Xu hướng phát triển của mạng di động dùng mạng NGN

MỤC LỤC MỤC LỤC . i CÁC TỪ VIẾT TẮTiv DANH MỤC HÌNH VẼxix LỜI NÓI ĐẦU1 CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ MẠNG THẾ HỆ SAU (NGN). 2 1.1. giới thiệu chung. 2 1.1.1. Mạng thế hệ sau là mạng tích hợp đa dịch vụ. 3 1.1.2. Mạng thế hệ sau là sự chuyển dần từ mạng chuyển mạch kênh sang mạng chuyển mạch gói4 1.1.2.1. Mạng chuyển mạch kênh. 4 1.1.2.2. Mạng chuyển mạch gói5 1.1.2.3. Sự chuyển dần từ chuyển mạch kênh sang chuyển mạch gói6 1.1.3. Các thành phần mạng thế hệ sau. 8 1.2. khái quát về chuyển mạch mềm10 1.2.1. Định nghĩa chuyển mạch mềm10 1.2.2. Các lợi ích khi sử dụng chuyển mạch mềm11 1.2.2.1. Khả năng giảm giá thành. 12 1.2.2.2. Khả năng cung cấp dịch vụ đa dạng. 12 1.3. kiến trúc của chuyển mạch mềm13 1.3.1. Media Gateway và Media Gateway Controller. 13 1.3.1.1. Media Gateway. 15 1.3.1.2. Media Gateway Controller. 16 1.3.2. Signaling Gateway. 16 1.3.3. Media Server và Feature Server. 17 1.3.4. Các ứng dụng của chuyển mạch mềm20 1.3.4.1. Ứng dụng cho tổng đài nội hạt21 1.3.4.2. Ứng dụng cho tổng đài chuyển tiếp. 23 1.4.1. Tổng quan về giao thức điều khiển Media Gateway. 25 1.4.2. Các giao thức trong mạng NGN26 1.4.2.1. Giao thức MGCP27 1.4.2.2. Giao thức SIP27 1.4.2.3. Tổng quan về SIGTRAN28 CHƯƠNG 2:. KIẾN TRÚC MẠNG DI ĐỘNG 3GPP29 2.1. lộ trình phát triển từ GSM lên UMTS WCDMA29 2.1.1. WCDMA hay UMTS/FDD29 2.1.1.1. 3GPP R99. 31 2.1.1.2. 3GPP R4. 31 2.1.1.3. 3GPP R5 (IMS). 32 2.1.1.4. 3GPP R6. 33 2.2. kiến trúc mạng 3GPP34 2.2.1. Các thiết bị di động, các thuê bao, và các đặc điểm của chúng.36 2.2.2. Vùng chuyển mạch kênh trong mạng lõi39 2.2.3. Vùng chuyển mạch gói trong mạng lõi (PS CN Domain ). 41 2.3. phân hệ đa phương tiện IMS (ip multimedia subsystem). 43 2.3.1. Kiến trúc IMS. 44 2.4. kiến trúc dịch vụ.48 2.4.1. Đăng ký với IMS. 50 2.4.2. Sự giải phóng khỏi IMS. 54 2.4.3. Các bộ phục vụ thông tin.57 2.5. module giao thức chuẩn. 58 CHƯƠNG 3:. MẠNG DI ĐỘNG TÍCH HỢP TRONG MẠNG NGN64 3.1. lý do sử dụng NGN64 3.1.1.Sự đơn giản hoá mạng vận chuyển. 67 3.1.1.1. Backbone CS/PS chung. 67 3.1.1.2 Không cần lớp trung gian. 68 3.1.1.3. Mạng Signalling/Packet Backbone chung. 68 3.1.1.4. Mạng backbone CN/RAN chung. 69 3.1.2. Tiết kiệm dải thông.70 3.1.2.1. Cuộc gọi đầu cuối (3G/3G). 70 3.1.2.2. Trong cuộc gọi 3G đến PSTN/2G PLMN70 3.1.3. Các dịch vụ được hợp nhất qua các giao diện chuẩn độc lập với kiểu lớp truy nhập71 3.2. các vấn đề gặp phải khi triển khai mạng ngn. 72 CHƯƠNG 4:. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI CÁC DỊCH VỤ TRÊN MẠNG NGN Ở VIỆT NAM74 4.1. các dịch vụ trên nền ngn đang được triển khai trên mạng viễn thông của VNPT74 4.1.1. Dịch vụ thoại VoIP trả trước 1719 (Prepaid Cards). 74 4.1.1.1. Giới thiệu. 75 4.1.1.2. Các thành phần mạng của dịch vụ. 76 4.1.1.3. Đối tượng sử dụng. 77 4.1.1.4. Lợi ích của dịch vụ. 77 4.1.1.5. Cách sử dụng dịch vụ:. 77 4.1.2. Dịch vụ thông tin giải trí 1900 (1900 Premium Rate Service). 79 4.1.2.1. Giới thiệu:. 79 4.1.2.2. Lợi ích của dịch vụ:. 79 4.1.2.3. Đối tượng sử dụng dịch vụ 1900. 80 4.1.2.4. Cách sử dụng dịch vụ. 81 4.1.3. Dịch vụ thoại miễn phí 1800 (Freen phí 1800 (Free Call). 81 4.1.3.1. Giới thiệu:. 83 4.1.3.2. Lợi ích của dịch vụ:. 83 4.1.3.3. Đối tượng sử dụng dịch vụ 1800. 83 4.1.3.4. Cách sử dụng dịch vụ. 84 4.1.4. Dịch vụ mạng riêng ảo (Vitural Private Network – VPN). 85 4.1.4.1. Giới thiệu. 86 4.1.4.2. Lợi ích của dịch vụ. 90 4.1.4.3. Đặc điểm dịch vụ. 90 4.1.4.4. Đối tượng và phạm vi cung cấp dịch vụ. 91 4.1.4.5. Thiết lập dịch vụ. 91 4.1.5. Dịch vụ truyền hình hội nghị trên nền mạng NGN91 4.1.5.1. Giới thiệu. 91 4.1.5.2. Lợi ích của dịch vụ. 91 4.1.5.3 Đặc điểm dịch vụ:. 92 4.2 phân loại gói dịch vụ. 93 4.3. đối tượng khách hàng. 93 4.4. tổng quan vấn đề phát triển dịch vụ mới trong mạng NGN-VNPT93 4.5. phân tích lựa chọn các dịch vụ mới triển khai trên mạng di động theo hiện trạng mạng sẽ và đang triển khai NGN của TCT94 4.5.1. Thực tế nhu cầu các dịch vụ NGN của Việt nam và tiềm năng.94 4.5.1.1. Đối tượng nhắm đến của các dịch vụ NGN94 4.5.1.2. Cạnh tranh trong môi trường NGN mới ở Việt Nam95 KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI. 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO LỜI NÓI ĐẦU Mạng thông tin di động đã phát triển mạnh mẽ và rộng khắp trên toàn thế giới trong mười năm vừa qua với khả năng cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ. Hiện nay, nhu cầu sử dụng dịch vụ dữ liệu ngày càng tăng cao, các dịch vụ dữ liệu chiếm một tỉ trọng đáng kể trong tổng doanh thu của nhà khai thác mạng thông tin di động. Trong vài năm tới các dịch vụ thông tin đa phương tiện dựa trên nền IP, sẽ là nguồn doanh thu chính khi doanh thu từ các dịch vụ thoại đang trở nên bão hoà. Xu hướng này đòi hỏi mạng thông tin di động phải phát triển theo một cấu trúc mới tiên tiến hơn, cấu trúc dựa trên nguyên tắc của mạng NGN (Next Generation Network), với các tiêu chí cơ bản: Sự hội tụ dịch vụ thoại và dịch vụ dữ liệu; Sự phân tách lớp điều khiển khỏi lớp truyền tải. Với mong muốn tìm hiểu về sự tích hợp giữa mạng di động thế hệ 3 và mạng NGN đang được triển khai em đã chọn đề tài: “Xu hướng phát triển của mạng di động dùng mạng NGN” làm đồ án tốt nghiệp. Nội dung của đề tài gồm 4 chương Chương 1: Tổng quan về mạng thế hệ sau (NGN) Chương 2: Kiến trúc mạng di động 3GPP Chương 3: Mạng di động tích hợp trong mạng NGN Chương 4: Tình hình triển khai các dịch vụ NGN ở Việt Nam Trong quá trình làm đề tài, em đã cố gắng rất nhiều song do kiến thức và tài liệu tham khảo hạn chế nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp và sự giúp đỡ của các Thầy, Cô. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Th.S Hồ Văn Phi khoa Kỹ thuật & Công nghệ đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Quy nhơn, ngày tháng năm 2010 Sinh viên thực hiện 99

doc120 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2529 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xu hướng phát triển của mạng di động dùng mạng NGN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g qua đường vô tuyến. Các thực thể mạng truy nhập vào AuC thông qua HSS. Điều này sẽ loại bỏ sự cần thiết phải xác định các giao diện riêng giữa AuC và mỗi thực thể mạng, cần thiết cho việc truy nhập vào AuC. Thanh ghi nhận dạng thiết bị (EIR): EIR là một thực thể logic để duy trì các IMEI của các thuê bao. 2.5. MODULE GIAO THỨC CHUẨN Hình 2.20: Kiến trúc mạng 3GPP và module giao thức chuẩn (Release 5) Hình 2.20 cung cấp một cái nhìn đóng về kiến trúc mạng 3GPP và chỉ ra module giao thức chuẩn cho cả vùng PS và CS. Một mạng 3GPP bao gồm một số lượng lớn các giao diện chức năng, chúng được phân ra thành các nhóm sau đây để tiện cho việc nghiên cứu: Các giao diện bên trong RAN: Các giao diện chính bên trong một GSM BSS là giao diện Abis giữa BSC và BTS và giao diện Um giữa di động và BTS. Giao diện Abis được xác định trong 48 dãy nối tiếp các đặc điểm kỹ thuật 3GPP: Các giao diện chính bên trong một UTRAN là: Giao diện Iub giữa RNC và