Tập hợp các bài viết phân tích về vấn đề môi trường, xung đột môi trường làng nghề Việt Nam hiện nay.
I. Đặt vấn đề
Chủ đề môi trường trong các làng nghề đã được bàn khá nhiều ở nước ta, trong đó, nội dung được bàn nhiều nhất là những nguyên nhân công nghệ của ô nhiễm, nhận thức của con người dẫn tới ô nhiễm. Tuy nhiên, có một nội dung hầu như còn chưa được bàn đến, đó là những nguyên nhân về quan hệ xã hội dẫn đến ô nhiễm, là một nội dung nghiên cứu của một lĩnh vực rất mới mẻ: Xã hội học môi trường. Trong bài này chúng tôi xin đề xuất một vài khía cạnh của xã hội học môi trường để các bạn đồng nghiệp và các cơ quan thanh tra môi trường tham khảo trong khi xem xét những nội dung quản lý môi trường trong các làng nghề. Xã hội học môi trường giải thích nguyên nhân ô nhiễm môi trường từ phía con người: Nhóm người này tận dụng ưu thế không gian, ưu thế quyền lực để gây ô nhiễm cho nhóm người kia. Từ đó dẫn đến những bất bình đẳng môi trường, tranh chấp môi trường và xung đột môi trường. Xung đột môi trường có thể xuất hiện giữa các hộ dân cư với nhau, song cũng có thể xuất hiện giữa các địa phương, giữa các ngành, thậm chí giữa các quốc gia, không loại trừ trường hợp dẫn đến xung đột vũ trang, đe doạ đến an ninh quốc gia. Không phải vô cớ mà ngày nay đã xuất hiện khái niệm "an ninh môi trường", và thậm chí được đặt vào phạm trù an ninh quốc gia. Khiếu kiện môi trường chính là những bộc lộ bên ngoài của xung đột môi trường. "Xung đột môi trường" là một khái niệm của xã hội học môi trường, là một hướng tiếp cận rất mới trong nghiên cứu môi trường ở nước ta. Xung đột môi trường luôn có thể xảy ra giữa xí nghiệp hoặc bệnh viện với cộng đồng dân cư hoặc trong nội bộ cộng đồng dân cư trong các làng nghề. Các cơ quan thanh tra môi trường biết rất rõ, xử lý xung đột môi trường giữa xí nghiệp với cộng đồng dân cư là một công việc rất khó, song xử lý xung đột môi trường trong nội bộ cộng đồng dân cư trong các làng nghề còn khó khăn hơn nhiều. Bởi vì, xung đột giữa xí nghiệp với cộng đồng dân cư là dạng xung đột giữa hai đương sự đối chọi trực tiếp về quyền lợi, còn xung đột trong nội bộ dân cư trong các làng nghề thì không có "chiến tuyến" rõ ràng, bởi vì, người bị hại môi trường với người gây hại có khi lại là một, hoặc người bị hại lại bị ràng buộc bởi những quan hệ kinh tế hoặc quan hệ huyết thống với người gây hại. Vì vậy, xung đột luôn tiềm ẩn và sẽ bộc lộ một cách rất mạnh mẽ trong một số tình huống đột biến nào đó.
Xử lý xung đột môi trường trong làng nghề là một nội dung bao trùm trong các biện pháp quản lý môi trường. Vì vậy, nghiên cứu xung đột môi trường trong các làng nghề có một ý nghĩa thiết thực trong khi xem xét các giải pháp quản lý môi trường
v.v .
32 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5077 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xung đột môi trường làng nghề ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khoa học tự nhiên. Họ nhận ra sự ô nhiễm từ thuốc trừ sâu, phân hoá học và chất thải công nghiệp; họ nhận ra sự cạn kiệt tài nguyên và suy thoái môi trường. Tuy nhiên, cuối cùng sự cảnh báo của các nhà khoa học tự nhiên đã làm rung chuyển lương tri của toàn xã hội. Cộng đồng người trên hành tinh nhận ra, mọi nguyên nhân dù từ công nghiệp hay công nghệ, cuối cùng đều xuất phát từ tham vọng của con người trong cái công cuộc mà con người vẫn tự hào gọi là "chinh phục", "chế ngự", "làm bá chủ" và "cải tạo" thiên nhiên. Chính vì vậy, mà chủ đề môi trường đã nhanh chóng đóng vai trò trung tâm không chỉ tại các diễn đàn của khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, mà ngày càng trở nên một chủ đề quan trọng trong các diễn đàn về văn hoá, xã hội và đạo đức.
Những nghiên cứu khoa học xã hội về môi trường tập trung trên nhiều khía cạnh, chẳng hạn, những hành vi bạo hành của con người đối với môi trường trong việc gây ô nhiễm và tàn phá môi trường; sự tước đoạt lợi thế môi trường giữa nhóm người này trước nhóm người khác; vai trò của chính quyền và các tổ chức xã hội trong việc giải quyết mối quan hệ xung đột giữa nhóm người xâm hại môi trường và nhóm người bị ảnh hưởng v.v..., trong đó nổi lên một hướng quan tâm rất cần thiết đối với công tác quản lý: Đó là giải quyết xung đột môi trường.
Xã hội học quan niệm xung đột môi trường là một dạng xung đột xã hội liên quan đến sự tranh chấp môi trường giữa các nhóm xã hội - đây là cách nói khái quát dùng chỉ cả hai nhóm: Nhóm gây hại môi trường với nhóm bị hại môi trường, ví dụ, xí nghiệp hoặc bệnh viện với cộng đồng dân cư hoặc giữa những hộ sản xuất với cộng đồng dân cư trong các làng nghề.
Xã hội học nhận định nguyên nhân sâu xa về sự phá hoại môi trường bắt nguồn từ việc tranh giành lợi thế trong khai thác và sử dụng các nguồn lực tự nhiên, khoét sâu bất bình đẳng xã hội, đối chọi lợi ích giữa các nhóm xã hội, và cuối cùng là xung đột xã hội giữa các nhóm. Xung đột môi trường có thể xuất hiện do sự khác biệt quan niệm và nhận thức trong cách xử sự với môi trường, song cũng có thể do bất bình đẳng xã hội trong sử dụng tài nguyên và sự hưởng thụ các lợi thế môi trường.
Căn cứ nguyên nhân xung đột, trong nghiên cứu môi trường người ta phân biệt những dạng xung đột sau:
1) Xung đột nhận thức. Là dạng xung đột có căn nguyên từ sự hiểu biết khác biệt nhau trong hành động của các nhóm, dẫn tới phá hoại môi trường.
2) Xung đột mục tiêu. Trong hoạt động của các nhóm dẫn đến xung đột: Người trồng rau phun thuốc sâu dẫn đến xung đột mục tiêu bảo vệ sức khoẻ của người tiêu dùng.
3) Xung đột lợi ích. Xuất hiện khi các nhóm tranh giành lợi thế sử dụng tài nguyên: Cơ sở sản xuất xả chất thải hoá học vào ruộng lợi ích của nông dân.
4) Xung đột quyền lực. Nhóm có quyền lực mạnh hơn, lấn át nhóm khác, chiếm dụng lợi thế của nhóm khác, dẫn đến ô nhiễm môi trường.
Trên thực tế, mỗi sự kiện xung đột môi trường có thể chỉ bắt nguồn từ một hoặc một số loại xung đột, song cuối cùng cái đọng lại lớn nhất là xung đột lợi ích: Vì lợi ích vị kỷ của một nhóm, môi trường bị huỷ hoại.
Xung đột có thể chỉ dừng lại ở sự dị biệt quan điểm, song cũng có thể xuất hiện những tranh chấp lợi ích kinh tế. Cơ sở để giải quyết xung đột là phải tìm các giải pháp điều hoà quyền lợi trên cơ sở tôn trọng các chuẩn mực môi trường, bao gồm chuẩn mực kỹ thuật và chuẩn mực đạo đức. Trong những trường hợp không thể tìm kiếm được những giải pháp thoả hiệp để chia sẻ lợi ích, thì phải dùng đến những biện pháp điều chỉnh bằng pháp luật.
Xung đột có thể xuất hiện trong nội bộ cộng đồng dân cư, song cũng có thể xuất hiện xung đột giữa cơ quan quản lý môi trường với dân cư hoặc giữa cơ quan quản lý môi trường với các cơ quan khác. Tuy nhiên, xã hội học không chỉ dừng lại trong việc nghiên cứu xung đột xã hội, mà còn nghiên cứu biện pháp điều hoà lợi ích giữa các nhóm trên cơ sở tôn trọng các cam kết và kiểm soát xã hội về chuẩn mực môi trường. Cuối cùng tất yếu phải đi đến những giải pháp điều hoà xung đột, là cốt lõi của các giải pháp quản lý xung đột môi trường.
