Hai là, trong quá trình phát triển có những yếu tố của hiện đại không phù hợp, mâu
thuẫn, xung đột v ới truyền thống. Quá trình toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế mang lại cho nhân
dân ta khá nhiều cái m ới, cái hi ện đại từ phương Tây; đồng thời, nó c ũng tạo ra những giá trị
truy ền thống, v ề l ối s ống cá nhân và dân tộc. B i ểu hiện rõ nét nhất là các giá tr ị văn hóa ngo ại lai
mà họ cho là "m ới”, "hiện đại". M ột b ộ phận trong giới tr ẻ chạy theo thứ văn hoá và lối s ống
th ực dụng, thích chạy theo các mốt th ời trang kiểu Tây, không phù hợp với thị hiếu thẩm mỹ của
dân tộc; ít hoặc không quan tâm đến lý tưởng chính trị xã hội; thích l ối sống sòng phẳng hơn là
nghĩa tình. Đó là những biểu hiện xa rời lối s ống truyền thống của dân tộc, xa rời b ản sắc dân
t ộc, ch ạy theo lối sống lai căng ngo ại nh ập vốn rất xa l ạ với dân tộc ta.
18 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 7324 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xung đột văn hóa truyền thống và hiện đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA ĐỊA LÝ
VĂN HÓA DU LỊCH
Xung đột văn hóa truyền
thống và hiện đại
1. Nguyễn Thị Mỹ Châu MSSV: 0956080011
2. Bùi Đức Chuyên MSSV: 0956080016
3. Nguyễn Trường Giang MSSV: 0956080034
4. Nguyễn Trần Hoàng Phương MSSV: 0956080128
5. Nguyễn Hải Thảo MSSV: 0956080156
6. Nguyễn Thị Hoàng Uyên MSSV: 0956080208
TP.Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 11 năm 201
2
Lời nói đầu
Truyền thống và hiện đại là hai mặt luôn hiện diện trong đời sống của mỗi quốc
gia, dân tộc, trên mọi lĩnh vực của quá trình phát triển. Trong đó, bao gồm cả lĩnh vực
văn hóa- vốn được xem là nền tảng tinh thần của xã hội. Tuy là hai mặt khác nhau, nhưng
truyền thống và hiện đại không tồn tại một cách tĩnh tại, độc lập mà luôn có sự liên hệ,
tác động lẫn nhau, vừa thống nhất lại vừa mâu thuẫn, có sự vận động, phát triển và dẫn
đến sự hình thành diện mạo văn hóa của một dân tộc. Chính vì vậy mà mối liên hệ giữa
truyền thống và hiện đại trong văn hóa đã trở thành vấn đề hàng đầu của mỗi quốc gia.
Điều đó càng trở nên đăc biệt quan trọng ở những quốc gia đang phát triển, vốn đã mang
trong mình những giá trị văn hóa tích lũy qua suốt chiều dài lịch sử, nay lại đang đứng
trước sự nghiệp hiện đại hóa. Nếu không xác định đúng và đầy đủ sự thống nhất và mâu
thuẫn giữa truyền thống và hiện đại trong sự phát triển văn hóa, chúng ta sẽ không thể
phát huy được vai trò của văn hóa đối với sự phát triển của xã hội. Giải quyết tốt mối
quan hệ giữa truyền thống và hiện đại là phát huy tối đa sức mạnh nội lực của dân tộc,
vừa tiến lên văn minh, hiện đại, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc, tạo lập con đường phát
triển ổn định và bền vững cho đất nước.
I. Những vấn đề chung về văn hóa Việt Nam
1. Văn hóa là gì?
“Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng
tạo ra và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với
môi trường tự nhiên và xã hội. ” (Trần Ngọc Thêm- Cơ sở văn hóa Việt Nam).
Các đặc trưng và chức năng của văn hóa:
3
- Văn hóa trước hết phải có tính hệ thống. Nhờ có tính hệ thống mà văn hóa, với
tư cách là một thực thể bao trùm mọi hoạt động của xã hội, thực hiện được chức năng tổ
chức xã hội.
- Văn hóa có tính giá trị. Nhờ thường xuyên xem xét các giá trị mà văn hóa thực
hiện được chức năng quan trọng thứ hai là chức năng điều chỉnh xã hội, giúp cho xã hội
duy trì được trạng thái cân bằng động, không ngừng tự hoàn thiện và thích ứng với những
biến đổi của môi trường, giúp định hướng các chuẩn mực, làm động lực cho sự phát triển
của xã hội.
- Văn hóa có tính nhân sinh. Tính nhân sinh cho phép phân biệt văn hóa như một
hiện tượng xã hội với các giá trị tự nhiên. Do mang tính nhân sinh, văn hóa trở thành sợi
dây nối liền con người với con người , nó thực hiện chức năng giao tiếp và có tác dụng
liên kết họ lại với nhau. Nếu ngôn ngữ là hình thức của giao tiếp thì văn hóa là nội dung
của nó.
- Văn hóa còn có tính lịch sử. Nó cho phép phân biệt văn hóa như sản phẩm của
một quá trình và được tích lũy qua nhiều thế hệ với văn minh như sản phẩm cuối cùng,
chỉ ra trình độ phát triển của từng giai đoạn. Tính lịch sử được duy trì bằng truyền thống
văn hóa. Truyền thống văn hóa tồn tại nhờ giáo dục. Chức năng giáo dục là chức năng
quan trọng thứ tư của văn hóa. Từ chức năng giáo dục, văn hóa có chức năng phái sinh là
đảm bảo tính kế tục của lịch sử.
