ĐỀ TÀI : XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TUMƠRÔNG -TỈNH KON TUM
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thắm.
Lớp: Kinh tế phát triển 10A.
Trường: Đại học Kinh tế Đà Nẵng-Đại học Đà Nẵng
Giáo viên hướng dẫn: Huỳnh Viết Thiên Ân
PHẦN I : CÁC VẤN ĐỀ VỀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO.
1.1 Khái niệm và các chỉ tiêu đánh giá đói nghèo.
1.1.1 Các khái niệm về nghèo đói.
*Nghèo đói là gì? Nghèo đói đã và đang tồn tại như là một thách thức lớn đối với sự phát triển của xã hội loài người. Ngày nay, một phần tư thế giới đang sống trong cùng cực của nghèo khổ, không đủ khả năng đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người; hàng triệu người khác cũng có cuộc sống ngấp nghé ranh giới của sự tồn tại tình trạng nghèo đói. Vậy bản chất của nghèo đói là gì?
Khái niệm nghèo đói được nêu ra tại hội nghị bàn về xoá đói giảm nghèo (XĐGN) do Uỷ ban Kinh tế – Xã hội Khu vực Châu Á Thái Bình Dương (viết tắt là ESCAP) tổ chức tại Băng Cốc – Thái Lan vào tháng 9 năm 1993: “Đói nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận, tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế -xã hội và phong tục tập quán của từng địa phương”.
Nghèo diễn tả sự thiếu cơ hội để có thể sống một cuộc sống tương ứng với các tiêu chuẩn tối thiểu nhất định. Thước đo các tiêu chuẩn này và các nguyên nhân dẫn đến nghèo nàn thay đổi tùy theo địa phương và theo thời gian. Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa nghèo theo thu nhập, theo đó một người là nghèo khi thu nhập hàng năm ít hơn một nửa mức thu nhập bình quân trên đầu người hàng năm (Per Capita Incomme, PCI) của quốc gia.
Đói là tình trạng không đảm bảo lượng lương thực tối thiểu để đảm bảo cho cuộc sống trong một giai đoạn, một thời gian nhất định.
Nghèo tương đốiTrong những xã hội được gọi là thịnh vượng, nghèo được định nghĩa dựa vào hoàn cảnh xã hội của cá nhân. Nghèo tương đối có thể được xem như là việc cung cấp không đầy đủ các tiềm lực vật chất và phi vật chất cho những người thuộc về một số tầng lớp xã hội nhất định so với sự sung túc của xã hội đó.
Nghèo tương đối có thể là khách quan, tức là sự hiện hữu không phụ thuộc vào cảm nhận của những người trong cuộc. Người ta gọi là nghèo tương đối chủ quan khi những người trong cuộc cảm thấy nghèo không phụ thuộc vào sự xác định khách quan. Bên cạnh việc thiếu sự cung cấp vật chất (tương đối), việc thiếu thốn tài nguyên phi vật chất ngày càng có tầm quan trọng hơn. Việc nghèo đi về văn hóa-xã hội, thiếu tham gia vào cuộc sống xã hội do thiếu hụt tài chính một phần được các nhà xã hội học xem như là một thách thức xã hội nghiêm trọng.
Ranh giới nghèo tương đốiRanh giới cho nạn nghèo tương đối dựa vào nhiều số liệu thống kê khác nhau cho một xã hội. Một con số cho ranh giới của nạn nghèo được dùng trong chính trị và công chúng là 50% hay 60% của thu nhập trung bình. Vì thế từ năm 2001 trong các nước thành viên của Liên minh châu Âu những người được coi là nghèo khi có ít hơn 60% trị trung bình của thu nhập ròng tương đương. Lý luận của những người phê bình cho rằng con số này trên thực tế cho biết rất ít về chuẩn mực cuộc sống của con người. Những ai hiện tại có ít hơn 50% của thu nhập trung bình thì cũng vẫn có ít hơn 50% của trung bình khi tất cả các thu nhập đều tăng gấp 10 lần. Vì thế những người đó vẫn còn là nghèo tương đối. Và khi những người giàu bỏ đi hay mất tiền của thì sẽ giảm trung bình của thu nhập đi và vì thế làm giảm thiểu nghèo tương đối trong một nước. Ngược lại nghèo tương đối sẽ tăng lên khi một người không nghèo có thể tăng được thu nhập ngay cả khi những người có thu nhập khác vẫn không có thay đổi. Người ta còn phê bình là ranh giới nghèo trộn lẫn vấn đề nghèo với vấn đề phân bố thu nhập. Vì một sự phân chia rõ ràng giữa nghèo và giàu trên thực tế không có nên khái niệm ranh giới nguy cơ nghèo cũng hay được dùng cho ranh giới nghèo tương đối.
Ngược với ranh giới nghèo tương đối, các phương án tính toán ranh giới nghèo tuyệt đối đã đứng vững. Các ranh giới nghèo tuyệt đối được tính toán một cách phức tạp bằng cách lập ra những giỏ hàng cần phải có để có thể tham gia vào cuộc sống xã hội.
Các ranh giới nghèo tương đối và nghèo tuyệt đối đều không có thể xác định được nếu như không có trị số tiêu chuẩn cho trước. Việc chọn lựa một con số phần trăm nhất định từ thu nhập trung bình và ngay cả việc xác định một giỏ hàng đều không thể nào có thể được giải thích bằng các giá trị tự do. Vì thế mà chúng được quyết định qua những quá trình chính trị.
Định nghĩa theo tình trạng sốngCái gọi là định nghĩa tình trạng sống lưu ý đến những khía cạnh khác ngoài thu nhập khi định nghĩa "nghèo con người", thí dụ như cơ hội đào tạo, mức sống, quyền tự quyết định, ổn định về luật lệ, khả năng ảnh hưởng đến những quyết định chính trị và nhiều khía cạnh khác. Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc cũng đã đưa ra chỉ số phát triển con người (tiếng Anh: human development index–HDI). Các chỉ thị cho HDI bao gồm tuổi thọ dự tính vào lúc mới sinh, tỷ lệ mù chữ, trình độ học vấn, sức mua thực trên đầu người và nhiều chỉ thị khác. Trong "Báo cáo phát triển thế giới 2000" Ngân hàng Thế giới đã đưa ra bên cạnh các yếu tố quyết định khách quan cho sự nghèo là những yếu tố chủ quan như phẩm chất và tự trọng.
1.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá nghèo đói
1.1.2.1 Chuẩn của Thế giới
Để có một cái nhìn tổng quan về các vấn đề của các nước đang phát triển, Robert McNamara, khi là giám đốc của Ngân hàng Thế giới, đã đưa ra khái niệm nghèo tuyệt đối. Ông định nghĩa khái niệm nghèo tuyệt đối như sau: "Nghèo ở mức độ tuyệt đối . là sống ở ranh giới ngoài cùng của tồn tại. Những người nghèo tuyệt đối là những người phải đấu tranh để sinh tồn trong các thiếu thốn tồi tệ và trong tình trạng bỏ bê và mất phẩm cách vượt quá sức tưởng tượng mang dấu ấn của cảnh ngộ may mắn của giới trí thức chúng ta."
Ngân hàng Thế giới xem thu nhập 1 đô la Mỹ/ngày theo sức mua tương đương của địa phương so với (đô la thế giới) để thỏa mãn nhu cầu sống như là chuẩn tổng quát cho nạn nghèo tuyệt đối. Trong những bước sau đó các trị ranh giới nghèo tuyệt đối (chuẩn) cho từng địa phương hay từng vùng được xác định, từ 2 đô la cho châu Mỹ La tinh và Carribean đến 4 đô la cho những nước Đông Âu cho đến 14,40 đô la cho những nước công nghiệp. (Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc.
1.1.2.2 Chuẩn của Việt nam qua các giai đoạn.
Ở nước ta, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực trong việc tổ chức thực hiện XĐGN đã đưa ra các mức xác định khác nhau về nghèo, đói tuỳ theo từng thời kỳ và từng vùng phát triển của đất nước.
Theo Quyết định số 1143/2000/QĐ-LĐTBXH ngày 01/11/2000 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, chuẩn nghèo của nước ta được xác định theo mức thu nhập bình quân bằng tiền của một người trong hộ gia đình ở từng vùng:
Vùng nông thôn miền núi, hải đảo là: 80.000đ/người /tháng.
Vùng nông thôn đồng bằng là: 100.000đ/người /tháng.
Vùng thành thị là: 150.000đ/người /tháng.
Theo Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 7/8/2005 của Thủ tướng Chính phủ, chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010 được xác định theo mức thu nhập bình quân bằng tiền của một người trong hộ gia đình ở từng khu vực:
Khu vực nông thôn: 200.000đ/người /tháng
Khu vực thành thị: 260.000đ/người /tháng
Theo Quyết định số 143/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27 tháng 9 năm 2001, trong đó phê duyệt "Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói và giảm nghèo giai đoạn 2001-2005", thì những hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn miền núi và hải đảo từ 80.000 đồng/người/tháng (960.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực nông thôn đồng bằng những hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người từ 100.000 đồng/người/tháng (1.200.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực thành thị những hộ có thu nhập bình quân đầu người từ 150.000 đồng/người/tháng (1.800.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.
Theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 8 tháng 7 năm 2005 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010 thì ở khu vực nông thôn những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000 đồng/người/tháng (2.400.000 đồng/người/năm)trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực thành thị những hộ có thu nhập bình quân từ 260.000 đồng/người/tháng (dưới 3.120.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.
Tiêu chuẩn nghèo tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2004 là thu nhập bình quân đầu người dưới 330.000 đồng/tháng hoặc 4.000.000 đồng/năm (tương ứng 284USD/năm thấp hơn tiêu chuẩn 360 USD/năm của quốc tế).
1.2 Các nguyên nhân dẫn đến nghèo đói
Những nguyên nhân chính dẫn đến nghèo được liệt kê ra là: chiến tranh, cơ cấu chính trị (thí dụ như chế độ độc tài, các quy định thương mại quốc tế không công bằng), cơ cấu kinh tế (phân bố thu nhập không cân bằng, tham nhũng, nợ quá nhiều, nền kinh tế không có hiệu quả, thiếu những nguồn lực có thể trả tiền được), thất bại quốc gia, tụt hậu về công nghệ, tụt hậu về giáo dục, thiên tai, dịch bệnh, dân số phát triển quá nhanh và không có bình đẳng nam nữ.
