Xuất khẩu lao động và biến đổi văn hoá tại Đông tân – Đông hưng – Thái Bình

Trên đây là những đánh giá nhận định về tình hình Xuất khẩu lao động và biến đổi văn hóa tại Đông Tân-Đông Hưng-Thái Bình. Bên cạnh những yếu tố văn hóa cổ truyền,làn sóng XKLĐ đã thổi vào địa phương này những dấu ấn mới của nền văn hóa nhân loại.Người lao động đã tiếp thu những nét văn hóa nước ngoài áp dụng vào Đông Tân làm thay đổi phần nào bộ mặt của nền văn hóa cổ truyền.Văn hóa xã Đông Tân vì thế mà có thêm những màu sắc mới trong quá trình hội nhập và phát triển. Cơ sở vật chất hạ tầng được đầu tư,bộ mặt nông thôn nhiều đổi khác,lối sống phong cách sống văn minh và hiện đại tạo nên một Đông Tân giàu đẹp và văn minh. Bên cạnh những yếu tố văn hóa tốt đep là văn minh hóa đời sống địa phương thì cũng xuất hiện nhiều hệ quả không thể tránh khỏi của hoạt động XKLĐ tác động đối với nền văn hóa như rạn nứt tình cảm,lối sống buông thả,sự xuất hiện các tệ nạn xã hội.vv.

pdf70 trang | Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 748 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xuất khẩu lao động và biến đổi văn hoá tại Đông tân – Đông hưng – Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h mẫu tử, phụ tử: “Phụ tử tình thâm”, “Xương cha, da mẹ”, “Cá chuối đắm đuối vì con”. Khi khôn lớn mỗi người không thể quên công ơn dưỡng dục của cha mẹ: “Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra/ Một lòng thờ mẹ, kính cha/ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”. Chữ “hiếu” luôn được đề cao trong quan hệ ứng xử với cha mẹ và được thể hiện bằng tục báo hiếu. Mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái, con cái đối với cha mẹ đã được ông cha ta nâng lên thành đạo làm cha mẹ, đạo làm con. Từ mối quan hệ chủ đạo này đã hình thành nên đạo thờ ông bà tổ tiên, đạo thờ cha mẹ, góp phần nuôi dưỡng cho con người tình cảm “Uống nước nhớ nguồn”.   22 Trong quan hệ ứng xử, người xưa cũng đặc biệt coi trọng tình nghĩa giữa anh chị em trong một gia đình: “Anh em như chân, như tay. Như chim liền cánh, như cây liền cành”, “Em thuận, anh hòa là nhà có phúc”... Mối liên hệ ruột thịt là mối liên hệ thiêng liêng không thể chia cắt: “Cắt dây bầu dây bí/ Chẳng ai cắt dây chị dây em”. Vì lẽ đó, ông cha ta cũng lên án nghiêm khắc những ai không giữ được tình cảm anh em: “Người dưng có nghĩa thì đãi người dưng/ Anh em vô nghĩa thì đừng anh em” Đối với quan hệ vợ chồng, sự ho nhà thuận và tình nghĩa thuỷ chung luôn mang ý nghĩa thiêng liêng, sâu nặng, là mối ràng buộc trách nhiệm cao suốt đời người: “Thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn”, “Đốn cây ai nỡ dứt chồi/ Đạo chồng nghĩa vợ giận rồi lại thương” Quan hệ cha mẹ với con cái: Trong gia đình người Việt ,vì chịu ảnh hưởng của nền văn minh nông nghiệp ,với nhau cầu sử dụng lao động cao thường coi trọng việc sinh nhiều con,đông con.Cha mẹ luôn nhất mực yêu thương con cái,coi con cái là tài sản quay báu nhất của mình: “Con hơn cha là nhà có phúc” Quan niệm nhiều con thì nhiều của Người cha người mẹ nào cũng dành cho con những sự yêu thương vô bờ bến: “Nuôi con chẳng quản chi thân Chỗ ướt mẹ nằm ,chỗ ráo con lăn” “Con cò mà đi ăn đêm Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao   23 Ông ơi ông với tôi nao Tôi có đồng nào ông hãy sáo măng Có sáo thì sáo nước trong Chớ sáo nước đục đau lòng cò con” Đáp lại tình yêu thương của cha mẹ,con cái thể hiện sự kính trọng biết ơn: Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Đạo làm con được thể hiện qua sự trọng chữ Hiếu của con cái đối với cha mẹ: -Phải biết kính trong cha mẹ -Biết vâng lời cha mẹ -Phụng dưỡng cha mẹ. Những nét đẹp ứng xử trong gia đình đã hình thành nên nhiều giá trị văn hoá mang tính truyền thống của người Việt như: Sự hoà thuận, chung thuỷ, tình nghĩa, lòng yêu thương và hy sinh cho con cái, tôn trọng và hiếu đễ với cha mẹ, anh em. Nhiều gia đình Việt Nam xưa nhờ biết duy trì lối ứng xử có văn hoá đã tạo ra nền nếp, kỷ cương để mọi người cùng noi theo. Chính gia lễ, gia phong ấy là cái gốc của gia đình, giữ cho con người Việt Nam, gia đình và xã hội Việt Nam một sức sống mãnh liệt và sự trong sáng với cội nguồn. Tuy nhiên trong thời kỳ XKLĐ,những giá trị văn hóa này đang dần dần bị thay đổi. Việc một hay một số thành viên trong gia đình rời khỏi ngôi nhà cùng chung sống để đi làm ăn ở nước ngoài trong thời gian dài làm phát sinh những   24 gia đình theo dạng mô hình “ không đầy đủ” tức là cha mẹ ,con cái,người thân không cùng chung sống trong một khu vực không gian lãnh thổ chung,và không cùng chia sẻ những tâm tư tình cảm.Mô hình này xuất hiện ngày một nhiều,có thể trong một gia đình có nhiều người sống ở các quốc gia khác nhau,sự rang buộc sinh hoạt chung trong gia đình trở nên không còn quan trọng. Thực tế cho thấy,nhiều gia đình có vợ hoặc chồng đi xuất khẩu lao động,thì việc xa nhau là điều tất yếu.Họ chỉ có cơ hội gặp gỡ nhau phụ thuộc vào hợp đồng lao động đã ký kết.Do điều kiện tuân thủ hợp đồng và yếu tố không gian nên họ thường xa nhau hàng năm trời.Như vậy,không thể thường xuyên trao đổi tình cảm với nhau .Họ chỉ có cơ hội trao đổi qua các phương tiện thông tin như điện thoại,internet.Việc cùng nhau giải quyết những vấn đề của gia đình gần như không thể thực hiện.Tiếng nói của người đi xa chỉ mang tính chất tham khảo,gợi ý chứ ít có thể quyết định. Vợ chồng không có sự ràng buộc lẫn nhau,mỗi người sống một nơi làm những công việc riêng biệt nên dần dần sự gắn kết vợ chồng càng trở nên lỏng lẻo,nhạt nhòa.Nếu trước kia vợ chồng “Chung sức chung lòng” thì XKLĐ đẩy họ vào hoàn cảnh “ Việc ai người đấy làm”và trở thành những cá thể độc lập.Quan hệ vợ chồng mang tính chất tượng trưng vì họ cùng nhau giải quyết các việc lớn như xây dựng nhà cửa,chia sẻ việc đầu tư cho chăm sóc con cái. Việc không giữ được tiếng nói chung giữa vợ và chồng,việc bị những cám dỗ bên ngoài dẫn đến tình trạng ly hôn ngày càng gia tăng,tình trạng vợ chồng sống không hòa hợp cũng trở nên phổ biến. Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình cũng biến đổi.Cha mẹ không có cơ hội để tiếp xúc nhiều với con cái.Không hiểu được tâm tư tình cảm giữa con cái nên mối quan hệ tình cảm giữa hai thế hệ trở nên thiếu bền vững.   25 Thực tế cho thấy tại xã Đông Tân khi người lao động đi xuất khẩu lao động nước ngoài chủ yếu là phụ nữ,đàn ông làm nhiệm vụ chăm sóc con cái thường không được chu toàn.Theo văn hóa truyền thống người Việt thì vai trò của người mẹ trong gia đình rất được đề cao,do đàn ông thường xuyên sống vắng nhà nên nhân cách của người mẹ có ảnh hưởng lớn đến con cái. Đa phần đàn ông gặp khó khăn trong việc tiếp cận con cái hơn phụ nữ,không thể đi sâu vào đời sống tình cảm của con,thiếu sự mềm mỏng,thiếu những tâm sự để hiểu sâu về tâm lý con cái.Giai đoạn khó khăn nhất là giai đoạn tuổi dậy thì,con cái thay đổi tâm sinh lý,nếu người cha không có sự can thiệp khéo léo,hay người mẹ không có sự dạy dỗ tận tình dễ khiến trẻ rơi vào tình trạng khủng hoảng,gây ảnh hưởng xấu đến quá trình hình thành nhân cách,lối sống của trẻ sau này.Nhưng những điều này luôn là những khoảng trống mà các gia đình có người đi XKLĐ gặp phải do thiếu một vế trong cấu trúc của một gia đình.Các gia đình thường chọn phương án đi XKLĐ khi sức khỏe còn ổn định đồng nghĩa với điều đó là đối tượng mới kết hôn và vừa sinh con đi nước ngoài chiếm thành phần chủ yếu.Điều đó khiến cho sợi dây tình cảm giữa cha mẹ đi XKLĐ và con cái còn nhỏ trở nên hết sức mong manh.Những ảnh hưởng của người đi xa khó có thể tiếp cận với đứa trẻ khi nhân thức về tình cảm của đứa trẻ chưa hoàn thiện khiến cho khoảng cách cha mẹ với con cái càng trở nên giãn cách. Ngoài tình cảm vợ chồng,con cái,còn những mối quan hệ khác không thể bỏ qua. Trước hết là mối quan hệ truyền thống vốn dĩ nhiều mâu thuẫn-mối quan hệ “mẹ chồng nàng dâu” thời hiện đại. Quan hệ mẹ chồng nàng dâu tại Đông Tân ngày nay,đã không còn tồn tại nhiều mâu thuẫn gay gắt như trước kia.Do phần lớn các gia đình đều có kinh tế   26 riêng,xu thế gia đình hạt nhân phổ biến,những mâu thuẫn trong cuộc sống hàng ngày đã không còn là rào cản ảnh hưởng đến mối quan hệ tốt đẹp này. Tuy nhiên tồn tại hai xu thế,một là mối quan hệ “Mẹ chồng ,nàng dâu” trở nên tốt hơn do con dâu ra ngoài làm ăn kinh tế tốt,có điều kiện chăm sóc ,phụng dưỡng cha mẹ chồng tốt hơn,được mẹ chồng quý mến. Xu hướng thứ hai,do mải làm ăn kinh tế,người phụ nữ bỏ bê chuyện gia đình,trao việc chăm sóc chồng con cho mẹ chồng,khiến mẹ chồng không vừa lòng,nảy sinh mâu thuẫn. Mặc dù theo khảo sát có 60% trường hợp nói rằng mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu ở mức độ hòa hợp nhưng có tới 40 % nói rằng mối quan hệ đang có chiều hướng đi xuống.Điều này cho thấy ảnh hưởng của hoạt động XKLĐ tác động đến mối quan hệ này rất lớn.Xuất hiện những dấu hiệu xuống cấp tình cảm giữa người thân trong gia đình. Thời kỳ xuất khẩu lao động đẩy người ta vào cơn lốc cơm áo gạo tiền mà làm cho việc duy trì mối quan hệ tình cảm trở nên khó khăn hơn.Nhiều phụ nữ sau khi đi XKLĐ trở nên thay đổi tính nết,kiêu căng hách dịch,cậy mình có tiền ,coi thường người khác.Chuyện con dâu coi thường bố mẹ chồng,lạnh nhạt với chồng,thờ ơ với con cái xuất hiện không ít.Nếu lối sống như thế này kéo dài sẽ làm mai một đi tính cách “trọng tình trọng nghĩa” xưa nay vẫn là biểu hiện đẹp của văn hóa Việt Nam. 2.1.2 Sự thay đổi quan niệm về giới trong gia đình và ngoài xã hội Theo nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu về phụ nữ thì vai trò giới được định nghĩa như sau: Vai trò giới là tập hợp những hoạt động và hành vi ứng xử mà nam giới và phụ nữ học được và thể hiện trong thực tế, dựa trên mong đợi từ phía xã   27 hội ở một người, tùy thuộc người đó là phụ nữ hay nam giớ i. Các vai trò giới đa dạng (tùy thuộc vào vị trí và bối cảnh), thay đổi theo thời gian (tương ứng với sự thay đổi của các điều kiện và hoàn cảnh) và thay đổi theo sự thay đổi trong quan niệm xã hội (tương ứng với việc chấp nhận hoặc không chấp nhận một hành vi ứng xử vai trò nào đó). Vai trò giới thể hiện ở ba loại hình: 1.Vai trò sản xuất: Là những công việc do phụ nữ và nam giới thực hiện nhằm tạo ra thu nhập hoặc để tự tiêu dùng. Chúng bao gồm các hoạt đ ộng tạo ra sản phẩm vật chất, tinh thần hoặc tạo ra những dị ch vụ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của gia đình. Ví dụ: vai trò sản xuất của phụ nữ ở nông thôn bao gồm công việc trồng trọt, chăn nuôi, làm vườn, làm hàng thủ côngVai trò s ản xuất của phụ nữ ở thành thị bao gồm vi ệc làm công ăn lương trong các cơ quan, xí nghiệp, làm thuê cho chủ tư nhân hoặc kinh doanh, buôn bán 2. Vai trò tái sản xuất và nuôi dưỡng. Là những hoạt đ ộng tạo ra nòi giống và tái tạo sức lao động. Chúng bao gồm vi ệc sinh con, nuôi dạy con, chăm sóc các thành viên khác trong gia đình và làm các công việc nội trợ, giặt giũ, lau chùi nhà cửaCác công việc này hầu hết do phụ nữ đảm nhiệm và là những công việc không trả thù lao. 3. Vai trò cộng đồng, xã hội. Vai trò bao gồm những hoạt động nhằm đảm bảo sự cung cấp và bảo vệ những nguồn lực khan hiếm cho nhu cầu chung của cộng đồng như vệ sinh môi trường, nước sạch, dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dụcĐây hầu hết là những hoạt động tình nguyện và không được trả thù lao.   28 Như các công việc của làng, bản, khối phố, họ hàng, tham gia chính quyền, lãnh đạo xã hộinhằm đáp ứng các nhu cầu hoạt động chung của cộng đồng xã hội như: xây dựng đường làng, ngõ xóm, giữ gìn trật tự vệ sinh hoặc trao đổi thông tin, tổ chức họp hành, lễ hội, tham gia các đoàn thể Vai trò lãnh đạo cộng đồng: Vai trò này bao gồm những hoạt động được thực hiện ở cấp cộng đồng, các tổ chức, các hoạt động chính trị chính thứcĐây là những hoạt động được trả công và dẫn đến việc nâng cao quyền lực và địa vị . Trong đề tài này, thuật ngữ vai trò kép cũng được cho là cơ sở lý luận quan trọng. Vai trò kép ở đây được hiểu: Dùng để chỉ một hiện tượng là phụ nữ thường đảm nhận cùng lúc nhiều vai trò, thời gian làm việc dài hơn và nhiều công việc vụn vặt hơn nam giới. Phụ nữ thường thực hiện cùng lúc vai trò tái sản xuất, vai trò sản xuất và vai trò cộng đồng, trong khi đó nam giới thường tập trung vào vai trò sản xuất và vai trò lãnh đạo cộng đồng. Theo nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu về Phụ nữ thì phụ nữ it có quyền quyết định trong gia đình và xã hội bởi vai trò thế yếu của họ xuất phát từ sự gia trưởng trong gia đình và tư tưởng phong kiến “trọng nam khinh nữ ”. Tại xã Đông Tân, hiện nay 80% phụ nữ đi XKLĐ vì kinh phí đầu tư ban đầu không lớn, thu nhập lại tương đối khá. Hầu hết số lao động nữ này đều góp phần