Xu hướng bảo hộ mậu dịch nhằm đối phó với khủng hoảng hiện nay trên thế giới và một số kiến nghị cho Việt Nam

Chủ nghĩa bảo hộ thương mại trên thực tế đã trở thành vấn đề gây tranh cãi từ rất lâu, với vô số những lý lẽ không thể thuyết phục được nhau của cả bên ủng hộ cũng như bên phản đối. Chủ đề này càng trở nên nóng bỏng hơn vào thời điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay, khi nhiều nước phương Tây dù ra sức hô hào ủng hộ tự do thương mại, trong khi mặt khác vẫn đưa ra những quyết định nhằm bảo hộ nền kinh tế trong nước. Chính sách bảo hộ dù sao vẫn là con dao hai lưỡi khi sử dụng, có thể làm phức tạp thêm tình hình, thậm chí làm bùng nổ những cuộc chiến thương mại. Lời cảnh báo này đã được nhắc tới không phải một lần trong hội nghị thượng đỉnh G-20 hồi tháng 4 vừa qua tại London. Tuy nhiên lịch sử cũng như những nghiên cứu đã chỉ ra rằng không thể xóa bỏ hoàn toàn chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch. Đây có thể nói là một công cụ kinh tế mang tính chính trị sâu sắc. Càng trong bối cảnh khủng hoảng, các nhà cầm quyền càng bất chấp mọi nỗ lực tự do hóa thương mại quốc tế nhằm mục đích bảo hộ nền sản xuất và trấn an người dân. Chính bởi vậy sự trở lại của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch trong thời điểm hiện tại đã trở thành vấn đề cả thế giới quan ngại, chống bảo hộ mậu dịch trở thành vấn đề cấp thiết với mọi quốc gia nếu muốn kéo nền kinh tế ra khỏi khủng hoảng. Mặc dù vậy, thực tế lại cho thấy điều ngược lại. Các biện pháp bảo hộ mậu dịch ngày càng được các quốc gia lạm dụng, nhất là EU và Hoa Kỳ, hai tác nhân chính duy trì sự sôi động của nền kinh tế thế giới. Nghiên cứu lí thuyết, thực tế và rút ra những kinh nghiệm, bài học, từ đó đề ra những kiến nghị cho Việt Nam là mục đích chính của người viết khi chọn đề tài: “Xu hướng bảo hộ mậu dịch nhằm đối phó với khủng hoảng hiện nay trên thế giới và một số kiến nghị cho Việt Nam” Do những hạn chế nhất định về mặt thu thập nguồn số liệu mới chuẩn xác cũng như kỹ năng của bản thân người viết nên khóa luận này chỉ dừng lại ở mức nghiên cứu những số liệu về bảo hộ mậu dịch đến tháng 6 năm 2009, từ đó đưa ra một vài kiến nghị cho Việt Nam để đối phó với các loại thuế đối kháng. Bài khóa luận ngoài “Lời nói đầu” và “Kết luận” bao gồm 3 chương chính: Chương I: Những vấn đề cơ bản về bảo hộ mậu dịch và tự do hóa thương mại trong giai đoạn khủng hoảng Chương II: Xu hướng bảo hộ mậu dịch nhằm đối phó với khủng hoảng trên thế giới hiện nay Chương III: Những chính sách cấp thiết nhằm đảm bảo công bằng trong thương mại quốc tế

doc75 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5601 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xu hướng bảo hộ mậu dịch nhằm đối phó với khủng hoảng hiện nay trên thế giới và một số kiến nghị cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các ngành công nghiệp trong nước bị tổn hại bởi sự canh tranh từ nước ngoài”, giảm từ 36% năm 1996. Trong cuộc thăm dò ý kiến Rasmussen Reports vào 6/2008, 56% dân Mỹ đồng ý rằng NAFTA cần được đàm phán lại, so với 16% không đồng ý. Trong số 39% dân Mỹ đông ý rằng FTAs của Mỹ với các nước khác” ảnh hưởng trực tiếp đến bạn và gia đình bạn”, 73% cho rằng ảnh hưởng là xấu, so với 14% cho là tốt. 2.2.2. Những phản ứng từ phía Mỹ và EU Những cuộc bỏ phiếu gần đây về vấn đề thương mại của Quốc hội Mỹ đã phản ánh những mối lo lắng. Từ những thập niên 70 cho đến sự bổ sung của NAFTA vào năm 1994, những thỏa thuận thương mại thường nhân được ủng hộ từ hơn ¾ thành viên quốc hội trong cả 2 đảng, có điều lượng ủng hộ từ đảng Dân chủ đã giảm đi kể từ đó. Từ NAFTA, lượng ủng hộ của Đảng cộng hòa về biện pháp thương mại nói chung là tăng, trong khi lượng ủng hộ của Đảng dân chủ thì khác nhau tùy theo từng tiêu chuẩn. Hiểu biết về sự tiến bộ trong quan điểm về thương mại qua thời gian đã làm cho những cuộc tranh luận gần đây xoay xung quanh vấn đề này. Sự phục hồi của Cơ quan xúc tiến thương mại (nơi cho phép tăng hoăc giảm lượng phiếu bấu của quốc hội về những thỏa thuận thương mại được đàm phán bởi những người thi hành- quan trọng đối với những nước đàm phán với Mỹ ) đã đc thông qua ở Hạ viện Mỹ vào năm 2001 với chênh lệch 1 phiếu 215-214, trong khi Thỏa thuận thương mại tự do giữa Mỹ-Cộng hòa Dominican- Trung Mỹ được thông qua với 217-215 vào năm 2005 Sự chênh lệch mỏng manh này thật khác biệt so với 395 phiếu thuận-7 phiếu chống trong vòng đàm phán Tokyo năm 1979, so với 288-148 trong vòng đàm phán Tokyo năm 1994, và thậm chí là so với sự thông qua của NAFTA bởi phần đa số 34 (200-234) vào năm 1993. Gần đây, quốc hội được điều hành bởi đảng dân chủ đã thông qua thỏa thuận xúc tiến thương mại giữa Mỹ và Peru vào năm 2007.nhưng thất bại trong việc bỏ phiếu cho 3 FTAs chưa kết thúc giữa chính quyền Bush 2006 với Hàn quốc, Columbia và Panama. Quốc hội cũng đã để cho TPA hết hiệu lực vào năm 2007, giáng 1 đòn cho vị thế của những nhà thương thuyết tại WTO. Với Nam Hàn, những vấn đề chính là sự ko sẵn sàng của Hàn quốc trong việc mở cửa thương mại cho US. vehicles (có thể là mặt hàng xe cộ hoặc là phương tiện truyền bá) trong thỏa thuận và sự đòi hỏi của Hàn quốc về những giới hạn thương mại lên thịt bò Mỹ. Tuy nhiên, với Panama thì nguyên nhân thường được trích dẫn là tình trạng bạo lực chống lại những người lãnh đạo công nhân, và với Panama thì đó là đặc tính của sự phát ngôn sai lạc của những người phát ngôn của quốc hội Panama. Tuy nhiên, điều khích lệ ở đây là cả Mỹ và EU đều đã ko viện đến những biện pháp bảo hộ thực sự mặc dù những lo ngại về thương mại đang tăng nhanh.Nhưng đã có những sự thúc đẩy bảo hộ bắt đầu xuất hiện trong những chính sách về nhà đầu tư nước ngoài. Trong vài năm gần đây, Washington và những nước tư bản phương Tây, cùng với Nga, Australia, Canada, và các nước châu Á, đã giới hạn lượng FDI và FPI, xét đến cơ sở an ninh quốc gia và an toàn công cộng(Marchick and Slaughter 2008).Nhiều trong số những biện pháp này đang được nhìn nhận như một nỗ lực để che chở cho những nhà sx và đầu tư bản địa. Hơn nữa, chiến dịch cơ bản của Đảng dân chủ cũng không nhấn mạnh khuyến khích những người kinh doanh tự do. Trong đó, các ứng cử viên, bao gồm cả Obama, kêu gọi sự tạm ngừng FTAs, bắt đầu ý tưởng về sự tái đàm phán NAFTA, và chỉ ra một ít xu thế để kết thúc vòng đàm phán Doha.Liên đoàn lao động Mỹ-Đại hội các tổ chức công nghiệp(AFL-CIO), tiếng nói mạnh mẽ trong suốt chiến dịch, đã thỉnh cầu chính quyền sắp tới để đình chỉ sự thương lượng mua bán trong tất cả các công ước thương mại và đầu tư mới và xem xét lại những thỏa thuận trong quá khứ.(AFL - CIO đã kêu gọi những ưu tiên mới của chính phủ cho 3 PTAs chưa ký và một khuôn mẫu mới cho những thỏa thuận thương mại trong tương lai. Liên bang cũng rất ủng hộ luật thương mại. Tuy nhiên, khách quan hơn thì mặc dù những cuộc đàm phán thỏa thuận giữa Mỹ-Malaysia được khởi xướng bởi chính quyền Bush đã ngừng lại thì chính quyền Obama với trách nhiệm về thương mại mở của đã được thực hiện. 2.2.3. Tình trạng chán nản của vòng đàm phán Doha Những chương trình nghị sự về thương mại giữa Mỹ và EU đã trở nên khó khăn hơn nhiều ở mức độ đa phương trong vài năm gần đây. Những sự thương lượng của WTO tại vòng đàm phán Doha bắt đầu từ năm 2001 đã dừng lại một lần nữa vào tháng 7/2008, ngay khi cuộc khủng hoảng tài chính đang tích tụ vì sự bất đồng giữa các quốc gia trung gian-ở đây là Mỹ, Trung quốc, Ấn độ. Vòng cuối của vòng đàm phán Doha đã được cho là sẽ xoay quanh khoảng cách giữa thuế quan ràng buộc và thuế quan áp dụng, khoảng cách mà các nước phát triển cho là quá lớn trong trường hợp biểu thuế của những nước đang phát triển và mở cửa cho chủ nghĩa bảo hộ toàn cầu và nếu các nước đang pt quyết định nâng thuế quan áp dụng theo hướng lãi suất ràng buộc.Thế nhưng thay vào đó, cuộc đàm phán lại xoay quanh những nguyên tắc bảo hộ đặc biệt bí mật. Nguyên tắc này sẽ cho phép Ấn Độ giải quyết vấn đề thuế quan đánh vào nhập khẩu nông nghiệp nếu và khi luồng nhập khẩu chạm tới một lượng phần trăm nhất định sản xuất trong nước. Mức kích hoạt dự kiến của Ấn độ tại mức 15% sản xuất trong nước(nếu nhập khẩu nông nghiệp của Ấn Độ vượt qua 115% trong 1 giai đoạn nhất định, nghĩa là Ấn Độ sẽ được cho phép áp dụng thuế hải quan 25-30% trên thuế ràng buộc lên sản phẩm, được xem là quá thấp bởi những quốc gia thành viên của WTO, đặc biệt với những nước xuất khẩu nông nghiệp như Brazil, Argentina và Mỹ, nơi từ chối mức kích hoạt dưới 140%.Cuối cùng, Trung Quốc, đất nước của hàng triệu nông dân, đứng cùng hàng với Ấn Độ. Sự than phiền của Ấn Độ, Brazil, và những quốc gia đang phát triển then chốt khác là về nguồn trợ cấp xuất khẩu nông nghiệp của EU và Mỹ - được xem là cung cấp cho nông dân một sự cạnh tranh ko lành mạnh trên trường quốc tế.Thực tế Washington phân phát trợ cấp cho nông dân-trung bình khoảng 6,4 tỉ hằng năm trong giai đoạn 1995-2007-nhưng vẫn ít hơn những gì được cho phép dưới nguyên tắc của WTO.Về EU thì đã đơn phương khóa cửa để hỗ trợ cho nông dân theo Chính sách nông nghiệp phổ biến(CAP) trong chu kỳ ngân sách 10 năm-(được biết như “triển vọng tài chính”-cái gần nhất trong đó được thi hành vào năm 2003), và giữ họ tách khỏi bàn đàm phán nhiều bên, cái mà làm giảm đi sự cho và nhận(tương tác)đối với những đối tác thương mại của EU.(EU tiêu tốn xấp xỉ 40% ngân sách của nó(50 tỉ euros/60 tỉ USD) để trợ cấp cho nông dân.Pháp là người hưởng hoa lợi chính, taking 23%.Tiếp theo sự sửa đổi CAP vào 6/2003, trợ cấp của EU được cho là vẫn giữ nguyên cho đến năm 2013, nhưng tách riêng ra khỏi mức sản xuất. Một sự thúc đẩy mới cho vòng đàm phán Doha được khởi động vào 12/2008, chút thay đổi trong động lực đàm phán đã diễn ra trong suốt 6 tháng - sự sụp đổ tài chính đã không tạo ra đủ sự thúc đẩy để kết thúc vòng đàm phán -và các bộ trưởng không bao giờ nhóm họp, một phần vì sự không đồng tình của những quốc gia then chốt về cuộc họp bộ trưởng vào tháng 12. 3. Những khó khăn thử thách đối với tự do hóa thương mại 3.1. Nỗ lực chống bảo hộ của toàn thế giới Tác động của những biện pháp bảo hộ mậu dịch là tiêu cực. Hầu hết những nhà phân tích đều đồng ý rằng sự leo thang của chủ nghĩa bảo hộ quốc tế không chắc chắn xảy ra. Ví dụ như nguyên tắc”mua hàng Mỹ” và trợ cấp xuất khẩu đã vấp phải những sự chỉ trích trên toàn cầu. Đa số các diễn đàn quốc tế từ cuộc họp của G20 đến Davos đã đưa ra sự đồng tình về những ảnh hưởng phá hoại của chủ nghĩa bảo hộ sẽ có đến sự hồi phục kinh tế toàn cầu và tương lai của sự hợp tác đa phương. Cũng như thế, cuộc khủng hoảng có lúc đã dẫn đến nỗ lực để làm thương mại thuận tiện.Như một phần trong nỗ lực làm cho nền kinh tế tiếp tục, những nước như Argentina, Nga, Indonesia, và Mexico đã tiến hành cắt giảm thuế quan và thuận tiện hóa thương mại. Argentina đã cắt giảm thuế xuất khẩu lên mặt hàng lúa mỳ và ngũ cốc khoảng 5% đến lần lượt là 23% và 20%. Nga đã giảm thuế xuất khẩu cho mặt hàng phân bón nitrogenous, complex và phosphoric từ 8.5 đến 0%.Indonesia đã tuyên bố tăng thương mại bằng cách sử dụng hệ thống điện tử trung tâm cho kê khai khách hàng ở 2 cảng then chốt. Mexico cũng tuyên bố nỗ lực thuận tiện hóa thương mại của nó trong giai đoạn 2009-2013 sẽ bao gồm giảm thuế quan khoảng 80% lên những hàng hóa công nghiệp nhâoj khẩu từ những quốc gia không có những thỏa thuận thương mại ưu đãi). Cả Mỹ cũng như EU đều dường như là không hướng về việc từ bỏ những cuộc đàm phán đa phương.Có thể tưởng tượng được sự đặc biệt nhạy cảm của chính quyền Obama đối với những hậu quả quốc tế do sự cam kết ngập ngừng từ Mỹ đối với hệ thống thương mại toàn cầu. Hơn nữa, ngày nay có rất nhiều chính sách bảo hiểm chống lại chủ nghĩa siêu bảo hộ dã xảy ra trong những thập kỷ 30 hoặc thậm chí là thập kỷ 80, bao gồm cả cơ chế giải quyết tranh chấp thiết thực của WTO, hành lang sản xuất và xuất khẩu ngày càng vững chắc và được tổ chức tốt ở châu Âu và chắc chắn là ở Mỹ, sự hỗ trợ tri thức cho thương mại tự do, và có 1 thực tế là hầu hết các quốc gia có nguy cơ nhiều hơn bị thua kiện theo sự may rủi của hệ thống thương mại toàn cầu và