Yếu tố nguy hiểm chính cho sự nghèo tương đối là thất nghiệp và thiếu việc làm. Ngoài ra những yếu tố nguy hiểm khác là phân bố thu nhập quá mất cân bằng, thiếu giáo dục và bệnh tật mãn tính.
Cho đến thế kỷ 19 sự nghèo nàn phần lớn không được xem như là có nguyên nhân từ xã hội mà là do lỗi lầm cá nhân hay "trời muốn". Cùng với công nghiệp hóa và các tranh cãi chung quanh "câu hỏi xã hội" tại châu Âu, quan điểm cho rằng hiện tượng nghèo nàn phổ biến là kết quả của sự thất bại của thị trường và có thể được làm giảm thiểu bằng các biện pháp quốc gia. Thí dụ như ở Liên hiệp Anh, việc chống nghèo chính là khởi điểm của một chính sách xã hội hiện đại. Thế nhưng trong thời gian gần đây hiệu quả của việc chống nghèo bằng chính sách xã hội tại nhiều nước công nghiệp đã bị đặt câu hỏi vì nhiều hình thức nghèo mới xuất hiện.
Nạn nghèo ở Việt Nam và chương trình Xóa đói giảm nghèoTheo số liệu của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc ở Việt Nam, vào năm 2004 chỉ số phát triển con người của Việt Nam xếp hạng 112 trên 177 nước, chỉ số phát triển giới (tiếng Anh: Gender Development Index-GDI) xếp 87 trên 144 nước và chỉ số nghèo tổng hợp (tiếng Anh: Human Poverty Index-HPI) xếp hạng 41 trên 95 nước. Cũng theo số liệu của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc, vào năm 2002 tỷ lệ nghèo theo chuẩn quốc gia của Việt Nam là 12.9%, theo chuẩn thế giới là 29% và tỷ lệ nghèo lương thực (%số hộ nghèo ước lượng năm 2002) là 10.87%.
Có nhiều quan điểm về nguyên nhân gây ra nghèo đói ở Việt Nam nhưng nói chung nghèo đói ở Việt Nam có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan như sau:Nguyên nhân khách quan
*Nguyên nhân lịch sử, khách quan:
Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu vừa trải qua một cuộc chiến tranh lâu dài và gian khổ, cơ sở hạ tầng bị tàn phá, ruộng đồng bị bỏ hoang, bom mìn, nguồn nhân lực chính của các hộ gia đình bị sút giảm do mất mát trong chiến tranh, thương tật, hoặc phải xa gia đình để tham gia chiến tranh, học tập cải tạo trong một thời gian dài.
Chính sách nhà nước thất bại: sau khi thống nhất đất nước việc áp dụng chính sách tập thể hóa nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp và chính sách giá lương tiền đã đem lại kết quả xấu cho nền kinh tế vốn đã ốm yếu của Việt Nam làm suy kiệt toàn bộ nguồn lực của đất nước và hộ gia đình ở nông thôn cũng như thành thị, lạm phát tăng cao có lúc lên đến 700% năm.
Hình thức sở hữu: việc áp dụng chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu nhà nước và tập thể của các tư liệu sản xuất chủ yếu trong một thời gian dài đã làm thui chột động lực sản xuất.
Việc huy động nguồn lực nông dân quá mức, ngăn sông cấm chợ đã làm cắt rời sản xuất với thị trường, sản xuất nông nghiệp đơn điệu, công nghiệp thiếu hiệu quả, thương nghiệp tư nhân lụi tàn, thương nghiệp quốc doanh thiếu hàng hàng hóa làm thu nhập đa số bộ phận giảm sút trong khi dân số tăng cao.
Lao động dư thừa ở nông thôn không được khuyến khích ra thành thị lao động, không được đào tạo để chuyển sang khu vực công nghiệp, chính sách quản lý bằng hộ khẩu đã dùng biện pháp hành chính để ngăn cản nông dân di cư, nhập cư vào thành phố.
Thất nghiệp tăng cao trong một thời gian dài trước thời kỳ đổi mới do nguồn vốn đầu tư thấp và thiếu hệu quả vào các công trình thâm dụng vốn của Nhà nước.
1.2.2 Nguyên nhân chủ quan
Sau 20 năm đổi mới đến năm 2005 kinh tế đã đạt được một số thành tựu nhưng số lượng người nghèo vẫn còn đông, có thể lên đến 26% (4,6 triệu hộ) do các nguyên nhân khác như sau:
Sai lệch thống kê: do điều chỉnh chuẩn nghèo của Chính phủ lên cho gần với chuẩn nghèo của thế giới (1USD/ngày) cho các nước đang phát triển làm tỷ lệ nghèo tăng lên.
Việt Nam là nước nông nghiệp đến năm 2004 vẫn còn 74,1% dân sống ở nông thôn trong khi tỷ lệ đóng góp của nông nghiệp trong tổng sản phẩm quốc gia thấp. Hệ số Gini là 0,42 và hệ số chênh lệch là 8,1 nên bất bình đẳng cao trong khi thu nhập bình quân trên đầu người còn thấp.
Người dân còn chịu nhiều rủi ro trong cuộc sống, sản xuất mà chưa có các thiết chế phòng ngừa hữu hiệu, dễ tái nghèo trở lại như: thiên tai, dịch bệnh, sâu hại, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, thất nghiệp, rủi ro về giá sản phẩm đầu vào và đầu ra do biến động của thị trường thế giới và khu vực như khủng hoảng về dầu mỏ làm tăng giá đầu vào, rủi ro về chính sách thay đổi không lường trước được, rủi ro do hệ thống hành chính kém minh bạch, quan liêu, tham nhũng.
Nền kinh tế phát triển không bền vững, tăng trưởng tuy khá nhưng chủ yếu là do nguồn vốn đầu tư trực tiếp, vốn ODA, kiều hối, thu nhập từ dầu mỏ trong khi nguồn vốn đầu tư trong nước còn thấp. Tín dụng chưa thay đổi kịp thời, vẫn còn ưu tiên cho vay các doanh nghiệp nhà nước có hiệu quả thấp, không thế chấp, môi trường sớm bị hủy hoại, đầu tư vào con người ở mức cao nhưng hiệu quả còn hạn chế, số lượng lao động được đào tạo đáp ứng nhu cầu thị trường còn thấp, nông dân khó tiếp cận tín dụng ngân hàng nhà nước,
Ở Việt Nam, sự nghèo đói và HIV/AIDS tiếp tục phá hủy từng kết cấu của tuổi thơ. Các em không được thừa hưởng quyền có một tuổi thơ được thương yêu, chăm sóc và bảo vệ trong mái ấm gia đình hoặc được khích lệ phát triển hết khả năng của mình. Khi trưởng thành và trở thành cha mẹ, đến lượt con cái các em có nguy cơ bị tước đoạt các quyền đó vì các hiểm họa đối với tuổi thơ lặp lại từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Sự chênh lệch lớn giữa các vùng miền, thành thị và nông thôn, giữa các dân tộc cao.
Môi trường sớm bị hủy hoại trong khi đa số người nghèo lại sống nhờ vào nông nghiệp.
Hiệu năng quản lý chính phủ thấp.
52 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3257 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xoá đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Tumơrông - Tỉnh Kon Tum, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.960.000 đồng).
+ Hỗ trợ văn hóa: kinh phí giao cho các xã là 22 triệu đồng (2 triệu đồng/xã).
+ Trợ giúp pháp lý: kế hoạch giao 22 triệu đồng, (2 triệu đồng/01 xã)
+ Hỗ trợ vệ sinh môi trường: kế hoạch giao là 230 triệu đồng (1 triệu đồng/01 hộ thuộc diện được hỗ trợ).
- Duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng các công trình thuộc chương trình 135: Tổng kinh phí 502 triệu đồng, để duy tu sửa chữa 11 công trình tại 11 xã trên địa bàn huyện.
* Chương trình khuyến nông và dịch vụ nông - lâm nghiệp: Tổng kinh phí: 440,348 triệu đồng (Nguồn TW: 243,94 triệu đồng; Nguồn tỉnh: 41,568 triệu đồng; Nguồn huyện: 154,84 triệu đồng). Hoạt động của dự án:
- Tập huấn thuộc chương trình hỗ trợ khuyến nông người nghèo: Tập huấn kỹ thuật trồng và thâm canh lúa nước (quy mô: 02 lớp, địa điểm: xã Đăk Na, kinh phí: 2,025 triệu đồng, số người tham dự: 50 người). Tập huấn kỹ thuật trồng thâm canh cây cà phê Catimo (quy mô: 01 lớp, địa điểm: xã Đăk hà, kinh phí: 0,95 triệu đồng, số người tham dự: 30 người). Tập huấn kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc bò sinh sản(quy mô: 01 lớp, địa điểm xã Tu Mơ Rông, kinh phí: 1,015 triệu đồng).
- Mô hình trình diễn: Mô hình hỗ trợ mầm giống sâm Ngọc linh (quy mô: 5.000 mầm, địa điểm: xã Ngọc Lây, kinh phí: 50.000.000đồng, số hộ tham gia: 10 hộ). Mô hình vườn ươm hỗ trợ giống cây cà phê catimo quy mô: 9,9ha, với 49.500 mầm, địa điểm: xã Đăk Hà (3ha), xã Măng Ri (2ha) và xã Ngọc Lây (4,9ha), kinh phí: 73,377 triệu đồng, số hộ tham gia: 58 hộ). Mô hình trồng đót (quy mô 1ha, địa điểm: xã Tu Mơ Rông, kinh phí 5 triệu đồng, số hộ tham gia: 01 hộ). Mô hình chăn nuôi heo địa phương (quy mô: 18 con, địa điểm: xã Tu Mơ Rông, kinh phí: 26,463 triệu đồng).