III. Giải quyết xung đột môi trường trong làng nghề
Bản chất xã hội của việc bảo vệ môi trường (BVMT) chính là sự điều hoà quyền lợi giữa các nhóm xã hội. Vấn đề không chỉ là nhận thức của các nhóm. Về lý thuyết, tất cả các nhóm đều hiểu tác hại của những giải pháp công nghệ nào đó, nhưng vì lợi ích riêng của họ, họ sẵn sàng xâm hại hoặc tước đoạt lợi ích của cộng đồng trong việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên.
Về cơ bản có 5 khả năng để các đối tác có thể lựa chọn trong khi tìm biện pháp xử lý xung đột môi trường: Đối đầu, đối thoại, nhượng bộ, tránh né và thoả hiệp, trong đó "đối thoại" là khả năng được đánh giá cao nhất, hướng vào việc chia sẻ quyền lợi dựa trên nguyên tắc "hai bên cùng có lợi", tiếng Anh gọi là nguyên tắc "win-win". Tuy nhiên, tuỳ mỗi tình huống cụ thể mà các nhà quản lý môi trường và các đương sự lựa chọn một giải pháp thích hợp trong 5 khả năng đã nêu trên. Bất kể tình huống nào, mọi đàm phán và thoả thuận đều cần phải căn cứ trên chuẩn mực giá trị chung về BVMT và phát triển bền vững. Đây là cơ sở cho các đối thoại, thương lượng, điều hoà và phân chia lợi ích nhằm chống lại những hành vi phá hoại môi trường.
Nhận thức tầm quan trọng của những nghiên cứu xung đột môi trường, chúng tôi đã tiến hành một số nghiên cứu về xung đột môi trường tại một vài làng nghề, bệnh viện và cơ sở công nghiệp lân cận Hà Nội. Kết quả điều tra cho thấy, trong các làng nghề, chẳng hạn chế biến thực phẩm, sản xuất đồ gốm, gạch ngói, v.v..., bản thân mỗi thành viên trong làng rất có thể vừa đóng vai trò người làm hại môi trường, đồng thời lại đóng vai trò người bị hại. Xung đột trong trường hợp này là tiềm ẩn, không dễ bộc lộ. Ngoài những hình thức và mức độ xung đột nêu trên đây, còn một loại xung đột khác: Xung đột giữa các cơ quan quản lý khi vận dụng các công cụ chính sách và pháp luật để điều chỉnh các hành vi lệch chuẩn môi trường và xử lý các xung đột môi trường.
BVMT sống là một thông điệp khẩn thiết của thời đại. Con người ngày càng nhận thức được hậu quả của cuộc chạy đua ráo riết trên con đường tàn phá môi trường. Trên con đường phát triển từ những giải pháp vô ý thức đến một chiến lược tự ý thức, càng ngày xã hội học môi trường càng có vai trò quan trọng, vì đó là lĩnh vực nghiên cứu về mối quan hệ giữa con người với môi trường, cũng như mối quan hệ giữa con người với nhau liên quan đến sự chia sẻ lợi ích môi trường. Nó đã nhanh chóng trở nên một lĩnh vực nghiên cứu cần thiết cho việc chuẩn bị quyết định chính sách và pháp luật môi trường. Xã hội học môi trường tập trung vào một số hướng nghiên cứu như:
* Xung đột xã hội và sự thoả hiệp giữa các nhóm trong những nỗ lực tập thể để BVMT.
* Bản chất các xung đột xã hội liên quan môi trường: Sự tìm kiếm lợi thế và sự giành giật các lợi thế về sử dụng các nguồn lực tự nhiên.
* Sự hình thành các giá trị, chuẩn mực về môi trường và các hành vi lệch chuẩn liên quan đến mối quan hệ của con người trong môi trường.
* Phong trào xã hội và sự tham gia của các tổ chức xã hội về BVMT.
* Vai trò của các cơ quan quản lý cấp cao trong việc ra các quyết định chính sách; vai trò của chính quyền và các tổ chức xã hội trong vai trò xúc tác trong các thảo luận và tạo môi trường thoả hiệp nhằm BVMT.
IV. Kết luận
1. Thực tế giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện về môi trường cho thấy, xử lý xung đột môi trường chính là nội dung cơ bản của công việc quản lý môi trường trong làng nghề. Nó cần được đặt ra trên mấy cấp độ:
* Không để xung đột xảy ra. Trường hợp lý tưởng nhất là các hộ sản xuất phải hy sinh một phần lợi ích kinh tế, đầu tư xử lý các chất độc hại trước khi chất thải được xả ra những nơi có thể xâm phạm lợi ích của cộng đồng dân cư.
* Xử lý xung đột trên nguyên tắc đối thoại, thỏa hiệp, chia sẻ lợi ích môi trường giữa các hộ sản xuất với cộng đồng dân cư.
2. Tuy nhiên, mọi giải pháp thoả hiệp và chia sẻ lợi ích đều phải tôn trọng các chuẩn mực môi trường, bao gồm cả chuẩn mực kỹ thuật môi trường và các chuẩn mực đạo đức môi trường.
MÔI TRƯỜNG SINH THÁI VẤN ĐỀ CỦA MỌI NGƯỜI
NGUYỄN MINH HẰNG *
Nhân loại sắp sửa giã từ năm cuối cùng của thiên niên kỷ thứ hai để bước vào thiên niên kỷ mới. Một thiên niên kỷ sẽ chứng kiến nhiều biến động dữ dội, mang tính chất toàn cầu mà các điều kiện và tiền đề đã được chuẩn bị từ những năm cuối của thiên niên kỷ trước đó. Đó là những biến đổi trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học, môi trường sống .. Những biến đổi này vừa tạo ra những cơ hội thuận lợi nhưng cũng vừa đặt ra những thách thức to lớn về nhiều mặt cho tất cả các nước.
Trong phạm vi bài này, tôi chỉ nói đến một thách thức to lớn – đó là khủng sinh thái trên phạm vi toàn cầu.Môi trường sinh thái là một mạng lưới chỉnh thể có mối liên quan chặt chẽ với nhau giữa đất, nước, không khí và các cơ thể sống trong phạm vi toàn cầu. Sự tương tác hoà đồng giữa các hệ thống của thiên nhiên tạo ra môi trường tương đối ổn định. Sự rối loạn bất ổn định ở một khâu nào đó trong hệ thống sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Con người và xã hội xuất thân từ tự nhiên, là một bộ phận của thiên nhiên. Hoạt động của con người và xã hội được xem là một khâu, một yếu tố trong hệ thống. Thông qua quá trình lao động, con người khai thác bảo vệ bồi đắp cho thiên nhiên. Cũng qua quá trình đó con người xã hội dần dần có sự đối lập với tự nhiên. Do tiếng gọi của những lợi ích nhất thời nào đó, cũng có thể là do sự hoạch định thiển cận về mặt chiến lược, trong không ít nền kinh tế đã nảy sinh tình trạng vô tình hoặc cố ý không tính đến tương lai của chính mình. Người ta khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách tối đa, vay mượn cả tài nguyên của các thế hệ tương lai, bất chấp quy luật tự nhiên và đạo lý xã hội, gạt sang một bên những bài toán về môi sinh và những lợi ích chính đáng của thế hệ sau. -Đầu tư nhằm vào những lĩnh vực sinh lợi nhanh được kêu gọi một cách ồ ạt, đẩy trách nhiệm trả nợ cho thế hệ kế tiếp. Lợi ích trước mắt được quan tâm quá mức, gây nên tình trạng phát triển thiếu cân đối hoặc phát triển theo kiểu “bong bóng xà phòng”. Vô tình hay hữu ý, con người càng phá huỷ môi trường sống của chính mình một cách nghiêm trọng.