cải thiện kinh tế gia đình, làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Trong các gia đình này đã có sự thay đổi cơ cấu tổ chức gia đình.Người phụ nữ đảm nhiệm nhiệm việc tạo nguồn thu nhập kinh tế,còn người đàn ông đóng vai trò làm nội trợ và chăm sóc con cái,tham gia các hoạt động cộng đồng.Như vậy đã có sự thay đổi một cách rõ rệt vai trò   29 giới,khi phụ nữ đảm nhận vai trò sản xuất còn đàn ông thực hiện vai trò kép: Vai trò sản xuất,vai trò tái sản xuất và nuôi dưỡng,vai trò cộng đồng xã hội. Điều đó hiển nhiên diễn ra trong đời sống,người phụ nữ vẫn có thể làm tốt công việc kiếm tiền trang trải cuộc sống và người đàn ông làm tốt công việc chăm sóc gia đình. Theo cuộc khảo sát,90% người phỏng vấn quan niệm thoáng về việc phụ nữ đi làm kinh tế bên ngoài phục vụ nhu cầu cải thiện kinh tế,không gò ép phụ nữ vào các công việc gia đình,tôn trọng phụ nữ và các quyền phụ nữ được hưởng. Bên cạnh việc thừa nhận năng lực làm kinh tế,khả năng chăm sóc gia đình của người đàn ông ,thì biểu hiện của sự biến đổi quan niệm về giới còn được thể hiện ở việc sinh con và nuôi con của các hộ gia đình Theo tìm hiểu của chúng tôi,các gia đình có người đi XKLĐ thường không đặt nặng vấn đề sinh con trai hay con gái.Xu hướng chung thiên về sinh con và nuôi dạy con khỏe mạnh. Nếu như định kiến về giới đã ăn sâu vào suy nghĩ và hành động của người Việt từ xưa đến nay,thì XKLĐ đã chứng tỏ những định kiến đó hoàn toàn có thể xóa bỏ được.   30 Bảng đánh giá chung: Tiêu chí thời điểm Trước thời kỳ XKLĐ Hiện tại-Trong thời kỳ XKLĐ Trụ cột kinh tế Người đàn ông( tuyệt đối người chồng làm trụ cột kinh tế) -Có thể là người vợ( Gia đình có phụ nữ đi XKLĐ ) Nội trợ chính Phụ nữ (Mặc định đó là việc của phụ nữ) Người đàn ông làm nội trợ (Các gia đình có phụ nữ đi XKLĐ) Quan niệm phụ nữ đi lao động bên ngoài Không đồng tình Đồng tình Quan hệ mẹ chồng-Nàng dâu Mâu thuẫn,xung đột gay gắt=>hình thành định kiến Mối quan hệ dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau Việc sinh con một bề,sinh ít con Phải sinh con trai để nối dõi tong đường Sinh con và nuôi dạy con cái khỏe mạnh Việc chăm sóc giáo dục trẻ em gái Con gái không cần học hành nhiều.Lớn thì đi lấy chồng Trẻ em được chăm sóc giáo dục như nhau,tạo mọi điều kiện trong sinh hoạt,học tập Sự bình đẳng giới Không tồn tại Phổ biến tại địa phương   31 2.1.3 Biến đổi nhu cầu văn hóa-giáo dục-giải trí Cũng như các miền quê Việt Nam khác,trước kia Đông Tân là một mảnh đất thuần nông điều kiện kinh tế còn khó khăn,mọi sinh hoạt văn hóa ,tình cảm,giáo dục,giải trí đều gắn với các hoạt động của nền kinh tế nông nghiệp.Phần lớn thời gian của người dân dành cho công viêc đồng áng,nhu cầu dịch vụ văn hóa,giáo dục,giải trí xoay quanh đời sống nông nghiệp,mang đậm văn hóa lúa nước Đến ngày nay,XKLĐ đã làm thay đổi khá nhiều bộ mặt đời sống nông thôn,mặt bằng dân sinh đã được cải thiện,người ta phát sinh những nhu cầu mới. Về lối sống: Về mặt văn hóa tinh thần ,lối sống của người dân Đông Tân thời kỳ này có nhiều thay đổi. Trước XKLĐ Thời kỳ XKLĐ Theo kiểu cộng đồng nông thôn: -Sống tập trung theo xóm thôn, làng -Có các mối quan hệ chặt chẽ với nhau -Lối sống chắt chiu dành dụm Theo kiểu cá nhân, đô thị: -Người dân chú trọng lợi ích kinh tế gia đình, cá nhân -Phân công công việc rõ ràng, thờ ơ trong 1 số việc chung: “Nhà ai nấy ở” -Lối sống nông thôn tương đồng lối sống đô thị: kiểu thực dụng -Ưa hưởng thụ,xuất hiện những thói quen mới như tụ tập café,karaoke.   32 Nhìn vào bảng,chúng ta có thể thấy lối sống của nhân dân xã Đông Tân có rất nhiều thay đổi,sự thay đổi diễn ra nhanh chóng trong thời gian khá ngắn (chưa đầy 20 năm).Phần lớn đi theo xu thế hiện đại hóa gắn với điều kiện kinh tế phát triển.Điều này tạo cơ hội nâng cao đời sống của nhân dân,có tác động tích cực mang đến cuộc sống tiện ích cho nhân dân,nhưng vô hình chung lại đẩy con người ta ra xa cộng đồng,ít có cơ hội chia sẻ tâm tư,tình cảm,các nét văn hóa nông thôn cổ truyền có nguy cơ “đô thị hóa” ,lu mờ giá trị tinh thần tốt đẹp của làng quê Việt Nam. Thay đổi về quan niệm thẩm mỹ: Nếu như quan niệm về vẻ đẹp của phụ nữ nông thôn trước kia là tóc dài,người đậm đà,khỏe mạnh,đảm đương được công việc đồng áng,thì ngày nay các yếu tố này đã thay đổi đi rất nhiều. Với sự hỗ trợ của internet,cùng với điều kiện kinh tế tốt,người ta dễ bắt kịp xu hướng thời trang quốc tế,hình ảnh “thôn nữ” thay bằng hình ảnh của những cô gái có phong cách thời trang hợp thời đại. Phẫu thuật thẩm mỹ cũng không còn là hiện tượng “chỉ có ở Hàn Quốc” nữa,mà tại vùng đất này cũng đã xuất hiện những người áp dụng biện pháp tân trang sắc đẹp. Du nhập nhiều xu hướng thời trang hiên đại như trang điểm, nhuộm tóc,uốn tóc,trang phục với phô diễn vẻ đẹp cơ thể,trang phục với gu thời trang cá tính...... Nhu cầu làm đẹp của phụ nữ ngày càng được chú trọng hơn. Về giải trí: Sự hưởng thụ đời sống của người nông dân có nhiều thay đổi.   33 Trước thời kì XKLĐ Thời kỳ hiện tại -Tính chất giải trí theo mùa và lễ hội . Nó kế thừa của quá khứ , mang hình thức tập thể. Người ta hay tổ chức những ngày hội địa phương -Các lễ hội văn hóa của làng như hội đấu vật, đánh cờ, hát chèo v.v ...vào các dịp lễ, tết tổ chức đình làng -Những bản nhạc, vở kịch truyền thống của dân tộc,văn hóa dân gian : chèo Thái Bình,Giáo cờ giáo quạt- điều múa cổ làng Thượng Liệt –xã Đông Tân được quan tâm nhiều nhất -Các hoạt động giải trí thường theo cộng đồng,nhóm thiên về hoạt động đoàn thể như thanh niên tụ tổ chức đi dạo buổi tối,tổ chức làm trại rằm trung thu - Sinh hoạt văn hóa trong khuôn viên làng quê -Giải trí thường qua báo, đài truyền hình, truyền thanh, internet, -Phạm vi giải trí mở rộng hơn -Nhu cầu và khả năng thực hiện cao hơn -Thay vào đó dòng nhạc hiện đại phong cách -phương Tây, phong cách Mỹ, nghe các loại nhạc Rock, Jazz, Hip hop, uống rượu mạnh, nhảy Disco, -Các hoạt động mang tính cá nhân,các trò chơi vận động mạnh như trượt patin,nhảy hiphop.. -Xu hướng đi du lịch vào những dịp đặc biệt như đầu năm,nghỉ dưỡng mùa hè Về giáo dục: Kinh tế đã không còn là rào cản đối với các hộ gia đình thì việc chăm sóc và tạo mọi điều kiện cho con cái được học hành đầy đủ luôn là điều mà các bậc phụ huynh hướng tới.   34 Các gia đình luôn sẵn sàng chi những khoản tiền lớn đầu tư cho con học tập như xuất hiện những hình