của đối tác thương mại của họ hơn lúc nào hết. Sự hồi phục kinh tế thông thường được xem như phụ thuộc nhiều vào ngoại thương. Ở mỹ, hầu hết các nhà lãnh đạo kinh doanh đều cho rằng Washington đang tự vệ trong việc theo đuổi vụ AD bởi vì việc làm vậy chỉ làm cho các công ty của Mỹ trở thành cái đích của những hành động tương tự bởi chính phủ nước ngoài.Tóm lại,có 1 ý thức cao về sự thịnh hành của những biện pháp bảo hộ đang vang dội trên khắp thế giới và sự cấp thiết để ngăn chặn chúng(biện pháp bảo hộ). Nhưng liệu đây có phải là những yếu tố khách quan cho sự ảo tưởng và một sự tự tin sai lạc? Có thể hi vọng được gì từ những chính sách thương mại của Mỹ và Eu-cũng như của thế giới? Câu trả lời chính là “không nhiều”, xét đến cả hầu hết những hàng rào mới,cả sự tự do đa phương và đơn phương. Tuy nhiên, vẫn có những lĩnh vực có vấn đề cái mà luôn gây nên sự lo ngại. 3.2. Những khó khăn vấp phải 3.2.1. Thâm hụt cán cân thương mại Thứ nhất là cân bằng thương mại, những biện pháp hạn chế nhập khẩu vào Mỹ và EU có thể tạo động cơ cho những hành động thương mại bất hợp pháp bởi những đối tác thương mại chính của họ.Không có gì kì lạ khi những nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu sẽ phải nhờ đến những biện pháp như thế.Xuất khẩu của Trung Quốc giảm lần đầu tiên trong 7 năm vào 11/2008 và 1 lần nữa vào 12/2008 cùng năm.Xuất khẩu của Trung quốc được dự đoán sẽ tiếp tục giảm trong những tháng đầu năm 2009 và dẫn đến tăng trưởng bằng 0 so với năm 2008.Hầu hết sự hỗ trợ của chính phủ Trung quốc đều xoay quanh sự phát triển kinh tế vững chắc và cường tráng, 1/5 của sự hỗ trợ đến từ xuất khẩu.Hàng triệu việc làm của Trung quốc vừa bị mất trong vòng vài tháng.Trên nền tảng này, Bắc Kinh, cũng như Tokyo và Seoul buộc phải theo đuổi nững chính sách “xuất khẩu bằng mọi giá”. Những chính sách của châu Á để tăng nhập khẩu có thể sẽ bị xem xét kỹ lưỡng ở Bỉ và Washington, cả 2 nước đều bị áp lực bởi cơn lũ của hàng nhập khẩu từ Trung quốc và bị chọc tức bởi những chính sách tiền tệ của Trung quốc.6/2005, Bỉ, đang chùn lại trước cơn lũ hàng dệt may từ nhập khẩu từ Trung quốc, đã đồng ý với Bắc Kinh là Trung quốc sẽ hạn chế lượng xuất khẩu dệt may của nó đến thị trường EU trong 1 khoảng thời gian 3 năm từ 2005 trở đi. Ở Mỹ, kỳ họp quốc hội lần 109 năm 2005-2006 đã đưa ra 27 điều trong pháp luật thương mại chống hàng Trung Quốc và kỳ thứ 110 đã đưa ra khoảng 1 tá những dự luật như thế, phần nhiều nhằm vào đặt một sự kiểm tra kỹ lưỡng lên chế độ tỷ giá hối đoái của Trung Quốc. 3/2007,sở thương mại của Mỹ đã đặt thuế chống bán phá giá lên giấy bọc nhập khẩu từ Trung quốc, và vào 5/2007, những thành viên của Hạ viện Mỹ đã tìm cách đệ trình lời thỉnh cầu Section 301 để yêu cầu USTR điểu tra sự mất giá của đồng nhân dân tệ. Ngày 22/1/2009, thư ký kho bạc của Obama, Timothy Geithner, đã cùng quan điểm với những nhà phân tích những nhà làm chính sách của Washington những ngưới trong vài năm gần đây cho rằng tiền tệ của Trung quốc bị làm cho mất giá một cách cố ý để thúc đẩy nhập khẩu của đất nước và để tạo ra sự cạnh tranh ko cân bằng ở thị trường US.Một vấn đề nữa với đồng nhân dân tệ là hệ thống tiền tệ của những quốcgia châu Á khác cũng có thể bị giữ cho mất giá bởi vì chính phủ của nước đó e sợ vị trí cạnh tranh của ho sẽ bị giảm sút khi cạnh tranh với Trung quốc. Thậm chí nếu Mỹ không tiếp tục thuể chống bán phá giá mới chống lại Trung quốc hoặc kiện Bắc Kinh với cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO về vấn đề hệ thống tiền tệ, thì những bất đồng có thể xuất hiện và mối quan hệ Trung quốc - Mỹ có thể trở nên tồi tệ hơn thì Trung quốc có thể viện đến trợ cấp xuất khẩu hoặc có thể bán hạ giá hàng hóa của nó trên thị trường toàn cầu. Chắc chắn là 1 sự giảm giá của Trung quốc sẽ không thể giảm được khoảng cách thương mại một cách đáng kể. Sự mất cân bằng tiền tệ không phải là nguyên nhân chính trong sự bất cân bằng thương mại giữa Mỹ và Trung quốc và sự tăng giá khoảng 30-55% có thể sẽ đóng lại thặng dư tài khoản của Trung quốc. Nhưng nó có thể làm suy giảm căng thẳng chính trị giữa quan hệ Trung – Mỹ và rõ ràng đấy là một lời xin lỗi cho những nhà làm chính sách đàn áp hàng nhập khẩu từ Trung quốc.Và nó có thể giúp cải thiện sự bất cân bằng tài chính toàn cầu, một trong những nguyên nhân đầu tiên gây ra khủng hoảng tài chính. 3.2.2. Vấn đề thay đổi khí hậu Vấn đề thứ hai cần xem xét là pháp luật về thay đổi khí hậu, đặc biệt là ở Mỹ. Nếu và khi tất cả các nước đều thi hành luật hạn chế khí nhà kính(GHG)-những quốc gia xuất khẩu với số lượng lớn và miễn cưỡng để làm chậm lại tiến trình thi hành luật hạn chế khí nhà kính của họ(nổi bật là Trung Quốc và Ấn Độ) thì những chính sách về khí hậu có thể có những tác dụng mong muốn và không mong muốn đến thương mại. Nhưng sự thay đổi khí hậu có thể được sử dụng như một sự biện hộ hợp lý cho việc bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước, đặc biệt trong thời kì kinh tế khó khăn. Những khu vực phát xạ nhiều nhất là nơi sản xuất năng lượng và phương tiện vận tải. Hoạt động sản xuất và những khâu công nghiệp là những nguồn tạp ra khí nhà kính ít hơn, mặc dù một số ngành công nghiệp nhất định như sản xuât xi măng thì tạo ra CO2 hơn nhiều so với sản xuất máy tính.Mỹ đang là nước dẫn đầu về nguồn phóng khí CO2 ở cả tổng lượng trọng tải và trên bình quân đầu người, nhưng Trung quốc thì cũng đang chạy đua về tổng lượng. Vì vậy đến nay, khi mà những tác động thương mại được quan tâm thì sự điều tiết được thực sự nhận ra là vừa phải hơn bị sợ hãi. Ở châu Âu, thỏa thuận EU 12/2008 về biến đổi khí hậu đã bị làm loãng đi từ quan điểm của những tổ chức môi trường để trở nên tối ưu hơn, một phần vì sự phản đối của nhóm người vận động cho công nghiệp và một phần vì sự suy thoái kinh tế.Những trường hợp ngoại lệ đắc biệt dược dành cho những ngành công nghiệp có lượng ô nhiễm cao như sản xuất xi măng, ô tô, thép và aluminum. Ở Mỹ, dự luật Lieberman-Warner-Boxer, 1 trong những nỗ lực tham vọng hơn của Mỹ về pháp luật về biến đổi