2. Đặc điểm của văn hóa Việt Nam
- Đặc trưng thứ nhất: Nước ta có một nền văn hóa phong phú và đa dạng trên tất
cả các khía cạnh. Người dân Việt Nam với 54 dân tộc anh em đã có những phong
tục đúng đắn, tốt đẹp từ lâu đời, có những lễ hội mang nhiều ý nghĩa trong sinh hoạt cộng
đồng, những niềm tin bền vững trong tín ngưỡng, sự khoan dung trong tư tưởng giáo lý
khác nhau của các tôn giáo, tính cặn kẽ và ẩn dụ trong giao tiếp truyền đạt của ngôn ngữ,
từ truyền thống đến hiện đại của văn học, nghệ thuật.
- Đặc trưng thứ hai: Sự khác biệt về cấu trúc địa hình, khí hậu và phân bố dân tộc,
dân cư đã tạo ra những vùng văn hoá có những nét đặc trưng riêng tại Việt Nam. Từ cái
4
nôi của văn hóa Việt Nam ở đồng bằng sông Hồng của người Việt chủ đạo với nền văn
hóa làng xã và văn minh lúa nước đến những sắc thái văn hóa các dân tộc miền núi
tại Tây bắc và Đông bắc; từ các vùng đất biên viễn của Việt Nam thời dựng nước ở Bắc
Trung bộ đến sự pha trộn với văn hóa Chăm Pa của người Chăm ở Nam Trung Bộ; từ
những vùng đất mới ở Nam Bộ với sự kết hợp văn hóa các tộc người Hoa, người
Khmer đến sự đa dạng trong văn hóa và tộc người ở Tây Nguyên.
- Đặc trưng thứ ba: Với một lịch sử có từ hàng nghìn năm của người Việt cùng với
những hội tụ về sau của các dân tộc khác; từ văn hóa bản địa của người Việt cổ từ
thời Hồng Bàng đến những ảnh hưởng từ bên ngoài trong trong hàng nghìn năm nay cộng
với những ảnh hưởng từ xa xưa của Trung Quốc, Đông Nam Á; những ảnh hưởng
của Pháp từ thế kỷ 19, phương Tây trong thế kỷ 20 và toàn cầu hóa từ thế kỷ 21, Việt
Nam đã có những thay đổi về văn hóa theo các thời kỳ lịch sử, có những khía cạnh mất đi
nhưng cũng có những khía cạnh văn hóa khác bổ sung vào nền văn hóa Việt Nam hiện
đại.
3. Các khía cạnh của văn hóa Việt Nam
- Phong tục:
Theo nghĩa Hán-Việt, Phong là nền nếp đã lan truyền rộng rãi và Tục là thói quen
lâu đời. Phong tục ở Việt Nam có truyền thống lâu đời hàng ngàn năm nay, nó đã trở
thành luật tục, sâu đậm và gắn chặt trong người dân, có sức mạnh hơn cả những đạo luật.
Theo sự thăng trầm của lịch sử của dân tộc, phong tục của người Việt Nam cũng không
ngừng biến đổi theo trào lưu biến đổi văn hoá xã hội. Có những phong tục mất đi và cũng
có những phong tục khẳng định được tính đúng đắn, cái hay, cái đẹp của nó qua việc
những phong tục đó còn hiện hữu trong cuộc sống ngày nay của người Việt Nam.
Phong tục sớm nhất trong lịch sử Việt Nam là tục ăn trầu, có từ thời Hùng Vương.
Trải qua hàng nghìn năm, người Việt và một số dân tộc khác vẫn giữ được phong tục này
trong cuộc sống hàng ngày. Sự bắt đầu của tục ăn trầu được giải thích qua “Sự tích Trầu
5
Cau”, và từ đó, tục ăn trầu trở thành biểu tượng cho tình anh em, vợ chồng. Theo thời
gian ý nghĩa của tục ăn trầu được mở rộng sang việc giao hiếu, kết thân của người Việt
Nam. Miếng trầu gồm 4 thứ nguyên liệu: cau (vị ngọt), lá trầu không(vị cay), rễ (vị
đắng) và vôi (vị nồng). Món trầu thể hiện nếp sinh hoạt mang đậm tính dân tộc độc đáo
của Việt Nam.
Miếng trầu, làm cho người ta gần gũi, cởi mở với nhau hơn. Miếng trầu nhân lên
niềm vui, khách đến được mời trầu, “miếng trầu là đầu câu chuyện”; tiệc cưới có đĩa trầu
để chia vui; ngày lễ, tết, ngày hội miếng trầu với người lạ để làm quen, kết bạn; với người
quen miếng trầu là tri âm tri kỷ. Miếng trầu cũng làm người ta ấm lên trong những ngày
đông lạnh giá, làm nguôi vợi bớt nỗi buồn khi nhà có tang, có buồn được sẻ chia cảm
thông bởi họ hàng bạn bè làng xóm. Miếng trầu còn là sự thể hiện lòng thành kính của
thế hệ sau với các thế hệ trước nên trên mâm cỗ thờ cúng gia tiên của người Việt thường
có trầu cau.
Cũng ra đời từ xa xưa cùng với tục ăn trầu là phong tục đón năm mới hay Tết. Vừa
là phong tục, Tết cũng vừa là một tín ngưỡng, vừa một lễ hội của người dân Việt Nam.