- Mô hình thuộc chương trình hỗ trợ khuyến nông người nghèo: Mô hình cải tạo đàn bò cái địa phương (quy mô: 08 con, địa điểm: xã Tu Mơ Rông, kinh phí: 40,553 triệu đồng, số hộ tham gia: 08 hộ). Mô hình lúa nước (quy mô: 2ha, địa điểm: xã Đăk Na, kinh phí: 13,135 triệu đồng, số hộ tham gia: 25 hộ). Mô hình hỗ trợ khuyến nông trồng thâm canh cây cà phê Catimo (quy mô: 7ha, địa điểm: xã Đăk Hà, kinh phí: 194,73 triệu đồng, số hộ tham gia: 30 hộ).
- Hỗ trợ phụ cấp khuyến nông viên: quy mô: 11người, kinh phí 33 triệu đồng.
- Tập huấn, dạy nghề cho người nghèo: Tập huấn: 135 lớp, trong đó: Tập huấn cà phê Catimor (quy mô: 36 lớp, kinh phí: 163,5 triệu đồng, số người tham gia: 1.080 người); Tập huấn nhân rộng mô hình Bò và trồng cỏ (quy mô: 13 lớp, số người tham gia: 390 người, kinh phí: 52,7 triệu đồng); Tập huấn nông dân vay tín dụng (quy mô: 09 lớp, số người tham gia: 270 người, kinh phí: 25,2 triệu đồng); Tập huấn kỹ thuật trồng rau (quy mô: 17 lớp, số người tham gia: 510 người, kinh phí: 31,2 triệu đồng); Tập huấn kỹ thuật nuôi cá thịt (quy mô: 18 lớp, số người tham gia: 540 người, kinh phí: 29,6 triệu đồng); Tập huấn kỹ thuật nuôi thỏ (quy mô: 15 lớp, số người tham gia: 450 người, kinh phí: 52,7 triệu đồng); Tập huấn mô hình lúa nước (quy mô: 27 lớp, số người tham gia: 810 người, kinh phí: 91,2 triệu đồng). Đào tạo nghề: Tổng số: 01 lớp, số người nghèo tham gia: 30 người, kinh phí: 18.000.000đồng.
* Dự án Giảm nghèo miền Trung: Kế hoạch kinh phí: 46.597 triệu đồng. Kết quả thực hiện:
- Nông nghiệp: Do ban quản lý DAGN xã làm chủ đầu tư, chủ yếu đầu tư vào các mô hình trồng trọt và tập huấn kỹ thuật cho người dân: Mô hình nuôi bò sinh sản và trồng cỏ (05 mô hình), mô hình thâm canh lúa nước (39 mô hình), mô hình thâm canh ngô lai (26 mô hình) và một số mô hình khác chưa triển khai và một số chuyển sang đầu tư cơ sở hạ tầng.
- Cơ sở hạ tầng: Nhà sinh hoạt cộng đồng (làm mới 75 công trình và 04 công trình sửa chữa). Giao thông thực hiện 68 công trình, trong đó: Nước tự chảy 06 công trình, Bể nước sinh hoạt 09 công trình, Sửa chữa và đào giếng 53 công trình. Các công trình thủy lợi nhỏ kế hoạch thực hiện 43 công trình, đã triển khai thực hiện 04 công trình tại xã Ngọc Lây, một số công trình khác không thực hiện và chuyển vốn làm công trình khác.
- Kết quả thực hiện các hợp phần an ninh lương thực, tạo thu nhập, phát triển cộng đồng và tăng cường thể chế: Các hoạt động hội thảo tại xã và hội thảo đánh giá thực hiện mô hình chưa triển khai thực hiện.
* Chương trình kiên cố hóa trường lớp học: Bằng nguồn kinh phí chương trình 159 của Thủ Tướng Chính phủ, trong thời gian qua, trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông đã xây dựng được 99 phòng học với tổng kinh phí 16.162,82 triệu đồng.
* Chương trình 134: Tổng kinh phí thực hiện từ năm 2005 đến 2008 là 10,02 tỷ đồng. Đã hỗ trợ được 950 căn nhà với số kinh phí là 4.575,2 triệu đồng; Hỗ trợ khai hoang đất ở cho 267 hộ, diện tích 9,03 ha, kinh phí 47,34 triệu đồng; Hỗ trợ khai hoang đất sản xuất cho 369 hộ, diện tích 80,62 ha, kinh phí 470,54 triệu đồng; Hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán 83 công trình, kinh phí 29,88 triệu đồng; Xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt tập trung 27 công trình, kinh phí 5.080,51 triệu đồng.
* Các chương trình tín dụng thực hiện trên địa bàn thông qua ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức đoàn thể từ năm 2006 đến 2008: Tổng số hộ nghèo được vay vốn cho đến nay là: 1.674 hộ, với tổng số dư nợ là: 12.076 triệu đồng, dư nợ bình quân là: 7,2 triệu đồng/hộ. Tổng số hộ vay vốn sản xuất kinh doanh ở vung khó khăn là: 186 hộ, với tổng dư nợ là: 2.710 triệu đồng. mức vay bình quân là: 14,57triệu đồng/ hộ. Tổng số hộ vay nước sạch và vệ sinh môi trường là: 38 hộ, với tổng dư nợ là: 146 triệu đồng, mức vay bình quân là: 3,84 triệu đồng/hộ.
Nhìn chung, từ năm 2005 đến năm 2008, nhờ các nguồn vốn đầu tư từ các chương trình dự án nêu trên, đời sống tinh thần và vật chất của người dân được nâng lên một bước, tỷ lệ hộ đói nghèo trên địa bàn huyện giảm từ 76,69%. (31/12/2006 ) xuống còn 54,61% (31/12/2008 ). Từng bước đã làm chuyển biến tư duy nhận thức của người dân, thay đổi một phần tập quán sản xuất, đảm bảo cơ bản đời sống sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, xuất phát từ tình hình thực tế của địa phương là một huyện mới được thành lập, địa hình chia cắt, giao thông đi lại khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số (dân tộc Xê Đăng), chiếm 95,5%), trình độ dân trí thấp. Do đó, trong thời gian đến để đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo trên địa bàn huyện một cách bền vững đòi hỏi phải tập trung mọi nguồn lực từ các chương trình, dự án của Trung ương.
PHẦN III : CÁC GIẢI PHÁP XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TƯMƠ RÔNG
3.1 Quan điểm và mục tiêu Xoá đói giảm nghèo của Huyện
3.1.1 Quan điểm và mục tiêu chung:
- Tạo sự chuyển biến nhanh hơn về đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số huyện, bảo đảm đến năm 2020 ngang bằng các huyện khác trong khu vực. Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, theo hướng sản xuất hàng hóa, khai thác tốt các thế mạnh của địa phương. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù với đặc điểm của huyện, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn tiếp theo; chuyển đổi cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả theo quy hoạch; xây dựng xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; bảo đảm vững chắc an ninh, quốc phòng.
- Đến năm 2020 cơ bản giải quyết hết hộ đói nghèo trên địa bàn huyện (theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định 170/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2005)
- Thu nhập bình quân đầu người đạt 25 triệu đồng/người/năm.
- Tỷ lệ lao động được dạy nghề so với số lao động trong độ tuổi lao động là 65%.
- Số lao động được giải quyết việc làm khoản 16.028 người.
3.1.2. Mục tiêu cụ thể:
3.1.1 Mục tiêu cụ thể đến hết năm 2010
- Tỷ lệ hộ nghèo xuống còn khoản 43% (theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 8 tháng 7 năm 2005), phấn đấu bình quân mỗi năm giảm từ 5 đến 6%;
- Cơ bản xoá xong nhà ở tạm cho hộ nghèo còn lại đến 31/12/2008 là: 1.105 hộ .
- Hoàn thành việc giao khoán bảo vệ rừng cho nhân dân, với tổng diện tích 32.408,4 ha, trong đó 27.249,4 ha rừng phòng hộ và 5.159 ha rừng tự nhiên là rừng sản xuất có trữ lượng giàu, trung bình và giao đất, giao rừng sản xuất cho nhân dân với tổng diện tích 18.500 ha.
- Tạo sự chuyển biến bước đầu trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống nhân dân trên cơ sở đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, bảo vệ và phát triển rừng, đẩy mạnh một bước xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn. Thu nhập bình quân đầu người tăng 1,5 lần so với năm 2008 (khoản 6,5 triệu đồng/người/năm).
- Tăng cường nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học – kỹ thuật, tạo bước đột phá trong đào tạo nhân lực; triển khai một bước chương trình xây dựng nông thôn mới; tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, tập huấn, huấn luyện đạt trên 25%.
-Xây dựng 10 trang trại sản xuất nông lâm kết hợp.
- Tỷ lệ xã có đường ôtô đến trung tâm xã và thông suốt 4 mùa là 30%.
3.1.2 Mục tiêu cụ thể đến hết năm 2015
- Tỷ lệ hộ nghèo xuống ngang mức trung bình của Tỉnh, bình quân giảm hàng năm từ 5-5,5% số hộ nghèo.
- Tăng cường năng lực cho người dân và cộng đồng để phát huy hiệu quả các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, từng bước phát huy lợi thế về địa lý, khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; bước đầu phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô nhỏ và vừa, người dân tiếp cận được các dịch vụ sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm một cách thuận lợi, thu nhập bình quân đầu người là 13 triệu đồng, tăng gấp 3 lần so với năm 2008.
- Lao động nông nghiệp còn dưới 70% lao động xã hội; tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, tập huấn đạt trên 40%
- Đẩy mạnh phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiêp: Thuỷ điện nhỏ khoản 4 tổ máy; 2 cở sở chế biến nông sản.
- Tỷ trọng cơ cấu kinh tế: Nông, lâm, ngư nghiệp: 47,84%; Công nghiệp, xây dựng: 32,56%; Thương mại, dịch vụ: 19,60%.
- Tỷ lệ xã có đường ôtô đến trung tâm xã và thôn đi được suốt 2 mùa là 90%.
- Hệ thống trường lớp đạt chuẩn quốc gia đạt 50%
-Xây dựng mới 15 trang trại sản xuất nông lâm kết hợp.
3.1.3 Mục tiêu định hướng đến hết năm 2020
- Cơ bản xoá xong hộ nghèo, phấn đấu mỗi năm giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 3-4%.
- Giải quyết cơ bản vấn đề sản xuất, việc làm, thu nhập để nâng cao đời sống của dân cư của huyện gấp 5 – 6 lần so với hiện nay, thu nhập bình quân đầu người 25 triệu đồng/người/năm.