khí hậu, đã bị bác bỏ vào năm 2008, phần lớn vì sự vận động hành lang đầy giận dữ của những ngành công nghiệp tiêu tốn nhiều năng lượng, nhưng cũng vì tác động của nó đến các mối quan hệ thương mại.Trong đó, dự luật đã yêu cầu những nhà cung cấp nước ngoài-người mà không thực hiện “hành động tương ứng”với những biện pháp kiểm soát của Mỹ mua giấy phép cho việc thải khí nhà kính trước khi xuất khẩu của họ được cho phép thâm nhập vào thị trường Mỹ. Công đoàn cho rằng nếu luật môi trường trong nước không chứa những hàng rào biên cho hàng hóa nhập khẩu với các quá trình sản xuất gây ô nhiễm hơn hàng hóa nội địa, thì những công ty trong nước đơn giản là sẽ di cư đến những quốc gia ít kiểm soát hơn để trốn những luật lệ carbon tai hại ở trong nước và xuất khẩu về thị trường nội địa từ đó. Trong 1 dự đoán sau khi NAFTA được thông qua có nói: những công ty của Mỹ sẽ di cư đến Mexico để trốn luật về môi trường của Mỹ. Mexico thì có luật lệ hợp lý nhưng sự ép buộc thi hành lại không nghiêm.Tuy nhiên, những bằng chứng theo sau không chỉ ra rằng những công ty Mỹ đã kéo sang Mexico để nhả khói tự do. Những lĩnh vực xác định mức độ ô nhiễm thì có thể được lợi từ khả năng áp dụng công nghệ mới sau khi tự do hóa thương mại-như trường hợp với thép Mexico(Gallagher 2000).Những lĩnh vực nơi mà ô nhiễm là trách nhiệm của công nghệ end-of-pipe, như là công nghiệp giấy thì mức độ ô nhiễm được xác định bởi luật lệ và sự ép buộc thi hành - cái mà lỏng lẻo ở Mexico. Vì vậy, vài ngành công nghiệp bẩn(ô nhiễm) nhất trên thế giới kinh tế thì thực sự là sạch hơn ở Mexico so với ở Mỹ. Bằng chứng cho sự rò rỉ thì kém mạnh hơn những luận điểm chính trị - Ngân hàng thế giới đã nhận thấy vài chứng cứ vững chắc, nhưng cơ quan năng lượng quốc tế thì không. Tuy nhiên, chính quyền Clinton bắt buộc phải thương lượng thỏa thuận môi trường với NAFTA , vì sự kết hợp chặt chẽ sự thuận tiện giữa công đoàn và phía đối thủ môi trường trong hiệp ước.Họ nói rằng offshoring có thể giành trước bởi những hàng rào biên khắc nghiệt lên những mặt hàng nhiều điều luật phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính được làm ở nước ngoài. Đạo luật an ninh và Độc lập năng lượng được ký bởi Tổng thống Bush vào 12/2007 có thể xâm phạm điều khoản II của thỏa thuận WTO về Hàng rào kỹ thuật trong thương mại. Những tiêu chuẩn vể nhiên liệu tái tạo trong dự luật có thể xâm phạm vào điểu khoản 3 của hiệp định GATT về đối xử quốc gia. Những biện pháp tương tự được thực hiện ở Mỹ thập niên 90 đã bị phản kháng trong biến cố tranh chấp WTO về đạo luật Clean Air của Mỹ, điều mà Venezuela và Brazil cho là xâm phạm nguyên tắc đối xử quốc gia. Kế hoạch “dán nhãn sinh thái” được điều hành bởi chính phủ trong dự luật có thể thành lập những biện pháp “giới hạn thương mại hơn mức cần thiết”. Trợ cấp nhiên liệu tái tạo, những cuộc tranh luận NFTC, có thể xâm phạm thỏa thuận WTO về trợ cấp và những biện pháp và tiêu chuẩn về thuế chống trợ giá. Ví dụ, những kích thích kinh tế của ngân hàng thế giới chỉ ra rằng ảnh hưởng của những biện pháp tiềm tàng về khí hậu ảnh hưởng đến thương mại của EU có thể làm giảm đi xuất khẩu của Mỹ vào Châu âu khoảng 7%. Những ngành công nghiệp mất nhiều năng lượng, như thép và xi măng, có thể chịu thua lỗ đến khoảng 30% (World Bank 2007).Nếu Mỹ và những cường quốc khác về thương mại theo đuổi những biện pháp tương tự thế thì những thua lỗ này chắc chắn sẽ là thua lỗ kép. Những nguyên tắc của hệ thống WTO về vấn đề khí hậu là mơ hồ nhất. Điều khoản XX GATT (những ngoại lệ chung) cho phép những hạn chế thương mại không nhất quán khác nếu chúng cần thiết cho việc bảo vệ con người, động vật, đời sống thực vật, hoặc nếu chúng duy trì những nguồn tài nguyên cạn kiệt, tiếng nói che giấu sự phát thải khí nhà kính. Vì vậy từ trước đến nay, hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO đã đồng tình với điều khoản về việc phán xét về vấn đề môi trường. Kéo theo thương mại vào việc cho phép lượng phát thải, hệ thống áp đặt giới hạn khí thải quốc gia có thể được cho là không phải 1 hàng hóa cũng ko phải dịch vụ và vì vậy rơi vào tình trạng rạn nứt ở WTO. Và trong khi ngay cả chính hệ thống áp đặt giới hạn khí thải quốc gia đã không thực sự phù hợp với WTO, những chương trình áp đặt giới hạn khí thải quốc gia còn thường được kèm theo bởi những tiêu chuẩn và nguyên tắc, dán nhãn sinh thái, trợ cấp, và những phương pháp khác có thể là không phù hợp với WTO). 3.2.3. Thất bại của vòng đàm phán Doha Vấn đề thứ 3 đáng quan tâm là những cuộc thương lượng đa phương trong vòng đàm phán Doha.Thất bại trong việc kết thúc thành công vòng đàm phán Doha có thể đã làm nguội đi sự hợp tác thương mại đa phương trong vòng vài năm. Cái kết cuối cùng của thương mại toàn cầu sẽ phụ thuộc vào bất cứ 1 kịch bản nào- sự lan rộng của chủ nghĩa bảo hộ, tự do hóa đơn phương, sự tăng lên của FTAs,…-được hình thành dựa trên khoảng trống sinh ra từ thất bại của vòng đàm phán đa phương. Dựa trên những nghiên cứu trước đó của Patrick Messerlin (2008), 1 bản đánh giá vào tháng 11/2008 của nhà kinh tế Antonie Bouet và David Laborde đã chỉ ra rằng trong 1 kịch bản khi mà tất cả các loại thuế quan được đưa lại mức giới hạn biên, thương mại thế giới sẽ giảm xuống 1,77 nghìn tỉ, tương đương với 1/10 GDP của Mỹ, và phúc lợi giảm 448 tỉ đô. Trong 1 kịch bản ít tiêu cực hơn, tất cả các loại thuế quan, ngoại trừ những ưu đãi thuộc quy định FTAs, được đưa đến mức ứng dụng của chúng vào cuối vòng đàm phán Uruguay năm 1994(thuế quan biên vẫn được che chở bởi những thỏa thuận của vòng đàm phán Uruguay), thương mại sẽ giảm xuống 728 tỉ $ và GDP thế giới giảm 167 tỉ USD. Những cái được và mất nhiều nhất sẽ được nhìn thấy ở nông nghiệp. Nhiều người sẽ nhìn nhận sự phát triển của FTAs, hiện nay đang là khu vực năng động duy nhất của sự hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, như một kịch bản khả thi nhất mặc dù thất bại của vòng đàm phán Doha, nhưng phản ứng thương mại được tạo ra bởi FTAs chủ yếu xoay quanh số phận của sự mở cửa nguyên tắc tối huệ quốc (MFN) đa phương. Xa hơn, sự phát triển của FTAs mà không có sự cảnh giác và hợp tác trong khu vực và đa phương có thể làm tan vỡ hệ thống thương mại thế giới thành những khối nhỏ cái mà đã từ bỏ các mọi nền kinh tế. Trái lại, kết thúc thành công vòng đàm phán phát triển Doha sẽ làm cho thương mại có được 336 tỉ USD và phúc lợi có được 79 tỉ USD hằng năm.