Ý nghĩa của việc phân tích tài chính doanh nghiệp. Lấy 1 doanh nghiệp cụ thể để phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp đó

Đội ngũ lao động là yếu tố then chốt quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Với sự phát triền ngày càng cao của khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại song một số khâu không thế thiếu bàn tay, óc sáng tạo của người lao động. Do đó công ty cần phát huy và khơi dậy sức mạnh tiềm ẩn trong mỗi lao động. Công nghệ kỹ thuật kết hợp với óc sáng tạo của con người sẽ là nguồn lực to lớn nhất giúp doanh nghiệp hoạt động ngày càng hiệu quả. Để đạt được hiểu quả trên doanh nghiệp cần có những chính sách đào tào đội ngũ lao động hợp lý cụ thể: - Công ty cần tuyển chọn những lao động lành nghề có ý thức học hỏi kinh nghiệm sáng tạo trong đổi mới sản xuất.Khuyến khích lao động phấn đấu nâng cao tay nghề trao đổi kinh nghiệm cho nhau cùng tiến bộ. - Công ty cần có những chính sách khuyến khích thù lao cho người lao động một cách hợp lý tương thích với trình độ khả năng của mỗi lao động.Làm được như vậy sẽ thúc đẩy người lao động nâng cao trình độ năng lực cải thiền hiệu suất làm việc ngày càng cao.

doc45 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2665 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ý nghĩa của việc phân tích tài chính doanh nghiệp. Lấy 1 doanh nghiệp cụ thể để phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp đó, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tác động đến đánh giá ban đầu về khả năng thanh toán của công ty. 2.2.1.3. Quay vòng khoản phải thu khách hàng Thông số vòng quay khoản phải thu cung cấp nguồn thông tin nội bộ về chất lượng khoản phải thu của công ty và mức độ hiệu quả của công ty trong hoạt động thu nợ. Tỷ lệ này được xác định bằng cách chia doanh thu tín dụng hàng năm cho khoản phải thu hàng ngày: Vòng quay khoản phải thu = Doanh thu bán tín dụng Khoản phải thu bình quân Thông số này cho chúng ta biết số lần khoản phải thu được chuyển hóa thành tiền trong năm. Số vòng quay càng lớn thì thời gian chuyển hóa từ doanh số thành tiền mặt càng ngắn. Khi không có thông tin về doanh thu tín dụng, chúng ta phải sử dụng tổng doanh thu. Khi doanh số biến động theo mùa hoặc tăng mạnh trong năm thì việc sử dụng số dư khoản phải thu cuối kỳ sẽ không còn phù hợp nữa. Đối với công ty hoạt động có biến động theo mùa, chúng ta nên sử dụng số dư hằng tháng cho phù hợp hơn. Trong trường hợp công ty có tốc độ tăng trưởng mạnh, số dư khoản phải thu vào cuối năm sẽ cao hơn so với doanh số. Lúc đó, vòng quay khoản phải thu sẽ bị sai lệch và vì thế số lần quay vòng khoản phải thu trong năm sẽ thấp. Trong trường hợp này, việc sử dụng giá trị bình quân của khoản phải thu đầu năm và cuối năm sẽ thích hợp hơn nếu doanh số tăng tương đối đều trong cả năm. Nếu coi tất cả các khoản phải thu đều khả nhượng trong khi một phần lớn khoản phải thu bị quá hạn thì bạn có thể rơi vào tình trạng đánh giá quá cao về khả năng thanh toán thực tế. Khoản phải thu chỉ khả nhượng khi chúng có thể được thu hồi trong một khoản thời gian hợp lý. Để xác định được nguyên nhân, nhà phân tích có thể chuyển thông số vòng quay khoản phải thu sang vòng quay khoản phải thu theo ngày hay còn gọi là kỳ thu tiền bình quân. 2.2.1.4. Kỳ thu tiền bình quân Kỳ thu tiền bình quân = Khoản phải thu x Số ngày trong năm Doanh thu tín dụng hàng năm Tuy nhiên, trước khi kết luận là công ty có vấn đề về thu hồi nợ, chúng ta nên kiểm tra lại thời hạn bán hàng mà công ty hiện đang cung cấp cho khách hàng. Nếu kỳ thu tiền bình quân lớn hơn thời hạn bán tín dụng cho phép của công ty thì đó là một dấu hiệu không tốt, nó chứng tỏ tỷ lệ khách hàng tín dụng đang chiếm tỷ trọng lớn hoặc là công ty đang bị khách hàng chiếm dụng vốn. Giả sử kỳ thu tiền bình quân là 62 ngày và thời hạn bán hàng là “2/10 Net 30”, điều này có nghĩa là một phần lớn khoản phải thu bị quá hạn, vượt qua ngày thứ 30. Mặt khác, nếu kỳ hạn là “Net 60” thì khoản phải thu bị thu hồi chỉ chậm hơn hai ngày so với kỳ hạn quy định. Mặc dù kỳ thu tiền bình quân quá cao thường không tốt nhưng kỳ thu tiền bình quân quá thấp cũng không phải là tốt. Kỳ thu tiền bình quân thấp có thể là biểu hiện của chính sách tín dụng quá chặt chẽ. Lúc này, khoản phải thu có thể có chất lượng nhưng doanh số có thể bị giảm mạnh và lợi nhuận có thể thấp hơn mức đáng ra phải được do chính sách tín dụng quá chặt chẽ. Trong tình huống này, có lẻ công ty nên nới lỏng các tiêu chuẩn tín dụng. * Quản lý thời hạn khoản phải thu Với phương pháp này, chúng ta cần phân loại các khoản phải thu một một ngày nào đó theo tỷ lệ phần trăm hóa đơn nợ của các tháng trước. Giả sử chúng ta có bảng kê khoản phải thu quá hạn vào ngày 31 tháng 12 như sau: Tháng bán tín dụng Tháng 12 Tháng 11 Tháng 10 Tháng 9 Tháng 8 vềtrước Thời gian quá hạn Hiện tại 0-1 1-2 2-3 3 hoặc hơn Tổng cộng Tỷ lệ % trên tổng số dư khoản phải thu hiện tại 67 19 7 2 5 100 Nếu thời hạn tín dụng là 2/10 Net 30, bảng kê thời hạn này cho chúng ta biết rằng có 67% khoản phải thu đến ngày 31/12 là khoản phải thu hiện tại, 19% bị quá hạn một tháng, 7% quá hạn hai tháng và tiếp tục như thế. Tùy vào những kết luận rút ra từ việc phân tích bảng kê khoản phải thu quá hạn, chúng ta có thể điều tra sâu hơn về chính sách tín dụng và thu hồi nợ của công ty. Các khoản phải thu được ghi trên bảng cân đối kế toán thường là những con số giả định trong trường hợp công ty có thể thu hồi được toàn bộ khoản phải thu. Bảng kê khoản phải thu quá hạn cung cấp nhiều thông tin hơn so với kỳ thu tiền bình quân vì nó chỉ ra dấu hiệu của vấn đề một cách chi tiết hơn. 2.2.1.5. Vòng quay khoản phải trả Có thể có những lúc công ty cần nắm thông tin về kỳ hạn trả tiền của chính họ đối với các nhà cung cấp hoặc kỳ hạn trả tiền của một khách hàng tín dụng tiềm năng. trong trường hợp này, chúng ta cần xem xét thông số vòng quay khoản phải trả và kỳ trả tiền bình quân như sau: Hệ số vòng quay khoản phải trả = Trị giá hàng mua tín dụng Khoản phải trả bình quân Kỳ trả tiền bình quân = Khoản phải trả x Số ngày trong năm Trị giá hàng mua tín dụng hàng năm Trong đó, khoản phải trả là số dư cuối kỳ (hoặc giá trị bình quân) và trị giá hàng mua tín dụng là giá trị hàng mua từ các nhà cung cấp bên ngoài trong năm. Con số này cho biết thời hạn bình quân của khoản phải trả. Thường thì các công ty muốn duy trì và kéo dài thời hạn phải trả vì như thế họ có thể sử dụng tiền từ nguồn này như là một nguồn tài trợ giá rẻ. Nếu hệ số quay vòng khoản phải trả thấp hơn so với