Một số dân tộc khác đón năm mới trong thời gian khác với tên gọi đặc trưng của dân tộc
mình như Chol Chnam Thmay (khoảng tháng 4) của người Khmer, Katê (khoảng tháng
10) của người Chăm Bàlamôm,… Từ Tết Nguyên Đán đón năm mới, theo thời gian với
những ảnh hưởng từ Trung Quốc, người Việt Nam bổ sung thêm vào những phong tục
Tết khác như Tết Nguyên tiêu, Tết Đoan ngọ, Tết Trung thu, Tết Thanh minh,…
Không thấy nhắc đến sớm trong sử sách nhưng các phong tục như hôn nhân, sinh
đẻ, tang lễ,… cũng đã song hành với người Việt Nam từ xa xưa và đến nay vẫn là những
phong tục gắn liền với đời sống người Việt Nam.
Ẩm thực và trang phục gắn liền với đời sống thường nhật của người Việt Nam.
Trải qua hàng nghìn năm, những nét phong tục này đã bị biến đổi đi rất nhiều. Tuy nhiên,
qua những gì sử sách và dã sử để lại, ta cũng thấy một sự tinh tế trong ẩm thực, trang
phục của người Việt Nam từ xưa đến nay.
6
- Lễ hội:
Lễ hội là một hình thức sinh hoạt cộng đồng. Cũng như nhiểu quốc gia khác, Việt
Nam cũng có nhiều lễ hội dân gian gắn liền với cuộc sống của người dân. Trong lễ hội,
các lễ nghi tín ngưỡng, các phong tục tập quán, các thể lệ và hình thức sinh hoạt của một
cộng đồng đã được tái hiện một cách rất sinh động. Lễ hội được tổ chức vào những thời
điểm khác nhau trong một năm, tuỳ thuộc vào phong tục tập quán của từng dân tộc,
nhưng lễ hội vẫn tập trung nhiều nhất vào mùa Xuân.
Ngoài các lễ hội lớn và long trọng, từ bắc đến nam còn có hàng nghìn lễ hội lớn
nhỏ khác nhau của các dân tộc. Các lễ hội ở nước ta rất đa dạng, như những lễ hội về
nông nghiệp, hội văn nghệ vui chơi, thi tài, hội giao duyên, hội lịch sử,... Trong đó đặc
biệt là hội mừng năm mới (Tết Nguyên Đán) của người Việt và một số dân tộc khác.
Cùng với các lễ hội dân gian, các lễ hội của các tôn giáo ban đầu chỉ mang ý nghĩa
nội bộ. Nhưng theo thời gian các lễ hội đó lan sang các tầng lớp xã hội khác và trở thành
những lễ hội mang tính cộng đồng như lễ Phật đản của Phật giáo và lễ Noel của Công
giáo…
- Tín ngưỡng
Như mọi nơi trên thế giới, từ thuở xa xưa các dân tộc trên đất Việt Nam đã thờ rất
nhiều thần linh. Người Việt cổ thờ tất cả các thế lực vô hình và hữu hình mà thực chất là
các hiện tượng thiên nhiên và xã hội chưa thể giải thích được vào thời đó. Ngày nay nhờ
những nghiên cứu, những lễ hội, những phong tục hiện hữu, chúng ta đã biết nhiều hơn
về cuộc sống vật chất cũng như tinh thần của các dân tộc Việt cổ nói chung và tín ngưỡng
của họ nói riêng.
Thờ cúng tổ tiên và cúng giỗ người đã mất là một tục lệ lâu đời của người Việt và
một số dân tộc khác. Người dân tin rằng linh hồn của tổ tiên cũng ở bên cạnh và phù hộ
cho con cháu. Chính vì như vậy, gia đình nào cũng có bàn thờ tổ tiên. Bàn thờ được đặt
7
nơi trang trọng nhất trong nhà. Ngoài các ngày giỗ, tết , mỗi ngày người trong nhà đều
thắp hương như một cách thông báo đến người đã khuất những việc trong ngày. Giỗ tổ
vua Hùng được tổ chức vào ngày mùng 10 tháng 3 Âm lịch hằng năm là một lễ hội tiêu
biểu cho tín ngưỡng thờ cũng tổ tiên ở nước ta.
- Tôn giáo
Với sự biến động của lịch sử các dân tộc tại Việt Nam, trải qua hơn 10 thế kỷ Bắc
thuộc, đời sống tinh thần nói chung của người dân Việt Nam bị ảnh hưởng rất nhiều từ
văn hoá Trung Hoa. Ba hệ tư tưởng Tam giáo đã thâm nhập vào đời sống tinh thần cũng
như vào tôn giáo của người Việt Nam là Đạo giáo, Nho giáo và Phật giáo. Đạo giáo và
Nho giáo có nguồn gốc từ Trung Quốc và thâm nhập vào Việt Nam từ những thế kỷ đầu
công nguyên qua tầng lớp thống trị người Trung Hoa. Phật giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ,
với hai phái du nhập vào Việt Nam bằng hai con đường khác nhau: phái Đại thừa vào
Việt Nam qua Trung Quốc cùng với Đạo giáo và Nho giáo, phái Tiểu thừa qua các
nước Đông Nam Á láng giềng vào Việt Nam, thịnh hành ở cộng đồng người
Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Công giáo được du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ 16. Tuy việc truyền đạo lúc bấy
giờ gặp nhiều khó khăn nhưng ở Việt Nam, từ lúc đầu cũng đã có một số lượng người
theo Công giáo. Từ cuối thế kỷ 19 khi thực dân Pháp đã xâm lược hoàn toàn Việt Nam
thì việc truyền đạo mới được tự do dễ dàng. Hiện nay Việt Nam có khoảng 8% dân số là
tín đồ Công giáo, đứng hàng thứ 2 ở Đông Nam Á sau Philippines. Cùng với Công giáo,
một hệ phái khác của đạo Cơ đốc là Tin Lành cũng xâm nhập vào Việt Nam từ đầu thế kỷ
20. Đạo Tin Lành được phổ biến tới các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc, Tây
Nguyên,...Ước tính hiện nay có khoảng hơn 1 triệu người theo đạo Tin lành.
