Xử lý nước thải các nhà máy bia theo mô hình lọc ngược kị khí – aeroten hoạt động gián đoạn
Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ bia ngày càng tăng. Công nghiệp sản xuất bia tạo nên
một lượng lớn nước thải xả vào môi trường. Các loại nước thải này chứa hàm lượng lớn
các chất lơ lửng, COD và BOD và cần phải xử lý trước khi xả ra nguồn nước tiếp nhận.
Nước thải bia có thể xử lý sinh học kết hợp hai bước kịkhí và hiếu khí trong cùng một
hệthống. Đối với các nhà máy bia địa phương công suất nước thải hàng ngày từvài
trăm đến hàng nghìn m3 được xử lý trong hệ thống bể lọc ngược kịkhí vật liệu nổi
(Upflow Anaerobic Floating Blanket – UAFB) và bể aeroten hoạt động theo mẻ
(Sequencing Batch Reactor – SBR) là hợp lý. Các kết quảquan trắc tại trạm xử lý nước
thải Công ty Bia ong Thái Bình do CEETIA thiết kế, cho thấy hiệu quả khử BOD trong
hệthống này có thể đạt tới 95%. Ngoài ra, hệ thống này hoạt động ổn định, khả năng tự
động hoá cao, giá thành hạ và hợp khối được công trình, tiết kiệm diện tích xây dựng.
12 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3303 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xử lý nước thải các nhà máy bia theo mô hình lọc ngược kị khí – aeroten hoạt động gián đoạn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỘI NGHỊ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC XÂY DỰNG LẦN THỨ 14 Trang 85-93
XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÁC NHÀ MÁY BIA THEO MÔ HÌNH
LỌC NGƯỢC KỊ KHÍ – AEROTEN HOẠT ĐỘNG GIÁN ĐOẠN
PGS.TS Trần Đức Hạ
PGS.TS Nguyễn Văn Tín
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bia được sản xuất tại Việt Nam cách đây trên 100 năm tại nhà máy Bia Sài Gòn
và nhà máy Bia Hà Nội. Hiện nay do nhu cầu của thị trường, chỉ trong một thời gian
ngắn, ngành sản xuất bia có những bước phát triển mạnh mẽ thông qua việc đầu tư và
mở rộng các nhà máy bia có từ trước và xây dựng các nhà máy bia mới thuộc Trung
ương và địa phương, các nhà máy liên doanh với các hãng bia nước ngoài. Hiện nay, cả
nước có khoảng trên 320 nhà máy bia và các cơ sở sản xuất bia với tổng năng lực sản
xuất đạt trên 800 triệu lít/năm. Trong số đó, bia địa phương sản xuất ở 311 cơ sở (chiếm
97,18% số cơ sở) nhưng sản lượng chỉ chiếm 37,41% sản lượng bia cả nước (đạt 231
triệu lít) và đạt 60,73% công suất thiết kế.
Công nghiệp sản xuất bia đang là ngành tạo ra nguồn thu lớn cho ngân sách nhà
nước và có hiệu quả kinh tế, vì vậy trong mấy năm qua sản xuất bia đã có những bước
phát triển khá nhanh. Do mức sống tăng, mức tiêu dùng bia ngày càng cao. Năm 2000
có khoảng 81 triệu người và đến năm 2005 có thể là 89 triệu người dùng bia. Do vậy
mức tiêu thụ bình quân theo đầu người vào năm 2005 dự kiến đạt 17 lít/người/năm (sản
lượng bia đạt khoảng 1.500 triệu lít, tăng gấp 2 lần so với năm 2000). Bình quân lượng
bia tăng 20% mỗi năm.
Công nghiệp sản xuất bia tạo nên một lượng lớn nước thải xả vào môi trường.
Hiện nay tiêu chuẩn nước thải tạo thành trong quá trình sản xuất bia là 8-14 l nước thải/
lít bia, phụ thuộc vào công nghệ và các loại bia sản xuất. Các loại nước thải này chứa
hàm lượng lớn các chất lơ lửng, COD và BOD dễ gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy các
loại nước thải này cần phải xử lý trước khi xả ra nguồn nước tiếp nhận.
II. NGHIÊN CỨU THIẾT LẬP DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC
THẢI BIA ĐỊA PHƯƠNG
Tải lượng ô nhiễm trong nước thải bia thải bia là 6-18 kg BOD5, 9-30 kg COD,
2-4 kg cặn lơ lửng... cho 1000 lít bia. Các nghiên cứu về thành phần, tính chất nước thải
sản xuất bia cho thấy hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước thải các cơ sở sản xuất bia
địa phương lớn hơn tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần (bảng 1).