mức bình quân ngành thì điều này chứng tỏ có khả năng chiếm dụng tiền của nhà cung cấp nhiều hơn so với các công ty khác trong ngành. Tuy nhiên, điều này phản ảnh nguy cơ công ty có thể phải đối phó với việc thanh toán các khoản nợ đến hạn. Trong trường hợp không có thông tin về giá trị mua hàng thì người ta có thể sử dụng chi phí hàng bán công với (trừ đi) mức tăng (giảm) tồn kho để xác định thông số này. Chẳng hạn, đối với một hệ thống của hàng bán lẻ không có chức năng sản xuất, chi phí hàng bán cộng với mức thay đổi về tồn kho là thành phần chủ yếu của hàng mua tín dụng. Tuy nhiên, trong những tình huống cộng thêm một giá trị quá lớn, chi phí hàng mua gồm chi phí hàng bán cộng tồn kho sẽ không thích hợp. Lúc đó, người ta phải có số tiền mua thực sự nếu sử dụng thông số này. Ngoài ra, kỳ trả tiền bình quân là thông tin có giá trị để đánh giá khả năng trả nợ đúng hạn của một khách hàng tín dụng. Nếu kỳ trả tiền bình quân là 48 ngày và thời hạn của ngành là Net 30 thì chúng ta biết rằng một phần lớn khoản phải trả bị quá hạn. Trong trường hợp này, kiểm tra tình trạng tín dụng của các nhà cung cấp khác của khách hàng sẽ cung cấp thông tin sâu hơn về mức độ nghiêm trọng của vấn đề. 2.2.1.6. Vòng quay tồn kho Để biết được hiệu quả trong quản trị tồn kho của công ty, chúng ta tính thông số vòng quay tồn kho: Vòng quay tồn kho = Giá vốn hàng bán Tồn kho bình quân Thông thường, vòng quay tồn kho càng cao, hoạt động quản trị tồn kho của công ty càng hiệu quả và tồn kho càng mới và càng khả nhượng. Tuy nhiên, đôi lúc, vòng quay tồn kho cao có thể là dấu hiệu của việc duy trì quá ít tồn kho và do đó có thể xảy ra tình trạng cạn dữ trữ. Vòng quay tồn kho thấp thường là dấu hiệu của việc duy trì nhiều hàng hóa lỗi thời, quá hạn, chậm chuyển đổi. Một vấn đề cũng cần phải đặt ra là tồn kho trong sổ sách có giá trị đúng với giá trị thực của nó hay không. Một khi có dấu hiệu nào đó về tồn kho, chúng ta phải điều tra sâu hơn để xác định nguyên nhân của nó. Ngoài ra, còn có một công cụ khác tương tự như vòng quay tồn kho nhưng biểu diễn theo ngày đó là chu kỳ chuyển hóa tồn kho hay còn gọi là kỳ dự trữ bình quân, xác định số ngày dự trữ trong kho. Chu kì chuyển hóa tồn kho = Số ngày trong năm Vòng quay tồn kho Hoặc Chu kì chuyển hóa tồn kho = Tồn kho bình quân Giá vốn hàng bán bình quân mỗi ngày Thông tin này cho biết trung bình phải mất bao nhiêu ngày để tồn kho được chuyển thành khoản phải thu và tiền mặt. 2.2.2. Phân tích thông số nợ Các thông số nợ phản ánh mức độ vay nợ hay là tính ưu tiên đối với việc khai thác nợ vay để tài trợ cho các tài sản của công ty. 2.2.2.1. Thông số nợ trên vốn chủ Thông số này được dùng để đánh giá mức độ sử dụng vốn vay của công ty. Thông số nợ = Tổng nợ Vốn chủ sở hữu 2.2.2.2. Thông số nợ trên tài sản Thông số này được sử dụng cùng với mục đích của thông số nợ trên vốn chủ. Thông số (D/A) cho biết tổng tài sản đã được tài trợ bằng vốn vay như thế nào. Thông số nợ (D/A) = Tổng nợ Tổng tài sản 2.2.2.3. Thông số nợ dài hạn / vốn dài hạn Thông số này cho biết tỷ lệ của nợ dài hạn chiếm trong tổng cơ cấu vốn dài hạn của công ty. Cơ cấu vốn dài hạn bao gồm nợ dài hạn cộng với vốn cổ phần (hay vốn chủ sở hữu) trong bảng cân đối kế toán. Thông số nợ dài hạn = Tổng nợ dài hạn Tổng nợ dài hạn và vốn cổ phần Tỷ lệ này cho biết mức độ quan trọng của nợ dài hạn trong cấu trúc vốn (tài trợ dài hạn) của công ty. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các tỷ lệ nợ chỉ tính dựa trên số liệu kế toán nên đôi khi cũng cần tính các tỷ lệ này theo giá trị thị trường để có được đánh giá chuẩn xác hơn. 2.2.2.4. Các thông số trang trải * Tỷ lệ đảm bảo lãi vay Tỷ lệ này là một công cụ đo lường về khả năng của công ty trong việc đáp ứng các khoản nợ lãi vay và khả năng tránh nguy cơ phá sản. Nói cách khác, nó biểu thị khả năng đáp ứng các nghĩa vụ nợ bằng thu nhập sản sinh từ hoạt động của công ty. Tỷ lệ này lớn hơn 1 chỉ ra rằng công ty có thể đáp ứng khoản chi trả tiền lãi và tạo ra được một lớp đệm an toàn đối với người cho vay. Nói chung, tỷ lệ này càng cao thì công ty sẽ càng có thể trang trải các khoản nợ tiền lãi. Tỷ lệ đảm bảo lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi (EBIT) Tổng tài sản Tỷ lệ đảm bảo lãi vay rất hữu ích khi đánh giá khả năng đáp ứng chi phí lãi nhưng thông số này có hai thiếu sót: + Lãi vay không phải là khoản chi phí tài chính cố định duy nhất – các công ty còn phải giảm nợ gốc theo kế hoạch và nhiều công ty thuê tài sản và vì thế phải thanh toán các khoản tiền thuê đó. Nếu công ty không có khả năng đáp ứng các khoản chi trả này, họ có thể bị phá sản. + EBIT không biểu diễn toàn bộ ngân quỹ có thể sử dụng để trả nợ, đặc biệt là nếu một công ty có chi phí khấu hao lớn. Để tính đến các điểm yếu này, các ngân hàng và các tổ chức khác đã xây dựng công thức trang trải EBITDA như sau: * Khả năng trả nợ: tỷ lệ trang trải của lợi nhuận hoạt động trước khấu hao (EBITDA) Tỷ lệ trang trải EBITDA = EBITDA + Trả tiền thuê tài sản Lãi + Vốn gốc + Tiền thuê tài sản 1 - t Lưu ý rằng vì nguồn ngân quỹ dùng để trang trải các khoản phải trả là nguồn ngân quỹ trước thuế, trong khi đó, vốn gốc phải trả lại là khoản nợ sau thuế, vì thế, phải đưa vốn gốc về trước thuế. Thông số EBITDA là thông số hữu ích nhất đối với những người cho vay ngắn hạn như ngân hàng. Qua một thời kỳ ngắn, quỹ từ khấu hao có thể được sử dụng để trả nợ. Qua một thời gian dài, các quỹ đó phải được tái đầu tư để duy trì nhà máy thiết bị hoặc những thứ mà công ty không thể tiếp tục duy trì trong công ty. Vì vậy, các ngân hàng cho vay ngắn hạn thường quan tâm đến thông số này trong khi các chủ nợ dài hạn thì tập trung vào tỷ lệ đảm bảo lãi vay. Tóm lại, khi đánh giá rủi ro tài chính của một công ty, nhà phân tích tài chính trước hết cần phải tính các thông số nợ như là một công cụ thô đo lường rủi ro tài chính. Tùy thuộc vào kế hoạch trả nợ và lãi suất bình quân mà tỷ số nợ có thể có hoặc có thể không cho một bức tranh chính xác về khả năng của công ty trong việc đáp ứng các nghĩa vụ tài chính. Hơn nữa, chúng ta biết rằng các khoản lãi và vốn gốc không thể được đáp ứng mà không có thu nhập, không có tiền mặt. Do vậy, cũng cần phải phân tích khả năng ngân quỹ của công ty trong việc đáp ứng các khoản nợ (cũng như các chi phí tài chính). 