Sự suy thoái về môi trường sinh thái toàn cầu hiện nay được thể hiện rõ nét trong những vấn đề sau:
Trước hết là sự suy thoái tầng ozon. Tầng ozon là lớp khí (O3) rất dày bao bọc lấy trái đất và có tác dụng như là một cái đệm bảo vệ trái đất khỏi những tia cực tím của mặt trời chiếu xuống trái đất. Có thể nói nếu không có tầng ozon thì sự sống trên trái đất không tồn tại (tầng ozon đã hấp thụ 99% lượng bức xạ tia cực tím của mặt trời chiếu xuống trái đất). Tầng ozon bị suy thoái sẽ tác động mạnh đến mọi sinh vật trên trái, làm tăng thêm các bệnh tật, làm giảm khả năng miễn dịch của con người. Cuối năm 1985 các nhà khoa học Anh đã phát hiện lổ thủng tầng ozon ở Nam Cực, đến năm 1988 người ta lại phát hiện ra lổ thủng ozon ở Bắc Cực… Nguyên nhân gây ra sự suy thoái tầng ozon là do các hợp chất cacbon có chứa flo hoặc brôm. Ước tính hàng năm có khoảng 788.000 tấn CFH3 (Clo-ro Cac-bon) thải vào môi trường, chất này được sử dụng rộng rãi trong công nghệ đông lạnh và chất dung môi. Vấn đề suy giảm tầng ozon đã và đang đụng chạm đến một trong những vấn đề nhức nhối và bức xúc nhất của nhân loại - vấn đề bệnh tật trong điều kiện xã hội phát triển. Chẳng hạn ung thư vẫn đang được thế giới coi là bệnh nan y. Sư suy thoái tầng ozon đã làm cho nhiều quốc gia thức tỉnh và lo ngại. Đầu năm 1987, 27 nước đã ký công ước Viên về việc bảo vệ tầng ozon. Những nước công nghiệp phát triển nhất đã cam kết giảm dần và tiến đến chấm dứt việc sử dụng, sản xuất và thải bỏ các chất gây tác hại cho tầng ozon vào năm 2000. Đó thực sự là một quyết định thông minh và nhân đạo. Song cho đến nay sự giảm độ dày của tầng ozon vẫn là vấn đề quan tâm và lo lắng của nhân loại. Hậu quả tiêu cực của hiện tại vẫn chưa thể chấm dứt ngay được.
Thứ hai là hiện tượng “hiệu ứng nhà kính”. Trái đất và khí quyển được xem như là một nhà kính khổng lồ, trong đó trái đất có nguy cơ bị đốt nóng lên. Nhiệt độ của trái đất tăng lên được gọi là hiện tượng “hiệu ứng nhà kính”. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sử dụng nhiều các nguyên liệu hoá thạch, do sự giảm sút diện tích rừng xanh …, lượng khí thải độc CO2, CH4, CFC3.. vào thiên nhiên ngày càng nhiều.
Trong thế kỷ này, nhiệt độ của trái đất tăng lên từ 0,30C đến 0,70C so với thế kỷ trước. Các nhà khoa học dự đoán rằng đến năm 2030 nếu lượng khí CO2 tăng lên hai lần thì nhiệt độ tăng từ 1,50C đến 4,50C. Khi nồng độ khí CO2 trong khí quyển tăng lên, một phần nhiệt độ của trái đất bốc lên gặp khí CO2 sẽ phản chiếu trở lại đốt nóng trái đất. Nhiệt độ của trái đất tăng lên sẽ làm tan khối lượng khổng lồ ở hai cực và làm cho mực nước biển dâng lên. Mực nước biển dâng lên là nguy cơ đe doạ rất nhiều quốc gia và đời sống của hàng triệu dân trên thế giới.
Hiện tượng “hiệu ứng nhà kính” gắn liền với một hiện tượng ô nhiễm môi trường khác không kém phần nguy hiểm đó là mưa axít. Trong các chất khí thải vào khí quyển, đặc biệt có SO2 và NO2 theo hơi nước bốc lên cao, chúng bị oxy hoá và thuỷ phân tạo thành axít, gặp lạnh mưa xuống đất. Mưa axít có tác hại rất lớn đến các thế hệ sinh thái nông nghiệp, làm giảm năng suất mùa màng, có nơi còn bị mất trắng, làm giảm chất lượng cây trồng và vật nuôi, phá hoại nặng nề các cánh rừng ôn đới phía Bắc bán cầu. Mưa axít còn làm ô nhiễm các đường ống nứoc uống và nước sinh hoạt của con người và sinh vật, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và tính mạng của con người.
Ngoài ra sự suy thoái môi trường còn thể hiện ở sự ô nhiễm nguồn nước sạch. Tổng lượng nước trên toàn cầu là 1.360 triệu km3, trong đó lượng nước ngọt chỉ chiếm trên dưới 3% và con người chỉ sử dụng được khoảng 1% để phục vụ nhu cầu của xã hội. Thế nhưng 1% đó đang bị ô nhiễm bởi các chất thải trong sinh hoạt, trong sản xuất… Như các hoá chất dùng trong công nghiệp, thuốc trừ sâu, phân bón hoá học dùng trong nông nghiệp…
Trong bản thông điệp của UNEP nhân ngày Thế giới về nước – ngày 22-3-1996 nhấn mạnh: ô nhiễm nước là một vấn đề nan giải và rộng khắp. Làm cho nước bị ô nhiễm trở nên sạch là một nhu cầu cấp bách và thiết thực, là trách nhiệm của mọi người, mọi chế độ xã hội.
Nguyên nhân chính dẫn đến một loạt sự suy thoái môi trường sinh thái trên, trước hết phải kể đến sự phát triển của công nghiệp ồ ạt, đặc biệt là các ngành công nghiệp gây ô nhiễm. Mỗi năm hoạt động sản xuất thải vào không khí 150 triệu tấn khí SO2, 200 triệu tấn CO2, 350.000 tấn CFC3… (Theo Phạm Thành Dung – Môi trường sinh thái, Tạp chí giáo dục lý luận số 3-99). Những chất mà những yếu tố khác trong hệ thống, trong chỉnh thể môi trường sinh thái không thể hấp thụ được, nên đã gây tác hại đến tầng ozon, đến nguồn nước sạch…
Nguyên nhân thứ hai là tệ nạn phá rừng ngày càng nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu. Có thể nói rừng là nước cho đời sống của thực vật và cho sản xuất của xã hội, là không khí trong lành, rừng là năng suất mùa màng… Rừng đóng vai trò quan trọng như thế, nhưng hiện nạy rừng trên thé giới đang kêu cứu, cứ mỗi phút trôi qua có tới 21,5 ha rừng nhiệt đới bị phá huỷ. Sự mất mát quá lớn của rừng tất yếu dẫn đến nghèo kiệt của đất đai và sự biến mất dần những sinh vật quý hiếm, sự tăng hàm lượng CO2 trong khí quyển - một trong những chất khí quan trọng nhất gây nên “hiệu ứng nhà kính”, làm tăng nhiệt độ trung bình của trái đất…
Một nguyên nhân nữa là do sự mất cân bằng tài nguyên và dân số. Dân số tăng nhanh đòi hỏi phải khai thác các tài nguyên tự do nhiều hơn nhịp điệu cao hơn, chất thải các loại tăng nhanh hơn dẫn tới phá vỡ cân bằng, vắt kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường.
Tình trạng chạy đua vũ trang, sản xuất các loại vũ khí hạt nhân, vũ khí hoá học cũng là nguyên nhân vừa gây ô nhiễm môi trường, vừa tạo khả năng huỷ diệt thiên nhiên thông qua chiến tranh xung đột.
Đối với Việt Nam, tuy là một nước nông nghiệp, hơn nữa sự phát triển của xã hộI ta hiện nay vẫn chưa vượt ra khỏi trình độ của nền văn minh công nghiệp, thế nhưng điều đó không có nghĩa là không có hiểm hoạ sinh thái đe doạ.
Ở các nước phát triển, hiểm hoạ sinh thái là do sự phát triển của kỹ thuật công nghệ, do sự phát triển tự phát của nền văn minh công nghiệp, thì ở Việt Nam, hiểm hoạ sinh thái là do sự kết hợp giữa phát triển và lạc hậu, do ảnh hưởng còn nặng nề của nếp suy nghĩ, nếp làm của người sản xuất nhỏ và lối sống công nghiệp còn chưa ổn định, chưa hoàn thiện.
Thiên nhiên nước ta trước đây bị phá hoại bởi những cuộc chiến tranh kéo dài, còn bây giờ bị phá hoại bởi những hoạt động vô ý thức, bởi thái độ tuỳ tiện vô trách nhiệm, thiếu kế hoạch trong việc khai thác và sử dụng các nguồn thiên nhiên. Trước năm 1945, ở nước ta, rừng bao phủ 43,8% diện tích che phủ còn 28% (tức là dưới mức báo động 30%). Diện tích đất trồng đồi trọc đang bị xói mòn mạnh, lên khoảng 13,4 triệu ha. Nguyên nhân chính là do du canh du cư, lấy gỗ, củi, mở mang giao thông, xây dựng thuỷ điện..