(chú thik: Cùng lúc, một FTA bao gồm những nước công nghiệp hóa(1 kịch bản hơi ko tự nhiên, nhưng đầy tính minh họa) mà k có vòng đàm phán Doha sẽ làm tăng thương mại 982 triệu USD và GDP 9 triệu USD). Phải thừa nhận là những con số về cái được từ một vòng đàm phán phát triển Doha không dao động.Nhưng mà chúng có ý nghĩa trước tình trạng suy sụp của nền kinh tế. Và hàng trăm tỉ USD của thương mại mới chắc chắn sẽ làm kích thích nhiều hoạt động kinh tế hơn 1 nghìn tỉ đổ vào thương mại đã mất. Thậm chí quan trọng hơn, kết thúc Doha là 1 phương thuốc đối với những chính sách thương mại và sự rút lui liên tiếp(mặc dù dịu hơn) về những thỏa thuận chính sách thương mại. Đây sẽ là cách tốt duy nhất để bày tỏ sự ủng hộ cho chương trình nghị sự về thương mại đa phương, một dụng cụ khóa để các nước thỏa thuận hảng rào thuế thấp hơn, và 1 dụng cụ dấu hiệu đối với thị trường về định hướng tương lai của những chính sách thương mại quốc tế. Lời cam kết hoãn phần lớn những công cụ bóp méo của G20 là vẫn chưa đủ. Những tháng gần đây đã chỉ ra rằng có rất nhiều cách để các nước có thể làm việc với nhau xung quanh lời cam kết như thế và đưa ra những biện pháp thương mại bóp méo. Một điều nữa là những nghiên cứu định lượng không kể đến cú đánh chí mạng mà thát bại của Doha có thể giáng cho sự hợp pháp của những nhóm và quy luật của hệ thống thương mại đa phương-nguyên tắc MFN, chế độ giải quyết tranh chấp, sự hấp dẫn của gia nhập WTO, quá trình xem xét chính sách thương mại, và vvv.Vì vậy từ trước đến nay, những người có ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu (e nghĩ ở đây là WTO:D) đã có một lý lịch cực kì tốt phù hợp với những lời phán xét của cơ quan giải quyết tranh chấp, thậm chí khi nguyên đơn chỉ là một nước nhỏ có tương đối ít trong tay, xét về những phương pháp trả đũa thuế quan , cũng sẽ là một vấn đề kinh tế quan trọng đối với những nước lớn hơn nếu họ không tuân theo đúng luật. Điều này chỉ ra rằng những thành viên xem 1 quyền lợi khi gia nhập WTO như một cơ sở, và đánh giá hệ thống giải quyết tranh chấp.Tuy nhiên, nếu những cuộc đàm phán thương mại không thể đạt được sự tự do hóa xa hơn thì sự đáng tin của chủ nghĩa đa phương có thể bị xói mòn, và kèm theo nó là sự quan tâm đến việc tuân theo những nguyên tắc giải quyết tranh chấp và sự đánh giá những quan điểm cuả WTO.Xa hơn, 1 số vấn đề nên được giải quyết trong phạm vi WTO-những vấn đề mà có sự ảnh hưởng tức thời và cần được giải quyết bởi nhiều phía, như là những điều chỉnh về môi trường và sự mở rộng của những FTAs- có thể đặt sang bên lề. Thất bại của vòng đàm phán Doha vì vậy có thể kéo theo không chỉ là sự mất mát từ trao đổi thương mại tăng thêm, nó cũng sẽ trút sự tàn phá lên tương lai của thương mại toàn cầu và hợp tác kinh tế.Tuy nhiên, ngày nay sự hợp tác như vậy thậm chí là cấp bách hơn bởi vì suy thoái kinh tế toàn cầu. Thất bại trong vòng đàm phán đa phương sẽ ko làm được gì để tạo nên sự tin tưởng thị trường vào một sự hồi phục kinh tế toàn cầu một cách mau lẹ, huống hồ là vào khả năng các chính phủ sẽ cùng nhau giải quyết phần lớn các vấn đề một cách tích cực.Hợp tác kinh tế là một con đường sống của kinh tế và chính trị cái mà ko được và ko nên cắt đứt. Thực sự, triển vọng Doha có thể sáng lên khi mà nhiệm kỳ chính phủ ở Ấn độ kết thúc và một chính phủ mới được thành lập vào 5 hoặc 6/2009. Nhưng mà phía lãnh đạo của EU và Mỹ sẽ là không thể thiếu trong việc thúc đẩy Doha kết thúc thành công. Toàn cầu hóa là một xu thế tất yếu mà mọi quốc gia phải chủ động tham gia nhưng để hội nhập thành công, cần đổi mới thể chế kinh tế, đẩy mạnh cải cách hành chính và chống tham nhũng, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa để có lợi thế hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu. Mỹ, EU hay Việt Nam đều không phải là ngoại lệ. Xu hướng hình thành các hiệp định mậu dịch tự do khu vực và hiệp định thương mại tự do song phương ngày càng nhiều. Vì vậy, cần có sự lựa chọn đúng đắn để tránh gây ra những hậu quả bất lợi. Chương III Kiến nghị cho Việt Nam trong áp dụng và đối phó với các chính sách bảo hộ mậu dịch giai đoạn khủng hoảng, hậu khủng hoảng 1. Những bài học chung đối với toàn thế giới Những chính sách thương mại đã có hơi thả nổi trước cả khi khủng hoảng tài chính quét qua nền kinh tế toàn cầu. Những điều tra chỉ ra sự tan vỡ ảo mộng với thương mại quốc tế đang tăng nhanh, đặc biệt là ở Mỹ, và chiến dịch của Obama đã cam kết tạm hoãn trong những thỏa thuận thương mại và củng cố sự ép buộc thi hành thương mại.Trên tổng thể thì tiến trình kết thúc vòng đàm phán Doha đã dừng lại vào tháng 7/2008. Trong khi cuộc khủng hoảng đã để lại những hậu quả to lớn cho khối lượng mậu dịch(thương mại) quốc tế, những biện pháp chính sách thương mại được áp dụng ở Bỉ, Washington, và trên thế giới thì trước đến nay khá là ôn hòa.Nhưng sự tự mãn là nguy hiểm trong lĩnh vực thương mại quốc tế, nơi mà những biện pháp của một nước có thể nhanh chóng mời gọi sự trả đũa và thách thức từ nước khác. Những sự thôi thúc chủ nghĩa bảo hộ ở Mỹ và EU la có thật và sẽ tiếp tục tăng lên nếu thất nghiệp chất đống, xuất khẩu ứ đọng, và những nước khác đặt ra những biện pháp bất hợp pháp để thúc đẩy xuất khẩu của họ. Quốc hội Mỹ, then chốt của sự hoạch định chính sách thương mại của Mỹ, bây giờ đang được điều hành bởi Đảng dân chủ rõ ràng là không mấy hào hứng với thương mại tự do. Vòng đàm phán Doha vẫn đang gặp rủi ro trước tính hay gây gỗ của vài quốc gia nòng cốt. Mỹ và EU là những quốc gia chủ chốt cho các quốc gia khác cạnh tranh và theo gương, và vì vậy những chính sách kinh tế trong nước và quốc tế của họ sẽ cực kỳ quan trọng cho những nỗ lực tiếp theo để thoát