Xử lí thỏa ước lao động tập thể vô hiệu
Thỏa ước lao động tập kí kết dựa trên sự thỏa thuận, thương lượng của tập thể người lao động và bên sử dụng lao động. Trên thực tế, khi kí kết thỏa ước các bên đều tuân thủ đúng các qui định của pháp luật nhằm đảm bảo cho thỏa ước có hiệu lực pháp luật. Song cũng không tránh khỏi một số trường thỏa ước được kí kết không đúng pháp luật về nội cũng như trình tự kí kết. Đối với những thỏa ước đó thì tùy từng trước hợp sẽ bị coi là vô hiệu một phần hoặc vô hiệu toàn bộ
1.Các trường hợp vô hiệu của thỏa ước lao động tập thể
a.Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu từng phần
b.Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu toàn bộ
2. Việc xử lí thỏa ước lao động tập thể vô hiệu
a. Trường hợp thỏa ước lao động tập thể vô hiệu từng phần
b. Trường hợp thỏa ước vô hiệu toàn bộ
c. Những cơ quan có thẩm quyền tuyên bố thỏa ước tập thể vô hiệu được quy định khoản 3 Điều 48
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
4 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2865 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xử lí thỏa ước lao động tập thể vô hiệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thỏa ước lao động tập kí kết dựa trên sự thỏa thuận, thương lượng của tập thể người lao động và bên sử dụng lao động. Trên thực tế, khi kí kết thỏa ước các bên đều tuân thủ đúng các qui định của pháp luật nhằm đảm bảo cho thỏa ước có hiệu lực pháp luật. Song cũng không tránh khỏi một số trường thỏa ước được kí kết không đúng pháp luật về nội cũng như trình tự kí kết. Đối với những thỏa ước đó thì tùy từng trước hợp sẽ bị coi là vô hiệu một phần hoặc vô hiệu toàn bộ
1.Các trường hợp vô hiệu của thỏa ước lao động tập thể
a.Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu từng phần được quy định tại khoản 1 điều 48: “Thỏa ước tập thể bị coi là vô hiệu từng phần khi một hoặc một số điều khoản trong thỏa ước trái với quy định của pháp luật”. Đây là trường hợp một số điều khoản trong thỏa ước trái với qui định của pháp luât, dẫn đến việc bị tuyên bố vô hiệu phần vi phạm đó, còn những điều khoản khác trong thỏa ước mà không vi phạm vẫn có hiệu lực.
b.Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu toàn bộ được quy định tại khoản 2 điều 48: “Thỏa ước thuộc một trong các trường hợp sau đây bị coi là vô hiệu toàn bộ:
Toàn bộ nội dung thỏa ước trái pháp luật. Tức là toàn bộ điều khoản trong thỏa ước trái với quy định của pháp luật lao động cũng như pháp luật khác.
Người kí kết thỏa ước không đúng thẩm quyền. theo quy định tại Điều 45 Bộ luật lao động, thì chủ thể kí kết thỏa ước bên tập thể lao động là Chủ tịch ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc là người được ban chấp hành ủy quyền; còn bên người sử dụng lao động là giám đốc doanh nghiệp hoặc người được giám đốc doanh nghiệp ủy quyền. Vì đây là những người sẽ đứng lên đại diện để kí kết, nếu không đúng thẩm quyền thì việc chịu trách nhiệm sẽ không được bảo đảm. Những trường hợp kí kết không đúng thẩm quyền, sẽ không được chấp nhận và bị tuyên bố là vô hiệu toàn bộ.
Không tiến hành theo đúng trình tự kí kết. Một bản thỏa ước tập thể chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó đạt được sự đồng thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Theo nguyên tắc, trước khi ký kết thỏa ước, doanh nghiệp và công đoàn phải lấy ý kiến của tập thể người lao động, đồng thời phải có trên 50% số lao động trong doanh nghiệp tán thành thì nội dung thỏa ước mới được thông qua. Trên thực tế thì công đoạn lấy ý kiến của người lao động thường bị bỏ qua. Đây được coi là một trường hợp vô hiệu của thỏa ước, không đảm bảo nguyên tắc bình dẳng khi kí kết
Ngoài ra Luật sửa đổi bổ sung Luật lao động không còn coi trường hợp tại khoản 2 Điều 48 :“ không đăng kí ở cơ quan lao động tỉnh” là trường hợp làm thỏa ước vô hiệu. Sự thay đổi này khá hợp lí vì việc đăng kí tại các cơ quan lao động chỉ liên quan đến vấn đề quản lí lao động và xem xét thỏa ước lao động đó có đúng pháp luật không, chứ không liên quan đến hiệu lực của thỏa ước.
