nên để thoáng, mật độ vừa phải, có cửa sổ để  gió lùa vào  phòng  làm  giảm  nhiệt  độ, nhưng  tránh nắng rọi trực tiếp . Khi tơ đã lan đầy bịch, bắt đầu chuyển sang giai đoạn tưới đón nấm. Giai đoạn này có nhiều vấn đề phải giải quyết: - Nên treo bịch hay xếp kệ? - Rạch bịch như thế nào? - Lúc nào bắt đầu tưới và tưới ra sao - Nấm như thế nào thì thu hái được? VII. NHỮNG NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN THẤT BẠI KHI TRỒNG NẤM MÈO  Nấm mèo cũng giống như các ngành nông nghiệp (chăn nuôi và trồng trọt) khác, nếu không có những hiểu biết và chuẩn bị tốt, thì vẫn có thể bị thất bại. Nguyên nhân thất bại có thể  do các lý do sau: - Giống thoái hoá, nhiễm tạp, tai nấm nhỏ, năng suất kém. Do đó, tốt nhất nên chọn nơi có nguồn giống tin cậy để mua.  - Nguyên liệu khử trùng không tốt, chổ ủ nóng và không vệ sinh, hoặc đôi khi do sơ ý, cấy giống vào khi bịch còn nóng. Làm tỉ lệ bịch hư hỏng cao.  Bịch phôi trong giai đoạn ủ tơ, nếu để chồng lên nhau hoặc chổ ủ không thông thoáng (bí hơi), nhiệt độ tăng cao, nắng chiếu trực tiếp... tơ đổ mồ hôi, tiết nước vàng. Đường rạch trên bịch quá dài, tưới nước giọt lớn, cũng là nguyên nhân làm năng suất nấm giảm và tuổi thọ bịch rút ngắn lại. - Dịch bệnh làm thất thu. Quá trình rạch bịch, nếu nơi treo nóng và khô, lại chậm tưới nước dễ phát sinh bệnh trứng (nhện mạt hay mites). Nhà trồng hoặc ủ, không vệ sinh hoặc gần trại gà, trại heo, thì dịch bệnh cũng có thể phát sinh và lây lan. Tóm lại, so với chăn nuôi và trồng trọt, thì trồng nấm là tương đối nhàn hạ hơn, nhưng phải có những hiểu biết nhất định thì mới thu hái được kết quả tốt nhất.   PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH BẢNG 1: BẢNG KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ (đvt: triệu đồng) chỉ tiêu N0 máy móc thiết bị chính 658.50 máy móc thiết bị phụ 207.70 xây dựng cơ bản 7,520.15 phương tiện vận tải 640.00 tổng vốn đầu tư 9,026.35 BẢNG 2: BẢNG KẾ HOẠCH KHẤU HAO (đvt: triệu đồng) chỉ tiêu N1 N2 N3 N4 N5 N6 nguyên giá tài sản 9,026.350 9,026.350 9,026.350 9,026.350 9,026.350 9,026.350 khấu hao trong kì 775.035 775.035 775.035 775.035 775.035 775.035 khấu hao lũy kế 775.035 1,550.071 2,325.106 3,100.141 3,875.176 4,650.212 giá trị còn lại 8,251.315 7,476.279 6,701.244 5,926.209 5,151.174 4,376.138 BẢNG 3: BẢNG KẾ HOẠCH DOANH THU (đvt: triệu đồng) STT chỉ tiêu N1 N2 N3 N4 N5 N6 1 SLTT nấm khô xk (kg) 480,000 510,000 546,000 600,000 600,000 600,000 đơn giá 0.140 0.153 0.166 0.181 0.198 0.215 DT 67,200.000 77,826.000 90,818.364 108,782.436 118,572.855 129,244.412 2 SLTT nấm khô tiêu thụ trong nước (kg) 24,000 25,500 27,300 30,000 30,000 30,000 đơn giá 0.090 0.098 0.107 0.117 0.127 0.138 DT 2,160.000 2,501.550 2,919.162 3,496.578 3,811.270 4,154.285 3 SLTT phân hữu cơ 11,200,000 11,200,000 11,200,000 11,200,000 11,200,000 11,200,000 đơn giá 0.001 0.001 0.001 0.001 0.001 0.001 DT 5,600.000 6,104.000 6,653.360 7,252.162 7,904.857 8,616.294 4 tổng DT 74,960.000 86,431.550 100,390.886 119,531.177 130,288.983 142,014.991 BẢNG 4: BẢNG KẾ HOẠCH CHI PHÍ (đvt: triệu đồng) STT chỉ tiêu N1 N2 N3 N4 N5 N6 1 Nấm khô GV đơn vị 0.031 0.033 0.036 0.039 0.040 0.041 GVHB 15,670.905 17,776.395 20,444.934 24,650.325 25,076.208 25,540.421 2 chi phí quản lí và bán hàng 2,623.600 3,025.104 