Xu hướng sử dụng thuế và hạn ngạch nhập khẩu hiện nay

MỤC LỤC 1.Một số khái niệm cơ bản về thuế nhập khẩu và hạn ngạch nhập khẩu. 2 1.1 Thuế nhập khẩu. 2 1.1.1. Khái niệm2 1.1.2. Mức thuế. 3 1.1.3. Mục đích nhập khẩu. 3 1.2. Hạn ngạch nhập khẩu. 4 1.2.1. Khái niệm4 1.2.2. Các loại hạn ngạch. 4 1.2.3. Mục đích của hạn ngạch nhập khẩu. 4 2.Phân biệt thuế và hạn ngạch nhập khẩu. 4 2.1. Khái niệm4 2.1.1. Thuế. 4 2.1.2. Hạn ngạch. 5 2.2. Tác động đối với tiêu dùng trong nước. 5 2.2.1 Thuế tác động trực tiếp làm tăng giá. 5 2.2.2. Hạn ngạch tác động lên giá gián tiếp thông qua hạn chế nhập khẩu. 6 2.3. Tác động đến sản xuất trong nước. 8 2.3.1. Thuế. 8 2.3.2. Hạn ngạch. 8 2.4. Tác động đối với ngân sách Nhà nước:9 2.4.1. Thuế. 9 2.4.2. Hạn ngạch. 9 2.5. Tính pháp lý:10 2.5.1. Thuế. 10 2.5.2. Hạn ngạch. 10 2.6. Tính minh bạch:10 3.Xu hướng sử dụng thuế và hạn ngạch nhập khẩu hiện nay 3.1. Xu hướng sử dụng thuế:11 3.2. Xu hướng sử dụng hạn ngạch:11 3.2.1 Áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu khi gặp khó khăn về cán cân thanh toán.11 3.2.2. Áp dụng biện pháp tự vệ. 12 3.3. Liên hệ thực tế: Áp dụng thuế hay hạn ngạch cho việc nhập khẩu ôtô vào thị trường Việt Nam12 3.3.1. Hạn ngạch. 12 3.3.2. Thuế. 13

doc14 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5567 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xu hướng sử dụng thuế và hạn ngạch nhập khẩu hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Một số khái niệm cơ bản về thuế nhập khẩu và hạn ngạch nhập khẩu 1.1 Thuế nhập khẩu 1.1.1. Khái niệm Có nhiều khái niệm khác nhau về thuế nói chung và thuế nhập khẩu nói riêng, xuất phát từ nhiều cách tiếp cận khác nhau nhưng nhìn chung, ta có khái niệm: Thuế nhập khẩu là một loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu. Khi phương tiện vận tải (tàu thủy, máy bay, phương tiện vận tải đường bộ hay đường sắt) đến cửa khẩu biên giới (cảng hàng không quốc tế, cảng sông quốc tế hay cảng biển quốc tế, cửa khẩu biên giới bộ) thì các công chức hải quan sẽ tiến hành kiểm tra hàng hóa so với khai báo trong tờ khai hải quan đồng thời tính số thuế nhập khẩu phải thu theo các công thức tính thuế nhập khẩu đã quy định trước. Về mặt nguyên tắc, thuế nhập khẩu phải được nộp trước khi thông quan để nhà nhập khẩu có thể đưa mặt hàng nhập khẩu vào lưu thông trong nội địa, trừ khi có các chính sách ân hạn thuế hay có bảo lãnh nộp thuế, nên đây có thể coi là một trong những loại thuế dễ thu nhất, và chi phí để thu thuế nhập khẩu là khá nhỏ. Đơn giản hơn, có thể hiểu thuế nhập khẩu là một khoản tiền mà đối tượng nộp thuế phải nộp cho cơ quan hải quan nước có hàng hoá đi qua khu vực hải quan của nước đó. Tuỳ theo mặt hàng nhập khẩu và chính sách của Nhà Nước đối với từng mặt hàng nhập khẩu mà Nhà nước áp dụng các phương pháp đánh thuế nhập khẩu phù hợp: Thuế theo giá (thuế tương đối) Thuế theo lượng (thuế tuyệt đối) Thuế hỗn hợp Thuế theo mùa Thuế lựa chọn Hạn ngạch thuế quan Thuế tính theo giá tiêu chuẩn v.v… 1.1.2. Mức thuế Luật Thuế xuất khẩu Việt Nam quy định áp dụng 3 loại thuế suất đối với hàng nhập khẩu