Xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp tại Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam

Kiến nghị Bộ Tài Chính hoàn thiện chuẩn mực kế toán Việt Nam vì kết qủa phân tích XHTD chịu ảnh hưởng nhiều bởi các chuẩn mực kế toán mà một quốc gia đang áp dụng. Chẳng hạn như những tiêu chuẩn quan trọng trong đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp như: các chuẩn mực kế toàn về nợ, các khoản phải thu, hàng tồn kho, tiêu chuẩn công nhận chi phí, doanh thu. Do đó trong thời gian tới Bộ tài chính cần tiếp tục hoàn thiện các quy định và chuẩn mực kế toán của Việt Nam theo các tiêu chuẩn quốc tế nhằm tạo điều kiện cho các NHTM trong công các xếp hạng doanh nghiệp + Kiến nghị Tổng cục thống kê về xây dựng các chỉ tiêu tài chính trung bình ngành vì đây là tiêu chuẩn rất quan trọng trong đánh giá XHTD doanh nghiệp của các NHTM. Ngân hàng sẽ so sánh các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp với chỉ tiêu trung bình ngành để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp lành mạnh hay yếu kém. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có nhưng nghiên cứu thống kê đầy đủ và có độ tin cậy cao về các chỉ số tài chính trung bình ngành để có thể làm tiêu chuẩn trong phân tích và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Do đó trong thời gian tới Tổng cục thống kê cần thực hiện các nghiên cứu và đưa ra hệ thống chỉ số trung bình ngành có độ tin cậy cao, đồng thời phải liên tục cập nhật các chỉ tiêu theo tình hình kinh tế chung. Điều này không nhưng tạo thuận lợi cho Ngân hàng trong việc XHTD mà còn tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong phân tích tài chính để cải thiện hiệu quả quản lý của doanh nghiệp mình.

doc27 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4268 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp tại Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Như chúng ta đã biết xếp hạng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp là một công tác đặc biệt quan trọng nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho công tác thẩm định và quyết định tín dụng. Trong trường hợp khách hàng có nhu cầu vay vốn thường xuyên và có quan hệ tín dụng lâu dài với ngân hàng, các NHTM nên tiến hành đánh giá và xếp hạng tín dụng doanh nghiệp. Vì lý do đó mà hiện nay nhiều ngân hàng trên thế giới nói chung và Việt nam nói riêng đã có sẵn cho mình một hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp. Việc làm này không những giúp ích cho phía ngân hàng trong việc cấp tín dụng, đánh giá khả năng thu hồi khoản vay mà còn giúp ích cho phía khách hàng đánh giá được vị thế so với những doanh nghiệp khác. Bài nghiên cứu của chúng em xoay quanh quy trình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng Công thương Việt Nam – VIETINBANK. Trong quá trình nghiên cứu khó có thể tránh khỏi những thiếu sót do kiến thức còn hạn hẹp, chúng em kính mong nhận được sự góp ý và giúp đỡ của Thầy để chúng em có thể bổ sung bài làm thêm hoàn thiện. I. Tổng quan về xếp hạng tín dụng: 1. Khái niệm xếp hạng tín dụng: Xếp hạng tín dụng (XHTD) là việc đưa ra nhận định về mức độ tín nhiệm đối với trách nhiệm tài chính; hoặc đánh giá mức độ rủi ro tín dụng phụ thuộc các yếu tố bao gồm: năng lực đáp ứng các cam kết tài chính, khả năng dễ bị vỡ nợ khi các điều kiện kinh doanh thay đổi, ý thức và thiện chí trả nợ của người đi vay. 2. Đối tượng xếp hạng tín dụng: Hệ thống XHTD tiếp cận đến tất cả các yếu tố có liên quan đến rủi ro tín dụng, các NHTM không sử dụng kết quả XHTD nhằm thể hiện giá trị của người đi vay mà đơn thuần là đưa ra ý kiến hiện tại dựa trên các nhân tố rủi ro, từ đó có chính sách tín dụng và giới hạn cho vay phù hợp. Một sự xếp hạng cao của một khách hàng đi vay chưa phải là chắc chắn trong việc thu hồi đầy đủ các khoản nợ gốc và lãi vay, mà chỉ là cơ sở để đưa ra quyết định đúng đắn về tín dụng đã được điều chỉnh theo dự kiến mức độ rủi ro tín dụng, có liên quan đến khách hàng là người đi vay và tất cả các khoản vay của khách hàng đó. Xếp hạng người đi vay chủ yếu dự báo nguy cơ vỡ nợ theo ba cấp độ cơ bản là nguy hiểm, cảnh báo và an toàn dựa trên xác suất không trả được nợ. Cơ sở của xác suất này là dữ liệu về các khoản nợ quá khứ trong vòng 5 năm trước đó của khách hàng, gồm các khoản nợ đã trả, khoản nợ trong hạn và khoản nợ không thu hồi được. Dữ liệu được phân theo ba nhóm : + Nhóm dữ liệu tài chính liên quan đến các hệ số tài chính của khách hàng cũng như các đánh giá của các tổ chức xếp hạng hay còn gọi là nhóm dữ liệu định lượng. + Nhóm dữ liệu định tính phi tài chính liên quan đến trình độ quản lý, khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, các dữ liệu về khả năng tăng trưởng của ngành. + Nhóm dữ liệu mang tính cảnh báo liên quan đến các hiện tượng báo hiệu khả năng không trả được nợ, tình hình số dư tiền gửi, hạn mức thấu chi. Các nhóm dữ liệu này được đưa vào một mô hình định sẵn để xử lý, từ đó tính được xác xuất không trả được nợ của khách hàng. Đó có thể là mô hình tuyến tính, mô hình probit... và thường được xây dựng bởi các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp. Xếp hạng khoản vay dựa trên cơ sở xếp hạng người vay và các yếu tố bao gồm tài sản đảm bảo, thời hạn cho vay, tổng mức dư nợ tại các tổ chức tín dụng, năng lực tài chính. 3. Tầm quan trọng của xếp hạng tín dụng: Vậy tại sao chúng ta phải XHTD khách hàng ? Việc XHTD có phải nhằm để ngăn ngừa sự xuất hiện của rủi ro tín dụng hay không ? Trước hết, chúng ta hãy đi vào tìm hiểu những nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng và những thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra để thấy được tầm quan trọng cũng như sự cần thiết của việc XHTD. 3.1. Rủi ro tín dụng: Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, tổ chức tín dụng và các tổ chức kinh tế, cá nhân theo nguyên tắc hoàn trả. + NHTM ra đời là để giải quyết nhu cầu phân phối vốn, nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế, cá nhân với đặc thù kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ. + NHTM là một trung gian tài chính, huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, sau đó cho các tổ chức kinh tế, cá nhân vay lại với lãi suất cao hơn lãi suất huy động để thu lợi nhuận. + Nếu ngân hàng không đáp ứng