3,513.681 4,183.591 4,560.114 4,970.525 3 chi phí thuê đất 100.000 109.000 118.810 129.503 141.158 153.862 4 tổng chi phí hoạt động DA 18,394.505 20,910.499 24,077.425 28,963.419 29,777.481 30,664.808 BẢNG 5: BẢNG KẾ HOẠCH VAY VÀ TRẢ NỢ (đvt: triệu đồng) chỉ tiêu N0 N1 N2 N3 N4 N5 Dư nợ đầu kì 3,610.00 3,610.00 2,707.50 1,805.00 902.50 Lãi phát sinh 505.40 505.40 379.05 252.70 126.35 Trả nợ trong kì Gốc - 902.50 902.50 902.50 902.50 Lãi vay 505.40 505.40 379.05 252.70 126.35 Dư nợ cuối kì 3,610.00 3,610.00 2,707.50 1,805.00 902.50 - BẢNG 6: BẢNG KẾ HOẠCH VỐN LƯU ĐỘNG (đvt: triệu đồng) chỉ tiêu N1 N2 N3 N4 N5 N6 N7 tiền mặt(CB) 783.545 888.820 1,022.247 1,232.516 1,253.810 1,277.021 phải thu(AR) 749.600 864.316 1,003.909 1,195.312 1,302.890 1,420.150 phải trả(AP) 1,253.672 1,422.112 1,635.595 1,972.026 2,006.097 2,043.234 vốn LĐ ròng(NWC) 279.473 331.024 390.561 455.802 550.604 653.937 - chênh lệch VLĐ ròng(rNWC) 279.473 51.551 339.010 116.792 433.812 220.126 (220.126) BẢNG 7: BÁO CÁO THU NHẬP (đvt: triệu đồng) chỉ tiêu N1 N2 N3 N4 N5 N6 doanh thu 74,960.000 86,431.550 100,390.886 119,531.177 130,288.983 142,014.991 chi phí hoạt động 18,394.505 20,910.499 24,077.425 28,963.419 29,777.481 30,664.808 chi phí khấu hao 775.035 775.035 775.035 775.035 775.035 775.035 EBIT 55,790.460 64,746.016 75,538.426 89,792.723 99,736.467 110,575.148 chi phí lãi vay 392.000 392.000 294.000 196.000 98.000 - lợi nhuận thực thu 55,398.460 64,354.016 75,244.426 89,596.723 99,638.467 110,575.148 lợi nhuận sau thuế 55,398.460 64,354.016 75,244.426 67,197.542 74,728.850 82,931.361 BẢNG 8.1: BẢNG KẾ HOẠCH NGÂN LƯU THEO TIPV (đvt: triệu đồng) chỉ tiêu N0 N1 N2 N3 N4 N5 N6 N7 lợi nhuận sau thuế có lãi vay 54,709.66 63,862.46 74,960.58 67,344.54 74,802.35 82,931.36 chi phí khấu hao 775.04 775.04 775.04 775.04 775.04 775.04 chênh lệch vốn lưu động ròng 268.27 53.59 330.98 124.82 425.78 228.16 (228.16) chi đầu tư 9,026.35 thu thanh lí 4376.14 NCFt (9,026.35) 55,216.42 64,583.90 75,404.64 67,994.75 75,151.61 83,478.24 4,604.30 BẢNG 8.1: BẢNG KẾ HOẠCH NGÂN LƯU THEO EPV (đvt: triệu đồng) chỉ tiêu N0 N1 N2 N3 N4 N5 N6 N7 lợi nhuận sau thuế không lãi vay 54,204.26 63,357.06 74,581.53 67,155.02 74,707.59 82,931.36 chi phí khấu hao 775.04 775.04 775.04 775.04 775.04 775.04 chênh lệch vốn lưu động ròng 268.27 53.59 330.98 124.82 425.78 228.16 (228.16) trả nợ 379.05 1,281.55 1,186.79 1,092.03 997.26 - chi đầu tư 9,026.35 Vay 3,610.00 thu thanh lí 4,376.14 NCFt (5,416.35) 54,331.97 62,796.95 73,838.80 66,713.20 74,059.58 83,478.24 4,604.30 HIỆN GIÁ THUẦN (NPV) CỦA DỰ ÁN Theo quan điểm TIPV: 246.753,39 triệu đồng Theo quan điểm EPV: 246.229,47 triệu đồng TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Môi trường tự nhiên Nước ta là nước có tỷ trọng ngành công nghiệp tương đối phát triển, cây cao su được trồng nhiều ở Tây Nguyên và ở Đồng Nai góp phần giải quyết và cung cấp nguyên liệu cho việc trồng nấm. Hỗn hợp trong bịch sau trồng nấm không thải ra môi trường mà nó được tận dụng làm phân bón rất tốt cho cây trồng nên phế thải do ngành trồng nấm tạo ra là không đáng kể và dễ dàng xử lý. Và bịch chứa hỗn hợp đó được làm sạch để đưa vào tái sản xuất. Xã hội Không như những ngành khác, trồng nấm (Mộc nhĩ) là ngành thuộc nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, không