tuỳ thuộc vào các đối tác khác nhau: Thuế suất thông thường: đối tác là những nước không có thoả thuận về đối xử Tối huệ quốc trong quan hệ với Việt Nam. Thuế suất ưu đãi: đối tác là những nước có thoả thuận về đối xử Tối huệ quốc trong quan hệ với Việt Nam. Thuế suất ưu đãi đặc biệt: đối tác là những nước mà Việt Nam và nước đó có thoả thuận đặc biệt về thuế nhập khẩu. 1.1.3. Mục đích nhập khẩu Thuế nhập khẩu theo truyền thống được đưa ra chủ yếu để tăng thu cho ngân sách, tuy nhiên nó cũng phục vụ những mục đích khác như: Giảm nhập khẩu bằng cách làm cho các mặt hàng nhập khẩu trở nên đắt hơn so với các mặt hàng thay thế có trong nước và điều này làm giảm thâm hụt trong cán cân thương mại. Hướng dẫn tiêu dùng trong nước. Chống lại các hành vi phá giá bằng cách tăng giá hàng nhập khẩu của mặt hàng phá giá lên tới mức giá chung của thị trường. Trả đũa trước các hành vi dựng hàng rào thuế quan do quốc gia khác đánh thuế đối với hàng hóa xuất khẩu của mình, nhất là trong các cuộc chiến tranh thương mại. Bảo hộ cho các lĩnh vực sản xuất then chốt, chẳng hạn nông nghiệp giống như các chính sách về thuế quan của Liên minh châu Âu đã thực hiện trong Chính sách nông nghiệp chung của họ. Bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ cho đến khi chúng đủ vững mạnh để có thể cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường quốc tế. Không khuyến khích nhập khẩu các mặt hàng có thể bị coi là xa xỉ phẩm hay đi ngược lại các truyền thống văn hóa dân tộc v.v 1.2. Hạn ngạch nhập khẩu 1.2.1. Khái niệm Hạn ngạch nhập khẩu là quy định của Nhà nước về số lượng hoặc giá trị một mặt hàng hoặc một nhóm mặt hàng được xuất đi hoặc nhập về đến hoặc từ một thị trưòng nào đó, trong một thời gian nhất định, thường là một năm. Hạn ngạch nhập khẩu thường là một hình thức hạn chế về số lượng và thuộc hệ thống giấy phép không tự động. Hạn ngạch nhập khẩu được áp dụng bằng cách cấp giấy phép nhập khẩu cho một số công ty. 1.2.2. Các loại hạn ngạch Căn cứ vào thị trường để quản lý thì có 3 loại hạn ngạch sau: Hạn ngạch quốc gia: Thị trường xuất khẩu hoặc nhập khẩu là một quốc gia. Hạn ngạch khu vực: Thị trường xuất khẩu hoặc nhập khẩu là một khu vực. Hạn ngạch toàn cầu: Thị trường xuất khẩu hoặc nhập khẩu là tất cả các nước. 1.2.3. Mục đích của hạn ngạch nhập khẩu Bảo hộ sản xuất trong nước Sử dụng hiệu quả quỹ ngoại tệ Thực hiện các cam kết của chính phủ ta với nước ngoài Phân biệt thuế và hạn ngạch nhập khẩu Thuế và hạn ngạch nhập khẩu đều là những công cụ quản lý và điều hành nhập khẩu của Nhà nước. Tuy nhiên, hai công cụ này có những điểm khác nhau đáng chú ý sau đây: 2.1. Khái niệm 2.1.1. Thuế - Thuế nhập khẩu là một khoản tiền mà đối tượng nộp thuế phải nộp cho cơ quan hải quan nước có hàng hoá đi qua khu vực hải quan của nước đó. 2.1.2. Hạn ngạch - Hạn ngạch nhập khẩu là quy định của Nhà nước về số lượng hoặc giá trị một mặt hàng hoặc một nhóm mặt hàng được xuất đi hoặc nhập về đến hoặc từ một thị trưòng nào đó, trong một thời gian nhất định 2.2. Tác động đối với tiêu dùng trong nước Thuế và hạn ngạch nhập khẩu đều hạn chế tiêu