2.2.3. Phân tích thông số khả năng sinh lợi Các thông số này cho biết hiệu quả chung của công ty, nó phản ánh mức độ ổn định của thu nhập khi so sánh với các thông số của quá khứ, thông số này còn gọi là thông số hiệu quả đo lường hiệu quả của công ty trong việc sử dụng tài sản. Nội dung của thông số này nhằm đo lường tốc độ chuyển hóa của khoản phải thu, tồn kho và khoản phải trả trong chu kỳ kinh doanh để quản lý tài sản một cách hiệu quả. Nói cách khác, nó phản ánh tốc độc chu chuyển của những tài sản trực tiếp tham gia vào chu kỳ kinh doanh (vòng quay khoản phải thu, tồn kho, khoản phải trả) để từ đó có cơ sở điều chỉnh các chính sách (bán hàng, dự trữ, mua hàng) một cách hợp lý. 2.2.3.1. Vòng quay tổng tài sản Thông số này đo lường tốc độ chuyển hóa của tổng tài sản để tạo ra doanh thu. Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần Tổng tài sản 2.2.3.2 Lợi nhuận gộp biên Lợi nhuận gộp biên = Doanh thu thuần – Chi phí hàng bán Doanh thu thuần Thông số này đo lường hiệu quả hoạt động sản xuất và marketing của công ty. Một công ty có thông số này cao hơn mức bình quân ngành chứng tỏ nổ lực của công ty trong việc cắt giảm chi phí, nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng nguyên vật liệu và lao động so với các công ty khác. Đặc biệt, thông số này phản ánh tính hợp lý trong hoạt động định giá của công ty. 2.2.3.3. Lợi nhuận ròng biên Lợi nhuận ròng biên = Lợi nhuận ròng sau thuế Doanh thu ròng Lợi nhuận ròng biên là công cụ đo lường khả năng sinh lợi trên doanh số sau khi tính đến tất cả các chi phí và thuế thu nhập. Nó cho chúng ta biết lợi nhuận ròng trên mỗi đồng doanh số của công ty. Việc so sánh thông số này với ngành cho thấy hiệu suất và độ hấp dẫn của công ty này so với công ty khác. Bằng cách so sánh các thông số này cùng với nhau, chúng ta có thể nhìn thấy rõ hơn hiệu quả hoạt động của công ty. Nếu lợi nhuận gộp biên không thay đổi qua nhiều năm nhưng lợi nhuận ròng biên giảm trong cùng thời kỳ đó thì chúng ta biết là do các chi phí quản lý, hành chính và bán hàng cao tương đối so với doanh số hoặc do lãi suất cao. Mặc khác, nếu lợi nhuận gộp biên giảm, chúng ta biết rằng chi phí sản xuất so với doanh số tăng lên. và điều này xảy ra hoặc là do giá bán thấp hơn hoặc do hiệu quả hoạt động thấp hơn. 2.2.3.4. Khả năng sinh lợi trên đầu tư Thu nhập trên đầu tư (ROA) = Lợi nhuận ròng Tổng tài sản a. Thu nhập trên giá trị ròng Đây là hệ số quan trọng nhất đối với các cổ đông nắm giữ cổ phần thường, nó cho thấy khả năng sinh lợi trên vốn đầu tư của họ trong công ty. Thu nhập trên giá trị ròng là phần còn lại của lợi nhuận ròng sau khi đã thanh toán cổ tức ưu đãi chia cho giá trị ròng (vốn cổ phần - vốn cổ phần ưu đãi). Trong trường hợp không có vốn vay thì ROA cũng chính là ROE. Còn khi có vốn vay, chi phí sau thuế của vốn vay thấp làm cho ROE lớn hơn nhiều so với ROA do tác động của đòn bẩy nợ. ROE còn có thể biểu diễn dưới dạng: ROE = ROA (1 – D/A) Sức sinh lời trên đầu tư = Khả năng sinh lời trên DS x Hiệu suất của tài sản Đo lường hiệu quả trong việc sử dụng tài sản để tạo ra doanh thu. Đo lường hiệu quả chung về khả năng sinh lợi bằng tài sản hiện có. Thu nhập trên đầu tư = Lợi nhuận ròng sau thuế Tổng tài sản Đo lường khả năng sinh lợi trên doanh thu. Lợi nhuận ròng biên Lợi nhuận ròng sau thuế Doanh thu thuần = Vòng quay của tài sản Doanh thu thuần Tổng tài sản = Nếu thông số này lớn hơn bình quân ngành thì cổ đông được lợi hơn so với các cổ đông khác trong cùng ngành. Điều này có thể là do một trong hai yếu tố sau: ROE của công ty cao hoặc là do công ty đã sử dụng đòn bẩy nợ (nợ/tài sản). Khi tăng mức đòn bẩy nợ lên, ROE của công ty sẽ tăng, tuy nhiên đến một lúc nào đó thì tác động của đòn bẩy sẽ không còn hiệu quả nữa do mức tăng thêm của chi phí tài chính sẽ lớn hơn khoản tăng thêm của phần lợi nhuận thu được nhờ tác động đòn bẩy. b. Thu nhập trên tổng tài sản và tiếp cận Dupont Hình 3.1. Phân tích ROA theo phương trình Dupont c. Thu nhập trên vốn chủ (ROE) Ngoài ra, có một công cụ khác đo lường hiệu suất chung của công ty là thu nhập trên vốn chủ. Thông số này cho biết mức độ hiệu quả của doanh nghiệp trong việc tạo ra thu nhập cho những cổ đông của họ. Thu nhập trên vốn chủ (ROE) = Lợi nhuận ròng Vốn chủ 2.2.4. Phân tích thông số thị trường Các thông số này cung cấp cho nhà quản trị thông tin nhận định của nhà đầu tư về hiệu quả hoạt động kinh doanh trong quá khứ và triển vọng tương lai của công ty. 2.2.4.1. Lãi cơ bản trên cổ phiếu EPS = Lợi nhuận ròng – Cổ tức ưu đãi Số cổ phiếu trung bình lưu hành trong kỳ 2.2.4.2. Thông số giá trên thu nhập (P/E) P/E = Giá trị trường của cổ phiếu Thu nhập trên cổ phiếu 2.2.4.3. Thông số giá cổ phiếu trên ngân quỹ Giá/Ngân quỹ = Giá cổ phiếu Ngân quỹ trên một cổ phiếu 2.2.4.4. Giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (M/B – Market/book value) Giá trị sổ sách mỗi cổ phiếu = Vốn chủ Tổng số cổ phiếu Giá trị thị trường/Giá trị sổ sách (M/B) = Giá trị trường mỗi cổ phiếu Giá trị sổ sách mỗi cổ phiếu CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY VINAMILK GIAI ĐOẠN 2010-2011 2.1. Giới thiệu công ty: 2.1.1 Lịch sử hình thành: Công ty sữa Vinamilk ngày nay được đánh giá là top 3 công ty cung cấp các sản phẩm liên quan đến sữa lớn nhất Việt Nam .Để có được như ngày hôm nay Vinamilk phải trải qua cả một quá trình phát triển từ lúc mới hình thành đến ngày hôm nay. Sơ lược lịch sử hình thành như sau: 1976 : Tiền thân là Công ty Sữa, Café Miền Nam, trực thuộc Tổng Công ty Thực Phẩm với sáu đơn vị trực thuộc là: Nhà máy sửa Thống Nhất, nhà máy sửa Trường Thọ, nhà máy sửa DIELAC, nhà máy Coffee Biên Hòa, nhà máy bột Bích Chi và Lubico. 1978 : Công ty được chuyển cho Bộ Công Nghiệp thực phẩm quản lý và Công ty được đổi tên thành Xí Nghiệp Liên hợp Sữa Café và Bánh Kẹo I. 1988 : Lần đầu tiên giới thiệu sản phẩm sữa bột và bột dinh dưỡng trẻ em tại Việt Nam. 1992 : Xí Nghiệp Liên hợp Sữa Café và Bánh Kẹo I được chính thức đổi tên thành Công ty Sữa Việt Nam và thuộc sự quản lý trực tiếp của Bộ Công Nhiệp Nhẹ. Công ty bắt đầu tập trung vào sản xuất và gia công các sản phẩm sữa. 1996 : Liên doanh với Công ty Cổ phần Đông lạnh Quy Nhơn để thành lập Xí Nghiệp Liên Doanh Sữa Bình Định. Liên doanh này tạo điều kiện cho Công ty thâm nhập thành công vào thị trường Miền Trung Việt Nam. 2000 Nhà máy sữa Cần Thơ được xây dựng tại Khu Công Nghiệp Trà Nóc, Thành phố Cần Thơ, nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu tốt hơn của người tiêu dùng tại đồng bằng sông Cửu Long. Cũng trong thời gian này, Công ty cũng xây dựng Xí Nghiệp Kho Vận có địa chỉ tọa lạc tại : 32 Đặng Văn Bi, Thành phố Hồ Chí Minh. 2003 : Chính thức chuyển đổi thành Công ty cổ phần vào 12/2003 và đổi tên thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam cho phù hợp với hình thức hoạt động của Công ty. 2004 : Mua thâu tóm Công ty Cổ phần sữa Sài Gòn. Tăng vốn điều lệ của Công ty lên 1,590 tỷ đồng. 2006 : Vinamilk niêm yết trên sàn HOSE vào19/01/2006, khi đó vốn của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước có tỷ lệ nắm giữ là 50.01% vốn điều lệ của Công ty.. 2007 Mua cổ phần chi phối 55% của công ty Lam Sơn vào tháng 9 năm 2007. có trụ sở tại khu công nghiệp Lễ Môn, Thanh Hóa. Hiện nay : Mở rộng thị trường và xây dựng thêm các nhà máy sữa ở khắp cả nước như nhà máy ở Lam Sơn ,Thanh Hóa v..v 2.1.2 Lỉnh vực kinh doanh: Thị trường đầu ra: 30% doanh thu của VNM là thu được từ thị trường quốc tế còn lại 70% doanh thu của VNM là thu được từ thị trường nội địa. Vinamilk chiếm 75% thị trường cả nước, mạng lưới phân phối rất mạnh với 1400 đại lý phủ đều trên 64/64 tỉnh thành. Ngoài ra, Vinamilk còn xuất khẩu các sản phẩm sang các nước Mỹ, Đức, Canada, Trung Quốc... Thị trường đầu vào: Nguồn nguyên vật liệu chính cho ngành chế biến sữa Việt Nam cũng như của Công ty Vinamilk được lấy từ hai nguồn chính: sữa bò tươi thu mua từ các hộ nông dân chăn nuôi bò sữa trong nước và nguồn sữa bột ngoại nhập. Hiện nay, sữa tươi thu mua từ các hộ dân cung cấp khoảng 25% nguyên liệu cho Công ty. Nguồn cung cấp nguyên vật liệu chính khá ổn định trong tương lai, ngành sữa Việt Nam sẽ dần giảm tỷ trọng sữa nguyên liệu nhập khẩu, thay thế vào đó là nguồn nguyên liệu sữa bò tươi, đảm bảo chất lượng sản phẩm sữa cho người tiêu dùng và góp phần thúc đẩy các ngành hỗ trợ trong nước. Các nguyên liệu khác ở Việt Nam hiện nay rất đa dạng và có mức giá cạnh tranh với nhau. Lĩnh vực kinh doanh chính: Sản xuất và kinh doanh sữa hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng, bánh, sữa tươi, sữa đậu nành, nước giải khát và các sản phẩm từ sữa khác; Kinh doanh thực phẩm công nghệ, thiết bị phụ tùng, vật tư, hoá chất và nguyên liệu. Kinh doanh nhà, môi giới cho thuê bất động sản; Kinh doanh kho bãi, bến bãi; Kinh doanh vận tải hàng bằng ô tô; Bốc xếp hàng hoá; Sản xuất mua bán rượu, bia, đồ uống, thực phẩm chế biến, chè uống, café rang– xay– phin – hoà tan; Sản xuất và mua bán bao bì, in trên bao bì; Sản xuất, mua bán sản phẩm nhựa. Phòng khám đa khoa. Sản phẩm của Vinamilk rất đa dạng và phong phú từ các sản phẩm sữa bột, sữa tươi, sữa chua cho đến nước uống đóng chai, nước ép trái cây, bánh kẹo và các sản phẩm chức năng khác. 2.1.3. Vị thế công ty: Theo kết quả bình chọn 100 thương hiệu mạnh nhất Việt Nam, Vinamilk là thương hiệu thực phẩm số 1 của Việt Nam chiếm thị phần hàng đầu, đạt tốc độ tăng trưởng 20 – 25%/năm, được người tiêu dùng tín nhiệm và liên tiếp được bình chọn là sản phẩm đứng đầu TOPTEN hàng Việt Nam chất lượng cao 8 năm liền 1997-2004. Doanh thu nội địa tăng trung bình hàng năm khoảng 20% - 25%. Vinamilk đã duy trì được vai trò chủ đạo của mình trên thị trường trong nước và cạnh tranh có hiệu quả với các nhãn hiệu sữa của nước ngoài. Một trong những thành công của Vinamilk là đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng nhu cầu của tất cả các đối tượng khách hàng từ trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên, người lớn, người có nhu cầu đặc biệt. 2.1.4 Các sản phẩm:  Với sự đa dạng về sản phẩm, Vinamilk hiện có trên 200 mặt hàng sữa và các sản phẩm từ sữa gồm: Sữa đặc, sữa bột, bột dinh dưỡng, sữa tươi, Kem, sữa chua, Phô – mai. Và các sản phẩm khác như: sữa đậu nành, nước ép trái cây, bánh, cà Cà phê hòa tan, nước uống đóng chai, trà, chocolate hòa tan ... Các sản phẩm của Vinamilk không chỉ được người tiêu dùng Việt Nam tín nhiệm mà còn có uy tín đối với cả thị trường ngoài nước. Đến nay, sản phẩm sữa Vinamilk đã được xuất khẩu sang thị trường nhiều nước trên thế giới: Mỹ, Canada, Pháp, Nga, Đức, CH Séc, Balan, Trung Quốc, khu vực Trung Đông, khu vực Châu Á, Lào, Campuchia …Trong thời gian qua, Vinamilk đã không ngừng đổi mới công nghệ, đầu tư dây chuyền máy móc thiết bị hiện đại nâng cao công tác quản lý và chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. 2.1.5. Chiến lược phát truyển và đầu tư: Mở rộng thị phần tại các thị trường hiện tại và thị trường mới. Phát triển toàn diện danh mục sản phẩm sữa nhằm hướng tới một lực lượng tiêu thụ rộng lớn đồng thời mở rộng sang các sản phẩm giá trị cộng thêm có tỷ suất lợi nhuận lớn hơn. Phát triển các dòng sản phẩm mới nhằm thỏa mãn nhiều thị hiếu tiêu dùng khác nhau. Xây dựng thương hiệu. Tiếp tục nâng cao quản lý hệ thống cung cấp. Phát triển nguồn nguyên liệu để đảm bảo nguồn cung sữa tươi ổn định và tin cậy 2.1.6 Một số thành tựu đạt được: 2.1.7 Thị trường: Vinamilk không ngừng đa dạng hóa các dòng sản phẩm, mở rộng lãnh thổ phân phối nhằm xứng đáng với vị trí dẫn đầu bền vững trên thị trường nội địa và đưa thương hiệu sữa Vinamilk cùng cạnh tranh với các thương hiệu sữa nổi tiếng trên thế giới. Hơn 30 năm có mặt trên thị trường Việt Nam, Vinamilk có một hệ thống phân phối rộng khắp cả nước, đa dạng về mẫu mã, chủng loại sản phẩm uy tín chất lượng cao. Hiện nay, có thể khẳng định được rằng: lĩnh vực chế biến sữa Việt Nam nói chung và của Vinamilk nói riêng đã đạt tới trình độ tiên tiến, hiện đại của thế giới cả về công nghệ lẫn trang thiết bị. Công nghệ và thiết bị thu mua sữa tươi của nông dân, đảm bảo thu mua hết lượng sữa bò, thúc đẩy ngành chăn nuôi bò sữa trong nước. Công nghệ tiệt trùng nhanh nhiệt độ cao để sản xuất sữa tươi tiệt trùng thị trường rộng lớn. Thiết bị mới hiện đại trong lĩnh vực đa dạng hoá bao bì sản phẩm. Công nghệ thông tin  và điều khiển tự động chương trình trong dây chuyền công nghệ, nhằm kiểm soát chặt chẽ các thông số công nghệ để tạo ra sản phẩm luôn đạt các chỉ tiêu chất lượng theo mong muốn và ổn định... Vinamilk là doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam về sản xuất sữa và các sản phẩm từ sữa. Hiện nay, Vinamilk chiếm khoảng 75% thị phần toàn quốc. Mạng lưới phân phối của Vinamilk rất mạnh trong nước với 183 nhà phân phối và gần 94.000 điểm bán hàng phủ đều 64/64 tỉnh thành.Sản phẩm Vinamilk còn được xuất khẩu sang nhiều nước: Mỹ, Canada, Pháp, Nga,  CH Séc,Ba Lan, Đức, Trung Quốc,  Khu vực Trung Đông, Khu vực Châu Á,  Lào, Campuchi ... Phân tích Pest của công ty Vinamilk Kinh tế Nền kinh tế tăng trưởng nhanh của Việt Nam đã có tác động tích cực tới sức mua trong nước. - Gia nhập WTO gây áp lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. - Thuế nhập khẩu sản phẩm sữa giảm tạo điều kiện thuận lợi cho các sản phẩm sữa ngoại nhập tăng. - Lạm