đủ vốn cho nền kinh tế hoặc huy động đủ vốn nhưng không có thị trường để cho vay thì ngân hàng hoạt động kém hiệu quả, sẽ dẫn đến rủi ro. + Việc hoàn trả được nợ gốc trong tín dụng ngân hàng có nghĩa là việc thực hiện được giá trị hàng hoá trên thị trường, còn việc hoàn trả được lãi vay trong tín dụng là việc thực hiện được giá trị thặng dư trên thị trường. Do đó, có thể xem rủi ro tín dụng cũng là rủi ro kinh doanh nhưng được xem xét dưới góc độ của ngân hàng. Rủi ro tín dụng phát sinh trong trường hợp ngân hàng không thu được đầy đủ hoặc thu không đúng kỳ hạn cả gốc lẫn lãi của khoản vay. Rủi ro tín dụng không chỉ giới hạn ở hoạt động cho vay, mà còn bao gồm nhiều hoạt động mang tính chất tín dụng khác của NHTM như: bảo lãnh, cam kết, chấp thuận tài trợ thương mại, cho vay ở thị trường liên ngân hàng, tín dụng thuê mua, cho vay đồng tài trợ. Trong quan hệ tín dụng có hai đối tượng tham gia là ngân hàng cho vay và người đi vay. Nhưng người đi vay sử dụng tiền vay trong một thời gian, không gian cụ thể, tuân theo sự chi phối của những điều kiện cụ thể nhất định mà ta gọi là môi trường kinh doanh, và đây là đối tượng thứ ba có mặt trong quan hệ tín dụng. Rủi ro tín dụng xuất phát từ môi trường kinh doanh gọi là rủi ro do nguyên nhân khách quan, bao gồm ảnh hưởng biến động quá nhanh và khó dự đoán của nền kinh tế, môi trường pháp lý chưa thuận lợi. Rủi ro xuất phát từ người đi vay và ngân hàng cho vay gọi là rủi ro do nguyên nhân chủ quan, bao gồm sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ vay; năng lực tài chính của người đi vay yếu kém, thiếu minh bạch; khả năng quản trị kém; bất cân xứng thông tin; việc xác định hạn mức tín dụng cho khách hàng còn quá đơn giản. 3.2. Thiệt hại từ rủi ro tín dụng: Khi rủi ro tín dụng ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động kinh doanh của NHTM sẽ gây tâm lý hoang mang, lo sợ cho người gửi tiền và có thể những người gửi tiền sẽ ồ ạt rút tiền, làm cho toàn bộ hệ thống ngân hàng gặp khó khăn. Sự hoảng loạn này ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ nền kinh tế, làm cho sức mua giảm, giá cả tăng, xã hội mất ổn định. Rủi ro tín dụng của NHTM trong nước cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế các nước có liên quan do sự hội nhập đã gắn chặt mối liên hệ về tiền tệ, đầu tư giữa các quốc gia. NHTM gặp rủi ro tín dụng sẽ khó thu được vốn tín dụng đã cấp và lãi cho vay, nhưng ngân hàng phải trả vốn và lãi cho khoản tiền huy động khi đến hạn, điều này làm cho ngân hàng mất cân đối thu chi, mất khả năng thanh khoản, làm mất lòng tin người gửi tiền, ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng. Tóm lại: Hệ thống XHTD của NHTM nhằm cung cấp những dự đoán khả năng xảy ra rủi ro tín dụng, có thể được hiểu là sự khác biệt về mặt kinh tế: giữa những gì mà người đi vay hứa thanh toán với những gì mà NHTM thực sự nhận được. Hệ thống XHTD giúp NHTM quản trị rủi ro tín dụng bằng phương pháp tiên tiến, giúp kiểm soát mức độ tín nhiệm khách hàng, thiết lập mức lãi suất cho vay phù hợp với dự báo khả năng thất bại của từng nhóm khách hàng. NHTM có thể đánh giá hiệu quả danh mục cho vay, thông qua giám sát sự thay đổi dư nợ và phân loại nợ trong từng nhóm khách hàng đã được xếp hạng, qua đó điều chỉnh danh mục theo hướng ưu tiên nguồn lực vào những nhóm khách hàng an toàn. Do vậy mà việc xếp loại doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác thẩm định tín dụng. Một mặt giúp NH mở rộng khách hàng, tăng doanh số; mặt khác giúp NH giảm bớt rủi ro trong hoạt động tín dụng. 4. Nguyên tắc xếp hạng tín dụng: Hệ thống XHTD là công cụ quan trọng để tăng cường tính khách quan, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động tín dụng. Mô hình tính điểm tín dụng là phương pháp lượng hóa mức độ rủi ro, thông qua đánh giá thang điểm, các chỉ tiêu đánh giá trong những mô hình chấm điểm được áp dụng khác nhau đối với từng loại khách hàng. Khái niệm hiện đại về XHTD được tập trung vào các nguyên tắc chủ yếu bao gồm phân tích tín nhiệm trên cơ sở ý thức, thiện chí trả nợ của người đi vay và từng khoản vay; đánh giá rủi ro dài hạn dựa trên ảnh hưởng của chu kỳ kinh doanh và xu hướng khả năng trả nợ trong tương lai; đánh giá rủi ro toàn diện và thống nhất dựa vào hệ thống ký hiệu xếp hạng. Trong phân tích XHTD cần thiết sử dụng phân tích định tính để bổ sung cho những phân tích định lượng. Các dữ liệu định lượng là những quan sát được đo lường bằng số, và ngược lại các quan sát không thể đo lường bằng số được xếp vào dữ liệu định tính. Các chỉ tiêu phân tích có thể thay đổi phù hợp với sự thay đổi của trình độ công nghệ và yêu cầu quản trị rủi ro. Theo các nhà nghiên cứu thì các ngành kinh doanh có tính cạnh tranh cao, thâm dụng vốn và có tính chu kỳ sẽ rủi ro hơn các ngành kinh doanh ít bị cạnh tranh, có nhiều rào cản gia nhập thị trường và có nhu cầu sản phẩm ổn định, dễ ước tính. Mức độ rủi ro của ngành cũng có mối tương quan với sự phát triển của các điều kiện kinh tế, tài chính trong tương lai bởi vì những yếu tố này sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong cả ngắn hạn lẫn dài hạn. Việc thu thập số liệu để đưa vào mô hình XHTD cần được thực hiện một cách khách quan, linh động. Sử dụng cùng lúc nhiều nguồn thông tin để có được cái nhìn toàn diện về tình hình tài chính của khách hàng vay. 5. Mô hình xếp hạng tín dụng: Mô hình đơn giản nhất được sử dụng trong XHTD là mô hình một biến số. Chỉ tiêu đánh giá phải được thống nhất trong mô hình. Tỷ suất tài chính được sử dụng trong mô hình một biến số bao gồm các chỉ tiêu thanh khoản, các chỉ tiêu hoạt động, chỉ tiêu cân nợ, chỉ tiêu lợi tức, chỉ tiêu vay nợ và chi phí trả lãi. Các chỉ tiêu phi tài chính thường được sử dụng bao gồm thời gian hoạt động của doanh nghiệp, số năm kinh nghiệm và trình độ của nhà quản trị cấp cao, triển vọng ngành. Nhược điểm của mô hình một biến số là kết quả dự báo khó chính xác nếu thực hiện phân tích và cho điểm các chỉ tiêu đánh giá một cách riêng biệt, hơn nữa, mỗi người có thể hiểu các chỉ tiêu đánh giá theo một cách khác nhau. Để khắc phục nhược điểm này, các nhà nghiên cứu đã phát triển những mô hình kết hợp nhiều biến số thành một giá trị để dự báo sự thất bại của doanh nghiệp như: mô hình phân tích hồi quy, phân tích lôgích, phân tích xác xuất có điều kiện, phân tích nhiều biến số. Dựa vào đó mà NHTM sẽ áp dụng các mô hình khác nhau tuỳ theo đối tượng xếp loại là cá nhân, doanh nghiệp hay tổ chức tín dụng. Trong đề tài nghiên cứu này chỉ đề cập đến nhóm khách hàng được xếp hạng là doanh nghiệp. 