dung trong nước do làm tăng giá, nhưng cách thức tác động lên giá của hai công cụ này là khác nhau. 2.2.1 Thuế tác động trực tiếp làm tăng giá Khi đánh thuế nhập khẩu, người tiêu dùng bị thiệt hại vì nó làm tăng giá của hàng nhập khẩu từ mức giá thế giới lên bằng với giá thế giới cộng với thuế nhập khẩu. Đồ thị này chỉ ra tác động của thuế nhập khẩu: Khi thực hiện thương mại tự do cân bằng thị trường như sau: người tiêu dùng muốn mua một số lượng Qd hàng hoá ở mức giá thế giới trong khi những nhà sản xuất trong nước chỉ sản xuất một số lượng Qs ở mức giá thế giới. Bằng cách nhập khẩu phần thiếu hụt (chênh lệch giữa Qd và Qs) ở mức giá thế giới, người tiêu dùng có thể thoả mãn toàn bộ nhu cầu ở mức giá này. Khi có thuế nhập khẩu cân bằng thị trường như sau: giá hàng hoá trong nước bị tăng lên đến mức bằng giá thế giới công với thuế nhập khẩu kích thích những nhà sản xuất trong nước sản suất thêm, đẩy sản lượng sản xuất trong nước từ Qs lên Qs'. Tuy nhiên do giá tăng nên cầu của người tiêu dùng bị kéo từ Qd xuống Qd'. Rõ ràng việc giá bị đẩy lên cao đã làm cho người tiêu dùng phải trả thêm một khoản tiền bằng diện tích của hình chữ nhật CEGH để mua số lượng hàng Qd'. Phần diện tích hình ABF đã bị mất trắng, đây chính là tổn thất của xã hội để chi phí cho sự yếu kém của những nhà sản xuất trong nước. Diện tích hình ECD lại là một tổn thất nữa khi độ thoả dụng của người tiêu dùng bị giảm sút: thay vì có thể tiêu thụ Qd hàng hoá, do có thuế nhập khẩu họ chỉ có thể tiêu dùng Qd' mà thôi. 2.2.2. Hạn ngạch tác động lên giá gián tiếp thông qua hạn chế nhập khẩu Equilibrium domestic price: gía cân bằng trong nước Price after imposition of import quota: giá sau khi áp dụng hạn ngạch nhập khẩu Equilibrium free trade price: giá cân bằng khi có mậu dịch tự do International supply curve: đường cung thế giới Demand curve: đường cầu Quantity: lượng Price: giá Hạn ngạch nhập khẩu tức là cắt giảm số lượng hàng được phép nhập khẩu vào một nước. Trong thị trường cạnh tranh, điểm cân bằng quyết định đến lượng và giá của hàng hoá là điểm giao nhau giữa cầu và đường cung. Đồi với thị trường thuần nội địa, điểm cân bằng này sẽ là P* và Q*. Khi thương mại quốc tế thâm nhập vào thị trường, điểm cân bằng này có thể thay đổi. Giả sử rằng, giá của một hàng hoá nằm dưới điểm P* khi nhập khẩu từ nước ngoài lớn hơn sản xuất trong nước. Đồng thời giả định rằng, nền kinh tế thế giới có thể cung cấp nhiều hàng hoá hơn tại mức giá đó. Khi đó, đường cung thế giới là một đường nằm ngang tại mức giá P2 (tức là mức giá của hàng nhập khẩu). Mức giá cân bằng giảm xuống P2, và lượng cân bằng tăng từ Q* lên Q4. Các doanh nghiệp trong nước sẽ phải sản xuất ít hơn (Q1), trong khi phần còn lại (sự chênh lệch giữa Q1 và Q4) sẽ được chuyển sang nhà nhập khẩu.  