- Lao động nông nghiệp còn khoảng 60% lao động xã hội, tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, tập huấn đạt 65% so với số lao động trong độ tuổi;
- Số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50%.
- Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, trước hết là hệ thống thủy lợi bảo đảm tưới tiêu chủ động cho 100% diện tích đất lúa có thể trồng 2 vụ; bảo đảm giao thông thông suốt 2 mùa tới hầu hết các xã và cơ bản có đường ô tô tới các thôn, bản đã được quy hoạch; cung cấp điện sinh hoạt cho 100% dân cư; bảo đảm cơ bản điều kiện học tập, chữa bệnh, sinh hoạt văn hóa, tinh thần, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
3.2 Phát triển các ngành và các lĩnh vực đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
3.2.1. Định hướng phát triển nông, lâm, ngư nghiệp
Tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2009-2010 là 14%; giai đoạn 2011-2015 là 15%, giai đoạn 2016-2020 là 15%. Tỷ trọng cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp trong tổng giá trị kinh tế toàn huyện đến năm 2010 chiếm 53,10%; đến năm 2015 chiếm 47,84% và đến năm 2020 chiếm 39,21%.
* Về trồng trọt:
Phát triển đúng định hướng cơ cấu cây trồng gắn với thị trường. Cụ thể:
- Cây lương thực: Phấn đấu đưa tổng diện tích gieo trồng cây lương thực đạt 4.400 ha vào năm 2015 và 5.300 vào năm 2020 với tổng sản lượng lương thực năm 2015: 16.070 tấn (trong đó: thóc 6.470 tấn), năm 2020: 30.000 tấn (trong đó: thóc 15.000 tấn).
+ Cây Lúa: Tiếp tục đầu tư mở rộng và sử dụng có hiệu quả đất trồng lúa nước hiện có nâng diện tích lúa cả năm trên địa bàn toàn huyện khoảng 2.000 ha năm 2015 và 2.300 ha năm 2020 với năng suất bình quân đạt 34 tạ/ha (năm 2015) và 46,67 tạ/ha (năm 2020)
+ Cây Ngô: Phấn đấu đưa diện tích gieo trồng ngô cả đến năm 2015 đạt 900 ha và đến 2020 đạt 1.000 ha. Năng suất bình quân đạt 37tạ/ha (năm 2015) và 40 tạ/ha (năm 2020).
+ Cây sắn: Giữ ổn định diện tích cây sắn trên địa bàn khoảng 500 ha, chủ yếu tập trung vào công tác thâm canh tăng năng xuất cây trồng.
+ Cây Dong riềng: Phát triển mạnh cây Dong riềng để cung cấp nguyên liệu cho chế biến, dự kiến đến năm 2015 khoảng 500 ha, năm 2020: 700 ha.
- Cây công nghiệp:
+ Cây Cà phê: Tiếp tục trồng mới cây cà phê chè. Đến năm 2015 nâng diện tích cà phê trên địa bàn khoảng 1.000 ha và 2.000 ha ở năm 2020 năng suất bình quân đạt 1,2-1,5 tấn nhân/ ha.
+ Cây Bời lời: Ngoài việc duy trì diện tích hiện có, vận động nhân dân trồng trên diện tích đất kém chất lượng, bạc màu và đồi núi, chuyển mục đích trồng trọt... góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hóa và nâng cao thu nhập của nông dân. Dự kiến năm 2015 khoảng 1.000 ha, năm 2020 khoảng 1.500 ha.
- Cây Dược liệu: Tiếp tục đầu tư để phát triển một số loại cây dược liệu quý dưới tán rừng ở địa phương như:
+ Cây sâm Ngọc Linh: Nâng diện tích lên 15 ha vào năm 2015 và 25 ha vào năm 2020.
+ Ngoài ra đầu tư để phát triển một số cây dược liệu khác như: Cây ngũ vị tữ, hồng đẳng sâm, sa nhân…
- Cây ăn quả: Đầu tư nghiên cứu, khảo nghiệp một số loại cây ăn quả xứ lạnh phù hợp với điều kiện khí hậu thời tiết ở xã Tu Mơ Rông, Măng Ri, Ngọc Lây, Ngọc Yêu, Tê xăng.
- Ngoài ra tập trung phát triển một số cây rau đậu các loại khoảng 30 ha, nhằm cung cấp thực phẩm cho huyện. Đồng thời phát triển cây Bông đót, phất đấu đến năm 2002 trồng được 100 ha.
* Về chăn nuôi:
Tập trung các nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn 30a để hỗ trợ nhân dân chăn nuôi đại gia súc theo đúng định hướng cơ cấu vật nuôi trên địa bàn, gắn với thị trường. Cụ thể:
- Tổng đàn trâu: 8.000 con (năm 2015); 12.000 con (năm 2020)
- Đàn bò: 12.000 con (năm 2015); 20.000 con (năm 2020)
- Lợn: 25.000 con (năm 2015); 45.000 con (năm 2020)
- Đàn dê: 700 con (năm 2015); 1.500 con (năm 2020)
Lòng ghép việc phát triển chăn nuôi với việc phát triển kinh tế trang trại, phấn đấu đến năm 2020 trên địa bàn huyện có 55 trang trại
* Về Lâm nghiệp:
- Xác định kinh tế lâm nghiệp là một ngành chủ lực của huyện; quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học ở quần thể rừng Ngọc Linh; thực hiện xã hội hóa nghề rừng trên nguyên tắc rừng và đất rừng phải có chủ thật sự.
- Tăng cường giao đất, giao rừng cho các hộ dân quản lý và thực hiện các mô hình kinh tế đồi rừng, đến hết năm 2010 là 18.500 ha rừng sản suất. Chuyển toàn bộ diện tích đất rừng đã giao theo Quyêt định 178 và Quyết định 304 của Chính phủ sang thực hiện đất rừng theo Nghị quyết 30a. Đề nghị cấp trên thu hồi diện tích rừng hiện do các lâm trường quản lý để giao lại cho các hộ gia đình.
- Đẩy mạnh công tác trồng rừng. Phấn đấu đến năm 2020 hỗ trợ nhân dân trồng 3.354,4 ha rừng sản xuất, đưa tổng diện tích đất có rừng trên địa bàn huyện lên 75.334,7 ha trên 76.270,4 ha đất lâm nghiệp, nâng độ che phủ của rừng lên 85,0% năm 2020.
- Đẩy mạnh thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển lâm nghiệp, nhất là trồng và phát triển rừng sản xuất, rừng nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến.
3.2.2. Định hướng phát triển ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng:
Tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2009-2010 là 19%/năm; giai đoạn 2011-2015 là 25%/năm, giai đoạn 2016-2020 là 30%/năm. Tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp- xây dựng trong tổng giá trị kinh tế toàn huyện đến năm 2010 chiếm 25,89%; đến năm 2015 chiếm 32,56% và đên năm 2020 chiếm 43,58%.
Tập trung đầu tư, phát triển có chọn lọc các ngành công nghiệp có lợi thế về vùng nguyên liệu của huyện, phù hợp với nhu cầu thị trường và đảm bảo yêu cầu về môi trường. Ưu phát triển công nghiệp quy mô vừa và nhỏ, phát triển mạnh công nghiệp nông thôn theo hướng khuyến khích phát triển các ngành nghề truyền thống nhằm giải quyết lao động nông nhàn và tăng thu nhập cho người dân. Công nghệ chế biến nông lâm sản giữ vị trí then chốt, có triển vọng phát triển mạnh phù hợp với đặc điểm, thế mạnh về nguồn nguyên liệu của huyện. Trong đó ưu tiên phát triển thuỷ điện, cơ sở chế biến nông sản vừa và nhỏ như sản xuất gạch ngói, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, sản xuất, sửa chữa nông cụ, dụng cụ... Chú trọng việc điều tra, khảo sát xây dựng và phục hồi các làng nghề như dệt thổ cẩm, đan lát.Cụ thể như:
- Xây dựng nhà máy chế biến Rượu vang, nước giải khát từ nguyên liệu quả sơn trà, hồng đẳng sâm; nhà máy chế biến Dong Riềng gắn với nguồn nguyên liệu; hình thành hợp tác xã chế biến bông đót.
- Xây dựng xí nghiệp sản xuất đồ mộc ở, cơ khí (dụng cụ lao động) ở trung tâm huyện, trung tâm các cụm xã Đăk Xao, Tê Xăng; đầu tư xây dựng nhà máy chế biến gỗ, sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, cơ sở sản xuất gạch nung, khai thác đá xây dựng…
- Xây dựng các nhà máy thuỷ điện như: Đầu tư nhà máy thuỷ điện ĐăkPsi 2: 1,7 MW; ĐăkTer 1: 2,5 MW; ĐăkTer 2: 2,5 MW; Nước Chim: 1,5 MW; Ngọc Yêu: 1,9 MW; Đăk Na 1: 2,5 MW...
- Khôi phục và phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp như: Gò, rèn, đan lát, sửa chữa cơ khí, mộc, may mặc, dệt vải thủ công…
- Khai thác và chế biến các vật liệu xây dựng phục vụ cho công tác xây dựng trên địa bàn huyện.
3.2.3. Định hướng phát triển thương mại và dich vụ:
- Tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2009-2010 là 15%/năm; giai đoạn 2011-2015 là 16%/năm; giai đoạn 2016-2020 là 17%/năm. Tỷ trọng nhóm thương mại- dịch vụ trong tổng giá trị kinh tế của huyện đến năm 2010 chiếm 21,01%; đến năm 2015 chiếm 19,60% và đến năm 2020 chiếm 17,21%.
- Quan tâm hàng đầu là phát triển dịch vụ thương mại phục vụ “đầu vào” cho sản xuất nông, lâm công nghiệp xây dựng cơ bản . . . đồng thời “ phục vụ đầu ra” tiêu thụ sản phẩm để kích thích sản xuất phát triển, đáp ứng nhu cầu sản xuất, sinh hoạt đời sống đa dạng phong phú của các tầng lớp nhân dân, đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh đầu tư xây dựng trung tâm thương mại cấp huyện, chợ trung tâm xã (mổi xã có 01 chợ), phát triển các loại hình dịch vụ.