Ô nhiễm môi trường cũng đang là vấn đề nan giải, chất thải công nghiệp, sinh hoạt, chất độc hại của quá trình sản xuất không được xử lý nghiêm túc mà đưa trực tiếp vào môi trường, gây bệnh tật và ô nhiễm môi trường sinh thái. Khu công nghiệp Biên Hoà I hằng ngày xả ra sông Đồng Nai khoảng 20.000m3 nước thải nhiễm bẩn và thải lượng chất rắn 260-300 tấn/ 1 tháng … Ấy là chưa kể khu công nghiệp Biên Hoà II.
Nồng độ bụi ở đô thị vượt quá nhiều lần chỉ tiêu cho phép. Khí thải CO2 vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 – 2,5 lần.
Ngoài ra vấn đề khai thác mỏ, vật liệu xây dựng, vàng, đá quý.. chính thức và tự do cũng đã và đang làm huỷ hoại môi trường sinh thái. Việc sử dụng mìn khai thác ở nhiều lĩnh vực đang làm phá sự cân bằng về hệ sinh thái môi trường.
Mặc dù những hành động vô ý thức đó chưa có sự tham gia tích cực của yếu tố kỹ thuật, do vậy mà sức tàn phá đối với môi trường chưa đạt mức độ nghiêm trọng như các nước công nghiệp phát triển, nhưng cũng không phải là không đáng bàn.
Theo kế hoạch quốc gia về môi trường đánh giá “Việt Nam hiện nay phải đương đầu với những vấn đề môi trường nghiêm trọng như nạn phá rừng, với mòn đất, việc khai thác quá mức nguồn tài nguyên ven biển, đe doạ tới các hệ sinh thái và sự cạn kiệt nguồn gien…” (Việt Nam kế hoạch Quốc gia về phát triển môi trường và phát triển lâu bền. Xuất bản 1991, tráng7)
Thứ trưởng Bộ khoa học – Công nghệ môi trường Phạm Khôi Nguyên đã khẳng định tại Hội nghị môi trường toàn quốc (10/1998) tại Hà Nội: Bảo vệ môi trường đã trở thành vấn đề sống còn của nhân loại. Mọi quá trình phát triển sẽ trở nên không bền vững nếu như chúng ta không quan tâm đến bảo vệ môi trường.
Như vậy rõ ràng vấn đề bảo vệ môi trường này không còn là vấn đề riêng của một quốc gia mà là vấn đề của toàn nhân loại. Mặc dù vấn đề này đã được cảnh tỉnh trước đó rất lâu, từ ngày 5-6-1972 tại Stockhom (Thuỵ Điển), các nhà khoa học và đại diện chính phủ nhiều nước đã họp Hội nghị môi trường thế giới lần đầu tiên để nhắc nhở “Con người hãy cứu lấy cái nôi của chúng ta” và coi ngày 5-6 hàng năm là ngay môi trường thế giới. Sau đó 6-1992 tại Braxin, Hội nghị thượng đỉnh về môi trường thế giới diễn ra với tham dự của hơn 100 quốc gia và tổ chức quốc tế, một lần nữa khẳng định tình trạng suy thoái môi trường nghiêm trọng, kêu gọi mọi quốc gia hãy hợp tác hiệp lực có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ môi trường. Thế nhưng cho đến hôm nay, tình trạng vẫn không được cải thiện đáng kể là bao, và vấn đề ô nhiễm môi trường vẫn là vấn đề nóng bỏng của mỗi quốc gia.
Rõ ràng đây là vấn đề rộng lớn mang tính thời đại để giải quyết tốt được nó, trong phạm vi chỉ vài trang giấy không thể đưa ra được những biện pháp cụ thể đầy đủ. Ở đây tác giả chỉ đưa ra những định hướng cơ bản bước đầu, góp phần vào nhiệm vụ chung của mọi người là gìn giữ mối quan hệ tốt đẹp giữa con người và môi trường sống.
- Trước hết để làm tốt công tác bảo vệ môi trường sống, chúng ta cần phải thay đổi nhận thức – xây dựng ý thức sinh thái.
Tức là làm cho mọi người nhận thức một cách tự giác về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Con người cần phải nhận thức lại vị trí vai trò của mình và xã hội trong hệ thống tự nhiên – con người – xã hội.
Trước vũ trụ mênh mông, con người trở nên nhỏ bé, không còn chuyện chiếm lĩnh tự nhiên bằng mọi giá mà phải hành động theo quy luật. Sự vi phạm quy luật tự nhiên, trước hết sẽ gây tổn thương cho tự nhiên, điều này còn có thể cứu vãn, nhưng một khi sự vi phạm đó ảnh hưởng đến vận mệnh của con người thì sự nguy hiểm khó lường hậu quả.
Ăngghen đã từng nhắc nhỏ chúng ta rằng: Không nên quá khoái chí về những thắng lợi của chúng ta đối với giới tự nhiên, bởi vì sự thật nhắc nhở chúng ta hoàn toàn không thống trị giới tự nhiên như một kẻ xâm lược thống trị một dân tộc khác, như một người sống bên ngoài thế giới tự nhiên, và tất cả sự thống trị của chúng ta đối với tự nhiên bao hàm ở chỗ là chúng ta khác tất cả các sinh vật khác, biết nhận thức được những quy luật của giới tự nhiên và sử dụng những quy luật đó một cách đúng đắn. (Mác Angghen toàn tập, tập 20, trang 655. Nxb CTQG Hà NộI 1994).
Cần phải nhận thức lại một cách nghiêm túc và sâu sắc rằng con người và xã hội dù có phát triển đến đâu, đến mức cao như thế nào đi chăng nữa, thì cũng chỉ là một bộ phận của sinh quyển, là những yếu tố trong hệ thống Tự nhiên – Con người – Xã hội, các yếu tố trong hệ thống có mối quan hệ khăng khít và tác động phụ thuộc lẫn nhau. Con người xã hội dù có sức mạnh nhưng hành động của họ cũng không thể vượt ra ngoài hệ thống mà con người phải biết vận dụng thế mạnh của mình - dạng vật chất duy nhất có ý thức, do đó chỉ có con người mới có khả năng điều khiển một cách có ý thức mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Thông qua quá trình phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ con người dân dần nắm bắt được các quy luật của tự nhiên và tìm cách vận dụng một cách hợp lý các quy luật đó vào hoạt động thực tiễn của xã hội, để tạo cơ sở tự nhiên bền vững cho sự phát triển xã hội.
- Thứ hai, cần phải kết hợp giữa mục tiêu kinh tế và mục tiêu sinh thái trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Ở Việt Nam, đã một thời do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, chúng ta chưa nhận thức đầu đủ ý nghĩa vị trí tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường sinh thái. Tình trạng tách rời công tác này với sự phát triển kinh tế - xã hội xảy ra phổ biến ở nhiều ngành, nhiều cấp. Ý thức sinh thái học chủ yếu mới nằm trong đầu các nhà khoa học, các nhà quản lý … chứ chưa có sự chuyển biến mạnh mẽ trong toàn xã hội (Mặc dù gần đây đã có luật bảo vệ môi trường). Đối với tình hình nước ta muốn tăng trưởng kinh tế không có con đường nào khác là phải tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước được Đảng ta khẳng định: Bảo đảm sự tăng trưởng nhanh và lâu bền của kinh tế và gắn với việc xử lý tốt các vấn đề công bằng xã hội và tiến bộ xã hội, môi trường và sinh thái.
Nghị quyết Trung ương khoá VIII cũng khẳng định: “Phát triển khoa học công nghệ gắn liền với bảo vệ và cảI thiện môi trường sinh thái, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững” (Trang 60).
Rút kinh nghiệm của những nước đi trước, chúng ta thấy rằng tăng trưởng kinh tế là mục tiêu quan trọng bậc nhất của sự phát triển xã hội, song đó không phải là mục tiêu duy nhất và càng không phải là tất cả. Những gì được gọi là thành tựu trong gần 300 năm qua do khoa học và công nghệ đem lại cũng đồng thời kèm theo những tổn thất to lớn cho môi trường tự nhiên như: lổ thủng ozon, hiệu ứng nhà kính, mưa axít, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên… Tất cả chỉ khẳng định rõ thêm rằng con người không thể sống thiếu khoa học và công nghệ, cần cả các tài nguyên thiên nhiên để tồn tại và phát triển xã hội, nhưng đồng thời cũng rất cần một môi trường sống trong sạch lành mạnh, bởi vì bản chất con người là một thực thê sinh học – xã hội. Một bài học xương máu rút ra từ quá trình công nghiệp hoá vừa qua là không thể tách mục tiêu kinh tế, đó là một tất yếu khách quan nếu muốn phát triển lâu bền.