tạo ra khói bụi, không dùng máy móc nhiều gây tiêu tốn nhiên liệu mà chủ yếu dùng nhân công là chính. Thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển: Địa diểm được nhóm lựa chọn đầu tư là một vùng nông thôn nghèo, vì vậy lợi ích mà dự án mang lại có ý nghĩa rất lớn cho đìa phương: Giải quyết công ăn việc làm cho số lượng lớn lao động địa phương, tận dụng được thời gian rãnh rỗi của lao động nông thôn, tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao mức sống người dân. Tận dụng được nguồn phế thải nông nghiệp, thủ công nghiệp, tạo phụ thu nhập cho người dân. Tận dụng và nâng cao giá trị đất nghèo ở địa phương. Làm thay đổi bộ mặt kinh tế của địa phương, tạo đà cho phát triển nghề trồng nấm ở địa phương. Nâng cấp, tăng cường cho cơ sở hạ tầng ở địa phương. Tác động đến nền kinh tế: Làm tăng tiết kiệm, tăng thu ngoại tệ. Góp phần tạo sự cân bằng về nhu cầu thực phẩm mà cụ thể là nấm. Đóng góp một phần vào ngân sách nhà nước. Góp phần làm phong phú cho ngành trồng nấm. Đặc biệt là hạn chế mức xuất khẩu nguyên liệu (mùn cưa, rơm, rạ,…); hạn chế xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc làm nhân công trong các cơ sở sản xuất, chế biến nấm. Và giảm nhập khẩu nấm vào Việt Nam. Tác động đến các ngành khác: Ngành dịch vụ, du lịch: Tham quan trại nấm, học hỏi mô hình. Phát triển ẩm thực. Ngành trồng trọt: Tận dụng được hỗn hợp sau khi trồng nấm có tác dụng rất tốt để bón cây trồng. Ngành dược phẩm: Nấm không những là thực phẩm, “rau sạch”, “thịt sạch” mà nó còn có tác dụng như một dược liệu, như “một thực phẩm thuốc” bởi nó giàu giá trị dinh dưỡng và trong nấm còn có các hoạt tính sinh học rất tốt. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Dự án “xây dựng xưởng sản xuất, nhà chế biên và tiêu thụ nấm mộc nhĩ theo quy mô trang trại” tại phường Xuân Lập, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai là DA hoàn toàn có tính khả thi. DA được thực hiện sẽ góp phần quan trọng cho việc tạo thêm công ăn việc làm và thu nhập cho người dân địa phương. Đây là xưởng sản xuât và chế biến nấm theo hướng công nghệ cao, tạo ra một lượng nấm hàng hóa phục vụ cho chi tiêu nội địa và xuất khẩu , chế biến dược liệu và chế biến phân bón hữu cơ có chất lượng. DA là mô hình sản xuất, hạch toán kinh tế tự chuyển đổi theo hướng sản xuất thị trường, tạo nghề mơi cho nhiều đon vị và địa phương, các DN sản xuất và chế biến nâm mộc nhĩ khác phải học tập. Đề nghị: UBND phườg Xuân Lập, thị xã Long Khánh và các cơ quan hữu quan xem xét, giải quyết các thủ tục để DA được phê duyệt và triển khai đúng tiến độ, đồng thời đáp ứng nhu cầu giải quyêt công ăn việc làm cho các hộ nông dân ở địa phương. Chúng tôi xin cam đoan sử dụng đất đúng mục đích mà DA đã đề ra và chấp hành nghiêm túc mọi quy định do đại phương tại nơi sản xuất đề ra. Xin cám ơn !!! Ngày…tháng…năm 20… Ngày…tháng…năm 20… Ngày…tháng…năm 20… UBND Phường Xuân Lập UBND TX Long Khánh Chủ DA (Kí tên, đóng dấu) (Kí tên, đóng dấu) (Kí tên, đóng dấu) HẾT Trong quá trình làm bài không tránh khỏi sai sót. Mong cô góp ý và bổ sung để bài làm của nhóm được hoàn thiện hơn. Cám ơn cô!!! Cám ơn các bạn trong nhóm đã tham gia và thực hiện tốt dự án này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxdu_an_nhom_9_w_5757.docx