- Phát triển du lịch gắn với văn hóa dân tộc, cảnh quan thiên nhiên của huyện, kết hợp với hình thành các tuyến du lịch liên kết với tỉnh và vùng miền Trung; bảo tồn và phát huy các lễ hội truyền thống tốt đẹp của huyện. Khảo sát, quy hoạch, đầu tư xây dựng các điểm du lịch sinh thái, du lịch cao cấp và đầu tư các khu vực sản xuất sản phẩm phục vụ du lịch…
- Xây dựng mỗi thôn 01 cửa hàng thương mại để phục vụ các nhu cầu thiết yếu cho nhân dân, đồng thời cung ứng các mặt hàng chính sách kết hợp tiêu thụ nông sản cho nhân dân.
3.2.4. Định hướng phát triển các lĩnh vực xã hội:
- Dân số:
Coi nâng cao chất lượng dân số, nguồn nhân lực vừa là biện pháp, vừa là mục tiêu của quá trình phát triển KT-XH huyện. Tiếp tục đẩy mạnh công tác dân số kế hoạch hóa gia đình nhằm giảm tỉ lệ tăng tự nhiên; thực hiện sinh đẻ có kế hoạch để góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, hạn chế sinh con thứ ba.
Dự báo dân số, xác định quy mô dân số: Quy mô dân số trung bình toàn huyện năm 2010 trên 24.000 người, tỷ lệ tăng dân số giai đoạn 2006-2010 khoảng 4,74%; tỷ lệ tăng tự nhiên đến năm 2010 dưới 2%; Quy mô dân số trung bình toàn huyện năm 2020 trên 33.000 người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đến năm 2020 khoảng 1,6%. Dân số nông thôn chiếm khoảng 84-85% đến năm 2020. Thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia dân số và kế hoạch hóa gia đình; phấn đấu giảm sinh hàng năm giai đoạn 2006-2010 khoảng 0,9-1%0; giai đoạn 2010-2020 là 0,35-0,4%.
- Phát triển giáo dục- đào tạo:
+Về Giáo dục:
Nâng cao chất lượng giáo dục; cải tiến cách dạy và học; tăng tính sáng tạo và năng lực thực hành. Tăng cường công tác tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và nhân dân trong việc duy trì sỷ số học sinh cải thiện chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh cả về trí lực lẫn thể lực. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục có các biện pháp cụ thể để khắc phục những mặt yếu kém trong công tác giáo dục. Đầu tư 01 Trường Phổ thông trung học, 01 Trường Dân tộc nội trú, 01 Trung tâm giáo dục thường xuyên tại huyện; Hoàn thiện và đồng bộ hệ thống trường, lớp, nhà hiệu bộ, nhà công vụ giáo viên, nhà ở giáo viên và các công trình phụ trợ tại tất cả các trường, đồng thời tăng cường thực hiện các chính sách hỗ trợ để đảm bảo cho giáo viên và học sinh dạy và học 02 buổi/ngày.
Phấn đấu đến năm 2020: Tỷ lệ trẻ em từ 3-5 tuổi vào học mẫu giáo là 99%; tỷ lệ trẻ em từ 6-10 tuổi vào học tiểu học là 100%; tỷ lệ học sinh từ 11-14 tuổi vào học trung học cơ sở là 99%; Số học sinh từ 15-18 tuổi vào học trung học phổ thông là 90%;
Tỷ lệ số trường đạt chuẩn quốc gia là 60%;
Tỷ lệ số xã hoàn thành chương trình phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và hoàn thành phổ cập trung học cơ sở là 100%;
Chất lượng giáo dục văn hoá: bậc tiểu học là 95% đạt trung bình trở lên, trung học cơ sở là 90% đạt trung bình trở lên.
+ Về Đào tạo:
Phấn đấu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Coi trọng cả 3 mặt: Mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả; coi trọng đối tượng là người đồng bào dân tộc thiểu số nhằm sớm rút ngắn khoảng cách về chất lượng và hiệu quả đào tạo giữa vùng khó khăn đối với vùng thuận lợi. Quan tâm bồi dưỡng tới cán bộ quản lý, khoa học kỹ thuật phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đẩy mạnh phát triển nông thôn.
Đầu tư xây dựng 01 cơ sở dạy nghề tổng hợp để đào tạo nghề cho lao động tại địa phương. Phấn đấu đến năm 2020 số lao động được dạy nghề là 10.418 người; Tỷ lệ lao động được dạy nghề so với lao động trong độ tuổi là 65%.
- Y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân:
Tăng cường y tế cơ sở để có đủ khả năng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, đảm bảo đến năm 2015 tỷ lệ số người dân trên địa bàn huyện được chăm sóc sức khỏe ban đầu ngay tại cơ sở là 100%, khống chế và tiến tới loại trừ các bệnh xã hội. Xây dựng các cơ sở y tế; bố trí đủ cán bộ chuyên theo yêu cầu đảm bảo tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân; tỉnh tăng cường bác sĩ về tuyến huyện, xã. Phấn đấu các trạm y tế và phòng khám khu vực phải có vườn thuốc nam nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng; phấn đấu mỗi hộ có 4 công trình vệ sinh.
Đến năm 2015 phấn đấu mỗi trạm có 05 cán bộ y tế, trong đó có 01 y sỹ, bác sỹ; 100% số xã có nữ hộ sinh trung học; 100% số xã có dược tá và cán bộ chuyên trách về y học cổ truyền; 100% nhân viên y tế thôn được đào tạo có trình độ từ sơ cấp trở; 100% số xã có trạm y tế kiên cố, có đủ dụng cụ, thuốc chữa bệnh thông thường; 100% thôn, làng có nhân viên y tế thôn bản được đào tạo trình độ từ sơ cấp trở lên; phấn đấu 50% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã.
Đảm bảo đủ biên chế cho Trung tâm y tế theo quy định, trong đó ưu tiên tuyển dụng bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên. Đầu tư xây dựng 01 Bệnh viện trung tâm, 01 bệnh viện khu vực, 01 trung tâm y tế dự phòng có đủ biên chế đội ngũ y tế và trang thiết bị y tế đảm bảo đủ và có chất lượng. Phấn đấu đến năm 2020: Số lượng giường bệnh là 160 giường bệnh/01 vạn dân; Số lượng bác sỹ là 25 bác sỹ/01 vạn dân.
- Văn hoá thông tin - thể dục thể thao:
Đầu tư cho mỗi thôn, làng, điểm dân cư có 01 Nhà rông văn hóa hoặc 01 Nhà sinh hoạt cộng đồng, có 01 Sân để tổ chức lễ hội-văn hoá-thể thao đi đôi với việc hỗ trợ trang thiết bị cho hoạt động văn hóa thông tin (thiết chế văn hoá).
Đầu tư tại xã: đảm bảo mổi xã có 01 nhà văn hoá; 01 Thư viện; 01 Sân vận động.
Huy động vốn đầu tư các công trình văn hóa huyện: 01 Nhà văn hoá; 01 Thư viện; 01 Sân vận động trung tâm; 01 Nhà truyền thống.
Sưu tầm, bảo tồn và phát triển các di sản văn hoá như: sử thi, kể khan… và tái hiện các lễ hội như: lễ hội đâm trâu, bắt máng nước, ăn mừng lúa mới…. Mở các lớp truyền dạy nghệ thuật không gian văn hoá cồng chiêng và các làn điệu dân ca dân vũ. Xây dựng 94/94 thôn (dự kiến thành lập thêm 3 thôn so với năm 2008), làng và điểm dân cư có 01 đội cồng chiêng, 01 đội văn nghệ và 01 đội thể dục thể thao.
Tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật, thực hiện sống và làm việc theo pháp luật. Tăng cường quản lý Nhà nước đối với các hoạt động văn hóa, thông tin, tuyên truyền, báo chí, xuất bản.
Thực hiện truyền thanh và truyền hình đến tất cả các xã; tăng thời lượng và nâng cao chất lượng truyền thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số. Phấn đấu đến năm 2010, 100% số thôn, làng, điểm dân cư đồng bào dân tộc thiểu số có ti vi và bắt được sóng truyền hình. Huy động nguồn vốn để đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất: Đài truyền thanh- truyền hình và trang thiết bị tại trung tâm huyện; hệ thống đài truyền thanh không dây toàn huyện, . . . Thiết bị phải đảm bảo chất lượng, đồng bộ và hiện đại, đủ khả năng sản xuất những chương trình phát sóng phục vụ đồng bào các dân tộc trên địa bàn và cùng cộng tác với tỉnh và TW.
Đào tạo, nâng cao trình độ và bổ sung đội ngũ phóng viên, biên tập viên của huyện. Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ mang tính chuyên ngành phát thanh- truyền hình, có khả năng phục vụ lâu dài, theo đó là đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cán bộ kỹ thuật có đủ trình độ đáp ứng nhu cầu công việc mang tính đặc thù.
- Phát triển nguồn nhân lực:
+ Phấn đấu đến năm 2020, nguồn lao chiếm khoảng 48,57% dân số; Số lao động có việc làm 16.028 người; Số lao động được dạy nghề là 10.418 người, chiếm 65% so với số lao động trong độ tuổi.
+ Đào tạo cán bộ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ cho xã, huyện bình quân 15 người/01 năm cho các hình thức đào tạo.
+ Đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số sống ở nông thôn thông qua trung tâm dạy nghề huyện khoảng 10.000 lao động, bình quân 1.000 lao động/01 năm tại cơ sở đào tạo nghề tổng hợp huyện và các cơ sở ngoài huyện; tạo điều kiện cho lao động nông thôn có việc làm tại chỗ.
+ Mỗi năm đào tạo được khoản 110 lao động xuất khẩu cho 11 xã.
+ Phát triển kinh tế để tạo mới việc làm; Nghiên cứu đào tạo nghề theo hướng vừa dạy nghề, vừa kết hợp dạy văn hóa cho các học viên. Khôi phục các ngành nghề truyền thống để giải quyết lao động nông nhà của nông dân. Nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn; nâng tỷ lệ lao động được đào tạo trong lao động xã hội
3.2.5. Môi trường và bảo vệ môi trường bền vững:
- Tăng cường công tác quản lý và bảo vệ môi trường; xử lý tốt các vấn đề rác thải; Gắn công tác quy hoạch và quản lý bảo vệ rừng với việc nâng cao nhận thức của người dân trong việc phòng, chống cháy rừng, bảo vệ nguồn nước tự nhiên.