thức mới trong việc đầu tư giáo dục cho con cái :thuê gia sư dạy tại nhà,đầu tư cho con cái theo học các trường chuyên từ bậc tiểu học đến bậc THPT,đầu tư cho con cái theo học các chương trình đào tạo năng khiếu như đào tạo thể thao,đào tạo nghệ thuật,du học Nếu như trước kia,việc đồng áng được đặt lên hàng đầu thì bây giờ việc học của con mới là quan trọng. Trước thời kỳ XKLĐ chủ yếu học sinh học đến hết bậc THCS rồi sau đó trở về lao động sản xuất nông nghiệp tại địa phương hoặc đi làm ăn.Việc học chủ yếu dành cho con trai,cho những nhà có đủ điều kiện nuôi con hành. 100% trẻ em được đến trường ở bậc tiểu học,100% bậc trung học cơ sở, 90%bậc trung học phổ thông. Đặc biệt từ năm 2004 đến nay,số lượng sinh viên đỗ vào các trường cao đẳng,đại học không ngừng tăng lên. Đây là một tín hiệu đáng mừng thúc đẩy cho quá trình nâng cao nhận thức,đổi mới tư duy tạo đà cho phát triển kinh tế,tiến tới xây dựng đời sống văn minh tại khu dân cư. Sự du nhập những yếu tố ngoại lai: Những người đi XKLĐ đều có một thời gian sinh sống và làm việc trên một đất nước khác,đồng thời trong thời gian đó người ta cọ sát với văn hóa bản địa,dù là vô tình hay hữu ý thì những nét văn hóa của nơi cư trú cũng ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống văn hóa của người lao đông.Sau đó những người thân của họ cũng chịu tác động theo nguyên lý bắc cầu. 100% người đi XKLĐ khẳng định,họ học được tác phong công nghiệp,làm việc nhanh gọn,không ồn ào,có nề nếp trong lao động.   35 Nếp sống thay đổi theo chiều hướng văn minh hơn: Tiếp thu những nét văn hóa mới,người dân biết cách thể hiện tình cảm của mình thông qua những lời chúc mừng,chia sẻ tình cảm với người ở xa.Ông Bùi Văn Sỹ cho biết: “Bây giờ vào những dịp lễ tết,tôi thường gọi điện hoặc nhắn tin chúc mừng vợ để bù đắp sự thiếu thốn tình cảm giữa hai vợ chồng,đồng thời san sẻ những khó khăn cùng vợ.Ngày trước vợ ở nhà thì không như vậy” Nhà cửa được vệ sinh gọn gàng sạch sẽ,bố trí đồ đạc hợp lý khoa học.100% sử dụng nước giếng khoan,90% có nhà vệ sinh tự hoại. Bên cạnh những người còn những nguyên được nếp sống Việt thì một bộ phận thu nhận những nếp suy nghĩ tư tưởng mới. Hiện tượng sống thử đã không còn xa lạ với người dân Đông Tân.Những cặp đôi tự nguyện chung sống với nhau trước khi hỏi ý kiến của cha mẹ,sau đó nếu cảm thấy sống được với nhau thì kết hôn,không hợp nhau thì chia tay.Đây là một nét thay đổi khá rõ nét,đặc biệt là tại một làng cổ mang đậm dấu ấn của văn hóa nông thôn Việt Nam cổ truyền. 2.1.4 Biến đổi về phong tục,tập quán ,tín ngưỡng Cưới xin là một sinh hoạt văn hóa gắn bó với đời sống mỗi con người, trở thành một hoạt động không thể thiếu trong cộng đồng, đặc biệt là cộng đồng người dân ở nông thôn. Xu hướng cưới xin ngày càng đơn giản gọn gang hơn,đỡ mất thời gian hơn tuy nhiên quy mô tổ chức lại lớn hơn.Đây được coi là dịp để các gia đình phô trương của cải của mình với các món đồ trang sức,vàng bạc,các bữa tiệc xa xỉ.Xu hướng đặt cỗ trọn gói thay cho sự tương trọ,giúp đỡ lần nhau giữa những gia đình liền kề   36 Tổ chức tiệc cưới khách sạn cũng là nét mới trong đời sống văn hóa của người dân Đông Tân.Đồng thời cũng xuất hiện phong tục cưới hỏi mới-đám cưới mang tính chất báo hỷ,vắng mặt cô dâu ,chủ rể.Các đám cưới kiểu hình thức này chủ yếu xuất hiện ở các gia đình có có cặp vợ chồng kết hôn nhưng sống tại nước ngoài,chưa có điều kiện về nước.Hai họ tự sắp xếp tổ chức gặp mặt,thực hiện các thủ tục như đám cưới bình thường. Cũng có trường hợp vợ chồng về sống chung,sau đó có con mới thực hiện đám cưới,do tư tưởng người dân khá thoáng nên những đám cưới hình thức mới này không gặp phải sự phản ứng gay gắt từ phía người dân. Đám cưới đám hỏi cũng có thể thiếu bố mẹ chú rể hoặc bố mẹ cô dâu và được thay thế bởi người khác nếu như người đi XKLĐ không thể thu xếp trở về địa phương. Bên cạnh việc kết hôn được công nhận về mặt pháp lý,có xuất hiện hiện tượng hôn nhân không hôn thú.Tức là việc hình thành gia đình giữa hai người tự nguyện sống với nhau không có giấy đăng ký kết hôn Việc tang ma theo lối cũ,với những hủ tục cũng được loại bỏ.Nhưng xuất hiện những cách thức tổ chức tang ma mới chỉ có khi có sự xuất hiện của XKLĐ đó là hiên tượng khóc người thân qua phương tiện thông tin.Đó là hình thức mà những người lao động lựa chọn thực hiện khi không thể trở về lo cho tang ma người quá cố.Họ gọi điện về và khóc trên điện thoại.Ban tổ chức tang lễ sẽ nối điện thoại với thiết bị trợ giúp âm thanh,để mọi người được nghe thấy tiếng khóc của người xa xứ thể hiện sự tiếc thương người mất.Hiện tượng này xuất hiện ngày càng nhiều,do nhiều lao động sau khi trốn ra ngoài làm ăn,nếu trở về nước sẽ mất cơ hội đi tiếp,họ thực hiện trách nhiệm của mình theo hình thức đó để đảm bảo công việc và theo họ đó là cách để thể hiện tình cảm chấp nhận được.   37 Xuất hiện thêm những hoạt động kỷ niệm ngày phụ nữ như ngày 8- 3,ngày 20/10 với nhiều hoạt động sôi nổi như tổ chức liên hoan xóm,tổ chức các cuộc thi cho chị em trổ tài,trao hoa tặng quà,tri ân phụ nữ.Các chương trình này được tổ chức với quy mô lớn,mang tính chất của một sinh hoạt văn hóa thường niên.Trong ngày này phụ nữ được ưu ái không phải làm việc,lo toan công việc,tất cả mọi việc do người đàn ông thực hiện. Về tín ngưỡng ,tôn giáo: Người Việt đi XKLĐ không chịu nhiều ảnh hưởng tác động của tín ngưỡng tôn giáo từ bên ngoài.Họ giữ nguyên nếp thờ cúng tổ tiên cổ truyền của dân tộc. Về tôn giáo không có tôn giáo ngoại lai nào thâm nhập đời sống người dân nơi đây dù lượng người đi XKLĐ không ngừng tăng.Người dân giữ được những nét văn hóa quê hương. 