nút B Giao diện Iur giữa hai nút RNC bên trong một UTRAN hay giữa một RNC trong UTRAN và một BSC trong một GERAN. Iur là một giao diện báo hiệu logic được sử dụng để hỗ trợ khả năng di động giữa các RNC. Nó có thể được thực hiện thậm chí trong sự vắng mặt của một kết nối vật lý trực tiếp giữa hai RNC (hay giữa một RNC và một BSC). Ví dụ, nếu như không có một kết nối vật lý trực tiếp giữa hai RNC tồn tại, giao diện Iur có thể được sử dụng bằng cách tạo một đường hầm cho các tin nhắn báo hiệu qua giao diện Iur từ một RNC đến các SGSN đi qua khác. Giao diện Uu giữa di động và nút B. Giao diện Uu được xác định trong khoảng 24 và 25 số nối tiếp của các thông số kỹ thuật 3GPP. Các giao diện Iub và Iur được xác định trong 25.4xx-nối tiếp của các thông số kỹ thuật của 3GPP. Các giao diện RAN-to-CN: GSM BSS có thể giao tiếp với vùng CS CN thông qua giao diện A hoặc giao diện Iu-CS. Giao diện A được xác định trong 48-số nối tiếp của các thông số kỹ thuật của 3GPP. GSM BSS có thể giao tiếp với vùng PS CN thông qua giao diện Gb hoặc giao diện Iu-PS Một UTRAN kết nối với vùng PS CN thông qua giao diện Iu-PS và kết nối tới vùng CS CN thông qua giao diện Iu-CS. Các giao diện Iu-CS và Iu-PS được xác định trong 25.41x-số nối tiếp các thông số kỹ thuật của 3GPP. Các giao diện A và Gb được thiết kế trong các mạng không dây 2G. Đặc biệt, giao diện A là để kết nối một GSM BSS tới một MSC thế hệ 2G và giao diện Gb là để kết nối một GSM BSS tới một SGSN thế hệ 2G. Các giao diện A và Gb vì vậy mà được sử dụng để hỗ trợ cho các đầu cuối di động ở các phiên bản trước R5. Các giao diện Iu được sử dụng để hỗ trợ cho các đầu cuối di động phiên bản R5. CN mà ta nói tới hoạt động trong chế độ Iu nếu như các RAN kết nối tới CN thông qua các giao diện Iu. Một di động có thể hoạt động trong một và chỉ một trong các chế độ dưới đây: - Chế độ A/Gb: truy nhập vào CS CN qua giao diện A và truy nhập vào PS CN qua giao diện Gb. - Chế độ Iu: truy nhập vào CS CN qua giao diện Iu-CS và truy nhập vào PS CN qua giao diệnIu-PS. Tiếp theo ta sẽ tập trung vào các hoạt động ở chế độ Iu của CN và các di động. Các giao diện bên trong CS CN: Các giao diện chính bên trong vùng CS CN là các giao diện sau đây: Giao diện B: Một giao diện báo hiệu cho một MSC Server để trao đổi thông tin về vị trí với một VLR. Giao diện này không được chuẩn hóa. Giao diện C: Một giao diện báo hiệu cho một GMSC để khôi phục lại từ HLR thông tin định tuyến cho một di động. Báo hiệu qua giao diện này sử dụng giao thức MAP. Giao diện D: Một giao diện báo hiệu cho HLR và VLR để trao đổi thông tin về vị trí và các dịch vụ thu thập. Báo hiệu qua giao diện này sử dụng giao thức MAP. Giao diện E: Một giao diện báo hiệu để hỗ trợ handoff giữa các MSC và và để vận chuyển các tin nhắn SMS (Short Message Service) từ một MSC đến MSC khác. Báo hiệu qua giao diện này sử dụng giao thức MAP. Giao diện G: Một giao diện báo hiệu để hỗ trợ việc đăng ký vị trí khi một di động di chuyển từ một vùng VLR (một phần của mạng được phục vụ bởi một VLR) tới một VLR khác. Báo hiệu qua giao diện này sử dụng giao thức MAP. Giao diện F: Một giao diện báo hiệu cho một MSC Server để trao đổi dữ liệu với EIR. Báo hiệu qua giao diện này sử dụng giao thức MAP. Giao diện Nb: Một giao diện vận chuyển được sử dụng cho việc điều khiển vật mang và vận chuyển giữa các thực thể CS CN. Các giao thức khác được có thể được sử dụng để vận chuyển lưu lượng ở các lớp dưới khác. Ví dụ, RTP/UDP/IP có thể được sử dụng để vận chuyển lưu lượng Voice-over-IP. RTP (Real-time Transport Protocol) là một giao thức được xác định bởi IETF cho việc vận chuyển đầu cuối của audio thời gian thực và dữ liệu video. Giao diện Nc: Một giao diện báo hiệu để điều khiển cuộc gọi giữa các MSC Server hay giữa một MSC Server và một GMSC Server. Một giao thức nói chung được sử dụng qua giao diện này để điều khiển cuộc gọi là SS7 ISUP. ISUP (ISDN User Part), một giao thức của họ giao thức báo hiệu số 7, được sử dụng để thiết lập, quản lý, và trả lại các mạch để mạng các cuộc gọi thoại và dữ liệu qua mạng điện thoại công cộng. Các giao thức báo hiệu dựa trên IP có thể cũng được sử dụng. Các giao diện bên trong PS CN: Các giao diện này bao gồm (1) tất cả các giao diện GPRS đặc biệt, được xác định trong 23-số nối tiếp và 24-số nối tiếp của các thông số kỹ thuật của 3GPP, (2) các giao diện giữa một GGSN hay SGSN và MSC, và (3) là các giao diện giữa một GGSN hay SGSN và các bộ phục vụ thông tin được cả vùng CS và PS chia sẻ. Các giao diện quan trọng của PS CN cho dưới đây: Giao diện Gn: Một giao diện báo hiệu và vận chuyển được sử dụng giữa một SGSN và một GGSN cũng tốt bằng khi sử dụng giữa các SGSN trong cùng một PLMN để hỗ trợ vận chuyển và khả năng di động của dữ liệu gói. Giao diện Gp: Một giao diện báo hiệu và vận chuyển được sử dụng giữa một SGSN và một GGSN trong các PLMN khác nhau. Giao diện Gp cung cấp các chức năng của giao diện Gn cộng thêm các chức năng an toàn khi giao tiếp giữa các PLMN. Giao diện Gi: Một giao diện IP chuẩn giữa một GGSN (và IMS) và các mạng IP khác. Giao diện Gi sử dụng IP như là một giao thức định tuyến lớp mạng. Từ điểm quan sát của mạng IP bên ngoài, GGSN đóng vai trò như một bộ định tuyến IP thông thường và vùng 3GPP PS hoạt động giống như là một mạng IP thông thường. Giao diện Gc: Một giao diện báo hiệu giữa GGSN và HSS được sử dụng bởi GGSN để khôi phục lại từ vị trí HSS và thông tin thu thập dịch vụ cho một người dùng để GGSN có thể xác định phương pháp để điều khiển lưu lượng đến và từ người dùng này. Giao diện Gr: Một giao diện báo hiệu giữa một SGSN và HSS, HSS được SGSN sử dụng để trao đổi thông tin về vị trí và đặc điểm của thuê bao với HLR. Ví dụ, SGSN có thể sử dụng giao diện Gr để báo cho HSS về vị trí hiện thời của di động. Nó cũng có thể sử dụng giao diện này để khôi phục lại từ HSS tất cả thông tin cần thiết cho việc cung cấp các dịch vụ đến một thuê bao di động. Các thông tin này, ví dụ, bao gồm thông tin về các dịch vụ đã được đăng ký của người dùng, thông tin điều khiển việc truy nhập mạng của người dùng. Việc báo hiệu qua giao diện này sử dụng giao thức MAP. Giao diện Gf: Một giao diện báo hiệu giữa SGSN và EIR, được sử dụng cho SGSN để trao đổi thông tin với EIR, do vậy SGSN có thể kiểm tra IMEI được cung cấp bởi một thuê bao di động. Việc báo hiệu qua giao diện này sử dụng giao thức MAP. Giao diện Gs: Một giao diện báo hiệu giữa SGSN và MSC Server/VLR, cho phép SGSN gửi thông tin về vị trí tới VLR trong vùng CS và cho phép MSC/VLR gửi một yêu cầu đánh trang đến SGSN. Nó cũng cho phép MSC/VLR báo cho SGSN mà di động đang sử dụng các dịch vụ được điều khiển bởi MSC. Đây là một khả năng tới hạn cho phép sự hợp nhất kín của các khả năng của mạng được cung cấp bởi vùng PS và CS. Báo hiệu qua giao diện Gs sử dụng giao thức SCCP Signalling Connection Control Part) không kết nối SS7. Mô hình chuẩn giao thức cho vùng PS được minh họa ở hình 2.20, ở đấy RAN được giả sử là UTRAN cho mục đích minh họa. Các giao diện chính để hỗ trợ các dịch vụ chuyển mạch kênh là