- Nhanh chóng phục hồi vốn rừng, phủ xanh đất trống, dồi núi trọc, trồng cây phân tán trong các buôn làng nhằm bảo vệ đất, nước, . . ..trồng mới khoản 3.300 ha rừng.
- Giáo dục nâng cao nhận thức về môi truờng cho nhân dân, nhất là trong điều kiện trung tâm huyện Tu Mơ Rông được quy hoạch trong khu vực rừng và đất rừng.
- Bảo vệ đa dạng sinh học, đặc biệt nguồn gen động thực vật quý hiếm. Khuyến khích lựa chọn công nghệ sạch trong sản xuất nông nghiệp.
- Trong sản xuất nông lâm nghiệp bằng phương pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp, bón phân vi sinh kết hợp với sử dụng phân khoáng đúng kỹ thuật để vừa thâm canh cây trồng vừa chống ô nhiễm đất và có sản phẩm sạch.
- Đầu tư xây dựng 01 công trình xử lý chất thải tại trung tâm huyện. Mỗi xã có một bãi xử lý rác thải tập trung. 100% các hộ gia đình có đủ các công trình vệ sinh như: hố xí, chuồng trại, hố rác…
3.2.6. Quốc phòng an ninh:
- Không ngừng tăng cường củng cố an ninh quốc phòng, xây dựng thế trận an ninh nhân dân, nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng.
- Hàng năm tổ chức huấn luyện dân quân tự vệ theo kế hoạch, triển khai tốt công tác gọi thanh niên nhập ngũ đảm bảo chỉ tiêu trên giao, giữ vững an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, làm tốt công tác đăng ký hộ tịch hộ khẩu, quản lý tạm trú, tạm vắng và thực hiện đúng chính sách tôn giáo.
- Tập trung cao độ nguồn vốn trong năm 2009-2010 để triển khai công tác giao đất, giao rừng sản xuất; khoán chăm sóc bảo vệ rừng phòng hộ, hỗ trợ trồng rừng sản xuất; hỗ một lần tiền mua giống, phân bón cho việc chuyển đổi cây trồng vật nuôi gắn với việc hỗ trợ lương thực cho hộ nghèo nhận khoán chăm sóc bảo vệ rừng, giao đất, giao rừng sản xuất nhằm đẩy nhanh công tác xoá đói giảm nghèo trên địa bàn huyện.
- Triển khai có hiệu quả việc khai hoang, phục hóa; tăng cường hỗ trợ cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y, dạy nghề gắn với tạo việc làm; chính sách đào tạo cán bộ tại chỗ....
- Lòng ghép nguồn vốn của các chương trình, đặc biệt là chương trình thực hiện theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, nhằm triển khai có hiệu quả chương trình 30a.
- Ưu tiên vốn đầu tư cho các công trình thiết yếu phục vụ sản xuất và dân sinh như đường giao thông đến trung tâm xã, liên xã đến các thôn và đường đi khu sản xuất. Phấn đấu có đường ôtô đi đến trung tâm xã thông suốt 2 mùa đến năm 2010 là 5 xã, đến năm 2015 hoàn tất 11 xã; đến hết năm 2015 cơ bản hoàn thành xong đường liên thôn, đường đến thôn thông suốt 2 mùa; đến năm 2020 hoàn thành xong đường từ các thôn đi khu sản xuất đảm bảo ôtô đi lại được 2 mùa.
- Chú trọng đầu tư hệ thống đập thuỷ lợi, hồ chứa, kênh thông dòng và kênh nội đồng, đảm bảo đến năm 2020 hoàn thành xong tất cả các công trình thuỷ lợi.
- Tập trung đầu tư xây dựng hệ thống phòng học, nhà hiệu bộ, thư viện và các công trình phụ trợ cho các trường và điểm trường; xây dựng Trường Phổ thông trung học, Trường Dân tộc nội trú, Trung tâm giáo dục thường xuyên, Cơ sở đào tạo nghề tổng hợp tại trung tâm huyện và các công trình thiết yếu khác theo thứ tự ưu tiên theo các mục tiêu của đề án.
- Huy động các nguồn lực từ các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, các doanh nghiệp và từ nhân dân trong việc triển khai thực hiện đề án.
- Tăng cường tập huấn nâng cao trình độ quản lý cho các Ban quản lý dự án các cấp, tăng cường cán bộ chủ chốt về xã để quản lý và sử dụng vốn chương trình đúng mục đích, có hiệu quả.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giam sát, đánh giá tiến độ và hiệu quả sử dụng vốn phát huy quy chế dân chủ ở cơ sở để nhân dân được giám sát việc triển khai thực hiện đề án. Kịp thời chấn chỉnh các sai phạm để việc đầu tư các công trình, dự án đảm bảo chất lượng và khối lượng.
3.3 Nhu cầu nguồn lực và huy động nguồn lực để thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo:
3.3.1 Nguồn lực từ các chính sách hiện hành của nhà nước: 273.186,63 triệu đồng:
- Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường: 11.950 triệu đồng.
- Chương trình phòng chống tội phạm: 239 triệu đồng.
- Chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình: 2.968 triệu đồng.
- Chương trình phòng chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm, HIV/AIDS: 4.658 triệu đồng.
- Chương trình văn hóa: 1.190 triệu đồng.
- Chương trình phòng chống ma túy: 475 triệu đồng.
- Chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm: 477 triệu đồng.
- Chương trình giáo dục đào tạo: 11.700 triệu đồng.
- Chương trình 135-giai đoạn 2: 20.248 triệu đồng
- Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng: 38.586 triệu đồng.
- Hỗ trợ theo Quyết định 134 của Thủ tướng Chính phủ: 1.200 triệu đồng.
- Hỗ trợ định canh định cư theo Quyết định 33 của Thu tướng Chính phủ: 34.129 triệu đồng.
- Bố trí sắp xếp dân cư theo Quyết định 193 của Thủ tướng Chính phủ: 16.940 triệu đồng.
- Hỗ trợ dầu hỏa, điện thắp sáng theo Quyết định 289 của Thủ tướng Chính phủ: 1.913 triệu đồng.
- Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo theo Quyết định 167 của Thủ tướng Chính phủ: 23.895 triệu đồng.
- Chính sách hỗ trợ giá theo Quyết định 61 của Thủ tướng Chính phủ: 7.720 triệu đồng.
- Hỗ trợ vay vốn phát triển sản xuất theo Quyết định 32 của Thủ tướng Chính phủ: 38.220 triệu đồng.
- Hỗ trợ chính sách bảo trợ xã hội theo Nghị định 67: 17.258 triệu đồng.
- Phụ cấp y tế thôn bản theo Quyết định 30 của Thủ tướng Chính phủ: 39.421 triệu đồng
3.3.2 Nhu cầu nguồn lực thực hiện các chính sách hỗ trợ đặc thù: 471.113.244.000 đồng (kể cả vốn tín dụng)
3.3.2.1. Kinh phí thiết kế rừng để khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, giao rừng phòng hộ và rừng sản xuất có trữ lượng giàu và trung bình:
32.408,4 ha x 30.000 đ/ha = 972.252.000 đồng
3.3.2.2. Kinh phí khoán chăm sóc bảo vệ rừng: 73.698.480.000 đồng
- Năm 2009 tiến hành giao khoán cho nhân dân chăm sóc, bảo vệ rừng với diện tích 12.000 ha. Tổng kinh phí: 12.000 ha x 200.000 đ/ha/năm =2.400.000.000 đồng.
- Năm 2010 bắt đầu giao khoán cho nhân dân chăm sóc, bảo vệ rừng với diện tích 32.408,4 ha (27.249,4 ha rừng phòng hộ và 5.159 ha rừng tự nhiên là rừng sản xuất có trữ lượng giàu, trung bình) và ổn định đến năm 2020. Tổng kinh phí từ năm 2010 - 2020: 32.408,4 ha x 200.000 đ/ha/năm x 11 năm = 71.298.480.000 đồng.
3.3.2.3. Kinh phí để giao đất, giao rừng sản xuất:
30.900 ha x 225.000 đ/ha = 6.952.500.000 đồng
Trong đó diện tích do:
- UBND các xã quản lý: 18.500 ha
- Công ty NLCN&DV ĐăkTô quản lý: 12.400 ha
3.3.2.4. Kinh phí hỗ trợ giống cây lâm nghiệp để trồng rừng:
3.354,6 ha x 5.000.000.000 đ =16.773.000.000 đồng
3.3.2.5. Hỗ trợ lương thực cho hộ nghèo tham gia giao, KBV rừng:
83.881.980.000 đ
- Năm 2009 hỗ trợ lương thực cho hộ nghèo tham gia chăm sóc bảo vệ rừng và được giao đất, giao rừng sản xuất:
2.640 khẩu x 15 kg/kh x 12 tháng x 13.000 đ/kg kg = 6.177.600.000 đ
Trong đó:
- Năm 2010: 5.121 khẩu x 15 kg/kh x 12 tháng x 13.000 đ/kg
= 11.983.140.000 đ
- Năm 2011-2015: 5.121 khẩu x 15 kg/kh x 60 tháng x 13.000 đ/kg
= 59.915.700.000 đ
- Năm 2016: 2.481 khẩu x 15 kg/kh x 12 tháng x 13.000 đ/kg
= 5.805.540.000 đ
3.3.2.6. Hỗ trợ tận dụng đất sản xuất:
1.069 ha x 5.000.000.000đ = 5.345.000.000 đồng
3.3.2.7. Kinh phí rà soát, xây dựng quy hoạch sản xuất nông, lâm ngư nghiệp và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp:
11 xã x 1.000.000.000 đ/xã = 11.000.000.000 đồng
3.3.2.8. Kinh phí lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cho 11 xã:
11 xã x 200.000.000 đ/xã = 2.200.000.000 đồng
3.3.2.9. Kinh phí hỗ trợ khai hoang:
922,2 ha x 10.000.000 đ = 9.222.000.000 đồng
3.3.2.10. Kinh phí hỗ trợ phục hoá:
402,7 ha x 5.000.000 đ = 2.013.500.000 đồng
3.3.2.11. Kinh phí hỗ trợ toạ ruộng bậc thang:
376,7 ha x 10.000.000 đ = 3.767.000.000 đ
3.3.2.12. Hỗ trợ một lần tiền mua giống, phân bón cho việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi :
2.939 hộ x 5.000.000 đ/ hộ = 14.695.000.000 đồng
3.3.2.13.Vốn vay để phát triển sản xuất nông nghiệp, đầu tư cơ sở chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản (hỗ trợ 50% lãi suất vay ngân hàng thương mại)
31.000.000.000 đồng
3.3.2.14.Vốn hộ nghèo vay tối đa 5 triệu đồng/hộ với lãi suất 0% trong 2 năm giống gia súc, gia cầm, thủy sản: 15.500.000.000 đồng
3.3.2.15. Kinh phí hỗ trợ hộ nghèo làm chuồng trại:
1.924 hộ x 1.000.000 đ/hộ = 1.924.000.000 đồng
3.3.2.16. Kinh phí hỗ trợ hộ nghèo trồng cỏ chăn nuôi:
1.459 hộ/760 ha x 2.000.000 đ/ha = 1.520.800.000 đồng
3.3.2.17. Vốn hộ nghèo vay phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp tối đa 5 triệu đồng/hộ, lãi suất 0% (cho hộ không có điều kiện chăn nuôi)
5.500.000.000 đồng
3.3.2.18. Hỗ trợ kinh phí khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, cao gấp 2 lần so với mức trung bình chung các huyện khác.