2.2 Nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi Sự biến đổi văn hóa trong đời sống người dân Đông Tân-Đông Hưng – Thái Bình đang diễn ra từng ngày,từng giờ một cách âm ỉ mà không phải ai cũng có thể nhận thấy được.Nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi rất nhiều nhưng có thể tập trung vào những nguyên nhân sau: Sự xa cách không gian,thời gian: Những người đi XKLĐ thường có hợp đồng lao động ở nước ngoài trong một thời gian khá dài,từ 2 năm trở lên.Trong khoảng thời gian đó,mọi mối liên hệ về tình cảm đều bị yếu tố về không gian chi phối,mọi nỗi buồn vui giữa các thành viên trong gia đình khó có thể chia sẻ được cùng nhau.dần dần sự gắn bó,nhu cầu tâm sự,bày tỏ quan điểm giữa những người trong một gia đình càng trở nên mờ nhạt,ít sự liên kết gắn bó.   38 Những người đi XKLĐ chủ yếu rơi vào độ tuổi từ 25-45 thường có con nhỏ trong độ tuổi từ 1-16 tuổi đây là giai đoạn có sự biến đổi rất lớn về tâm sinh lý,nhưng lại thiếu sự quan tâm của một bên cha/mẹ dẫn đến sự thiếu hụt tình cảm.Con cái ít được tiếp xúc với cha mẹ khiến cho sự đồng cảm sẻ chia giữa những người thân không được đáp ứng trọn vẹn,dẫn đến sự xa lạ ngay chính những người sống trong một gia đình. Sự thay đổi nhận thức: XKLĐ tạo cơ hội cho người lao động được cọ sát với môi trường lao động mới.Trong quá trình lao động,người lao động tiếp thu những nét văn hóa của bản địa làm thay đổi nếp sống nếp suy nghĩ.Nhận thức thay đổi mở đường cho ý thức,ý thức được thể hiện qua hành động. Người lao động đi nước ngoài học tập được tác phong công nghiệp nhanh nhạy,có kỷ luật thay thế cho lối làm ăn mang tính chất nông nghiệp thời vụ.Điều đó làm biến đổi về tác phong,các sống của người lao động.Bộ phận lao động này lại ảnh hưởng đến người thân của họ,tạo nên sự biến đổi văn hóa so với phông nền văn hóa cũ,tạo ra sự biến đổi .Việc tiếp xúc với những nét văn hóa bản địa như cách ăn,mặc,ở,đi ,phong tục tập quán lại khiến cho cách nhận thức các quan niệm khác với khi người lao động còn ở trong nước,dần dần nó được nhân rộng trở thành nếp sống đi vào đời sống văn hóa trong nước. Do tiếp xúc lâu dài với đời sống nước ngoài,sự ảnh hưởng của tư tưởng suy nghĩ bản địa có tác động rất lớn đến tư duy người lao động. Theo phỏng vấn chúng tôi được biết,người lao đông Việt Nam chủ yếu lao động tại các nước tư bản.Lối sống tư bản với những mặt tích cực như tác phong,kỷ luật,bình đẳng giữa người chủ và người làm thuê đã rèn luyện kỹ năng làm việc cho người Việt Nam.   39 Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại nhiều mặt không tương đồng văn hóa mà người Việt không chọn lọc để tiếp thu.Đó là mối quan hệ tình cảm giữa những người trong gia đình. Thường người nước ngoài tập trung vào làm ăn nhiều hơn nên ít có thời gian quan tâm đến người thân trong gia đình.Trong khi đó người Việt Nam lại trọng tình,trọng nghĩa.Nhiều người Việt Nam sau một thời gia đi lao động ở nước ngoài đã trở nên coi thường gia đình,mối liên hệ vợ chồng ,con cái mà chỉ tập trung làm ăn khiến cho tình cảm gia đình rạn vỡ,các mối quan hệ trong gia đình trở nên mờ nhạt. Nhận thức về biến đổi giới được hình thành trên thực tế do người phụ nữ thể hiện được khả năng của mình khi làm ăn kinh tế bên ngoài xã hội,gánh vác kinh tế gia đình không thua kém người đàn ông khiến cho nhận định về vai trò của nam nữ trong xã hội được củng cố Sự phát triển về kinh tế: Sự phát triển kinh tế giúp cho con người đáp ứng được nhu cầu nuôi sống bản thân.Con người vươn lên nhu cầu cao hơn : Nhu cầu hưởng thụ,nhu cầu chăm sóc –giáo dục con cái. Phụ nữ khi không phải lo toan việc nhà,họ có xu hướng chăm sóc bản thân nhiều hơn,nhu cầu làm đẹp cũng ngày càng được quan tâm hơn trước kia. Khi kinh tế đã vững vàng,gia đình nào cũng mong muốn cho con cái được chưm sóc ,học hành đầy đủ,đó là lý do mà các gia đình luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho con cái được học hành đến hết khả năng của mình nhằm tạo dựng cho con cái một tương lai tươi sáng.   40 Trên đây là ba nguyên nhân chính dẫn đến sự biến đổi về văn hóa tại Đông Tân-Đông Hưng-Thái Bình.Do lượng người XKLĐ và các gia đình có người đi XKLĐ chiếm tỷ lệ khá lớn trong địa bàn xã,nên những nét văn hóa mới biến đổi trên địa bàn xã chủ yếu chịu tác động mạnh mẽ của hoạt động XKLĐ mang lại.   41 Chương 3: NHẬN ĐỊNH VÀ MỘT VÀI KIẾN NGHỊ GÍUP CHO VIỆC DUNG HÒA GIỮA HOẠT ĐỘNG XKLĐ VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA TẠI ĐÔNG TÂN-ĐÔNG HƯNG-THÁI BÌNH HIỆN NAY 3.1 Đánh giá tác động của XKLĐ đến văn hóa địa bàn nghiên cứu 3.1.1 Yếu tố tích cực XKLĐ phần nào giúp hình thành nên một lực lượng công nhân có tác phong công nghiệp có kỷ luật,đúng giờ giấc giúp cho quá trình chuyên nghiệp hóa lao động được đảm bảo.Tạo nòng cốt nhân rộng kỹ năng cho người lao động tại địa phương giúp người lao động có việc làm ổn định và chống lãng phí thời gian trong quá trình sản xuất sản phẩm của các doanh nghiệp địa phương cũng như đất nước. XKLĐ tạo nguồn thu nhập giúp xóa đói giảm nghèo,tạo cơ hội cho con cái của các gia đình có điều kiện học tập đầy đủ,được phát triển khả năng qua đó nâng cao mặt bằng nhận thức ,dân trí tại địa phương. XKLĐ giúp cho việc nhìn nhận vị trí vai trò của phụ nữ được cải thiện,nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và quyền con người tạo tiền đề tích cực cho việc xây dựng một xã hội “ Công bằng,dân chủ,văn minh” XKLĐ đã phần nào làm thay đổi những mặt hạn chế trong lối sống của người Việt Nam.Thói xấu bị loại bỏ và tiếp nhận tinh hoa văn hóa nhân loại làm giàu có thêm,đa dạng thêm nền văn hóa quê hương.Cơ hội để thay đổi những mặt hạn chế còn tồn tại trong con người Việt Nam giúp họ phát huy hết những khả năng sẵn có để hoàn thành tốt công việc và tạo ra nguồn thu nhập cho gia đình và xã hội.   42 XKLĐ tạo cho con người cơ hội để tiếp xúc với cuộc sống văn minh,lối sống hiện đại,thay đổi văn hóa ứng xử theo chiều hướng tích cực,trang nhã trong giao thiệp. Tạo cơ hội cho việc thay đổi nhiều quan điểm lạc hậu cổ hủ,tạo chuyển biến cho cách nhìn nhận đánh giá con người. 3.1.2 Yếu tố tiêu cực Bên cạnh những yếu tố tích cực vừa nêu trên,XKLĐ cũng kéo theo nhiều mặt hạn chế. Trong đề tài nghiên cứu: “Tác động của XKLĐ tới cuộc sống gia đình tại tỉnh Thái Bình” được Trung tâm Nghiên cứu phụ nữ tỉnh Thái Bình thực hiện, cho thấy: 73% những gia đình có người đi XKLĐ có chất lượng cuộc sống tốt hơn, 10% các hộ gia đình rơi vào nợ nần, phá sản do bị phá vỡ hợp đồng, thiếu việc làm hoặc người ở nhà (chồng) sử dụng tiền vào cờ bạc, rượu chè. Việc XKLĐ có tác động nhất định đến sự bền vững của gia đình. 87,3% người chồng đã thừa nhận sự thiếu thốn tình cảm, thiếu người chia sẻ khi vợ đi XKLĐ. Một bộ phận gia đình có sự cố nạn rứt quan hệ hôn nhân, có hành vi bạo lực, quan hệ tình dục ngoài hôn nhân, ly thân, thờ ơ lạnh nhạt do ghen tuông, nghi ngờ. Nguyên nhân phổ biến là vì người chồng thiếu trách nhiệm, không chung thủy và cả sự thay đổi quan điểm sống của người vợ sau khi đi XKLĐ về. Người đi XKLĐ chủ yếu nằm trong độ tuổi 28-42. Ở độ tuổi này, gia đình có một con dưới sáu tuổi là phổ biến. Thiếu đi một người, đặc biệt là người mẹ, việc chăm sóc trẻ nhỏ trở thành một thách thức lớn đối với người ở nhà. Phải sống thiếu mẹ trong một thời gian khá dài (ba năm và hơn), những đứa trẻ không tránh khỏi hụt hẫng, khủng hoảng. Ở lứa tuổi đi học, 45% trẻ   43 phải tham gia làm việc gia đình thay người lớn và 10% các gia đình XKLĐ có con cái học hành sa sút. Những đứa con trong các gia đình mẹ xuất ngoại, bố tìm niềm vui riêng, đều không được chăm sóc, dạy dỗ chu đáo, không ít trường hợp đã bỏ học hoặc học hành sa sút. Hình thành tâm lý thờ ơ,coi thường đồng tiền,con cái hư hỏng không nghe lời cha mẹ là hệ quả của sự thiếu quan tâm chăm sóc đời sống văn hóa tinh thần của các hộ gia đình có người đi XKLĐ. Tâm lý vị kỷ,thực dụng,coi thường người nghèo khổ xuất hiện ở một bộ phận người lao động khiến cho tình làng nghĩa xóm bị phai nhạt,gây mâu thuấn,tranh chấp khiến cho đời sống văn hóa nông thôn trở nên căng thẳng. Nguyễn Đắc Duy (16 tuổi) tâm sự: “Nếu mẹ cháu không đi XKLĐ, tôi sẽ không bỏ học. Thời gian đầu vì nhớ mẹ, tôi thấy hụt hẫng, bỏ bê việc học hành. Sau cùng, học kém, tôi không muốn đến lớp nữa!”. Cô Trịnh Thị Mai giáo viên trường THCS Đông Tân cho biết: “Những gia đình có mẹ đi XKLĐ ,nếu bố giáo dục đúng hướng ,con cái trong nhà ngoan ngoãn,học hành giỏi giang,chăm chỉ. Ngược lại nếu không được chăm sóc tận tình,thiếu sự chăm lo của mẹ,bố không quan tâm thì nảy sinh tính coi thường đồng tiền,không hiểu giá trị của lao động. Con trai dễ lao vào điện tử,con gái yêu sớm lại không được chỉ bảo tận tình dễ phải chịu những hậu quả nặng nề. Đặc biệt trong độ tuổi từ 5-16 tuổi có những đứa trẻ không biết mẹ là ai nên không có tình cảm,cha mẹ vì thế mà không thể giáo dục được con cái.Trường học trở thành gánh nặng hậu quả của Đài Loan”.   44 Anh Nguyến Duy Đông22 tuổi đang lao động tại Đài Loan cho biết :” Những lao động trẻ sau khi sang nước ngoài rất ít người giữ được ý thức như ban đầu,nhiều người chưa hết nợ đã sa đọa,tiêu tiền như nước không lo tu chí làm ăn.Xuất khẩu lao động chỉ dành cho những người cầu tiến,còn sang cho biết thì không nên sang.” Một điều đáng bận tâm khác dưới tác động của XKLĐ mang lại đó là lối sống buông thả của những người đi XKLĐ ở nước ngoài cho đến người thân trong nước. Người đi nước ngoài thiếu thốn tình cảm dễ sinh ra ngoại tình,theo đánh giá có khoảng trên dưới 60 % những người lao động đã có gia đình ngoại tình ở nước ngoài. Còn ở địa phương,hệ quả của XKLĐ dễ dàng nhận ra trước mắt.Đó là sự xuất hiện ồ ạt của nhà nghỉ,quán Karaoke,massage xông hơi trên địa bàn xã.Sự quản lý lỏng lẻo không ai có thể dám chắc rằng ở đó không ẩn chứa những tệ nạn xã hội như tệ nạn mại dâm,ma túy. Các tệ nạn đánh nhau,cờ bạc xuất hiện ngày càng nhiều trên địa phương gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh,cũng như lối văn hóa tốt đẹp của vùng quê vốn rất yên bình này. 3.2 Một số kiến nghị nhằm gìn giữ,bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa tại Đông Tân-Đông Hưng-Thái Bình trong giai đoạn hiện nay Với mỗi địa phương thì việc gìn giữ các giá trị văn hóa cổ truyền đồng thời phát triển văn hóa để thích nghi với đời sống xã hội là một nhiệm vụ không thể lơ là.Các giá trị văn hóa cũ tạo nên bản sắc văn hóa đặc trưng của một vùng đất thì các giá trị văn hóa mới được tiếp nhận là cách thức để chúng ta hoàn thiện hơn nền văn hóa địa phương đang có.Để tiếp thu những tinh hoa văn hóa có giá trị,bà trừ những hủ tục làm cho môi trường văn hóa tốt đẹp hơn.   45 Làn sóng XKLĐ đã đem đến cho Đông Tân một diện mạo mới về cơ sở hạ tầng,nâng cao đời sống của nhân dân đồng thời đã và đang làm thay đổi diện mạo văn hóa tại địa phương này.Để văn hóa Đông Tân phát triển bền vững và phát huy được vị trí vai trò của mình cần có những định hướng cụ thể để đáp ứng nhu cầu thời đại đang đặt ra. Chúng ta cần nhìn nhận vấn đề XKLĐ một cách cụ thể.Chúng ta nên lựa chọn đối tượng nào đi XKLĐ là tiềm năng,vừa giảm bớt được sức ép lao động trong nước vừa đảm bảo mặt tích cực của hoạt động XKLĐ.Hạn chế đến mức thấp nhất những hạn chế của XKLĐ gây ra đối với văn hóa như sự nhạt nhòa trong mối quan hệ tình cảm giữa những người thân trong gia đình.Tránh lối sống buông thả và các yếu tố văn hóa tiêu cực tác động vào đời sống địa phương. Đối với người XKLĐ: Tận dụng nguồn lao động có tay nghề,có tác phong lao động đã được đào tạo tại nước ngoài để phục vụ cho quá trình lao động sản xuất trong nước,tránh gây thất thoát nguồn lao động,tận dụng họ làm nhân tố để đổi mới phương thức sản xuất,lao động trong nước. Có những khóa đào tạo kỹ năng giúp cho những người đi XKLĐ và người thân có những cách thức để thích nghi với cuộc sống một cách hiệu quả trong quá trình diễn ra hoạt động XKLĐ. Tăng cường các hoạt động xúc tiến,giới thiệu việc làm,đào tạo nghề phù hợp cho lao động .Giúp họ ổn định việc làm ngay tại địa phương sau khi đi XKLĐ Các tổ chức xã hội cần quan tâm nhiều hơn đến đời sống văn hóa tinh thần của người lao động .Giúp họ nhận định được những mặt tích cực,hạn chế,biết cách chọn lọc những nét văn hóa tốt đẹp để tiếp thu và bài trừ những tệ nạn xấu.   46 Đối với người thân của những người đi XKLĐ: Các hội,ban,ngành địa phương cần quan tâm đến đời sống của những đối tượng này.Giúp đỡ những người ở nhà tránh xa những tệ nạn xã hội,hạn chế những hệ quả xấu của XKLĐ mang lại. Thành lập các câu lạc bộ cho hội viên sinh hoat,chia sẻ những kinh nghiệm nuôi dạy ,chăm sóc con cái giúp cho người thân những người XKLĐ có thể hoàn thành tốt những công việc gia đình một cách hiệu quả. Tạo công ăn việc làm cho lao động tại địa phương để phát triển kinh tế và tránh dư thừa lao động. Nhà trường là nơi trẻ em học tập và rèn luyện nên có những lớp học ngoại khóa dạy bảo kỹ năng sống lối sống bù đắp lại cho học sinh những thiếu hụt về mặt tình cảm mà gia đình không đáp ứng được,qua đó giúp các em phát triển hoàn thiện cả về trí tuệ lẫn kỹ năng sống Bên cạnh việc tiếp thu không quên nhiệm vụ giữ gìn ,bảo tồn các nét văn hóa tiêu biểu của địa phương,không để các yếu tố văn hóa ngoại xâm chiếm,lấn át làm mai một lu mờ văn hóa địa phương.Chúng ta luôn hòa nhập nhưng không hòa tan.Phấn đấu vì mục tiêu “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.   