85
HỘI NGHỊ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC XÂY DỰNG LẦN THỨ 14 Trang 85-93
Bảng 1. Thành phần và tiêu chuẩn xả nước thải sản xuất bia ra nguồn nước mặt
TT Chỉ tiêu Nước thải trước xử lý* Tiêu chuẩn thải **
1 pH 6-9,5 6-9
2 Hàm lượng cặn lơ lửng, mg/l 150-300 100
3 BOD5, mg/l 700-1500 50
4 COD, mg/l 850-1950 100
5 Tổng Nitơ (TN) 15-45 60
6 Tổng Phốtpho (TP) 4,9-9,0 6
7 Coliform, MPN/100 ml <10.000 10.000
Ghi chú:* Theo các số liệu nghiên cứu tại công ty Bia ong Thái Bình, Công ty Bia Nghệ
An, Nhà máy Bia NADA, nhà máy Bia Hạ Long ...
** Cột B theo TCVN 5945-1995, nước thải công nghiệp, Tiêu chuẩn thải ra nguồn
nước mặt loại B.
Do có hàm lượng chất hữu cơ cao, cặn lơ lửng lớn, nước thải sản xuất bia gây
mùi hôi thối, lắng cặn, giảm nồng độ oxy hoà tan trong nước nguồn khi tiếp nhận
chúng. Mặt khác các muối nitơ, phốt pho... trong nước thải bia dễ gây hiện tượng phú
dưỡng cho các thuỷ vực.
Nước thải nhà máy bia cần được xử lý sinh học, đảm bảo yêu cầu xả ra nguồn
nước mặt theo quy định của TCVN 5945-1995. Sau khi nghiên cứu các số liệu về số
lượng, thành phần và tính chất nước thải sản xuất của nhà máy bia địa phương (Công ty
bia ong Thái Bình, Nhà máy bia NADA Nam Định, Nhà máy bia Hạ Long, Công ty bia
Vinh- Nghệ An...) công suất từ 8 triệu đến 20 triệu lít bia/năm, Đề tài “Nghiên cứu xử
lý nước thải các nhà máy bia địa phương “ do trường Đại học Xây dựng triển khai đã đề
xuất nguyên tắc xử lý nước thải bia địa phương với hàm lượng chất hữu cơ dễ oxy hoá
sinh hoá cao được nêu trên hình 1 sau đây.
Với nguyên tắc xử lý nước thải như vậy, đề tài đã nghiên cứu dùng bể lọc dòng
chảy ngược vật liệu nổi (upflow anaerobic filter - UAF) trong khâu xử lý sinh học kị khí
và bể aeroten kết hợp lắng hoạt động theo mẻ (Sequencing Batch Reactor - SBR) trong
khâu xử lý sinh học hiếu khí. Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải được nêu
trên hình 2.
86
HỘI NGHỊ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC XÂY DỰNG LẦN THỨ 14 Trang 85-93
Nước thải
Cặn>220 mg/l
BOD>500 mg/l
Ngăn
thu
trạm
bơm
Bể lắng
cát Song chắn
rác
Giếng
tách
nước
Cặn lơ lửng <150 mg/l
BOD<300 mg/l
Cặn lơ lửng<100mg/l
BOD<50 mg/l
Coliform<10.000
Xử lý bậc hai: xử lý sinh học hiếu khí
Xử lý bậc 1: xử lý hoá lý hoặc xử lý sinh học kị khí
Xả ra môi trường bên
ngoài
Hình 1. Sơ đồ nguyên lý xử lý nước thải các nhà máy bia địa phương
Xả nước thải ra môi trường bên ngoài
Trạm bơm
nước thải
Bể lọc kị khí
vật liệu nổi
Bể aeroten
hoạt động
gián đoạn
(SBR)
Bể ủ bùn
Bể điều hoà
kết hợp lắng
cát và song
chắn rác
Hình 2. Sơ đồ dây chuyền công nghệ XLNT bia theo mô hình UAF và SBR.