132 HĐ- KNKL x 100.000.000 đ x 200% = 26.400.000.000 đồng
3.3.2.19. Hỗ trợ một suất trợ cấp khuyến nông, lâm, ngư thôn bản95 Cbộ x 150.000 đ/tháng x 12 tháng x 12 năm = 2.052.000.000 đồng
3.3.2.20. Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại đầu tư sản xuất, chế biến, kinh doanh trên địa bàn huyện: Được hưởng các điều kiện thuận lợi và ưu đãi cao nhất theo quy định hiện hành của nhà nước. Tổng kinh phí hỗ trợ: 43.500.000.000 đồng
3.3.2.21. Kinh phí hỗ trợ quản bá và xúc tiến thương mại:
100.000.000 đ/năm x 12 năm = 1.200.000.000 đồng
3.3.2.22. Hỗ trợ 80% kinh phí chuyển giao, ứng dụng giống cây trồng, vật nuôi: Tổng số kinh phí chuyển giao công nghê = 80% x 5.000.000.000 đ
= 4.000.000.000 đồng
3.3.2.23. Hỗ trợ dạy văn hóa cho lao động xuất khẩu lao động (không kể nhiệm vụ chi thuộc Bộ LĐTBXH đã bố trí dự toán Bộ LĐTBXH)
1.320 LĐ x 15.000.000 đ/LĐ= 19.800.000.000 đồng
3.3.2.24. Hỗ trợ kinh phí bố trí đủ giáo viên tiểu học:
315 Giáo viên x 36.000.000 đ = 11.340.000.000 đồng
3.3.2.25. Kinh phí học sinh cử tuyển: 1.590.000.000 đ
3.3.2.26. Cấp học bổng cho học sinh nghèo người DTTS học ở ngoài trường PTDTNT: 10.608.000.000 đồng
3.3.2.27. Trợ cấp kinh phí tăng cường dạy nghề gắn với việc làm
2.220 LĐ x 15.000.000 đ/LĐ= 33.300.000.000 đồng
3.3.2.28. Trợ cấp kinh phí đào tạo nghề tại chỗ (không kể nhiệm vụ chi bố trí dự toán Bộ Quốc phòng)
3.960 LĐ x 1.500.000 đ/LĐ = 5.940.000.000 đồng
3.3.2.29. Chính sách đào tạo, nâng cao đội ngũ cán bộ cơ sở (cán bộ thôn, bản, xã, huyện)
180 Cbộ x 10.000.000đ = 1.800.000.000 đ
3.3.2.30. Trợ cấp kinh phí tăng cường nguồn lực thực hiện chính sách dân số KHHGĐ: 3.078.000.000 đồng
3.3.2.31. Trợ cấp ban đầu đối với cán bộ luân chuyển và tăng cường cán bộ:
99 CB x 6.500.000 đ = 643.500.000 đồng
3.3.2.32. Trợ cấp chuyển vùng đối với cán bộ luân chuyển, tăng cường (phải di chuyển gia đình)
99 CB x 5.000.000 đ = 495.000.000 đồng
3.3.2.33. Trợ cấp thêm 70% tiền lương đối với cán bộ luân chuyển, tăng cường: 4.324.320.000 đồng
3.3.2.34. Tiền tàu xe đi, về thăm gia đình nghỉ phép năm, tết, lễ đối với cán bộ luân chuyển, tăng cường: 396.000.000 đồng
3.3.2.35. Hỗ trợ khác của địa phương (nhà ở công vụ) đối với cán bộ luân chuyển, tăng cường: 495.000.000 đồng
3.3.2.36. Hỗ trợ ban đầu bằng 10 tháng lương tối thiểu đối với trí thức trẻ tình nguyện (người không hưởng lương): 643.500.000 đồng
3.3.2.37. Tiền công hàng tháng tương đương cán bộ, công chức có cùng trình độ đào tạo (đối với trí thức trẻ tình nguyện): 9.266.400.000 đồng
3.3.2.38. Tiền phụ cấp hàng tháng như đối với cán bộ, công chức xã (đối với trí thức trẻ tình nguyện): 2.162.160.000 đồng
3.3.2.39. Tiền đóng BHXH,BHYT (đối với trí thức trẻ tình nguyện):
1.618.450.000 đồng
3.3.2.40. Chính sách thu hút của địa phương (nhà ở công vụ) đối với trí thức trẻ tình nguyện: 495.000.000 đồng
3.3.3 Nhu cầu vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở huyện, xã và thôn:
Tổng kinh phí đầu tư cho các công trình cở sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống ở cấp huyện, cấp xã và dưới xã được ưu tiên tập trung hỗ trợ đầu tư trên địa bàn huyện là 2.252.950 triệu đồng.
3.3.3.1 Công trình hạ tầng kinh tế xã hội do huyện quản lý: 38 công trình, tổng nhu cầu vốn: 957.000 triệu đồng.
3.3.3.2 Công trình hạ tầng kinh tế xã hội do cấp xã quản lý: 1.110.950 triệu đồng.
- Trường học: 100 công trình, nhu cầu vốn: 129.830 triệu đồng.
- Trạm y tế xã: 11 công trình, nhu cầu vốn: 16.000 triệu đồng.
- Đường giao thông liên thôn, đường vào khu sản xuất tại các thôn, làng và điểm dân cư: 111 công trình, nhu cầu vốn: 668.800 triệu đồng.
- Thủy lợi nhỏ và kiên cố hóa kênh mương nội đồng: 88 công trình, nhu cầu vốn 140.240 triệu đồng.
- Điện phục vụ sản xuất và dân sinh: 7 công trình, nhu càu vốn: 10.550 triệu đồng.
- Nước sinh hoạt tập trung: 72 công trình, nhu cầu vốn: 42.230 triệu đồng.
- Chợ trung tâm xã và trung tâm thương mại: 10 công trình, nhu cầu vốn: 14.000 triệu đồng.
- Trạm chuyển tiếp phát thanh, truyền hình: 10 công trình, nhu càu vốn: 8.500 triệu đồng.
- Nhà văn hóa cộng đồng, trung tâm thể dục thể thao xã, thôn: 85 công trình, nhu càu vốn: 79.800 triệu đồng.
3.3.3.3 Vốn duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng: 185.000 triệu đồng.
3.4. Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư:
Nhằm phát huy lợi thế của địa phương về đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên rừng, vùng cây dược liệu...huyện Tu Mơ Rông đưa ra danh mục các dự án kêu gọi đầu tư để tạo cơ hội đầu tư tới các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, nhằm tạo thu hút lực lượng lao động tại chỗ, góp phần giải quyết việc làm, đào tạo lao động, nâng cao kỹ năng lao động, qua đó tạo thu nhập cho người dân, tạo nguồn thu ngân sách cho địa phương, xóa đói giảm nghèo bền vững, xây dựng cơ sở hạn tầng để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông. Các dự án kêu gọi đầu tư bao gồm:
- Dự án đầu tư xây dựng thủy điện vừa và nhỏ: 2.000.000.000.000 đ
- Dự án trồng rừng: 60.000.000.000 đ
- Dự án đầu tư vùng cây dược liệu và du lịch sinh thái: 150.000.000.000 đ
- Dự án đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu và công nghiệp chế biến:
100.000.000.000 đ
Tổng cộng: 2.310.000.000.000 đ
Nguồn vốn này do các tổ chức kinh tế, các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư.
3.5. Nhu cầu vốn và nguồn vốn thực hiện:
3.5.1. Nhu cầu vốn đến năm 2020: 2.933,594 tỷ đồng.
(Bao gồm vốn thực hiện các chính sách hiện hành trên địa bàn và không kể vốn tín dụng và vốn của các Dự án kêu gọi đầu tư)
Trong đó:
a) Vốn của Trung ương (kể cả vốn ODA, trái phiếu, công trái):
2.932,604 tỷ đồng
b) Vốn ngân sách của địa phương: 0,99 tỷ
c) Vốn huy động của cấc tổ chức kinh tế, xã hội và nhân dân trong nước và nước ngoài: 0 tỷ
3.5.2. Kế hoạch vốn năm 2009:
- Tổng nguồn vốn: 191,93 tỷ đồng (không kể vốn tín dụng)
Trong đó:
a) Các chương trình, dự án hiện hành: 32,27 tỷ đồng
b) Vốn cho chính sách mới do trung ương bổ sung: 159,66 tỷ đồng
3.5.3. Kế hoạch vốn 2010:
- Tổng nguồn vốn: 701.196,139 triệu đồng (không kể vốn tín dụng)
Trong đó:
a) Các chương trình, dự án hiên hành: 37,733708 tỷ đồng
b) Vốn cho chính sách mới do trung ương bổ sung: 663,462431 tỷ đồng
3.6 Các giải pháp thực hiện:
3.6.1. Giải pháp về quản lý và sử dụng vốn đầu tư:
- Tập trung cao độ nguồn vốn trong năm 2009-2010 để triển khai công tác giao đất, giao rừng sản xuất; khoán chăm sóc bảo vệ rừng phòng hộ, hỗ trợ trồng rừng sản xuất; hỗ một lần tiền mua giống, phân bón cho việc chuyển đổi cây trồng vật nuôi gắn với việc hỗ trợ lương thực cho hộ nghèo nhận khoán chăm sóc bảo vệ rừng, giao đất, giao rừng sản xuất nhằm đẩy nhanh công tác xoá đói giảm nghèo trên địa bàn huyện.