Gn, Gp, Gi, Gs, Gc và Gr các giao diện bên trong vùng PS CN, giao diện Iu kết nối một RAN với vùng PS CN, và các giao diện bên trong một RAN (ví dụ, các giao diện Iub và Uu bên trong một UTRAN). CHƯƠNG 3 MẠNG DI ĐỘNG TÍCH HỢP TRONG MẠNG NGN 3.1. LÝ DO SỬ DỤNG NGN Ta hãy so sánh cấu trúc của các mạng di động truyền thống với cấu trúc của mạng NGN để tìm ra sự khác nhau cơ bản giữa chúng: Hình 3.1 : Cấu trúc của NGN và cấu trúc của các mạng di động Ta có thể thấy rõ sự khác nhau trong cấu trúc phân lớp của mạng thông tin di động và mạng NGN. Trong các mạng di động truyền thống, lớp vận chuyển và điều khiển được gộp chung thành một lớp, còn trong mạng NGN hai lớp này được tách thành hai lớp riêng biệt. Chính điều này làm nên sự khác biệt giữa các mạng di động truyền thống và NGN Mobile. Trong cấu trúc của mạng NGN, mạng thông tin di động sẽ đóng vai trò một mạng truy nhập, nằm trong lớp truy nhập vô tuyến cũng như truy nhập vô tuyến cố định, vệ tinh... Như vậy, mạng lõi của hệ thống thông tin di động phải đảm bảo phù hợp với công nghệ của lớp chuyển tải của NGN để có thể thức hiện điều khiển, cung cấp các ứng dụng và dịch vụ, và quản lý mạng xuyên suốt trong toàn mạng tổng thể. Có thể mạng thông tin di động 3G sẽ đi tiên phong trong việc triển khai NGN, nói cách khác mạng thông tin di động 3G sẽ là một cấu trúc NGN thu nhỏ với mạng lõi dựa trên công nghệ chuyển mạch gói, khả năng cung cấp đa dịch vụ và quản lý xuyên suốt trong toàn mạng. Ở đây, chỉ nêu lên những yêu cầu chính mà mạng thông tin di động phải thoản mãn để phù hợp với sự phát triển hạ tầng viễn thông trong tương lai, đó là: Mạng phải có khả năng cung cấp nhiều loại hình dịch vụ từ băng hẹp tới băng rộng với những yêu cầu QoS khác nhau. Khả năng điều khiển và cung cấp dịch vụ xuyên suốt trong toàn mạng (từ mạng lõi, mạng truy nhập đến tận người sử dụng), có giao diện mở với các mạng khác. Mạng lõi cần phải dựa trên công nghệ chuyển mạch gói (có thể là ATM, IP, hoặc kết hợp cả hai ATM/IP). Hệ thống phải có khả năng cung cấp cả dịch vụ di động và cố định. Trong tương lai, khi cấu trúc NGN được phát triển đầy đủ mạng lõi của hệ thống thông tin di động sẽ hoà vào lớp lõi/chuyển tải chung và nhường quyền điều khiển cũng như quản lý mạng thống nhất cho NGN. Lúc này, mạng thông tin di động sẽ trở thành vai trò đơn thuần là mạng truy nhập. Do đó, nhiều loại công nghệ truy nhập vô tuyến khác nhau có thể được sử dụng mà vẫn đảm bảo được sự quản lý và cung cấp dịch vụ cũng như roaming trong toàn mạng. Tiến tới sự hội tụ giữa mạng cố định và di động Như vậy, mạng thông tin di động có vai trò như một mạng truy nhập trong cấu trúc tổng thể của NGN. Với lợi thế của việc triển khai mới, mạng thông tin di động 3G sẽ đi tiên phong trong việc phát triển NGN và có thể coi là một mạng NGN thu nhỏ với khả năng quản lý, điều khiển xuyên suốt và cung cấp nhiều loại hình dịch vụ, cả cố định và di động, cho thấy sự hội tụ của mạng di động và cố định. Trong tương lai, với sự phát triển đầy đủ của NGN, quyền điều khiển và quản lý của mạng di động sẽ được nhường cho mạng NGN chung, mạng thông tin di động sẽ đơn giản trở thành một giao diện truy nhập vô tuyến. Chính vì vậy, mạng lõi của thông tin di động phải đảm bảo thích ứng với lớp lõi/chuyền tải của NGN. Trong các mạng hiện tại, các dịch vụ, chuyển mạch và truyền tải được tích hợp theo chiều dọc, nghĩa là mỗi mạng được tạo ra cho một mục đích xác định. Khác với những mạng này, khái niệm NGN đề cập đến một kiến trúc mở bao gồm: Các lớp được tích hợp theo chiều ngang qua một lớp truyền tải chung, dựa trên công nghệ gói cho phép chia sẻ các dịch vụ khác nhau. Một mạng kết nối đơn mang thông tin từ nguồn tới đích mà không quan tâm đó là một cuộc thoại, một phiên web, một hội nghị truyền hình, một trò chơi gồm nhiều người chơi hay một bộ phim. Lớp điều khiển (chẳng hạn điều khiển cuộc gọi) được tách biệt hoàn toàn với lớp truyền tải (lớp vật lý) Lớp điều khiển cung cấp các giao diện mở và có thể lập trình tới các lớp ứng dụng phân biệt. Một kiến trúc như vậy có khả năng mang lại nhiều khả năng/lợi nhuận: Do sự tách biệt giữa kết nối và điều khiển cuộc gọi/dịch vụ: Có thể nhanh chóng, dễ dàng phát triển mạng, cho phép chuyển giao công nghệ và dịch vụ khi có yêu cầu nảy sinh. Các máy chủ trong lớp dịch vụ, lớp trên lớp kết nối (truyền tải), điều khiển các dịch vụ mà mạng đưa ra. Một số máy chủ phục vụ các cuộc gọi, một số khác cung cấp hội nghị truyền hình, thương mại điện tử, video theo yêu cầu và những dịch vụ tương tự trong tương lai. Để thêm một dịch vụ mới, người vận hành chỉ cần thêm một máy chủ, nó tương tác với lớp kết nối (truyền tải) để tạo sự sẵn sàng các dịch vụ của nó ở mọi nơi. Lớp điều khiển dịch vụ độc lập với các công nghệ sử dụng trong mạng kết nối, điều này tối thiểu sự ảnh hưởng của việc ra đời các dịch vụ mới hay sự nâng cấp các công nghệ mạng. Cung cấp sự mềm dẻo cho phép người vận hành khai thác các phần tử tốt nhất và các sản phẩm dùng ngay được. Đơn giản OA&M do các dữ liệu logic phức tạp và liên quan đến cuộc gọi được tập trung. Có các định tuyến tối ưu hơn cho các đường dẫn dịch vụ thực tế. Các kiến trúc dịch vụ phân biệt là không cần thiết do sự độc lập của lớp điều khiển dịch vụ/cuộc gọi với các lớp thấp hơn. Sự độc lập này không tồn tại trong IN (Intelligent network) và trong hầu hết các công cụ tạo dịch vụ trước đây đều phụ thuộc vào nhà sản xuất. Tất cả các loại dịch vụ có thể dùng chung một mạng lõi (truy nhập có thể khác). Do vậy, không có sự phân biệt giữa mạng thoại và mạng số liệu dẫn đến việc tối ưu sử dụng tài nguyên. Mọi loại công nghệ truyền tải có thể IP/ATM over SDH/WDM Các giao diện được chuẩn hoá, dẫn đến đơn giản việc quản lý (các chức năng định tuyến/truyền dẫn/chuyển mạch tích hợp) và cho phép người vận hành mở rộng mạng để vận hành, quản lý, bảo dưỡng, giám sát. Có khả năng liên kết các thực thể chức năng với các giao diện trong suốt Các kiến trúc mở đối với các khách hàng thứ 3 hay những người vận hành ảo Sự đơn giản hoá mạng vận chuyển 3.1.1.1. Backbone CS/PS chung Với các mạng truyền thống: muốn truyền dữ liệu (Internet) phải qua mạng Packet Data Network, dịch vụ thoại (PSTN/PLMN) phải qua mạng TDM (dựa trên chuyển mạch kênh). NGN là sự tích hợp giữa thoại và dữ liệu nên chỉ cần một mạng backbone để vận chuyển cả thoại và dữ liệu trên nền chuyển mậch ATM hoặc IP. Việc dùng chung một mạng backbone này làm cho nguồn tài nguyên mạng được sử dụng hiệu quả hơn vì nguồn tài nguyên này được chia sẻ cho cả PSTN và Internet, hơn nữa vì chỉ có một backbone nên chỉ cần một sự quản lý mạng Hình 3.2 : Sử dụng một Backbone chung cho NGN Mobile 3.1.1.2 Không cần lớp trung gian Với các mạng di động trước, BTS muốn truy nhập vào MSC transit phải vào RNC qua MSC đến MSC transit. Nhưng với mạng NGN Mobile, do chức năng của MSC được tách thành MSC server và các Media Gateway nên ta không cần lớp trung gian MSC. Ta dùng một Packet Backbone để quản lý các MSC. Khi đó, nó sẽ tự động thiết lập kết nối giữa các nút, trong ATM thông qua SVC, còn trong IP thông qua định tuyến. Hình 3.3: Không cần lớp trung gian MSC cho NGN Mobile 3.1.1.3. Mạng Signalling/Packet Backbone chung Với việc sử dụng một Packet Backbone như trên, cần thiết phải có một mạng báo hiệu riêng do mạng báo hiệu số 7 được truyền trên nền NB (băng hẹp) là các luồng E1 TDM (chuyển mạch kênh). Với mạng báo hiệu trên nền IP (NGN Mobile) thì không cần thiết phải thiết lập một mạng báo hiệu riêng do mạng báo hiệu số 7 cũng được thực hiện trên nền IP (giao thức Sigtran). Điều này làm cho mạng vận chuyển đơn giản hơn và nguồn tài nguyên được sử dụng hiệu quả. Hình 3.4 : Mạng Signalling/Packet Backbone chung cho NGN Mobile 3.1.1.4. Mạng backbone CN/RAN chung Trong các mạng di động chưa sử dụng NGN, ở mạng truy nhập và mạng lõi đều dựa trên nền ATM. Còn khi sử dụng NGN trong mạng di động, chỉ cần một mạng CN/RAN chung do lớp truy nhập và vận chuyển đều dựa trên nền IP. Hình 3.5 : Mạng CN/RAN chung cho NGN Mobile 3.1.2. Tiết kiệm dải thông. 