Đối với nước ta hiện nay, để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá trước hết phải đổi mới công nghệ để tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh tế. Đổi mới công nghệ bằng hai con đường: chuyển giao công nghệ và tự tiếp thu công nghiệp hiện đại – công nghệ có hàm lượng chất xám cao và công nghệ sạch, từ đó chúng ta mới có thể thực hiện được công nghiệp hoá hiện đại hoá rút ngắn, đồng thời đó cũng chính là phương thức thực hiện hữu hiệu nhất để kết hợp các mục tiêu kinh tế và sinh thái. Kiên quyết không nhập công nghệ gây ô nhiễm môi trường sinh thái với bất kỳ điều kiện nào. Phát triển kinh tế trên sự huỷ hoại môi trường cũng đồng nghĩa với sự kết án tương lai của mình. Do vậy mục tiêu chuyển giao công nghệ phải làm sao vừa đáp ứng được yêu cầu tăng trưởng kinh tế, vừa đảm bảo vấn đề môi trường sinh thái.
-Thứ ba, nên sản xuất xã hội cần phải thực hiện thêm chức năng tái sản xuất các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Trong một thời gian dài chúng ta đã tiêu xài quá phung phí một nguồn vốn - nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là các nguồn tài nguyên thiên nhiên không tái tạo được (các nguyên, nhiên liệu hoá thạch). Các nguồn tài nguyên là một loại vốn không thể thay thế được, con người chỉ tìm ra chúng và sử dụng chúng một cách ồ ạt, lãng phí, làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường. Nền sản xuất xã hội chưa quan tâm đúng mức đến hiệu quả của tài nguyên thiên nhiên, từ khâu khai thác chế biến, cũng như đến các chất thải bỏ, các quá trình sản xuất phần lớn chưa đáp ứng được yêu cầu sinh thái, đã thải ra quá nhiều chất độc hại cho môi trường.
Để tránh tình trạng trên, nền sản xuất sản xuất cần phải thực hiện thêm chức năng tái sản xuất các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Cụ thể là phải thay thế phương thức sử dụng các nguồn tài nguồn thiên nhiên từ bề rộng sang bề sâu, cố gắng sử dụng tối đa các tính năng vốn có của nó để sao cho khi thảI ra khỏi quá trình sản xuất, những chất thải đó, các sinh vật khác có thể sử dụng được, môi trường có thể tiếp nhận được và xử lý được như những chất thải của các sinh vật tự nhiên khác. Nói cách khác là thực hiện phương pháp chu trình công nghệ khép kín, nghĩa là đưa các chất thải của sản xuất vào lĩnh vực tiêu dùng của sản xuất, tăng cường cái gọi là “công nghệ khô”, khử các chất độc hại bằng sinh học.
Tóm lại, các nhân tố kinh tế, con người, môi trường, công nghệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Chỉ có sự thực hiện đồng bộ các nhân tố đó mới tạo ra được sự tiến bộ thật sự của xã hội. Ở đây, con người với tư cách là chủ thể của lao động và trí tuệ là nhân tố giữ vai trò quyết định cho sự phát triển lâu bền.
Trên đây chỉ là một vài định hướng bước đầu, nhằm cải tạo tốt hơn môi trường sống của con người và xã hội trong bối cảnh hiện nay. Cũng là bước mở đầu cho sự phát triển xã hội bền vững trong tương lai.
Ô nhiễm môi trường làng nghề sơn mài Hạ Thái – Hà Tây
(Khoa học và Phát triển, số 18, từ 1 - 7/5/2003, tr. 4)
Những năm gần đây làng nghề sơn mài Hạ Thái, xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây có phần “thay da đổi thịt”. Đóng góp cho sự đổi thay ấy là 75% nguồn thu từ nghề làm sơn mài. Tuy nhiên kéo theo sự phát triển về kinh tế là những vấn đề về môi trường đang ở mức báo động. Phần lớn trẻ em sơ sinh nơi đây bị viêm phế quản và người dân Hạ Thái đang hàng ngày phải đối mặt với những hơi độc từ các dung môi hữu cơ, xăng...
Có thể nói làng nghề sơn mài Hạ Thái đã đứng trước tình trạng ô nhiễm môi trường từ 5 năm trở lại đây, kể từ khi các hộ làm sơn mài chuyển sang sử dụng một loại sơn mới dược nhập từ nước ngoài có pha dung môi bay hơi thay cho sơn nội với hy vọng giảm thời gian và chi phí sản xuất. Sự thay đổi này có thể có lợi cho các hộ sản xuất song lại khiến cho môi trường ngày càng bị suy thoái. Theo thông tin từ Hội Bảo vệ môi trường công nghiệp cho biết, nồng độ hơi xăng và dung môi hữu cơ đo được tại các xưởng sản xuất cao gấp 10-15 lần so với tiêu chuẩn quy định của Việt Nam. Nồng độ các chất thải rắn lơ lửng, chất hữu cơ trong nước cũng cao hơn mức bình thường cho phép. Điều nguy hiểm hơn cả là trong thành phần của dung môi pha sơn có các chất gây ung thư, giảm trí nhớ, giảm thị lực và đặc biệt là các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
Trước mắt, để tránh tình trạng này, nhiều người dân đã phải di chuyển đến nơi khác để sinh sống. Đã có nhiều gia đình gửi con nhỏ đến ở làng khác để tạm thời tránh hơi độc. Nhiều người cao tuổi trong làng cho biết, mỗi khi các hộ sản xuất tiến hành phun sơn, họ phải tránh đi nơi khác chờ đến khi công việc này kết thúc mới trở về nhà. Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tạm thời. Hàng năm, trong làng đều có người bệnh chết vì ung thư. Số trẻ sơ sinh bị viêm phổi cũng tăng dần. Đã lâu người dân trong làng không dám ăn cá nuôi trong các ao, hồ của làng vì có mùi dầu và sơn.
Mặc dù trong năm 2002, hệ thống xử lý bụi sơn và dung môi hữu cơ đã được lắp đặt nhưng cũng chỉ hoạt động được một tuần. Vì thế toàn bộ việc giảm thiểu khí độc cho cả làng chỉ trông chờ vào vài chục ống khói được lắp theo kiểu thủ công. Trước tình hình đó, Ban lãnh đạo xã cũng đã áp dụng nhiều biện pháp để hạn chế ô nhiễm như quy định thời gian phun sơn, thu gom rác và lập dự án di dời các hộ sản xuất khỏi khu dân cư. Mong rằng những biện pháp này sẽ được áp dụng triệt để và cương quyết để người dân trong làng sớm thoát khỏi tình trạng “tránh nạn” như hiện nay.
Hoàng Nhung
ết
Ô nhiễm môi trường làng nghề: bài toán khó giải
(Thời báo Tài chính Việt Nam, ngày 28/3/2003, tr.12)
Từ khi thực hiện cơ chế thị trường, các làng nghề thủ công truyền thống ở nhiều địa phương cũng dần được phục hồi và phát triển. Sản phẩm của các làng nghề không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà còn vươn ra thị trường nước ngoài, thu về nguồn lợi lớn, cải thiện đời sống của tầng lớp dân cư nông thôn. Song song với sự phát triển đó thì sự ô nhiễm môi trường ở các làng nghề cũng đang đặt ra những vấn đề nan giải.