Các loại bể lọc kỵ khí là các loại bể kín, phía trong chứa vật liệu đóng vai trò như
giá thể của vi sinh vật dính bám. Các giá thể làm bằng các loại vật liệu hình dạng, kích
87
HỘI NGHỊ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC XÂY DỰNG LẦN THỨ 14 Trang 85-93
thước khác nhau, hoạt động như như vật liệu lọc. Các dòng nước thải có thể đi từ dưới
lên hoặc trên xuống. Các chất hữu cơ được vi khuẩn hấp thụ và chuyển hoá để tạo thành
CH4 và các loại chất khí khác. Các loại khí sinh học được thu gom tại phần trên bể. Khí
CH4 và các loại khí sinh học tạo thành khác được thu hồi ở phía trên. Nước thải đưa vào
bể có thể phân phối phía dưới hoặc phía trên theo sơ đồ nêu trên hình 3.
KhÝ sinh häc
N−íc vµo
N−íc ra
KhÝ sinh häc
Dßng trµn
N−íc vµo
N−íc tuÇn hoµn N−íc ra
a. b.
Hình 3. Bể lọc kỵ khí
a - Bể lọc kỵ khí dòng chảy ngược (upflow anaerobic filter - UAF)
b - Bể lọc kỵ khí dòng chảy xuôi (Downflow anaerobic filter - ADF)
Vật liệu lọc của bể lọc kỵ khí là các loại cuội sỏi, than đá, xỉ, ống nhựa, tấm
nhựa hình dạng khác nhau. Kích thước và chủng loại vật liệu lọc, được xác định dựa
vào công suất công trình XLNT, hiệu quả khử COD, tổn thất áp lực nước cho phép, điều
kiện cung cấp nguyên vật liệu tại chỗ... Các loại vật liệu lọc, cần đảm bảo độ rỗng lớn
(từ 90-300 m3/m2 bề mặt bể). Tổng bề mặt của vật liệu lọc có vai trò quan trọng trong
việc hấp thụ các chất hữu cơ. Vật liệu lọc nổi sử dụng trong các nghiên cứu triển khai
tại trường Đại học Xây dựng là polyspirene, đường kính d=5-6 mm. Loại bể này được
gọi là bể lọc ngược kị khí vật liệu nổi (Upflow Anaerobic Floating Blanket-UAFB). Đây
là loại vật liệu lọc nhẹ, trọng lượng riêng nhỏ và có tổng bề mặt tiếp xúc lớn . Khi màng
vi sinh vật dày, hiệu quả lọc nước thải giảm (tổn thất áp lực lọc tăng). Vật liệu lọc được
rửa bằng phương pháp xả tức thời. Trong qúa trình rửa lọc, số lượng vi khuẩn hoạt tính
của bể lọc kỵ khí dòng chảy ngược hao hụt ít. Mặt khác việc rửa lọc cũng đơn giản.
Bể lọc kỵ khí có một loạt ưu điểm như khả năng tách các chất bẩn hữu cơ (BOD)
cao, thời gian lưu nước ngắn, vi sinh vật dễ thích nghi với nước thải, quản lý vận hành
đơn giản, ít tốn năng lượng và dễ hợp khối với bể tự hoại và các công trình xử lý nước
thải khác. Tuy nhiên cũng như các công trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh
học khác, thời gian đưa công trình vào hoạt động dài, bể thường hay bị sự cố tắc nghẽn,
88
HỘI NGHỊ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC XÂY DỰNG LẦN THỨ 14 Trang 85-93
hàm lượng cặn lơ lửng trong nước thải ra khỏi bể lớn. Các loại vật liệu lọc có đặc tính
kỹ thuật yêu cầu thường có giá thành cao.
6
5
4
3 7
2
1
Hình 4. Sơ đồ cấu tạo bể lọc kỵ khí vật liệu lọc nổi
1.Nước thải vào; 2. Lớp cặn lơ lửng; 3.Vật liệu lọc nổi; 4. Lưới chắn;5.Ngăn tách khí;
6. ống dẫn khí ; 7.ống dẫn nước ra.
Aeroten kết hợp lắng hoạt động gián đoạn theo mẻ (Sequencing Batch Reactor -
SBR) là một dạng công trình xử lý sinh học nước thải bằng bùn hoạt tính, trong đó tuần
tự diễn ra các quá trình thổi khí, lắng bùn và gạn nước thải. Do hoạt động gián đoạn nên
số ngăn của bể tối thiểu là 2. Sơ đồ hoạt động của hệ thống bể nêu trên hình 5.