Đạo Hồi là tôn giáo của một bộ phận người Chăm ở Việt Nam, được du nhập vào
từ thế kỷ 15 tại vương quốc Chăm Pa ở miền Trung Việt Nam. Sau đó đạo Hồi theo chân
một bộ phận người Chăm di cư tới vùng An Giang, Tây Ninh vào thế kỷ XIX.
8
Ngoài các tôn giáo du nhập từ bên ngoài trên, ở miền Nam nước ta còn có các tôn
giáo Hoà Hảo và Cao Đài. Đây là hai tôn giáo bản địa Việt Nam. Đạo Hoà Hảo được
sáng lập từ năm 1939 và đạo Cao Đài được sáng lập từ năm 1926. Hiện nay hai tôn giáo
bản địa này phát triển mạnh khắp Nam Bộ và ra cả một số tỉnh ở Nam Trung Bộ và Tây
Nguyên.
- Ngôn ngữ:
Về mặt ngôn ngữ, các nhà dân tộc học đã chia các dân tộc ở nước ta thành 8 nhóm
ngôn ngữ:
+ Nhóm Việt-Mường: gồm người Việt, người Mường, người Chứt, người Thổ
+ Nhóm Tày-Thái: gồm người Tày, Thái, Nùng, Bố Y, Sán Chay, Lào,...
+ Nhóm Dao-Hmông: gồm người Hmông, Dao, Pà Thẻn,...
+ Nhóm Tạng-Miến: gồm người Hà Nhì, Lô Lô, Si La, La Hủ,...
+ Nhóm Hán: gồm người Hoa, Sán Dìu, Ngái,...
+ Nhóm Môn-Khmer: gồm người Khmer, Kháng, Hrê, Xơ Đăng, Ba Na, Khơ
Mú, Cơ Ho, Mạ, Xinh Mun,...
+ Nhóm Mã Lai-Đa đảo: gồm người Chăm, Gia Rai, Ê Đê, Ra Glai, Chu Ru,...
+ Nhóm hỗn hợp Nam Á: gồm la Chí, La Ha, Pu Chéo, Cơ Lao,...
Tiếng Việt thuộc về ngôn ngữ Việt-Mường, hiện nay là ngôn ngữ chính thức của
nước ta, và đồng thời là ngôn ngữ hành chính chung của 54 dân tộc sống trên đất nước
Việt Nam. Tiếng Việt được 86% người dân sử dụng. Mặc dù là ngôn ngữ chung nhưng
tiếng Việt của chúng ta có sự khác biệt về từ ngữ và cách phát âm ở ba miền Bắc, Trung,
Nam.
Về nguồn gốc, tiếng Việt được xem là có nguồn gốc với ngôn ngữ Nam Á về
mặt từ vựng kết hợp với ngôn ngữ Tày-Thái về mặt thanh điệu. Trong quá trình phát
triển, tiếng Việt đã tiếp thu và đồng hoá nhiều từ Hán (được gọi là từ Hán-Việt). Ngoài ra
tiếng Việt còn tiếp thu một số lượng khá lớn các từ khoa học kỹ thuật của các ngôn ngữ
Pháp, Nga, Anh từ đầu thế kỷ XX đến nay.
9
Về chữ viết, theo một số nghiên cứu khảo cổ, từ thời Hùng Vương, người Việt đã
có chữ viết riêng gọi là chữ Khoa Đẩu mà người Trung Quốc miêu tả là giống đàn nòng
nọc đang bơi. Tới thời Bắc thuộc, chữ Hán là chữ viết chính thức ở nước ta. Sau khi dành
độc lập từ thế kỷ X, với ý thức dân tộc cũng như các từ ngữ không có trong chữ Hán,
người Việt đã sáng tạo ra chữ Nôm, được sử dụng song song với chữ Hán. Chữ Nôm
được hoàn chỉnh vào thế kỷ XIII và phát triển rực rỡ vào thế kỷ XV. Tuy nhiên chữ Nôm
chỉ được dùng trong lĩnh vực văn chương, còn trong hành chính thì vẫn dùng chữ Hán.
Từ thế kỷ XVII, các nhà truyền giáo phương Tây vào Việt Nam truyền đạo Công
giáo đã dựa trên ký tự Latinh để chuyển âm tiếng Việt sang chữ Latinh. Đây là cơ sở cho
sự ra đời của chữ Quốc ngữ hiện nay. Mặc dù chữ Quốc ngữ đã có từ thế kỷ XVII nhưng
phải tới đầu thế kỷ XX, chữ Quốc ngữ mới trở nên phổ biến.
Ngoài chữ Quốc ngữ là chữ viết chính thức của nước ta, một số dân tộc khác cũng
sữ dụng song song chữ viết của dân tộc mình như chữ Khmer của người Khmer ở Nam
Bộ, chữ Akhar Thrah của người Chăm, chữ Thái của người Thái ở vùng Tây bắc, chữ
Mnông của người Mnông ở Tây Nguyên,...nhằm gìn giữ văn hoá của dân tộc mình cũng
như tiếp nhận các tri thức mới từ chữ Quốc ngữ dịch sang. Theo thống kê hiện nay có 26
dân tộc thiểu số tại Việt Nam có chữ viết riêng của mình.
- Văn học:
Cũng như nền văn học của các nước khác trên thế giới, văn học Việt Nam bao gồm
hai bộ phận: văn học dân gian và văn học viết. Văn học dân gian là văn học truyền miệng
của người dân. Văn học viết gồm có văn học chữ Hán, văn học chữ Nôm và văn học chữ
Quốc ngữ.