khỏi suy thoái. Trong chính sách thương mại sau, 6 điểm nên được làm theo: Ổn định những điều lệ thương mại mang tính tự vệ. Sự nới lỏng những tiêu chuẩn về đảm bảo bồi thường thương mại của quốc hội Mỹ vào những năm 70 đã dẫn đến 1 loạt những kiến nghị.Những sự thay đổi hợp pháp như vậy bây h nên được cắt giảm.Nhiều cơ hội hơn cho sự giảm nhẹ có thể dẫn đến một loạt những vụ kiện AD và gậy ông đập lưng ông nếu các nước khác quyết định nới lỏng thủ tục và luật lệ bồi thường thương mại ngược trở lại. Chú tâm vào sự mất cân bằng hệ thống tiền tệ toàn cầu. Mỹ và Trung quốc nên chú tâm về sự mất cân bằng hệ thống tiền tệ thông qua cuộc đối thoại Group 2(G2) hoàn thành và, nếu cần thiết, làm cho IMF( tổ chức được ủy quyền đảm bảo sự cân bằng tài chính toàn cầu) tham gia vào quá trình. Một G2 cũng sẽ rất hữu ích cho việc tái cân bằng tài chính toàn cầu-chế ngự tính hám lợi của hệ thống tiền tệ Trung quốc, và đẩy mạnh tiết kiệm ở Mỹ. Nó cũng sẽ giúp ngăn cản những sự thúc đẩy chủ nghĩa bảo hộ ở Mỹ, như là một sự thúc đẩy mới mẻ cho những biện pháp tự vệ hoặc cho những nhu cầu điều lệ xa hơn về sự mua hàng trong nước.Một sự cân bằng hoàn hảo là ngoài tầm với, nhưng nó không nên trái ngược với sự tốt đẹp và với sự có thể đạt tới. Tình tạng hiện tại là không thể tồn tại mãi. Tách sự cứu trợ tài chính khỏi thương mại. Ngoại trừ những đồ dự phòng “mua hàng Mỹ” cái mà đang bị chỉ trích mạnh mẽ từ phía Bỉ, cả Mỹ và Eu đều thận trọng trong việc chỉ trích lẫn nhau về việc thi hành cứu trợ tài chính và các gói kích cầu cái mà có thể hiểu như trợ cấp.Mỹ và EU nên phân biệt rõ ràng giữa có thể chấp nhận được(những biện pháp xoa dịu tạm thời) với những biện pháp bị cấm(những cái được ban hành để nẫng tay trên trong thương mại toàn cầu và phân biệt đối xử đối với những nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ nước ngoài) trong phạm vi G20.(chú thik: Mánh khóe ở đây là xác định các biện pháp không được phép hoặc được phép chỉ trong một khoảng thời gian, và để đảm bảo tính so sánh giữa các đối tác thương mại.Xem Evennett(2009)). Áp dụng Nguyên tắc về khí hậu dễ thực hiện.Những điều lệ về sự biến đổi khí hậu cứng nhắc có thể ko hiệu quả khi mà bây giờ các công ty đang chịu gánh nặng của suy thoái.Thậm chí kết quả tồi tệ hơn sẽ là những luật lệ sẽ cố ý hoặc vô ý hạn chế luồng thương mại toàn cầu. Ủng hộ một nguyên tắc đa phương mới đó là liệt kê chi tiết cả những biện pháp thương mại được phép và bị cấm trong việc kiểm soát khí hậu. Nguyên tắc như thế có thể vạch ra một “không gian xanh”rộng lớn- một khoảng trống chính sách cho những biện pháp kiểm soát khí hậu(cái được áp dụng rộng rãi nhất quán với những nguyên tắc chủ chốt của WTO) thậm chí khi sự vi phạm kỹ thuật về luật của WTO có thể xảy ra-cho những biện pháp được vạch ra để hạn chế sự phát thải trong khu vực của những nước thành viên và toàn cầu. Những biện pháp tuân theo những điều luật”không gian xanh” sẽ không chịu được những thách thức trong việc giải quyết tranh chấp của WTO bởi những chính phủ tán thành nguyên tắc. Giảm chiều hướng về sự bấp bênh.Cách tốt nhất để giải quyết thất nghiệp là tăng trưởng kinh tế, tạo ra công ăn việc làm, và tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ. Nhưng chế độ chính sách để giải quyết nhũng vấn đề này trong thời kì khó khăn đang cần nhiều sự cải thiện. Quỹ toàn cầu hóa Châu âu thì vẫn chưa được thử nghiệm, trong khi Tổ chức giúp đỡ điều tiết thương mại(TAA) của Mỹ còn khá yếu và đang được mở rộng bởi quốc hội.Chìa khóa vấn đề là sự thi hành và vạch định tốt hơn, bao gồm nâng cao tính lưu động của lao động thay thế cho bảo vệ việc làm cái mà đang trở nên không có tính cạnh tranh, làm dịu đi sự tăng lên của những đòi hỏi báo trước và bồi thường mất việc, trợ cấp thất nghiệp kết hợp với những yêu cầu đào tạo, những chương trình học suôtws đời cho người lớn, và-có lẽ quan trọng hơn tất cả là bảo hiểm sức khỏe di động.(chú thik: Những chương trình với động lực tài chính cho công việc được ủng hộ, như Tín dụng thuế thu nhập kiếm được của Mỹ, chương trình bảo hiểm tiền lương của Mỹ(đối thủ của TAA), hoặc là tín dụng thuế gia đình công nhân của Anh, hoặc là trợ cấp tiền lương mục tiêu được trả cho lao động. Những chương trình này thì tốt hơn nhiều so với trợ cáp thất nghiệp cái mà ko có sự liên kết nào với công việc mới). Tạo sự thúc đẩy cho Doha. Doha không thể bị thất bại, và không có một chính phủ nảo muốn nó như thế. Một giải pháp để tiếp tục nông nghiệp là để Mỹ thực hiện trợ cấp bóp méo ở mức tiền chi ra thấp nhất hiện thời( và theo đó là chi nhiều hơn cho trợ cấp ko bóp méo “green box” cái mà không ảnh hưởng đến sản lượng) thay thế cho việc Ấn độ đồng ý giảm quy mô của SSM(Bhagwati và Panagariya 2008). Nếu mà xung đột về việc tiếp cận thị trường nông nghiệp tiếp tục làm đóng cửa những dịch vụ khác thì các nước thành viên sẽ đồng ý để những nguyên tắc thi hành đơn độc ra ngoài và đồng ý tự do thương mại trong sản xuất công nghiệp, xa hơn là tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại, và hạn chế kiểm soát xuất khẩu. Kết thúc Doha cũng rất quan trọng trong việc ngăn chặn sự giảm giá trị và sự biến động giá trên thị trường mở và trong việc bảo vệ tính hợp pháp của WTO.Ở đây, EU và Mỹ đều nhận thấy ở cùng một chiến tuyến trên bàn đàm phán, sự lãnh đạo và hợp tác của họ sẽ rất quan trọng cho việc thúc đẩy vòng đàm phán Doha đi tới thành công. Sự hợp tác và lãnh đạo bởi Mỹ và EU là cấp bách trong việc đưa thương mại thế giới và kinh tế toàn cầu sôi động trở lại.