89
HỘI NGHỊ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC XÂY DỰNG LẦN THỨ 14 Trang 85-93
BÓ ch¾n r¸c
Song ch¾n r¸c
N−íc th¶i
BÓ SBR2BÓ SBR1
Khö trïng
X¶ n−íc th¶i ra s«ng, hå
X¶ bïn ho¹t tÝnh d−
®ît mét
BÓ l¾ng
Hình 5. Sơ đồ hoạt động của hệ thống aeroten hoạt động gián đoạn SBR.
Các giai đoạn hoạt động diễn ra trong một ngăn bể (hình 6) bao gồm: làm đầy
nước thải, thổi khí, để lắng tĩnh, xả nước thải và xả bùn dư. Trong bước một, khi cho
nước thải vào bể, nước thải được trộn với bùn hoạt tính lưu lại từ chu kỳ trước. Sau đấy
hỗn hợp nước thải và bùn được sục khí ở bước hai với thời gian thổi khí đúng như thời
gian yêu cầu. Quá trình diễn ra gần với điều kiện trộn hoàn toàn và các chất hữu cơ
được ô xy hoá trong giai đoạn này. Bước thứ ba là quá trình lắng bùn trong điều kiện
tĩnh. Sau đó nước trong nằm phía trên lớp bùn được xả ra khỏi bể. Bước cuối cùng là xả
lượng bùn dư được hình thành trong quá trình thổi khí ra khỏi ngăn bể, các ngăn bể
khác hoạt động lệch pha để đảm bảo cho việc cung cấp nước thải lên trạm xử lý nước
thải liên tục.
Công trình SBR hoạt động gián đoạn, có chu kỳ. Các quá trình trộn nước thải
với bùn, lắng bùn cặn... diễn ra gần giống điều kiện lý tưởng nên hiệu quả xử lý nước
thải cao. BOD của nước thải sau xử lý thường thấp hơn 50 mg/l, hàm lượng cặn lơ lửng
từ 10 đến 45 mg/l và N-NH3 khoảng từ 0,3 đến 12 mg/l. Bể aeroten hoạt động gián đoạn
theo mẻ làm việc không cần bể lắng đợt hai. Trong nhiều trường hợp, người ta cũng bỏ
qua bể điều hoà và bể lắng đợt một.
90
HỘI NGHỊ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC XÂY DỰNG LẦN THỨ 14 Trang 85-93
N−íc th¶i vµo
Lµm ®Çy n−íc th¶i1
2 Thæi khÝ
L¾ng3
5 X¶ bïn d−
X¶ n−íc th¶i4
Hình 6. Các bước của bể aeroten hoạt động gián đoạn.
Hệ thống aeroten hoạt động gián đoạn SBR có thể khử được nitơ và phốt pho
sinh hoá do có thể điều chỉnh được các quá trình hiếu khí, thiếu khí và kỵ khí trong bể
bằng việc thay đổi chế độ cung cấp ô xy. Các ngăn bể được sục khí bằng máy nén khí,
máy sục khí dạng Jet hoặc thiết bị khuấy trộn cơ học. Chu kỳ hoạt động của ngăn bể
được điều khiển bằng rơle thời gian. Trong ngăn bể có thể bố trí hệ thống vớt váng, thiết
bị đo mức bùn, ...
Bể aeroten hệ SBR có ưu điểm là cấu tạo đơn giản, hiệu quả xử lý cao, khử được
các chất dinh dưỡng nitơ, dễ vận hành. Sự dao động lưu lượng nước thải ít ảnh hưởng
đến hiệu quả xử lý. Nhược điểm chính của bể là công suất xử lý nước thải nhỏ. Để bể
hoạt động có hiệu quả người vận hành phải có trình độ và theo dõi thường xuyên các
bước xử lý nước thải.
Trên cơ sở phân tích thành phần tính chất nước thải và nghiên cứu trên các mô
hình UAFB và SBR phòng thí nghiệm, đề tài “ Nghiên cứu xử lý nước thải bia địa
phương “ đã xác định được các thông số thiết kế công nghệ cho bể UAFB và SBR .
Bể lọc kỵ khí dòng chảy ngược UAFB được thiết kế với tải trọng chất bẩn hữu cơ
tối đa là 10 đến 16kgCOD/m3.ngày. Thông thường tải trọng thiết kế khoảng từ 1 đến 7
kgCOD/m3.ngày. Thời gian nước lưu lại trong bể từ 0,4 đến 18 ngày, có thể xác định từ
biểu thức:
)
t
S
1(100E
m
k−= (1)
Trong đó: E - hiệu quả khử COD hoà tan trong nước thải, %; t - thời gian lưu thủy lực
(thời gian lưu nước) trong bể, h;Sk và m - các hệ số liên quan đến cấu tạo bể và loại vật
liệu (giá thể) lọc. Đối với vật liệu lọc dạng xốp nhẹ diện tích bề mặt 98m2/m3 thì có thể
chọn hệ số Sk là 1,0; m = 0,55 hoặc Sk = 1,0; m = 0,40.