Kho tàng văn học dân gian của Việt Nam rất phong phú và đa dạng nhằm giữ gìn
những truyền thống quý báu của dân tộc, bảo tồn những kinh nghiệm sống, kinh nghiệm
sản xuất của các thế hệ người Việt Nam trong điều kiện đại đa số người dân trong thời
phong kiến không biết chữ Hán. Hình thức văn học dân gian truyền miệng đã ra đời và
được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác.
10
Văn học dân gian thường ca ngợi tài năng và lòng dũng cảm của con người trước
thiên nhiên khắc nghiệt, trước kẻ thù độc ác, ca ngợi lòng nhân hậu, độ lượng giúp đỡ
nhau, ca ngợi tình yêu trai gái, tình chung thuỷ vợ chồng, yêu con người, yêu thiên nhiên,
yêu làng xóm, quê hương. Không những thế văn học dân gian Việt Nam còn là vũ khí
đấu tranh chống lại những thói hư tật xấu của con người, chống lại những bất công thối
nát trong xã hội. Bằng ngôn ngữ dân gian giàu hình ảnh, bằng nghệ thuật nhạc điệu sinh
động, văn học dân gian Việt Nam đã thấm sâu vào lòng người một cách tự nhiên và rất dễ
dàng truyền lại cho những thế hệ sau.
Trong văn học viết, chữ Hán và chữ Nôm được sử dụng trong một thời gian dài. Các
tác phẩm văn học cổ nhất còn lưu lại được sáng tác vào thế kỷ XI với nội dung chủ yếu
về đạo Phật. Đó là những bài thơ, kệ của các vị tang sư giải thích về cơ sở căn bản của
đạo Phật, bình luận về các biến cố lịch sử hay các đề tài về ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên. Từ
thế kỷ XII, nhiều công trình về lịch sử, địa lý và địa chí bằng chữ Hán đã xuất hiện. Khi
hệ thống chữ Nôm được hoàn chỉnh vào thế kỷ XIII, nhiều tác phẩm văn học viết bằng
chữ Nôm lần lượt xuất hiện. Một trong những tác phẩm sớm nhất bằng chữ Nôm còn để
lại đến hôm nay là các bài thơ của Nguyễn Trãi. Các tác phẩm đồ sộ của ông bao gồm
một tuyển tập hàng trăm bài thơ Nôm mang tên Quốc âm thi tập vào thế kỷ XV, kế tiếp
là Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm, các bài thơ của Hồ Xuân Hương và đặc biệt là
tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Từ đầu thế kỷ XX, chữ quốc ngữ được phổ biến rộng rãi, với sự phát triển của công
nghệ in ấn cùng với những tiếp xúc với văn học phương Tây, văn học Việt Nam xuất hiện
các thể loại văn học mới. Văn xuôi chiếm vị trí quan trọng trên văn đàn cùng với thơ ngự
trị trước đó. Sự thay đổi trong đời sống văn học đã xuất hiện với sự ra đời của phong trào
Thơ Mới vào những năm 1930. Trong lĩnh vực văn xuôi, hoạt động tích cực của những
cây bút trong Tự Lực Văn Đoàn đã góp phần hình thành nên tiểu thuyết Việt Nam hiện
đại.
11
Nền văn học Việt Nam từ thời kỳ này xuất hiện nhiều trào lưu, có những tác phẩm
chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa lãng mạn, có những tác phẩm theo chủ nghĩa hiện thực và
cũng có những tác phẩm gắn liền với chính trị (dòng tác phẩm cách mạng).
- Nghệ thuật:
Nền nghệ thuật của nước ta có từ hàng nghìn năm nay, bắt đầu từ nghệ thuật truyền
thống hay còn gọi là nghệ thuật dân gian.
Bắt đầu sớm nhất là kiến trúc dân gian với những hoạ tiết về nhà cửa trên mặt trống
đồng Đông Sơn vào khoảng thế kỷ VII TCN. Trải qua thời Bắc thuộc, kiến trúc Việt Nam
chịu nhiều ảnh hưởng của nền kiến trúc Trung Quốc. Từ thế kỷ XX, khi dành được độc
lập, kiến trúc Việt Nam là sự kết hợp giữa kiến trúc bản địa với những ảnh hưởng từ kiến
trúc Trung Quốc, Chăm Pa. Từ cuối thế kỷ 19, với việc đô hộ của thực dân Pháp, kiến
trúc Việt Nam bắt đầu áp dụng rộng rãi các khuông mẫu và thủ pháp kiến trúc, xây dựng
của phương Tây, nhiều công trình còn tồn tại đến ngày nay ở các đô thị, đặc biệt là tại Hà
Nội đã để lại một sắc thái kiến trúc đẹp và độc đáo.
Nền Mỹ thuật bắt đầu với điêu khắc cổ được thể hiện trên mặt trống Đồng Đông Sơn
của cư dân Lạc Việt. Trải qua các thời kỳ lịch sử, cùng với những ảnh hưởng từ bên
ngoài, đã tạo ra nền điêu khắc Việt Nam phát triển rực rỡ vào các thời Lý, Trần, Lê, thể
hiện qua các công trình tôn giáo và cung điện các vương triều. Bên cạnh các công trình
kiến trúc và điêu khắc của người Việt, nền điêu khắc kiến trúc nước ta được bổ sung các
kỹ thuật tinh xảo trong việc xây dựng các công trình tôn giáo tín ngưỡng của người
Chăm và người Khmer Nam Bộ. Hội họa xuất hiện muộn hơn với dòng tranh dân gian
Việt Nam, gồm tranh lụa, tranh tết, tranh Đông Hồ. Cùng với các môn nghệ thuật hiện đại
khác, mỹ thuật hiện đại Việt Nam cũng có những bước tiến dài từ đầu thế kỷ XX với sự
ảnh hưởng của nghệ thuật phương Tây thời Pháp thuộc, với các trường phái lãng mạn,
hiện thực, ấn tượng, trừu tượng, siêu thực,... Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của phương
Tây, khuynh hướng mỹ thuật hiện đại của Việt Nam vẫn gắn liền với lịch sử đất nước.