Khi mậu dịch tự do xuất hiện, người tiêu dùng được lợi đáng kể. Xét trên thị trường thuần nội địa, thặng dư tiêu dùng được biểu diễn bởi vùng A. Mậu dịch tự do làm tăng mức thặng dư tiêu dùng này, bao gồm B, C ,D, E, F, G, H, và I bời vì người tiêu dùng chỉ phải trả mức giá là P2 cho chi mua hàng hoá thay vì mức giá cao hơn P*, và họ có thể mua một lượng Q4 thay vì Q*. Mặt khác, các doanh nghiệp trong nước phải chịu ảnh hưởng tiêu cực. Xét trên thị trường thuần nội địa, thặng dư sản xuất trong nước được biểu diễn bởi vùng B, E và J. Và mậu dịch tự do khiến họ mất đi vùng B và E, chuyển sang người tiêu dùng, bởi vì họ chỉ có thể tính giá P2 thay vì P*. Cuối cùng, nền kinh tế sẽ được lợi trên những vùng C, D, F, G, H, và I, trước khi mậu dịch tự do xuất hiện, hoàn toàn không có những thặng dư này. Rõ ràng rằng, người được lợi ở đây là người tiêu dùng. Khi có hạn ngạch, chính phủ sẽ hạn chế số lượng hàng nhập khẩu để tăng giá và giúp các doanh nghiệp lấy lại phần thặng dư bị mất. Nếu chính phủ giới hạn tổng lượng nhập khẩu tại sự chênh lệch giữa Q2 và Q3, lượng hàng nhập khẩu sẽ giảm từ chênh lệch Q1 và Q4 sang chênh lệch giữa Q2 và Q3, giá sẽ tăng lên P1.  2.3. Tác động đến sản xuất trong nước 2.3.1. Thuế Đối với sản xuất trong nước, thuế nhập khẩu làm giá ở thị trường nội địa tăng lên, khuyến khích các nhà sản xuất trong nước phát triển. Mặt khác, như đã phân tích ở trên, người tiêu dùng phải trả thêm một khoản ứng với diện tích BCEF. Khoản trả thêm này một phần (bằng diện tích hình BCEF) được chuyển cho chính phủ dưới dạng thuế nhập khẩu thu được, một phần (bằng diện tích hình AFGH) được chuyển thành lợi nhuận của nhà sản xuất trong nước do vậy hai phần này không làm thiệt hại lợi ích tổng thể của quốc gia. Tóm lại, thuế nhập khẩu dẫn đến cả thu nhập chuyển giao từ người tiêu dùng sang chính phủ và nhà sản xuất trong nước đồng thời gây tổn thất lợi ích ròng của toàn xã hội. 2.3.2. Hạn ngạch Hạn ngạch gián tiếp đẩy giá trong nước từ P2 lên P1 nên cũng khuyến khích sản xuất trong nước phát triển. Tuy nhiên, khác với thuế, hạn ngạch còn có thể biến một doanh nghiệp trong nước trở thành kẻ độc quyền. Và do đó, họ có thể áp đặt giá cả độc quyền để thu được lợi nhuận tối đa. 2.4. Tác động đối với ngân sách Nhà nước: 2.4.1. Thuế Cùng với thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở nước ta đóng vai trò quan trọng trong việc thu ngân sách quốc gia (chiếm khoảng 30% tổng thu ngân sách). Trong giai đoạn 2001 - 2005, ngành hải quan luôn đạt và vượt chỉ tiêu thu ngân sách, góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách của Bộ Tài chính. Số thu năm sau luôn cao hơn số thu năm trước, cụ thể: năm 2001 đạt 29.381 tỉ đồng, năm 2002 đạt 36.784 tỉ đồng, năm 2003 đạt 39.178 tỉ đồng, năm 2004 đạt 46.017 tỉ đồng, năm 2005 đạt 52.000 tỉ đồng và năm 2006 đạt khoảng 58.000 tỉ đồng (tốc độ tăng thu bình quân hàng năm 15%). Đây là một nỗ lực rất lớn của ngành hải quan trong bối cảnh chúng ta đang thực hiện cắt giảm thuế quan theo các cam kết quốc tế (như cắt giảm thuế theo lộ trình thực hiện CEPT trong ASEAN, các hiệp định song phương và gia nhập WTO). Đặc biệt, đây là giai đoạn đầu thực hiện xác định trị giá hải quan theo các nguyên tắc của Hiệp định trị giá GATT, tình trạng trốn thuế, gian lận qua giá còn khá phổ biến, nhưng ngành đã tập trung chỉ đạo và đưa ra nhiều giải pháp nhằm đảm bảo nhiệm vụ thu thuế đồng thời chống thất