phát tăng, xăng dầu tăng, giá bò giống tăng. Thể chế chính trị - Yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm rất nghiêm ngặt. - Nền chính trị ổn định thuận lợi cho việc kinh doanh của công ty. - Chính phủ ban hành các chính sách ưu đãi ( phê duyệt 2000 tỷ đồng cho các dự án phát triển ngành sữa đến năm 2020 ). Xã hội - Mức sống người dân ngày càng nâng cao. - Nhu cầu nâng cao sức khỏe và làm đẹp ngày càng tăng. - Tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng vẫn còn cao. - Phần lớn người dân Việt Nam chưa có thói quen uống sữa. Công nghệ - Công nghệ sản xuất sữa bột sấy phun từ công nghệ “gõ” sang công nghệ “thổi khí”. - Công nghệ tiệt trùng nhanh nhiệt độ cao. - Công nghệ chiết lon sữa bột. - Thiết bị mới hiện đại trong lĩnh vực đa dạng hóa bao bì sản phẩm. - Công nghệ quản lý chất lượng sản phẩm : quản lý chất lượng theo ISO. Môi trường - Khí hậu gió mùa nóng ẩm. - Thường xuyên xảy ra thiên tai lũ lụt. Tóm tắt kết quả hoạt động 5 năm từ 2007-2011 Các tỷ số khả năng sinh lời: Năm 2011 2010 1/ Tỷ suất lợi nhuận = TN thuần/DT 18.71% 22.23% 2/ Thu nhập/tài sản =TN thuần/Tổng TS 26.77% 33.44% 3/ TN/Vốn CSH = TN thuần/Vốn CSH 33.57% 45.23% 4/ LN trước thuế/ DT 22.15% 26.16% Sức sinh lời cơ sở BEP (BASIS OF EARNING POWER) Lợi nhuận thuần Tổng tài sản BEP= Bảng phân tích sức sinh lời cơ sở: Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2010 Chênh lệch (%) Lợi nhuận thuần 4.655.233.718.229 3.621.032.853.594 28.56% Tổng tài sản 15.564.318.125.515 10.754.306.626.329 44.72% Sức sinh lời cơ sở 29.91% 33.67% -3.76% Năm 2011 sức sinh lời cơ sở là 29.91%, điều này có nghĩa là một đồng tài sản bỏ ra sẽ đem lại 29.91 đồng lợi nhuận. Năm 2010 một đồng tài sản bỏ ra mang lại 33.67 đồng lợi nhuận. Tỷ suất sinh lời trên tài sản ROA (RETURN OF ASSET) Lợi nhuận trước thuế Tổng tài sản ROA= Bảng phân tích tỷ suất sinh lời trên tài sản: Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2010 Chênh lệch (%) Lợi nhuận trước thuế 4.932.509.403953 4.231.550.400.411 16,57% Tổng tài sản 15.564.318.125.515 10.754.306.626.329 44.73% Tỷ suất sinh lời trên tài sản 31,69% 39,35% -7.66% Qua bảng phân tích và biểu đồ cho thấy cứ 100 đồng tài sản năm 2011 sẽ tạo ra 31,69 đồng lợi nhuận ròng, một đồng tài sản bỏ ra năm 2010 tạo ra được 39,35 đồng lợi nhuận ròng, tức giảm 7.66 đồng. Vậy một đồng tài sản bỏ ra năm 2011 tạo ra ít lợi nhuận hơn năm 2010, chứng tỏa công ty năm 2010 làm ăn có hiệu quả hơn năm 2011. Có sự sụt giảm trong tỷ số ROA của VNM là do: VNM cũng có tổng tài sản bình quân tăng nhanh qua các năm nhưng sự tăng chậm trong lợi nhuận ròng không thể bù đắp lại nên đã kéo cho ROA của công ty giảm. Điều này đã chứng tỏ việc tăng nhanh tài sản của công ty đã không phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng có thể do ban giám đốc đã sử dụng nợ vay hay vận dụng chính sách bán chịu một cách không hiệu quả và làm cho tài sản tăng nhanh. Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất sinh lời trên vốn cổ phần ROE (RETUR OF EQUITY) Vốn CSH ROE= Bảng phân tích tỷ suất sinh lời trên vốn cổ phần: Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2010 Chênh lệch (%) Lợi nhuận sau thuế 4.166.604.997.301 3.595.835.915.774 15,87% Vốn CSH 12.412.148.182.440 7.950.956.287.870 56,11% Tỷ suất sinh lời trên vốn cổ phần 33,57% 45,23% -11,66% Nhận xét: Một trăm đồng vốn của cổ đông phổ thông bỏ ra năm 2011 tạo ra được 33,57 đồng lợi nhuận ròng, một trăm đồng vốn phổ thông bỏ ra năm 2010 thu về 45,23 đồng lợi nhuận. Một đồng vốn phổ thông bỏ ra năm 2010 tạo ra nhiều lợi nhuận hơn năm 2011, nguyên nhân là lợi nhuận sau thuế tăng chặm hơn tốc độ tăng của vốn CSH 2.2.2 Nhóm tỷ số khả năng thanh toán:(các tỷ số tính lỏng) Vốn lưu động ròng: Vốn lưu động ròng phản ánh phần tài sản ngắn hạn được tài trợ từ nguồn vốn cơ bản, lâu dài mà không đòi hỏi phải chi trả trong thời gian ngắn, vốn lưu động càng lớn phản ánh khả năng chitrả càng cao đối với nợ ngắn hạn khi đến hạn trả. Ta có: Vốn lưu động ròng = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn Bảng phân tích vốn lưu động ròng: Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2010 Tài sản ngắn hạn 9.279.160.021.716 5.804.397.860.378 Nợ ngắn hạn 2.993.592.789.307 2.643.646.520.653 Vốn lưu động ròng 6.285.567.232.409 3.160.751.339.725 Nhận xét: Nhìn vào bảng vốn lưu động ròng của Vinamilk trong 2 năm, ta thấy vốn lưu động ròng tăng từ 3.160.751.339.725 năm 2010 lên 6.285.567.232.409 trong năm 2011. Qua 2 năm, lượng vốn lưu động có xu hướng tăng mạnh, làm cho tài sản ngắn hạn được tài trợ từ nguồn vốn lâu dài tăng, hay nói cách khác là thanh toán đối với tài sảnngắn hạn tăng. Vốn lưu động ròng cho ta cái nhìn khái quát về khả năng chi trả. Khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp (QR) Tiền + Khoản phải thu Nợ ngắn hạn QR= Bảng phân tích Khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp: Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2010 Tiền + Khoản phải thu 3.101.435.901.849+ 2.126.947.803.251 58.843.207.079+ 1.119.075.135.003 Nợ ngắn hạn 2.993.592.789.307 2.643.646.520.653 Khả năng thanh toán nhanh 1,74 0,64 Năm 2011 Doanh nghiệp có khả năng trả nợ ngắn hạn bằng tài sản có tính thanh khoản cao cao hơn năm 2010. Lý do là lượng tiền mặt và các khoản phải thu của năm 2011 cao hơn năm 2010 nhưng tổng nợ ngắn hạn của năm 2011 cũng tăng lên rất nhiều. Ta có thể thấy rằng doanh nghiệp đang tận dụng nợ để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tuy nhiên cũng cần phải có biện pháp quản lý nợ tốt hơn. =>Năm 2011 có hệ số thanh toán nhanh ≥ 1 tức là tình hình thanh toán tương đối khả quan, còn năm 2010 VNM gặp khó khăn trong vấn đề thanh toán nợ. Tỷ số hiện hành: = Tài sản lưu động/ Nợ ngắn hạn Năm 2011 Năm 2010 2,81 1,5 Trong đó TSLĐ gồm các khoản tiền, phải thu, hàng tồn kho Nhận xét: Qua bảng trên cho thấy trong giai đoạn 2010-2011, hệ số thanh toán hiện thời của công ty ở mứccó thể chấp nhận được. Hệ số này biến động không mạnh, chứng tỏ khả năng doanh nghiệp đápứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn tốt. 3. Hệ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản : 3.1 Hệ số nợ: Cho biết trong một đồng vốn của DN có bao nhiêu đồng hình thành từ vay nợ bên ngoàiDN. Nhằm đánh giá mức độ sử dụng nợ trong tổng nguồn vốn hay mức độ sủ dụng đòn bẩy tàichính của DN, hệ số này càng lớn thì rủi ro tài chính càng cao.Công thức:  Hệ số nợ = Tổng nợ/ Tổng nguồn vốn D/A= = Bảng phân tích Tỉ số nợ trên vốn của doanh nghiệp: Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2010 