12
Sự ra đời và phát triển của sân khấu dân gian Việt Nam gắn liền với đời sống nông
nghiệp. Múa rối nước là nghệ thuật dân gian của của người nông dân làm ruộng nước ở
vùng đồng bằng Bắc Bộ, thường được biểu diễn trong dịp hội hè, những lúc nông nhàn.
Múa rối nước là một nghệ thuật tổng hoà giữa các nghệ thuật điêu khắc, sơn mài, âm
nhạc, hội hoạ và văn học. Cùng với múa rối nước, các môn nghệ thuật như
chèo, tuồng, cải lương cũng góp phần làm phong phú nền sân khấu cổ truyền Việt Nam.
Từ đầu thế kỷ XX, cùng với những ảnh hưởng của sân khấu phương Tây, nghệ thuật sân
khấu hiện đại Việt Nam được bổ sung thêm các môn nghệ thuật kịch, xiếc, ảo
thuật, múa, opera,...
Âm nhạc dân gian Việt Nam cũng có truyền thống lâu đời, bắt đầu với chầu
văn, quan họ, ca trù, hát ví, dân ca, vọng cổ, nhạc cung đình,...của người Việt và âm nhạc
dân gian của các dân tộc khác như hát lượn của người Tày, hát Sli của người Nùng, hát
Khan của người Ê Đê, hát dù kê của người Khmer... Cùng với các môn nghệ thuật hiện
đại khác, nền âm nhạc hiện đại Việt Nam từ những năm 1930 được hình thành và phát
triển đến ngày nay với các dòng nhạc tiền chiến, nhạc đỏ, tình khúc 1954-1975, nhạc
vàng, nhạc hải ngoại và nhạc trẻ. Vào tháng 9 năm 2009, ba trong số hình thức âm nhạc
dân gian Việt Nam là quan họ, ca trù, nhã nhạc cung đình Huế và Không gian văn hóa
Cồng Chiêng Tây Nguyên (bao gồm cả âm nhạc Cồng Chiêng) được UNESCO vinh danh
là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Điện ảnh là môn nghệ thuật xuất hiện muộn nhất tại Việt Nam, trải qua nhiều giai
đoạn thăng trầm. Ban đầu là những thể loại phim do người Pháp thực hiện từ những năm
1920. Tới thập niên 1930, cùng với sự ra đời của các môn âm nhạc, mỹ thuật hiện đại,
điện ảnh cũng bắt đầu được người Việt Nam thực hiện. Tiếp đó sau sự chia cắt đất nước,
điện ảnh nước ta tại hai miền đều có những hướng phát triển riêng. Sau những năm 1975
nền điện ảnh Việt Nam do nhà nước thực hiện. Tới giai đoạn Đổi Mới, từ những năm
1986, sự tham gia của tư nhân vào lĩnh vực điện ảnh đã tạo ra dòng phim mỳ ăn liền.
Dòng phim này thịnh hành trong những năm đầu của thập niên 1990 và tự kết thúc vai trò
của mình từ những năm 1995, nhường chỗ cho dòng phim đương đại Việt Nam.
13
II. Xung đột văn hóa
1. Xung đột là gì?
Nguyên nhân trực tiếp để xảy ra xung đột rất đa dạng, nó có thể vô tình, cũng có
thể là cố tình, nhưng rốt cuộc nguyên nhân khởi thủy chính là từ sự khác biệt. Khi các
bên cần tiếp cận đến cùng một mục tiêu, sự khác biệt về quyền lực, giá trị, quan điểm và
yếu tố xã hội góp phần làm nảy sinh các xung đột. Xung đột là điều không thể tránh
khỏi, thậm chí là cần thiết vì nó đóng vai trò là động lực của cạnh tranh và tiến bộ. xung
đột luôn có những khía cạnh tích cực và khía cạnh tiêu cực. Khi đó có lẽ cái cần quan tâm
hơn là nhận diện xung đột, xác định những nguyên nhân trực tiếp làm phát sinh ra nó để
từ đó có thể chủ động điều chỉnh nó.
2. Xung đột được hình thành như thế nào?
Theo Stulberg (tác giả cuốn ``Taking charge/managing conflict'', 1987, NXB Lexington)
có năm nhân tố cấu thành xung đột, ông gọi là ``Five-P' of conflict management'', nguyên
bản tiếng Anh là Perceptions - nhận thức, Problems - vấn đề, Processes - quá trình,
Principles - nguyên tắc, Practices - thực tế.
- Nhận thức: Con người thường nhận thức về xung đột theo hướng tiêu cực, do đó
phản ứng tiêu cực với xung đột phát sinh. Khi cố gắng loại trừ những yếu tố gây ra xung
đột với quan điểm này, ta vô tình kích thích xung đột.
- Vấn đề: Bất kỳ ai cũng có thể bị cuốn vào xung đột. Bao gồm những người trực
tiếp có lợi, những người chịu ảnh hưởng gián tiếp, những người tham gia giải quyết.
- Quy trình: Giải quyết xung đột cần có một quy trình thích hợp.