47 KẾT LUẬN Trên đây là những đánh giá nhận định về tình hình Xuất khẩu lao động và biến đổi văn hóa tại Đông Tân-Đông Hưng-Thái Bình. Bên cạnh những yếu tố văn hóa cổ truyền,làn sóng XKLĐ đã thổi vào địa phương này những dấu ấn mới của nền văn hóa nhân loại.Người lao động đã tiếp thu những nét văn hóa nước ngoài áp dụng vào Đông Tân làm thay đổi phần nào bộ mặt của nền văn hóa cổ truyền.Văn hóa xã Đông Tân vì thế mà có thêm những màu sắc mới trong quá trình hội nhập và phát triển. Cơ sở vật chất hạ tầng được đầu tư,bộ mặt nông thôn nhiều đổi khác,lối sống phong cách sống văn minh và hiện đại tạo nên một Đông Tân giàu đẹp và văn minh. Bên cạnh những yếu tố văn hóa tốt đep là văn minh hóa đời sống địa phương thì cũng xuất hiện nhiều hệ quả không thể tránh khỏi của hoạt động XKLĐ tác động đối với nền văn hóa như rạn nứt tình cảm,lối sống buông thả,sự xuất hiện các tệ nạn xã hội....vv. Do đó ngoài việc tiếp nhận văn hóa chúng ta luôn cần có những chọn lọc định hướng phù hợp tránh làm mất đi giá trị cốt yếu của nền văn hóa quê hương.Luôn phải tâm niệm việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc là nhiệm vụ mà mỗi người dân sống trên mảnh đất này phải làm vì sự phát triển của Đông Tân nói riêng và của đất nước Việt Nam nói chung.   48 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Nguyễn Phúc Hưng,Phân tích vai trò giới và ảnh hưởng của nó tới sự đưa ra quyết định 2.Nguyễn Văn Quyết (2003),Nghiên cứu sự biến đổi văn hóa của các cộng đồng nông nghiệp ,nông thôn trong quá trình phát triển các khu công nghiệp,luận án tiến sỹ Văn hóa học,Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam. 3.Nguyễn Thu Thảo,Xuất khẩu lao động sang Trung Đông.khóa luận tốt nghiệp. 4.Ủy ban nhân dân xã Đông Tân,Số liệu thống kê dân số,vị trí địa lý xã Đông Tân-Đông Hưng-Thái Bình. 5.GS-TS Hoàng Vinh: Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng văn hóa ở nước ta.   49 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA HỌC ---------------- nguyÔn thu hiÒn xuÊt khÈu lao ®éng vμ biÕn ®æi v¨n hãa t¹i ®«ng t©n, ®«ng h−ng, th¸i b×nh PHỤ LỤC HÀ NỘI - 2014   50 MỤC LỤC PHỤ LỤC STT TÊN PHỤ LỤC Trang Phụlục 1: Những hình ảnh về tác động của XKLĐ đến văn hóa xã Đông Tân-Đông Hưng-Thái Bình 51 Phụlục 2: Bảng hỏi khảo sát tình hình biến đổi văn hóa dưới tác động của XKLĐ tại Đông Tân-Đông Hưng-Thái Bình 55 Phụlục 3: Một số phiểu phỏng vấn sâu 62   51 PHỤ LỤC 1 : Những hình ảnh về XKLĐ và biến đổi văn hóa xã Đông Tân-Đông Hưng-Thái Bình: Ngôi nhà cô Nguyễn Thị Sinh trước khi cô đi XKLĐ Sau hơn 10 năm đi XKLĐ gia đình đã có cơ ngơi bề thế   52 Thay đổi trong gu thời trang của những người đi XKLĐ Phụ nữ được quan tâm trong những ngày kỷ niệm   53 Gia đình của các hộ XKLĐ có cơ hội nâng cao chất lượng cuộc sống. Khó ai nghĩ rằng họ từng là những nông dân chân lấm tay bùn   54 Việc đàn ông vào bếp là chuyện rất bình thường tại Đông Tân Những năm trở lại đây,XKLĐ đang thu hút giới trẻ tại Đông Tân   55 PHỤ LỤC 2: Bảng khảo sát biến đổi văn xã Đông Tân dưới tác động của XKLĐ: PHIẾU KHẢO SÁT ĐỀ TÀI “XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VÀ BIẾN ĐỔI VĂN HÓA TẠI ĐÔNG TÂN- ĐÔNG HƯNG-THÁI BÌNH” Kính thưa quý vị! Trước khi quý vị thực hiện phiếu khảo sát này,cho phép tôi được gửi lời cảm ơn chân thành đến những người quan tâm và giúp đỡ tôi thực hiện đề tài khoa học “ Xuất khẩu lao động và biến đổi văn hóa tại Đông Tân-Đông Hưng-Thái Bình”. Như chúng ta đã biết,cum từ “Xuất khẩu lao động” (XKLĐ) đã trở nên quen thuộc trong đời sống của người dân Đông Tân. XKLĐ là hướng đi giúp rất nhiều các gia đình vươn lên thoát nghèo,cải thiện kinh tế,nâng cao chất lượng cuộc sống .Nếu như trước kia Đông Tân là vùng đất thuần nông nghèo khó,thì ngày nay quê hương chúng ta đang từng bước chuyển mình trở nên khang trang hơn ,hiện đại hơn,giàu đẹp hơn. Có được điều này là nhờ đóng góp rất to lớn của những người con quê hương đang lao động và làm việc tại nước ngoài. Bên cạnh những giá trị vật chất mà chúng ta nhìn thấy được trực tiếp thì có một hệ quả từ hoạt động XKLĐ đang dần dần làm thay đổi đời sống của vùng đất này, đó là hiện tượng biến đổi văn hóa.Sự thay đổi về cơ cấu lao động, vốn văn hóa du nhập từ nước ngoài, các thay đổi về quan niệm sống theo thời gian.đã làm cho nền văn hóa cổ truyền có những nét khác biệt so với trước đây.   56 Để có cái nhìn cụ thể, khắc họa sinh động sự chuyển biến về văn hóa của Xã Đông Tân,chúng tôi thực hiện đề tài này,mong nhận được sự quan tâm ,giúp đỡ,tư vấn của bà con nhân dân trong xã.Hi vọng với sự nhiệt tình tham gia góp ý bổ xung của quý vị,đề tài “Xuất khẩu lao động và biến đổi văn hóa tại Đông Tân-Đông Hưng-Thái Bình” sẽ thành công mỹ mãn. A. PHẦN THÔNG TIN CÁ NHÂN (Đánh dấu tích ở cột bên cạnh cho một hoặc nhiều phương án quí vị lựa chọn) A1. Giới tính của quí vị: 1. Nam 2. Nữ A2. Năm sinh (tuổi) của quí vị: A3. Nơi cư trú hiện nay của quí vị (ghi rõ thuộc xã, huyện, tỉnh nào?) . ................................................................................................................... A4. Trình độ học vấn cao nhất của quí vị:.. (Không biết chữ = 0, Tiểu học = 1, Trung học cơ sở = 2, Phổ thông trung học = 3, Trung cấp/ cao đẳng hoặc tương đương = 4, đại học trở lên= 5) A5. Nghề nghiệp (nghề dành nhiều thời gian nhất) hiện naycủa quí vị 1. Nông dân 2. Công nhân 3. Cán bộ hưu trí   57 4. Học sinh, sinh viên 5. Dịch vụ và nghề tự do 6. Khác (ghi rõ): A5 Gia đình quý vị có người đi XKLĐ không?.Nếu có xin ghi rõ số người đi XKLĐ : Giới tính Số lượng -Người đi XKLĐ ở gia đình quý vị là đối tượng: a. Đã lập gia đình b. Chưa lập gia đình -Hình thức xuất khẩu lao động của người thân trong gia đình quý vị là : a. Hiệp định chính phủ ký kết giữa hai nước b. Hợp tác lao động và chuyên gia c. Thông qua doanh nghiệp Việt Nam nhận thầu, khoán xây dựng công trình, liên doanh, liên kết chia sản phẩm ở nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài d. Thông qua các doanh nghiệp Việt Nam làm dịch vụ cung ứng lao động (chủ yếu) e. Người lao động trực tiếp ký hợp đồng lao động với cá nhân, tổ chức nướcngoài. B : Khảo sát tình hình thực tế: (Đánh dấu X vào câu trả lời mà Ông/bà cho là đúng nhất)   58 1.Thành viên trong gia đình ông/bà đi XKLĐ ở nước nào,khu vực nào?:(Có thể nhiều lựa chọn) a. Không có người đi XKLĐ b. Đài Loan c. Ma Cao d. Malaysia