Chênh lệch (%) Tổng nợ 3.152.169.943.075 2.803.350.338.459 12.44% Tổng vốn 15.564.318.125.515 10.754.306.626.329 44.73% Tỉ số nợ trên vốn 20.25% 26.07% -5.82 Nhận xét: Năm 2011 cứ 1 đồng vốn của công ty trong đó có 0.2025 đồng nợ. Năm 2010 cứ 1 đồng vốn của công ty trong đó có 0.2607 đồng nợ. Chứng tỏ của năm 2011 đã giảm so với 2010. năm 2010 công ty nợ cao hơn năm 2011.Qua bảng cân đối kế toán ta biết được cơ cấu các nguồn vốn được đầu tư và huy động vào quá trình sản xuất kinh doanh của công ty Vinamilk có độ chủ động về tài chính cao. Tóm lại, khi tình hình kinh doanh của DN đã khá ổn định, DN đã giảm vay để không gặp rủi ro mất khả năng chi trả. 3.2 Hệ số vốn chủ sở hữu: Chỉ tiêu này thể hiện mức độ tự chủ của doanh nghiệp về mặt tài chính, là tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu so với tổng vốn.Công thức: Hệ số vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu/ Tổng nguồn vốn Năm 2011 2010 Nguồn vốn CSH 12.412.148.182.440 7.950.956.287.870 Tổng nguồn vốn 15.564.318.125.515 10.754.306.626.329 Hệ số vốn CSH 79,75% 73,93% Nhận xét: -Giai đoạn 2010-2011: hệ số vốn chủ sở hữu tăng (năm 2011 tăng thêm 5,82% so với năm 2010) do cả nguồn vốn CSH và tổng nguồn vốn đều tăng nhưng tốc độ tăng của nguồn vốn CSH lớn hơn. Như vậy, hệ số vốn chủ sở hữu của DN qua 2 năm có xu hướng tăng cho thấy khả năng tự tài trợ của DN tăng, DN có thể chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh, đây là một biểu hiện tốt của DN. 3.3. Hệ số đòn bẩy - Tỷ số tổng nợ: Cho thấy việc sử dụng nợ của cty có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả hoạt động kinhdoanh. Công thức: Tỷ số nợ trên tài sản= Tổng nợ x 100%/ Tổng tài sản Năm 2011 2010 Nợ phải trả 3.152.169.943.075 2.803.350.338.459 Tổng tài sản 15.564.318.125.515 10.754.306.626.329 Tỷ số nợ trên tài sản 20,25% 26,07% Nhận xét: Trong 2 năm, tỷ số nợ của công ty Vinamilk luôn dưới 50%, đây là mức an toàn tức thanh khoản công ty cao tuy là một doanh nghiệp có vốn hóa lớn . Các chỉ tiêu tài chính quan trọng khác Năm 2010 Năm 2011 Tổng nợ/Vốn CSH 35% 25% Nợ quá hạn/Tổng DT 0.4% 0.1% TN cơ bản/ 1 cổ phiếu (EPS) 6.834 7.717 Giá trị TS thuần/ 1 cổ phiếu 22.556 22.437 Lợi nhuận gộp 32.2% 29.9% Chỉ số EPS có xu hướng tăng. Đó là một biểu hiện tốt vì cho thấy khả năng tạo ra lợi nhuận ròng trên một cổ phần của công ty tăng chứng tỏ lợi nhuận tạo ra từ các cổ phần của VNM không ngừng nâng cao, đồng nghĩa với việc cổ phần của VNM ngayg càng có sức hút lớn hơn. Đó là nhờ chính sách kinh doanh hợp lý của những nhà quản lý của công ty. Công ty Vinamilk cũng đã cơ cấu lại danh mục sản phẩm bằng cách mở rộng danh mục sản phẩm hiện có, đồng thời vẫn tập trung vào các sản phẩm đem lại hiệu quả cao nên mấy năm qua công ty đã kinh doanh tốt và được nhà đầu tư đánh giá cao => Công ty có tình hình tài chính mạnh, khả năng thanh toán tốt. Nợ vay rất ít là tốt trong điều kiện thị trường có nhiều biến động và chi phí lãi cao. Vòng quay vốn lưu động luôn được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo việc sử dụng nguồn vốn quan trọng này là hiệu quả nhất, không để xảy ra nợ xấu khó đòi và hàng tồn kho được để ở mức hợp lý để đáp ứng nhu cầu kế hoạch sản xuất. Năm 2011 Năm 2010 Tổng tài sản 15.564.318.125.515 10.754.306.626.329 Vốn CSH 12.412.148.182.440 7.950.956.287.870 Tổng TS/ Vốn CSH 1,25 1,35 => Hệ số tổng tài sản/vốn chủ sở hữu có xu hướng giảm trong 2 năm chứng tỏ doanh nghiệp ít có xu hướng sử dụng đong bẩy tài chính ít hơn trong hoạt động của mình. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro do những khoản vay nợ khi lãi suất biến động mạnh. Tỷ số sử dụng tài sản Năm 2011 Năm 2010 Hệ số lưu chuyển khoản phải thu= Doanh số bán chịu/ khoản phải thu 21.821.403.188.983/ 2.126.947.803.251= 10,25 15.845.154.669.949/ 1.119.075.135.003= 14,16 Kỳ thu tiền trung bình= khoản phải thu/doanh số bán chịu trung bình ngày 2.126.947.803.251/ (21.821.403.188.983/360) = 35,09 1.119.075.135.003/ (15.845.154.669.949/360) =25,43 Hệ số lưu chuyển hàng tồn kho= Doanh số/ hàng tồn kho 21.821.403.188.983/ 3.186.792.095.368= 6,85 15.845.154.669.949/ 2.272.650.052.063= 6,97 Hệ số sử dụng tổng tài sản cố định= Doanh số/ Tài sản cố định 21.821.403.188.983/ 4.571.226.735.584= 4,77 15.845.154.669.949/ 3.058.038.713.598= 5,18 Hệ số sử dụng tổng tài sản= Doanh số/ Tổng tài sản 21.821.403.188.983/ 15.564.318.125.515= 1,40 15.845.154.669.949/ 10.754.306.626.329= 1,47 Nhận xét: VNM thu hồi các khoản phải thu của nó trong năm 2011 nhanh hơn 2010, điều này thể hiện ở hệ số lưu chuyển khoản phải thu la 10,25 lần so với 14,16 lần năm 2010 và kỳ thu tiền bình quân trung bình là 35,09 ngày, nhanh hơn gần 10 ngày so với năm 2010. Mặt khác VNM luân chuyển hàng tồn kho của nó 6.85 lần năm 2011, và duy trì 1 mức thấp hơn hệ số sử dụng tài sản cố định và tổng tài sản thấp hơn so với 2010, là do việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong giai đoạn này gặp nhiều kho khăndo một phần môi trường kinh tế, càng ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh và ảnh hưởng một phần từ các yếu tố kinh tế vĩ mô như khủng hoảng kinh tế, lạm phát và do thay đổi trong nhữngchính sách đầu tư của công ty. Phân tích xu hướng Lợi nhuận biên MP (marginal proft) Lãi ròng của cổ đông đại chúng Doanh thu MP= Bảng phân tích chỉ số lợi nhuận biên: Đơn vị tính: triệu Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2010 Chênh lệch (%) Lãi ròng 4.166.604.997.301 3.595.835.915.774 15,87% Doanh thu thuần 21.821.403.188.983 15.845.154.669.949 37,72% Lợi nhuận biên 19,09% 22,69% -3,6% Theo đó, so với năm 2010 thì lợi nhuận biên năm 2011 có xu hướng giảm. VNM là 1công ty thực phẩm, lợi nhuận biên thấp và chìa khóa cho thu nhập trên tổng tài sản thỏa mãn là doanh thu trên tài sản cao. Vòng quay tài sản cố định: Đo lường mức vốn cần thiết phải đầu tư vào tài sản cố định để có được một đồng doanh thu. Khi tài sản cố định không đổi vòng quay tổng tài sản cố định giảm, tức là doanh nghiệp đang giảm doanh thu để mở rộng sản xuất. = Bảng phân tích vòng quay tài sản cố định của doanh nghiệp: Đơn vị tính: triệu Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2010 Chênh lệch Tổng doanh thu 22.264.531.786.640 16.173.754.854.110 37,66% Tài sản cố định 4.571.226.735.584 3.058.038.713.598 49,48% Vòng quay tài sản cố định 4,87 5,29 -0.42 Nhận xét: Ta thấy năm 2010 để có được 1 đồng doanh thu Vinamilk cần đầu tư vào tài sản cố định là 5,29 đồng và năm 2011 thấp hơn là 4,87. Cho thấy năm 2011 công ty đang đầu tư mở rộng quy mô sản xuất. Phân tích luồng tiền Dòng tiền từ hoạt động SXKD Nhận xét: -Dòng tiền từ hoạt động SXKD tăng nhưng không nhiều. 