6. Phương pháp xếp hạng tín dụng theo mô hình điểm số: Mục đích của XHTD là để dự đoán những khách hàng có khả năng rủi ro cao chứ không nhằm lý giải tại sao họ phá sản, hay tìm câu trả lời cho giả thuyết về mối quan hệ giữa khả năng phá sản với các biến số kinh tế xã hội. Các phương pháp XHTD hiện đại bao gồm phương pháp nghiên cứu thống kê dựa trên sự hồi quy và cây phân loại còn được gọi là thuật toán đệ quy phân định; hoặc phương pháp vận trù học dựa trên toán học để giải quyết các bài toán tài chính bằng quy hoạch tuyến tính, qua đó nhà quản trị có được quyết định hợp lý cho các hành động trong hiện tại và tương lai. XHTD theo mô hình điểm số là phương pháp khoa học kết hợp sử dụng dữ liệu nghiên cứu thống kê và áp dụng mô hình toán học để phân tích, tính điểm cho các chỉ tiêu đánh giá trong mô hình một biến hoặc đa biến. Các chỉ tiêu sử dụng trong XHTD được xác lập theo nhóm bao gồm phân tích ngành, phân tích hoạt động kinh doanh, và phân tích hoạt động tài chính. Sau đó đưa vào mô hình để tính điểm theo trọng số và quy đổi điểm nhận được sang một biểu tượng xếp hạng tương ứng. 7. Quy trình xếp hạng tín dụng: Căn cứ vào chính sách tín dụng và các quy định có liên quan của từng ngân hàng nhằm xác lập quy trình XHTD. Một quy trình XHTD bao gồm các bước cơ bản như sau : Thu thập thông tin liên quan đến các chỉ tiêu sử dụng trong phân tích đánh giá, thông tin xếp hạng của các tổ chức tín nhiệm khác liên quan đến đối tượng xếp hạng. Trong quá trình thu thập thông tin, ngoài những thông tin do chính khách hàng cung cấp, cán bộ thẩm định phải sử dụng nhiều nguồn thông tin khác từ các phương tiện thông tin đại chúng, thông tin từ CIC… Phân tích bằng mô hình để kết luận về mức xếp hạng. Sử dụng đồng thời chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính. Đặc biệt đối với những chỉ tiêu phi tài chính phải được sử dụng hết sức linh hoạt, khách quan, phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp, từng mặt hàng kinh doanh. Mức xếp hạng cuối cùng được quyết định sau khi tham khảo ý kiến Hội đồng xếp hạng. Trong XHTD của các NHTM thì kết quả xếp hạng không được công bố rộng rãi. (3) Theo dõi tình trạng tín dụng của đối tượng được xếp hạng để điều chỉnh mức xếp hạng. Các thông tin điều chỉnh được lưu giữ. Tổng hợp kết quả xếp hạng so sánh với thực tế rủi ro xảy ra, và dựa trên tần suất phải điều chỉnh mức xếp hạng đã thực hiện đối với khách hàng để xem xét điều chỉnh mô hình xếp hạng. II) Quy trình và thực tiển chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp tại VIETINBANK: Tổng quan về VietinBank: - Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, là ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam.  - Có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 150 Sở Giao dịch, chi nhánh và trên 800 phòng giao dịch/ Quỹ tiết kiệm.  - Có 4 Công ty hạch toán độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty Chứng khoán Công thương, Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty TNHH Bảo hiểm và 3 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm Thẻ, Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.  - Là sáng lập viên và đối tác liên doanh của Ngân hàng INDOVINA.  - Có quan hệ đại lý với trên 850 ngân hàng và định chế tài chính lớn trên toàn thế giới.  - Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam là một Ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000.  - Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội các ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu(SWIFT), Tổ chức Phát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế.  - Là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam.  - Là Tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu của Việt Nam, hoạt động đa năng, cung cấp sản phẩm và dịch vụ theo chuẩn mực quốc tế, nhằm nâng giá trị cuộc sống. Tầm nhìn  Trở thành Tập đoàn tài chính ngân hàng hiện đại, hiệu quả hàng đầu trong nước và Quốc  tế. Giá trị cốt lõi  - Mọi họat động đều hướng tới khách hàng; - Năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp, tận tâm, minh bạch, hiện đại; - Người lao động được quyền phấn đấu, cống hiến làm việc hết mình – được quyền hưởng thụ đúng với chất lượng, kết quả, hiệu quả của cá nhân đóng góp – được quyền tôn vinh cá nhân xuất sắc, lao động giỏi. Triết lý kinh doanh  - An toàn, hiệu quả, bền vững và chuẩn mực quốc tế; - Đoàn kết, hợp tác, chia sẻ và trách nhiệm xã hội; - Sự thịnh vượng của khách hàng là sự thành công của VietinBank. Sologan: Nâng giá trị cuộc sống. Đến với Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam, Quý khách sẽ hài lòng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ và phong cách phục vụ chuyên nghiệp, nhiệt tình với phương châm: "Tin Cậy, Hiệu Quả, Hiện Đại" Các hoạt động chính - Huy động vốn - Cho vay, đầu tư - Bảo lãnh - Thanh toán và Tài trợ thương mại - Ngân quỹ - Thẻ và ngân hàng điện tử - Hoạt động khác Sơ đồ 1: Hệ thống tổ chức của Ngân hàng Công thương Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức bộ máy và điều hành của Trụ sở chính Sơ đồ 3: Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của Sở giao dịch, Chi nhánh cấp 1, Chi nhánh cấp 2 2)Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp: Bước 1:Thu thập thông tin Người thực hiện: CB CĐTD Thông tin sử dụng để chấm điểm và xếp hạng là thông tin tài chính cập nhật đến thời điểm lập báo cáo năm tài chính gần nhất và thông tin phi tài chính cập nhật đến thời điểm chấm điểm và xếp hạng. Sau khi nhận hồ sơ thông tin khách hàng, CB CĐTD tiến hành điều tra, thu thập, xác minh và sàng lọc để tổng hợp thông tin về khách hàng từ các nguồn: - Hồ sơ do khách hàng cung cấp:giấy tờ pháp lí, các báo tài chính, và các tài liệu khác . - Phỏng vấn trực tiếp khách khách hàng. - Đi thăm thực địa khách hàng. - Các đối tác kinh doanh của khách hàng - Các tổ chức tín dụng khác mà khách hàng có quan hệ (nếu có). - Cơ quan quản lí cấp trên hoặc cơ quan chủ quản,cơ quan quản lí nhà nước/cơ quan quản lí chuên ngành. - Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN Việt Nam. - Báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng khác. - Báo cáo nghiên cứu thị trường của các tổ chức chuyên nghiệp. - Các nguồn khác. Cách thức thu thập thông tin sử dụng để CĐTD và xếp hạng khách hàng, danh mục câu hỏi điều tra được hướng dẩn chi tiết tại phụ lục 01. Bước 2:Xác định , phân loại ngành nghề/lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp/HTX Người thực hiện:CB CĐTD Căn cứ vào ngành nghề /lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính đăng kí trên giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh và/hoặc hoạt đông sản xuất kinh doanh thực tế của doanh nghiệp/HTX, xác định phân loại ngành nghề/lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp/HTX theo hướng dẫn tại phụ lục 02, bao gồm: - Nông, lâm và ngư nghiệp. - Thương mại và dịch vụ. - Xây dựng. -Công nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp/HTX hoạt động đa ngành nghề thì ngành nghề/lĩnh vực nào đem lại trên 50% doanh thu hàng năm được xem là ngành sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp/HTX. Trường hợp không có ngành nghề nào đáp ứng được điều kiện trên, NHCV được lựa chọn ngành có tiềm năng nhất theo kế hoạch và xu hướng phát triển của doanh nghiệp/HTX là ngành nghề/lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính. Bước 3:Chấm điểm và xác định quy mô của doanh nghiệp hợp tác xã. Người thực hiện:CB CĐTD Các tiêu chí sử dụng để chấm điểm và xác định quy mô doanh nghiệp/HTX gồm: - Nguồn vốn kinh doanh: là tổng giá trị vốn đầu tư của chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ phần và vốn khác của chủ sở hữu(tương ứng các mã số 411,412 và 413 trên bảng câ đối kế toán,mẫu số B01- DN ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 hoặc mẫu số B01 – DN ban hành theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ Tài Chính). - Lao động: là số lao động thực tế sử dụng(được nêu tại thuyết minh báo cáo tài chính, hoặc các nguồn khác) tính bình quân trong 3 năm gần nhất.Trường hợp doanh nghiệp/HTX có thời gian thành lập và hoạt động dưới 3 năm thì tính bình quân lao động cho cả thời gian hoạt động. -Giá trị nộp NSNN: lất theo số thực nộp vào NSNN phát sinh trong năm (không kể số thiếu của kì trước nộp kì này) bao gồm các loại thuế và các khoản nộp khác theo quy định của nhà nước trong năm báo cáo (không tính các khoản thuế xuất nhập khẩu, đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, tiền phạt, phụ thu) Tiến hành chấm điểm quy mô doanh nghiệp/HTX theo hướng dẫn tại phụ lục 03.Cắn cứ kết quả chấm điểm thu được, xếp loại quy mô doanh nghiệp/HTX theo bảng thang điểm sau: Điểm Quy mô Ghi chú Từ 70 – 100 điểm Loại 1 Lớn Từ 30 – 69 điểm Loại 2 Vừa Dưới 30 Loại 3 Nhỏ Bước 4:Chấm điểm các chỉ số tài chính. Người thực hiện:CB CĐTD Tiến hành thẩm định các báo tài chính,lập bảng cân đối kế toán sau điều chỉnh theo hướng dẫn phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp trong hệ thống NHCT VN.Căn cứ vào kết quả xác định ngành nghề/lĩnh vực sản xuất kinh doanh va quy mô của doanh nghiệp/HTX tại bước 2 và 3; các số liệu trên bảng cân đối kế toán sau điều chỉnh,chấm điểm các chỉ số tài chính của doanh nghiệp/HTX theo hướng dẫn tại phụ lục : - PL 04.1 Bảng các chỉ số tài chính áp dụng cho chấm điểm các doanh nghiệp/HTX thuộc ngành nông, lâm ,ngư ngiệp - PL 04.2 Bảng các chỉ số tài chính áp dụng cho chấm điểm các doanh nghiệp/HTX thuộc ngành thương mại dịch vụ. - PL 04.3 Bảng các chỉ số tài chính áp dụng cho chấm điểm các doanh nghiệp/HTX thuộc ngành xây dựng.. - PL 04.4 Bảng các chỉ số tài chính áp dụng cho chấm điểm các doanh nghiệp/HTX thuộc ngành công nghiệp.. Sử dụng các bảng tiêu chuẩn đánh giá các chỉ số CĐTD trên theo nguyên tắc: Đối với mỗi tiên chí trên bảng tiêu chuẩn đánh giá các tiêu chí,chỉ số thực tế gần với chỉ số nào nhất thì áp dụng cho loại xếp hạng đó,nếu nằm giữa hai số thì áp dụng thang điểm của trị số có thang điểm thấp hơn. Việc tính toán các chỉ số tài chính sử dụng trong các bảng trên áp dụng theo hướng dẫn tại phụ lục 4.05 Bước 5:Chấm điểm các tiêu chí phi tài chính Người thực hiện:CB CĐTD Chấm điểm các tiêu chí phi tài chính của doanh nghiệp/HTX theo các phụ lục sau: PL 05.1: Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí lưu chuyển tiền tệ. PL 05.2: Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí năng lực và kinh nghiệm quản lí. PL 05.3: Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí uy tín trong giao dịch với ngân hàng. PL 05.4: Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí môi trường kinh doanh. PL 05.5: Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí đặc điểm hoạt động khác. Sau khi hoàn tất việc chấm điểm theo các phụ lục trên, tiến hành tổng hợp điểm các tiêu chí phi tài chính dựa trên kết quả chấm điểm ở các bảng PL 05.1→PL05.5 và bảng PL 05.6 “Bảng trọng số áp dụng cho các chỉ tiêu phi tài chính” Việc đánh giá các tiêu chí phi tài chính sử dụng trong các bảng trên áp dụng theo hướng dẫn tại phụ lục 11. Bước 6: Tổng hợp điểm và xếp hạng doanh nghiệp/HTX. Người thực hiện: CB CĐTD Cộng tổng số điểm tài chính và phi tài chính và nhân với trọng số trong phụ lục 06 (có tính đến báo tài chính có được kiểm toán hay không) để xác định điểm tổng hợp (phụ lục 06 “tổng hợp điểm tín dụng”) Bước 7: Đánh giá rủi ro tín dụng theo kết quả xếp hạng doanh nghiệp/hợp tác xã Người thực hiện: CB CĐTD (PHU LUC 07.1) Thực hiện xếp hạng các khách hàng là doanh nghiệp/HTX thành 10 hạng theo quy định cửa NHCT VN có mức độ rủi ro từ thấp lên cao: AA+, AA, AA-, BB+, BB, BB-, CC+, CC, CC-, C như mô tả trong bảng sau: Loại Đặc điểm Mức độ rủi ro AA+: Loại tối ưu Điểm tín dụng tốt nhất dành cho các chất lượng tín dụng tốt nhất Tình hình tài chính lành mạnh Khả năng sinh lời tốt Hoạt động đạt hiệu quả cao, ổn định Năng lực cao trong quản lý Khả năng cạnh tranh rất vững vàng trước những tác động của môi trường kinh doanh hoặc độc quyền Nhà Nước Đạo đức tín dụng cao Thấp nhất AA: Loại ưu Tình hình tài chính lành mạnh Khả năng sinh lời tốt Hoạt động đạt hiệu quả cao, ổn định Quản lý tốt Triển vọng phát triển lâu dài Đạo đức tín dụng tốt Thấp nhưng về dài hạn cao hơn khách hàng loại AA+ AA-: Loại tốt Tình hình tài chính ổn định nhưng có những hạn chế nhất định Hoạt động hiệu quả nhưng