thu qua gian lận trị giá. Bộ Tài chính cho biết, lần sửa đổi thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng ôtô, rượu bia, thuốc lá, Nhà nước tăng thu ngân sách hàng nghìn tỷ đồng. Trong đó, chỉ riêng mặt hàng ôtô, ước tính nguồn tăng này đạt khoảng 217,8 tỷ đồng. 2.4.2. Hạn ngạch Chính phủ không có thu nhập từ hạn ngạch. Khi một hạn ngạch đựơc dùng để hạn chế nhập khẩu thay cho thuế quan, thì lượng tiền thuế đáng ra Chính phủ thu được sẽ rơi vào bất cứ người nào có giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch. Những người có giấy phép này nhập khẩu hàng hoá và sau đó bán lại với giá cao hơn tại thị trường trong nước. 2.5. Tính pháp lý: 2.5.1. Thuế Thuế có tính pháp lý cao, Quốc hội ban hành dưới dạng luật: Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu trong hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992: Luật số 04/1998/QH10 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã được Quốc hội khóa VIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 26 tháng 12 năm 1991 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 5 tháng 7 năm 1993. 2.5.2. Hạn ngạch Tính pháp lý thấp hơn thuế: quy định về quyền nhập khẩu trong phạm vi hạn ngạch căn cứ ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Liên Bộ Thương mại - Công nghiệp. 2.6. Tính minh bạch: Thuế quan minh bạch, rõ ràng, dễ dự đoán hơn so với hạn ngạch: điều hành, quản lý và phân bổ hạn ngạch nhập khẩu là một bài toán khó và kéo theo nhiều vấn nạn về tham nhũng, hối lộ... Xu hướng sử dụng thuế và hạn ngạch nhập khẩu hiện nay Cùng với sự phát triển của quá trình toàn cầu hoá, mục tiêu của WTO là dần dần tiến tới tự do hoá trên phạm vi toàn cầu về thương mại. Vì vậy, các cản trở thuế quan và phi thuế quan dần dần cần phải dỡ bỏ. Nhưng do xuất phát điểm về mặt kinh tế giữa các thành viên của WTO khác nhau, do vậy WTO vẫn thừa nhận cho phép các nước sử dụng thuế quan để bảo hộ sản xuất trong nước, nhưng phải ràng buộc và cam kết mức thuế tiến tới dần dần dỡ bỏ hoàn toàn. 3.1. Xu hướng sử dụng thuế: Thuế ngày nay là một công cụ quản lý và điều hành nhập khẩu được sử dụng nhiều hơn cả. Trong lộ trình tự do hoá thương mại, nhiều quốc gia đang tiến hành “thuế hoá” hàng rào phi thuế quan và thậm chí hạn chế sử dụng các hàng rào thuế quan. Khi gia nhập WTO, Việt Nam đã thực hiện cắt giảm thuế nhập khẩu cho nhiều mặt hàng: Trong biểu cam kết về Hàng hoá của Việt Nam khi gia nhập WTO, nước ta đã cam kết ràng buộc với toàn bộ Biểu thuế nhập khẩu hiện hành gồm 10.600 dòng thuế. Thuế suất cam kết cuối cùng có mức bình quân giảm đi 23% so với mức thuế bình quân hiện hành (thuế suất MFN) của Biểu thuế (từ 17,4% xuống còn 13,4%). Thời gian thực hiện sau 5- 7 năm. Một số mặt hàng đang có thuế suất cao từ trên 20%, 30% sẽ được cắt giảm thuế ngay khi gia nhập. Những nhóm mặt hàng có cam kết cắt giảm thuế nhiều nhất bao gồm: dệt may, cá và sản phẩm cá, gỗ và giấy, hàng chế tạo khác, máy móc thiết bị điện-điện tử. 3.2. Xu hướng sử dụng hạn ngạch: Song song với thuế quan nhập khẩu, hạn ngạch cũng là một công cụ điều tiết hoạt động nhập khẩu