Tính đến nay, cả nước có khoảng 1.450 làng nghề, trong đó tập trung nhiều ở đồng bằng sông Hồng. Với sự mở cửa thông thoáng do cơ chế thị trường tạo ra, nhiều làng nghề đã tìm được hướng đi mới cho mình, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động ở nông thôn. Nhờ đó mức sống của người dân cũng được dần lên. Nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ của ta đã có mặt trên thị trường quốc tế. Nhờ bàn tay khéo léo và khối óc tinh tế những người thợ thủ công đã làm ra những sản phẩm hết sức tinh xảo, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Những sản phẩm đó cũng đã góp phần làm nên một bản sắc riêng của dân tộc ta. Trong các cuộc triển lãm quốc tế, nhiều sản phẩm thủ công của ta đã đoạt các thứ hạng cao như: Giải Công vàng châu Âu cho đồ gỗ mỹ nghề Phù Khê, Huy chương Vàng cho gốm sứ Đông Thành... Giờ đây nhiều mặt hàng thủ công của ta không còn xa lạ đối với người nước ngoài. Có thể kể đến các sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ, gốm sứ, đá mỹ nghệ, tranh tượng, mây tre đan... Nhờ vậy những sản phẩm thủ công của các làng nghề đã có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Điều đó khuyến khích người dân giữ nghề và mở rộng, phát triển làng nghề. Thế nhưng chính sự mở rộng phát triển làng nghề lại không đi kèm các biện pháp xử lý chất thải, bảo vệ môi trường đã làm cho môi trường ở các làng nghề bị ô nhiễm nghiêm trọng. Theo đánh giá của các chuyên gia ở các tỉnh có làng nghề thì hầu hết các làng nghề ở nước ta đều không đảm bảo môi trường, trong đó nhiều làng nghề bị ô nhiễm môi trường ở mức nghiêm trọng. Hậu quả này do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do sử dụng hoá chất trong quá trình sản xuất mà chưa có biện pháp xử lý chất thải. Ô nhiễm môi trường không chỉ tác hại trước mắt mà nó ngấm dần ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và đời sống con người. Nhắc đến làng nghề nấu chì Đông Mai (Hưng Yên) người ta vẫn không khỏi lo lắng khi bụi chì và chất thải ra trong quá trình sản xuất đã ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người dân. Nhiều người trong làng đã bị mắc bệnh và đặc biệt là có khá nhiều trường hợp trẻ em sinh ra bị thiểu năng, dị tật. Qua kiểm tra nguồn nước ở đây cho thấy nồng độ chì trong nước rất cao. Người dân trong làng thường đi mua những bình ắc quy hỏng về rồi lấy lá chì trong đó nấu lại. Nước rửa bình ắc quy và các tấm lá chì được xả thẳng xuống nguồn nước mà không qua một khâu xử lý nào cả. Nguồn nước này lại ngấm xuống đất, xuống mạch nước ngầm mà dân làng ăn nên không tránh khỏi độc hại. Cùng với nó là khói, bụi khí thải thoát ra từ các lò nấu chì đặt ngay cạnh khu vực sinh hoạt đã ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người dân. Thế nhưng chính quyền và dân làng Đông Mai vẫn chưa tìm được cách khắc phục sự ô nhiễm độc hại này. Hiện nay dân làng đã chuyển các lò nấu chì ra xa khu vực sinh hoạt song tình trạng ô nhiễm môi trường cũng chưa được cải thiện. Ô nhiễm môi trường ở làng gốm Bát Tràng hiện nay là rất lớn bởi tiếng ồn và bụi do các lò nung dùng than đá tạo ra. Vì thế lượng khí cácbonnic trong không khí ở đây luôn vượt quá 3 lần mức cho phép, còn mức bụi silic thì cao quá mức cho phép 12 lần. Vào những ngày mưa, mặc dù đường làng đã được lát bêtông nhưng vẫn luôn lầy lội, đầy màu đen do sự rơi vãi của than, của si và phế phẩm. Để cải tạo môi trường làng nghề Bát Tràng, Sở KHCN&MT Hà Nội đã đưa ra nhiều giải pháp, trong đó có đề nghị các lò nung chuyển sang dùng gas thay cho than đá. Thế nhưng giải pháp này cũng không được thực hiện triệt để do làm như vậy sẽ nâng giá thành sản phẩm lên rất cao. Ở những làng nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ thì việc sử dụng hoá chất có hạn chế song tình trạng ô nhiễm môi trường ở những nơi này cũng đang ở mức báo động. Đa số các làng nghề bị ô nhiễm bởi chất thải sản xuất, bụi, khí độc, cặn bã, nước thải xả ra trong quá trình sản xuất. Trong khi đó người dân lại trực tiếp sống trong môi trường ấy nên tất nhiên phải gánh chịu hậu quả từ chính những việc làm của mình.
Trong vòng 10 năm qua tốc độ tăng trưởng của các làng nghề ở nông thôn tăng khá nhanh, trung bình 8%/năm tính theo giá trị đầu ra. Song nếu chỉ nhìn ở khía cạnh tăng trưởng, lợi ích mà không tính đến việc bảo vệ môi trường, xử lý ô nhiễm thì chưa thể tính đến sự phát triển bền vững lâu dài của làng nghề. Nhiều khi chỉ vì lợi ích trước mắt mà người ta quên đi vấn đề bảo vệ môi trường sống của mình. Người dân còn chưa ý thức được việc phải giữ gìn, bảo vệ môi trường và hơn nữa là họ không có biện pháp nào xử lý ô nhiễm. Một nguyên nhân nữa là do giá thành sản phẩm nên người ta vẫn phải sử dụng các phương pháp thủ công gây ô nhiễm môi trường cao. Chỉ tính riêng ở đồng bằng sông Hồng đã tập trung tới 800 làng nghề, trong đó tập trung nhiều ở các tỉnh Hà Tây, Nam Định, Thái Bình, Bắc Ninh, Hưng Yên... Các làng nghề này vẫn tự sản xuất và tìm nơi tiêu thụ để tồn tại. Các Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường hàng năm vẫn kiểm tra, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường của các làng nghề nhưng vẫn chưa tìm được cách khắc phục tình trạng này. Nếu có chỉ là những phương pháp xử lý thô sơ, quy mô nhỏ hẹp, chưa mang lại hiệu quả nào thực sự khả quan. Mặc khác, việc xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường ở các làng nghề còn thiếu đồng bộ, mới chỉ dừng ở quy mô cá nhân, hộ gia đình mà chưa tính đến lợi ích trên diện rộng. Hầu hết các làng chưa có các công trình xử lý ô nhiễm chung mang tính toàn diện và được quy hoạch một cách tổng thể. Vậy nên chăng các Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường áp dụng phương pháp bắt buộc các làng nghề phải có công trình xử lý ô nhiễm chung thì mới cho tiếp tục sản xuất? Và cho đến nay thì vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường ở các làng nghề của nước ta vẫn là bài toán khó giải.
Nguyễn Thị Tươi
Làng nghề với vấn đề môi trờng hiện nay
(Tri thức và công nghệ, số 148 (2002), tháng 9/2002, tr. 15)
Khi ở các nớc công nghiệp hiện đại đang quan tâm lo lắng đến sự ô nhiễm môi trờng từ các nhà máy điện, hoá chất, từ các lò phản ứng hạt nhân nguyên tử, hoặc các chất thải công nghiệp thì ở Việt Nam nỗi lo đó lại đợc bắt nguồn từ các làng nghề.
Chính sách đổi mới kinh tế do Đảng và Nhà nớc khởi xớng chỉ đạo đã đem lại luồng sinh khí mới cho các ngành nghề thủ công truyền thống Việt Nam. Khác với thời gian ngng trệ, ì ạch, bế tắc trớc đó, trong vòng 10 năm trở lại đây, từ các nguồn ngân sách hỗ trợ của nhà nớc kết hợp với cơ chế thoáng mở của nền kinh tế thị trờng, bộ mặt làng nghề thủ công càng thêm đà khởi sắc, và không ngừng thay da đổi thịt. Nhờ sự năng động, thích ứng nhanh nhạy với thị trờng, một số ngành nghề thủ công đã tìm ra hớng đi và chỗ đứng cho riêng mình, trong đó phải kể đến một số đại diện nh gốm sứ Bát Tràng, giấy Yên Hoà, dệt Triều Khúc, khảm gỗ Đồng Kỵ (Bắc Ninh), rèn Vân Chàng (Nam Định), mây tre đan, chiếu cói (Hng Yên, Thái Bình)... Theo số liệu gần đây nhất, hiện cả nớc có 1450 làng nghề, riêng địa bàn đồng bằng sông Hồng có khoảng 800 làng. Con số thống kê của Sở công nghiệp các tỉnh cũng cho biết Hà Tây có 88 làng nghề, Bắc Ninh 58 làng, Vĩnh Phúc 24 làng, Hng Yên 33 làng, Nam Định 113 làng, Hà Nam 10 làng, Hải Dơng 36 làng, Thái Bình 82 làng... Mỗi làng nghề thờng dao động từ 400 – 700 hộ sản xuất, mỗi hộ có từ 4 - 5 nhân lực lao động. Cũng theo ớc tính, trong vòng 10 năm qua, làng nghề ở nông thôn có tốc độ tăng trởng nhanh, trung bình đạt khoảng 8%/năm tính theo giá trị đầu ra.