- Triển khai có hiệu quả việc khai hoang, phục hóa; tăng cường hỗ trợ cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y, dạy nghề gắn với tạo việc làm; chính sách đào tạo cán bộ tại chỗ....
- Lòng ghép nguồn vốn của các chương trình, đặc biệt là chương trình thực hiện theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, nhằm triển khai có hiệu quả chương trình 30a.
- Ưu tiên vốn đầu tư cho các công trình thiết yếu phục vụ sản xuất và dân sinh như đường giao thông đến trung tâm xã, liên xã đến các thôn và đường đi khu sản xuất. Phấn đấu có đường ôtô đi đến trung tâm xã thông suốt 2 mùa đến năm 2010 là 5 xã, đến năm 2015 hoàn tất 11 xã; đến hết năm 2015 cơ bản hoàn thành xong đường liên thôn, đường đến thôn thông suốt 2 mùa; đến năm 2020 hoàn thành xong đường từ các thôn đi khu sản xuất đảm bảo ôtô đi lại được 2 mùa.
- Chú trọng đầu tư hệ thống đập thuỷ lợi, hồ chứa, kênh thông dòng và kênh nội đồng, đảm bảo đến năm 2020 hoàn thành xong tất cả các công trình thuỷ lợi.
- Tập trung đầu tư xây dựng hệ thống phòng học, nhà hiệu bộ, thư viện và các công trình phụ trợ cho các trường và điểm trường; xây dựng Trường Phổ thông trung học, Trường Dân tộc nội trú, Trung tâm giáo dục thường xuyên, Cơ sở đào tạo nghề tổng hợp tại trung tâm huyện và các công trình thiết yếu khác theo thứ tự ưu tiên theo các mục tiêu của đề án.
- Huy động các nguồn lực từ các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, các doanh nghiệp và từ nhân dân trong việc triển khai thực hiện đề án.
- Tăng cường tập huấn nâng cao trình độ quản lý cho các Ban quản lý dự án các cấp, tăng cường cán bộ chủ chốt về xã để quản lý và sử dụng vốn chương trình đúng mục đích, có hiệu quả.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giam sát, đánh giá tiến độ và hiệu quả sử dụng vốn phát huy quy chế dân chủ ở cơ sở để nhân dân được giám sát việc triển khai thực hiện đề án. Kịp thời chấn chỉnh các sai phạm để việc đầu tư các công trình, dự án đảm bảo chất lượng và khối lượng.
3.6.2. Giải pháp phát triển và nâng cao trình độ cán bộ:
- Rà soát, củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ xã, thôn; xây dựng đội ngũ cán bộ từ huyện đến xã có đủ năng lực, có trách nhiệm và tâm huyết để thực hiện nhiệm vụ.
- Bổ sung lực lượng cán bộ cấp xã về quản lý, kỹ thuật đã được qua đào tạo để thực hiện đề án đối với cấp xã, mỗi xã bổ sung khoảng 3 cán bộ, có kinh phí, chế độ cụ thể. Quy hoạch cán bộ là người tại chổ để bố trí vào các chức danh chủ chốt nhằm ổn định và phát triển lâu dài về chiến lược cán bộ, đặc biệt là đôi ngũ cán bộ xã, thôn.
- Tuyển chọn con em người dân tộc thiểu số tại huyện đang học trường phổ thông trung học, trong các trường Đại học để đào tạo và bố trí công tác tại xã.
- Thu hút sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi thuộc nhóm ngành khoa học, kỹ thuật lĩnh vực nông lâm, khoa học xã hội nhân văn về công tác tại xã, gắn với các chế độ chính sách thu hút phù hợp.
- Đối với học sinh học ở các trường phổ thông trung học DTNT, sau khi tốt nghiệp mà không vào học tại các trường chuyên nghiệp, nghiên cứu đào tạo về nghiệp vụ chuyên môn, sau đó đưa về địa phương công tác.
- Phối hợp với ngành làm tốt công tác cử tuyển đối với học sinh là con, em đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần tạo nguồn cán bộ cho huyện, xã.
- Thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của tỉnh trong phát triển nguồn nhân lực như: Đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức xã là người dân tộc thiểu số; quy hoạch đội ngũ cán bộ các cấp; Đưa cán bộ trẻ, có năng lực về cơ sở, các xã trực tiếp quản lý để triển khai thực hiện chương trình 30a.
- Thông qua các chương trình, dự án có lồng ghép nội dung khuyến nông, khuyến lâm… tổ chức hướng dẫn cho lực lượng lao động khu vực nông nghiệp, nông thôn.
- Thực hiện đào tạo cơ bản cho một số nông dân là người dân tộc thiểu số về kỹ thuật nông lâm nghiệp để làm nòng cốt và nhân điểm hình tiên tiến trong cộng đồng dân cư ở thôn, làng.
- Hiện nay trình độ cán bộ công chức cấp xã còn yếu kém về quản lý và chuyên môn, đặc biệt là ở các xã có tỷ lệ hộ đói nghèo cao. Trong những năm tới cần tập trung đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ cấp xã về trình độ quản lý điều hành, khả năng sản xuất theo hướng có ứng dụng khoa học kỹ thuật. Đồng thời cần đẩy mạnh việc tuyên truyền, hướng dẫn, vận động, nâng cao nhận thức, kiến thức cho người nghèo và lực lượng cán bộ các cấp có liên quan đến điều hành, chỉ đạo công tác xóa đói, giảm nghèo. Các tổ chức đoàn thể (hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh...), trong đó già làng, trưởng bản là lực lượng xung kích, đầu tàu trong việc thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.
3.6.3. Về Khoa học- Công nghệ:
- Đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào các ngành sản xuất. Chú trọng việc bảo vệ môi trường và giữ cân bằng sinh thái, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
- Đẩy mạnh các hoạt động liên kết với Trường Đại học Đà Nẵng, Đại học Tây nguyên, các Viện, Trung tâm nghiêm cứu ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt Sở Khoa học công nghệ, Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Công nghiệp, Trung tâm dạy nghề, Trung tâm giáo dục thường xuyên...trong việc trang bị kiến thức khoa học kỹ thuật cho nhân dân; trong nghiên cứu, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật, khai thác các tiềm năng lợi thế so sánh để phát triển kinh tế - xã hội của huyện như: Nghiên cứu việc bảo tồn, nhân giống một số cây dược liệu có giá trị kinh tế và giá trị sử dụng cao như cây sâm Ngọc Linh, Hồng đẳng sâm, ngũ vị tử...để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.
- Trên cơ sở các mô hình đã triển khai và có hiệu quả, tiến hành nhân rộng gắn đào tạo ngắn hạn cho nông dân; Nghiên cứu xây dựng và phát triển mô hình ứng dụng KHCN phục vụ phát triển vùng sâu, vùng xa, đặc biệt tập đoàn cây, con sống dưới tán rừng gắn với tập huấn, đào tạo ngắn ngày và theo từng nhóm nhỏ tại làng bản.
- Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức dịch vụ nông lâm nghiệp, nhất là các dịch vụ về vật tư, giống, thuỷ lợi, bảo vệ thực vật mạng lưới khuyến nông khuyến lâm đến từng xã, nhằm đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đáp ứng tốt được các diều kiện sản xuất của nông hộ.
3.6.4. Các giải pháp khác.
*Về đất đai:
- Rà soát, quy hoạch lại quỹ đất để lập kế hoạch khai hoang, phục hoá đất sản xuất cho nhân dân, đặc biệt là các hộ nghèo và định hướng phát triển cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển ngành nghề trên địa bàn.
- Thực hiện khai thác và quản lý có hiệu quả quỹ đất đai, tài nguyên rừng thông qua việc triển khai giao đất giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho nhân dân.
- Tạo môi trường thuận lợi về đất đai cho các doanh nghiệp để đầu tư phát triển và sản xuất - kinh doanh ở các lĩnh vực, ngành nghề truyền thống có nguồn nguyên liệu dồi dào ở địa phương.
- Để quản lý đất đai và quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn, cần phải tiến hành quy hoạch vùng sản xuất nông lâm, nhất là vùng sản xuất nương rẫy cho nhân dân, làm được nội dung này sẽ ngăn chặn được tập quán phát nương làm rẫy của nhân dân và giải quyết được quỹ đất sản xuất cho nhân dân, bảo vệ được tài nguyên rừng.
* Về chính sách:
Là huyện có tỷ lệ hộ nghèo 54,61%, trình độ dân trí thấp, sản xuất chủ yếu dựa vào nông nghiệp, sản xuất nhỏ manh múng, trình độ canh tác còn lạc hậu việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế. Do đó để xoá nghèo bền vững cần thực hiện đồng bộ các sách như:
-Có chính sách hỗ trợ và chế độ đãi ngộ thỏa đáng để thu hút khuyến khích trí thức trẻ về tham gia tổ công tác tại các xã trên địa bàn huyện.
- Tạo điều kiện thông thoáng về thủ tục đầu tư, điều kiện đầu tư để cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn huyện.
* Giải pháp khác:
- Huy động sự tham gia của các ngành, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong việc giúp đỡ huyện Tu Mơ Rông trong việc làm dịch vụ đầu vào, đầu ra; chế biến tiêu thụ sản phẩm; đào tạo, sử dụng lao động; hỗ trợ sản xuất cho nhân dân; hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng ...
Mail: ktpt10a@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Xoá đói giảm nghèo trên địa bàn huyện tumơrông -tỉnh kon tum.doc