không ổn định như khách hàng loại AA Quản trị tốt Triển vọng phát triển tốt Đạo đức tín dụng tốt Thấp BB+: Loại khá Tình hình tài chính ổn định trong ngắn hạn do có một số hạn chế về tài chính cà năng lực quản lý và có thể bị tác động mạnh bởi các điều kiện kinh tế, tài chính trong môi trường kinh doanh. Hoạt động hiệu quả và có triển vọng trong thời ngắn hạn. Trung bình BB: Loại trung bình khá Tiềm lực tài chính trung bình, có những nguy cơ tiềm ẩn Hoạt động kinh doanh tốt trong hiện tại nhưng dễ bị tổn thất bởi những biến đọng lớn trong kinh doanh do các sức ép cạnh tranh và sức ép từ nền kinh tế nói chung. Trung bình, khả năng trả nợ gốc và lãi trong tương lai ít được đảm bảo hơn khách hàng loại BB+ BB-: Loai trung bình Khả năng tự chủ tài chính thấp, dòng tiền biến động theo chiều hướng xấu. Hiệu quả hoạt đọng kinh doanh không cao, chịu nhiều sức ép cạnh tranh mạnh mẽ hơn, dễ bị tác động lớn từ những biến động kinh tế nhỏ Cao, do khả nang tự chủ tài chính thấp. Ngân hàng chưa có nguy cơ mất vốn ngay nhưng về lâu dài sẽ khó khăn nếu tình hình hoạt động kinh doanh của khách hành không được cải thiện CC+: Loại dưới trung bình Năng lực tài chính yếu, bị thua lỗ trong một số năm tài chính gần đây và hiện tại đang vật lộn để duy trì khả năng sinh lời. Hiệu quả hoạt động thấp, kết quả kinh doanh nhiều biến động Năng lực quản lý kém Cao, Là mức cao nhất có thể chấp nhận; xác xuất vi phạm hợp đồng tín dụng cao, nếu không có những biện pháp kịp thời, ngân hàng có nguy cơ mất vốn trong ngắn hạn CC: Loại yếu Năng lực tài chính yếu kém, đã có nợ quá hạn (dưới 90 ngày) Hiệu quả hoạt động thấp Năng lực quản lý kém Rất cao, khả năng trả nợ ngân hàng kém, nếu không có những biện pháp kịp thời, ngân hàng có nguy cơ mất vốn trong ngắn hạn CC-: Loại kém Năng lực tài chính yếu kém, đã có nợ quá hạn Hiệu quả hoạt động rất thấp, bị thua lỗ, không có triển vọng phục hồi. Năng lực quản lý kém Rất cao, ngân hàng sẽ phải mất nhiều thời gian và công sức để thu hồi vốn cho vay C: Loại rất kém Các khách hàng này bị thua lỗ kéo dài, tài chính yếu kém, có nợ khó đòi, năng lực quản lý kém Đặc biệt cao, ngân hàng hầu như sẽ không thể thu hồi được vốn cho vay Bước 8: Trình phê duyệt kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp/hợp tác xã. Người thực hiện: CB CĐTD Sau khi hoàn tất việc CĐTD và xếp hạnh doanh nghiệp/HTX, lập tờ trình báo cáo kết quả, ký và trình lãnh đạo phòng. Nội dung tờ trình phải gồm những phần cơ bản sau: Giới thiệu thông tin cơ bản về khách hàng Các nguồn thông tin làm căn cứ chấm điểm tín dụng và xếp hạng Kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng Nhận xét/đánh giá của CB CĐTD về khách hàng Người thực hiện: Lãnh đạo phong CĐTD Kiểm soát, chỉ đạo CB CĐTD gửi tờ trình và các hồ sơ tài liệu làm căn cứ chấm điểm, xếp hạng khách hàng cho phòng QQRR để rà soát (đối với những khách hàng phải thẫm định rủi ro tín dụng độc lập) Kiểm tra nội dung tờ trình, ký trình lãnh đạo NHCV phê duyệt (trường hợp không phải thẩm định rủi ro tín dụng độc lập). Bước 9: Rà soát kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng (đói với nhũng khách hàng phải thẩm định rủi ro tín dụng độc lập) Người thực hiện: CB QLRR Căn cứ hồ sơ khách hàng do phòng CĐTD chuyển đến, thông tin từ các nguồn khác (nếu có), rà soát theo các nội dung: Thẩm định tính trung thực, hợp pháp, hợp lệ các thông tin làm căn cứ chấm điểm. Rà soát việc xác định các chỉ tiêu, mức điểm cho từng chỉ tiêu đảm bảo tuân thủ các qui định của quy trình này Rà soát việc xếp hạng khách hàng đảm bảo theo đúng quy định tại phụ luc 07.1 Lập báo cáo rà soát (theo phụ lục 10), trình lãnh đạo phòng QLRR. Trường hợp không nhất trí với kết quả của phòng CĐTD thì trong báo cáo phải nêu rõ những điểm chưa chính xác đẻ phòng CĐTD chỉnh sửa Người thực hiện: Lãnh đạo phòng QLRR Kiểm tra, rà soát, đè chỉnh (nếu có) và phê duyệt báo sáo rà soát do CB QLRR trình, chuyển cho phòng CĐTD chỉnh sửa Bước 10: Hoàn thiện hồ sơ kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng (đối với những khách hàng phait thẫm định rủi ro tín dụng độc lập). CB C Đ TD tiếp nhận kết quả rà soát của phong QLRR, hoàn thiện hồ sơ chấm điểm, xếp hạng khách hàng. Lãnh đạo phòng CĐTD kiểm soát, phê duyệt hồ sơ chấm điểm, xếp hạng khách hàng, trình lãnh đạo NHCV phê duyệt. Bước 11: Phê duyệt kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng. Người thực hiện: Lãnh đạo NHCV Trên cơ sở tờ trình báo cáo kết quả của phòng CĐTD và báo cáo rà soát của phòng QLRR (nếu có), kiểm tra, phê duyệt kết quả CĐTD và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp/HTX. Bước 12: Cập nhật dữ liệu, lưu trữ hồ sơ Người thực hiện: CB CĐTD Sau khi tờ trình được phê duyệt, tiến hành cập nhật kết quả C Đ TD và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp/HTX chính thức vào hệ thống thông tin tín dụng của ngân hàng. Lưu trữ toàn bộ các hồ sơ, giấy tờ liên quan đén việc chấm điểm vào hồ sơ tín dụng chung. 3) Thực tiễn chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp: CHAÁM ÑIEÅM VAØ XEÁP HAÏNG CTY COÅ PHAÀN FAHASHA VIEÄT NAM Ngöôøi ñaïi dieän : Oâng Hoaøng Phan Taán; Chöùc vuï : Chuû tòch HÑQT Ñòa chæ : Thò Traán Höông Canh, Huyeän Bình Xuyeân, tænh Vónh Phuùc. Voán ñieàu leä : 106,202 tyû ñoàng. Giaáy chöùng nhaän ñaàu tö soá : 191033000044 do UBND tænh Vónh Phuùc caáp ngaøy 29/06/2007 Ngaønh ngheà saûn xuaát kinh doanh : - Saûn xuaát vaø kinh doanh caùc Saûn phaåm thöùc aên gia suùc vaø thöùc aên thuyû saûn. -Toå chöùc traïi gia coâng chaên nuoâi vaø saûn xuaát con gioáng gia suùc, gia caàm. - Toå chöùc maïng löôùi traïi gia coâng chaên nuoâi gia suùc, gia caàm. - Toå chöùc hoaït ñoäng thueâ gia coâng gieát moå gia suùc, gia caàm. Phuï luïc 03. BAÛNG CHAÁM ÑIEÅM QUI MOÂ DOANH NGHIEÄP STT TIEÂU CHÍ TRÒ SOÁ ÑIEÅM 1 Nguoàn voán kinh doanh 507.41 tyû ñoàng 30 2 Lao ñoäng 276 ngöôøi 6 3 Doanh thu thuaàn 2.144 tyû ñoàng 40 4 Noäp ngaân saùch 7.82 tyû ñoàng 12 TOÅNG COÄNG 88 Xeáp loaïi qui moâ : ÑIEÅM QUI MOÂ 88 Loaïi 1 BAÛNG THOÂNG SOÁ STT CHÆ TIEÂU 2008 2009 1 Taøi saûn ngaén haïn 357.793 638.581 2 Nôï ngaén haïn 159.103 460.149 3 Nôï daøi haïn ñeán haïn 64.285 97.916 4 Nôï ngaén haïn + Nôï daøi haïn ñeán haïn 223.388 558.065 5 Tieàn 126.075 199.984 6 Ñaàu tö TC ngaén haïn 47.704 7 Caùc khoaûn phaûi thu ngắn