91
HỘI NGHỊ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC XÂY DỰNG LẦN THỨ 14 Trang 85-93
Quá trình xử lý nước thải trong bể thổi khí phụ thuộc rõ rệt vào sự hình thành
bùn hoạt tính. Kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa thời gian hình thành bùn và hiệu
quả xử lý trên mô hình bioblock đối với nước thải lấy từ Công ty bia ong Thái Bình về
được nêu trên hình 7.
0
50
100
150
200
250
ngay 1 ngay 5 ngay 10 ngay 15 ngay 20 ngay 25 ngay 30
I, ml/l
E,%
Hình 7. Quan hệ giữa lượng bùn hoạt tính hình thành I (ml/l) và hiệu quả xử lý nước thải
theo BOD E (%) trong mô hình bioblock đối với nước thải Công ty bia ong Thái Bình
Từ các kết quả nghiên cứu trên mô hình phòng thí nghiệm, đề tài đã thiết lập
được các chỉ tiêu công nghệ để thiết kế bể SBR như sau (bảng 2).
92
HỘI NGHỊ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC XÂY DỰNG LẦN THỨ 14 Trang 85-93
Bảng 2. Các chỉ tiêu thiết kế hệ aeroten hoạt động gián đoạn (SBR)
Chỉ tiêu thiết kế Giá trị
Tổng thể tích 0,2-2,0 lần lưu lượng trung bình 1 ngày
Số bể ≥ 2
Chiều sâu công tác 3-6 m
Tỷ lệ lượng chất bẩn hữu cơ/lượng
bùn
0,04-0,2 kgBOD/kg bùn.ngày
Liều lượng bùn hoạt tính trong aero
ten
2,2-3,0 g/l
Thời gian 1 chu kỳ 4-12 giờ
Thời gian lắng bùn hoạt tính >1 h
Đặc điểm cấp khí Cấp khí cho bước làm đầy và khuấy trộn bùn
với nước thải
Lượng ô xy Cung cấp đủ cho quá trình ô xy hoá chất hữu cơ
và quá trình nitrat hoá như đối với các aeroten
truyền thống
Phòng Môi trường nước Trung tâm Kỹ thuật môi trường đô thị và khu công
nghiệp (CEETIA) đã triển khai thiết kế, chuyển giao công nghệ theo mô hình nêu trên
cho một số nhà máy bia địa phương, trong đó có Công ty bia ong Thái Bình, nhà máy
bia NADA....
Công ty Bia ong Thái Bình sản xuất chủ yếu là bia hơi, công suất hiện nay là 5
triệu lít/năm. Đến năm 2003, công suất dự kiến sẽ tăng lên 8 triệu lít/năm. Công nghệ
sản xuất bia là công nghệ truyền thống theo tiêu chuẩn Việt Nam do công ty POLICO
chuyển giao. Lượng nước cần cho quá trình sản xuất bia là 500 m3/ngày, trong tương lai
sẽ tăng lên 700 m3/ngày. Nước chủ yếu dùng trong các khâu: nấu, rửa tang bốc, rửa nồi,
rửa chai, vệ sinh công nghiệp ... Nước nấu bia khoảng 30 đến 50 m3/ngày (ngày cao
điểm đến 60 m3). Nước thải chủ yếu là nước rửa nồi, rửa chai, tang bốc, nước cấn men...
khoảng 300 m3/ngày hiện nay sẽ tăng lên 400 m3/ngày khi sản lượng 8 triệu lít bia/năm.
Kể cả nước thải sinh hoạt sẽ là 450 m3/ngày.
Nước thải Công ty bia ong Thái Bình có hàm lượng BOD5 trên 900 mg/l, COD
trên 1200 mg/l và hàm lượng cặn lơ lửng trên 300 mg/l được xử lý theo dây chuyền
công nghệ nêu trên hình 8. Sau khi triển khai lắp đặt, Trung tâm kỹ thuật cũng đã tiến
hành nghiên cứu, xác định hiệu quả hoạt động cũng như thiết lập chế độ vận hành các
công trình UAFB và SBR trong dây chuyền này. Kết quả quan trắc hiệu quả xử lý nước
thải qua các công trình được nêu trong bảng 3.