- Nguyên tắc: Xác định các bước tiến hành, việc ưu tiên xử lý với mỗi xung đột
cũng không kém quan trọng, xác định cần dựa trên các cơ sở hiệu quả, mức độ và các bên
tham gia, công bằng, độ phức tạp,...
14
- Hoàn cảnh thực tế: Quyền lực, lợi ích cá nhân và các tình huống nhất định là các
nguyên nhân trực tiếp đưa đến cách giải quyết xung đột của mỗi bên.
Nguyên nhân trực tiếp của xung đột là rất đa dạng, tuy nhiên có thể phân thành ba
nhóm bao gồm (i) nhóm các yếu tố giao tiếp, (ii) nhóm các yếu tố tổ chức, (iii) nhóm các
yếu tố cá nhân.
- Rào cản giao tiếp thường là những nguyên nhân hàng đầu và quan trọng nhất dẫn
đến hiểu nhầm. Rào cản giao tiếp có thể là kĩ năng lắng nghe kém, chia sẻ không đầy đủ
thông tin, khác biệt trong cách giải thích và nhận thức vấn đề, hay các biểu hiện phi ngôn
từ bị bỏ qua hoặc không được nhận biết/
- Bất đồng về tổ chức liên quan đến kích thước tổ chức, tỉ lệ thu nhập, mức độ tham
gia, hệ thống khen thưởng, và mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa các bên trong cùng một
vấn đề hay giữa các thành viên trong cùng một nhóm.
- Bất đồng cá nhân bắt nguồn từ các vấn đề như tính tự trọng cá nhân, mục tiêu cá
nhân, giá trị và nhu cầu.
Để có thể nhận biết của xung đột sớm, ta phải xác định được những dấu hiệu của
nó. Những dấu hiệu này có thể chúng ta đã và đang gặp, nhận thức thấy hàng ngày, chẳng
hạn như
- Cử chỉ, hành động
- Bất đồng, không cần quan tâm đến vấn đề cần giải quyết
- Che giấu thông tin xấu, thiếu trung thực với các vấn đề nhạy cảm
- Ngạc nhiên
- Ý kiến bất đồng phổ biến rộng rãi (công chúng, phương tiện truyền thông,...)
- Sai lệch về hệ thống giá trị
- Tìm kiếm quyền lực và thiếu sự tôn trọng
- Thiếu mục tiêu cụ thể, không có quy trình thực hiện rõ ràng, mù mờ về thông tin.
15
Từ những dấu hiệu bên ngoài, ta có thể đối chiếu, phân tích và xác định nguyên
nhân trực tiếp tạo ra những biểu hiện của xung đột đó là gì. Một số nguyên nhân trực tiếp
của xung đột có thể tham chiếu bao gồm:
- Hiểu nhầm.
- Giá trị bản thân bị kiểm chứng.
- Cách nhận thức bị đặt câu hỏi.
- Cạnh tranh nguồn lực.
- Vấn đề quyền lực.
- Thiếu hợp tác.
- Khác biệt trong phương pháp hay phong cách.
- Hoạt động kém.
- Khác biệt về giá trị hay mục tiêu.
- Khác biệt về dân tộc, màu da,...
Xung đột không hoàn toàn tiêu cực, ngược lại nó mang đến những ý nghĩa và
động lực hết sức tích cực. Hiểu bản chất xung đột, nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân
trực tiếp là điều kiện cần để tìm ra một phương án chủ động điều chỉnh, quy mô, mức độ
và hướng xung đột sao cho tác động mang lại tích cực nhất với nhóm, với tổ chức, với
cộng đồng.
III. Sự thống nhất và mâu thuẫn giữa tính truyền thống và hiện đại như một quy luật
phát triển của văn hóa
1. Khái niệm truyền thống trong văn hóa
Truyền thống được hiểu như là tập hợp những tư tưởng và tình cảm, những thói quen
trong tư duy, lối sống và ứng xử của một cộng đồng người nhất định, được hình thành trong lịch
sử và đã trở nên ổn định, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Do đó, truyền thống
bao giờ cũng mang ba đặc trưng cơ bản là: tính cộng đồng, tính ổn định và tính lưu truyền. Tất
nhiên, những đặc trưng đó chỉ có ý nghĩa tương đối, vì bản thân truyền thống cũng có quá trình
hình thành, phát triển và biến đổi. Mỗi khi hoàn cảnh lịch sử, cơ sở kinh tế - xã hội và hệ tư
16
tưởng thay đổi thì truyền thống cũng có những biến đổi, vừa có mặt kế thừa, phát triển, có mặt
loại bỏ; vừa có sự hình thành những truyền thống mới.
2. Khái niệm hiện đại trong văn hóa
Hiện đại, nguyên nghĩa là “thời đại hiện nay” (période contemporaine), cũng được hiểu là
những gì “thuộc thời đại ngày nay”, là “cái đang diễn ra trước mắt, tức là mới”. Theo nghĩa đó,
hiện đại là cái đang diễn ra, cái mới được bổ sung làm cho cái cũ, cái trước đây biến đổi để phù
hợp với thời đại hiện nay. Hiện đại gắn liền với phát triển, tạo ra những giá trị mới hơn, có
phẩm chất tốt hơn của cái quá khứ. Phạm trù hiện đại mang tính lịch sử, liên quan đến tính thời
gian và chất lượng.