hạn 7.768 27.559 8 Phaûi thu khoù ñoøi 9 TS coù tính loûng cao 133.843 275.247 10 Giaù voán haøng baùn 1.548.925 1.793.095 11 Haøng toàn kho ñaàu kyø 309.349 211.916 12 Haøng toàn kho cuoái kyø 211.916 344.207 13 Haøng toàn kho bình quaân 260.633 278.062 14 G/trị caùc khoaûn phaûi thu TM ñaàu kyø 11.203 5.812 15 G/trị caùc khoaûn phaûi thu TM cuoái kyø 5.812 25.580 16 G/trị caùc khoaûn phaûi thu TM BQ 8.508 15.696 17 Doanh thu thuaàn kyø tröôùc 1.078.592 1.862.574 18 Doanh thu thuaàn kyø hieän taïi 1.862.574 2.144.562 19 Soá ngaøy trong naêm 360 360 20 Toång TS ñaàu kyø 640.673 21 Toång TS cuoái kyø 640.673 1.065.474 22 Toång TS bình quaân 320.337 853.074 23 Nôï phaûi traû 223.388 558.066 24 Nguoàn voán chuû sôû höõu ñaàu kyø 224.089 417.284 25 Nguoàn voán chuû sôû höõu cuoái kyø 417.284 507.408 26 Nguoàn voán chuû sôû höõu bình quaân 320.687 462.346 27 Nôï quaù haïn 28 Nôï vay ngaén haïn 39.456 278.861 29 Nôï vay daøi haïn 34.400 60.475 30 Toång dö nôï vay 73.856 339.336 31 Toång thu nhaäp tröôùc thueá 194.352 211.697 32 Chi phí traû laõi vay 22.398 18.558 33 LNTT vaø C.phí traû laõi vay 216.750 230.255 34 Nôï goác phaûi traû 457.011 1.002.875 35 Nôï goác phaûi traû vaø C.phí traû laõi vay 479.409 1.021.433 36 Lôïi nhuaän thuaàn 186.302 203.881 37 Tieàn vaø caùc khoaûn töông ñöông tieàn cuoái kyø 126.075 199.984 38 Löu chuyeån tieàn thuaàn töø h. ñoäng KD 292.762 108.602 39 Tieàn traû nôï goác vay 457.011 1.002.875 40 Tieàn traû nôï thueâ taøi chính 41 LN töø HÑKD kyø tröôùc 114.923 194.111 42 LN töø HÑKD kyø hieän taïi 194.111 209.208 43 G/trị caùc khoaûn phaûi traû TM ñaàu kyø 92.109 92.103 44 G/trị caùc khoaûn phaûi traû TM cuoái kyø 92.103 137.535 45 G/trị caùc khoaûn phaûi traû TM BQ 92.106 114.819 46 LN goäp töø baùn haøng (D. thu - chi phí haøng baùn 313.648 351.466 (CPSX, CP mua haøng)) 47 LN thuaàn töø HÑ KD 194.111 209.208 48 Thueá thu nhaäp 8.062 7.753 49 KHCB 14.510 17.686 50 TSCÑ 278.172 406.318 51 TS daøi haïn 282.880 426.893 52 Nôï daøi haïn 64.285 97.916 Phuï luïc 04. CHAÁM ÑIEÅM CAÙC CHÆ SOÁ TAØI CHÍNH CHÆ TIEÂU NOÄI DUNG SỐ LiỆU 2008 SỐ LiỆU 2009 QUI MOÂ LÔÙN TRỌNG SỐ ĐIỂM Chæ tieâu thanh khoaûn 3,09 1,99 120 0,16 9,6 Khaû naêng thanh toaùn ngaén haïn Taøi saûn ngaén haïn / Nôï ngaén haïn 2,25 1,39 60 8% 4,8 Khaû naêng thanh toaùn nhanh TS coù tính loûng cao / nôï ngaén haïn 0,84 0,60 60 8% 4,8 Chæ tieâu hoaït ñoäng 13,40 11,60 300 0,3 30 Voøng quay haøng toàn kho GVHB / Haøng toàn kho BQ 5,94 6,45 100 10% 10 Kyø thu tieàn bình quaân (Giaù trò caùc khoaûn p/thu TM BQ /DTT) * 360 1,64 2,63 100 10% 10 Doanh thu thuaàn / Toång TS DTT / Toång TS BQ 5,81 2,51 100 10% 10 Chæ tieâu caân nôï 0,88 1,62 260 0,3 26 Nôï phaûi traû / Toång TS Nôï phaûi traû / Toång TS 35% 52% 60 10% 6 Nôï phaûi traû / NVCSH Nôï phaûi traû / NVCSH 54% 110% 100 10% 10 Nôï quaù haïn / Toång dö nôï NH NQH / Toång dö nôï NH 0% 0% 100 10% 10 Chæ tieâu thu nhaäp 1,32 0,80 300 0,24 24 Toång t/nhaäp tröôùc thueá / d/thu Toång TNTT /DTT 10% 10% 100 8% 8 Toång t/nhaäp tr/thueá / toång TS Toång TNTT/Tổng TSBQ 61% 25% 100 8% 8 Toång t/nhaäp tr/thueá / NVCSH Toång TNTT/NVCSH BQ 61% 46% 100 8% 8 Toång coäng 89,6 CHAÁM ÑIEÅM CAÙC TIEÂU CHÍ PHI TAØI CHÍNH Phuï luïc 05.1: Chaám ñieåm TD theo tieâu chí LCTT (Khaùch haøng khoâng coù baùo caùo LCTT bò chaám ñieåm 0) STT CHÆ TIEÂU NOÄI DUNG SOÁ LIEÄU 2008 SOÁ LIEÄU 2009 ÑIEÅM 1 Heä soá khaû naêng traû laõi (LN tröôùc thueá + C/phí traû laõi vay)/C/phí traû laõi vay 9,7 12,4 20 2 Heä soá khaû naêng traû nôï goác Löu chuyeån tieàn thuaàn töø h. ñoäng KD/(traû nôï goác vay + traû nôï thueâ taøi chính) 0,64 0,11 8 3 Xu höôùng cuûa LCTT thuaàn trong quaù khöù 88.286 76.162 8 LN thuaàn 4 Traïng thaùi LCTT thuaàn töø hoaït ñoäng KD 292.762 108.602 12 186.302 203.881 5 LCTT thuaàn töø HÑKD/DTT LCTT thuaàn töø HÑKD/DTT 15,7% 5,1% 4 TOÅNG 52 Phuï luïc 05.2 : Chaám ñieåm tín duïng theo tieâu chí naêng löïc vaø kinh nghieäm quaûn lyù STT CHÆ TIEÂU ÑIEÅM 1 Kinh nghieäm cuûa ngöôøi ñöùng ñaàu ñieàu haønh doanh nghieäp 16 ( Toång giaùm ñoác hoaëc phoù toång giaùm ñoác chuyeân traùch) trong ngaønh vaø lónh vöïc kinh doanh cuûa phöông aùn/döï aùn xin caáp tín duïng 2 Kinh nghieäm cuûa ngöôøi ñöùng ñaàu ñieàu haønh doanh nghieäp 16 ( Toång giaùm ñoác hoaëc phoù toång giaùm ñoác chuyeân traùch) trong hoaït ñoäng ñieàu haønh 3 Moâi tröôøng kieåm soaùt noäi boä 16 4 Naêng löïc ñieàu haønh cuûa ngöôøi ñöùng ñaàu tröïc tieáp quaûn lyù 16 5 Tính khaû thi cuûa phöông aùn kinh doanh vaø döï toaùn taøi chính 16 TOÅNG 80 Phuï luïc 05.2 : Chaám ñieåm tín duïng theo tieâu chí naêng löïc vaø kinh nghieäm quaûn lyù STT CHÆ TIEÂU ÑIEÅM 1 Kinh nghieäm cuûa ngöôøi ñöùng ñaàu ñieàu haønh doanh nghieäp 16 ( Toång giaùm ñoác hoaëc phoù toång giaùm ñoác chuyeân traùch) trong ngaønh vaø lónh vöïc kinh doanh cuûa phöông aùn/döï aùn xin caáp tín duïng 2 Kinh nghieäm cuûa ngöôøi ñöùng ñaàu ñieàu haønh doanh nghieäp 16 ( Toång giaùm ñoác hoaëc phoù toång giaùm ñoác chuyeân traùch) trong hoaït ñoäng ñieàu haønh 3 Moâi tröôøng kieåm soaùt noäi boä 16 4 Naêng löïc ñieàu haønh cuûa ngöôøi ñöùng ñaàu tröïc tieáp quaûn lyù 16 5 Tính khaû thi cuûa phöông aùn kinh doanh vaø döï toaùn taøi chính 16 TOÅNG 80 Phuï luïc 05.3 : Chaám ñieåm tín duïng theo tieâu chí tình hình vaø uy tín giao dòch vôùi NH STT CHÆ TIEÂU ÑIEÅM 1 Lòch söû traû nôï (goác + laõi)trong 12 thaùng vöøa qua taïi NHCT 10 2 Soá laàn cô caáu laïi nôï (goác + laõi)trong 12 thaùng vöøa qua taïi NHCT 10 3 Tình hình nôï quaù haïn trong 12 thaùng vöøa qua taïi NHCT 10 4 Tyû troïng ( nôï caàn chuù yù + nôï xaáu) /toång dö nôï hieän taïi taïi NHCT 10 5 NHCT phaûi traû thay cho khaùch haøng caùc cam keát ngoaïi baûng  10 (thö tín duïng, baûo laõnh, caùc cam keát khaùc) 6 Tình hình cung caáp baùo caùo taøi chính vaø caùc thoâng tin caàn thieát khaùc.. 10 7 Thôøi gian quan heä tín duïng vôùi NHCT 8 8 Tyû troïng soá dö TG BQ thaùng/ dö nôï BQ thaùng cuûa KH taïi NHCT trong 12 10 9 Möùc ñoä KH söû duïng caùc dòch vuï (TG, t/toaùn, ngoaïi hoái, LC) cuûa NHCT 8 10 T/hình q/heä TD vôùi caùc toå chöùc TD khaùc trong 12 thaùng vöøa qua 8 TOÅNG 94 Phuï luïc 05.4 : Chaám ñieåm tín duïng theo tieâu chí moâi tröôøng kinh doanh STT CHÆ TIEÂU ÑIEÅM 1 Trieån voïng ngaønh  16 2 Uy tín, thöông hieäu cuûa KH/SP chính cuûa KH 16 3 Vò theá caïnh tranh (cuûa d/nghieäp/ hôïp taùc xaõ) 16 4 Raøo caûn gia nhaäp thò tröôøng ( ngaønh ngheà KD chính cuûa DN) ñ/v caùc DN 16 5 Chính saùch cuûa Chính phuû, nhaø nöôùc ñ/v ngaùnh KD chính cuûa DN, HTX 16 TOÅNG 80 Phuï luïc 05.5 : Chaám ñieåm tín duïng theo tieâu chí caùc ñaëc ñieåm hoaït ñoäng khaùc STT CHÆ TIEÂU ÑIEÅM 1 Ña daïng hoaù caùc h.