3.1.2.1. Cuộc gọi đầu cuối (3G/3G) Trong các mạng di động trước (ví dụ như R99): khi vận chuyển thoại từ đầu cuối tới đầu cuối (cuộc gọi từ 3G đến 3G) thì chỉ có ở mạng truy nhập mới đạt được tốc độ AMR (down to 15 Kbits/s with ATM AAL2 per channel) còn ở mạng lõi TDM chỉ đạt tốc độ G711 (64 Kbits/s per channel). Do vậy phải có sự chuyển đổi tốc độ ở các TC dẫn đến chất lượng truyền thoại giảm. Còn trong NGN Mobile, ở cả mạng truy nhập và mạng lõi đều có tốc độ AMR nên không cần chuyển đổi tốc độ và tốc độ AMR cũng tốt hơn tốc độ G711 nên qúa trình truyền thoại 3G/3G sẽ: Tối ưu hoá dải thông. Tiết kiệm bộ chuyển mã. Chất lượng thoại được cải thiện Hình 3.6 : Tiết kiệm dải thông trong 3G/3G 3.1.2.2. Trong cuộc gọi 3G đến PSTN/2G PLMN Trong R99, chỉ có ở lớp truy nhập của di động vào MSC (TC) là đạt được tốc độ AMR. Còn ở NGN mobile tốc độ AMR đạt được cả ở lớp truy nhập của di động vào MSC server và ở lớp vận chuyển. Tốc độ G711 rất ít so với ở R99. Do vậy NGN mobile sẽ tiết kiệm được dải thông. Hình 3.7 : Tiết kiệm dải thông trong 3G đến PSTN/2G PLMN 3.1.3. Các dịch vụ được hợp nhất qua các giao diện chuẩn độc lập với kiểu lớp truy nhập IP là lớp truy nhập mục tiêu với sự tiếp nhận các dịch vụ IP đang tồn tại. Đó là sự kết hợp và liên kết của các dịch vụ đang tồn tại: Giao tiếp Video chuẩn (giữa di động và cố định, hội nghị truyền hình và hộp thư truyền hình). Tin nhắn hợp nhất. Tin nhắn đa phương tiện Tin nhắn tức thời Hình 3.8 : Các dịch vụ được hợp nhất trong NGN 3.2. CÁC VẤN ĐỀ GẶP PHẢI KHI TRIỂN KHAI MẠNG NGN Bên cạnh những ưu thế do mạng NGN đem lại thì những thách thức cũng như khó khăn trong việc triển khai NGN là gì?: Thách thức về chất lượng dịch vụ QoS: Việc tích hợp âm thanh, dữ liệu...trong một mạng lưới yêu cầu đảm bảo chất lượng âm thanh được truyền tải cũng như yêu cầu đặt ra đối với việc truyền tải dữ liệu. Đây thực sự là một thách thức khó khăn về mặt công nghệ vì đơn cử, mạng dữ liệu không được thiết kế dành riêng phục vụ truyền tải âm thanh và ngược lại. Ngoài ra, bộ định tuyến Internet không có nỗ lực đặc biệt nào để đảm bảo rằng các cuộc gọi sẽ đảm bảo tính đồng đều về mặt chất lượng truyền tải. Bộ định tuyến chỉ giúp phân luồng các gói tin càng nhanh càng tốt. Chính vì vậy, từng gói tin phải chịu độ trễ khác nhau, đôi khi thất lạc-ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng âm thanh. Thách thức về quản lý: Hiện tại xã hội con người phụ thuộc rất nhiều vào mạng điện thoại. Chúng ta luôn có cảm giác yên tâm rằng bất cứ lúc nào chúng ta cũng có thể nhấc máy và gọi những số khẩn cấp như chữa cháy hoặc cảnh sát. Tuy nhiên, rất ít người có đủ “gan” để giao phó tính mạng mình cho mạng Internet. Những trục trặc sẽ không là gì khi xảy ra trong một phạm vi hẹp nhưng sẽ trở thành “vấn đề” khi được triển khai áp dụng ở qui mô lớn. Thách thức trong qúa trình chuyển tiếp “migration”: Thách thức thực sự nằm ở nhu cầu đảm bảo sự chuyển tiếp mạng rất “êm thấm” từ mạng truyền thống sang mạng NGN. Một trong những trở ngại điển hình là tính tương thích giữa mạng mới ra đời và mạng đã triển khai. Tính bao phủ toàn diện từ khía cạnh công nghệ, giao thức,...cho đến dịch vụ, sao cho người dùng có cảm giác những gì mình đang sử dụng ngày càng tốt hơn. Thách thức về bảo mật: Thách thức về bảo mật xuất phát một phần ngay ở cơ chế phân tầng ứng dụng (layering of application), bao gồm thoại, dữ liệu... Trong mạng PSTN, các câu lệnh được truyền tải trong các mạng tín hiệu riêng biệt nên dễ được kiểm soát hơn. Trong khi đó đối với NGN vì hầu hết các cổng (gateway) đều có khả năng truyền tải âm thanh và dữ liệu. Bên cạnh đó, về nguyên tắc nội dung được truyền tải trong mạng còn được chia sẻ trên toàn cầu. Chính sự hòa trộn này khiến công tác bảo mật gian khổ và phức tạp hơn nhiều. Thách thức về kinh tế: Triển khai mạng NGN phát sinh các thách thức về mặt kinh tế đối với các nhà cung cấp dịch vụ mà gốc rễ của vấn đề là sự tụt giá liên tục của băng thông. Hiện tại, hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ đều khai thác trên mạng đã tồn tại sẵn, một thời gian sau khi mạng mới triển khai, việc giao tiếp tốc độ cao, thời gian thực trở nên phổ biến thì người dùng sẽ đặt ra yêu cầu được sử dụng miễn phí hoặc với mong muónn giá ngày càng rẻ hơn. CHƯƠNG 4 TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI CÁC DỊCH VỤ TRÊN MẠNG NGN Ở VIỆT NAM 4.1. CÁC DỊCH VỤ TRÊN NỀN NGN ĐANG ĐƯỢC TRIỂN KHAI TRÊN MẠNG VIỄN THÔNG CỦA VNPT Bên cạnh các dịch vụ viễn thông truyền thống đã và đang được cung cấp bởi VNPT, VNPT đang nỗ lực triển khai nhằm đưa ra cung cấp các dịch vụ mạng thế hệ sau-NGN. Các dịch vụ triển khai trên mạng NGN Dịch vụ thoại VoIP trả trước trong NGN Dich vụ thông tin giải trí 1900 (1900 premium rate service). Dịch vụ thoại miễn phí 1800 (Free phone). Dich vụ mạng riêng ảo (VPN). Dich vụ hội nghị truyền hình trên nền NGN. Kết nối liên mạng máy tính qua VPN –MegaWAN Các dịch vụ sắp cung cấp, đang triển khai: Call Waiting Internet Free Call Button Dịch vụ số gọi duy nhất – Global Virtual Private Number Gọi điện thoại từ trang Web – WebdialPage 4.1.1. Dịch vụ thoại VoIP trả trước 1719 (Prepaid Cards) Dịch vụ này đã và đang được hai nhà cung cấp mạng điện thoại di động GSM- của VNPT cung cấp một cách hiệu quả. Với các dạng loại hình gói trả trước-prepaid card như: G100, G200, G300, G500,..., Vina daily, Vina text, Vina prepaid, Mobi4U, Mobile-prepaid,... Với các mệnh giá card tương ứng: 100.000, 200.000, 300.000, 500.000, 600.000 và 800.000. Ưu điểm: không cần đăng ký dịch vụ, chỉ cần mua một hộp Kit, và các card theo mệnh giá. Chỉ cần gọi 900 hoặc 901 nạp tiền vào tài khoản trả trước theo trị giá trên mệnh giá card đã mua và sử dụng dịch vụ di động của nhà cung cấp. Thuận tiện cho người sử dụng, không bị ràng buộc với nhà cung cấp dịch vụ, thích hợp cho các đối tượng có nhu cầu không ổn định và khách nước ngoài. 