Hiệu quả xử lý nước thải theo chỉ tiêu BOD5 phụ thuộc rõ rệt vào sự hình thành bùn
hoạt tính trong bể aeroten kết hợp lắng. Trong điều kiện nhiệt độ mùa hè (nhiệt độ trung
bình của nước thải là 26,5oC), chỉ số bùn đạt trên 150 ml/ l sau thời gian đưa bể SBR
vào vận hành 45 ngày. Hiệu quả xử lý nước thải theo BOD5 đạt tới 95%, đáp ứng yêu
cầu xả vào nguồn nước mặt loại B theo quy định của TCVN 5945-1995. Kết quả quan
93
HỘI NGHỊ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC XÂY DỰNG LẦN THỨ 14 Trang 85-93
trắc còn cho thấy, sau bể UAF, hàm lượng cặn lơ lửng trong nước thải giảm xuống còn
từ 80 đến 140 mg/l, đáp ứng yêu cầu theo 20 TCN 51-84 để bể aeroten làm việc ổn
định.
94
HỘI NGHỊ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC XÂY DỰNG LẦN THỨ 14 Trang 85-93
Bảng 3. Kết quả quan trắc theo dõi quá trình xử lý nước thải theo chỉ tiêu BOD
tại Công ty bia ong Thái Bình
Ngày Nước thải đầu vào Nước thải sau UAFB Nước thải sau SBR
3/7/2002 656 338 255
15/7/2002 678 302 146
25/7/2002 639 310 128
30/7/2002 692 264 91
6/8/2002 513 252 69
21/8/2002 762 329 54
5/9/2002 678 224 45
15/9/2002 638 256 40
Từ quá trình quan trắc quá trình xử lý nước thải Công ty bia ong Thái Bình trong
hệ thống bể UAFB và SBR, thiết lập được chế độ vận hành hệ xử lý nước thải SBR.
Theo đó, đối với mỗi đơn nguyên bể SBR:
- Bơm (Q =30 m3/h): 2 h
- Sục khí: 4 h
- Lắng tĩnh: 1,5 h
- Xả nước đã xử lý: 1,5 h.
III. KẾT LUẬN
Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ bia ngày càng tăng. Công nghiệp sản xuất bia tạo nên
một lượng lớn nước thải xả vào môi trường. Các loại nước thải này chứa hàm lượng lớn
các chất lơ lửng, COD và BOD và cần phải xử lý trước khi xả ra nguồn nước tiếp nhận.
Nước thải bia có thể xử lý sinh học kết hợp hai bước kị khí và hiếu khí trong cùng một
hệ thống. Đối với các nhà máy bia địa phương công suất nước thải hàng ngày từ vài
trăm đến hàng nghìn m3 được xử lý trong hệ thống bể lọc ngược kị khí vật liệu nổi
(Upflow Anaerobic Floating Blanket – UAFB) và bể aeroten hoạt động theo mẻ
(Sequencing Batch Reactor – SBR) là hợp lý. Các kết quả quan trắc tại trạm xử lý nước
thải Công ty Bia ong Thái Bình do CEETIA thiết kế, cho thấy hiệu quả khử BOD trong
hệ thống này có thể đạt tới 95%. Ngoài ra, hệ thống này hoạt động ổn định, khả năng tự
động hoá cao, giá thành hạ và hợp khối được công trình, tiết kiệm diện tích xây dựng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Đức Hạ. Xử lý nước thải sinh hoạt quy mô nhỏ và vừa. Nxb Khoa học và Kỹ
thuật, 2002.
2. Trần Đức Hạ.Báo cáo đề tài NCKH B94-34-06:Mô hình các trạm xử lý nước thải
công suất nhỏ trong điều kiện Việt Nam. Hà Nội, 1995.
95
HỘI NGHỊ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC XÂY DỰNG LẦN THỨ 14 Trang 85-93
2. Nguyễn Văn Tín. Một số kết quả nghiên cứu bể lọc vật liệu lọc nổi. Hội thảo Quốc
gia về Hoá học và công nghệ hoá học với chương trình nước sạch và vệ sinh môi
trường, Hà Nội, 1998.
96
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- xlnt_nha_may_bia_theo_mo_hinh_loc_nguoc_khi_2701.pdf