Điều này có nghĩa là sự hợp tác và lãnh đạo chặt chẽ ở mức đa phương, và ở những chính sách khéo léo, protrude trong nước.Cuộc họp G20 ở London tháng 4 đã đưa ra cơ hội đặc biệt quan trọng và đúng lúc để làm tươi mới chương trình nghị sự về chính sách thương mại toàn cầu. Mỹ và EU cũng có thể đặt ra tấm gương đa phương, ví dụ, bằng cách theo đuổi tự do hóa thương mại vượt đại tây dương về dịch vụ và xa hơn là hợp tác trong tiêu chuẩn, thủ tục hải quan, và những nguyên tắc cạnh tranh. Sự hợp tác EU và Mỹ trên nền kinh tế toàn cầu cũng kéo theo sự chia sẻ gánh nặng. Trái với chỉ dẫn của thời kỳ Đại suy thoái là phải thanh lý những ngân hàng và công ty yếu kém, quan điểm ngày nay( đã tiến bộ hơn bởi hầu hết các nhà kinh tế) là 1 trong những tính thanh toán-quá nhiều kích thích thì vẫn tốt hơn là quá ít. Nếu đây là trường hợp đó, điều gì đó có thể bị chống đối, thì những nước tư bản châu âu có thể là đang làm không đủ. Cắt giảm thus và chi tiêu chính phủ ở châu Âu được đánh giá tương đương với chỉ 0,8% GDP của liên minh, dưois 1,2% được nhắm tới của hội đồng và, theo các nhà phân tích, gần như là không đủ để đặt EU ngang hàng với Mỹ về hy vọng hồi phục, tăng trưởng, hoặc là khả năng nhập khẩu và kích thích khôi phục kinh tế toàn cầu. Khoảng cách giữa Washington và các nước tư bản châu Âu trong nỗ lực của họ về bước nhảy khởi đầu cho thương mại và kinh tế toàn cầu chắc chắn sẽ làm tồi tệ hơn 100 tỉ USD thâm hụt Mỹ có với EU và tiếp tục đặt trách nhiệm về cầu của thế giới lên Mỹ. Một sự thúc đẩy cân bằng từ 2 phía sẽ tốt cho cơ hội hồi phục, cân bằng thương mại, và một hệ thống tài chính toàn cầu cân bằng hơn Nhưng rất quan trọng đó là những đối tác vượt đại tây dương yêu cầu một sự hợp tác chặt chẽ và một quyết tâm vững vàng.Tương lai kinh tế toàn cầu đang lâm nguy. 2. Kiến nghị cho Việt nam 2.1. Rà soát và điều chỉnh các chính sách trợ cấp Hiện tại Việt Nam chưa bị áp thuế chống trợ cấp, tuy nhiên trong bối cảnh khủng hoảng hiện nay, đề phòng các biện pháp bảo hộ của hai thị trường lớn là Mỹ và EU luôn là cần thiết. Trung Quốc năm 2008 cũng đã bị Mỹ điểu tra một vụ trợ cấp đầu tiên, mà đặc thù hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam và Trung Quốc là khá tương đồng, vì vậy Chính phủ, bộ Thương mại cần có nhưungx biện pháp đề phòng. Việt Nam là nền kinh tế chuyển đổi nên cần thiết phải rà soát lại chính sách quốc gia liên quan tới trợ cấp từ quan điểm phúc lợi xã hội: ai là người được hưởng lợi từ các chính sách này; phân chia lợi ích giữa các nhóm xã hội như thế nào. Cần phải tiến hành phân tích tác động để thấy liệu trợ cấp giúp xóa đói giảm nghèo hay đem lại lợi ích cho người giàu và liệu có tận dụng nguồn ngân sách từ các chương trình xóa đói giảm nghèo khác. Trước sự xuống cấp môi trường ở một số nơi và sức ép cần thiết phải bảo vệ sinh thái, cần phải đánh giá tác động của chương trình trợ cấp này đối với môi trường để thấy các chương trình này có tiếp tay cho các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng, sử dụng lãng phí hoặc làm cạn kiệt nguồn tài nguyên hay không, Thông qua đó giúp tái cân bằng kinh tế nội địa và cải thiện chất lượng và tính bền vững của tăng trưởng. Trong số 80 loại trợ cấp định lượng và không định lượng được, có khoảng 26% là trái với các nguyên tắc của WTO và bởi vậy sẽ bị khởi kiện. Tuy nhiên, các vụ kiện xuất phát từ quan điểm kinh tế chứ không phải là khía cạnh luật pháp Về lý thuyết, thuế VAT được coi là mang tính chất thương mại trung lập vì VAT đánh vào đầu ra cuối cùng do vậy thuế VAT đối với giao dịch trung gian được hoàn lại. Theo ông Gene Grossman - người đã phân tích thuế VAT của Châu Âu sử dụng “nguyên tắc đầu ra cuối cùng” – theo qui định của GATT, nguyên tắc đầu ra cuối cùng được áp dụng cho tất cả các loại thuế gián tiếp. Tất cả nhà sản xuất, dù là sản xuất để bán trong nước hay xuất khẩu, đều được hoàn thuế đánh lên đầu vào. Hàng nội địa bị đánh thuế VAT, hàng xuất khẩu thì không. Hàng xuất khẩu được miễn thuế theo nguyên tắc đầu ra cuối cùng. Hàng xuất khẩu được miễn thuế hoàn toàn. Hàng nhập khẩu bị đánh thuế nhưng nếu chúng được sử dụng làm nguyên vật liệu đầu vào thì sẽ được hoàn thuế như nguyên vật liệu đầu vào được sản xuất trong nước. Chính phủ Việt Nam cần rà soát lại tất cả các chương trình trợ cấp của nước này trên quan điểm phúc lợi kinh tế xã hội, và điều chỉnh lại cho phù hợp với các qui định của WTO. Trong đó có rà soát lại cách thức quản lý ưu đãi thuế VAT và xem xét liệu chúng có dựa trên các cam kết quốc tế và nguyên tắc không phân biệt đối xử không. Có lẽ đã đến lúc cần phải đánh giá lại tất cả các chính sách này liên quan tới giá và ưu đãi (bao gồm thuế quan, trợ cấp và thuế xuất khẩu) và điều chỉnh chúng cho phù hợp hơn. 2.2. Sử dụng Hệ thống Giải quyết Tranh chấp của WTO Tuy vụ kiện chống trợ cấp đầu tiên của Mỹ đối với Trung Quốc không dẫn tới việc áp dụng thuế đối kháng nhưng tranh chấp vẫn còn tồn tại giữa 2 quốc gia này. Đối với các cuộc điều tra chống trợ cấp của Mỹ, chính phủ và các công ty của Trung Quốc đứng trước 2 lựa chọn: hoặc kiện phán quyết của Bộ Thương mại Hoa Kỳ lên Tòa án Thương mại Quốc tế Mỹ (CIT) hoặc yêu cần tham vấn lên Cơ quan Giải quyết Tranh chấp (DSB) WTO. Vụ kiện chỉ kiện lên CIT trong trường hợp liên quan tới luật thương mại Mỹ ví dụ như kết luận của DOC là công bằng và phù hợp với luật thương mại Mỹ. Nếu Trung Quốc kiện lên Cơ quan Giải quyết Tranh chấp WTO, WTO sẽ thành lập một ban đánh giá các kết luận và phương pháp luận của DOC xem có phù hợp với các hiệp định WTO, các cam kết của Mỹ và Trung Quốc và các vấn đề khác liên quan. Lựa chọn thứ 2 – tham vấn lên DSB của WTO là cách tốt hơn để giải quyết tranh chấp, bởi: (1) rất nhiều vấn đề liên quan tới các cam kết WTO; và (2) bài học từ các vụ kiện này rất cần thiết đối với chính sách phát triển của Trung Quốc, Việt Nam và các nước đang phát triển khác. Những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng luật các biện pháp phòng vệ thương mại quốc tế của Mỹ đã đi xa mục đích ban đầu và được sử dụng để bảo hộ ngành công nghiệp nội địa trước sự cạnh tranh từ bên ngoài mà chính người tiêu dùng và công ty sử dụng thép là nguyên liệu đầu vào là người phải trả giá. Giáo sư Gregory Mankiw thuộc trường đại học Havard, cựu chủ tịch Ban cố vấn kinh tế cho Tổng thống nhiệm kỳ 05/2003 đến 02/2005 phát biểu “Chống bán phá giá là công cụ trong chính sách thương mại Hoa Kỳ và rất ít chính trị gia sẵn sàng chỉ ra tác động tiêu cực của chúng”. Các biện pháp đối kháng thậm chí còn đáng quan ngại hơn chống bán phá giá, bởi nó dễ dàng bị lạm dụng do các nguyên tắc WTO được qui định rất mơ hồ. WTO sẽ thành lập Ban Hội thẩm nếu chính phủ Việt NAm yêu cầu tham vấn Cơ quan Giải quyết Tranh chấp WTO về các biện pháp phòng vệ của Mỹ. Theo Mankiw và Swagel, ngành công nghiệp thép Hoa Kỳ từ lâu luôn dẫn đầu trong công cuộc chống bán phá giá: gần một nửa thuế chống bán phá giá áp dụng là cho các sản phẩm thép nhập khẩu và 158/294 thuế chống bán phá giá có hiệu lực trước 4/2005 là dành cho thép nhập khẩu. Bất chấp phản ứng mạnh mẽ của các công ty sản xuất sử dụng nguyên liệu đầu vào là thép, số lượng áp đặt thuế chống bán phá giá vẫn gia tăng mạnh mẽ, trong khoảng thời gian từ 12/2003 đến 03/2005, giá thép tăng lên tới 45%. Giá thép tăng cao có lợi cho nhà sản xuất thép nhưng lại ảnh hưởng tới rất nhiều người tiêu dùng thép bao gồm cả công ty và công nhân ngành sử dụng thép. Mặc dù các công ty sản xuất thép có dưới 160.000 công nhân vào đầu năm 2005, hơn 1.5 triệu công nhân làm việc tại các công ty sản xuất sản phẩm kim loại, hơn 1.1 triệu công nhân tại các nhà máy sản xuất máy móc và gần 1.8 triệu công nhân tại các nhà máy sản xuất thiết bị vận tải như ô tô và phụ tùng. Một nghiên cứu gần đây cho thấy mỗi nhân công ngành thép được hưởng lợi từ thuế quan 1 thì thiệt hại nhân công ngành công nghiệp sử dụng thép là 3 và gây ra bóp méo thương mại lên tới 450.000 USD. 2.3. Tham gia vòng đàm phán Doha Mặc dù Hiệp định Trợ cấp và Các biện pháp đối kháng (SCM) của WTO đưa ra định nghĩa và các nguyên tắc liên quan tới trợ cấp một cách rõ ràng, có tính tiên đoán và khả thi, nhưng việc áp dụng và thực thi hiệp định SCM từ năm 1995 vẫn chưa thực sự thành công. Trong các vòng đàm phán Doha tiếp theo, hầu hết các nước phát triển tập trung nhiều vào vấn đề nông nghiệp, nhưng cơ bản đàm phán về mặt nguyên tắc là quan trọng nhất. Việt Nam và các nước có nền kinh tế phi thị trường khác thuộc WTO, có thể cùng với các nước đang phát triển sử dụng các vòng đàm phán Doha để làm rõ hơn phạm vi của trợ cấp chính phủ, các quy định về các biện pháp phòng vệ thương mại quốc tế, các đãi ngộ đối với các nước đang phát triển, các nước NME và các vấn đề khác liên quan. Thứ nhất: Trợ cấp và chính sách phát triển. Có nhiều đề xuất liên quan tới Hiệp định Trợ cấp và các Biện pháp đối kháng (SCM) được đưa ra bàn luận tại vòng đàm phán Doha. Trong đó có vấn đề trợ cấp bị cấm. Mỹ đề xuất mở rộng danh mục trợ cấp bị cấm hiện tại và đưa thêm vào trợ cấp hổ phách. Một số nước đang phát triển đề xuất cải tổ Điều khoản 27 của Hiệp định SCM và đưa ra đãi ngộ đặc biệt đối với các nước đang phát triển. Thứ hai: Thủ tục đối với các biện pháp đối kháng. Không những cần làm rõ khái niệm các loại trợ cấp, điều quan trọng là phải làm rõ thủ tục áp dụng thuế đối kháng và ngăn chặn việc lạm dụng luật chống trợ cấp. Mỹ đề nghị tăng cường và mở rộng việc áp dụng luật chống trợ cấp. Thứ ba: Tiêu chí nền kinh tế phi thị trường đối với Việt Nam. Không có văn bản chính thức nào rõ ràng về các cuộc điều tra chống trợ cấp. Việt Nam nên làm rõ điều khoản này trong vòng đàm phán Doha. Hơn nữa, sẽ tốt hơn nếu Việt Nam có thể đàm phán để được công nhận là nước có nền kinh tế thị trường. Kết Luận Kinh nghiệm phát triển trong những năm gần đây cho thấy rõ ràng tự do thương mại quốc tế có thể cải thiện được phúc lợi xã hội. Trong bối cảnh khủng hoảng, sự trở lại của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch là mối đe dọa cho sự phục hồi kinh tế. Trong khi thế giới có lợi hơn khi các nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ, Braxin và Việt Nam trở nên thương mại hoá hơn, các nước phát triển như Mỹ hay liên minh Châu Âu EU lại đang có những biểu hiện đi ngược lại lợi ích chung đó. Nhìn bề ngoài, các chính sách về biện pháp phòng vệ thương mại quốc tế có vẻ giúp đảm bảo cạnh tranh lành mạnh thông qua trừng phạt các nhà xuất khẩu có hành vi thương mại không bình đẳng và để giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực đối với ngành công nghiệp của nước nhập khẩu, nhà sản xuất và người lao động. Tuy nhiên thực tế các biện pháp phòng vệ được sử dụng ngày càng nhiều không chỉ như một công cụ chính sách thương mại nhằm giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực của thương mại bất bình đẳng mà còn như là một công cụ ưa chuộng mà chính phủ các nước bảo hộ ngành công nghiệp nội địa. Chống lại xu thế đó là trách nhiệm của toàn thế giới. Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam và các nền kinh tế chuyển đổi khác cần rà soát các chính sách quốc gia mình về trợ cấp trên quan điểm phúc lợi xã hội và đảm bảo các chính sách này phù hợp với các nguyên tắc của WTO. Các nước này có thể sử dụng Cơ quan Giải quyết Tranh chấp WTO để đảm bảo việc áp dụng thuế đối kháng và thuế chống bán phá giá hoàn toàn phù hợp với các cam kết WTO. Đồng thời các nước này cũng nên chủ động tham gia vào các cuộc đàm phán của vòng đàm phán Doha về nguyên tắc sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại quốc tế. Các biện pháp phòng vệ thương mại quốc tế áp dụng cho các nền kinh tế phi thị trường ngày càng phức tạp và thách thức hơn. Ngoài việc cần điều chỉnh cho phù hợp với các cam kết WTO, đối phó tính kỹ thuật của các biện pháp chống trợ cấp và chống bán phá giá, các nước này cũng cần phải đẩy mạnh đàm phán để được công nhận là “nền kinh tế thị trường” tại các vòng đàm phán của WTO. Tài liệu Tham khảo 1. Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế - NXB Giáo Dục Việt Nam –TS. Bùi Thị Lý (chủ Biên) 2. . Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế - NXB Thống kê 2008 – GS. TS. Võ Thanh Thu. 3. International Economics – Theory And Policy – 7th edition – Paul R. Krugman 4. A new age of protectionism? – Kati Suominen - The German Marshall Fund of the United States 5. Báo cáo Bảo hộ Thương mại Toàn cầu 2009 - 15 tháng 06 năm 2009 - KATI SUOMINEN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXu hướng bảo hộ mậu dịch nhằm đối phó với khủng hoảng hiện nay trên thế giới và một số kiến nghị cho Việt Nam.doc
Luận văn liên quan