Đấy là những tín hiệu đáng mừng cho nghề thủ công Việt Nam. Nhng khi mà niềm vui đợc nhân lên bao nhiêu thì cũng là lúc nỗi buồn trĩu nặng day dứt không kém. Đó là nguy cơ ô nhiễm môi trờng từ các làng nghề hiện nay. Giống nh sự đa dạng của các nguồn nguyên liệu sản xuất, các chất thải từ hoạt động của các làng nghề cũng hết sức phong phú nh bụi, khí độc, cặn bã, nớc thải... Với chất thải ở dạng khí thờng là chất thải từ các làng đốt vôi, hoặc một số làng nghề thủ công mỹ nghệ có sử dụng hoá chất trong khâu chế xuất, chẳng hạn ở các làng nghề sản xuất mặt hàng mây, tre đan Bình Minh (Hng Yên), khi sấy nguyên liệu cần phải sử dụng hoá chất là bột lu huỳnh. Ước tính mỗi tấn mây tre phải qua tất cả 5 lần sấy, tổng cộng là hết 10 kg lu huỳnh và ở Bình Minh hàng năm phải tiêu tốn 3,5 tấn lu huỳnh cho hoạt động đó. Khi lu huỳnh đợc đốt cháy cho công việc thì cũng là lúc môi trờng không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng. Với làng nghề công nghiệp, chất thải thờng là bụi và khí độc, đợc thải ra trong quá trình phơi sấy, nấu chảy nguyên liệu, hoặc trong các khâu nh tái chế chì, nhôm, đồng, kẽm... ở các làng nghề tái chế nhựa, nguyên liệu chính là các vỏ bình ắc quy hỏng, các mảng túi nilon, vỏ dây điện... đợc thu thập từ nhiều nguồn, trong đó rất nhiều loại chứa hoá chất độc hại nh các dung môi hữu cơ, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ... Cha kể tới mùi khó chịu của nhựa khi nấu chảy thì việc súc rửa làm sạch nguyên liệu trớc khi sd vô hình dung cũng đã thải ra một lợng lớn hoá chất và những chất độc hại khác làm ô nhiễm môi trờng nớc, khiến nhiều ao hồ không thể sử dụng đợc. Hay nh với các làng nghề thuộc da thì phế phẩm thải ra là thịt thối rữa, lông, mỡ động vật, thêm vào đó là các chất phụ da nh muối hoá chất, tất cả những chất cặn bã độc hại này đi vào nguồn nớc, gây mùi hôi thối, nớc đen kịt, thờng là nguồn gốc của các ổ dịch bệnh, côn trùng sốt rét, là nơi quy tụ sinh sản của ruồi nhặng. Theo ớc tính cứ mỗi tấn da tơi khi thuộc sẽ phải thải ra 80 – 100 m3 nớc trong điều kiện nh vậy.
Hiện nay cha có điều tra đánh giá đầy đủ về tất cả các làng nghề ở ngoại thành Hà Nội. Kết quả khảo sát gần đây với các làng nghề thuộc 6 xã Vân Hà, Liên Hà (Đông Anh), Kiêu Kỵ, Bát Tràng (Gia Lâm), Tân Triều, Hữu Hoà (Thanh Trì) cho thấy: có 72,46% cơ sở khảo sát bị ô nhiễm môi trờng do hoạt động kinh doanh sản xuất. Trong đó 67,33% số hộ ở tình trạng ô nhiễm cha đợc xử lý. Cũng trong 6 xã khảo sát, Bát Tràng có độ ô nhiễm môi trờng rất cao nhng mới chỉ có 3,13% số hộ chủ động xử lý ô nhiễm, còn có tới 96,87% số hộ kinh doanh trong môi trờng ô nhiễm cao cha đợc xử lý. Với các xã Tân Triều, Hữu Hoà có từ 95 – 96% số hộ sống, hoạt động trong tình trạng gây ô nhiễm môi trờng, và số hộ có biện pháp xử lý thì thật khiêm tốn, mới chỉ đạt từ 26,32 – 38,46%. Có ngời còn đa ra con số kinh ngạc về lợng khói bụi mà ngời dân Bát Tràng phải hít trung bình/1 ngày là 2 kg. Từ một cuộc khảo sát khác trên diện rộng của 42 làng xã có làng nghề ở ngoại thành Hà Nội cũng có một kết quả đáng buồn là có 24 xã bị ô nhiễm rất nặng từ chính hoạt động nội tại của các làng nghề. Chắc hẳn trong chúng ta đều nghe hoặc đợc biết đến cái tên Triều Khúc – Hà Nội là làng có nhiều nghề truyền thống nh dệt, làm chổi lông vịt, làm nhựa... song song với tốc độ phát triển nh hiện nay, thì nguy cơ ô nhiễm môi trờng sẽ tăng cao nếu không có những biện pháp giải quyết hữu hiệu. Có thể thấy Triều Khúc không những bị ô nhiễm do cả một vùng bốc mùi lông gà, lông vịt, mà ở đây còn bị ô nhiễm tiếng ồn của hàng trăm khung cửi dệt vận hành suốt ngày đêm, tác động rất xấu tới sức khoẻ của c dân trong làng. Một ví dụ khác từ làng mỹ nghệ sừng Đô Hai (Bình Lục, Nam Định), hàng năm tiêu thụ hơn 100 tấn sừng gia súc cho việc sản xuất đồ mỹ nghệ và đem về lợi nhuận cho địa phơng từ 2 – 3 tỷ đồng/năm. Nhng đồng thời với hiệu quả kinh tế thì số liệu khảo sát môi trờng trong làng lại cho chúng ta kết quả chóng mặt. Nguồn nớc ở đây có độ pH là 4,48% thuộc loại axit, hàm lợng cặn cứng và hàm lợng COD trong nớc vợt tiêu chuẩn cho phép hàng chục lần.
Với các làng nghề nuôi gia súc, chế biến lơng thực, thực phẩm tình hình trên cũng không mấy khả quan. Theo tính toán của các chuyên gia môi trờng thì cứ khi ra lò 1 triệu tấn đờng sẽ kéo theo hệ quả là 30 tấn lá, ngọn mía, 1 triệu tấn bã mía, 0,5 triệu tấn cặn, rỉ đờng. Xay xát 100 tấn thóc sẽ phải giải quyết 10 nghìn tấn trấu. Nuôi 1 nghìn tấn lợn, tạo ra 10 – 22 nghìn tấn phân, 20 – 30 nghìn m3 nớc tiểu, 50 – 100 nghìn m3 nớc rửa chuồng trại. Sản xuất 1 nghìn tấn tinh bột sẽ tạo ra 3 – 4 nghìn tấn cặn bã... Nhìn chung, phụ phế thải trong nghề chế biến lơng thực thực phẩm là những chất hữu cơ dễ phân huỷ gây ô nhiễm, tạo mùi khó chịu nếu không đợc xử lý tốt.
Thực tế trên cho thấy hiệu quả của chính sách môi trờng cha cao. Nguyên nhân của hiện trạng ô nhiễm là do các làng nghề có mật độ dân c đông đúc, vì vậy nên thiếu mặt bằng sản xuất, các xởng sản xuất thờng xen lẫn với khu dân c. Do hạn hẹp về mặt bằng, địa hình nên rất khó cho việc bố trí xử lý chất thải. Mặt khác, dới áp lực của dân số, một số khâu trung gian điều tiết chất thải nh ao hồ, sông ngòi bị san lấp làm diện tích ở. Số lợng ao hồ còn quá ít nên quá tải, dẫn đến nớc thải ứ đọng, tràn cả ra khu dân c, tình trạng này khiến ô nhiễm không những thuyên giảm mà ngày càng trầm trọng. Bên cạnh đó, công nghệ và quy trình sản xuất thô sơ lạc hậu cũng là nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm. Phần lớn sản xuất ở các làng nghề có quy mô hộ gia đình đơn lẻ nên vốn đầu t nhỏ, với vốn nhỏ thì lao động thủ công là chính, thiếu những khâu công nghệ hiện đại, do đó cha tận dụng đợc tối đa nguồn nguyên liệu trong sản xuất, một phần nguyên liệu dôi d trở thành phế thải, từ đó mà gây ra ô nhiễm môi trờng.
Một khó khăn khác cho việc xử lý mức độ ô nhiễm môi trờng là tỷ lệ hỗ trợ thấp. Hơn nữa, bài toán đặt ra cho vấn đề môi trờng lại không hề đơn giản, vì vừa tốn kém, vừa khó về công nghệ phù hợp, lại không thể bỏ hẹp trong phạm vi từng hộ. Tính chung tất cả các hộ đợc điều tra ở cả 3 huyện ngoại thành Hà Nội kể trên là 20% trong đó xã Vân Hà, Kiêu Kỵ là 2 xã có các hộ trong diện điều tra cho biết là hầu nh họ không đợc hỗ trợ một nguồn kinh phí nào cho các khâu xử lý ô nhiễm. Ngoài ra, tính bất cập trong giải quyết ô nhiễm còn xuất phát từ việc thiếu đồng bộ. Phần đông các thao tác xử lý ô nhiễm mới chỉ dừng trong phạm vi cá nhân từng hộ gia đình mà cha tính tới lợi ích trên diện rộng, ở hầu hết các làng nghề cha có các công trình xử lý ô nhiễm chung mang tính toàn diện và đợc quy hoạch một cách tổng thể.