ñoäng theo : ngaønh, thò tröôøng, vò trí ñòa lyù 16 2 Söï phuï thuoäc vaø quan heä vôùi caùc nhaø cung caáp ñaàu vaøo 20 3 Söï phuï thuoäc vaø quan heä vôùi thò tröôøng ñaàu ra 16 4 Lôïi nhuaän sau thueá cuûa Kh trong nhöõng naêm gaàn ñaây 20 5 Khaû naêng tieáp caän caùc nguoàn voán chính thöùc 20 TOÅNG 92 Phuï luïc 05.6 : Baûng troïng soá aùp duïng cho caùc tieâu chí phi taøi chính (töø phuï luïc 05.1 ñeán 05.5) STT TIEÂU CHÍ TROÏNG SOÁ ÑIEÅM Ñ x TS 1 Löu chuyeån tieàn teä 20% 52 10 2 Naêng löïc vaø k/ngh. q/lyù 33% 80 26 3 T/hình vaø uy tín giao dòch 33% 94 31 vôùi NHCT 4 Moâi tröôøng kinh doanh 7% 80 6 5 Caùc ñaëc ñieåm h.ñoäng khaùc 7% 92 6 TOÅNG 100% 398 80 Phuï luïc 06. TOÅNG HÔÏP ÑIEÅM VAØ XEÁP HAÏNG DOANH NGHIEÄP TROÏNG SOÁ ÑIEÅM Ñ x TS 1 Caùc chæ tieâu phi taøi chính 45% 80 36 2 Caùc chæ tieâu taøi chính 55% 89,6 49 TOÅNG 100% 169 85 Soá ñieåm ñaït ñöôïc Haïng 85 AA Nhaän xeùt : AA: Loaïi öu : Tình hình taøi chính laønh maïnh; Hoaït ñoäng hieäu quaû vaø oån ñònh; Quaûn trò toát; Trieån voïng phaùt trieån laâu daøi. Ñaïo ñöùc tín duïng toát. Möùc ñoä ruûi ro : Thaáp. III) Những hạn chế và giải pháp: NHỮNG HẠN CHẾ TỒN TẠI CẦN KHẮC PHỤC Đối với hạng mục chấm điểm XHTD tại Vietinbank, tỷ số Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ ngắn hạn đang được xếp vào nhóm chỉ tiêu cân nợ trong bảng chấm điểm các chỉ tiêu tài chính. Điều này sẽ không phản ánh chính xác sức khỏe tài chính của Doanh Nghiệp. Chỉ tiêu này không nên được xếp sang nhóm các chỉ tiêu Vay nợ và Chi phí trả nợ, hoặc xếp sang nhóm các chỉ tiêu Phi tài chính. Xem xét các chỉ tiêu chấm điểm về vay nợ và chi phí trả lãi cũng cho thấy có sự trùng lắp với các chỉ tiêu tài chính khi sử dụng tỷ số Dư nợ ngắn hạn so với Chủ sở hữu. Ngoài ra các nhóm chỉ tiêu chấm điểm Phi tài chính hiện đang sử dụng: số năm kinh nghiệm của Giám Đốc, năng lực của người điều hành… chưa thật sát lắm với việc phản ánh xu hướng khó khăn dẫn đến nguy cơ vỡ nợ của Doanh Nghiệp, suy ra kết quả dễ sai lệch so với thực tế. Cũng có những chỉ tiêu vượt quá năng lực của Doanh Nghiệp trong đánh giá nguy cơ mất khả năng thanh toán nợ vay như hệ số khả năng trả nợ gốc từ thu nhập thuần nếu như Doanh Nghiệp vay Vốn lưu động thì không phù hợp ( nguồn trả nợ gốc khoản vay Ngắn Hạn bổ sung Vốn lưu động được bố trí chủ yếu từ Doanh thu ). Độ tin cậy của các Báo Cáo Tài Chính chưa cao, vì vậy khó khăn cho Ngân hàng trong việc phân tích XHTN DN. Công việc thu thập từ dữ liệu chưa tốt, nhân viên thẩm định dựa vào số liệu khách hàng cung cấp quan tâm đến các nguồn thanh toán khác : cơquanthuế, ngân hàng khác.. 2) GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC: Xây dựng, hoàn thiện chính sách, quy trình thẩm định tín dụng. Để đảm bảo thực hiện đúng các quy định liên quan của Nhà nước đến công tác tín dụng ĐTPT đòi hỏi VTB phải thường xuyên cập nhật, hệ thống hoá và hoàn thiện các quy trình thẩm định, tín dụng cho phù hợp. Hoàn thiện cơ chế phân cấp và uỷ quyền: việc phân cấp và uỷ quyền phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật và chế độ của NH về hoạt động tín dụng, đảm bảo an toàn, chất lượng và hiệu quả; phải xác định quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm của các cấp điều hành trong hoạt động tín dụng; và phải phù hợp với đặc điểm của từng đơn vị, phù hợp với năng lực của người được phân cấp, uỷ quyền. Để đạt được mục tiêu trên có thể căn cứ vào các tiêu chí như năng lực của Chi nhánh (Ban lãnh đạo, cán bộ tín dụng, dư nợ, tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh…); mức độ rủi ro của các dự án (số vốn vay, thời gian vay, địa bàn, ngành nghề…); phân chia thẩm quyền quyết định cho vay của các cấp (Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Hội đồng tín dụng, Giám đốc Chi nhánh)… Hoàn thiện bộ máy quản lý rủi ro. Để hạn chế rủi ro trong thẩm định tín dụng, VTB phải xây dựng và hoàn thiện bộ máy QLRR phù hợp với thông lệ quốc tế, trong đó quan trọng nhất là hình thành bộ phận QLRR ở hội sở chính và ở các Chi nhánh. Mô hình QLRR có thể bao gồm: Uỷ ban QLRR trực thuộc Hội đồng quản lý; Ban QLRR thuộc cơ quan điều hành ở Trung ương và Phòng QLRR tại các Chi nhánh. Trong đó, bộ phận QLRR phải hoạt động theo nguyên tắc không tham gia vào quá trình tạo ra rủi ro. Xây dựng và áp dụng hệ thống giới hạn tín dụng để hạn chế RRTD, VTB cần xây dựng và áp dụng hệ thống giới hạn tín dụng đối với một dự án; giới hạn cho vay đối với một khách hàng và một nhóm khách hàng liên quan theo quy định tại Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN; giới hạn cho vay đối với từng ngành nghề, lĩnh vực; khu vực địa lý. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định năng lực chủ đầu tư, thẩm định dự án vay vốn.Công tác thẩm định cần được thay đổi căn bản trên cơ sở việc quản lý tín dụng theo khách hàng chứ không phải chỉ quản lý theo dự án. Để nâng cao chất lượng thẩm định, cần bố trí cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực, kinh nghiệm trong công tác thẩm định, thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận và khoá học về thẩm định dự án để cập nhật thông tin, cách thức thẩm định. Đồng thời khi thẩm định cần chú trọng công tác thu thập, xử lý thông tin về dự án, khoản vay; áp dụng các chỉ tiêu thẩm định như NPV, IRR, phân tích độ nhạy… và cần đặc biệt lưu ý việc thẩm định năng lực, uy tín, khả năng tài chính của khách hàng/chủ đầu tư… Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ chặt chẽ. Hệ thống này là một phương pháp chấm điểm nhất quán dựa trên các chỉ số tài chính và các nhân tố phi tài chính trong hoàn cảnh thực tế hiện tại của ngân hàng theo các loại hình khách hàng khác nhau nhằm đánh gía rủi ro liên quan đến khách hàng vay. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tối thiểu phải bao gồm: + Các cơ sở pháp lý liên quan đến thành lập và ngành nghề kinh doanh của khách hàng. + Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp liên quan đến tình hình kinh doanh, tài chính, tài sản, khả năng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. + Uy tín với các TCTD đã giao dịch trước đây + Các tiêu chí đánh giá khách hàng chi tiết, cụ thể, có hệ thống (đánh giá yếu tố ngành nghề, địa phương) trên cơ sở đó xếp hạng cụ thể đối với khách hàng. Kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ là cơ sở để VTB xác định giới hạn tín dụng, xác định các điều kiện tín dụng thích hợp với khách hàng; tiến hành phân loại nợ và trích lập DPRR theo quy định. Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra nội bộ. Để hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ thì công việc này cần phải tiến hành theo hướng tổ chức lại bộ máy và hoạt động của Ban kiểm soát và Ban kiểm tra nội bộ (KTNB) tại hội sở chính. Phòng (tổ) KTNB tại chi nhánh qua việc đan xen giữa quản lý theo chiều ngang và quản lý theo chiều dọc. Đồng thời để công tác KTNB tại chi nhánh đạt hiệu quả cao thì cần phải: + Tăng cường lực lượng cán bộ cho hệ thống KTNB + Chuyên môn hoá, chuyên nghiệp hoá KTNB + Đổi mới cách thức kiểm ta và phải có chính sách đãi ngộ thoả đáng đối với cán bộ KTNB Xây dựng, hoàn thiện hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro. Để có thể triển khai có hiệu quả các biện pháp nhằm thu thập thông tin, hạn chế rủi ro thì VTB phải xây dựng và không ngừng hoàn thiện hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro thông qua việc tăng cường thu thập thông tin về khách hàng, dự án, thông tin về kinh tế -  xã hội; ngành hàng, thị trường … thông qua các kênh thông tin khách nhau; đồng thời phải sàng lọc, xử lý và lưu trữ thông tin cho khoa học, và phải tăng cường đầu tư nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, các phần mềm nghiệp vụ và khẩn trương thực hiện tốt các thanh toán cho khách hàng. Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng về năng lực chuyên và đạo đức nghề nghiệp. Để có thể tạo dựng nguồn nhân lực đủ mạnh, đáp ứng được yếu cầu nhất là trong công tác quản lý, VTB phải tập trung giải quyết một số nhiệm vụ trọng tâm: chuẩn hoá đội ngũ cán bộ tín dung; có chính sách đào tạo và đại ngộ hợp lý thông qua chế độ tiền lương, tiền thưởng, chế độ đào tạo, cơ hội thăng tiến… đối với những cán bộ làm công tác tín dụng, thẩm định, QLRR. Đồng thời, VTB cũng cần phải ban hành qui định liên quan đến vấn đề trách nhiệm cá nhân (nhất là trách nhiệm vật chất) trong việc để xaỷ ra rủi ro gây tổn thất về tài sản cho ngân hàng. Đưa ra những kiến nghị cấp thiết với các đơn vị hữu quan + Kiến nghị Bộ Tài Chính hoàn thiện chuẩn mực kế toán Việt Nam vì kết qủa phân tích XHTD chịu ảnh hưởng nhiều bởi các chuẩn mực kế toán mà một quốc gia đang áp dụng. Chẳng hạn như những tiêu chuẩn quan trọng trong đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp như: các chuẩn mực kế toàn về nợ, các khoản phải thu, hàng tồn kho, tiêu chuẩn công nhận chi phí, doanh thu. Do đó trong thời gian tới Bộ tài chính cần tiếp tục hoàn thiện các quy định và chuẩn mực kế toán của Việt Nam theo các tiêu chuẩn quốc tế nhằm tạo điều kiện cho các NHTM trong công các xếp hạng doanh nghiệp + Kiến nghị Tổng cục thống kê về xây dựng các chỉ tiêu tài chính trung bình ngành vì đây là tiêu chuẩn rất quan trọng trong đánh giá XHTD doanh nghiệp của các NHTM. Ngân hàng sẽ so sánh các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp với chỉ tiêu trung bình ngành để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp lành mạnh hay yếu kém. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có nhưng nghiên cứu thống kê đầy đủ và có độ tin cậy cao về các chỉ số tài chính trung bình ngành để có thể làm tiêu chuẩn trong phân tích và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Do đó trong thời gian tới Tổng cục thống kê cần thực hiện các nghiên cứu và đưa ra hệ thống chỉ số trung bình ngành có độ tin cậy cao, đồng thời phải liên tục cập nhật các chỉ tiêu theo tình hình kinh tế chung. Điều này không nhưng tạo thuận lợi cho Ngân hàng trong việc XHTD mà còn tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong phân tích tài chính để cải thiện hiệu quả quản lý của doanh nghiệp mình. + Kiến nghị với Ngân Hàng Nhà Nước: Phát huy tối đa hiệu quả cung cấp thông tin của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) vì CIC là đầu mối cung cấp thông tin tín dụng rất quan trọng cho các NHTM trong việc đánh giá rủi ro khách hàng. Tuy nhiên thực tế thời gian qua cho thấy nguồn thông tin mà CIC cung cấp chỉ mang tính thống kê, hoàn toàn chưa đáp ứng nhu cầu lớn về thông tin cập nhật và thông tin cảnh báo. Do đó trong thời gian tới Ngân hàng nhà nước cần phối hợp nhiều hơn với các cơ quan chức năng như: thuế, thống kê, bộ thương mại … để cung cấp cho các NHTM các thông tin mới nhất về tình hình phát triển ngành cũng như tình hình hoạt động các doanh nghiệp trong ngành Ngân hàng nhà nước cần có những quy định bắt buộc các NHTM cung cấp đầy đủ các thông tin và số liệu của khách hàng vay vốn tại Ngân hàng mình để trung tâm có thể kịp thời cung cấp những thông tin cảnh báo rủi ro cho các NHTM. KẾT LUẬN: Đề tài này đã giải quyết được các vấn đề sau : a) Đề tài đã phân tích và đánh giá được thực trạng hệ thống XHTD đang áp dụng tại VietinBankk, qua đó cho thấy những hạn chế còn tồn tại cần sửa đổi bổ sung nhằm phù hợp với những biến động quá nhanh của điều kiện môi trường kinh doanh hiện nay. b) Nghiên cứu này cũng đã đưa thêm được những kiến nghị về các biện pháp hỗ trợ cần thiết để hệ thống xếp hạng tín dụng của VietinBank phát huy hiệu quả. Nhìn chung thì mô hình XHTD do đề tài nghiên cứu đã đáp ứng được yêu cầu quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel II và Điều 7 của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng Và dù thế nào đi nữa hiện tại Vietinbank đã và đang làm rất tốt trong những vấn đề tín dụng nhờ quy trình xếp hạng doanh nghiệp của mình. Và mong rằng trong tương lai, khi nền kinh tế ngày càng phát triển, trong một thị trường sôi động, nhu cầu vốn ngày càng gia tăng thì hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp sẽ ngày càng phát huy vai trò của nó.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXếp hạng tín dụng các doanh nghiệp tại Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.doc
Luận văn liên quan