1 phần của sự gia tăng dòng tiền hoạt động SXKD là do tăng vốn chủ sở hữu từ việc phát hành cổ phiếu ra thị trường. Trong môi trường cạnh trạnh trong ngành ngày càng gay gắt, tuy doanh thu thuần tăng nhưng kèm theo đó là sự tăng lên của các khoản phải thu. Lợi nhuận lớn nhưng lượng tiền mặt tồn quỹ bị giảm đi do nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của DN. DN cũng tập trung trả nợ ngắn hạn, tăng tài sản cố định làm tăng chi phí hoạt động SXKD Dòng tiền từ hoạt động đầu tư: Nhận xét: Dòng tiền từ hoạt động đầu tư có sự giảm mạnh trong 2 năm từ 2010-2011, do hậu quả khủng hoảng kinh tế thế giới và môi trường vĩ mô có nhiều biến động đã làm công ty đầu tư không mấy hiệu quả, dòng tiền vào hạn chế. Dòng tiền từ hoạt động tài chính Nhận xét: -Năm 2008-2010, có thể thấy rằng, để tài trợ cho sự tăng trường nhanh chóng của công ty và đầu tư mạnh mẽ vào tài sản cố định, công ty đã sử dụng nợ vay khá nhiều, công ty đã chi trả nợ 1 phần nợ gốc. Do đó cũng có thể thấy rằng công ty đã sắp trả hết nợ ngắn hạn và dài hạn. SXKD hiệu quả, lợi nhuận đem về lớn Tóm lược hiệu quả kinh doanh và xu thế giá cổ phiếu: - Qua phân tích tổng hợp tình hoạt động kinh doanh và tình hình giao dịch cổ phiếu cho thấy mức giá VNM ở hiện tại (giao động quanh mức 90.000 đồng/cp) thấp hơn 18% so với giá cổ phiếu tính theo giá trị doanh nghiệp. Với những chiến lược kinh doanh rất tốt trong thời gian sắp tới (phấn đấu trở thành 1 trong 50 công ty sữa lớn nhất thế giới với doanh số 3 tỷ USD vào năm 2017), VNM là cổ phiếu rất đáng được cân nhắc đầu tư. - Một điều đáng lưu ý, VNM luôn là cổ phiếu được các tổ chức nước ngoài,các quỹ đầu tư săn đón và sẵn sàng mua vào khi “hở” room. Điều này cho thấy VNM thực sự là cổ phiếu rất tốt với nền tảng phát triển vững chắc và khả năng sinh lợi tốt. - Căn cứ vào kết quả hoạt động năm 2011, công ty sẽ cân nhắc tăng tỷ lệ trả cổ tức (hiện tại duy trì ở mức 30%/năm) và phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông. Nếu kế hoạch này được thực hiện, cổ đông của Vinamilk sẽ thu được một khoảng lợi nhuận khá tốt (tùy theo mức chia thưởng). Kết luận Năm 2011 là một năm với nhiều khó khăn cho nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng. là một doanh nghiệp hoạt động trong ngành kinh tế, với sản phẩm cung cấp cho số đông người tiêu dùng, Vinamilk không tránh khỏi những khó khăn chung như lạm phát và sức mua thực tế của người tiêu dùng bị ảnh hưởng. Với nỗ lực không mệt mỏi của toàn bộ hệ thống, doanh thu của Vinamilk năm 2011 đã tăng 37,2% so với năm 2010. Xét về mặt tốc độ tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng doanh thu năm 2011 thấp hơn năm 2010 (37,2% so với 48,6%). Tuy nhiên, xét về mặt giá trị tuyệt đối thì doanh thu năm 2011 vẫn tăng cao hơn năm 2010. Tổng doanh thu năm 2011 tăng 5.990 tỷ đồng so với cùng kỳ, từ 16.081 tỷ năm 2010 lên 22.071 tỷ đồng năm 2011. Mức tăng này cao hơn mức tăng 5.261 tỷ đồng của tổng doanh thu năm 2010 so với 2009. Tuy nhiên, lợi nhuận tăng chậm hơn doanh thu. Năm 2011, giá nguyên vật liệu đầu vào nội địa lẫn nhập khẩu của Vinamilk tăng cao. Giá nguyên liệu nhập khẩu tăng không chỉ do giá thế giới tăng mà còn do tỷ giá uSD/VND năm 2011 tăng 8,47% so với bình quân năm 2010. Giá nguyên vật liệu nội địa như giá đường cũng tăng mạnh, trong đó riêng giá đường bình quân tăng trên 20%. Trong khi đó, với mong muốn chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng, Vinamilk đã cố gắng hạn chế mức giá bán trong năm 2011, đặc biệt Vinamilk đã tham chương trình bình ổn giá cho sản phẩm sữa bột cho trẻ dưới 12 tháng tuổi và người già. Điều này dẫn tới tỷ lệ giá vốn hàng bán / doanh thu thuần của Công ty tăng từ 67,2% năm 2010 lên 69,5% năm 2011. Để bù đắp lại phần nào mức tăng của các nguyên liệu đầu vào, Công ty đã thực hiện tiết kiệm chi phí ở mức cao nhất có thể. Tỷ trọng các chi phí nhân công trực tiếp, khấu hao trong tổng chi phí sản xuất năm 2011 là 5,6%, giảm so với mức 6,1% năm 2010. Tỷ lệ chi phí bán hàng /doanh thu thuần và chi phí quản lý doanh nghiệp/doanh thu thuần của Vinamilk cũng giảm xuống chỉ còn 8,4% và 2,1% năm 2011, từ mức 9,1% và 2,5% trong năm 2010. Tuy nhiên việc cắt giảm chi phí không bù đắp hết mức tăng giá nguyên vật liệu nên lợi nhuận từ hoạt động hoạt động kinh doanh năm 2011 chỉ tăng 30,4% so với cùng kỳ. Tính đến cuối năm 2011, tổng tài sản của Vinamilk tăng mạnh lên 15.583 tỷ đồng, tăng 4.810 tỷ đồng so với đầu năm, tức tăng 44,6%. Trong đó, tài sản ngắn hạn tăng 3.548 tỷ đồng (tăng 60%) và tài sản dài hạn tăng 1.262 tỷ đồng (tăng 26%). Trong tài sản ngắn hạn, tăng mạnh nhất là tiền và tiền gửi ngắn hạn. Tại thời điểm 31/12/2011, Công ty có lượng tiền và tiền gửi ngân hàng là 3.597 tỷ đồng, tăng 1.377 tỷ đồng (tức tăng 62%) so với mức 2.219 tỷ đồng lúc đầu năm. Hàng tồn kho và phải thu khách hàng cũng tăng, chủ yếu do hoạt động sản xuất kinh doanh của năm 2011 tăng trưởng. Thời gian thu tiền khách hàng và số ngày hàng tồn kho vẫn xấp xỉ năm 2010, tuân thủ theo đúng chính sách của Công ty. Nợ phải thu quá hạn của Công ty không đáng kể, chỉ chiếm 0,1% tổng doanh thu và giảm từ mức 61 tỷ năm 2010 xuống còn 19 tỷ đồng năm 2011, trong đó chủ yếu là nợ phải thu quá hạn dưới 30 ngày. Tài sản dài hạn của Công ty tăng do đầu tư tài sản cố định, mở rộng nhà máy là 1.513 tỷ đồng. Đầu tư vào các công ty con do Vinamilk sở hữu 100% vốn cũng tăng 263 tỷ đồng do tăng vốn cấp cho Công ty TNHH MTV Bò Sữa Việt Nam (từ 350 tỷ lên 522 tỷ đồng) và Công ty TNHH MTV Sữa Dielac (từ 74 tỷ lên 165 tỷ đồng). Về mặt nguồn vốn, tài sản tăng thêm được tài trợ chủ yếu từ vốn chủ sở hữu. So với đầu năm, vốn chủ sở hữu của Công ty tăng mạnh 4.513 tỷ đồng, từ 7.964 tỷ lên 12.477 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng 56,7%. Trong đó, khoản thặng dư vốn từ việc phát hành riêng lẻ 10,7 triệu cổ phiếu là 1.267 tỷ đồng, còn lại là từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm đem lại. Trong khi đó nợ phải trả chỉ tăng 10,6%, từ 2.809 tỷ đồng lên 3.105 tỷ đồng, tức tăng 296 tỷ đồng. Đặc biệt, Công ty đã hoàn trả toàn bộ 568 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn ngân hàng, và đến cuối năm 2011, Vinamilk hoàn toàn không vay ngân hàng. Vốn chủ sở hữu tiếp tục là nguồn tài trợ chính cho hoạt động của Công ty, khi chiếm đến 80% tổng nguồn vốn, tăng thêm 6% so với tỷ trọng 74% lúc đầu năm. Về dòng