Môi trờng ô nhiễm, ảnh hởng trực tiếp đến sức khoẻ ngời dân, ở các làng nghề cơ khí, sản xuất vật liệu, do sử dụng lợng than lớn nên tỷ lệ ngời bị mắc bệnh về phổi, phế quản khá cao. Còn với các làng nghề sử dụng nhiều hoá chất nh vải sợi, mạ kim loại thì ngời dân hay mắc bệnh ung th, tuổi thọ trung bình giảm. Các phụ phế trong chế biến lơng thực thờng kéo theo các bệnh ngoài da. Chẳng hạn ở làng nghề chế biến lơng thực vùng Cát Quế, Dơng Liễu (Hà Tây) hàng năm có tỷ lệ mắc bệnh ngoài da, đau mắt hột tới 70% do ô nhiễm nguồn nớc. Qua số liệu khảo sát sức khoẻ của 223 ngời dân Bát Tràng thì có tới 76 ngời mắc bệnh về đờng hô hấp, 23 ngời bị lao. C dân làng này chiếm tới 70% số bệnh nhân bị ung th trong các bệnh viện Hà Nội hồi năm 1996...
Không ai phủ nhận vai trò kinh tế to lớn của các làng nghề. Song không phải vì lẽ đó mà chúng ta quên đi những hệ quả xấu từ nó mà cụ thể là hiện tợng ô nhiễm môi trờng. Thiết nghĩ, để có những làng nghề vừa hiện đại, vừa có hiệu quả kinh tế cao mà vẫn đảm bảo đợc vệ sinh môi trờng thì cần phải có sự quy hoạch trong phát triển các làng nghề, coi làng nghề là một bộ phận kinh tế quan trọng trong khu vực nông thôn để có định hớng phát triển đúng. Trong quy hoạch phát triển nên tính tới các thông số kỹ thuật về môi trờng. Nên xem xét, xác định cụ thể khâu kết cấu hạ tầng cơ sở nh nhà xởng, hệ thống thoát nớc, khu xử lý chất thải, để từng bớc đa làng nghề vào hoạt động có hiệu quả, ổn định, từ đó mà hạn chế tối đa sự ô nhiễm. Về phía Nhà nớc, nên có thêm những chính sách hỗ trợ đầu t cho các làng nghề thông qua các dự án hoặc vốn vay u đãi. Đồng thời hỗ trợ đầu t đổi mới trang thiết bị trong sản xuất, xây dựng hệ thống chính sách để tạo hành lang pháp lý cho các làng nghề thông qua các dự án hoặc vốn vay u đãi. Đồng thời hỗ trợ đầu t đổi mới trang thiết bị trong sản xuất, xây dựng hệ thống chính sách để tạo hành lang pháp lý cho các làng nghề hoạt động phát triển. Cuối cùng, để đi đến một kết quả tốt đẹp trong vấn đề vệ sinh môi trờng, từ đó đề ra các giải pháp công nghệ hợp lý, giải quyết kịp thời tình trạng ô nhiễm đang bức xúc đặt ra hiện nay.
Kim Sơn
Thực trạng đáng báo động: ô nhiễm môi trường làng nghề đang gia tăng
(Đầu tư, thứ Hai 17/2/2003, tr. 13)
100% mẫu nước thải ở các làng nghề đều có thông số về môi trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép; nước mặt, nước ngầm đều có dấu hiệu bị ô nhiễm
Trong những năm qua, các làng nghề Việt Nam đã đóng góp cho xã hội một lượng hàng hoá khá phong phú, giải quyết công ăn việc làm và làm tăng thu nhập cho bà con tại các làng quê. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, thì hoạt động sản xuất tại các làng nghề đang gây ảnh hưởng xấu tới môi trường, sức khoẻ cộng đồng và xuất hiện những xung đột môi trường nông thôn.
Theo con số thống kê của Viện Khoa học và Công nghệ môi trường, Trường đại học Bách khoa Hà Nội, hiện cả nước có 1439 làng nghề, trong đó có trên 300 làng nghề truyền thống phân bổ trên cả 3 miền đất nước, làng nghề tại khu vực phía Bắc chiếm đến 70%. Đa số các cơ sở sản xuất trong làng nghề là quy mô hộ gia đình (chiếm 80,1%). Hàng hoá các làng nghề đóng góp cho xuất khẩu trung bình mỗi năm đạt gần 600 triệu USD một năm. Tuy nhiên, quy hoạch của các làng nghề Việt Nam vẫn mang tính tự phát, công nghệ lạc hậu, thủ công, thiết bị thì chắp vá, thiếu đồng bộ, ý thức bảo vệ môi trường hầu như không được quan tâm.
Mới đây tại Hội thảo “Môi trường và những tồn tại trong hoạt động sản xuất làng nghề Việt Nam” do Viện Khoa học và Công nghệ môi trường, Trường đại học Bách khoa Hà Nội và Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức, các chuyên gia đã đưa ra những con số đáng báo động về hiện trạng môi trường tại các làng nghề. 100% mẫu nước thải ở các làng nghề đều có thông số vượt quá tiêu chuẩn cho phép; nước mặt, nước ngầm đều có dấu hiệu ô nhiễm. Ví dụ: các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm, dệt nhuộm... nước thải cống chung tại khu vực sản xuất chứa hàm lượng BOD5 (nhu cầu ô xy sinh hoá) rất cao, có khi lên tới 2003 mg/lít, như làng nghề Bún Thôn Đoài (Bắc Ninh) hoặc hàm lượng COD (nhu cầu ô xy hoá học) cao gấp 3,2 đến 8,93 lần so với tiêu chuẩn cho phép.
Còn ô nhiễm không khí chủ yếu tập trung ở các làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng, gốm, sứ, nhựa... ước tính tải lượng ô nhiễm không khí do đốt than để nung vôi, nung gốm, sứ từ hàng trăm lò thủ công lên tới hàng triệu m3 khí độc. Dân cư làng nghề và cả các xã khác đều phải sống chung với khói bụi, hơi nóng và khí thải độc hại của các làng nghề này. Ví dụ như làng nghề sản xuất gốm Bát Tràng, làng nghề gốm Xuân Quang (Hưng Yên), làng nung vôi Đôn Tân (Thanh Hoá), Kiên Khê (Hà Nam)...
Môi trường nước và không khí bị ô nhiễm tại các làng nghề đã tác động không nhỏ tới sức khoẻ của người lao động. Các bệnh nghề nghiệp như đường hô hấp, đau mắt, suy nhược thần kinh, bệnh ngoài da, đường ruột ngày càng gia tăng. Một số làng nghề có đặc thù sản xuất dẫn tới các bệnh mãn tính nguy hiểm như ung thư, quái thai, nhiễm độc kim loại nặng. Thậm chí, nhiều dòng sông chảy qua các làng nghề cũng bị ô nhiễm nặng, nhiều ruộng lúa, cây trồng bị giảm năng suất do ô nhiễm khí từ các làng nghề.
Để phát triển làng nghề một cách bền vững, các chuyên gia môi trường cho rằng, Nhà nước cần có chính sách chuyển đổi cơ cấu sản xuất, khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn theo hướng hiện đại hoá, công nghiệp hoá. Bởi chính các xí nghiệp công nghiệp nông thôn và làng nghề sẽ góp phần đa dạng hoá các hoạt động kinh tế, thu hút lao động dôi dư, lao động phụ của xã hội, tạo công ăn việc làm và thị trường lao động ở nông thôn, góp phần hạn chế di dân, tăng dân số ở các thành phố. Mặt khác, phát triển làng nghề theo hướng công nghiệp hoá sẽ đẩy mạnh các loại hình sản xất gia công chế biến nguyên liệu của từng vùng, tạo thành các cơ sở gia công bán thành phẩm, làm vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn ở thành phố. Vì thế, việc phát triển làng nghề theo cách này sẽ là cách tốt nhất để phát triển ngành nghề nông thôn cũng như tạo điều kiện để giải quyết tốt vấn đề bảo vệ môi trường.
Ngoài ra, khi đầu tư phát triển làng nghề cần có các chính sách phát triển đồng bộ từ quy hoạch, xây dựng xí nghiệp đến bảo vệ môi trường. Vì phát triển làng nghề không phải chỉ nhằm mục tiêu kinh tế, xã hội mà còn phải quan tâm tới bảo vệ môi trường, bảo tồn, duy trì những di sản văn hoá của các địa phương.
Thái Hà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Cac bai viet ve xung dot moi truong lang nghe.doc