4.1.1.1. Giới thiệu Hình 4.1 : Thẻ điện thoại 1719 Dịch vụ thoại trả trước là dịch vụ gọi điện thoại nội hạt, đường dài trong nước, quốc tế và di động. Người sử dụng chỉ cần mua một thẻ điện thoại trả trước có mệnh giá từ 30.000 đến 500.000 VNĐ là có thể thực hiện cuộc gọi từ bất kỳ máy điện thoại cố định nào thông qua việc gọi vào số dịch vụ 1719. Cước phí sẽ được thanh toán trực tiếp vào tài khoản thẻ. Dịch vụ 1719 bao gồm thoại trả trước chất lượng thấp VoIP 8kbps và thoại trả trước chất lượng cao như PSTN truyền thống (64kbps) Có 2 loại thẻ điện thoại trả trước: - Thẻ 1719 thông thường (có mã số bí mật – Pincode trên thẻ): sử dụng tại tất cả các máy điện thoại cố định và các bốt điện thoại công cộng (Card phone). - Thẻ 1719 có Chíp (có Chíp và mã số bí mật – Pincode trên thẻ): sử dụng tại tất cả các máy điện thoại cố định, các bốt điện thoại công cộng và máy điện thoại chuyên dụng 1719. Ngoài ra người sử dụng có thể đăng ký kích hoạt dịch vụ “Gán tài khoản trả trước” cho thuê bao điện thoại cố định bằng cách gọi đến số điện thoại miễn phí 18001719 và mua thẻ 1719 để nạp tiền trực tiếp vào tài khoản của máy cố định. Khi thực hiện cuộc gọi người sử dụng không phải nhập mã Pincode, cước cuộc gọi được trừ trực tiếp vào tài khoản 1719 của số máy cố định. Máy điện thoại chuyên dụng 1719 là máy điện thoại màu cam, có khe đọc thẻ Chip, được đặt tại các điểm công cộng như: bến xe, ký túc xá, trường học, bệnh viện, các bưu cục… 4.1.1.2. Các thành phần mạng của dịch vụ hiQ9200 (Softswitch): điều khiển, báo hiệu, chuyển mạch và giám sát việc thiết lập cuộc gọi, đồng thời thực hiện việc tính cước. hiG1000V3T (Gateway): là thành phần trung gian giữa mạng IP và mạng PSTN, chuyển đổi tín hiệu từ dạng kênh sang gói và ngược lại hiR200: cung cấp thông báo cho các dịch vụ của mạng IP core: làm nhiệm vụ truyền dẫn (IP) Hình 4.2 : Mô hình mạng của dịch vụ 1719 4.1.1.3. Đối tượng sử dụng Dịch vụ “Gọi 1719” được cung cấp cho tất cả các đối tượng khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ tại tất cả các máy điện thoại cố định (nhà thuê bao, các điểm công cộng có người phục vụ như bưu cục, đại lý, bưu điện – văn hoá xã …) sử dụng máy điện thoại đa tần DTMF. Khách hàng sử dụng điện thoại cố định thuộc mạng của các doanh nghiệp khác: Viettel, SPT, VPT … Dịch vụ “gọi 1719” được cung cấp trên phạm vi 64/64 tỉnh/TP. 4.1.1.4. Lợi ích của dịch vụ Có thể mua thẻ ở các đại lý bưu điện, bưu cục hoặc các điểm du lịch … Không phải đăng ký dịch vụ. Có thể gọi mọi lúc mọi nơi từ bất kỳ máy điện thoại cố định nào. Chủ động quản lý mức tiền gọi, thời hạn sử dụng thẻ lâu dài. Chỉ người sử dụng dịch vụ mới biết được mã số bí mật của thẻ. Cước cuộc gọi chất lượng giảm so với điện thoại thông thường đến 15%. Cước cuộc gọi tiết kiệm giảm so với điện thoại thông thường đến 30%. 4.1.1.5. Cách sử dụng dịch vụ: Hinh 4.3 : Sử dụng dịch vụ VoIP trả trước 1719 Thẻ cào: thực hiện cuộc gọi trên máy điện thoại thông thường (máy không có khe đọc thẻ). Bước 1: cào lớp mạ trên thẻ 1719 để biết mã số bí mật. Bước 2: thực hiện cuộc gọi: bấm “1719” và làm theo hướng dẫn của hệ thống. Loại dịch vụ Gọi trong nước Gọi quốc tế Cuộc gọi tiết kiệm “1”+Mã số bí mậtn+ “#*0”+ mã vùng + số điện thoại cần gọi + “#” “1”+Mã số bí mật + “#*00” + Mã quốc gian+ Mã vùng + số điện thoại cần gọi + “#” Cuộc gọi chất lượng “1”+ Mã số bí mật + “#0” + Mã vùng + sốnđiện thoại cần gọi + “#” “1” + Mã số bí mật” + “#00” + Mã quốc gia + Mã vùng + số điện thoại cần gọi + “#” Hình 4.4 : Dịch vụ thẻ cào Thẻ Chíp: thực hiện cuộc gói trên máy điện thoại chuyên dụng (máy có khe đọc thẻ): Bước 1: Nhấc ống nghe. Bước 2: Đưa thẻ Chíp vào khe đọc thẻ. Bước 3: Thực hiện cuộc gọi. Loại dịch Gọi nước Gọi quốc tế Cuộc gọi tiết kiệm “*0”+ M“*0”+ Mã vùng + số điện thoại cần gọi + “#” “*00”+ Mã quốc gia + Mã vùng + số điện thoại cần gọi + “#” Cuộc gọi chất lượng “0” + Mã vùng + số điện thoại cần gọi + “#” “00”+ Mã quốc gia + Mã vùng + số điện thoại cần gọi + “#” Hình 4.5 : Dịch vụ thẻ chíp 4.1.2. Dịch vụ thông tin giải trí 1900 (1900 Premium Rate Service) Là loại hình kinh doanh mới qua mạng điện thoại thông qua các dịch vụ tư vấn hoặc giải trí. Dịch vụ 1900 là dịch vụ giành cho các công ty tư vấn hoặc các chương trình giải trí trong đó người gọi tới các số dịch vụ này sẽ phải trả thêm cước cho phí dịch vụ. Một số đơn vị của VNPT như VDC, CdiT, GPS... kết hợp với một số các nhà kinh doanh trong lĩnh vực truyền hình, thể thao,... khai thác dịch vụ này. Dịch vụ này ngày càng thu hút đông đảo người sử dụng và đem về khoản lợi nhuận không nhỏ. Ví dụ: dịch vụ bình chọn, giải trí (1900 1xxx): 19001570, 19001221,... hay dịch vụ thông tin, thương mại (1900 5xxxxx),... 4.1.2.1. Giới thiệu: Hình 4.6 : Biểu tượng dịch vụ 1900 Dịch vụ thông tin giải trí 1900 là loại hình dịch vụ cho phép thực hiện cuộc gọi tới nhiều đích khác nhau thông qua một số truy cập thống nhất trên mạng. Người sử dụng dịch vụ gọi đến một số điện thoại dễ nhớ do VNPT cung cấp để nghe thông tin (thể thao, thời tiết, giá cả thị trường …) Cước thu được của người sử dụng (bao gồm: cước thoại bình quân và cước nội dung) được chia theo công thức thoả thuận giữa VNPT và đối tác. 4.1.2.2. Lợi ích của dịch vụ: Đối với khách hàng sử dụng dịch vụ: Có thể gọi tại bất kỳ nơi nào mà chỉ cần nhớ một số duy nhất. Chi phí cho cuộc gọi tư vấn hoặc giải trí thấp nhờ áp dụng công nghệ mới trên NGN. Đối với doanh nghiệp thuê bao dịch vụ: Dễ dàng quảng bá với một số dịch vụ duy nhất trên toàn quốc. Là loại hình kinh doanh mới qua mạng viễn thông với các dịch vụ như tư vấn hoặc giải trí. Hình 4.7 : Mô hình mạng của dịch vụ 1900 4.1.2.3. Đối tượng sử dụng dịch vụ 1900 Các tổ chức, cá nhân của Việt Nam và nước ngoài đều có quyền sử dụng dịch vụ 1900 trên cơ sở đã thực hiện đầy đủ quy định của tổng công ty. Đối tượng là thuê bao dịch vụ 1900: là các doanh nghiệp 19001xxx: là số dịchch vụ dành cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin giải trí, tư vấn, … như: 19001570 (dịch vụ giải trí truyền hình), 19001580, 19005xxxxx: là dịch vụ giải đáp thông tin cho khách hàng như ngân hàng, hãng bảo hiểm, … VD: như đang áp dụng cho NHNN là 1900545454. Đối tượng là người gọi (người sử dụng dịch vụ) Là các khách hàng có nhu cầu tham gia các trò chơi, chương trình giải trí và nhu cầu tư vấn (sức khoẻ, hôn nhân gia đình …) Hình 4.8 : Sử dụng dịch vụ 1900 4.1.2.4. Cách sử dụng dịch vụ Đối với thuê bao đăng ký dịch vụ: Đăng ký số dịch vụ với các bưu điện tỉnh, thành phố, VTN. Quảng bá số dịch vụ của mình đến khách hàng. Đối với người sử dụng dịch vụ: Người sử dụng quay số 1900 + số dịch vụ. Người gọi sau khi quay mã dịch vụ sẽ được nghe một thông báo lựa chọn menu. Tuỳ theo lựa chọn, khách hàng sẽ được kết nối tới một máy đích tương ứng để được giải đáp, nghe tư vấn hoặc tham gia các chương trình giải trí. 4.1.3. Dịch vụ thoại miễn phí 1800 (Freen phí 1800 (Free Call) Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) vừa quyết định đưa dịch vụ miễn cước ở người gọi (1800) trên mạng NGN (mạng thế hệ mới) vào khai thác. Kể từ 1/8/2004, người sử dụng sẽ được gọi miễn phí tới thuê bao đăng ký dịch vụ 1800 với VNPT. Khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ 1800 là các tổ chức, doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, đã có số máy điện thoại thuộc mạng chuyển mạch công cộng (PSTN) và đăng ký dịch vụ 1800 với nhà cung cấp dịch vụ của VNPT thông qua hợp đồng cung cấp sử dụng dịch vụ. Trong khi đó, người trực tiếp sử dụng dịch vụ lại là những thuê bao điện thoại cố định hoặc di động thực hiện các cuộc gọi đến số 1800. Khi thực hiện cuộc gọi, người sử dụng chỉ cần quay số 1800 và số dịch vụ (số này do khách hàng dịch vụ 1800 đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ, có thể là các số (1) XXX hoặc (5)/(8)XXXXX). Khi người sử dụng quay số dịch vụ thì mã số dịch vụ này sẽ được hệ thống NGN chuyển đổi thành các số đích để định tuyến cuộc gọi đến. Các số đích này cũng là những số thuê bao điện thoại do khách hàng đăng ký, bao gồm mã vùng và số thuê bao; tối đa có thể gán 10 số đích cho một số truy nhập dịch vụ. Dịch vụ 1800 còn có một ưu điểm nổi trội là được VNPT cung cấp trên phạm vi toàn quốc. Đây là cơ sở để các tổ chức, doanh nghiệp có thể chăm sóc khách hàng của mình một cách chu đáo trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Ví dụ, Một công ty có 3 trung tâm hỗ trợ khách hàng tại Ha nội, T.P Hồ Chí Minh và Đà nẵng. Công ty có thể đăng ký một số truy nhập thống nhất trên toàn quốc là 1800 1234. Khi có khách hàng gọi tới số 1800 1234, mạng sẽ tự động biên dịch số dịch vụ đó thánh số của các trung tâm và tạo kết nối. Ưu điểm: Dịch vụ Freephone cho phép thực hiện cuộc gọi miễn phí tới nhiều đích khác nhau thông qua một số truy nhập thống nhất trên toàn mạng. Bên thuê bao bị gọi sẽ bị tính cước cho cuộc gọi. Thuê bao gọi sẽ không phải trả tiền cước hoặc chỉ phải trả cước cho cuộc gọi nội hạt. Có thể gọi tại bất kỳ nơi nào mà chỉ cần nhớ một số. Do đó, dễ dàng quảng bá với một số thống nhất trên toàn quốc Khuyến khích khách hàng gọi tới trung tâm giới thiệu và hỗ trợ sản phẩm Không cần thay đổi các số điện thoại đang có. 4.1.3.1. Giới thiệu: Hình 4.9 : Biểu tượng dng dịch vụ 1800 Dịch vụ Free Phone 1800 lPhone 1800 là dịch vụ cho phép người gọi thực hiện cuộc gọi miễn phí tới nhiều đích khác nhau thông qua một số điện thoại duy nhất trên toàn quốc. Cước phí của cuộc gọi sẽ được tính cho thuê bao đăng ký dịch vụ 1800. 4.1.3.2. Lợi ích của dịch vụ: Đối với người sử dụng dịch vụ: Không phải trả cước dịch vụ. Có thể gọi tại bất kỳ nơi nào mà chỉ cần nhớ một số duy nhất. Đối với thuê bao đăng ký dịch vụ 1800 Khuyến khích khách hàng gọi tới trung tâm giới thiệu và hỗ trợ sản phẩm. Dễ dàng quảng bá với một số điện thoại duy nhất trên toàn quốc.. Thuê bao có thể tổ chức nhiều đích đến khác nhau linh hoạt theo theo thời gian hoặc theo vị trí xuất phát của cuộc gọi. 4.1.3.3. Đối tượng sử dụng dịch vụ 1800 Các tổ chức, cá nhân của Việt Nam và nước ngoài đều có quyền sử dụng dịch vụ 1800 trên cơ sở đã thực hiện đầy đủ quy định của tổng công ty. Đối với người sử dụng là thuê bao dịch vụ 1800: 18001xxx: là số dịchch vụ dành cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông như: 18001719 (VTN), 18001260 (VDC) … 18005xxxxx: là số dịch vụ dành cho các doanh nghiệp khác có nhu cầu giới thiệu, quảng bá dịch vụ sản phẩm, chăm sóc hỗ trợ khách hàng của họ. Đối tượng là người gọi (hay người sử dụng dịch vụ): Là các khách hàng có nhu cầu được hỗ trợ, tìm hiểu về các dịch vch vụ của doanh nghiệp. 4.1.3.4. Cách sử dụng dịch vụ Hình 4.10: sử dụng dịch vụ 1800 Đối với thuê bao đăng ký dịch vụ: Đăng ký số dịch vụ với các bưu điện tỉn, thành phố, VTN Quảng bá số dịch vụ của mình đến khách hàng. Đối với người sử dụng dịch vụ: Người gọi quay số truy nhập 1800 + số dịch vụ (VD: 18001260) Sau khi số đích được xc xác định, cuộc gọi sẽ được xác lập thông qua mạng VoIP. Sau khi cuộc gọi kết thúc, bản tin cước sẽ được ghi cho doanh nghiệp đăng ký thuê bao. 4.1.4. Dịch vụ mạng riêng ảo (Vitural Private Network – VPN) VPN hay còn gọi là dịch vụ kết nối mạng máy tính MegaWAN, dịch vụ này phù hợp cho các doanh nghiệp kinh doanh hoặc các tổ chức muốn kết nối mạng thông tin, máy tính để chia sẻ tài nguyên giữa các nhánh (branch, agent office) của nó. VPN có 3 loại hình tương ứng với khoảng cách kết nối: VPN với MegaWAN nội tỉnh VPN với MegaWAN liên tỉnh VPN với MegaWAN quốc tế Nói cách khác, mạng riêng ảo (Virtual Private Network - VPN) là dịch vụ cung cấp kết nối mạng riêng ảo LAN/WAN tới khách hàng dựa trên đường dây thuê bao số loại X: xDSL trên nền tảng mạng thế hệ sau- NGN. Để thiết lập mạng VPN, khách hàng chỉ cần đăng ký các điểm và tốc độ điểm cần kết nối theo nhu cầu sử dụng, sau đó hệ thống mạng NGN sẽ thực hiện kết nối các điểm đó qua các kênh riêng ảo. Tức là một mạng riêng được xây dựng trên nền tảng hạ tầng mạng công cộng (như là mạng Internet). Giải pháp VPN cho phép người sử dụng làm việc tại nhà hoặc đang đi công tác ở xa có thể thực hiện một kết nối tới trụ sở chính của mình. Bằng việc sử dụng hạ tầng mạng thông qua việc tạo lập một kết nối nội hạt tới một ISP, khi đó, một kết nối VPN sẽ được thiết lập giữa người dùng với mạng trung tâm. Kết nối VPN cũng cho phép các tổ chức kết nối liên mạng giữa các địa điểm khác nhau thông qua các kết nối trực tiếp (Leased line) từ các địa điểm đó tới một ISP. Điều đó giúp giảm chi phí gọi đường dài qua dial-up và chi phí thuê đường Leased line cho khoảng cách xa. Dữ liệu chuyển đi được đảm bảo an toàn vì các gói dữ liệu truyền thông trên mạng đã được mã hoá. Từ các địa điểm đó tới một ISP. Điều đó giúp giảm chi phí gọi đường dài qua dial-up và chi phí thuê đường Leased line cho khoảng cách xa. Dữ liệu chuyển đi được đảm bảo an toàn vì các gói dữ liệu truyền thông trên mạng đã được mã hoá. Ta có thể nói rằng, một cấu trúc mạng NGN cụ thể để triển khai cho mỗi quốc gia là không có sẵn, nó hoàn toàn phụ thuộc vào cấu trúc mạng thực tại của mỗi quốc gia, định hướng phát triển mạng, dịch vụ viễn thông riêng của mỗi quốc gia đó. NGN là xu thế phát triển tất yếu buộc nền viễn thông của mỗi nước đều phải tiến theo xu thế đó, trong đó cả mạng viễn thông của VNPT. Tuy nhiên, có thể căn cứ vào các cấu trúc đề xuất của các hãng từ cấu trúc mạng cho đến dịch vụ triển khai để sáng suốt lựa chọn một cấu trúc và dịch vụ hợp lý cho việc triển khai mạng và dịch vụ là cần thiết, và cần chú ý một số đặc điểm sau: Cấu trúc mới đa phương tiện, đa dịch vụ, đòi hỏi các thủ tục kết nối phải đáp ứng việc cung cấp các dịch vụ thông tin từ đầu cuối tới đầu cuối một cách thông suốt. Trong mô hình mạng mới các chức năng điều khiển và quản lý được đặc biệt chú ý. Nhà khai thác phải tỏ ra thận trọng trong việc triển khai các giải pháp và sản phẩm mới cho NGN. Vấn đề được quan tâm nhiều hơn là hiệu suất khai thác, hiệu quả kinh tế và sự cạnh tranh. NGN –Next Generation Network- cần phải được hiểu rõ là mạng thế hệ sau hay mạng thế hệ kế tiếp mà không phải là mạng hoàn toàn mới. Vì vậy khi xây dựng và phát triển mạng theo xu hướng NGN cần chú ý vấn đề kết nối NGN với mạng hiện hành và tận dụng các thiết bị viễn thông hiện có trên mạng nhằm đạt được hiệu quả khai thác tối đa các dịch vụ đang có và khả năng kiến tạo các dịch vụ mới. 4.1.4.1. Giới thiệu Dịch vụ mạng riêng ảo là dịch vụ cung cấp kết nối mạng riêng ảo cho kho cho khách hàng trên nền NGN. Hình 4.11: VPN Mạng riêng ảo là một mạng riêng của khách hàng dựa trên cơ sở hạ tầng mạng công cộng dùng chung. So với mạng leased line hiện tại, nếu chuyển qua VPN thì: Hình 4.12: So sánh VPN với mạng leased line Virtual: không cần các đường kết nối vật lý điểm - điểm. Private: địa chỉ IP và định tuyến riêng biệt. Network: sử dụng các thiết bị công nghệ mới (x-DSL). Mạng riêng ảo tại VTN sử dụng chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS (Multi Protocol Label Switching) dựa theo chuẩn draft-rosen-rfc2574bis còn được gọi là BGP/MPLS VPN. Các topology: Full-meshed: tất cả các điểm trong VPN đều có thể trao đổi dữ liệu trực tiếp với nhau. Tất cả các CE quảng bá khoảng địa chỉ IP của mạng con. Các địa chỉ, routing được cập nhật trên các PE. Hub – and – spoke: tại Hub trung tâm có thể trao đổi dữ liệu với tất cả các điểm khác trong VPN. Các điểm khác trao đổi dữ liệu với nhau thông qua Hub - phải gửi dữ liệu đến Hub rồi từ Hub mới đi tới các điểm khác trong VPN (điểm Spoke) Hình 4.13: Sơ đồ kết nối VPN (logic) Hình 4.14: Sơ đồ kết nối VPN (thực tế) Hình 4.13: Kết nối vật lý Thiết bị đầu cuối khách hàng: NT SHDSL Speech Touch (Alcatel) series 610 (giá ~ 500USD) Speech Stream (Siemensens) series 5100, 5200, 5600 Khoảng cách từ DSLAM đến khách hàng tối đa 3 – 5km (tuỳ chất lượng cáp đồng BĐ tỉnh). 4.1.4.2. Lợi ích của dịch vụ Chi phí thấp. Linh hoạt, ổn định theo yêu cầu riêng biệt. Kiểm soát được chất lượng dịch vụ - QoS. Dễ dàng nâng cấp tốc độ đường truyền cũng như phát triển mở rộng các site. Dễ dàng cấu hình và quản lý mạng. Kênh truyền được bảo mật theo tiêu chuẩn quốc tế. 4.1.4.3. Đặc điểm dịch vụ Thương hiệu dịch vụ: MegaWAN Các mạng máy tính của khách hàng được kết nối qua CPE (Modem/Router ADSL/SHDSL). MegaWAN cung cấp cho khách hàng hai khả năng kết nối các mạng máy tính với tốc độ tối thiểu 64kbps: Sử dụng SHDSL-WAN với tốc độ đối xứng (trên lý thuyết tốc độ lớn nhất có thể là 2,3Mbps). Sử dụng ADSL-WAN với tốc độ lý thuyết lớn nhất có thể là 8Mbps/640kbps). Tốc độ cổng thực tế phụ thuộc vào yêu cầu của khách hàng và chất lượng đường truyền của đường dây thuê bao xDSL được xác định trong quá trình khảo sát lắp đặt. Khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ MegaWAN được cung cấp dịch vụ truy nhập Internet đồng thời trên đường dây thuê bao số xDSL. Tuy nhiên tốc độ cổng được cài đặt cho truy nhập Internet phụ thuộc vào tốc độ lớn nhất mà đường dây xDSL thực tế có thể cung cấp và tốc độ MegaWAN mà khách hàng đó yêu cầu. 4.1.4.4. Đối tượng và phạm vi cung cấp dịch vụ Khách hàng là các cá nhân, cơ quan tổ chức doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài hoạt động tại Việt Nam sử dụng dịch vụ kết nối các mạng máy tính trên đường dây xDSL do VNPT cung cấp thông qua hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ. Dịch vụ VPN được cung cấp tại các địa phương, nơi đã cung cấp dịch vụ DSL. Dịch vụ này thích hợp cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có diện rải rộng, gồm nhiều điểm, có nhu cầu kết nối số liệu như: Ngân hàng, Bảo hiểm, Hàng không, … 4.1.4.5. Thiết lập dịch vụ Để thiết lập VPN, người sử dụng chỉ cần đăng ký các điểm và tốc độ cổng cần kết nối theo nhu cầu tại các Bưu điện tỉnh, thành phố và các trung tâm VTN, sau đó hệ thống mạng NGN sẽ thực hiện kết nối các điểm đó qua kênh riêng ảo. 4.1.5. Dịch vụ truyền hình hội nghị trên nền mạng NGN 4.1.5.1. Giới thiệu Dịch vụ truyền hình hội nghị là dịch vụ truyền dẫn tín hiệu, hình ảnh và âm thanh giữa hai hoặc nhiều điểm khác nhau. Dịch vụ cho phép nhiều người tham dự tại các địa điểm có thể trao đổi trực tiếp bằng âm thanh, hình ảnh qua màn hình và loa. Hệ thống truyền hình hội nghị còn cung cấp nhiều tiện ích khác cho người sử dụng như: kết nối với máy tính để trình chiếu văn bản, kết nối với hệ thống âm thanh ngoài, các thiết bị lưu trữ (đầu ghi băng từ, đĩa quang VCD, DVD hoặc ổ cứng) để lưu những phiên hội thảo quan trọng. 4.1.5.2. Lợi ích của dịch vụ Với việc sử dụng tiết kiệm băng thông, truyền hình hội nghị NGN mang lại cho khách hàng nhiều loại hình dịch vụ đa dạng với chi phí thấp. Dịch vụ có thể giúp các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện các cuộc hội thảo giữa các chi nhánh, văn phòng tại các tỉnh, thành phố khác nhau thông qua màn hình TV. Dịch vụ truyền hình hội nghị là công cụ hiệu quả, hữu ích trong công tác đào tạo, giảng dạy hoặc trợ giúp y tế từ xa. 4.1.5.3 Đặc điểm dịch vụ: Sử dụng chuẩn nén hình ảnh H264 với tốc độ băng thông từ 512kbps đến 2048kbps cung cấp tín hiệu hình ảnh, âm thanh stereo hoặc mono trên nền mạng dịch vụ IP VPN/MegaWAN của VNPT có đảm bảo chất lượng đường truyền (QoS). Dịch vụ cho phép khách hàng lựa chọn băng thông theo 3 mức: 512kbps, 1Mbps, 2Mbps. Hình 4.15: Mô hình kết nối dịch vụ hội nghị truyền hình 4.2 PHÂN LOẠI GÓI DỊCH VỤ Tuỳ theo nhu cầu và thiết bị có sẵn của khách hàng, các loại hình dịch vụ cung cấp được phân biệt theo các trường hợp sau: Trường hợp 1: khách hàng yêu cầu cung cấp trọn gói dịch vụ bao gồm (kênh MegaWAN, thiết bị MCU và VCS) Trường hợp 2: khách hàng có kênh MegaWAN do VNPT cung cấp, nhưng chưa có thiết bị MCU và VCS và yêu cầu VNT cung cấp MCU và VCS cho khách hàng. Trường hợp 3: khách hàng cs sẵn thiết bị MCU, VCS nhưng chưa có kênh MegaWAN. Khách hàng yêu cầu VNPT cung cấp kênh MegaWAN cho khách hàng. Đối với trường hợp khách hàng đang sử dụng dịch vụ MegaWAN và đã có sẵn thiết bị MCU và VCS thì khách hàng có quyền tự tổ chức hội nghị truyền hình qua kênh MegaWAN đã thuê theo tháng. 4.3. ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân Việt Nam và nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam đều có quyền sử dụng dịch vụ truyền hình hội nghị do VNPT cung cấp thông qua hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ. Khách hàng sử dụng dịch vụ truyền hình hội nghị phải cam kết tuân thủ các nội dung thông tin theo quy định nhà nước, không được truyền bá những nội dung không lành mạnh hoặc các nội dung trái với quy định của pháp luật. 4.4. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ MỚI TRONG MẠNG NGN-VNPT Các dịch vụ: tiếp tục phát triển các dịch vụ hiện tại như thoại cơ bản, thoại qua IP, di động, Internet, các dịch vụ trả trước, các dịch vụ gia tăng… sẽ phát triển dịch vụ băng rộng tốc độ cao như dịch vụ sử dụng công nghệ xDSL; truy nhập Internet, truyền hình, các dịch vụ theo yêu cầu, VoDSL…, mạng riêng ảo VPN, dịch vụ chứng thực điện tử, thuê kênh tốc độ cao, các dịch vụ thông minh IN trên mạng di động, cung cấp dịch vụ 3G cho di động như truy nhập Internet tốc độ cao cho di động, Video Streaming, nhắn tin đa phương tiện MMS… đặc biệt cần đầu tư phát triển các dịch vụ IN đối với mạng thoại PSTN để cung cấp các dịch vụ thông minh cho thuê bao cố định là mạng hiện đang có số thuê bao lớn. Mạng lưới phát triển mạnh mẽ và phương thức khai thác mới tối ưu sẽ tạo thế mạnh vững chắc cho VNPT trong môi trường cạnh tranh. 