2. Việc xử lí thỏa ước lao động tập thể vô hiệu
a. Trường hợp thỏa ước lao động tập thể vô hiệu từng phần. Cách thức xử lí được quy định trong khoản 3 Điều 5 Nghị định của Chính phủ số 196/CP ngày 31/12/1994: “...Nếu trong thỏa ước tập thể có những điều khoản trái pháp luật thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ rõ và hướng dẫn cho hai bên sửa đổi để đăng ký lại”..
b. Trường hợp thỏa ước vô hiệu toàn bộ. Cách thức xử lí được quy định như sau: Thỏa ước vô hiệu do toàn bộ nội dung thỏa ước trái pháp luật, thì Cơ quan quản lí nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tuyên bố vô hiệu ngay, nếu vẫn thực hiện theo thỏa ước đó sẽ bị xử lí theo điểm b khoản 2 Điều 9 Nghị định 47/2010/ NĐ – CP quy định về hành vi vi phạm pháp luật lao động. Thỏa ước vô hiệu do người kí kết không đúng thẩm quyền hoặc không tiến hành đúng trình tự kí kết, nếu nội dung đã kí kết có lợi cho người lao động thì cơ quan quản lí nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hướng dẫn để các bên làm lại cho đúng quy định trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hướng dẫn, nếu không làm lại thì bị tuyên bố vô hiệu (khoản 3 Điều 48).
c. Những cơ quan có thẩm quyền tuyên bố thỏa ước tập thể vô hiệu được quy định khoản 3 Điều 48. Cơ quan quản lý nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu từng phần hoặc vô hiệu toàn bộ. Theo quy định tại khoản 3, 4 Điều 166 Bộ luật lao động:
Tòa án nhân dân phát hiện thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế, các thỏa thuận khác trái với pháp luật lao động thì tuyên bố thỏa ước lao động vô hiệu từng phần hoặc toàn bộ.
Chính phủ quy định cụ thể việc giải quyết hậu quả đối với các thỏa ước lao động tập thể bị tuyên bố vô hiệu từng phần hoặc toàn bộ.
Những nội dung nào bị tuyên bố vô hiệu thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên được giải quyết theo các nội dung tương ứng quy định trong pháp luật hiện hành và theo các thoả thuận hợp pháp trong các hợp đồng cá nhân (nếu có). Đây là quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 93/2002/NĐ – CP.
Thỏa ước tập thể là sắc thái đặc sắc của luật lao động, có ưu điểm là uyển chuyển và dễ thích ứng với xã hội. Vì thế, việc hiểu rõ hơn về vấn đề thỏa ước lao động tập thể vô hiệu và việc xử lí thỏa ước vô hiệu. rất hữu ích, nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động trong nền kinh tế thị trường.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật lao động, Nxb. CAND, Hà Nội, 2009.
Bộ luật lao động năm 1994, sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006 và 2007.
Nghị định số 47/2010/ NĐ – CP quy định về xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động.
Nghị định số 93/2002/ NĐ – CP ngày 27/12/2002 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 196/ CP ngày 31/12/1994 hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về thỏa ước lao động tập thể.
Đỗ Năng Khánh, “ Một số vấn đề lí luận về thỏa ước lao động tập thể”. Tạp chí nhà nước và pháp luật, số 9/2007.
Đỗ Năng Khánh, “ Hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể”, tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 2/2008.
Trần Thúy Lâm, “ Một số vấn đề về thỏa ước lao động tập thể”. Tạp chí luật học, số 2/2002.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Cá nhân lao động- xử lí thỏa ước lao động tập thể vô hiệu.doc