tiền, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2011 tiếp tục dương, đạt 2.411 tỷ đồng, so với mức 2.019 tỷ đồng năm 2010, tăng 392 tỷ đồng. Về đóng góp ngân sách, trong năm Vinamilk đã nộp vào ngân sách nhà nước là 2.437 tỷ đồng, tăng 450 tỷ đồng so với mức 1.987 tỷ đồng năm 2010, Vinamilk là một trong các công ty đóng góp lớn nhất cho ngân sách nhà nước trong các năm qua. Bên cạnh đó, lợi nhuận từ hoạt động khác trong năm 2010 cũng cao hơn năm 2011 (609 tỷ đồng so với 237 tỷ đồng năm 2011) do năm 2010 có lợi nhuận từ việc chuyển nhượng tài sản nhà máy cà phê. Một số khoản ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cũng hết thời hạn ưu đãi, Vì vậy, lợi nhuận sau thuế của Vinamilk tăng 16,6%, và tỷ suất lợi nhuận sau thuế / tổng doanh thu năm 2011 giảm xuống mức 19,1%. III- Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý tài chính doanh nghiệp: a.Xác định chính sách tài trợ, cơ cấu vốn hợp lý Mục tiêu ,chính sách kinh doanh của doanh nghiệp mỗi năm khác nhau.Vì vậy xây dựng một cơ cấu vốn linh động phù hợp theo mỗi kỳ kinh doanh là tạo nền móng tài chính vững mạnh cho doanh nghiệp. *Một số chính sách huy động vốn hiệu quả: + Chính sách huy động tập trung: nghĩa là công ty chỉ tập trung vào một số ít nguồn. Ưu điểm của chính sách này là chi phí hoạt động có thế giảm song sẽ làm công ty phụ thuộc hơn vào một số chủ nợ. + Chiếm dụng vốn của nhà cung cấp: đây là hình thức mua chịu,mà các nhà cung cấp lớn hơn bán chịu vốn. + Nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng: đây là một trong những nguồn huy động vốn hiệu quả. b. Quản lý dự trữ và quay vòng vốn: Qua số liệu các năm 2010, 2011, ta thấy được hiệu quả sử dụng vốn có xu hướng giảm sút. Vì thế cần có những biện pháp nhằm tăng cường khả năng quay vòng vốn của công ty: Áp dụng mô hình quản lý dự trữ hàng hóa có lựa chọn A-B-C: là phương thức khá hiệu quả và phù hợp với tình hình dự trữ của công ty. Hàng hóa được phân loại thành 3 nhóm như trên theo tiêu thức về: giá trị hàng hóa sử dụng hàng năm và số loại hàng hóa. c. Sử dụng hợp lý chính sách bán chịu để tăng doanh thu: Trên thực tế nghiên cứu các chỉ số tài chính thấy được tình hình công ty cho bán hàng chịu cho khách hàng còn chiếm tỷ lệ khá cao.Điều đó ảnh hưởng không nhỏ khả năng luân chuyển vốn cũng như thiếu vốn cho quá trình sản xuất của công ty. Mà nguồn này có tốc độ giải ngân rất chậm. Song với nền kinh tế hiện nay không thể không bán chịu. Vì thế công ty cần có những giải pháp sau: - Xác định mục tiêu bán chịu: tăng doanh thu, giải tỏa hàng tồn kho, gây uy tín về năng lực tài chính cho công ty. - Xây dựng các điều kiện bán chịu: thông thường căn cứ vào mức giá, lãi suất nợ vay và thời hạn bán chịu. - Tính toán có hiệu quả các chính sách bán chịu:có nghĩa là so sánh chi phí bán chịu phát sinh với lợi nhuận mà chúng mang lại. - Kết hợp chặt chẽ chính sách bán nợ với chính sách thu hồi nợ trong thời gian ngắn nhất. d. Quản lý thanh toán: Công ty cần phải có chính sách thanh toán hợp lý: - Giảm giá, chiết khấu thanh toán hợp lý đối với những khách hàng mua với số lượng lớn và thanh toán đúng hạn. - Thực hiện chính sách thu tiền linh động,mềm dẻo.Cần tập trung đầu tư mở rộng các phương thức thanh toán hiệu quả và hiện đại nhằm tăng khả năng thanh toán thu hồi nợ cho công ty. - Khi thời hạn thanh toán đã hết mà khách hàng vẫn chưa thanh toán công ty cần có những biện pháp nhắc nhở, hối thúc và biện pháp cuối cùng là phải nhờ đến cơ quan pháp lý giải quyết. Đầu tư đổi mới công nghệ: Trong nền kinh tế thị trường,khả năng cạnh tranh quyết định bởi chất lượng hàng hóa trên một đơn vị chi phí thấp nhất. Vài năm trở lại đây công ty không ngừng đổi mới công nghệ sản xuất và đã mang lại hiệu quả cao.Song việc đổi mới còn nhiều khó khăn và thiếu sự đồng bộ. Vì thế cần không ngừng cập nhật ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất kinh doanh cũng như quản lý, cụ thể: - Cần tính toán mục tiêu đầu tư cũng như quy trình tập trung đầu tư một cách rõ ràng. - Thường xuyên tiến hành bảo dưỡng nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc đáp ứng kịp thời cho hoạt động sản xuất. - Để nâng cao năng lực công nghệ,công ty cần tạo lập mối quan hệ với các cơ quan nghiên cứu,ứng dụng công nghệ kỹ thuật trong và ngoài nước để phát triển công nghệ theo chiều sâu và từng bước hoàn chỉnh công nghệ hiện đại. - Tích cực đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, khoa học quản lý công nhân lành nghề trên cơ sở bồi dưỡng vật chất thích đáng cho công nhân. - Nâng cao trình độ quản lý trong đó cần lưu tâm đến vai trò quản lý kỹ thuật, bán hàng, nhân sự… g. Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ lao động: Đội ngũ lao động là yếu tố then chốt quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Với sự phát triền ngày càng cao của khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại song một số khâu không thế thiếu bàn tay, óc sáng tạo của người lao động. Do đó công ty cần phát huy và khơi dậy sức mạnh tiềm ẩn trong mỗi lao động. Công nghệ kỹ thuật kết hợp với óc sáng tạo của con người sẽ là nguồn lực to lớn nhất giúp doanh nghiệp hoạt động ngày càng hiệu quả. Để đạt được hiểu quả trên doanh nghiệp cần có những chính sách đào tào đội ngũ lao động hợp lý cụ thể: Công ty cần tuyển chọn những lao động lành nghề có ý thức học hỏi kinh nghiệm sáng tạo trong đổi mới sản xuất.Khuyến khích lao động phấn đấu nâng cao tay nghề trao đổi kinh nghiệm cho nhau cùng tiến bộ. Công ty cần có những chính sách khuyến khích thù lao cho người lao động một cách hợp lý tương thích với trình độ khả năng của mỗi lao động.Làm được như vậy sẽ thúc đẩy người lao động nâng cao trình độ năng lực cải thiền hiệu suất làm việc ngày càng cao. Công ty cần thường xuyên mở có lớp học miễn phí nhằm nâng cao tay nghề cho đội ngũ lao động. Hay tổ chức các đợt thì đua lao động giỏi nhằm khuyến khích tinh thần ý chí thi đua trong đội ngũ lao động. Bên cạnh đó cần nâng cao trình độ quản lý của đội ngũ quản lý của công ty đặc biệt là các bộ phận bán hàng ,Marketing…Cán bộ quản lý có năng lực sẽ biết bố trí đúng người đúng việc làm hiệu suất làm việc được nâng cao. Không ngừng tuyển dụng lao động, nhà quản trị kinh doanh quản lý sáng tạo có kinh nghiệm lành nghề. Với những giải pháp đã đề ra cùng với sự đồng lòng của toàn thề đội ngũ nhân viên,lao động hứa hẹn những triển vọng lớn, cơ hội lớn và thành công lớn sẽ đến trong tương lai của doanh nghiệp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docphan_tich_bctc_vinamilk_p2_6147.doc
Luận văn liên quan