của Nhà nước. Tuy nhiên, biện pháp phi thuế quan này có xu hướng bị hạn chế sử dụng. WTO có quy định về một số trường hợp cá biệt mà các nước được phép áp dụng hoặc duy trì hạn chế định lượng: 3.2.1 Áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu khi gặp khó khăn về cán cân thanh toán. Tuy nhiên, WTO cũng yêu cầu các nước thành viên phải nới lỏng dần các biện pháp hạn chế khi tình hình được cải thiện và bãi bỏ các hạn chế này ngay khi những điều kiện mà nước thành viên căn cứ vào đó để viện dẫn việc áp dụng các hạn chế nhập khẩu không còn đáp ứng quy định liên quan của WTO nữa (xem thêm “WTO và quy định về cán cân thanh toán”). 3.2.2. Áp dụng biện pháp tự vệ trong trường hợp khối lượng một mặt hàng nhập khẩu nhất định tăng đột biến đang gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước (xem thêm “WTO và quy định về tự vệ”). Tóm lại, thuế quan nhập khẩu có xu hướng được sử dụng phổ biến hơn hạn ngạch. Có một số lý do chính để người ta cho rằng thuế quan “ưu việt” hơn hạn ngạch nhập khẩu là: (i) thuế quan mang lại khoản thu ngân sách cho Nhà nước; (ii) thuế quan minh bạch, rõ ràng, dễ dự đoán hơn so với hạn ngạch: điều hành, quản lý và phân bổ hạn ngạch nhập khẩu là một bài toán khó và kéo theo nhiều vấn nạn về tham nhũng, hối lộ...; (iii) về lý thuyết, nếu cả thuế quan và hạn ngạch cùng nhắm đến mục đích hạn chế một lượng hàng nhập khẩu nhất định thì hạn ngạch làm giá trong nước bị đội lên nhiều hơn so với thuế quan do hạn ngạch là hạn chế “cứng” khiến hàng nhập khẩu ngoài lượng hạn ngạch đã định thì dù đủ khả năng cạnh tranh về giá để vượt qua rào cản thuế quan, cũng không có cơ hội đặt chân vào thị trường trong nước - tức là tác động bảo hộ của hạn ngạch lớn hơn và nhiều nguy cơ gây bóp méo thương mại tự do hơn. 3.3. Liên hệ thực tế: Áp dụng thuế hay hạn ngạch cho việc nhập khẩu ôtô vào thị trường Việt Nam Tháng 4 năm 2008, Bộ Công thương Việt Nam đã có đề xuất tái áp dụng hạn ngạch nhập khẩu ô tô như một trong những giải pháp giúp kiểm soát và hạn chế nhập siêu. 3.3.1. Hạn ngạch Dưới góc độ chuyên môn, nhiều nhà kinh tế cho rằng đề xuất tái áp dụng hạn ngạch nhập khẩu đối với không chỉ ô tô mà cả các mặt hàng khác đều không phù hợp vì nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, Bộ Tài chính vừa mới ra quyết định tăng thuế nhập khẩu đối với mặt hàng ô tô mới nguyên chiếc dùng để chở người (từ 60% lên 70%) và tăng thuế tuyệt đối của mặt hàng xe cũ nhập khẩu thêm trung bình 10% vào ngày 11-3 - 2008. Thời gian là quá ngắn, chưa đủ để các cơ quan hoạch định chính sách theo dõi và đánh giá, nhìn nhận đúng đắn và chính xác về diễn biến, phản ứng của thị trường. Vì vậy, việc đề xuất áp dụng ngay một biện pháp hạn chế định lượng nhập khẩu bổ sung thêm vào thuế nhập khẩu tăng lên đối với ô tô trong bối cảnh này có lẽ là nóng vội. Thứ hai, nếu chủ trương hạn chế nhập khẩu ô tô và một số mặt hàng khác nhằm giảm nhập siêu bằng hàng rào phi thuế thì trước hết cần trả lời câu hỏi Việt Nam dự định viện dẫn lý do gì để áp dụng lại hạn ngạch nhập khẩu để không vi phạm các quy định và cam kết WTO? Nếu lấy lý do cán cân thanh toán thì cần thận trọng suy xét xem liệu tình hình Việt Nam hiện tại đã đến mức ta phải “tự nhận” là gặp khó khăn về cán cân thanh toán để viện đến việc tái áp đặt hạn chế định lượng nhập khẩu chưa? Vì cái “giá” phải trả có lẽ sẽ không chỉ dừng lại ở sự mất tín nhiệm trước các thành viên WTO khi mới chưa đầy hai năm sau khi gia nhập mà Việt Nam đã thực hiện một bước lùi về chính sách (tái áp dụng - chứ không phải là lần đầu áp dụng - hạn ngạch nhập khẩu ô tô). Hơn nữa, trong trường hợp xấu nhất phải viện đến lý do cán cân thanh toán thì cũng chưa đến mức có thể quay lại sử dụng hạn ngạch nhập khẩu ngay vì WTO yêu cầu ưu tiên áp dụng trước hết là các biện pháp dựa vào tác động lên giá cả hàng nhập khẩu như phụ thu nhập khẩu, yêu cầu đặt cọc tiền thanh toán nhập khẩu... Ngoài ra, khá nhiều thủ tục tham vấn, thông báo phức tạp theo quy định của WTO cũng sẽ “làm khó” bất kỳ nước thành viên nào có ý định áp dụng hạn ngạch nhập khẩu vì lý do khó khăn cán cân thanh toán. 3.3.2. Thuế ● Để đáp ứng nhu cầu bảo hộ sản xuất trong nước và hạn chế nhập khẩu, các nhà kinh tế và WTO đều ủng hộ công cụ thuế quan hơn là hạn ngạch. Thứ nhất, cam kết thuế trần của ta với WTO so với thuế áp dụng hiện hành vẫn còn khoảng trống để Bộ Tài chính cân nhắc nâng thuế nhập khẩu lên mức tối đa và phối hợp áp dụng đồng bộ các biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế trước bạ đối với ô tô... để tác động đến cầu của người dân. Hơn nữa, trong tình hình lạm phát gia tăng ở Việt Nam như hiện nay, chỉ một bộ phận rất nhỏ người dân có khả năng tài chính cao mới có điều kiện mua ô tô nhập khẩu. Thuế nhập khẩu là công cụ quản lý lượng nhập khẩu mềm dẻo hơn và lại tăng thu cho ngân sách. ● Các chính sách về thuế nhập khẩu ôtô của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua: Trong năm 2007, Bộ Tài chính tiến hành 3 đợt giảm thuế với hy vọng hạ nhiệt giá bán xe trong nước. Tại thời điểm Việt Nam gia nhập WTO ngày 11/1/2007, các loại ôtô mới nguyên chiếc được giảm thuế nhập khẩu từ mức 90% xuống còn 80%. Hồi tháng 8/2007, thuế được cắt giảm tiếp xuống còn 70% và vào ngày 16/11/2007, thuế suất đối với ôtô mới nguyên chiếc chỉ còn 60%. Chính sách thuế thuận lợi đã tạo đà cho xe ngoại ồ ạt đổ bộ về thị trường. Trước lượng xe ô tô khổng lồ được nhập khẩu vào thị trường Việt Nam trong khoảng thời gian từ đầu năm 2007 đến hết tháng 2/2008, vào ngày 11/3/2008, theo yêu cầu từ phía Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trương Chí Trung đã ký quyết định tăng thuế đối với mặt hàng ôtô mới nguyên chiếc dùng chở người, từ 60% lên 70%. Tiếp đó, ngày 22/4/2008, thuế suất thuế nhập khẩu ôtô mới nguyên chiếc lại 1 lần nữa tăng, từ 70% lên 83%. Mức thuế mới áp dụng cho các tờ khai hải quan ngay từ 22/4. Như vậy nhìn chung, từu sau khi gia nhập WTO cho đến nay, thuế suất nhập khẩu ô tô của Việt Nam đã giảm từ 90% xuống còn 83% tức là vẫn tuân theo lộ trình giảm thuế nhập khẩu như trong cam kết.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXu hướng sử dụng thuế và hạn ngạch nhập khẩu hiện nay.doc
Luận văn liên quan