e. Khác ( kể tên) 2.Mô hình tổ chức hiện tại của gia đình ông/bà : a. Gia đình tam,tứ đại đồng đường (ba,bốn thế hệ cùng chung sống với nhau) b. Gia đình hạt nhân ( bố mẹ-con cái) c. Gia đình không hoàn chỉnh ( không cùng chung sống,một bên nuôi con) d. Khác ( ông bà nuôi cháu,con cái tự chăm sóc nhau) 3. Sự gắn kết của các thành viên trong gia đình chủ yếu bằng hình thức gì ? a. Gặp nhau thường xuyên b. Gặp nhau phụ thuộc vào thời gian ký hợp đồng lao động c. Thông qua các phương tiện thông tin : Điện thoại,Internet,thư từ d. Người nào làm việc của người đó Nếu gia đình quý vị gặp nhau theo thời hạn hợp đồng lao động vui lòng ghi rõ thời gian: 4.Sự ảnh hưởng của cha mẹ đối với con cái: a. Bố có ảnh hưởng đối với con hơn b. Mẹ có ảnh hưởng với con hơn c. Bố mẹ đối với con cái có ảnh hưởng tương đương nhau   59 ( Chọn a hoặc b,nêu rõ lý do): 5. Quan niện mẹ chồng-nàng dâu trong gia đình ông/bà : a. Vẫn còn khắt khe b. Hòa hợp c. Có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực. d. Có sự thay đổi theo chiều hướng tiêu cực. 6. Quan niệm về việc phụ nữ kiếm sống ngoài xã hội: a. Đồng tình b. Không đồng tình c. Khác (Nêu lý do) 7. Quan niệm về sinh ít con,nuôi con một bề: a. Đồng tình b. Không đồng tình 8. Trong gia đình ai là người làm trụ cột kinh tế : a. Người đàn ông b. Người phụ nữ c. Cả hai 9. Gia đình ông/bà có tổ chức các kỷ niệm tôn vinh phụ nữ không?:   60 a. Không b. Có (kể tên ) Kể tên các ngày kỷ niệm của gia đình giành cho phụ nữ: 10. Gia đình ông/bà có tổ chức các hoạt động du lịch ( nghỉ mát,tham quan thắng cảnh,du lịch tâm linh) không? a. Có b. Không 11. Các gia đình có xu hướng tạo mọi điều kiện cho con cái học hành đầy đủ.Ý kiến của quý vị: a. Có b. Không 12. Tinh thần đoàn kêt cộng đồng ( thể hiện trong tang ma,cưới xin,hoạt động hội hè ) hiện nay: a. Giảm xuống b. Tăng lên c. Không có sự biến đổi nhiều (Ví dụ giải thích cho lựa chọn của mình) 13. Ông/bà có chịu tác động của yếu tố văn hóa nước ngoài không?   61 a. Có( Liệt kê yếu tố ông/bà chịu ảnh hưởng) b. Không 14. Theo quan sát của ông/ bà địa phương có du nhập thêm tôn giáo mới nào không? a. Có (Liệt kê). b. Không 15. Có những tác động xấu của hoạt động XKLĐ vào đời sống đị phương không? a. Có ( liệt kê) b. Không Cảm ơn quý vị đã giúp đỡ chúng tôi trong việc thực hiện đề tài này!   62 PHỤ LỤC 3: MỘT SỐ PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU VỀ VẤN ĐỀ ĐI XKLĐ Người trả lời phỏng vấn: Trịnh Thị Mai Tuổi : 46 Nghề nghiệp: Giáo Viên Gia đình có người đi nước ngoài mà phụ nữ chiếm số đông tại Đông Tân-Đông Hưng-Thái Bình Bố ở nhà nếu gia đình phát triển đúng hướng ,con cái hiểu được sự hi sinh của mẹ sẽ phấn đấu chăm chỉ chịu kos học hành. Nhưng đại đa số hư hỏng do bố cặp bồ,cờ bạc ít quan tâm đến con cái khiến con cái không được quan tâm về mặt tinh thần ,chỉ được chu cấp tiền bạc sinh ra tâm lý coi thường đồng tiền ,sức lao động của người mẹ đang làm việc tại nước ngoài. Có những trường hợp người mẹ đi quá sớm,từ khi con 5 tuổi đến khi 16 không được tiếp xúc với mẹ không có tình cảm với nhau. Trường học là nơi gánh những hậu quả trực quan của hệ lụy XKLĐ.   63 Phiếu 2 Nguyễn Duy Đông Tuổi 22 Nghề nghiệp : Công nhân đang thực hiện hợp đồng lao động tại Đài Loan XKLĐ không mới nhưng được giới trẻ quan tâm nhất là từ ba đến bốn năm trở lại đây.Nguyên nhân do tình hình kinh tế trong nước khó khăn nên giải pháp đi XKLĐ là một phương án không tồi,nhưng không ít rủi ro,XKLĐ như con dao hai lưỡi khả năng thành công và thất bại là 50:50. Muốn làm ăn ở một nước nào đó thì phải đón một khoản tiền lớn (100 triệu trở lên) gọi là môi giới .Nhưng không phải ai cũng tìm được công việc tốt ,nếu tìm được công việc tốt thì sẽ đem lại thu nhập cao,nếu không người lao động sẽ trở nên trắng tay cộng thêm 100 triệu đồng đó.XKLĐ giống như việc đánh bạc,mang tính chất hên xui .Lợi lích là cơ hội thay đổi cuộc sống giúp gia đình thoát nghèo. Thay đổi tính cách: Nhiều người sang Đài Loan đánh mất mình từ lúc nào không biết.Các bạn cần nhớ đi XKLĐ để làm gì.?Không phải nhiều gia đình còn nghèo khó,kinh tế chưa có sao?.Sang bên này để kiếm tiền trả nợ vậy mà nhiều người sau khi hết nợ vốn đi là đã ăn chơi,tiêu tiền như nước.Nhiều người chưa hết nợ đã sa đọa vì vậy XKLĐ dành cho những người có chí cầu tiến còn ai muốn đi cho biết thì không nên đi. Phong cách sống của giới tư bản rất hay,mình rất thích thú và học được rất nhiều.Họ sống và làm việc không cần ồn ào,rất thực dụng,nhanh gọn,tiết kiệm là những từ nói lên cách học làm việc: Giàu không hoang phí,giàu cần tiết kiệm.   64 Phiếu 3 Cô Nguyễn Thị Sinh Tuổi 50 Nghề nghiệp: Giúp việc Đài Loan Thời gian 10 năm,hiện tại đang sinh sống tại Đài Loan: Vấn đề XKLĐ nước ngoài có nhiều cái hay,cái dở. Làm việc kiếm tiền xóa đói giảm nghèo,xây dựng quê hương giàu đẹp.Công việc chính là làm việc,kiếm tiền,lo cho gia đình,cảm nhận được cuộc sống văn hóa ,tinh thần ,người dân nơi đây họ sống công bằng,song phẳng.Tôi kính nể họ vì họ rất kính nể họ vì họ rất tôn trọng mọi người kể cả những người làm công việc tầm thường ,những người ở dưới đáy xã hội như tôi.Người Đài Loan sống lịch sự có trách nhiệm,tinh thần tự giác cao. Người phụ nữ đi khỏi nhà,chỗ dựa tinh thần bị lung lay,người đàn ông không khéo sẽ không làm gia đình phát triển được. Cảm ơn các các cấp chính quyền,cảm ơn Đảng ,cảm ơn chính phủ đã tạo điều kiện cho tôi đi XKLĐ kiếm tiền thay đổi cuộc sống.   65 Người trả lời phỏng vấn: Bùi Văn Sỹ Tuổi: 52 Quê quán: Đông Hưng- Thái Bình Trong thời gian đầu khi vợ mới đi xuất khẩu lao động thì thấy nhớ nhung diết, nhưng sau một thời gian thì thấy quen và thấy bình thường. Nhu cầu về tình cảm không được giải quyết, nên dẫn đến hiện tượng cần có người thay vợ giả quyết nhu cầu đó. Nhưng mọi việc đều có giới hạn, khi mình làm một việc gì đấy thì mình vẫn phải nghĩ đến vợ mình đang vất vả vì mình tại nơi đất khách quê người. Không được để vợ mất niềm tin ở mình, để vợ yên tâm làm ăn. Tình cảm vợ chồng, con cái xa cách lâu ngày dễ nhạt phai. Các vấn đề về nuôi dạy con cái đặt lên vai người chồng. Những công việc của phụ nữ như: đi chợ, đồng áng, nuôi dạy con cái,đều do người chồng gánh vác. Cũng vì nghèo nên mới phải để vợ đi XKLĐ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnguyen_thu_hien_tom_tat_1304_2066040.pdf
Luận văn liên quan