3. Sự thống nhất và mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại trong sự phát triển
của văn hóa
3.1. Sự thống nhất giữa truyền thống và hiện đại trong sự phát triển của văn hóa,
được biểu hiện:
- Thứ nhất, truyền thống là cơ sở, là tiền đề của hiện đại. Truyền thống văn hóa là hệ
thống giá trị văn hóa đã hình thành và luôn được bổ sung để trở thành phẩm chất văn hóa một
dân tộc, và tự thân đã là một khái niệm có tính biện chứng, chuyển tải trong đó nội hàm là hành
vi sáng tạo văn hóa của cộng đồng. Truyền thống văn hóa là bộ mặt vật chất, tinh thần của một
xã hội trong những thời kỳ lịch sử nhất định. Truyền thống và hiện đại thống nhất hữu cơ trong
một chỉnh thể, ở đó, truyền thống văn hóa là nền tảng, tính hiện đại là sự bổ sung cho nền tảng ấy
ngày càng bền vững, và sự thống nhất phải đạt đến mức tính hiện đại gia nhập, trở thành yếu tố
của truyền thống văn hóa. Chính vì thế, phát triển văn hóa trong thời đại mới, chúng ta cần phải
dựa trên nền tảng của truyền thống văn hóa, và truyền thống ấy luôn phải được củng cố, bổ sung
phù hợp với yêu cầu của sự phát triển.
- Thứ hai là, hiện đại bắt nguồn từ truyền thống trên cơ sở chắt lọc, kế thừa và phát triển
truyền thống. Truyền thống là những kinh nghiệm đấu tranh sinh tồn của một dân tộc đã được
đúc kết thành các giá trị và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Truyền thống có ý nghĩa
vô cùng to lớn; vừa là nguồn sống vừa là nguồn sáng tạo của dân tộc. Nó luôn tồn tại trong mối
17
quan hệ với hiện tại và tương lai. Còn hiện đại, là cái được bổ sung làm cho cái cũ, cái trước đây
biến đổi để phù hợp với thời đại hiện nay. Hiện đại gắn liền với phát triển, tạo ra những giá trị
mới hơn, có phẩm chất tốt hơn của cái quá khứ. Vì vậy, không nên tuyệt đối hóa truyền thống, vì
nếu tuyệt đối hóa, lý tưởng hóa các giá trị truyền thống sẽ dẫn đến ý thức phục cổ, cản trở công
cuộc đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trái lại, không nên phủ định
truyền thống, nếu phủ định truyền thống sẽ dẫn đến xu hướng hiện đại hóa bằng con đường
ngoại nhập, đánh mất bản sắc dân tộc, tự hủy hoại sức mạnh nội sinh, làm mất tính bền vững và
ổn định của sự phát triển.
- Thứ ba là, truyền thống được bảo tồn, phát triển một cách sinh động và phong phú nhờ
tính hiện đại. Trải qua hàng nghìn năm xây dựng, bảo vệ đất nước, dân tộc Việt Nam đã tạo lập
cho mình một di sản truyền thống tinh thần rất phong phú, đa dạng, đó là tinh thần yêu nước;
truyền thống đoàn kết vì đại nghĩa dân tộc; truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, tính thích
nghi và hội nhập để tồn tại và phát triển, lối ứng xử mềm dẻo; tính cộng đồng kết hợp với tinh
thần nhân ái, truyền thống khoan dung…; trong các giá trị truyền thống văn hóa đó, những cái
tiến bộ, phù hợp luôn được bảo tồn, phát triển nâng cao sinh động, phong phú. Còn những truyền
thống lạc hậu, lỗi thời, không phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội và thời đại cần được loại
bỏ.
3.2. Sự mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại trong sự phát triển của văn hóa,
được biểu hiện trên những mặt cơ bản sau:
- Một là, tính ổn định của truyền thống và một số yếu tố lạc hậu, bảo thủ của truyền thống
trở thành lực cản của hiện đại. Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhân
dân ta đã từng bước xây dựng lối sống mới phù hợp với sự phát triển của xã hội công nghiệp,
nhưng vẫn giữ gìn và phát huy được các giá trị tốt đẹp trong lối sống cổ truyền của dân tộc. Tuy
nhiên, trong lối sống vẫn còn một số hạn chế, đó là tư tưởng tiểu nông sản xuất nhỏ, tính bảo thủ,
mê tín dị đoan, tâm lý bè phái, cục bộ, chủ nghĩa kinh nghiệm, chủ nghĩa bình quân, thói quan
liêu, gia trưởng..., không còn phù hợp với thời đại ngày nay cần khắc phục, nhằm xây dựng lối
sống mới văn minh, hiện đại.
18
- Hai là, trong quá trình phát triển có những yếu tố của hiện đại không phù hợp, mâu
thuẫn, xung đột với truyền thống. Quá trình toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế mang lại cho nhân
dân ta khá nhiều cái mới, cái hiện đại từ phương Tây; đồng thời, nó cũng tạo ra những giá trị
truyền thống, về lối sống cá nhân và dân tộc. Biểu hiện rõ nét nhất là các giá trị văn hóa ngoại lai
mà họ cho là "mới”, "hiện đại". Một bộ phận trong giới trẻ chạy theo thứ văn hoá và lối sống
thực dụng, thích chạy theo các mốt thời trang kiểu Tây, không phù hợp với thị hiếu thẩm mỹ của
dân tộc; ít hoặc không quan tâm đến lý tưởng chính trị xã hội; thích lối sống sòng phẳng hơn là
nghĩa tình... Đó là những biểu hiện xa rời lối sống truyền thống của dân tộc, xa rời bản sắc dân
tộc, chạy theo lối sống lai căng ngoại nhập vốn rất xa lạ với dân tộc ta.
Tài liệu tham khảo:
- Nguyễn Thị Thanh Bình - Dana Healy, Các khía cạnh văn hóa Việt Nam, NXB
Thế Giới, 2006
- Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục, 2000
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhom_b5n_xung_dot_van_hoa_0965.pdf