4.5. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN CÁC DỊCH VỤ MỚI TRIỂN KHAI TRÊN MẠNG DI ĐỘNG THEO HIỆN TRẠNG MẠNG SẼ VÀ ĐANG TRIỂN KHAI NGN CỦA TCT 4.5.1. Thực tế nhu cầu các dịch vụ NGN của Việt nam và tiềm năng. Khách hàng mong muốn các dịch vụ phải mang tính cá nhân và có khả năng cấu hình theo yêu cầu của khách hàng Chất lượng dịch vụ và giá cước: chất lượng dịch vụ phải được đảm bảo kèm theo với loại hình dịch vụ và giá cước của nó. Dịch vụ có chất lượng tốt nhất, loại hình dịch vụ đa dạng, giá cước phải thật rẻ. Các dịch vụ phải được đóng gói: Single Number, Single profile, Single bill Các dịch vụ phải được hội tụ: ví dụ Video telephony & SMS, Game, ... across IP and mobile network. Các dịch vụ là phù hợp với cách sống và nhu cầu 4.5.1.1. Đối tượng nhắm đến của các dịch vụ NGN Nước ta có khoảng 10 triệu thuê bao điện thoại, khách đang sử dụng di động đã có khoảng 4,5 triệu thuê bao, và tiếp tục tăng với các loại hình dịch vụ như VinaDaily, Mobi4U, VinaText, các gói cước G6,7,8 cộng dạng dịch vụ mới di động nội vùng Cityphone. Và đây là những khách dạng tiềm năng của hệ thống dịch vụ UM, prepaid, các dịch vụ giá trị gia tăng khác như: E-banking qua mobile, game online, game content, avartar, MMS, … 4.5.1.2. Cạnh tranh trong môi trường NGN mới ở Việt Nam Với số lượng khách hàng sử dụng phát triển tương đối nhanh như vậy, thì số lượng nhà cung cấp dịch vụ ở Việt Nam cũng tăng: Thoại cố định sẽ có thêm hai nhà cung cấp mới đó là, Sài Gòn PostTel (VNPT) và Viettel. Điện thoại di động, hiện đã có hai nhà cung cấp là Mobiphone và Vinaphone, mới đây đã triển khai thêm dịch vụ điện thoại di động nội vùng Cityphone của Công ty viễn thông Ha nội và hai nhà cung cấp điện thoại di động mới là Sài Gòn PostTel (VNPT) và Viettel. Dịch vụ nhắn tin với các loại hình mới cùng với 4 nhà cung cấp: GPC, Bưu điện Đà Nẵng, Công ty Viễn thông Hà nội và Công ty Viễn thông Sài Gòn. Có 4 nhà cung cấp dịch vụ Internet là VDC, FPT, VNPT và NetNam Mặc dù các nhà cung cấp có những đặc điểm khác nhau nhưng tất cả thấy trước được tầm quan trọng của sự tăng trưởng lưu lượng IP từ năm 1997 đến nay. Những nhà cung cấp dịch vụ viễn thông mới như Viettel, Saigon Postel, FPT, Netnam v.v... hiện chưa cung cấp nhiều loại hình dịch vụ thì trong tương lai lưu lượng IP sẽ chiếm phần đa số trong tổng lưu lượng của họ. 4.5.2. Phân tích lựa chọn các dịch vụ mới triển khai trên mạng theo hiện trạng mạng sẽ và đang được triển khai NGN của TCT 4.5.2.1 Tình hình chung Xu thế chung là ở giai đoạn đầu lưu lượng cố định tăng do sự tham giai của lưu lượng di động, còn giai đoạn sau, lưu lượng di động sẽ dần thay thế lưu lượng cố định. Công nghệ thông tin di động ở Việt Nam sẽ phát triển theo hai hướng chính: GSM/GPRS/UMTS và CDMA-1X/cdma2000. Tuy nhiên di động nội vùng PHS và vô tuyến cố định WLL cũng có tiềm năng nhất định. Lưu lượng di động chủ yếu vẫn là thoại và SMS. Dạng số liệu đa phương tiện hiện còn chiếm tỉ lệ quá nhỏ. Mặc dù dạng số liệu được kỳ vọng là sẽ bùng nổ mạnh mẽ nhưng hiện tại công nghệ thông tin di động cũng đã đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu nhất của người dùng 4.5.2.2. Số liệu và truy cập băng rộng Hiện lưu lượng số liệu vẫn tập trung từ nhu cầu truy nhập Internet. Với sự phát triển của mạng truy nhập băng rộng, trước mắt với công nghệ ADSL và sau này là mạng quang nội hạt, lưu lượng số liệu được dự đoán là sẽ tăng rất mạnh, đến một mức là so sánh được với lưu lượng thoại. Hình thức truy nhập bao gồm: Internet dial-up: tái sử dụng đường thoại truyền thống. Hạn chế chủ yếu là băng thông quá hẹp. Ưu điểm là giá cả chấp nhận được và sự phổ biến của mạng thoại. Di động: truy nhập Internet từ điện thoại di động cũng sẽ phát triển, nhưng trên thực tế do hạn chế về kích thước, lưu lượng từ dạng này rất khó đạt ngưỡng như mong muốn. Mặc dù công nghệ thông tin di động thế hệ thứ ba hứa hẹn băng thông tối đa đến 2Mp/s nhưng trên thực tế băng thông này rất khó đạt được trong điều kiện sử dụng thông thường. Điều này hạn chế rất nhiều khả năng tạo ra lưu lượng số liệu lớn. Băng rộng: bao gồm Leased line, xDSL, Ethernet, Cable Modem, cáp quang. Hình thức truy nhập băng rộng trong tương lai ở các trung tâm thương mại sẽ là hỗn hợp giữa xDSL và cáp quang. 4.5.2.3. Dự báo nhu cầu dịch vụ di động: Mặc dù công nghệ 3G còn chưa được thử nghiện rộng rãi nhưng ảnh hưởng của nó đến nhu cầu di động nói chung cũng cần được tính đến. Tương tự như vậy, với di động thế hệ sau 3G (có thể được gọi là 4G, hoặc gọi chung là di động thế hệ sau), ước tính có thể xuất hiện sau 2015. Xu thế chung của nhu cầu dịch vụ như sau: Sự xuất hiện các dịch vụ thế hệ sau thúc đẩy nhu cầu lên cao hơn Các thế hệ đi sau sẽ dần thay thế các thế hệ đi trước Tốc độ tăng trưởng sẽ biến đổi không đều đặn khi các thế hệ công nghệ thay thế lẫn nhau KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI Thành công của đề tài Trong thời gian nghiên cứu đề tài, em đã tìm hiểu những thông tin căn bản về tình hình phát triển của mạng thông tin di động, hiểu được cấu trúc cơ bản của mạng NGN và thấy được NGN được sử dụng trong các mạng thông tin di động 3G như thế nào. Qua từng bước phát triển, mạng 3G UMTS WCDMA sử dụng NGN giờ đây đã hội tụ đầy đủ các tính năng ưu việt, cho phép đáp ứng được yêu cầu dịch vụ ngày càng đa dạng với chất lượng cao từ phía người sử dụng. Trong đồ án này, em cũng đã cố gắng đưa ra các dịch vụ mới nhất của NGN đã được triển khai ở Việt Nam. Đánh giá khả năng hiện tại của mạng thông tin di động ở Việt Nam để lựa chọn và triển khai các loại hình dịch vụ mới. Hạn chế và hướng phát triển của đề tài Mạng NGN và mạng di động 3G là mạng viễn thông mới đang được triển khai đưa vào hoạt động, nghiên cứu sự tích hợp của hai mạng là vấn đề phức tạp cần phải nghiên cứu tiếp trong quá trình khai thác dịch vụ. Ở đậy, đề tài chỉ dừng lại ở các dịch vụ mới trên mạng NGN và một số dịch vụ trong mạng di động mà chưa tập trung nghiên cứu khai thac các dịch vụ di động tích hợp trong mạng NGN Thời gian tới, nếu điều kiện cho phép em tiếp tục nghiên cứu khai thác các dịch vụ tiện ích với chất lượng cao nhất đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người sử dụng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Lê Ngọc Giao & Nguyễn Tất Đắc (2002), Nghiên cứu các giải pháp điều khiển kết nối và phối hợp báo hiệu trong mạng NGN, mã số: 017-2002-TCT-RDP-VT-07, Viện Khoa Học Kỹ Thuật Bưu Điện, Hà Nội. [2]. TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng (2002), Thông tin di động thế hệ 3 (Tập 1 +2), Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Hà Nội. [3]. Neill Wilkinson (2002), Next Generetion Network Services, John Wiley & Sons Ltd, England. [4]. The International Engineering Consortium, Next Generation Networks, Web ProForum Tutorials: [5]. John Wiley and Sons, IP- Based Next- Generation Wireless Networks [6]. htpp://www.nextgenerationservices.com/document.asp [7]. [8].

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDO_AN(PHAM_MINH_TUAN) (SUA).doc
Luận văn liên quan